Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Friday, September 16, 2016 // , ,
Posted on 16/09/2016 by The Observer
duterte2

Biên dịch: Phan Nguyên

Ông Rodrigo Duterte đã bắn chết một nhân viên Bộ Tư pháp và ra lệnh giết các đối thủ, một cựu thành viên biệt đội ám sát điều trần trước Quốc hội vào hôm thứ năm (15 tháng 9), trong một cáo buộc gây chấn động chống lại vị tổng thống Philippines.
Tay sát thủ tự xưng đã tuyên bố trước phiên điều trần ở Thượng viện rằng ông và một nhóm cảnh sát cùng cựu phiến quân cộng sản đã giết chết khoảng 1.000 người suốt 25 năm theo lệnh của ông Duterte, trong đó có một nạn nhân được vứt cho cá sấu ăn thịt.
Nhiều người trong số những người còn lại bị siết cổ, đốt cháy, phân thây, rồi đem chôn ở một mỏ đá thuộc sở hữu của một sĩ quan cảnh sát và là một thành viên của biệt đội ám sát. Những người khác bị ném xuống biển cho cá ăn.
Edgar Matobato, 57 tuổi, đưa ra lời cáo buộc trước Thượng viện, cơ quan đang điều tra về các vụ giết người được cáo buộc là không qua xét xử trong chiến dịch đàn áp tội phạm của ông Duterte mà cảnh sát cho là đã khiến 3.140 người chết trong 72 ngày đầu tiên ông làm tổng thống.
Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền, Thượng nghị sĩ Leila de Lima, đã nói với phiên điều trần rằng Matobato đã đầu hàng cơ quan điều tra vào năm 2009 và cho đến gần đây được che chở bởi một chương trình bảo vệ nhân chứng.
Phát ngôn viên của ông Duterte nói các cáo buộc này đã được điều tra mà không có lời buộc tội nào được nộp lên tòa án, trong khi con trai của ông, Paolo Duterte, gọi các lời chứng này “chỉ là tin đồn” của “một người điên”.
Matobato nói rằng hồi năm 1993, ông và các thành viên khác trong biệt đội ám sát đang thực hiện một nhiệm vụ thì họ tới một con đường ở Davao bị chặn bởi một chiếc xe của một sĩ quan thuộc Cục Điều tra Quốc gia của Bộ Tư pháp.
Cuộc đối đầu đã dẫn tới một màn đấu súng khiến viên sĩ quan bị thương và hết đạn. Rodrigo Duterte, thị trưởng thành phố Davao vào thời điểm đó, sau đó đến hiện trường, Matobato nói.
“Thị trưởng Duterte là người đã kết liễu anh ta. Jamisola (tên của nhân viên Bộ Tư pháp) vẫn còn sống khi ông ấy (Duterte) đến. Ông ấy xả hết hai băng đạn Uzi (súng tiểu liên) vào người anh ta.”
“Tôi đã không giết bất cứ ai trừ khi có lệnh của Charlie Mike,” ông nói, và giải thích rằng đó là biệt danh của đội ám sát để chỉ ông Duterte, người lúc đó là thị trưởng của thành phố miền nam Davao, bằng cách ghép hai chữ cái đầu CM.
Người dân thường gọi Duterte là CM, tức City Mayor (thị trưởng thành phố).

“Giết người như ngóe”

Lời chứng của Matobato đã đưa ra các chi tiết đối với các cáo buộc lâu nay rằng Duterte đứng đằng sau một biệt đội ám sát vốn đã giết chết hơn một nghìn người ở Davao, nơi ông là thị trưởng trong gần hai thập niên qua.
“Công việc của chúng tôi là tiêu diệt bọn tội phạm, hiếp dâm, buôn bán ma túy, cướp giật. Đó là những gì chúng tôi đã làm. Chúng tôi giết người gần như hàng ngày, “Matobato nói.
“Người dân Davao đã bị giết như ngóe,” ông nói, và thêm rằng đội sát thủ chủ yếu giết những người bị nghi là tội phạm và kẻ thù cá nhân của gia đình ông Duterte từ năm 1988 đến 2013.
Phát ngôn viên của ông Duterte, ông Martin Andanar, cho biết ông nghi ngờ việc vị thị trưởng lúc đó có thể ra lệnh giết chết được cả 1.000 người.
“Tôi không nghĩ ông ấy có khả năng đưa ra một chỉ thị như thế. Ủy ban Nhân quyền đã điều tra điều này một thời gian dài trước đây và không có lời buộc tội nào đã được nộp lên,” ông nói.
Một phát ngôn viên khác, ông Ernesto Abella, nói rằng các cáo buộc cần phải được xem xét kỹ lưỡng.
“Dù lời chứng và các tuyên bố của vị chủ tịch (ủy ban Thượng viện) là gì, chúng ta sẽ phải có một cuộc điều tra thích hợp về điều đó.”
Ông Duterte, người nhậm chức hơn hai tháng trước, thắng cử hồi tháng 5 với một chênh lệch phiếu lớn dựa trên lời hứa sẽ giết hàng ngàn tội phạm.
Matobato nói các sát thủ đã nhận được “đơn đặt hàng” trực tiếp từ ông Duterte hoặc từ các sĩ quan cảnh sát được biệt phái tới làm việc ở văn phòng của thị trưởng.
Nhiều người trong số các nạn nhân bị bắt cóc bởi các thành viên của một nhóm người tự giới thiệu là nhân viên cảnh sát, sau đó họ bị đưa đến một mỏ đá địa phương nơi họ đã bị giết và chôn, ông nói thêm.
“Các sĩ quan này nói với chúng tôi giết người kiểu bình thường sẽ không đủ thỏa mãn. Họ là những kẻ thích giết người một cách dã man,” ông nói và mô tả cách các nạn nhân bị bóp cổ.
“Sau đó chúng tôi sẽ lột quần áo của họ, đốt cháy và chặt các thi thể,” Matobato nói, đồng thời cho hay ông đã đích thân giết “khoảng 50” người.

