Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bắc Hàn có thể dùng hỏa tiễn hạt nhân tấn công Mỹ hay không?

Wednesday, October 26, 2016 // , ,
Truyền hình Nam Hàn phát hình Bắc Hàn phóng một tên lửa tầm trung hôm 22 tháng 6 năm 2016.
Truyền hình Nam Hàn phát hình Bắc Hàn phóng một tên lửa tầm trung hôm 22 tháng 6 năm 2016.     AFP
RFA
26-10-2016

Liệu Bắc Hàn có thể dùng hỏa tiễn chở đầu đạn hạt nhân tấn công Hoa Kỳ hay không? Câu hỏi này được đặt ra ngày hôm qua với ông James Clapper, Giám Đốc Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Mỹ, và câu trả lời là chưa biết.
Theo giải thích của ông Giám Đốc Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, Bắc Hàn chưa phóng thử nghiệm hỏa tiễn liên lục địa loại KN08, do đó chính Bắc Hàn cũng không biết có thể bắn hỏa tiễn tấn công Hoa Kỳ hay không.
Ông Clapper cũng nói nếu phóng thành công, hỏa tiễn liên lục địa loại KN08 của Bắc Hàn có thể bắn tới bang Hawaii hay Alaska của Mỹ.
Hôm qua khi nói chuyện ở New York trước Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Hoa Kỳ, ông Clapper cũng nói rõ rằng ông không nghĩ chính sách mà Hoa Kỳ đang theo đuổi với hy vọng Bình Nhưỡng sẽ hủy bỏ chương trình hạt nhân sẽ đem lại kết quả như mong đợi.
Ông nói thêm Bắc Hàn xem võ khí hạt nhân là điều kiện sống còn của họ, vì lúc nào cũng âu lo sợ bị Hoa Kỳ tấn công quân sự. – RFA

Cuộc chiến chống ma túy ở Philippines bị bóp méo số liệu?

Cuộc chiến chống ma túy ở Philippines bị bóp méo số liệu?
26/10/2016 17:28 GMT+7
TTO – Một cuộc điều tra của Reuters mới đây cho thấy các số liệu mà Tổng thống Rodrigo Duterte dùng để biện hộ cho cuộc chiến chống ma túy ở nước này đã bị phóng đại và hoàn toàn mơ hồ.
Cuộc chiến chống ma túy ở Philippines bị bóp méo số liệu?
Cảnh sát Philippines trong một đợt truy quét tội phạm ma túy ở thủ đô Manila hồi đầu tháng 10 – Ảnh: Reuters
Nguồn cơn của bài điều tra xuất phát từ bài phát biểu của nhà lãnh đạo Philippines vào ngày 12-10 tại thủ đô Manila. Tổng thống Duterte đã kết thúc bài phát biểu bằng một tuyên bố chắc nịch: ít nhất 2 cảnh sát thiệt mạng mỗi ngày trong cuộc chiến chống ma túy do ông phát động.
Thực tế, số liệu từ cảnh sát mà Reuters tiếp cận được đã cho thấy đó là một sự phóng đại. Bắt đầu từ ngày 1-7, thời điểm ông Duterte phát động chiến dịch chống ma túy, đến ngày 12-10, thời điểm ông đưa ra câu tuyên bố trên, tổng cộng chỉ có 13 cảnh sát thiệt mạng. Như vậy, tính trung bình cách 8 ngày mới có một cảnh sát hi sinh khi thi hành công vụ.
Có sai lệch nhưng… chẳng sao! 
Các cuộc phỏng vấn của Reuters với các quan chức chống ma túy hàng đầu trong chính quyền của ông Duterte cũng đã cho thấy các số liệu như tổng số người dùng ma túy, số người nghiện cần chăm sóc, các loại ma túy đang được sử dụng và tỉ lệ phạm tội liên quan tới ma túy từng được công bố đều đã bị phóng đại, hoặc còn mơ hồ, thậm chí bị bịa đặt.
Thế nhưng, cũng chính các quan chức này lại nhấn mạnh, những vấn đề về số liệu như vậy không là “vấn đề nghiêm trọng”. Chiến dịch do Tổng thống Duterte phát động là nhắm vào cả hệ thống, đó là một cuộc chiến đã bị bỏ quên trong nhiều năm ở Philippines.
“Tôi không nghĩ sự sai lệch đó là một vấn đề”, ông Wilkins Villanueva – Giám đốc cơ quan chống ma túy Manila (PDEA) – cho biết và nhấn mạnh miễn sao nó giúp người ta nhận thức sự nghiêm trọng của vấn đề là được.
“Hồi trước, khi chúng tôi chống tội phạm ma túy, đó là một cuộc chiến đơn độc, nhưng bây giờ mọi người đang giúp chúng tôi, cả xã hội đang hỗ trợ chúng tôi”, ông Villanueva nhận định.
Số liệu chính thức được cảnh sát Philippines công bố cho thấy kể từ khi ông Duterte lên nhậm chức, tổng cộng đã có 2.300 người thiệt mạng trong cuộc chiến chống ma túy. Con số này vừa được điều chỉnh trong tháng 10 và có phần giảm so với số lượng kiểm đếm ban đầu là 3.600 người.
Trước đó, ngày 25-7, trong Thông điệp Quốc gia, Tổng thống Duterte tuyên bố Philippines có tổng cộng hơn 3,7 triệu “con nghiện ma túy”.
“Con số này thật sự đáng sợ và kinh ngạc. Tôi phải xử chúng – những thành phần đang phá hoại đất nước của chúng ta”, nhà lãnh đạo 71 tuổi nhấn mạnh.
Thế nhưng, số liệu thực tế do một ủy ban đặc trách về nghiên cứu và đề xuất chính sách chống ma túy (DDB) của Văn phòng Tổng thống Philippines công bố năm 2015 cho thấy thực tế khác. Chỉ có 1,8 triệu người Philippines sử dụng ma túy, chưa bằng một nửa con số mà ông Duterte đưa ra.
Nhưng đó chỉ là những người “sử dụng”, số “con nghiện” như ông Duterte nói lại là một vấn đề khác. Điều tra của DDB cho thấy 1/3 trong tổng số 1,8 triệu người chỉ sử dụng ma túy duy nhất một lần trong 13 tháng. Khoảng 860.000 người sử dụng shabu – một loại ma túy gây nghiện loại mạnh, số còn lại sử dụng cần sa.
Một ví dụ khác là con số 75% tội phạm ở Philippines có liên quan tới ma túy. Các quan chức được Reuters liên hệ thừa nhận, họ không thể đào đâu ra dữ liệu để chứng minh cho tỉ lệ mà ông Duterte đưa ra.
Cuộc chiến chống ma túy ở Philippines bị bóp méo số liệu?
Giờ ăn trưa tại một trại giam tập trung người nghiện của cảnh sát ở Manila. Tình trạng quá tải trong các nhà tù Philippines trở nên tồi tệ hơn từ khi chiến dịch chống ma túy được tiến hành triệt để – Ảnh: Reuters
Cảnh sát bị áp lực quá lớn
Một sĩ quan cảnh sát cấp cao giấu tên của Philippines thừa nhận rằng các con số và cách phát ngôn của Tổng thống Duterte về cuộc chiến chống ma túy đã tạo áp lực rất lớn lên các quan chức chính phủ và lực lượng thực thi pháp luật.
“Vấn đề nằm ở chỗ mỗi lần Tổng thống phát biểu một điều gì đó, nó giống như sắp trở thành một chính sách và chúng tôi bắt buộc phải tuân theo điều đó”, người này nhìn nhận.
Điển hình như việc thống kê số người sử dụng và bán ma túy ra trình diện. Thực tế trong 3 tháng vừa qua con số này chỉ ở mức hơn 700.000 người. Điều này có phần ít hơn nhiều so với con số 1,8 triệu người do DDB đưa ra và khiến chính quyền hoài nghi.
Chúng tôi cảm thấy thật sự khó khăn. Cho dù có thêm mắm thêm muối cũng không đủ con số 1,8 triệu
Một sĩ quan cảnh sát cấp cao giấu tên của Philippines
Giám đốc Villanueva của PDEA Manila tỏ ra lạc quan và nhấn mạnh chẳng có áp lực gì từ các số liệu đó cả. Ngược lại, nó còn khá hữu ích khi khiến các nhân viên công vụ làm việc chăm chỉ hơn nữa để giải quyết triệt để vấn đề.
Thế nhưng, ông Villanueva cũng thừa nhận những số liệu đó có vấn đề.
“Tôi nghĩ ông ấy (Tổng thống Duterte) có cách thống kê số liệu của riêng mình, bên cạnh cuộc điều tra của DDB, nhưng chắc đó không phải là một cách khoa học cho lắm”, ông Villanueva khéo léo giải thích.
Một số chuyên gia nước ngoài nhận định, về lâu dài các số liệu phi thực tế như vậy sẽ chẳng giúp được gì cả.
Các báo cáo và những tuyên bố của lãnh đạo Philippines cũng phân biệt được sự khác nhau giữa những người sử dụng shabu và cần sa. Nhà chức trách Philippines gộp luôn những người này vào diện “sử dụng ma túy” chung chung.
Ông Robert Ali, Giám đốc một trung tâm nghiên cứu về phương pháp cai nghiện rượu và ma túy thuộc Đại học Adelaide (Mỹ), khẳng định shabu có nguy cơ gây nghiện cao hơn và tác động tới thể chất, tâm lý mạnh mẽ hơn.
“Việc sử dụng ma túy tràn lan là có thật ở Philippines, nhưng việc đưa ra các số liệu mơ hồ sẽ gây khó cho việc phân bổ các nguồn lực giải quyết vấn đề một cách hợp lý”, ông Ali bình luận.
Trong khi đó, bà Joanne Csete thuộc Đại học Columbia (Mỹ) cho rằng khái niệm “người sử dụng ma túy gần đây” của DDB có vấn đề. Thuật ngữ này dùng để chỉ những người đã sử dụng ma túy trong 1 tháng trước đó, nhưng DDB lại tính luôn bất cứ ai đã đụng tới ma túy trong 13 tháng nên khiến số liệu tăng vọt. – Tuổi Trẻ
DUY LINH

