Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 14/07/2020

Tuesday, July 14, 2020 // ,
Đọc báo Pháp – 14/07/2020

Quốc Khánh Pháp: chính quyền vinh danh

ngành y, nạn nhân Covid-19 đòi bồi thường

Trọng Thành
Pháp mừng ngày Quốc Khánh năm 2020 theo cách thức chưa từng có: Bãi bỏ duyệt binh, chủ đề chính là vinh danh nhân viên ngành y, những người « trên tuyến đầu » cuộc chiến chống Covid-19. Chính phủ Pháp chuẩn bị công bố cương lĩnh ra khỏi khủng hoảng trong 600 ngày còn lại của nhiệm kỳ, trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu về một làn sóng Covid thứ hai, và áp lực đòi cải tổ ngành y tế gia tăng. Trên đây là một số chủ đề chính trên báo Pháp ngày Quốc Khánh 14/07/2020.
Quốc Khánh chưa từng có 
Trang nhất Le Figaro chạy tựa : « Ngày Quốc Khánh, đất nước vinh danh ngành y ». Theo Le Figaro, « con virus đã làm đảo lộn tất cả. Sau cuộc khủng hoảng y tế mùa xuân vừa qua, các nghi thức Quốc Khánh phải được ‘‘sáng tạo lại’’. Chủ yếu do thiếu thời gian chuẩn bị, cuộc duyệt binh trên đại lộ Champs-Elysées bị hủy, lần đầu tiên kể từ năm 1945 ». Duyệt binh được thay bằng một nghi thức quân sự quy mô nhỏ tại quảng trường Concorde, chỉ với sự tham gia của 37 đơn vị, mỗi đơn vị tối đa là 49 quân nhân.
Trong số 1.400 khách mời, có các y bác sĩ, viên chức, những người hoạt động hiệp hội, thành viên xã hội dân sự, những nhân vật có tên tuổi đã tham gia vào cuộc chiến chống đại dịch, gia đình nhiều nhân viên ngành y đã qua đời trong thời gian đại dịch. Nhân viên ngành y bốn vùng bị dịch tàn phá nhiều nhất, là Île-de-France, Hauts-de-France, Grand Est và Bourgogne-Franche-Comté, có nhiều đại diện hơn. Cùng với những người trên « tuyến đầu »,  là đại diện của các ngành nghề ở « tuyến hai, tuyến ba », như giáo viên, người bán hàng, nhân viên ngành tang lễ, lực lượng an ninh, các doanh nghiệp sản xuất các vật tư thiết yếu… Đại diện Đức, Áo, Thụy Sĩ và Luxembourg, bốn quốc gia tiếp nhận 161 bệnh nhân Pháp, cũng có mặt.
Tổn thất: « 3.000 nhân viên ngành y »
Tổn thất của những người trên tuyến đầu chống dịch là vô cùng lớn. Theo Le Figaro, có ít nhất 3.000 nhân viên ngành y tại 73 quốc gia (tính đến ngày 05/06), do Covid-19, theo Amnesty. Chỉ có rất ít quốc gia cung cấp số liệu chính thức, và ngay cả tại các quốc gia đó, đây vẫn chưa phải là toàn bộ nhân viên ngành y chết trong thời gian đại dịch. Số y bác sĩ tử vong cao nhất, theo số liệu của chính quyền các nước, là tại Mỹ (507 người), Anh (504 người), Nga (101 người), Tây Ban Nha (63 người), Đức (20 người). Riêng tại Nga, đầu tháng 6, Hiệp hội nghề y Nga đưa ra con số 545 người.
Tại Pháp, theo thống kê của ngành Y Tế, ngày 30/06, tổng cộng trong ngành Y có 16 người qua đời, trong đó có 5 bác sĩ, 4 hộ lý, 7 nhân viên ngành y nhưng không thuộc bộ phận chăm sóc người bệnh. Amnesty International nhấn mạnh là các dữ liệu nói trên mới chỉ lấy từ gần một phần ba số cơ sở y tế, và « con số toàn quốc chắc chắn sẽ cao hơn nhiều ».
Le Figaro cho biết cụ thể, số liệu nói trên chưa tính đến nhân viên ngành y làm việc tại các trung tâm dưỡng lão Ehpad, cũng như các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Theo CARMF, cơ sở quản lý quỹ hưu trí của các bác sĩ tại Pháp, vào đầu tháng 6/2020, có 46 bác sĩ tư (trong đó có 26 người đang hoạt động và 20 người đã nghỉ hưu) qua đời vì Covid-19. Theo tổ chức SOS Médecins, có tới 16% nhân viên ngành y có thể đã nhiễm virus corona chủng mới.
Xét trên toàn cầu, Tổ Chức Y Tế Thế Giới nhấn mạnh là việc thiếu thốn các trang thiết bị phòng dịch là một nguyên nhân khiến nhiều nhân viên ngành y bị nhiễm virus. Amnesty International cũng cho biết cụ thể hơn là, theo một điều tra giữa tháng 5, được tiến hành tại 62 nước (do ISP, liên minh quốc tế các nghiệp đoàn dịch vụ công tiến hành), chỉ có chưa đầy một phần tư số nghiệp đoàn cho biết có đủ thiết bị bảo hộ. ISP tập hợp 700 nghiệp đoàn và 30 triệu người lao động trên toàn thế giới. Tình trạng này tác động lớn ngay cả đến các nước phát triển.
Vùng Grand-Est: Y bác sĩ tại bệnh viện « được bảo hộ khá tốt »
Nhật báo Libération cũng có bài đi sâu vào việc tính toán cụ thể số lượng người làm trong ngành y bị nhiễm virus corona chủng mới, cũng thừa nhận là hiện chưa có được một con số chung toàn quốc. Libération đặt câu hỏi: Liệu tỉ lệ người làm nghề y bị nhiễm có cao hơn tỉ lệ trung bình của dân cư không ? Nhật báo tỏ ra dè dặt: chưa có gì để đủ chứng minh điều này. Chỉ có một « điều tra về kháng thể » với virus gây bệnh Covid-19 mới có thể cho ra kết quả sát nhất với thực tế.
Tại vùng Grand-Est, tâm dịch của nước Pháp, nơi dân cư ước tính 11% nhiễm virus (theo điều tra của Viện Pasteur), tỉ lệ nhân viên ngành y bị nhiễm có thể thấp hơn. Theo giám đốc Viện virus học các bệnh viện đại học Strasbourg, bà Samira Fafi-Kremer, kết quả điều tra sơ bộ cho thấy các y bác sĩ « được bảo vệ khá tốt tại bệnh viện », phần lớn vụ lây nhiễm với họ diễn ra bên ngoài bệnh viện.
Thân nhân « người bị hy sinh » đòi bồi thường
Trong lúc nhật báo thiên hữu Le Figaro tập trung trước hết vào toàn cảnh nghi thức vinh danh chính thức, nhật báo thiên tả Libération đưa lên hàng đầu chân dung những người hy sinh trong đại dịch.  Tựa trang nhất của Libération: « Những người bị hy sinh », trên nền hình ảnh chiếc ống nghe treo lơ lửng, như một biểu tượng về những người bác sĩ vừa ra đi. Nhật báo Libération dành bài đầu dài hai trang cho ba nhân chứng, thân nhân của ba bác sĩ đa khoa vừa qua đời, với tựa đề « Covid-19: Tôi muốn người ta thừa nhận đã bỏ rơi các bác sĩ phòng khám ».
Đối với bà Hakima Djemouri, chiếc áo choàng trắng của người chồng bác sĩ vẫn còn nằm nguyên trên ghế, từ ba tháng nay. Hakima Djemouri, 48 tuổi, là một trợ lý y tế, phụ tá của người chồng bác sĩ, tại tỉnh ngoại ô Paris Val-de-Marne. Từ khi ông qua đời ngày 02/04, và cho đến tận bây giờ, bà vẫn không tin nổi chồng mình đã ra đi mãi mãi, để lại bà và bốn người con.
Theo bà Hakima Djemouri, bà cùng chồng và nhiều nhân viên  y tế làm việc tại các phòng khám, đã không có đủ đồ bảo hộ cần thiết. Bây giờ là lúc Nhà nước cần nhìn nhận việc này và chấp nhận đền bù. Hakima Djemouri là một trong các khách mời của buổi lễ mừng Quốc Khánh đặc biệt năm nay tại quảng trường Concorde. Bà cho biết muốn trực tiếp gặp riêng tổng thống Emmanuel Macron, để buộc tổng thống phải đối mặt với « các trách nhiệm của ông ấy » và nhắc nhở ông ấy nhớ đến « sự hy sinh quan trọng của giới bác sĩ tư ». Bà Hakima Djemouri đã đệ đơn kiện cựu thủ tướng Edouard Philippe, cựu bộ trưởng Y Tế Agnès Buzyn và người kế nhiệm Olivier Véran.
« Cuộc chiến đang tiếp diễn » 
Dịp kỉ niệm Quốc Khánh Pháp năm nay có thêm một điều đặc biệt nữa, theo Le Figaro, đó là ngành y được vinh danh, trong lúc cuộc chiến chống đại dịch vẫn tiếp diễn. Bài xã luận của Le Figaro « Cuộc chiến đang tiếp diễn » lưu ý là, từ một thế kỷ nay, cuộc duyệt binh ngày 14/07 hàng năm thường là dịp để vinh danh những con người dũng cảm chống lại kẻ thù, trên các mặt trận ở trong nước Pháp, hay ở bên ngoài. Đây cũng là một truyền thống có từ thời La Mã, nhằm ăn mừng «  đại thắng ». Lần này cũng không có gì khác, nhưng thay vì để vinh danh những người mang quân phục, là những người mặc áo blu. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn là giờ đây, những người được vinh danh vẫn đang tiếp tục cuộc chiến. Le Figaro dùng lại cách nói của tướng de Gaulle: « chống lại virus corona, nước Pháp đã thắng một trận đánh, nhưng toàn bộ cuộc chiến thì chưa kết thúc ».
Có dấu hiệu đợt Covid thứ hai
Ám ánh về một đợt dịch Covid thứ hai hiện rõ. Le Monde, trong bài « Nhiều chỉ dấu cho thấy dịch Covid-19 có chiều hướng trở lại tại Pháp », cho biết giới y tế đã ghi nhận được tổng cộng 333 ổ dịch, tính đến ngày 08/07.
Nhà dịch tễ học Daniel Lévy-Bruhl, một chuyên gia về y tế công, xác nhận virus Sars-Cov-2 có xu thế đang lan truyền mạnh hơn. Tổng thư ký SOS-Médecins France, mạng lưới gồm 1.300 bác sĩ, thông báo
số lượng các ca khám do nghi ngờ nhiễm virus corona mới, của các bác sĩ trong mạng này, tăng gần gấp rưỡi trong tuần lễ từ 29/06 đến 05/07. Tuy nhiên, trên thực tế, số người khám bệnh hiện nay vẫn thấp hơn rất nhiều so với thời điểm đỉnh dịch (chỉ bằng chưa đầy 1/10). Và về cơ bản, số lượng người nhập viện để điều trị Covid vẫn ổn định, chứ không tăng. Nhà dịch tễ học Daniel Lévy-Bruhl nhấn mạnh: đáng lo ngại nhất là « các ổ dịch nhỏ trong cộng đồng, nếu không được kiểm soát tốt, có thể làm bùng lên một đợt dịch mới ».
Chính quyền Pháp hiện đang đứng trước áp lực phải ra chỉ thị « buộc mang khẩu trang  trong các không gian kín công cộng », Le Figaro cho biết. Trong chuyến công tác tại Guyane, tân thủ tướng Castex cho biết chính phủ đang nghiên cứu vấn đề này. Bộ trưởng Y Tế nói rõ hơn chính phủ đang thảo luận về việc sẽ ra khuyến cáo hay yêu cầu bắt buộc. Sức ép gia tăng với việc một nhóm bác sĩ đưa ra yêu cầu đòi hỏi bắt buộc « để tránh lây nhiễm tăng vọt » trên báo Le Parisien, nhiều chính trị gia đối lập cũng ủng hộ việc này.
Lo hội hè tràn lan
Vẫn theo Le Figaro, bên cạnh các không gian kín, chính quyền cũng đặc biệt lo ngại về các dịp hội hè « hoang dã » được tổ chức trong dịp hè, vừa bắt đầu, sau khi lệnh phong tỏa chấm dứt. Việc giới hạn quy mô 5.000 người tối đa trong những dịp này là không đủ. Cuộc liên hoan âm nhạc ngoài trời tại Nice hôm thứ Bảy vừa qua, với hàng nghìn người tham dự chen chúc, không báo hiệu điều gì tốt lành. Hiện tại virus vẫn hiện diện khắp nơi tại Pháp, cũng như tại các nước láng giềng, chỉ cần chờ dịp là dịch bùng lại. Trên thực tế, trong dịp Quốc Khánh này, chính quyền nhiều địa phương đã hủy đa số các hoạt động ăn mừng, từ pháo hoa cho đến đêm vũ nhạc, để phòng ngừa.
« Tuần hành đối trọng » của nhiều nghiệp đoàn ngành y 
Không chỉ có áp lực đòi hỏi chính sách cứng rắn trong cuộc chiến chống dịch, chính phủ Pháp cũng đứng trước áp lực đòi cải tổ ngành Y. Ngày 14/07 này, nhiều nghiệp đoàn y tế kêu gọi xuống đường, cuộc tuần hành coi như để « đối trọng » với nghi thức vinh danh ngành y của tổng thống tại quảng trường Concorde. Theo Libération, hôm thứ Hai vừa qua, sau 7 tuần thương lượng với các nghiệp đoàn, chính phủ ra thông báo giải ngân 7,5 tỉ euro để tăng lương cho các nhân viên ngành y tế, và 450 triệu euro riêng cho các bác sĩ tại bệnh viện. Một số nghiệp đoàn, như CGT và SUD, cực lực phản đối quyết định này, cho rằng chính quyền đã « khinh thường » các yêu sách của phía nghiệp đoàn.
Bài xã luận Libération cũng nhấn mạnh đến hai sự kiện tương phản. Một bên là nghi thức quân sự vinh danh các nhân viên y tế nhân ngày Quốc Khánh tại Concorde, và bên kia là cuộc tuần hành của các nghiệp đoàn ngành y, yêu cầu chính phủ có các đền đáp vật chất xứng đáng, tăng lương, trợ cấp, tiền thưởng.
Nhật báo Le Figaro phỏng vấn bác sĩ Thomas Gille, cũng tham gia vào một cuộc tuần hành của giới y tế, bên lề các nghi lễ chính thức ngày Quốc Khánh, với tựa đề « Tôi không muốn sự vinh danh, mà yêu cầu thực trạng bệnh viện được cải thiện ». Vị bác sĩ chuyên ngành hô hấp bệnh viện Bobigny cực lực phản đối việc tổ chức vinh danh ngành y một cách phô trương. Theo ông, đây chỉ là « một trò lừa », điều mà giới y tế thực sự cần là các cải thiện cụ thể trong điều kiện làm việc, và để các y bác sĩ có nhiều thời gian hơn cho chăm sóc bệnh nhân. Việc mỗi nhân viên y tá được tăng thêm 180 euro lương tháng là đáng kể, nhưng chỉ là bù mức thiệt thòi của họ trong những năm qua, và điều chủ yếu đáng tiếc là việc cải thiện điều kiện làm việc không được thảo thuận trong dịp thương lượng vừa qua giữa bộ Y Tế và các nghiệp đoàn.
Macron nối lại với truyền thống phỏng vấn Quốc Khánh
Công luận Pháp đặc biệt chú ý đến cuộc trả lời phỏng vấn của tổng thống chiều nay. Le Figaro có bài « Macron nối lại với truyền thống phỏng vấn 14/07 để vạch ra hướng đi sắp tới ».
Le Figaro ghi nhận ngay từ khi lên cầm quyền, tổng thống Macron đã từng quyết định đoạn tuyệt với truyền thống nguyên thủ trả lời phỏng vấn ngày Quốc Khánh, được duy trì từ 40 năm liên tục. Tuy nhiên, theo Le Figaro, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19 và thất bại nặng nề của đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử địa phương vừa qua, ông Macron đã buộc phải trở lại với truyền thống trả lời phỏng vấn ngày 14/07.
Theo Le Figaro, tổng thống Pháp đang đứng trước thách thức kép. Thách thức « bên trong », ông phải tiếp tục duy trì được chủ trương cải cách, điều làm nên bản sắc riêng của ông, và đối với « bên ngoài », phải thành công việc thoát khỏi khủng hoảng « để nước Pháp giữ được uy tín với quốc tế », theo đánh giá của một bộ trưởng. Trong đường hướng hành động của tổng thống, việc thiết lập một ủy ban cao cấp, phụ trách lập ra « Kế hoạch » hành động quốc gia ra khỏi khủng hoảng – có thể đã được giao phó cho chính trị gia François Bayrou – là một trọng tâm. Cho đến tối thứ Hai, nhiều vấn đề vẫn còn được để ngỏ.

