Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 18/022019

Monday, February 18, 2019 3:34:00 PM //

Tin khắp nơi – 18/022019

Quan chức Mỹ thăm điểm tập kết đồ cứu trợ cho Venezuela

Một phái đoàn của Hoa Kỳ, trong đó có Thượng nghị sĩ Marco Rubio, hôm 17/2 đã tới thăm thành phố vùng biên Cucuta của Colombia, nơi hàng viện trợ đang được tập kết để chuẩn bị chuyển cho người dân Venezuela vào tuần tới.
Trong khi Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro từ chối không cho lương thực và thuốc men vào Venezuela, lãnh tụ đối lập và cũng là Tổng thống tự phong, ông Juan Guaido, bày tỏ quyết tâm đưa hàng trăm tấn hàng viện trợ vào nước mình ngày 23/2, theo Reuters.
Ông Guaido tuyên bố rằng ông sẽ thông báo chi tiết về cách thức đưa đồ cứu trợ từ Colombia, Brazil và Curacao vào Venezuela, bất chấp sự phản đối của ông Maduro.
Ông Rubio, thượng nghị sĩ Cộng hòa từ tiểu bang Florida, được coi là đóng vai trò chính trong việc thuyết phục Tổng thống Trump gia tăng áp lực lên ông Maduro.
XEM THÊM:
TT Venezuela lại cảnh báo Mỹ về ‘Việt Nam mới’
Đứng trên cây cầu đi bộ ở khu vực biên giới giữa Colombia và Venezuela, nhà lập pháp Mỹ từng gọi ông Maduro là kẻ độc tài nói giữa đám đông hàng trăm người biểu tình rằng Hoa Kỳ và thế giới sẽ không bỏ mặc người dân Venezuela.
Ông Rubio nói rằng “những gì đang xảy ra ở Venezuela là cuộc khủng hoảng quy mô lớn do chính con người gây ra, theo Reuters.
Ông còn gọi chính quyền của ông Maduro là “chế độ tội phạm sẵn lòng bỏ đói và giết hại chính người dân nước mình”.
Ngoài ông Rubio, phái đoàn Mỹ còn có ông Carlos Trujillo, đặc sứ Mỹ tại Tổ chức các nước châu Mỹ, và dân biểu Mỹ Mario Diaz-Balart thuộc tiểu bang Florida.
Họ cũng đã tới thăm các lán trại chăm sóc sức khỏe cho các di dân cũng như các nhà kho chứa hàng cứu trợ.
https://www.voatiengviet.com/a/quan-ch%E1%BB%A9c-m%E1%BB%B9-th%C4%83m-%C4%91i%E1%BB%83m-t%E1%BA%ADp-k%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%93-c%E1%BB%A9u-tr%E1%BB%A3-cho-venezuela/4790928.html

Kỳ vọng và triển vọng kết quả

cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần 2

Việc chấp nhận tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh tại Hà Nội đã là một thành công mang tính đột phá mà ở đó, cả Mỹ và Triều Tiên sẽ ra về với những lợi ích riêng.
Trong Thông điệp liên bang tại Quốc hội Mỹ ngày 05/2/2019 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh lần 2 với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Việt Nam vào ngày 27-28/2/2019.
Cộng đồng quốc tế đang dõi theo chi tiết từng chuyển động của các bên liên quan đối với cuộc gặp rất được mong đợi này.
Bài viết này sẽ cung cấp thêm một số nhận định về lợi ích của cả Mỹ và Triều Tiên khi hai nước đồng ý ngồi vào bàn thương lượng tới đây.
Với Mỹ
Chính trường Mỹ trong thời gian qua thực sự gặp rất nhiều vấn đề khi Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chưa thể tìm được tiếng nói chung với các bên trong nhiều vấn đề như kinh phí xây dựng bức tường biên giới hay sự ra đi của các nhân vật cốt cán trong nội các (Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Chánh văn phòng Nhà Trắng, Kerry).
Bên cạnh đó, những lùm xùm xung quanh thông tin Nga can thiệp vào chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016 vẫn chưa có hồi kết.
Có thể nói, sau hai năm cầm quyền, Tổng thống Donald Trump chưa một ngày yên ổn với các vấn đề của nước Mỹ.
Vì vậy, Triều Tiên quả thực là một cơ hội để giúp ông Trump giải quyết các vấn đề hỗn loạn hiện nay.
Mặc dù các chuyên gia đều nhận định Triều Tiên không thể từ bỏ hạt nhân nhưng với kỹ năng của một nhà kinh doanh, Tổng thống Donald Trump có thể hiểu rõ Triều Tiên đang có ý định gì trong vấn đề này.
Một mặt, ông Trump coi Triều Tiên là quân bài của mình. Mặt khác, ông cho rằng chỉ cần Kim Jong-un có dấu hiệu dao động thì ông sẽ tìm mọi cách để gây sức ép, tìm kiếm lợi ích cho nước Mỹ.
Thực tế, Donald Trump đã làm được một việc mà chưa Tổng thống nào trước đó làm, đó là đàm phán để Triều Tiên đưa ra trình bày một cách rõ ràng về phương án “4 không” đối với tiến trình phi hạt nhân hóa.
Cụ thể là, không tiếp tục sản xuất vũ khí hạt nhân; không tiến hành thử hạt nhân; không sử dụng và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Hiện nay, Triều Tiên thậm chí sẵn sàng cho phép Mỹ thanh sát một số cơ sở hạt nhân.
Đó có thể là lý do vì sao trong bài phát biểu Thông điệp liên bang vừa qua, Tổng thống Donald Trump tự hào nhấn mạnh rằng:
“Nếu như tôi không được bầu làm Tổng thống Mỹ, tôi cho rằng bây giờ chúng ta đang trong cuộc chiến tranh lớn với Triều Tiên khiến hàng triệu người có thể thiệt mạng”.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng nằm trong chiến lược để xử lý quan hệ Mỹ-Trung hiện nay.
Đối với các vấn đề khác, có thể Mỹ và Trung Quốc có sự khác biệt lớn nhưng một nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên thì hai cường quốc lớn nhất thế giới này có sự hợp tác nhiều hơn là sự khác biệt.
Đối với Tổng thống Donald Trump, đàm phán Mỹ-Triều cũng là một hợp đồng giao dịch để đánh giá thái độ của Trung Quốc trong xung đột thương mại Mỹ-Trung.
Đây là một yếu tố quan trọng mà Tổng thống Donald Trump phải kiên quyết thực hiện.
Với Triều Tiên
Năm 2018 được cho là một năm thành công về ngoại giao của Triều Tiên khi đã chủ động thể hiện sự hòa giải và tạo nên “mùa xuân trên bán đảo” giúp người dân Triều Tiên rất vui mừng.
Tuy nhiên, thực tế là cộng đồng quốc tế vẫn không nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với nước này.
Sự phát triển kinh tế mà Triều Tiên hy vọng nhận được từ Mỹ cũng chưa diễn ra. Kinh tế và cuộc sống của người dân Triều Tiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, thúc đẩy kinh tế phát triển là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Kim Jong-un.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng đang trăn trở về việc làm thế nào để cải thiện cuộc sống của người dân, làm cho người dân tin tưởng tiến trình phi hạt nhân hóa ông đang theo đuổi là đúng đắn.
Triều Tiên đang áp dụng các biện pháp mới đối với nông nghiệp và công nghiệp, đã ban hành “Luật quản lý kinh tế”.
Mặc dù mới thực hiện nhưng về cơ bản hướng đi đó là đúng, giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước và giúp người dân cảm nhận được sự cần thiết của việc thực hiện chính sách cởi mở hơn.
Tuy nhiên, ở một đất nước mà các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp hóa chất đều bị trừng phạt nghiêm ngặt, việc thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước khó có thể đạt được bước nhảy vọt về chất.
Nếu không có nguồn lực bên ngoài đổ vào, phát triển kinh tế và dân sinh chỉ là câu nói đùa.
Theo đó, Kim Jong-un mong muốn đàm phán với Donald Trump để có được quân bài đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế.
Kim Jong-un có lẽ đang nghĩ đến chiến lược sử dụng phát triển kinh tế xã hội và hợp tác trao đổi với các nước khác để cung cấp khái niệm an ninh rộng hơn cho mình.
An ninh không chỉ là sự đột phá trong quan hệ Mỹ-Triều, mà chính sự phát triển tự thân của Triều Tiên và hợp tác với các nước bên ngoài mới có thể giúp đảm bảo an ninh bền vững.
Chắc chắn kỳ vọng về những kết quả tốt đẹp tại cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần 2 là rất lớn.
Dẫu sao, việc hai bên chấp nhận tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh tại Hà Nội cuối tháng này đã là một thành công mang tính đột phá mà ở đó, cả Mỹ và Triều Tiên sẽ ra về với những lợi ích của riêng mình.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26278-ky-vong-va-trien-vong-ket-qua-cuoc-gap-thuong-dinh-trump-kim-lan-2.html

Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Mỹ đổi chiến lược

Thanh Hà
“Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên tại Việt Nam là nền tảng cho tiến trình hòa bình. Washington muốn thúc đẩy cùng lúc vế giải trừ hạt nhân và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên”. Trên đây là nhận định của chuyên gia Pháp thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược, FRS, Antoine Bondaz.
Một chục ngày trước thượng đỉnh tổ chức tại Việt Nam, Antoine Bondaz, nghiên cứu về Triều Tiên và Trung Quốc tại Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược – Fondation pour la Recherche Stratégique trả lời đài RFI Việt ngữ về những kỳ vọng trước cuộc hội kiến lần thứ nhì giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, về viễn cảnh các bên đạt hiệp định hòa bình và những tác động kèm theo, về mức độ đáng tin cậy của những cam kết giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
RFI : Có thể chời đợi gì ở thượng đỉnh Việt Nam ?
Antoine Bondaz :Điều hết sức quan trọng là trước mắt, các bên duy trì nhịp độ để tiến cùng một lúc trên hai điểm then chốt. Thứ nhất là giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Thứ hai là cải thiện và nếu có thể là từng bước xây dựng một chế độ hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Điều đó sẽ cho phép chấm dứt tình trạng chiến tranh hiện nay, bởi như chúng ta đã biết, về mặt chính thức chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 chưa kết thúc.
Tháng 7 năm 1953, các bên mới chỉ ký một thỏa thuận đình chiến. Hiện thời cả Hàn Quốc lẫn Bắc Triều Tiên cùng muốn chấm dứt tình trạng đó để thực sự thiết lập hòa bình. Trong một thời gian rất dài, Mỹ quan niệm chỉ nói chuyện hòa bình nếu như Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạn nhân. Quan niệm này của Washington được cộng đồng quốc tế chia sẻ rộng rãi. Nhưng tổng thống Donald Trump ngày nay muốn thúc đẩy cả hai vế hòa bình và giải trừ hạt nhân cùng một lúc.
Đây là một sự thay đổi rất ngoạn mục. Những tuyên bố gần đây của nguyên thủ Mỹ cũng như là của đặc sứ Hoa Kỳ về Bắc Triều Tiên, Stephen Biegun, cho thấy Donald Trump muốn giải quyết hai việc cùng một lúc.
RFI : Washington và Bình Nhưỡng chấp nhận nhượng bộ những gì để đạt đến đích, nghĩa là Bắc Triều Tiên đòi quốc tế ngưng trừng phạt, còn Mỹ thì đặt điều kiện phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên một cách “hoàn toàn và không để đảo ngược” ?
Antoine Bondaz :Nói một cách dễ hiểu là trong một thời gian dài, Bắc Triều Tiên muốn có hòa bình trước đã và coi đó là điều kiện mở đường cho việc từ bỏ tham vọng nguyên tử. Ngược lại phía Hoa Kỳ lại xem việc giải trừ hạt nhân là điều kiện tiên quyết trước khi nói chuyện hòa bình. Nhưng bài toán thêm phức tạp do hàng loạt các đợt trừng phạt của quốc tế đã đè nặng lên Bắc Triều Tiên. Do vậy, Bình Nhưỡng đòi quốc tế xóa bỏ cấm vận.
Tuy nhiên khó có thể nghĩ rằng đòi hỏi đó sẽ được thỏa mãn, nếu Bắc Triều Tiên vẫn còn là một cường quốc hạt nhân. Tôi cho rằng, việc chọn Việt Nam tổ chức thượng đỉnh lần này quan trọng ở chỗ, Washington dùng Việt Nam là một tấm gương. Mỹ muốn nhấn mạnh với Bắc Triều Tiên rằng từng là hai nước cựu thù, Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn có thể bình thường hóa quan hệ.
RFI : Một khi các bên đạt đến đích, hiệp định hòa bình sẽ mang lại những thay đổi cơ bản nào trên báo đảo Triều Tiên và cả khu vực ?
Antoine Bondaz : Trước mắt chưa thể nói đến một hiệp định hòa bình. Dù vậy, có khả năng các bên đưa ra một bản tuyên bố ngỏ ý hướng tới hòa bình. Trong bản tuyên bố đó, Mỹ có thể bày tỏ mong muốn kết thúc chiến tranh để hướng tới một hòa ước thực sự. Nhưng đó là cả một tiến trình dài hơi. Sẽ phải mất rất nhiều thời gian các bên mới đạt được hiệp định hòa bình.
Để trả lời câu hỏi “trong kịch bản này thì hậu quả sẽ ra sao ?”, trước hết, cụ thể nhất là giảm thiểu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng cần nói thêm rằng cả tại Hàn Quốc lẫn Hoa Kỳ, một bộ phận vẫn hoài nghi về viễn cảnh hòa bình. Nhiều người đặt nghi vấn về liên minh Washington – Seoul.
Người thì cho rằng cần xét lại liên minh quân sự một khi Bắc Triều Tiên không còn là một mối đe dọa. Ngược lại, cũng có những tiếng nói cho rằng trục Mỹ- Hàn như hiện nay sẽ tồn tại cho dù mối đe dọa chiến tranh không còn.
Thứ nữa, nhìn rộng ra hơn, hiệp định hòa bình trên bán đảo Triều Tiên nếu có, sẽ làm thay đổi hẳn cục diện của khu vực. Hãy còn quá sớm để bàn chuyện đó, bởi mấu chốt của vấn đề vẫn là giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Chúng ta biết chắc một điều là Bắc Triều Tiên mà chưa hoàn toàn từ bỏ vũ khí nguyên tử thì khó có thể nghĩ rằng, hòa bình sẽ được vãn hồi một cách lâu dài trong khu vực.
RFI : Với hiệp định hòa bình, liệu Mỹ sẽ hồi hương 28.500 lính đang đồn trú tại Hàn Quốc ? Không riêng gì Bắc Triều Tiên mà cả Trung Quốc cũng muốn Hoa Kỳ rút quân khỏi khu vực.
Antoine Bondaz :Mọi việc không đơn giản như vậy. Từ thập niên 1990, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO vẫn tồn tại cho dù Liên Xô đã sụp đổ. Chúng ta hoàn toàn có thể hình dung ra liên minh quân sự giữa Mỹ với Hàn Quốc vẫn được duy trì ngay cả trong trường hợp kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Năm 2009 Mỹ và Hàn Quốc củng cố mối liên minh quân sự. Từ đó, hợp tác giữa Washington và Seoul vượt ra ngoài phạm vi hồ sơ Bắc Triều Tiên. Đương nhiên là Trung Quốc có thể yêu cầu chấm dứt liên minh Mỹ -Hàn đó và gây áp lực để Washington rút quân khỏi khu vực nhưng vấn đề không đơn giản như vậy.
Theo tôi, Trung Quốc có hai ưu tiên : một là bảo đảm bán đảo Triều Tiên được ổn định, có nghĩa là tránh mọi khả năng nổ ra xung đột. Ưu tiên thứ nhì của Bắc Kinh là trong trường hợp có thể, giới hạn ảnh hưởng của Mỹ trong vùng. Đương nhiên nếu có tiến triển về hiệp định hòa bình, thì đây là cơ hội để Trung Quốc vận động Mỹ rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên. Nhưng không có gì bảo đảm là Washington sẽ chiều lòng Bắc Kinh.
Tất cả vấn đề tùy thuộc vào hai nước Triều Tiên và vào bên thứ ba là chính quyền Mỹ. Trong bối cảnh hiện tại, tôi thấy một phần lớn công luận Hàn Quốc vẫn ủng hộ liên minh quân sự với Hoa Kỳ, ngay cả trong trường hợp Bắc Triều Tiên không còn là một mối đe dọa.
RFI : Ông đánh giá thế nào về thực tâm giải trừ hạt nhân của Kim Jong Un ?
Antoine Bondaz :Rất khó để đánh giá về mức độ thành thật của lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Tại nhiều quốc gia, chứ không riêng gì Bắc Triều Tiên, vẫn thường có những vụ tranh giành quyền lực nội bộ, mà điều đó thì rất khó phân tích.
Kim Jong Un là một lãnh tụ tối cao, đầy quyền lực trong tay nhưng không loại trừ khả năng ở bên trong guồng máy chính trị Bắc Triều Tiên, ông phải đối phó với những phe phái đối nghịch. Hơn nữa, Bắc Triều Tiên đã đầu tư rất nhiều, cả về mặt chính trị lẫn tài chính cho các chương trình hạt nhân. Khó mà tin rằng một sớm một chiều, Bình Nhưỡng xóa bỏ tất cả. Nhưng không loại trừ khả năng, Bắc Triều Tiên từng bước phi hạt nhân hóa bằng con đường ngoại giao. Từ bỏ hoàn toàn vũ khí nguyên tử là hồi kết của một tiến trình dài hơi.
RFI : Cảm ơn Antoine Bondaz, chuyên gia Pháp về Triều Tiên và Trung Quốc, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190215-hat-nhan-bac-trieu-tien-my-doi-chien-luoc

