Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Trung Quốc quay lưng với ông Maduro, theo phe đối lập để bảo vệ tài sản

Monday, February 18, 2019 // ,
Tác giả: Hồng Vân
16/02/2019

Các quan chức Trung Quốc đang liên lạc với đảng đối lập Venezuela do Tổng thống tự xưng Juan Guaidó lãnh đạo để bàn về các khoản đầu tư của Trung Quốc tại nước này, tờ Wall Street Journal đưa tin.

Để bảo vệ các khoản đầu tư của mình tại Venezuela, Trung Quốc đang liên lạc với đảng đối lập Venezuela do Tổng thống tự xưng Juan Guaidó lãnh đạo.
Động thái này là một đòn giáng mạnh vào Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro khi trước đây ông được coi là đồng minh thân cận của Trung Quốc. Bên cạnh đó, nó cũng cho thấy Bắc Kinh đang tránh bớt rủi ro khỏi nhà lãnh đạo đang bị trói buộc này.
Venezuela hiện đang nợ Trung Quốc khoảng 20 tỷ USD, số tiền mà quốc gia Nam Mỹ này đã sử dụng để tài trợ cho một số dự án dầu mỏ và tái cấp vốn của chính phủ. Trong gần 20 năm qua, các khoản vay như vậy từ Trung Quốc và Nga là một phần thiết yếu để duy trì nền kinh tế Venezuela, mặc dù việc cắt giảm sản lượng dầu mỏ dưới thời ông Maduro đã gây áp lực lên các mối quan hệ tài chính này.
“Trung Quốc nhận ra nguy cơ thay đổi chế độ ngày càng tăng và không muốn đứng về bên có thể thua cuộc của một chế độ mới. Nếu Trung Quốc thích sự ổn định và chắc chắn, họ sẽ phải bỏ trứng vào cả giỏ khác nữa”, ông R. Evan Ellis, chuyên gia về quan hệ Trung Quốc-Mỹ Latinh nói.
“Tổng thống tự xưng Guaidó có thể giúp dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Mỹ và khiến giao dịch dầu mỏ được thực hiện lại. Cuối cùng, Trung Quốc có thể đạt được mọi thứ từ Guaidó”, ông Evans nhận định thêm.
Hồng Vân (Tổng hợp)
------------
Trung Quốc phủ nhận bí mật cử đại diện gặp phe đối lập Venezuela tại Washington
Tác giả: Tất Đạt
Nguồn: Soha
Ngày đăng: 2019-02-16

Ảnh: Reuters
Thông tin được đăng tải cho rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc đã đối thoại với phe đối lập Venezuela để bảo vệ các khoản đầu tư của Trung Quốc là "tin giả".
Trước đó, tờ Wall Street Journal đưa tin về việc một số nhà ngoại giao Trung Quốc - với mối quan ngại về những dự án dầu mỏ ở Venezuela và gần 20 tỉ USD Caracas nợ Bắc Kinh - đã bí mật đối thoại tại Washington với các đại diện của ông Juan Guaido, tổng thống lâm thời tự xưng của Venezuela.
"Trên thực tế, nội dung này là hoàn toàn sai. Đó là tin giả," bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khẳng định.
Ba tuần trước, ông Guaido đã tự xưng làm tổng thống lâm thời của Venezuela với lí do rằng ông Maduro đã gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống năm ngoái.
Hầu hết các quốc gia phương Tây, bao gồm Mỹ, đã thừa nhận ông Guaido là lãnh đạo hợp pháp ở Venezuela.
Trong khi đó, ông Maduro vẫn duy trì được quyền điều hành chính quyền, quân đội và nhận được sự hỗ trợ từ một số quốc gia như Nga và Trung Quốc.
Bà Hoa cũng khẳng định cuộc khủng hoảng ở Venezuela cần phải giải quyết thông qua đối thoại.