Tin tổng  hợp
(AFP) – Mỹ phóng robot « săn » vi khuẩn lên sao Hỏa. 
Ngày 30/07/2020, Hoa Kỳ sẽ phóng lên sao Hỏa một xe tự hành tinh vi nhất từ trước đến nay, mang tên Perseverance, để cố tìm ra dấu vết của sự sống cách đây 3 tỷ rưỡi năm, khi mà các dòng sông còn đầy vi khuẩn. Chuyến du hành sẽ kéo dài hơn 6 tháng, và nếu đáp xuống được hành tinh này mà không bị hư hỏng, robot Perseverance sẽ thám hiểm sao Hỏa suốt nhiều năm, lấy mẫu đất đá, để một robot khác đưa về Trái đất vào năm 2031.
(Les Echos) – TT Mỹ Trump xác nhận đã cho tấn công mạng nhằm vào Nga, 
Theo nhật báo Pháp Les Echos ngày 13/07/2020, tổng thống Mỹ tiết lộ ông đã ra lệnh tấn công mạng nhằm vào Internet Research Agency, một cơ sở của Nga chuyên phổ biến tin giả, từng bị cáo buộc gây nhiễu loạn kỳ bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Trong cuộc trả lời phỏng vấn được báo Mỹ Washington Post đăng hôm 11/07, tổng thống Trump khẳng định, cách đây 2 năm, ông đã ra lệnh tấn công tin học vào cơ sở nói trên của Nga ; cuộc tấn công, khởi sự từ đầu kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi năm 2018, kéo dài trong nhiều ngày và rất hiệu quả. Mục tiêu là ngăn chặn nhóm gây nhiễu Nga tác động đến cuộc bầu cử Mỹ.
(AFP) – Anh loại Hoa Vi khỏi mạng 5G. 
Hôm nay, 14/07/2020, chính phủ Luân Đôn thông báo loại tập đoàn viễn thông Hoa Vi của Trung Quốc ra khỏi mạng điện thoại di động 5G của Anh Quốc, bất chấp lời đe dọa trả đũa của Bắc Kinh. Quyết định này được đưa ra sau nhiều tháng chính phủ của thủ tướng Boris Johnson chịu áp lực từ chính quyền Donald Trump, vốn vẫn tố cáo Hoa Vi làm gián điệp cho chế độ Bắc Kinh, cáo buộc mà tập đoàn viễn thông Trung Quốc vẫn bác bỏ.
(AFP) – Bắc Kinh phản ứng việc Pháp hạn chế số chuyến bay. 
Đại sứ quán Trung Quốc ở Paris, hôm 14/07/2020, tỏ ý « rất lấy làm tiếc » về quyết định của Pháp hạn chế số chuyến bay của các hãng hàng không Trung Quốc đến Pháp, cho rằng quyết định này « đơn phương » và « không thể hiểu nổi ». Từ cuối tháng 3, Trung Quốc đã hạn chế rất nhiều số chuyến bay với nước ngoài để ngăn chận các ca nhiễm mới. Từ ngày 6/8, nhiều hãng hàng không nước ngoài, trong đó có Air France, được phép mở lại các chuyến bay, nhưng chỉ được một chuyến đến và đi mỗi tuần. Trong khi đó, cho tới nay, 3 hãng của Trung Quốc (Air China, China Eastern, China Southern) vẫn được bay mỗi hãng một chuyến mỗi tuần, tổng cộng là 3 chuyến/tuần. Để cho công bằng, chính phủ Pháp đã quyết định chỉ cho các hãng hàng không Trung Quốc được bay tổng cộng một chuyến/tuần, giống như Air France.
(Reuters) – Việt Nam chuẩn bị nối lại đường bay thương mại với Trung Quốc. 
Theo thông báo ngày 13/07/2020 của bộ Giao Thông, Việt Nam đã chấp nhận nối lại các chuyến bay đến và xuất phát từ Trung Quốc sau nhiều tháng tạm dừng vì dịch Covid-19. Tuy nhiên, hai bên vẫn đang đàm phán về tần suất và lịch trình các chuyến bay. Ngay từ tháng Hai, Việt Nam đã ngừng các chuyến bay thương mại với Trung Quốc và ngừng cấp thị thực cho du khách nước này.
(AFP) – Tổng thống Kosovo trình diện Tòa Công Lý Quốc Tế La Haye, 
ngày 13/07/2020, để trả lời về các cáo buộc về tội ác chiến tranh liên quan đến ông trong thời gian diễn ra xung đột với Serbia (1998-1999). Tổng thống Kosovo mới bị tòa án ở La Haye hôm 25/06 tống đạt cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội tác chống loài người, trong thời gian ông là chỉ huy lực lượng kháng chiến Quân đội giải phóng Kosovo.
(AFP) – Liên Hiệp Quốc bi quan về nạn đói nghiêm trọng trong năm 2020. 
Bản báo cáo hàng năm về tình trạng thiếu ăn, được Liên Hiệp Quốc công bố ngày 13/07/2020, cho thấy nạn đói đã tác động đến khoảng 690 triệu người, tương đương với 8,9% dân số thế giới, trong năm 2019. Tuy nhiên, tình hình còn có nguy cơ nghiêm trọng hơn trong năm 2020 do dịch Covid-19. Nếu tình hình không được cải thiện, số người phải chịu nạn đói sẽ tăng lên 840 triệu từ nay đến năm 2030.
(Le Monde) – Pháp bắt một công dân phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em trên mạng dark web. 
Trong thông cáo ngày 13/07/2020, chưởng lý Fédérique Porterie tại Bordeaux cho biết một người đàn ông 40 tuổi đã bị bắt ngày 07/07 tại vùng Gironde và là « một trong 10 đối tượng được nhắm đến trên thế giới » của cảnh sát Pháp và quốc tế. Nghi phạm này lưu trữ và phát tán nội dụng khiêu dâm trẻ em trên một số trang dark web từ năm 2014 (trang web không xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm). Thậm chí, nghi phạm còn lạm dụng cả con ruột.

Điểm tin thế giới sáng 14/7:

Máy bay Mỹ bay sát bờ biển Trung Quốc

Lục Du
Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Ba (14/7) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Máy bay Mỹ bay sát bờ biển Trung Quốc
Hôm thứ Hai, một máy bay do thám của Mỹ đã tiến gần địa phận tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (SCMP) nhận định đây là một động thái được Mỹ thiết kế để giám sát các hoạt động quân sự dọc bờ biển phía nam Trung Quốc.
Nhóm chuyên gia đại học Bắc Kinh đã công bố tọa độ hoạt động của máy bay Mỹ trên Twitter, nói rằng máy bay E-8C của Mỹ được ghi nhận hoạt động cách bờ biển Trung Quốc 110 km.
Trước khi được phát hiện lai vãng gần Quảng Đông, E-8C đã có mặt tại căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản và đã bay qua Tokyo vào sáng thứ Hai, theo hình ảnh được tài khoản No Callsign đăng trên Twitter.
Động thái của máy bay Mỹ trùng thời điểm Đài Loan tổ chức cuộc tập trận Hán Quảng thường niên. Cuộc tập trận này vừa khởi động hôm thứ Hai.
Mỹ tiếp tục lên án hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông
Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Mỹ sẽ coi việc Bắc Kinh theo đuổi các hoạt động khai thác tài nguyên ở Biển Đông và các hành vi bắt nạt của họ trên vùng biển này là bất hợp pháp, theo SCMP.
“Chúng tôi nhấn mạnh rằng: việc Bắc Kinh tuyên bố sở hữu các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết khu vực Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, chiến dịch bắt nạt của họ để kiểm soát chúng cũng thế”, ông Pompeo nói.
SCMP bình luận, phát biểu của ông Pompeo là một nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế các hành động lấn lướt ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Việc lên án này gần như chắc chắn có tác dụng tức thì, hơn nữa sẽ làm Bắc Kinh khó chịu.
Pháp hạn chế hàng không Trung Quốc
Reuters đưa tin, Chính phủ Pháp hôm thứ Hai (13/7) đã bắt đầu hạn chế các hãng hàng không Trung Quốc, chỉ cho phép họ bay đến Pháp với mật độ mỗi tuần một chuyến. Paris cho biết họ làm vậy là để đáp trả hành động tương tự của Bắc Kinh đối với các hãng hàng không Pháp.
Đại sứ quán Pháp cho hay, theo thỏa thuận song phương ngày 12/6, Air France được Bắc Kinh cấp quyền thực hiện ba chuyến bay mỗi tuần đến Trung Quốc, nhưng thực tế Bắc Kinh chỉ cho phép hãng hàng không Pháp bay tới Đại Lục một chuyến mỗi tuần.
Cơ quan quản lý hàng không nhà nước Trung Quốc CAAC hiện vẫn chưa có phản ứng nào trước động thái đáp trả của Pháp.
Trung Quốc lại cảnh báo người dân không tới Úc
Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục gia tăng cảnh báo người dân không nên tới Úc, nói rằng nếu họ tới đó thì sẽ bị cơ quan thực thi pháp luật của Úc truy tìm “một cách tùy tiện”, theo AFP.
Chính quyền Trung Quốc đưa ra cảnh báo này chỉ ít ngày sau khi chính phủ Úc tuyên bố sẽ tiếp nhận khoảng 10.000 người Hồng Kông tị nạn sau khi Bắc Kinh thông qua luật an ninh mới.
Một tháng trước, Bắc Kinh cũng cảnh báo người dân nước này không nên tới Úc vì cho rằng có tồn tại tình trạng phân biệt đối xử người Hoa tại xứ sở chuột túi trong bối cảnh đại dịch. Tuy nhiên, chính phủ Úc đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Bắc Kinh, đồng thời nói công dân của bất kỳ quốc gia nào đều được chào đón ở xã hội Úc.
WHO đưa ra cảnh báo tiêu cực về dịch Covid
SBS News đưa tin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Hai cảnh báo có quá nhiều quốc gia đang có phản ứng rối loạn trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán, tức là thế giới khó có thể sớm trở lại bình thường.
Sau khi ghi nhận 230.000 trường hợp nhiễm Covid mới được báo cáo hôm Chủ nhật (12/7), WHO nhận định đại dịch sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn trừ khi mọi người đảm bảo những biện pháp phòng ngừa cơ bản gồm giãn cách xã hội, rửa tay, đeo khẩu trang và ở nhà nếu bị bệnh.
Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cảnh báo rằng một số quốc gia dỡ bỏ tình trạng phong tỏa hiện đang chứng kiến sự hồi sinh của dịch viêm phổi Vũ Hán vì họ không tuân theo các phương pháp phòng chống bệnh đã được chứng minh có thể giảm rủi ro lây nhiễm.
“Tôi muốn thẳng thắn với các bạn: sẽ không thể về được trạng thái ‘bình thường trước đây’ trong tương lai gần”, tiến sĩ Tedros nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo ngắn. “Quá nhiều quốc gia đang đi sai hướng. Virus vẫn là kẻ thù công khai số một, nhưng hành động [và nhận thức ] của nhiều chính phủ và người dân không phản ánh điều này”.