Thượng đỉnh Mỹ-Triều :

Thế nào là thành công của Donald Trump ?

Tú Anh
Thượng đỉnh Mỹ-Triều vào hai ngày 27 và 28/02/2019 tại Hà Nội có khả năng kết thúc với một thỏa thuận cho phép hai bên cùng tuyên bố hài lòng. Thế nào là thành công ? Một chuyên gia quốc phòng Mỹ, đề ra một số tiêu chuẩn đo lường. Công luận Hàn Quốc lo ngại phải chăng thật tâm Donald Trump chỉ quan tâm đến an ninh nước Mỹ.
Daniel De Petris, chuyên gia của viện nghiên cứu quốc phòng Mỹ Defense Priorities đưa ra một số tiêu chí mà ông gọi là khuôn thước để đánh giá và dự đóan kết quả thượng đỉnh : Bắc Triều Tiên sẽ hứa vãn hồi hoà bình nhưng không có cam kết cụ thể phi hạt nhân hóa.
Nước Mỹ trước đã
Chuyên gia quốc phòng Mỹ cho rằng không nên ảo vọng trông chờ Bình Nhưỡng chấp nhận giải trừ vũ khí hạt nhân. Trong bài phân tích đăng trên trang mạng của đài truyền hình Fox News, cơ quan truyền thông bảo thủ được chủ nhân Nhà Trắng ưa thích, Daniel De Petris lý giải : “Chúng ta cần theo những tiêu chuẩn hoàn toàn khác để đánh giá thế nào là đàm phán thành công. Mục tiêu chính trị tối thượng của Hoa Kỳ đối với Bắc Triều Tiên không phải là phi hạt nhân hóa, mà là hòa bình, an ninh và tương lai có thể dự báo được tại bán đảo Triều Tiên”.
Daniel De Petris còn xác quyết là thượng đỉnh Trump – Kim lần hai “chỉ có thể thành công nếu về phía Mỹ, tổng thống Donald Trump không tập trung trên hồ sơ hạt nhân mà chỉ nhấn mạnh đến việc Bình Nhưỡng cần thiết lập chế độ chính trị tôn trọng an ninh, hòa bình và thân thiện hơn cũng như có thái độ dễ tiên đoán hơn”. Cụ thể là “nếu Donald Trump rời Việt Nam với một thỏa thuận, theo đó Kim Jong Un cam kết lật qua trang sử 70 năm xung khắc hận thù với Mỹ thì xem như tổng thống đạt được thành quả mà các tổng thống tiền nhiệm không làm được”. Bắc Triều Tiên có thể sẽ đồng ý thực hiện một số biện pháp “phi hạt nhân hóa một phần nào đó và có thể đảo ngược” khi thấy cần thiết. Trong tình hình hiện nay, không có chuyện Bình Nhưỡng nhượng bộ nhiều hơn.
Kim Jong Un, theo chuyên gia Mỹ, trừ phi “điên khùng” mới không thấy Bắc Triều Tiên thất thế, nghèo, kém phát triển so với những nước hùng mạnh chung quanh. Do vậy, không có lý do gì mà sau khi tốn kém hàng chục tỷ đô la và hai đời lãnh đạo để nghiên cứu, chế tạo, cải tiến, phát triển bom hạt nhân và tên lửa để rồi đổi ý và “dẹp hết“.
Để củng cố lập luận của mình, Daniel De Petris cho là tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cũng cùng quyết tâm chính trị hoà giải với miền bắc để vãn hồi hoà bình cho đất nước và an ninh khu vực.
Công luận Hàn Quốc lo âu, Bình Nhưỡng phấn khởi
Tuy nhiên, nếu tổng thống Mỹ chỉ bằng lòng với kết quả chính trị, để yên cho Bình Nhưỡng nắm trong tay kho vũ khí chiến lược thì điều này có làm cho đồng minh Seoul an tâm hay không ?
Theo bình luận của hãng tin Yohap, các lập luận của chuyên gia Daniel De Petris dường như để biện minh trước cho thái độ nhượng bộ của tổng thống Mỹ tại thượng đỉnh theo kịch bản : Donald Trump công nhận Bắc Triều Tiên là cường quốc hạt nhân, đổi lại, an ninh của Mỹ không bị đe dọa.
Nếu tại Hà Nội, tổng thống Mỹ không đạt được kết quả cụ thể về kho vũ khí của Bắc Triều Tiên, thì đây sẽ là kịch bản xấu nhất, là cơn “ác mộng” đối với Seoul, theo Yonhap.
Trong khi đó, các cơ quan tuyên truyền của Bình Nhưỡng trong ngày 18/02/2019 đồng loạt kêu gọi dân chúng chuẩn bị đón chờ “diễn tiến mới, một bước ngoặt lịch sử oai hùng“.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190218-thuong-dinh-my-trieu-the-nao-la-thanh-cong-cua-donald-trump

Mỹ từ chối giảm cấm vận hàng không Bắc Triều Tiên

Tú Anh
Hoa Kỳ bác bỏ yêu cầu của ICAO – Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế trực thuộc Liên Hiệp Quốc, giúp Bắc Triều Tiên cải thiện ngành hàng không dân dụng trong lúc Bình Nhưỡng muốn thu hút hàng không nước ngoài mở đường bay trực tiếp.
Thái độ của Washington được xem là chiến thuật gây sức ép trước thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong Un tại Hà Nội, theo các nguồn tin riêng của Reuters.
Bản tin của Reuters ngày 18/02/2019 cho biết theo đề nghị của Bình Nhưỡng, ICAO sẵn sàng giúp Bắc Triều Tiên cải thiện hệ thống máy bay dân dụng, đào tạo nhân viên phi hành dân sự, và quân sự. Bắc Triều Tiên cũng muốn được sử dụng bản đồ không lưu do Mỹ sản xuất.
Tổ chức ICAO, trụ sở tại Montreal, Canada, với 192 nước thành viên, đang hợp tác với Bắc Triều Tiên để mở một đường bay mới, đi qua không phận liên Triều.
Vì sợ tên lửa, máy bay quốc tế, phục vụ đường bay giữa châu Á, châu Mỹ và châu Âu phải tránh không phận Bắc Triều Tiên. Nếu không phận Bắc Triều Tiên an toàn, các đường bay trực tiếp sẽ giúp tiết kiệm thời giờ và nhiên liệu. Bắc Triều Tiên cũng có cơ hội hòa đồng vào hàng không quốc tế và cải thiện thu nhập ngoại tệ.
Tuy nhiên, Washington đã bác bỏ mọi yêu cầu và nỗ lực của ICAO. Nguyên nhân sâu xa là Hoa Kỳ muốn « nắm trong tay mọi lá bài », duy trì cấm vận để gây sức ép với Bình Nhưỡng nhân thượng đỉnh Trump-Kim vào ngày 27 và 28/02/2019 tới đây tại Hà Nội.
Do tính nhạy cảm của hồ sơ, một nguồn tin xin dấu tên cho biết chiến thuật của Mỹ là buộc Bắc Triều Tiên phải có nhượng bộ cụ thể trước khi được tưởng thưởng.
Được Reuters đặt câu hỏi kiểm chứng, phái bộ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc từ chối bình luận. Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc cho tới sáng ngày 18/02/2019 chưa có phản ứng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190218-my-tu-choi-giam-cam-van-hang-khong-bac-trieu-tien

Mỹ: Sẽ điều tra thảo luận

‘phế truất Trump’ năm 2017

Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ tuyên bố sẽ làm sáng tỏ cáo buộc về các cuộc thảo luận diễn ra hồi năm 2017 về việc phế truất Tổng thống Donald Trump.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cam kết sẽ ra trát hầu tòa “nếu cần”.
Cựu quyền giám đốc FBI Andrew McCabe cho biết thứ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Rod Rosenstein thảo luận về số người cần thiết để kích hoạt tu chính án 25.
Trump ‘đã trả lời các câu hỏi’ về Trump-Nga
Mỹ: Andrew McCabe ‘nộp ghi chú về Trump-Nga’
Trump: Điều tra vụ Nga ‘làm tổn hại Mỹ’
Mỹ: Manafort ‘trả tiền cho cựu chính khách châu Âu’
Ông Rosenstein trong quá khứ từng phủ nhận việc thảo luận vụ này.
Tu chính án nêu trên cho phép phế truất một tổng thống nếu được coi là không còn phù hợp.
Vì sao những cáo buộc này được khơi lại?
Chúng chắc chắn không mới.
Những cáo buộc được chú ý vào hôm 17/2, khi ông McCabe xuất hiện trong show 60 phút trên kênh CBS.
Trong bình luận được đưa ra trước giờ phát sóng, ông cho biết chi tiết về những gì ông nói ông Rosenstein đã thảo luận liên quan đến tu chính án 25.
Ông McCabe nói: “Cuộc thảo luận về tu chính án 25 chỉ đơn giản là Rosenstein nêu vấn đề và thảo luận với tôi trong bối cảnh dự đoán xem có bao nhiêu quan chức nội các khác có thể ủng hộ nỗ lực đó.”
“Thứ trưởng Tư pháp chắc chắn rất quan tâm đến tổng thống, về năng lực và ý định của ông ấy vào thời điểm đó.”
Trump mất thêm luật sư cho vụ điều tra Trump-Nga
Trump trừng phạt Nga: Quốc phòng VN có ảnh hưởng?
Mỹ sẽ điều tra ‘sự xâm nhập’ chiến dịch Trump
Cựu cố vấn của Trump đã ‘nói dối’
Ông nhắc lại cáo buộc của mình rằng ông Rosenstein đã cân nhắc việc ghi âm lại các cuộc họp với ông Trump.
Ông McCabe nắm quyền điều hành FBI năm 2017 sau khi ông Trump sa thải ông James Comey trong bối cảnh căng thẳng về cuộc điều tra về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016.
Ông McCabe sau đó bị sa thải vào tháng 3/2018 chỉ hai ngày trước khi nghỉ hưu. Bây giờ ông đang viết sách về quãng thời gian tại vị.
Về vụ điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ, ông McCabe nói rằng ông “rất lo ngại về nguy cơ mình bị sa thải nhanh chóng trong lúc vụ việc bị đóng lại hoặc biến mất trong một đêm và không còn dấu vết gì”.
Tu chính án 25 là gì?
Điều khoản này quy định về việc phế truất tổng thống nếu ông được coi là không còn phù hợp với chức vụ. Nhiệm vụ được chuyển sang phó tổng thống.
Việc kích hoạt tu chính án 25 sẽ cần có sự chấp thuận của 8/15 thành viên nội các của ông Trump, phó tổng thống và 2/3 thành viên Quốc hội Mỹ.
Ronald Reagan và George W Bush đã áp dụng tu chính án 25 để tạm chuyển giao quyền lực khi họ trải qua phẫu thuật.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47269270

Biểu tình phản đối tuyên bố tình trạng

khẩn cấp quốc gia của Tổng thống trump

Washington, DC – Theo tin từ MSN, vào thứ Hai (18 tháng 2) các cuộc biểu tình dự kiến sẽ diễn ra trên toàn quốc, từ New York và North Dakota đến California và Texas, để phản đối tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Cùng với các cuộc biểu tình dự kiến tổ chức vào thứ Hai, một loạt các cuộc biểu tình nhỏ hơn cũng được dự tính diễn ra vào cuối tuần.
Hôm thứ Sáu (15 tháng 2), Tổng thống Trump ký sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp quốc gia, nhằm cấp ngân sách cho việc xây dựng một bức tường dọc biên giới phía nam Hoa Kỳ với Mexico. Tòa Bạch Ốc cho biết, tình trạng khẩn cấp quốc gia và các biện pháp khác sẽ huy động được khoảng 8 tỷ Mỹ kim để xây dựng bức tường biên giới dài 234 dặm, và số tiền này nhiều hơn con số 5.7 tỷ Mỹ kim mà Tổng thống Trump yêu cầu lúc đầu. Hành động này của Tổng thống Trump gây ra nhiều sự bất đồng trong Quốc hội, và một số vụ kiện đã được đệ trình.
Hôm thứ Sáu, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh, một cuộc biểu tình đã diễn ra bên ngoài một khách sạn mang tên Tổng thống Trump của thành phố New York. Một số người đã bị bắt trong khi phản đối tuyên bố khẩn cấp quốc gia ở bên ngoài khách sạn Trump International Hotel & Tower tại Manhattan. Sở Cảnh sát New York không thể cho biết chính xác số người bị giam giữ trong cuộc biểu tình này. Ngoài ra, họ có thể sẽ bị buộc tội gây rối trật tự và gây tắc nghẽn giao thông. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bieu-tinh-phan-doi-tuyen-bo-tinh-trang-khan-cap-quoc-gia-cua-tong-thong-trump/