‘Mổ bụng phanh thây’

Thi thể của các nạn nhân khác bị mổ bụng và ném xuống biển, trong khi những người khác thì bị vứt bên lề đường ở Davao, và bàn tay của họ bị làm cho như đang nắm một khẩu súng ngắn, ông nói thêm.
Một trong các nạn nhân là một người đàn ông nước ngoài bị nghi ngờ là “khủng bố quốc tế”, còn một người là bạn trai của em gái ông Duterte.
Một nạn nhân khác là phóng viên đài truyền hình Davao Jun Pala, người liên tục chỉ trích ông Duterte, còn bốn người khác là vệ sĩ của một đối thủ người địa phương của con trai ông Duterte, Paolo Duterte, người hiện là phó thị trưởng thành phố Davao, Matobato nói.
Đáp lại, ông Paolo Duterte gọi các lời chứng của Matobato “chỉ là tin đồn”. “Tôi sẽ không thèm trả lời những cáo buộc của một người điên.”
Tổng thống Duterte trước đó đã bác bỏ là đã ra lệnh phục kích giết Pala ở Davao hồi năm 2003 nhưng mô tả Pala là một kẻ tống tiền và một “thằng chó đẻ thối tha”, người “xứng đáng bị như vậy”. Các bình luận này đã bị lên án bởi Liên Hợp Quốc và các cơ quan giám sát nhân quyền.
Bà De Lima cho biết Ủy ban Nhân quyền sau đó đã đào lên được một vài bộ xương người không xác định được là ai tại mỏ đá ở Davao.
Bà cho biết những phát hiện ban của Ủy ban Thượng viện sẽ được chuyển đến Tổng Thanh tra Philippines, mặc dù bà thừa nhận các tổng thống đương nhiệm được miễn truy tố hình sự và chỉ có thể bị phế truất thông qua quy trình đàn hạch (luận tội).
Matobato nói đội ám sát đã “tra tấn” ông khi ông rời khỏi nhóm vào năm 2013, khiến ông phải đầu hàng và tham gia chương trình bảo vệ nhân chứng của Bộ Tư pháp.
Tuy nhiên Matobato nói ông rời khỏi chương trình này và đi trốn khi ông Duterte thắng cử tổng thống.
Khi được hỏi tại sao ông rời đội ám sát, Matobato trả lời rằng: “Tôi cảm thấy lương tâm bị cắn rứt.”

