Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bức tranh đời

Thursday, September 22, 2016 // ,
Bức tranh đời

Tha Hương

EmailIn
 
(Trong ngày thương binh liệt sĩ, báo Lao Động của VC cho hay: số chiến binh CS bị mất tích trong cuộc xâm lăng lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà của Hà Nội lên đến hơn 700.000 ( bảy trăm ngàn) người. Từ ngày toàn lãnh thổ bị kiềm chế bởi đảng độc tài CS, đảng CSVN không nhắc và cũng không có dự trình đi tìm hài cốt những chiến binh mất tích về trả cho gia đình họ mà để mặc việc này cho gia đình các chiến binh. Đảng biết rằng có đi tìm thì cũng vô ích, vì những thương binh tội nghiệp kia đảng đã ra lịnh ném họ xuống biển để khỏi phải mất công, mất của lo lắng săn sóc thuốc men cho họ mà chậm bước đường xâm lược miền Nam)
Mẹ đưa con mẹ lên đường
Mẹ cười hãnh diện, làm gương toàn thành
Và con mẹ thành anh chiến sĩ
Không còn thằng cu Tí, mười ba
Con ơi, ngày khải hoàn ca
Bác hồ khen, bảo cả nhà giỏi giang!
Xâm lăng, Cộng chiếm miền Nam
Mất tích hơn bảy trăm ngàn chiến binh
Chiếm được nước, đảng mình lơ chuyện
Đảng biết rằng đi kiếm, toi công !
Bởi vì` kiếm cũng như không
Mẹ già thương nhớ, đau lòng, đành cam !
Bởi cái thuở xuôi Nam chống Mỹ
Những “anh hùng thế kỷ”, phế nhân
Đã không lợi ích góp phần
Còn làm chậm bước tiến quân đảng nhà
Đảng sáng suốt nghĩ ra diệu kế
Ném thương binh xuống bể, đền công
Thái Bình biển rộng mênh mông
Nào ai biết đảng gian hùng mà lo!
Vì làm thế, gạo kho đỡ tốn
Thuốc bớt nhiều phí tổn, dư ra
! Và rồi như mật, đảng ta:
Đảng quan tâm lắm, nhất là thương binh!
Sẽ định sớm lịch trình di chuyển
Để thương binh nằm viện gần nhà
Chiến binh mười sáu, mười ba
Cầm tay nhau hẹn ngày mà gặp nhau
Rồi đảng chở từng tàu về Bắc
Để chữa lành theo cách Trung – Sô
Đêm đen, biển sóng mịt mờ
Ai hay đáy biển là mồ thương binh !!! *
Người mẹ tưởng con mình chiến đấu
Diệt ngoại xâm, làm cháu bác hồ
Tiễn đoàn Nam tiến, mẹ hô :
“Con đi giải phóng cho cờ đỏ tươi !”
Mẹ đâu biết máu người con mẹ
Nhuộm đỏ cờ cho kẻ bất lương
Đến khi biết đảng lật lường
Thì con mẹ đã đại dương ngậm hờn
Mẹ thì chết đứng từng cơn!!!
Bác hồ trên vách nhơn nhơn, bác cười!Tha Hương
 
* Theo truyện Hạnh Ngộ Bọt Bèo của cố văn sĩ Xuân Vũ. VC không muốn phải thuốc men chạy chữa cho thương binh bị thương trong chiến cuộc xâm lăng miền Nam, chờ đêm xuống, họ chở những thương binh này ra biển và ném những thương binh tội nghiệp này xuống biển

Một thanh niên VN tẩm xăng tự thiêu để ‘câu like’

Một thanh niên VN tẩm xăng tự thiêu để ‘câu like’
Thực hiện “lời hứa” đăng trước đó trên mạng xã hội Facebook, một thanh niên Việt Nam đã tẩm xăng tự thiêu vào đêm 20/9 tại cầu Tân Hóa, quận Tân Phú, TP.HCM, gây ra tình trạng hỗn loạn, ách tắc giao thông khi hàng trăm người dân hiếu kỳ tụ tập để xem màn “dám nói, dám làm” của thanh niên trên.

Video lan truyền trên mạng hôm nay cho thấy nam thanh niên đã đổ xăng lên người để tự thiêu, nhằm giữ lời hứa đã đăng trên Facebook.

Sau khi bị bén lửa, nam thanh niên này đã nhảy xuống dòng kênh để dập lửa. Báo VnExpress cho biết anh này “không bị sao và bơi được vào bờ”.

Trước đó, nam thanh niên trên đã tự đưa ra lời hứa sẽ tự thiêu vào lúc 7 giờ tối 20/9 và nhảy xuống kênh Tân Hóa nếu có được 40.000 lượt “like”. Chưa đầy 1 ngày, dòng đăng tải trên đã nhận được hơn 86.000 lượt “like”.

Trò “câu like” của nam thanh niên đã khiến hàng trăm người dân hiếu kỳ tụ tập chờ sẵn ở khu vực kênh Tân Hóa vào thời điểm đã định, gây kẹt xe nghiêm trọng. Cảnh sát giao thông đã phải giải tán đám đông nên lời hứa của nam thanh niên trên bị cho là chỉ “chém gió”. Tuy nhiên vào lúc 23 giờ tối 20/9, nam thanh niên trên đã bất ngờ thực hiện hành động mà nhiều người cho là “điên rồ” trên.