Mỹ: California kiện TT Trump áp đặt tình trạng khẩn cấp

Trọng Nghĩa
Khi quyết định ban hành tình trạng khẩn cấp trên vấn đề nhập cư, tổng thống Mỹ Donald Trump muốn có quyền sử dụng các ngân quỹ liên bang, đặc biệt là ngân sách của quân đội, để chi cho việc xây dựng bức tường biên giới với Mêhicô từng hứa hẹn với cử tri. Ngày 17/02/2019, nhiều lãnh đạo bang California khẳng định đơn kiện của tiểu bang này « sắp » được đệ trình.
Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve tường trình :
Trận chiến chống lại tình trạng khẩn cấp quốc gia sẽ diễn ra tại Quốc Hội lưỡng viện và trước các tòa án. Trên tài khoản Twitter thống đốc bang California vào hôm qua đã gọi quyết định của tổng thống Mỹ là một nỗi ô nhục quốc gia.
Cùng với một số bang khác, như New York chẳng hạn, thống đốc Gavin Newsom cam kết sẽ cấp tốc khởi kiện chính phủ liên bang, có lẽ là ngay trong tuần này.
Theo ông Newsom, không hề có tình trạng khẩn cấp hoặc khủng hoảng nhập cư nào ở vùng biên giới với Mêhicô. Thậm chí số vụ vượt biên vào Mỹ còn rơi xuống mức thấp nhất từ hơn ba mươi năm nay.
Do đó, theo thống đốc California, chính tổng thống Trump đã tạo ra một cuộc khủng hoảng để thực hiện cam kết hàng đầu khi ông vận động tranh cử.
Dẫu sao thì sau 35 ngày làm tê liệt chính quyền liên bang Mỹ và sau thất bại trong cuộc đọ sức chính trị đầu tiên, biện pháp ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia cho phép ông Donald Trump qua mặt Quốc Hội để rút 7 tỷ đô la trong ngân sách của Lầu Năm Góc, thậm chí trong cả các quỹ cứu trợ thiên tai và chống ma túy, để xây dựng bức tường chống nhập cư.
Đảng Dân Chủ đã cam kết sẽ làm tất cả để ngăn chặn việc áp đặt tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, để làm được điều này, bên đảng Dân Chủ phải đạt được đa số 2/3 ở Hạ Viện và Thượng Viện nơi họ thuộc thành phần thiểu số.
Trong khi chờ đợi, chính quyền Trump đang thể hiện thái độ tự tin. Trên kênh truyền hình rất bảo thủ Fox News vào hôm qua, một trong những cố vấn của tổng thống Mỹ đã đảm bảo rằng hàng trăm cây số tường sẽ được dựng lên từ nay đến năm 2020, năm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo.
Hôm 17/02/2019, ông Stephen Miller, cố vấn cấp cao của Nhà Trắng đã bắn tin cho biết là tổng thống Trump sẵn sàng sử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ kết luận của Quốc Hội trong trường hợp tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia của ông bị phản đối.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190218-my-california-kien-tt-trump-ap-dat-tinh-trang-khan-cap

Venezuela : Bốn nghị sĩ châu Âu bị cấm nhập cảnh

Minh Anh
Chính quyền của tổng thống Nicolas Maduro, ngày 17/02/2019, đã không cho phép một nhóm 4 nghị sĩ châu Âu – thuộc Đảng Nhân Dân Châu Âu, cánh hữu – nhập cảnh Venezuela và cáo buộc những người này muốn tới thủ đô Caracas bàn tính âm mưu lật đổ chế độ.
Reuters trích dẫn lời một người trong nhóm bốn nghị sĩ cho biết họ tới Venezuela để gặp chủ tịch Quốc Hội, tổng thống tự phong Juan Guaido. Ngoại trưởng Venezuela khẳng định nhóm nghị sĩ này đã được báo trước là không được phép nhập cảnh.
Vào cuối tháng Giêng năm 2019, Nghị Viện Châu Âu đã thừa nhận Juan Guaido là quyền tổng thống và Quốc Hội Venezuela do Guaido làm chủ tịch là cơ quan quyền lực dân chủ, chính đáng duy nhất của Venezuela.
Trong khi đó, cuộc đọ sức giữa Maduro và Guaido vẫn tiếp tục và được thể hiện cụ thể qua việc có chuyển được hàng viện trợ nhân đạo vào Venezuela hay không. Đây là tuần lễ quyết định với đỉnh điểm là ngày 23/02/2019. Tổng thống tự phong Guaido hy vọng huy động được một lực lượng đông đảo để vận chuyển hàng cứu trợ từ vùng biên giới vào lãnh thổ Venezuela, bất chấp sự ngăn cản của quân đội.
Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille tường trình :
« Juan Guaido sẽ làm mọi cách, đặc biệt là với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, để gia tăng sức ép đối với Nicolas Maduro. Trong hai ngày cuối tuần, lãnh đạo phe đối lập đã bắt đầu làm việc này bằng cách tập hợp hàng nghìn thiện nguyện viên tại thủ đô Caracas. Họ sẽ phân phát hàng viện trợ tại Caracas nếu như viện trợ vào được Venezuela.
Cũng chính lực lượng này vào ngày thứ Bẩy 23/02 tới đây, sẽ được đưa tới các điểm tập hợp khác nhau ở dọc đường biên giới. Trước tiên, là đoàn xe buýt sẽ được bố trí ngay từ giữa tuần này để chở họ đi. Tuy nhiên, mọi việc được tiến hành một cách rất kín đáo. Nhất là hiện nay, quân đội lập nhiều hàng rào kiểm tra trên đường bộ để ngăn cản đoàn xe buýt tới được vùng biên giới.
Ở bên ngoài, áp lực cũng gia tăng kể từ cuối tuần qua, với việc hàng chục tấn hàng cứu trợ nhân đạo lại được đưa thêm đến Cucuta, ở Colombia. Các thùng hàng cứu trợ này chắc đã tới vùng Roraima, Brazil hôm qua Chủ Nhật 17/02 và hôm nay, sẽ tới đảo Curaçao, Caribé.
Đỉnh điểm của chiến dịch quốc tế gây áp lực này là vào thứ Sáu, 22/02/2019 : một buổi hòa nhạc sẽ được tổ chức ở Cucuta, với sự hiện diện của nhiều lãnh đạo phe đối lập Venezuela, cũng như tổng thống Colombia Ivan Duque. Buổi hòa nhạc có mục đích khởi động chiến dịch huy động lực lượng vận chuyển hàng cứu trợ vào ngày 23/02/2019, một thời điểm sẽ rất căng thẳng : nhiều người Venezuela, đặc biệt là ở trong vùng biên giới, lo ngại xẩy ra đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng giữ gìn trật tự ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190218-venezuela-bon-nghi-si-chau-au-bi-cam-nhap-canh

An ninh Anh nói ‘xử lý được rủi ro về Huawei’

Có tin nói Cục An ninh mạng quốc gia Anh, một bộ phận của cơ quan tình báo GCHQ, sắp khuyến nghị rằng Anh có thể giải quyết mọi rủi ro nếu có của công nghệ Huawei.
Thủ tướng Úc: Các đảng bị ‘nước ngoài’ tấn công mạng
Khuyến nghị này của Cục An ninh mạng quốc gia Anh làm suy yếu nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc thuyết phục các đồng minh loại bỏ Huawei khỏi các mạng truyền thông 5G.
Chính phủ Anh nói chưa có quyết định chung cuộc.
Chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng Huawei để theo dõi các quốc gia đối thủ.
Tuy nhiên, Huawei nói rằng họ không cung cấp bất cứ thông tin gì cho Bắc Kinh cả, trừ các vấn đề liên quan đến thuế.
Úc và New Zealand đã chặn hoặc cấm Huawei cung cấp các thiết bị cho mạng di động thế hệ thứ 5 trong tương lai của họ.
Hoa Kỳ đã hạn chế tài trợ liên bang để mua các thiết bị Huawei, trong khi đó Canada đang xem xét liệu các sản phẩm của Huawei có đe dọa an ninh nghiêm trọng hay không.
Ngược lại, hầu hết các công ty di động của Anh bao gồm Vodafone, EE và Three đang hợp tác với Huawei để phát triển mạng 5G.
Mới đây, BT và Vodafone nói họ tạm ngừng sử dụng thiết bị của Huawei trong các mạng của họ.
Vào tháng Ba hoặc tháng Tư tới đây, chính phủ Anh sẽ đưa ra bản đánh giá quyết định các công ty này có thể sử dụng công nghệ Huawei hay không.
Theo báo Financial Times, kết luận của Cục An ninh mạng quốc gia – một bộ phận của cơ quan tình báo GCHQ – sẽ được đưa vào đánh giá của chính phủ Anh.
Kết luận này chưa được công bố, nhưng Cục An ninh mạng Anh cho biết họ có ‘sự giám sát và hiểu biết riêng đối với kỹ thuật và an ninh mạng của Huawei’.
Rob Young, phóng viên kinh doanh của BBC cho biết kết luận của Cục An ninh mạng quốc gia ‘sẽ có trọng lượng’.
Trong một bài phỏng vấn, ông John Suffolk – Giám đốc An ninh mạng của Huawei nói với BBC rằng: ‘Chúng tôi có lẽ là tổ chức công khai và minh bạch nhất thế giới. Chúng tôi có lẽ cũng là tổ chức bị xoi mói nhất thế giới’.
Ông Suffolk, từng làm cho chính phủ Anh trong vị trí Giám đốc Thông tin của Anh, nói thêm rằng: “Chúng tôi không nói là ‘hãy tin chúng tôi’, mà chúng tôi nói rằng ‘hãy đến và tự mình kiểm tra’”.
“Càng nhiều người tìm kiếm và kiểm tra, thì họ càng có thể tự mình kiểm chứng thông tin mà không cần lắng nghe những gì Huawei nói.”
Alex Younger, đứng đầu cơ quan tình báo MI6, tuần trước thừa nhận các lo ngại về Huawei nhưng nói ‘vấn đề phức tạp hơn là Dùng hay Không’.
Phân tích – Rory Cellan-Jones, Phóng viên công nghệ
Nếu có ai biết cách hoạt động của Huawei và mối đe dọa mà công ty này có thể gây ra cho an ninh Anh, thì đó chính là Cục An ninh mạng quốc gia.
Cơ quan này đã chịu trách nhiệm kiểm tra các thiết bị của Huawei hàng năm. Trong báo cáo khẩn gần đây, Cục An ninh mạng Anh bày tỏ lo ngại về các hoạt động an ninh mạng cẩu thả, thay vì các hoạt động bí mật.
Cục An ninh mạng cũng tư vấn cho các công ty di động ở Anh về việc đặt mua các thiết bị để triển khai mạng 5G của họ vào cuối năm nay.
Các công ty này cảm thấy họ nhận được sự ủng hộ thận trọng của Cục An ninh mạng tương tự như khi nhận được bản Đánh giá chuỗi cung ứng của chính phủ: Loại bỏ Huawei khỏi phần chủ chốt trong mạng 5G, nhưng vẫn được phép sử dụng thiết bị của công ty này tại các cột sóng điện thoại như một phần của các nhà cung cấp.
Úc và New Zealand thì lại khác, có lập trường rắn hơn với Huawei.
Không phải là vì Úc hay New Zealand biết điều gì đó mà Cục An ninh mạng quốc gia Anh không biết.
Có lẽ, quyết định hai nước kia dựa vào đánh giá rủi ro chính trị, an ninh nếu họ không nghe lời Mỹ chặn cửa Huawei.
Và dù lời khuyên của Cục An ninh mạng là gì, thì các yếu tố tương tự sẽ ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của chính phủ Anh.
Người phát ngôn của Bộ Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh cho biết các đánh giá ‘vẫn đang diễn ra’.
“Không có quyết định nào được đưa ra và bất kỳ lời đề nghị ngược lại nào là không chính xác”.
Năm ngoái, BT xác nhận rằng họ đã gỡ bỏ thiết bị Huawei khỏi lõi mạng EE mà hãng này đang sở hữu.
Một mạng cung cấp hệ thống liên lạc đang được phát triển cho các dịch vụ khẩn cấp ở Anh.
Mạng di động thế hệ thứ 5 sẽ xuất hiện ở Anh trong vòng một năm tới, hứa hẹn sẽ tăng tốc độ tải và duyệt web nhanh hơn 10 đến 20 lần so với mạng 4G.
Hoa Kỳ cho rằng Huawei có thể sử dụng các bản cập nhật phần mềm nham hiểm để theo dõi những người sử dụng mạng 5G.
Hoa Kỳ chỉ ra rằng, theo Luật tình báo của Trung Quốc thông qua năm 2017, tất cả các tổ chức phải “hỗ trợ và hợp tác trong công tác tình báo quốc gia”.
Các nhà phê bình cũng nhấn mạnh rằng, nhà sáng lập Nhiệm Chính Phi của Huawei là một cựu kỹ sư trong quân đội nước này và đã gia nhập Đảng Cộng sản năm 1978.
Huawei gần đây thu hút nhiều sự chú ý khi bà Mạnh Vãn Chu – Giám đốc Tài chính bị bắt và bị buộc tội phá vỡ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Bản tin của CNN ngày 18/2 nói nếu chính phủ Anh quyết định cho dùng thiết bị Huawei trong hệ thống 5G, quan hệ của Anh với Mỹ có thể rạn nứt.
Anh có trong liên minh chia sẻ tình báo năm nước gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand.
Theo CNN, nếu một nước trong nhóm này đồng ý dùng công nghệ Huawei thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nỗ lực chống Huawei của Washington.
Bản tin cùng ngày 18/2 của báo Trung Quốc Global Times nói các nhà phân tích ở Trung Quốc hoan nghênh cách thức Anh quốc đối phó với lo ngại về Huawei.
Zhang Chi, một nhà quan sát, nói trên Global Times rằng một viên chức Huawei cho ông ta hay Anh quốc đã lập một trung tâm kiểm tra đặc biệt.
Trung tâm này gồm nhân viên của Huawei, và nhân viên chính phủ Anh, và do nhân viên Anh lãnh đạo.
“Cơ sở đó kiểm tra mã và thiết bị của Huawei một cách minh bạch, kỹ càng, và sản phẩm Huawei chỉ có thể vào mạng Anh sau khi qua được kiểm tra,” ông Zhang nói với Global Times.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-47281386

