Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 14/07/2020

Tuesday, July 14, 2020 4:53:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 14/07/2020

Toàn văn thông cáo của Mỹ bác bỏ yêu sách

chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông

Quý Khải
Toàn văn thông cáo của Mỹ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông
Rạng sáng hôm nay theo giờ VN (14/7), chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố quyết định phủ nhận gần như toàn bộ tất cả các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Dưới đây là bản tiếng Việt do Đại Kỷ Nguyên biên dịch dựa trên thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
*********
Mỹ ủng hộ duy trì một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Hôm nay, chúng ta củng cố chính sách của Mỹ tại một bộ phận quan trọng, gây tranh cãi trong khu vực này – Biển Đông. Chúng tôi muốn làm rõ: Các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, chiến dịch bắt nạt của họ nhằm kiểm soát chúng cũng như vậy.
Tại Biển Đông, chúng tôi sẽ tìm cách duy trì sự hòa bình và ổn định, giữ vững tự do trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, duy trì dòng chảy thương mại không bị cản trở và phản đối mọi nỗ lực sử dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ép buộc để giải quyết tranh chấp. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích sâu sắc và lâu dài này với nhiều đồng minh và đối tác, những người từ lâu đã tán thành một trật tự quốc tế dựa trên pháp luật.
Những lợi ích chung này đã đối mặt với sự đe dọa chưa có tiền lệ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Bắc Kinh sử dụng trò hăm dọa để làm suy yếu quyền chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á vùng ven Biển Đông, bắt nạt họ phải rời khỏi các nguồn tài nguyên ngoài khơi, đòi hỏi sự thống trị đơn phương và thay thế luật pháp quốc tế bằng cái lý ‘lẽ phải thuộc về kẻ mạnh’. Cách tiếp cận của Bắc Kinh đã trở nên rõ ràng trong nhiều năm. Năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ là Dương Khiết Trì đã nói với các đối tác ASEAN rằng “Trung Quốc là một nước lớn, còn các nước khác là nước nhỏ và đây là thực tế”. Quan điểm hiếu chiến ‘mạnh được yếu thua’ của Trung Quốc không có chỗ đứng trong thế kỷ 21 này.
Trung Quốc không có căn cứ pháp lý để đơn phương áp đặt ý chí của mình lên khu vực. Bắc Kinh đã không thể đưa ra một cơ sở pháp lý nhất quán nào cho yêu sách về “Đường Chín Đoạn” trên Biển Đông kể từ khi chính thức đưa ra khái niệm này vào năm 2009. Trong một phán quyết mang tính đồng thuận ngày 12/7/2016, một Tòa án Trọng tài được thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 – mà Trung Quốc là một quốc gia thành viên – đã bác bỏ các yêu sách hàng hải của PRC vì không có cơ sở dựa trên luật pháp quốc tế. Phán quyết của Toà án đã đứng về phía Philippines – bên đưa vụ kiện lên tòa trọng tài – khi bác bỏ hầu hết các yêu sách của Bắc Kinh.
Như Hoa Kỳ đã từng tuyên bố trước đây, và như được trình bày cụ thể trong Công ước, phán quyết của Tòa Trọng tài là quyết định cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả hai bên (Trung Quốc và Philippines). Hôm nay chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh lập trường của Hoa Kỳ đối với các yêu sách hàng hải của Trung Quốc tại Biển Đông tương thích với phán quyết của Toà án. Cụ thể:
Trung Quốc không thể áp đặt các yêu sách hàng hải hợp pháp – bao gồm bất kỳ các yêu sách nào trên Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) tại bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa – liên quan tới Philippines trong các khu vực mà Toà án phán quyết thuộc EEZ hoặc trên thềm lục địa của Philippines. Việc Bắc Kinh quấy rối hoạt động đánh bắt cá và phát triển năng lượng ngoài khơi của Philippines trong các khu vực này là bất hợp pháp, tương tự bất kỳ hành động đơn phương nào của nó nhằm khai thác tài nguyên tại đây. Đối chiếu theo quyết định ràng buộc về mặt pháp lý của Toà án, Trung Quốc không có yêu sách về lãnh thổ hoặc hàng hải hợp pháp nào đối với khu vực Đá Vành Khăn hoặc Bãi Cỏ Mây, cả hai đều thuộc quyền chủ quyền và tài phán của Philippines, đồng thời Bắc Kinh cũng không có bất kỳ yêu sách lãnh thổ hay quyền lãnh thổ nào tại những khu vực này.
Bởi Bắc Kinh không thể đưa ra một yêu sách hàng hải hợp pháp, mạch lạc ở Biển Đông, Hoa Kỳ bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển bên ngoài lãnh hải 12 hải lý của các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa (không gây tổn hại đến các tuyên bố chủ quyền của các bên khác đối với các đảo này). Do đó, Hoa Kỳ bác bỏ mọi yêu sách hàng hải của Trung Quốc tại vùng biển xung quanh bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Cụm bãi cạn Luconia (ngoài khơi Malaysia),
vùng biển thuộc EEZ của Brunei và đảo Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia). Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm quấy rối hoạt động đánh bắt cá hoặc khai thác hydrocarbon (dầu mỏ) ở những vùng biển này – hoặc để tiến hành các hoạt động đó một cách đơn phương – đều là bất hợp pháp.
Trung Quốc không có tuyên bố lãnh thổ hoặc hàng hải hợp pháp đối với (hoặc xuất phát từ) Bãi ngầm James, một thực thể chìm hoàn toàn dưới nước chỉ cách 50 hải lý tính từ Malaysia và khoảng 1.000 hải lý tính từ bờ biển Trung Quốc. Bãi ngầm James thường được trích dẫn trong tuyên truyền của Trung Quốc là “vùng lãnh thổ cực nam của nước này”. Luật pháp quốc tế quy định rất rõ ràng: Một thực thể ngầm dưới nước như Bãi ngầm James không thể bị tuyên bố chủ quyền bởi bất kỳ nước nào, và không có khả năng tạo ra các khu vực hàng hải. Bãi ngầm James (thường nằm khoảng 20m dưới mặt nước) không phải và không bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc, và Bắc Kinh cũng không thể tuyên bố bất kỳ quyền hàng hải hợp pháp nào từ đây.
Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình. Hoa Kỳ ủng hộ các đồng minh và đối tác Đông Nam Á của chúng tôi trong việc bảo vệ quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ở ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi sát cánh với cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do biển cả và tôn trọng chủ quyền, đồng thời bác bỏ bất kỳ ý đồ nào nhằm áp đặt ‘lẽ phải thuộc về kẻ mạnh’ ở Biển Đông cũng như khu vực rộng lớn hơn.

Mỹ nói hành động của TQ trên Biển Đông

 ’hoàn toàn bất hợp pháp’

Mỹ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa trên Biển Đông
Các tuyên bố của Trung Quốc về tài nguyên ngoài khơi trên Biển Đông “hoàn toàn bất hợp pháp”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong một tuyên bố sáng 14/7.
Ông Pompeo nói rằng ông muốn nêu rõ rằng “chiến dịch bắt nạt để kiểm soát” vùng biển tranh chấp của Bắc Kinh là sai trái.
Trung Quốc cho rằng Mỹ “cố tình xuyên tạc sự thật và luật pháp quốc tế”.
Trung Quốc đã và đang xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo tại vùng nước mà các nước khác là Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng khẳng định chủ quyền.
Các quốc gia đã tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trong nhiều thế kỷ, nhưng căng thẳng gia tăng trong những năm gần đây.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền một khu vực được gọi là “đường chín đoạn” và củng cố yêu sách của mình bằng việc xây dựng các đảo và thực hiện các hoạt động tuần tra, mở rộng sự hiện diện quân sự ở đó.
Hoa Kỳ bác bỏ gần hết yêu sách của TQ ở Biển Đông
Trong tuyên bố được đưa ra sáng 14/7, Hoa Kỳ khẳng định:
“Hoa Kỳ bảo vệ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, và tuyên bố: “Các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi tại hầu hết Biển Đông, cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát các nguồn tài nguyên đó, là hoàn toàn bất hợp pháp.”
Hoa Kỳ cũng cho rằng mong muốn giữ “hòa bình và ổn định, tự do trên biển theo luật pháp quốc tế” vì “lợi ích chung” “đã gặp phải sự đe dọa chưa từng thấy từ Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa.
“Bắc Kinh sử dụng sự hăm dọa nhằm làm suy yếu quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển ở Đông Nam Á, bắt nạt họ trong vấn đề tài nguyên ngoài khơi, khẳng định sự thống trị đơn phương và thay thế luật pháp quốc tế bằng “chân lý thuộc về kẻ mạnh”. Phương pháp tiếp cận này của Bắc Kinh đã được thể hiện rõ trong nhiều năm. Năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao của CHND Trung Hoa khi đó là ông Dương Khiết Trì đã tuyên bố với những người đồng cấp ASEAN rằng “Trung Quốc là một nước lớn và các quốc gia khác là nước nhỏ và đó là sự thật.”
“Thế kỷ 21 không có chỗ cho thế giới quan đầy dã tâm của CHND Trung Hoa.”
“CHND Trung Hoa không có căn cứ pháp lý nào để đơn phương áp đặt ý chí của họ lên khu vực. Bắc Kinh đã không đưa ra cơ sở pháp lý rõ ràng nào cho yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông kể từ họ khi chính thức công bố vào năm 2009. Trong một phán quyết được đồng thuận ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 – mà CHND Trung Hoa là một thành viên – đã bác bỏ các yêu sách hàng hải của CHND Trung Hoa vì không có căn cứ dựa trên luật pháp quốc tế. Tòa Trọng tài đứng về phía Philippines, bên đưa vụ việc lên Tòa Trọng tài, trong hầu hết các yêu sách của nước này.”
Thông cáo của Hoa Kỳ cũng nhắc lại phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 và cho rằng đây là “phán quyết cuối cùng” và “mang tính ràng buộc về pháp lý với cả hai bên”.
Theo đó, Hoa Kỳ nêu rõ lập trường của mình về các yêu sách hàng hải của Trung Quốc tại Biển Đông với phán quyết của Tòa Trọng tài trong ba điểm sau:
Trung Quốc không thể khẳng định một cách hợp pháp một yêu sách hàng hải – bao gồm bất cứ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nào từ Bãi Scarborough và Quần đảo Trường Sa. Hành động quấy rối của Bắc Kinh đối với các hoạt động đánh bắt cá và phát triển năng lượng ngoài khơi của Philippines trong các khu vực đó, cũng như bất cứ hành động đơn phương nào của Trung Quốc nhằm khai thác các nguồn tài nguyên này, là bất hợp pháp. Theo phán quyết có tính ràng buộc về pháp lý của Tòa Trọng tài, Trung Quốc không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải hợp pháp nào đối với Đá Vành Khăn hay Bãi Cỏ Mây, cả hai nằm hoàn toàn trong quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines, và Bắc Kinh cũng không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải nào được tạo ra từ những cấu trúc này.
Do Bắc Kinh không thể đưa ra một yêu sách hàng hải hợp pháp, rõ ràng tại Biển Đông, Hoa Kỳ bác bỏ bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc đối với các vùng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo mà Trung Quốc đưa ra yêu sách tại Quần đảo Trường Sa (mà không phương hại đến yêu sách chủ quyền của các quốc gia khác đối với các đảo đó). Bao gồm: vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Cụm bãi Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc EEZ của Brunei và Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia). Bất cứ hành động nào của Trung Quốc nhằm quấy rối hoạt động đánh bắt cá hay phát triển dầu khí của các quốc gia khác trong những vùng biển này – hay đơn phương thực hiện các hành động đó – đều là bất hợp pháp.
Trung Quốc không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải hợp pháp nào đối với (hay bắt nguồn từ) Bãi ngầm James, một cấu trúc chìm hoàn toàn cách Malaysia chỉ 50 hải lý và cách bờ biển Trung Quốc khoảng 1.000 hải lý. Bãi ngầm James thường được nhắc đến trong hoạt động tuyên truyền của CHND Trung Hoa là “lãnh thổ cực nam của Trung Quốc”. Luật pháp quốc tế rất rõ ràng: một cấu trúc dưới nước như Bãi ngầm James không thể được bất cứ quốc gia nào tuyên bố chủ quyền và không thể tạo ra các vùng hàng hải. Bãi ngầm James (nằm cách mặt nước khoảng 20 mét) không phải và chưa bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc, và Bắc Kinh không thể khẳng định bất cứ quyền hàng hải hợp pháp nào từ đó.
Tại sao Biển Đông gây tranh cãi?
Mặc dù phần lớn không có người ở, hai chuỗi đảo trên Biển Đông có thể có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên vô cùng lớn.
Khu vực này cũng là một tuyến giao thông vận chuyển hàng hóa quan trọng và là một ngư trường lớn.
Hôm 14/7, ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ, trước đây từng nói rằng Mỹ không đứng về phía nào trong các tranh chấp lãnh thổ, đã bác bỏ các yêu sách của Bắc Kinh đối với vùng biển ngoài khơi Việt Nam, Malaysia và Indonesia.
“Bất kỳ hành động nào của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhằm quấy rối các hoạt động thăm dò, khai thác khí cũng như hoạt động đánh bắt cá của các quốc gia khác trong các vùng biển này – hoặc thực hiện các hoạt động đó một cách đơn phương – là bất hợp pháp”, ông nói.
“Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình.”
Trung Quốc phản ứng như thế nào?
Trong một tuyên bố được đăng trên Twitter, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington DC cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “cố tình xuyên tạc sự thật và luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển”.
Tuyên bố của Trung Quốc cũng nói “Mỹ phóng đại tình hình trong khu vực và cố gắng gây bất hòa giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực.
“Lời cáo buộc là hoàn toàn phi lý. Phía Trung Quốc kiên quyết phản đối.”
Rủi ro đáng kể với những hòn đảo dường như không đáng kể
Zhaoyin Feng, BBC Tiếng Trung, Washington DC
Trước đây, Mỹ không đứng về phía nào giữa các nước đang tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Bốn năm sau khi một tòa án quốc tế ở The Hague phán quyết rằng các yêu sách của Trung Quốc tại khu vực này là không có cơ sở pháp lý, lần đầu tiên Mỹ đã chính thức làm rõ lập trường của mình. Nhưng tại sao lại là bây giờ?
Tuần trước, Trung Quốc và Mỹ đã tổ chức các cuộc tập trận hải quân trong khu vực cùng một lúc – một hiện tượng hiếm gặp cho thấy căng thẳng đang gia tăng.
Trong bối cảnh rộng lớn hơn, chính quyền Trump đã cam kết đảo ngược những gì họ nói là 40 năm thất bại chính sách liên quan đến Trung Quốc. Washington gần đây đã chỉ trích Bắc Kinh về các vấn đề từ việc xử lý đại dịch virus corona, đến vi phạm nhân quyền đối với người thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương và cách họ xử lý các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong.
Nhưng chính các dự án bồi đắp của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến phần còn lại của thế giới đánh giá lại tham vọng quốc tế của Bắc Kinh.
Và nguy cơ trong khu vực này là vô cùng cao. Tại các chuỗi đảo và rạn san hô dường như không có gì đáng chú ý này, ngày càng có nhiều nguy cơ xung đột quân sự giữa hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.
Ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ sát cánh “với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi”, và rằng quan điểm này “phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế”.
Điều gì đằng sau tranh chấp Biển Đông?
Biển Đông, nơi có các tuyến hàng hải quan trọng, trong những năm gần đây đã trở thành một điểm nóng cho căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia khác có cùng tuyên bố chủ quyền đối với hai chuỗi đảo không có người ở là Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, nói rằng quyền của họ có từ hàng thế kỷ trước. Khu vực này rất nhiều cá và được cho là có trữ lượng dầu khí dồi dào.
Hoa Kỳ từ lâu đã chỉ trích những gì họ nói là việc Trung Quốc quân sự hóa trên Biển Đông. Hoa Kỳ cũng thường xuyên được cho là chọc giận Bắc Kinh với các chuyến đưa tàu chiến đến vùng biển này thực hiện “tự do hàng hải”.
Vào tháng 8/2018, một nhóm phóng viên BBC đã bay qua các đảo ở Biển Đông đang tranh chấp trên một chiếc máy bay của quân đội Hoa Kỳ. Sau đó, các phi công đã được cảnh báo rời khỏi khu vực này”ngay lập tức” để “tránh mọi hiểu lầm”.
Nhiều tháng trước đó, Trung Quốc đã đưa máy bay ném bom bay qua vùng lãnh thổ đang tranh chấp để tham gia các cuộc tập trận trên các đảo và rạn san hô.
Trung Quốc trước đây đã cáo buộc Hải quân Hoa Kỳ khiêu khích và can thiệp vào các vấn đề khu vực.

Tuyên bố của Mỹ về Biển Đông:

 ‘Chưa từng có, nhưng cần thêm hành động cụ thể’

Dư luận Việt Nam đang hết sức quan tâm diễn biến ngày 13/7 khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ra tuyên bố bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với hầu hết khu vực Biển Đông.
Tuyên bố dài của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói: “Các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các tài nguyên ở ngoài khơi trên hầu khắp Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng giống như chiến dịch hăm dọa của họ nhằm kiểm soát tài nguyên.”
Trả lời BBC News Tiếng Việt ngay sau khi đọc tuyên bố của ông Mike Pompeo, chuyên gia Biển Đông, bà Ketian Vivian Zhang, cho biết suy nghĩ.
“Tuyên bố lần này là mạnh mẽ nhất của Hoa Kỳ từ trước tới nay.”
“Các chính phủ trước đây thường có lập trường trung lập về các vấn đề chủ quyền, và tập trung vào các hành động đe dọa của Trung Quốc, và tự do đi lại cho Hoa Kỳ.”
Bà Ketian Vivian Zhang nhận bằng tiến sĩ về Chính trị học tại trường MIT năm 2018.
Năm 2016, bà có thời gian là học giả thăm viếng (visiting scholar) tại Viện nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc (China National Institute of South China Sea Studies).
Hiện bà làm việc tại Đại học George Mason, Hoa Kỳ trong tư cách trợ lý giáo sư (assistant professor).
Trả lời BBC News Tiếng Việt, bà Ketian Vivian Zhang nhận định:
“Tuy nhiên, tuyên bố của Hoa Kỳ vẫn mơ hồ khi xét về cam kết hành động.
“Ngoại trưởng Mỹ có ý gì khi ông nói Hoa Kỳ ‘đứng cùng với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á’? Điều này vẫn mơ hồ vì nó có thể bao hàm ủng hộ bằng lời nói, cho tới trợ giúp thật về quân sự (nhưng cái này cũng có thể gồm nhiều hình thức và mức độ khác nhau.)”
“Vì thế, chắc chắn đây là tuyên bố mạnh mẽ nhưng không chắc nó sẽ có thể kiềm chế hành vi của Trung Quốc tới đâu.”
Bà Ketian Vivian Zhang cho rằng Trung Quốc sẽ càng tăng cường hướng tới dùng các biện pháp pháp lý để biện minh cho chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời duy trì sự đe dọa.
“Còn về phản ứng của các nước Đông Nam Á, tôi đoán họ có thể một phần vững tin về cam kết của Mỹ.”
“Nhưng nếu không có hành động cụ thể, Hoa Kỳ còn phải làm nhiều hơn để chứng tỏ cam kết với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á.”
Tuyên bố của Hoa Kỳ ngày 13/7 nói: “Hoa Kỳ bác bỏ bất cứ tuyên bố chủ quyền nào trong vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Bãi cạn Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng biển trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Brunei, và Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia)”.
Ngoại trưởng Mỹ nói: “Mỹ sát cánh với các đồng minh và đối tác châu Á của mình trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền của họ đối với các tài nguyên biển.”

Mối thâm thù Mỹ-Trung

tiếp tục leo thang trên mọi mặt trận

Bình luậnNguyên Hương
Chiến tranh thương mại nhường chỗ cho cuộc chiến chống độc quyền, ngừng vận tải hàng không.
Áp lực sẽ gia tăng tăng khi gần đến ngày bầu cử tại Hoa Kỳ.
Mâu thuẫn trong quan hệ Mỹ-Trung đang vượt ra ngoài giới hạn của các mối đe dọa thương mại thù địch, trở thành các cú đấm “so găng” gây đe dọa cho một loạt các ngành công nghiệp bao gồm công nghệ, năng lượng và du lịch hàng không.
Hai nước đã đưa hàng loạt các công ty của nhau vào danh sách đen, cấm các chuyến bay vận tải hành khách và trục xuất báo giới. Cuộc giao tranh đang bắt đầu khiến các công ty lo lắng về bối cảnh thương mại trong tương lai.
Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ Myron Brilliant cho biết: “Có rất nhiều ngành công nghiệp mà các công ty Hoa Kỳ đã đầu tư và kỳ vọng vào tương lai lâu dài ở Trung Quốc vì Trung Quốc là thị trường rất lớn và đầy hứa hẹn. Bây giờ, họ đã nhận ra rủi ro này”.
Shi Yinhong, cố vấn cho chính quyền Trung Quốc và là giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh cho biết, Trung Quốc sẽ cố gắng tránh sử dụng biện pháp có thể gây phản tác dụng. Các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Hoa Kỳ sẽ là “phương án cuối cùng”, bởi vì Trung Quốc “đang rất cần đầu tư của các nước giàu vì lý do kinh tế và chính trị”.
Tuy nhiên, áp lực dự kiến ​​sẽ chỉ gia tăng trước cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ vào tháng 11, khi Tổng thống Donald Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden đọ sức xem ai cứng rắn hơn trong đường lối và chính sách với Trung Quốc.
Tổng thống Trump đã lên án Trung Quốc che giấu sự bùng phát của đại dịch viêm phổi Vũ Hán mà ông giễu cợt gọi là “Kung Flu”, cáo buộc Bắc Kinh về “hành động gián điệp trái phép và đánh cắp bí mật công nghiệp của Hoa Kỳ”. Ông Trump cũng đe dọa Hoa Kỳ sẽ “hoàn toàn tách khỏi” Trung Quốc. Tương tự, ông Biden cũng gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là một tên lưu manh, và mô tả việc giam giữ hàng loạt người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ là vô lương tâm, cũng như buộc tội Trung Quốc về các hoạt động thương mại săn lùng và “ăn cướp” khách hàng.
Và trên Đồi Capito Hill, Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã tìm được sự đồng thuận hiếm hoi trong lập trường phản đối Trung Quốc, với các nhà lập pháp mong muốn hành động chống lại việc Bắc Kinh đã che giấu sự bùng phát của đại dịch viêm phổi Vũ Hán,  chuyển giao công nghệ cưỡng ép, ngược đãi nhân quyền và siết chặt nền dân chủ ở Hong Kong.
“Trung Quốc sẽ trở thành túi đấm trong chiến dịch này”, Byron Callan, đối tác của Capital Alpha Partners cho biết. “Nhưng Trung Quốc là một túi đấm có thể đấm trả”.
Trung Quốc đã liên tục bác bỏ các cáo buộc của Hoa Kỳ về việc che giấu sự bùng phát của đại dịch, đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, siết chặt nền dân chủ Hong Kong và các cáo buộc thương mại khác. Họ đã phản công và lên án chính quyền Tổng thống Trump vì phá hoại hợp tác toàn cầu và cố gắng khởi động một cuộc chiến tranh lạnh mới. Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị hồi tháng Sáu cho biết không phải là Trung Quốc muốn thay thế vị trí cường quốc bá chủ thế giới của Hoa Kỳ, đồng thời nói rằng Hoa Kỳ nên từ bỏ “tư tưởng hão huyền” về việc thay đổi đất nước Trung Quốc.
Cả hai bên đã thực hiện một loạt các động thái kiểm soát lẫn nhau để bảo vệ thị phần.
Hoa Kỳ đang viện dẫn những quan ngại về vấn đề bảo mật để ngăn chặn China Mobile Ltd., nhà khai thác di động lớn nhất thế giới vào thị trường Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã loại bỏ số máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất khỏi các phi đội bay của chính phủ và không khuyến khích triển khai lắp đặt biến áp của Trung Quốc trên mạng điện lưới quốc gia. Chính quyền Tổng thống Trump cũng tìm cách hạn chế Huawei Technologies của Trung Quốc, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới nắm giữ thị trường 5G trên toàn cầu.
Đồng thời, trong hơn hai tháng qua, Trung Quốc ngăn chặn các chuyến bay của hàng không Hoa Kỳ vào nước này. Họ đã trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ sau khi Hoa Kỳ áp đặt hạn chế thị thực đối với các nhà báo Trung Quốc. Trung Quốc cũng tăng cường giám sát các công ty Hoa Kỳ với một thăm dò do Tân Hoa Xã đưa ra để cảnh báo Nhà Trắng. Trung Quốc từ lâu cũng đã gây khó khăn đối với các công ty viễn thông Hoa Kỳ để họ khó có thể thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, với yêu cầu các nhà khai thác nước ngoài phải hợp tác đầu tư với các công ty địa phương và cần được chính phủ Trung Quốc cấp phép.
Một trong những điểm “nước sôi lửa bỏng” nhất là chiến dịch kiềm chế Huawei của chính quyền Tổng thống Trump nhằm hạn chế hoạt động kinh doanh của công ty này tại Hoa Kỳ và thúc đẩy các đồng minh không sử dụng thiết bị mạng của Huawei.
Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ đã có động thái chặn việc sử dụng thiết bị Huawei và ZTE Corp trong các hệ thống mạng của Hoa Kỳ. Tháng Năm, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa Huawei vào danh sách đen nhằm ngăn chặn Huawei sử dụng con chip được sản xuất bằng công nghệ của Hoa Kỳ, bao gồm công nghệ từ nhà sản xuất Qualcomm Inc. và Broadcom Inc.
Tháng Năm, sau khi các nhà cung cấp tìm được giải pháp, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thắt chặt quy tắc xuất khẩu để cấm bất kỳ nhà sản xuất chip nào sử dụng thiết bị của Hoa Kỳ bán hàng cho Huawei mà không có giấy phép từ Hoa Kỳ. Động thái này có thể hạn chế gần như toàn bộ ngành sản xuất chip theo hợp đồng [đang sử dụng chất bán dẫn từ các nhà cung cấp của Hoa Kỳ] như Applied Materials Inc., Lam Research Corp và KLA Corp.
Những hạn chế này cũng đe dọa làm tê liệt Huawei. Mặc dù công ty này có thể mua chip di động ngoài thị trường hoặc từ bên thứ ba như Samsung Electronics Co. hoặc MediaTek Inc.. Tuy nhiên, theo đó, công ty này sẽ buộc phải chấp nhận giá đắt đối với các sản phẩm cơ bản.
Huawei đã có tên trong danh sách các công ty cần giám sát chặt chẽ [do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát] được Lầu Năm Góc đưa ra vào tuần cuối tháng Sáu. Bộ Ngoại giao tại Bắc Kinh đã cáo buộc chính quyền Tổng thống Trump “phá vỡ nguyên tắc kinh tế thị trường mà nước Mỹ luôn bảo vệ”.
Ngày 28/6/2020, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Chúng tôi cực kỳ phản đối điều này. Trung Quốc khẩn khoản yêu cầu Hoa Kỳ ngừng đàn áp các công ty Trung Quốc một cách vô cớ và cung cấp một môi trường công bằng, chính đáng và không kỳ thị để các công ty Trung Quốc có thể hoạt động bình thường tại Hoa Kỳ”.
Sau những hạn chế mới này, biên tập viên của tờ Thời báo Hoàn cầu của ĐCSTQ đã tweet rằng để trả đũa,  Trung Quốc sẽ lập “danh sách các thực thể không đáng tin cậy” mà họ đã từng đe dọa lần đầu ở đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại năm 2019. Mặc dù Trung Quốc không xác định danh sách, Thời báo Hoàn cầu đã trích dẫn một nguồn tin thân cận với chính phủ Trung Quốc cảnh báo rằng mục tiêu bị nhắm có thể là Apple Inc. và Qualcomm của Hoa Kỳ.
Tác động tiêu cực có thể lan rộng đến các công ty phải phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc, cũng như các thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng ở châu Á. Công ty Boeing Co. với doanh thu năm 2019 ở thị trường Trung Quốc là 5,7 tỷ USD và Tesla Inc., nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Hoa Kỳ đang hoạt động độc lập ở Trung Quốc, là những công ty bị thiệt hại nhiều nhất, nếu quan hệ Trung-Mỹ tiếp tục xấu đi.
Jim Lucier, giám đốc điều hành của Capital Alpha Partners [công ty nghiên cứu chính sách chiến lược và dự đoán xu thế chính trị] của Hoa Kỳ cho biết: “Hiện tại chúng ta đang ở trong một sân chơi rộng lớn hơn nhiều. Chúng ta không chỉ đơn thuần nói về vấn đề ‘anh áp thuế, tôi cũng áp thuế’. Sân chơi giờ đây hoàn toàn mở, không có giới hạn”.
Thiệt hại của ngành công nghiệp sản xuất máy bay và ô tô
Các nhà sản xuất ô tô của Hoa Kỳ cũng bị lâm vào tình cảnh “ngồi trên đống lửa”. Vào tháng Sáu, Trung Quốc đã phạt liên doanh ô tô Changan Ford của Tập đoàn Ford Motor Co. tại nước này vì vi phạm luật chống độc quyền, với lý do, từ năm 2013 liên doanh này hạn chế phân phối giá ưu đãi cho các nhà kinh doanh nhỏ lẻ.
Hàng không là ngành công nghiệp thứ hai phải hứng chịu hậu quả từ sự căng thẳng của quan hệ Mỹ-Trung khi cả hai nước đều tranh giành quyền tiếp cận bầu trời. Quyết định của Trung Quốc giới hạn các dịch vụ hàng không của Hoa Kỳ vào ngày 12/3/2020 đã gây tổn hại cho các hãng hàng không Hoa Kỳ như United Airlines Holdings Inc., Delta Air Lines Inc. và American Airlines Group Inc.. Các hãng này phải đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Đầu tháng 6/2020, Hoa Kỳ đưa ra cú đáp trả ban đầu bằng cách đe dọa cấm tất cả các chuyến bay từ Trung Quốc, sau đó nới lỏng cho phép hai chuyến bay một tuần khi giới chức Trung Quốc cũng nới lỏng các hạn chế của họ. Bây giờ, trong giai đoạn hạ nhiệt, Trung Quốc đã cho phép các hãng vận tải hành khách của Hoa Kỳ khai thác bốn chuyến bay hàng tuần đến nước này. Cũng vào đầu tháng Sáu, chính quyền Tổng thống Trump đã cho phép các hãng hàng không Trung Quốc khai thác số chuyến bay tương đồng.
Tương tự, căng thẳng cũng xảy ra trong lĩnh vực điện lực. Năm 2019, chính phủ Hoa Kỳ quyết định tịch thu một nửa tấn biến áp điện do Trung Quốc sản xuất khi cập cảng và chuyển toàn bộ lô thiết bị này đến phòng thí nghiệm quốc gia thay vì đến trạm điện ở Colorado nơi dự kiến ​​sẽ triển khai lắp đặt. Động thái đó, cùng với sắc lệnh hành pháp vào tháng Năm từ Tổng thống Trump cho phép phong tỏa thiết bị điện lưới do “đối thủ nước ngoài” của Hoa Kỳ cung cấp để bảo toàn nền an ninh quốc gia, đã gửi sóng xung kích qua ngành điện.
Jim Cai, đại diện của Công ty Jiangsu Huapeng Transformer Co. tại Hoa Kỳ đã giao lô biến áp bị tịch thu cho biết, hiệu ứng này đã ngăn cản các nhà phân phối điện của Hoa Kỳ mua thiết bị Trung Quốc để thay thế các linh kiện cũ trong mạng lưới điện quốc gia. Ông Cai nói, mặc dù công ty của ông đã cung cấp phụ tùng cho các công ty khai thác điện tư nhân và điện lưới của chính phủ ở Hoa Kỳ trong gần 15 năm mà không có khiếu nại nào về an ninh, nhưng ít nhất đến nay đã có một công ty điện Hoa Kỳ hủy bỏ hợp đồng mua máy biến áp của công ty ông.
Chỉ thị của Tổng thống Trump gắn liền với một nỗ lực rộng lớn hơn, đó là đưa các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc trở về Hoa Kỳ. “Đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền nhằm làm suy yếu chuỗi cung ứng của Trung Quốc vào đất nước Hoa Kỳ”, cựu cố vấn Nhà Trắng Mike McKenna cho biết.
Căng thẳng leo thang có thể gây nguy hiểm cho sự phục hồi của nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như cam kết của Trung Quốc sẽ mua 200 tỷ đô la hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ trong hai năm tới. Theo số liệu tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu từ cơ quan Hải quan Trung Quốc, các thương vụ nhập khẩu
hàng hóa Hoa Kỳ của Trung Quốc có sự gia tăng trong tháng Năm khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi sau nhiều tháng đóng cửa vì đại dịch. Tuy nhiên, mức độ nhập khẩu còn quá thấp so với yêu cầu để có thể đáp ứng các điều khoản của thỏa thuận thương mại giai đoạn một.
Cuộc chiến Mỹ-Trung cũng có thể được xem là nhân tố trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ tháng 11. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton cáo buộc trong một cuốn sách mới rằng Tổng thống Trump đã yêu cầu Chủ tịch Tập Cận Bình giúp ông tái đắc cử bằng cách mua thêm các sản phẩm nông nghiệp. Nhà Trắng đã bác bỏ cáo buộc này là không đúng sự thật.
“Tôi không nghĩ chỉ một đòn duy nhất  là đã khiến quan hệ Mỹ-Trung trở nên không thể kiểm soát,” chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ Myron Brilliant nói. “Mỗi bên sẽ hiệu chỉnh các phản ứng của mình để không đẩy mọi việc đi quá xa”.
Hãy lấy cuộc “so găng” trên lĩnh vực truyền thông gần đây làm ví dụ. Sau khi Hoa Kỳ xác định năm công ty truyền thông Trung Quốc “phái bộ ở nước ngoài”, Trung Quốc đã thu hồi thẻ nhà báo của ba phóng viên Tạp chí Wall Street vì đã viết một bài báo với tiêu đề mô tả Trung Quốc là “người bệnh của châu Á”.
Sau đó, chính quyền Tổng thống Trump đã ra lệnh cho các cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc cắt giảm nhân viên làm việc tại Hoa Kỳ. Ngay lập tức, vào tháng Ba, Bắc Kinh đã trục xuất hơn một chục nhà báo Hoa Kỳ làm việc tại Trung Quốc để trả đũa.
Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều có nhiều cơ hội để gia tăng áp lực kiểm soát. Một dự luật được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua vào tháng Năm có thể thúc đẩy hủy niêm yết các công ty Trung Quốc khỏi các sàn giao dịch chứng khoán của Hoa Kỳ nếu các công ty này tiếp tục không cho phép giới chức Hoa Kỳ xem xét kiểm toán tài chính của họ.
Gần đây, khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm cấp thị thực cho các quan chức ĐCSTQ bị cáo buộc xâm phạm quyền dân chủ của Hong Kong, một quan chức cấp cao đã nói rõ rằng đây mới chỉ là một động thái mở đầu của chiến dịch ép buộc Bắc Kinh rút lui những hạn chế mới đối với đặc khu Hong Kong.
Tương tự, Trung Quốc có thể làm chậm quá trình phê duyệt và cấp phép theo quy định, mở các cuộc điều tra theo luật chống độc quyền và siết chặt các công ty tài chính Hoa Kỳ muốn kinh doanh tại thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn, nước này có thể hủy bỏ cam kết trao quyền kiểm soát cho các công ty tài chính Hoa Kỳ trong các liên doanh ngân hàng đầu tư Trung Quốc, theo một nhà phân tích của tập đoàn dịch vụ tài chính và ngân hàng Cowen của Hoa Kỳ.
“Trung Quốc sẽ không có bất kỳ thỏa hiệp đáng kể nào và sẽ trả đũa mọi lúc mọi nơi”, ông Shi, cố vấn của chính phủ Trung Quốc cho biết.
Các công ty vẫn bị cuốn hút và tìm đến Trung Quốc bởi thị trường bao la của nó – và căng thẳng trong mối quan hệ với Hoa Kỳ không thể vượt qua sức hấp dẫn của siêu cường châu Á. Chỉ 1/5 các công ty được Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc khảo sát cuối năm 2019 cho biết họ đã hoặc đang xem xét chuyển dịch một số hoạt động ra khỏi Trung Quốc.
Nhưng sau đó, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã khiến nhiều công ty thừa nhận rủi ro của việc phụ thuộc trong chuỗi cung ứng, quan ngại về chuyển giao công nghệ cưỡng ép, chi phí và căng thẳng gia tăng. Tất cả những điều này sẽ có thể làm suy giảm đầu tư ở Trung Quốc.
Trung Quốc không còn là nước sản xuất chi phí thấp nhất và các công ty trở nên nghi ngại khi cân nhắc đầu tư, James Lewis, giám đốc Chương trình chính sách công nghệ tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington cho biết. “Mọi người đều muốn quay trở lại thị trường Trung Quốc của năm 2010 – nhưng giờ mọi thứ đã thay đổi rồi”.
Nguyên Hương
Theo Bloomberg