Trung Quốc đã cho Venezuela vay hơn 50 tỉ USD thông qua các khoản thế chấp bằng dầu mỏ trong hơn 10 năm qua. Dầu mỏ Venezuela đã giúp đảm bảo nguồn năng lượng cho sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn Reuters, ông Guaido tuyên bố sẽ đảm bảo quyền lợi cho 2 chủ nợ lớn của Venezuela là Trung Quốc và Nga.

CỰU PHÓ GIÁM ĐỐC FBI NHÌN NHẬN ĐÃ CÓ ÂM MƯU LẬT ĐỔ TRUMP

Vũ Linh
16/02/2019

Ông McCabe, cựu phó giám đốc và quyền giám đốc FBI, trong một cuộc phỏng vấn trên TV đã nhìn nhận hồi tháng 5/2017 có tìm cách lật đổ TT Trump. Khi nắm quyền giám đốc sau khi giám đốc Comey bị cách chức, ông đã áp lực mạnh thứ thưởng Tư Pháp Rod Rosenstein là phải gấp rút mở cuộc điều tra về việc ban vận động tranh cử của ông Trump ‘thông đồng’ với Nga khi ông McCabe còn nắm quyền, nếu không người nào khác được TT Trump bổ nhiệm có thể sẽ nhận chìm cuộc điều tra ngay. Ông McCabe cũng cho biết đã cho các luật gia của FBI điều nghiên, thảo luận, và cứu xét xem có thể thuyết phục phó tổng thống Pence và nội các việc truất phế TT Trump qua tu chánh án 25, là tu chánh án cho phép phó tổng thống và nội các tuyên bố tổng thống không còn đủ khả năng thi hành trách nhiệm, và phó tổng thống sẽ lên nắm quyền.
Biết được câu chuyện này thì càng thấy là những quan chức Nhà Nước Ngầm còn sót lại của thời Obama quả thực đã có nhiều cố gắng để ‘đảo chánh’ TT Trump một cách bất bạo động, nhưng đều thất bại. Xin quý độc giả lưu ý là danh từ ‘đảo chánh’ không phải do kẻ này phịa ra đâu, mà đó là danh từ của giáo sư Harvard, Alan Dershowitz đó (nguyên văn: “attempt at coup d’état”).
TĂNG THUẾ ĐẠI GIA?
Khối dân biểu mới vào Hạ Viện lúc gần đây muốn chơi nổi, hô hoán tăng thuế tứ tung ‘bọn nhà giàu’ để lấy tiền chi cho cả nước muốn gì được nấy, miễn phí hết. Nhiều cụ tỵ nạn khoái lỗi nhĩ, mừng thầm.
Thực tế, ‘coi dzậy mà hổng phải dzậy’ đâu các cụ ơi.
Cái công ty Amazon của anh chàng tỷ phú giầu nhất thế giới hiện nay, Jeff Bezos, đồng thời cũng là chủ tờ báo chống Trump kịch liệt, Washington Post, vừa cho biết năm nay Amazon lời hơn 11 tỷ đô, tăng gấp hai lần năm ngoái. Nhưng giữa năm ngoái và năm nay, có một sự trùng hợp rất vui: đó là nhờ tài nấu nướng sổ sách sao đó, năm ngoái cũng như năm nay, Amazon đóng thuế lợi nhuận công ty cho liên bang tổng cộng là đúng.... ZERO xu, cả hai năm liền!
Năm nay còn ‘siêu’ hơn năm ngoái là bằng phù phép nào đó, Nhà Nước phải hoàn trả lại cho Amazon 130 triệu đô nữa.
Cho đến nay, tất cả mấy bà DC ra tranh cử tổng thống, từ bà Warren tới bà Kamala, từ bà Gillibrand tới bà Klobuchar, từ bà Gabbard cho tới cô ‘chuẩn ứng viên” Ocasio- Cortez, tất cả bà nào cũng hứa tất cả đều miễn phí hết vì đã có các đại tài phiệt tài trợ hết rồi. Nhìn vào Amazon thì các cụ nghĩ lại xem những lời hứa đó có bao nhiêu phần hy vọng thành sự thật nhỉ?