Điểm báo Pháp 26-10-2016

Điểm báo Pháp 26-10-2016

Logo của công ty Aixtron, tại thành phố Aachen, miền tây nước ĐứcREUTERS/Wolfgang Rattay

Trọng Thành

Đăng ngày 26-10-2016

Đức ngăn Trung Quốc mua doanh nghiệp trọng điểm

Chỉ riêng trong nửa đầu năm 2016, các nhà đầu tư Trung Quốc đã bỏ một số tiền tương đương với năm ngoái để mua doanh nghiệp Đức, trong đó có nhiều doanh nghiệp chiến lược. Lo ngại trước xu thế này, chính phủ Đức quyết định can thiệp. Báo Le Monde hôm nay, 26/10/2016, có bài « Khi Đức sợ Trung Quốc » mô tả thực trạng nói trên.
 Bài viết của Le Monde mở đầu với hình ảnh một nước Đức từng là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, mà Trung Quốc là một thị trường chủ yếu. Các mác xe hơi nổi tiếng của Đức tràn ngập thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay, làn sóng ngược lại từ Trung Quốc đang khiến Berlin cảm thấy bị đe dọa. Hôm thứ Hai 24/10 vừa qua, chính phủ Đức đã ngăn chặn tập đoàn Trung Quốc Fujian Grand Chip Investment Fund (FGC) mua lại một cơ sở của công ty điện tử Aixtron.
Chính Berlin từng bật đèn xanh cho vụ mua bán này. Quốc vụ khanh đặc trách kinh tế và năng lượng Đức giải thích « đã nhận được những thông tin mới về tính chất an ninh của việc chuyển nhượng ».
Trong sáu tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã mua lại 37 doanh nghiệp Đức, với hơn 10 tỉ euro, nhiều nhất châu Âu. Đối tượng ưu tiên của các nhà đầu tư Trung Quốc không phải là xúc xích hay bia, mà là các doanh nghiệp tinh hoa nhất. Ví dụ như vụ mua lại nhà sản xuất robot Kuka, một trong các doanh nghiệp uy tín nhất thế giới trong lĩnh vực này, khiến giới luật gia thương mại quốc tế phải sững sờ. Tập đoàn Midea đã bỏ ra 4,5 tỉ euro để thâm nhập được vào bộ phận ưu tú của nền công nghiệp Đức.
Kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn “nhạy cảm“, với bong bóng bất động sản, nợ xấu bùng phát, doanh nghiệp Nhà nước đình trệ. Rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc muốn chuyển tiền ra ngoài.
Về chủ đề này, La Croix có bài « Berlin muốn chặn cơn khát đầu tư Trung Quốc », đưa ra giải thích cụ thể hơn về lý do Đức ngăn chặn vụ mua bán này. Theo đó, công ty điện tử nổi tiếng Aixtron hoạt động trong lĩnh vực « công nghệ quốc phòng », và Aixtron là đối tác của cơ quan nghiên cứu và phát triển thuộc bộ Quốc Phòng Mỹ, theo tờ báo Đức Süddeutsch Zeitung.
Vẫn theo Le Monde, lý do nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang châu Âu, vì Hoa Kỳ quyết định ngăn chặn mọi vụ đầu tư « quá tham vọng » của Trung Quốc, ví dụ như việc Washington cấm tập đoàn Philip bán một công ty cho tập đoàn tài chính Trung Quốc GO Scale. Theo Le Monde, với những can thiệp nói trên, chủ trương « toàn cầu hóa » tự do không còn là điều như người ta vẫn thường cổ vũ.
Môi trường kinh doanh : New Zealand đứng đầu 
Trong lĩnh vực thương mại thế giới, Les Echos đặc biệt chú ý đến báo cáo « Doing Business » của Ngân Hàng Thế Giới, theo đó, New Zealand được xếp số một. Quốc gia nổi tiếng với đội tuyển bóng bầu dục All Blacks, nay đã vượt mặt Singapore, về việc tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh. Đứng vị trí thứ ba là Đan Mạch. Tại New Zealand, Đan Mạch hay Pháp, chỉ cần từ 0,5 đến 3,5 ngày là có thể khởi sự một hoạt động kinh doanh, trong khi tại Trung Quốc số ngày trung bình là 28,9.
Chiếm lại Mossoul : Chiến dịch gian nan 
Về thời sự quốc tế, chiến dịch giải phóng Mossoul tại Irak khỏi tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, tiếp tục là một tiêu điểm. Le Monde cho biết cận cảnh cuộc chiến với bài « Cuộc tiến quân chậm của sư đoàn vàng hướng về Mossoul », (Sư đoàn vàng tức lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố).
Một đơn vị bao gồm 60 chiếc xe bọc thép Humvee đen của lực lượng này phải mất 6 giờ đồng hồ mới vượt qua được 10 cây số bình nguyên, bởi vừa đi, họ vừa phải kháng cự lại lực lượng thánh chiến, với nhiều tay bắn tỉa, rình rập từng bước chân của những người lính tuyến đầu. Căn cứ vào các vị trí tấn công của Daech mà các quân nhân Irak yêu cầu không quân can thiệp. Tình báo Irak thông tin quân thánh chiến có khả năng sử dụng phụ nữ và trẻ em làm bia đỡ đạn. Vừa chiến đấu, lực lượng đặc nhiệm đồng thời phải làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho thường dân.
Theo Le Figaro, « liên quân chuẩn bị cho một trận chiến ‘‘dài và khó khăn’’ chống lại tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ». Cuộc họp 13 bộ trưởng Quốc Phòng liên quân tại Paris hôm qua nhấn mạnh đến khả năng ngăn chặn việc phe thánh chiến « tản ra » khắp nơi, ngoài các địa bàn hiện tại ở Irak và Syria. Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp nhấn mạnh đến nguy cơ « một đế chế Hồi Giáo ảo », tồn tại ngay cả sau khi tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Irak và Syria bị tiêu diệt.
Năng lượng xanh tăng gấp rưỡi trong 5 năm tới
Tăng trưởng mạnh mẽ của năng lượng xanh trên toàn cầu là chủ đề lớn của báo Les Echos hôm nay, nhân dịp Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế (AIE) công bố dự báo 5 năm tới. Theo đó, từ đây tới 2021, các năng lượng tái tạo sẽ tăng lên 42%, nhiều hơn 13% so với dự báo hồi năm ngoái.
Năm 2015 được coi là một năm bản lề của năng lượng tái tạo, với tổng công suất 153 GW lắp đặt mới. Lần đầu tiên trong lịch sử, năng lượng tái tạo vượt quá 50% tổng công suất lắp đặt mới.
Theo AIE, việc gia tăng mạnh của các năng lượng tái tạo là do giá thành hạ xuống mạnh, và nỗ lực đầu tư của các quốc gia chủ chốt, như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Mêhicô. Giá thành vật tư cho điện mặt trời giảm đến 70% trong 5 năm 2010-2015, và dự báo sẽ còn giảm 25% trong 5 năm tới. Điện gió cũng tương tự.
Theo dự báo của AIE, trong 5 năm tới năng lượng tái tạo sẽ chiếm 28% năng lượng dùng để sản xuất điện, hơn 5% so với hiện nay. Trung Quốc là thị trường hàng đầu với tỉ lệ tăng trưởng gần 40%. Đến 2021, Trung Quốc sẽ chiếm đến một phần ba số công suất điện gió và mặt trời của toàn thế giới.
Các ngành năng lượng tái tạo đang tăng tốc để hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính, khiến Trái đất bị hâm nóng nhanh chóng. Về thực tế này, La Croix có bài giới thiệu « Những mùa hè quá nóng với dân chăn nuôi Mông Cổ », cho biết tình trạng hạn hán và nóng ngày càng gia tăng tại các bình nguyên Mông Cổ. Mùa hè ở đây nhiệt độ lên tới 40°C, trong khi cách đây không lâu nhiệt độ cao nhất chỉ là 30°C.
Tranh cử Pháp : Tổng thống Hollande chỉ được 4% hâm mộ
