Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Tức và Bình luận

Friday, December 21, 2018 //
All blogs

Phụ nữ Việt vẫn bị bán sang Trung Quốc

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 1 hour ago
*Thanh Trúc * *Theo *RFA [image: Một phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc được giải cứu hôm 22/11/2018] Một phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc được giải cứu hôm 22/11/2018 - AFP Theo Blue Dragon Việt Nam, một tổ chức thiện nguyện nước ngoài ở Hà Nội, đã có 400 nạn nhân phần lớn là phụ nữ hay thiếu nữ bị bán sang Trung Quốc rồi bị ép vào đường mãi dâm hay lấy chống bản xứ, được Blue Dragon giải cứu đưa về Việt Nam từ năm 2007. Trong khi đó theo tin AFP trích dẫn số liệu của tổ chức ngoài chính phủ NGO Plan International ở Việt Nam thì 3.000 vụ buôn người sang biên giới Trun... more »

Chống tham nhũng: Niềm tin bị xói mòn

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 1 hour ago
*Thanh Trúc * *Theo *RFA [image: Các bạn trẻ Hà Nội sử dụng internet tại một quán cà phê vỉa hè.] Các bạn trẻ Hà Nội sử dụng internet tại một quán cà phê vỉa hè - AFP Một ngày trước Ngày Quốc Tế Phòng Chống Tham Nhũng, Việt Nam công bố hai đường dây nóng và một địa chỉ điện thư để dân gọi vào tố cáo những hành vi tham ô hối lộ của người thi hành công vụ. Hai số điện thoại mà Cục Phòng Chống Tham Nhũng, Thanh Tra Chính Phủ cho công bố vào ngày 19 tháng Mười Hai, là 08048228 gọi trong giờ hành chính và số di động để lưu tin nhắn là 091115616. Cùng với hai số trên, việc tố giác t... more »

Luật An ninh mạng tiếp tục gặp nhiều chỉ trích ngay trước thềm năm mới 2019

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 1 hour ago
*Theo *RFA [image: Biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh phản đối dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng hôm 10/6/2018] Biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh phản đối dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng hôm 10/6/2018 - AFP Chỉ khoảng 2 tuần trước thềm năm mới 2019 và cũng là thời điểm Luật An ninh mạng của Việt Nam chính thức đi vào hiệu lực, nhiều tiếng nói chỉ trích, bày tỏ lo lắng về bộ luật này lại được dấy lên trong và ngoài Việt Nam. Vào một buổi sáng một ngày giữa tháng 12/2018, chúng tôi tìm đến các quán cafe ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nơi người dân thường đến uống cà phê... more »

‘Việt Nam nhận 15,9 tỷ USD kiều hối năm 2018’: Thực hay giả?

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 2 hours ago
*Phạm Chí Dũng * *Theo blog* VOA [image: Hình minh họa.] Hình minh họa. Một hiện tượng tiền tệ và có thể mang cả tính chính trị rất đáng mổ xẻ và truy xét về nguồn cơn thật sự của nó đã hiện ra: trong hai năm 2017 và 2018, Ngân hàng thế giới đã làm thay phần việc của các cơ quan Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước… ở Việt Nam trong việc công bố kết quả kiều hối về Việt Nam mỗi năm. *Ngân hàng thế giới làm thay cho Việt Nam?* Trong lúc các cơ quan ‘có trách nhiệm’ của Việt Nam vẫn như cấm khẩu trong cả hai năm trên, thì Ngân hàng thế giới đều đặn công bố “N... more »

Quyền lực bất chính (phần 1)

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 2 hours ago
*Phạm Phú Khải * *Theo blog *VOA [image: Tập Cận Bình tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc bắt đầu cải cách.] Tập Cận Bình tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc bắt đầu cải cách. Trong bài phát biểu tại hội nghị APEC, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh nhu cầu hợp tác toàn cầu và thương mại quốc tế, xác định rằng không có vấn đề gì là không thể giải quyết bằng cách tham khảo nhau. Ông Tập nhận xét: “Lịch sử cho thấy sự đối đầu, qua hình thức chiến tranh lạnh, nóng hay chiến tranh thương mại, sẽ không tạo ra người thắng cuộc”. Ông Tập dạy đời rằng thế giới cần “khai dụng sức mạnh của nh... more »

Giai đoạn 3 ‘đốt lò’ và hiện tượng ‘ruồi’ chết treo (Phần 1)

