Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Hoa Kỳ 26-10-2016

Wednesday, October 26, 2016 8:08:00 PM // , ,

Thuyết phục Bắc Hàn ngừng thử hạt nhân là ‘thất bại’

This undated picture released on 20 September 2016 shows the ground jet test of a new type high-power engine of a rocket.Image copyrightKCNA
Image captionCác nhà quan sát nói Bắc Triều Tiên có tiến triển trong chương trình tên lửa
Chính sách của Hoa Kỳ thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân “có lẽ là một thất bại”, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ nói.
Ông James Clapper nhận định điều tốt nhất mà Hoa Kỳ có thể hi vọng là giới hạn khả năng của Bắc Triều Tiên, ông nói trong bài diễn văn tại New York.
Đây là sự thừa nhận hiếm hoi của Washington nhận định nỗ lực suốt một thời gian dài nhằm giải giới vũ khí hạt nhân có thể không thành công.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói chính sách của nước này không thay đổi.
Bắc Triều Tiên tuyên bố có tiến bộ vượt bậc trong các chương trình hạt nhân và tên lửa trong vài năm qua bất chấp chỉ trích và lệnh trừng phạt quốc tế.
Vào tháng 9/2016, nước này tiến hành vụ thử hạt nhân thứ năm, cũng là vụ thử hạt nhân lớn nhất trước sự lên án của cộng đồng quốc tế.
Phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại hôm thứ Ba 25/10, ông Clapper mô tả chính phủ Bắc Hàn là “hoang tưởng” và nói họ nhận thấy chương trình vũ khí hạt nhân là “tấm vé sinh tồn”.
“Vì thế ý niệm từ bỏ chương trình hạt nhân, dù cho nó là gì, cũng là không thể bắt đầu với họ,” ông nói.
Ông đề cập đến việc dùng những ưu đãi kinh tế để thuyết phục nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un giới hạn kho vũ khí hạt nhân có vẻ là chính sách tốt hơn.
Punggye-ri nuclear test facility, North Korea (file image)Image copyrightGEOEYE
Image captionCơ sở Punggye-ri mà Bắc Triều Tiên thử hạt nhân
Phản ứng trước bình luận của ông Clapper, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói họ vẫn hướng tới tái lập bàn đàm phán sáu bên mà Bắc Triều Tiên rút ra từ năm 2009.
Hoa Kỳ dự định sẽ triển khai hệ thống tên lửa phòng vệ tầm cao (THAAD) ở Hàn Quốc, bất chấp chỉ trích từ Trung Quốc và Bắc Hàn.
Washington và Seoul cho rằng họ chỉ phòng thủ chống lại nguy cơ từ Bắc Triều Tiên. – BBC

Trump: Bà Clinton có thể gây ‘Thế chiến thứ ba’

Republican presidential candidate Donald Trump speaks during an campaign event with employees at Trump National Doral in Miami.Image copyrightAP
Ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump nói chính sách ngoại giao của Hillary Clinton ở Syria có thể kích động chiến tranh thế giới thứ ba.
Ông nói Hoa Kỳ nên tập trung vào việc đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS hơn là thuyết phục Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức.
bà Clinton đề xuất một vùng cấm bay qua Syria, mà một số người cho rằng có thể dẫn đến xung đột với máy bay chiến đấu của Nga.
Chiến dịch của bà Clinton cáo buộc ông Trumpm “đùa giỡn với nỗi sợ của người Mỹ”.
Ông Trump cũng tấn công các đảng viên Cộng Hòa không ủng hộ ông.
“Nếu chúng ta có sự đoàn kết trong đảng, chúng ta không thể thua cuộc bầu cử này trước Hillary Clinton,” ông nói với hãng tin Reuters tại khu nghỉ dưỡng chơi golf Trump National Doral ở Miami, Florida.
Người đại diện Đảng cộng hòa chỉ trích đối thủ Đảng Dân chủ về việc kiểm soát vùng cấm bay Syria.
“Bạn không còn chiến đấu chống Syria thêm nữa, bạn đang chiến đấu chống Syria, Nga và Iran, đúng không?”
Clinton and Trump and world leaders
“Nga là một cường quốc hạt nhân, nhưng một quốc gia nơi vũ khí hạt nhân được sử dụng để chống lại các quốc gia khác chịu đàm phán.”
Ông cũng cho rằng bà Clinton không thể thương thuyết với Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi bà chỉ trích ông ta dữ dội.
Ông Trump đặt câu hỏi: “Làm sao bà ấy có thể quay lại và thương thuyết với người mà bà ấy đã bôi xấu” nếu bà được bầu làm tổng thống vào ngày 8/11.
Chiến dịch tranh cử của Clinton chối bỏ các phê phán, nói cả các chuyên gia an ninh của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã cho rằng ông Trump không phù hợp với vai trò người lãnh đạo.
“Một lần nữa, ông ấy đang nhại lại những luận điểm của Putin và đùa giỡn với nỗi sợ của người Mỹ, trong khi đó vẫn từ chối công bố kế hoạch đánh bại tổ chức ISIS hay giảm bớt những thương tổn nhân đạo ở Syria,” người phát ngôn của bà Clinton Jesse Lehrich nói trong một thông cáo.