Cuộc tranh cử tổng thống Pháp sáu tháng trước ngày bầu cử có lẽ là chủ đề hàng đầu của báo chí Pháp hôm nay, nhân dịp báo chí công bố kết quả thăm dò đợt thăm dò dư luận thứ 7 do Cevipof – Trung tâm nghiên cứu chính trị của Viện chính trị học Paris Sciences Po – chủ trì. Ứng cử viên sơ bộ của đảng đối lập Những người Cộng Hòa (LR) Alain Juppé được 41% ủng hộ, tăng 4 điểm so với cách nay một tháng ; đối thủ hàng đầu, cựu tổng thống Nicolas Sarkozy mất 3 điểm, còn 30%. Trong khi đó, đương kim tổng thống François Holland « tiếp tục đâm đầu xuống hố », khi ông chỉ còn được 4% cử tri hài lòng.
Tổng thống Hollande đang bị cô lập hơn bao giờ hết. Theo tờ báo thiên tả Libération, trong hàng ngũ đảng Xã Hội, tỉ lệ 4% nói trên đối với ông Hollande không khiến ai ngạc nhiên. Cũng tờ báo này nêu nhận xét, với tỉ lệ 4%, rõ ràng phải đặt câu hỏi làm thế nào để cứu cho con tàu không bị đắm và đã đến lúc phải tìm giải pháp thay thế ông Hollande.
Libération dành toàn bộ ba trang đầu tờ báo để nói về thủ tướng Manuel Valls, được coi là phương án B, với hàng tựa trang nhất « Thủ tướng Valls nghĩ gì ? ». Hiện tại, Manuel Valls đang đứng trước thách thức, sẵn sàng làm ứng cử viên thay thế, nếu tổng thống Holladnde không tái cử, cho dù phải « chấm dứt sự nghiệp chính trị của mình ». Bởi ông Valls là ứng cử viên tổng thống được ít người ủng hộ nhất. Theo Libération, thủ tướng Valls có một điểm mạnh, nhưng đây cũng là điểm yếu của ông, đó là « tính cách quá quả quyết ». Điều này sẽ rất tốt, « nếu để điều hình chính phủ, nhưng rất bất lợi cho việc đoàn kết » mọi lực lượng xung quanh ứng cử viên tổng thống.
Trong khi đó, tờ báo thiên hữu Le Figaro chạy tựa trang nhất : « Năm 2017 : Cử tri Pháp không muốn Hollande cũng như Valls ». Xã luận Le Figaro nhận xét, « Manuel Valls đã làm xấu hình ảnh của mình khi ngồi cùng thuyền với Hollande ».
Pháp : Định chế tổng thống bị giải thiêng
Chủ đề trang nhất của nhật báo La Croix cũng liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống, nhưng dưới góc độ lịch sử. Tờ báo chạy tựa : « Các tổng thống tìm kiếm uy tín », với tiểu tựa « Các cải cách về định chế và phong cách của một số tổng thống gần đây nhất đã làm yếu đi uy thế của tổng thống, tuy nhiên người Pháp vẫn còn gắn bó với định chế này ».
Theo La Croix, tổng thống Valérie Giscard d’Estaing chính là người đầu tiên cắt đứt với truyền thống linh thiêng của định chế tổng thống Pháp, “khi tự mình lái xe, đến chơi nhà người dân hay mời những người làm nghề đổ rác” tới cùng ăn sáng tại phủ Tổng Thống. Tổng thống François Mitterand đã trở lại với phong cách thiêng hóa chức vụ tổng thống. Trong khi đó, hai đồng nhiệm gần nhất, là hai ông Sarkozy và Holande, mỗi người đều có những quan hệ rất khác thường với công chúng theo cách của mình. Nguyên tổng thống Sarkozy nổi tiếng với những lời lẽ gây tổn thương, còn ông Hollande muốn tỏ ra một « tổng thống bình thường » gần gũi với người Pháp. « Một ‘‘tổng thống bình thường’’ » cũng là tựa xã luận La Croix. Bài viết đặt câu hỏi : « việc gần gũi như vậy có phù hợp với chức vụ tổng thống hay không ? ».
Cũng La Croix có bài giới thiệu phong cách sống của nữ thủ tướng Đức Angela Merkel. Xuất thân từ một gia đình khiêm tốn ở Đông Đức, suốt đời mình, thủ tướng Đức có lối sống như một người dân bình thường. Bà Merkel, ở trong một căn hộ tại Berlin, đi nghỉ tại một căn nhà nhỏ ở ven biển Bantich, tự mua hàng như mọi người. Món chi xa xỉ nhất của bà được biết đến là đi xem nhạc kịch cùng với người chồng rất kín đáo, một nhà hóa học lượng tử.
“Trò chuyện với tổng thống Pháp” : Cuốn sách gây sửng sốt
Trong lúc tỉ lệ ủng hộ tổng thống Pháp đang xuống sát số không, một cuốn sách hết sức đáng ngạc nhiên về ông được công bố. « Conversations privées avec le président/Trò chuyện riêng với tổng thống », cuốn sách dày 660 trang, tập hợp hơn 60 buổi tâm sự, ghi âm, của ông François Hollande với hai nhà báo, được tổ chức liên tục hàng tháng từ năm 2012 đến nay.
Đối với một nhà quan sát chính trị, việc một tổng thống tự thuật lại, tự bày tỏ và phân tích những biến cố lớn nhỏ trong suốt gần 5 năm cầm quyền, ngay lúc mới diễn ra, quả là một tài liệu vô cùng hấp dẫn (khác hẳn với những cuốn hồi ký mà nhiều nhà chính trị để lại, sau khi đã từ giã chính trường). Tác phẩm này đi ngược lại tập quán vốn có trong xã hội Pháp, muốn đời sống của nguyên thủ quốc gia « phải được giữ trong vòng bí mật ». Qua những tâm sự của tổng thống, người ta thấy ông « cô đơn lạ lùng », gần như rất ít người thân cận ủng hộ ông tái cử. Le Monde đặt câu hỏi, phải chăng François Hollande muốn « tự sát về chính trị » ? Tại sao ông lại mạo hiểm như vậy, khi quyết định thực hiện cuốn sách lạ lùng này ?…
Le Monde nêu ba lý do của sự minh bạch khác thường ấy. Thứ nhất là, ông Hollande có lẽ đã rất bận tâm về dấu ấn  mà ông để lại cho hậu thế. Lý do thứ hai là « giáo sư Hollande » muốn khẳng định quan điểm của riêng ông về hoạt động chính trị. Đó là « một nỗ lực đầy lý trí, gần như là một nghệ thuật, nơi phối hợp của khả năng kiên định điều chỉnh những gì đối lập, với niềm sung sướng vượt qua các trở lực, cùng nỗi lo về tính hiệu quả của hành động ». Điều thứ ba và cũng là chủ yếu, đó là làm như vậy, ông Hollande đã thực hiện cái « quyền tự do nói lên sự thật » theo cách của mình, « dù có phải trả giá đắt ».
Cành cọ vàng 2016 kêu gọi một Nhà nước phúc lợi hiệu quả
Bộ phim “I, Daniel Blake/ Tôi, Daniel Blake”, vừa bắt đầu được công chiếu, gây nhiều chú ý. La Croix có bài ca ngợi đạo diễn “Ken Loach, với điện ảnh như một vũ khí chiến đấu”. Bộ phim đoạt Cành cọ vàng 2016 khiến người xem bàng hoàng về thân phận khổ ải và tình đoàn kết giữa những con người thuộc tầng lớp thấp cổ bé họng tại nước Anh. Có nhà bình luận ví phim với cuốn tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của Victor Hugo.
Le Monde cho biết, nhân dịp  “Tôi, Daniel Blake” ra mắt tại Pháp, kênh truyền hình Arte chiếu phim tài liệu “Ken Loach, nhà điện ảnh nổi giận“, thuật lại cuộc đời và nghề nghiệp của ông. Le Monde nhắc lại, vào năm 30 tuổi Ken Loach đã nổi tiếng với bộ phim “Cathy Come Home/Cathy, hãy về nhà”, thuật lại cuộc chiến của một người mẹ giành quyền nuôi con. Chính bộ phim lịch sử này đã buộc chính phủ cánh tả Anh năm 1966 phải chấp nhận công bố thực trạng về tình trạng khủng hoảng chỗ ở trầm trọng.
Về “Tôi, Daniel Blake”, báo kinh tế Les Echos có bài : “Thu nhập tối thiểu và Cành cọ vàng”, với nhận định : phim “được chiếu thật đúng lúc”. Vào tuần trước, Thượng Viện Pháp bắt đầu thảo luận về một báo cáo liên quan đến dự án xây dựng lại hệ thống phúc lợi xã hội hiện hành, đang quản lý một ngân sách 90 tỉ euro, vô cùng phức tạp, với khoảng 18.000 quy định. Theo Les Echos, tinh thần bộ phim của Ken Loach là kêu gọi cải tổ Nhà nước phúc lợi xã hội, điều từng làm nền tảng cho một xã hội dân chủ ; làm cho Nhà nước phúc lợi trở nên “đơn giản hơn, hiệu quả hơn”, sao cho ai cũng có “quyền được sống” và “phẩm giá được tôn trọng”. – RFI