Những trò “câu like” bất chấp hệ quả hiện đang rất phổ biến trên mạng xã hội. Trào lưu này không ít lần bị lên án vì đã gây ra những hệ lụy và ảnh hưởng xấu trên cộng đồng mạng, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam. – VOA

Tin Việt Nam theo RFA

RFA

Tin chính

Thứ trưởng về hưu ‘xin nhà, xin xe’

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nói thứ trưởng khi sắp về hưu là xin thành lập hội, ‘xin nhà, xin xe’ và khiến doanh nghiệp than phiền.
  • 5 giờ trước

Dân Hà Tĩnh đòi bồi thường thiệt hại

Hơn 1000 hộ gia đình tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, gửi đơn đến Quốc hội và Chính phủ yêu cầu bồi thường thiệt hại vì môi trường biển bị tàn phá.
  • 3 giờ trước

Vụ Đỗ Đăng Dư: 10 năm tù cho bị cáo

Luật sư bình luận về mức án 10 năm tù với bị can Vũ Văn Bình được cho là gây ra cái chết của Đỗ Đăng Dư trong trại giam.
  • 3 giờ trước

Phúc thẩm y án Anh Ba Sàm

Phiên phúc thẩm xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự giữ nguyên mức án ban đầu.
  • 3 giờ trước

‘Truyền thông dân’ và ‘phản ứng quan’

Bàn tròn thứ Năm bình luận về sức mạnh truyền thông mạng xã hội ở Việt Nam và phản ứng của chính quyền.
  • 3 giờ trước

VN phản đối Đài Loan hoạt động ở Ba Bình

Việt Nam nói có chủ quyền với quần đảo Trường Sa và phản đối Đài Loan ‘chiếm đóng và tiến hành các hoạt động tại khu vực’.
  • 4 giờ trước

Nghệ sĩ cải lương Thanh Tòng qua đời

Nghệ sĩ cải lương kỳ cựu Thanh Tòng qua đời sáng 22/9 tại nhà riêng ở TP. HCM, hưởng thọ 68 tuổi, gia đình xác nhận tin với BBC.
  • 6 giờ trước

Tòa Bắc Ninh xử Tráng A Tàng tội tử hình

Tòa tại Bắc Ninh tuyên 9 án tử hình và 3 án chung thân trong vụ xử đường dây buôn lậu ma túy lớn.
  • 21 tháng 9 2016