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 2 hours ago
*Thường Sơn * *Theo* VNTB *Giai đoạn 3 ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng - khởi sự từ tháng 10 năm 2018 và trở nên nóng bỏng đặc biệt sau cái chết của Trần Đại Quang.* Nhiều cái chết khác, nhưng không phải ‘tự chết’ mà là chết treo, cũng đã hiện ra. Vào tháng Giêng năm 2018, có một trường hợp tự treo cổ là ông Nguyễn Hồng Lâm - Phó bí thư, Chủ tịch huyện Quốc Oai ở Hà Nội. Sau đó liên tiếp trong hai tháng Tư và Năm của năm 2018, đã có hai quan chức Việt Nam tìm đến cái chết một cách hết sức bất thường, chính thức mở màn cho phong trào tự sát quan chức của năm này. Vào cuối tháng Tư... more »

TS Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu): 'Tôi chỉ là người nhận thức được chân lý'

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 2 hours ago
*Tâm Don * *Theo *VNTB *Cuốn sách Chia Tay Ý Thức Hệ của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, tức Hà Sĩ Phu, được Tự Do Xuất Bản ấn hành đang gây xôn xao cộng đồng mạng. Rất nhiều người quyết tâm lùng mua bằng được cuốn sách có giá trị này. Và Việt Nam Thời Báo đã có cuộc chuyện trò với nhà bất đồng chính kiến này xung quanh cuốn sách để đời của ông.* TS Hà Sĩ Phu. *VNTB: Cuốn sách Chia Tay Ý Thức Hệ đối với ông, là một đứa con tinh thần hay là một sản phẩm trân quý?* *TS Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu:* Những bài tôi viết ra đều là từ tim óc của mình mong góp chút nhận thức để làm tốt xã hội, để ... more »

Đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ nói sẽ lên tiếng, kêu gọi giúp đỡ những TNLT

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 2 hours ago
*Minh Hải * *Theo *VNTB Vào ngày 14/12/2018 vừa qua, đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ với một số thân nhân Tù nhân lương tâm (TNLT) để lắng nghe những khó khăn của người tù đang thi hành án tại các trại giam, qua đó thể hiện sự quan tâm của quốc tế đối với tình hình nhân quyền Việt Nam… [image: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj0WVGgS_YX8Q9l6wXLtpUdrGeAL9A8HwqodoEMYUjNp8cFucOGdBFX3ccP5m2tw2Af82BeAx9LB49IwwtBzaqT6locrxaHsOeyP20uLkoxoCSIRinQKW8fbdf2S2OR25Y64TdNXx9dK-Q/s1600/H%25C3%25ACnh.+Th%25C3%25A2n+nh%25C3%25A2n+c%25E1%25BB%25A7a+m%25E1%25BB%2599t+s%25E1%25BB%2591+TNLT+g%25E1%25BA%25B7p+g%25E1%25BB%25A1+%25C... more »

Danh dự của một chính khách đảng viên cộng sản?

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 3 hours ago

*Trúc Giang * *Theo *VNTB Nhận xét về huấn luyện viên Park Hang-seo, bầu Đức nói: “Chuyên môn của ông ấy thì ai cũng biết rồi. Tôi chỉ nói rằng ông ấy là người rất tốt, phúc hậu và luôn làm việc bằng chính danh dự của mình”. Thế thì danh dự của một chính khách là đảng viên cộng sản ở Việt Nam có được coi trọng? Vị chính khách mà người viết muốn nói đến chính là đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hôm 20-12, báo chí đồng loạt đưa tin bằng Quyết định 1758/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm ông Đỗ Ngọc Huỳnh, Vụ trưởng Vụ Thư ký - Biên tập, Văn phòng Chính phủ, giữ chức Trợ lý... more »

Yêu sách 8 điểm và 1 điểm ôn cố duy tân

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 3 hours ago
*Ánh Liên * *Theo *VNTB Một yêu sách 8 điểm năm 2018 được các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân tham gia trong lĩnh vực xã hội dân sự tung ra. Yêu sách 8 điểm này nêu ra những yêu cầu căn bản và thiết thực về quyền tự do dựa trên luận điểm 'dân quyền độc lập, dân tộc tự do, dân sinh hạnh phúc', và quan điểm của chính ông Hồ Chí Minh về việc 'nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì'. Bản yêu sách 8 điểm 2019 được đăng tải trên trang boxitvn. Thực ra, nhu cầu ôn cố tri tân luôn là một truyền thống dài hơi ở một đất nước mà kinh nghiệm... more »