TIN ĐỌC NHANH

(Eleven Myanmar) - Tổng thống Miến Điện công du Việt Nam. Theo lời mời của chủ tịch nước Trần Đại Quang, tổng thống Htin Kyaw cùng với phu nhân đã đến Hà Nội ngày 25/10/2016. Nhân chuyến thăm cấp nhà nước, ông tham dự Hội nghị cấp cao (CLMV) Cam Bốt – Lào – Miến Điện – Việt Nam lần thứ 8, hội nghị hợp tác chiến lược kinh tế ba dòng sông (ACMECS) lần thứ 7 và diễn đàn kinh tế thế giới về khu vực sông Mê Kông.
(Yonhap) - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao Động Bắc Triều Tiên đến Việt Namngày 26/10/2016 để tham dự hội nghị quốc tế của các đảng Cộng Sản trên thế giới. Tại hội nghị, có thể ông Ri Su Yong sẽ nhắc lại quan điểm về chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên chỉ mang tính tự vệ. Ông sẽ ​​gặp các quan chức trong chính phủ và Đảng Cộng Sản Việt Nam để củng cố quan hệ song phương trong bối cảnh Bình Nhưỡng bị áp lực nặng nề từ quốc tế.
(AFP) - Hội đồng lập pháp Hồng Kông (LegCo) lại hỗn loạnngày 26/10/2016. Những người ủng hộ hai tân nghị sĩ Du Huệ Trinh (Yau Wai Ching) và Lương Tụng Hằng (Baggio Leung), vẫn chưa tuyên thệ và có chủ trương độc lập với Bắc Kinh, đã cố tình xông vào trụ sở Hội Đồng Lập Pháp và hô to đòi chủ tịch LegCo từ chức. Ngược lại, trước cửa LegCo, hàng nghìn người Hồng Kông thân Bắc Kinh lại giương lá cờ Trung Hoa và thóa mạ hai tân nghị sĩ là « rác rưởi ».
(Reuters) - Daech sát hại khoảng 30 thường dân Afghanistan. Vụ tàn sát ngày 26/10/2016 gần thủ phủ của tỉnh Ghor được cho nhằm trả thù cho một chỉ huy quân sự Daech đã bị cảnh sát tiêu diệt trong chiến dịch ngày 25/10. Ghor là một tỉnh nằm ở miền trung Afghanistan, không phải là nơi Daech tập trung hoạt động.
(AFP) - Pháp : Thất nghiệp giảm kỷ lục trong tháng 09/2016. Chỉ trong tháng 09, đã có 66.300 người tìm được việc làm, tức giảm 1,9% lượng người thất nghiệp. Hiện Pháp vẫn còn gần 3,5 triệu người thất nghiệp. Tuy nhiên, đây vẫn là kết quả tốt nhất từ năm 1996. Tính từ đầu năm tới nay, số người thất nghiệp đã giảm 90.000 người, tức 2,5%.
(AFP) - Thủ tướng Ý Matteo Renzi dọa phủ quyết ngân sách châu Âu. Phát biểu được đưa ra ngày 26/10/2016 trong bối cảnh Ý phải đối mặt với làn sóng di dân trong khi nhiều nước châu Âu khác (Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia) lại từ chối tiếp nhận người tị nạn. Theo ước tính của Roma, khoản thiếu hụt ngân sách năm 2017 sẽ tương đương với 2,3% GDP, cao hơn mức thẩm định của Ủy Ban châu Âu.
(AP) - Tổng thống Mỹ công du Hy Lạp, Đức, Peru sau ngày bầu cử 08/11. Theo lịch trình, ông Obama sẽ đến Hy Lạp ngày 15/11 để thảo luận về tình hình kinh tế và cuộc khủng hoảng di dân tại Châu Âu. Hai ngày sau, ông sẽ có mặt ở Đức để bàn về về hiệp định thương mại, khủng hoảng tại miền đông Ukraina, chiến sự tại Syria và tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo. Ông kết thúc chuyến công du thế giới ngày 18/11 tại Peru với chủ đề trọng tâm là thượng đỉnh hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.

Tin Biển Đông 26-10-2016

Biển Đông: Bí mật về những con đường ngầm dưới biển

media

Tầu ngầm USS George Washington (SSBN-598) của Hoa Kỳ.(@wikipedia.com)

« Những con đường ngầm dưới Biển Đông » ẩn chứa đầy « bí ẩn » là nhận định của phóng viên Igor Gauquelin, đăng trên trang mạng Asialyst, ngày 20/10/2016. Tác giả dẫn phân tích của một số chuyên gia Pháp khẳng định những tranh chấp tranh lãnh hải tại đây chỉ là những « cãi cọ vặt vãnh ». Trên thực tế, sự thật nằm sâu dưới lòng Biển Đông, và có liên quan đến những thiết bị quân sự đang được cất giấu ở đó, tức những chiếc tầu ngầm. RFI Việt ngữ lược dịch và giới thiệu lại.
Tác giả trích dẫn các phân tích của hai nhà nghiên cứu Pháp. Một người là tướng Daniel Schaeffer, từng là tùy viên quân sự Pháp tại Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc, hiện là cố vấn chiến lược doanh nghiệp về Trung Quốc và Việt Nam và là thành viên hội cố vấn về châu Á. Người thứ hai là nhà địa lý học François-Xavier Bonnet, nghiên cứu tại Manila, cộng tác viên của Viện Nghiên cứu về Đông Nam Á đương đại (IRASEC).
Cả hai ông cho rằng tranh giành quyền kiểm soát đánh bắt thủy hải sản và chiếm hữu nguồn dầu khí được cho là dồi dào chỉ là những nguyên do thứ yếu. Bởi vì cho đến lúc này, người ta vẫn chưa bao giờ chứng minh được về trữ lượng dầu khí tại đây. Theo hai chuyên gia, những tham vọng và các nước đi cụ thể của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, xung quanh bãi cạn Scarborough hay tại những vùng bãi đá ngầm bí ẩn thuộc dải Macclesfield là thuần tính chất quân sự.
Các nghiên cứu của hai ông đưa ra hai cách nhìn bổ sung cho nhau về mặt địa chất, để rồi từ đó đi đến cùng một kết luận : Không những Trung Quốc muốn độc quyền kiểm soát lưu thông trên Biển Đông, mà còn muốn là cường quốc duy nhất có quyền tự do đi lại bằng tầu chiến và cụ thể hơn là bằng tầu ngầm phóng tên lửa SNLE, vũ khí răn đe hạt nhân tối tân nhất.
Ngay từ năm 2010, tướng Daniel Schaeffer đã viết : Bắc Kinh « muốn là chỉ có hải quân nước này mới có thể thao diễn an toàn trên biển và sâu dưới nước, mà không muốn cho bất kỳ tàu chiến nước ngoài nào đến lưu thông tại đây mà không có sự đồng thuận của Trung Quốc và không áp dụng các luật lệ hàng hải của chính nước này. Chính vì lý do này, mà nếu một ngày nào Trung Quốc buộc phải từ bỏ yêu sách ‘đường chín đoạn’ dưới áp lực quốc tế, Bắc Kinh đã sắp xếp một giải pháp thoái lui bằng cách tạo ra những đường cơ bản ngay xung quanh những quần đảo trên Biển Đông ».