BÀ KAMALA NÓI CHUYỆN THUẾ
Nhân nói chuyện thuế, sở IRS cho biết họ ước tính nói chung đa số dân trung lưu Mỹ năm nay 2019, sẽ nhận được số tiền thuế hoàn trả cho năm 2018 trung bình ít hơn tiền hoàn trả cho năm 2017 khoảng 100 đô mỗi người.
Bà thượng nghị sĩ ứng cử viên tổng thống, Kamala Harris hấp tấp nhẩy ra biểu diễn sự hiểu biết thâm sâu của bà về tài chánh Mỹ. Bà tố ngay đó là bằng chứng rõ ràng TT Trump lại nói láo, thay vì dân trung lưu phải trả thuế ít đi, thật sự TT Trump đã tăng thuế dân trung lưu chứ không phải giảm thuế như ông nói và mọi người đã tin.
Sau đó sở IRS đã chính thức giải thích: số tiền hoàn trả tùy thuộc vào hai yếu tố: số thuế phải trả và số thuế đã trả trước qua việc khấu trừ trong lương, hay tự ý đóng trước mỗi tam cá nguyệt cho những người làm nghề độc lập (như kẻ này). Năm 2017, cũng như tất cả mọi năm khác, rất nhiều người đã đóng thuế trước rồi, đến cuối năm họ được hoàn trả lại nếu đóng quá mức cần thiết, nhưng vì nói chung họ đóng trước tương đối ít hơn, nên nhận được tiền hoàn trả tương đối ít hơn. Không có nghiã là tổng số thuế họ phải đóng đã tăng như bà Kamala đã tố.
Toán học và tài chánh là hai ngành chuyên môn mà các chính trí gia phần lớn mù tịt như kẻ này mù tịt không biết làm sao chế hỏa tiễn đi thăm chị Hằng chơi.
Điều tiếu lâm hơn là đã có một cụ tỵ nạn bị bệnh dị ứng Trump nặng, hiểu biết về tài chánh còn it hơn bà Kamala, đã hấp tấp email lời tuyên bố của bà Kamala ngay cho kẻ này, nhưng sau khi IRS giải thích thì đợi mãi không thấy cụ này gửi email cải chính của IRS, chắc tại cụ bận rửa chén trong bếp cho cụ bà.
NEW YORK TIMES CÔNG KÍCH GIẢM THUẾ
Báo cấp tiến nặng New York Times, qua một giáo sư đại học, đã có bài chỉ trích việc giảm thuế là một đại họa kinh tế. Theo giáo sư, giảm thuế là một giải pháp có mục đích cho dân nhiều tiền hơn để kích cầu kinh tế khi kinh tế suy trầm. Bây giờ kinh tế đang phát triển quá mạnh, giảm thuế là thừa thãi, chỉ khiến Nhà Nước bớt tiền để phục vụ các nhu cầu xã hội (phiên dịch nôm na, tức là bớt tiền trợ cấp!).
Chẳng biết ông giáo sư này có ghét TT Trump hay không nhưng đúng là một giáo sư nói chuyện lý thuyết suông. Một thái độ tiêu biểu của trí thức khoa bảng dạy học, lúc nào cũng lơ lửng trên mây, không nhìn thấy thực tế ngoài bốn bức tường phòng học và thư viện của trường.
Trên căn bản, ông giáo sư này sai lầm ở vài điểm cực kỳ quan trọng vì ông chỉ là một chuyên viên kinh tế, cái nhìn giới hạn hoàn toàn trong khu vực chuyên môn kinh tế.