Chuyên gia: Mỹ sẽ cứng rắn hơn

sau khi bác yêu sách Biển Đông của TQ

Đưa ra lập trường rõ ràng và mạnh mẽ nhất của Mỹ từ trước tới nay về Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Hai 13/7 bác bỏ hầu hết các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển giàu tài nguyên và có nhiều tuyến tàu biển quan trọng đi qua.
Hai chuyên gia nhận định với VOA rằng lập trường do ông Pompeo công bố cho thấy Washington gia tăng sức ép trong cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh và bước đi này dọn đường cho Mỹ hành động cứng rắn hơn ở Biển Đông.
Như VOA đã đưa tin, trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/7 đăng tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo nói rõ “Các yêu sách của Bắc Kinh đối với tài nguyên biển ở hầu hết vùng Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, tương tự như vậy là chiến dịch bắt nạt của họ nhằm kiểm soát các tài nguyên đó”.
Trong một đoạn của tuyên bố đề cập đến Việt Nam, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói: “Hoa Kỳ bác bỏ bất cứ tuyên bố chủ quyền nào trong vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Bãi cạn Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng biển trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Brunei, và Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia)”.
Nhà ngoại giao hàng đầu của siêu cường số 1 thế giới lưu ý với Trung Quốc rằng “Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh đối xử với Biển Đông như thể đó là đế chế hàng hải của họ”, và ông cảnh báo là “Mỹ sát cánh với các đồng minh và đối tác châu Á của mình trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền của họ đối với các tài nguyên biển”.
Hai nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Việt Nam và Lê Hồng Hiệp ở Singagore bình luận với VOA rằng tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo có nguyên nhân từ cạnh tranh chiến lược ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, mà trong đó Biển Đông là một phần quan trọng.
Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia về luật biển, giải thích rằng trước đây Washington chỉ tập trung tuyên bố về tự do hàng hải và tự do thương mại ở Biển Đông, khiến các nước nhỏ hơn có tranh chấp với Trung Quốc cảm thấy Mỹ “không mặn mà”, trong khi Bắc Kinh liên tục lấn tới, chèn ép các nước trong khu vực. Điều đó làm cho Mỹ nhận thấy cần phải đưa ra lập trường cụ thể hơn. Ông Việt nói:
“Chính vì vậy, nó dẫn tới việc Hoa Kỳ cần phải có tiếng nói mạnh mẽ, rõ ràng và dứt khoát, một thái độ cũng như thông điệp để chuyển tải tới Trung Quốc và các quốc gia ASEAN về quyết tâm và tính chính đáng của Hoa Kỳ trong việc ủng hộ các vấn đề dựa trên luật pháp quốc tế như vậy”.
Tuyên bố mới nhất của Mỹ gắn với bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng tăng, trong đó, Biển Đông được xem là “chiến trường” của sự cạnh tranh giữa hai nước, mà ở đó, Mỹ nhận thấy phải gia tăng sức ép để đẩy lùi các bước đi của Trung Quốc, theo tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện ISEAS Yusof Ishak. Ông nói thêm:
“Chúng ta có thể thấy tuyên bố của ông Pompeo là bước đi tiếp theo, cụ thể hóa chiến lược của Mỹ. Đó là khẳng định tuyên bố của Trung Quốc là phi pháp, không có giá trị, qua đó xác lập hình ảnh Trung Quốc là quốc gia hành động phi pháp trên Biển Đông, qua đó có thể làm suy giảm vị thế, ảnh hưởng của Trung Quốc, và nâng cao vị thế của Mỹ cũng như các đồng minh, đối tác trong khu vực”.
Xu thế đối đầu hơn nữa giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông sau tuyên bố hôm 13/7 là điều “hoàn toàn có thể”, vẫn tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nói với VOA.
Lưu ý đến một loạt hành động cứng rắn hơn gần đây của Mỹ đối với Trung Quốc trên thực địa ở vùng biển, bao gồm tập trận và điều tàu chiến hiện diện gần tàu thăm dò địa chất của Trung Quốc, ông Hiệp nhận định:
“Với tuyên bố vừa rồi của ông Pompeo, có thể Mỹ đã chuẩn bị về mặt dư luận, về mặt diễn ngôn để có những bước đi mạnh mẽ hơn, xác quyết hơn đối với Trung Quốc. Chúng ta hãy chờ xem những bước đi cụ thể là gì nhưng xu hướng chung là đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc về mặt dư luận, về mặt diễn ngôn cũng như trên thực địa sẽ càng ngày càng gia tăng trong thời gian tới”.
Thạc sĩ-luật sư Hoàng Việt cũng tiên liệu rằng với VOA rằng tới đây Mỹ sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng không đến mức xảy ra xung đột quân sự:
“Hoa Kỳ thấy bên cạnh những phát ngôn của mình cần có những hành động cụ thể. Điều đó cho thấy Hoa Kỳ sẽ có hành động mạnh mẽ hơn, tuy nhiên việc sử dụng các biện pháp quân sự thì tôi nghĩ có lẽ là chưa, vì cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều biết một ranh giới ở đây khi mà cả hai quốc gia đều không muốn xảy ra một cuộc xung đột quân sự. Bởi vì xảy xung đột ở Biển Đông sẽ dẫn tới hậu quả có thể coi như Chiến tranh Thế giới lần thứ 3”.
Vẫn ông Việt, người cũng là thành viên một ban nghiên cứu luật biển, hải đảo ở Việt Nam, tin rằng hành động mạnh mẽ hơn của Mỹ trong thời gian tới sẽ góp phần ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc, cũng như khích lệ các quốc gia bị Bắc Kinh xem là “nhỏ hơn” đang tranh chấp với Trung Quốc để họ “đứng lên, bảo vệ lẽ phải”.
Liên hệ đến Việt Nam, nhà nghiên cứu Hoàng Việt bình luận:
“Trong thời điểm này, sau tuyên bố của ông Pompeo, điều đó khuyến khích Việt Nam cần có những hành động chiến lược mạnh mẽ hơn. Nói cho cùng, đấy là những lợi thế nếu Việt Nam biết tận dụng thì sẽ có tác dụng nhất định. Việt Nam có tận dụng được hay không, đó là vấn đề chúng ta phải chờ tiếp”.
Nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp hiện làm việc ở Singapore chia sẻ quan điểm là mặc dù tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ nhắm đến phục vụ lợi ích của chính siêu cường này, song nó cũng “tốt” cho lợi ích và mong muốn của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, tiến sĩ Hiệp cho rằng nhiều khả năng Việt Nam sẽ không công khai ủng hộ tuyên bố của ông Pompeo. Ông Hiệp giải thích:
“Việt Nam lâu nay đã phản đối các tuyên bố, các yêu sách của Trung Quốc. Bây giờ, tuyên bố của ông Pompeo là điều tốt cho Việt Nam. Nhưng ở đây, tuyên bố của ông Pompeo nhắm vào Trung Quốc và đặt trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, vì vậy, nếu Việt Nam tuyên bố một cách rõ ràng ủng hộ tuyên bố của ông Pompeo thì sẽ bị diễn dịch là đang chọn phe trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Cho nên, theo tôi, sự lựa chọn của Việt Nam cũng như một số nước khác trong khu vực là im lặng ủng hộ tuyên bố của ông Pompeo, ủng hộ một cách gián tiếp”.
Tuyên bố 13/7 về lập trường của Mỹ đối với các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông đánh dấu việc Washington rời khỏi chính sách trước đây là không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông.
Mỹ không đòi chủ quyền về vùng biển này và lâu nay thường kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tuân theo luật pháp quốc tế.

23 triệu người thuê nhà tại Hoa Kỳ đối mặt

với khả năng bị trục xuất vào những tháng tới

Một phân tích cho thấy một trong năm gia đình tại Hoa Kỳ đang ở nhà thuê có thể sẽ bị trục xuất vào tháng 10 khi các khoản trợ cấp thất nghiệp liên bang và các lệnh cấm trục xuất hết hạn vào mùa hè này.
Theo COVID-19 Eviction Defense Project, một nhóm vận động tập trung vào tác động của đại dịch coronavirus đối với nhà ở, cho biết từ 19 triệu đến 23 triệu gia đình đang thuê nhà trên toàn quốc có nguy cơ mất nhà vào ngày 30 tháng 9.
Một sự gia tăng đột biến trong các vụ trục xuất có thể làm tăng thêm các vấn đề tại Hoa Kỳ khi quốc gia này chống lại sự bùng phát của COVID-19 và suy thoái kinh tế. Tình trạng vô gia cư gia tăng cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vì các gia đình bị trục xuất thường đến ở cùng người thân và bạn bè, ở trong nhà tạm trú hoặc ngủ trên đường.
Trong số những người đang phải đối mặt với trục xuất là anh Chris Hammond, 18 tuổi, sống trong một căn nhà với mẹ anh ở Hampshire, Illinois. Anh Hammond gần đây đã khởi động  một trang gây quỹ GoFundMe để huy động 3,500 mỹ kim nhằm trang trải ba tháng tiền nợ và tiền thuê nhà vào tháng tới. Hammond nói rằng anh và mẹ có thể chuyển đến sống với một người dì nếu họ mất nhà, nhưng anh bày tỏ lo ngại rằng họ có thể cần phải chuyển vào nhà tạm trú. Anh ấy cũng lo lắng rằng nó sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với COVID-19 của hai mẹ con khi không có nhà cửa ổn định.
Viện Aspen khuyến cáo rằng tác động của việc trục xuất sẽ rất nghiêm trọng đối với nhiều gia đình, đặc biệt là trẻ em khi các em có thể phải nghỉ học vì không có nhà ở, dẫn đến nhiều lỗ hổng kiến thức. Nhiều chủ nhà cũng không muốn cho những người có tiền sử trục xuất thuê nhà, tạo ra một chu kỳ nhà ở không ổn định cho các gia đình. (BBT)

Delta Air Lines sẽ không cần buộc nhân viên nghỉ việc

sau khi nhiều người tự nguyện nhận gói nghỉ việc

Tin từ Chicago/Washington, D.C. —- Delta Air Lines có khả năng tránh khỏi nguy cơ buộc nhân viên phải nghỉ việc vào mùa thu, sau khi hơn 15,000 nhân viên chấp nhận gói nghỉ việc tự nguyện của hãng hàng không này.
Delta là một trong những hãng hàng không lớn của Hoa Kỳ đã cố gắng khuyến khích nhân viên tự nguyện nghỉ việc trước khi lệnh cấm của chính phủ đối với việc cắt giảm việc làm hết hạn vào ngày 30 tháng 9.
Hãng hàng không này đã thông báo rằng ngay khi lệnh cấm nói trên kết thúc, họ sẽ tiến hành thu hẹp số lượng nhân viên do doanh thu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch coronavirus. Hạn chót để các nhân viên Delta chấp nhận gói nghỉ việc tự nguyện hoặc nghỉ hưu sớm là Thứ Hai, ngày 13 tháng 7. Bởi vì các hợp đồng lao động đòi hỏi các hãng hàng không phải cho nhân viên nghỉ việc xếp theo thứ tự thâm niên, những hãng nào có thể khuyến khích các nhân viên cao niên  của họ nghỉ việc có thể giảm chi phí lao động trong khi chờ đợi nền kinh tế phục hồi.
Các hãng hàng không khác của Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng họ sẽ phải cho nhân viên nghỉ việc vào mùa thu, với United Airlines gửi thông báo cho khoảng 45% nhân viên của họ vào tuần trước. Các nguồn thạo tin cho biết American Airlines cũng đang thực hiện hành động tương tự vào tuần này, đồng thời tung ra những gói nghỉ việc tự nguyện.
Cũng trong thứ hai, Giám đốc điều hành của Southwest Airlines Gary Kelly thể hiện sự lo ngại về tác động của sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 torng thời gian gần đây, và cho biết số lượng hành khách sẽ cần tăng gấp ba vào cuối năm nay để ngăn chặn việc cắt giảm công việc. Các nhân viên của Southwest và United phải đến ngày 15 tháng 7 để ghi danh xin nghỉ việc tự nguyện. (BBT)

Lệnh đóng cửa mới tại California

làm giảm triển vọng hồi phục nền kinh tế hoa kỳ

Vào thứ hai (ngày 13 tháng 7), thống đốc California Gavin Newsom đã áp đặt lại các hạn chế đối với quán bar, nhà hàng, phòng tập thể dục và thậm chí cả công việc văn phòng thông thường để giảm bớt sự lây lan của đại dịch coronavirus. Tuy nhiên, quyết định này càng làm giảm triển vọng hồi phục nền kinh tế trên toàn quốc.
Tiểu bang California với 40 triệu cư dân sử dụng nhiều công nhân hơn bất kỳ tiểu bang nào khác trên toàn quốc, và việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của tiểu bang này tương đương với sản lượng của Florida và Texas cộng lại.
Vào tháng 3, sau khi trở thành tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ áp đặt lệnh cách ly xã hội để đối phó với đại dịch coronavirus, California cũng trở thành nơi mất nhiều việc làm nhất trên toàn quốc với khoảng 2.6 triệu công nhân đã bị sa thải vào tháng 3 và tháng 4. Việc áp đặt lệnh đóng cửa là nhằm đánh đổi sự suy giảm kinh tế mạnh mẽ để tạo điều kiện cải thiện sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn đại dịch lây lan, qua đó phục hồi kinh tế nhanh hơn. Nhưng cho đến nay, tình hình lại không như mong đợi.
Trong những tuần vừa qua, coronavirus lại một lần nữa bùng phát trên trên toàn quốc, với sự gia tăng số ca nhiễm lớn nhất tại Florida, Texas, Arizona và California, buộc các thống đốc ở các tiểu bang này phải áp đặt lại một số hạn chế. Nhưng quyết định của thống đốc Newsom vào hôm thứ hai là quyết liệt nhất.
Với khoảng 8,200 ca nhiễm mới hàng ngày và tỷ lệ nhập viện gia tăng ở California, thống đốc Newsom đã ra lệnh đóng cửa các quán bar và cấm ăn tại chỗ ở các nhà hàng trên toàn tiểu bang, đồng thời đóng cửa phòng tập thể dục, tiệm làm tóc, làm móng tay và những nơi làm việc không thiết yếu ở các quận đông dân. Và với những hạn chế mới, lượng công việc vừa tăng trở lại tại tiểu bang có thể sẽ sớm mất đi. (BBT)

Học khu của quận Los Angeles và San Diego

sẽ bắt đầu năm học mới dạy trực tuyến

khi các trường hợp lây nhiễm coronavirus gia tăng

Hai khu học lớn nhất ở tiểu bang California đã công bố hôm thứ Hai rằng các lớp học sẽ được dạy trực tuyến vào đầu năm học, với lý do “tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt” của coronavirus trong khu vực của họ.
Các học khu tại Los Angeles và San Diego, đã ban hành một thông báo chung, rằng cả hai sẽ bắt đầu giảng dạy trực tuyến vào giữa tháng 8 nhưng sẽ “tiếp tục lên kế hoạch quay trở lại học tập cá nhân trong năm học 2020-21, ngay khi bộ y tế công cộng cho phép. “
Học khu Los Angele là học khu lớn thứ hai của tiểu bang với khoảng 700,000 học sinh, sẽ bắt đầu chương trình giảng dạy vào ngày 18 tháng 8. Học Khu San Diego phục vụ hơn 100,000 học sinh, sẽ bắt đầu giảng dạy vào ngày 31 tháng 8. Thông báo được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos thúc đẩy chính sách của chính quyền tổng thống Trump là mở lại các trường học vào mùa thu dù cho bối cảnh đại dịch ngày càng tồi tệ.
Thành phố New York, nơi có khu học lớn nhất trên toàn quốc đã chọn mở cửa lại một phần, với việc tham gia lớp học giới hạn trong một đến ba ngày một tuần. Chicago, học khu lớn thứ ba, vẫn chưa công bố lộ trình. (BBT)

83 triệu phú hối thúc chính phủ

tăng thuế để giúp chống Covid

Phương Tây có câu “Có hai thứ trên đời không ai tránh khỏi, một là đóng thuế, hai là cái chết”, ám chỉ ai cũng muốn tránh xa hai thứ đáng ghét này, trong khi ai cũng tìm cách giảm thiểu tối đa số thuế mà vạn bất đắc dĩ phải đóng. Càng giàu thì càng có nhiều ‘thủ thuật’ khai thuế để đóng thuế ở mức tối thiểu.
Thế mà hôm 13/7 thế giới đã chứng kiến một sự kiện ‘ngược đời’. 83 triệu phú Mỹ và triệu phú các nước phương Tây đã ký tên vào một thỉnh nguyện thư, yêu cầu chính quyền nước họ tăng thuế đánh trên những người có tài sản lớn – như họ, hầu gây ngân qũy chống đại dịch Covid, theo hãng tin tài chính Bloomberg.
Dưới danh hiệu “Millionaires for Humanity- Triệu phú vì nhân loại”, những ‘nhà giàu’ ký tên vào kiến nghị yêu cầu chính phủ nước họ gồm Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Đan Mạch, vương quốc Anh và Canada hãy tăng thuế đánh trên những tài sản lớn để có quỹ chống đại dịch. Các nhà triệu phú không những yêu cầu tăng thuế cao mà còn ‘tăng lâu dài’ vì theo lời họ, “từ thiện không giải quyết được dịch Covid-19”ế
Danh sách những triệu phú giàu lòng nhân ái ký tên vào kiến nghị xin tăng thuế, có 83 người, – trong số đó có 66 triệu phú Mỹ gồm bà Abigail Disney, người thừa kế tài sản của tập đoàn Disney. Danh sách này còn có Jerry Greenfield, đồng sáng lập công ty Ben & Jerry, và Morris Pearl, nguyên Giám đốc điều hành của BlackRock, doanh nhân Djaffar Shalch, người Đan Mạch gốc Iran…
Báo Guardian cho biết trong số những người khác ghi thêm tên mình vào kiến nghị tăng thuế có Sir Stephen Tindall, nhà sáng lập Warehouse Group và là người giàu thứ nhì New Zealand; nhà soạn kịch và làm phim người Anh Richard Curtis; nhà tư bản mạo hiểm người Ireland John O’Farrell, người đã xây dựng cơ ngơi lớn nhờ đầu tư vào các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ.
Trong kiến nghị, nhóm “Triệu phú vì nhân loại” hối thúc các chính quyền hãy tăng thuế đối với người giàu “như chúng tôi”, “tăng lập tức, tăng đáng kể, tăng thường trực.”
“Chúng tôi có tiền, rất nhiều tiền. Số tiền mà thế giới đang cấp thiết cần đến ngay bây giờ để đối phó với dịch Covid-19, và trong mấy năm tới khi thế giới hồi phục lại sau cuộc khủng hoảng”.
Nhóm triệu phú cho biết tiền thuế đánh trên những người giàu nhất hành tinh là để tài trợ đúng mức cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe, các trường học, và các dịch vụ an ninh…
Thư ngỏ nêu bật công lao của những người đang ở tuyến đầu đấu tranh chống dịch Covid-19. Thư ngỏ có đoạn:
“Chúng tôi không phải là những người chăm sóc cho người bệnh trong các phòng cấp cứu. Chúng tôi không phải là những người lái xe cứu thương đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Chúng tôi không phải chất hàng hóa lên các kệ trong các siêu thị, hoặc đi giao thực phẩm đến từng nhà. Nhưng chúng tôi có tiền, rất nhiều tiền.”
Các triệu phú nói họ ‘mang nợ’ các chiến sĩ chống dịch Covid-19 ở tuyến đầu, và lưu ý rằng những nhân viên thiết yếu được trả lương quá thấp, bất chấp những rủi ro mà những người can trường này sẵn sàng chấp nhận mỗi ngày để chăm sóc cho những người còn lại để nêu bật rằng “tình con người của họ quan trọng hơn tiền bạc của chúng tôi.”
Thư kiến nghị nêu bật cuộc sống có nhiều ưu đãi của những người giàu so với những người phải chịu tác động trong đại dịch:
“Không như hàng chục triệu người bị tác động vì virus corona trên khắp thế giới, chúng tôi không phải lo lắng là sẽ mất việc, mất nhà cửa, hay mất khả năng nuôi gia đình. Thế cho nên làm ơn bắt chúng tôi đóng thuế. Hãy bắt chúng tôi đóng thuế. Đó là chọn lựa đúng. Giải pháp duy nhất.”
Kiến nghị này được công bố trước cuộc họp G20 vào cuối tuần này, không phải là lời kêu gọi duy nhất của giới siêu giàu xin tăng thuế.
Trước khi đại dịch làm cạn kiệt nguồn tài chính của các chính quyền, một nhóm khoảng 200 người giàu tự xưng là “Triệu phú yêu nước”, trong đó có bà Abigail Disney và Pearl, đã vận động để có một hệ thống thuế khóa cấp tiến hơn.
Trong thư ngỏ, nhóm ‘Triệu phú vì Nhân loại’ cảnh giác đại dịch Covid-19 có nguy cơ đẩy hàng triệu người vào tình trạng nghèo túng, và gây quá tải các hệ thống chăm sóc y tế không được trang bị đúng mức, nơi mà đa số nhân viên là phụ nữ, bị trả lương thấp.
Họ nói “từ thiện không phải là câu trả lời”, Nhóm Triệu phú vì Nhân loại nói:
“Các nhà lãnh đạo chính phủ phải có trách nhiệm gây ngân quỹ mà đất nước cần tới, và phải chi trả các ngân khoản này một cách công bằng. Chúng ta mang một món nợ lớn đối với những người làm việc ở tuyến đầu trong cuộc chiến toàn cầu này.”
Số những người siêu giàu tiếp tục tăng trên thế giới, bất chấp tác động của cuộc khủng hoảng do dịch corona gây ra, và tình trang phong tỏa trên khắp thế giới.
Ông Jeff Bezos, người giàu nhất thế giới và là nhà sáng lập công ty Amazon, đã chứng kiến tài sản của ông tăng vọt từ 75 tỷ USD lên tới 189 tỷ.
Theo báo Guardian, hiện có hơn 500.000 người trên thế giới được xếp vào hạng ‘siêu giàu’. Ông Bezos đã đóng góp 100 triệu USD vào nỗ lực chống dịch Covid-19, nhưng số tiền này không thấm vào đâu so với tài sản khổng lồ của ông.

COVID tăng,

California đóng cửa nhà thờ, cơ sở kinh doanh

Thống đốc California Gavin Newsom ngày 13/7 rút lại lệnh tái mở cửa tiểu bang, đóng cửa quán rượu và cấm ăn uống bên trong các nhà hàng trên toàn tiểu bang cũng như đóng cửa nhà thờ, phòng tập thể dục và các tiệm làm tóc tại những quận bị ảnh hưởng nặng.
Động thái của ông Newsom sau nhiều tuần nỗ lực tái mở cửa một phần tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ diễn ra vào lúc tại vài quận vùng quê hệ thống bệnh viện bị căng thẳng vì dịch bệnh tăng trong khi những ca nhiễm leo thang tại những khu đô thị lớn trong đó có Los Angeles và một phần của khu vực Vịnh San Francisco.
Số ca nhiễm tăng cũng khiến hai học khu lớn nhất của California, Los Angeles và San Diego, loan báo sẽ chỉ học trên mạng trong niên học mới. Thêm vào đó, tiểu bang láng giềng Oregon bắt buộc dùng khẩu trang khi ra ngoài và các nhà lãnh đạo tại Mỹ vội vã tìm cách ngăn chặn số ca virus corona tăng cao trên toàn quốc.
Con số những người nhập viện vì COVID-19 tăng 28% trong hai tuần qua, các ca cần chăm sóc đặc biệt tăng 20%, ông Newsom cho biết trong một cuộc họp báo hội thoại với các phóng viên tại Sacramento, thủ đô của tiểu bang.
Trên toàn tiểu bang có 6.485 bệnh nhân nhập viện vì virus corona hôm 12/7, với 1.833 người cần chăm sóc đặc biệt, theo số liệu của tiểu bang.

Covid-19 bùng phát trở lại ở Mỹ

phải chăng do sớm mở cửa?