Các nghị sĩ Anh phê phán Zuckerberg

và muốn Facebook chấn chỉnh

Jane WakefieldPhóng viên Công nghệ BBC
Facebook cần có quy định chặt chẽ hơn, và phải có hành động cứng rắn, cấp bách để chấm dứt sự lan truyền tin giả, các nghị sĩ Anh lên tiếng.
Một Ủy ban trong Hạ viện Anh đã kết luận rằng nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã không thể hiện “tính lãnh đạo và trách nhiệm cá nhân” đối với tin tức giả.
Những câu chuyện hư cấu từ các cường quốc nước khác đang đe dọa nền dân chủ của Vương quốc Anh, họ nói.
Facebook hoan nghênh báo cáo của Ủy ban và cho biết họ sẽ tiếp thu những “quy định có ý nghĩa”.
Các nghị sĩ nói rằng những gì cần thiết để đối phó với sự phổ biến của thông tin trực tuyến và việc lạm dụng dữ liệu cá nhân là một “sự thay đổi căn bản ở cân bằng quyền lực giữa các nền tảng mạng xã hội và người dân”.
Cuộc điều tra về tin giả, kéo dài hơn một năm, được thực hiện bởi Ủy ban Công nghệ Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao thuộc Hạ viện Anh.
Nhiều bằng chứng tập trung vào các hoạt động kinh doanh của Facebook trước và sau vụ bê bối Cambridge Analytica được nêu ra tại đây.
Tin giả ‘bay nhanh’ hơn tin thật
Facebook bị phạt nửa triệu bảng Anh
Vì sao nhiều Facebook của giới phản biện bị xóa?
Cambridge Analytica là một công ty quảng cáo chính trị có quyền truy cập vào dữ liệu của hàng triệu người dùng, một số trong đó được cho là dùng để đánh giá tâm lý các cử tri Mỹ. Dữ liệu được thu thập thông qua một bài kiểm tra tính cách.
Làm thế nào dữ liệu về chiến dịch chính trị lại được Facebook chia sẻ là tâm điểm của cuộc điều tra, bên cạnh những ảnh hưởng của tin tức giả mạo.
“Nền dân chủ đứng trước nguy cơ từ các vụ tấn công độc hại và không ngừng nhắm vào công dân với thông tin sai lệch và “quảng cáo đen” được cá nhân hóa từ các nguồn không xác định, được gửi qua các nền tảng truyền thông xã hội lớn mà chúng ta sử dụng hàng ngày”, báo cáo kết luận.
“Các công ty công nghệ lớn đang thất bại trong nhiệm vụ bảo vệ người dùng của họ chống lại nội dung độc hại và đảm bảo quyền riêng tư dữ liệu.”
Báo cáo kêu gọi đặt ra:
Bộ quy tắc đạo đức bắt buộc đối với các công ty công nghệ, được giám sát bởicơ quan quản trị độc lập
Cơ quan quản lý được quyền đưa ra hành động pháp lý nếu các công ty vi phạm quy tắc
Chính phủ cải cách luật bầu cử hiện hành và các quy tắc về sự tác động từ nước ngoài bầu cử ở Anh
Các công ty mạng xã hội buộc phải gỡ bỏ các nguồn nội dung có hại, bao gồm cả các nguồn thông tin đã được chứng minh sai lệch
Đánh thuế các công ty công nghệ hoạt động ở Anh tạo nguồn tiền cho cho Cục Thông tin và bất kỳ cơ quan quản lý mới nào được thành lập để giám sát các công ty này
Đáp lại, Facebook cho biết:
“Chúng tôi chia sẻ những lo ngại của Ủy ban về tin tức sai lệch và tính toàn vẹn của cuộc bầu cử và hài lòng rằng đã đóng góp đáng kể cho cuộc điều tra của họ trong 18 tháng qua, trả lời hơn 700 câu hỏi và với bốn trong số các giám đốc điều hành cấp cao nhất của chúng tôi đưa ra chứng cớ.
“Chúng tôi sẵn sàng tuân thủ các quy định có ý nghĩa và ủng hộ khuyến nghị của ủy ban về cải cách luật bầu cử. Nhưng chúng tôi đã không chờ đợi. Chúng tôi đã thực hiện các thay đổi đáng kể để mọi quảng cáo chính trị trên Facebook phải được ủy quyền bởi nhà nước trả tiền cho nó và sau đó được lưu trữ trong một kho lưu trữ và có thể tìm kiếm trong bảy năm. Không có ai cho quảng cáo chính trị minh bạch và cung cấp các công cụ như chúng tôi làm.”
Các nghị sĩ Anh nếu vấn đề rằng họ cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với Facebook trong cuộc điều tra và chủ tịch ủy ban, ông Damian Collins đã có những lời lẽ mạnh mẽ đối với công ty và nhà lãnh đạo của Facebook, ông Zuckerberg.
“Chúng tôi tin rằng trong bằng chứng của mình với ủy ban, Facebook thường cố tình tìm cách làm nản lòng công việc của chúng tôi, bằng cách đưa ra những câu trả lời không đầy đủ, thiếu thành thật và không đúng lúc cho các câu hỏi của chúng tôi”, ông nói.
“Đây là những vấn đề mà các công ty công nghệ lớn nhận thức rõ, nhưng liên tục không giải quyết được. Nguyên tắc cơ bản của văn hóa ‘hành động nhanh, nghĩ đột phá” dường như là xin lỗi thìntốt hơn là xin phép.”
Các nghị sĩ đặc biệt tức giận khi ông Zuckerberg không đến Anh để trực tiếp trả lời các câu hỏi.
“Ngay cả khi Mark Zuckerberg không tin rằng anh ta có trách nhiệm trước Quốc hội Anh, anh ta vẫn có trách nhiệm trước hàng tỷ người dùng Facebook trên toàn thế giới”, ông Collins nói.
“Bằng chứng được phát hiện bởi ủy ban của tôi cho thấy anh ta vẫn còn câu hỏi để trả lời nhưng anh ta vẫn tiếp tục né tránh, từ chối trả lời trực tiếp lời mời của chúng tôi hoặc gửi người đại diện nhưng không có thông tin chính xác.”
Ông cũng cáo buộc Facebook “bắt nạt” các công ty công nghệ và nhà phát triển nhỏ hơn, những người dựa vào nền tảng của họ để tiếp cận người dùng.
Ủy ban đã không liệt kê các ví dụ cụ thể về tin tức giả. Nhưng họ đã lấy dẫn chứng về phản ứng của chính phủ đối với báo cáo sợ bộ trong đó có ít nhất 38 câu chuyện sai trên mạng sau vụ tấn công chất độc thần kinh ở Salisbury vào tháng 3 năm 2018.
Báo cáo cũng lưu ý rằng thông tin không chỉ lan truyền trên Facebook mà còn trên các nền tảng như Twitter.
Và nó đã phát hiện ra rằng, một trực tuyến tháng sau khi công bố báo cáo tạm thời, 63% lượt xem phản hồi của chính phủ là từ các địa chỉ IP nước ngoài, hơn một nửa trong số đó là từ Nga, rất khác thường đối với một thông tin chính trị tại Vương quốc Anh.
Các cuộc điều tra trên phạm vi rộng không chỉ nhìn vào tin tức giả mạo. Nó cũng kiểm tra cách các công ty công nghệ sử dụng, định hướng dữ liệu đặc biệt là trong chính trị, việc sử dụng các chiến dịch chính trị trực tuyến và mối quan hệ phức tạp trọng một mạng lưới các công ty bao gồm AIQ của Canada, công ty mẹ SCL của Cambridge và công ty CNTT Six-Four-Three.
Các nghị sĩ nói rằng các quy định bầu cử hiện nay là “hết thời trong kỷ nguyên internet” và cần cải cách khẩn cấp, do đó, các nguyên tắc minh bạch của truyền thông chính trị hoạt động trong thế giới thực cũng được áp dụng trực tuyến.
Ủy ban kêu gọi chính phủ tiết lộ có bao nhiêu cuộc điều tra hiện đang được thực hiện đối với sự can thiệp của Nga vào chính trị Anh, đặc biệt là cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề EU năm 2016. Họ yêu cầu chính phủ mở một cuộc điều tra độc lập về vấn đề đó.
Để điều tiết tốt hơn các công ty truyền thông xã hội, các nghị sĩ đề nghị tạo ra một loại công ty công nghệ mới – một loại không phải cung cấp tảng thuần túy hay nhà sản xuất nội dung mà là một thứ gì đó ở giữa, sẽ thắt chặt trách nhiệm pháp lý đối với nội dung được xác định là có hại.
Tình hình hiện tại
Áp lực đang đè lên các gã khổng lồ công nghệ trong vấn đề tin tức giả, them vào đó là yêu cầu từ các bộ trưởng khác để điều chỉnh nội dung có hại, sau cái chết của thiếu niên Molly Russell.
Cha cô đã cáo buộc Instagram thuộc sở hữu của Facebook đã tạo điều kiện cho cái chết của cô, bằng cách không xóa các hình ảnh tự làm hại bản thân.
Và Cairncross Review khi đánh giá về tương lai tin tức tại Anh đã khuyến nghị rằng một cơ quan quản lý nên giám sát Google và Facebook để đảm bảo nội dung tin tức của họ đáng tin cậy.
Trong báo cáo của mình, Dame Frances Cairncross nói rằng các trang web như vậy sẽ giúp người dùng xác định tin tức giả mạo và “thúc đẩy mọi người hướng tới tin tức có chất lượng cao”.
Facebook đã nhiều lần nói rằng họ cam kết chống lại tin tức giả và làm việc với hơn 30 tổ chức xác thực thông tin trên toàn thế giới.
Hai trong số các cơ quan đó – Associated Press và Snopes – gần đây đã ngừng làm việc với mạng xã hội này.
Sự dễ dàng trong tạo ra tin giả đã được minh họa gần đây bởi một nhóm các nhà nghiên cứu tại OpenAi, cho thấy một hệ thống máy tính đã tạo ra các bài viết mạch lạc, nhưng không đúng sự thật, chỉ bằng cách truy tìm thông qua trang tin tức Reddit.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47276862

TT Syria cảnh báo lực lượng Kurdistan về nguy cơ bị Mỹ bỏ rơi

Trọng Nghĩa
Tuyên bố trên đài truyền hình hôm 17/02/2019, tổng thống Bashar al-Assad xác định cuộc chiến Syria chưa kết thúc. Hoa Kỳ đang chuẩn bị rút quân khỏi Syria, Damas cảnh báo lực lượng Kurdistan hiện đang chiến đấu chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo là sẽ không được Mỹ bảo vệ.
Từ Beyrouth, thông tín viên Paul Khalifeh phụ trách khu vực, phân tích :
Nói chuyện với các đại biểu dân cử địa phương đến từ nhiều tỉnh của Syria, tổng thống Bashar al-Assad cho rằng đất nước Syria hiện đang phải đối phó với bốn loại chiến tranh: Quân sự, kinh tế, tin học và bài trừ tham nhũng.
Trong một thông điệp gởi đến người Kurdistan mà ông không nêu tên, tổng thống Syria đã khuyên họ không nên đặt cược vào khả năng Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ họ. Đối với ông Bashar al-Assad, chỉ có Nhà nước Syria mới có thể mang lại an ninh và hòa bình cho họ.
Tổng thống Syria đã tung ra những lời chỉ trích gay gắt đối với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mà ông gọi là người anh em Hồi giáo. Theo Bashar al-Assad, ông Recep Tayyip Erdogan chỉ là nhân viên tép riu của Mỹ, và ông ta đã lậy lục Mỹ để được Washington cho phép tiến vào miền bắc Syria. Nhân vật lãnh đạo Syria đã nói về việc chia cắt đất nước và khu vực Cận Đông, cho rằng kế hoạch đó không có gì là mới.
Tuyên bố của tổng thống Syria được đưa ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ, trong thời gian gần đây, loan báo ý định thiết lập một vùng an toàn tại biên giới rộng 30 km ngay trên lãnh thổ Syria.
Trong lời nhắn nhủ người dân miền đông bắc Syria, đang nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng dân quân Kurdistan nhưng bị Thổ Nhĩ Kỳ nhòm ngó, Bashar al-Assad khẳng định: Nếu chưa sẵn sàng bảo vệ đất nước, thì quý vị sẽ chẳng là gì khác ngoài việc là nô lệ cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Lời chiêu dụ lực lượng Kurdistan của Damas được đưa ra đồng thời với lời mời mọc của Nga, cũng muốn có sự hợp tác của người Kurdistan. Hoa Kỳ đã lập tức có phản ứng. Vào hôm qua, tướng Paul LaCamera, tư lệnh liên minh chống lại tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở Irak và Syria đã lên tiếng cảnh cáo: Mỹ sẽ ngừng mọi trợ giúp cho Lực Lượng Dân Chủ Syria (SDF) nếu họ liên minh với lực lượng của Bashar al-Assad hoặc Nga.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190218-tt-syria-canh-bao-luc-luong-kurdistan-ve-nguy-co-bi-my-bo-roi

Iran khai trương tầu ngầm mới có trang bị tên lửa hành trình

Minh Anh
Trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ, các nước vùng Vịnh và Israel vẫn chưa hạ nhiệt, quân đội Iran ngày Chủ Nhật 17/02/2019 đã trình làng một tầu ngầm mới có khả năng bắn tên lửa hành trình.
Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi tường thuật :
« Chiếc tầu ngầm mới, mang tên Fateh, theo tiếng Ba Tư có nghĩa là ʺngười chinh phụcʺ, là chiếc tầu ngầm hạng trung đầu tiên của hạm đội hải quân Iran, có tải trọng 600 tấn.
Theo chính quyền Teheran, chiếc tầu này được đóng hoàn toàn ở trong nước và có khả năng bắn các tên lửa hành trình cũng như là phóng ngư lôi. Khả năng hoạt động độc lập sâu dưới biển là 35 ngày.
Chiếc tầu này đã gia nhập đội tầu chiến Iran nhân buổi lễ khai trương trước sự hiện diện của tổng thống Hassan Rohani tại cảng Bandar Abbas, nằm trong vùng Vịnh Ba Tư. Fateh tham gia vào đội tầu ngầm bỏ túi và tầu ngầm hạng nặng mà Iran mua của Nga.
Tổng thống Rohani khẳng định rằng sức mạnh quân sự của Iran là nhằm bảo vệ các lợi ích của đất nước chứ không phải để tấn công các nước khác. Cách nay vài tuần, Teheran đã trình làng hai loại tên lửa mới có tầm bắn 1.000 và 1.300 km, bổ sung vào kho khí tài của đất nước, nhất là kho vũ khí tên lửa đạn đạo.
Năng lực quân sự của Iran, đặc biệt chương trình tên lửa đạn đạo đã bị nhiều nước trong khu vực cũng như cả Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu phản đối. Washington và Paris đã yêu cầu Teheran từ bỏ phát triển chương trình đạn đạo, điều mà chính quyền Iran từ chối.
Ngoại trưởng Iran, Mohammad Javad Zarif, từ Munich khẳng định Teheran sẽ phải phát triển năng lực quân sự trong một khu vực mà nhiều nước khác không ngừng trang bị vũ khí. Nhất là ông không loại trừ khả năng một cuộc đối đầu giữa Iran và Israel ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190218-iran-khai-truong-tau-ngam-moi-co-trang-bi-ten-lua-hanh-trinh