Mạng xã hội VN rọi đèn hai bí thư Đảng

Trước tin đồn có con riêng, nhiều tài sản hay anh em cùng làm quan chức,

Chuyện đổi đời của người Việt từ Thái Lan đến Canada gần 2 năm sau

Chuyện đổi đời của người Việt từ Thái Lan đến Canada gần 2 năm sau
IMG_0309.JPG
Nhóm người Việt chạy qua Thái Lan để tránh bị bắt hay bị sách nhiễu đã đến Canada từ năm 2014, ảnh chụp hôm 4/9/2016.
 Courtesy VOICE Canada
00:00/00:00
Phần âm thanh Chương trình Private Sponsorship
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-09-22
Ngày 13 tháng Mười Một năm 2014, 28 trong số 105 người từ Việt Nam chạy qua Thái Lan để tránh bị bắt hay bị sách nhiễu và sống bất hợp pháp hơn hai mươi năm tại Thái Lan, chính thức đặt chân tới Canada. Đến ngày 25 tháng Mười Một 2014, thêm 39 người Việt trong hoàn cảnh tương tự cũng đến Canada rồi tỏa đi những nơi gần xa như Toronto, Missisauga, Vancouver, Edmonton, Calgary vân vân…
Từ năm 2014 đến năm 2015 tổng cộng có 85 người chia làm 5 nhóm, nhờ kết quả vận động của luật sư Trịnh Hội cùng tổ chức VOICE ở Philippines, lần lượt đến Canada theo chương trình Private Sponsorship được cộng đồng người Canada gốc Việt đứng ra gánh vác. Giúp người lưu lạc từ Thái Lan qua một cuộc sống mới với hồ sơ di trú hợp lệ, điều mà họ từng khao khát và không bao giờ gặp trong hơn hai thập niên sống lây lất tại một nước không xa Việt Nam là mấy, luật sư Trịnh Hội:
“Từ năm 2006, Trịnh Hội cùng các anh chị thiện nguyện viên trong VOICE sang Thái Lan để bắt đầu thành lập danh sách và sau đó tranh đấu bằng cách gặp những dân biểu những thượng nghị sĩ và cuối cùng là gặp được ông tổng trưởng Bộ Di Trú Canada lúc đó là ông Jason Kenney. 
Lúc đó em 15 hay 16 tuổi gì đó, trốn ra ngoài thì được Cha Peter Namwong đưa vô trong rẫy, nhờ những người làm rẫy dạy tiếng Thái. Khi tiếng đỡ đỡ tôi mới lên Bangkok, xin vô một tiệm may vừa may vừa phụ việc. -Anh Lâm Phước Xe
Cũng may mắn là sau 6 năm tranh đấu thì cuối năm 2012 ông Jason Kenney quyết định cho đồng bào sang Canada qua diện nhân đạo với hai điều kiện. Thứ nhất là phải tìm được những người bảo trợ lo cho họ trong một năm đầu tiên. Điều kiện thứ hai là chúng ta phải trang trải mọi chi phí. 
Từ cuối năm 2012 cho đến bây giờ VOICE đã hợp tác với nhiều tổ chức như Liên Hội Người Việt Canada, sau đó là những hội đoàn khác kể cả chùa Hoa Nghiêm ở Vancouver hoặc nhóm VOICE Canada, cùng đứng ra gây quĩ cho đủ số tiền mà chúng ta phải trả cho chính phủ Canada cũng như trang trải mọi chi phí ở Thái Lan. Trong hai năm rất nhiều cá nhân rất nhiều tổ chức giúp đỡ thì mới có ngày hôm nay. 
Từ Toronto, chủ tịch VOICE Canada Đỗ Kỳ Anh bổ túc:
Với chương trình Private Sponsorship thì một gia đình qua mình phải có năm người bảo lãnh. Năm người bảo lãnh đó phải bảo đảm những người mới qua không phải là gánh nặng của chính phủ, phải bảo đảm cuộc sống cho những người mới sang tối thiểu là một năm. 
Và theo tin mới nhất từ VOICE Canada, ngày mai tức ngày 23 tháng Chín này, 19 người Việt cư trú bất hợp pháp tại Thái Lan hai ba chục năm qua sẽ đến Canada cũng trong danh sách vận động giúp đỡ của VOICE.
Ông Nam Lộc, cựu giám đốc Chương Trình Di Trú Tị Nạn thuộc Tổng Giáo Phận Los Ageles, California, sát cánh với VOICE trong vai trò cố vấn bao năm qua, cho biết:
Lần này thì tổng cộng có 28 người đạ được phỏng vấn mà hoàn tất thủ tục đến giờ này được 19 người được chấp thuận. Lần này cũng không khác những lần trước là tôi cũng xin được tình nguyện dùng khả năng và kinh nghiệm của mình để tháp tùng và hướng dẫn đồng bào qua những thủ tục về di trú, mua vé máy bay cho họ, đưa họ đến Toronto vào ngày thứ Sáu, chỉ giản dị như vậy thôi. 
Đó là lý do của buổi gây quĩ ở Toronto ngày 4 tháng Chín vừa qua, nhằm kiếm thêm chi phí cũng như phương tiện cho 19 người sắp đến mà VOICE Canada sẽ đưa đón và bảo trợ bước đầu.
Buổi gây quĩ có sự tham dự đông đảo của những người đến Canada trong 5 đợt trước. Họ đã vui vẻ đóng góp gọi là của ít lòng nhiều để mong có thể tiếp tay phần nào cho người đến sau. Hôm ấy, Thanh Trúc đã gặp những khuôn mặt rạng rỡ, tự tin, những thay đổi tích cực sau gần hai năm trở thành thường trú nhân hợp pháp của Canada.
Anh Lâm Phước Xe, mồ côi từ nhỏ, theo người cô từ vùng kinh tế mới Xuân Mộc, tỉnh Đồng Nai, vượt biên sang Thái Lan năm 1989. Rớt thanh lọc rồi bị cưỡng bách hồi hương, năm 1996 anh trốn khỏi trại tị nạn Sikew:
Lúc đó em 15 hay 16 tuổi gì đó, trốn ra ngoài thì được Cha Peter Namwong đưa vô trong rẫy, nhờ những người làm rẫy dạy tiếng Thái. Khi tiếng đỡ đỡ tôi mới lên Bangkok, xin vô một tiệm may vừa may vừa phụ việc. 
IMG_1394-622.jpg
Nhóm 39 người Việt cư trú bất hợp pháp tại Thái Lan hơn hai thập niên tại phi trường quốc tế Vancouver của Canada, ngày 25/11/2014.
Anh chuyển việc nhiều lần, từ nghề may qua nghề mộc rồi phụ hồ rồi thợ hàn sắt, bị bắt nhiều lần và lần nào cũng phải lót tiền cho cảnh sát để khỏi bị nhốt. Sau 25 năm sống và làm việc không có giấy tờ ở Thái Lan, anh Lâm Phước Xe được VOICE giúp cho đi định cư tại Vancouver, Canada, ngày 25 tháng Mười Một 2014, chuyển xuống Toronto đi làm một tháng sau đó:
Sự giúp đỡ bên đây rất nồng ấm, chẳng hạn họ đến chia xẻ buổi đầu tiên, hai tháng đầu họ trả giùm tiền mướn nhà, lo quyên góp cho chút đỉnh, những gì mình thiếu thốn họ lo đầy đủ hết. Công ăn việc làm thì anh Đỗ Kỳ Anh cũng chạy đôn chạy đáo kiếm việc làm cho. Trong vòng chỉ có một tuần em đã đi làm rồi, em làm marble (gạch bóng) 
Gần hai năm qua Canada, nay anh Lâm Phước Xe đã có cuộc sống và thu nhập tương đối khá khi chuyển sang làm việc trong công ty của người Ý chuyên xây sửa và lót gạch bóng cho các tư gia:
Bây giờ thì tự lãnh làm luôn về xây dựng, sửa bếp, tủ bếp, sửa chữa nhà cho người ta. Bây giờ cuộc sống ổn định, gần hai năm đã có đồ nghề này kia đầy đủ để đi làm. Đầu tien nhất là cám ơn chính phủ Canada và cám ơn người Việt của mình tại Canada. Giờ hạnh phúc nhất là trong gia đình thì con đuộc học hành đàng hoàng, hơn nữa cái may mắn là qua đây sanh được đứa con trai. Cuộc sống hiện bây giờ em thấy em quá good. 

