Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tứ trụ, và các chủ đề nhân sự 'giải quyết' ở Hội nghị 15

Monday, January 18, 2021 1:18:00 PM // ,

 BBC

Các lãnh đạo Việt Nam dự hội nghị Asean ở Hà Nội ngày 12/11
Chụp lại hình ảnh,

Các lãnh đạo Việt Nam dự hội nghị Asean ở Hà Nội ngày 12/11

Hội nghị Trung ương 15 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã bế mạc sáng Chủ nhật 17/1, sau một ngày rưỡi làm việc, kết thúc hội nghị sớm so với lịch trình lẽ ra kéo sang thứ Hai 18/1.

Thông báo chính thức của Đảng xác nhận hội nghị này đã hoàn tất việc đề cử nhân sự bốn chức danh chủ chốt: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ở lại?

Đảng Cộng sản không tiết lộ tên cụ thể của những nhân vật đã được đề cử cho Đại hội 13 sẽ diễn ra ngày 25/1.

Trong khi đó, trong thiểu số những người được xem là thạo tin chính trường Việt Nam, họ cho rằng đương kim Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được Bộ Chính trị giới thiệu và Trung ương Đảng tại hội nghị 15 thông qua phương án dự kiến cho chức danh Tổng Bí thư khóa 13.

Người ta cũng cho rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Trung ương Đảng ở Hội nghị 15 thông qua cho phương án dự kiến vị trí Chủ tịch nước.

Tương tự, ông Phạm Minh Chính được Hội nghị thông qua cho phương án dự kiến Thủ tướng, và ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội.

Thông tin này chính xác đến đâu, sẽ chỉ được xác nhận khi Đại hội 13 đã diễn ra.

Cũng cần lưu ý rằng, đây mới chỉ là các phương án dự kiến, được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 giới thiệu ra Đại hội 13 xem xét, quyết định.

Trở lại quy trình bầu cử ở Đại hội XII năm 2016, đầu tiên các đại biểu khi đó đã được thông báo để xem xét danh sách nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XII ngày 25/1/2016.

Đến ngày 26/1/2016, họ tiến hành bỏ phiếu bầu cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Các tân ủy viên trung ương khóa mới sau đó đã họp để bầu ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tổng Bí thư. Khi đó, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tái cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Có thể 'không cần sửa điều lệ Đảng'

Điều lệ Đảng sau lần sửa đổi ở Đại hội IX, năm 2001 đã bổ sung quy định: "Tổng bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp".

Tuy nhiên, PGS Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký kiêm Ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, nói với báo Pháp luật TPHCM rằng hầu hết nhất trí với đề nghị của Ban chấp hành Trung ương là không đặt vấn đề sửa đổi Điều lệ ở Đại hội XIII.

"Điều lệ quy định Tổng bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Theo tôi, quy định này không chỉ điều chỉnh với chức danh Tổng bí thư mà còn có giá trị định hướng, dẫn tới các quy định ràng buộc với chức danh người đứng đầu trong cả hệ thống chính trị. Không chỉ là bí thư ở cấp ủy các cấp mà còn người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước nữa.

Điều lệ là quy định mang tính lâu dài, nguyên tắc. Nhưng không vì vậy mà thành rào cản cho tình huống đặc biệt phát sinh, nhất là khi giải pháp đưa ra đạt được đồng thuận, nhất trí cao ở Bộ Chính trị, Trung ương khi giới thiệu, đề cử và ở Đại hội toàn quốc khi thông qua danh sách giới thiệu, và kết quả bầu cử.

Trường hợp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba nếu có thì là rất đặc biệt. Vì rất đặc biệt nên không thể lấy đó làm lý do để sửa, bỏ quy định không quá hai nhiệm kỳ của Điều lệ" - ông Thông nói.

Getty Images

Thông qua danh sách Trung ương khóa mới

Trong diễn văn bế mạc Hội nghị 15, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết thông qua danh sách nhân sự đề cử bổ sung một số người lần đầu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, bổ sung một số Uỷ viên Trung ương khoá XII thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá XIII và một số người lần đầu thuộc trường hợp đặc biệt tham gia Uỷ viên Trung ương chính thức.

Chữ "đặc biệt" ở đây ám chỉ về độ tuổi các ứng viên.

Theo quy định của Đảng Cộng sản về công tác nhân sự, người tham gia Ban chấp hành Trung ương lần đầu phải bảo đảm còn tuổi công tác hai nhiệm kỳ, ít nhất trọn một nhiệm kỳ (tức không quá 55 tuổi).

Ủy viên Ban chấp hành Trung ương tái cử không quá 60 tuổi.

Trong trường hợp đặc biệt, Ban chấp hành Trung ương có thể xem xét giới thiệu tái cử đối với ủy viên Ban chấp hành đã quá 60 tuổi, và Ủy viên Bộ Chính trị có độ tuổi trên 65 để Đại hội quyết định bầu vào Ban chấp hành, Bộ Chính trị.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016), Trung ương Đảng giới thiệu 5 trường hợp đặc biệt về tuổi.

Có 1 trường hợp đặc biệt trong Bộ Chính trị là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

4 trường hợp đặc biệt được giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương gồm các ông: Uông Chu Lưu, Đỗ Bá Tỵ, Bùi Văn Nam và Huỳnh Phong Tranh; trong đó chỉ có ông Huỳnh Phong Tranh không trúng cử.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Chụp lại hình ảnh,

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Cũng trong diễn văn bế mạc, ông Nguyễn Phú Trọng cho hay Hội nghị 15 thông qua nhân sự là Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XII thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá XIII và danh sách đề cử vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khoá XIII "với số phiếu tập trung rất cao".

Đại hội 13 sẽ diễn ra ngày 25/1 và bế mạc ngày 2/2, theo thông báo trước đó của Đảng Cộng sản.

Đại hội 13 sẽ có sự tham dự của 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên. Trong đó, đại biểu đương nhiên 191 (các Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII); đại biểu được bầu tại các đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương 1.381; đại biểu chỉ định 15.

Đại hội sẽ họp phiên trù bị trong ngày 25/1; phiên khai mạc diễn ra vào 8h sáng ngày 26/1, sẽ bầu Ban chấp hành Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.