Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Quốc tế - Một Thế Giới

Monday, January 18, 2021 // ,

 

Đảng Cộng hòa trước quyết định khó khăn: Giữ hay loại ông Trump?
một giờ trước Chuyển động
Tỷ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Donald Trump giảm đáng kể từ sau cuộc bạo loạn hôm 6.1.

WHO: Tử vong vì COVID-19 có thể lên tới 100 nghìn người một tuần

VOA

19/01/2021

Người dân trên đường phố thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Tỷ lệ tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu dự kiến sẽ “rất sớm” tăng lên tới 100 nghìn người một tuần, từ mức hơn 93 nghìn người ghi nhận hồi tuần trước, Reuters đưa tin, dẫn lời chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan nói hôm 18/1.

Ông Ryan cho biết thêm rằng châu Mỹ là khu vực hiện chiếm tới 47% các ca tử vong trên thế giới.

Theo Reuters, ông cũng cho hay rằng tại châu Âu, các ca nhiễm và tỷ lệ tử vong ổn định nhưng vẫn ở mức cao.

Chuyên gia của WHO được dẫn lời nói thêm rằng tình hình còn “phức tạp thêm” vì biến thể COVID-19.

Trong một diễn biến liên quan, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ hôm 17/1 thông báo rằng tới nay, Hoa Kỳ ghi nhận tổng cộng 23.653.919 ca nhiễm COVID-19, tức tăng 213.145 ca so với lần thống kê trước, theo Reuters.

Ngoài ra, tin cho hay, con số người chết cũng tăng 3.557 người, lên mức 394.495. 

Quan hệ Mỹ-Đài Loan: Chính quyền Trump gài “bom nổ chậm” giờ chót dưới chân Biden?+

RFI

Ảnh minh họa : Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Kelly Craft, lúc nói chuyện qua hệ thống truyền hình với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, ngày 14/01/2021.
Ảnh minh họa : Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Kelly Craft, lúc nói chuyện qua hệ thống truyền hình với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, ngày 14/01/2021. AP
Mai Vân
9 phút

Ngày 14/01/2021 vừa qua, trong một động thái chưa từng thấy, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc bà Kelly Craft đã có một cuộc nói chuyện rất lâu qua hệ thống truyền hình với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.

Trước đó ba hôm, ngày 11/01, đại sứ Mỹ tại Hà Lan chính thức tiếp đón đại diện Đài Loan ngay tại sứ quán Mỹ ở Hà Lan, và không ngần ngại đăng ảnh cuộc gặp trên Twitter. Hai động thái trên của các nhà ngoại giao cao cấp Mỹ đã nối tiếp theo tuyên bố hôm 09/01 của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết sẽ dỡ bỏ các hạn chế mà ngành ngoại giao Hoa Kỳ “tự áp đặt” khi tránh tiếp xúc chính thức với các giới chức chính quyền Đài Loan.

Tuyên bố của ngoại trưởng Pompeo, kèm theo những hành động cụ thế của các đại sứ Mỹ dĩ nhiên đã bị Trung Quốc cực lực đả kích, xem đấy là những hành vi khiêu khích. Từ trước đến nay, Bắc Kinh luôn luôn lên án các cuộc tiếp xúc chính thức giữa các đại diện nước ngoài với giới chức Đài Loan, và các cuộc gặp của quan chức Mỹ với phía Đài Loan luôn được bọc dưới một cái vỏ không chính thức và diễn ra tại khách sạn hay một nơi nào khác hơn là các cơ quan Nhà nước.

Hậu thuẫn triệt đễ Đài Loan

Theo giới quan sát, rõ ràng là vào lúc nhiệm kỳ của tổng thống Trump sắp kết thúc, chính quyền của ông đã liên tiếp có những động thái thể hiện hậu thuẫn của Hoa Kỳ đối với Đài Loan, bất chấp sư phản đối của Bắc Kinh. Quyết định xem Đài Loan là một “quốc gia” bình thường nằm trong một loạt hành động khác, từ việc tăng cường bán vũ khí, kể cả những loại tối tân cho Đài Bắc, đến việc cử bộ trưởng chính thức công du Đài Loan.

