Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tập trận Vai kề vai: Thông điệp cứng rắn của Mỹ và Philippines gửi tới TQ

Thursday, April 25, 2019 // ,
Sau khi kết thúc cuộc tập trận thường niên quy mô lớn “Vai kề vai” (Balikatan), chỉ huy Lực lượng viễn chinh 3 của Mỹ đóng tại Nhật Bản Eric Smith cho biết Mỹ sẽ tiếp tục bay qua, đi thuyền qua và hoạt động bất kỳ nơi nào luật pháp cho phép.
Tập trận “Vai kề vai” 2019
Khoảng 8.000 quân tham gia cuộc tập trận trên. Trong đó có 4.000 binh sĩ Philippines, 3.500 lính Mỹ cùng với 50 lính Australia và quan sát viên từ 7 quốc gia khác. Tham gia cuộc tập trận, Mỹ điều tàu đổ bộ USS Wasp mang theo máy bay chiến đấu F-35B, F-18 và máy bay cất cánh thẳng đứng V-22 cùng nhiều loại máy bay khác. Tương tự như năm ngoái, cuộc tập trận sẽ diễn ra chủ yếu ở khu vực phía Bắc của Philippines, tại nhiều khu vực thuộc các tỉnh Pampanga, Tarlac và Zambales.
Tại cuộc tập trên, Mỹ và Philippines đã tiến hành thao diễn giải quyết các quan ngại an ninh truyền thống và phi truyền thống như huấn luyện đánh chiếm đảo, bảo vệ sân bay, bắn đạn thật… nhằm tăng cường khả năng phối hợp lẫn nhau giữa các lực lượng Philippines và Mỹ.
Đây là cuộc tập trận chung lần thứ 35 giữa hai nước và là cuộc tập trận chung lần thứ 3 của quân đội hai nước kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên cầm quyền với chủ trương đặt những mâu thuẫn cố hữu với Bắc Kinh về chủ quyền lãnh hải sang một bên để thu hút đầu tư và gia tăng trao đổi thương mại với Trung Quốc. Cuộc thao diễn quân sự diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục điều tàu dân quân biển bao vây trái phép quanh khu vực đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, song hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép.
Thông điệp của Mỹ và Philippines gửi tới Trung Quốc
Đầu tiên, Mỹ và Philippines thông qua cuộc tập trận nhằm khẳng định quan hệ đồng minh thân cận và Mỹ sẽ bảo vệ Philippines trước các cuộc tấn công của Trung Quốc. Vai kề vai là cuộc tập trận thường niên diễn ra thường niên giữa Mỹ và Philippines nhằm tăng cường hợp tác quân sự song phương dựa theo Hiệp ước Phòng thủ chung ký cách đây gần 70 năm giữa hai nước. Theo Hiệp ước trên, Mỹ có trách nhiệm và nghĩa vụ đảm bảo an ninh, an toàn đối với hòa bình, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Philippines. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (1/3) trong phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin ở Manila đã tuyên bố “Bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào lực lượng, máy bay hoặc tàu công vụ của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt trách nhiệm phòng thủ chung theo Điều 4 của Hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước”. Đây là lần đầu tiên một quan chức Mỹ công khai ý định của Washington về việc bảo vệ Philippines ở Biển Đông. Đáp lại, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin (16/4) tuyên bố Philippines có thể quay sang nhờ cậy Mỹ, đồng minh quân sự duy nhất của mình, nếu xảy ra một “hành động xâm lược rõ rệt” ở Biển Đông. Trước đó, ông Teodoro Locsin (8/4) khẳng định Mỹ sẽ là đồng minh quân sự duy nhất của nước này và “chúng ta không cần thêm ai khác”.
Thứ hai, Mỹ cam kết sẽ đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Chỉ huy Lực lượng viễn chinh 3 của Mỹ đóng tại Nhật Bản Eric Smith (12/4) phát biểu tại cuộc họp báo sau lễ kết thúc cuộc tập trận chung Vai kề vai cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục bay qua, đi thuyền qua và hoạt động bất kỳ nơi nào luật pháp cho phép. Ông Smith đưa ra tuyên bố trên một ngày sau khi Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố Bắc Kinh hy vọng “các lực lượng không thuộc khu vực” sẽ kiềm chế “gây rối” ở Biển Đông.