Việc giảm thuế của TT Trump tuyệt đối không có mục đính kinh tế ngắn hạn nào hết, vì đúng như ông giáo sư đã viết, kinh tế hiện này quá tốt đẹp không cần biện pháp giảm thuế để kích cầu gì hết. Giảm thuế của TT Trump nhắm hai mục đính:
- Trên phương diện kinh tế, có kích cầu kinh tế thật, nhưng kích cầu dài hạn, nhắm mục đích mang cả trăm tỷ về nước để xây hãng xưởng sản xuất cho cả mấy chục năm tới, không phải để cho tiền để dân đi mua thêm ba cái áo thun hay hai cái quần xà lõn tháng tới như kiểu kích cầu của TT Obama. Mục tiêu đầu tư dài hạn vào sản xuất kinh tế chính là lý do quan trọng nhất khi thuế được giảm mạnh cho các công ty cũng như cho các đại gia, đưa đến những tố cáo mỵ dân giản dị kiểu như giảm thuế để giúp nhà giàu.
- Dưới một khiá cạnh quan trọng hơn nữa, giảm thuế là biện pháp nhắm vào việc thay đổi cấu trúc chính trị lâu dài, dựa trên việc giảm vai trò của Nhà Nước bằng cách cắt bớt tiền thu nhập của Nhà Nước để Nhà Nước làm ít chuyện đi, cho người dân có thêm tiền xài, có dịp đầu tư nhiều hơn vào khu vực tiểu thương, trung thương vì tin tưởng vào sáng kiến và đóng góp của cá nhân, để phát triển kinh tế qua khu vực tư nhân, tiểu thương, chứ không phải loại kinh tế chỉ huy từ các công chức ngồi phòng lạnh cạo giấy.
DOW JONES LEO THANG
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục chao đảo bất thường, tăng sụt mạnh trong năm qua. Hiển nhiên là các doanh gia vẫn còn đang đoán mò về chính sách kinh tế tài chánh của TT Trump, nhất là việc ông đối phó với họa xăm lăng kinh tế của Trung Cộng, cũng như đang cân nhắc việc Hạ Viện do DC kiểm soát sẽ đánh phá chính sách kinh tế của TT Trump tới mức nào.
Thị trường chứng khoán tăng ào ào như vũ bão từ ngay sau khi tin ông Trump đắc cử tổng thống và trong suốt năm 2017, với hy vọng ông sẽ thi hành một chính sách kinh tế thuận lợi cho việc tăng trưởng chứ không quá thiên về việc tái phân phối lợi tức. Đại khái chỉ số Dow Jones tăng từ 18.000 điểm khi có cuộc bầu cử tháng 11/2016, lên tới 26.600 điểm tháng Giêng 2018, tăng 8.600 điểm hay 48% trong 15 tháng.
Qua năm 2018 thì ổn định lại trong khoảng 25.000 điểm. Trong hai tháng sau khi DC chiếm được Hạ Viện, Dow Jones rớt mạnh, tuột xuống mức đáy là 22.400 điểm cuối tháng 12/2018. Giới kinh doanh lo sợ DC sẽ chặn đứng chính sách tăng trưởng kinh tế của TT Trump.
Tuy nhiên, trong hai tháng qua, dường như đã lấy lại niềm tin nơi chính sách của TT Trump nên đã leo thang lại. Cuối ngày thứ sáu 15/2 vừa qua, Dow Jones đã leo lên tới mức gần 25.900 điểm, tăng 3.500 điểm hay gần 16% trong hai tháng. Tính từ ngày ông Trump đắc cử, Dow Jones đã tăng gần 8.000 điểm trong hơn hai năm, hay là gần 22% một năm.
Trong bốn năm nhiệm kỳ hai của TT Obama, là thời kỳ kinh tế đã ổn định sau khủng hoảng của năm 2008, Dow Jones đã tăng từ 13.000 điểm lên tới 18.000 điểm khi ông Trump đắc cử, tức là tăng 5.000 điểm trong bốn năm, hay chưa tới 10% một năm.
THƯỢNG VIỆN PHÊ CHUẨN BỘ TRƯỞNG TƯ PHÁP
Thượng Viện đã có buổi họp khoáng đại biểu quyết phê chuẩn ông William Barr làm bộ trưởng Tư Pháp, thay thế ông Jeff Sessions, với số phiếu 54/45. Hai ông CH bỏ phiếu chống trong khi ba vị DC bỏ phiếu thuận. Cả ba vị DC đều thuộc các tiểu bang bảo thủ.