Nền kinh tế sớm mở lại với biên độ mở cửa rộng cộng với số lượng xét nghiệm nhiều hơn là những nguyên nhân ghi nhận số ca nhiễm virus corona gia tăng tại Mỹ trong thời gian qua, một chuyên gia y tế nhận định với VOA dù cho rằng nền kinh tế Mỹ không thể đóng cửa mãi để chống dịch.
Cuối tháng 6, đầu tháng 7 dịch Covid-19 bùng phát trở lại mạnh mẽ ở Mỹ với số ca nhiễm lần lượt phá những mốc kỷ lục – thậm chí gấp đôi con số đỉnh dịch trước đó. Đơn cử vào ngày 11/7 – Mỹ ghi nhận đến 66.500 ca nhiễm mới, theo số liệu của Đại học John Hopkins. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp Mỹ vượt mốc 60.000 ca nhiễm.
Trong đợt bùng phát mới này, các tiểu bang ghi nhận số ca nhiễm hàng ngày kỷ lục là Texas, Florida, Georgia, Arizona, California… trong khi tại bang New York, vốn là tâm dịch trước đây của Mỹ, tình hình dịch bệnh đã lắng xuống nhiều với số ca nhiễm lẫn số ca tử vong giảm mạnh. Riêng tiểu bang Florida hôm Chủ nhật 12/7 đã có thêm 15.300 ca nhiễm, theo số liệu của giới chức y tế bang này được CNN dẫn lại. Đây là con số kỷ lục trong một ngày ở tiểu bang này.
Theo trang theo dõi số liệu theo thời gian thực Worldometers, tính đến ngày 13/7, nước Mỹ có gần 3,5 triệu người nhiễm virus corona với hơn 138.000 người tử vong. Con số này có nghĩa là trong gần 100 người dân Mỹ sẽ có 1 người nhiễm.
‘Mở cửa tự do hơn’
Từ thành phố Houston, bang Texas, bác sĩ Nguyễn Đông Châu thuộc bệnh viện Houston Methodist, nhận định với VOA rằng việc nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội là nguyên nhân chính gây nên đợt bùng phát này.
“Sau thời gian cách ly người thấy số ca nhiễm đi xuống thì chính quyền từng tiểu bang đã mở cửa lại nền kinh tế để cho phép người ta đi làm trở lại. Văn phòng, cửa hàng, chợ búa, các điểm giải trí mở cửa trở lại thì số lây nhiễm sẽ nhiều hơn,” ông giải thích.
Một lý do khác, theo bác sĩ Châu, là Mỹ hiện nay đã xét nghiệm nhiều hơn so với trước đó. “Hiện giờ có nhiều hãng thuốc đã sản xuất bộ thử. Nhiều nhà thuốc đều có làm xét nghiệm. Thử càng nhiều thì càng phát hiện nhiều ca nhiễm,” ông cho biết.
“Có những tiểu bang về mặt chính trị nào đó họ mở cửa nhiều hơn, mở cửa lẹ hơn, cho nhà hàng tiếp lượng khách nhiều hơn, mở cửa cho tự do hơn nên bị nhiều hơn.”
Ông dẫn chứng là New York chỉ cho nhà hàng phục vụ 25% công suất trong khi Texas cho mở với 50% công suất.
Ngoài ra, để biết được bang nào đó có số ca nhiễm nhiều hơn bang kia, ông cho rằng phải biết được mỗi bang đã thực hiện được bao nhiêu xét nghiệm và trong đó có bao nhiêu phần trăm người nhiễm mà số liệu này, theo ông, ‘hiện không có bang nào công bố’.
“Ví dụ nếu Texas làm xét nghiệm nhiều hơn ở New York thì dĩ nhiên số ca nhiễm sẽ nhiều hơn.”
Bên cạnh đó, ông lập luận rằng do bang New York trước đây đã bị nhiễm rất nhiều nên số người giờ đây bị nhiễm thêm ‘sẽ còn ít’ trong khi những tiểu bang khác lúc trước chưa bị nhiễm bao nhiêu nên giờ số lượng người có thể bị nhiễm ‘sẽ rất nhiều’.
Khi được hỏi các cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp nước Mỹ để đòi công lý cho người da màu sau cái chết của George Floyd có phải là một nguyên nhân không, bác sĩ Châu cho rằng đó chỉ là phỏng đoán ‘không có cơ sở’.
“Ở Houston diễn ra đám tang của ông Floyd có đám đông ra đường dự đám tang,” ông phân tích. “Nhưng không chỉ số ca ở Houston tăng lên mà các thành phố có bãi biển ở Florida cũng tăng lên.”
Theo lời ông thì chừng nào có cuộc khảo sát những người mới nhiễm bệnh là họ có từng đi biểu tình không thì mới có thể khẳng định được là có hay không mối liên hệ giữa các cuộc biểu tình với số ca nhiễm gia tăng.
Một nguyên nhân nữa, bác sĩ Châu nói, các nhà khoa học trên khắp thế giới ngày càng đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy virus này có thể sống sót và lây lan trong không khí (airborne) chứ không chỉ lây lan bằng cách va chạm lên các bề mặt không thôi.
“Nếu mình vô một phòng có người bệnh vừa mới đi qua thì con virus vẫn còn trong không khí khiến mình bị bệnh.” “Nhất là ở những tiểu bang nóng như Florida hay Texas, người ta ưa dồn vào phòng máy lạnh, máy lạnh luân chuyển không khí vòng vòng và những người trong phòng sẽ hít virus vô người,” bác sĩ Châu tiếp lời.
‘Người nhiễm trẻ hóa’
Đợt bùng phát mới này ở Mỹ cũng kéo độ tuổi những người nhiễm bệnh đi xuống khi ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh trong khi trước đây những người nhiễm virus đa phần là lớn tuổi, theo thống kê của giới chức y tế Mỹ.
Giải thích về vấn đề này, bác sĩ Châu nói: “Một số người trẻ ở nhà lâu chịu không nổi nên khi có lệnh cho phép ra đường, họ ùa ra ngoài. Nhiều bãi biển người ta ùa ra đầy luôn.”
Ông lý giải một phần do giới trẻ ỷ y mình có sức khỏe, sức đề kháng tốt nên không sợ, một mặt họ phải đi làm để kiếm sống. Trong khi đó, những người lớn tuổi tuân thủ nghiêm túc lệnh ở nhà do lo sợ bị nhiễm virus.
Về lý do con số tử vong trong đợt bùng phát này ở Mỹ, trung bình từ 300 đến 800 ca, thấp hơn nhiều so với lúc đầu vốn có khi lên đến trên 2.000 ca tử vong một ngày, bác sĩ Châu cho rằng đó là do ‘giới y khoa đã hiểu biết nhiều hơn về cách chữa trị bệnh này’.
“Dù chưa có thuốc chữa khỏi 100% nhưng đã có những thuốc làm tăng cơ hội sống sót nhiều hơn, chẳng hạn như đã có những thuốc giúp làm giảm việc viêm do bão cytokine (do cơ thể phản ứng quá mức trước virus),” ông giải thích. “Nếu trong vòng tuần lễ đầu mà bệnh nhân qua khỏi thì tỷ lệ tử vong sẽ ít hơn.”
Không những thế, việc số người nhiễm mới đa phần là người trẻ sẽ giúp kéo con số tử vong đi xuống vì ‘người trẻ họ khỏe hơn nên nếu bị nhiễm thì họ có thể qua khỏi được’.
Không thể không mở cửa
Mặc dù việc mở cửa lại nền kinh tế khiến cho số ca lây nhiễm virus corona tăng đột biến, bác sĩ Châu không cho rằng nền kinh tế Mỹ nên tiếp tục đóng cửa để chờ đến khi kiểm soát dịch hoàn toàn mới mở cửa lại.
“Dĩ nhiên bắt mọi người ở nhà hết thì sẽ không bị gì hết. Nhưng không thể nào con người ta không làm gì, không thể nào nền kinh tế 100% không làm gì được hết. Mình biết trên lý thuyết không làm gì hết thì sẽ không bị nhưng chuyện này không thể làm được,” ông lập luận.
Theo phân tích của vị bác sĩ này thì ở nhà nhiều quá sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nan giải hơn Covid-19, trong đó có gia tăng bệnh trầm cảm, tình trạng bạo lực gia đình và các bệnh nhân nan y khác sẽ không đi thăm khám được…
“Những người bị bệnh ung thư mấy tháng nay không đi bác sĩ được, họ không được theo dõi bệnh hàng tháng thì sẽ chết nhiều hơn bệnh Covid-19 này,” ông nói. “Những người bị bệnh tim cũng thể được mổ dịch vụ, nếu đùng một cái họ bị nghẹn tim thì cũng phải chờ chứ không làm gì được.”
Do đó, chuyên gia y tế này cho rằng ‘nước Mỹ phải trở lại cuộc sống bình thường’ trong khi tìm thuốc chủng ngừa và thuốc điều trị Covid-19, như ‘bệnh cúm trước sau gì cũng phải bị’. Tuy nhiên, mọi người khi ra đường ‘phải có trách nhiệm’ thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh làm lây lan dịch bệnh.

Covid-19 : Mỹ tiếp tục sa lầy trong khủng hoảng

Anh Vũ
Tại Mỹ, diễn biến dịch Covid-19 vẫn diễn ra ngoài sự kiểm soát. Các ca nhiễm virus corona tiếp tục tăng ở nhiều bang phía nam đất nước.
Bang California đã phải quyết định phong tỏa trở lại các hoạt động kinh tế từ thứ Hai (13/07). Bang Arizona, đã cho gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa từ hôm 08/05, giờ trở thành tâm dịch của nước Mỹ. Mặc dù vậy, thống đốc bang Arizona vẫn không quyết định bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng. Thị trưởng thành phố Pheonix, cũng như một số gia đình nạn nhân của Covid-19, tỏ thái độ phẫn nộ về cách xử lý khủng hoảng dịch của lãnh đạo bang thuộc đảng Cộng Hòa.
Đặc phái viên của RFI tại Pheonix, Eric De Salves, ghi nhận qua phóng sự :
Trong lễ tang cha mình hôm thứ Tư tuần trước, Kristin Urkiza đã mời thống đốc bang Arizona thuộc đảng Cộng Hòa tới dự. Người phụ nữ trẻ này muốn cho thống đốc thấy kết quả chính sách của ông trong việc đối phó với dịch Covid-19.
Cha cô, một công nhân gốc Latinh, 65 tuổi, đã qua đời sau ba tuần nằm một mình trong phòng bệnh viện ở Phoenix. Theo Kristin, thống đốc bang là người có trách nhiệm về cái chết của cha cô vì đã cho giải tỏa quá sớm và quá nhanh.
Cô nói : « Cái chết của cha tôi đã có thể tránh được. Đây là kết quả của một chính sách tai hại của thống đốc, bản thân ông là người theo đường lối của tổng thống Trump. Cha tôi đã tin là an toàn khi các quán ăn được mở lại, đi ra ngoài với bạn bè, đó là bởi vì khi cho giải tỏa Arizona, chính quyền nói rằng tình hình đã trở nên an toàn. Với tôi, bàn tay của thống đốc bang đã dính máu. Nếu ông ta nghe theo khoa học, các nhà dịch tễ học, chúng tôi đã không đến nỗi thế này ».
Arizona là một trong những bang đầu tiên của Mỹ dỡ bỏ phong tỏa hồi đầu tháng 5. Hai tháng sau, bang này ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao nhất Hoa Kỳ.
Từ khi bố cô qua đời, trước truyền thông, Krisin Urkiza đã bày tỏ nỗi phẫn nộ của mình, với đòi hỏi đơn giản là thống đốc ra quy định đeo khẩu trang là điều bắt buộc và ông nghe theo các nhà khoa học hơn là nghe theo tổng thống Donald Trump.

Đội bóng bầu dục Washington ngừng sử dụng

tên “Redskins” kể từ thứ Hai (13/07/2020)

Theo phóng viên Ben Fischer của hãng SportsBusiness, quá trình đánh giá kỹ lưỡng về biệt danh của đội bóng bầu dục Washington từ hôm 03/07/2020 đến nay đã có kết luận cuối cùng, và hôm nay ngày 13 tháng 07, đội bóng đã thông báo ngừng sử dụng tên “Redskins”.
Đội bóng đã được gọi là “Redskins” từ năm 1933, trước khi đội chuyển từ Boston sang Washington vào năm 1937. Chưa rõ đội Washington sẽ chọn biệt danh mới là gì.
Theo phóng viên Adam Schefter của hãng ESPN, đội Washington đang dự định loại bỏ mọi hình ảnh người da đỏ, nhưng sẽ giữ lại màu đỏ rượu vang và vàng như trước giờ. Biệt danh của đội bóng đã là một chủ đề gây tranh cãi trong nhiều năm, khi người da đỏ nhiều lần đề nghị đội đổi tên. Tuy nhiên, đến khi nhà tài trợ lớn FedEx đe dọa chấm dứt hợp tác với Washington chưa đầy 2 tuần trước, thì họ mới bắt đầu thực hiện. Tên “Warriors” được cho là một trong những ứng cử viên hàng đầu, và cũng được chủ sở hữu đội bóng Daniel Snyder quan tâm.
Gần đây, phóng viên Jared Dubin của hãng CBS Sports đã tạo ra một danh sách các tên chọn có thể được đội Washington sử dụng. Trong khi trung phong của đội, Dwayne Haskins ủng hộ cho cái tên “Redtails”. Trong tuần qua, một số công ty đã ngừng bán vật phẩm của đội Washington khi áp lực kêu gọi đội đổi tên tăng cao. (BBT)

Cảnh sát điều tra truy tìm nguyên nhân gây ra vụ

cháy lớn làm hư hại nhà thờ San Gabriel Mission

Vào hôm Chủ nhật (ngày 12 tháng 7), các cảnh sát điều tra đang tiếp tục tìm kiếm nguyên nhân vụ hỏa hoạn bùng phát tại nhà thờ San Gabriel Mission 215 năm tuổi, phá hủy mái nhà và phần lớn nội thất của nhà thờ này.
Đến sáng chủ nhật, các cảnh sát đã hoàn tất việc rà soát hiện trường và chuyển sang giai đoạn thăm dò, với mỗi điều tra viên đưa ra một giả thuyết về nguyên nhân vụ cháy, sau đó họ cố gắng chứng minh hoặc bác bỏ nguyên nhân đó.
Cuộc điều tra còn bao gồm việc xem xét một đoạn video thu được từ camera an ninh quay lại khu vực nơi bức tượng của linh mục Junípero Serra từng tọa lạc. Bức tượng này đã được rời đi vào tuần trước sau khi các bức tượng khác của linh mục Serra bị người biểu tình lật đổ tại những nơi khác.
Tính đến 11 giờ sáng Chủ nhật, Đức Tổng Giám mục Los Angeles Jose H. Gomez, cho biết Tổng giáo phận L.A đã phát động một nỗ lực gây quỹ để khôi phục nhà thờ San Gabriel Mission. (BBT)

Tỉnh Ontario của Canada sẽ công bố chi tiết

 về giai đoạn tái mở cửa giai đoạn ba

Tin từ TORONTO, Canada – Vào hôm Chủ nhật (12/7), văn phòng của thủ hiến Doug Ford của Ontario cho biết ông sẽ công bố chi tiết về giai đoạn tái mở cửa thứ ba của tỉnh vào hôm thứ Hai, một bước có khả năng sẽ chấm dứt hầu hết các hạn chế được đưa ra vào tháng 3 để giới hạn sự lây lan của coronavirus mới.
Theo trang web của tỉnh, giai đoạn 3 sẽ cho phép “hầu hết các nơi làm việc và không gian cộng đồng còn lại” tái mở cửa, mặc dù “các cuộc tụ họp công cộng lớn sẽ tiếp tục bị hạn chế”. Tỉnh đông dân nhất của Canada và động cơ kinh tế của đất nước đặt ra một khuôn khổ ba giai đoạn vào tháng Tư để tái mở cửa, cho phép toàn tỉnh bước vào giai đoạn đầu tiên vào ngày 19 tháng 5.
Nhiều khu vực trong tỉnh có thể chuyển sang Giai đoạn 2 vào ngày 12 tháng 6, cho phép mở lại phần sân trước các nhà hàng và tiệm làm tóc. Nhưng các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề hơn – bao gồm Toronto đông dân cư, và Windsor Essex, một khu vực gần biên giới Ontario-Michigan với các cụm dịch giữa các công nhân nông nghiệp – không thể bước sang giai đoạn thứ hai cho đến cuối tháng 6 và đầu tháng 7.
Theo dữ kiện của cơ quan y tế công cộng, Ontario, với dân số 14.6 triệu người, báo cáo 129 trường hợp COVID-19 mới và ba trường hợp tử vong vào hôm thứ Bảy (11/7). Ontario có số ca bệnh và tử vong cao thứ hai sau Quebec. Theo dữ kiện mới nhất của chính phủ, Canada báo cáo 107,347 ca nhiễm bệnh kể từ khi đại dịch bắt đầu, bao gồm 8,773 trường hợp tử vong. (BBT)

Hơn một nửa dân Canada được hỏi không muốn

chính phủ trao đổi con tin với Trung Quốc

Phụng Minh
Chuyên gia nhận định: “…băng đảng lưu manh chỉ nghe hiểu nắm đấm, họ chỉ sợ quả đấm của ai lớn của họ mà thôi”.
Một cuộc thăm dò mới nhất cho thấy hơn một nửa số người Canada được hỏi phản đối việc trao đổi hai con tin Canada do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt giữ với Mạnh Vãn Châu. Đa số mọi người hy vọng chính phủ có thể cứng rắn hơn với ngoại giao con tin. Nhà bình luận thời sự Hạ Lâm cho rằng nếu thực sự muốn cứu người Canada, Canada nên học hỏi từ Hoa Kỳ về việc đặc biệt cứng rắn đối với ĐCSTQ. Chuyên gia cho biết: “Bởi vì băng đảng lưu manh chỉ nghe hiểu nắm đấm, họ chỉ sợ quả đấm của ai lớn của họ mà thôi”.
Đa số ủng hộ lập trường không khoan nhượng với kẻ bắt cóc
Theo tin tức từ các phương tiện truyền thông Canada, cuộc thăm dò được CTV ủy quyền cho Nanos Research, với số người trên 18 tuổi tham gia trả lời câu hỏi là 1.049 người.
Theo yêu cầu của cảnh sát Hoa Kỳ, cảnh sát Canada đã bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei, Mạnh Vãn Châu tại sân bay. ĐCSTQ sau đó đã bắt giữ hai công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor. Tháng trước ĐCSTQ đã tuyên bố rõ ràng rằng Canada phải thả Mạnh Vãn Châu thì bên phía Trung Quốc sẽ thả Michael Kovrig và Michael Spavor. Cùng ngày ra tuyên bố đó, 19 cựu chính trị gia
và nhà ngoại giao Canada đã cùng nhau thúc giục chính phủ của ông Trudeau và ĐCSTQ tham gia ngoại giao con tin.
Tuy nhiên, 32 học giả, chính trị gia và người nổi tiếng Canada đã gửi thư ngỏ tới Thủ tướng Trudeau, kêu gọi chính phủ Canada duy trì sự độc lập tư pháp và không chịu khuất phục trước áp lực của ĐCSTQ. Ông Trudeau cũng nhiều lần cho rằng một khi tạo thành tiền lệ về “ngoại giao con tin”, thì người Canada từ khắp nơi trên thế giới sẽ gặp nguy hiểm và các quốc gia khác có thể đe dọa người Canada ở nước ngoài bất cứ lúc nào.
Người dân Canada có vẻ ủng hộ lập trường của ông Trudeau. Các cuộc thăm dò của Nanos cho thấy 40% số người Canada được hỏi phản đối mạnh mẽ ngoại giao con tin và 16% có chút phản đối. Chỉ có 16% và 19% số người được hỏi bày tỏ mức độ đồng tình khác nhau và 9% không bày tỏ thái độ.
Hơn 2/3 số người được hỏi (khoảng 68%) tin rằng vụ kiện Mạnh Vãn Châu nên được đưa ra tòa án xét xử một cách đầy đủ và chỉ 22% cho rằng chính phủ nên can thiệp, 10% không có thái độ. Mặc dù luật pháp Canada quy định rằng chính phủ có quyền can thiệp vào một số thủ tục tư pháp, nhưng Trudeau được thông báo rằng chính phủ chưa bao giờ can thiệp vào các thủ tục tư pháp vì lý do ngoại giao hoặc chính trị.
Các cuộc thăm dò cũng cho thấy 53% ủng hộ chính phủ áp dụng thái độ cứng rắn hơn đối với ĐCSTQ, như cấm các công ty Trung Quốc mua lại các công ty Canada, cấm các quan chức ĐCSTQ và con cái họ vào Canada… 36% tin rằng chính phủ nên tập trung vào đối thoại ngoại giao, 6% nghĩ rằng chính phủ nên nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ, 6% không có thái độ.
Phải cứng rắn với chế độ bất hảo
Phó Chủ tịch Mặt trận Dân chủ toàn cầu Thành Tuyết cho biết các trò chơi ngoại giao và bắt cóc con tin của ĐCSTQ vốn đã có lịch sử lâu dài. Trong nhiều năm, ĐCSTQ đã sử dụng phương pháp này để đối phó với cộng đồng quốc tế. Từ đầu những năm 1990, sau vụ thảm sát Thiên An Môn (Lục Tứ), cộng đồng quốc tế đã giải cứu một số lượng lớn các học giả và lãnh đạo của phong trào dân chủ đã bị ĐCSTQ đàn áp. Vào thời điểm đó, ĐCSTQ đã khéo léo chơi các trò chơi bắt cóc và ngoại giao con tin.
Thành Tuyết nhấn mạnh rằng chính phủ Canada không được rơi vào cái bẫy của các trò chơi bắt cóc và ngoại giao con tin này. Nếu không, chắc chắn sẽ khiến tất cả người Canada ở nước ngoài trở thành mục tiêu của kẻ bắt cóc ĐCSTQ, và cũng gây nguy hiểm cho các quốc gia dân chủ khác. ĐCSTQ có thể áp chế, uy hiếp toàn bộ xã hội quốc tế.
Nhà bình luận về các vấn đề thời sự Hạ Lâm đã phân tích rằng, 19 cựu chính trị gia ủng hộ việc trao đổi con tin hầu hết là thành viên nội các, thẩm phán và các quan chức cấp cao dưới thời cựu Thủ tướng Canada Jean Chrétien. Chrétien là một người bạn của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, tư giao vô vùng tốt. Có lẽ ông ta sợ xúc phạm ĐCSTQ và ảnh hưởng tới việc kinh doanh của gia đình mình.
Hạ Lâm cho rằng nếu thực sự muốn cứu người Canada, chính phủ Canada nên học hỏi từ Hoa Kỳ, phải đặc biệt cứng rắn với ĐCSTQ. “Bởi vì băng đảng côn đồ, lưu manh chỉ có thể hiểu nắm đấm, họ sợ bất kỳ ai có nắm đấm to hơn mình. Bây giờ Hoa Kỳ cứ mỗi 10 giờ lại bắt một điệp viên ĐCSTQ thì ĐCSTQ cũng không dám bắt người Mỹ, cũng không dám chỉ trích Trump, còn đối với thủ tướng Canada thì hùng hùng hổ hổ, không thèm trả lời điện thoại của thủ tướng, coi Canada như một quả hồng nhũn mà bắt nạt”.
Hạ Lâm cũng bày tỏ rất cảm kích khi thủ tướng Canada không trao đổi con tin hoặc làm theo giao dịch của kẻ côn đồ, điều này sẽ bảo vệ hàng chục triệu người Canada.
Theo Secretchina
Phụng Minh biên dịch

WHO và Bắc Kinh

liên tục gọi điện uy hiếp Fox News

trước khi chuyên gia đào tị lên sóng nói sự thật?

Vũ Dương
Tuy bị lùi một ngày so với dự kiến, nhưng chương trình phỏng vấn chuyên gia virus học này vẫn kịp giáng đòn cảnh cáo mạnh lên chính quyền Trung Quốc trước ngày bầu cử Hồng Kông.
Nhà virus học người Hồng Kông Diêm Lệ Mộng đào thoát đến Mỹ, vạch trần Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chung tay che giấu sự thật về đại dịch COVID-19 gây chấn động thế giới. Được biết, vụ việc này đã làm rúng động Trung Nam Hải. Trước khi tiết mục phỏng vấn được phát sóng, Bắc Kinh và một nguồn không được nói rõ tên đã thực hiện nhiều cuộc điện thoại cho Fox News hòng ngăn chặn việc phát sóng và đe dọa rằng: “Cuộc phỏng vấn này tuyệt đối không được phát sóng, nếu không hãy tự gánh lấy mọi hậu quả”.
Diêm Lệ Mộng, một nữ chuyên gia về virus học người Hồng Kông đào thoát thành công từ Hồng Kông đến Mỹ, đã tiếp nhận một cuộc phỏng vấn độc quyền với kênh Fox News của Hoa Kỳ. Chương trình phỏng vấn dài 13 phút phát sóng vào ngày 10/7 đã gây chấn động xã hội quốc tế. Diêm Lệ Mộng được ngoại giới coi là bằng chứng sống trong việc vạch trần ĐCSTQ và WHO đã che giấu sự thật về dịch bệnh. Tiết lộ của cô có thể nói là một đòn chí mạng đối với ĐCSTQ.
Theo Reuters, một trong những hãng thông tấn lớn nhất thế giới cho hay, chương trình phỏng vấn của Diêm Lệ Mộng theo dự tính ban đầu sẽ được phát vào ngày 9/7, nhưng do có người (không tiết lộ là ai) đã thực hiện 8 cuộc gọi đến các bộ phận liên quan, và văn phòng của ông Tập Cận Bình cũng thực hiện 4 cuộc gọi cho Fox News cố gắng ngăn báo cáo được đăng tải, thậm chí còn đe dọa: “Cuộc phỏng vấn này tuyệt đối không được phát sóng, nếu không hãy tự gánh lấy mọi hậu quả”.
Cho đến nay, các quan chức ĐCSTQ đã không đưa ra câu trả lời liên quan đến việc văn phòng của ông Tập Cận Bình gọi điện và uy hiếp Fox News.
Theo một cuộc phỏng vấn đặc biệt với Fox News, Diêm Lệ Mộng là nữ tiến sĩ virus học và miễn dịch học của Trường Y tế Công, Đại học Hồng Kông. Ngày 28/4, cô đã thận trọng vượt qua hệ thống kiểm duyệt và camera trong khuôn viên trường để đi máy bay một mình đến Hoa Kỳ. Diêm Lệ Mộng nói trên Reuters rằng, bởi thân phận nhạy cảm của mình, khi vừa mới đặt chân tới Hoa Kỳ, cô đã bị FBI chú ý. Tại sân bay quốc tế Los Angeles, Hoa Kỳ, Diêm Lệ Mộng đã bị một nhân viên hải quan chặn lại. Cô lập tức nói với nhân viên này rằng: “Làm ơn đừng đưa tôi trở về Trung Quốc, tôi là người đến đây để nói rõ sự thật về COVID-19, xin hãy bảo vệ tôi. Nếu không, chính phủ ĐCSTQ sẽ cho tôi biến mất”.
Sau 7 giờ thẩm vấn và xác minh, FBI đã thả Diêm Lệ Mộng. Sau khi cô Diêm đến New York, cô đã chấp nhận một cuộc điều tra toàn diện của chính phủ Hoa Kỳ. Do cân nhắc vấn đề an toàn, đến nay cô vẫn ẩn thân và được chính phủ Hoa Kỳ bảo vệ nghiêm ngặt.
Reuters nói rằng, Fox News đã có buổi phỏng vấn trong 4 giờ đồng hồ, và hiện chỉ phát sóng 13 phút trong đó, còn có nhiều tấm màn bí mật bên trong hơn nữa sẽ lần lượt được phơi bày. Chính vì có được bằng chứng như vậy, đây cũng là lý do tại sao Hoa Kỳ rút khỏi WHO. Không lâu nữa, nhiều bằng chứng nặng ký hơn nữa sẽ được đưa ra.
Giáo sư Chương Thiên Lượng, nhà phân tích bình luận thời sự người Hoa hiện đang sống ở hải ngoại, nói rằng từ nội tình bên trong được Diêm Lệ Mộng tiết lộ, cho thấy ĐCSTQ ngay từ đầu đã biết rằng virus có thể lây nhiễm từ người sang người, tuy vậy họ không ngừng ra sức trấn áp các bác sĩ và chuyên gia ở Trung Quốc, Hồng Kông và mua chuộc WHO. “Liên tưởng đến việc WHO lén lút sửa đổi dòng thời gian trong sự kiện COVID-19 và chuyến đi của WHO tới Trung Quốc được sắp xếp vào cuối tuần này, tiết lộ của tiến sĩ Diêm đang được nghiệm chứng từ các góc độ khác nhau, hơn nữa vai trò của Tập Cận Bình trong chuyện này cũng rõ ràng hơn”.
Còn có phân tích cho rằng Fox News đã chọn phát sóng cuộc phỏng vấn đặc biệt với Diêm Lệ Mộng vào ngày 10/7, thời điểm khá là nhạy cảm. Ngày thứ hai sau khi chương trình được phát sóng, cũng là ngày bỏ phiếu sơ bộ của phe dân chủ Hồng Kông.
Chính phủ Hoa Kỳ trước đó đã cảnh báo chính quyền ĐCSTQ rằng Hoa Kỳ đang theo dõi sát sao tiến trình bầu cử lần này, và dự định đánh giá mức độ phá hoại đối với tự do dân chủ của Hồng Kông sau khi ĐCSTQ thi hành Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông để xác định các phương án chế tài tiếp theo đối với ĐCSTQ.
Có cư dân mạng ca ngợi Diêm Lệ Mộng là người hùng. Cô đã tiết lộ các chi tiết về tội ác che giấu dịch bệnh của ĐCSTQ vào trước đêm diễn ra hoạt động bỏ phiếu bầu cử ở Hồng Kông, điều này chắc chắn có lực sát thương và sức răn đe rất lớn đối với ĐCSTQ. Như Reuters đã nói, cuộc phỏng vấn đặc biệt này của Fox News không phải được phát sóng một cách tùy tiện, chính phủ Hoa Kỳ rất coi trọng vấn đề này.
Ngoại giới cũng lưu ý rằng sau cuộc phỏng vấn với Diêm Lệ Mộng, ngày 11/7, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo cho công dân Mỹ tại Trung Quốc rằng nguy cơ ĐCSTQ thực thi pháp luật bừa bãi đối với công dân nước ngoài đã gia tăng, bao gồm cả việc bắt nhốt bừa bãi và cấm xuất cảnh.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng “công dân Hoa Kỳ có thể bị giam giữ và không thể nhận được dịch vụ từ lãnh sự quán Hoa Kỳ hoặc thông tin có liên quan đến hành vi phạm tội mà họ bị cáo buộc”. Công dân Mỹ có thể bị “thẩm vấn và giam giữ trong thời gian lâu” vì những lý do liên quan đến an ninh quốc gia.
Ông Tần Bằng, một nhà bình luận chính trị và kinh tế tại Hoa Kỳ, cho rằng chính phủ Hoa Kỳ cảnh báo công dân Mỹ có nguy cơ cao bị bắt giữ bừa bãi ở Trung Quốc đại lục, điều này cho thấy chính quyền Tổng thống Trump đã chính thức coi ĐCSTQ là một tổ chức khủng bố.
Theo Fan Ming, NTDTV
Vũ Dương biên dịch

Covid-19 : WHO cảnh báo

nhiều quốc gia « đang đi sai hướng »

Thanh Phương
Hôm qua, 13/07/2020, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cảnh báo là rất nhiều quốc gia không thi hành các biện pháp đúng đắn để phòng chống dịch Covid-19, một ngày sau khi tổng số người nhiễm mới trên toàn cầu lại đạt kỷ lục 230.000 ca.
Trong một cuộc họp báo trực tuyến, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố « sẽ không có chuyện trở lại bình thường như trước đây trong một tương lai có thể dự báo được ». Lãnh đạo WHO còn ngầm chỉ trích các lãnh đạo như tổng thống Mỹ và tổng thống Brazil quá xem thường virus corona, virus mà tổ chức này xem là kẻ thù số một của công chúng.
Cho đến nay, tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới trên toàn thế giới đã vượt hơn 13 triệu, trong đó có gần 570.000 ca tử vong. Hơn nửa số ca nhiễm là tại Hoa Kỳ, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê.
Từ Genève, trụ sở của WHO, thông tín viên Jérémie Lanche gởi về bài tường trình :
Cho dù Hoa Kỳ đã thông báo sẽ ra khỏi WHO, tổ chức này vẫn không dám công khai chỉ trích các nước thành viên. Nhưng bài phát biểu của lãnh đạo WHO Tedros Ghébreyesus rõ ràng là ám chỉ đến cách thức mà hai nước Mỹ và Brazil xử lý dịch bệnh. Lãnh đạo của cả hai nước này đều cố giảm nhẹ tầm mức của dịch Covid-19, trong khi đây là hai nước chiếm gần nửa tổng số ca nhiễm mới trên toàn thế giới.
Ông Tedros Ghébreyesus nói : « Những thông điệp trái ngược nhau từ một số lãnh đạo đang phá hỏng thành tố chủ chốt của mọi giải pháp : sự tin cậy. Nếu các chính phủ không thông tin tốt hơn cho người dân, nếu các nguyên tắc căn bản của y tế công cộng sơ đẳng nhất không được tuân thủ, đại dịch này sẽ chỉ đi theo một hướng : càng ngày càng tệ hơn.
Nhưng ít có cơ may là Washington và Brasilia nghe theo những khuyến cáo của WHO. Cho dù lần đầu tiên tổng thống Donald Trump đã xuất hiện trước công chúng với khẩu trang, thì đồng nhiệm Brazil của ông, hiện đã bị nhiễm Covid-19, vẫn chống lại việc bắt buộc đeo khẩu trang. Thay vào đó, ông để cho quay phim lúc ông đang uống thuốc hydroxychloroquine, loại thuốc mà WHO kể từ nay đánh giá là không công hiệu đối với virus corona.

Âu-Mỹ có thể có đường lối chung

để đối phó với Trung Quốc ?