“Giết rất nhiều người Syria”

Cảnh báo của ông Trump về việc đối đầu với Nga phản ánh quan ngại được nêu ra tháng trước tại phiên đều trần tại quốc hội với sĩ quan cao cấp nhất của quân đội Hoa Kỳ.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Joseph Dunford nói với các nhà lập pháp “vùng cấm bay” ở Syria có thể dẫn đến chiến tranh với Nga.
“Giờ đây, thưa thượng viện, với chúng tôi để kiểm soát toàn bộ không phận của Syria sẽ buộc chúng tôi phải tiến hành chiến tranh, chống lại Syria và Nga,” tướng Dunford nói với Ủy ban Quân vụ Thượng Viện.
Joint Chiefs Chairman Gen. Joseph Dunford testifies on Capitol Hill in WashingtonImage copyrightAP
Image captionSĩ quan cao cấp của quân đội Hoa Kỳ không ủng hộ thiết lập vùng cấm bay ở Syria
“Đó có lẽ là một trong những quyết định quan trọng nhất mà tôi sẽ không thông qua.”
Trong cuộc tranh luận cuối cùng ở Nevada hôm 20/10, bà Clinton phác thảo sự ủng hộ của bà với đạo luật này.
“Vùng cấm bay có thể cứu nhiều sinh mạng và sớm dẫn đến kết thúc xung đột,” bà nói trên sân khấu.
Nhưng trong một bài diễn thuyết với công ty Goldman Sachs ở Phố Wall vào năm 2013, bà Clinton nói thiết lập vùng cấm bay sẽ “giết chết rất nhiều người Syria”, theo đoạn nội dung bài diễn thuyết mà Wikileaks công bố.
Số thường dân bị thiệt mạng tại Syria có thể dẫn đến kết quả Hoa Kỳ phải tiêu diệt không quân Syria, thường đóng tại các khu vực đông dân cư.
Chính sách của bà Clinton không chỉ bất đồng với Tổng thống Obama mà còn khiến Hoa Kỳ leo thang can thiêp vào xung đột tại Syria.
Bình luận của ông Trump được đưa ra hai tuần trước kỳ bầu cử và chiến dịch của ông phải đối mặt với phản ứng của công chúng sau khi nhiều người cáo buộc ông Trump về quấy rối tình dục.
Vị doanh nhân ở New York đang theo sau bà Clinton trên các khảo sát quốc gia, đã lớn tiếng chỉ trích báo chí và cho rằng nhiều tờ báo đã thông đồng để sắp đặt kết quả bầu cử chống lại ông.
“Mọi người đang rất giận dữ với sự lãnh đạo của đảng này, bởi vì đây là một cuộc bầu cử chúng ta sẽ chắc thắng 100% nếu chúng ta có sự ủng hộ từ phía trên,”ông nói. “Tôi nghĩ dù sao chúng ta vẫn sẽ thắng.” – BBC