Không còn sợ hãi

Ông Nguyễn Văn Tùng, phạm tội hoạt động chính trị tại Việt Nam, vượt đường bộ sang Thái Lan năm 1990, qua nhiều trại tị nạn lớn nhỏ , từng rạch bụng tự sát để phản đối việc bị cưỡng bách hồi hương, trốn ra ngoài năm 1997 vì sợ bị trả về Việt Nam :
Từ trong trại tị nạn mà tới ra ngoài là 25 năm. Mình không có giấy tờ, đi trốn ở miền quê, sống trong rừng trong rú thì không bị bắt nhưng sau này trốn về thành phố thì bị bắt nhiều lần. Nếu không có tiền chung thì họ nhốt. 
Cũng như bao người Việt bất hợp pháp khác trên đất Thái, ông Tùng kể tiếp, khi lỡ bị cảnh sát bắt thì việc đầu tiên nên khai mình là người Kampuchia để lúc bị đẩy trả qua biên giới mới có thể tìm tìm đường trở lại Thái dễ dàng hơn. Làm thuê làm mướn được bao nhiều tiền thì gần như cứ phải chi hết cho những chuyện như vậy. Cuộc sống cứ thế mà bấp bênh trốn tránh cho đến khi được một vị linh mục người Thái gốc Việt, Cha Peter Namwong, kết nối cho gặp VOICE, ông Nguyễn Văn Tùng được Canada nhận. Ngày 13 tháng Mười Một 2014, ông đến Vancouver:
Cũng nhờ cộng đồng người Việt bên Canada này kiếm công ăn việc làm, so với bên Thái thì nói rõ là cuộc sống coi như ổn định, thoải mái hơn. Voice Canada đưa tôi vào làm trong một hãng kẹo. Qua đây sống có tự do hết khổ rồi, sợ hãi qua đi, tất cả mọi thứ qua hết rồi, giờ sống có tự do nhiều hơn, sợ hãi thì không có nữa. 
Từ trong trại tị nạn mà tới ra ngoài là 25 năm. Mình không có giấy tờ, đi trốn ở miền quê, sống trong rừng trong rú thì không bị bắt nhưng sau này trốn về thành phố thì bị bắt nhiều lần. Nếu không có tiền chung thì họ nhốt. -Ông Nguyễn Văn Tùng
Người tị nạn thứ ba, anh Cao Lê Vũ, vượt biển đến Thái Lan từ năm 1990:
Em đi có một mình, rớt thanh lọc rồi bị cưỡng bách hồi hương. Thực sự em lúc đó còn được ở lại trong trại vì em làm thiện nguyện cho cơ quan cung cấp nước, em bơm nước cho toàn trại. Đầu năm 1997 em quyết định trốn trại, đi thẳng qua Kampuchia ở đó 3 tháng. 
Nhờ người thân ở Mỹ móc nối với linh mục Peter Namwong bên Thái, anh Cao Lê Vũ trở lại Thái Lan, lên Bangkok sinh sống bằng đủ nghề  tay chân cho tới năm 2007 thì được luật sư Trịnh Hội và tổ chức VOICE giúp lập hồ sơ xin tị nạn tại một nước thứ ba. Sau 9 năm chờ đợi, anh Cao Lê Vũ đến Canada ngày 24 tháng Tư năm 2015:
Đưa người ra khỏi Thái Lan là vô cùng khó mà em thấy anh Hội làm được là điều phi thường không diễn tả nỗi. Cuộc sống ngày hôm nay, cái giá trị mà tụi em có ngày hôm nay thì phải không bao giờ quên VOICE. 
Em có tên ở Vancouver, sau rồi mới qua Toronto, được một năm và năm tháng rồi đó. Ngày xưa ở bên Thái Lan tụi em sống lén sống lút hai mươi mấy năm, dẫu gì tụi em cũng phải bươn chãi phải luồn lách để mà sinh tồn. Bây giờ em thấy được cái chính danh của mình, mình có tên có tuổi, thể hiện con người của mình. Cuộc sống ở Canada là mình thấy cái văn minh của họ, cái khoa học tiến bộ của họ, con người có quyền có tiếng nói, thật sự là tự do. 
Em đi làm ở nhà máy in, đồng tiền mình làm ra có giá trị bằng sức lực đích thật của mình, mình thấy là mình lo được cho gia đình mà đôi khi cuộc sống bên kia mình lo cho mình cũng chưa đủ nữa. Cái vui thứ hai là hiểu được giá trị của đồng tiền làm ra, biết được tài khoản mỗi thang mỗi lên, mọi người rất vui và rất hài lòng. 
Đáng nói nhất, anh Cao Lê Vũ chia sẻ tiếp, là thời gian và công sức mà các thiện nguyện viên trong cũng như ngoài VOICE Canada bỏ ra để tiếp đón, hướng dẫn, đưa rước người mới đến đi làm giấy tờ và đi khám sức khỏe trước khi giới thiệu cho họ kiếm việc làm. Chính vì lẽ đó, Cao Lê Vũ khẳng định, anh cũng sẽ đối xử tương tự như vậy với 19 người từ Thái Lan qua Canada ngày mai:
Cái quí giá nhất bên này là thời gian, người Việt Canada, vừa của tổ chức VOICE vừa của cộng đồng người Việt, đã bỏ ra thời gian rất quí báu để giúp đỡ cho tụi em, đó là điều mà tụi em không thể nào quên được. Qua đây thì bước đầu mình được nhiều người giúp đỡ, thì bây giờ mình sẽ tiếp tay cho cộng đồng và tiếp tay cho VOICE, mình sẽ nói kinh nghiệm trực tiếp và thấu đào hơn mà bản thân những người mới được định cư như tụi em đây, chia sẻ và nói cho họ hiểu cuộc sống bắt đầu từ như thế nào.
Đối với bà Huỳnh Thị Chi, đến Canada tháng Mười Một năm 2014 sau hơn 25 năm vất vưỡng tại Thái Lan, sự đổi đời rõ ràng nhất cho chính bà và gia đình là một cuộc sống không còn nỗi sợ hãi:
Qua đây 15 ngày sau là gia đình chị đi làm hết luôn.Bước chân qua đây là chị thấy đầy đủ hết rồi, đi ra mình cũng không sợ ai bắt bớ, không có rụt rè không có giật mình nữa. Thật sự là quá cái tầm ước muốn của mình, mình chỉ ước là ước được tự do thôi. 
Hầu như những người mới đến đều khởi sự đi làm chỉ hai ba tuần hay một tháng sau chứ không phải chờ đợi lâu. Chủ tịch VOICE Canada, anh Đỗ Kỳ Anh:
Trong 5 đợt vừa qua thì tất cả mọi người đều có việc làm hết, tất cả các cháu đều đi học hết, cho đến giờ phút này không có một người nào lãnh trợ cấp xã hội hay là gánh nặng của xã hội. 
Nhưng Kỳ Anh xin phép nói thêm sự thành công của các anh chị tị nạn từ Thái Lan phần lớn là từ các anh chị đó. Các anh chị đã sống hai mươi mấy năm bên Thái Lan bất hợp pháp, giờ này qua Canada có cuộc sống hợp pháp, được dùng lại tên thật của mình. Kỳ Anh nghĩ các anh chị cũng đã biết rõ ràng đây là cơ hội mới, một trang sách mới cho nên cá nhân mấy anh chị đã cố gắng rất nhiều. 
Trong gần hai năm qua, những người tị nạn từ Thái Lan đến Toronto nói riêng được hưởng sự chăm sóc y tế như thế nào. Vẫn lời chủ tịch VOICE Canada Đỗ Kỳ Anh:
Trước hết phải nhắc tới bác sĩ Nguyễn Hoành Khôi là bác sĩ gia đình. Khi những người tị nạn mới đến thì bác sĩ Khôi chích thuốc cho mấy cháu để mấy cháu đi học liền, hay là chích thuốc cho những người bị bệnh. Ở Missisauga thì có bác sĩ Nguyễn Hoành Khôi, ở Toronto thì có bác sĩ Nguyễn Chính và những người khám bịnh miễn phí. Trong giai đoạn đầu những người tị nạn chưa có tiêu chuẩn mua thuốc thì các bác sĩ đã liên lạc với các tiệm thuốc ở đây để xin một số thuốc căn bản cho mỗi gia đình. 
Ngoài ra riêng ở Toronto thì có bác sĩ về mắt là bác sĩ Bùi Thanh Phong. Những người mới đến mà có vấn đề về mắt thì bác sĩ Bùi Thanh Phong đều khám hết. Sau khi khám xong bác sĩ còn tặng thêm, người bị cận thị thì tặng kiếng cận thị, người lớn tuổi cần kính lão thì bác sĩ Phong cũng tặng mỗi người một cái luôn. 
Ở đây có nha sĩ trẻ Jacqueline Huệ Chi, thì Huệ Chi clean răng, trám răng và nhỗ răng cho mọi người mới đến, có nhiều người trong hai mươi mấy năm ở Thái Lan không hế biết nha sĩ là gì hết. 
Đây là những bác sĩ trẻ mà Thanh Trúc hân hạnh gặp gỡ và trò chuyện trong buổi gây quĩ ngày 4 tháng Chín ở Toronto.
Được biết trong 19 người sắp đến Canada ngày mai, 14 người sẽ về Toronto, 3 người đi Ottawa và 2 người đi Calgary.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đến đây tạm ngưng. Thanh Trúc hẹn lại quí vị thứ Năm tuần tới.
Liên lạc góp ý với Thanh Trúc: nguyent@rfa.org