 Hành lang tầu ngầm « bí mật » ngay giữa lòng Trường Sa

Nghiên cứu của hai nhà khoa học dựa trên một định đề : Ngay giữa lòng Biển Đông, có những vùng nước sâu đã được biết đến từ lâu. Bởi vì, độ sâu vẫn là điều kiện tiên quyết bảo đảm tính bí mật cho các hoạt động của tầu ngầm, tránh được những chiếc máy bay tuần tiễu trên biển có trang bị các công cụ dò tìm.
Nhất là những vùng nước sâu đó lại nằm ngay giữa lòng quần đảo Trường Sa, trái với những gì được phổ biến rộng rãi hiện nay cho rằng xung quanh khu vực này chỉ là vùng nước nông. Không những thế, những con đường nước ngầm này cho phép tầu ngầm có thể ra vào dễ dàng một cách an toàn từ bốn phía quần đảo.
Ông François-Xavier Bonnet trên thực tế đã phát hiện ra là nhiều hành lang thực sự đi xuyên quần đảo Trường Sa, cho phép đi lại sâu dưới lòng biển, giữa các bãi đá ngầm nổi tiếng là nguy hiểm cho lưu thông hàng hải.
Kiểm soát những điểm chiến lược
Tướng Daniel Schaeffer phát triển một tầm nhìn bao quát hơn về tình hình Biển Đông, tập trung vào chiến lược ngoài khơi xa của Bắc Kinh. Về điểm này, ông Schaeffer còn đưa ra những giả thuyết hấp dẫn, chẳng hạn khi ông tập trung chú ý vào những vị trí tiền đồn tại dải Macclesfield, rất quý giá đối với Trung Quốc mà thoạt nhìn chẳng vì một lý do hiển nhiên nào.
Nằm ở phía đông nam quần đảo Hoàng Sa, những mỏm đá ngầm nửa chìm nửa nổi thuộc dải Macclesfield là một « quần thể bãi đá ngầm chìm dưới biển ». Nếu căn cứ theo luật biển, những mỏm đá ngầm này chẳng thể nào là đảo và do đó không thể nào được hưởng quy chế lãnh thổ để mà có thể thực thi một quyền chủ quyền lãnh thổ.
Chính ở đây Bắc Kinh che giấu các ý đồ thật sự của mình. Để chứng minh những yêu sách chính đáng, Trung Quốc đã dùng một « mưu mẹo », gọi đó là quần đảo Trung Sa và tự tuyên bố có chủ quyền cùng với Hoàng Sa và Trường Sa, thậm chí biến dải Macclesfield (mà Trung Quốc gọi là Trung Sa) thành một đơn vị hành chính để quản lý.
Về mặt cơ bản, khó có thể hiểu được quần đảo Trung Sa là gì, một nhóm vị trí đảo rời rạc nằm cách xa nhau trên biển, và duy chỉ có một điểm có thể thấy rõ lúc thủy triều xuống là bãi cạn Scarborough. Nhưng đối với Trung Quốc việc biến chúng thành một thực thể duy nhất của mình còn mang một lợi ích khác : Cần phải bảo đảm lối ra cho các chiếc tầu ngầm đi từ Tam Á về hướng nam, và do đó cần phải kiểm soát các điểm chiến lược nhất của lộ trình hàng hải này.
Những khám phá hải trình sâu dưới biển của Anh và Mỹ
Lục tìm trong các hồ sơ lưu trữ liên quan đến các nghiên cứu địa lý thủy văn và đo nước sâu do người Anh tiến hành trong khoảng 1925-1938, người Mỹ trong khoảng những năm 1930 đến tận những năm 1970 rồi của người Nhật, ông François-Xavier Bonnet đã tìm được một nhân chứng, chỉ huy Harry Mathis, và cũng có thể là người đầu tiên đã đi xuyên qua quần đảo Trường Sa bằng tầu ngầm hạt nhân vào tháng 4/1972 trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Những hải trình này có thể cũng đã được biết đến từ thời Đệ Nhị Thế Chiến. Trong một bài viết gần đây, ông Bonnet viết rằng : Các tầu ngầm của Mỹ đã « từng tuần tra trên Biển Đông và thường đi xuyên qua » quần đảo Trường Sa. Các nghiên cứu của ông Bonnet cho thấy ít nhất có hai trục hải trình cho tầu ngầm có thể lưu thông được đã từng được biết đến : Trục Đông – Tây (do Mỹ phát hiện) và trục Bắc – Nam (Anh).
Bất chấp những chi tiết không rõ ràng trong các hồ sơ lưu trữ của Mỹ, nhưng ông François-Xavier Bonnet có thể đưa ra giả định là hải trình xuyên Trường Sa từ Đông sang Tây, bắt nguồn từ phía bờ biển đảo Palawan của Philippines kết thúc tại ngã ba phía tây Trường Sa, trước bãi Đá Chữ Thập không xa mấy.
Như vậy, lộ trình này cho phép một chiếc tầu ngầm có thể đi vòng qua bãi đá ở phía bắc hay phía nam để đổ về phía tây của Biển Đông, gần Việt Nam hay Malaysia. Điều đó giải thích vì sao Đá Chữ Thập hiện là một vị trí quan trọng trong chiến lược bố trí quân sự của Trung Quốc tại Trường Sa. – RFI

Philippines : Ngư dân muốn có thông báo bằng văn bản quyền hoạt động ở Scarborough

media

Bãi Scarborough, Biển Đông, ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. (Ảnh chụp vệ tinh ngày 12/03/2016)Reuters

Một quan chức chính quyền tỉnh Pangasinan muốn tổng thống Rodrigo Duterte cho thông báo bằng văn bản cụ thể là ngư dân Philippines từ giờ được phép hoạt động tại vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough. Từ năm 2012, họ bị quân đội Trung Quốc cấm vào Panatag, tên gọi Scarborough theo tiếng Philippines.
Sau chuyến thăm nạn nhân thiên tai tại Tuguegarao, tỉnh Cagayan, đông bắc đảo Luzon, tổng thống Duterte nói với người dân địa phương : « Chúng ta chỉ còn chờ thêm vài ngày nữa là có thể quay lại bãi cạn Scarborough và ngư dân của chúng ta lại có thể đánh bắt ở vùng này ».
Tuyên bố ngày 23/10/2016 của tổng thống khiến ngư dân địa phương thêm hy vọng. Tuy nhiên, phát biểu với báo Philippines Star, được International Business Times trích ngày 25/10/2016, ông Jeremy Agerico Rosario, một quan chức địa phương, yêu cầu tổng thống Duterte ra văn bản chính thức về thông tin trên.
Ông nói: « Điều này nên được viết thành văn bản để các bên đều nắm rõ được. Cần được lập thành văn bản, do hai bên ký (Trung Quốc và Philippines), để ngư dân Pangasinan có thể tiếp tục cuộc sống của họ ».
Tỉnh Pangasina, được chia thành nhiều huyện khác nhau, nằm ở phía tây đảo Luzon dọc theo vịnh Lingayen và Biển Đông. Vẫn theo quan chức địa phương trên, đa số người dân trong tỉnh sống bằng nghề đánh bắt. Tuy nhiên, từ khi Trung quốc kiểm soát bãi cạn Scarborough vào năm 2012, người dân Philippines bị cấm khai thác ở vùng giầu tài nguyên nà
Trước chuyến công du Trung Quốc vào tuần trước, tổng thống Philippines tuyên bố sẽ đàm phán về tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh dựa trên phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye. Tuy nhiên, tổng thống Duterte và chủ tịch Tập Cận Bình đã không chính thức thảo luận về chủ đề này. Ông Duterte cho biết một giải pháp đang được đàm phán. – RFI

Nhật Bản – Philippines cam kết xây dựng hòa bình, ổn định cho khu vực

Trong bản tuyên bố chung được phổ biến tối qua ở Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Aeb và Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines cùng cam kết xây dựng hòa bình, ổn định cho khu vực, đánh giá cao quan hệ hữu nghị và chiến lược cùng có với các đồng minh, đồng thời Nhật Bản hứa tiếp tục giúp Phi bảo vệ an ninh lãnh hải và thực hiện những dự án phát triển chung.
Theo giải thích của ông Phụ Tá Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng Nhật bản Koichi Hagiuda, mặc dù bản tuyên bố không nêu ra, nhưng mối quan hệ chiến lược giữa Phi, Nhật và Hoa Kỳ là điều được công nhận và đánh giá cao.
Tại buổi họp báo tổ chức ngay sau cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo, Tổng Thống Philippines cũng nói rằng ông kỳ vọng Nhật sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh hàng hải ở Châu Á-Thái Bình Dương, kể cả ở Biển Đông là nơi Philippines đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. –  RFA
Tổng Thống Philippines cũng nói ông sẽ làm việc chặt chẽ với Nhật về những vấn đề cả 2 nước cùng quan tâm trong khu vực, cùng hợp tác cổ võ phát triển dân chủ, đứng về phía Nhật Bản trong nỗ lực giải quyết căng thẳng ở Biển Đông, để mọi quốc gia liên quan đến cuộc tranh chấp đang xảy ra ở vùng biển này phải tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng đường lối ôn hòa.
Tổng Thống Phi cũng lên tiếng ca ngợi mối quan hệ song phương Nhật-Phi, gọi Nhật Bản là người bạn chân tình với người dân Phi, thân thiết hơn cả anh em ruột thịt.
Đáp lời, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe cho hay ông hoan nghênh việc Manila thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh, đồng thời nói rằng ông và Tổng Thống Phi đồng ý vấn để tranh chấp chủ quyền Biển Đông phải được giải quyết bằng thương thuyết ngoại giao.
Được biết trong cuộc họp, Tổng Thống Phi đảm bảo với Thủ tướng Nhật Bản là ông không hể có ý định cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ, cho dù trước khi thảo luận với Thủ Tướng Nhật Bản, Tổng Thống Phi có nói rằng ông muốn trong vòng 2 năm tới, không còn bóng dáng một binh sĩ ngoại quốc nào hiện diện trên đất nước ông.
Phát biểu này được nhà lãnh đạo Phi đưa ra trong buổi nói chuyện với các doanh nhân Nhật, và tức khắc được hiểu là ông nói tới sự hiện diện của binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Phi.