Phân tích về cuộc tiếp xúc trực tuyến hôm 14/01 giữa đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, nhà bình luận Dorian Malovic của nhật báo Công Giáo Pháp La Croix ghi nhận đó “thực sự là một cuộc đối thoại ở cấp độ ngoại giao cao nhất kể từ khi tổng thống Mỹ Jimmy Carter cắt đứt quan hệ với Đài Loan vào năm 1979 để công nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”.

Theo nhà nghiên cứu về Trung Quốc Stéphane Corcuff, đồng thời là giảng viên trường khoa học chính trị Sciences-Po tại Lyon: “Hoa Kỳ xác nhận quyết tâm tăng cường quan hệ với Đài Loan mà chưa chính quyền nào từng làm cho đến nay”.

Đó cũng là ý kiến của ông Jean-Pierre Cabestan, giáo sư khoa học chính trị tại Đại Học Baptist Hồng Kông. Theo ông, “ngay cả khi không có quan hệ ngoại giao chính thức, Hoa Kỳ vẫn là đồng minh mạnh mẽ nhất của Đài Loan”. Đối với nhà nghiên cứu Pháp, vài ngày trước khi kết thúc nhiệm kỳ, Donald Trump có lẽ đã muốn thực hiện một cử chỉ mang tính biểu tượng là “công nhận” Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền.

Một di sản mà chính quyền Joe Biden sẽ phải xử lý

Tuy nhiên, giáo sư Cabestan cũng nhìn thấy rằng các hành động của Washington đối với Đài Loan sẽ gây khó khăn nhất định cho tân chính quyền của tổng thống Biden trong quan hệ với Trung Quốc. Ý kiến này cũng được hãng tin Anh Reuters ngày 09/01 chia sẻ khi cho rằng quyết định mới nhất của ông Pompeo về Đài Loan có mục tiêu “trói buộc” chính quyền Biden vào một chính sách cứng rắn với Trung Quốc.

Theo hãng Reuters, ngoại trưởng Mỹ Pompeo, người càng lúc càng có lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh sau khi xác định Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài chính yếu mà Hoa Kỳ phải đối mặt, đã nhiều lần sử dụng vấn đề Đài Loan để chống lại Bắc Kinh.

Theo bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về châu Á tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS ở Washington, “chính quyền Biden sẽ có lý khi không hài lòng về việc một quyết định mang tính chất chính sách như thế lại được đưa ra trong những ngày cuối cùng của chính quyền Trump”.

Riêng tuần báo Anh The Economist đã tỏ ý lo ngại trước khả năng các quy tắc mới về quan hệ song phương Mỹ-Đài Loan mà ngoại trưởng Pompeo nêu lên “có thể gây rắc rối cho cả Mỹ và Đài Loan” trong tương lai.

Đối với tuần báo Anh, trên nguyên tắc thì Hoa Kỳ đã không có quan hệ ngoại giao với Đài Loan kể từ khi quay sang Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào năm 1979. Thế nhưng trong thực tế thì Washington vẫn cam kết duy trì quan hệ kinh tế và văn hóa chặt chẽ, cũng như cung cấp vũ khí “có tính cách phòng thủ” cho Đài Bắc, và cho mình quyền hỗ trợ Đài Loan trong trường hợp bị tấn công quân sự.

Điều quan trọng là các quan hệ Mỹ-Đài Loan đó được mệnh danh là “không chính thức”, một từ ngữ là ông Douglas Paal thuộc tổ chức Carnegie vì Hòa Bình Quốc Tế, từng là người đứng đầu cơ quan được xem là đại sứ quán trên thực tế của Mỹ tại Đài Bắc, không ngần ngại gọi là một chiếc “lá nho”, được phát triển theo thời gian để tiếp tục che phủ các yếu tố có thể chọc giận Trung Quốc.

Một quả bom dưới chân Đài Loan ?

Theo The Economist, chính quyền của tổng thống Donald Trump dường như muốn xé bỏ chiếc lá nho đó, và trong thời gian qua, đã càng lúc càng có thêm những động thái mà tuần báo Anh gọi là “chọc vào mắt Trung Quốc”, mà đỉnh cao chính là tuyên bố ngắn gọn và thẳng thừng vào ngày 09/01 của ngoại trưởng Mike Pompeo, khi ông cho rằng mọi hạn chế liên quan đến các cuộc tiếp xúc giữa các quan chức Mỹ và Đài Loan đều “vô hiệu”, rằng Mỹ đã áp đặt những ràng buộc như vậy để “xoa dịu chế độ Cộng Sản ở Bắc Kinh”, và kể từ nay sẽ “không còn” tình trạng đó nữa.