Điểm tin thế giới tối 14/7:

Philippines ủng hộ Mỹ

bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Hải Lam
Mục Điểm tin thế giới tối thứ Ba (14/7) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Philippines ủng hộ Mỹ bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Bộ Quốc phòng Philippines hôm nay bày tỏ sự nhất trí với Mỹ sau khi Washington ra tuyên bố bác bỏ hầu hết yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông.
“Chúng tôi nhất trí cao với lập trường của cộng đồng quốc tế rằng cần phải có một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết trong thông cáo hôm nay.
Ông Lorenzana cũng kêu gọi chính phủ Trung Quốc tuân thủ các phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) năm 2016 và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Trung Quốc phản đối thông cáo của Mỹ về Biển Đông
Chính quyền Trung Quốc hôm nay tuyên bố họ kiên quyết phản đối thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, theo Reuters.
Bắc Kinh tuyên bố cáo buộc từ phía Washington đối với nước này là “hoàn toàn phi lý”.
Khảo sát: Đa số người có tín ngưỡng ủng hộ ông Trump tái đắc cử
Democracy Institute/Sunday Express hôm thứ Ba (14/7) công bố kết quả khảo sát cho thấy, đa số người Mỹ có tín ngưỡng ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử.
Cuộc khảo sát về đối đầu giữa Tổng thống Trump và ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden được Democracy Institute phối hợp với Sunday Express thực hiện từ ngày 1/7 đến 3/7 với sự tham gia của 1.500 đáp viên. Sai số khảo sát là +-2,5%.
Theo kết quả khảo sát, ông Trump và ông Biden hòa nhau ở phiếu phổ thông, với 47% phiếu ủng hộ. Trong khi, ở phiếu Đại cử tri, ông Trump dẫn ông Biden 309 so với 229.
Chia theo tín ngưỡng của cử tri, ông Trump nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng tôn giáo. 90% người Công giáo Phúc âm (Evangelical Christians) ủng hộ ông Trump, chỉ có 8% cho biết sẽ bỏ phiếu cho ông Biden.
56% người theo đạo Tin lành ủng hộ ông Trump, 42% bỏ phiếu cho ông Biden. 52% người theo Công giáo Roma ủng hộ ông Trump, trong khi 44% ủng hộ ông Biden.
Ông Biden nhận được sự ủng hộ của đa số người theo Do Thái giáo (61%) và những người vô thần (90%).
Anh phạt tiền người không đeo khẩu trang
Chính phủ Anh hôm 13/7 thông báo người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi mua sắm tại các cửa hàng kể từ ngày 24/7 tới, nếu không có thể bị phạt tới 125 USD, theo hãng thông tấn AP.
“Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc đeo khẩu trang trong một không gian kín giúp bảo vệ các cá nhân và người xung quanh khỏi nCoV”, Văn phòng Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết.
Những ai không tuân thủ có thể bị phạt tới 100 bảng (125 USD), căn cứ theo luật y tế công cộng của Anh.
Đài Loan tặng Los Angeles, Mỹ 400.000 khẩu trang
Phòng Thương mại Mỹ – Đài Loan hôm nay đã quyên tặng 400.000 khẩu trang phẫu thuật cho Los Angeles để hỗ trợ khu vực này chống dịch Covid-19, theo Taiwan News.
Bà Kathryn Barger, giám sát viên quận Los Angeles cho biết đây là đợt quyên tặng lớn nhất mà quận nhận được kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Đại diện cho 10 triệu cư dân trong quận, bà Barger cảm ơn chính phủ Đài Loan và văn phòng Thương mại Mỹ – Đài vì hành động tốt đẹp của họ. Bà nói thêm rằng khẩu trang sẽ được phân phát cho các nhân viên y tế tuyến đầu.

Tin Việt Nam – 14/07/2020

Tin Việt Nam – 14/07/2020

Một vài viên chức cộng sản bị bắt

Tin Vietnam.- Truyền thông nhà cầm quyền ngày 13 tháng 7 năm 2020 loan tin, cơ quan Cảnh sát điều tra bộ Công an Cộng sản Việt Nam đã ra quyết định truy nã đối với bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu thứ trưởng bộ Công thương Cộng sản.
Trước đó, vào ngày 9 tháng 7 năm 2020, phía bộ Công an Cộng sản đã quyết định khởi tố bị can, bắt giam giam, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với: ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Công thương, bà Hồ Kim Thoa, cựu Thứ trưởng bộ Công thương và Phan Chí Dũng, cựu Vụ trưởng vụ Công nghiệp bộ Công thương Cộng sản. 3 bị can này bị khởi tố về hành vi vi phạm quy định về cai quản, sử dụng tài sản Nhà nước Cộng sản gây thất thoát, lãng phí.
Tuy nhiên, bà Thoa đã bỏ trốn trước khi bị khởi tố nên phía Công an đã ra quyết định truy nã. Ngoài ra, ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng bộ Công thương cũng đang được phía bộ Công an Cộng sản đề nghị xem xét, giải quyết kỷ luật về đảng cũng như cầm quyền.
Trong một diễn biến khác, báo Tuổi trẻ loan tin, vào tối ngày 13 tháng 7, cơ quan an ninh điều tra bộ Công an Cộng sản đã khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc của 3 nghi phạm là “tay chân” thân cận của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch thành phố Hà Nội.
3 người gồm Nguyễn Anh Ngọc, làm tại phòng thư ký biên tập, tổ giúp việc Uỷ ban thành phố Hà Nội, Nguyễn Hoàng Trung, tài xế của ông Chung và Phạm Quang Dũng viên chức cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu bộ Công an. 3 người này bị cáo buộc là nghi phạm có hành vi “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.
Từ 3 nghi phạm này, dư luận mạng xã hội Việt Nam đồn đoán rằng, mục tiêu tiếp theo của nhà cầm quyền sẽ là ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch thành phố.
An Nhiên

Thành viên tổ giúp việc Chủ tịch UBND Hà Nội

 bị cáo buộc chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an hôm 13/7 đã khám xét chỗ ở, nơi làm việc của ba người do bị nghi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, trong đó có 2 người là thành viên tổ giúp việc của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết ba người bị cáo buộc gồm: Nguyễn Hoàng Trung, 37 tuổi, lái xe của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Nguyễn Anh Ngọc, 46 tuổi, Phó trưởng Phòng thư ký biên tập, tổ giúp việc UBND thành phố Hà Nội; và Phạm Quang Dũng, 37 tuổi, cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu – C03, Bộ Công an.
Theo thông cáo báo chí của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, ba người này bị cáo buộc vi phạm điều 337 Bộ luật Hình sự 2015: ‘Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước’, tuy nhiên cơ quan này chưa công bố nội dung vi phạm của ba người vừa nêu.
Hiện cơ quan chức năng cũng chưa công bố thông tin, liệu có ra quyết định khởi tố bị can và tạm giam hay không.
Theo điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015, những người cố ý làm lộ hoặc mua bán bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 110 của bộ luật này, thì bị phạt 2-15 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

Vì sao các cựu lãnh đạo TPHCM

liên quan vụ Thủ Thiêm chưa bị truy tố?

Một loạt cán bộ lãnh đạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) vừa bị khởi tố về tội ‘Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãnh phí theo Điều 219 Bộ Luật hình sự năm 2015.
Người có chức vụ cao nhất bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao quyết định khởi tố hôm 10/7 là Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) TPHCM Trần Vĩnh Tuyến; kế đến là ông Trần Trọng Tuấn – Phó chánh Văn phòng Thành ủy TPHCM; Phan Trường Sơn – Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc; Trần Quốc Đạt – Phó phòng Phát triển nhà và Thị trường bất động sản; và Lê Tấn Hòa – chuyên viên Sở Xây dựng.
Vì sao chỉ những cán bộ cấp phó có sai phạm đất đai bị khởi tố? Còn những vị cựu lãnh đạo thành phố như Lê Thanh Hải, tức Hai Nhựt; Nguyễn Văn Đua, tức Ba Đua; Tất Thành Cang tức năm Cang và Lê Hoàng Quân… mặc dù bị chính quyền kết luận có sai phạm trong vụ Thủ Thiêm, nhưng chỉ bị kỷ luật mà vẫn chưa truy tố?
Đó là điều hiển nhiên, ai cũng nhận thấy, vì hiện nay nhóm lợi ích Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang… đang chiếm tỷ lệ rất lớn trong Thành Ủy, thành ra chưa ai có thể đụng đến nhóm lợi ích này được.
-Cao Thăng Ca
Ông Cao Thăng Ca, một dân oan Thủ Thiêm, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, hôm 13 tháng 7 năm 2020, liên quan việc này cho biết:
“Đó là điều hiển nhiên, ai cũng nhận thấy, vì hiện nay nhóm lợi ích Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang… đang chiếm tỷ lệ rất lớn trong Thành Ủy, thành ra chưa ai có thể đụng đến nhóm lợi ích này được. Và khi chưa đụng được nhóm này thì có đối thoại cũng sẽ chỉ nói láo mà thôi, vì không có căn cứ pháp lý để thực hiện. Chúng tôi thấy những bằng chứng, họ giải quyết vụ 4,3 hecta ngoài ranh, nhưng vẫn căn cứ quyết định thu hồi đất 1997, vẫn căn cứ quyết định 135, 123, 06… áp dụng cho Thủ Thiêm, thì đây là sự lộng quyền trắng trợn, vi phạm pháp luật lộ liễu, không thể chấp nhận.”
Ông Nguyễn Đình Đệ, cũng là một dân oan Thủ Thiêm, nói với Đài Á Châu Tự Do, hôm 13 tháng 7 năm 2020:
“Những người mà tôi đã yêu cầu khởi tố là Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang… bắt giam và bắt những người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước nhân dân quận 2, vì những sai phạm của những người này. Nhưng đến giờ này, những người này vẫn chưa bị khởi tố, và lý do duy nhất là quyền lợi của phe nhóm còn cài cắm lại quá nhiều. Ông Lê Thanh Hải đã giữ chức Bí thư và Chủ tịch TPHCM hơn 15 năm, đã cài cắm những chân rết, những thế lực của mình vào tất cả những ban ngành. Nên bây giờ mà muốn đem những người này ra xử lý thì phải nói là rất khó.”
Hồi đầu năm 2020, ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét đề nghị kỷ luật vì những sai phạm trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng Ban Thường vụ Thành Ủy TPHCM mà đứng đầu là ông Lê Thanh Hải đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra để xảy ra nhiều vi phạm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gây hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội…
Ngoài ông Lê Thanh Hải, còn có một số lãnh đạo cấp cao khác của thành phố, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định có sai phạm là: ông Lê Hoàng Quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND thành phố; ông Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố; ông Vũ Hùng Việt, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố…
Đến ngày 20/3, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đảng cộng sản Việt Nam quyết định thi hành kỷ luật hai vị lãnh đạo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015 là ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành uỷ và ông Lê Hoàng Quân, cựu Chủ tịch thành phố.
Nhưng cơ quan này nói vi phạm của hai ông, Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy và Vũ Hùng Việt, nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM sẽ phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách, nhưng đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng.
Vì sao với những sai phạm bị cho là nghiêm trọng ở Thủ Thiêm, mà các vị cựu lãnh thành phố chỉ bị xử lý ở mức kỷ luật, thậm chí có người còn không bị kỷ luật vì hết thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng?
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do cho biết, theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những người lãnh đạo của thành phố trong nhiệm kỳ trước phải chịu trách nhiệm trước những quy định của pháp luật, phải xử lý về mặt cán bộ. Đối với các hành vi gây thất thoát tài sản, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, thì luật đất đai, luật hình sự quy định rất là rõ, có những điều quy định để xử lý những người gây thất thoát tài sản nhà nước, nhẹ thì sẽ xử lý về mặt hành chính, nặng thì phải xử lý về mặt hình sự.
Đây là những con tốt thí thôi, kẻ chủ mưu chưa vào tròng. Người dân quận 2 và tôi rất mong rằng, những người đã gây ra tội ác cho bà con Thủ Thiêm phải bị trừng trị thích đáng.
-Nguyễn Đình Đệ
Tuy nhiên, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết, thông thường tội danh như ông Lê Thanh Hải sẽ bị truy tố theo tội ‘cố ý làm trái quy định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng’. Tuy nhiên ông nói tiếp:
“Tội danh này khi qua Bộ luật hình sự mới nó đã bị hủy bỏ, tuy nhiên, hành vi của ông Hải được lập khi điều luật này đang có giá trị, cho nên nếu giải quyết theo pháp luật và truy tố theo luật hình sự thì ông Hải phải chịu tội danh ‘Cố ý làm trái quy định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng’. Tội danh này có hình phạt rất là nặng và có thể lên đến án phạt chung thân.”
Đánh giá về phương diện pháp lý, theo Luật sư Mạnh, thì ông Hải cần thiết phải bị đưa ra để khởi tố thành một vụ án hình sự, nhằm chứng tỏ nguyên tắc rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, từ người dân thường cho đến quan chức cao cấp nhất thì đều nằm trong phạm vi nguyên tắc đó. Ông nói tiếp:
“Rõ ràng lãnh đạo thành phố trong những thời kỳ quản lý đã gây ra những sai phạm rất nghiêm trọng về vấn đề pháp lý đối với Thủ Thiêm. Một phần trong số những người đó hiện nay vẫn chưa bị xử lý như ông Tất Thành Cang hoặc ông Lê Thanh Hải – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố chẳng hạn. Những người này gần như chưa bị pháp luật sờ gáy thì khó có thể nói gì khác được.”
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, khi trả lời báo chí trong nước hôm 11/7, liên quan việc Phó chủ tịch UBND thành phố Trần Vĩnh Tuyến và 4 cán bộ khác vừa bị khởi tố, cho biết, mỗi một kỷ luật của Đảng về cán bộ là ông rất đau xót.
Ông Cao Thăng Ca nhận định về câu nói của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân:
“Ông Nhân nói xử lý cán bộ đau lòng, thì người dân chúng tôi càng cảm thấy uất hận hơn. Tại sao khi cán bộ gây đau thương, tang tóc cho dân Thủ Thiêm thì ổng không đau lòng, việc này cho thấy ổng là người như thế nào? Như ngày 1/10/2019, ông Nhân nói mở bản đồ ra thì thấy 5 khu phố, 3 phường nằm trong ranh Thủ Thiêm, nhưng hoàn toàn những bản đồ đó, và quy hoạch đó là giả, không đúng luật pháp. Nên ông Nhân nói vậy dân chúng tôi càng bức xúc và mất niềm tin hơn.”
Ngoài 4 cán bộ vừa bị truy tố, hôm 1/7, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng đã công bố kỷ luật 66 cán bộ bị xét có sai phạm tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm và sẽ báo cáo kết quả xử lý với Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngay trong tháng 7/2020.
Ông Nguyễn Đình Đệ, nhận định:
“Đây là những con tốt thí thôi, kẻ chủ mưu chưa vào tròng. Người dân quận 2 và tôi rất mong rằng, những người đã gây ra tội ác cho bà con Thủ Thiêm phải bị trừng trị thích đáng, chứ bắt những tay này chỉ là những tay cò con. Tham nhũng ở Việt Nam mang tính hệ thống, có các thế lực sân sau để bảo kê… Còn như ông Tuyến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, thì chỉ là con cá nhỏ… nhưng người dân thành phố cũng như Thủ Thiêm cũng rất vui, vì ông Tuyến là người cũng có liên quan Thủ Thiêm bị bắt. Chúng tôi cũng mong rằng, sắp tới nhà nước sẽ có những mẻ lưới lớn hơn, bắt được những con cá lớn hơn.”
Theo ông Đệ, ngày nào chưa giải quyết được những tay chân, thuộc hạ, của phe nhóm Lê Thanh Hải cài cắm lại, thì ngày đó người dân Thủ Thiêm không bao giờ đòi được công bằng. Và nếu ông Lê Thanh Hải chưa bị bắt, thì vấn đề Thủ Thiêm chưa giải quyết được.