Tin Hoa Kỳ 26-10-2016

Thuyết phục Bắc Hàn ngừng thử hạt nhân là ‘thất bại’

This undated picture released on 20 September 2016 shows the ground jet test of a new type high-power engine of a rocket.Image copyrightKCNA
Image captionCác nhà quan sát nói Bắc Triều Tiên có tiến triển trong chương trình tên lửa
Chính sách của Hoa Kỳ thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân “có lẽ là một thất bại”, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ nói.
Ông James Clapper nhận định điều tốt nhất mà Hoa Kỳ có thể hi vọng là giới hạn khả năng của Bắc Triều Tiên, ông nói trong bài diễn văn tại New York.
Đây là sự thừa nhận hiếm hoi của Washington nhận định nỗ lực suốt một thời gian dài nhằm giải giới vũ khí hạt nhân có thể không thành công.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói chính sách của nước này không thay đổi.
Bắc Triều Tiên tuyên bố có tiến bộ vượt bậc trong các chương trình hạt nhân và tên lửa trong vài năm qua bất chấp chỉ trích và lệnh trừng phạt quốc tế.
Vào tháng 9/2016, nước này tiến hành vụ thử hạt nhân thứ năm, cũng là vụ thử hạt nhân lớn nhất trước sự lên án của cộng đồng quốc tế.
Phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại hôm thứ Ba 25/10, ông Clapper mô tả chính phủ Bắc Hàn là “hoang tưởng” và nói họ nhận thấy chương trình vũ khí hạt nhân là “tấm vé sinh tồn”.
“Vì thế ý niệm từ bỏ chương trình hạt nhân, dù cho nó là gì, cũng là không thể bắt đầu với họ,” ông nói.
Ông đề cập đến việc dùng những ưu đãi kinh tế để thuyết phục nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un giới hạn kho vũ khí hạt nhân có vẻ là chính sách tốt hơn.
Punggye-ri nuclear test facility, North Korea (file image)Image copyrightGEOEYE
Image captionCơ sở Punggye-ri mà Bắc Triều Tiên thử hạt nhân
Phản ứng trước bình luận của ông Clapper, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói họ vẫn hướng tới tái lập bàn đàm phán sáu bên mà Bắc Triều Tiên rút ra từ năm 2009.
Hoa Kỳ dự định sẽ triển khai hệ thống tên lửa phòng vệ tầm cao (THAAD) ở Hàn Quốc, bất chấp chỉ trích từ Trung Quốc và Bắc Hàn.
Washington và Seoul cho rằng họ chỉ phòng thủ chống lại nguy cơ từ Bắc Triều Tiên. – BBC

Trump: Bà Clinton có thể gây ‘Thế chiến thứ ba’

Republican presidential candidate Donald Trump speaks during an campaign event with employees at Trump National Doral in Miami.Image copyrightAP
Ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump nói chính sách ngoại giao của Hillary Clinton ở Syria có thể kích động chiến tranh thế giới thứ ba.
Ông nói Hoa Kỳ nên tập trung vào việc đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS hơn là thuyết phục Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức.
bà Clinton đề xuất một vùng cấm bay qua Syria, mà một số người cho rằng có thể dẫn đến xung đột với máy bay chiến đấu của Nga.
Chiến dịch của bà Clinton cáo buộc ông Trumpm “đùa giỡn với nỗi sợ của người Mỹ”.
Ông Trump cũng tấn công các đảng viên Cộng Hòa không ủng hộ ông.
“Nếu chúng ta có sự đoàn kết trong đảng, chúng ta không thể thua cuộc bầu cử này trước Hillary Clinton,” ông nói với hãng tin Reuters tại khu nghỉ dưỡng chơi golf Trump National Doral ở Miami, Florida.
Người đại diện Đảng cộng hòa chỉ trích đối thủ Đảng Dân chủ về việc kiểm soát vùng cấm bay Syria.
“Bạn không còn chiến đấu chống Syria thêm nữa, bạn đang chiến đấu chống Syria, Nga và Iran, đúng không?”
Clinton and Trump and world leaders
“Nga là một cường quốc hạt nhân, nhưng một quốc gia nơi vũ khí hạt nhân được sử dụng để chống lại các quốc gia khác chịu đàm phán.”
Ông cũng cho rằng bà Clinton không thể thương thuyết với Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi bà chỉ trích ông ta dữ dội.
Ông Trump đặt câu hỏi: “Làm sao bà ấy có thể quay lại và thương thuyết với người mà bà ấy đã bôi xấu” nếu bà được bầu làm tổng thống vào ngày 8/11.
Chiến dịch tranh cử của Clinton chối bỏ các phê phán, nói cả các chuyên gia an ninh của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã cho rằng ông Trump không phù hợp với vai trò người lãnh đạo.
“Một lần nữa, ông ấy đang nhại lại những luận điểm của Putin và đùa giỡn với nỗi sợ của người Mỹ, trong khi đó vẫn từ chối công bố kế hoạch đánh bại tổ chức ISIS hay giảm bớt những thương tổn nhân đạo ở Syria,” người phát ngôn của bà Clinton Jesse Lehrich nói trong một thông cáo.

“Giết rất nhiều người Syria”

Cảnh báo của ông Trump về việc đối đầu với Nga phản ánh quan ngại được nêu ra tháng trước tại phiên đều trần tại quốc hội với sĩ quan cao cấp nhất của quân đội Hoa Kỳ.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Joseph Dunford nói với các nhà lập pháp “vùng cấm bay” ở Syria có thể dẫn đến chiến tranh với Nga.
“Giờ đây, thưa thượng viện, với chúng tôi để kiểm soát toàn bộ không phận của Syria sẽ buộc chúng tôi phải tiến hành chiến tranh, chống lại Syria và Nga,” tướng Dunford nói với Ủy ban Quân vụ Thượng Viện.
Joint Chiefs Chairman Gen. Joseph Dunford testifies on Capitol Hill in WashingtonImage copyrightAP
Image captionSĩ quan cao cấp của quân đội Hoa Kỳ không ủng hộ thiết lập vùng cấm bay ở Syria
“Đó có lẽ là một trong những quyết định quan trọng nhất mà tôi sẽ không thông qua.”
Trong cuộc tranh luận cuối cùng ở Nevada hôm 20/10, bà Clinton phác thảo sự ủng hộ của bà với đạo luật này.
“Vùng cấm bay có thể cứu nhiều sinh mạng và sớm dẫn đến kết thúc xung đột,” bà nói trên sân khấu.
Nhưng trong một bài diễn thuyết với công ty Goldman Sachs ở Phố Wall vào năm 2013, bà Clinton nói thiết lập vùng cấm bay sẽ “giết chết rất nhiều người Syria”, theo đoạn nội dung bài diễn thuyết mà Wikileaks công bố.
Số thường dân bị thiệt mạng tại Syria có thể dẫn đến kết quả Hoa Kỳ phải tiêu diệt không quân Syria, thường đóng tại các khu vực đông dân cư.
Chính sách của bà Clinton không chỉ bất đồng với Tổng thống Obama mà còn khiến Hoa Kỳ leo thang can thiêp vào xung đột tại Syria.
Bình luận của ông Trump được đưa ra hai tuần trước kỳ bầu cử và chiến dịch của ông phải đối mặt với phản ứng của công chúng sau khi nhiều người cáo buộc ông Trump về quấy rối tình dục.
Vị doanh nhân ở New York đang theo sau bà Clinton trên các khảo sát quốc gia, đã lớn tiếng chỉ trích báo chí và cho rằng nhiều tờ báo đã thông đồng để sắp đặt kết quả bầu cử chống lại ông.
“Mọi người đang rất giận dữ với sự lãnh đạo của đảng này, bởi vì đây là một cuộc bầu cử chúng ta sẽ chắc thắng 100% nếu chúng ta có sự ủng hộ từ phía trên,”ông nói. “Tôi nghĩ dù sao chúng ta vẫn sẽ thắng.” – BBC