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stilwell đã lập luận rằng việc tháo gỡ các ràng buộc là đỉnh điểm của việc xem xét lại một loạt các quy định đã lỗi thời, trong đó có rất nhiều quy định bất thành văn.

Tuy nhiên, theo The Economist, nhiều người quan tâm đến châu Á tại Mỹ, trong cả hai đảng Cộng Hòa lẫn Dân Chủ, đã cho rằng quyết định đó đã đặt ra một cái bẫy khó chịu đối với tổng thống đắc cử Joe Biden. Hoặc là ông chấp nhận động thái trên, trong trường hợp đó ông sẽ có một khởi đầu không thuận lợi với Trung Quốc, hoặc là ông sẽ bị đả kích trong nước vì không đứng ra bảo vệ Đài Loan nhỏ bé và đũng cảm.

Evan Medeiros, người từng chịu trách nhiệm chính sách về Trung Quốc và Đài Loan trong chính quyền Barack Obama, hiện đang làm việc tại Đại Học Georgetown, đã coi động thái của ông Pompeo là rất tệ, như một cái bẫy đối với Đài Loan.

Từ vài năm nay, Trung Quốc đã gia tăng bắt nạt Đài Loan, hù dọa về quân sự và cô lập về ngoại giao. Chọc giận Trung Quốc lúc này có thể khiến Bắc Kinh tiến hành nhiều chiến dịch uy hiếp trên không hơn nữa hoặc loại bỏ các đồng minh ngoại giao còn lại của Đài Loan. Theo ông Medeiros, nếu thực sự quan tâm đến Đài Loan, thì không nên để đảo này chịu thêm áp lực quân sự.

Theo The Economist, đó là một rủi ro mà nhiều nhà lãnh đạo Đài Loan như có vẻ sẵn lòng chấp nhận. Trên mạng xã hội, bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi Kim), đại diện Đài Loan tại Hoa Kỳ, và ông Lại Thanh Đức (William Lai), phó tổng thống Đài Loan, đã hoan nghênh tuyên bố của ông Pompeo. Trong quá khứ, hai người này từng chủ trương việc Đài Loan tuyên bố chính thức độc lập với Trung Quốc - một động thái mà Bắc Kinh đe dọa là sẽ dẫn đến chiến tranh.

Ngược lại, tổng thống Thái Anh Văn tỏ ra thận trọng hơn. Bà đã kềm chế bình luận về tuyên bố của ông Pompeo. Không kém phần quan trọng, đồng minh của bà là Vương Định Vũ (Wang Ting Yu), đồng chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại và Quốc Phòng của Quốc Hội, đã cho rằng Đài Loan nên cho ông Biden “không gian” để hoàn thành quá trình chuyển đổi, và đây cũng là thời điểm nhạy cảm đối với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo ông, Đài Loan không muốn trở thành “kẻ gây rối”, mà là một đối tác đáng tin cậy của Mỹ.  

TIN TỔNG HỢP

Tin tổng hợp
Tin tổng hợp RFI/Tiếng Việt
RFI

6 phút

(Reuters) – Hàn Quốc: Người thừa kế Samsung lãnh án 30 tháng tù giam. Tòa án cấp cao Seoul vào hôm nay 18/01/2021 đã kết án 2 năm rưỡi tù giam đối với phó chủ tịch tập đoàn điện tử Samsung Lee Jae Yong. Năm nay 52 tuổi, Lee Jae Yong chính là người thừa kế của tập đoàn Samsung. Vào năm 2017, ông từng bị kết tội hối lộ một cộng sự viên thân tín của cựu nữ tổng thống Park Geun Hye để giành được sự ủng hộ của chính phủ trong việc kế vị và đảm bảo quyền kiểm soát Samsung.

(AFP) – Guatemala dùng vũ lực chặn dòng di dân trên đường đến Mỹ. Ít nhất có khoảng 9.000 người Honduras, chia thành nhiều nhóm, đã tiến sâu vào lãnh thổ Guatemala khoảng 50 km ngày 17/01/2021. Hoa Kỳ là đích đến sau cùng của những di dân này. Tại thành phố Vado Hondo, tỉnh Chiquimula, khoảng 6.000 người đã xô xát với cảnh sát và binh sĩ quân đội được triển khai tại chỗ. Lực lượng an ninh đã dùng lựu đạn cay nhằm đẩy lui đoàn người di dân, trong khi có nhiều người khác tìm cách lánh nạn tại những vùng núi cao bên cạnh.