Về hai 'vật thể lạ của nước ngoài lạc' vào lãnh hải Việt Nam

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 9 hours ago
*Trần Thị Hải Ý * *Theo *DLB Trong cùng ngày 19/12/2018, mạng xã hội đưa tin kèm hình ảnh 2 “vật thể lạ” xuất hiện trong lãnh hải Việt Nam: Một ở miệt biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình và một ở miệt biển huyện Phú Yên, tỉnh Khánh Hoà. *A-.* Liên quan đến “vật thể lạ màu đỏ có hình dáng giống như ngư lôi”, Ban chỉ huy Quân sự huyện Quảng Trạch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình và Quân khu 4 cho biết đây là “thiết bị đo lường dưới biển chứ không phải bom hay ngư lôi”; còn ông Nguyễn Đức Hiền – chủ tịch UBND xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch) trả lời phóng viên VTC News rằng n... more »

Mỹ cân nhắc rút 5.000 binh sĩ khỏi Afghanistan

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 9 hours ago
*Theo *VOA [image: Các binh sĩ Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Afghanistan] Các binh sĩ Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Afghanistan Tổng thống Donald Trump đang lên kế hoạch rút hơn 5.000 trong số 14.000 binh sĩ Mỹ ở Afghanistan, một quan chức Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Năm, 20/12. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy ông Trump ngày càng mất kiên nhẫn về cuộc chiến dài nhất của Mỹ cũng như các hoạt động can thiệp quân sự khác ở nước ngoài. Hôm 19/12, ông Trump bác bỏ ý kiến của các cố vấn hàng đầu và quyết định rút toàn bộ binh sĩ Mỹ ra khỏi Syria, một quyết định đã góp phần khiến Bộ trưởng Quốc phò... more »

Nhà hoạt động bị truy nã Nguyễn Văn Tráng: ‘không chống chính quyền nhân dân’

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 9 hours ago
*Theo *VOA [image: Nhà hoạt động Nguyễn Văn Tráng và quyết định truy nã của Công an Thanh Hóa.] Nhà hoạt động Nguyễn Văn Tráng và quyết định truy nã của Công an Thanh Hóa. Nguyễn Văn Tráng, nhà hoạt động đang bị công an truy nã, nói với VOA rằng dù gặp nhiều khó khăn khi chạy trốn nhưng anh kiên quyết tiếp tục tranh đấu để chống “chính quyền Việt Nam độc tài, tham nhũng, bóp nghẹt dân chủ.” Anh Nguyễn Văn Tráng nói với VOA: “Trước những tình thế gay go như vậy thì tôi đành phải ẩn thân một thời gian. Tuy nhiên, tôi sẽ không từ bỏ việc đấu tranh, sẽ tiếp tục công việc đấu tranh. T... more »

Tiếp tục biểu tình phản đối trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 10 hours ago
*Theo *RFA [image: Nhiều tài xế treo băng rôn và dừng xe để phản đối trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài vào sáng ngày 18 tháng 12 năm 2018.] Nhiều tài xế treo băng rôn và dừng xe để phản đối trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài vào sáng ngày 18 tháng 12 năm 2018 - ĐS&PL Một số người dân và tài xế tiếp tục bám trụ phản đối trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long- Nội Bài sang đến ngày thứ tư kể từ hôm 18 cho đến hôm nay 21 tháng 12. Trước tình hình đó Bộ Giao thông- Vận tải ra công điện gửi Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam và Công ty Cổ phần BOT VIETRACIMEX 8 là nhà đầu tư trạm thu ph... more »

Việt Nam giải quyết tình trạng không quốc tịch cho một số người thiểu số

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 10 hours ago
*Theo *RFA [image: Một số người tị nạn thuộc các sắc tộc thiểu số trốn trong rừng Rattanakiri đã ra gặp cơ quan trợ giúp người tị nạn của LHQ ở Campuchia ngày 20 tháng 12, năm 2014] Một số người tị nạn thuộc các sắc tộc thiểu số trốn trong rừng Rattanakiri đã ra gặp cơ quan trợ giúp người tị nạn của LHQ ở Campuchia ngày 20 tháng 12, năm 2014 - RFA Chính phủ Việt Nam đã cấp quyền quốc tịch cho 139 người ở tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh, một số người trong số đó đã không quốc tịch tới 20 năm. Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) ra thông cáo báo chí này vào ngày 21/12/2018 nh... more »