Nga : Vị khách không mời mà đến trong cuộc bầu cử Mỹ

media
Bà Hillary Clinton (P) bắt tay ông Donald Trump, sau cuộc tranh luận đầu tiên, tại đại học Hofstra, New York, Mỹ, ngày 26/09/2016REUTERS
Từ những cáo buộc của Mỹ theo đó Mátxcơva đã tung tin tặc đánh cắp email của giới lãnh đạo đảng Dân Chủ nhằm gây hại cho Hillary Clinton, cho đến cáo buộc của ứng cử viên đảng Dân Chủ nhắm vào đối thủ Donald Trump, gọi ông là một « con rối » trong tay tổng thống Vladimir Putin, rất nhiều điểm bất thường đang khuấy động cuộc vận động tranh cử tổng thống tại Mỹ mà mẫu số chung chính là Nga.
Khi nhận định về điều kể trên trong bài phân tích ngày 25/10/2016, hãng tin Pháp AFP đã nêu bật bầu không khí chiến tranh lạnh đang bao trùm trở lại quan hệ Mỹ – Nga, và căng thẳng trong địa hạt ngoại giao đã tác động đến đời sống chính trị Mỹ. AFP hóm hỉnh cho rằng : « Ai mà nghĩ rằng nước Mỹ đang ở thời thập niên 1960 chứ không phải là năm 2016 đều được lượng thứ ! ».
Theo ghi nhận của AFP, quan hệ Nga-Mỹ đã trở nên rất căng thẳng từ sau cuộc chiến tranh ở Ukraina năm 2014, kéo theo các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhắm vào Matxcơva, và mới đây là các cuộc tấn công của không quân Nga tại Syria.
Nhân tố Nga đã bắt đầu len lỏi vào cuộc vận động tranh cử tổng thống tại Mỹ vào cuối năm 2015, khi ông Putin lên tiếng ca ngợi Donald Trump là một « người thông minh và tài ba ». Ông Trump, vào khi ấy vẫn chưa được chính thức đề cử, đã tâng bốc trở lại và khen ông Putin là một « lãnh đạo mạnh mẽ, … trái hẳn với những gì được thấy ở Mỹ ».
Kể từ khi ấy, với vụ hơn 20.000 email của giới lãnh đạo đảng Dân Chủ bị tin tặc đánh cắp, mà Washington quy trách nhiệm cho Nga, hoặc vụ các mối quan hệ bất minh với Nga của ông Paul Manafort, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump, nhân tố Nga không ngừng được hai ứng cử viên nhắc đến
Gần đây nhất là nhân cuộc tranh luận ngày 19/10 vừa qua. Ông Trump đã lặp đi lặp lại rằng chỉ có ông mới có khả năng thiết lập một mối quan hệ tốt hơn với Matxcơva bởi vì ông Putin « không hề có bất kỳ một sự tôn trọng nào » đối với bà Clinton. Ứng cử viên đảng Dân Chủ đã phản pháo ngay bằng câu « Đó là vì ông ta – tức là ông Putin – muốn có một con rối lên làm tổng thống Mỹ ».
Theo giáo sư Tim Frye, chủ nhiệm khoa Chính Trị Học tại đại học Mỹ Columbia, chưa bao giờ nước Nga lại được nhắc đến nhiều như vậy trong một cuộc vận động tranh cử tại Mỹ, và điều đó phản ánh trực tiếp quan hệ giữa hai nước, đang ở mức thấp nhất kể từ thời Chiến Tranh Lạnh đến nay.
Chuyên gia này phân tích tiếp : Sở dĩ vấn đề Nga đã nổi cộm lên như vậy, che khuất cả các vấn đề khác như sự vươn lên của Trung Quốc, tình trạng lộn xộn tại châu Âu hay đà sụp đổ của Syria, đó là vì chưa bao giờ quan điểm của hai ứng viên đối với Nga lại khác biệt nhau như vậy. Hơn nữa, ông Trump lại có một lập trường cực đoan, hoàn toàn lệch pha so với tất cả những tên tuổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Đối với chuyên gia Frye, khi khai thác yếu tố Nga, bà Clinton cũng có lợi vì sẽ tranh thủ được các cử tri gốc Đông Âu, « đặc biệt là tại các bang quan trọng như Pennsylvania, Ohio và Michigan, nơi có một cộng đồng đáng kể người gốc Ukraina, Ba Lan hay từ các nước Đông Âu khác mà Nga là một chủ đề rất được quan tâm ».
Theo hãng AFP, vấn đề Nga nhúng tay vào vụ đánh cắp email của đảng Dân Chủ đã bị Matxcơva cực lực bác bỏ, những ác cảm của Putin đối với bà Clinton là một điều có thực, với các phương tiện truyền thông Nga liên tục chĩa mũi dùi vào tất cả những tai tiếng có liên can đến cựu ngoại trưởng Mỹ, và loan tải rộng rãi mọi tuyên bố của ông Trump có lợi cho Mátxcơva.
Tuy nhiên, vào lúc mà khả năng bà Clinton trở thành tổng thống tương lai của Hoa Kỳ ngày càng rõ nét, giới quan sát cho rằng Matxcơva sẽ phải trở lại với một chính sách ngoại giao truyền thống hơn. – RFI