Thùy Dương
Trong những ngày qua, quan hệ Trung Quốc – Liên Hiệp Châu Âu được nhắc đến rất nhiều, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc áp đặt luật an ninh mới đối với Hồng Kông. RFI lược dịch bài viết của chuyên gia về Trung Quốc và châu Á, Philippe Le Corre.
Bài viết « Trước cuộc tấn công của Trung Quốc, châu Âu nổi giận » của nhà nghiên cứu hợp tác vớiHarvard Kennedy School và trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc John K. Fairbank Center tại Đại học Harvard được đăng trên trang mạng The Conversation, ngày 07/07/2020.
Từ suốt nhiều tháng qua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không ngừng khẳng định rằng họ muốn thiết lập một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với châu Âu. Thế nhưng, trái với những mong muốn nói trên, dịch bệnh Covid-19 đã đẩy mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Liên Hiệp Châu Âu xuống mức thấp nhất kể
từ khi đôi bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cách nay 45 năm. Thượng đỉnh thường niên Liên Âu – Trung Quốc diễn ra qua cầu truyền hình vào hôm 22/06/2020, nhưng không có hoạt động kỷ niệm 45 năm như mong chờ.
Trái lại, thượng đỉnh năm nay cho thấy hai bên có những bất đồng không thể hòa giải về các vấn đề như luật an ninh quốc gia mới mà Bắc Kinh áp đặt đối với Hồng Kông, an ninh mạng và hồ sơ nhân quyền. Liên Âu và Trung Quốc không đạt được bước tiến nào trên mặt trận kinh tế, bởi vì Trung Quốc đã không đáp ứng lời kêu gọi của Bruxelles về việc hoàn tất một thỏa thuận chung về đầu tư, vốn rất cần thiết cho đôi bên và có thể giúp giải quyết các vấn đề về trợ cấp nhà nước và thị trường mua sắm công.
Hợp tác trong các hồ sơ quan trọng khác như biến đổi khí hậu, quản lý toàn cầu (bao gồm việc cải cách Tổ Chức Thương Mại Thế Giới) và phát triển bền vững dường như chỉ hạn chế ở những trao đổi đơn giản bằng lời. Ngay cả sự hợp tác giữa Trung Quốc và Liên Âu để phát triển một loại vac-xin ngừa Covid-19 cũng vẫn chỉ ở mức khiêm tốn.
Khi châu Âu «lên giọng» …
Trong ngày 22/06, sau hội nghị thượng đỉnh, hai bên không có được thông cáo chung mà ra thông cáo riêng. Trong khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh đến việc Trung Quốc « muốn hòa bình chứ không muốn bá quyền », chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen lưu ý rằng « đối với Liên Âu, mối quan hệ với Trung Quốc là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất về mặt chiến lược nhưng cũng là một trong những mối quan hệ phức tạp nhất ». Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu nhấn mạnh mối quan hệ này « không phải dễ dàng ».
Những nhận định nói trên cho thấy châu Âu đã chọn một phương pháp tiếp cận mới với Trung Quốc, mang tính phòng thủ nhiều hơn, thậm chí là xung đột với Bắc Kinh. Trên thực tế, có thể là các nhà lãnh đạo chính trị của Liên Âu không có lựa chọn nào trong giai đoạn hậu Covid-19 này. Công luận châu Âu nhìn nhận Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trước hết về mức độ nghiêm trọng của đại dịch. Theo một cuộc khảo sát gần đây, 60% dân Anh và Pháp, 47% người Đức coi chính phủ Trung Quốc là một tác nhân quốc tế tệ hại, và trong giai đoạn đại dịch, quan điểm của họ về chính quyền Bắc Kinh ngày càng tiêu cực.
Nếu như cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất, hồi năm 2008-2010, đã dẫn đến nhiều vụ thâu tóm của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc ở khu vực Nam Âu, thì lần này, trái lại, các nước châu Âu dường như không còn bị ám ảnh bởi ý tưởng thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc. Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng không sẵn sàng trong bối cảnh hiện nay, đầu tư của Trung Quốc hiện giờ chỉ chiếm dưới 3% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước châu Âu.
Thêm vào đó, những tranh cãi về sự hỗ trợ y tế của Trung Quốc cho các nước Liên Âu vào thời điểm đại dịch bùng phát mạnh nhất ở châu lục này càng làm Liên Âu thêm lúng túng và khiến các nhà lãnh đạo châu Âu thêm cảnh giác trước Bắc Kinh.
Trung Quốc, từ đối tác đến « đối thủ mang tính hệ thống »
Hồi đầu năm nay, các quan chức Liên Hiệp Châu Âu vẫn hy vọng rằng Đức sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo 27 + 1 tại Leipzig với sự tham gia của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cho đến nay, hội nghị thượng đỉnh Leipzig vẫn bị hoãn vô thời hạn.
Lâu nay, mặc dù thi thoảng vẫn chỉ trích nhẹ nhàng Bắc Kinh, nhưng trên hết, thủ tướng Angela Merkel luôn tìm cách hòa hợp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Đó là vì quan hệ thương mại cân bằng giữa hai nước. Từ nhiều năm nay, nhu cầu nhập khẩu máy móc- thiết bị và xe hơi Đức của Trung Quốc là rất cao và làm gia tăng lợi nhuận của nhiều nhà công nghiệp Đức.
Một số chuyên gia cho rằng thái độ ngập ngừng, miễn cưỡng của thủ tướng Đức trong việc đối đầu với Bắc Kinh có nguy cơ làm suy yếu đà ủng hộ việc triển khai chính sách chung của châu Âu đối với Trung Quốc và duy trì tình trạng không có lợi cho mặt trận chung châu Âu, khi các thành viên Liên Âu chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mỗi nước.
Tuy nhiên, trong 3 năm qua, Liên Âu cũng đã hướng đến lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Bruxelles muốn có sự phối hợp tốt hơn và chính sách bảo vệ tập thể tốt hơn về các vấn đề kinh tế, bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài, trợ cấp nhà nước và chuyển giao công nghệ.
Ủy Ban Châu Âu không chỉ tạo ra một cơ chế mới về sàng lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2020, mà còn công bố các hướng dẫn về công nghệ 5G, cũng như xuất bản sách trắng về viện trợ nhà nước, đặc biệt là từ các quốc gia ngoài khối. Ngoài ra, Liên Âu cũng đã khởi động một chiến lược kết nối với hy vọng tạo giải pháp thay thế sáng kiến « Vành đai và con đường » của Trung Quốc.
Năm 2019 được nhiều nước coi là một bước ngoặt trong quan hệ song phương của châu Âu và Trung Quốc, với việc công bố văn kiện về chiến lược Liên Âu – Trung Quốc, theo đó Bruxelles coi Trung Quốc là « một đối thủ mang tính hệ thống ».
Thượng đỉnh trực tuyến giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cuối cùng cũng đã diễn ra, nhưng việc đôi bên không đạt được nhiều bước tiến càng khiến các nhà lãnh đạo châu Âu thất vọng, mặc dù Bắc Kinh đã cho tiến hành một chiến dịch tuyên truyền lớn về các chính sách của Trung Quốc, kể cả về công tác quản lý đại dịch, thông qua các mạng xã hội và các trang web của đại sứ quán Trung Quốc ở các nước châu Âu.
Lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu Josep Borrell đã nhiều lần công khai đề cập đến « cuộc chiến tin đồn » nói trên. Thậm chí ủy ban ngoại giao của châu Âu còn ra một báo cáo đặc biệt về những thông tin thất thiệt. Trong một thông cáo gần đây, bà Ursula von der Leyen còn bóng gió nói về việc Ủy Ban Châu Âu ngày càng lo ngại về « các cuộc tấn công mạng nhắm vào hệ thống máy tính và bệnh viện ».
Liệu có thể có một chính sách xuyên Đại Tây Dương để đối phó với Trung Quốc ?
Ngay cả khi Bruxelles lên giọng hơn khi nói về Trung Quốc, Liên Âu vẫn còn cách xa đường lối rất cứng rắn của chính quyền Donald Trump, bởi vì chính sách của Washington đi kèm với các biện pháp trừng phạt và hạn chế thương mại nhắm vào các công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Mỹ, trong đó có tập đoàn Hoa Vi.
Cách nói của Washington có thể không thật phù hợp về mặt ngoại giao, nhưng phản ánh đường lối được cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ của Mỹ ủng hộ, và khiến các đồng minh của Hoa Kỳ, mà đa phần là các nước châu Âu, phải suy nghĩ lại về cách đối phó trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Từ nay đến khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020, ít có khả năng Mỹ và châu Âu có những thay đổi lớn về cách đối phó với Bắc Kinh. Nếu ứng viên đảng Dân Chủ Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ, quan hệ Washington – Bruxelles có thể tiến triển để đối thoại về phương pháp đối phó với Trung Quốc, và có thể cuối cùng sẽ đạt được đường lối chung.
Còn về phía Trung Quốc, cuối cùng thì họ cũng sẽ vẫn coi mối quan hệ với Mỹ là ưu tiên số một, điều này giải thích vì sao hiện giờ Bắc Kinh đang giữ thái độ « chờ thời » trong các trao đổi với Liên Âu.

Anh Quốc: Thiết bị 5G của Huawei

phải gỡ bỏ hết vào 2027

Leo Kelion
Huawei cho biết họ tuyển dụng khoảng 1.600 người ở Anh
Các hãng cung cấp dịch vụ điện thoại di động của Vương quốc Anh bị cấm mua thiết bị mới 5G của Huawei sau ngày 31/12 và họ cũng phải gỡ bỏ tất cả bộ thiết bị 5G của hãng này khỏi mạng lưới của họ vào năm 2027.
Bộ trưởng kỹ thuật số Oliver Dowden nói với Hạ viện Anh về quyết định này.
Anh có quyết định này sau các lệnh trừng phạt mà Washington đưa ra với việc tuyên bố hãng này tạo ra mối đe dọa an ninh quốc gia – điều mà Huawei phủ nhận.
Ông Dowden nói rằng quyết định này sẽ trì hoãn việc triển khai 5G của Anh trong một năm.
Ông nói thêm rằng chi phí tích góp của việc này và các hạn chế trước đó được công bố đối với Huawei hồi đầu năm, sẽ lên tới 2 tỷ bảng.
“Đây không phải là một quyết định dễ dàng, nhưng nó là một quyết định đúng đắn đối với các mạng viễn thông của Vương quốc Anh, vì an ninh quốc gia và nền kinh tế của chúng ta, cả bây giờ và thực sự về lâu dài,” ông nói.
Do lệnh trừng phạt của Mỹ chỉ ảnh hưởng đến thiết bị trong tương lai, chính phủ không tin rằng sẽ là có lý về bảo mật cho việc loại bỏ các thiết bị 2G, 3G và 4G do Huawei cung cấp.
Huawei cho biết động thái này là: “tin xấu cho bất cứ ai ở Anh có điện thoại di động” và đe dọa sẽ “làm Anh lạc hậu về kỹ thuật số, tăng tiền sử dụng và làm sâu sắc thêm khoảng cách về kỹ thuật số”.
Những hạn chế mới cũng đang được áp dụng đối với việc sử dụng bộ băng thông rộng của công ty.
Chính phủ muốn các nhà mạng “rút lui” khỏi việc mua thiết bị mới của Huawei để sử dụng trong mạng cáp quang hoàn diện.
Ông Dowden cho biết ông dự kiến điều này sẽ xảy ra trong vòng hai năm.
Ông giải thích rằng đang cho thêm thời gian cho cho băng thông rộng để tránh việc Anh trở nên phụ thuộc vào Nokia với tư cách là nhà cung cấp duy nhất cho một số thiết bị.
Quan ngại về chip
Vương quốc Anh lần cuối rà soát vai trò của Huawei trong cơ sở hạ tầng viễn thông vào tháng Một, khi quyết định cho phép công ty vẫn là nhà cung cấp nhưng đưa ra giới hạn về thị phần của mình.
Nhưng vào tháng Năm, Hoa Kỳ đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới để gây cản trở khả năng của Huawei trong việc sản xuất chip của riêng họ.
Điều này khiến giới chức an ninh kết luận rằng họ không còn có thể đảm bảo tính bảo mật cho các sản phẩm của mình nếu công ty phải bắt đầu tìm nguồn cung ứng chip từ bên thứ ba để sử dụng cho thiết bị của mình.
Bộ trưởng nói một đánh giá được thực hiện bởi Trung tâm an ninh mạng quốc gia của Trung tâm Thông tin của Chính phủ là động lực cho những thay đổi.
“Huawei tuyên bố có kho dự trữ các bộ phận mà họ có thể sử dụng, nhưng điều này rõ ràng ảnh hưởng đến những gì Trung tâm an ninh mạng quốc gia có thể nói về sản phẩm của họ trong tương lai,” tiến sĩ Ian Levy, giám đốc kỹ thuật của cơ quan này viết.
“Chúng tôi nghĩ rằng các sản phẩm của Huawei được điều chỉnh để đối phó với [các biện pháp trừng phạt] có thể sẽ gặp nhiều vấn đề về bảo mật và độ tin cậy hơn do thách thức kỹ thuật lớn trước mắt và chúng tôi sẽ khó tin tưởng hơn vào việc sử dụng chúng trong khuôn khổ chiến lược giảm thiểu.”
Nhưng những cân nhắc chính trị khác cũng có khả năng là yếu tố câ nhắc trong đó có mong muốn của Anh muốn đạt được thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ và gia tăng căng thẳng với Trung Quốc về việc xử lý dịch Covid-19 và cách Bắc Kinh ứng xử với Hong Kong.
Một số nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã thúc giục cho khoảng thời gian ngắn hơn để loại bỏ nó, đặc biệt đã có những lời kêu gọi lệnh cấm 5G có hiệu lực trước cuộc bầu cử tới vào tháng 5 năm 2024.
Huawei chỉ mới triển khai tổng cộng 20.000 trạm cơ sở ở Anh cho đến nay
Tuy nhiên, ông Dowden nói rằng “chúng tôi càng rút ngắn thời gian để loại bỏ thì nguy cơ gián đoạn thực tế đối với các mạng điện thoại di động càng cao”.
BT và Vodafone đã cảnh báo rằng khách hàng có thể phải đối mặt với sự cố kỹ thuật với thoại di động nếu họ buộc phải gỡ bỏ tất cả bộ 5G của Huawei trong thời gian ngắn hơn.
Huawei cho biết họ tuyển dụng khoảng 1.600 người ở Anh và nói là một trong những nguồn đầu tư lớn nhất của Anh từ Trung Quốc.
Công ty – có cổ phiếu không được giao dịch công khai vào thứ Hai tuyên bố tăng 13% doanh số trong nửa đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019, với tổng trị giá 454 tỷ nhân dân tệ (64,8 tỷ đô la).
Vương quốc Anh sẽ chiếm một phần rất nhỏ trong số đó. Giám đốc của hãng tại Anh gần đây đã lưu ý rằng Huawei chỉ mới triển khai tổng cộng 20.000 trạm cơ sở ở Anh cho đến nay, nhưng dự kiến sẽ cung cấp tổng cộng 500.000 trạm trên toàn cầu trong năm nay.
Mặc dù vậy, điều mà công ty lo ngại và Washington hy vọng là các quốc gia khác sẽ đi theo quyết định của Anh bằng lệnh cấm của chính họ.
Mặc dù dường như rất ít cơ hội thay đổi quyết định này, Huawei cho biết họ vẫn đang thúc giục các bộ trưởng Anh cân nhắc lại.

Anh với chiến lược đối phó TQ

Bộ Quốc phòng Anh đang đối mặt áp lực phải nhanh chóng soạn thảo chiến lược mới nhằm đối phó “chiến tranh lai” với Trung Quốc thời hậu Covid-19.
Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của Anh rời cảng Portsmouth hồi đầu năm để diễn tập với tiêm kích F-35
Củng cố quan hệ đồng minh ở châu Á, tăng cường sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) và triển khai thêm quân lực ở phía đông kênh đào Suez đang được giới tư lệnh quân đội Anh cân nhắc trong dự thảo chiến lược mới, nhằm ngăn chặn các hành vi ngày càng táo bạo của Trung Quốc trong lúc thế giới vẫn tiếp tục chống chọi đại dịch.
Nguy cơ từ Trung Quốc
Báo Financial Times cho hay các tham mưu trưởng lực lượng lục quân, hải quân và không quân Anh vào cuối tháng 6 đã họp chiến lược với các thành viên nội các tại Tháp London, nhằm vạch ra các ưu tiên về lĩnh vực an ninh, quốc phòng và chính sách đối ngoại của Anh trong thời gian tới.
Sau khi kết thúc cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace cảnh báo thế giới thời hậu Covid-19 sẽ chứng kiến “sự gia tăng khủng hoảng kinh tế, xung đột và đối đầu” xảy ra ở nhiều nơi. “Anh đang đối diện nhiều mối đe dọa với đủ hình thái khác nhau xuyên khắp các đại lục”, theo Bộ trưởng Wallace.
Sau thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chỉ đạo nội các hoạch định lộ trình chấm dứt sự phụ thuộc Trung Quốc trong lĩnh vực vật tư y tế và các mặt hàng chiến lược khác. Theo Reuters, kế hoạch này được lấy tên Dự án Bảo vệ (tiếng Anh là Project Defend), theo đó vạch ra những nhược điểm chính trong nền kinh tế mà có thể bị khai thác bởi các chính phủ thù địch, từ đó tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia. Một nguồn thạo tin cho hay Anh đang hướng đến mục tiêu đa dạng hóa nguồn cung ứng và bảo vệ nền tảng công nghệ trong nước.
Bên cạnh quan ngại hoạt động của Nga ở khu vực Bắc Đại Tây Dương, Iran gây áp lực tại eo biển Hormuz và tàn dư của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vẫn đe dọa Trung Đông, chính phủ và quân đội Anh đặc biệt cảnh giác trước các nguy cơ từ Trung Quốc.
Đây là đề tài chi phối cuộc họp giữa các tham mưu trưởng và bộ trưởng Anh, phản ánh sự quan ngại của nước này đối với tình hình bất ổn tại Hồng Kông và các hành vi bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo nhận định của nghị sĩ Tobias Ellwood, Chủ tịch Ủy ban đặc biệt về quốc phòng của Hạ viện Anh, chính quyền London cần phải điều chỉnh lại quan hệ với Trung Quốc ở mức độ “căn bản” nhất để phù hợp với tình hình mới.
Giới chức an ninh đang chuẩn bị đối đầu cái gọi là “chiến tranh lai” với Trung Quốc, chỉ chiến lược phối hợp các đòn chính trị, kinh tế và tấn công mạng, chứ không đơn thuần giới hạn ở việc đối đầu giữa hai quân đội.
Hình thái xung đột mới
Trước áp lực mới, các tham mưu trưởng Anh đang tập trung đưa ra phương án đối phó, cụ thể xoáy vào mảng công nghệ và an ninh mạng. Theo chiến lược đang trong quá trình soạn thảo, các lực lượng Anh có thể sử dụng AI để bảo vệ cơ sở dữ liệu, các hệ thống mạng và tài sản trí tuệ.
Đồng thời, nhiều khả năng Anh sẽ đẩy mạnh sự hiện diện tại khu vực mà Trung Quốc đang tăng cường sự ảnh hưởng thông qua các hành vi chèn ép và thị uy trước láng giềng ở Thái Bình Dương. Điều này có nghĩa là quân đội Anh cần phải vươn tầm khỏi phạm vi hoạt động truyền thống của khối NATO để tích cực xích gần các đồng minh ở Đông Bắc Á, chủ yếu là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Hướng đi mới cũng phù hợp với tầm nhìn của chính phủ Anh trong giai đoạn hậu Brexit (rời khỏi EU), theo báo The Guardian. Chẳng hạn, hải quân hoàng gia Anh vào cuối tháng 6 tuyên bố triển khai các đơn vị biệt kích thường trực ở phía đông kênh đào Suez, bắt đầu thực thi chiến lược “duy trì sự hiện diện toàn cầu” và sẵn sàng điều động tàu chiến nhanh chóng phản ứng các mối đe dọa.
Tờ The Daily Telegraph dẫn lời giới chức Anh dự đoán đây là dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng khu vực sát sườn Trung Quốc sẽ là điểm kế tiếp được đề nghị tăng cường tàu chiến. Bên cạnh đó, các tham mưu trưởng dự kiến sẽ đưa ra các yêu cầu mới liên quan đến khí tài quân sự, theo hướng tái trang bị cho các tàu sân bay nước này để nâng cao thực lực trên biển.
Một phương án có thể thực thi là mua thêm thiết bị bay không người lái và tên lửa mới cho hai tàu sân bay của Anh. Ngoài ra, việc tăng ngân sách cho các dự án nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp đối phó hệ thống phòng thủ phức tạp của Trung Quốc cũng được lên kế hoạch.

Anh cấm Huawei khỏi mạng 5G,

một chiến thắng ngoại giao cho ông Trump

Triệu Hằng
Quyết định của chính phủ Anh sẽ khiến Trung Quốc giận dữ, nhưng đây lại là một chiến thắng về mặt ngoại giao cho Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Thủ tướng Anh Boris Johnson quyết định gạch tên Huawei khỏi mạng 5G của Anh vào hôm thứ Ba (14/7), như vậy là nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc không còn được chào đón ở phương Tây, theo Reuters.
Động thái mới nhất này của chính phủ Anh cũng đảo ngược quyết định hồi tháng 1 cấp cho Huawei một vai trò hạn chế trong hệ thống 5G.
Quyết định được đưa ra khi Anh không còn là thành viên liên minh châu Âu được xem có phần mạo hiểm nhưng nay London đã “mất tinh thần” vì cuộc đàn áp của Trung Quốc ở Hồng Kông và hiểu ra rằng Bắc Kinh không nói toàn bộ sự thật về cuộc khủng hoảng virus corona.
Phía Mỹ coi các thiết bị Huawei được sử dụng để làm công cụ do thám phương Tây.

Anh Quốc công bố cơ chế mới

về nhập cư thời hậu Brexit

Anh Vũ
Hôm qua, 13/07/2020, chính phủ Anh công bố cơ chế mới về nhập cư thời hậu Brexit, trong đó có kế hoạch cấp visa nhanh cho các nhân viên y tế.
Nhưng bộ trưởng Nội Vụ bị chỉ trích do cơ chế này không bao gồm kế hoạch cấp visa nhanh cho nhân viên làm việc trong các viện dưỡng lão, trong khi lĩnh vực này đang thiếu rất nhiều nhân viên.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix tường trình :
Cơ chế mới về nhập cư của Anh Quốc sẽ có hiệu lực vào cuối giai đoạn chuyển tiếp ngày 01/01/2021, chấm dứt vĩnh viễn quyền tự do đi lại của các công dân Liên Hiệp Châu Âu. Đây sẽ là hệ thống tính theo điểm. Những ai muốn đến làm việc ở Anh Quốc phải hội đủ 70 điểm. Các điểm này được tính dựa theo những tiêu chuẩn : được đề nghị việc làm, có bằng cấp thích hợp, biết rành tiếng Anh và có mức lương trên 22 ngàn euro/ năm.
Tuy nhiên, do hệ thống y tế Anh Quốc phụ thuộc rất nhiều vào nhân lực nước ngoài, nhất là từ Liên Hiệp Châu Âu, chính phủ Luân Đôn dự trù một cơ chế cấp visa nhanh cho các nhân viên y tế, nhưng loại trừ những người làm việc trong các viện dưỡng lão, do họ có mức lương thấp hơn mức tối thiểu được quy định như trên.
Chính phủ nói là họ muốn khuyến khích giới chủ trong lĩnh vực này tích cực đào tạo và tuyển mộ thêm nhân viên người Anh. Nhưng các công đoàn, các đảng đối lập và lãnh đạo các viện dưỡng lão đã kịch liệt chỉ trích quyết định đó. Họ nhắc lại rằng các viện dưỡng lão là nơi bị dịch Covid-19 nặng nề nhất và cho rằng những nhân viên làm việc trong các viện dưỡng lão đã bị gạt ra bên lề, mặc dù chính phủ trong những tháng qua đã không ngớt lời ca ngợi sự tận tụy của các nhân viên này.

Pháp cắt giảm các chuyến bay của Trung Quốc

đến Paris để trả đũa

Bình luậnDu Miên
Ngày 13/7, Chính phủ Pháp đã bắt đầu cắt giảm các chuyến bay tới Pháp của các hãng hàng không Trung Quốc xuống còn một chuyến mỗi tuần. Đây là hành động đáp trả của Pháp đối với những hạn chế do Bắc Kinh áp đặt lên chuyến bay của các hãng hàng không Pháp đến Trung Quốc.
Trên trang web chính thức, Đại sứ quán (ĐSQ) Pháp tại Bắc Kinh nêu rõ: “Từ ngày 13/7, các công ty Trung Quốc sẽ chỉ được phép thực hiện một chuyến bay hàng tuần. Các cuộc thảo luận về vấn đề đang được tiến hành giữa chính phủ 2 nước nhằm tiến tới một giải pháp thỏa đáng”.
Cơ quan quản lý hàng không nhà nước Trung Quốc CAAC chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào.
ĐSQ Pháp cho biết, 3 hãng hàng không Trung Quốc là Air China, China Eastern Airlines Corp và China Southern Airlines Co đều được cấp phép thực hiện các chuyến bay hàng tuần từ các thành phố của Trung Quốc đến Paris.
Cơ quan này cũng nói rằng, theo thỏa thuận đối ứng ngày 12/6, Air France chỉ được Bắc Kinh cho phép thực hiện 3 chuyến bay mỗi tuần đến Trung Quốc.
Tuy nhiên trên thực tế, chính quyền Trung Quốc chỉ cho phép Air France thực hiện một chuyến bay tới Trung Quốc, ĐSQ Pháp cho biết.
Cơ quan này nhấn mạnh, chính phủ Pháp đang áp dụng áp lực ngoại giao mạnh mẽ để Bắc Kinh cân nhắc bổ sung thêm số lượng chuyến bay. Trong thời gian chờ đợi, ĐSQ Pháp khuyên du khách nên chuẩn bị cho sự gián đoạn trong liên kết hàng không giữa hai nước.
Các chuyến bay dân dụng giữa Pháp và Trung Quốc đã bị đình chỉ vào đầu năm nay do đại dịch COVID-19.
Du Miên
Theo The Epoch Times

Pháp tổ chức Quốc Khánh 14/07

không có diễu binh vì Covid-19

Thu Hằng
Lần đầu tiên từ năm 1945, Pháp tổ chức mừng Quốc Khánh mà không có lễ diễu binh quy mô lớn trên đại lộ Champs-Elysées và không có công chúng.
Theo quy định cấm tụ tập trên 5.000 người đề phòng dịch Covid-19, lễ Quốc Khánh ngày 14/07/2020 trên quảng trường Concorde Paris chỉ có 2.200 người tham dự, trong đó có khoảng 1.400 nhân viên y tế và nhân viên những ngành nghề thiết yếu vẫn hoạt động trong gần ba tháng phong tỏa chống Covid-19.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trì buổi lễ bắt đầu từ 10 giờ 45 (giờ Pháp) với chủ đề « một Quốc gia dấn thân, thống nhất và đoàn kết » nhằm vinh danh đội ngũ nhân viên y tế, những người trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 cũng như lực lượng quân đội tham gia chiến dịch « Résilience » tham gia chống virus corona.
Lễ diễu binh năm 2020 không có màn trình diễn của chiến xa, xe bọc thép, tuy nhiên công chúng vẫn có thể được ngắm qua màn hình màn trình diễn trên không với khoảng 20 máy bay trực thăng và khoảng 50 máy bay, trong đó có máy bay vận tải A400M và một máy bay tiếp liệu A330 của Không Quân được sử dụng trong đợt khủng hoảng để chuyên chở bệnh nhân Covid-19 nhằm giảm tải cho các vùng bị tác động nặng nhất. Đội bay « Patrouille de France » sẽ bay qua hai lần, lần đầu thả khói ba mầu cờ Pháp vào lúc 11 giờ 11, lần thứ hai là mầu trắng để vinh danh đội ngũ nhân viên y tế.
Đức, Thụy Sĩ, Áo và Luxembourg là bốn nước khách mời danh dự tại lễ Quốc Khánh Pháp vì đã giúp Pháp tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19 khi nhiều bệnh viện của Pháp bị quá tải.
Sau buổi lễ chính thức, tổng thống Emmanuel Macron trả lời trực tiếp trong vòng 45 phút hai đài truyền hình TF1 và France 2 để nêu ra những ưu tiên trong giai đoạn hai của nhiệm kỳ tổng thống. Cũng chính tổng thống Macron là người hủy truyền thống trả lời truyền thông sau lễ diễu binh hàng năm. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, phát biểu trước công chúng có lẽ là cơ hội để nguyên thủ Pháp lấy lại niềm tin của người dân trong khi còn rất nhiều hồ sơ cải cách đang chờ trong 600 ngày còn lại của nhiệm kỳ.
Trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình sau lễ Quốc Khánh, tổng thống Macron cho rằng nước Pháp nên bắt buộc người dân đeo khẩu trang tại tất cả những nơi công cộng trong không gian kín, để ngăn chận sự lây lan của virus corona, vào lúc dịch Covid-19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại. Ông Macron cũng tuyên bố là nước Pháp sẽ sẵn sàng đối phó trong trường hợp có làn sóng dịch thứ hai. Tổng thống Pháp còn bảo đảm là mùa nhập học tháng 9 tới sẽ diễn ra gần như bình thường, nhưng nếu tốc độ lây lan của virus tăng lên trong tháng 8 thì chính phủ sẽ phải xem xét lại việc tổ chức nhập học.