Vụ Mattis từ chức gây lo ngại cho các đồng minh của Mỹ ở châu Á

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 10 hours ago
*Thanh Phương * *Theo *RFI [image: media] Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, trong cuộc họp báo tại Oslo, Na Uy, ngày 14/07/2018 - Reuters *Vụ bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis bất ngờ thông báo từ chức đang gây lo ngại cho các đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Á, bởi vì cho tới nay, đối với các quốc gia này, trong chính quyền Donald Trump, tướng về hưu Mattis là một nhân tố giúp duy trì tính ổn định, tạo sự tin tưởng, cũng như giúp hạn chế bớt những quyết định bốc đồng của một vị tổng thống tính khí thất thường. Đó là nhận định chung của các quan chức trong khu vực và giới phân tíc... more »

Vụ VN hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ 'chỉ mang tính ngắn hạn'

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 10 hours ago
*Ben Ngô * *Theo *BBC [image: mỹ] Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis thăm sân bay Biên Hòa hồi tháng 10/2018 - US EMBASSY *Một nhà quan sát bình luận với BBC rằng vụ Việt Nam hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ "chỉ mang tính ngắn hạn" và có thể là "bước đi nhằm phát tín hiệu" trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.* Hồi tháng 10/2018, Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra đưa tin Việt Nam "lặng lẽ hủy bỏ 15 hoạt động giao lưu quốc phòng với Hoa Kỳ đã được lên kế hoạch cho năm 2019, gồm các trao đổi về lục quân, hải quân và không... more »

Mỹ và đồng minh tố cáo Trung Quốc dọ thám bí mật kinh tế

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 10 hours ago
*Theo *VOA [image: NASA là một trong những cơ quan của Mỹ bị Trung Quốc dọ thám] NASA là một trong những cơ quan của Mỹ bị Trung Quốc dọ thám Mỹ và ba nước đồng minh hôm 20/12 đã lên án Trung Quốc do thám kinh tế trong khi các công tố viên Mỹ cáo buộc hai công dân Trung Quốc có liên hệ với một cơ quan gián điệp trong một chiến dịch tấn công mạng ở quy mô lớn để trộm dữ liệu mật từ các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ. Giới chức Mỹ đã công bố cáo trạng đối với ông Chu Hoa và ông Trương Kiến Quốc trong các vụ tấn công mạng nhằm vào hải quân Mỹ, cơ quan hàng không vũ trụ NASA... more »

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp rời chức

LeSmallbiz at TinHoaThinhDon - 11 hours ago
*Theo *VOA [image: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jame Mattis] Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jame Mattis Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis sẽ rời chức vào cuối tháng 2, theo loan báo của Tổng thống Donald Trump trên Twitter ngày 20/12. Sự ra đi của ông Mattis từng được dự đoán kể từ khi ông Trump hôm 19/12 thông báo sẽ rút quân đội Mỹ ra khỏi Syria bất chấp sự phản đối từ các đồng minh và từ các giới chức quân sự hàng đầu của ông Trump. Ông Trump cho biết người kế nhiệm ông Mattis sẽ sớm được công bố. Ông Mattis giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kể từ khi chính quyền Trump bắt đầu vận hành,... more »

YÊU SÁCH TÁM ĐIỂM NĂM 2019 CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM (Đợt 1 & 2)

Bauxite VN


22/12/2018



Kính gửi:
  • Ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam (Ông/Bà Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)
Đồng kính gửi:
  • Toàn thể nhân dân Việt Nam và người Việt sống ở nước ngoài
  • Ông Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc
  • Các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam
Kính thưa quý vị,
Một trăm năm trước, năm 1919, một bản “Yêu sách của dân tộc An Nam” (Revendications du Peuple Annamite) do một nhóm người Việt Nam yêu nước soạn thảo và ký tên là Nguyễn Ái Quấc được gửi đến Hội nghị các nước thắng trận trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918), họp tại Cung điện Versailles, Paris, Pháp.
Bản yêu sách gồm tám điểm sau:
1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.
Suốt một trăm năm qua, hằng triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã hy sinh để giành lấy những quyền căn bản mà Yêu sách 1919 đã nêu.
Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam hiện nay, khẳng định rằng Hồ Chí Minh, lãnh tụ của Đảng, chính là Nguyễn Ái Quấc, người đứng tên ký Bản Yêu sách 1919. Vậy mà, một trăm năm sau, dưới quyền toàn trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, phần lớn những điểm nêu trong Yêu sách 1919, tuy đã được thể hiện trong Hiến pháp của một nước Việt Nam đã tuyên bố độc lập, và được Nhà nước Việt Nam long trọng cam kết trong những hiệp ước, tuyên ngôn quốc tế mà Việt Nam tham gia, nhưng trên thực tế đã không được thực thi hoặc bị bóp méo, bị hạn chế tối đa khi thi hành, thậm chí thi hành trái ngược.
Vì vậy, nhân dịp 100 năm Bản Yêu sách Tám điểm 1919, chúng tôi, những người Việt Nam Yêu Tự do Dân chủ và Công lý, sinh sống trong và ngoài lãnh thổ nước Việt Nam, xin công bố Bản Yêu sách Tám điểm 2019 sau:


‘Việt Nam nhận 15,9 tỷ USD kiều hối năm 2018’: Thực hay giả?