Điện ảnh: Bom tấn khoa học giả tưởng đầu tiên

của Trung Quốc thách thức Hollywood

Với doanh thu lên đến 349 triệu USD trong 7 ngày trình chiếu kể từ mùng Một Tết Kỷ Hợi, The Wandering Earth (Lưu lạc địa cầu) – bộ phim bom tấn khoa học giả tưởng đầu tiên của điện ảnh Trung Quốc đã lập nên kỷ lục mới. Đồng thời, với thành công lớn này, điện ảnh Trung Quốc cũng chính thức thách thức với Hollywood, thể loại phim mà Hollywood đã thống trị từ lâu.
Vì sao trực thăng chưa trở thành phi cơ dân dụng
Những tòa cao ốc biết ‘nhảy múa’ ở Nhật
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia ăn Tết Nguyên đán và kỳ nghỉ kéo dài này cũng là dịp “ăn nên làm ra” của điện ảnh nội địa của hai quốc gia châu Á có dân số đông với doanh thu tăng đột phá.
Tại mùa phim Tết năm nay, 8 bộ phim Hoa ngữ được trình chiếu mà không có sự cạnh tranh của bất cứ bộ phim Hollywood nào. Cuộc đua bắt đầu đúng vào ngày mùng 1 Tết (5/2) với chiến thắng thuộc về bộ phim hài giả tưởng Crazy Alien của đạo diễn Ninh Hạo và bộ đôi diễn viên hài ăn khách Hoàng Bột, Thẩm Đằng. The Wandering Earth, tác phẩm thuộc thể loại sci-fi (khoa học giả tưởng) xuất phát với vị trí thứ 4, đứng sau cả phim đua xe Pegasus của đạo diễn- nhà văn Hàn Hàn và phim bi, hài The New King of Comedy (Tân Vua hài kịch) của Châu Tinh Trì.
Tuy nhiên, nhờ chất lượng vượt trội trong mùa phim Tết và thể loại khoa học giả tưởng mới lạ, đề cao sức mạnh dân tộc của người Trung Quốc, The Wandering Earth bứt lên dẫn đầu và tăng dần đều trong những ngày tiếp theo.
Với 349 triệu USD thu được trong 7 ngày chiếu đầu tiên, bộ phim của đạo diễn Frant Gwo (Quách Phàm) và diễn viên chính Ngô Kinh chính thức lập kỷ lục có tuần khởi chiếu đầu tiên cao nhất mọi thời đại tại thị trường Trung Quốc, vượt qua mức 338 triệu USD của Detective Chinatown 2 (Thám tử phố Hoa 2) lập được vào mùa phim Tết năm ngoái và 307 triệu USD của Wolf Warrior 2 (Chiến lang 2) hồi mùa hè năm 2017.
Xét ở phạm vi toàn cầu, bộ phim này vươn lên đứng thứ nhì trong 7 ngày chiếu đầu tiên tại một quốc gia, thậm chí vượt mặt cả bom tấn Avengers: Infinity War với 338 triệu USD vào tháng 4 năm 2018 và chỉ đứng sau bộ phim Star Wars: The Force Awakens của hãng Walt Disney với 390 triệu USD tại thị trường Bắc Mỹ vào năm 2015.
Với mức doanh thu tăng ổn định, dù đã bước sang tuần thứ 2 và đã hết kỳ nghỉ Tết, The Wandering Earth được dự báo sẽ lần lượt vượt qua hai bộ phim ăn khách nhất Tết năm ngoái tại Trung Quốc là Detective Chinatown 2 (541 triệu USD) và Operation Red Sea/Điệp vụ biển Đỏ (575 triệu USD) trong tuần tới.
Thậm chí, qua phân tích các số liệu và so sánh với những bom tấn khác, cây bút điện ảnh uy tín Scott Mendelson của tờ Forbes còn dự đoán rằng, The Wandering Earth rất có thể trở thành phim có doanh thu cao nhất tại một thị trường trong năm 2019, vượt cả hai thương hiệu bom tấn của Hollywood là Avengers: Endgame và Star Wars Episode IX.
Scott cũng cho rằng nhờ lợi thế phân loại PG-13 (trẻ em được quyền vào rạp với sự hướng dẫn của người lớn), điều mà Chiến lang 2 – bom tấn ăn khách nhất tại Trung Quốc của Ngô Kinh hay Mỹ nhân ngư của Châu Tinh Trì không có được, cộng với tốc độ tăng trưởng ổn định, mức doanh thu cao nhất của The Wandering Earth khi kết thúc trình chiếu có thể đạt mức 971 USD. Nếu đạt đến con số đó, The Wandering Earth nghiễm nhiên trở thành bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại tại một quốc gia, vượt qua kỷ lục cũ của Star Wars: The Force Awakens với 937 triệu USD.
Con số khổng lồ nói trên chỉ là giả định. Nhưng một điều chắc chắn là ít nhất The Wandering Earth cũng sẽ vượt mốc 600 triệu USD và giúp Ngô Kinh, ngôi sao võ thuật vươn lên dẫn đầu khi có 2 bộ phim ăn khách nhất mọi thời tại thị trường tỷ dân.
Bom tấn khoa học giả tưởng Trung Quốc thách thức Hollywood
Tại sao The Wandering Earth/Lưu lạc địa cầu – một bộ phim khoa học giả tưởng có kinh phí hạng trung, chỉ khoảng 50 triệu USD, thấp hơn nhiều so với bom tấn cùng thể loại của Hollywood lại chiến thắng giòn giã đến như vậy tại thị trường Trung Quốc? Đó là câu hỏi khiến rất nhiều cây bút điện ảnh quốc tế đã vào cuộc để tìm câu trả lời.
Trong khi tờ Forbes dự đoán về những kỷ lục doanh thu mà bộ phim này có thể đạt được có thể vượt mặt các bom tấn lớn hàng đầu của Hollywood thì nhiều tờ báo nổi tiếng khác như The Guardian của Anh, The Hollywood Reporter hay The Verge đưa ra nhiều nhận định, phân tích về bộ phim.
The Guardian cho rằng bộ phim này là một sự giao thoa giữa hai bộ phim sci-fi nổi tiếng của Hollywood là Armageddon và 2001: A Space Odyssey đồng thời xem đây là “bình minh” của dòng phim khoa học viễn tưởng Trung Quốc, thể loại mà Hollywood đã đạt có những kiệt tác từ thập niên 60 của thế kỷ 20 và thống trị toàn cầu từ lâu.
The Hollywood Reporter cũng gọi đây là “bộ phim khoa học giả tưởng ngoạn mục đầu tiên của Trung Quốc về không gian”.
Điện ảnh Trung Quốc trước đây vốn không mặn mà với dòng phim khoa học giả tưởng. Bằng chứng là Star Wars là hiện tượng văn hóa ở phương Tây nhưng luôn thất bại khi chiếu tại Trung Quốc. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, khi chính phủ nước này bắt đầu đổ tiền cho tham vọng chinh phục không gian để cạnh tranh với các siêu cường trên thế giới với thành tựu mới nhất là tàu thăm dò của Trung Quốc hạ cánh thành công xuống nửa tối của Mặt Trăng – điện ảnh cũng đã bắt kịp xu thế thời đại để kích thích lòng tự hào của khán giả Đại lục.
Và cuộc đua đặt chân vào không gian vũ trụ của điện ảnh Trung Quốc đã có được thành công khởi đầu ngoạn mục với The Wandering Earth/Lưu lạc địa cầu.
Bộ phim này được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết The Three-Body Problem (đã được dịch in ở Việt Nam với nhan đề “Tam Thể” vào năm 2016) của nhà văn Liu Cixin (Lưu Từ Hân). Đây là phần đầu trong bộ ba tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Lưu Từ Hân, nhà văn Trung Quốc đầu tiên đoạt giải thưởng Hugo lần thứ 23, đồng thời cũng trở thành nhà văn châu Á đầu tiên đoạt giải thưởng danh giá nhất thế giới cho tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.
Tác phẩm này kể lại quá trình từ hưng thịnh đến suy tàn của nền văn minh Trái đất trong vũ trụ với cốt truyện giàu sức tưởng tượng, thông điệp sâu sắc và đạt tầm của các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển thể, đạo diễn Quách Phàm có một số sáng tạo để kịch bản cập nhật với thời đại và giàu tính giải trí hơn. Bộ phim lấy bối cảnh ở một tương lai xa, khi Trái đất đang phải đối mặt với sự hủy diệt do mặt Trời thiêu đốt, buộc chính phủ Trung Quốc tìm cách giải cứu những cư dân của trái Đất quá đông đúc chuyển lên sinh sống ở các hành tinh có sự sống khác trong vũ trụ…
The Wandering Earth được đánh giá cao về nội dung ly kỳ (dù có một vài lỗ hổng về cốt truyện và nhân vật một chiều), thiết kế bối cảnh hoành tráng, tạo dựng được không khí thời hậu tận thế cùng kỹ xảo tân tiến không thua kém bom tấn Hollywood.
Đạo diễn Quách Phàm, người mới dàn dựng 3 bộ phim hoàn toàn bất ngờ và thừa nhận rằng không “tưởng tượng nổi” với cơn sốt chưa hạ nhiệt của The Wandering Earth tại các rạp chiếu. Tuy nhiên, với thắng lợi của siêu phẩm này, mới đây, ông thừa nhận với trang China.org.vn rằng: “Có thể xem năm 2019 là năm khởi đầu của các bộ phim bom tấn khoa học viễn tưởng Trung Quốc.”
Ông cũng cho biết thêm, năm 2019, không chỉ có The Wandering Earth mà còn có một vài bom tấn khoa học viễn tưởng khác của Trung Quốc sắp ra mắt khán giả như Shanghai Fortress (Pháo đài Thượng Hải)- kể về một cuộc xâm lược trái Đất của người ngoài hành tinh và Pathfinder với câu chuyện của một con tàu thám hiểm vũ trụ bị rơi trên một hành tinh hoang vắng.
Khán giả Trung Quốc cũng nức lòng trước thành công của The Wandering Earth. Một người hâm mộ bộ phim đã viết bình luận trên trang Douban rằng: “Lưu lạc địa cầu là phát pháo đầu tiên giúp các bộ phim khoa học viễn tưởng của Trung Quốc chính thức ra biển lớn.”
Đối với phần đông khán giả đại chúng nước này, họ vẫn quen thưởng thức các tác phẩm khoa học viễn tưởng đến từ Hollywood như Gravity, Interstellar hay The Martian và thường chọn những bộ phim có tính truyền thống trong các mùa lễ Tết như phim hài, phim gia đình hay các bộ phim cải biên từ Tây Du Ký; tuy nhiên, gu thưởng thức của khán giả đại chúng năm nay đã thay đổi khi họ đổ xô vào rạp thưởng thức Lưu lạc địa cầu, một bộ phim khoa học viễn tưởng của Trung Quốc, giúp cho bộ phim này chiến thắng các đối thủ tầm cỡ khác.
Tuy nhiên, một số cây bút phê bình cho rằng sự thành công của bom tấn này không giống với những bom tấn kích thích tinh thần dân tộc cực đoan gần đây như Chiến lang 2 hay Điệp vụ biển Đỏ. Trong Lưu lạc địa cầu có một chi tiết cảm động khi một người lính Nga hy sinh mạng sống của mình để cứu một đồng nghiệp người Trung Quốc.
“Đây không phải là một bộ phim về lòng yêu nước hay tinh thần tự hào dân tộc mà là một tác phẩm nhân văn về cách con người tìm cách cứu đồng loại của mình.” – một cây bút phê bình viết.
Thị trường điện ảnh Trung Quốc năm ngoái đã gần chạm mốc 9 tỷ USD doanh thu tiền vé và chỉ thua thị trường lớn nhất là Bắc Mỹ khoảng 2 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng khoảng 15-20% như hiện nay trong khi khu vực Bắc Mỹ đã bão hòa nhiều năm nay, thị trường điện ảnh Trung Quốc được dự đoán vươn lên dẫn đầu thế giới vào năm 2022.
Và ngay từ bây giờ, với thành công đáng tự hào của The Wandering Earth, Trung Quốc đang ngày càng chứng minh rằng họ không cần nhập phim bom tấn của Hollywood nữa khi đã tự sản xuất được những bộ phim chất lượng và chinh phục được khán giả nội địa. Và nếu điều đó xảy ra, Hollywood sẽ mất đi hơn 1/3 doanh thu quốc tế hàng năm. Đấy có vẻ là một tương lai có vẻ u ám với Hollywood!
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47253127

Trung Quốc sẽ để sáng kiến

Vành đai và Con đường lặng lẽ cáo chung?