Bầu cử tổng thống Mỹ : Colin Powell bỏ phiếu cho Hillary Clinton

media
Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, Colin Powell (T) và ứng viên tổng thống đảng Dân Chủ, Hillary Clinton, tại Washington ngày 03/09/2016.REUTERS/Jonathan Ernst
Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, thuộc đảng Cộng Hòa tuyên bố, trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống ngày 08/11/2016 tới đây, ông sẽ bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton.
Hôm qua, 25/10/2016, ông Peggy Cifrino, trợ lý của cựu ngoại trưởng Colin Powell, cho AFP biết, trong cuộc gặp các doanh nhân tại Long Island, Woodbury, New York, ông Powell đã công khai khẳng định sẽ bỏ phiếu ủng hộ bà Hillary Clinton.
Theo nhật báo Mỹ Newsday, thì cựu ngoại trưởng Powell cho rằng ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump không có đủ các phẩm chất để trở thành tổng thống, lãnh đạo nước Mỹ và ông Trump đã đánh lừa người dân Mỹ với những hứa hẹn mà ông ta không thể nào thực hiện được.
Tờ báo trích đăng phát biểu của cựu ngoại trưởng Powell, theo đó, ông Donald Trump « đã thóa mạ nước Mỹ ít nhất là mỗi ngày một lần », « ông ta đã thóa mạ người Mỹ gốc Latinh, thóa mạ người Mỹ gốc Phi, thóa mạ phụ nữ và thóa mạ cả đảng của ông ta ». Vẫn theo ông Power, thì ứng viên đảng Cộng Hòa còn thóa mạ các đồng minh của Hoa Kỳ và cả các cựu quân nhân Mỹ.
Ngược lại, cựu ngoại trưởng Powell lại hết lời ca ngợi ứng viên đảng Dân Chủ, bà Clinton mà ông coi đó là một người bạn, quen biết nhau từ 20 năm qua. Theo ông Powell, bà Clinton « thông minh, có khả năng. Bà đã là một ngoại trưởng tốt », có thái độ đúng mực và có sức khỏe dẻo dai và hoàn toàn có đủ khả năng làm tổng thống của nước Mỹ.
 Tuy thuộc đảng Cộng Hòa, nhưng cựu ngoại trưởng Colin Powell, nguyên tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ đã từng bỏ phiếu ủng hộ ứng viên đảng Dân Chủ Barack Obama trong các cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 và 2012. – RFI