Tiranh chấp Biển Đông – 22/09/2016

Tin Biển Đông – 22/09/2016

Tổng thống Putin ủng hộ Trung Quốc, Việt Nam nói gì?

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay, 22/9, chính thức lên tiếng về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ lập trường của Trung Quốc về biển Đông.
Trong cuộc họp báo quốc tế, người phát ngôn của Bộ này, ông Lê Hải Bình nêu lại quan điểm của Việt Nam là “giải quyết mọi tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hoà bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS, đề cao sự tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật với các vùng biển và đại dương”.
Hồi đầu tháng này, ông Putin được trích lời nói rằng Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc về phán quyết của Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc, phản đối bên thứ ba can thiệp vào biển Đông.
Cũng liên quan tới biển Đông, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng trả lời câu hỏi về cuộc tập trận Nga – Trung trên vùng biển này, mới kết thúc hôm 19/9.
Ông Bình nói rằng Việt Nam “mong tất cả các nước đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, ổn định, đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông cũng như ở châu Á – Thái Bình Dương”.
Phát ngôn viên này cho rằng “mọi hoạt động, gồm các hoạt động quân sự tại Biển Đông cần tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc”.
Trước đó, hôm 12/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng cuộc tập trận “không nhắm vào một bên thứ ba nào”.
Cũng trong buổi họp báo, ông Bình cho biết Việt Nam đang xác minh thông tin “Đài Loan xây dựng các cấu trúc phục vụ mục đích quân sự trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa”.
Người phát ngôn này nói thêm: “Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa, vì vậy phía Đài Loan chiếm đóng và tiến hành các hoạt động tại khu vực này là hoàn toàn phi pháp và xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối”.
Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 21/9 tuyên bố họ đang yêu cầu Google làm mờ các hình ảnh về một số cơ sở xây cất trên biển Đông.
Theo MOFA, VnExpress, Xinhua, SCMP