Nga : Vị khách không mời mà đến trong cuộc bầu cử Mỹ

media
Bà Hillary Clinton (P) bắt tay ông Donald Trump, sau cuộc tranh luận đầu tiên, tại đại học Hofstra, New York, Mỹ, ngày 26/09/2016REUTERS
Từ những cáo buộc của Mỹ theo đó Mátxcơva đã tung tin tặc đánh cắp email của giới lãnh đạo đảng Dân Chủ nhằm gây hại cho Hillary Clinton, cho đến cáo buộc của ứng cử viên đảng Dân Chủ nhắm vào đối thủ Donald Trump, gọi ông là một « con rối » trong tay tổng thống Vladimir Putin, rất nhiều điểm bất thường đang khuấy động cuộc vận động tranh cử tổng thống tại Mỹ mà mẫu số chung chính là Nga.
Khi nhận định về điều kể trên trong bài phân tích ngày 25/10/2016, hãng tin Pháp AFP đã nêu bật bầu không khí chiến tranh lạnh đang bao trùm trở lại quan hệ Mỹ – Nga, và căng thẳng trong địa hạt ngoại giao đã tác động đến đời sống chính trị Mỹ. AFP hóm hỉnh cho rằng : « Ai mà nghĩ rằng nước Mỹ đang ở thời thập niên 1960 chứ không phải là năm 2016 đều được lượng thứ ! ».
Theo ghi nhận của AFP, quan hệ Nga-Mỹ đã trở nên rất căng thẳng từ sau cuộc chiến tranh ở Ukraina năm 2014, kéo theo các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhắm vào Matxcơva, và mới đây là các cuộc tấn công của không quân Nga tại Syria.
Nhân tố Nga đã bắt đầu len lỏi vào cuộc vận động tranh cử tổng thống tại Mỹ vào cuối năm 2015, khi ông Putin lên tiếng ca ngợi Donald Trump là một « người thông minh và tài ba ». Ông Trump, vào khi ấy vẫn chưa được chính thức đề cử, đã tâng bốc trở lại và khen ông Putin là một « lãnh đạo mạnh mẽ, … trái hẳn với những gì được thấy ở Mỹ ».
Kể từ khi ấy, với vụ hơn 20.000 email của giới lãnh đạo đảng Dân Chủ bị tin tặc đánh cắp, mà Washington quy trách nhiệm cho Nga, hoặc vụ các mối quan hệ bất minh với Nga của ông Paul Manafort, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump, nhân tố Nga không ngừng được hai ứng cử viên nhắc đến
Gần đây nhất là nhân cuộc tranh luận ngày 19/10 vừa qua. Ông Trump đã lặp đi lặp lại rằng chỉ có ông mới có khả năng thiết lập một mối quan hệ tốt hơn với Matxcơva bởi vì ông Putin « không hề có bất kỳ một sự tôn trọng nào » đối với bà Clinton. Ứng cử viên đảng Dân Chủ đã phản pháo ngay bằng câu « Đó là vì ông ta – tức là ông Putin – muốn có một con rối lên làm tổng thống Mỹ ».
Theo giáo sư Tim Frye, chủ nhiệm khoa Chính Trị Học tại đại học Mỹ Columbia, chưa bao giờ nước Nga lại được nhắc đến nhiều như vậy trong một cuộc vận động tranh cử tại Mỹ, và điều đó phản ánh trực tiếp quan hệ giữa hai nước, đang ở mức thấp nhất kể từ thời Chiến Tranh Lạnh đến nay.
Chuyên gia này phân tích tiếp : Sở dĩ vấn đề Nga đã nổi cộm lên như vậy, che khuất cả các vấn đề khác như sự vươn lên của Trung Quốc, tình trạng lộn xộn tại châu Âu hay đà sụp đổ của Syria, đó là vì chưa bao giờ quan điểm của hai ứng viên đối với Nga lại khác biệt nhau như vậy. Hơn nữa, ông Trump lại có một lập trường cực đoan, hoàn toàn lệch pha so với tất cả những tên tuổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Đối với chuyên gia Frye, khi khai thác yếu tố Nga, bà Clinton cũng có lợi vì sẽ tranh thủ được các cử tri gốc Đông Âu, « đặc biệt là tại các bang quan trọng như Pennsylvania, Ohio và Michigan, nơi có một cộng đồng đáng kể người gốc Ukraina, Ba Lan hay từ các nước Đông Âu khác mà Nga là một chủ đề rất được quan tâm ».
Theo hãng AFP, vấn đề Nga nhúng tay vào vụ đánh cắp email của đảng Dân Chủ đã bị Matxcơva cực lực bác bỏ, những ác cảm của Putin đối với bà Clinton là một điều có thực, với các phương tiện truyền thông Nga liên tục chĩa mũi dùi vào tất cả những tai tiếng có liên can đến cựu ngoại trưởng Mỹ, và loan tải rộng rãi mọi tuyên bố của ông Trump có lợi cho Mátxcơva.
Tuy nhiên, vào lúc mà khả năng bà Clinton trở thành tổng thống tương lai của Hoa Kỳ ngày càng rõ nét, giới quan sát cho rằng Matxcơva sẽ phải trở lại với một chính sách ngoại giao truyền thống hơn. – RFI

Bầu cử tổng thống Mỹ : Colin Powell bỏ phiếu cho Hillary Clinton

media
Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, Colin Powell (T) và ứng viên tổng thống đảng Dân Chủ, Hillary Clinton, tại Washington ngày 03/09/2016.REUTERS/Jonathan Ernst
Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, thuộc đảng Cộng Hòa tuyên bố, trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống ngày 08/11/2016 tới đây, ông sẽ bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton.
Hôm qua, 25/10/2016, ông Peggy Cifrino, trợ lý của cựu ngoại trưởng Colin Powell, cho AFP biết, trong cuộc gặp các doanh nhân tại Long Island, Woodbury, New York, ông Powell đã công khai khẳng định sẽ bỏ phiếu ủng hộ bà Hillary Clinton.
Theo nhật báo Mỹ Newsday, thì cựu ngoại trưởng Powell cho rằng ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump không có đủ các phẩm chất để trở thành tổng thống, lãnh đạo nước Mỹ và ông Trump đã đánh lừa người dân Mỹ với những hứa hẹn mà ông ta không thể nào thực hiện được.
Tờ báo trích đăng phát biểu của cựu ngoại trưởng Powell, theo đó, ông Donald Trump « đã thóa mạ nước Mỹ ít nhất là mỗi ngày một lần », « ông ta đã thóa mạ người Mỹ gốc Latinh, thóa mạ người Mỹ gốc Phi, thóa mạ phụ nữ và thóa mạ cả đảng của ông ta ». Vẫn theo ông Power, thì ứng viên đảng Cộng Hòa còn thóa mạ các đồng minh của Hoa Kỳ và cả các cựu quân nhân Mỹ.
Ngược lại, cựu ngoại trưởng Powell lại hết lời ca ngợi ứng viên đảng Dân Chủ, bà Clinton mà ông coi đó là một người bạn, quen biết nhau từ 20 năm qua. Theo ông Powell, bà Clinton « thông minh, có khả năng. Bà đã là một ngoại trưởng tốt », có thái độ đúng mực và có sức khỏe dẻo dai và hoàn toàn có đủ khả năng làm tổng thống của nước Mỹ.
 Tuy thuộc đảng Cộng Hòa, nhưng cựu ngoại trưởng Colin Powell, nguyên tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ đã từng bỏ phiếu ủng hộ ứng viên đảng Dân Chủ Barack Obama trong các cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 và 2012. – RFI