(Le Monde) – Hồi Giáo Pháp: Tổng thống Macron tiếp Hội Đồng Tín Ngưỡng Hồi Giáo Pháp (CFCM). Cuộc gặp được tổ chức hôm nay, 18/01/2021 sau khi 9 hội đoàn thành viên của CFCM đạt được một thỏa thuận ngày hôm qua 17/01/2021 về dự thảo một bản « hiến chương các nguyên tắc », một văn kiện tham khảo cho Hội Đồng Giáo Sĩ Quốc Gia (CNI). Thỏa thuận này có được sau sáu tuần thương lượng và ba tuần khủng hoảng công khai. Theo hiến chương này, CNI phải cung cấp các giấy chứng nhận cho các giáo sĩ Hồi Giáo khi có yêu cầu.

(Reuters) – Tập đoàn năng lượng Pháp Total mua lại 20 % Andani của Ấn Độ. Trong thông báo hôm 18/01/2021 Total cho biết mua lại chi nhánh AGEL của Andani với giá 2,5 tỷ đô la. Mục tiêu đề ra nhằm phát triển năng lượng mặt trời. AGEL là một trong những con chim đầu đàn trong lĩnh vực phát triển năng lượng mặt trời.

(AFP) – Chống Covid-19 Úc sẽ đóng cửa biên giới trong cả năm 2021. Brendan Murphy, một quan chức của bộ Y Tế nước này hôm 18/01/2021 cho biết như trên cho dù thế giới đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng ngừa virus corona. 

(AFP) – Cựu thủ tướng Pháp Edouard Balladur trình diện tòa án của nền Cộng Hòa (CJR) để trả lời về nghi án thiếu minh bạch trong chương trình vận động tranh cử tổng thống hồi 1995. Phiên tòa mở ra hôm 18/01/2021 nhắm vào cựu thủ tướng Balladur, 91 tuổi, và cựu bộ trưởng Quốc Phòng François Léotard, 78 tuổi. Cả hai phải trả lời về vụ bê bối mang tên « vụ án Karachi ». Hai ông Balladur và Léotard bị cáo buộc thiếu minh bạch về một khoản tiền hoa hồng trong một vụ bán vũ khí Pháp cho Pakistan. Số tiền hoa hồng nói trên bị nghi ngờ đã được dùng để tài trợ cho chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của ông Balladur hồi 1995.   

(AFP) – Bạo động tại Tunisia, hơn 600 người bị bắt giữ. Ngày 18/01/2021 bộ Nội Vụ nước này cho biết bạo động đã xảy ra trong đêm Chủ Nhật tại nhiều thành phố trên toàn quốc. Trong đêm thứ ba kể từ sau kỷ niệm 10 năm cuộc cách mạng hoa nhài, bất chấp lệnh phong tỏa và giới nghiêm chống dịch Covid-19, thanh thiếu niên đã xuống đường. Đụng độ xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát. Chính quyền Tunis triển khai quân đội tại nhiều tỉnh thành ở miền bắc và miền đông để vãn hồi trật tự.

(AFP) – Guide Michelin công bố bảng vàng đánh giá các hiệu ăn ngon. Vào lúc các nhà hàng tại Pháp vẫn phải đóng cửa vì virus corona trưa 18/01/2021 ban tổ chức công bố bảng xếp hạng và cuốn sách đỏ hướng dẫn các hiệu ăn ngon trong năm. Trong mùa 2021, Michelin chỉ tặng thêm một ngôi sao thứ ba cho một nhà hàng duy nhất. Đó là hiệu ăn của vua bếp Alexandre Mazzia. Như vậy tính đến hôm nay, trên toàn nước Pháp có tổng cộng 30 nhà hàng có được ba ngôi sao của Michelin.

(AFP) – Olympic Tokyo 2021 : ban tổ chức dự trù giảm thiểu đáng kể số vận động viên tham gia. Theo tiết lộ của tờ báo Yomiuri Shimbun ngày 18/01/2021 được AFP trích dẫn, đây là hậu quả trực tiếp của dịch Covid-19 đang hoành hành. Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế không loại trừ khả năng « số vận động viên đến Tokyo lần này sẽ giảm đi mất phân nửa ».