Ở Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo vẫn tiếp tục sát cánh với sáng kiến của ông Tập Cận Bình, thì Vành đai và Con đường lại đang bị đẩy lùi khỏi tầm mắt công chúng.
Đó là câu hỏi mở của Giáo sư Bùi Mẫn Hân (Min Xinpei) người Mỹ gốc Hoa trên tạp chí Nikkei Asian Review ngày 15/2/2019 trong bối cảnh, sáng kiến đầu tư toàn cầu này của ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với sự chỉ trích (bàn tán?) trong nước vì những lo ngại về kinh tế, tài chính.
Tin tức về sáng kiến Vành đai và Con đường ngày càng xấu đi
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã hủy bỏ 2 dự án lớn trong khuôn khổ Vành đai và Con đường, bao gồm một tuyến đường sắt cao tốc trị giá 20 tỷ USD vay vốn Trung Quốc vì chi phí cao.
Chính phủ mới tại Pakistan đã kêu gọi xem lại “viên ngọc quý của tình hữu nghị Trung Quốc – Pakistan”, đại dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), một phần của sáng kiến Vành đai và Con đường với khoản tín dụng Trung Quốc cam kết cung cấp lên tới 60 tỷ USD.
Tại Myanmar, Chính phủ nước này vừa thông báo cho Bắc Kinh rằng dự án xây dựng một đập thủy điện tại Myanmar dùng vốn vay Trung Quốc đã bị đình chỉ sẽ không được phép khởi động trở lại.
Maddives, quốc đảo Ấn Độ Dương đang cố gắng đàm phán lại khoản nợ 3 tỉ USD vay Trung Quốc, tương đương 2/3 GDP, mà nước này đã vay Bắc Kinh để chi tiêu cho các dự án trong khuôn khổ Vành đai và Con đường.
Nhưng bên trong Trung Quốc, thật khó để phát hiện các dấu hiệu công khai về bất kỳ sự dao động nào trong việc ủng hộ sáng kiến Vành đai và Con đường từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Chủ tịch Tập Cận Bình.
Đối với cha đẻ của sáng kiến Vành đai và Con đường, siêu dự án này trải dài trên khắp bán cầu với các dự án thành phần để kết nối hạ tầng với Bắc Kinh, thể hiện tầm nhìn của ông Tập Cận Bình về sức mạnh, ảnh hưởng của Trung Quốc (mà ông muốn xây dựng).
Bên dưới sự phẳng lặng ấy dường như đang có sự khó chịu ngày càng gia tăng ở Trung Quốc về Vành đai và Con đường, đặc biệt là trong bối cảnh cảm nhận sức ép kinh tế, sức ép phải đương đầu với Hoa Kỳ ngày một rõ rệt, những chỉ trích và phê phán từ các quốc gia mục tiêu Vành đai và Con đường ngày càng gia tăng.
Những người Trung Quốc hoài nghi Vành đai và Con đường có cả học giả, nhà kinh tế, doanh nhân…Họ đang lặng lẽ đặt câu hỏi, liệu chính phủ nước họ có nên sử dụng nguồn lực không còn dồi dào của quốc gia mình cho Vành đai và Con đường?
Chắc chắn không có thông báo chính thức nào từ Bắc Kinh cho thấy sáng kiến Vành đai và Con đường sắp kết thúc. Đó là giấc mơ của ông Tập Cận Bình, cho nên bất kỳ phản biện nào về Vành đai và Con đường đều bị loại bỏ khỏi truyền thông.
Tuy nhiên những người quan tâm tới Vành đai và Con đường có thể phát hiện ra sự suy giảm rõ ràng trong tần suất tuyên truyền tại Trung Quốc về sáng kiến này.
Tháng Giêng 2018 Nhân Dân nhật báo Trung Quốc đã có 20 bài viết về Vành đai và Con đường, tháng Giêng năm nay chỉ còn 7 bài viết.
Nếu so sánh bức tranh truyền thông chính thức Trung Quốc viết về Vành đai và Con đường đầu năm 2019 với cùng kỳ năm trước, có thể chúng ta sẽ thấy một bức tranh rõ ràng hơn về vị trí của sáng kiến này trên truyền thông.
Các bài viết tuyên truyền cho Vành đai và Con đường tại Trung Quốc đã suy giảm đáng kể trong năm nay, và xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì trong những năm tới, theo Giáo sư Bùi Mẫn Hân.
Làn sóng chống lại Vành đai và Con đường ngày càng rõ
Bối cảnh khu vực và quốc tế bên ngoài Trung Quốc đã thay đổi kể từ khi ông Tập Cận Bình tung ra sáng kiến Vành đai và Con đường năm 2013.
Thời điểm đó, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt gần 4 nghìn tỷ USD.
Sử dụng khoản tiền này để đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở nước ngoài có vẻ như là một ý tưởng tuyệt vời để đưa nhà thầu, vật liệu và công nhân Trung Quốc ra ngoài lãnh thổ theo chân các dự án sử dụng vốn vay / viện trợ của Trung Quốc, đặc biệt là thép, xi măng.
Nhưng 5 năm qua thế giới đã thay đổi. Suy giảm kinh tế đã kích hoạt trào lưu rút vốn, hơn 1 nghìn tỷ USD đã ra khỏi dự trữ ngoại hối của quốc gia này.
Nếu chiến tranh thương mại Trung – Mỹ gia tăng, Trung Quốc sẽ khó có thể gom đủ thặng dư ngoại hối để tài trợ cho các dự án trong khuôn khổ Vành đai và Con đường trên cùng một quy mô (như hiện nay).
Thuế quan do Mỹ áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc cùng với sự không chắc chắn của quan hệ Trung – Mỹ sẽ làm giảm đáng kể xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ cũng như với các thị trường phát triển khác, dù mức độ có thể thấp hơn nếu so với thị trường Mỹ.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ chiếm gần như toàn bộ thặng dư tài khoản vãng lai, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm sẽ làm giảm đáng kể, thậm chí thâm hụt tài khoản vãng lai cho
Trung Quốc, nếu như nước này không thể bù đắp được sự thiếu hụt bằng cách xuất khẩu sang các thị trường khác.
Cán cân thanh toán xấu đi sẽ buộc Bắc Kinh phải sử dụng lượng ngoại hối dự trữ để bảo vệ đồng nhân dân tệ và duy trì lòng tin của các nhà đầu tư vào sự ổn định kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.
Do đó, Bắc Kinh sẽ phải xem xét một cách cẩn thận các cam kết tài chính với nước ngoài, các dự án được thực hiện bởi ngoại hối sẽ được đánh giá lại, một số sẽ phải bị giới hạn, thậm chí kết thúc hoàn toàn.
Rắc rối cho Vành đai và Con đường không chỉ xuất phát từ xu hướng suy giảm nguồn cung ngoại hối của Trung Quốc trong những năm tới.
Trong nước, Bắc Kinh phải đối mặt với vấn đề chi phí lương hưu tăng, kinh tế tăng trưởng chậm và nguồn thu từ thuế giảm.
Viễn cảnh tài chính nghiệt ngã này đã được Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lưu Côn cảnh báo thẳng thừng tại hội nghị tài chính thường niên cuối tháng Chạp năm ngoái:
“Bộ máy nhà nước tất cả các cấp phải thắt lưng buộc bụng, làm mọi cách để giảm chi phí hành chính”.
Ngay sau cuộc họp này, Thượng Hải – thành phố giàu nhất Trung Quốc, đã ra lệnh cắt giảm 5% ngân sách cho hầu hết các ban ngành đoàn thể trong năm 2019.
Năm 2018 tăng trưởng doanh thu tài chính của Trung Quốc giảm 1,2% so với 2017, viễn cảnh tài chính dự kiến sẽ còn xấu đi trong năm nay do cắt giảm thuế và kinh tế tăng trưởng chậm.
Lỗ hổng lớn nhất trong ngân sách của Trung Quốc là chi tiêu cho lương hưu tăng nhanh vì dân số già hóa nhanh chóng. Tỉnh Hắc Long Giang đã bị thâm hụt 23 tỷ nhân dân tệ trong chi trả lương hưu tính đến năm 2016.
6 tỉnh khác với tổng dân số 236 triệu người, trong năm 2016 có mức đóng bảo hiểm thấp hơn mức chi trả lương hưu. Bức tranh bảo hiểm xã hội và lương hưu trên toàn Trung Quốc cũng ảm đạm không kém.
Theo Bộ Tài chính, Chính phủ Trung Quốc đã phải bù 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ vào quỹ bảo hiểm để chi trả lương hưu trong năm 2017.
Chủ tịch Tập Cận Bình và những người ủng hộ ông có thể tiếp tục theo đuổi Vành đai và Con đường.
Nhưng theo Giáo sư Bùi Mẫn Hân, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên biết rằng ngày càng ít người dân nước mình ủng hộ việc lấy tiền lương hưu trí của những người đóng bảo hiểm xã hội để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở một đất nước xa xôi nào đó.
Trong bối cảnh các quốc gia mục tiêu của Vành đai và Con đường ngày càng phàn nàn, mới nhất là Pakistan, Bắc Kinh đã phải rót cho quốc gia “đồng minh trong mọi hoàn cảnh” này 2,5 tỷ USD, trong khi Islamabad mong muốn có 6 tỉ USD.
Dường như ở Bắc Kinh, trong lúc các nhà lãnh đạo vẫn tiếp tục sát cánh với sáng kiến của ông Tập Cận Bình, thì tham vọng Vành đai và Con đường của ông lại đang bị đẩy lùi khỏi tầm nhìn của công chúng.
Cho nên theo Giáo sư Bùi Mẫn Hân, dư luận không nên ngạc nhiên nếu cuối cùng Bắc Kinh sẽ cho phép Vành đai và Con đường, hoặc chí ít là Vành đai và Con đường phiên bản 1.0, cáo chung lặng lẽ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26280-trung-quoc-se-de-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong-lang-le-cao-chung.html

TQ từ chối tham gia

hiệp ước kiểm soát vũ khí với Mỹ, Nga

Trung Quốc đã thẳng thừng từ chối lời kêu gọi của Thủ tướng Đức Angela Merkel về việc tham gia một hiệp ước kiểm soát vũ khí cùng với Mỹ và Nga.
Theo Reuters, e ngại nguy cơ xảy ra chạy đua vũ trang hạt nhân giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc sau sự sụp đổ của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), bà Merkel đã lên tiếng kêu gọi thiết lập một thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới toàn cầu.
“Giải trừ vũ khí là thứ khiến tất cả chúng ta quan ngại. Chúng tôi tất nhiên sẽ rất vui nếu các cuộc đàm phán như vậy được tổ chức không chỉ giữa Mỹ, châu Âu và Nga, mà còn cả với Trung Quốc”, bà Merkel phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich (Đức) hôm 16/2 .
Mỹ và Liên Xô đã ký kết Hiệp ước INF vào năm 1987, cấm phóng các loại tên tửa đạn đạo và hành trình có tầm bắn từ 500 – 5.500km trên mặt đất, vốn được hai bên phát triển rất nhiều thời Chiến tranh Lạnh. Từ tháng 2 này, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức xúc tiến quá trình 6 tháng rút khỏi hiệp ước, đổ lỗi cho các vi phạm của Nga.
Trong khi đó, Moscow quả quyết không làm gì sai trái, đồng thời tố cáo ngược Washington mới chính là bên vi phạm INF và âm mưu chèn ép, buộc Chính phủ Nga phải phá hủy hệ thống tên lửa hành trình tân tiến, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân 9M729.
Các nhà ngoại giao châu Âu hiện coi đề xuất của lãnh đạo Chính phủ Đức về việc Trung Quốc tham gia quá trình đàm phán một hiệp ước kiểm soát vũ khí mới là giải pháp khả thi nhằm chấm dứt thế bế tắc hiện tại. Tuy nhiên, phát biểu tại Munich, ông Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ ý tưởng này.
“Trung Quốc phát triển các khả năng quân sự chỉ vì những nhu cầu phòng vệ và không tạo ra mối đe dọa với bất kỳ ai. Vì vậy, chúng tôi phản đối việc đa phương hóa Hiệp ước INF”, ông Dương Khiết Trì giải thích.
Trung Quốc đã công khai tham vọng hiện đại hóa quân đội nước này vào năm 2035, cải thiện năng lực của Không quân cũng như thúc đẩy nhiều công nghệ quân sự mới, kể cả các loại tên lửa hành trình tốc độ cao và trí tuệ nhân tạo.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26286-tq-tu-choi-tham-gia-hiep-uoc-kiem-soat-vu-khi-voi-my-nga.html

Bị điểm mặt chỉ tên, “con cưng” TQ

cứng giọng thách thức, đòi trả đũa bằng kinh tế

Những rủi ro an ninh từ Huawei được cho đã quá hiển nhiên và cấp bách đối với an ninh Cộng hòa Séc.
Chỗ đứng lung lay
Trong hơn 1000 năm qua, quần thể lâu đài hoành tráng Prague trên đỉnh đồi Petřín luôn là trung tâm quyền lực của các hoàng đế La Mã, các vua của xứ Bohemia và hiện nay nơi ở của Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman.
Trong bốn năm qua, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei đã ký một hợp đồng với Tổng thống để đáp ứng nhu cầu liên lạc của ông và đội ngũ của ông.
Hợp đồng tổng thống này là biểu tượng rõ ràng nhất về chỗ đứng vững chãi của Huawei tại Cộng hòa Séc. Trong một thời gian dài, Trung Quốc luôn coi Séc là bàn đạp cho lợi ích của mình trong toàn bộ EU, The New York Times (NYT-Mỹ) nhận định.
Do đó, khi cơ quan an ninh mạng của chính phủ Séc ra thông báo vào tháng 12 năm ngoái, cảnh báo Huawei sẽ gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia tiềm tàng, ban lãnh đạo của Huawei đã tỏ ra “vô cùng bất ngờ”. Tổng thống Zeman cũng đưa ra phản ứng tương tự.
Khi đó, Huawei đe dọa sẽ trả đũa cả về phương diện pháp lý và kinh tế đối với Prague. Trong khi Tổng thống Zeman chỉ trích ngược cơ quan tình báo của nước này.
Vào thời điểm xảy ra mâu thuẫn bất ngờ này tại Cộng hòa Séc, Huawei – doanh nghiệp đang ngụp lặn trong chuỗi khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, đã gặp phải những vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn ở các nước EU.
Trong nhiều năm, Huawei đã cố gắng xâm nhập vào thị trường quốc gia EU. Chỉ vài tuần sau khi Nukib – cơ quan giám sát an ninh không gian mạng của Cộng hòa Séc ra thông báo chống lại Huawei, chính quyền Ba Lan đã bắt giữ một nhân viên của Huawei tại thủ đô Warsaw vào tháng 1/2019 vì nghi ngờ liên quan đến hoạt động gián điệp.
Theo đó, hiện nay tại EU, một vấn đề quan trọng được đặt ra: Công ty nào sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống không dây thứ 5 tức 5G?. Các quan chức Mỹ coi công nghệ này là vấn đề an ninh quốc gia và đã có những hành động quyết liệt để hạn chế vai trò của các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là Huawei.
Phát biểu tại Budapest hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Mike Pompeo, người vừa có chuyến thăm tới Trung Âu, đã cảnh báo về “rủi ro của Huawei trong mạng lưới không gian mạng của EU là rủi ro thực sự đối với người dân EU, đối với việc mất bảo vệ quyền riêng tư”.
Huawei đã gặp khó khăn ở các nước đồng minh truyền thống của Mỹ là Đức và Vương quốc Anh. Tuy nhiên, dường như không ai ngờ rằng, hành động trực tiếp nhất đối với doanh nghiệp này lại đến từ Cộng hòa Séc.
Huawei đòi trả đũa
Tổng thống Zeman trước nay luôn tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc và có kế hoạch đến thăm Bắc Kinh lần thứ năm vào mùa xuân này. Tuy nhiên cảnh báo của Nukib đã khiến Tổng thống Zeman tức giận, đồng thời gây ảnh hưởng đến chính phủ Séc.
Trong một cuộc phỏng vấn, Dusan Navratil, người đứng đầu cơ quan Nukib, cho biết, nguy cơ từ 5G rất cao vì nó sẽ “thay đổi toàn bộ cách thức hoạt động của xã hội”. Xa hơn nữa, nó liên kết mọi thứ từ những chiếc xe chúng ta lái, đến bệnh viện mà chúng ta đi theo cách không thể tưởng tượng được trong một thập kỷ trước.
Ông Navratil cho biết, một lý do khiến Nukib trừng phạt Huawei là Luật Tình báo Quốc gia Trung Quốc. Luật này được thông qua vào năm 2017 và yêu cầu các công ty Trung Quốc hỗ trợ, cung cấp và hợp tác trong công việc tình báo quốc gia đối với bất cứ chuyên môn phát triển nào của doanh nghiệp.
“Liên tưởng một chút thì nó giống việc một nhà hàng có tiêu chuẩn vệ sinh y tế rất kém vậy”, Navratil nói. “Cơ quan giám sát nhà hàng này không có bằng chứng cho thấy ai đó bị bệnh hoặc đã tử vong vì tiêu chuẩn vệ sinh kém nhưng bạn có nên ăn ở đó nữa không?”
Do cảnh báo của Nukib, hoạt động kinh doanh của Huawei tại Cộng hòa Séc có thể bị ảnh hưởng nặng nề. Lệnh này không ảnh hưởng đến các sản phẩm tiêu dùng như điện thoại di động nhưng nó nhằm mục đích hạn chế nghiêm trọng vai trò của Huawei trong 5G và ngăn chặn Huawei cung cấp thiết bị cho các thực thể công cộng và tư nhân được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi đưa ra một cảnh báo như vậy”, ông Navratil nói.
Kể từ đó, Bộ Y tế và Bộ Tư pháp Séc tuyên bố rằng, họ sẽ không tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký để mua máy chủ từ Huawei. Skoda, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Séc đã tạm thời ngăn Huawei tham gia đấu thầu các dự án của mình trong thời gian Huawei trải qua quá trình đánh giá bảo mật theo yêu cầu của Nukib.
Ngay cả hợp đồng giữa Huawei và văn phòng Tổng thống Zeman cũng đang được xem xét.
Đáp lại, Huawei đã đưa ra các phản ứng đáp trả. Tuần trước, doanh nghiệp này đe dọa sẽ đệ đơn kiện cơ quan an ninh mạng của Séc và dùng đến biện pháp trả đũa kinh tế. Công ty cũng tăng cường vận động hành lang cho một số thành viên của quốc hội và những thành viên khác trong giới tinh hoa chính trị, bao gồm thành viên của phái đoàn Séc được doanh nghiệp này tiếp đón tại Trung Quốc vào tháng trước.
“Người Trung Quốc nghĩ rằng họ đi trước số đông một đến hai năm và họ coi đây là nguyên nhân khiến họ chậm lại”, ông Jaroslav Roman, một quan chức của đảng Cộng sản Séc từng tham gia chuyến thăm nói. “Họ muốn chúng tôi biết rằng, nếu tiếp tục xử sự như vậy sẽ dẫn đến hậu quả”.
Đội ngũ lãnh đạo của Huawei khẳng định, luật liên quan đến tình báo Trung Quốc “đang cố bị giải thích sai” nhưng nhiều chuyên gia phương Tây không đồng ý với cách lập luận này.
Nhưng sự hăng hái của Tổng thống Zeman đối với kế hoạch thiết lập mối quan hệ kinh tế giữa hai nước – điều khiến nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà lập pháp lo lắng nhất – được coi là mối đe dọa trả đũa kinh tế, NYT bình luận.
Một ví dụ là Tập đoàn PPF, công ty lớn nhất của Séc đã tập trung vào thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây.
Doanh nghiệp này có khoảng 15 triệu khách hàng Trung Quốc, con số không lớn trong tương quan dân số Trung Quốc nhưng cực kỳ quan trọng đối với tất cả các công ty Séc. PPF cũng là bên kiểm soát của O2, nhà cung cấp viễn thông lớn nhất tại Cộng hòa Séc, đã ký một biên bản ghi nhớ về các dự án trong tương lai với Huawei trước khi cơ quan an ninh Séc đưa ra cảnh báo. Do đó, bản ghi nhớ này cũng cần phải xem xét lại.
Mel Carvill, thành viên hội đồng quản trị của công ty cho vay tiêu dùng của Home Credit thuộc cho biết cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm kinh doanh cho vay mua nhà tại Trung Quốc, chưa có hành động nào gây sức ép lên công ty.
“Tất nhiên, nếu mối quan hệ giữa hai nước xấu đi, mọi thứ có thể trở nên khó khăn”, ông nói.
Về phần mình, ban lãnh Huawei đã rất tự tin vào vị trí của họ tại Cộng hòa Séc, vì vậy vào tháng 6, họ đã quyết định thúc đẩy đánh giá an ninh của Séc – động thái có thể là một trong những lý do tại sao cơ quan an ninh Séc tiến hành các cuộc điều tra nghiêm ngặt hơn đối với doanh nghiệp Trung Quốc.
Không riêng ở Séc, tại Ba Lan, Huawei cũng đưa phản ứng mạnh mẽ. Tuần trước, trong một thông cáo, doanh nghiệp này cảnh báo rằng, phí dịch vụ truyền thông sẽ tăng 300% nếu họ bị loại khỏi thị trường Ba Lan.
Đồng thời, Huawei đã tìm cách giảm bớt những lo ngại về an ninh của Ba Lan bằng cách cam kết sẽ chi hàng trăm triệu USD để xây dựng một trung tâm an ninh mạng mới và cung cấp cho chính phủ Ba Lan quyền truy cập vào mã nguồn Huawei, để chứng minh rằng thiết bị của họ không để lại “cửa sau” cho các dịch vụ tình báo Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định rằng động thái này là vô giá trị, bởi mã nguồn này có thể được thường xuyên cập nhật hoặc thay đổi.
Đối với ông Navratil, người đứng đầu Nukib, vấn đề mà giới chức an ninh Séc đối mặt đã quá hiển nhiên và cấp bách.
“Suy xét đến những rủi ro lớn, chúng tôi không thế hành động một cách vội vàng”, ông này nói.
http://biendong.net/bi-n-nong/26301-bi-diem-mat-chi-ten-con-cung-tq-cung-giong-thach-thuc-doi-tra-dua-bang-kinh-te.html