Indonesia xác nhận

quan chức Việt tới đảo Natuna giáp biển Đông

Indonesia cho biết rằng một thứ trưởng của Việt Nam thăm Natuna, nơi từng bùng ra căng thẳng giữa Jakarta với Trung Quốc, khiến Tổng thống Widodo phải lên tàu chiến để thị uy.
Bộ trưởng phụ trách Ngư nghiệp và Hàng hải của Indonesia, Susi Pudjiastuti, mới cho VOA Việt Ngữ biết rằng Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Vũ Văn Tám tới thăm quần đảo tiền tiêu nằm tiếp giáp với biển Đông ở quốc gia Đông Nam Á này.
Ông Tám công du tới Indonesia giữa tháng trước, và tin cho hay, đôi bên đã soạn biên bản ghi nhớ mà dự kiến sẽ được ký vào giữa tháng này tại Jakarta, trong đó có việc “thiết lập đường dây nóng để xử lý các vụ việc đột xuất xảy ra trên biển”.
Khi được hỏi về tầm quan trọng của quan hệ hàng hải giữa Indonesia và Việt Nam, bà Pudjiastuti nói rằng “đây là sự hợp tác hết sức chiến lược”.
Quan chức phụ trách về ngư nghiệp của Việt Nam tới Natuna ít lâu sau khi Tổng thống Indonesia cùng các quan chức an ninh, ngoại giao và quốc phòng đi thị sát quần đảo hẻo lánh, đồng thời họp nội các ngoài khơi nơi này nhằm chuyển thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh sau khi xảy ra va chạm trên biển giữa tàu Indonesia và Trung Quốc.
Chuyến thăm ngắn ngày của ông Tám diễn ra trong bối cảnh chính quyền quốc gia cùng nằm trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bắt giữ rồi đánh chìm nhiều tàu thuyền của Việt Nam bị cáo buộc đánh bắt trái phép trong vùng lãnh hải của Indonesia.
Theo tin báo chí của cả hai nước, đây cũng là một trong những chủ đề chính được mang ra thảo luận.
Nữ Bộ trưởng của Indonesia nói với VOA Việt Ngữ:
“Chúng tôi mới vừa thả khoảng 200 ngư dân. Những người vẫn còn bị giữ mới bị bắt. Chúng tôi đã phóng thích tất cả những người đã bị bắt giữ trước đó”.
Bà Pudjiastuti nói thêm rằng việc đánh đắm các tàu nước ngoài “hết sức hiệu quả trong việc ngăn chặn hàng trăm tàu bè khỏi lãnh hải của chúng tôi”, nhấn mạnh rằng “đây là cách tốt nhất”.
Trao đổi với VOA Việt Ngữ, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá, xác nhận rằng 228 người đã trở về Việt Nam từ tuần trước trên tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam.
Quan chức này nói thêm:
“Việc ngư dân ra nước ngoài đánh bắt là một điều đáng tiếc, nhưng vẫn phải hỗ trợ để cho bà con ngư dân trở về có cuộc sống bình thường, nhưng khó lòng mà bình thường được bởi vì vi phạm luật pháp của nước khác thì như vậy là đã bị tịch thu tàu bè hết rồi, tài sản cũng mất hết. Hội chúng tôi động viên bà con về thì tương thân tương ái thế thôi. Còn ở dưới địa phương ai ở nghiệp đoàn, hội nghề cá, các chỗ đấy người ta giúp đỡ cụ thể gì thì tôi chưa nắm được”.
Ông Thắng nhận định thêm rằng việc đánh bắt trái phép của các ngư dân Việt Nam mang tính “tự phát”, và chưa xác định được rằng đó là “việc làm có hệ thống”.
Thành viên cấp cao của tổ chức bảo vệ ngư dân này nói rằng “chúng tôi luôn luôn vận động cho bà con ngư dân, tuyên truyền cho bà con ngư dân, kiến thức biển, luật pháp của biển Việt Nam cũng như luật pháp biển của các nước lân cận”.
Không chỉ Indonesia, mà nhiều nước như Philippines, Thái Lan, Palau hay thậm chí Australia thời gian qua đã bắt nhiều ngư dân Việt, sau khi cáo buộc họ đánh bắt hải sản trái phép.
Khi được hỏi ý kiến về những nhận định trên mạng rằng “chính việc Trung Quốc ngăn chặn đánh bắt ở vùng biển truyền thống của Việt Nam trên biển Đông, nên ngư dân Việt phải đi các vùng biển của nước khác để đánh bắt”, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam nói:
“Có thể có nhiều người suy nghĩ như thế này, như thế nọ. Còn đối với phía chúng tôi vẫn khẳng định rằng vùng biển một triệu km vuông đặc quyền kinh tế của chúng tôi vẫn được đảm bảo để bà con ngư dân đánh bắt. Các cơ quan chấp pháp của chúng tôi như là kiểm ngư, hải quân cũng như bộ đội biên phòng thì luôn luôn cố gắng hiện diện để bảo vệ ngư trường truyền thống của bà con. Chúng tôi cũng tổ chức đoàn đội để giữ vững ngư trường của mình, cũng không để đến nỗi có một suy nghĩ như thế. Còn những việc tàu bè Trung Quốc va đập, húc tàu của Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa của Việt Nam thì có chứ không phải không, nhưng không thể nào làm bà con ngư dân chùn bước, không đánh bắt ở vùng biển của mình”.
Tháng trước, Indonesia kỷ niệm Lễ Độc lập bằng việc đánh đắm hơn 60 tàu cá nước ngoài, trong đó có của người Việt, bị chặn bắt ngoài khơi đảo Natuna vì bị cáo buộc hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của Indonesia.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, “tại đảo Natuna, đoàn đã dự lễ kỷ niệm Ngày độc lập lần thứ 71 của Indonesia”, tuy nhiên, bản tin này không đề cập tới việc nước này mạnh tay với tài sản của ngư dân Việt.
Trước đó, Bộ Ngoại giao từ Hà Nội đã “bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc lực lượng chức năng Indonesia đánh chìm một số tàu cá của Việt Nam vi phạm vùng biển của Indonesia”, và kêu gọi chính quyền Jakarta xử lý ngư dân Việt vi phạm lãnh hải của Indonesia “trên tinh thần nhân đạo và quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, cùng là thành viên của ASEAN”.

Đài Loan xây gì trên đảo Ba Bình ?