Trong những năm gần đây, Mỹ liên tục tiến hành các hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOP) và thách thức yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền và tự do hàng hải ở Biển Đông, Mỹ luôn phản đối các tuyên bố chủ quyền, hành động gây hấn và phát triển quân sự của Trung Quốc. Thái độ của Mỹ về tranh chấp tại Biển Đông tương đối nhất quán: Trung lập trong tranh chấp về chủ quyền và ủng hộ tự do lưu thông hàng hải; phản đối các hành động bá chiếm, tự phân định ranh giới các vùng biển; kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp quốc tế, phản đối việc đe doạn sử dụng hoặc sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào, phản đối bất kỳ sự can thiệp trái phép nào vào các hoạt động kinh tế; kêu gọi Trung Quốc và các nước ASEAN tuân theo tinh thần của tuyên bố chung về ứng xử Biển Đông (DOC) và tự kiềm chế. Tuy nhiên, trước những hành động phi pháp gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông như quân sự hóa, cải tạo phi pháp các đảo nhân tạo, khiến Mỹ đã có những phản ứng cứng rắn hơn và có những biện pháp kiềm chế Trung Quốc bằng cách tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực Biển Đông, tiến hành tập trậ với các nước trong khu vực. Giai đoạn hiện nay Mỹ thường: (1) Ủng hộ thiết lập cơ chế an ninh vùng để ngăn chặn hành động dùng vũ lực; (2) Tiếp tục đảm bảo sự hiện diện quân sự và tham gia gây ảnh hưởng đến các sự kiện xảy ra trong vùng; (3) Giữ vai trò người cân bằng lực lượng bên ngoài bằng cách hỗ trợ những nước khác yếu hơn trong khu vực làm đối trọng với sự gia tăng quyền lực của đối thủ tiềm năng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. (4) Đẩy mạnh các hoạt động FONOP trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo, đá Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp ở cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thứ ba, răn đe, cảnh cáo các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển quanh đảo Thị Tứ nói riêng và trên Biển Đông nói chung. Từ cuối năm 2018 đến nay, Trung Quốc được cho là đã liên tục điều hàng trăm tàu dân quân biển bao vây vùng biển và bãi cạn xung quanh đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, song đang bị Philippines chiếm đóng trái phép. Hành động trên của Trung Quốc nhằm thăm dò phản ứng của Mỹ và các nước liên quan trước khi tiến hành các hoạt động trái phép ở Biển Đông, có thể là sử dụng vũ lực đánh chiếm đảo Thị Tứ cũng như các bãi cạn không có người ở. Chính vì vậy, nội dung tập trận của Mỹ và Philippines bao gồm các khóa mục như đánh chiếm đảo, bảo vệ sân bay… nhằm “nhắc nhở” Trung Quốc chớ có liều lĩnh khiêu khích giới hạn đỏ của Mỹ và Philippines. Theo đó, quân đội Mỹ và Philippines (9/4) đã tiến hành cuộc tập trận tái chiếm sân bay trên đảo Lubang, nằm sát biển. Đây là lần đầu tiên 2 nước thực hiện cuộc tập trận như vậy. Cuộc tập mô phỏng tình huống một cường quốc nước ngoài đã giành quyền kiểm soát một hòn đảo ở Philippines, chiếm sân bay trên đảo. Liên quân Mỹ - Philippines sẽ tái chiếm sân bay và giành lại quyền kiểm soát toàn bộ đảo. Thiếu tá Christopher Bolz, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Mỹ tham gia lập kế hoạch tập trận trên cho biết, nếu Philippines có bất kỳ hòn đảo nào bị nước ngoài chiếm đóng, thì đây chắc chắn là một đợt thử nghiệm có thể sử dụng trong tương lai. Tôi nghĩ rằng kịch bản này rất thực tế, đặc biệt là đối với quốc đảo như Philippines.
Đáng chú ý, Tổng thống Philippines Duterte (5/4) đã cảnh báo sẽ sử dụng “quân cảm tử” chiến đấu với Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Rodrigo Duterte doạ sẽ gửi binh sĩ đến đảo Thị Tứ để ngăn chặn nếu các tàu của Trung Quốc không dừng việc vây hãm xung quanh.