Nền cai trị khủng bố của Duterte

 Posted on 16/09/2016 by The Observer
philippines-drugs-death
Nguồn: Aryeh Neier, “Duterte’s Reign of Terror,” Project Syndicate, 01/09/2016.
Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Kể từ khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền vào cuối tháng 6 và tuyên bố một “cuộc chiến chống ma túy,” hơn 1.900 người đã bị sát hại – 756 người do cảnh sát và 1.160 người khác là do “lực lượng tự vệ” (vigilantes) – theo các báo cáo của cảnh sát tính đến ngày 24 tháng 8. Duterte đang tán dương cuộc tàn sát và tuyên bố sẽ tiếp tục chương trình chống ma túy của mình chừng nào ông còn làm tổng thống.
Các cơ quan thực thi pháp luật Philiippines đang theo đuổi cuộc chiến ma túy đã vứt bỏ luật lệ và bỏ qua các yêu cầu căn bản như thu thập chứng cứ, tuân thủ chuẩn mực tố tụng, hay thậm chí là mở các phiên tòa xét xử. Tổng nha Cảnh sát Philippines Ronald dela Rosa thậm chí còn đổ lỗi cho nạn nhân về cái chết của họ rằng “Nếu không chống đối cảnh sát thì họ đã sống sót.”
Không thể tin được lời lý giải này cho số lượng người chết rất lớn như vậy. Trong trường hợp người ta bị bắn vì chống cự lại việc bị bắt giữ, số lượng người bị thương phải vượt xa số người tử vong – như trong các cuộc xung đột quân sự. Còn nếu phần lớn những người bị cảnh sát hoặc quân đội bắn đều chết thì chứng tỏ các tay súng phải đang xử tử những người họ đang bắt giữ.
Hơn nữa, nếu tội phạm chống lại cảnh sát, số lượng sĩ quan thương vong chắc hẳn phải gia tăng đột ngột. Nhưng cảnh sát vẫn chưa báo cáo bất kỳ sự gia tăng nào về thương vong của các sĩ quan.
Không bất ngờ khi Duterte đang khuyến khích những vụ giết người này. Trước đây, khi còn là thị trưởng lâu năm của thành phố Davao ở miền Nam hòn đảo Mindanao của Philippines, ông đã tiến hành một chiến dịch kích động lực lượng tự vệ tương tự và tuyên bố sẽ tiếp tục nó ở cấp độ quốc gia nếu đắc cử tổng thống. Hứa hẹn đó dường như đã góp phần vào thắng lợi tranh cử của ông, phản ánh một xu hướng lịch sử bất hạnh của chính trị Đông Nam Á.
Năm 1983, Suharto, người cai trị Indonesia với một bàn tay thép từ năm 1967 đến năm 1998, đã giám sát một loạt cái chết bí ẩn, được biết đến với tên gọi Thảm sát Petrus (theo ký tự viết tắt tiếng Indonesia). Trong vòng hai năm, ước tính có khoảng 3.000 đến 10.000 tội phạm tiểu hình – nhiều người được cho là con nghiện ma túy – đã bị xử tử không qua xét xử. (Nguyên nhân gây ra ước tính chênh lệch như vậy là bởi các cơ quan kiểm duyệt Indonesia đã khiến cho việc báo cáo về nhân quyền gần như bất khả thi vào thời điểm bấy giờ.)
Gần đây hơn, năm 2003, Thủ tướng Thái Lan lúc đó là Thaksin Shinawatra đã tiến hành một cuộc chiến chống ma túy của riêng ông. Khoảng 2.800 người đã bị sát hại một cách tùy tiện, và một điều tra chính thức sau đó xác định rằng hơn một nửa trong số đó không liên quan đến ma túy.
Cả Suharto và Thaksin cuối cùng đều bị lật đổ, nhưng không phải là do họ đã chỉ đạo các vụ sát hại tội phạm tiểu hình và người dùng ma túy. Trên thực tế, như với trường hợp Duterte, kích động thảm sát dường như góp phần giúp họ được lòng công chúng, ít nhất là trong một giai đoạn nhất định. Một lý giải cho sự tương đồng này là việc tiến hành một chiến dịch công nhằm chống lại một nhóm thiểu số, yếu ớt như người dùng ma túy là một cách dễ dàng để nhà lãnh đạo che đậy những hạn chế khác.
Hiện tại Duterte vẫn đang thành công, nhưng đã có những công cụ sẵn có để buộc ông chịu trách nhiệm, ví dụ như Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), nơi Philippines là thành viên từ năm 2011. Theo Quy chế Rome 2002, văn kiện lập nên ICC, tòa này có thẩm quyền truy tố mọi tội phạm mà các cơ quan thực thi luật pháp của Philippines “không thể” hoặc “không muốn” tự mình theo đuổi. Trừ khi các quan chức thực thi luật pháp Philippines đi trước ICC bằng cách tiến hành truy tố công khai và công bằng chống Duterte lên tòa Philippines, ICC có thể hành động.
Quy chế Rome định nghĩa việc giết người hoặc bức hại có chủ đích “được tiến hành như một phần của một cuộc tấn công trên diện rộng hoặc mang tính hệ thống nhằm vào bất kỳ cộng đồng dân thường nào” là tội ác chống loài người. Những vụ sát hại quy mô lớn ngoài vòng pháp luật được thực hiện dưới ngọn cờ cuộc chiến chống ma túy của Duterte phù hợp với định nghĩa trên.
Quy chế Rome cũng quy định rằng “cương vị chính thức như Nguyên thủ Quốc gia hoặc người đứng đầu Chính phủ […] trong mọi trường hợp sẽ không miễn trừ một người khỏi trách nhiệm hình sự theo Quy chế này…” Vì vậy, không gì có thể ngăn cản Công tố viên của ICC tiến hành một cuộc điều tra đối với Duterte – và đối với các quan chức cảnh sát cũng như các lãnh đạo lực lượng tự vệ hợp tác với Duterte trong việc thực hiện các vụ sát hại. Làm như vậy sẽ gửi đến một thông điệp rằng thế giới vẫn đang theo dõi và yêu cầu công lý. Nếu Duterte và người của ông cảm thấy họ có thể hành động mà không bị trừng phạt, việc sát hại sẽ chỉ leo thang.
Một nhân vật chính trị nổi tiếng của Philippines, thượng nghị sĩ và cựu Bộ trưởng Tư pháp Leila de Lima, đã kêu gọi ICC hành động. Mọi người trên thế giới, những người cam kết theo đuổi chuẩn mực tố tụng và các quyền con người, cần phải lắng nghe thỉnh cầu của bà. Việc một nguyên thủ quốc gia được lòng dân đang chà đạp lên pháp quyền ở Philippines càng khiến cho một phản ứng nhanh chóng, quyết đoán trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Aryeh Neier, Chủ tịch Danh dự của Quỹ Xã hội Mở (Open Society Foundations), người đồng sáng lập Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), là tác giả cuốn sách có nhan đề The International Human Rights Movement: A History.
Copyright: Project Syndicate 2016 – Duterte’s Reign of Terror

Đảng CNRP chống phá Việt Nam và lịch sử vùng đất Nam Bộ

Đảng CNRP chống phá Việt Nam và lịch sử vùng đất Nam Bộ
Cùng với chiến dịch “bản đồ” và các hoạt động tuyên truyền rầm rộ chống Việt Nam của đảng “Cứu nguy dân tộc Campuchia” do Sam Rainsy cầm đầu, ngày 19/7/2015, hàng ngàn người Campuchia lại bị kích động, lôi kéo, tạo ra vụ lộn xộn ở vùng biên giới Long AnV
iệt Nguyễn