Hôm thứ Ba, 20/09/2016, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn một tờ báo địa phương Đài Loan cho biết phát hiện có “ bốn cấu trúc kiên cố ” được xây dựng trên đảo Itu Aba (mà Việt Nam gọi là đảo Ba Bình, đá ngầm lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, do Đài Loan kiểm soát và gọi là đảo Thái Bình). Giới chuyên gia đặt câu hỏi ” Đài Loan xây gì trên đảo Ba Bình ? “
Theo trang mạng The Diplomat, ngày 21/09/2016, thì có nhiều lời đồn thổi tại Đài Loan cho rằng đó là các khẩu pháo phòng không đã được đặt trên đảo Ba Bình. Đặc biệt việc các quan chức chính phủ Đài Loan từ chối “ tiết lộ bất kỳ cơ sở quân sự nào trên đảo Thái Bình và mục đích của chúng là gì ” do tính chất bí mật, càng làm gia tăng các lời đồn đoán. Theo đó, Đài Bắc đã tăng cường củng cố hệ thống phòng thủ trên đảo Ba Bình ngay sau khi có phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Philippines. Trong phán quyết, Tòa cho rằng Ba Bình không phải là ” đảo “, mà chỉ là ” đá “ và do vậy không có lãnh hải 12 hải lý.
Bất kể đó là cấu trúc gì, rõ ràng những cơ sở đó có tính chất rất nhậy cảm và dường như có liên quan đến mục tiêu an ninh. Tuy nhiên, theo The Diplomat, chưa hẳn là việc Đài Loan tăng cường hệ thống tên lửa địa đối không được thực hiện ngay sau phán quyết của La Haye. Có nhiều khả năng Đài Loan đã dự tính củng cố năng lực tình báo, giám sát và nhận dạng xung quanh đảo Ba Bình từ trước đó.
Dù Đài Bắc cho đến giờ vẫn luôn bảo vệ quan điểm của mình, muốn quốc tế công nhận Ba Bình như là một đảo thực thụ theo luật quốc tế, nhưng Đài Loan chưa bao giờ tìm cách hạn chế tự do lưu thông hàng hải trong lãnh hải hay vùng phụ cận của Ba Bình. Việc nâng cao khả năng do thám, giám sát, theo dõi (ISR) có thể cho thấy là Đài Loan quan tâm trực tiếp đến việc quản lý các hoạt động tầu thuyền trong vùng biển gần đảo này. Hơn nữa, các hệ thống phòng không, hệ thống Sky Bow (Thiên Cung – Tien Kung) và hệ thống phòng không Antelope, là những dàn di động.
Với việc Trung Quốc và các nước có đòi hỏi chủ quyền tăng cường các hoạt động quân sự trên Biển Đông, Đài Bắc, qua động thái này, dường như cũng dấn thêm bước nữa trong cuộc chạy đua này. Vào đầu năm nay, khi ông Gregory Poling thuộc tổ chức Asia Maritime Transparency Initiative và ông José Abeto Zaide của Manila Bulletin đến thăm đảo Ba Bình, cả hai ông đều không nhận thấy có sự hiện diện khả thi về những cấu trúc này hay như kế hoạch nào để thiết lập một cơ sở phòng không gần với đường băng ở phía tây Ba Bình.
Bất kể đó là cấu trúc gì, Đài Loan cũng không có ý định minh bạch. Phản ứng của Đài Loan về phán quyết ngày 12/7 của Tòa La Haye rõ ràng rất là tiêu cực. Trong khi đó, ngoại trưởng Đài Loan đánh giá việc phát hiện các cấu trúc kiên cố trên đảo Ba Bình là “ hoàn toàn không thể chấp nhận được ”.
Đài Loan kiên quyết chiếm giữ đảo Ba Bình trước tiên là để lưu thông tầu bè và sau đó là để hỗ trợ ngư dân của họ hoạt động xung quanh vùng biển này. Nhưng việc lắp đặt hệ thống phòng không trên đảo Ba Bình – tuy không hẳn giống như các nước có tranh chấp khác, bao gồm cả Trung Quốc và Việt Nam đang có những tranh chấp trên Biển Đông – có lẽ lại là một động thái khiêu khích ngoài ý muốn của Đài Loan.
Tuy nhiên, The Diplomat tỏ ra thận trọng cho rằng một khi chưa có bằng chứng rõ ràng, tốt hơn hết cũng đừng nên vội vã kết luận về các ý đồ của Đài Loan.

Nga, Trung Quốc xích lại gần nhau hơn nhưng ngờ vực vẫn còn

Trung Quốc và Nga vừa tổ chức cuộc tập trận chung đầu tiên ở Biển Đông, bao gồm một cuộc diễn tập chiếm đảo và đổ bộ lên đảo cũng như diễn tập chống tàu ngầm và phòng không.
Ở Trung Quốc, những cuộc diễn tập này được ca ngợi là dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước, nhưng những nhà phân tích cảnh báo rằng dù Moscow và Bắc Kinh đang nhìn thấy sự hội tụ lợi ích và những cơ hội hợp tác, song mối quan hệ này hãy còn xa mới đạt tới mức liên minh chiến lược, ngay cả khi Trung Quốc muốn mô tả nó như vậy.
Tàu thuyền qua lại trong đêm
Cuộc diễn tập huấn luyện hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc được tổ chức gần hai tháng sau khi một tòa án quốc tế phán quyết chống lại tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hầu hết thủy lộ có tranh chấp và giàu tài nguyên này. Một mục tiêu chính là gửi đi tín hiệu tới Mỹ và những nước khác.
Ông Alexander Neill, nhà nghiên cứu cao cấp Đối thoại Shangri-La phụ trách châu Á tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Singapore, nhận định: “Đây rõ ràng là một sự thể hiện những lợi ích chiến lược mới và rằng Nga và Trung Quốc, và cả hai hợp lại nếu cần thiết, sẽ là những nước dự phần ở Biển Đông.”
Đợt diễn tập năm nay ở châu Á là đợt diễn tập thứ tư mà hải quân hai nước đã tổ chức. Năm ngoái, hai nước tiến hành những cuộc tập trận chung ở Địa Trung Hải, trong một hoạt động mà Trung Quốc coi là một nỗ lực được hợp thức hóa để tạo dựng sự hợp tác giữa quân đội hai nước.
Dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể có cùng quan điểm về môi trường an ninh khu vực, cho dù đó là việc thách thức vai trò của Mỹ ở Biển Đông hay chống đối Hàn Quốc triển khai hệ thống phi đạn Phòng thủ Khu vực Cao độ Giai đoạn cuối (THAAD), sự hội tụ lợi ích của hai nước giống như tàu thuyền qua lại trong đêm hơn, theo lời ông Neill.
Ông nói: “Trong khi sức mạnh quốc gia toàn diện của Nga suy yếu về mặt chiến lược, Trung Quốc trỗi lên trên trường quốc tế về mặt chiến lược và có một điểm giao nhau, một khoảng thời gian mà hai nước chia sẻ những lợi ích chung.”
Dấu ấn trong khu vực
Nga đã chuyển sự chú ý của mình nhiều hơn sang Thái Bình Dương và Đông Nam Á trong những năm gần đây, khi chế tài bắt đầu có tác động mạnh tới Moscow. Quyết định của Nga tham gia những cuộc diễn tập ở Biển Đông chỉ là sự kiện nổi bật mới nhất của sự chuyển dịch đó.
“Nga đang bắt đầu tăng cường sự hiện diện của mình ở vùng Viễn Đông trong mấy năm qua và họ muốn để lại dấu ấn ở đâu đó trong vùng biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông),” Hoàng Giới Chính, một giáo sư tại Đại học Đạm Giang ở Đài Loan, nhận định.
Ông nói thêm: “Nó có thể là một cử chỉ, có thể không có ý nhĩa về mặt quân sự, nhưng việc này chắc chắn là nhằm gửi đi một tín hiệu tới Mỹ.”
Mối quan tâm chung đối với việc thách thức Mỹ không nhất thiết có nghĩa là Moscow muốn chỉ hợp tác với Bắc Kinh không thôi. Ông Hoàng lưu ý rằng dù Nga đã đồng ý tham gia những cuộc diễn tập chung năm nay ở Biển Đông, các cuộc diễn tập được tổ chức cách xa những điểm nóng nhiều tranh chấp hơn, có lẽ một phần là để tránh chọc giận Philippines hay Việt Nam, hai trong số những nước có tuyên bố chủ quyền cạnh tranh trong khu vực.
Ông Hoàng nói: “Khi bạn di chuyển lực lượng ra xa đường bờ biển hoặc khu vực phô diễn trên bộ thì bạn sẽ cần hàng không mẫu hạm. Và việc này phức tạp hơn. Vì thế có lẽ họ không thoải mái với việc này trong năm nay.”
Liên kết, nhưng không liên kết
Những nhà phân tích Trung Quốc cho rằng mối quan hệ sẽ chỉ trở nên mạnh hơn và chính sự kìm tỏa của Mỹ đang khiến hai nước xích lại gần nhau hơn.
Một bài bình luận đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan thông tấn được Đảng Cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn, hôm thứ Hai nói rằng những cuộc tập trận chung nêu bật cách thức mà Trung Quốc và Nga hợp tác về những lợi ích cốt lõi.
Bài bình luận viết: “Nga chịu những biện pháp trừng phạt kinh tế vì sáp nhập Crimea, và chỉ có Trung Quốc mới có thể làm nhẹ bớt bớt gánh nặng của Moscow. Trung Quốc bị Mỹ và Nhật Bản kìm tỏa ở Đông Hải và Nam Hải, và chỉ có Nga mới đủ mạnh để giảm bớt áp lực của Trung Quốc.”
Bài báo cũng nói những cuộc diễn tập này nêu bật cách thức mà sự hợp tác chiến lược Trung-Nga còn nhiều hơn chỉ là một liên minh. Bài báo nói thêm rằng sự hợp tác song phương và sự tin tưởng lẫn nhau về mặt chính trị đã phát triển đến mức cao.
Trong khi truyền thông nhà nước tập trung vào những cơ hội mà cả hai đều có để phát triển mối quan hệ, những nhà phân tích lưu ý rằng mối quan hệ này vẫn luôn bị ảnh hưởng bởi sự ngờ vực và thái độ tiêu cực ngầm, và sẽ tiếp tục như vậy, cho dù đó là sự bành trướng của Trung Quốc vào Trung Á hoặc những thương vụ bán vũ khí của Nga cho Bắc Kinh.
Ashley Townshend, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ ở Đại học Sydney, nhận xét:
“Trung Quốc nhận thấy có lợi khi cường điệu mức độ mà Nga liên kết với họ ở Biển Nam Trung Hoa ngay tại thời điểm này, nhưng điều đó không có nghĩa là họ liên kết với nhau.”
Ông Townshend nói sự liên kết về lợi ích mà hai nước đang chứng kiến mang tính ngoại giao nhiều hơn.
Nếu Nga được xem là một đối tác liên minh với Trung Quốc trong khu vực, thì điều này sẽ gây tổn hại tới những lợi ích quốc phòng trong khu vực, ông nói thêm.
Ông nói: “Nga bán vũ khí tinh vi, không chỉ là bất kỳ vũ khí cũ nào, cho Việt Nam, nước rõ ràng ở phía bên kia cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa, và vì vậy Nga, cũng như những nước khác trong khu vực, chắc chắn không muốn thể hiện mình ủng hộ lập trường của Trung Quốc quá mạnh mẽ trong tranh chấp.”