VN: Cướp tiền ảo Pincoin

 tương đương ‘35 tỷ đồng’, định tội thế nào?

Bùi Thư
Bộ Công an vừa khởi tố hai cán bộ công an liên quan đến vụ bắt cóc doanh nhân và cướp tiền ảo Pincoin tương đương ”35 tỷ đồng” trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây, một vụ việc để lại nhiều thách thức pháp lý.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can, nguyên là cán bộ công an có liên quan đến vụ cướp, báo Vietnamnet hôm 13/7 đưa tin. Tính đến nay, công an đã khởi tố 9 người về hành vi bắt cóc và cướp tài sản trong vụ này.
Vụ cướp táo tợn
Báo Vietnamnet dẫn nguồn tin riêng cho hay có đến năm người nguyên là cán bộ công an thuộc một phòng nghiệp vụ của Công an TP HCM và công an các quận ở thành phố này tham gia vào vụ cướp. Trong đó, hai người đang là cán bộ công an vào lúc vụ việc xảy ra, sau đó bị loại khỏi ngành và bị khởi tố là Nguyễn Quốc Dũng và Nguyễn Anh Tuấn. Sau khi thực hiện vụ cướp, các cán bộ công an Dũng và Tuấn được chia hàng trăm triệu đồng. Đến khi sự việc bị phát giác, hai người này đã nộp lại số tiền để khắc phục hậu quả.
Dũng và Tuấn cùng một số cán bộ công an khác được nhóm bị can chính mời tham gia để đòi lại tiền bị mất khi đầu tư vào tiền ảo Pincoin theo lời rủ rê của Lê Đức Nguyên (tự Lucas, sinh 1988, quê Bình Định, tạm trú quận 2, TP HCM). Trong đó, Dũng và Tuấn đã hướng dẫn nhóm bị can cách thức dàn cảnh va chạm ô tô với ông Nguyên rồi bắt cóc cả gia đình ông nhằm cướp số tiền ảo Pincoin có giá trị quy đổi 35 tỷ đồng, theo Vietnamnet.
Về diễn biến vụ cướp, báo VNExpress dẫn thông tin từ cơ quan điều tra cho hay, vào giữa tháng Năm, gia đình ông Lê Đức Nguyên chạy xe hơi từ Lâm Đồng về Sài Gòn. Khi đến đường dẫn vào cao tốc Long Thành – Dầu Giây – TP HCM (đoạn thuộc tỉnh Đồng Nai), xe ông va chạm với một xe khác. Khi ông Nguyên xuống xe giải quyết, lập tức ba xe hơi khác tiếp cận. Hơn 10 thanh niên cầm súng, dao, kim tiêm dính máu ập vào khống chế, bịt mắt, tách người chồng đưa lên xe chở đi. Người vợ và bé gái vài tháng tuổi được đưa sang ô tô khác. Chiếc xe của gia đình cũng được nhóm này cử người lái theo sau lên cao tốc chạy về hướng TP HCM.
Trên đường đi, ông Nguyên bị đánh, bị đe dọa sẽ giết vợ, tiêm máu có HIV vào bé gái và yêu cầu cung cấp mật khẩu ví điện tử. Lo sợ cho tính mạng vợ con, doanh nhân này đành cung cấp tài khoản ví điện tử để nhóm chuyển số tiền ảo Pincoin tương đương 35 tỷ đồng sang tài khoản khác.
Nhóm cướp tiếp tục bắt ông Lê gọi điện cho người thân chuyển thêm 9,5 triệu USD vào ví điện tử để chiếm đoạt, song bất thành. Sau khi bỏ gia đình nạn nhân ở khu vực vắng thuộc quận 2, nhóm cướp bỏ trốn.
Việc số tiền bị cướp là loại tiền ảo Pincoin được quy đổi thành 35 tỷ đồng, chứ không phải là cướp tiền mặt chính là điểm khiến sự việc trở thành một thách thức pháp lý, trong bối cảnh luật pháp Việt Nam không thừa nhận tiền ảo.
Cướp tiền ảo, định tội thế nào?
Ở sự việc trên, các hành vi bắt cóc, đe dọa tính mạng, cướp tài sản đều bị cấm theo pháp luật Việt Nam nên có cơ sở để xử lý. Tuy nhiên, hành vi cướp tiền ảo Pincoin có thể gây ra tranh cãi pháp lý.
Nhà chức trách Việt Nam từng nhiều lần bàn về vấn đề tiền ảo, “nhưng đến nay, chưa có một văn bản pháp lý nào thừa nhận tiền ảo là một loại tiền được phép sử dụng như tiền đồng hoặc các ngoại tệ. Kể cả hệ thống pháp luật dân sự cũng chưa có quy định nào xem tiền ảo là một loại tài sản, hàng hóa”, luật sư Lê Trung Phát từ Hãng luật Lê Trung Phát (TP HCM) nói trong cuộc trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 14/7.
Theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 1 của Nghị định 80/2016 về thanh toán không dùng tiền mặt, thì “phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”. Như vậy, trong các phương tiện thanh toán ấy, không có phương tiện thanh toán bằng tiền ảo.
“Việc sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán không những không được pháp luật ở Việt Nam bảo hộ, mà có thể còn bị xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định tại Khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự) với số tiền bị phạt là từ 50 đến 100 triệu đồng”, luật sư Phát cho biết.
“Bên cạnh đó, người làm giả phương tiện thanh toán còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”.
Trường hợp hành động này gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên thì có thể bị khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015.
Dẫn chiếu những quy định pháp luật trên, luật sư Lê Trung Phát cho rằng đối với số tiền được cho là nhóm người này đã cướp của bị hại với trị giá là 35 tỷ đồng, cơ quan chức năng cần làm rõ nhiều điểm quan trọng.
“Thứ nhất, cơ sở nào để định giá giá trị là nạn nhân đã bị cướp 35 tỷ đồng? Đó là số tiền tương ứng với số tiền gốc mà các bị cáo trước kia đã bỏ ra mua tiền ảo? Hay nó dựa vào giá trị tiền ảo đã bị các bị bị cáo chuyển ra khỏi ví điện tử của bị hại được tính toán theo giá trị trường tiền ảo tại lúc chuyển?”, ông Phát đặt vấn đề.
“Việc xác định giá là vô cùng khó khăn. Bởi nếu xác định theo số tiền gốc bỏ ra tại thời điểm mua, thì nó lại không có cơ sở, bởi tiền ảo không được xem là tài sản hay hàng hóa được lưu thông”, luật sư Phát phân tích. “Nếu xác định theo giá thị trường tiền ảo tại thời điểm chuyển ra khỏi ví, thì nó cũng không đảm bảo tính khách quan. Bởi thị trường giao dịch của tiền ảo không tuân thủ theo các quy luật thị trường khác như chứng khoán, vàng… Nếu thật sự không làm rõ được phần giá trị bị cướp, nó sẽ có ảnh hưởng đến khung hình phạt mà các bị cáo có thể bị áp dụng, vô tình có thể để lại một vụ án gây nhiều tranh cãi”.
Trên báo Thanh Niên, luật sư Lê Ngọc Luân từ Hãng luật Gold Key (TP HCM), chia sẻ: “Vì pháp luật đang có những thiếu sót và chưa quy định rõ trong trường hợp này, nên cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể ở đây là cơ quan điều tra, phải xem xét hết sức cẩn trọng để không làm oan người vô tội cũng như không bỏ lọt tội phạm”.
Ông Luân cho rằng việc luật pháp chưa có đầy đủ quy định cho hoạt động giao dịch tiền ảo “là một thiếu sót”.
“Do đó tôi nghĩ rằng cơ quan lập pháp cần sớm ban hành quy định để điều tiết và xem xét đến việc lưu hành đồng tiền ảo này để xem đó có phải là hàng hoá hay không. Nếu xem là hàng hóa thì đó có phải một loại hàng hóa đặc biệt hay không? Có được xem như một loại đồng tiền hay không?”
“Khi có những chế tài, những quy định rõ thì chúng ta sẽ tránh xảy ra những trường hợp như vừa rồi, cũng như tránh những trường hợp đáng tiếc từ việc lưu thông đồng tiền ảo đang diễn ra trên thị trường”, luật sư Lê Ngọc Luân kiến nghị.

Y án 19 năm tù cho Cựu chủ tịch quỹ tín dụng

gây thiệt hại 1.000 tỷ

Tòa án Nhân dân Cấp cao thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 14/7 tuyên y án sơ thẩm 19 năm tù đối với ông Văn Văn Nghĩa, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ Tín dụng Nhân dân (QTDND) Tân Tiến về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại hơn 1.000 tỉ đồng.
Báo trong nước dẫn nội dung phiên xử phúc thẩm loan tin cùng ngày.
Tin cho biết, phiên phúc thẩm được mở do ông Văn Văn Nghĩa làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm diễn ra ngày 21/11/2019. Tuy nhiên, ông Nghĩa đã rút yêu cầu kháng cáo đối với phần dân sự. Trong phần hình sự, HĐXX tuyên y án sơ thẩm 19 năm tù.
Theo cáo trạng phiên xử, ông Văn Văn Nghĩa thành lập Doanh nghiệp tư nhân Văn Tiến Nghĩa năm 2004, sau đổi thành Công ty TNHH MTV Văn Tiến Nghĩa.
Đến năm 2011, ông Nghĩa thành lập QTDND Tân Tiến có ban điều hành, kiểm soát hoạt động huy động tiền gửi của người dân trên địa bàn các phường thuộc thành phố Biên Hòa.
Sau đó vào năm 2014, ông Nghĩa đã chiếm đoạt tiền của QTDND Tân Tiến 10 tỉ đồng để mua QTDND Dầu Giây đang bị thua lỗ với giá 0 đồng, rồi mua QTDND Thanh Bình vào năm 2016. Tại thời điểm mua, nguồn vốn huy động của quỹ Thanh Bình còn dư gửi tại các tổ chức tín dụng khác khoảng 120 tỉ đồng.
Tính đến ngày 23/11/2017, ông Nghĩa vẫn đang huy động vốn vay tại ba quỹ với tổng số tiền 1.234 tỉ đồng của 6.310 sổ tiết kiệm.
Ông Nghĩa chỉ đạo nhân viên vay thật hơn 146 tỉ đồng từ số tiền huy động được tại ba quỹ, còn gần 1.100 tỉ đồng thì huy động ngoài sổ sách kế toán, lập hồ sơ tín dụng cho vay không có khách hàng thật, chi lương khống cho hai người.
Số tiền còn lại được ông Nghĩa gửi lại các tổ chức tín dụng, đầu tư xây dựng chung cư nhà ở kết hợp thương mại, góp vốn đầu tư vào bệnh viện, làm chứng thư bảo lãnh thi công dự án BOT quốc lộ 53 Long Hồ – Ba Si, đoạn Vĩnh Long – Trà Vinh.
Ngoài ra, ông Nghĩa còn dùng số tiền chiếm đoạt mua 40 thửa đất cùng nhiều phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị với tổng số chiếm đoạt là 563,7 tỉ đồng.