Nghiên cứu lịch sử

Những năm gần đây, Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đã tiến hành nhiều hoạt động chống phá Việt Nam như đốt cờ Tổ quốc trước Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, kỳ thị người Việt, gây rối khu vực biên giới. Hành động của các nghị sĩ đảng CNRP là không thể chấp nhận được. Các nghị sĩ CNRP luôn lấy lý do “Việt Nam cướp đất của người Khmer” hay “trả lại đất Nam bộ cho người Khmer’…. Để giúp người đọc có cái nhìn toàn diện, khách quan về nguyên nhân sâu xa của các hoạt động này. Tác giả xin tổng hợp các tài liệu nói về lịch sử của vùng đất Nam Bộ để người Việt Nam ở trong và ngoài nước đồng lòng, chung sức đoàn kết giữ vững biên cương của Tổ quốc…
Từ lâu Nam Bộ đã là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Vịêt Nam, nhưng do tính chất phức tạp của lịch sử nên cho đến nay vấn đề chủ quyền lãnh thổ (territorial sovereignty) vẫn còn có những nhận thức chưa thật đầy đủ. Để giải quyết thoả đáng vấn đề này không thể không trở lại xem xét cụ thể nguồn gốc và diễn biến chủ quyền lãnh thổ đối với vùng đất này. Hiển nhiên, việc xem xét lịch sử chủ quyền phải bắt đầu từ nhà nước Phù Nam. Căn cứ vào những ghi chép trong các thư tịch cổ Trung Quốc thì Phù Nam là một quốc gia nằm ở phía nam của Lâm Ấp (Champa) nghĩa là tương đương với đất Nam Bộ ngày nay. Cũng dựa vào các thư tịch cổ, các nhà khoa học đã thống nhất nhận định rằng nước Phù Nam xuất hiện vào khoảng đầu Công nguyên và biến mất vào khoảng thế kỷ thứ VII. Mùa xuân năm 1944 nhà khảo cổ học Pháp Louis Malleret đã tiến hành một cuộc khai quật có ý nghiã lịch sử ở khu vực gần núi Ba Thê (nay thuộc địa phận xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Từ sau cuộc khai quật này bắt đầu xuất hiện khái niệm văn hoá Ốc Eo và một cách tự nhiên các nhà khoa học đã dễ dàng đi tới nhận định rằng vấn đề Phù Nam không thể tách rời vấn đề Ốc Eo. Hay nói cách khác, hoàn toàn có cơ sở khoa học nếu đồng nhất những di vật thuộc văn hoá Ốc Eo là di tích văn hoá vật thể của nước Phù Nam. Vấn đề này đã được khắng định trong nhiều tác phẩm và hội thảo khoa học, đặc biệt là hội thảo về Văn hoá Ốc Eo – Phù Nam do Bộ KH-CN tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2004, nhân kỷ niệm 60 năm sự kiện phát hiện văn hoá ốc Eo. Các học giả cũng đã khẳng định Ốc Eo là một nền văn hoá có nguồn gốc bản địa, ít ra là từ thời đại kim khí và trong thời kỳ cường thịnh nhất, Phù Nam đã phát triển thành một đế chế rộng lớn bao gồm toàn bộ phần phía nam bán đảo Đông Dương (Nam Bộ của Việt Nam hiện nay, nước Campuchia, một phần nam Lào), một phần Thái Lan và bán đảo Malaca, nhưng trung tâm vẫn là vùng đất Nam Bộ. Một vấn đề có ý nghĩa quan trọng là xác định chủ nhân của văn hoá ốc Eo. Trước đây, người ta thường nói mà không chứng minh rằng chủ nhân nền văn hoá này là tổ tiên của người Khmer. Nhưng dưới ánh sáng của những nghiên cứu mới thì vấn đề không phải như vậy. Trước hết, tất cả những di tích thuộc văn hóa Ốc Eo có thể dễ dàng nhận thấy là khác biệt với văn hóa Khmer. Những dấu vết của Chân Lạp trên đất Nam Bộ không thể hiện là sự phát triển liên tục của văn hóa Phù Nam. Về phong tục tập quán, sử liệu Trung Quốc cũng cho biết rằng tang lễ và hôn nhân của Phù Nam gần giống với Lâm ấp (tức Champa). Về mặt lịch sử, các tư liệu trong thư tịch cổ Trung Quốc cũng phân biệt rất rõ Phù Nam với Chân Lạp (quốc gia của người Khmer). Sử ký của nhà Tùy chép rằng nước Chân Lạp ở về phía tây nam Lâm ấp, nguyên là một chư hầu của Phù Nam. Vua nước ấy là Ksatriya Citrasena đã đánh chiếm và tiêu diệt Phù Nam. Sử ký nhà Đường cũng chép: “Trong nước [Phù Nam] bấy giờ có thay đổi lớn. Nhà vua đóng đô ở thành Đặc Mục, thình lình bị nước Chân Lạp đánh chiếm, phải chạy trốn về miền nam, trú ở thị trấn Na Phất Na”. Những sự kiện được chép trên đây diễn ra vào đầu thế kỷ VII. Căn cứ vào sự kiện 627 Phù Nam còn đến tiến cống nhà Đường lần cuối cùng, các học giả cho rằng đó có thể coi đó là năm sớm nhất nước Phù Nam bị tiêu diệt. Sau khi chiếm được Phù Nam, vùng đất này được gọi là Thuỷ Chân Lạp. Việc cai quản vùng lãnh thổ mới đối với Chân Lạp hết sức khó khăn. Trước hết đây là một vùng đồng bằng mới bồi lấp còn ngập nước và sình lầy, người Khmer với dân số ít ỏi chưa thể tổ chức khai thác trên quy mô lớn. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên lãnh thổ của Lục Châu Lạp cũng còn đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. Vào nửa sau thế kỉ thứ VIII quân đội Srivijaya của người Java đã liên tục tiến công vào các quốc gia trên bán đảo Đông Dương. Kết cục là Thuỷ Chân Lạp bị quân Java chiếm. Cả vương quốc Chân Lạp gần như bị lệ thuộc vào Srivijaya. Cục diện này mãi đến năm 802 mới kết thúc. Tuy nhiên người Khmer lúc này muốn dồn sức phát triển các vùng trung tâm truyền thống của họ ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sông Mê Kông và hướng nỗ lực bành trướng sang phía tây, vùng lưu vực sông Chao Phaya. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI, Chân Lạp trở thành một quốc gia cường thịnh, tạo dựng nên nền văn minh Angkor rực rỡ, đồng thời mở rộng lãnh thổ lên tận Nam Lào và trùm lên cả lưu vực sông Chao Phaya. Trong khi đó qua các di tích khảo cổ học, dấu tích của văn hoá Khmer và văn minh Angkor ở vùng Đồng Nai – Gia Định hết sức mờ nhạt. Do chiến tranh và phải tập trung công sức phát triển các trung tâm ở vùng lục địa, sau mấy thế kỷ thuộc Chân Lạp, đến thế kỷ XIII theo Chu Đạt Quan, vùng đất Nam Bộ vẫn còn là một vùng đất hoang vu với những “bụi rậm của khu rừng thấp… tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội khắp nơi… những cánh đồng bị bỏ hoang phế, không có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê đầy dẫy, hàng trăm hàng ngàn con trâu rừng tụ họp thành từng bầy trong vùng này, tiếp đó là nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm…”. Bắt đầu từ thế kỷ XIV Chân Lạp phải đối phó với sự bành trướng của các vương triều Thái từ phía tây, đặc biệt là từ sau khi vương quốc Ayuthaya hình thành. Trong gần một thế kỷ Chân Lạp liên tiếp phải đối phó với những cuộc tiến công từ phía người Thái, có lúc kinh thành Angkor đã bị quân đội Ayuthaya chiếm đóng. Từ thế kỉ XVI, do sự can thiệp của Xiêm, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc và dần bước vào thời kì suy vong, hầu như không có điều kiện quan tâm đến vùng đất còn ngập nước ở phía đông và trên thực tế đã không đủ sức quản lý vùng đất này. Trong bối cảnh đó nhiều cư dân Việt từ đất Thuận Quảng đã vào vùng Mô Xoài, Đồng Nai (miền Đông Nam Bộ) khai khẩn đất hoang lập làng sinh sống. Năm 1620 vua Chân Lạp Chey chetta II đã cưới con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên làm vợ. Đối với Chân Lạp, việc kết thân với chúa Nguyễn là để dựa vào lực lượng quân sự của người Việt lúc này đang rất mạnh nhằm làm giảm sức ép từ phía Xiêm. Với chúa Nguyễn, quan hệ hữu hảo này tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt, vốn đã có mặt từ trước, được tự do khai khẩn đất hoang và làm ăn sinh sống trên đất Thuỷ Chân Lạp và tăng cường ảnh hưởng của họ Nguyễn với triều đình Oudong. Năm 1623 chúa Nguyễn chính tức yêu cầu triều đình Chân Lạp để cho dân Việt mở rộng địa bàn khai phá trên những vùng đất thưa dân và để quản lý, chúa Nguyễn lập ở Pray Kor (vùng Sài Gòn ngày nay) một trạm thu thuế. Vua Chân Lạp đã chấp thuận đề nghị này. Vào thời điểm đó cư dân Việt đã có mặt ở hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn. Sau cái chết của Chey Chetta II vào năm 1628 nội bộ giới cầm quyền Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc. Nhiều cuộc chiến giữa các phe phái đã diễn ra với sự trợ giúp quân sự của một bên là quân Xiêm, một bên là quân Nguyễn. Những cuộc chiến ấy chẳng những không ảnh hưởng đến việc người Việt tiến hành khai phá những vùng đất hoang hóa ở đồng bằng sông Cửu Long, mà trái lại, còn tạo điều kiện thuận lợi cho chúa Nguyễn thiết lập quyền kiểm soát chính thức của mình trên những vùng đất cư dân Việt đã dựng nghiệp. Trong thời kỳ này sự thần phục của các nhóm di thần nhà Minh góp phần đã đẩy nhanh quá trình xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn trên lãnh thổ Nam Bộ. Từ năm 1679 chúa Nguyễn Phúc Tần đã tạo điều kiện để nhóm Dương Ngạn Địch cùng nha môn, quân sĩ vùng Quảng Tây tổ chức việc khai phá và phát triển kinh tế vùng lưu vực sông Tiền Giang (Mỹ Tho), cho nhóm Trần Thượng Xuyên và những đồng hương Quảng Đông của ông chiêu dân tiếp tục mở mang vùng Biên Hòa – Đồng Nai. Trong vòng gần 20 năm, một vùng đất trải dài từ Bà Rịa đến sông Tiền Giang, vốn đã được cư dân Việt đến sinh cư lập nghiệp từ trước, nhanh chóng trở thành những trung tâm kinh tế quan trọng với nhiều làng mạc trù phú, phố phường sầm uất, hải cảng nhộn nhịp có thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Dương, Bồ Bà (Java) tới buôn bán. Trên cơ sở những đơn vị tụ cư đã trù mật những trung tâm kinh tế đã phát triển, năm 1698, chúa Nguyễn đã cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất này và cho lập ra ở đây một đơn vị hành chính lớn là phủ Gia Định. Như vậy vào cuối thế kỷ XVII chúa Nguyễn đã xác lập được quyền lực của mình tại vùng trung tâm của Nam Bộ, khẳng định chủ quyền của người Việt trên vùng đất mà trên thực tế, chính quyền Chân Lạp chưa khi nào thực thi một cách đầy đủ chủ quyền của mình. an-giang-ha-tien-trong-ban-do-nam-ky-luc-tinh-thoi-1836 Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là vào năm 1708 Mạc Cửu ở Hà Tiên xin quy phục chúa Nguyễn. Là một thương nhân Hoa kiều ở Lôi Châu, thường xuyên tới buôn bán ở vùng biển Đông Nam Á, Mạc Cửu đã sớm nhận ra vị trí địa lý thuận lợi của vùng đất Mang Khảm (sau đổi là Hà Tiên) nên đã lưu ngụ lại, chiêu mộ dân sửa sang bến thuyền, mở mang chợ búa, khai phá đất đai, biến một vùng đất còn hoang vu thành một nơi buôn bán sầm uất. Lúc đầu (vào khoảng năm 1680) Mạc Cửu đã từng xây dựng quan hệ thần phục với vua Chân Lạp, nhưng sau này thế lực Chân Lạp suy giảm, không đủ sức bảo vệ cho công việc làm ăn của cư dân vùng đất này khỏi sự tiến công cướp bóc của người Xiêm nên đã tìm đến chúa Nguyễn xin nội thuộc vào năm 1708. Năm 1757 khi đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng tứ giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn để đền ơn cứu giúp trong lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua, quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt trên đất Nam Bộ về cơ bản đã hoàn thành. Từ quá trình lịch sử trên đây, không thể quan niệm một cách đơn giản rằng chủ quyền của người Việt trên vùng đất Nam Bộ là do chiếm của Chân Lạp. Chứng cứ lịch sử cho thấy quốc gia đầu tiên trên đất này là Phù Nam mà cư dân chủ yếu là người protomalais, đến đầu thế kỷ thứ VII mới bị Chân Lạp tiến công tiêu diệt. Tuy nhiên, Chân Lạp đã không có điều kiện để quản lý và khai thác vùng đất này. Sự sầm uất, trù phú của Nam Bộ là công lao khai phá của các nhóm cư dân chủ yếu là người Việt từ thế kỷ XVII. Chúa Nguyễn là người bảo hộ cho quá trình khai phá này và việc khẳng định quyền quản lý lãnh thổ là một hệ quả tự nhiên. Quá trình thụ đắc vùng đất Nam Bộ của chúa Nguyễn chủ yếu thông qua khai phá hoà bình kết hợp với đàm phán ngoại giao để khẳng định chủ quyền. Đó là phương thức được thừa nhận là phù hợp với thông lệ lịch sử và các văn bản quốc tế hiện hành. Nguồn bài đăng