(AFP) – Twitter tạm khóa tài khoản của một nữ dân biểu cực hữu Mỹ. Từ ngày hôm qua, 17/01, tài khoản Twitter của Marjorie Taylor Green mới được bầu làm dân biểu bang Georgia, đã  bị nhà mạng tạm thời khóa vì đã vi phạm các quy định  đăng phát ngôn trên mạng xã hội. Bà dân biểu Taylor Green vốn cũng là một tín đồ cảu các thuyết âm mưu, hôm Chủ nhật đã tung lên twitter những thông tin không có cơ sở nói rằng cuộc bầu cử Thượng Viện tại bang Georgia có gian lận. Ban đầu nhà mạng còn dán nhãn cảnh báo nội dung nhưng sau đó quyết định khóa tài khoản của vị dân biểu này trong vòng 12 giờ, để cảnh cáo.

(AFP) – Hàng chục ngôi sao quần vợt bị cách ly trong khách sạn trước ngày khai mạc giải Úc mở rộng. Tất cả sẽ không được hưởng « chế độ ưu đãi » nào, cơ quan y tế Úc thông báo hôm nay, 18/01/2021 nhằm trả lời một số tay vợt quốc tế đòi giảm nhẹ các quy định cách ly để họ được chuẩn bị thể lực trước khi dự giải đấu lớn Úc mở rộng , khai mạc ngày 08/02 tới. Cuối tuần vừa rồi, 3 trong số 17 chuyến bay chở các vận động viên và gia đình họ đến Melburne và Adelaide có các hành khách dương tính với Covid-19. Tổng số sẽ có 72 tay vợt nam và nữ, sẽ không được tập tuyện trước khi kết thúc 14 ngày cách ly theo quy định. Giải úc mở rộng quy tụ 256 tay vợt quốc tế tham dự.  

Biểu tình tại một số bang trước ngày Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ

 RFI

Một số thành viên vũ trang thuộc nhóm « Liberty Boys » và « boogaloo Bois », biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở Salem, bang Oregon, Mỹ, ngày 17/01/2021.
Một số thành viên vũ trang thuộc nhóm « Liberty Boys » và « boogaloo Bois », biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở Salem, bang Oregon, Mỹ, ngày 17/01/2021. REUTERS - ALISHA JUCEVIC
Thanh Hà
4 phút

Giới an ninh Mỹ thở phào nhẹ nhõm. Không một sự cố nào xảy ra trong các cuộc biểu tình ủng hộ tổng thống Donald Trump hôm Chủ Nhật 17/01/2021 cho dù nhiều nhóm có mang theo súng ống đã tập hợp trước trụ sở Quốc Hội của một số bang trên toàn quốc.

Hãng tin Mỹ AP cho biết tại mỗi nơi có khoảng vài chục người đã tập hợp như trước tòa nhà Quốc Hội ở thủ phủ  các bang Texas, Oregon, Michigan và Ohio trong bối cảnh an ninh được tăng cường đáng kể từ sau vụ bạo loạn trong tòa nhà Quốc Hội, ở thủ đô Washington, ngày 06/01/2021.

Tuần trước Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) cảnh báo về nguy cơ các cuộc biểu tình có vũ trang nổ ra trước ngày ông Biden tuyên thệ, trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.

Thông tín viên đài RFI tại Hoa Kỳ, Loubna Anaki cho biết thêm về không khí ngột ngạt ở thủ đô Washington chiều qua :

« Chung quanh Nhà Trắng, Điện Capitol, toàn bộ trung tâm thành phố Washington bị phong tỏa bởi xe của cảnh sát và quân đội. Các chốt kiểm soát đã được dựng lên khắp nơi. Cả thành phố được bảo vệ ở mức độ rất cao chuẩn bị cho lễ nhậm chức của Joe Biden.

Ngay trong ngày Chủ Nhật, các biện pháp bảo vệ an ninh này đã được trắc nghiệm. Hàng ngàn người biểu tình ủng hộ tổng thống Trump lại tập hợp để tố cáo điều mà họ vẫn gọi là một thắng lợi bầu cử đã bị đánh cắp. Một người đàn ông có mang theo súng đã nạp đạn và kèm theo hơn 500 viên đạn đã bị bắt giữ trong một cuộc kiểm tra. Nhưng chỉ vài giờ sau đó, người này đã được trả tự do. Cảnh sát Mỹ xác định được đó là một nhân viên bảo vệ an ninh và đã để quên vũ khí trong hộp xe. Cuộc tuần hành diễn ra tại nhiều bang.