Đa số người Mỹ gốc Á không ưa Trump, xa lánh Đảng Cộng hòa

Một cuộc khảo sát toàn quốc mới đây cho thấy số người Mỹ gốc Á ủng hộ Đảng Dân chủ giờ cao hơn gấp đôi so với Đảng Cộng hòa, và họ có quan điểm rất tiêu cực về ứng cử viên tổng thống Donald Trump. Kết quả khảo sát này cũng nêu bật sự chật vật của Đảng Cộng hòa trong việc thu hút cử tri thuộc những nhóm dân thiểu số.
Bản báo cáo của tổ chức Khảo sát Người Mỹ gốc Á Toàn quốc (NAAS), công bố hồi đầu tháng 10 có tựa đề “Tiếng nói người Mỹ gốc Á trong cuộc bầu cử 2016,” cho biết trong 20 năm qua, sự ủng hộ của người Mỹ gốc Á dành cho những ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ “tăng mạnh hơn bất kỳ nhóm chủng tộc nào.”
Ngày nay 57 phần trăm người gốc Á nhận mình theo Đảng Dân chủ hoặc nghiêng về Đảng Dân chủ, so với 24 phần trăm ủng hộ Đảng Cộng hòa, theo bản báo cáo.
Con số của ông Trump còn tệ hơn nhiều. Bà Clinton dẫn trước ông trong số tất cả những cử tri gốc Á có đăng ký, 55 phần trăm so với 14 phần trăm.
Người gốc Á bao gồm nhiều dân tộc, quốc tịch, tôn giáo – thế nhưng quan điểm tiêu cực về ông Trump vươn xa và sâu vào tất cả những nhóm nhỏ này.
79 phần trăm người Mỹ gốc Ấn được khảo sát cho biết họ có ác cảm với ông Trump.
84 phần trăm người gốc Hàn, 67 phần trăm người gốc Hoa và 62 phần trăm người gốc Philippines có cùng nhận định.
Tuy nhiên người Mỹ gốc Việt là điểm sáng duy nhất cho ứng cử viên Đảng Cộng hòa. Số người có quan điểm tích cực và tiêu cực về ông Trump trong khối cử tri người Việt tương đối đồng đều, với 43 phần trăm tiêu cực và 45 phần trăm tích cực.
Lâu nay người Mỹ gốc Việt vẫn thường nghiêng về phía Đảng Cộng hòa và nghiêng nhiều hơn so với bất kỳ nhóm dân nào khác trong khối người Mỹ gốc Á.
Nhà báo Đỗ Dzũng của nhật báo Người Việt cho rằng nguyên nhân một phần là cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Ông nói:
“Trong Chiến tranh Việt Nam, phe Cộng hòa rất quyết liệt và phe Dân chủ thì chống chiến tranh. Những người thuộc thế hệ cũ quan niệm rằng mất nước là tại phe Dân chủ.”
Ông Mike Nguyen, cử tri Quận Cam thuộc bang California, tin rằng chính sách kinh tế của Đảng Cộng hòa đem lại hiệu quả.
Ông nêu quan điểm:
“Tôi bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa bởi vì chính sách, không phải vì ông Trump. Tôi muốn trả tiền đóng thuế lại cho những người tạo ra công ăn việc làm. Nếu bạn đánh thuế họ quá nhiều và đem tiền cho không thì mọi thứ ở đất nước này sẽ lụn bại.”
Ông In Suon, người Campuchia sống ở San Jose, California, thì nói rằng ông chưa biết sẽ bầu cho ứng cử viên nào.
“Bản thân tôi lâu nay từng ủng hộ Đảng Cộng hòa. Tôi không biết tại sao tôi thích Đảng Cộng hòa. Tôi từng theo dõi công tác của đảng này,” ông Suon nói. “Giờ tôi thất vọng về tuyên truyền của đảng vì họ đả kích dân thiểu số ở Mỹ.”
Năm 1992, George H.W. Bush giành được sự ủng hộ của người Mỹ gốc Á với cách biệt áp đảo 24 điểm phần trăm.
Bob Dole, ứng cử viên Đảng Cộng hòa năm 1996, cũng giành được lá phiếu của khối cử tri này, nhưng với cách biệt nhỏ hơn. Các ứng cử viên Đảng Dân chủ luôn giành được lá phiếu của người Châu Á kể từ khi đó.
Sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, Ủy ban Đảng Cộng hòa Toàn quốc công bố một báo cáo kêu gọi đảng nỗ lực tiếp cận với những nhóm dân thiểu số hơn nữa. Nhưng bản chất phân cực của ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa năm nay dường như triệt tiêu hết những tiến bộ mà đảng này đạt được và sự ủng hộ của khối người Mỹ gốc Á dành cho Đảng Cộng hòa giờ còn thấp hơn hồi năm 2012, theo lời ông Karthick Ramakrishnan, giám đốc của NAAS.
Trong những năm trước ông Ramakrishnan cho biết những cuộc khảo sát người Mỹ gốc Á cho thấy những khác biệt lớn hơn về quan điểm chính trị giữa những nhóm dân trong khối người Mỹ gốc Á và giữa các vùng trong nước.
“Có thể nói rằng ông Trump đang toàn quốc hóa cuộc bầu cử này cho người Mỹ gốc Á,” ông nói. – VOA

Bà Clinton dẫn trước trên toàn quốc tại các bang quan trọng

Ứng cử viên tổng thống Ðảng Dân chủ Hillary Clinton trước khi lên đường đi vận động tranh cử, tại sân bay quốc tế Miami, Florida, Mỹ, 26/10/2016.
Ứng cử viên tổng thống Ðảng Dân chủ Hillary Clinton trước khi lên đường đi vận động tranh cử, tại sân bay quốc tế Miami, Florida, Mỹ, 26/10/2016.
WASHINGTON — 
Trong lúc ngày bầu cử 8 tháng 11 đang gần kề, ứng cử viên Hillary Clinton của Ðảng Dân chủ và đối thủ Donald Trump bên Ðảng Cộng hòa tập trung vận động tại một số tiểu bang được gọi là “bang chiến trường”, những nơi có thể quyết định ai sẽ đắc cử để trở thành tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ. Người Mỹ bầu tổng thống theo phương thức cộng gộp số phiếu đại cử tri đoàn mà mỗi ứng cử viên giành được từ tất cả các tiểu bang. Ứng cử viên đoạt đa số phiếu của cử tri tại một bang sẽ chiếm toàn bộ phiếu đại cử tri đoàn của bang đó.
Trong những ngày cuối của chiến dịch tranh cử, bà Hillary Clinton và ông Donald Trump thường xuyên đến vận động tại một số ít tiểu bang, nơi cử tri còn do dự chưa biết bầu cho bên nào. Liệu họ bầu cho ông Trump ở bang Ohio và New Hampshire, hoặc cho bà Clinton ở bang Florida và Nevada?
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ bị chia rẽ sâu sắc về chính trị trong các cuộc bầu cử tổng thống, với nhiều tiểu bang hoặc là ngả về đảng Cộng hòa, được hiển thị màu đỏ trên bản đồ, hoặc là nghiêng theo đảng Dân chủ, được hiển thị màu xanh dương trên bản đồ.
Nhà phân tích chính trị Stephen Wayne của Đại học Georgetown nhận định:
“Ở những bang mà một đảng dẫn trước với cách biệt lớn, thì việc dùng nhiều nguồn lực để vận động tranh cử tổng thống ở bang đó chỉ vô ích mà thôi.”
Giáo sư Jeremy Mayer thuộc Đại học George Mason giải thích rằng sau khi loại trừ những bang đã có lập trường rõ rệt như vậy ra, thì chỉ còn lại khoảng một chục tiểu bang, được gọi là “bang chiến trường” hay “bang có thể nghiêng về bất cứ bên nào”, nơi mà các ứng cử viên phải dành hầu hết thời gian ra vận động. Ông nói:
“Trong chiến dịch tranh cử ngày nay, các ứng cử viên chỉ tập trung vận động tại khoảng 12 tiểu bang. Tên của các bang đó thay đổi từ năm này sang năm khác, mặc dù trong ba cuộc bầu cử gần đây nhất thì danh sách các bang đó tương đối ổn định.”
Các bang còn do dự thu hút sự chú ý nhiều nhất gồm những bang lớn như Florida và Ohio, và những bang nhỏ hơn như North Carolina, Nevada và New Hampshire.
Kể từ cuộc bầu cử năm 1992 khi ông Bill Clinton đắc cử, Ðảng Dân chủ nhìn chung giành được nhiều thắng lợi hơn tại các bang chiến trường quan trọng. Theo nhà phân tích Austin Hart của Đại học American, thì đó là một thách thức lớn cho ông Trump trong cuộc bầu cử năm nay. Ông cho biết:
“Ông Trump phải làm sao giành được sự ủng hộ của cử tri ở các bang Florida, Ohio, và có lẽ cả ở Colorado và Nevada. Ông Trump cần phải củng cố khối cử tri ủng hộ ông ở bang Pennsylvania, nếu có thể. Đó là những công việc đầy khó khăn mà ông phải tranh thủ thực hiện trước mắt.”
Bà Jennifer Lawless, một nhà phân tích tại Đại học American nhận định rằng trong những ngày cuối của cuộc vận động, các ứng cử viên nhắm vào một nhóm cử tri tương đối nhỏ hơn tại một vài tiểu bang:
“Vấn đề cho đến thời điểm này là thành phần cử tri độc lập. Không phải là một nhóm nhỏ cử tri độc lập, mà thành phần này còn tách ra thành những nhóm nhỏ hơn nữa. Đó là một số ít cử tri độc lập ở các bang chiến trường. Chúng ta đang nói tới một tỉ lệ rất nhỏ trong dân số.”
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump trên toàn quốc tại một số bang chiến trường quan trọng, mặc dù ông Trump vẫn ráo riết vận động tại những bang trọng yếu như Ohio, Florida và North Carolina.- VOA


Powered by Blogger.