Thượng Viện mới đây cũng đã phê chuẩn 44 quan tòa liên bang đủ cấp do TT Trump bổ nhiệm, bảo đảm hệ thống Tư Pháp của Mỹ càng ngày càng đi về hướng bảo thủ, tôn trọng Hiến Pháp, thay vì tôn trọng những quyết định ‘phải đạo chính trị’ nhất thời.
MSNBC PHÂN TÍCH CÁC ỨNG CỬ VIÊN TỔNG THỐNG CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ
Đài TV cấp tiến nặng, có khi còn bị dị ứng Trump nặng hơn CNN, đã có chương trình bàn về hy vọng đắc cử tổng thống của các ứng viên DC. Tổng cộng 15 vị được mang ra bàn thảo, có vị đã chính thức tuyên bố ra tranh cử rồi, nhưng phần lớn là những ‘chuẩn ứng viên’, chưa chính thức ra tranh cử.
Bài bình luận cũng khá ích lợi vì giúp khán giả hiểu biết hơn về những thành tích của họ –toàn là thành tích mà MSNBC thấy đáng khen vì tất cả đều là đảng DC hết.
Nhưng cái điểm phiền toái là cái danh sách 15 vị đó, toàn là các ông da trắng, không có một bà nào, cũng chẳng có một ông da màu nào hết. Cho đến nay, đã có 6 bà, 2 ông da đen, 1 ông gốc Mễ, và 1 gốc Ba Tàu ra tranh cử. Bị MSNBC coi như pha hết.
Không biết tại MSNBC ‘kỳ thị’ phụ nữ và dân da màu, hay MSNBC cho rằng chẳng có bà nào hay ông da màu nào có một chút hy vọng nào. Dưới đây là hình 15 ông da trắng đó:
NATO TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG
Sau khi Tổng Thư Ký NATO tuyên bố nhờ TT Trump nói cứng và áp lực mạnh, các quốc gia NATO đã lẳng lặng gia tăng ngân sách quốc phòng của lên họ tới hơn 100 tỷ đô. Dĩ nhiên vài cụ cuồng chống Trump xỉa xói đòi biết chi tiết, kiểu như xứ nào tăng bao nhiêu, thậm chí còn nghi ngờ ông tổng thư ký này thuộc nhóm ‘cuồng Trump’! Không hiểu các cụ này có muốn biết chi tiết kiểu như NATO mua thêm mấy viên đạn hay mua thêm mấy cãi mũ sắt không? Vẫn chỉ là chuyện moi rác để chỉ trích như thông lệ, càng ngày càng lố bịch, tự hại uy tín của chính mình, mất đi sự kính nể của hậu bối.
Tin mới nhất, Nam Hàn, mắc dù đang thương thảo rất tốt đẹp với Bắc Hàn, đã đồng ý đóng góp thêm 800 triệu đô một năm trong việc chi trả chi phí quân lực Mỹ đóng tại Nam Hàn.
Nếu các tổng thống trước TT Trump đều đã làm như vậy, tức là áp lực các đồng minh bớt lạm dụng Mỹ, chia sẻ gánh nặng tài chánh với Mỹ thì không biết nước Mỹ đã tiết kiệm được bao nhiêu tỷ tiền thuế của dân để lo cho dân nghèo của Mỹ nhỉ? Biết đâu mỗi cụ đã có thêm vài trăm trợ cấp mỗi tháng?
Các cụ cuồng chống Trump có nghĩ đến chuyện này không, hay cứ mải lo moi rác chửi Trump?
FOX ĐỨNG ĐẦU – CNN CẦM ĐÈN ĐỎ
Dưới đây là bàng tổng kết số khán giả coi phần bình luận chính trị của ba đài TV chính: Fox News, MSNBC, và CNN trong ngày 14/2/2019.