Thứ tư, tái khẳng định chủ quyền của Philippines đối với bãi cạn Scarborough. Trong khuôn khổ của cuộc tập trận, tàu đổ bộ Mỹ USS Wasp cùng chiến đấu cơ tàng hình tối tân F-35B (10/4) diễn tập gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Bãi cạn thực chất là một đảo san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi, nằm giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon của Philippines ở Biển Đông. Bãi này cách vịnh Subic 123 hải lý (198 km) và đảo Luzon 137 hải lý (220 km) về phía Tây và cách lãnh thổ Trung Quốc hơn 800 km. Bãi cạn được tạo thành từ một chuỗi rạn san hô và đá có hình tam giác với chu vi 55 km và tổng diện tích (gồm cả vùng nước cạn) là 150 km2. Phá nước nông có diện tích 130 km2 và độ sâu 15 m. Bãi cạn nhô lên từ đồng bằng biển thẳm sâu 3.500 m. Một vài hòn đá, trong đó có hòn mà Trung Quốc gọi là Nam nham, cao từ 0,5 đến 3 m; nhiều rạn đá ngầm chìm dưới nước khi thủy triều lên. Gần cửa vào của phá nước có một phế tích của tháp sắt cao 8,3 m do Hải quân Philippines dựng lên vào năm 1965. Philippines khẳng định bãi cạn nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của nước này, theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng đây là một phần lãnh thổ của nước này, ít nhất là từ thế kỷ XIII, và họ còn đưa ra các bản đồ cổ làm bằng chứng. Hiện Trung Quốc giành quyền kiểm soát thực thể này từ Philippines hồi năm 2012.

Phô diễn sức mạnh Hải quân: TQ muốn gửi thông điệp gì tới cộng đồng quốc tế

Ngày 23/4, Trung Quốc sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập hải quân nước này. Tại sự kiện này, Trung Quốc sẽ trưng ra các tàu chiến mới bao gồm hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, các loại tàu ngầm hạt nhân mới, các loại tàu khu trục mới, cũng như các máy bay chiến đấu.
Tàu sân bay nội địa Type 001A của Trung Quốc
Lễ kỷ niệm hoành tráng
Phát biểu tại thành phố Quỳnh Dao, Phó Đô đốc Hải quân Trung Quốc Khâu Diên Bằng (20/4) cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự và chỉ đạo Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân Trung Quốc. Tại cuộc thao diễn lần này nhiều hoạt động sẽ diễn ra mà trung tâm là một cuộc duyệt binh lớn trên biển sẽ được tổ chức với sự tham gia của các binh chủng của hải quân Trung Quốc và nhiều hạm tàu của hải quân các nước. Ông Khưu cho biết, các hạm tàu của Trung Quốc tham gia duyệt binh gồm 32 chiếc, chia thành 6 biên đội: tàu ngầm, tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu đổ bộ, tàu tiếp tế hậu cần và biên đội tàu sân bay. Có 39 máy bay các loại tham gia cuộc duyệt binh được chia thành 10 tốp, gồm: máy bay báo động sớm, máy bay trinh sát,máy bay tuần tra săn ngầm, máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay cất hạ cánh trên tàu sân bay và máy bay lên thẳng trên hạm.
Cuộc duyệt binh của máy bay và hạm tàu hải quân các nước lần này sẽ diễn ra ngày 23/4/2019 trên vùng trời, vùng biển Thanh Đảo và phụ cận; lực lượng tham gia duyệt binh của Trung Quốc có tàu sân bay Liêu Ninh, các tàu ngầm kiểu mới, tàu khu trục, tàu hộ vệ tàu đổ bộ và máy bay, trong đó có một số loại lần đầu tiên được công khai. Ngoài lực lượng của Trung Quốc, tham gia đội hình duyệt binh còn có gần 20 tàu chiến của hơn 10 nước như Nga, Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Nhật, Philippines, Pháp, Pakistan, Hàn Quốc...với các loại tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu đổ bộ, đại diện cho lực lượng trên biển của các nước, trong đó không có Mỹ.