Đa số người Mỹ gốc Á không ưa Trump, xa lánh Đảng Cộng hòa

Một cuộc khảo sát toàn quốc mới đây cho thấy số người Mỹ gốc Á ủng hộ Đảng Dân chủ giờ cao hơn gấp đôi so với Đảng Cộng hòa, và họ có quan điểm rất tiêu cực về ứng cử viên tổng thống Donald Trump. Kết quả khảo sát này cũng nêu bật sự chật vật của Đảng Cộng hòa trong việc thu hút cử tri thuộc những nhóm dân thiểu số.
Bản báo cáo của tổ chức Khảo sát Người Mỹ gốc Á Toàn quốc (NAAS), công bố hồi đầu tháng 10 có tựa đề “Tiếng nói người Mỹ gốc Á trong cuộc bầu cử 2016,” cho biết trong 20 năm qua, sự ủng hộ của người Mỹ gốc Á dành cho những ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ “tăng mạnh hơn bất kỳ nhóm chủng tộc nào.”
Ngày nay 57 phần trăm người gốc Á nhận mình theo Đảng Dân chủ hoặc nghiêng về Đảng Dân chủ, so với 24 phần trăm ủng hộ Đảng Cộng hòa, theo bản báo cáo.
Con số của ông Trump còn tệ hơn nhiều. Bà Clinton dẫn trước ông trong số tất cả những cử tri gốc Á có đăng ký, 55 phần trăm so với 14 phần trăm.
Người gốc Á bao gồm nhiều dân tộc, quốc tịch, tôn giáo – thế nhưng quan điểm tiêu cực về ông Trump vươn xa và sâu vào tất cả những nhóm nhỏ này.
79 phần trăm người Mỹ gốc Ấn được khảo sát cho biết họ có ác cảm với ông Trump.
84 phần trăm người gốc Hàn, 67 phần trăm người gốc Hoa và 62 phần trăm người gốc Philippines có cùng nhận định.
Tuy nhiên người Mỹ gốc Việt là điểm sáng duy nhất cho ứng cử viên Đảng Cộng hòa. Số người có quan điểm tích cực và tiêu cực về ông Trump trong khối cử tri người Việt tương đối đồng đều, với 43 phần trăm tiêu cực và 45 phần trăm tích cực.
Lâu nay người Mỹ gốc Việt vẫn thường nghiêng về phía Đảng Cộng hòa và nghiêng nhiều hơn so với bất kỳ nhóm dân nào khác trong khối người Mỹ gốc Á.
Nhà báo Đỗ Dzũng của nhật báo Người Việt cho rằng nguyên nhân một phần là cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Ông nói:
“Trong Chiến tranh Việt Nam, phe Cộng hòa rất quyết liệt và phe Dân chủ thì chống chiến tranh. Những người thuộc thế hệ cũ quan niệm rằng mất nước là tại phe Dân chủ.”
Ông Mike Nguyen, cử tri Quận Cam thuộc bang California, tin rằng chính sách kinh tế của Đảng Cộng hòa đem lại hiệu quả.
Ông nêu quan điểm:
“Tôi bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa bởi vì chính sách, không phải vì ông Trump. Tôi muốn trả tiền đóng thuế lại cho những người tạo ra công ăn việc làm. Nếu bạn đánh thuế họ quá nhiều và đem tiền cho không thì mọi thứ ở đất nước này sẽ lụn bại.”
Ông In Suon, người Campuchia sống ở San Jose, California, thì nói rằng ông chưa biết sẽ bầu cho ứng cử viên nào.
“Bản thân tôi lâu nay từng ủng hộ Đảng Cộng hòa. Tôi không biết tại sao tôi thích Đảng Cộng hòa. Tôi từng theo dõi công tác của đảng này,” ông Suon nói. “Giờ tôi thất vọng về tuyên truyền của đảng vì họ đả kích dân thiểu số ở Mỹ.”
Năm 1992, George H.W. Bush giành được sự ủng hộ của người Mỹ gốc Á với cách biệt áp đảo 24 điểm phần trăm.
Bob Dole, ứng cử viên Đảng Cộng hòa năm 1996, cũng giành được lá phiếu của khối cử tri này, nhưng với cách biệt nhỏ hơn. Các ứng cử viên Đảng Dân chủ luôn giành được lá phiếu của người Châu Á kể từ khi đó.
Sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, Ủy ban Đảng Cộng hòa Toàn quốc công bố một báo cáo kêu gọi đảng nỗ lực tiếp cận với những nhóm dân thiểu số hơn nữa. Nhưng bản chất phân cực của ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa năm nay dường như triệt tiêu hết những tiến bộ mà đảng này đạt được và sự ủng hộ của khối người Mỹ gốc Á dành cho Đảng Cộng hòa giờ còn thấp hơn hồi năm 2012, theo lời ông Karthick Ramakrishnan, giám đốc của NAAS.
Trong những năm trước ông Ramakrishnan cho biết những cuộc khảo sát người Mỹ gốc Á cho thấy những khác biệt lớn hơn về quan điểm chính trị giữa những nhóm dân trong khối người Mỹ gốc Á và giữa các vùng trong nước.
“Có thể nói rằng ông Trump đang toàn quốc hóa cuộc bầu cử này cho người Mỹ gốc Á,” ông nói. – VOA