Mỹ-Nhật khẳng định

quyết tâm tăng cường hợp tác về Biển Đông

Trọng NghĩaĐăng ngày 22-09-2016 Sửa đổi ngày 22-09-2016 12:23
Biển Đông tiếp tục nổi bật trong hợp tác Hoa Kỳ-Nhật Bản. Trong cuộc tiếp xúc song phương ngày hôm qua, 21/09/2016 bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York (Mỹ), phó tổng thống Mỹ Joe Biden và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông
Trong một bản thông cáo báo chí, Nhà Trắng xác nhận rằng trong cuộc gặp, hai lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản đã « tái khẳng định sức mạnh không gì lay chuyển được của liên minh Mỹ – Nhật ».
Ngoài việc lên án các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa mới đây của Bắc Triều Tiên, hai ông Biden và Abe còn đồng ý « tăng cường hợp tác trên các vấn đề Biển Hoa Đông và Biển Đông », đồng thời xác nhận rằng hai nước Mỹ và Nhật Bản cùng chia sẻ lập trường về tầm quan trọng của việc « kiến tạo và duy trì một trật tự mới, dựa trên các quy tắc pháp luật ở vùng Châu Á -Thái Bình Dương ».
Phó tổng thống Mỹ và thủ tướng Nhật Bản như vậy là đã xác nhận trở lại những gì được bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Tomomi Inada nhấn mạnh ngày 15/09 trong bài phát biểu ở Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược CSIS tại Washington, theo đó Tokyo ủng hộ mạnh mẽ các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng không, hàng hải của Hải quân Mỹ nhằm duy trì trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật pháp tại Biển Đông, và sẽ tăng cường hoạt động tại Biển Đông thông qua nhiều hình thức trong đó có việc cho Hải Quân Nhật tham gia các hoạt động tuần tra tập huấn chung với Hải Quân Mỹ.
Giới quan sát cũng ghi nhận là thái độ quan tâm đến Biển Đông và Biển Hoa Đông được phó tổng thống Mỹ và thủ tướng Nhật nêu bật một hôm sau khi chính tổng thống Mỹ Barack Obama, trong diễn văn trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, đã đề cập đến Biển Đông và cho rằng « một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp dựa trên luật pháp sẽ mang lại ổn định lâu bền hơn rất nhiều so với việc quân sự hóa một vài mỏm đá và rạn san hô », ám chỉ rõ ràng đến các hành động hung hăng của Trung Quốc tại vùng quần đảo Trường Sa.
Powered by Blogger.