Hiện chưa rõ thông tin về tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc - Type 001A, được cho là chế tạo hoàn toàn trong nước, sẽ tham gia buổi lễ diễu binh hay không. Vài ngày trước, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã phát các hình ảnh về các cuộc diễn tập trên biển. Theo ông Khâu, các lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ không phải là mối đe dọa với bất kỳ nước nào, đồng thời không có ý định làm “bá chủ”. Song, Bắc Kinh vẫn cần phải cảnh giác và duy trì năng lực phòng vệ chủ quyền trên biển.
Đây là cuộc duyệt binh thứ năm do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giám sát kể từ khi ông nhậm chức năm 2012, cũng là sự kiện kỷ niệm 70 thành lập lực lượng hải quân Trung Quốc. Ngoài cuộc duyệt binh trên biển này, các hoạt động của hải quân các nước chúc mừng 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc sẽ diễn ra từ ngày 22 - 25/4 tại vùng trời, vùng biển Thanh Đảo và phụ cận với sự tham gia của đoàn đại biểu hải quân hơn 60 nước, trong đó hơn 30 nước cử người lãnh đạo chủ chốt của hải quân đến tham dự. Cùng thời gian trên, tại Thanh Đảo tổ chức cuộc hội thảo cấp cao với sự tham dự của các đoàn đại biểu hải quân các nước và tùy viên quân sự, quốc phòng các nước tại Trung Quốc. Ngoài ra, tại Quảng trường Ngũ Tứ, Thanh Đảo còn tổ chức biểu diễn quân nhạc và lễ hội ánh sáng. Hải quân các nước còn tổ chức thi chạy xuồng trên biển và các hoạt động giao lưu thi đấu thể thao các môn bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, kéo co.
Thông điệp của Trung Quốc tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân
Thứ nhất, tuyên truyền về năng lực hải quân, tìm cách đẩy mạnh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người dân trong nước nhằm định hướng dư luận, tránh để người dân cảm thấy thất vọng về chính sách, biện pháp bảo vệ “chủ quyền” mà Trung Quốc vẫn tuyên truyền bấy lâu nay.
Thứ hai, răn đe một số nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản không được can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Việc Trung Quốc huy động một số lượng lớn các tàu chiến hiện đại tập trận nhằm thể hiện sức mạnh và năng lực hải quân trước các cường quốc trên thế giới. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng muốn gửi thông điệp tới cộng đồng quốc tế rằng “Trung Quốc có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền ở khu vực này, Mỹ và các nước hãy rè chừng khi muốn can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông”.
Thứ ba, ngầm cảnh cáo một số nước có tồn tại tranh chấp “chủ quyền” ở Biển Đông với Trung Quốc, hãy “cân nhắc” lại năng lực quốc phòng trước khi tìm kiếm các giải pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Thứ tư, quảng bá về năng lực và trình độ khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, qua đó tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc.
Một số nhận định, đánh giá ban đầu của giới truyền thông và chuyên gia, học giả quốc tế
Trang tin Đa Chiều cho biết, đây là cuộc duyệt binh trên biển lớn nhất của Trung Quốc, vượt xa quy mô cuộc duyệt binh 10 năm trước đây; so với cuộc duyệt binh năm 2009 nhân kỉ niệm 60 năm thành lập Hải quân thì lần này có thêm hải quân 2 nước tham gia là Nhật Bản và Philippines, 1 nước lần trước tham gia nhưng lần này từ chối, không cử tàu đến là Mỹ. Đa Chiều cho rằng, điều này có thể là sự phản ánh sự thay đổi trong quan hệ quốc tế và mức độ tin cậy lẫn nhau về an ninh giữa các nước với Trung Quốc.
Trong khi đó, giới chuyên gia, nhà phân tích quân sự nhận định cuộc duyệt binh “sẽ phản ánh khả năng chiến đấu thực sự của hải quân” Trung Quốc. Chuyên gia Tống Trung Bình của Trung Quốc cho rằng, với rất nhiều đội tàu nước ngoài tham gia lễ kỷ niệm, cuộc diễu hành nên có sự xuất hiện của các tàu chiến đang hoạt động và sẵn sàng chiến đấu. Cuộc duyệt binh nhằm mục đích cho thấy khả năng chiến đấu của hải quân Trung Quốc, nhưng tàu Type 001A chưa chính thức đi vào hoạt động vì chưa sẵn sàng chiến đấu. Cùng quan điểm trên, chuyên gia Antony Wong cho rằng tàu Type 001A vẫn cần trải qua nhiều cuộc thử nghiệm trên biển để kiểm tra khả năng chiến đấu thực sự, bởi Trung Quốc hiện chưa kiểm chứng được điều này.