Bà Clinton dẫn trước trên toàn quốc tại các bang quan trọng

Ứng cử viên tổng thống Ðảng Dân chủ Hillary Clinton trước khi lên đường đi vận động tranh cử, tại sân bay quốc tế Miami, Florida, Mỹ, 26/10/2016.
Ứng cử viên tổng thống Ðảng Dân chủ Hillary Clinton trước khi lên đường đi vận động tranh cử, tại sân bay quốc tế Miami, Florida, Mỹ, 26/10/2016.
WASHINGTON — 
Trong lúc ngày bầu cử 8 tháng 11 đang gần kề, ứng cử viên Hillary Clinton của Ðảng Dân chủ và đối thủ Donald Trump bên Ðảng Cộng hòa tập trung vận động tại một số tiểu bang được gọi là “bang chiến trường”, những nơi có thể quyết định ai sẽ đắc cử để trở thành tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ. Người Mỹ bầu tổng thống theo phương thức cộng gộp số phiếu đại cử tri đoàn mà mỗi ứng cử viên giành được từ tất cả các tiểu bang. Ứng cử viên đoạt đa số phiếu của cử tri tại một bang sẽ chiếm toàn bộ phiếu đại cử tri đoàn của bang đó.
Trong những ngày cuối của chiến dịch tranh cử, bà Hillary Clinton và ông Donald Trump thường xuyên đến vận động tại một số ít tiểu bang, nơi cử tri còn do dự chưa biết bầu cho bên nào. Liệu họ bầu cho ông Trump ở bang Ohio và New Hampshire, hoặc cho bà Clinton ở bang Florida và Nevada?
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ bị chia rẽ sâu sắc về chính trị trong các cuộc bầu cử tổng thống, với nhiều tiểu bang hoặc là ngả về đảng Cộng hòa, được hiển thị màu đỏ trên bản đồ, hoặc là nghiêng theo đảng Dân chủ, được hiển thị màu xanh dương trên bản đồ.
Nhà phân tích chính trị Stephen Wayne của Đại học Georgetown nhận định:
“Ở những bang mà một đảng dẫn trước với cách biệt lớn, thì việc dùng nhiều nguồn lực để vận động tranh cử tổng thống ở bang đó chỉ vô ích mà thôi.”
Giáo sư Jeremy Mayer thuộc Đại học George Mason giải thích rằng sau khi loại trừ những bang đã có lập trường rõ rệt như vậy ra, thì chỉ còn lại khoảng một chục tiểu bang, được gọi là “bang chiến trường” hay “bang có thể nghiêng về bất cứ bên nào”, nơi mà các ứng cử viên phải dành hầu hết thời gian ra vận động. Ông nói:
“Trong chiến dịch tranh cử ngày nay, các ứng cử viên chỉ tập trung vận động tại khoảng 12 tiểu bang. Tên của các bang đó thay đổi từ năm này sang năm khác, mặc dù trong ba cuộc bầu cử gần đây nhất thì danh sách các bang đó tương đối ổn định.”
Các bang còn do dự thu hút sự chú ý nhiều nhất gồm những bang lớn như Florida và Ohio, và những bang nhỏ hơn như North Carolina, Nevada và New Hampshire.
Kể từ cuộc bầu cử năm 1992 khi ông Bill Clinton đắc cử, Ðảng Dân chủ nhìn chung giành được nhiều thắng lợi hơn tại các bang chiến trường quan trọng. Theo nhà phân tích Austin Hart của Đại học American, thì đó là một thách thức lớn cho ông Trump trong cuộc bầu cử năm nay. Ông cho biết:
“Ông Trump phải làm sao giành được sự ủng hộ của cử tri ở các bang Florida, Ohio, và có lẽ cả ở Colorado và Nevada. Ông Trump cần phải củng cố khối cử tri ủng hộ ông ở bang Pennsylvania, nếu có thể. Đó là những công việc đầy khó khăn mà ông phải tranh thủ thực hiện trước mắt.”
Bà Jennifer Lawless, một nhà phân tích tại Đại học American nhận định rằng trong những ngày cuối của cuộc vận động, các ứng cử viên nhắm vào một nhóm cử tri tương đối nhỏ hơn tại một vài tiểu bang:
“Vấn đề cho đến thời điểm này là thành phần cử tri độc lập. Không phải là một nhóm nhỏ cử tri độc lập, mà thành phần này còn tách ra thành những nhóm nhỏ hơn nữa. Đó là một số ít cử tri độc lập ở các bang chiến trường. Chúng ta đang nói tới một tỉ lệ rất nhỏ trong dân số.”
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump trên toàn quốc tại một số bang chiến trường quan trọng, mặc dù ông Trump vẫn ráo riết vận động tại những bang trọng yếu như Ohio, Florida và North Carolina.- VOA


0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.