Đại án ngân hàng BIDV sẽ được xử vào ngày 20/7

Đại án xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) gây thất thoát hơn 1600 tỷ đồng sẽ được mang ra xét xử tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội bắt đầu từ ngày 20/7 tới đây.
Truyền thông trong nước loan tin cho biết phiên xử vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng BIDV dự kiến diễn ra trong vòng 10 ngày.
12 bị cáo có liên quan vụ án sẽ được mang ra xử tội, trong đó có 8 lãnh đạo cấp cao và nhân viên của BIDV như các ông bà Trần Lục Lang (cựu Phó Tổng Giám đốc BIDV phụ trách quản lý rủi ro), Đoàn Ánh Sáng (cựu Phó Tổng Giám đốc BIDV phụ trách khách hàng doanh nghiệp), Kiều Đình Hòa (cựu Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (cựu Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), Ngô Duy Chính (nguyên Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành), Nguyễn Xuân Giáp (nguyên Phó Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành)…
Ông Trần Bắc Hà (nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV) được xác định là chủ mưu, cầm đầu trong vụ án đã tử vong trong trại giam hồi tháng 7/2019. Cái chết của vị quan chức này bị dư luận cho có nhiều uẩn khúc.
Cơ quan tố tụng kết luận từ năm 2011 đến 2016, ông Trần Bắc Hà đã lợi dụng chức vụ, chỉ đạo cấp dưới BIDV chi nhánh Hà Tĩnh, Hà Thành cho Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Du lịch Trung Dũng vay vốn trái quy định.
Việc vay và sử dụng vốn không đúng mục đích, thông qua các nhà thầu chiếm đoạt tiền giải ngân đã khiến BIDV mất 1672 tỷ đồng. Cơ quan điều tra xác định tổng dư nợ của Công ty Bình Hà tại BIDV không có khả năng thu hồi là gần 800 tỷ đồng.
Ngoài ra con trai của ông Trần Bắc Hà (hiện đang bị truy nã) và các bị cáo khác đã chiếm đoạt tiền bán bò của Công ty Bình Hà để góp vốn cá nhân, chứng minh đối ứng với BIDV để tiếp tục giải ngân vốn để sử dụng mục đích khác. Tổng số tiền các bị cáo chiếm đoạt của BIDV là gần 150 tỷ đồng, tuy nhiên tin nói các bị cáo đã khắc phục 128 tỷ.
Công ty Trung Dũng bị xác định có dư nợ hơn 600 tỷ đồng không có khả năng hoàn trả. Một số bị cáo khác bị xác định có hành vi chiếm đoạt tài sản của BIDV hơn 260 tỷ đồng.

Kết luận điều tra vụ án vợ chồng Đường Nhuệ

 về cố ý gây thương tích

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình ngày 14/7 vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án liên quan đến vợ chồng “Đường Nhuệ” và nhóm đàn em về tội cố ý gây thương tích cho một phụ xe khách.
Truyền thông trong nước loan tin dẫn kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra cho biết xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ giữa anh Trịnh Ngọc Anh và chị Trần Việt Vân trong việc gửi nhận tài liệu từ Thái Bình đến Hà Nội, Nguyễn Xuân Đường tức “Đường Nhuệ” yêu cầu anh Trịnh Ngọc Anh tới nhà xin lỗi, sau đó cùng Nguyễn Thị Dương thống nhất cùng 4 người khác được cho là “đàn em” tạo lý do khác để đánh nạn nhân tại tầng 2.
Đối với Nguyễn Thị Dương, cơ quan điều tra cho rằng có hành vi thống nhất việc đưa nạn nhân lên tầng 2 để xử lý và trong quá trình tấn công đã có hành vi chửi bới, đe dọa và tham gia đánh.
Cơ quan điều tra kết luận cho rằng, hành vi của vợ chồng Đường Nhuệ và các đàn em thể hiện việc coi thường pháp luật, có tính côn đồ, gây bức xúc trong dư luận. Do đó, công an tỉnh Thái Bình khẳng định đã đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” theo điều 134 Bộ luật hình sự.
Còn chị Trần Việt Vân dù có mâu thuẫn với nạn nhân nhưng không nhờ vợ chồng Đường Nhuệ giải quyết nên không bị xử lý. Phía nạn nhân anh Trịnh Ngọc Anh bị tổn hại sức khỏe 14% và yêu cầu bồi thường số tiền 95 triệu đồng.
Theo bản kết luận điều tra, sau khi xảy ra vụ án cố ý gây thương tích, cơ quan chức năng đã tiến hành khám xét nơi ở vợ chồng Đường Nhuệ và thu giữ nhiều điện thoại, một số loại vũ khí như gậy sắt, kiếm và côn nhị khúc. Đồng thời, thu giữ số tiền hơn 1,2 tỷ đồng trong quá trình khám xét nơi ở và truy nã Nguyễn Xuân Đường.

Đề nghị giảm trách nhiệm hình sự

cho cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Cơ quan Điều tra Bộ Công an đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng “xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” cho cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trong quá trình truy tố và xét xử.
Đề nghị này được đưa ra trong bối cảnh ông Hoàng cùng một số nghi phạm khác bị đề nghị truy tố vào ngày 13/07 sau khi Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra.
Kết luận điều tra nói trong quá trình điều tra vụ án các bị can “có thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, quá trình công tác đều có thành tích, được tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen,” truyền thông Việt Nam đưa tin.
Báo Vietnamnet đưa tin bị can Vũ Huy Hoàng bị “các bệnh lý về tim và ung thư tiền liệt tuyến” và một bị can khác bị “ung thư thực quản”.
Trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, ông Vũ Huy Hoàng được dẫn lời thừa nhận “trách nhiệm người đứng đầu”.
Tuy nhiên ông nói “trách nhiệm chính” về vụ án bị cho là có sai phạm về quản lý đất đai lớn thuộc về cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa.
Bà Thoa hiện đang bị truy nã và cơ quan điều tra Bộ Công an nói “tạm đình chỉ điều tra.. khi nào bắt được sẽ phục hồi điều tra và xử lý sau”.
Bà Hồ Thị Kim Thoa từng bị kỷ luật hồi đầu năm 2017
Vụ án này được mô tả là thủ đoạn “dịch chuyển dần tài sản” từ công sang tư xảy ra tại một “khu đất vàng” ở trung tâm TP HCM có diện tích hơn 6000 m2.
Khu đất (2-4-6 Hai Bà Trưng) được mô tả là do Bộ Công thương giao cho Tổng công ty Sabeco (doanh nghiệp Nhà nước vốn Nhà nước) để quản lý, sử dụng, đầu tư, xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, hội nghị, và văn phòng cho thuê và “không được thành lập pháp nhân mới”.
Tuy nhiên bà Thoa được cho là có “hành vi đồng lõa” với cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khi báo cáo ông Hoàng phê duyệt và ký các văn bản chấp thuận chủ trương cho Tổng công ty Sabeco liên doanh, liên kết thành lập Công ty Sabeco Pearl (công ty tư nhân).
Quá trình thoái vốn nhà nước tại công ty Sabeco Pearl được thực hiện vào năm 2016 được mô tả là lợi dụng chủ trương thoái vốn của Chính phủ và thực hiện “ý kiến chỉ đạo” của ông Vũ Huy Hoàng, nhưng do bà Thoa ký các văn bản chỉ đạo.
Một doanh nghiệp 100% vốn tư nhân có tên là Công ty cổ phần Đầu tư Quảng trường Mê Linh (tiền thân là công ty Sabeco Pear lhiện là đơn vị đứng tên quyền sử dụng đất khu đất này.
Việc cho thuê đất trái qui định và dần dịch chuyển quyền sử dụng đất khu đất nói trên cũng liên quan tới các sở, ngành thuộc Ủy ban Nhân dân TP.HCM.
Hồi tháng 11/2018, sai phạm tại dư án 2-4-6 Hai Bà Trưng đã bị phát hiện. Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố ông Nguyễn Hữu Tín (62 tuổi, cựu Phó chủ tịch TP HCM), Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường) và một số cán bộ về tội ”Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai”.
Kết luận điều tra, theo truyền thông tại Việt Nam, nói hành vi của bà Hồ Thị Kim Thoa “diễn ra trong thời gian dài, có tính hệ thống, cố ý làm trái các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn cho Ngân sách Nhà nước, cấu thành tội Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước, gây thất thoát lãng phí”.

Người dân lo ngại gì

khi CSGT được trang bị thêm nhiều loại súng?