Về việc Mỹ từ chối lời mời của Trung Quốc, không cử tàu chiến tới tham gia cuộc duyệt binh này mặc dù 10 năm trước họ đã cử tàu khu trục tên lửa dẫn đường Arleigh Burke tham gia cuộc duyệt binh nhân 60 năm thành lập hải quân Trung Quốc; Đa Chiều cho biết, Nhà Trắng đã phản đối cử tàu, chỉ cử tùy viên quốc phòng tại Bắc Kinh tham gia hoạt động với phạm vi hạn chế. Về lý do, Đa Chiều cho biết, một nguồn tin truyền thông Mỹ tiết lộ do chính phủ Mỹ lo ngại Trung Quốc lợi dụng việc tàu Mỹ tới Trung Quốc tham gia cuộc duyệt binh để nâng cao địa vị quốc tế. Trong khi đó, ông Ni Lexiong, chuyên gia hải quân tại Thượng Hải nhận định, việc Mỹ không tham gia cho thấy Washington coi Bắc Kinh là đối thủ thực sự và đang sử dụng mọi cách để ngăn chặn Trung Quốc, bao gồm cả hoạt động giao lưu quân sự giữa hai phía. Tuy nhiên, Trung Quốc có biện pháp đối phó, đó là mời Nhật Bản, cho thấy Bắc Kinh hy vọng cải thiện quan hệ song phương với Tokyo để chống lại một nước Mỹ không thân thiện.
Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Nghê Phong nhận định, một thập kỷ trước, các tàu chiến Mỹ tham gia các sự kiện tương tự nhưng “nay suy nghĩ của người Mỹ đã thay đổi”; cho rằng năng lực của Trung Quốc và của hải quân chúng ta đã gia tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Nay Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược, vì thế họ quyết định chứng tỏ rằng họ không sẵn lòng hỗ trợ Hải quân Trung Quốc nữa. Ông Nghê Phong còn cho rằng quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là yếu tố quan trọng góp phần củng cố quan hệ tổng thể giữa hai quốc gia, khi hai bên nỗ lực giữ các xung đột và đối đầu quân sự trong vòng kiểm soát, nhưng điều đó không có nghĩa là quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ hải quân Trung Quốc.
Thời báo Hoàn cầu lại cho rằng, không có gì đáng ngạc nhiêm khi Mỹ không cử hạm đội tàu chiến tham gia vào các hoạt động của hải quân Trung Quốc bởi đây là chính sách Lầu Năm Góc đã thực hiện gần 2 năm qua. Vào ngày 23/5/2018, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố rút lời mời Trung Quốc tham dự cuộc diễn tập quân sự liên hợp Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC 2018 với lý do quân sự hóa biển Đông. Hoàn cầu còn dẫn lời một chuyên gia giấu tên chia sẻ, đây là một hoạt động hải quân đa quốc gia nên việc Mỹ đến hay không thì cũng không có bất kỳ tác động nào đến hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân Hải quân Trung Quốc bởi xét trên mối quan hệ quân sự song phương, bất kỳ trao đổi nào cũng không phải là món quà từ Mỹ dành cho Trung Quốc; đồng thời đánh giá Mỹ cử tàu chiến tham dự sẽ tăng cường hình ảnh quốc tế của Trung Quốc là lí do vô cùng lố bịch, thiếu căn cứ. Hình ảnh quốc tế của Trung Quốc là do chính người Trung Quốc xây dựng và uy tín được nâng cao thông qua những lần hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi. Sự trao đổi quân sự giữa hai nước là lợi ích của cả hai bên, giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, ngăn ngừa phát sinh những hiểu lầm, phán đoán sai. Quân đội Mỹ giảm sự tương tác với quân đội Trung Quốc sẽ làm giảm cơ hội hiểu biết hải quân Trung Quốc. Điều này cho thấy một số người Mỹ đang khư khư giữ tư duy Chiến tranh Lạnh, coi Trung Quốc là kẻ thù tưởng tượng, là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Trên thực tế, tư duy Chiến tranh Lạnh không có lợi cho quan hệ Trung-Mỹ, cũng không có lợi cho hòa bình ổn định của thế giới; đồng thời cáo buộc thời gian gần đây Bộ Ngoại giao Mỹ đang có hành động bôi nhọ Trung Quốc và phát biểu một số nhận xét sai lầm vô trách nhiệm.