BAUXITE VN
21/12/2018


Phạm Chí Dũng

Hình minh họa.
Hình minh họa.
Một hiện tượng tiền tệ và có thể mang cả tính chính trị rất đáng mổ xẻ và truy xét về nguồn cơn thật sự của nó đã hiện ra: trong hai năm 2017 và 2018, Ngân hàng Thế giới đã làm thay phần việc của các cơ quan Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước… ở Việt Nam trong việc công bố kết quả kiều hối về Việt Nam mỗi năm.

Ngân hàng Thế giới làm thay cho Việt Nam?

Trong lúc các cơ quan ‘có trách nhiệm’ của Việt Nam vẫn như cấm khẩu trong cả hai năm trên, thì Ngân hàng Thế giới đều đặn công bố “Năm 2017, kiều hối gửi về Việt Nam đạt 13,8 tỷ đô la, tăng 16% so với năm 2016 và cũng đã là mức cao kỷ lục của đất nước” và “Việt Nam đã nhận tổng cộng 15,9 tỷ đô la kiều hối trong năm 2018”.
Ngay lập tức, các tờ báo Đảng và ‘thân Đảng’ ở Việt Nam dẫn tin từ Ngân hàng Thế giới để khoa trương thành tích nhờ có nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và các chính sách nhân văn nhân bản của Đảng và Nhà nước ta mà Việt Nam đã thu hút được ngày càng nhiều kiều hối từ ‘khúc ruột ngàn dặm’ hay từ ‘kiều bào ta’.
Tuy nhiên, công bố của Ngân hàng Thế giới về lượng kiều hối về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 lại chỉ thuần túy là con số tổng nhưng đã không kèm theo bất kỳ một liệt kê chi tiết nào cần có về cơ cấu khu vực và quốc gia trên thế giới gửi kiều hối về Việt Nam, cơ cấu khu vực và ngành nghề ở Việt Nam nhận kiều hối, phương pháp tính kiều hối của Ngân hàng Thế giới…
Trong thực tế, số liệu của Ngân hàng Thế giới về kết quả kiều hối về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 là rất đáng nghi ngờ về tính chính xác, nếu không muốn nói là đáng nghi ngờ về tính trung thực.

Những sự kiện thế giới nổi bật năm 2018

20/12/2018

Thế giới chứng kiến một loạt cuộc gặp thượng đỉnh hạ nhiệt bán đảo Triều Tiên, nhưng cũng đối mặt với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các vụ đụng độ và nhiều thiên tai, thảm họa.