Covid-19 : Pháp tổ chức Quốc Khánh

trong nỗi lo làn sóng dịch thứ hai

Thu Hằng
Lễ Quốc Khánh Pháp 14/07/2020 được tổ chức theo « phiên bản nhẹ » cho thấy nguy cơ siêu vi corona vẫn hiện hữu : chỉ khoảng 2.200 người tham dự do tuân thủ lệnh cấm tụ tập trên 5.000 người, hủy màn
diễu binh nổi tiếng trên đại lộ Champs-Elysées, người tham dự phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách ít nhất 1 mét.
Chỉ một ngày trước lễ Quốc Khánh, rất nhiều dấu hiệu cho thấy dịch Covid-19 tăng nhẹ tại Pháp, theo ghi nhận của nhật báo Le Monde. Không lây nhiễm trên diện rộng, nhưng Pháp có đến 333 « ổ dịch » được thống kê vào ngày 08/07, trong đó có 68 ổ vẫn đang được điều tra tính đến ngày 12/07. Dù chỉ tạm thời « tăng nhẹ » nhưng giới chuyên gia bắt đầu lo ngại xảy ra làn sóng thứ hai, trong khi đợt 1 đã khiến hơn 30.000 người tử vong.
Số ca nhập viện điều trị hiện vẫn ở mức ổn định, nhưng tình trạng này kéo dài được bao lâu ? Mạng lưới SOS-Médecins France cho biết « số ca khám nghi ngờ nhiễm Covid-19 tăng từ khoảng 10 ngày trở lại đây », cụ thể là tăng thêm 41% trong tuần  từ 29/06 đến 05/07.
Dấu hiệu thứ nhất, theo nhà dịch tễ học Daniel Lévy-Bruhl, phụ trách bộ phận nhiễm trùng đường hô hấp Y tế Cộng đồng Pháp (Santé publique France, SPF), « tốc độ lây nhiễm virus corona hiện vẫn ở mức thấp », nhưng có « xu hướng gia tăng » với chỉ số lây nhiễm R (số ca nhiễm trung bình từ một người) đã vượt qua 1. Ngoài ra, tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng có chiều hướng phức tạp hơn do người bị nhiễm không tiếp xúc trực tiếp với những ca nhiễm đầu tiên, như trường hợp của hơn 200 bệnh nhân ở tỉnh Mayenne (vùng Pays de la Loire, phía tây nước Pháp) và một ổ dịch khác ở Normandie (phía bắc)
Nguy cơ virus corona tăng tốc độ lây lan có thể được giải thích qua hai hiện tượng. Thứ nhất, châu Âu bước vào kỳ nghỉ hè với truyền thống du lịch. Việc di chuyển trong nước Pháp hoặc sang các nước lân cận, nơi dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng, chắc chắn sẽ là cơ hội để virus corona lây lan, đặc biệt là tại các bãi biển.
Thời gian nghỉ hè thường gắn liền với các dịp lễ hội. Dù chính thức bị cấm, nhưng nhiều buổi biểu diễn, tụ tập vẫn được tổ chức, như trường hợp buổi biểu diễn của DJ The Avener do chính thành phố Nice tổ chức ngày 11/07 thu hút vài nghìn người và các biện pháp bảo vệ đã không được tuân thủ. Hai buổi nhạc hội bất hợp pháp, lần lượt thu hút từ hơn 2.000 tại rừng Cazaux (gần thành phố Bordeaux, vùng Gironde) và khoảng 4.000-5.000 người ở Saint-Parize-le-Châtel (tỉnh Nièvre), không đeo khẩu trang, không tuân thủ biện pháp giãn cách xã hội, cũng khiến giới chuyên gia lo lắng. Tất cả người tham gia được phát phiếu xét nghiệm miễn phí và được khuyến cáo tránh tiếp xúc với người khác cho đến khi có kết quả.
Người dân lơ là quá sớm
Tuy nhiên, việc Nhà nước chỉ khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa, trừ trường hợp bắt buộc đeo khẩu trang trong phương tiện công cộng, dường như không đủ sức răn đe tuân thủ. Người dân Pháp đã sớm lơ là các biện pháp phòng ngừa, thậm chí ngay cả trong chính phủ, chính trị gia…, những người thường xuyên xuất hiện trước công chúng. Trong cộng đồng, nhiều người chỉ đeo khẩu trang để đối phó. Tình trạng chen lấn trong phương tiện giao thông công cộng đã trở lại, đặc biệt tại Paris và vùng phụ cận, khiến khuyến cáo giữ khoảng cách ít nhất 1 mét không còn được tôn trọng.
Trả lời nhật báo Le Monde ngày 09/07, ông Jean-François Delfraissy, chủ tịch Hội đồng Khoa học, cố vấn chiến lược chống dịch Covid-19 cho chính phủ Pháp, cảnh báo : « Hiện giờ chúng ta biết rằng chỉ cần một cá nhân siêu lây nhiễm trong một đám đông thì tình hình sẽ tương tự như ở Mulhouse » (một trong những địa phương bị dịch Covid-19 sớm nhất và nặng nhất ở Pháp). Còn trên nhật báo Le Figaro, ông Jérôme Salomon, tổng cục trưởng Y tế Pháp, lo ngại « dịch trở lại, thậm chí là đợt thứ hai, có thể xảy ra vào mùa thu hoặc mùa đông ».
Ngày 08/07, thủ tướng Jean Castex cho biết « kế hoạch phong tỏa cục bộ » đã sẵn sàng, nhưng sẽ không có tình trạng phong tỏa toàn quốc như hồi tháng 03/2020. Vẫn theo thủ tướng Pháp, nhiều biện pháp bắt buộc mới phòng chống virus corona lan rộng đang được nghiên cứu, trong đó có khả năng mở rộng phạm vi bắt buộc đeo khẩu trang, đặc biệt tại nơi công cộng khép kín do virus corona có thể lây qua đường không khí, như xác nhận của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ngày 09/07.
Liệu chính phủ sẽ tiếp nhận khuyến cáo trên của 14 bác sĩ Pháp nổi tiếng trên diễn đàn đăng trên báo Le Parisien – Aujourd’hui en France ngày 11/07 ? Đội ngũ nhân viên y tế Pháp sẵn sàng tiếp tục chống dịch, nhưng không phải trong điều kiện áp lực như hồi tháng Ba. Vì vậy, họ muốn khống chế được tình hình ngay khi xuất hiện « những dấu hiệu nhẹ » đầu tiên cho thấy dịch quay trở lại.

Nhiều rạp chiếu phim Pháp

lại đóng cửa do vắng khách

Tuấn Thảo
Tại Pháp, các rạp chiếu phim đã được phép mở lại kể từ ngày 22/06/2020. Tuy nhiên, số lượng khán giả đến xem phim ở rạp, lại thấp hơn nhiều so với dự đoán. Trước tình trạng thiếu khán giả, nhiều rạp chiếu phim sau hai tuần lễ hoạt động, đã buộc phải đóng cửa một lần nữa, vì doanh thu phòng vé không đủ để trang trải các chi phí.
Một triệu lượt khách. Đó là số lượng khán giả Pháp đã mua vé đi xem phim trong vòng hai tuần lễ, khi các rạp chiếu được mở lại sau gần ba tháng bị phong tỏa do dịch Covid-19. Con số này thấp hơn nhiều so với dự đoán, vì theo thăm dò gần đây nhất của cơ quan Médiamétrie, có khoảng 21 triệu người Pháp cho biết họ sẵn sàng trở lại các rạp chiếu phim trong những tuần lễ đầu tiên dỡ bỏ phong tỏa.
Số liệu này cũng thấp hơn nhiều so với cùng thời kỳ năm trước, khiến cho giới phát hành phim cũng như các nhà quản lý các rạp chiếu phim càng thêm lo âu, bởi vì họ không ngờ gặp nhiều khó khăn đến như vậy. Theo lời ông Marc-Olivier Sebbag, chủ tịch Liên đoàn các rạp chiếu phim Pháp (FNCF), tình trạng vắng khách lại càng làm cho giới chuyên ngành bi quan hơn, nhất là trong bối cảnh rất nhiều sự kiện quan trọng như ‘‘Ngày Hội điện ảnh’’ (La Fête du Cinéma) đã bị hủy bỏ, trong khi các chương trình văn hóa này đã ra đời chủ yếu là nhằm kích thích mức cầu, với mục đích thu hút đông đảo khán giả vào rạp.
Các rạp chiếu phim Pháp đã trông cậy rất nhiều vào sự hưởng ứng của giới ghiền phim nói riêng, của công chúng nói chung. Tuy nhiên, các nhà quản lý đành phải thừa nhận rằng các phòng vé đã mở lại trong một bối cảnh không mấy thuận lợi : các suất chiếu phim đã giảm đi một nửa, trong khi việc tiếp đón người xem cũng bị hạn chế. Do các quy định giãn cách xã hội, các phòng chiếu phim khi sắp đặt chỗ ngồi, buộc phải tạo khoảng cách tối thiểu giữa các nhóm khán giả với nhau.
Theo khảo sát cuối tuần qua của mạng thông tin Box Office Pro, nhiều rạp chiếu phim ở Paris, Montluçon, Coulommiers hay là Chalon sur Saône, phải tạm thời đóng cửa một lần nữa. Các suất chiếu phim khó thể nào được duy trì, khi không có đủ khán giả mua vé đi xem phim. Đây là trường hợp của đa số các rạp chuyên khai thác dòng ‘‘phim nghệ thuật’’, như rạp Hémisphère ở thành phố Coulommiers, rạp hát Palace ở thành phố Montluçon gồm 5 phòng chiếu phim, đều quyết định tạm thời đóng cửa cho tới tháng 08/2020.
Rạp chiếu phim L’Épée de Bois nằm trên đường Mouffetard, ở khu phố La Tinh, giữa lòng thủ đô Paris cũng đành phải ngưng hoạt động trong suốt tháng này, do lượng khán giả đã giảm 80% so với cùng mùa hè năm ngoái. Rạp chiếu phim này nằm trong một trong những khu phố có đông đảo du khách qua lại, cho nên nhân dịp hè cũng thường chọn chiếu phim thương mại Anh ngữ có phụ đề tiếng Pháp. Thế nhưng năm nay, hẳn chắc là cũng không có thêm khán giả nào thuộc thành phần du khách, cho dù có chiếu phim thương mại hay không.
Về phần mình, công ty Megarama khai thác 23 rạp chiếu phim ở Pháp, đã buộc phải đóng cửa vô thời hạn hai rạp chiếu ở vùng Jura và Saône et Loire. Lượng khán giả đi xem phim ở rạp tại các vùng này đã giảm từ gấp 5 đến gấp 10 lần. Cả hai rạp chiếu phim đã không cho biết chừng nào mới mở cửa trở lại, điều đó dự báo là cả hai rạp chiếu phim này có nguy cơ bị đóng cửa luôn.
Theo giải thích của giới chuyên ngành, sở dĩ khán giả Pháp vẫn chưa vội trở lại xem phim ở rạp (ngoài các vấn đề liên quan tới các quy định ràng buộc về giãn cách xã hội) là vì vẫn còn thiếu các loại phim ‘‘thương mại’’ có khả năng lôi cuốn đông đảo khán giả thuộc mọi thành phần đến rạp. Theo thông lệ, mùa hè là mùa khai thác các bộ phim blockbusters, mang nhiều tính giải trí, chủ yếu nhắm vào đại đa số khán giả.
Trong năm 2019, các bộ phim Mỹ với kinh phí cao, đã góp phần thu hút đông đảo khán giả Pháp đến xem phim ở rạp. Các bộ phim như Vua sư tử, Toy Story 4, tập ngoại truyện Hobbs và Shaw của loạt phim Fast & Furious đã thu hút gần 35 triệu lượt khán giả Pháp trong tháng Bảy và tháng Tám. Năm nay, giới chuyên ngành đặt nhiều hy vọng vào hai bộ phim ‘‘Tenet’’ và ‘‘Hoa Mộc Lan’’. Tuy nhiên, việc các nhà sản xuất ở Hollywood đã dời lại ngày ra mắt hai bộ phim này lại càng làm cho giới phân phối phim ở Pháp thêm sốt ruột.
Theo khảo sát của mạng thông tin Box Office Pro, một số rạp chiếu phim Pháp chỉ thu hút 10% khán giả kể từ khi được mở lại vào ngày 22/06. Trước mắt, ban quản lý không có cách nào khác là cho giới nhân viên tạm thời nghỉ việc. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, và nếu không có biện pháp kích cầu nào khác hầu lôi kéo khán giả trở lại, thì có khoảng 30% các rạp chiếu phim, nhất là các rạp phim độc lập, hay các công ty gia đình có nguy cơ bị đóng cửa luôn.

Covid-19 thách thức

ngành công nghiệp quốc phòng Pháp

Thanh Hà
Pháp là một trong ba nhà cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự hàng đầu trên thế giới. Virus corona có thể đe dọa lĩnh vực công nghệ mũi nhọn này của Pháp hay không ? Giới trong ngành lo ngại các khách hàng quan trọng nhất cắt giảm ngân sách phòng thủ và nhất là đơn đặt hàng của ngay cả chính phủ Pháp cũng bị sụt giảm.
Theo báo cáo công bố tháng 3/2020 của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm SIPRI, với 7,9 % thị phần trong giai đoạn 2015-2019, Pháp là quốc gia cung cấp vũ khí lớn thư ba trên thế giới. Đây cũng là thời điểm các vụ xung đột trên thế giới tăng gấp đôi so với hồi năm 2010. Tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự của Pháp tăng thêm 72 % so với giai đoạn 2010 -2014.
Năm 2018 chẳng hạn chi tiêu quân sự của các quốc gia trên thế giới tăng 13 % so với 10 năm trước đó.
Dù không ngừng gặm nhấm được thêm thị phần quốc tế, nhưng Pháp vẫn bị Mỹ và Nga bỏ xa lại phía sau. Trên thị trường này, Mỹ vẫn dẫn đầu bảng với 36 % thị phần trên thế giới và Nga là 21 %. Các khách hàng quan trọng nhất của Pháp thuộc khu vực Trung Đông, đứng đầu là Ả rập Xê Út và Qatar. Vẫn viện SIPRI trong báo cáo hồi mua xuân vừa qua tin tưởng rằng « với những thành tích rực rỡ trong 5 năm vừa qua, Pháp tiếp tục duy trì vị trí khá cao ít nhất là trong 5 năm sắp tới », nhưng đó là chưa kể hiệu ứng virus corona.
Covid-19 đe dọa xuất khẩu vũ khí ?
Lo ngại thứ nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tuột dốc vì Covid-19, ngân sách quốc phòng bị bào mỏng vì những ưu tiên cấp bách hơn. Liệu rằng 6 tập đoàn cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự hàng đầu của Pháp có thể tiếp tục trông cậy vào những khách hàng như Ả Rập Xê Út, Ai Cập hay Ấn Độ nữa hay không khi mà từ Cairo đến New Delhi và cả Riyad đã liên tục phải điều chỉnh ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả kinh tế do virus corona gây nên, và kèm theo đó là hàng chục triệu người thất nghiệp, hàng trăm triệu người bị nạn đói đe dọa hay có nguy cơ đẩy vào cảnh bần cùng ?
Theo thứ tự, Ả Rập Xê Út, Ấn Độ và Ai Cập là ba trong số 5 nguồn nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, Úc đứng hạng tư và Trung Quốc hạng 5.
Gần với Pháp hơn về mặt địa lý là Liên Hiệp Châu Âu : các nhà sản xuất đang lo rằng, GDP của Liên Âu đang sụt giảm gấp đôi, thậm chí là gấp ba so với hồi khủng hoảng tài chính 2008, một lần nữa chi tiêu quốc phòng có thể không còn là một ưu tiên của các chính phủ trong khối. Cụ thể hơn là các dự án trang bị vũ khí, các chương trình đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ quốc phòng bị đình chỉ. Trong khi đó Liên Âu đang chuẩn bị cho ra đời « chiến đấu cơ, xe tăng và tàu chiến thuộc thế hệ mới »  
Cạnh tranh ngành càng gắt gao
Cùng lúc với đại dịch Covid-19 thì hiểm họa thứ nhì là vị trí số 3 của Pháp có thể bị hai quốc gia đứng kế theo sau là Đức và Trung Quốc đe dọa. Vẫn theo báo cáo của SIPRI, Đức chiếm 5,8 % thị phần quốc tế, Trung Quốc là 5,5%. Nhưng đồng thời trong vỏn vẹn 5 năm, danh sách các khách hàng mua vũ khí của Trung Quốc đang từ 40 đã tăng vọt lên thành 53 nước. Đại diện của ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc rất năng động và hiện diện « khắp nơi, từ châu Phi đến Pakistan », như ghi nhận của chủ tịch tổng giám đốc tập đoàn Naval Group Hervé Guillou.
Nhìn từ phía các nhà sản xuất Pháp thì sao ?
Ngay trong những tuần lễ đầu nước Pháp bị phong tỏa, bộ Quân Lực đã yêu cầu các nhà sản xuất « duy trì các hoạt động cần thiết » nhằm cho phép quân đội tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ ở trong nước và hải ngoại. Tuy nhiên như tất cả các ngành nghề khác, các nhà máy sản xuất vũ khí và trang thiết bị quân sự tại Pháp đã phải hoạt động cầm chừng. Các dịch vụ chào hàng đã bị đình chỉ, lịch giao hàng đã bị xáo trộn. Tháng 3 vừa qua, tập đoàn Dassault đã vội vã thông báo cho bộ Quốc Phòng Ấn Độ là Covid-19 khiến tập đoàn này không thể giao 4 trong số 36 chiến đấu cơ Rafale đúng thời hạn.
Dịch bệnh đã buộc nhiều đơn vị sản xuất hoạt động chậm lại kèm theo đó là mối lo chiến lược phòng thủ không còn là ưu tiên tại trong các kế hoạch kích cầu của các quốc gia đang phải bơm vào hàng chục hàng trăm và thậm chí là cả ngàn tỷ đô la để khắc phục tác động về kinh tế và xã hội do virus corona gây ra.
Chỉ riêng tại Pháp, công nghệ quốc phòng bảo đảm việc làm cho 165.000 người lao động. Đại diện của ngành công nghiệp hàng không, hàng hải và các nhà sản xuất vũ khí cho bộ binh đồng loạt kêu gọi chính phủ nhanh chóng can thiệp. Eric Trappier chủ tịch nghiệp đoàn các nhà sản xuất trang thiết bị quân sự cho bộ binh lưu ý toàn bộ các cơ sở sản xuất đều được đặt tại Pháp, do vậy « đầu tư của chính phủ trực tiếp nhằm hỗ trợ thị trường lao động Pháp ».
Trả lời đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia kinh tế Julien Malizard phó giám đốc khoa Kinh Tế -Quốc Phòng tại Viện Cao Đẳng Quốc Gia về Quốc Phòng IHEDN giải thích về vai trò chủ chốt của chính phủ trong lĩnh vực này và điều quan trọng nhất là Paris không cắt giảm chi tiêu quốc phòng trong những năm săp tới : « Theo các thống kê gần đây của INSEE hoạt động kinh tế giảm đi mất 40 % dưới tác động của lệnh phong tỏa. Đối với ngành công nghiệp quốc phòng, bài toán phức tạp hơn một chút. Nhà nước là khách hàng quan trọng nhất và tới nay các đơn đặt hàng vẫn được duy trì. Ngược lại các đơn vị sản xuất đã khởi động lại một cách chậm chạp. Điều quan trọng là trong giai đoạn hậu khủng hoảng, chính phủ có những biện pháp nào để giúp đỡ các công ty lớn và nhỏ trong ngành tùy theo tầm mức chiến lược của các thực thể đó ».
Vậy đến giờ chính phủ Pháp có dấu hiệu cắt giảm sách quốc phòng, dồn nỗ lực cho việc tái thiết kinh tế sau đại dịch Covid-19 hay chưa ? Theo chuyên gia Julien Malizard kịch bản này ít có khả năng xảy ra :
« Cho đến giờ phút này, chính phủ điều chỉnh luật tài chính nhưng ngân sách quốc phòng không bị cắt giảm. Nếu như chúng ta nhìn lại khủng hoảng tài chính hồi năm 2008, thì thấy ngay là khi đó Nhà nước đã ban hành một kế hoạch vực dậy công nghiệp quốc phòng, nhưng kế tới, các biện pháp cắt giảm chi tiêu đã đè nặng lên bên quân đội. Theo logic này, có khả năng ngân sách chi tiêu quốc phòng sẽ bị tác động. Tuy nhiên từ năm 2015 nhìn chung ngân sách phòng thủ của Pháp khá nhất quán và đặc biệt là tổng thống Macron chủ trương xem an ninh, quốc phòng là một ưu tiên. Không có dấu hiệu cho thấy Paris sẽ thay đổi lập trường trên hồ sơ này ».
Tham mưu trưởng quân đội Pháp François Lecointre cũng tin tưởng rằng, đành là khủng hoảng buộc chính phủ Pháp phải dành ưu tiên khắc phục hậu quả về kinh tế và xã hội, thế nhưng chi tiêu quốc phòng sẽ không bị bào mỏng. Đồng thời ông quan niệm rằng, không nên gắn liền ngân sách phòng thủ với tỷ lệ tăng trưởng nhât là trong trường hợp GDP sụt giảm.
Về mặt cơ bản, Pháp từ nhiều năm qua đã chủ trương tăng cường vế công nghiệp quốc phòng. Phát biểu trong khuôn khổ bảo vệ đạo luật phòng thủ của Pháp năm 2013 bộ trưởng Quốc Phòng Jean-Yves Le Drian từng khẳng định chính phủ « luôn là một nhà đầu tư và khách hàng quan trọng nhất » trong lĩnh vực này.
Từ công nghiệp quốc phòng đến công nghệ phòng thủ
Sau cùng, một số nhà quan sát cho rằng, dịch Covid-19 càng đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng khó khăn, « các cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia càng gay gắt và vế chiến lược ngày càng gắn liền với kinh tế » . Trả lời trên đài truyền hình Pháp France 24, tướng Eric Bucquet, giám đốc Cục Tình Báo An Ninh Quốc Phòng –DRSD của Pháp nêu lên một lý do khác cho thấy khó có thể giảm thiểu ngân sách quốc phòng trong thời đại công nghệ số hiện nay
« Không gian tin học là một trong những mối quan tâm hàng đầu, vì bao gồm từ các vụ dọ thám đến các hoạt động tội phạm trên mạng và kể cả những hành vi phá hoại qua mạng internet. Tất cả mọi người đều quan tâp đến các tập đoàn của Pháp bởi đó là những thực thế nắm giữ những công nghệ then chốt, với chuyên môn cao và có sức thu hút rất lớn. Điều này lại càng khiến các doanh nghiệp Pháp bị theo dõi và nguy cơ bị xâm nhập, bị tấn công càng lớn. Chúng ta cần can thiệp để giảm thiểu rủi ro đó (…) Có 4000 doanh nghiệp cần được bảo vệ trong các lĩnh vực bao gồm từ công nghệ không gian đến hàng không, hàng hải, thông minh nhân tạo, những hệ thống kết hợp quang học và công nghệ điện tử …Trong tất cả những lĩnh vực này Pháp trên tuyến đầu và các công ty Pháp được cả những đối tác lẫn đối thủ của Paris quan tâm ».
Nói cách khác, theo giám đốc Cục Tình Báo An Ninh Quốc Phòng, tướng Eric Bucquet, Covid-19 khiến quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng « thêm căng thẳng », các hoạt động tội phạm không gian mạng ngày càng nhiều do vậy các doanh nghiệp Pháp càng phải chuẩn bị, và nâng cao khả năng phòng thủ :
« Kinh tế ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trên bàn cờ địa chính trị và điều được thấy rõ trong quan hệ Mỹ- Trung hiện nay. Trong bối cảnh đó chúng ta càng cần đề cao cảnh giác để bảo vệ các doanh nghiệp Pháp. Tổng thống Emmanuel Macrond đã đưa ra lập trường rất rõ ràng về điểm này khi ông nhấn mạnh đến « chủ quyền quốc gia » qua những phát biểu trong mùa dịch Covid-19 (…) Chiến tranh kinh tế là có thực với những đối thủ thực sự. Một cuộc đọ sức đang mở ra mà ở đó một số tác nhân trong cuộc muốn nhanh chóng tước đoạt những công nghệ mà hiện thời họ chưa có (…) Theo tôi tình hình có khuynh hướng xấu đi thêm, bang giao quốc tế ngày càng căng thẳng. Chúng ta phải sẵn sàng, phải nâng cấp các phương tiện an toàn để bảo vệ các doanh nghiệp trước nguy cơ bị tấn công tin học. Các công ty Pháp ý thức rõ và rất lo ngại về mối rủi ro này ».
Theo tất cả các phân tích vừa nêu, cắt giảm  ngân sách quốc phòng vì Covid-19 sẽ là một sai lầm và trước mắt các quốc gia là những khách hàng nặng ký nhất của Pháp hay chính bản thân nước Pháp dường như muốn tránh kịch bản đó. Thậm chí một tập hợp bao gồm khoảng 30 nhà nghiên cứu Pháp mang tên Nhóm Mars còn cho rằng, công nghiệp và công nghệ quốc phòng phải là một trong những ưu tiên trong kế hoạch tái thiết kinh tế sau đại dịch của chính phủ vì đây là lĩnh vực cho phép « trực tiếp tạo thêm việc làm cho người Pháp, trên đất Pháp ». Trong nghiên cứu công bố cuối tháng 4/2020 nhóm chuyên gia này kết luận « đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng cho phép đem về nhiều lợi ích hơn so với số vốn bỏ ra ban đầu ».

Ba Lan : Tổng thống mãn nhiệm Duda tái đắc cử

 trong mối hoài nghi về cuộc bầu cử

Anh Vũ
Tại Ba Lan, theo các số liệu chính thức đầu tiên về kết quả vòng hai bầu cử tổng thống diễn ra hôm qua, 13/07/2020, tổng thống mãn nhiệm Duda tái đắc cử thêm nhiệm kỳ 5 năm với 51,21% phiếu bầu.
Đối thủ của ông, đô trưởng Vacxava, Rafal Tchassekofski, cũng đã thừa nhận thất bại. Tuy nhiên, đã xuất hiện những nghi ngờ về khả năng kết quả bầu cử có thể không được công nhận.
Thông tín viên Thomas Giraudeau tại Vacxava giải thích :
Liệu Tòa Án Tối Cao có hủy kết quả bầu cử hay không ? Theo nhà nghiên cứu hiến pháp tại đại học Vacxava, Marcin Matczak, các điều kiện đã hội đủ. Trước hết, người Ba Lan ở nước ngoài chưa bỏ phiếu hết do việc tổ chức bỏ phiếu qua đường thư tín lộn xộn. Trong khi đó, truyền hình Nhà nước ca tụng tổng thống mãn nhiệm.
Nhà nghiên cứu Marcin Matczak nói : « Khi trên kênh TVP, thời gian dành cho tổng thống Duda nhiều hơn tổng số thời gian của các ứng cử viên khác gộp lại, thì đó là vấn đề, vấn đề luật pháp. Hiến pháp Ba Lan quy định bầu cử ở Ba Lan phải công bằng. Nếu các ứng viên không được đối xử công bằng với nhau thì đó có thể là cơ sở để hủy bầu cử ».
Văn phòng nhân quyền của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu ÂU (OSCE) đã được mời tới giám sát cuộc bầu cử vẫn tỏ ra thận trọng. Ông Thomas Boserup, trưởng nhóm công tác đặc biệt của văn phòng này nói :
« Truyền hình Nhà nước đã đưa tin về chiến dịch tranh cử theo cách không công bằng. Nó được sử dụng làm công cụ cho chiến dịch tranh cử của tổng thống mãn nhiệm. Sự thiên vị của đài truyền hình này ngăn cản cuộc bầu cử diễn ra đúng chuẩn ».
Vấn đề ở chỗ, dù Tòa Án Tối Cao thụ lý hồ sơ, nhưng phòng đặc biệt (của Tòa) do đảng cầm quyền lập ra mới là bộ phận quyết định hủy hay không cuộc bầu cử. Tất cả các thành viên bộ phận này đều trung thành với ông Duda.

Nhật công bố sách trắng lên án Trung Quốc

 thúc đẩy yêu sách ở Biển Đông và Biển Hoa Đông

Minh Hòa
Chính phủ Nhật Bản hôm nay (14/7) đã công bố một cuốn sách trắng về quốc phòng, trong đó lên án Bắc Kinh đang lợi dụng dịch viêm phổi Vũ Hán để thúc đẩy yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc.
Hãng tin Kyodo cho biết, cuốn sách thường niên của Nhật Bản tuyên bố Trung Quốc “đang tiếp tục cố gắng thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông”.
Báo cáo cũng mô tả những cuộc xâm nhập “không ngừng nghỉ” của Trung Quốc vào khu vực của các hòn đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Kyodo cho biết đây là lần đầu tiên sách trắng quốc phòng của Nhật Bản mô tả các hành vi xâm nhập của Trung Quốc là “không ngừng nghỉ”.
Báo cáo chỉ ra rằng Trung Quốc tiến hành các hoạt động gọi là hỗ trợ các nước chống dịch, nhưng thực chất là nhằm thúc đẩy lợi ích chính trị và kinh tế của họ, đồng thời tuyên truyền thông tin bóp méo để trục lợi cho Bắc Kinh trong khi xã hội bối rối và bất ổn vì virus Vũ Hán. Vì vậy, các động thái đó cần được chú ý chặt chẽ như “các vấn đề an ninh”, báo cáo kết luận.
Theo Reuters, cuốn sách trắng cũng đề cập đến các mối đe dọa khác mà Nhật Bản phải đối mặt, trong đó có hoạt động phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, các cuộc diễn tập quân sự của Nga có xâm phạm vào vùng trời và vùng biển của Nhật Bản, và các cuộc tập trận chung của Nga và Trung Quốc.
Báo cáo của Nhật Bản được công bố ngay sau khi Hoa Kỳ chính thức bác bỏ hầu như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, một động thái khiến mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh càng trở nên căng thẳng.
Hoa Kỳ và Nhật Bản không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng gần đây hai quốc gia đồng minh đã thể hiện lập trường mạnh mẽ hơn nhằm phản đối thái độ bành trường của Trung Quốc trong khu vực. Hôm 7/7, bộ trưởng quốc phòng 3 nước Mỹ – Nhật – Úc đã đưa ra một tuyên bố chung để phản đối các hành vi “nguy hiểm và cường quyền” của Trung Quốc tại Biển Đông.

Đài Loan diễn tập chống đổ bộ

Lực lượng phòng vệ Đài Loan bắt đầu đợt diễn tập bắn đạn thật Hán Quang với kịch bản đối phó cuộc tấn công đổ bộ của Trung Quốc đại lục.
Đô đốc Hoàng Thự Quang, người đứng đầu bộ phận tham mưu của lực lượng phòng vệ Đài Loan, khai mạc diễn tập Hán Quang hôm qua, hoạt động sẽ diễn ra tới ngày 17/7.
Hán Quang là một trong các hoạt động diễn tập quan trọng nhất của lực lượng phòng vệ Đài Loan, gồm nội dung mô phỏng tác chiến trên máy tính và bắn đạn thật tại nhiều khu vực trên hòn đảo.
Một nguồn tin quân sự cho biết nội dung của ngày diễn tập đầu tiên mô phỏng kịch bản ứng phó các cuộc tấn công bằng tên lửa của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nhằm vào trung tâm chỉ huy, sân bay và căn cứ trên đảo Đài Loan.
“Chúng tôi đang thử nghiệm khả năng phòng thủ của các đơn vị trong kịch bản như vậy và kiểm tra khả năng sẵn sàng tác chiến của lực lượng dự bị”, nguồn tin cho biết.
Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần thiết, đe dọa hòn đảo phải “trả giá đắt” nếu theo đuổi chủ nghĩa ly khai. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực với Đài Bắc, khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Căn cứ không quân ngầm khổng lồ Giai Sơn tại Hoa Liên, vị trí chiến lược phía đông của hòn đảo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc diễn tập Hán Quang, nguồn tin cho biết. Đây là nơi tập kết các tiêm kích Mirage 2000, F-16 và máy bay săn ngầm P-3C, giúp chúng được bảo vệ trước đòn tập kích tên lửa của đối phương.
Các tàu nổi và hai tàu ngầm của Đài Loan được điều tới vùng biển phía tây nam hòn đảo để chuẩn bị cho đòn phản công. Các trực thăng trinh sát và tấn công của lực lượng phòng vệ Đài Loan cũng được triển khai, nguồn tin cho biết.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết lực lượng phòng thủ bờ biển sẽ được kiểm tra năng lực trong đợt diễn tập năm nay. “Diễn tập Hán Quang năm nay chủ yếu tập trung vào kiểm tra các chiến lược phòng thủ của Đài Loan, bao gồm duy trì khả năng chiến đấu, giành chiến thắng quyết định ở các khu vực ven biển và đánh bại kẻ thù ở bờ biển”, theo thông cáo của cơ quan phòng vệ Đài Loan.
Một số tiểu đoàn hợp thành mới của Đài Loan tham gia diễn tập năm nay. Đài Loan thành lập 22 tiểu đoàn hợp thành kiểu mới hồi tháng 9/2019, gồm các binh sĩ tới từ đơn vị bộ binh thường, bộ binh cơ giới, thông tin, lính bắn tỉa, chuyên gia vận hành tên lửa và máy bay không người lái. Các tiểu đoàn này được xây dựng với khả năng hoạt động độc lập trên chiến trường.
Trong đợt diễn tập, lực lượng phòng vệ trên biển Đài Loan sẽ tiến hành vụ thử ngư lôi đầu tiên kể từ năm 2007. Một tàu ngầm Đài Loan ngày mai sẽ phóng ngư lôi hạng nặng SUT nhằm vào mục tiêu mô phỏng chiến hạm đối phương, cơ quan phòng vệ của hòn đảo cho biết.
Đài Loan sẽ tổ chức diễn tập không kích kéo dài 30 phút hôm nay, nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng ứng phó với đòn tấn công bằng tên lửa của PLA. Đợt diễn tập mô phỏng trên máy tính sẽ diễn ra ngày 14-18/9.
Đợt diễn tập Hán Quang được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng quanh hai bờ eo biển Đài Loan gia tăng. PLA nhiều lần điều máy bay áp sát hòn đảo, lần gần nhất vào ngày 4/7. Không quân Mỹ điều trinh sát cơ E-8C Joint STARS bay qua khu vực phía nam đảo Đài Loan và áp sát tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc khi cuộc diễn tập Hán Quang diễn ra.