CSGT được trang bị thêm vũ khí và công cụ hỗ trợ
Thông tư số 65/2020 của Bộ Công an thay thế cho Thông tư số 1/2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/8 tới đây.
Theo Điều 11 của Thông tư số 65 quy định cảnh sát giao thông (CSGT) được trang bị vũ khí và công cụ hỗ trợ bao gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, dùi cui điện, áo giáp và còng số 8.
Thông tư mới nêu rõ “Việc trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ phải thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Trước sự quan tâm của dân chúng về Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, Báo Người Lao Động Online, vào ngàyy 13/7, nhắc lại lời giải thích của Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, khi ông nhận định về Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, quy định Công an Nhân dân được sử dụng một số loại vũ khí, công cụ hỗ trợ. Vào cuối năm 2019, trong vai trò là Cục trưởng Cục CSGT, thuộc Bộ Công an, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng nói rằng Thông tư số 01/2016 chưa được nêu cụ thể CSGT được sử dụng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ gì nên dự thảo thông tư mới phải bổ sung. Việc trang bị súng trường, súng tiểu liên là phù hợp với hoạt động của lực lượng CSGT.
Hôm rồi, tôi đã chứng kiến tụi cướp giật cái điện thoại của một thanh niên và đã xịt hơi cay vào người dân đi đường để khỏi đuổi theo bọn chúng. Tôi và những người đi sau trên đường đều bị dính hơi cay luôn. Nếu như Thông tư này, họ sử dụng đúng mục đích đảm bảo an ninh trật tự hơn nữa, kịp thời xử lý những đối tượng gây trở ngại cho người dân hay truy bắt cướp giật, ma túy, trộm cắp…thì cũng nên trang bị thêm. Nhưng mà trang bị như bình xịt hơi cay, dùi cui…chứ không cần tới súng trường hay súng tiểu liên
-Một cư dân Sài Gòn
Ông Hùng, một cư dân tại Đồng Nai, vào tối hôm 13/7 chia sẻ với RFA về Thông tư số 65 của Bộ Công an mà ông vừa biết được qua các phương tiện truyền thông Việt Nam phổ biến:
“Lực lượng CSGT mà được trang bị vũ khí tối tân thì cũng tốt cho xã hội, có thể trấn áp những tội phạm. Tôi thấy điều đó cũng tốt với mục đích sử dụng đúng công năng của nó. Nếu với mục đích xử lý tội phạm thì tôi ủng hộ. Những cũng chưa biết được ngoài những mục đích đó thì có làm ảnh hưởng đến dân chúng không, nếu mà họ sử dụng sai mục đích?”
Lo ngại lạm quyền và sử dụng sai mục đích
Đồng quan điểm với ông Hùng, anh Đăng Quang, sinh sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh, nói về suy nghĩ của anh liên quan quy định mới cho phép CSGT sử dụng nhiều loại súng:
“Riêng ở Sài Gòn thì những tháng gần đây cũng phức tạp nhiều lắm, cũng cướp giật liên miên. Hôm rồi, tôi đã chứng kiến tụi cướp giật cái điện thoại của một thanh niên và đã xịt hơi cay vào người dân đi đường để khỏi đuổi theo bọn chúng. Tôi và những người đi sau trên đường đều bị dính hơi cay luôn. Nếu như Thông tư này, họ sử dụng đúng mục đích đảm bảo an ninh trật tự hơn nữa, kịp thời xử lý những
đối tượng gây trở ngại cho người dân hay truy bắt cướp giật, ma túy, trộm cắp…thì cũng nên trang bị thêm. Nhưng mà trang bị như bình xịt hơi cay, dùi cui…chứ không cần tới súng trường hay súng tiểu liên.”
Tuy nhiên, anh Đăng Quang lại bày tỏ nỗi lo ngại rằng sẽ khó mà tránh được những trường hợp tiêu cực xảy ra, bởi do lực lượng CSGT thường bị người dân chỉ trích trong các vấn đề nhũng nhiễu, hay lạm dụng quyền hạn trong lúc làm nhiệm vụ. Là một cư dân của thành phố đông dân cư nhất Việt Nam, anh Đăng Quang ghi nhận:
“Ở Sài Gòn thì quá nhiều tiêu cực rồi và nếu sử dụng thêm súng thì em nghĩ là sẽ lạm quyền nhiều hơn và sử dụng súng một cách tiêu cực nhiều hơn. Xét về mặt cảm tính thì thì việc đó cũng khiến cho người dân e ngại CSGT hơn và càng khiến cho người dân với CSGT bị mâu thuẫn nhiều hơn nữa. Có nhiều bạn trẻ nói vui rằng ‘sao không trang bị luôn xe tăng khi đi tuần tra?’…Nghĩa là khi trang bị như thế thì người dân nghĩ là nhằm để hù họa người dân hơn là cảm thấy an tâm khi họ có súng để bảo vệ mình. Không có chuyện đó.”
Cô Nguyễn Trang Nhung, một người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV, khẳng định với RFA rằng những lo ngại của người dân về việc CSGT được trang bị vũ khí và các loại súng như thế là có cơ sở. Cô Nguyễn Trang Nhung lý giải:
“Nhiều người có thể thấy tình trạng CSGT sử dụng quyền hạn để xử phạt hành chính những người vi phạm giao thông hay những vi phạm liên quan phổ biến tại Việt Nam. Và trong nhiều vụ xử phạt là không hợp lý và không chính đáng. Một phần là họ thu tiền để kiếm thêm thu nhập. Nếu như bây giờ CSGT được trang bị thêm nhiều phương tiện hỗ trợ như vậy, kể cả vũ khí và súng thì tình trạng này có thể càng trầm trọng hơn.”
Trong khi đó, không ít người trong giới hoạt động xã hội và dân chủ tại Việt Nam cho rằng Thông tư số 65 mới này nhằm mục đích chính trị hơn là mục đích tăng cường hiệu quả đảm bảo an ninh trật tự trong bối cảnh gia tăng tội phạm ma túy có sử dụng súng và các hành vi chống đối cảnh sát giao thông, theo như Bộ công an giải thích trong thời điểm lấy ý kiến rộng rãi cho “Dự thảo quy định quyền hạn, chức năng, hình thức, nội dung tuần tra” của ngành công an.
Liên quan đến Dự thảo này, ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc Tổ chức Defend the Defenders từng phản ánh với RFA rằng việc trang bị súng có nguy cơ sát thương cao cho lực lượng CSGT là chuyện đáng lo ngại ở Việt Nam. Bởi vì sự lạm dụng quyền lực của lực lượng công an nói chung và lực lượng CSGT nói riêng.
Vào tối ngày 13/7, ông Vũ Quốc Ngữ một lần nữa xác quyết về nhận định của ông:
Thông tư số 65 cho thấy rằng Bộ Công an cung cấp quyện lực rất lớn cho lực lượng CSGT để trấn áp tội phạm, nhưng thật ra là để trấn áp dân chúng. Bởi vì, lực lượng CSGT ít khi đối mặt với tội phạm nguy hiểm. Tuy nhiên đã có những lực lượng đặc biệt để đối phó với tội phạm rồi. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng họ đã cung cấp quyền lực mà không để ý đến khả năng bị lạm dụng quyền lực hoặc coi thường tính mạng của dân chúng. Chúng ta biết rằng quyền lực nếu không được kiểm soát thì dẫn đến lạm dụng quyền lực. Và, nhân quyền Việt Nam sẽ tồi tệ hơn nữa
-Ông Vũ Quốc Ngữ
“Thông tư số 65 cho thấy rằng Bộ Công an cung cấp quyện lực rất lớn cho lực lượng CSGT để trấn áp tội phạm, nhưng thật ra là để trấn áp dân chúng. Bởi vì, lực lượng CSGT ít khi đối mặt với tội phạm nguy hiểm. Tuy nhiên đã có những lực lượng đặc biệt để đối phó với tội phạm rồi. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng họ đã cung cấp quyền lực mà không để ý đến khả năng bị lạm dụng quyền lực hoặc coi thường tính mạng của dân chúng. Chúng ta biết rằng quyền lực nếu không được kiểm soát thì dẫn đến lạm dụng quyền lực. Và, nhân quyền Việt Nam sẽ tồi tệ hơn nữa.”
Cô Nguyễn Trang Nhung cho rằng Quốc hội Việt Nam cần phải xem xét và có hành động liên quan Thông tư số 65 của Bộ Công an, trước khi Thông tư này có hiệu lực vào đầu tháng 8. Là một người nghiên cứu về lãnh vực pháp luật, cô Nguyễn Trang Nhung nhấn mạnh:
“Việc Quốc hội nên làm là đề nghị Bộ Công an xem xét lại Thông tư này và rút một số những vũ khí và công cụ hỗ trợ ra khỏi Điều 11 của Thông tư. Ngoài ra, về phía Quốc hội thì cũng cần đưa ra những quy định nào đó nhằm làm sao có thể bảo vệ được cho người dân khi tham gia giao thông, nếu như họ bị xử phạt sai hay bị trấn áp sai hoặc bị CSGT sử dụng dụng cụ trấn áp và vũ khí sai mục đích thì CSGT phải bị xử phạt thật nặng như thế nào. Tại vì tình trạng lạm dụng quyền hạn thi khi thi hành công vụ diễn ra rất phổ biến.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh từng khẳng định rằng việc trang bị vũ khí sát thương cao cho CSGT là không thích hợp với môi trường xã hội hiện đang có. Có chăng đi nữa thì Bộ Công an chỉ nên trang bị cho lực lượng đặc biệt như lực lượng chống bạo động hoặc lực lượng phản ứng nhanh mà thôi.

Nhiều khách sạn ven biển Đà Nẵng rao bán

 sau giãn cách xã hội vì COVID-19

Bình luậnKhôi Nguyên
Nhiều khách sạn hạng sang, cơ sở kinh doanh lưu trú ven biển Đà Nẵng rao bán rầm rộ vì ế ẩm, thua lỗ sau thời gian giãn cách xã hội.
Thời gian gần đây trên mạng xã hội, nhiều khách sạn tại Đà Nẵng đang được rao bán, trong đó, được rao bán nhiều hơn cả là các khách sạn khu vực ven biển Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.
Giới truyền thông trong nước cho biết, khi khảo sát trên một trang quảng cáo nhà đất, chỉ trong ngày 14/7, có tới hơn 70 tin rao bán khách sạn tại Đà Nẵng.
Đơn cử, một khách sạn 8 tầng đang khai thác trên đường Võ Văn Kiệt, quận Sơn Trà, ngay khu phố du lịch, gần biển và cầu Rồng, được rao bán với giá 29 tỷ đồng.
Một khách sạn 6 tầng trên đường Lê Quang Đạo, quận Ngũ Hành Sơn, gần biển, ngay khu phố du lịch An Thượng cũng được rao bán với giá 33 tỷ đồng.
Tương tự, có khá nhiều khách sạn trên các tuyến đường du lịch như Hà Bổng, Trần Bạch Đằng, Hồ Nghinh, Võ Nguyên Giáp, Hồ Xuân Hương, Phan Liêm, Phan Tôn, Ngô Thì Sỹ,  Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Thoạicũng đang được rao bán.
Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, ông Cao Trí Dũng thừa nhận, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn Đà Nẵng gặp khó khăn, các khách sạn hoạt động cầm chừng, tạm ngưng hoặc đứng bên bờ vực phá sản sau dịch Covid-19, buộc phải rao bán.
Ông Dũng cho biết, ngành du lịch chịu thiệt hại nặng nề từ khi dịch COVID-19 bùng phát, dù hiệp hội đã đề xuất nhiều giải pháp hỗ trợ ngành lưu trú nhưng vẫn không ngăn được tình trạng này.
Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, khách du lịch đến Đà Nẵng trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm rõ rệt, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 1,66 triệu lượt khách, giảm hơn 49% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 6.858 tỷ đồng, giảm hơn 26%; doanh thu dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 485 tỷ đồng, giảm 56%.
Hiện du lịch Đà Nẵng đang trong mùa cao điểm nhưng lượng khách các cơ sở lưu trú phục vụ chỉ khoảng 50-60%. Dự kiến sau tháng 8, khi du lịch trở lại mùa thấp điểm thì khả năng lượng khách đến các khách sạn sẽ tiếp tục giảm.

Facebook giới hạn truy cập

5 bài viết của RFA chỉ trong 4 tháng!

Trang Facebook của Đài Á Châu Tự Do vào ngày 13/7 đã bị chặn bài viết ‘Cử tri mong Tổng bí thư ở lại nhiệm kỳ nữa – sự dọn đường cho ông Trọng ở lại?’ Bài này được chia sẻ vào ngày 30/6 trước đó. Theo đó, những người dùng Facebook tại Việt Nam không thể xem được nội dung bài viết này.
Như vậy chỉ trong 4 tháng, từ tháng 4-7/2020, Facebook đã chặn truy cập của người dân trong nước đối với 5 bài viết trên trang mạng xã hội của Đài Á Châu Tự Do với lý do được Facebook đưa ra là: “Vì những hạn chế pháp lý của địa phương, chúng tôi giới hạn quyền truy cập vào bài đăng của quý vị tại Việt Nam”.
Trước đó, bài viết ‘Lại kêu gọi cộng đồng người Việt nước ngoài đồng hành chống dịch COVID-19 khi gặp khó!’ đã bị chặn vào ngày 21/4.
Trong cùng tháng 5, có 2 bài khác là ‘Yêu cầu nhân sự Trung ương khóa XIII của ông Trọng: “Sự chỉ đạo cũ rích!”’ bị chặn vào ngày 5 và bài ‘Phiên tòa tối cao vụ Hồ Duy Hải’ bị chặn vào ngày 16.
Đến đầu tháng 7, vào ngày 2, Facebook đã không cho người dùng trong nước truy cập bài ‘Đại hội 13: Không thể có báo cáo chính trị ‘xứng tầm’ của Tiến sĩ Phạm Quý Thọ.
Tình trạng ngăn chặn bài viết, xóa bài, hạn chế chia sẻ trên mạng xã hội Facebook gần đây ngày càng phổ biến khi nhiều nhà hoạt động dân sự, các nhà báo độc lập liên tục cho hay mình bị mất bài.
Từng bị Facebook xóa nhiều bài viết trên trang cá nhân của mình, nhà báo tự do Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn nhận định về tình trạng này như sau:
“Tôi không ngạc nhiên đối với những bài viết mang tính chất có lời lẽ hận thù, kích động bạo lực bị xóa hay bị Facebook chặn không chia sẻ hay bất cứ hình thức nào khác thì không có gì ngạc nhiên. Nhưng đối với những bài viết ôn hòa, nhận định, đánh giá có căn cứ khoa học khách quan mà cũng bị Facebook chặn không cho chia sẻ hoặc xóa bài hay hình thức nào đó thì biểu hiện đó rõ ràng cho người ta thấy bài báo đó nói đúng vấn đề và trúng trọng tâm. Vì vậy họ cảm thấy rất lo ngại và buộc Facebook phải ngăn chặn bài viết đó. Mà Facebook là tập đoàn kinh doanh đặt lợi nhuận lên hàng đầu thì trong trường hợp này Facebook buộc phải tương nhượng và hợp tác với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam là điều dễ hiểu.”
Trao đổi với RFA vào tối 13/7, Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng cho rằng việc Facebook hạn chế thông tin theo yêu cầu của chính phủ Hà Nội là chuyện không làm ông ngạc nhiên. Ông đặt ra câu hỏi:
“Chúng ta thấy một hiện tượng không riêng gì Facebook mà cả Twitter và Google đều có tình trạng chặn bài mà họ cho rằng có thông tin nhạy cảm. Thậm chí Twitter còn chặn cả những tweet của Tổng thống Donald Trump. Đã có chính trị hóa trong mạng thông tin, mạng xã hội và vấn đề này đặt ra cho mọi người rất nhiều câu hỏi là tại sao trong thời đại này lại có chuyện ngăn cấm, kiểm duyệt thông tin như thế? Phải chăng có sự can thiệp của thế lực chính trị nào bên ngoài?”
Trang Diplomat vào ngày 9/7 cũng có bài viết ‘Facebook: Vietnam’s Fickle Partner-in-Crime’ để nói về tình trạng Chính phủ Việt Nam đã đồng ý chọn hợp tác với Facebook vì lợi ích của riêng của đất nước.
Bài viết đề cập đến phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vào tháng 8/2019 cho biết Facebook đang hạn chế quyền truy cập đối với số lượng nội dung tăng đáng kể tại Việt Nam. Ông Hùng nói thêm rằng gã khổng lồ truyền thông xã hội đáp ứng 70-75% yêu cầu của chính phủ Việt Nam trong việc hạn chế bài đăng.
Đáng chú ý, Facebook xác nhận rằng lượng nội dung mà công ty này đã hạn chế truy cập tại Việt Nam tăng hơn 500% trong nửa cuối năm 2018.
Tuy nhiên, Facebook đã kiên quyết bác bỏ các cáo buộc rằng việc loại bỏ nội dung người dùng đăng tải xuất phát từ áp lực chính trị, mà được thực hiện dựa vào các tiêu chuẩn cộng đồng trên mạng xã hội của mình. Tác giả bài viết trên Diplomat cho rằng lời giải thích vừa nêu được đưa ra để biện minh cho những hành động gỡ bài của Facebook.
Vào ngày 21/4 vừa qua, Reuters đăng tải bài viết cho biết Facebook đã bắt đầu tăng cường đáng kể việc kiểm duyệt những nội dung ‘chống chính quyền’ tại Việt Nam. Nội dung vừa nêu được xác thực bởi hai nguồn tin từ công ty Facebook.
Cụ thể theo tin từ Reuters, biện pháp này được tiến hành sau khi có áp lực từ cơ quan chức năng, trong đó có việc mà tập đoàn này nghi những công ty viễn thông của Nhà nước hạn chế truy cập đối với máy chủ địa phương khiến Facebook không thể sử dụng trong nhiều khoảng thời gian.
Vì vậy, với quan điểm cá nhân, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng không chỉ là mạng xã hội liên kết mọi người, mà Facebook còn là một công ty kinh doanh nên vẫn cần có nguồn thu để hoạt động:
“Họ bị một thế kẹt giữa lợi nhuận cho việc kinh doanh của họ đồng thời vẫn bảo vệ được tiếng nói tự do cho người Việt Nam. Đó là bài toán khá nan giải với chế độ cộng sản ở Việt Nam là chế độ bưng bít thông tin đứng top 20 quốc gia thù địch của internet, tự do ngôn luận. Đó là cái rất khó khăn đối với Facebook.”
Do đó, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng để giải quyết tình trạng này, phải có sự can thiệp mang tính chất có sức ảnh hưởng thì may ra mới có sự cải thiện từ Facebook.
Trước tình trạng Facebook buộc phải liên kết với chính phủ Hà Nội để được tồn tại ở Việt Nam, Nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng Facebook cũng thu được lợi nhuận từ những quảng cáo cho người dùng. Vì vậy, ông cho rằng Facebook cần xem xét lại:
“Tôi nghĩ người ta đến với Facebook để đến nền tảng tự do tư tưởng, tự do ngôn luận khi không thể hiện ở các kênh khác. Nếu Facebook vì một lý do nào đó mà ngăn chặn những nguồn thông tin dư luận thì thứ nhất họ đã chính trị hóa trong kinh doanh. Thứ hai là với những cái đó thì Facebook sẽ bị thiệt thòi. Mọi người cũng biết tháng trước có một làn sóng tẩy chay Facebook, trong một giao dịch Facebook đã mất hơn 7 tỉ đô la. Tôi nghĩ đây cũng là cái để cho những người điều hành Facebook nghĩ lại phương hướng điều hành Facebook thế nào để trở lại đúng nơi cho mọi người được thể hiện quan điểm của mình trên đó, kể cả quan điểm chính trị.”
Mới đây, Facebook đã thành lập một cơ quan độc lập có nhiệm vụ giải quyết những tranh cãi liên quan đến việc gỡ bỏ nội dung.
Theo tác giả bài viết trên Diplomat, mặc dù tính hiệu quả của cơ quan mới được thành lập này vẫn là một câu hỏi lớn, nhưng Facebook đã cung cấp một địa chỉ cho các nhà hoạt động trong thời đại kỹ thuật số, bao gồm cả những người từ Việt Nam, để lắng nghe các trường hợp nêu ra.
Liên quan đến biện pháp chặn mới nhất đối với những bài viết của RFA tại Việt Nam, phóng viên của Đài đã liên lạc với người phát ngôn của Facebook nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.