Fox News dẫn đầu với hơn 17 triệu người coi qua 7 chương trình, trong khi CNN chỉ có 2 chương trình với chưa tới 3 triệu người coi.
-----------

Trung Quốc sẽ lặng lẽ khai tử ‘Vành đai và Con đường’?

Tác giả: Duy Nghĩa
12/02/20129


Malaysia ngừng thi công dự án đường sắt kết nối bờ biển phía Đông trong sáng kiến " Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. (Ảnh: ECRL)
Tờ Nikkei Asian Review gần đây cho đăng bài viết của giáo sư Minxin Pei tại Đại học Claremont McKenna, cho rằng Sáng kiến Vành đai và Con đường có thể sẽ bị Trung Quốc lặng lẽ khai tử.
Hiện là Chủ tịch Quan hệ Mỹ – Trung tại Trung tâm Kluge của Thư viện Hạ viện Mỹ, Giáo sư Minxin cho rằng chương trình đầu tư toàn cầu của ông Tập đang phải đối mặt với sự chỉ trích trong nước giữa những lo ngại về kinh tế và tài chính.
Các nước đánh giá lại “Vành đai con đường” của Trung Quốc
Tin tức về dự án Vành đai và Con đường (BRI) đầy tham vọng của Trung Quốc, đã trở nên tồi tệ không ngừng. Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia đã hủy bỏ 2 dự án BRI lớn, bao gồm một tuyến đường sắt trị giá 20 tỷ USD, với lý do chi phí cao.
Chính phủ mới của Pakistan đã kêu gọi xem xét lại “viên ngọc quý” của BRI, đó là dự án “Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan” (CPEC), mà Trung Quốc đã cam kết tài trợ hơn 60 tỷ đô la.
Chính phủ Myanmar vừa nói với Bắc Kinh rằng việc xây dựng một đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ bị tạm ngưng, sẽ không được phép nối lại. Trong khi đó, Maldives, quốc đảo nhỏ bé ở Ấn Độ Dương, đang cố gắng đàm phán lại khoản nợ 3 tỷ đô la, bằng 2/3 tổng sản phẩm quốc nội của nước này, mà họ đã vay từ Trung Quốc để tài trợ cho các dự án BRI.
Bắc Kinh im lìm về “giấc mộng” liên kết một nửa địa cầu
Nhưng bên trong Trung Quốc, theo giáo sư Minxin, thật khó để phát hiện các dấu hiệu công khai về bất kỳ sự dao động nào trong việc hỗ trợ BRI, qua những tuyên bố từ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, đặc biệt là Chủ tịch Tập Cận Bình.
Đối với ông Tập, ‘kiến trúc sư’ của BRI, dự án to lớn lớn này, với các liên kết cơ sở hạ tầng trên gần một nửa địa cầu kết nối với Bắc Kinh, thể hiện ảo tưởng của ông, tạo ra sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc.

Một công nhân xây dựng đang nhìn về cây cầu Sinamale do Trung Quốc tài trợ ở thủ đô Male, Maldives.(Ảnh: Reuters)
Dưới bề mặt, giáo sư Minxin cho rằng đang có sự bất ổn về BRI ngày càng gia tăng ở Trung Quốc. Và đúng như vậy, khi đất nước cảm thấy bị ép kinh tế, chiến tranh thương mại với Mỹ, và phải đối mặt với sự chỉ trích từ các quốc gia nhận các khoản vay BRI, thì những người hoài nghi Trung Quốc, bao gồm các học giả, các nhà kinh tế và doanh nhân của BRI, đang lặng lẽ tự hỏi liệu chính phủ có sử dụng đúng đắn các nguồn lực khan hiếm của mình.
Chắc chắn, sẽ không có thông báo chính thức nào rằng Bắc Kinh sắp sửa dập tắt giấc mộng BRI của ông Tập. Sự kiểm duyệt chặt chẽ của Bắc Kinh đã loại bỏ bất kỳ lời chỉ trích trực tiếp của giới truyền thông về BRI.