Tờ Washington Free Beacon cũng nói rằng lời mời của phía Trung Quốc là nhằm sử dụng sự hiện diện của tàu chiến Mỹ để củng cố vị thế quốc tế của hải quân Trung Quốc và việc Mỹ quyết định không tham gia diễu binh ở Trung Quốc có thể dẫn đến chuyện các đồng minh hủy bỏ kế hoạch tham gia. Hoặc ít nhất cũng hủy bỏ phần cử tàu đến, chỉ phái quan sát viên. Trước đó, ông Jimmy Farnyl, quan chức phụ trách tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) cho rằng, Mỹ từ chối cử tàu tham gia là muốn gửi đi thông điệp: nếu tàu chiến Mỹ có mặt “sẽ khiến cho các hành động bất lương trên biển của Trung Quốc trở nên hợp pháp hóa và cũng là sự ngầm đả phá quyết định của Mỹ hủy bỏ lời mời phía Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương năm 2018”. Thượng nghĩ sĩ James Inhofe - Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cũng đánh giá cao quyết định này của Nhà Trắng, khi cho rằng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương cần sự hiện diện của tàu chiến và thủy thủ đoàn Mỹ, hải quân Mỹ cũng đang bận rộn đối phó với những thách thức từ sự khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông và những khó khăn lớn khác trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc nên không thế phân tán lực lượng chỉ vì tham dự hoạt động kỷ niệm này.

TQ sẽ phóng thêm nhiều vệ tinh lên quỹ đạo trái đất trong năm 2019

Chuyên gia thiết kế của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc cho biếtTrung Quốc sẽ thường xuyên phóng vệ tinh trong năm nay 2019 sau khi nước này vừa phóng thành công vệ tinh thứ 44 trong Hệ thống định vị Bắc Đẩu (BDS) lên quỹ đạo Trái Đất hôm 20/4.
Vệ tinh được tên lửa đẩy Trường Chinh-3B phóng vào không gian lúc 22 giờ 41 phút ngày 20/4 giờ địa phương (tức 21 giờ 41 phút cùng ngày giờ Hà Nội). Sau khi trải qua các cuộc thử nghiệm trên quỹ đạo, vệ tinh này sẽ phối hợp với 18 vệ tinh BDS-3 khác theo quỹ đạo tầm trung và một vệ tinh theo quỹ đạo địa tĩnh của Trái Đất. Đây là vệ tinh thứ 44 thuộc của Hệ thống định vị Bắc Đẩu (BDS) và là vệ tinh BDS-3 đầu tiên hoạt động theo quỹ đạo địa tĩnh của Trái Đất.
Một nhà thiết kế vệ tinh BDS-3, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc cho biết: “Khi vệ tinh đi vào quỹ đạo, khả năng cung cấp dịch vụ cũng như độ chính xác của hệ thống này sẽ được cải thiện đáng kể không chỉ cho Trung Quốc, các khu vực xung quanh cũng như khu vực Vành đai và Con đường. Chúng tôi cũng sẽ thường xuyên phóng vệ tinh trong năm nay. Chúng tôi dự định sẽ chính thức ra mắt toàn cầu mạng lưới của hệ thống BDS-3 vào năm 2020”.
Vụ phóng vệ tinh này là sứ mệnh thứ 302 của dòng tên lửa Trường Chinh và là sứ mệnh thứ 100 của loại tên lửa Trường Chinh-3B. Cho tới nay, có tổng cộng 4 vệ tinh thử nghiệm Bắc Đẩu và 44 tên lửa BDS đã được đưa lên quỹ đạo thông qua 36 sứ mệnh của tên lửa Trường Chinh-3A và Trường Chinh-3B. Vụ phóng tối 20/4 đánh dấu lần ra mắt đầu tiên của BDS trong năm 2019. Dự kiến sẽ có khoảng 8 đến 10 vệ tinh BDS ​​sẽ được phóng vào không gian trong năm nay.