Kêu gọi Việt Nam

ngưng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến

Mười tổ chức Xã hội Dân Sự Quốc tế vào ngày 13 tháng 7 công khai thư ngỏ kêu gọi chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp giới bất đồng chính kiến, trả tự do cho tù nhân lương tâm và thực thi các cam kết quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội ký kết.
Thư ngỏ được ký bởi đại diện 10 tổ chức gồm Ân Xá Quốc tế, Người Bảo vệ Nhân quyền, Các Chương trình về Tự do Biểu đạt của PEN America, Hiệp Hội Các Nhà Xuất bản Quốc tế, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, VOICE, Safeguards Defenders, People In Need, Project 88, Vietnamese Democracy Activist.
Đại diện ký tên của 10 tổ chức vừa nêu bày tỏ lo ngại về biện pháp đàn áp leo thang của chính phủ Việt Nam đối với giới truyền thông độc lập và giới bất đồng chính kiến trước đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến diễn ra vào đầu năm 2021.
Thư ngỏ cho biết lo ngại đặc biệt là về việc bắt giữ ít nhất 11 tù nhân lương tâm diễn ra trong sáu tháng qua. Trong số này gồm bà Cấn Thị Thêu và hai con trai Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư; bà Nguyễn Thị Tâm. Đây là bốn người lên tiếng cáo buộc việc chiếm đất tại Dương Nội và Đồng Tâm.
Tiếp đến là thành viên trẻ của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, anh Lê Hữu Minh Tuấn, bị bắt sau Chủ tịch Phạm Chí Dũng, Phó chủ tịch Nguyễn Tường Thụy và nhà báo kỳ cựu Phạm Thành. Trường hợp cô Phạm Đoan Trang phải luôn lẩn trốn và khả năng bị bắt rất cao.
Những người ký tên vào thư ngỏ cho rằng những vụ bắt giữ như thế cho thấy sự leo thang nghiêm trọng hơn nữa từ phía chính phủ Việt Nam, việc không khoan nhượng từ bấy lâu nay đối với giới bất đồng chính kiến và đàn áp đối với người bảo vệ nhân quyền, nhà hoạt động và nhà báo độc lập. Những nhóm truyền thông và xã hội dân sự độc lập bị đàn áp liên tục kể từ cuối năm 2019.
Việt Nam được nhắc là một nước tham gia Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) nên có nghĩa vụ phải bảo vệ, thúc đẩy và thực hiện các quyền tự do biểu đạt và thông tin theo Điều 19 của ICCPR.
Theo những tổ chức ký tên vào thư ngỏ thì đã đến lúc Hà Nội cần từ bỏ sự đàn áp để phát triển; thế giới đang kỳ vọng tốt hơn về Việt Nam.

Đại hội 13: Cải cách ‘đất đai’

góp phần chống tham nhũng từ gốc

TS. Phạm Quý Thọ
Rất nhiều các vụ xử quan chức liên quan đến tham nhũng đất đai. Họ tha hoá quyền lực? Đúng! Nhưng kỷ luật răn đe đồng thời với giáo dục họ vẫn chỉ giải quyết phần ngọn, triệu chứng. Cần phải cải cách ‘đất đai’ để góp phần chống tham nhũng từ gốc.
Sau cải cách ruộng đất năm 1953 những nỗ lực của chính quyền sửa đổi bổ sung luật và chính sách nhằm phù hợp với bản chất chế độ đảng cộng sản toàn trị luôn gặp khó khăn. Hơn thế, quá trình chuyển đổi nền kinh tế càng ‘gần’ thị trường, thì những ‘bất ổn’ có nguyên nhân từ đất đai càng lớn.  Gần đây, việc rà soát những bất cập của Luật Đất đai 2013 để sửa đổi, bổ sung, dự kiến trình Quốc hội khoá 14 trong  năm 2020 lại ‘lỡ hẹn’. Dự kiến dự thảo Luật này sẽ được trình sau Đại hội 13.
‘Sở hữu toàn dân’ về đất đai là quan niệm không còn phù hợp với thực tế. Đảng, Chính phủ cần xác định đây là ‘điểm nghẽn’ để tạo thay đổi bước ngoặt cho cải cách đất đai để chống tham nhũng từ gốc nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội nói chung.
‘Mất kiểm soát’
Đất đai là tài nguyên quý giá đối với mọi quốc gia. Hơn thế, đối với những nước nghèo, như Việt Nam, nó còn là nguồn lực to lớn để phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi sang thị trường, vấn đề đất đai đã dần trở nên ‘mất kiểm soát’ bởi nhà nước do luật lệ, chính sách lạc hậu, mang nặng tính chính trị, và hậu quả là đất đai trở thành ‘lãnh địa’ màu mỡ cho cán bộ, lãnh đạo tha hoá quyền lực, ‘trục lợi’ tràn lan dưới nhiều hình thức, từ trắng trợn đến tinh vi.
Mới đây, ngày 11/7/2020 truyền thông nhà nước đưa tin một số cựu quan chức của Bộ Thương mại, gồm cựu bộ trưởng, cựu thứ trưởng và vụ trưởng trong nhiệm kỳ 2011-2016 bị khởi tố vì “những sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có liên quan đến việc đầu tư dự án cao ốc tại khu ‘đất vàng’ ở trung tâm quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, gây thiệt hại cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Cũng trong cùng ngày Bộ Công an đã khởi tố 5 người trong quá trình điều tra mở rộng vụ án xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Đó là các vị quan chức, cấp bậc ‘hạng trung’ từ phó chủ tịch đến các phó giám đốc sở ban ngành thuộc Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh…
Chỉ cần gõ các từ khoá ‘trục lợi’, ‘vi phạm’ ‘đất đai’ ở Việt Nam’ trên công cụ tìm kiếm Google, thì hàng chục nghìn kết quả được hiển thị. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ Đại hội 12  hai nhân vật ‘cộm cán’ có biệt danh ‘Vũ Nhôm’ và ‘Út trọc’ đã trở thành ‘điển hình’ về nhóm lợi ích tham nhũng đất đai khi hình thành đường dây trong thời gian dài đưa hàng chục quan chức từ thấp đến cao, từ địa phương đến trung ương vào vòng lao lý.
Đó là ví dụ về các trường hợp ‘bị lộ’. Nói chung, các quan chức ‘ăn đất’, nói theo kiểu dân dã, giàu lên nhanh chóng, nhà lầu, xe hơi, con cái đi học nước ngoài… trong khi ‘người dân mất đất’ lâm vào cảnh bần cùng, oan ức. Trên một diễn đàn khoa học khuyến nghị một số nội dung trọng tâm cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Đất đai 2013 ngày 8/7 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức, ông Phó Chủ tịch VUSTA, Đại biểu Quốc hội khóa 14 cho biết: “Tình trạng vi phạm chính sách pháp luật về đất đai diễn ra khá phổ biến…, tình trạng tham nhũng, trục lợi, làm thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất đai vẫn diễn ra… và khiếu nại, tố cáo liên quan tới đất đai rất phức tạp, chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 70%”.
Ngoài hậu quả cản trở tăng trưởng kinh tế và huỷ hoại môi trường, hiện tượng ‘trục lợi đất đai’ đang là căn nguyên của bất ổn thể chế, bất bình đẳng xã hội, mất niềm tin trong dân chúng, và thậm chí dẫn đến xung đột xã hội và gia đình gay gắt và rộng khắp, điển hình như ‘Đồng Tâm’ – điểm nóng về sử dụng vũ lực và ‘Thủ Thiêm’tồn đọng lâu dài về dân oan khiếu kiện.
‘Bế tắc’ sửa đổi
Đã có những nỗ lực rà soát những bất cập của Luật Đất đai 2013 để sửa đổi, bổ sung, dự kiến trình Quốc hội khoá 14 cho ý kiến năm 2020, tuy nhiên vì nhiều lý do, dự kiến, dự thảo Luật này sẽ được trình sau Đại hội 13 của Đảng.
Sửa đổi Luật đất đai và các thể chế có liên quan có thể rơi vào ‘bế tắc’. Vấn đề sở hữu ngày càng trở nên quan trọng. Nguyên tắc vận hành của thị trường cần nền tảng sở hữu tư nhân. Chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường nếu không thay đổi quan niệm về ‘sở hữu toàn dân’, mà níu kéo vì lý do chính trị, để cải cách luật, chính sách cũng như thể chế có liên quan, thì ‘sự bế tắc’ là không tránh khỏi, và hậu quả là thể chế trở nên bất ổn.
‘Sở hữu toàn dân’ không phải là một khái niệm từ các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, mà nó được du nhập từ mô hình kinh tế tập trung của Liên Xô những năm 1930. Trong Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam chưa có khái niệm này. Hiến pháp năm 1959 mới có quy định “các hầm mỏ, sông ngòi, rừng cây và đất hoang là của nhà nước, thuộc sở hữu nhà nước tức là sở hữu toàn dân” với ngụ ý sở hữu toàn dân đồng nghĩa với sở hữu nhà nước. Mãi đến Hiến pháp năm 1980 mới tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Đây là khái niệm mang nặng tính chính trị, khó áp dụng như một định nghĩa pháp lý trong điều chỉnh pháp luật và các giao dịch pháp luật. Việc cụ thể hoá trong các luật đất đai sửa đổi sau này và các luật có liên quan như Bộ luật Dân sự trở nên phức tạp, bởi vì việc xác định ai hay những ai chính là người chủ đích thực của đất đai – ‘khối tài sản khổng lồ’ được coi là “sở hữu toàn dân” luôn gặp khó khăn.
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường những quyền tài sản tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều núp bóng dưới khái niệm ngày càng trở nên mơ hồ là ‘sở hữu toàn dân’. Nhà nước trên danh nghĩa là đại diện chủ sở hữu duy nhất, nhưng không thể trực tiếp sử dụng và khai thác hàng trăm triệu ô đất, thửa đất lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc. Bởi vậy, từ năm 1993, Nhà nước buộc phải trao lại các quyền ngày càng rộng rãi hơn cho các cá nhân và tổ chức đang sử dụng những ô thửa đất ‘toàn dân’ này. Các pháp nhân này về danh nghĩa không có quyền sở hữu tư nhân tuyệt đối, nhưng ngày càng được hưởng nhiều quyền tài sản trên đất/hoặc gắn liền với đất qua các lần sửa đổi Luật đất đai.
Mâu thuẫn này ngày càng trở nên sâu sắc thêm khi nhà nước phân biệt đối xử về các vấn đề quyền sử dụng đất, khi giao đất hoặc cho thuê đất cho các đối tượng khác nhau, về thực thi quyền can thiệp mạnh mẽ vào quá trình sử dụng đất, nhưng lại phân tán thực thi quyền định đoạt của nhà nước với đất đai… Đây là ‘những khuyết tật’ luật pháp chủ yếu tạo ra ‘mội trường’ cho tham nhũng chính sách và chiếm đoạt trong thực tế khiến cho bất ổn thể chế gia tăng như nêu ở trên.
‘Bước ngoặt’
Đối với hầu hết các quốc gia, sở hữu đất đai hình thành một cách tự nhiên, đất đai có thể thuộc sở hữu tư hoặc của nhà nước. Theo các nhà nghiên cứu luật pháp, trong cổ luật Việt Nam, chế độ sở hữu đất đai, thường phân thành ba loại: ruộng đất công (quân điền), ruộng đất của làng (sở hữu cộng đồng) và ruộng đất tư (sở hữu tư của cá nhân). Dù nặng về hình luật, song cổ luật Việt Nam không thiếu những nội dung cốt yếu được xem là nền móng cho pháp luật sở hữu. Từ Quốc triều hình luật tới Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, pháp luật Việt Nam đã để lại một di sản pháp luật sở hữu về đất đai, tuy không tinh xảo, khái quát, và cao siêu như Vật quyền của người La-Mã, song cũng đủ minh định rõ ràng ai là chủ nhân của hàng trăm triệu ô thửa đất kiến tạo nên lãnh thổ quốc gia.
Trong giai đoạn hiện nay của quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường từ góc nhìn quyền năng khai thác, hưởng dụng và định đoạt trên hàng triệu thửa đất, lô đất trên lãnh thổ Việt Nam đã được sở hữu như các tài sản tư nhân, và dấu hiệu đa sở hữu về quyền tài sản liên quan đến đất đai là một thực tế không thể đảo ngược. Nếu nhận diện và đánh giá thẳng thắn các bất ổn thể chế và xã hội hiện nay, cũng như những rủi ro ẩn chứa sau quan niệm chính trị lạc hậu về ‘sở hữu toàn dân’, thì Đại hội 13 sắp tới có thể tạo ra sự thay đổi bước ngoặt trong cải cách đất đai để phát triển bền vững đất nước.
Phạm Quý Thọ gửi từ Hà Nội
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Điểm tin trong nước sáng 14/7: Tổng thầu