An ninh cũng đã được tăng cường chung quanh trụ sở Quốc Hội của các bang này tránh để tái diễn cảnh tượng đã xảy ra tại Điện Capitol hôm 06/01/2021. FBI lo ngại là các thành phần ủng hộ Donald Trump có mang theo vũ khí. Nhiều bang quyết định đóng cửa luôn trụ sở Quốc Hội cho đến hết tuần này ». 

FBI đề cao cảnh giác ngay cả với nhân viên của lực lượng Vệ Binh Quốc Gia. Cũng ngày 17/01/2021 tướng Daniel Hokanson, lãnh đạo Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết Cục Điều Tra Liên Bang đang xem xét hồ sơ của mỗi thành viên để bảo đảm « không một rủi ro nào có thể xảy ra trong ngày tổng thống Biden nhậm chức » Quyết định này được đưa ra sau khi có một số dấu hiệu cho thấy dường như một số người biểu tình tràn vào tòa nhà Quốc Hội Mỹ hôm 06/01/2021 có liên hệ với một số quân nhân Hoa Kỳ. Hiện tại 25.000 Vệ Binh Quốc Gia đã được triển khai tại thủ đô Washington để bảo đảm an ninh trong những ngày sắp tới.

Người đến, kẻ đi - quá trình đổi chủ của Nhà Trắng

  • Tara McKelvey
  • Phóng viên BBC tại Nhà Trắng
A composition image of Joe Biden and Donald Trump

Những dấu tích cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống Trump sẽ bị quét sạch đi hôm thứ Tư, khi gia đình Biden chuyển vào Nhà Trắng.

Bàn sẽ được dọn sạch, các phòng được cọ rửa sạch sẽ và đội ngũ của tổng thống sẽ được thay thế bằng một nhóm chính trị gia mới. Đó là một phần của sự chuyển đổi lớn mà nhiệm kỳ tổng thống mới mang lại cho trung tâm của chính phủ.

Vào một buổi tối tuần trước, Stephen Miller, cố vấn chính sách và là nhân vật then chốt trong Nhà Trắng của Trump, đang đi dạo ở Cánh Tây.

Miller, người soạn các bài phát biểu và chính sách cho tổng thống kể từ những ngày đầu ông nắm quyền, cũng là một trong số ít thành viên trong nhóm ban đầu của tổng thống vẫn còn ở cạnh ông.

Dựa vào tường và trò chuyện với đồng nghiệp về một cuộc họp dự kiến ​​vào cuối ngày hôm đó, Miller dường như không vội vàng rời đi.

Cánh Tây thường ồn ào với các hoạt động giờ đang có vẻ vắng ngắt. Điện thoại im không tiếng reo. Những chiếc bàn trong văn phòng trống trải ngổn ngang giấy tờ và những bức thư chưa mở, như thể mọi người đã vội vã bỏ đi và sẽ không định quay lại. Hàng chục quan chức cấp cao và phụ tá đã nghỉ việc sau cuộc bạo động ở Điện Capitol vào ngày 6/1. Một số ít những người trung thành, như Miller, vẫn còn đây.

Khi cuộc trò chuyện bắt đầu kết thúc, Miller tách khỏi các đồng nghiệp. Khi tôi hỏi ông sẽ đi đâu tiếp theo, ông cười. "Trở lại văn phòng của tôi," ông nói và bước xuống hành lang.

'Rất gập ghềnh'

Vào ngày nhậm chức, văn phòng của Miller sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, quét sạch đi các dấu hiệu cho thấy ông và các đồng nghiệp đã từng ở đó, sẵn sàng cho nhóm của Biden chuyển đến.

Việc dọn dẹp các văn phòng ở Cánh Tây và sự chuyển giao giữa các tổng thống là một phần của truyền thống có từ nhiều thế kỷ trước. Đó là một quá trình không phải lúc nào cũng thấm đẫm sự ấm áp.

Một tổng thống bị luận tội khác, Andrew Johnson, đảng viên Đảng Dân chủ, đã chọc tức Ulysses S Grant của Đảng Cộng hòa năm 1869 và không tham dự lễ nhậm chức. Grant, người đã ủng hộ việc Johnson bị loại khỏi chức vụ, hầu như không ngạc nhiên.