3 xu thế cạnh tranh chiến lược biển Trung – Mỹ

Tránh tình hình xấu nhất, quân đội Trung-Mỹ cần tăng cường xây dựng năng lực kiểm soát khủng hoảng, chuẩn bị thỏa hiệp, hợp tác trên một loạt vấn đề quan trọng
Thời gian qua, sự bất đồng trong chiến lược biển được nhận định là một trong những tác nhân chính khiến quan hệ song phương Trung-Mỹ luôn ở trạng thái căng thẳng.
Cùng với sự gia tăng tần suất va chạm giữa hai nước ở Biển Đông là số lượng các cuộc tập trận chung của quân đội Mỹ ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương ngày càng gia tăng.
Nếu kiểm soát không thận trọng, sự va chạm có thể khiến mâu thuẫn giữa hai bên leo thang và dẫn đến sự cố ngoài ý muốn.
Ba xu thế cạnh tranh chiến lược biển Trung-Mỹ
Hiện tại, cạnh tranh chiến lược trên biển giữa Trung Quốc và Mỹ cho thấy rõ 03 xu thế.
Một là, chiến lược cạnh tranh từng bước nâng cấp. Sự tin tưởng nhau về chiến lược trên biển giữa hai bên ngày càng bị thu hẹp, sự hợp tác bị cản trở, ý thức cạnh tranh nhanh chóng tăng lên.
Trong bối cảnh Mỹ ngày càng gây sức ép, mâu thuẫn và đối đầu Trung-Mỹ tại các điểm nóng như Biển Đông hay đảo Đài Loan chưa có dấu hiệu lắng xuống. [1]
Hai là, phạm vi cạnh tranh mở rộng, tính chiến lược ngày càng mạnh. Đối với Mỹ, phạm vi của mối đe dọa trên biển từ Trung Quốc đã được mở rộng, tính chất được chiến lược hóa cao độ.
Cạnh tranh quân sự Trung-Mỹ trước đây chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực cục bộ và các vấn đề cụ thể, nhân tố tiêu cực trong quan hệ quân sự hai nước vẫn chưa tăng đến mức ảnh hưởng tới toàn cục.
Trước mắt, do cạnh tranh chiến lược trên biển được Mỹ phóng đại đáng kể, chắc chắn khiến cạnh tranh chiến lược vốn có giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới này trở nên trầm trọng hơn, không còn giới hạn ở vùng biển Đông Á.
Đồng thời, không chỉ là cuộc đọ sức về thực lực quân sự mà còn có thể liên quan đến cuộc đấu toàn diện liên quan đến chiến lược khu vực, trật tự khu vực và quy tắc quốc tế. [2]
Ba là, ngày càng nhiều nhận định về khả năng xảy ra va chạm và xung đột quy mô nhỏ.
Cạnh tranh chiến lược trên biển Trung-Mỹ không giống với cạnh tranh chiến lược trên biển giữa các nước lớn trong lịch sử.
Cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ sẽ là một sự giằng co và tiêu hao chiến lược lâu dài. [3]
Tuy nhiên, không giống với sự đối đầu của Mỹ-Liên Xô men theo bức tường Berlin trước đây, cạnh tranh chiến lược trên biển giữa Trung Quốc và Mỹ có “vùng xám” rộng lớn giữa chiến tranh và hòa bình.
Điều này sẽ giảm bớt mức độ đối kháng nhưng đồng thời cũng khiến cạnh tranh càng trở nên khó quản lý hơn, càng nhiều khả năng xảy ra xung đột vũ trang quy mô nhỏ.
Trung-Mỹ có thể chung sống hòa bình trên biển?
Để tránh xảy ra tình hình xấu nhất, quân đội hai nước Trung-Mỹ vẫn cần phải tăng cường xây dựng năng lực kiểm soát khủng hoảng, nhưng quan trọng hơn là phải chuẩn bị thỏa hiệp và hợp tác trên một loạt vấn đề quan trọng.
Trung-Mỹ cần đối thoại, tham vấn để  trao đổi về ý tưởng chiến lược của cả hai bên (Ảnh: Reuters).
Trước tiên, cần phải đạt được nhận thức chung cần thiết về cơ cấu quyền lực trên biển Tây Thái Bình Dương.
Tại vùng biển này, Trung-Mỹ nhất định phải thích ứng được với cơ cấu quyền lực tương đối cân bằng được tạo dựng bởi tỷ lệ sức mạnh mới.
Đồng thời, hiểu rõ mặt yếu và khuyết điểm của mình, sử dụng một cách thận trọng sức mạnh và khả năng kiềm chế các hành động gây kích động, học cách chung sống hòa bình.
Đối với hiện thực chiến lược không thể không bao dung và thỏa hiệp, hai nước trong quá trình tích cực giành lấy lợi thế cạnh tranh, phải có ý thức chiến lược, bố trí tiến hành đối thoại về khu vực Tây Thái Bình Dương càng nhanh càng tốt.
Hai bên có thể tham vấn trao đổi về ý tưởng chiến lược của hai bên, tiến hành đối thoại về kiểm soát quân sự, thậm chí là hạn chế lẫn nhau liên quan đến sự phát triển vũ khí quân sự trên biển.
Qua đó tại sự đồng thuận cần thiết về việc phân phối quyền lực và so sánh sức mạnh tại khu vực này. [4]
Thứ hai, xử lý một cách lý trí nhân tố bên thứ ba. Nếu Mỹ thực sự mong muốn cùng với Trung Quốc tiến hành đối thoại chiến lược và chính sách về vấn đề biển bao gồm cả Biển Đông thì cần phải kiềm chế và hạ giọng trong vấn đề chủ quyền cũng như liên quan đến chủ quyền để tạo được bầu không khí đối thoại.
Trong quá trình đàm phán, Trung Quốc cần bình tĩnh hơn, không nên hoang mang quan ngại, coi bất cứ hành động thách thức nào từ bên thứ 3 đều bắt nguồn từ nhân tố Mỹ, từ đó có những phản ứng thái quá.
Trung Quốc cũng cần phải có ý thức chiến lược, phải tỉnh táo nhận thức được rằng tuy bản thân Trung Quốc có thể không có ý đồ cạnh tranh chiến lược trên biển với Mỹ tại Tây Thái Bình Dương nhưng khách quan mà nói, sự tăng trưởng nhanh của sức mạnh cũng như các hành động bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc đối với Mỹ chính là sự thách thức hoặc xâm thực quyền lợi biển và địa vị chủ đạo trên biển của Mỹ.
Cuối cùng, hai bên có thể cùng nhau tạo dựng quy tắc biển và trật tự khu vực mang tính bao dung. Bởi vì Trung Quốc và Mỹ trong tương lai đều khó mà xây dựng hoặc duy trì địa vị quyền lực chủ đạo tại khu vực này.
Do đó, quy tắc hoặc trật tự trên biển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần phải có sự đồng thuận của cả hai nước.
Điều này cần phải được xây dựng một cách có ý thức trong sự tương tác trên biển lâu dài giữa Trung Quốc và Mỹ.
Hai bên đều cần phải từ bỏ ý đồ và kế hoạch xây dựng cơ chế an ninh trên biển nhằm vào đối phương tại Tây Thái Bình Dương, thậm chí là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. [5]
Cùng với việc các sự kiện đụng độ tàu thuyền và máy bay giữa Trung Quốc và Mỹ nhanh chóng gia tăng, hai bên cũng cần phải đưa ra quy phạm về hành động quân sự, cùng chung sống ở khu vực này.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26277-3-xu-the-canh-tranh-chien-luoc-bien-trung-my.html

Ngoại trưởng Philippines phản đối TQ

lập “Trung tâm cứu hộ” trên Đá Chữ Thập

Ngay sau khi truyền thông nhà nước Trung Quốc loan tin về việc nước này đã thành lập một Trung tâm cứu hộ hàng hải trên Đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, dư luận quốc tế khu vực đã phản đối mạnh mẽ,cho rằng đây thực chất là hình thức núp danh “dân sự”,”nhân đạo” để phục vụ ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Trong phản ứng mới đây, Ngoại trưởng Philippines cho biết sẽ phản đối hành động trên của Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Locsin (03/02) cho biết, Philippines sẽ phản đối Trung Quốc mở Trung tâm cứu hộ hàng hải trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ở Biển Đông, chỉ vài ngày sau khi phát ngôn viên của Tổng thống Rodrigo Duterte nói rằng Philippines nên biết ơn về động thái này của Trung Quốc. Ngoại trưởng Teodoro Locsincho biết cá nhân ông ủng hộ quan điểm của Thẩm phán Tòa án Tối cao Antonio Carpio rằng Philippines phải đấu tranh lại việc Trung Quốc xây dựng trung tâm cứu hộ trên Đá Chữ Thập, mà Tân hoa xã đã loan tinhôm 29/01.Ông Carpio là thành viên của Phái đoàn Philippines tham gia vụ kiện “đường lưỡi bò” tại Tòa Trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII và đã giành được phán quyết (7/2016) rằng những nỗ lực của Trung Quốc khẳng định quyền kiểm soát Biển Đông vượt quá luật pháp và không có giá trị.
Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới các đảo nhân tạo với đường băng và ngọn hải đăng để gây ảnh hưởng ở Biển Đông, nâng cao vị thế để lấn át các quốc gia láng giềng như Philippines, Malaysia và Việt Nam. Ngoại trưởng Teodoro Locsin sẽ phản đối nếu thông tin về Trung tâm cứu hộ hàng hải trên Đá Chữ Thập là có thật, ông Locsin nói trên Twitter. “Tuy nhiên, tôi muốn tranh luận một cách công khai cùng họ (Trung Quốc) trên diễn đàn của Đại hội đồng Liên hợp quốc”, Ngoại trưởng Philippines nói thêm. Ông cho biết bộ phận của ông đang chờ Cố vấn an ninh quốc gia Hermogenes Esperon đánh giá vì chính phủ không thể phản ứng khi chỉ dựa vào truyền thông. Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Duterte, Salvador Panelo tuần trước cho biết Philippines nên là người biết ơn đối với Trung Quốc, nói rằng một trung tâm cứu hộ có thể giúp đỡ tất cả mọi người.
Trước đó, Tân hoa xã hôm 28/7 cũng loan tin Trung Quốc đã triển khai tàu cứu hộ “Nan Hai Jiu 115” đến đồn trú tại Đá Su Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa tàu tìm kiếm cứu hộ đến neo đậu thường trực tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đánh dấu bước leo thang mới trong các hoạt động phi pháp tại khu vực. Wang Zhenliang, Giám đốc Cơ quan cứu hộ thuộc Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc lúc đó lớn tiếng nói rằng nước này sẽ tăng cường hoạt động tìm kiếm cứu hộ ở Trường Sa và các khu vực xung quanh “để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ và nghĩa vụ cứu hộ hàng hải theo các hiệp ước quốc tế”. Một đại diện khác của cơ quan cứu hộ thì cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục sản xuất và triển khai những thiết bị nâng cấp hơn về khả năng tìm kiếm cứu hộ. Trong khi đó, nhiêu báo cáo gần đây cho thấy Bắc Kinh tiếp tục bất chấp luật pháp quốc tế, cấp tập xây dựng phi pháp với ý đồ quân sự hóa tại đá Su Bi, Chữ Thập và Vành Khăn thuộc Trường Sa của Việt Nam, xây dựng nơi đặt tên lửa, cơ sở lưu trữ và một loạt thiết bị có khả năng theo dõi vệ tinh, hoạt động quân sự và thông tin liên lạc của quân đội nước ngoài. Theo báo Japan Times, quyết định của Trung Quốc cho tàu cứu hộ đồn trú tại Trường Sa nằm trong những động thái được nhiều chuyên gia cho là tính toán có phối hợp nhằm áp đặt quyền kiểm soát thực tế trên Biển Đông.
Nhớ lại sự kiện hồi 6/2018, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, 20 tàu cá cùng 100 ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi trưa ngày 18/6 đã trú tránh ở rìa Nam Tây Nam đảo Bạch Quy (thuộc quần đảo Hoàng Sa) thì bị tàu của Trung Quốc xua đuổi. Ngay sau khi thông tin về việc tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc xuôi đuổi khi vào tránh, trú bão đã khiến dư luận vô cùng bức xúc. Hành động của Trung Quốc đã trái ngược hoàn toàn với luật pháp, thông lệ quốc tế và tinh thần nhân đạo. Như vậy, việc Trung Quốc loan tin thành lập các Trung tâm cứu hộ và hoạt động cứu nạn ở Biển Đông “để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ và nghĩa vụ cứu hộ hàng hải theo các hiệp ước quốc tế” chỉ là hình thức, nhằm đánh lạc hướng dư luận về hoạt động quân sự hóa, bồi đắp đảo mà nước này đang tiến hành ở Biển Đông.
http://biendong.net/bi-n-nong/26294-ngoai-truong-philippines-phan-doi-tq-lap-trung-tam-cuu-ho-tren-da-chu-thap.html