Tin tức và Bình luận

Tin tức và Bình luận

Nhật Báo Ba Sàm

Bắt Vũ Đức Thuận tay chân Đinh La Thăng, phe Tổng BT Trọng quyết định phản công

Posted by adminbasam on 16/09/2016
Kami
16-9-2016
Tin ông Vũ Đức Thuận nguyên Tổng giám đốc PVC bị khởi tố và bắt giam hoàn toàn không là điều bất ngờ. Nếu như bạn đọc hiểu rằng “Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng muốn dùng vụ việc Trịnh Xuân Thanh để tạo ngòi nổ trong việc thanh trừng các thành phần thân Mỹ trong ban lãnh đạo Đảng CSVN còn lại sau Đại Hội Đảng 12. Mà trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng, một cái gai trong mắt ông Nguyễn Phú Trọng lâu nay. Để tấn công ông Đinh La Thăng, thì trước hết phải xử lý được ông Trịnh Xuân Thanh để lấy cớ “thịt” tiếp ông Vũ Đức Thuận để tạo đà xốc tới, diệt tiếp những kẻ to hơn Đinh La Thăng.” như đã giới thiệu trong bài viết gần đây, thì sẽ hiểu toàn cảnh của cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng CSVN trong lúc này.


“QUẢ BOM CHÍNH TRỊ CỦA TRỊNH XUÂN THANH”

Posted by adminbasam on 16/09/2016
16-9-2016
“Có ý kiến nói rằng, Trịnh Xuân Thanh muốn thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật Việt Nam chỉ cần vung tiền để mua quốc tịch ở một quốc gia “khỉ ho cò gáy” nào đó, không thiết lập quan hệ với ngoại giao với Việt Nam, sau đó dùng tiền đầu tư sang Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, Canada… và chuyển đến đó sống.
Và đề nghị nước nào đó trong khối này dẫn độ Trịnh Xuân Thanh – “nhà đầu tư” mang quốc tịch xứ khỉ ho cò gáy đưa về Việt Nam chịu tội là chuyện hoang đường vì các quốc gia này đều không ký kết dẫn độ với Việt Nam. Nếu không phải là tội phạm chiến tranh hay khủng bố chẳng ai làm gì cả (?) “
Đây là một nhận định sai lầm rất cơ bản về vấn đề xử lý tội phạm hình sự quốc tế đối với vụ việc của Thanh. Đồng ý vấn đề của Thanh không liên quan đến tội phạm chiến tranh hay khủng bố, và để dẫn độ được Thanh, thì Việt Nam cần ký kết Hiệp ước dẫn độ với quốc gia mà Thanh đang có mặt.