Staff carry pictures and pictures out of the White House
Chụp lại hình ảnh,

Nhân viên đã bắt đầu chuyển giấy tờ và hình ảnh ra khỏi Nhà Trắng

Năm nay, quá trình chuyển đổi nổi bật vì sự đắng cay của nó. Quá trình này thường khởi sự ngay sau cuộc bầu cử, nhưng lần này bắt đầu muộn vài tuần khi Trump từ chối chấp nhận kết quả. Và tổng thống nói ông sẽ không tham dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm. Nhiều khả năng, thay vào đó, ông sẽ đến câu lạc bộ Mar-a-Lago của mình ở Florida.

Tuy nhiên, việc bàn giao vẫn đang diễn ra, giống như trong quá khứ. "Hệ thống đang tồn tại.'' Sean Wilentz, giáo sư lịch sử Hoa Kỳ tại Đại học Princeton, nói: "Nó rất sỏi đá, rất gập ghềnh, nhưng quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra."

Ngay cả trong những thời điểm tốt nhất, công tác hậu cần của một quá trình chuyển đổi cũng rất vất vả, liên quan đến việc chuyển giao kiến ​​thức và nhân viên trên một quy mô lớn.

Stephen Miller chỉ là một trong số 4.000 người được bổ nhiệm chính trị mà chính quyền Trump tuyển dụng, những người sẽ mất việc và bị thay thế bởi đội ngũ do ông Biden chọn.

Trong một quá trình chuyển đổi trung bình, khoảng 150.000-300.000 người nộp đơn cho những công việc này, theo Trung tâm Chuyển đổi Tổng thống, một tổ chức phi đảng phái có trụ sở tại Washington, khoảng 1.100 vị trí được bổ nhiệm cũng cần được Thượng viện xác nhận. Việc lấp đầy tất cả các vị trí này mất hàng tháng, thậm chí hàng năm.

Tài liệu của bốn năm về chính sách, các bản tóm tắt và họa đồ liên quan đến công việc của tổng thống sẽ được chuyển đến Cơ quan Lưu trữ Quốc gia, nơi chúng sẽ được giữ bí mật trong 12 năm, trừ khi chính tổng thống quyết định rằng các phần có thể được công bố sớm.

Ngày dọn nhà

Vào một buổi tối ngày thường trong tuần trong tuần lễ cuối cùng ông Trump tại vị, cửa vào văn phòng của Kayleigh McEnany, thư ký báo chí của tổng thống, hé mở.

McEnany là một trong những người bảo vệ tổng thống được biết đến nhiều nhất. Chải chuốt một cách hoàn hảo, bà là một diễn giả chính xác, người duy trì được sự bình tĩnh của mình giữa những hỗn loạn.

White House Press Secretary Kayleigh McEnany
Chụp lại hình ảnh,

Kayleigh McEnany đã thu dọn văn phòng của mình ở Nhà Trắng

Văn phòng của bà cũng vậy, được sắp xếp một cách tỉ mỉ, ngay cả khi bà chuẩn bị rời đi. Trên bàn làm việc của bà có một chiếc gương, và vài khúc gỗ lò sưởi được bọc bằng nhựa trong và đóng gói.

Nói chung, những ngày qua là "sự hỗn loạn có kiểm soát", Kate Andersen Brower, người đã viết một cuốn sách về Nhà Trắng, The Residence, nói.

Nội thất trong Nhà Trắng, chẳng hạn như Bàn Kiên quyết trong Phòng Bầu dục, hầu hết các tác phẩm nghệ thuật, đồ sứ và các đồ vật khác, thuộc về chính phủ và sẽ ở lại trong khuôn viên.

Nhưng những vật dụng khác, như ảnh của tổng thống treo ở hành lang, sẽ bị gỡ xuống khi Nhà Trắng được chuyển giao cho những người mới đến.

Nhân viên đã chuyển một số món đồ ra khỏi tòa nhà. Một nhân viên Nhà Trắng, một phụ nữ đi giày cao gót chắc chắn, đang lôi một số hình ảnh của Đệ nhất phu nhân Melania Trump ra khỏi Cánh Đông. Bà nói, những bức tranh được gọi là "khủng" vì kích thước cực lớn của chúng, sẽ được đưa đến Cục Lưu trữ Quốc gia.