TQ chuẩn bị đưa tàu sân bay Type 001A vào sử dụng

Truyền thông Trung Quốc mới đây đăng hình ảnh tàu sân bay Type 001A đang được hoàn thiện một số hạng mục cuối cùng trước khi đưa vào sử dụng tại nhà máy đóng tàu ở tại thành phố cảng Đại Liên, miền Bắc Trung Quốc.
Tàu sân bay Trung Quốc Type 001 đang trong công đoạn hoàn thiện
Theo nhận định của giới chuyên gia, qua bức ảnh trên cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực để chiếc tàu sân bay thứ 2 mới của Trung Quốc sẵn sàng ra khơi đúng dịp lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10/2019. Bức ảnh tàu sân bay Type 001A cho thấy sự tiến bộ nhanh chóng của công nghiệp đóng tàu Trung Quốc. Giàn giáo được rỡ bỏ hoàn toàn. Công nhân đang phủ mặt sàn bằng lớp sơn ma sát cao. Bốn năm sau khi bắt đầu triển khai đóng Type 001A và một năm sau khi tàu hoàn thành các thử nghiệm ban đầu trên biển, hàng không mẫu hạm tự đóng của Trung Quốc đã sẵn sàng rời cảng và có khả năng sớm đưa vào khai thác sử dụng.
Khả năng chiếc Type 001A sẽ được đưa vào biên chế trước lễ kỷ niệm ngày thành lập nước Trung Quốc tháng 10/2019. Sau khi được đưa vào hạm đội, Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu hai tàu sân bay, ngang hàng với Hải quân Hoàng gia Anh. Type 001A không phải là tàu sân bay hiện đại như hàng không mẫu hạm Mỹ. Đây chỉ là bản sao được nâng cấp hiện đại hóa của tàu sân bay Liêu Ninh.
Tàu sân bay Type 001A đã trải qua 4 chuyến thử nghiệm trên biển sau khi được hạ thủy tháng 4/2017. Được biết, Liêu Ninh và Type 001A sẽ tham gia cuộc duyệt binh ngày 23/4 ngoài khơi Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập lực lượng hải quân Trung Quốc. Chuyên gia Li Jie nói trước khi Type 001A đi vào biên chế, Trung Quốc phải huấn luyện phi công về kỹ năng cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay. Trang mạng Guancha.cn nhận định, tàu chiến này hình như đang trong tư thế sẵn sàng được đưa vào hoạt động, sau khi trải qua 4 chuyến thử nghiệm trên biển kể từ khi được hạ thủy vào tháng 4/2017. Trong khi đó, theo báo South China Morning Post, có nhiều khả năng chương trình diễn tập của tàu Liêu Ninh sẽ bao gồm thử nghiệm máy bay chiến đấu J-15, để bảo đảm máy bay chiến đấu này có thể sẵn sàng tác chiến.
Trong khi đó, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA, 1/2019)  nhận định tàu sân bay hiện có trong biên chế của hải quân Trung Quốc và các tàu sân bay tiếp theo được lên kế hoạch từng bước mở rộng vùng phòng không và tác chiến biển, mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân Trung Quốc từ một lực lượng ven biển thành lực lượng đại dương, hỗ trợ cho các hoạt động của các nhóm tàu chiến đấu trên vùng biển xa. Tàu Liêu Ninh và Type 001A không có máy phóng hơi nước mà các tàu sân bay Mỹ sử dụng để các phương tiện bay hạng nặng cất cánh. Thay vào đó, các máy bay chiến đấu xuất kích vào không trung bằng cầu nhảy. Phương pháp phóng cầu nhảy làm giảm hiệu quả tác chiến của J-15. Theo nhận xét của DIA, nhằm thay thế cho máy bay AEW&C, hải quân Trung Quốc sử dụng các máy bay trực thăng Z-18J và Ka-31 mang radar kiểm soát, giám sát và cảnh báo trên không. Các trực thăng đặc chủng này “cung cấp cho cụm tàu sân bay tấn công một hệ thống AEW&C trên biển cho đến khi có được các tàu sân bay mới, được trang bị máy phóng hiện đại, cho phép máy bay AEW&C cánh cố định cất cánh”. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc đang phát triển một máy bay không người lái động cơ phản lực, có khả năng mang theo một khối lượng tải trọng hữu ích lớn, nhưng chiếc drone này cũng không tương thích với các tàu sân bay Type 001 và Type 001A.