Nhìn lại thế giới 2018
 
 
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều
Cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra ngày 12/6 tại Singapore sau một năm cận kề bờ vực chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên và nỗ lực hòa giải của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận toàn thế giới, được kỳ vọng sẽ mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ Mỹ - Triều.
Trong cuộc gặp, Trump và Kim nhất trí chấm dứt tình trạng đối đầu và hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo, nhưng không đề ra thời gian biểu cụ thể. Tổng thống Mỹ ca ngợi kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh, trong khi giới quan sát tỏ ra hoài nghi về tác động thực tiễn của nó.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore hôm 12/6. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore hôm 12/6. Ảnh: AFP.
Sau hội nghị, Mỹ chấm dứt các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc, trong khi Triều Tiên đồng ý trao trả hài cốt lính Mỹ chết trong chiến tranh và phá dỡ một số cơ sở thử nghiệm vũ khí hạt nhân, tên lửa. Tuy nhiên, nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo không tiến triển như kỳ vọng, khi Triều Tiên được cho là vẫn tiếp tục mở rộng các cơ sở tên lửa, hạt nhân, còn Mỹ vẫn duy trì chiến dịch gây sức ép tối đa. Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 16/12 cảnh báo rằng hành động này của Mỹ sẽ "chặn đứng nỗ lực giải giáp vũ khí hạt nhân mãi mãi".
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được dự đoán sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Ảnh: CNN.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được dự đoán sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Ảnh: CNN.
Cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa hai siêu cường Mỹ - Trung trở nên quyết liệt từ tháng 7, khi chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế với 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, châm ngòi cho chiến tranh thương mại giữa hai nước. Bắc Kinh đáp trả theo chiến thuật "ăn miếng trả miếng", khiến Trump tung đòn áp thuế tiếp theo, nâng giá trị hàng hóa mà Mỹ và Trung Quốc áp thuế lẫn nhau lần lượt là 250 tỷ USD và 110 tỷ USD.
Chiến tranh thương mại được cho là một khía cạnh trong chiến lược của Mỹ nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, trong bối cảnh chính quyền Trump ngày càng lo ngại với các hoạt động quân sự hóa của Bắc Kinh trên Biển Đông, sáng kiến Vành đai và Con đường hay các hành vi thương mại bất bình đẳng cũng như tình trạng ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ và gián điệp mạng.
Tập Cận Bình (trái) gặp Donald Trump khi đến thăm Mỹ năm 2017. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: CNN.
Cuộc ganh đua này khiến nhiều người lo ngại về "Chiến tranh Lạnh mới" giữa Mỹ và Trung Quốc. Dù lãnh đạo hai nước mới đây nhất trí ngừng áp thêm thuế với hàng hóa của nhau, đây mới chỉ được coi là "giải pháp đình chiến" khó có thể giải quyết được mâu thuẫn gay gắt giữa hai nước. Khi thời gian đình chiến này hết hiệu lực vào tháng 3, chiến tranh thương mại rất có thể sẽ tiếp diễn quyết liệt hơn và có nguy cơ đẩy kinh tế toàn cầu vào tình trạng suy thoái.
Kim - Moon ba lần gặp thượng đỉnh
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) bắt tay Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Đường Ranh giới Quân sự giữa hai nước hôm 27/4. Ảnh: AFP.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) bắt tay Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại đường ranh giới quân sự giữa hai nước trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên hôm 27/4. Ảnh: AFP.
Quan hệ hai miền Triều Tiên chứng kiến bước ngoặt lịch sử vào ngày 27/4, khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu tiên gặp nhau tại Khu Phi quân sự (DMZ) nhằm thảo luận về phi hạt nhân hóa, xây dựng hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo và phát triển quan hệ liên Triều.
Cuộc gặp mở đầu cho thời kỳ nồng ấm mới trên bán đảo cũng như tạo tiền đề cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa hủy hội nghị với Triều Tiên, Kim - Moon bất ngờ có cuộc gặp lần hai vào ngày 26/5 tại DMZ nhằm tái nhất trí lập trường hướng tới hòa bình và cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa, tạo điều kiện cho thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra như kế hoạch.
Rừng người cờ hoa chào đón Tổng thống Hàn Quốc ở Bình Nhưỡng
 