Vuột Trịnh Xuân Thanh, bắt Vũ Đức Thuận

Posted by adminbasam on 16/09/2016

Bắt giam ông Vũ Đức Thuận – Nguyên Tổng giám đốc PVC

16-9-2016
Ông Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC. Ảnh: TP/ internet
Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã khởi tố bị can, đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét bị can đối với ông Vũ Đức Thuận, nguyên Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PVC cùng phó tổng, cựu phó tổng giám đốc và kế toán trưởng Cty này.
Cơ quan cảnh sát điều tra (C46) Bộ Công an đang tiến hành điều tra, xác minh làm rõ các hành vi sai phạm để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (Tổng công ty PVC).
Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định số 51/C46 (P12) khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 163 Bộ Luật Hình sự xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên. Đọc tiếp »

Bắt Vũ Đức Thuận: Số phận ông Trịnh Xuân Thanh sẽ ra sao?

Posted by adminbasam on 16/09/2016
Đỗ Thơm
16-9-2016

“Ông Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch HĐQT dứt khoát phải có trách nhiệm. Hiện nay, có thể vì chưa tìm được ông Thanh nên cơ quan chức năng chưa thực hiện tố tụng”, ĐBQH khóa XIII Vũ Xuân Trường nói.
Sau sự vụ cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an khởi tố, thi hành lệnh bắt giam đối với 4 “VIP” tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), dư luận đặc biệt quan tâm, số phận ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị của PVC sẽ ra sao?.
PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII – Vũ Xuân Trường, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về vấn đề này.

Bắt ông ​Vũ Đức Thuận: Chỉ mới khởi đầu?

Posted by adminbasam on 16/09/2016
16-9-2016

Một chuyên gia kinh tế bình luận với BBC về tin khởi tố, bắt tạm giam nguyên tổng giám đốc PVC Vũ Đức Thuận trong vụ án liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh.
Hôm 16/9, Cơ quan cảnh sát điều tra (C46) thuộc Bộ Công an phát đi thông báo khởi tố vụ án hình sự “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và các đơn vị thành viên. Đọc tiếp »


Bộ Công an: Truy nã đối tượng Trịnh Xuân Thanh

Posted by adminbasam on 16/09/2016
16-9-2016
Đối tượng Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: BCA
Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46)- Bộ Công an đang thụ lý điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (Tổng công ty PVC). Ngày 16/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định truy nã Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty PVC.
Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định số 51/C46(P12) khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam; ngày 16/9/2016 ra Quyết định khởi tố bị can số 363/C46(P12) đối với Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự; đồng thời ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.


Ông Trịnh Xuân Thanh bị truy nã quốc tế

Posted by adminbasam on 16/09/2016
Bá Đô
16-9-2016

Tối 16/9, Bộ Công an phát lệnh khởi tố và truy nã quốc tế với ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC.
Ông Trịnh Xuân Thanh (50 tuổi) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự. Xác định bị can đã bỏ trốn, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế với ông này.
Hơn một tháng qua, ông Thanh xin nghỉ phép ra nước ngoài để trị bệnh gout. Hết phép, ông không trở lại nhiệm sở, số điện thoại thường dùng mất liên lạc. Tỉnh uỷ Hậu Giang nơi ông Thanh làm việc không biết ông ở đâu. Đọc tiếp »


Trịnh Xuân Thanh Trốn Đi, Có Mang Theo Hồ Sơ Mật?

Posted by adminbasam on 16/09/2016
15-9-2016

HANOI — Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu? Báo PetroTimes cho biết rằng có tin rằng Trịnh Xuân Thanh, người đang bị phe Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng truy tìm, đang ở Đức, dẫn theo tin từ Tạp chí của cộng đồng người Việt tại CHLB Đức.
Trong khi đó, nhà văn Người Buôn Gió từ Đức cho biết ông Trịnh Xuân Thanh, vợ và 2 con nuôi đã xuất ngoại an toàn.
Chính thức, nhà nước Hà Nội chưa đăng tin nào để xác minh về nơi Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu.
Theo lời một nhà bình luận Quận Cam, nếu Trịnh Xuân Thanh khi trốn ra hải ngoại, cầm theo “hồ sơ mật” nào đó về Nga hay về TQ, hay về nội bộ CSVN có giá tình báo, có thể sẽ được Mỹ, Anh, Pháp… đón nhận tỵ nạn? Đọc tiếp »


Nhận định về cặp Trịnh Xuân Thanh và Người Buôn Gió…

Posted by adminbasam on 16/09/2016
Mai Tú Ân
16-9-2016

Ảnh: VA News
Trước hết phải khẳng định rằng đây là một cặp mèo mả gà đồng không hơn không kém. Hoặc là một cặp trai tứ chiếng, gái giang hồ dựa vào nhau trong giây phút lỡ làng. 
Trịnh Xuân Thanh và Người Buôn Gió đã lợi dụng nhau để đạt mục đích riêng một cách hợp lý, nếu chúng ta tin những gì Gió đã kể.
Trước hết chúng ta nói về Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu. Anh là một nhà văn, nhà báo lề dân, không học hành gì nhưng không thể phủ nhận tài năng hơn người. Sống ở bên Đức, Gió càng chứng tỏ khả năng vẫy vùng của mình, và có thể nói khó kiếm được một người thứ hai giống như anh. Nhất là khả năng sáng tác hầu như vô tận giữa báo chí và văn chương. Đây cũng là nhược điểm của anh mà nhiều người đã phê bình và tôi đồng ý điều đó.