Trung Quốc đã toan tính sẽ xây dựng ít nhất 6 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2035, gồm 4 tàu sân bay hạt nhân. Theo giới truyền thông, các tàu sân bay mới của Trung Quốc thậm chí sẽ được trang bị phần cứng có thể gần tương đương các siêu cường hàng đầu thế giới về công nghệ siêu hàng không mẫu hạm, nhằm sánh ngang với Mỹ. Một số thiết bị được giới quân sự Trung Quốc quảng bá có thể có mặt trên tất cả tàu sân bay mới của Trung Quốc là máy phóng điện từ, tương tự siêu tàu sân bay lớp Ford của Mỹ. Hệ thống máy phóng điện từ có thể phóng máy bay nhanh và êm hơn so với hệ thống phóng thủy lực. Một cựu sỹ quan của hải quân Trung Quốc cho biết tàu sân bay hạt nhân của Trung Quốc với hệ thống máy phóng điện từ dự kiến gia nhập hải quân vào năm 2035, nâng tổng số tàu sân bay lên ít nhất 6 tàu, mặc dù chỉ có 4 tàu sẽ hoạt động ở khu vực tiền tuyến. Trung Quốc hiện đang rất muốn mở rộng các nhóm tác chiến tàu sân bay để hiện thực hóa tham vọng hải quân toàn cầu và bảo vệ lợi ích đang tăng ở nước ngoài.
Theo kế hoạch, quân đội Trung Quốc dự định vận hành 4 nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân ở tiền tuyến vào năm 2035. Type-001A và Type-002 sẽ trở thành những hàng không mẫu hạm tạm thời, trong khi chờ tàu sân bay hạt nhân đi vào hoạt động. Tàu sân bay Liêu Ninh sẽ được thay thế bằng Type-001A vào năm 2035.
Đáng chú ý, truyền thông Trung Quốc gần đây tiết lộ thông tin, Bắc Kinh đang bắt đầu chế tạo tàu sân bay thứ ba và cũng là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc. Theo thông tin trên, tàu sân bay này của Trung Quốc vẫn sử dụng lối thiết kế của tàu Liêu Ninh, song hệ thống động cơ được thay từ diezel sang năng lượng hạt nhân và lượng giãn nước lơn hơn so với tàu Liêu Ninh từ 10.000 - 80.000 tấn. Tàu sân bay mới sẽ có boong tàu nhỏ hơn Liêu Ninh và Type-001A, một phần đài chỉ huy sẽ được lắp dưới boong tàu.
Tuy nhiên, so với Mỹ và các cường quốc khác như Nga, Anh, Nhật Bản thì Trung Quốc mới chỉ tiếp cận công nghệ chế tạo tàu sây bay. Điều đáng nói là công nghệ này không phải do Trung Quốc tự nghiên cứu mà nó được học mót từ Nga và các công nghệ hiện nay của Bắc Kinh còn lạc hậu hơn rất nhiều so với Mỹ và các nước phát triển khác. Một vấn đề khác mà Trung Quốc gặp phải là việc chế tạo một tàu sân bay có khả năng mang theo nhiều máy bay tấn công khác hẳn với việc sở hữu một cụm tàu tấn công bao gồm một tàu sân bay và một loạt tàu ngầm, tàu nổi như tàu khu trục, tàu hành trình, hậu cần cùng với sức mạnh đường hàng không đến từ hỏa lực phòng không, sức mạnh chống ngầm, cảnh báo sớm, chế áp điện tử. Không có những thành tố này, tàu sân bay sẽ rất dễ bị tấn công và tiêu diệt. Tuy nhiên, năng lực tác chiến chống ngầm của Trung Quốc vẫn còn hạn chế, đồng nghĩa tàu sân bay dễ trở thành mục tiêu tấn công của ngư lôi đối phương.

Powered by Blogger.