Trung Quốc ra điều kiện thanh toán mới

cho chạy thử tuyến Cát Linh- Hà Đông

Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng thứ Ba (14/7) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Tổng thầu Trung Quốc ra điều kiện thanh toán mới cho chạy thử tuyến Cát Linh- Hà Đông
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông muốn được chạy thử toàn tuyến cần phải được thanh toán tiền cho tổng thầu EPC Trung Quốc.
Thông tin được mạng báo Kinh tế Đô Thị đăng tải hôm 13/7, phát biểu của đại diện Tổng thầu Trung Quốc EPC, ông Đường Hồng về điều kiện để các công việc tại dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông được diễn ra đúng kế hoạch, rằng theo đánh giá khách quan thì dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông sẽ đủ điều kiện để đưa vào khai thác thương mại vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, ông này nói rằng “nhân sự phía Tổng thầu EPC đã sẵn sàng, chỉ cần chủ đầu tư thanh toán tiền là có thể chạy thử”, theo Vietnamnet.
Trước đó, hôm 1/6, phía Tổng thầu Trung Quốc đề nghị giao thêm số tiền 50 triệu USD để thực hiện công tác hoàn thiện. Đến hôm 2/6, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, liên quan khoản tiền này, không phải là chi phí phát sinh tăng thêm và hiện chưa thanh toán cho Tổng thầu Trung Quốc. Bộ này cho rằng việc Tổng thầu Trung Quốc đề nghị thanh toán 50 triệu USD trước khi thực hiện vận hành thử toàn hệ thống là chưa phù hợp với các điều khoản thanh toán của hợp đồng đã ký.
Thêm 1 ca mắc dịch bạch hầu, và 1 ca nhiễm covid-19
Báo Gia Lai đưa tin, hôm 11/7, Tây Nguyên vừa công bố ghi nhận thêm 1 ca nhiễm bệnh bạch hầu là một trẻ em tại Gia Lai. Bệnh nhân là tên Nh. (nữ 3 tuổi, làng Bok Rei, xã Đắk Smei, huyện Đắk Đoa). Sáng 7/7, bênh nhi được đưa lên Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa khám với biểu hiện đau họng, viêm Amidan. Hôm 11/7 có kết quả dương tính với bệnh bạch hầu.
Cùng ngày, tại Đắk Lắk cũng ghi nhận thêm 2 ca nhiễm là bệnh nhân Vàng A B. và Giàng Seo C., cả hai đều là nam, sinh năm 1994, cùng trú thôn 7, xã Cư Króa, huyện M’Đắk, theo Báo Đắk Lắk.
Với 4 tỉnh có ổ dịch, trong chưa đầy một tuần, hiện tại số ca bệnh tại Tây Nguyên đã tăng lên nhanh chóng, từ 62 ca lên 75 ca.
Song song với dịch bạch hầu đang diễn biến khó lường thì dịch virus Vũ Hán cũng đang có diễn biến khá phức tạp. Hôm nay (14/7) Việt Nam lại ghi nhận thêm một ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm lên con số 373 người.
Zing thông tin, 6h hôm 14/7, Bộ Y tế công bố Việt Nam có thêm một ca mắc Covid-19 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Bệnh nhân là nam, 53 tuổi, có địa chỉ tại Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hôm 9/7, người này về nước trên chuyến bay VN5062 từ Liên bang Nga. Sau khi nhập cảnh tại Sân bay Quốc tế Cần Thơ, bệnh nhân được cách ly tập trung tại tỉnh Cà Mau.
Hôm 12/7, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.
Chịu nhiều thiệt hại nặng nề do hạn mặn, tỉnh Sóc Trăng xây tượng đài 8,5 tỷ đồng
Sóc Trăng sắp khánh thành tượng đài nhà nông học Lương Định Của. Tượng đài có phần đế cao 1,5m, bệ cao 1m, phần tượng cao 6m được làm bằng đá granite Bình Định, đặt tại công viên 30/4, TP. Sóc Trăng.
Công trình có kinh phí 8,5 tỷ đồng, từ nguồn xổ số kiến thiết. Dự kiến sẽ được khánh thành vào hôm 16/7, theo Zing. Tuy nhiên, theo thông tin từ Truyền hình Sóc Trăng thì tổng kinh phí công trình này là 13 tỷ đồng.
Mới đây, Sóc Trăng là một trong nhiều tỉnh phải công bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn, với mức rủi ro thiên tai cấp độ 2, mức độ ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.
Hồi tháng 4, nhiều cửa sông vùng ven biển của tỉnh Sóc Trăng bị nhiễm mặn với ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập vào sâu tới hơn 50 km tính từ cửa sông. Mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng bằng hoặc đợt hạn mặn lịch sử năm 2016.
Lai Châu bị thiệt hại 4,8 tỷ đồng do mưa lũ
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu hôm 12/7 cho biết, những ngày qua do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió phát triển lên đến mực 5000m trên khu vực vùng núi Bắc Bộ, nên tỉnh đã có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Lũ về trên suối Hua Chăng, huyện Tân Uyên. (Ảnh: laichau.gov.vn)
Mưa kéo dài gây lũ và sạt lở đất ở nhiều tuyến đường, cuốn trôi nhiều nhà dân, nhiều hoa màu bị vùi lấp ở các huyện Tân Uyên, Than Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ… Ước tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ ngày 10/7 đến 16h ngày 12/7 là trên 4,8 tỷ đồng.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, vùng hội tụ gió phát triển đến mực 5000m tiếp tục duy trì trên khu vực vùng núi Bắc Bộ.

Điểm tin trong nước tối 14/7: Võ sư hành hung

 người chê bai khu du lịch Quỷ Núi ra đầu thú

Hiểu Minh
Mục điểm tin trong nước tối thứ Ba (14/7) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Võ sư hành hung người chê bai khu du lịch Quỷ Núi phản cảm ra đầu thú
Sáng 14/7, Công an TP. Đà Lạt, Lâm Đồng cho Thanh Niên biết, võ sư Phạm Đức Vượng, dạy võ tại CLB Võ thuật Liên Minh, thuộc Tập đoàn Liên Minh Group, đã đến đầu thú và thừa nhận hành vi hành
hung anh Đỗ Khôi Nguyên (34 tuổi, làm nghề xăm hình) sau khi anh Nguyên đăng dòng trạng trái trên mạng xã hội chê bai Khu du lịch Quỷ Núi.
Bước đầu võ sư Vượng thừa nhận ông và vài người khác hành hung anh Nguyên trong quán cà phê số 74 Phan Đình Phùng, P.2 (Đà Lạt) vào chiều tối 11/7 là do bộc phát cá nhân. Nguyên nhân, vì bức xúc khi đọc status Nguyên viết trên Facebook cá nhân có những lời lẽ xúc phạm ông Ngô Quang Phúc, Chủ tịch Tập đoàn Liên Minh Group (là chủ đầu tư KDL Quỷ Núi). Mặt khác, võ sư này khai muốn “lấy lòng” ông Phúc.
Cùng ngày, Cơ quan điều tra Công an TP. Đà Lạt cũng triệu tập 3 người đi cùng võ sư Vượng tới quán cà phê và có tham gia đánh anh Nguyên để làm rõ hành vi xâm hại sức khỏe, tính mạng người khác.
Trước đó, anh Đỗ Khôi Nguyên (34 tuổi, làm nghề xăm hình) đăng tải hình ảnh và bình luận chê các bức tượng ở đây có hình thù quái đản, ghê rợn không hợp với Đà Lạt và trái thuần phong mỹ tục. Ngoài anh Nguyên, nhiều người cũng cho rằng công trình này đã “phá nát Đà Lạt”.
Thêm 3 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại Đắk Lắk
TTXVN đưa tin, ngày 14/7, thông tin từ ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhận 3 ca bệnh dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Trường hợp thứ nhất tại huyện Cư M’gar ghi nhận một trường hợp, bệnh nhân là Y. K. K. (nam, sinh năm 2016), trú buôn Bling, xã Cư M’gar.
Hai trường hợp khác tại huyện M’Đrắk cũng dương tính với vi khuẩn bạch hầu, nâng tổng số ca mắc trên địa bàn huyện đến thời điểm này lên 4 trường hợp.
Trước đó vào ngày 11/7, tại thôn 7, xã Cư Króa, huyện M’Đrắk đã ghi nhận hai bệnh nhân mắc bạch hầu.
Như vậy, tính đến chiều 14/7, toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Trong đó, huyện M’Đrắk có 4 ca, huyện Lắk 1 ca và huyện Cư M’gar 1 ca.
Bãi rác Nam Sơn bị chặn
Theo VnExpress, từ tối 12/7, nhóm 15 người ở thôn 2, xã Hồng Kỳ bắt đầu ngăn xe rác vào cổng số 1 của Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn). 22h ngày 13/7, hơn 20 người thôn Đông Hạ, xã Nam Sơn dựng lán ở trục đường chính dẫn vào cổng số 2. Họ đem theo nước, xoong nồi, mỳ tôm và ngồi ở ven đường.
Ông Vũ Tiến Lực, Trưởng thôn Xuân Thịnh, xã Nam Sơn cho biết, người dân làm vậy để tỏ thái độ với việc thành phố chậm chi trả đền bù giải phóng mặt bằng với bán kính 500m ở quanh bãi rác. “Thông báo của thành phố hết quý II/2020 chi trả xong nhưng đến nay người dân mới nhận tiền đền bù diện tích đất nông nghiệp, chưa được nhận tiền đất ở, đất ao vườn và chưa thể di dời”, ông Lực nói.
Ông cho biết người dân không đồng ý dỡ rào chắn. Hàng trăm xe chở rác buộc phải quay đầu, đỗ cách xa bãi. Năm 2019, người dân Sóc Sơn ba lần chặn xe vào bãi rác Nam Sơn.
Nổ nồi hơi, một người chết
Nhà chức trách xác định, 9h sáng 14/7, chị Thảo ngồi tráng bánh đa tại kios của gia đình ở khu làng nghề khối 7, thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lượng). Em trai chị Thảo, anh Đinh Viết Nguyên (18 tuổi) đứng phụ bên cạnh. Bất ngờ chiếc nồi hơi dài hơn 1m, đường kính khoảng 70cm đang đun trên bếp lửa nổ tung, theo VnExpress.
Hai người được chuyển tới bệnh viện cấp cứu, nhưng chị Thảo không qua khỏi, còn anh Nguyên đang được điều trị.
Tại hiện trường, kios rộng hơn 30m2 bị sập một bức tường xây bằng táp-lô, nằm sát nồi hơi. Một phần mái bằng khung sắt lợp tôn bị gãy, sụp xuống.
Nhận định ban đầu của nhà chức trách thị trấn Đô Lương, “nồi hơi làm bằng kim loại bị hỏng van, song người sử dụng không phát hiện, đun liên tục sẽ phát nổ”.
Powered by Blogger.