“Xác người bó chiếu” thứ 2 làm lộ hết những xảo trá của quan chức

“Xác người bó chiếu” thứ 2 làm lộ hết những xảo trá của quan chức
 CTV Danlambao - Bài viết Vụ “xác người gói chiếu” – những diễn biến đồng loạt trong một ngày 15 tháng 9 của Vũ Đông Hà (1) cho thấy có rất nhiều xác suất là: trước yêu cầu của Bộ Y tế muốn chữa cháy dư luận, các quan chức từ sở y tế tỉnh, chính quyền địa phương cho đến bệnh viện đã bằng những “hỗ trợ” như 5.400.000 đồng, đã dàn xếp với gia đình để có lá đơn từ người thân và câu chuyện thuật lại của người anh Lò Văn Muôn, nhằm chứng minh bệnh viện rất tử tế, không có chuyện người chết bó chiếu tại bệnh viện.
Tuy nhiên, những “nỗ lực” của các quan chức đã tan theo mây khói khi một “xác người bó chiếu” thứ hai bị phát hiện cũng tại bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La.
“Xác người bó chiếu” thứ hai đó là một bệnh nhân 57 tuổi bị bệnh lao, vào chữa trị tại bệnh viện nói trên và đã từ trần, xác bị gói chiếu vào ngày 8/9. Bệnh nhân này cũng ở huyện Quỳnh Nhai, Sơn La, cùng quê chị Lò Thị Phanh – người mà gia đình nghèo quá phải bó xác chị trong chiếu để đưa về nhà vào ngày 12/9.
Thông tin và hình ảnh bó chiếu bệnh nhân này được đăng tải trên Facebook của chị Điêu Thị Hải Quy (2) , là cư dân ở Mường Giôn, Quỳnh Nhai, Sơn La. Chị đã vào bệnh viện điều trị và đã chụp được tấm hình người nhà phải bó chiếu người bố ngay trong sân của bệnh viện để đưa về nhà.
Hình ảnh trên FB vì một lý do nào đó hiện đã không còn, nhưng đã được chụp lại:
Trước hình ảnh không thể chối cãi được, ông Lương Văn Tuận, giám đốc bệnh viện đã phải xác nhận vụ việc này với phóng viên: “Tôi đã trao đổi lại với khoa chuyên môn và được biết việc bó bệnh nhân vào chăn để đưa về quê là nguyện vọng của gia đình. Vì gia đình đó quá nghèo nên các cán bộ trực cũng đã góp để hỗ trợ gần 1 triệu đồng, về thủ tục chúng tôi đã giải quyết đầy đủ” (3)
Ở đây ông lại nói đến “nguyện vọng của gia đình”! Thế gia đình còn lựa chọn nào khác nếu không đưa người chết về nhà? Và cán bộ trực góp hỗ trợ gần 1 triệu đồng trong khi bệnh viện của ông giải quyết thủ tục đầy đủ nhưng không có đủ trái tim và tấm lòng để giúp gia đình nghèo khó một chuyến xe về nhà?
Chưa đủ, Lương Văn Tuận còn phát ngôn vừa để bào chữa cho thái độ vô lương tri vừa vô lương đỗ thừa rằng:
Đồng thời, chúng tôi cũng đề nghị gia đình sử dụng xe ôtô vận chuyển thi thể bệnh nhân về nhà để đảm bảo vệ sinh, môi trường nhưng gia đình họ nhất quyết không đồng ý.
Họ nói phong tục của họ là chở bằng xe máy như vậy. Họ không cần bệnh viện hỗ trợ xe hay thuê xe ôtô và cũng không có ý kiến gì” (4)
Hình ảnh trên cũng là cái tát vào miệng của Giám đốc Sở Y tế Sơn La – ông Lầu Sáy Chứ khi chữa cháy cho vụ việc Lò Thị Phanh: ”sẽ không bao giờ có trường hợp để người nhà phải chở xác bệnh nhân từ bệnh viện về trên xe máy: “Nếu bất kể bệnh nhân nào tử vong trong bệnh viện, các bệnh viện đều có xe cứu thương, sẽ chở thi thể người bệnh về tận nhà để làm thủ tục an táng, đó là sự nhân đạo mà bệnh viện nào ở Việt Nam cũng sẽ làm. (5)
Hình ảnh “xác người bó chiếu” thứ 2 đã chứng minh “sự nhân đạo” của ông Giám đốc Sở Y tế đồng thời bóc trần mọi sự xảo trá của toàn bộ các quan chức dàn dựng nên vở tuồng chữa cháy trong vụ chị Lọ Thị Phanh bị gói chiếu chở về nhà.
Để xem Bộ Y tế của bà Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ xử lý hay chữa cháy ra sao sau khi vừa giàn dựng kịch bản trong vụ Lọ Thị Phanh vừa hùng hổ đòi “xác minh vụ việc bệnh viện Bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La để gia đình chở bệnh nhân nặng trên xe máy về nhà… xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm, báo về Bộ Y tế trước 23-9″ (6)
16.09.2016
_________________________________
Chú thích:
Powered by Blogger.