Tuy nhiên, người ta có thể phát hiện các dấu hiệu rằng Bắc Kinh đã cắt giảm BRI. Bộ máy tuyên truyền chính thức của Bắc Kinh đã bị “điều chỉnh” hoàn toàn để “chào hàng” những thành tựu của BRI cách đây không lâu, trong những ngày gần đây nó đã giảm âm lượng.
Vào tháng 1/2018, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã đăng tải 20 câu chuyện về BRI, trong khi vào tháng 1 năm nay, thì chỉ có 7 câu chuyện. Nếu mọi người theo dõi các câu chuyện BRI trên các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc vào năm 2019, và so sánh mức độ đưa tin, người ta sẽ có một bức tranh rõ ràng hơn về việc BRI hướng về đâu.
VÌ SAO TỔNG THỐNG TRUMP QUYẾT ‘ĂN THUA ĐỦ’ VỚI TRUNG QUỐC VỀ THƯƠNG MẠI? Dự đoán tài trợ cho BRI sẽ giảm
Theo giáo sư Minxin, rất có khả năng, người ta sẽ thấy một sự suy giảm đáng kể trong sự cường điệu của các cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc, dành cho BRI. Một dự đoán đáng tin cậy đã được đưa ra gần đây rằng tài trợ của Bắc Kinh cho BRI, sẽ giảm đáng kể trong năm 2019 này và trong những năm tới.
Giáo sư Minxin nhận thấy những cơn gió ngược về kinh tế chống lại BRI là khá rõ ràng. Trước hết, môi trường bên ngoài của Trung Quốc đã thay đổi gần như không được thừa nhận kể từ khi ông Tập khởi xướng BRI vào năm 2013. Vào thời điểm đó, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã đạt gần 4 nghìn tỷ đô la. Có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời khi sử dụng một số ngoại tệ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Cùng với việc sử dụng các nhà thầu và vật liệu của Trung Quốc, BRI cũng có thể giúp giải quyết vấn đề dư thừa của Trung Quốc trong các ngành công nghiệp thép, xi măng và xây dựng.

Malaysia ngừng thi công dự án đường sắt kết nối bờ biển phía Đông trong sáng kiến ” Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. (Ảnh: ECRL)
Nhưng thế giới đã thay đổi trong 5 năm qua. Suy thoái kinh tế của Trung Quốc đã kích hoạt làn sóng tháo chạy dòng vốn khỏi đất nước, khiến chính phủ Trung Quốc phải sử dụng hơn 1.000 tỉ USD từ dự trữ ngoại hối của nước này để bình ổn thị trường. Nếu người ta tính đến yếu tố ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đối với cán cân thanh toán của Trung Quốc trong tương lai, Trung Quốc sẽ khó có thể tạo ra thặng dư ngoại hối, đủ để tài trợ cho BRI trên cùng một quy mô. Thuế quan do Mỹ áp đặt, và sự không chắc chắn về quan hệ thương mại Mỹ – Trung sẽ làm giảm đáng kể xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, và ở mức độ thấp hơn là các thị trường phát triển khác.
Do thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ, chiếm gần như toàn bộ thặng dư tài khoản vãng lai của họ, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm đáng kể, dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai cho Trung Quốc nếu không thể bù đắp được sự thiếu hụt khi xuất khẩu sang các thị trường khác (một điều không thể). Cán cân thanh toán xấu đi của Trung Quốc, sẽ buộc Bắc Kinh sử dụng dự trữ ngoại hối, chủ yếu để bảo vệ đồng tiền Nhân dân tệ của mình, và để duy trì niềm tin của các nhà đầu tư vào sự ổn định kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.
Kết quả là Bắc Kinh sẽ phải xem xét các cam kết bên ngoài một cách cẩn thận. Các đại dự án được hình thành và khởi xướng khi Trung Quốc có nhiều tiền, lắm của, sẽ bị đánh giá lại. Một số dự án sẽ phải bị giới hạn, hoặc thậm chí bị từ bỏ hoàn toàn.
