Tre & Măng
Nguyễn Tường Tuấn (Danlambao) - Thế giới đang bước vào cuộc chiến với kẻ thù vô hình mang tên "Wuhan virus". Hiện nay, con siêu vi khuẩn mang nhiều tên khác nhau, khiến dễ bị ngộ nhận. Trong cuộc họp báo tại Toà Bạch Ốc sáng ngày Thứ tư 18/3/2020, Tổng thống Donald Trump gọi là "Chinese virus" báo chí hỏi ông, nói như thế có tạo ra sự căng thẳng với Trung cộng không? Ông trả lời, tôi không nghĩ như vậy, nó đến từ Trung cộng thì gọi như vậy.
Nữ phóng viên khác cho biết, có nhân viên Toà Bạch Ốc còn gọi là "Kung Fuvirus": Ông nghĩ có ảnh hưởng đến người Á Châu không? Tổng thống Trump trả lời, ông không biết ai nói! Thật là buồn cười, lo đối đầu với đại dịch thì không, chỉ bới lông tìm vết, chẻ sợi tóc làm tư. Như vậy từ nay, mọi người chớ dại dùng những chữ: "đen" "vàng" "nâu" nữa nhé, nhậy cảm lắm, lại đụng vào mầu da của nhiều sắc dân! Hay đổi lại thành "Dịch lạ" (Strange virus) như bọn khỉ Ba đình không dám đụng đến tên huý của bố Tập Cận Bình nhà chúng nó?
Theo hiểu biết hạn hẹp của chúng tôi chữ "Wuhan virus" có lẽ dễ nhớ nhất, còn đúng hay sai, tuỳ theo quan điểm của mỗi người. Bạn đọc nào không đồng ý, xin tôn trọng suy nghĩ của bạn. Lịch sử cũng đã có những tên các bệnh dịch mang theo địa danh nơi xuất phát, từ xưa đến nay có ai nói gì đâu? Chẳng hạn: - Spanish Flu - German Measles - West Nile Virus - MERS (Middle East Respiratory Syndrome) - Japanese Encephalitis... Tại sao bây giờ nhóm truyền thông thổ tả Mỹ lại gào lên như cha chết, mẹ chết?
Người Việt tị nạn cộng sản chúng ta biết quá rõ về kiểu tuyên truyền của cộng sản! Chúng tôi đã từng tham chiến 100 ngày tử thủ An Lộc năm 1972, người dân An Lộc sống và chết ra sao dưới cơn mưa pháo của Bắc cộng? Ngày bình thường, thị trấn An Lộc với chiều dài 4 km, chiều ngang 1 km, hứng ít nhất vài trăm quả đạn pháo binh 130 ly của cộng quân, hôm cao nhất là 12,000 quả trong một đêm, dân chúng chết vô số kể. Nếu bạn đến An Lộc hôm nay, đừng vội tin về đài kỷ niệm cs Việt Nam dựng ở đó, chúng gọi là mồ chôn tập thể 3,000 người dân An Lộc do phi cơ và pháo binh Việt Nam Cộng Hoà tàn sát. Chúng tôi đã đến thăm và chụp hình chứng tích xảo trá này vào tháng 6/2019.
Vậy có gì lạ khi Tập Cận Bình và truyền thông Trung cộng rêu rao "Wuhan virus" có thể do quân nhân Mỹ đem vào, và đòi đổi tên để trốn thoát lịch sử. Chúng nó, cùng một lò khốn nạn như nhau! Tờ The New York Times còn đi xa hơn nữa, họ bảo nếu bạn cảm thấy không vui hay buồn phiền, đó là "Trump virus", nói cả hai phía cho công bằng. Không biết nói dối, không phải là cộng sản! Không biết bôi nhọ Trump, không dễ gì làm cho CNN, MSNBC, Washington Post, The New York Time.
Trong bài "Cấm cung" chúng tôi chia sẻ vài suy nghĩ cùng các vị cao niên khi phải tạm ở trong nhà, mất nhiều thú vui ở ngoài. Một bạn tên Bờm đặt câu hỏi: "Có một điều mà tui thắc mắc, có những bậc cha mẹ tới tuổi già thường hay nóng giận. Một chút sơ ý chẳng đáng trách của con trẻ cũng làm họ trở nên quạu cọ, tỏ ý buồn phiền. Tui tìm câu trả lời mãi mà cũng chẳng hiểu... mà cũng chẳng dám ho he hỏi lại." Cám ơn về câu hỏi tuyệt vời! Chúng tôi cũng từng nghe nhiều người trẻ than phiền như vậy. Có những câu hỏi trên trần gian này, không dễ gì có câu trả lời đúng.
Cách đây 83 năm (1937) nhà xuất bản Simon & Schuster tại Hoa Kỳ, ấn hành tác phẩm "How to Win Friends and Influence People" của tác giả nổi tiếng Dale Carnegie (sách đã được dịch qua nhiều ngoại ngữ, trong đó có tiếng Việt, và bán tại các nhà sách). Cụ Dale Carnegie cho nhân loại chúng ta một bài học vô cùng quý giá: "Khi giao thiệp với mọi người, nên nhớ không phải chúng ta giao tiếp với những sinh vật chỉ biết lý lẽ. Chúng ta giao thiệp với người có cảm xúc, tình cảm anh em, định kiến và thúc đẩy bằng những hãnh diện, phù phiếm". Xem lại trong giao thiệp giữa mình và tha nhân, bạn bè, đồng nghiệp, đến anh chị em, vợ chồng, con cái trong gia đình... đã bao nhiêu lần chúng ta "điên đầu" vì nhau? Mình nói (a) họ hiểu (b), mình nghĩ tốt, họ cho là xấu, mình nói giỡn chơi, họ bảo là xúc phạm... Hai người xem cùng một bức tranh, có hai nhận xét khác nhau!
Cho nên, đừng bận tâm đi tìm câu trả lời về phản ứng, cũng như thái độ của người lớn tuổi trong gia đình. Người già, sáng nắng, chiều mưa. Lúc vui, lúc buồn không dễ gì hiểu, vì suy nghĩ cũng như phản ứng của họ còn lệ thuộc đến những yếu tố tâm lý, sức khoẻ và nhiều thứ khác. Chúng ta làm sao biết được? Trông bề ngoài các cụ thì bình thường, nhưng ai biết đang đau lưng gần chết? Hay đang lo về một chuyện nào đó, không còn tâm trí vui vẻ? Hoặc bực mình con cái về một câu nói hay hành động xẩy ra trước đây, nhưng không nói ra, để bụng và ấm ức từ ngày này qua ngày khác! Chưa kể, khối óc đã bắt đầu nói trước quên sau, không nhớ chuyện xẩy ra hôm qua! Còn mang nặng ảnh hưởng Khổng, Nho, cho là con cái thiếu lễ nghĩa, dám tranh cãi cùng bố mẹ! Vô lý, đúng, nhưng không phải chuyện gì cũng tranh luận?