Đồ đạc cá nhân của gia đình Trump, chẳng hạn như quần áo, đồ trang sức và các vật dụng khác sẽ được chuyển đến nơi ở mới của họ, rất có thể là tại Mar-a-Lago ở Florida.

Và năm nay, Nhà Trắng sẽ được làm vệ sinh rất kỹ.

Donald Trump sits in the Oval Office
Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Biden dự kiến ​​sẽ thay đổi trang trí cho Phòng Bầu dục

Tổng thống, cũng như ông Miller và hàng chục người khác tại Nhà Trắng, đã bị nhiễm virus corona trong nhiều tháng qua, và tòa nhà sáu tầng, với 132 phòng, sẽ được dọn dẹp kỹ lưỡng.

Theo phát ngôn viên của Văn phòng Dịch vụ Tổng quát, cơ quan liên bang giám sát nỗ lực dọn dẹp nhà cửa, mọi thứ từ tay vịn đến nút thang máy đến đồ đạc trong phòng vệ sinh sẽ được lau sạch và tẩy trùng.

Các gia đình tổng thống dọn vào thường trang trí lại Nhà Trắng. Trong vài ngày sau khi dọn đến, ông Trump đã chọn một bức chân dung của tổng thống dân túy Andrew Jackson cho Phòng Bầu dục. Ông cũng thay những tấm màn, đi văng và thảm trong văn phòng bằng những tấm màn có màu vàng kim.

Vào ngày nhậm chức, Phó Tổng thống Pence và phu nhân cũng sẽ dành chỗ cho Kamala Harris, và chồng bà, Doug Emhoff. Họ sẽ được đưa vào nơi cư trú chính thức, một tòa nhà có kiến trúc thế kỷ 19, trong cơ sở quan sát Hải quân, cách Nhà Trắng một vài dặm.

Khép lại một chương

Cố vấn chính sách Stephen Miller có thể đã nấn ná lại Cánh Tây, nhưng nhiều người khác đã sẵn sàng ra đi. Tại Nhà Trắng, mọi người mang theo những phong bì dày cộp, những bức ảnh đóng khung và túi xách từ một cửa hàng bán quà tặng. "Đó là ngày cuối cùng của tôi", một người đàn ông nói và mỉm cười khi chụp ảnh các con trai của trên bãi cỏ phía bắc. Một chiếc ba lô căng phồng được quàng qua vai.

Man taking picture of children on White House lawn

Một nhóm quan chức An ninh Quốc gia đứng trước Cánh Tây, yêu cầu tôi chụp ảnh cho họ. "Nhớ lấy cho được anh lính bảo vệ nhé", một trong những quan chức nói, đề cập đến một người lính thủy đứng canh trước cửa khi tổng thống đang ở trong Phòng Bầu dục. Các quan chức đang rất phấn chấn, nói đùa và tranh nhau xuất hiện trước máy ảnh.

Việc những người được bổ nhiệm chính trị tại Nhà Trắng đang ở trong tâm trạng tốt có lý do. Trong nhiều tuần, họ đã bị dồn vào một thế kẹt. Chủ nhân của họ đã phủ nhận tính hợp lệ của cuộc bầu cử, nhưng họ biết rằng ngày còn lại của họ trong Nhà Trắng đã được đánh số. Bây giờ họ có thể công khai lên kế hoạch cho tương lai, và họ dường như nói cười liên tục.

Một người được bổ nhiệm chính trị, một người đàn ông mặc bộ đồ sẫm màu, dường như đã có kế hoạch. Ông tình cờ gặp một đồng nghiệp bên ngoài phòng Palm, khu vực tiếp tân ở tầng trệt. "Hẹn gặp lại các bạn," ông rạng rỡ nói. Ông đang đề cập đến thời điểm sau lễ nhậm chức, khi cả hai sẽ không còn công việc ở Nhà Trắng. Ông suy đoán về nơi họ có thể gặp lại nhau. "Hy vọng rằng ở các hòn đảo Hy Lạp hoặc một nơi nào đó."

"Ồ, vâng. Đó là điều chắc chắn," đồng nghiệp của ông cười nói.

Họ dơ cao bàn tay của mình, áp mạnh vào tay đồng nghiệp, rồi đường ai nấy đi.  

Powered by Blogger.