Trung Quốc đối mặt với suy giảm kinh tế do nội tại
Rắc rối cho BRI không chỉ xuất phát từ sự giảm sút gần như chắc chắn về thu nhập ngoại hối của Trung Quốc trong những năm tới. Ở trong nước, Bắc Kinh phải đối mặt với một cơn bão khốc liệt về chi phí lương hưu tăng, làm chậm tăng trưởng kinh tế, và giảm dần các khoản thu thuế, theo giao sư Minxi.
Triển vọng tài chính nghiệt ngã đã được Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc chuyển tải với sự thẳng thừng khác thường tại Hội nghị tài chính thường niên vào cuối tháng 12 năm ngoái. Bộ trưởng Lưu Côn (Liu Kun) cảnh báo: “Tất cả các cấp của chính phủ phải chỉ đạo bằng cách thắt lưng buộc bụng, và làm hết sức mình để giảm chi phí hành chính”. Ngay sau cuộc họp, Thượng Hải, thành phố giàu có nhất ở Trung Quốc, đã ra lệnh cắt giảm 5% cho hầu hết các ban ngành trong năm 2019.
Cơn sốt khắc khổ này đã bị đẩy nhanh do sự suy giảm tăng trưởng doanh thu tài chính, và quyết định cắt giảm thuế của Bắc Kinh để kích thích tăng trưởng bị chậm lại. Năm 2018, tăng trưởng các thu ngân sách bị giảm 1,2 điểm phần trăm so với năm 2017. Triển vọng tài chính dự kiến sẽ xấu đi trong năm nay do cắt giảm thuế và tăng trưởng chậm hơn.
Ngân sách lương hưu sụt giảm nghiệt ngã
Lỗ hổng lớn nhất trong ngân sách của Bắc Kinh là các khoản chi lương hưu cho dân số già hóa nhanh chóng. Tỉnh Hắc Long Giang bị thâm hụt ròng 23 tỷ Nhân dân tệ trong tài khoản lương hưu trong năm 2016, và 6 tỉnh khác, với tổng dân số là 236 triệu người, đã tham gia đóng góp lương hưu ít hơn so với chi trả trong năm 2016. Bức tranh lương hưu cho toàn bộ Trung Quốc trông cũng nghiệt ngã không kém. Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, chính phủ đã phải đóng góp 1.200 tỷ Nhân dân tệ trong năm 2017, để tài trợ cho những thiếu hụt trong các khoản chi lương hưu.
Một số người có thể lập luận rằng BRI sẽ ‘an toàn’ trước các khoản cắt giảm ngân sách vì đây là ưu tiên trong chính sách đối ngoại hàng đầu của ông Tập. Nhưng thực tế kinh tế khắc nghiệt sẽ đưa ra các nhà lãnh đạo Trung Quốc vào tình thế rất khó lựa chọn vì các nhu cầu khác nhau, cạnh tranh cho các nguồn lực hạn chế.
Chủ tịch Tập và những người ủng hộ ông, có thể tiếp tục ủng hộ BRI. Nhưng họ cũng phải biết rằng BRI có ít người ủng hộ trong nước, và lấy đi tiền của những người hưu trí Trung Quốc, để xây dựng một con đường đến một nơi xa xôi, ở một vùng đất xa xôi, sẽ là một khó khăn về mặt chính trị.
Gần đây, Bắc Kinh đã chỉ cấp cho Pakistan khoản vay mới khoảng 2,5 tỷ USD, so với 6 tỷ USD mà Islamabad đang tìm kiếm.
Điều dường như đang xảy ra ở Bắc Kinh là trong khi các nhà lãnh đạo của họ tiếp tục ủng hộ BRI, thì những tham vọng ban đầu của ông Tập, đang bị đẩy lùi, khỏi tầm nhìn của công chúng. Người ta không nên ngạc nhiên, nếu cuối cùng Bắc Kinh lặng lẽ khai tử BRI, ít nhất là phiên bản BRI 1.0.
Duy Nghĩa

Powered by Blogger.