Đài Loan tập trận, Mỹ điều máy bay trinh sát

tới gần bờ biển tỉnh Quảng Đông

Máy bay trinh sát E-8C của Mỹ được phát hiện ở gần bờ biển tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc ngày 13-7 trong bối cảnh quân đội Đài Loan bắt đầu cuộc tập trận thường niên.
Mỹ điều máy bay trinh sát E-8C tới gần bờ biển Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục xấu đi
Theo báo South China Morning Post, chiếc máy bay trinh sát E-8C của Mỹ đã di chuyển tới gần tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc ngày 13-7 trong một hoạt động hiếm hoi được tin là để giám sát bất kỳ hoạt động quân sự nào dọc bờ biển.
Sáng kiến ​​điều tra tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI), một nhóm nghiên cứu ở Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đăng lên Twitter một hình ảnh cho thấy chiếc E-8C nằm cách bờ biển Quảng Đông khoảng 110km.
Hoạt động của Mỹ trùng với thời điểm Đài Loan bắt đầu cuộc tập trận thường niên mang tên Hán Quang ngày 13-7. Theo Hãng tin CNA của Đài Loan, cuộc tập trận có mô phỏng một cuộc tấn công của Bắc Kinh để kiểm tra năng lực sẵn sàng chiến đấu của quân đội Đài Loan.
Bắc Kinh hiện xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và từng tuyên bố không loại trừ biện pháp dùng vũ lực để thống nhất hòn đảo này.
Tuy nhiên, lãnh đạo chính quyền Đài Loan – bà Thái Anh Văn – đã bác bỏ điều đó, đồng thời có thái độ cứng rắn với Bắc Kinh và gần đây cũng tăng cường quan hệ với Washington, đặc biệt về mặt quân sự.
Trước khi xuất hiện gần bờ biển tỉnh Quảng Đông, chiếc E-8C trên có mặt tại căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản và được phát hiện bay qua thủ đô Tokyo vào đầu ngày 13-7.
Các máy bay trinh sát của Mỹ thường xuyên được phát hiện gần bán đảo Triều Tiên khi căng thẳng khu vực gia tăng. Tuy nhiên, việc máy bay trinh sát E-8C xuất hiện gần bờ biển Trung Quốc là đáng chú ý trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục xấu đi.
Tuần trước, 2 máy bay trinh sát EP-3E và 1 máy bay trinh sát RC-135 của quân đội Mỹ đã di chuyển tới gần bờ biển Trung Quốc trong 3 ngày liên tiếp.
Ông Tống Trung Bình, một nhà bình luận quân sự tại Hong Kong, nói rằng hoạt động mới nhất của máy bay trinh sát Mỹ diễn ra theo sau nhiều cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc trong khu vực.
“Mỹ phải biết được quân đội Trung Quốc dự định sẽ làm gì, chẳng hạn liệu quân đội Trung Quốc có chuẩn bị giải quyết vấn đề Đài Loan bằng vũ lực sớm hay không” – ông Tống nói.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Collin Koh đến từ Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore cho rằng chiếc E-8C trên có thể đang tìm kiếm các hoạt động khả nghi.
“Đặc biệt có thể máy bay trinh sát này đang kiểm tra xem quân đội Trung Quốc có tập trung lực lượng bất thường dọc bờ biển hay không, vốn là dấu hiệu cho thấy các hoạt động quân sự hoặc diễn tập lớn” – Collin Koh nói.

Mỹ-Trung dồn dập có động thái ở kênh Ba Sĩ:

Xuất hiện điểm nóng trên biển mới?

Sự căng thẳng giữa 2 cường quốc lớn nhất thế giới ngày càng thể hiện rõ rệt.
Mỹ 13 lần điều máy bay qua eo Ba Sĩ
Thứ Sáu tuần trước là ngày thứ 13 liên tiếp, Mỹ đã điều máy bay quân sự để thực hiện hoạt đông trinh sát ở kênh Ba Sĩ ngay phía nam Đài Loan trước khi bay đến Biển Đông.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng đang triển khai nhiều hoạt động trong khu vực. Hàng chục máy bay chiến đấu của PLA, bao gồm máy bay chiến đấu và máy bay ném bom, đã tiếp cận phía tây nam của khu vực nhận dạng phòng không Đài Loan và bay vào kênh Ba Sĩ để tiến về phía Biển Đông hồi tháng trước.
Đây là những diễn biến mới nhất trong cuộc cạnh tranh chiến lược đang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo Sáng kiến ​​Khai thác Biển Đông, một tổ chức nghiên cứu có quan hệ với Đại học Bắc Kinh, Mỹ đã cử 6 máy bay trinh sát cỡ lớn và 2 tàu tiếp nhiên liệu thực hiện nhiệm vụ hôm thứ Sáu vừa qua. Tổ chức này cho biết các máy bay bắt đầu bay trên vùng biển gần eo biểu Ba Sĩ vào khoảng nửa đêm thứ Năm.
Kênh Ba Sĩ nằm giữa giữa đảo Y’Ami (Philippines) và Đảo Phong Lan (Đài Loan), và đã trở thành một tuyến đường thủy quan trọng cho các hoạt động quân sự của Mỹ và Trung Quốc.
Trong khi tiến nhiệm vụ hôm thứ Sáu, một máy bay Mỹ được cho là đã bay trong khu vực Ba Sĩ để tìm dấu hiệu hoạt động của tàu ngầm Hải quân PLA. Máy bay này đã bay trước cả nhóm tàu chiến di chuyển vào kênh Ba Sĩ. Tàu chiến USS Ronald Reagan, USS Nimitz và 4 tàu chiến khác đang tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn ở biển Philippines ngay sát Biển Đông.
“Tàu chiến USS Nimitz và USS Ronald Reagan đang tiến hành các nhiệm vụ kép trên biển Philippines. Các tàu và máy bay được giao cho cả hai nhóm tấn công bắt đầu phối hợp hoạt động trong vùng biển quốc tế vào ngày 28/6″, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Mỹ cho biết.
Tàu sân bay thứ ba USS Theodore Roosevelt cũng được báo cáo đang hoạt động trong khu vực.
Trung Quốc cũng không chịu kém
Vào ngày 28/ 6, khi các hoạt động diễn tập của lực lượng hải quân Mỹ bắt đầu, tờ China Daily đã đăng ảnh các máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc thực hiện huấn luyện cất cánh và hạ cánh lần đầu tiên trên tàu Sơn Đông, con tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc chế tạo.
Các bức ảnh được cho là chụp từ các hoạt động thử nghiệm trên biển của Sơn Đông nhưng không rõ liệu chúng có phải là các thử nghiệm được tiến hành ở phía bắc của biển Hoàng Hải hồi tháng 5 hay không. Tuy nhiên, PLA gần đây cũng đang triển khai một số hoạt động trong khu vực.
Nhật Bản cũng đã thông báo một tàu ngầm PLA đã hoạt động ở vùng nước gần Nhật Bản hướng ra Biển Đông – có thể là qua kênh Ba Sĩ. Động thái này có thể nhằm thăm dò khả năng chống tàu ngầm của Nhật Bản và Mỹ nếu xảy ra chiến tranh, phía Nhật Bản dự đoán.
Vài ngày sau, 3 tàu chiến của PLA, bao gồm một tàu ​​khu trục tên lửa dẫn đường, được báo cáo đã đi qua vùng biển Nhật Bản. PLA gần đây cũng đã tiến hành tập trận kéo dài 5 ngày gần quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Các chuyên gia quân sự cho biết, cả Washington và Bắc Kinh đều đang huy động 1 lực lượng quân sự đông đảo khác thường tại khu vực nhưng mục đích của các động thái này khác nhau.
Ông Alexander Huang Chieh-cheng, giáo sư nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế tại Đại học Tam Khang, Đài Bắc, nói rằng Mỹ đang duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài ở nước ngoài như một cách thức để diễn tập cho lực lượng quân đội của nước mình và củng cố lợi ích quốc gia.
Trong khi đó, PLA đang nỗ lực thể hiện sức mạnh như một chiến thuật để ngăn chặn kẻ thù chiếm giữ hoặc đi qua các khu vực trê đất liền, biển hoặc trên không. “Cả hai nước Mỹ và Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện trong khu vực khi cuộc cạnh tranh chiến lược đang trở nên ngày càng căng thẳng, nếu không muốn nói leo thang”, ông Huang nói.
Ông Huang nói rằng nếu cần thiết, Mỹ có thể duy trì sự hiện diện dày đặc của lực lượng hải quân và không quân trong khu vực. Tuy vậy, điều này sẽ trở thành một thách thức lớn cho phía Mỹ nếu triển khai như vậy trong một khoảng thời gian kéo dài và liên tục, ông Huang nói thêm.
Đứng giữa hai siêu cường, chính quyền của bà Thái Anh Văn nên kiềm chế không nên thực hiện bất kỳ động thái nào được coi là khiêu khích chính quyền đại lục, ám chỉ tới mối quan hệ thân thiết giữa Mỹ và Đài Loan luôn khiến Bắc Kinh khó chịu.

Tình trạng bạo lực tiếp tục bùng nổ

khi phe đối lập của Đài Loan tái chiếm Nghị viện

Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Vào hôm thứ ba (14/7), đảng đối lập chính của Đài Loan lại một lần nữa chiếm nghị viện để phản đối việc đề cử một phụ tá thân cận với tổng thống cho một cơ quan giám sát cấp cao nhất, sau khi ẩu đả với các nhà lập pháp của đảng cầm quyền để tiến vào tòa nhà.
Tình trạng bạo lực và các cuộc biểu tình bên trong nghị viện thường xuyên xảy ra ở Đài Loan, một nền dân chủ sôi nổi. Hồi tháng trước, nhiều cuộc ẩu đả nổ ra trong nghị viện sau khi các nhà lập pháp của Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) cầm quyền vượt qua các chướng ngại vật của phe đối lập Quốc Dân Đảng (KMT), những người chiếm đóng nghị viện biểu tình phản đối “sự chuyên chế” của chính phủ.
Quốc Dân Đảng phản đối việc tổng thống Thái Anh Văn đề cử phụ tá cao cấp Chen Chu của bà để lãnh đạo Giám sát viện, một cơ quan giám sát chính phủ độc lập, đồng thời tuyên bố rằng đó là “chủ nghĩa thân hữu chính trị”.
Các nhà lập pháp từ cả hai bên giao chiến bên ngoài tòa nhà trước khi một nhóm các nhà lập pháp Quốc dân đảng tiến vào phòng chính của nghị viện, chiếm bục trung tâm nhằm ngăn chặn một phiên điều trần phê chuẩn cho bà Chen.
Các nhà lập pháp của Quốc Dân Đảng đánh đổ khán đài nơi bà Chen chuẩn bị phát biểu, và giơ cao các biểu ngữ có nội dung “nói không với chủ nghĩa thân hữu, thu hồi đề cử”. Bà Chen đăng tải một bức ảnh lên trang Facebook chụp cảnh bà đang đọc qua các tài liệu bên trong nghị viện, đồng thời tuyên bố rằng bà đang chuẩn bị cho phiên điều trần. (BBT)

Hong Kong: Nhà hoạt động Nathan Law tiết lộ

đang ở London

Nathan Law nói anh sợ bị Bắc Kinh bắt giữ nếu trở về Hong Kong
Một trong những nhà đấu tranh nổi tiếng của Hong Kong, Nathan Law, đã tới London sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh gây tranh cãi.
“Tôi đã lên chuyến bay đêm … Điểm đến của tôi: London”, Nathan Law viết trên Twitter, một tuần rưỡi sau khi anh nói rằng mình đã rời Hong Kong.
Nathan Law kể rằng đã trả lời phỏng vấn của các phóng viên và hiện đang ở trong một “căn hộ nhỏ”.
Giới hoạt động cho rằng luật an ninh mới của Trung Quốc sẽ làm xói mòn tự do của Hong Kong.
Nhưng Bắc Kinh bác bỏ chỉ trích trên và khẳng định luật an ninh cần thiết để chấm dứt những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ diễn ra khắp Hong Kong suốt năm 2019.
Nathan Law là nhà lãnh đạo sinh viên một thời, nổi lên từ các cuộc biểu tình lớn vào năm 2014.
Anh cũng từng là một nhà lập pháp địa phương, người đồng sáng lập Đảng Demosisto cùng một nhà hoạt động nổi tiếng khác, Joshua Wong. Tổ chức này đã tan rã khi Trung Quốc áp đặt luật mới.
Nội dung đăng tải trên Twitter hôm thứ Hai không nêu rõ thời điểm Nathan Law đến Anh Quốc.
Nathan Law đăng gì trên mạng?
Trên trang mạng xã hội của mình, Law cho biết đã phải đối mặt với “nhiều điều không chắc chắn”, nhưng đã quyết định rời Hong Kong “trước những biến động về chính trị”.
“Chúng tôi thậm chí không biết liệu sau các cuộc biểu tình hay các phiên tòa sắp tới đây sẽ là những án tù hay không”, anh chia sẻ. Nathan Law cũng nói thêm rằng anh đã tự đặt mình vào “nguy hiểm”. “Tôi đã cố gắng kín tiếng về hành tung của mình để giảm thiểu rủi ro.”
Trong một bài đăng với một bức ảnh có vẻ được chụp từ cửa sổ máy bay nhìn xuống thành phố London, anh nói rằng anh muốn gửi đến người dân Hong Kong một thông điệp: “Chúng ta sẽ không bị bẻ gãy. Ngược lại, chúng ta đang được trang bị tốt để bước vào trận chiến cam go tiếp theo.”
Đầu tháng này, Law nói với BBC rằng anh sẽ tiếp tục vận động từ nước ngoài và người dân Hong Kong sẽ không từ bỏ cuộc đấu tranh. “Tôi nghĩ rằng phong trào vẫn còn khá nhiều hy vọng”, anh nói.
Hôm 1/7, chàng trai 27 tuổi này đã nói chuyện qua video trong một phiên điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ về Hong Kong. Anh nói với các chính trị gia Mỹ rằng anh lo ngại sẽ bị Bắc Kinh cầm tù nếu trở lại Hong Kong.
“Chỉ xét đến tình cảnh của người Hong Kong trong dịp như thế này, hoàn toàn trái ngược với luật an ninh quốc gia mới,” anh nói trong phiên điều trần.
“Quá nhiều thứ đã lụi tàn ở thành phố mà tôi yêu: đó là quyền tự do để nói lên sự thật.”
Luật mới gây tranh cãi là gì?
Chủ quyền của Hong Kong được Anh Quốc trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 với một số quyền được cam kết duy trì ít nhất trong 50 năm theo thỏa thuận “một quốc gia, hai chế độ”.
Tháng trước, Trung Quốc đã thông qua luật an ninh dành cho Hong Kong, qua đó giúp việc trừng phạt người biểu tình dễ dàng hơn và giảm quyền tự trị của thành phố.
Luật này trao cho Trung Quốc quyền hành mới đối với thành phố, cho phép Bắc Kinh nhằm vào những ai bị cho là có hành động ly khai, lật đổ và khủng bố với những hình phạt có thể dẫn đến án tù chung thân.
Việc triển khai luật này của Trung Quốc vấp phải sự lên án của quốc tế.
Các điều khoản trong luật mới gồm:
• Quy định việc “kích động hận thù” với chính quyền trung ương Trung Quốc và chính quyền khu vực Hong Kong là bất hợp pháp
• Cho phép những phiên tòa xử kín, ghi âm nghi phạm và nghi can có thể bị đưa tới đại lục để xét xử.
• Một loạt các hành động, gồm việc gây hư hại các công trình giao thông công cộng, được coi là khủng bố
• Các nhà cung cấp internet phải bàn giao dữ liệu người dùng nếu được cảnh sát yêu cầu
Luật mới của Trung Quốc cũng quy định sẽ áp dụng cho cư dân không thường trú ở Hong Kong và cho những người “từ bên ngoài” lãnh thổ.

Văn phòng Hồng Kông của Bắc Kinh

khuyến cáo rằng cuộc bầu cử dân chủ sơ bộ

có thể vi phạm luật an ninh mới

Tin từ HỒNG KÔNG – Văn phòng đại diện hàng đầu của Bắc Kinh tại Hồng Kông khuyến cáo rằng cuộc bầu cử sơ bộ của phe đối lập ủng hộ dân chủ vào cuối tuần có thể vi phạm luật an ninh quốc gia mới, làm trầm trọng thêm những lo sợ về cuộc đàn áp phong trào dân chủ tại thuộc địa cũ của Anh Quốc.
Kết quả sơ bộ cho thấy một nhóm các nhà dân chủ trẻ tuổi, hay “những người theo chủ nghĩa địa phương”, đang đạt kết quả tốt trong các cuộc bầu cử thu hút hơn 600,000 phiếu bầu, phản ánh một sự thay đổi tiềm năng mang tính cấp tiến hơn và có khả năng khiến các nhà chức trách ở Bắc Kinh phẫn nộ.
Mục đích của các cuộc bầu cử chính là lựa chọn các ứng cử viên dân chủ có cơ hội thành công cao nhất trong cuộc bầu cử tháng 9 cho Hội đồng Lập pháp, cơ quan quản lý của Hồng Kông. Kết quả cuối cùng sẽ được công bố sau đó vào hôm thứ ba (14/7).
Nhiều nhà quan sát xem cuộc bầu cử này là một cuộc bỏ phiếu biểu tình mang tính biểu tượng chống lại luật an ninh mới. Luật này trừng phạt những hành vi được Bắc Kinh định nghĩa là lật đổ, ly khai, khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài, mới mức án tối đa là tù chung thân.
Ông Luo Huining, người đứng đầu Văn phòng Liên lạc, sẽ giám sát việc thực thi luật an ninh gây tranh cãi. Luật này cũng sẽ cho phép các nhân viên an ninh đại lục được bố trí chính thức lần đầu tiên tại thành phố tự do nhất của Trung Cộng. (BBT)

35% doanh nghiệp Hồng Kông

cân nhắc rời thành phố

Hương Thảo
So với một tháng trước, đã có thêm nhiều công ty hiện đang xem xét di dời ra khỏi Hồng Kông khi Luật An ninh quốc gia được chính quyền Bắc Kinh chính thức thi hành, theo một cuộc khảo sát kinh doanh được công bố ngày 13/7.
Luật An ninh quốc gia, được Bắc Kinh chính thức ban hành vào ngày 13/6, sẽ hình sự hóa các cá nhân có các hành vi lật đổ, ly khai, khủng bố và thông đồng với các thế lực nước ngoài chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), với hình phạt tối đa là tù chung thân, theo The Epoch Times.
Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Hồng Kông đã khảo sát 183 công ty, tương đương 15% tổng số các thành viên của họ từ ngày 6/7 đến ngày 9/7. Trong số những công ty được hỏi, 98 công ty có trụ sở chính đặt tại Hoa Kỳ, 65 tại Hồng Kông và 13 tại Châu Âu.
Khoảng 30% cho biết họ đã cân nhắc việc di chuyển tài sản hoặc hoạt động kinh doanh ra khỏi đặc khu trong trung và dài hạn, trong khi khoảng 5% cho biết họ đang xem xét thực hiện điều đó trong ngắn hạn. Tỷ lệ cộng lại cao hơn khoảng 6 điểm so với khảo sát trước đó của AmCham, được công bố hôm 3/6, trong khi khoảng 29% trong số 180 công ty được hỏi cho biết họ đang xem xét di dời.
Trong cuộc khảo sát hiện tại, một thành viên giấu tên cho biết ông “lo ngại về sự lưu thông tự do và toàn vẹn của thông tin và dữ liệu, cũng như bảo mật cá nhân”.
Một thành viên giấu tên khác viện dẫn một “rủi ro chính trị gia tăng” là một nguyên nhân để cân nhắc cắt giảm hoạt động kinh doanh trong thành phố.
Khi được hỏi liệu họ có xem xét rời khỏi Hồng Kông với tư cách cá nhân do Luật An ninh quốc gia hay không, 48% cho biết họ sẽ làm vậy trong trung hạn và dài hạn, trong khi gần 4% cho biết họ sẽ rời đi trong ngắn hạn. Trong cuộc khảo sát vào tháng 6, khoảng 38% cho biết cá nhân họ đang cân nhắc rời thành phố.
Cuộc điều tra tháng 6 được thực hiện chỉ vài ngày sau khi Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc – cơ quan lập pháp của nước này – cho biết họ sẽ thông qua luật này khi bỏ phiếu vào ngày 28/5.
Hơn một nửa (56%) trong số những người được khảo sát cho biết họ cảm thấy luật này hà khắc hơn những gì họ nghĩ, trong khi khoảng 40% cho biết luật đúng như những gì họ dự đoán.
“Hầu như mọi điều khoản [của Luật An ninh] đều quá chung chung, như vậy đã trao cho ĐCSTQ một thứ quyền lực vượt ngoài tầm kiểm soát”, một người được hỏi cho biết.
Khoảng 78% số người được hỏi cho biết họ rất quan ngại về luật này. Khi được yêu cầu kể tên những lo ngại này, 65% cho biết họ lo ngại về “sự mơ hồ về phạm vi và quyền hạn thực thi pháp luật”, gần 61% cho biết họ lo lắng về ảnh hưởng của luật đối với sự độc lập của nền tư pháp Hồng Kông, và 51% cho biết luật này “đe dọa vị thế của Hồng Kông như một trung tâm kinh doanh quốc tế”.
Một thành viên giấu tên đã khá cụ thể khi đưa ra mối lo ngại của ông trước “việc bị mất quyền tự do ngôn luận và phát biểu”, trong khi một người khác nói luật này “sẽ thúc đẩy việc biến đổi Hồng Kông từ một trung tâm kinh doanh quốc tế sang một trung tâm kinh doanh của đại lục”.
Hơn một nửa (51%) cho biết việc thực thi luật khiến họ cảm thấy bất an khi sống và làm việc ở Hồng Kông, trong khi chỉ có 26% cho rằng luật này khiến họ cảm thấy an toàn hơn.
“Quá bất an. Tính pháp quyền đang dần biến mất”, một thành viên giấu tên nêu rõ.
“Dù là một người giữ hộ chiếu nước ngoài, luật này vẫn có thể được áp dụng đối với tôi và không thể đặt bất kỳ niềm tin nào vào sự bảo vệ nào của tòa án đương địa”, một người khác nói.
Gần 49% số người được hỏi cho biết doanh nghiệp của họ sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi Luật An ninh quốc gia, so với khoảng 13% cho biết sẽ có hiệu ứng tích cực. Trong khi đó, khoảng 64% tuyên bố rằng tác động của luật đối với triển vọng kinh doanh của họ sẽ là tiêu cực, so với 22% cho rằng tác động sẽ là tích cực.
Hơn hai phần ba (67%) ôm giữ một viễn cảnh bi quan về triển vọng kinh doanh tổng thể của thành phố.
Một người được hỏi giấu tên bày tỏ sự sợ hãi về việc mất tự do báo chí và tự do ngôn luận.
“Liệu các nhân viên của tôi có bị đi tù vì những gì họ đăng trên các mạng xã hội? Liệu tôi vẫn có thể đọc tin tức chân thực hay chỉ là các tuyên truyền của ĐCSTQ?” một người khác nói.
Một người được hỏi khác cho biết: “Hồng Kông không còn là một thị trường tự do, minh bạch và công bằng, với hệ thống tư pháp và pháp lý độc lập, do chế độ ‘một quốc gia, hai chế độ đã chết’”.
“Một quốc gia, hai chế độ” là một khuôn khổ mà Bắc Kinh hứa hẹn cho Hồng Kông, nhằm bảo vệ quyền tự trị cao độ của thành phố cảng này trong 50 năm kế tiếp sau khi thành phố được Anh trao trả về Trung Quốc vào năm 1997.
(Nguồn ảnh thumbnail: Trái: (ảnh: Smooth O/Wikimedia Commons), Phải: Hồng Kông về đêm (ảnh: Jim Trodel/Wikimedia Commons))

Bắc Kinh chỉ trích

phong trào dân chủ Hồng Kông « khiêu khích »

Anh Vũ
Theo AFP, tối hôm qua 13/07/2020, Văn phòng Liên lạc của Bắc Kinh tại Hồng Kông đã ra thông cáo tố cáo cuộc bầu cử sơ bộ của các đảng ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông là hành động « khiêu khích nghiêm trọng » đối với chính quyền.
Thông cáo của cơ quan đại diện chính quyền trung ương tại Hồng Kông nhấn mạnh cuộc bầu cử của phe dân chủ là hành động« khiêu khích nghiêm trọng đối với hệ thống bầu cử hiện nay » ở Hồng Kông và một số lời hứa trong chiến dịch tranh cử có thể vi phạm luật an ninh quốc gia mới được áp đặt tại đặc khu hành chính.
Trong ngày thứ Bảy 12/07, khoảng hơn 600.000 người Hồng Kông đã tham gia cuộc bầu cử không chính thức. Đó là cuộc bầu cử sơ bộ do phe dân chủ ở Hồng Kông tổ chức để bầu ra những cử viên sẽ ra tranh cử vào Nghị Viện Hồng Kông (LegCo) vào tháng 09/2020. Chính quyền đặc khu đã cảnh báo cuộc bầu cử của phe dân chủ là vi phạm luật an ninh quốc gia. Mặc dù vậy, cuộc bầu cử vẫn diễn ra.
Trong thông cáo, Văn phòng Liên lạc khẳng định chiến dịch bầu cử nhằm nắm quyền kiểm soát Nghị Viện Hồng Kông như vậy là vi phạm điều 22 của luật an ninh quốc gia mới ban hành, cũng như vi phạm các quy định bầu cử khác của địa phương.
Theo điều luật trên thì việc tổ chức bầu cử của phe dân chủ có thể bị coi là hành động « lật đổ chính quyền ». Điều luật này cấm mọi hành vi « can thiệp, gây cản trở nghiêm trọng » cho chính phủ trung ương Trung Quốc, chính quyền Hồng Kông, cũng như cấm những hành vi khiến chính phủ không thể hoạt động bình thường.

Biển Đông: Kế hoạch cho

‘Vạn lý Trường thành Cát’ của Trung Quốc là gì?

Mặc dù năm nay có rất nhiều vấn đề đòi hỏi sự chú ý của Trung Quốc – virus corona, chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, luật an ninh quốc gia Hong Kong, và nhiều mối lo kinh tế khác – Biển Đông lại trỗi dậy như một lĩnh vực gây căng thẳng nghiêm trọng trong vài tháng qua.
Với việc Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo lần đầu tiên nói các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp, ông Alexander Neill, một nhà phân tích quân sự phân tích kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường biển quan trọng, đã là một điểm nóng tranh chấp trong nhiều năm, với một số quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo và bãi đá, cũng như quyền tiếp cận các tài nguyên ngoài khơi trên vùng biển này.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng quả quyết hơn khi khẳng định lại những lời tuyên bố chủ quyền từ nhiều thế kỷ tại khu vực có tranh chấp này, và nhanh chóng xây dựng sự hiện diện quân sự để hỗ trợ cho các tuyên bố của mình.
Cựu Tư lệnh vùng Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris đã từng nói đến vùng này như “Vạn lý Trường thành Cát” – đường chín đoạn vạch ra một vành đai bảo vệ và hệ thống cung ứng xung quanh lãnh hải Trung Quốc, tương tự như bức tường thành trên cạn.
Nhưng trong khi Trung Quốc và Mỹ có lời qua tiếng lại ngày một gay gắt về Biển Đông, nhìn chung, hai bên đã kiềm chế những khác biệt.
Mặc dù có xung đột thương mại, Hoa Kỳ từng tránh đứng về một phía trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước khác – trừ việc yêu cầu tự do hàng hải cho tàu bè của mình.
Nhưng rồi, đại dịch Covid-19 xảy ra.
Những ý kiến chỉ trích cách Trung Quốc xử lý đại dịch trong thời gian đầu, mà Mỹ dẫn đầu, đã làm Trung Quốc tức giận.
Nhiều lãnh đạo phương Tây dường như bị thuyết phục bởi lý lẽ của ông Pompeo rằng Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch để tăng cường các hành động đe dọa nói chung.
Và những căng thẳng ngày một tăng này đã bùng lên ở Biển Đông.
Căng thẳng quân sự trong thời điểm đáng lo ngại
Hồi đầu tháng Tư, một tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu đánh cả gần quần đảo Hoàng Sa, nơi cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố có chủ quyền.
Hoạt động khai thác dầu khí của công ty Malaysia Ten cũng bị một chiếc tàu thăm dò địa chất của Trung Quốc, tàu Hải Dương 8, với sự hỗ trợ của lực lượng hải cảnh và hải quân Trung Quốc, làm gián đoạn.
Sau đó, tàu USS America, một tàu chiến đổ bộ, cùng một tàu khu trục nhỏ của Úc, được điều đến vùng biển lân cận.
Căng thẳng leo thang tiếp tục với việc Mỹ điều hai tàu tuần dương, USS Bunker Hill và USS Barry tới quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa).
Các tàu chiến này tiến hành các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs) nhằm thách thức, theo quan điểm của Mỹ, những tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc ở các vùng biển quốc tế.
Một cuộc biểu tình ở Manila, Phillippines phản đối “sự hiếu chiến” của Trung Quốc ở Biển Đông
Gần đây nhất, Trung Quốc đóng cửa một khu vực hải phận để tiến hành tập trận hải quân trên vùng biển quanh Hoàng Sa. Hoa Kỳ tức giận tuyên bố điều này vi phạm cam kết của Trung Quốc tránh các hoạt động làm tăng tranh chấp.
Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ triển khai không phải một mà là hai hàng không mẫu hạm – USS Nimitz và USS Ronald Reagan – cho các hoạt động chung ở khu vực.
Ngoài việc các phi cơ chiến đấu của Hải quân Hoa Kỳ từ hàng không mẫu hạm, và chiếc máy bay tuần tra chống ngầm P8-Poseidon bay lượn trên không, Không quân Mỹ còn điều thêm một chiếc B-52 để tăng thêm sức mạnh.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc phản ứng bằng các bài đả kích như dự đoán.
Hoạt động tăng cường của Hải quân Hoa Kỳ tại Biển Đông làm tăng nguy cơ đụng độ giữa hai cường quốc và sự leo thang thù địch nhanh chóng.
Tình hình đặc biệt nguy hiểm trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quả quyết về “những lo ngại cốt lõi” của họ.
Việc Trung Quốc dùng bạo lực trong tranh chấp gần đây với Ấn Độ, và áp đặt Luật An ninh Quốc gia lên Hong Kong gần đây khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu Trung Quốc sẽ kiềm chế tới mức nào trong phản ứng trước những thách thức này.
Mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông là gì?
Bắc Kinh coi Biển Đông là một phần quan trọng trong lãnh hải của họ, không những chỉ đóng vai trò một pháo đài cho hoạt động cản trở hạt nhân trên biển đóng trên đảo Hải Nam mà còn là cửa ngõ cho Con đường Tơ lụa Hàng hải, một phần trong kế hoạch Vành đai Con đường của Trung Quốc.
Khách du lịch Trung Quốc trước cờ Trung Quốc trên Quần đảo Hoàng Sa
Kế hoạch đưa dân ra sống ngoài Biển Đông của Trung Quốc được mở từ năm 2012, khi “Thành phố Tam Sa”, trung tâm hành chc thể mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, được nâng cấp từ ‘huyện cấp thị’ [cấp quận] lên ‘địa cấp thị’ [thành phố cấp địa khu].
Chính phủ Trung Quốc tái định cư cộng đồng ngư dân nhỏ ở đó thành các khu dân cư hiện đại, xây dựng trường tiểu học, ngân hàng, bệnh viện và lắp hệ thống liên lạc viễn thông. Khách du lịch thường xuyên tới thăm đảo này trên những chuyến du thuyền.
Giai đoạn hai của kế hoạch này bắt đầu từ tháng Tư năm ngoái, khi Trung Quốc thiết lập thêm hai khu vực hành chính cấp quận trực thuộc “thành phố Tam Sa”, trong đó có việc lập chính quyền Nhân dân Quận Nam Sa, có trụ sở tại Bãi đá Chữ thập và điều hành tất cả các thực thể mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Quần đảo Trường Sa.
Trong sáu năm kể từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi đắp các bãi đá ở Trường Sa, các hình ảnh quan sát từ trên không và vệ tinh cho thấy một trong những nỗ lực xây dựng quân sự và thiết kế hàng hải lớn nhất trên thế giới.
Ngoài việc xây các cơ sở quân sự trên các đảo – gồm đường bay dài 3000 mét, các bến hải quân, nơi đỗ máy bay, các hầm chứa vũ khí kiên cố, bệ phóng tên lửa và radar – các hình ảnh còn cho thấy các khu dân cư ngay ngắn với các tòa nhà hành chính mái ngói xanh lam, các bệnh viện và thậm chí cả trung tâm thể thao trên các hòn đảo bồi đắp ngày một trở nên xanh tươi hơn.
Bãi đá Subi nay là nơi có một trang trại – gồm khu trồng rau và hoa quả rộng sáu mẫu, được thụ phấn bởi đàn ong đưa từ lục địa, một đàn lợn, nhiều đàn gà và ao nuôi cá.
Trong khi đó, Viện khoa học Trung Quốc mở Trung tâm Nghiên cứu Đại dương ở Bãi đá Vành khăn vào tháng 1/2019.
Các nhà thủy văn học tuyên bố mực nước ngầm ở Bãi đá Vành Khăn – trước đây chẳng là gì ngoài một tảng đá trên biển - đã được mở rộng nhanh chóng và sẽ có khả năng tự túc về nước ngọt trong vòng 15 năm.
Người dân sống trên đảo này đã có sóng 5G và hoa quả tươi được chở tới từ các container đông lạn
Các hình ảnh cũng cho thấy các các đội tàu đánh cá lớn đậu ở các phá lớn hơn trên Bãi Subi và Bãi Vành khăn.
Có lẽ chẳng bao lâu, các hộ ngư dân sẽ định cư trên các hòn đảo này, con cái của họ sẽ đi học cùng con cái các quan chức chính quyền và cán bộ đảng.
Đường biển của Trung Quốc ‘không thể đảo ngược’?
Bằng chứng mang tính biểu tượng nhất trong việc xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông thực sự được khắc bằng đá – phiến đá được chuyển ra từ đại lục.
Tháng 4/2018, các phiến đá kỷ niệm nặng 200 tấn mỗi phiễn, được dựng ở ba đảo lớn nhất trên Quần đảo Trường Sa, được phát hiện vén màn bí mật.
Được khắc từ đá Thái Sơn và chuyển tới Quần đảo Trường Sa, các tượng đài này phản ánh Giấc mơ Trung Hoa tái tạo đất nước của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Núi Thái Sơn được coi là một trong những ngọn núi thiêng liêng nhất của Trung Quốc, biểu tưởng của nền văn minh Trung Hoa hàng ngàn năm không gián đoạn.
Tất cả cho thấy Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn hai của một kế hoạch được toan tính nhằm biến đường biển chiến lược này của Đông Nam Á thành một đường biển của Trung Quốc không thể đảo ngược.
Các cuộc tập trận gần đây của Hoa Kỳ ở Biển Đông nhằm thể hiện quyết tâm bảo vệ “tự do của các vùng biển”: cho hải quân Hoa Kỳ hoạt động ở đây và mục đích cuối cùng là bảo vệ hải phận trên các vùng biển quốc tế này.
Bên cạnh hoạt động của Hải quân Mỹ, tuyên bố chính thức của ông Pompeo rằng tuyên bố chủ quyền trên vùng này của Trung Quốc là “hoàn toàn bất hợp pháp” cũng đặt câu hỏi liệu Mỹ sẽ chuẩn bị làm gì tiếp.
Ở mức tối thiểu, ông Pompeo muốn xây dựng liên minh ngoại giao để cho thấy sự tự cô lập của Trung Quốc, không những chỉ với các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà còn với các cường quốc khác.
Hoa Kỳ có thể nhanh chóng biến quận Nam Sa của Trung Quốc thành bê tông và đá san hô – nhưng điều này có nghĩa phải có cuộc chiến, điều mà cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều không muốn xảy ra.
Alexander Neill là một nhà phân tích quân sự và giám đốc một tổ chức tư vấn chiến lược ở Singapore.