 
Rừng cờ hoa chào đón Tổng thống Moon Jae-in ở Bình Nhưỡng hôm 18/9. Video: Reuters.
Tổng thống Hàn Quốc hôm 18/9 bay tới Bình Nhưỡng và có hội nghị thượng đỉnh lần ba với lãnh đạo Triều Tiên nhằm thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa đang bế tắc. Các cuộc gặp này được đánh giá là có vai trò lớn trong "phá băng" quan hệ giữa Hàn Quốc và Mỹ với Triều Tiên, nhưng vẫn chưa thể đóng vai trò quyết định trong nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Mỹ, Anh, Pháp không kích Syria
Hệ thống phòng không Syria khai hỏa đánh chặn tên lửa Mỹ ngày 14/4.. Ảnh: AP.
Hệ thống phòng không Syria khai hỏa đánh chặn tên lửa Mỹ ngày 14/4.. Ảnh: AP.
Liên quân Mỹ, Anh và Pháp ngày 14/4 phóng 105 tên lửa hành trình tấn công ba cơ sở bị nghi sản xuất, tàng trữ vũ khí hóa học của Syria, sau khi cáo buộc quân đội nước này dùng vũ khí hóa học tấn công dân thường ở thành phố Douma, Đông Ghouta làm khoảng 70 người chết.
Mỹ muốn vạch "lằn ranh đỏ" về việc sử dụng vũ khí hóa học với Syria bằng đòn không kích này, dù cáo buộc của họ bị Damascus và Moskva bác bỏ và cuộc tấn công cũng vấp phải sự đáp trả quyết liệt từ phòng không Syria. Quân đội Syria không bị thiệt hại đáng kể sau trận không kích.
Cuộc tấn công không làm thay đổi cục diện chiến trường, nhưng cho thấy Mỹ không thực sự có chiến lược dài hạn đối với vấn đề Syria, khi Tổng thống Donald Trump trước đó không lâu tuyên bố muốn rút quân khỏi Syria. Sau cuộc không kích, Trump thay đổi quan điểm và khẳng định sẽ tiếp tục sự hiện diện quân sự lâu dài tại Syria, nhưng ngày 19/12 lại tuyên bố đã "đánh bại IS". Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết nước này đang cân nhắc rút quân "toàn bộ và nhanh chóng" khỏi quốc gia Trung Đông này.
Nga bắt tàu chiến Ukraine
Ba tàu chiến Ukraine bị bắt và áp giải tới cảng Kerch trên bán đảo Crimea. Ảnh: TASS.
Ba tàu chiến Ukraine bị bắt và áp giải tới cảng Kerch trên bán đảo Crimea. Ảnh: TASS.
Căng thẳng âm ỉ nhiều năm qua giữa Nga và Ukraine bất ngờ bùng phát vào ngày 25/11, khi cảnh sát biển Nga nổ súng bắt ba tàu chiến Ukraine đang tìm cách băng qua eo biển Kerch để tiến vào Biển Azov. Moskva cáo buộc các thủy thủ trên tàu chiến Ukraine xâm phạm lãnh hải và phớt lờ mệnh lệnh, trong khi Kiev khẳng định hải quân của họ chỉ đang thực hiện quyền tự do hàng hải.
Nga tuyên bố sẽ xét xử các thủy thủ Ukraine bị bắt. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phản ứng bằng cách thiết quân luật trong vòng 30 ngày tại các khu vực giáp biên giới Nga, đồng thời kêu gọi phương Tây có các biện pháp can thiệp. Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hủy cuộc gặp theo kế hoạch với người đồng cấp Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị G20 ở Argentina để phản đối hành động này của Moskva.
Điện Kremlin cho rằng Tổng thống Ukraine đang có các hành động "khiêu khích nguy hiểm" nhằm tăng tỷ lệ ủng hộ trong cuộc bầu cử sắp tới. Moskva cũng đưa thêm nhiều vũ khí hiện đại tới bán đảo Crimea để tăng cường khả năng phòng thủ.
Tuy các nước phương Tây không tiến hành các biện pháp quân sự đáp trả Moskva theo lời kêu gọi của Kiev, vụ bắt tàu chiến sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực hòa giải của Tổng thống Vladimir Putin với châu Âu và một lần nữa cho thấy quan hệ giữa Nga với NATO vẫn rất căng thẳng, có thể làm bùng phát xung đột từ những sự cố bất ngờ.
Nhà báo Khashoggi bị sát hại
Nhà báo Arab Saudi Jamal Khashoggi. Ảnh: AP.
Nhà báo Arab Saudi Jamal Khashoggi. Ảnh: AP.
Nhà báo 60 tuổi Jamal Khashoggi biến mất hôm 2/10 khi tới lãnh sự quán Arab Saudi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ làm thủ tục kết hôn. Thổ Nhĩ Kỳ mở cuộc điều tra, cáo buộc các đặc vụ Arab Saudi sát hại ông này. Sau nhiều lần bác bỏ, Riyadh cuối cùng thừa nhận Khashoggi đã bị giết, tuyên bố truy tố 11 người, trong đó 5 nghi phạm có thể lĩnh án tử hình.
Vụ sát hại Khashoggi làm dấy lên làn sóng phẫn nộ toàn cầu do nhóm sát thủ bị cáo buộc có những hành động "man rợ" như cưa xác và dùng axit tiêu hủy thi thể nạn nhân, đồng thời châm ngòi cho cuộc khủng hoảng ngoại giao tại Arab Saudi. Các nước Mỹ, Pháp, Đức đã áp lệnh trừng phạt với những quan chức bị nghi ngờ liên quan đến sự việc. Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman hứng chịu nhiều áp lực từ dư luận khi bị nghi ngờ là người đứng sau vụ sát hại Khashoggi.
Thượng viện Mỹ mới đây thông qua nghị quyết cáo buộc Thái tử Mohammed ra lệnh giết Khashoggi nhưng chính quyền Tổng thống Donald Trump nhiều lần khẳng định không có bằng chứng trực tiếp cho thấy Thái tử liên quan đến vụ giết nhà báo và liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ đồng minh giữa Washington và Riyadh.
Sau nghị quyết của thượng viện Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ theo đuổi đến cùng cuộc điều tra. Giới quan sát cho rằng Ankara muốn nhân vụ này tăng cường sức ép địa chính trị với đối thủ Riyadh, lôi kéo Mỹ "xoay trục" quan hệ đồng minh từ Arab Saudi sang phía mình.
Những phút cuối cùng của Khashoggi trước khi bị giết
 