Nội bộ Phippines lại bất đồng về vấn đề Biển Đông

Từ khi ông Rodrigo Duterte lên cầm quyền, nội bộ Philippines liên tục mâu thuẫn, bất đồng quan điểm về vấn đề Biển Đông. Động thái gần đây nhất là việc Ngoại trưởng Philippines Locsin tuyên bố ủng hộ lập trường của thẩm phán Tòa án Tối cao Antonio Carpio rằng Philippines phải phản đối trung tâm cứu hộ do Trung Quốc xây dựng ở Đá Chữ Thập (thuộc chủ quyền Việt Nam). Theo ông Locsin, Philippines sẽ phản đối nếu tin tức trên chính xác, song ông ủng hộ phương án giải quyết công khai với Trung Quốc tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Giai đoạn gần đây, nội bộ Philippines đang chia thành 2 phe phái có quan điểm khác nhau trong vấn đề Biển Đông. Một phe ủng hộ quan điểm làm thân với Trung Quốc để đổi lấy tài chính và đứng đầu là Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, một phe có thái độ cứng rắn, lên án các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và yêu cầu Chính quyền cần thực thi Phán quyết của Tòa Trọng tài (7/2016) trong việc bảo vệ “chủ quyền” ở Biển Đông.
Những người ủng hộ kết thân với Trung Quốc
Quan điểm của nhóm này là tìm mọi cách xoa dịu và làm lành với Trung Quốc để đổi lấy viện trợ và đầu tư thương mại từ Bắc Kinh. Chính từ quan điểm như vậy, nhóm này đã vấp phải sự phản ứng mạnh của người dân trong nước, cũng như các quan chức Chính phủ tiền nhiệm. Đứng đầu phe này là Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người được cho là đã làm thay đổi cục diện tranh chấp ở Biển Đông. Trong một thời gian ngắn gần đây, ông Duterte đã đưa ra nhiều tuyên bố thể hiện “thiện chí” và quyết tầm “làm bạn” với Trung Quốc bằng mọi giá, bao gồm cả việc đánh đổi chủ quyền ở Biển Đông, như: Phát biểu tại lễ khởi công xây dựng cầu Binondo-Intramuros do Trung Quốc đầu tư, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (17/7/2018) bày tỏ tin tưởng đối với “sự công bằng” của Trung Quốc, người dân Philippines cần xem Trung Quốc “như một người láng giềng tốt” và cho rằng “chưa tới lúc để thảo luận về tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc” mà “sẽ trao đổi vào một thời điểm khác theo như cam kết với Chủ tịch Tập Cận Bình”; đồng thời khẳng định Philippines sẽ không gây sức ép buộc Trung Quốc phải tuân thủ Phán quyết của Tòa Trọng tài (12/7/2016) bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Trước đó, ông Duterte (19/5/2018) tuyên bố sẽ không khiêu khích gây chiến với Trung Quốc sau khi có thông tin Trung Quốc đã điều phi pháp một phi đội máy bay ném bom tầm xa H-6K tới sân bay trên đảo Phú Lâm của Việt Nam (đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp).
Trong khi đó, những người ủng hộ ông Duterte chủ yếu là thành viên Nội các của Chính phủ, họ thường đưa ra các tuyên bố ủng hộ chính sách của Tổng thống Philippines và tìm cách biện minh cho chính sách của Philippines liên quan vấn đề Biển Đông. Cựu Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano (14/6/2018) khẳng định rằng Chính phủ Philippines vẫn đang theo hướng tiếp cận “cẩn trọng” trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông; nhấn mạnh Chính phủ sẽ “không từ bỏ các yêu sách chủ quyền của Philippines ở Biển Đông, đặc biệt là bãi cạn Scarborough” và Trung Quốc cũng không kiểm soát hoàn toàn khu vực này, bởi “ngư dân và cảnh sát biển của Philippines vẫn đang có mặt ở đây”. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (4/6/2018) tìm cách biện minh về việc Chính phủ không tăng cường năng lực quốc phòng để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông khi cho rằng “Philippines đang nỗ lực gấp đôi nhằm nâng cấp quân đội, song Manila hiện không có đủ tiềm lực dù chỉ là để chứng tỏ khả năng của mình”.
Một số quan chức cấp thấp hơn cũng đưa ra những tuyên bố rất vô trách nhiệm, chỉ nhằm lấy lòng Trung Quốc. Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon Jr. (30/5/2018) tuyên bố Chính quyền Tổng thống Duterte không từ bỏ Phán quyết của Tòa Trọng tài, khẳng định Philippines sẽ “tận dụng đầy đủ lợi thế của Phán quyết, thậm chí kể cả khi Trung Quốc từ chối công nhận Phán quyết, để làm cơ sở thực thi chủ quyền và quyền tài phán đối với các cấu trúc nằm trong lãnh hải của Philippines”. Việc Chính phủ Philippines tạm gác Phán quyết sang một bên là nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định ở khu vực thông qua các hoạt động ngoại giao.
Những người phản đối các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
Xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích và chủ quyền của Philippines trong khu vực, nhiều cựu quan chức Philippines đã thể hiện thái độ bất bình, yêu cầu Chính quyền của ông Duterte phải có những hành động cứng rắn, kiên quyết hơn trước những hành động phi pháp, hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông. Cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (16/7/2018) khẳng định các cuộc thảo luận song phương với Trung Quốc về việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên sẽ không bao giờ có kết quả, thay vào đó cần tìm đến một cơ chế đa phương khác. Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Albert del Rosario (4/6/2018) lo ngại rằng chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte đã để mất chủ quyền lãnh thổ của nước này ở Biển Đông, sau khi Trung Quốc giành được quyền kiểm soát trên thực tế đối với Đá Sandy vào cuối năm 2017, đồng thời kêu gọi chính quyền đưa ra “một phản đối thực sự mạnh mẽ” đối với hành động này của Trung Quốc. Một nhóm các sỹ quan quân đội nghỉ hưu của Philippines đã lên tiếng hối thúc chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte triển khai các biện pháp “quyết liệt hơn” để bảo vệ các quyền của nước này trên Biển Đông. Tuy nhiên, cựu Đại tướng nghỉ hưu Ramon Farolan của Không lực Philippines nhấn mạnh Chính phủ cần đảm bảo an toàn cho các nhóm tiếp viện của Hải quân Philippines trên Bãi Cỏ Mây và bãi Scarborough trước nguy cơ có thể bị phía Trung Quốc gây sách nhiễu.
Các quan chức tư pháp của Philippines liên tục đưa ra những tuyên bố chỉ trích hành động “mềm dẻo” của Chính phủ, đồng thời cảnh báo Philippines có thể sẽ mất chủ quyền ở Biển Đông nếu không có các hành động cứng rắn với Trung Quốc. Thẩm phán Toà án tối cao Philippines Antonio Carpio (12/7/2018) cho rằng Philippines cần ủng hộ các hoạt động tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông bởi những hoạt động này có thể thúc đẩy việc thực thi Phán quyết của Toà Trọng tài. nhấn mạnh “những hoạt động này góp phần thực thi những điểm pháp lý cốt lõi được kết luận từ Phán quyết, đó là sự tồn tại của các vùng biển quốc tế trên Biển Đông, cũng như sự tồn tại của các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển, trong đó có vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông”; đồng thời ông kêu gọi Tổng thống Duterte cần đảm bảo quân đội Philippines sẽ tiến hành tuần tra trên biển và trên không ở vùng đặc quyền kinh tế của nước này một cách thường xuyên và những hoạt động này cũng sẽ góp phần cản trở Trung Quốc hiện thực hoá tham vọng biến Biển Đông thành vùng biển riêng của mình. Giáo sư Jay Batongbacal, Giám đốc Viện các vấn đề biển và Luật biển, Đại học Philippines (12/7/2018) cho rằng Philippines cần thay chính sách hoà dịu hiện nay bằng một chính sách tích cực và chủ động hơn, không tiếp cận theo hướng hiếu chiến mà sẽ tiếp cận một cách nghiêm túc “dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng”. Ông Batongbacal cho rằng Chính quyền của ông Duterte cần có những hành động “thể hiện một số nội dung cốt lõi” trong chính sách đối ngoại hiện nay của mình đồng thời cũng để chứng minh rằng chính sách đối ngoại là nhằm phục vụ cho lợi ích của người Philippines chứ không phải vì Trung Quốc. Trong khi đó, cựu Luật sư trưởng Philippines Florin Hilbay (12/6/2018) cho rằng mặc dù hoạt động quân sự hoá của Trung Quốc ở Trường Sa có thể đã được bắt đầu từ chính quyền của Tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino song chỉ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên cầm quyền, hoạt động quân sự hoá của Trung Quốc đối với các cấu trúc tranh chấp mới diễn ra một cách rầm rộ.
Nhìn chung, việc chính quyền Tổng thống Philippines Duterte bất chất sự phản đối của người dân trong nước cũng như sự quan ngại, chỉ trích của cựu quan chức chính phủ tiền nhiệm để kết thân với Trung Quốc, gác lại chủ quyền ở Biển Đông, nhằm đổi lấy lợi ích kinh tế khiến chính trường Philippines bắt đầu rơi vào thế mâu thuẫn, mất đoàn kết. Việc này sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực, gây mất ổn định cho an ninh quốc gia của Philippines, cũng như sự đoàn kết, tin tưởng và ủng hộ của người dân đối với Chính phủ của Tổng thống Duterte.
http://biendong.net/diem-tin/26284-noi-bo-phippines-lai-bat-dong-ve-van-de-bien-dong.html

Ấn Độ hạ sát 2 kẻ chủ mưu

vụ khủng bố đẫm máu ở Cachemire

Trọng Nghĩa
Trong một chiến dịch bố ráp hôm 18/02/2019 nhắm vào những kẻ tình nghi là thủ phạm vụ đánh bom khủng bố tuần trước ở huyện Pulwana, vùng Cachemire thuộc Ấn Độ, lực lượng an ninh Ấn Độ cho biết đã hạ sát được hai đầu não vụ tấn công.
Trong chiến dịch này, bốn binh sĩ Ấn Độ và một thường dân bị thiệt mạng. Theo cảnh sát Ấn Độ, được Reuters trích dẫn, hai nghi phạm chủ mưu vụ đánh bom đều đã chết trong một vụ chạm súng. Cả hai đều là người Pakistan và là thành viên của nhóm Jaish-e-Mohammad, một tổ chức tại Pakistan đã tự nhận là tác giả vụ đánh bom tự sát ngày 14/02/2019 làm hơn 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Một trong những nghi phạm bị bắn chết là Abdul Rashid Gazi, còn có bí danh là Kamran Bhai. Trong một thông báo, lực lượng an ninh Ấn Độ cho biết chiến dịch truy lùng vẫn đang tiếp diễn, lính Ấn Độ đã bao vây ngôi làng Pinglan ở quận Pulwama (vùng Cachemire), nơi xẩy ra vụ tấn công khủng bố. Lệnh giới nghiêm vô thời hạn đã được ban hành, và cảnh sát đã yêu cầu mọi người ở trong nhà.
Sau vụ khủng bố được đánh giá là đẫm máu nhất trong vòng 30 năm nay ở vùng Cachemire do Ấn Độ kiểm soát, mà nhóm phiến quân có bản doanh tại Pakistan là Jaish-e-Mohammad tự nhận là thủ phạm, quan hệ Ấn Độ-Pakistan đã căng thẳng hẳn lên. New Delhi cáo buộc Islamabad dung dưỡng một nhóm khủng bố, điều mà Pakistan đã phủ nhận.
Quan hệ Ấn Độ-Pakistan đã bất ngờ nóng lên vào lúc thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed ben Salmane bắt đầu vòng công du Nam Á và Trung Quốc, với chặng đầu tiên là Pakistan, nơi ông đã cam kết 20 tỷ đô la đầu tư.
Trước lúc thái tử Ben Salmane rời Pakistan qua Ấn Độ vào hôm nay, bộ Ngoại Giao Ả Rập Xê Út ra thông cáo kêu gọi New Delhi và Islamabad xuống thang căng thẳng tại vùng Cachemire.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190218-an-do-ha-sat-2-ke-chu-muu-vu-khung-bo-dam-mau-o-cachemire

Thủ tướng Úc: Các đảng chính trị Úc

bị ‘nước ngoài’ tấn công mạng

Mạng máy tính của các đảng chính trị và Quốc hội Úc đã bị sự “xâm nhập nguy hiểm”, Thủ tướng Úc Scott Morrison nói.
Anh ‘xử lý được rủi ro về Huawei’
Cuộc tấn công mạng phát hiện hai tuần trước được thực hiện bởi ‘yếu tố nhà nước’, ông Morrison nói thêm.
Tuy nhiên, ông Morrison cho rằng, “không có bằng chứng nào liên quan đến can thiệp bầu cử”, trong bối cảnh chính phủ Úc sẽ tổ chức một cuộc bầu cử trong vài tháng tới.
Cuộc tấn công ban đầu được cho là chỉ liên quan đến máy chủ của Quốc hội.
Chia sẻ với Hạ viện hôm thứ Hai, ông Morrison nói:
“Trong quá trình điều tra chúng tôi cũng biết rằng, mạng máy tính của các Đảng Tự do, Lao động và Quốc gia cũng bị ảnh hưởng”.
Ai là người đứng sau cuộc tấn công này?
Thủ tướng Úc không đề cập quốc gia nào đang bị nghi ngờ, và cũng từ chối chia sẻ thêm thông tin về “hoạt động điều tra”.
Trong những năm gần đây, chính phủ Úc đã đối mặt với một loạt các cuộc tấn công mạng, và một vài trường hợp được quy cho quốc gia như Trung Quốc.
Fergus Hanson, chuyên gia an ninh mạng thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc đã đặt Trung Quốc “đứng đầu” danh sách các nước bị tình nghi. Tuy nhiên, ông Hanson cho biết ông cũng sẽ không “loại bỏ” Nga ra khỏi tầm ngắm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng sự cáo buộc này là “không có căn cứ” và “hoàn toàn bịa đặt với động cơ thầm kín”.
Vụ tấn công nghiêm trọng đến mức nào?
Cục An ninh mạng Úc cho biết, mặc dù hệ thống mạng của các đảng đã bị xâm phạm, nhưng chưa biết liệu thông tin có bị đánh cắp hay không.
Ông Morrison, người đứng đầu liên minh Đảng Tự do và Quốc gia nói:
“Chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm đảm bảo sự toàn vẹn cho hệ thống bầu cử của chúng tôi”.
Ông Morrison nói thêm rằng, các nhân viên an ninh đã nắm rõ các cơ quan bầu cử quốc gia, và sẽ hỗ trợ cho tất cả các đảng chính trị.
Người đứng đầu đảng Lao động, ông Bill Shorten cho rằng cuộc tấn công mạng là “mối quan ngại sâu sắc”, sau các trường hợp “tấn công nguy hiểm” ở các quốc gia khác.
Trong năm 2015 và 2016, đã xảy ra các cuộc tấn công cấp cao vào các cơ quan thống kê và thời tiết của chính phủ. Năm 2011, hệ thống thư điện tử của các bộ trưởng cấp cao của Úc cũng đã bị xâm phạm.
Sau cuộc tấn công mạng máy tính của Quốc hội, các quan chức cho biết “không có bằng chứng” nào cho thấy các thông tin đã bị truy cập hoặc đánh cắp.
Tuy nhiên, để đề phòng, mật khẩu của các chính trị gia đã được cài đặt lại.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.