Bà cũng đối diện sáu cáo buộc khác liên quan tới việc được cho là nhập khẩu bất hợp pháp máy bộ đàm, và xúi giục dân chúng gây bạo loạn.

Cựu Cố vấn Quốc gia bị bắt giữ hôm 1/2, khi quân đội đảo chính và nắm quyền.

Kể từ đó, bà đã bị quản chế tại gia. Hầu như không ai nhìn thấy hoặc nghe được tin tức gì về bà trừ những lần bà xuất hiện ngắn ngủi trước tòa.

Thông cáo báo chí do Hội đồng Quân đội đưa ra hôm thứ Năm nói rằng bà Suu Kyi đã nhận hối lộ 600 ngàn đô la và 7 khối vàng.

Thông cáo cũng cáo buộc chính phủ dân sự trước đó - chính phủ của Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ (NLD) - đã làm mất những khoản tiền lớn trong các vụ mua bán đất.

Chụp lại video,

Myanmar: ‘Họ có súng nhưng chúng tôi có người dân’

Bên cạnh bà Suu Kyi, một số các cựu quan chức khác cũng đang đối diện với những cáo buộc tương tự về tội tham nhũng và nhận hối lộ.

Trước đó, cáo buộc nghiêm trọng nhất đối với bà Suu Kyi là việc cáo buộc bà vi phạm bí mật nhà nước, tội danh có thể bị phạt tù tới 14 năm.

Quân đội Myanmar đã cướp chính quyền từ đầu năm nay, hồi tháng Hai, với cáo buộc đã xảy ra gian lận trong kỳ tổng tuyển cử.

Tuy nhiên, các nhà giám sát bầu cử độc lập nói rằng kỳ bầu cử hồi cuối năm ngoái đã diễn ra chủ yếu là tự do và công bằng, và các cáo buộc đối với bà Suu Kyi bị chỉ trích rộng rãi là mang động cơ chính trị.

Cuộc đảo chính đã làm nổ bùng lên các cuộc biểu tình rộng khắp, và quân đội Myanmar đã đàn áp tàn nhẫn những người biểu tình đòi dân chủ.

Quân đội đã giết chết hơn 800 người và bắt giữ gần 5.000 người, tính đến nay, theo nhóm quan sát Hiệp hội Hỗ trợ Các Tù nhân Chính trị (AAPP).

2px presentational grey line

Vài nét về Myanmar

  • Myanmar, còn được biết đến với tên gọi Miến Điện, giành độc lập khỏi Anh Quốc từ năm 1948. Trong hầu hết lịch sử hiện đại của nước này, Myanmar nằm dưới sự cai trị của của quân đội
  • Các hạn chế bắt đầu được nới lỏng từ năm 2010, dẫn tới kỳ bầu cử tự do vào năm 2015 và việc thành lập một chính phủ do lãnh tụ đối lập kỳ cựu Aung San Suu Kyi dẫn dắt vào năm sau đó
  • Năm 2010, sau vụ các dân quân Rohingya tấn công cảnh sát, quân đội Myanmar đáp trả bằng cuộc trấn áp chết người, khiến hơn nửa triệu người Hồi Giáo Rohingya phải chạy sang bên kia biên giới tới Bangladesh. Sau này, Liên Hiệp Quốc gọi đây là "một ví dụ điển hình cho sách giáo khoa về thanh trừng sắc tộc"
Myanmar map