 
Tái hiện những phút cuối của Khashoggi trước khi bị giết. Video: Next Media.
Cuộc giải cứu đội bóng trong hang Thái Lan
Một thành viên trong đội bóng Lợn Hoang trong hang Tham Luang trước khi được giải cứu. Ảnh: SEAL.
Một thành viên trong đội bóng Lợn Hoang trong hang Tham Luang trước khi được giải cứu. Ảnh: SEAL.
Chuyến thám hiểm hang Tham Luang ở phía bắc Thái Lan của huấn luyện viên và 12 cầu thủ nhí đội bóng Lợn Hoang hôm 23/6 đã vô tình dẫn tới cuộc giải cứu kịch tính nhất năm với sự tham gia của khoảng 1.000 chuyên gia, thợ lặn, đặc nhiệm và binh sĩ tinh nhuệ nhất từ 8 quốc gia.
Mưa lớn khiến đội bóng kẹt sâu trong hang tối suốt 9 ngày trước khi được các thợ lặn tìm thấy, nhưng đây mới chỉ là khởi đầu của cuộc chạy đua với thời gian để đưa các nạn nhân ra ngoài. Điều kiện khắc nghiệt trong hang khiến một thợ lặn thiệt mạng khi tham gia chiến dịch giải cứu, nhưng không làm chùn bước những người còn lại.
Sau nhiều ngày lập kế hoạch, thảo luận các phương án, chiến dịch giải cứu được tiến hành theo ba đợt trong sự dõi theo và cầu nguyện của cả thế giới. Các thiếu niên lần lượt được đưa ra ngoài qua những ngách hang hẹp ngập nước. Người cuối cùng được giải cứu vào ngày 10/7, kết thúc một trong những chiến dịch tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn nhất trên thế giới.
Quá trình đưa đội bóng Lợn Hoang rời hang động ngập nước
 
 
Hành trình giải cứu đội bóng Lợn Hoang khỏi hang Tham Luang. Video: Next.
Những hiểm nguy rình rập trong quá trình giải cứu, lòng quả cảm của các thợ lặn và nghị lực của chính những cậu bé mắc kẹt đã chạm tới trái tim của hàng triệu người trên thế giới, khiến chiến dịch được ví như "điều tuyệt vời mà nhân loại chúng ta có thể thể hiện".
Thảm họa động đất, sóng thần ở Indonesia
Thánh đường Hồi giáo ở thành phố Palu sập mái, ngập nước sau động đất hôm 28/9. Ảnh: Reuters.
Thánh đường Hồi giáo ở thành phố Palu sập mái, ngập nước sau động đất hôm 28/9. Ảnh: Reuters.
Thành phố Palu, tỉnh Sulaweisi, Indonesia hôm 28/9 hứng chịu thảm họa kép tồi tệ khi trận động đất mạnh 7,5 độ kích hoạt sóng thần ập vào bờ biển khiến hơn 2.200 người chết, 1.000 người mất tích, hàng chục nghìn nhà cửa, công trình bị phá hủy với thiệt hại kinh tế khoảng 1,22 tỷ USD.
Thành phố Palu với 335.000 dân và thị trấn Donggala cạnh đó gần như bị phá hủy hoàn toàn sau thảm họa. Các chuyên gia cho rằng vị trí địa lý nằm trên "Vành đai lửa Thái Bình Dương" cùng địa hình vịnh dài và hẹp khiến Palu hứng chịu thiệt hại lớn. Nền đất yếu bị "hóa lỏng" trong động đất, cộng với hệ thống cảnh báo sóng thần không hoạt động và sự chủ quan của người dân khiến hậu quả nặng nề hơn.
Giới chức Indonesia ước tính cần ít nhất 657 triệu USD cho chương trình tái thiết và tái định cư ở Palu, với sự hỗ trợ của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hậu quả của hiện tượng đất hóa lỏng trong động đất Indonesia
 
 
Đất hóa lỏng nuốt chửng nhà cửa sau động đất ở Indonesia. Video: New York Time.
Ban Thế giới
https://vnexpress.net/the-gioi/nhung-su-kien-the-gioi-noi-bat-nam-2018-3854359.html#cvar=A
Powered by Blogger.