Trung Cộng tuyên bố rằng những cáo buộc

của Hoa Kỳ về biển Đông là “không chính đáng”

Tin từ Bắc Kinh, Trung Cộng – Vào hôm thứ ba (14/7), Trung Cộng cho biết họ kiên quyết phản đối việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bác bỏ tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Trung Cộng tại Biển Đông, đồng thời gọi việc Washington cáo buộc Trung Cộng bắt nạt các nước láng giềng là “hoàn toàn phi lý”.
Tòa đại sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ tuyên bố trên trang web của họ rằng “Hoa Kỳ không phải là một quốc gia liên quan trực tiếp đến các tranh chấp. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục can thiệp vào vấn đề này”. Tuyên bố này cho rằng Hoa Kỳ đang sử dụng cái cớ giữ gìn sự ổn định để phô trương thanh thế, khuấy động căng thẳng và kích động sự đối đầu trong khu vực. (BBT)

Hạ Bồi Túc, người phụ nữ tạo dựng

ngành công nghệ điện toán TQ

Leila McNeill BBC Future
Vào tháng 4/1960, chiếc máy tính điện tử kỹ thuật số phổ thông đầu tiên sản xuất hoàn toàn tại nội địa Trung Quốc – dòng máy Model 107 – ra mắt.
Bà Hạ Bồi Túc (Xia Piesu), kỹ sư thiết kế chiếc máy, đã làm nên lịch sử.
Sau nhiều thập niên trải qua cuộc chiến với Nhật và cuộc Nội Chiến Trung Hoa đầu Thế kỷ 20, Trung Quốc tụt hậu rất xa so với các nước phát triển trong lĩnh vực công nghệ.
Sau đó, bị cuốn vào cuộc đấu chính trị trong thời Chiến tranh Lạnh, nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa non trẻ bị cắt nguồn viện trợ và hàng hoá xuất khẩu từ các nước tư bản phương Tây.
Giới khoa học gia Trung Quốc chịu phụ thuộc hoàn toàn từ nguồn cung thiết bị phần cứng và kiến thức chuyên môn từ Liên Xô để xây dựng nên nguồn lực điện toán của mình.
Khi quan hệ với Liên Xô đổ vỡ vào năm 1959, Trung Quốc lại một lần nữa bị cô lập và buộc phải tự thân vươn lên trong một thế giới điện toán hoá không ngừng phát triển.
Chỉ trong vòng một năm sau khi Liên Xô cắt viện trợ, bà Hạ đã cho ra đời máy Model 107 – viên gạch đầu tiên trên con đường độc lập dựng xây nền khoa học máy tính của Trung Quốc.
Ngày nay, Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực sản xuất máy tính.
Trong năm 2011, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia dẫn đầu thị trường thế giới về máy tính cá nhân. Dự kiến trong năm 2020, chỉ tính riêng phân khúc máy tính để bàn của nền công nghiệp máy tính Trung Quốc đạt doanh thu trên 6,4 tỷ đô la Mỹ (tương đương 4,9 tỷ bảng Anh).
Song chỉ sản xuất máy tính không thôi thì chưa đủ. Để thiết lập một nền công nghiệp máy tính và lĩnh vực công nghệ mới lấy khoa học máy tính làm nền tảng, Trung Quốc cần đào tạo nguồn nhân lực. Vì thế, sự đóng góp của bà Hạ là vô cùng quan trọng.
Người tiên phong
Bà đã giúp định hình chiến lược cho các viện điện toán và khoa học máy tính đầu tiên của Trung Quốc, và soạn thảo giáo trình đào tạo cho các viện này.
Bà là người dạy khóa học lý thuyết máy tính đầu tiên ở Trung Quốc. Trong suốt sự nghiệp của mình, bà Hạ Bồi Túc đã khuyến khích hàng trăm sinh viên bước chân vào lĩnh vực khoa học máy tính còn rất non trẻ của Trung Quốc.
Giữa những khó khăn do hậu quả chiến tranh và những biến động chính trị, bà Hạ đã định hình một lĩnh vực khoa học mới và một nền công nghiệp mới ở Trung Quốc.
Qua những sáng chế công nghệ và sự nghiệp đào tạo của mình, sức ảnh hưởng của bà Hạ Bồi Túc đã để dấu ấn rộng khắp trên nền tảng điện toán Trung Quốc ngày nay.
Hạ Bồi Túc sinh ra trong một gia đình trí thức sống ở phía đông nam thành phố Trùng Khánh vào ngày 28/7/1923 nên bà được đi học từ sớm.
Bốn tuổi bà đã được học vỡ lòng và lên tám tuổi có gia sư dạy kèm. Bà đạt thành tích xuất sắc ở Trường Trung học Cơ sở Nam Dục (Nanyu) và tốt nghiệp thủ khoa trường Trung học Quốc gia Số 9 vào năm 1940.
Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai kéo dài suốt tám năm đã tàn phá Trung Quốc và cướp đi mạng sống của hàng triệu dân thường.
Chiến tranh nổ ra vào năm 1937 khi Nhật chiếm đóng Nam Kinh, thủ đô thời bấy giờ của Cộng Hoà Trung Hoa.
Trùng Khánh, nơi gia đình bà Hạ ở, trở thành nơi sơ tán của dân tị nạn bỏ chạy khỏi Nam Kinh.
Thành phố này cũng là nơi sơ tán của Đại học Quốc lập Trung ương. Bất chấp hoàn cảnh chiến tranh, trường vẫn tiến hành giảng dạy dù phải di dời khỏi Nam Kinh. Vào năm 1941, Hạ Bồi Túc trở thành sinh viên theo học ngành kỹ sư điện của trường.
Quê hương của bà Hạ, Trùng Khánh, Trung Quốc dưới làn mưa bom không kích của Nhật Bản vào năm 1940
Bà Hạ tốt nghiệp và trở thành cử nhân ngành kỹ sư điện vào năm 1945.
Cũng trong năm đó, bà gặp gỡ ông Dương Lập Minh (Yang Liming), cựu sinh viên và giáo sư vật lý ở của trường đang phải sơ tán trong chiến tranh Nam Kinh lúc bấy giờ.
Họ yêu nhau trong suốt thời gian bà Hạ học thạc sỹ tại Học viện Viễn thông thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải và ông Dương đi du học tại Đại học Edinburgh dưới sự hướng dẫn của Max Born, nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 1954.
Theo học tại Anh
Hai năm sau, bà Hạ gặp lại ông Dương khi bà đến Đại học Edinburgh để làm nghiên cứu tiến sĩ ngành kỹ sư điện.
Trong luận án tốt nghiệp của mình, “Dao động trong tham biến mạch điện và phân tích hệ thống phi tuyến tính qua đồ hoạ”, bà đã phát triển các phương pháp giúp dự đoán các dao động trong tần số và cường độ các hệ thống điện chính xác hơn, qua đó có thể ứng dụng rộng rãi trên bất kỳ hệ thống nào sử dụng tần số điện: từ đài radio, tivi cho đến máy tính.
Bà Hạ Bồi Túc nhận bằng tiến sĩ năm 1950.
Sau đó, cũng trong năm 1950, bà kết hôn với ông Dương tại Edinburgh.
Cùng chung hoài bão khoa học và khát khao đóng góp kiến thiết đất nước, vợ chồng bà trở về Trung Quốc vào năm 1951. Cả hai người làm việc tại Đại học Thanh Hoa, nơi bà Hạ nghiên cứu về viễn thông.
Bà Hạ Bồi Túc đã chuyển hướng, từ kỹ sư điện trở thành nhà sáng chế máy điện toán phổ thông nội địa đầu tiên của Trung Quốc
Tuy nhiên, khi vợ chồng bà trở về, Trung Quốc đã có sự đổi thay.
Nội Chiến kết thúc năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc giành được chính quyền từ Quốc Dân Đảng Trung Hoa, buộc chính quyền Trung Hoa Dân Quốc phải chạy sang Đài Loan, và Trung Quốc trở thành Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa do Chủ tịch Mao Trạch Đông lãnh đạo.
Cuộc chiến Trung-Nhật lần thứ hai và việc giành giật quyền lực giữa các đảng phái chính trị đã khiến cho nền kinh tế, công nghiệp và hạ tầng của Trung Quốc trở nên lạc hậu, thụt lùi so với nhiều nước phương Tây.
Cuộc chiến Trung-Nhật lần hai đã huỷ hoại nghiêm trọng đất nước.
“Về cơ bản, mọi trường học trên mức phổ thông, mọi trung tâm tài chính, trung tâm sản xuất trọng yếu và chính phủ Trung Quốc đều buộc phải sơ tán, đầu tiên là đến thành phố Vũ Hán, sau đó khi Vũ Hán thất thủ thì chạy về Trùng Khánh ở vùng Tứ Xuyên rất hẻo lánh, nghèo nàn,” Tom Mullaney, sử gia tại Đại học Standford và là tác giả cuốn “Máy tính Trung Hoa” sắp xuất bản, nói.
“[Chính quyền Trung Quốc] lúc bấy giờ chỉ đơn giản là cố gắng để tồn tại được, tuyệt nhiên không có đủ tiềm lực để phát triển kỹ thuật điện, thiết kế vũ khí,” ông nói thêm.
Khi lên nắm quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng hồi phục cơ sở hạ tầng. Nhưng mọi chuyện không hề dễ dàng khi Mỹ ủng hộ phe Quốc Dân Đảng trong cuộc Nội Chiến, và cùng với những quốc gia tư bản phương Tây khác đã khước từ viện trợ, không xuất khẩu hàng hoá cho nhà nước cộng sản còn non trẻ này.
Ông Mao và Đảng Cộng sản Trung Quốc quay sang nước láng giềng phương Bắc là Liên Xô.
Nhận ra cơ hội đưa Trung Quốc vào khối cộng sản phương Đông, Liên Xô thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với Trung Quốc, đồng ý hỗ trợ Trung Quốc phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ, bao gồm cả ngành điện toán.
Năm 1950, Liên Xô và Trung Quốc bắt tay trở thành đồng minh, một mối quan hệ tạo dấu ấn trực tiếp lên ngành công nghiệp điện toán của Trung Quốc
Bà Hạ trở nên gắn bó mật thiết với quan hệ đối tác Trung-Xô khi nhà toán học Hoa La Canh (Hua Luogeng) ghé thăm nơi làm việc của bà tại Đại học Thanh Hoa và mời bà tham gia vào nhóm nghiên cứu máy tính của ông tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS).
Bà là một trong ba thành viên sáng lập nhóm nghiên cứu máy tính đầu tiên của Trung Quốc. CAS là cái nôi của nền công nghệ điện toán và nghiên cứu khoa học, và bà Hạ trở thành hạt nhân của viện.
Học hỏi từ Liên Xô
Mặc dù nhóm nghiên cứu của ông La Canh và bà Hạ đã theo đuổi dự án của họ để chế tạo ra máy tính điện tử trong suốt ba năm, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc không hề công nhận chính thức lĩnh vực công nghệ này cho tới tận năm 1956, khi “Nghị định dài hạn phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia từ năm 1956 đến năm 1967″ – tức kế hoạch 12 năm – giữa hai nước Trung-Xô được ký kết.
Cùng với các chuyên gia Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc và CAS xác định công nghệ điện toán là một trong bốn lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng yếu để xây dựng tiềm lực quốc phòng.
Máy tính điện tử sẽ được ứng dụng rộng rãi để hỗ trợ cơ sở hạ tầng và quốc phòng cho Trung Quốc, trong đó bao gồm phát triển và thử nghiệm vũ khí hạt nhân, quản lý hệ thống giao thông phức hợp quy mô lớn và phát triển chương trình vệ tinh hoặc chương trình ngoài không gian, ông Mullaney nói.
“Tất cả những điều này, cùng nhiều thứ khác, là trọng tâm mà các cường quốc như Liên Xô, Mỹ, Anh và sau đó là Pháp đều đẩy mạnh thông qua việc phát triển điện toán điện tử. Và Trung Quốc biết rằng họ cần phải bước vào lĩnh vực này thì mới có thể cạnh tranh được trên phạm vi toàn cầu cả về kinh tế lẫn quân sự.”
Lúc đó, Trung Quốc vẫn còn cả chặng đường dài nữa mới có thể làm ra được một chiếc máy tính.
Nền công nghiệp điện toán đòi hỏi nền tảng từ nhiều lĩnh vực, như toán học, kỹ thuật và vật lý. Những kiến thức này cần được kết hợp nhuần nhuyễn, và lực lượng lao động cần phải được đào tạo sẵn sàng trước khi họ có thể làm ra được một chiếc máy tính.
Với những kiến thức sâu rộng về điện tử và máy tính, bà Hạ là lựa chọn lý tưởng để triển khai kế hoạch này.
Năm 1956, bà Hạ có mặt trong nhóm công tác đến Moscow và Leningrad học hỏi, nghiên cứu, sản xuất và đào tạo về lĩnh vực công nghệ máy tính của Liên Xô.
Sự nghiệp nghiên cứu vào đào tạo
Cùng năm đó, khi trở về, bà đã dịch sang tiếng Trung bản thiết kế máy tính của Liên Xô, bao gồm tài liệu hướng dẫn dài 1.000 trang, về sau trở thành thành tài liệu giảng dạy môn điện toán Liên Xô cho sinh viên Trung Quốc.
Cũng trong năm đó, dưới sự bảo trợ của Viện Toán và Viện Vật lý thuộc CAS, bà Hạ thuyết giảng cho lớp lý thuyết máy tính đầu tiên ở Trung Quốc.
Bà cũng hỗ trợ CAS trong những bước đi quan trọng đầu tiên, phối hợp với Viện Công nghệ Máy tính (ICT) thành lập chuyên ngành khoa học máy tính.
Không bao lâu sau, CAS thành lập trường Đại học Khoa học và Công nghệ. Bà Hạ tham gia xây dựng giáo trình giảng dạy các lớp khoa học máy tính tại cả hai nơi với vai trò là người phát triển chương trình đào tạo kiêm giảng viên. Một tay bà đã cho đào tạo hàng trăm sinh viên trong ngành từ năm 1956 đến năm 1962.
“Điều mà Trung Quốc cần nhất lúc bấy giờ là chương trình đào tạo,” ông Mullaney lưu ý. Và bà Hạ đã đem đến cho họ một chương trình đào tạo.
Đến năm 1959, Trung Quốc đã bắt chước thành công hai thiết kế máy tính điện tử của Liên Xô: Model 103 và 104, dựa trên nền tảng máy tính M-3 và BESM-II của Liên Xô.
Thế nhưng vào lúc Trung Quốc còn đang bắt đầu bước vào lĩnh vực sản xuất máy tính thì quan hệ Trung-Xô rạn nứt. Lãnh đạo hai nước bất đồng với nhau về việc nước nào là trung tâm thế giới Cộng sản và con đường đi đến chủ nghĩa cộng sản toàn cầu của nước nào mới là đúng đắn.
Đến năm 1960, quan hệ hai nước đã trở nên căng thẳng đến mức Liên Xô quyết định cắt viện trợ cả về vật lực lẫn nhân lực cho Trung Quốc, ông Mullaney nói.
Sau khi Liên Xô sập cửa, nhiều nước khác cho rằng điều đó đồng nghĩa với dấu chấm hết cho ngành công nghiệp điện toán Trung Quốc.
Nhưng họ đã nhầm.
Không hề có dấu hiệu lụi tàn sau khi Liên Xô cắt viện trợ vào năm 1960, nền công nghiệp điện toán của Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến lên
Các nhà nghiên cứu của CAS tiếp tục tự mình độc lập theo đuổi công nghệ điện toán và khoa học máy tính.
Chiếc máy tính đầu tiên của Trung Quốc
Model 107 của bà Hạ là chiếc máy tính đầu tiên mà Trung Quốc phát triển được sau khi Liên Xô ngưng viện trợ, và nó không phỏng theo thiết kế Liên Xô như Model 103 và 104 nữa – Model 107 là phiên bản nội địa đầu tiên được chế tạo và phát triển ở Trung Quốc.
Dòng máy 107 nhanh chóng được sản xuất hàng loạt và lắp đặt trong các viện, trường đào tạo của Trung Quốc.
Trong suốt thập niên 1960, Trung Quốc tiếp tục phát triển nhiều dòng máy tính tinh vi có cấu hình mạnh tại CAS trong bối cảnh bị cô lập khỏi thế giới, đi từ việc dùng mạch điện trong đời máy 107 sang linh kiện bán dẫn và trong thập niên 1970, và đến đầu thập niên 1980 là dùng vi mạch.
Khi một phái đoàn các nhà khoa học máy tính Hoa Kỳ đến Trung Quốc vào năm 1972, họ không ngờ rằng nền công nghiệp máy tính nước này lại phát triển như vậy. “Tất cả các thành viên của phái đoàn, cùng những lời ghi nhận công khai, đều thể hiện sự ngạc nhiên về trình độ đáng nể của Trung Quốc,” ông Mullaney nói.
Trong suốt thời gian đó, bà Hạ tiếp tục vừa nghiên cứu chế tạo máy tính xử lý tốc độ cao vừa đào tạo cho các nhà khoa học, kỹ sư máy tính mới.
Vào năm 1978, bà Hạ tham gia đặt nền móng cho ra đời tờ Tạp chí Máy tính Trung Quốc và Tạp chí Khoa học Máy tính và Công nghệ – những tạp chí tiếng Anh về điện toán đầu tiên trong nước.
Trong năm 1981, bà phát triển bộ xử lý mảng tốc độ cao, được gọi là 150AP.
So sánh với dòng máy đời cũ, 104, vốn dựa trên mô hình của Liên Xô và có tốc độ xử lý 10.000 câu lệnh một giây, thì 150AP tăng tốc độ xử lý lên đến 20 triệu câu lệnh một giây.
Nhờ vào công lao to lớn của bà Hạ mà nền khoa học máy tính được xây dựng thành một lĩnh vực học thuật độc lập tại Trung Quốc và nền công nghiệp máy tính nước này đã khởi sắc mặc dù có xuất phát điểm đầy biến động.
“Nếu nói về những người nắm giữ vị trí và có vai trò lãnh đạo cao như bà ấy, thì tôi chưa từng biết người phụ nữ nào vươn được tới tầm mức như bà ấy.”
Cho đến thập niên 1970, Trung Quốc đã phát minh ra những dòng máy tính tinh vi có cấu hình mạnh sử dụng bộ vi mạch
Đặt nền móng cho tương lai
Tuy thiết kế Model 107 của bà Hạ đã làm nên lịch sử, nhưng chính việc bà sáng lập các học viện và đào tạo ra nhiều thế hệ học trò tiếp nối nhau mới là điều làm nên tương lai cho Trung Quốc.
Ông Mullaney cho rằng, “những người học trò của bà Hạ đã đặt nền tảng phát triển cho công nghệ hiện đại mà chúng ta chứng kiến ngày nay tại Trung Quốc”.
Một trong những học trò của bà về sau trở thành kiến trúc sư trưởng của CPU (bộ xử lý trung tâm) Loongson, và vào năm 2002, ông đã đích thân đặt tên cho con chip trong CPU chiếc máy tính đầu tiên của Trung Quốc là “Xia 50″ để vinh danh thầy của mình.
Được mệnh danh là ‘Mẹ đẻ ngành điện toán Trung Quốc’, bà Hạ là một trong những người đặt nền móng cho ngành công nghiệp máy tính nước này.
Hiệp hội Máy tính Trung Quốc đã trao giải thưởng danh giá mang tên bà, Xia-Peisu Award hàng năm, nhằm vinh danh những nhà khoa học nữ và nữ kỹ sư “có đóng góp và đạt thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực khoa học điện toán, kỹ thuật, giáo dục và công nghiệp”.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Trung Quốc hăm dọa sự tồn vong

của thể chế chính trị Việt Nam!

Diễm Thi, RFA
Chỉ trích Hoa Kỳ và hăm dọa Việt Nam
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, phiên bản tiếng Anh của Nhân Dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Trung Quốc có bài viết nhan đề “Nói vài lời thật lòng với người Việt Nam” của tổng biên tập Hồ Tích Tiến. Bài báo xuất hiện vào dịp Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tác giả “khuyên” Việt Nam cảnh giác trong mối quan hệ với Hoa Kỳ bởi mục đích lớn nhất của Mỹ khi phát triển quan hệ với Việt Nam là “lợi dụng Việt Nam”, “chia cắt mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc”.
Bên cạnh việc nhắc lại chuyện Mỹ đã ném hàng ngàn, hàng vạn tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam thời chiến tranh, ông Hồ Tích Tiến ca ngợi chính sách láng giềng hữu nghị lâu dài của Trung Quốc với Việt Nam. Bài báo kết luận rằng thể chế chính trị Việt Nam khó trường tồn lâu dài nếu chính trị Trung Quốc không ổn định.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định về bài báo này:
“Bài này là của một người theo trường phái “diều hâu mất dạy” ở bên Trung Quốc. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo là tờ báo đối ngoại của đảng cộng sản Trung Quốc, thế mà họ để cho một người như thế nói ra những nội dung càn rỡ và lại còn để sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam đăng lại bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Trung. Đây là chuyện càn rỡ chưa từng thấy, giống như là cùng đường.
Thực tế thì Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia độc lập và hai đất nước có hai đảng cầm quyền có cùng tên là đảng cộng sản. Thế thôi!
Còn với quan hệ với Mỹ, nhìn lại chặng đường 25 năm qua thì thấy có nhiều bước tiến, thành tích, thành tựu rất tích cực và sự tích cực trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ là quan hệ song phương, chả ảnh hưởng gì đến Trung Quốc cả. Thế mà đảng cộng sản Trung Quốc để cho một học giả ăn nói càn rỡ như thế thì nó bộc lộ ra sự yếu kém, không ra thể thống gì của những người ở Bắc Kinh.”
Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt chính thức tuyên bố bình thường hóa, thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trải qua 25 năm, cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ đều thừa nhận đã trở thành bạn bè và đối tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Việt Nam chủ trương “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, cùng Hoa Kỳ xây dựng quan hệ hợp tác trên nguyên tắc hợp tác cùng có lợi, bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Trong khi đó, Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 18 tháng 1 năm 1950. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đem quân tấn công các tỉnh dọc biên giới của Việt Nam với mục đích ‘dạy cho Việt Nam một bài học’. Hai nước trở thành kẻ thù của nhau.
Đến năm 1991, hai nước Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố bình thường hóa quan hệ theo phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Với bài viết của tác giả Hồ Tích Tiến, nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nêu nhận định:
“Vừa chỉ trích vừa hăm dọa Việt Nam trong dịp kỷ niệm 25 năm ngày Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ. Tất cả những nội dung mà ông Hồ Tích Tiến nêu ra nhằm răn đe Việt Nam trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ hiện nay. Ông ta giở giọng kẻ cả như dạy đảng và nhà nước Việt Nam một bài học để mà phải có thái độ khác trong mối quan hệ với Mỹ.
Nhìn những gì mà Hồ Tích Tiến trình bày thì chúng ta nhìn lại cái quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ khi thiết lập bang giao đến nay như thế nào? Trung Quốc ngày càng muốn không chế Việt Nam. Muốn Việt Nam thần phục để Trung Quốc dễ dàng bành trướng xuống phương Nam.”
Theo ông Đinh Kim Phúc, “người đồng chí cộng sản” Trung Quốc liên tục phản bội Việt Nam. Ông Phúc nêu phản bội đầu tiên là trên bàn Hội Nghị Genève năm 1954. Trung Quốc cố tình chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam để biến miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành khu vực đệm bảo vệ miền Nam Trung Hoa cho Trung Quốc được an toàn xây dựng cái gọi là XHCN của Trung Quốc.
Tình hình Biển Đông
Năm 2014, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên tiến hành cải tạo với quy mô lớn các thực thể là bãi đá ngầm đang do nước này chiếm hữu, thuộc quần đảo Trường Sa thành các căn cứ hậu cần quân sự, đường băng đáp máy bay…
Bốn năm sau, tổng diện tích các đảo hoàn toàn nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trên các đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa đã lên tới hơn 13,21 km2, tập trung chủ yếu trên 3 bãi đá Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập.
Vào tháng 7 năm 2019, Trung Quốc đã điều tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 với sự hộ tống của các tàu hải cảnh, vào khu vực Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam quấy nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam với một công ty dầu khí của Nga.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói về quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông:
“Hai bên đều thấy câu chuyện ở Biển Đông là tranh chấp chủ quyền. Tuyên bố chủ quyền thì Trung Quốc không bao giờ ngừng chiếm và Việt Nam thì không bao giờ để Trung Quốc chiếm. Việt Nam đã nói mọi chuyện phải phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có công ước về luật biển 1982.”
Tháng 5 năm 2020, tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords của Hoa Kỳ đã đối đầu với tàu Hải Dương 8 trên Biển Đông. Hải quân Mỹ cho hay, USS Gabrielle Giffords đang thực hiện đợt triển khai luân phiên, hoạt động trong khu vực Hạm đội 7 phụ trách nhằm nâng cao khả năng tích hợp với các đối tác và sẵn sàng ứng phó.
Mới đây, hai hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ tập trận ở khu vực Biển Đông vào khi Trung Quốc cũng đang có cuộc tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Bắc Kinh lên tiếng cho rằng Hoa Kỳ là nước phải chịu trách nhiệm về việc gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng, từ trước đến nay thái độ của Việt Nam là muốn trung hòa quan hệ Việt Trung và các siêu cường khác trên thế giới. Việt Nam muốn yên ổn để phát triển nhưng Trung Quốc ngày càng ép Việt Nam đi vào con đường cùng, chỉ có tròn quan hệ là quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Liệu đây có là giọt nước làm tràn ‘cái cốc nước kiên nhẫn’ của lãnh đạo Việt Nam hiện nay hay không? Ông nêu cảnh báo:
“Tôi nghĩ cái hăm dọa của Hồ Tích Tiến là một thái độ làm cho những ai ngày nay còn mơ hồ vào tinh thần 4 tốt 16 chữ vàng trong quan hệ Việt Trung phải thay đổi ngay cái não trạng của mình. Phải bắt đầu chuẩn bị nếu như Trung Quốc gây chiến tranh thì Việt Nam cũng buộc lòng phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ đất nước”.
Năm 1979, khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam giết hại hàng ngàn dân Việt và san bằng nhiều khu dân cư, nhà máy của Việt Nam, Trung Quốc tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Bài viết của tổng biên tập Tờ Hoàn Cầu Thời báo với tựa đề “Nói vài lời thật lòng với người Việt Nam” cho thấy rõ ý đồ thực sự của Bắc Kinh khác với những lời hoa mỹ thường được đưa ra qua phương châm ‘16 chữ vàng và 4 tốt’.

Các ngân hàng Trung Quốc bí mật chuẩn bị

đối phó leo thang chiến tranh tiền tệ từ Mỹ

Bình luậnThiện Nhân
Bốn ông lớn ngân hàng quốc doanh Trung Quốc lo lắng về các khoản nợ lên tới 1000 tỷ USD của mình trước khả năng ông Trump ký ban hành luật (đã được Quốc hội thông qua) cấm vận tiền tệ với Trung Quốc.
Các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đang sửa đổi kế hoạch dự phòng trước các quy định pháp luật mới của Hoa Kỳ có thể xử phạt các ngân hàng phục vụ các quan chức thực thi luật an ninh quốc gia mới cho Hong Kong, nguồn tin từ năm tổ chức tài chính nhà nước cho biết (theo Reuters).
Trong trường hợp xấu nhất, Ngân hàng Trung Quốc  và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đang xem xét khả năng bị cắt khỏi nguồn cung đô-la Mỹ hoặc mất quyền truy cập vào hệ thống thanh toán bằng đô-la Mỹ.
Đồng đô-la là tiền tệ toàn cầu chi phối cho thanh toán quốc tế và dự trữ ngân hàng trung ương.
“Chúng tôi đang hy vọng điều tốt nhất, nhưng chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Bạn không bao giờ biết mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào”, một trong những nguồn tin cho biết.
Phản ánh mối lo ngại về sự xói mòn quyền tự trị của thuộc địa cũ của Anh, Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua dự luật vào tuần trước. Dự luật vẫn chưa được ký bởi Tổng thống Donald Trump.
Dự luật kêu gọi trừng phạt các quan chức Trung Quốc và những người khác giúp vi phạm quyền tự trị của Hong Kong và các tổ chức tài chính làm ăn với họ. Nhưng nó không cụ thể hóa các biện pháp trừng phạt như thế nào.
Nick Turner, một luật sư chuyên về các biện pháp trừng phạt và chống rửa tiền tại hãng luật Steptoe & Johnson ở Hong Kong cho biết: “Có các biện pháp trừng phạt trong luật này có thể hiểu là ngăn một ngân hàng thanh toán một số giao dịch bằng đô-la thông qua các tổ chức của Hoa Kỳ, nhưng không giống như các dự luật trừng phạt khác của quốc hội, không có quy định cụ thể nào bắt buộc”.
Ông nói vẫn còn phải xem liệu luật pháp sẽ được áp dụng theo cách như vậy hay không.
Trong một kịch bản nhẹ hơn đang được Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (AgBank) xem xét, những người cho vay sẽ cần tìm cách giải quyết vấn đề khách hàng của họ nằm trong danh sách đen của Mỹ, đặc biệt là những người có thể phải đối mặt với việc mất thanh khoản đột ngột.
Tất cả các nguồn tin đều từ chối được cho biết tên vì việc lập kế hoạch khẩn cấp này là bí mật. Ngân hàng Trung Quốc, ICBC và AgBank đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của Reuters về vấn đề này.
Các công ty cho thuê tài chính cũng bị ảnh hưởng
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, cơ quan quản lý tài chính hàng đầu giám sát sự ổn định tài chính của đất nước và ngành ngân hàng, cũng không trả lời các yêu cầu bình luận của Reuters.
Kịch bản tồi tệ nhất đang được Ngân hàng Trung Quốc xem xét là điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp tiền bị rút ồ ạt tại các chi nhánh ở Hong Kong nếu người gửi tiền lo ngại ngân hàng bị cạn nguồn đô-la Mỹ, một nguồn tin cho biết.
Họ cũng đang xem xét kinh nghiệm của các ngân hàng ở Iran, người này nói. Các ngân hàng Iran đã bị tấn công nhiều lần  bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ có từ thời Cách mạng Hồi giáo 1979.
Ngân hàng Trung Quốc, ngân hàng có phạm vi cho vay quốc tế lớn nhất, cũng đồng thời là ngân hàng có rủi ro tín dụng ngoại tệ lớn nhất trong số bốn ngân hàng lớn của quốc gia tính tới cuối năm 2019, với tổng các khoản nợ ngoại tệ khoảng 433 tỷ USD.
Theo báo cáo thường niên, Bốn ngân hàng hàng đầu của Trung Quốc, bao gồm ICBC, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và AgBank, đã có tổng cộng 7,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (1 nghìn tỷ USD) nợ phải trả bằng USD vào cuối năm 2019.
Các nguồn tin cũng cho biết, ít nhất ba công ty cho thuê tài chính có sở hữu nhà nước, bao gồm các công ty cho thuê tài chính ICBC và CSIC, cũng đang thực hiện các kế hoạch dự phòng. Các công ty cho thuê thường phụ thuộc rất nhiều vào việc vay đô-la để tài trợ cho việc mua máy bay, máy móc và thiết bị giá trị lớn.
Công ty cho thuê tài chính ICBC và CSIC đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận từ Reuters.
Thiện Nhân

Doanh nghiệp Trung Quốc thiếu minh bạch,

Mỹ sẽ hủy bỏ thỏa thuận kiểm toán song phương

Hải Lam
Chính quyền tổng thống Trump đang lên kế hoạch sớm hủy bỏ một thỏa thuận năm 2013 giữa hai cơ quan kiểm toán của Mỹ và Trung Quốc, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao nói với Reuters.
Theo thỏa thuận giữa các cơ quan kiểm toán của Mỹ và Trung Quốc, hai bên thiết lập quy trình để một cơ quan giám sát kiểm toán Mỹ, có tên là Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty đại chúng Mỹ (PCAOB), thu thập dữ liệu trong các vụ kiện liên quan đến việc kiểm toán các doanh nghiệp Trung Quốc. Ban đầu, thỏa thuận được hoan nghênh như một bước đột phá của Mỹ nhằm tiếp cận các số liệu tài chính của các doanh nghiệp Trung Quốc, vốn có truyền thống thiếu minh bạch và không được công khai đầy đủ.
Tuy nhiên, PCAOB từ lâu đã phàn nàn về việc Bắc Kinh không cung cấp đầy đủ số liệu kiểm toán liên quan đến các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.
Ông Keith Krach, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường cho biết, sự thiếu minh bạch từ phía Trung Quốc đã khiến Washington cân nhắc việc thoát khỏi thỏa thuận này. Ông Krach nói thêm rằng, đây là một dấu hiệu cho thấy PCAOB sẽ từ bỏ nỗ lực thu thập thông tin từ Trung Quốc.
“Động thái này sắp diễn ra”, ông Krach hôm 13/7 trả lời qua email. “Đây là vấn đề an ninh quốc gia vì chúng tôi không thể tiếp tục đặt các cổ đông Mỹ vào tình thế rủi ro, khiến các công ty Mỹ rơi vào thế bất lợi và cho phép làm xói mòn tính ưu việt của thị trường tài chính của chúng ta [so với các thị trường khác trên thế giới]”.
Một quan chức khác và ba cựu quan chức của Washington cho biết quyết định chấm dứt thỏa thuận đang được xem xét, và Nhà Trắng cũng tham gia vào quá trinh này.
Nhà Trắng từ chối bình luận về sự việc, trong khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington và PCAOB chưa đưa ra phản hồi.
Hiện chưa rõ khi nào chính quyền Trump sẽ rút khỏi thỏa thuận, và bằng cách nào. Việc chấm dứt thỏa thuận sẽ không đe dọa trực tiếp đến trạng thái niêm yết của các công ty Trung Quốc trên sàn Mỹ. Trong số các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đang giao dịch trên sàn Mỹ có tập đoàn thương mại điện tử Alibaba và gã khổng lồ tìm kiếm Baidu Inc (một công cụ tìm kiếm giống Google tại đại lục).
Reuters bình luận, việc Washington xem xét hủy thỏa thuận cho thấy sự thất vọng này càng gia tăng của chính quyền Trump đối với sự thiếu minh bạch của các công ty Trung Quốc giao dịch trên sàn Mỹ. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng song phương không ngừng leo thang trước một loạt vấn đề, từ dịch Covid-19, Đài Loan, Hồng Kông, đến Tân Cương.
Trước đó, vào đầu tháng 6/2020, ông Trump đã chỉ định một nhóm quan chức trong vòng 60 ngày đề xuất các biện pháp bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ “trước việc chính phủ Trung Quốc không cho phép các công ty kiểm toán có đăng ký với PCAOB được kiểm toán các công ty đại chúng Trung Quốc trên sàn Mỹ theo luật chứng khoán Mỹ”.
Hồi tháng 5, Tổng thống Trump đã ra lệnh cho một ủy ban nhà nước dừng đầu tư quỹ tiết kiệm hưu trí của nhân viên liên bang Mỹ vào một chỉ số chứng khoán, trong đó bao gồm các công ty Trung Quốc, đặc biệt một số trong đó liên quan đến các hoạt động quân sự, gián điệp và vi phạm nhân quyền của nước này.
Áp lực cũng đến từ Nghị viện Mỹ sau khi thượng viện thông qua dự luật cấm chứng khoán của bất kỳ công ty nước ngoài nào được niêm yết tại Mỹ nếu doanh nghiệp đó không tuân thủ tiêu chuẩn kiểm toán của PCAOB trong 3 năm liên tiếp, và hiện đang xúc tiến tại Hạ viện.
Trung Quốc hồi tháng 3 đã cho sửa đổi luật chứng khoán, cấm người dân chia sẻ bất kỳ thông tin nào liên quan đến chứng khoán nội địa cho các cơ quan điều tiết nước ngoài mà không có sự chấp thuận của ủy ban quản lý chứng khoán trong nước.

Thương nhân tiết lộ kho lương thực Trung Quốc

dự trữ toàn phế phẩm không ăn được

Vũ Dương
Người dân Trung Quốc trước thông tin này cũng xâu chuỗi liên kết với sự kiện hàng loạt kho lương bốc cháy thời gian gần đây tại Trung Quốc.
Trong nửa đầu năm 2020, Trung Quốc liên tiếp hứng chịu thảm họa, lũ lụt triền miên, trời giáng mưa đá, tuyết rơi mùa hè, cộng thêm đại dịch châu chấu tấn công gần đây khiến nguy cơ khan hiếm lương thực trong nước càng thêm trầm trọng. Mặc dù các quan chức Trung Quốc không ngừng tuyên bố rằng “trong kho tồn trữ đầy đủ lương thực”, nhưng gần đây có nhà buôn ngũ cốc tiết lộ rằng những gì được lưu trữ trong kho lương thực của nhà nước không phải là lương thực, mà chỉ là một đống “phế phẩm” vốn không ăn được.
Vào ngày 12/7, một đoạn video ngắn do một nhà buôn ngũ cốc quay lại được lan truyền rộng rãi trên Internet. Nhà buôn ngũ cốc này nói rằng bà đã mua một lượng lớn ngô từ kho dự trữ lương thực nhà nước ở thành phố Triệu Đông, tỉnh Hắc Long Giang với giá gần 2.000 nhân dân tệ/tấn. Nhà buôn này cho hay trong quá trình mua bán, bà còn bị người canh giữ nhà kho làm khó dễ, đòi tiền hoa hồng, nhưng cuối cùng, thứ mà bà mua được chỉ là một đống “phế phẩm dưới sàng”.
Cái gì gọi là “phế phẩm dưới sàng”, chính là chỉ các bã vụn, bụi đất, rác rưởi bên dưới cái sàng sau khi người ta dùng cái sàng để sàng lọc lương thực. Từ video có thể thấy rằng, nhà buôn ngũ cốc này ở trong một kho chứa ngũ cốc, tiện tay bốc một nắm hạt rồi xòe bàn tay ra, toàn bộ đều là “phế phẩm dưới sàng” như vậy. Người tố giác nói rằng các quan chức tồn trữ lương thực ngay từ đầu đã nói rõ với bà rằng đây là “hàng dưới sàng”, thực phẩm mà nhà nước bỏ tiền ra tích trữ lại chính là những thứ phế phẩm dưới sàng này. Các quan chức còn nói rằng trong kho tất cả đều lương thực như vậy, và thách thức “bà có thể làm gì?”
Video ngắn này đã được lan truyền rộng rãi trên mạng. Tập đoàn quản lý tồn trữ lương thực Trung Quốc sau đó đã đưa ra tuyên bố rằng họ sẽ điều tra vụ việc này một cách nghiêm ngặt, nhưng nhiều cư dân mạng mỉa mai nói rằng mỗi lần chính quyền Trung Quốc muốn kiểm tra kho lương, các kho lương trên khắp cả nước đều đột ngột bốc cháy. Gần đây, do lũ lụt nghiêm trọng cộng thêm nạn châu chấu hoành hành, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu kiểm tra lương thực tồn kho. Được biết, các kho chứa ngũ cốc lớn ở Thượng Hải, Hà Nam và Quý Châu đã liên tiếp bốc cháy. Mặc dù truyền thông nhà nước Trung Quốc ít đưa tin về các vụ cháy kho lương, nhưng nhiều cư dân mạng đã đăng tải video lên Twitter, chỉ ra rằng các kho chứa ngũ cốc trên khắp Trung Quốc liên tục xảy ra hỏa hoạn.
Đọc thêm: Đang khẩn trương ứng phó tình trạng khan hiếm lương thực, một loạt kho lương Trung Quốc lại bốc cháy kỳ lạ
Ngày 1/7, kho dự trữ lương thực tại thành phố Đô Quân, tỉnh Quý Châu đã bốc cháy, diện tích bị cháy khoảng 200 mét vuông. Nguyên nhân vụ cháy không được báo cáo. Một người đã làm việc trong kho dự trữ lương thực trong suốt nửa cuộc đời của mình nói rằng kho lương thực sẽ không bắt lửa trong những trường hợp thông thường, ngay cả khi có sự cố chập điện. Bốn bức tường và phần nóc của nhà kho đều là những vật liệu không cháy được. Trước đây, khi nhà kho lương thực xảy ra hỏa hoạn, chỉ có một tầng phía trên của lương thực bị cháy, chứ chưa bao giờ thấy khói lửa cuồn cuộn bao trùm hết cả nhà kho như vậy. Thiệt hại do đám cháy trong kho lương thực còn nghiêm trọng hơn vụ hỏa hoạn trong tòa nhà chính phủ. Người dân bình luận rằng đây là do chính quyền địa phương tẩm xăng rồi phóng hỏa, trong đó vốn không có lương thực, vậy nên họ sợ bị điều tra.
Trên thực tế, ông Lý Nguyên Hoa, chuyên gia lịch sử Trung Quốc và cựu phó giáo sư của học viện Khoa học Giáo dục của trường đại học sư phạm Thủ đô, Bắc Kinh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn đầu năm nay, rằng Trung Quốc đại lục luôn phải đối mặt với vấn đề dự trữ lương thực không đủ, cộng thêm tổn thất lượng lớn diện tích đất canh tác, sa mạc hóa cho đến các loại thảm họa trong những năm gần đây, khiến vấn đề thiếu lương thực ngày càng thiếu hụt nghiêm trọng.
Vào tháng Tư năm nay, Vương Hồng, giám đốc đảm bảo an ninh lương thực của Cục dự trữ lương thực Trung Quốc cũng công khai thừa nhận rằng dự trữ lương thực thành phẩm tại các thành phố lớn và vừa
của Trung Quốc chỉ có thể đáp ứng nhu cầu từ 10 đến 15 ngày, trong đó chỉ khoảng 1 tỷ tấn lương thực có thể dùng vào việc ứng phó khẩn cấp, điều đó có nghĩa là nếu chia theo bình quân đầu người thì mỗi người Trung Quốc chỉ có hơn 0,5 kg lương thực trong kho dự trữ quốc gia.
Theo Duan Mushan, Secretchina
Vũ Dương biên dịch

Thực hư những tin đồn về chuyện TQ đã “thò cả 2 tay”,

 mua hết nước của Australia

Trung Quốc thực sự đã mua hết nước của Australia như lời đồn, hay đây chỉ là một thuyết âm mưu của dư luận?
Khi căng thẳng giữa Canberra và Bắc Kinh leo thang, tâm lý hoài nghi về Trung Quốc và những lo ngại về tình trạng hạn hán, khan hiếm nước đã làm dấy lên những lời đồn đoán, thuyết âm mưu rằng Trung Quốc đang mua hết nguồn nước của Australia với “ý đồ hiểm độc”, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP – Hồng Kông) đưa tin.
Nước lần đầu tiên trở thành mặt hàng thương mại tại một số vùng của Australia trong thập niên 1980, và đến nay, thị trường nước tại Australia đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá hơn 3 tỉ AUD/năm (2 tỉ USD/năm) – lớn nhất trên toàn thế giới.
Australia tọa lạc trên lục địa có người sống khô cằn nhất trên trái đất. Tại quốc gia này, những người nông dân sở hữu đất có quyền buôn bán nguồn nước trên phần đất mình sở hữu, và bất cứ ai – kể cả những thực thể nước ngoài – cũng có thể đầu tư vào thị trường nước của Australia. Tuy nhiên, các khoản đầu này thường không được công khai, và các báo cáo cho thấy hồ sơ của các nhà đầu tư này có thể không thường xuyên được xem xét kỹ lưỡng, theo SCMP.
Một bản báo cáo mới được cập nhật hồi tháng trước về đăng ký quyền sở hữu nguồn nước của các thực thể nước ngoài cho thấy Trung Quốc hiện là chủ sở hữu nước ngoài lớn nhất tại thị trường nước ở Australia, theo sau là Mỹ chỉ với cách biệt khá nhỏ.
Theo bản báo cáo này, vào tháng 6 năm ngoái, các nhà đầu tư của Trung Quốc sở hữu 756 tỉ lít – tương đương 1,9% thị phần nước trên thị trường. Trong khi đó, Mỹ sở hữu 713 tỉ lít – tương đương 1,85% thị phần. Trong năm 2019, có đến 10,5 thị phần nước của Australia do nước ngoài sở hữu, tăng 0,1% so với năm 2018.
Năm ngoái, Australia đã ghi nhận mức nhiệt cao và tình trạng khô hạn kỷ lục. Giá nước bán ra có thể dao động từ 20 AUD (khoảng 14 USD)/1 triệu lít vào mùa mưa đến 1.000 AUD (hơn 695 USD)/1 triệu lít vào mùa khô hạn. Ngoài ra, các bang của Australia cũng có khác biệt về giá nước, ví dụ, trong tháng 5, hóa đơn tiền nước ở khu vực miền Tây Australia thấp nhất, trong khi Tasmania có hóa đơn cao nhất.
Trung Quốc đã “thò cả 2 tay vào nguồn nước của Australia”?
Những chi tiết về giá tiền nước đắt đỏ đã trở thành chủ đề chỉ trích Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông của Australia.
Một trong những tờ báo lớn nhất của Australia đã đăng tải bài viết có tiêu đề “Chinese Water Torture” (Tạm dịch: Đòn tra tấn bằng nước của Trung Quốc), theo sau là hàng loạt các báo lớn nhỏ đưa tin dồn dập tạo nên một làn sóng “thuyết âm mưu” về Trung Quốc và an ninh nguồn nước của Australia trên không gian mạng.
Một người dẫn chương trình phát thanh nổi tiếng thậm chí còn nói với các thính giả của mình rằng Trung Quốc đã “thò cả 2 tay vào nguồn nước của Australia”, và “những người nông dân của Australia đang bị ‘đánh’, bị ‘cướp’”.
Tuy nhiên, Giáo sư Quentin Grafton, Giám đốc Trung tâm Chính sách, Môi trường và Kinh tế Nước tại Đại học Quốc gia Australia, cho rằng việc kinh doanh nguồn nước đem lại những lợi ích đáng kể, và việc nước ngoài nắm quyền sở hữu thị phần nước tại Australia, đặc biệt là Trung Quốc, không hẳn là vấn đề đáng lo ngại.
“Chúng ta không thể di chuyển mùa màng, nhưng có thể di chuyển nguồn nước, do đó khi chúng ta gặp hạn hán như thường lệ, việc này sẽ giúp ngành nông nghiệp tiếp tục vận hành tốt hơn. Một số người đã liên tưởng đến những điều không hề tồn tại. Người sở hữu nguồn nước là ai không quan trọng, dù người
đó đến từ Trung Quốc, Mỹ hay Australia, nguồn nước vẫn sẽ ở đó. Đây là mặt hàng không thể xuất khẩu”, ông Gradton giải thích.
Theo học giả này, những tin đồn liên quan tới Trung Quốc là một cách đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề thực sự như việc khai thác nước quá mức và thiếu minh bạch về quyền sở hữu nguồn nước.
“Điều quan trọng hơn việc truy ra người sở hữu nguồn nước là chúng ta cần biết nguồn nước đó có quy mô như thế nào, vị trí chính xác ở đâu và đang được sử dụng cho mục đích gì. Về quy mô của thị trường nước, bản chất tranh đua của thị trường và số giao dịch trên thị trường, Australia là nước đứng đầu, nên điều chúng ta thực sự cần biết là thông tin cập nhật theo thời gian thực về nguồn nước đang thuộc sở hữu tư nhân. Điều này sẽ giúp chúng ta kiểm soát và quản lý hiệu quả nguồn nước của mình. Đây là vấn đề của Australia, không liên quan tới Trung Quốc”, vị giáo sư này cho biết.
Những lo ngại về tình trạng hạn hán và khan hiếm nước càng gia tăng trước bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra tại Asutralia. Bà Natasha Kassam, một thành viên của Viện Lowy và từng là nhà ngoại giao tại Trung Quốc, nhận định rằng những thông tin tiêu cực về Trung Quốc cho thấy “mối quan hệ với Trung Quốc đang có ảnh hưởng lớn hơn tới kinh tế và an ninh của Australia hơn bao giờ hết”.
Về vấn đề đầu tư nước ngoài tại Australia, dữ liệu của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia trong năm ngoái cho thấy Trung Quốc xếp thứ 9 về lĩnh vực này (2%), đứng đầu danh sách này là Mỹ (25,6%), Anh (17.8%), và thậm chí quốc gia châu Âu nhỏ bé Luxembourg còn xếp ở vị trí trên Trung Quốc với 2,2%.
Xu hướng tăng trưởng trong vòng 5 năm cho thấy khoản đầu tư vào Australia của Trung Quốc tăng chậm hơn so với hầu hết các quốc gia khác trong danh sách này.
Lo ngại rằng các công ty nước ngoài sẽ tận dụng tình hình bất ổn về kinh tế do đại dịch COVID-19, Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg hồi tháng trước đã yêu cầu Ủy ban đánh giá đầu tư nước ngoài (FIRB) của nước này kiểm tra tất cả các giao dịch mua ở nước ngoài, nhưng một cuộc điều tra gần đây của đài truyền hình quốc gia ABC đã kết luận rằng một số nhà đầu tư nước ngoài trong thị trường nước vẫn phải đối mặt với một số sự giám sát hạn chế.
Cuộc điều tra cũng cho thấy ít nhất hai doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc đang sở hữu thị phần nước tại Australia. Một công ty có tên là Chinatex Australia vào năm 2018 từng bị chỉ trích tại Quốc hội nước này về việc không trả số tiền 31,35 triệu AUD theo lệnh của tòa án để bồi thường cho nhà cung cấp thịt bò địa phương khi giao dịch xuất khẩu thất bại.
Lượng nước tại những hệ thống sông ngòi trọng yếu tại Australia đang có xu hướng giảm dần, và giá nước đang dần tăng cao kể từ sau khi nguồn tài nguyên này trở thành mặt hàng có giá trị thương mại. Do đó, Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng Australia (ACCC) đã vào cuộc điều tra những ý kiến khiếu nại về việc các công ty trong và ngoài nước khiến giá nước tăng cao bằng cách thao túng thị trường.
Giáo sư Grafton của trường Đại học Quốc gia Australia cho biết, ông kỳ vọng rằng báo cáo của ACCC năm nay sẽ làm rõ hơn về vấn đề thao túng thị trường, và “hy vọng” rằng điều này sẽ xoa dịu những tin đồn về Trung Quốc. Trong khi đó, khi những dữ liệu cụ thể chưa được công bố, thì mọi người vẫn tiếp tục bịa ra bất cứ câu chuyện nào mà họ muốn, SCMP dẫn lời vị giáo sư này.

TQ và Mỹ ráo riết chạy đua gây ảnh hưởng

trong cuộc đua vào vị trí Tổng giám đốc WTO

Nhiều chuyên gia cho rằng sẽ có một cuộc chạy đua căng thẳng khi mà Mỹ và Trung Quốc đều cố gắng giành lợi thế trong việc viết lại quy định của thương mại toàn cầu.
8 ứng viên đang chạy đua vào thay thế vị trí Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới Roberto Azevedo có thêm nhiều phụ nữ và ứng viên đến từ châu Phi hơn so với trong quá khứ.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng sẽ có một cuộc chạy đua căng thẳng khi mà Mỹ và Trung Quốc đều cố gắng giành lợi thế trong việc viết lại quy định của thương mại toàn cầu.
Theo báo Nikkei, bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria, hiện đang được coi như ứng viên sáng giá. Bà từng làm việc tại Ngân hàng Thế giới 25 năm và từng đảm nhiệm vị trí phó chủ tịch WB. Bà được biết đến trên toàn thế giới và có nhiều mối quan hệ sâu rộng tại nhiều nước.
Tuy nhiên mới đây, người ta lại quan tâm đến một phụ nữ châu Phi khác, đó là cựu Ngoại trưởng Kenya, bà Amina Mohamed. Bà từng đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách của WTO, trong đó có Hội đồng WTO và cơ quan giải quyết tranh chấp.
Bà có khả năng điều phối để hướng đến sự đồng thuận tốt trong các vấn đề chính trị, một kỹ năng quan trọng trong một tổ chức đưa ra quyết định dựa trên sự đồng thuận.
Khi mà Ai Cập cũng đang đề cử ứng viên của mình. Châu Phi, lục địa chiếm 30% trong tổng số 164 thành viên của WTO, cho đến nay chưa thể đoàn kết để cử ra một ứng viên.
Tuy nhiên, Trung Quốc có khả năng sẽ thay đổi tình hình.
Nhiều nhà quan sát cho rằng Trung Quốc sẽ vận động hành lang cho ứng viên đến từ khu vực mà Bắc Kinh đã đầu tư mạnh để phát triển sáng kiến Vành đai & Con đường. Trung Quốc và các nước châu Phi cùng chia sẻ quyền lợi trong việc phát triển những nguyên tắc thương mại có lợi cho nhiều ngành nghề truyền thống như nông nghiệp hay ngư nghiệp.
Những vấn đề ngày một phức tạp hơn có thể kể đến căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington. Cho đến nay, Washington vẫn không ngừng phản đối quan điểm của WTO khi xếp Trung Quốc vào nhóm nước đang phát triển để hưởng quy chế ứng xử đặc biệt.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói với các nhà hoạch định chính sách Mỹ vào tháng trước: “Tôi muốn tìm kiếm một ai đó hiểu bản chất vấn đề của nền kinh tế tự do khi đương đầu với Trung Quốc”.
Washington có thể ủng hộ cho Jesus Seade, người chuyên phụ trách thị trường Bắc Mỹ hiện làm việc tại Bộ Ngoại giao Mexico và hiện là nhà đàm phán hàng đầu của Mexico trong thỏa thuận thương mại Mỹ – Mexico – Canada. Ông từng làm phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu tại đại học Trung Quốc Hồng Kông ở Thâm Quyến. Ông khẳng định với báo giới rằng ông có thể mang đến kênh kết nối các thành viên WTO.
WTO cho đến nay đã chốt được danh sách một số các ứng viên, trong đó có bao gồm Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee, nhà đàm phán thương mại Abdel-Hamid Mamdouh, cựu Ngoại trưởng Moldovan Tudor Ulianovschi, cựu Bộ trưởng Kinh tế Mohammed Maziad Al-Tuwaijri và ông Liam Fox – cựu Thứ trưởng Thương mại Anh.

Sự trỗi dậy của TQ đã tới ngưỡng?

Đối mặt với một loạt những thử thách phức tạp cả bên trong lẫn bên ngoài ở nhiều lĩnh vực, sự trỗi dậy của Trung Quốc có lẽ đã tới ngưỡng.
Trong một bài viết đăng trên tạp chí National Interest, tác giả Merrick “Mac” Carey chỉ ra rằng Trung Quốc đang bị cả thế giới quay lưng. Ông Carey từng là cựu trợ tá cấp cao ở Quốc hội Mỹ và hiện là giám đốc điều hành Viện Lexington, một tổ chức tư vấn chính sách công.
Theo Carey, dân số Trung Quốc đang già hóa với tốc độ và quy mô chưa từng có trong lịch sử. Cường quốc số 2 thế giới dự kiến sẽ mất đi 400 triệu người ở độ tuổi lao động trong thế kỷ này. Trong khi đó, mất cân bằng giới tính trong dân số Trung Quốc đang ở mức 18%, với tỷ lệ sinh chưa bao giờ hồi phục do áp dụng chính sách “một con” suốt nhiều thập niên.
Dù quan điểm chủ đạo của phương Tây hiện nay cho rằng Trung Quốc là một sức mạnh kinh tế và quân sự đang vượt lên trên Mỹ, nhưng thế giới dường như đang quay lưng lại với cường quốc châu Á. Vụ đụng độ biên giới mới đây với Ấn Độ ở dãy Himalaya và quyết sách với Hong Kong là những biểu hiện gần nhất.
Tốc độ trỗi dậy của Trung Quốc để trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu và một sức mạnh quân sự trong khu vực thuộc diện nhanh nhất trong lịch sử. Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn Mỹ trong 4 thập niên liên tiếp. Nước này đã xây dựng được các nền tảng công nghiệp và khoa học để nhanh chóng mở rộng quân đội, bao gồm những năng lực tầm cỡ thế giới trong phóng tàu vũ trụ, và phiên bản GPS của riêng mình.
Kinh tế trọng thương của Trung Quốc đã tiếp quản toàn bộ các lĩnh vực của các nền kinh tế khác, trong đó có của Mỹ.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi theo thời gian. Giờ đây, Ấn Độ nhiều khả năng sẽ vượt qua Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới trong thập niên này. Và lần đầu tiên sau nhiều năm, Trung Quốc đã phải thu bớt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Các tập đoàn quốc tế lớn như Samsung và Sony bắt đầu thu hẹp hoạt động của họ ở Trung Quốc. Apple cũng đang lên kế hoạch chuyển 20% chuỗi cung ứng tại Trung Quốc sang Ấn Độ. Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng di động sau vụ đụng độ biên giới kể trên.
Trong khi đó, tập đoàn công nghệ viễn thông Trung Quốc Huawei xuất hiện trong danh sách đen của chính quyền Tổng thống Donald Trump, và mất đi Google trên các điện thoại thông minh của mình – khiến doanh số bán hàng bên ngoài Trung Quốc bị thiệt hại. Anh đã thông báo các kế hoạch loại bỏ Huawei hoàn toàn khỏi hạ tầng viễn thông vào năm 2023.
Các thị trường xuất khẩu của Trung Quốc không còn sức sống và họ tức giận với Trung Quốc về đại dịch Covid-19. Châu Âu chiếm tới 16% xuất khẩu của Trung Quốc nhưng đang loay hoay ứng phó với sụt giảm kinh tế và tài chính. Mỹ chiếm 19% nhưng thái độ của Tổng thống Trump đối với Bắc Kinh rất rõ ràng, và những quan điểm đó đang nhận được sự ủng hộ ở cả hai đảng trên Đồi Capitol.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đang lao dốc nhanh, tụt 17% từ mùa hè 2018 đến tháng 1/2020. Tình hình càng xấu hơn vì đại dịch Covid-19. Và không ai nghĩ rằng “sự li hôn kinh tế” này lại có thể diễn ra nhanh chóng đến vậy. Đầu tư nước ngoài trực tiếp toàn cầu của Trung Quốc cũng giảm từ 260 tỷ USD năm 2017 xuống còn 125 tỷ USD năm 2019.
Chưa hết, yêu sách “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc đã xâm phạm trắng trợn biên giới biển của tất cả các nước ở Biển Đông. Và theo tác giả Carey, đó không phải là cách kết bạn.

Chuyên gia phơi bày cách Bắc Kinh

 định hình và âm mưu thống trị thế giới

Phụng Minh
Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng “những kẻ ngốc hữu dụng”, “lấy thương bức chính” để thâm nhập giới tinh hoa phương Tây, từ đó chi phối và mưu đồ thống trị thế giới.
Mới đây, chuyên gia người Úc về Trung Quốc Clive Hamilton và tác giả Mareike Ohlberg thuộc Quỹ Marshall của Đức đã hợp tác cho ra đời cuốn sách “Bàn tay ẩn: Phơi bày cách Đảng Cộng sản Trung Quốc đang định hình lại thế giới”. Trong đó giới thiệu cách thức chính quyền này bồi dưỡng gián điệp và thâm nhập vào giới chính trị cũng như doanh nghiệp Vương quốc Anh và xã hội phương Tây trong một thời gian dài.
Mối đe dọa cho quyền tự do sinh tồn của tất cả mọi người
Hai tác giả đã phân tích rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cố gắng sử dụng những điểm yếu của xã hội dân chủ để đánh bại xã hội dân chủ. ĐCSTQ đặt ra một mối đe dọa cho quyền sống tự do của tất cả mọi người, khiến người ta không cách nào thoát khỏi lo lắng và sợ hãi để sinh tồn. Kinh nghiệm của nhiều người Trung Quốc đã tới được xã hội phương Tây, như người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công và các nhà dân chủ Hồng Kông, là một ví dụ. Nhiều người trong số họ đã từng trải qua sự đàn áp của ĐCSTQ và nhiều người tiếp tục sống trong sợ hãi. ĐCSTQ cũng làm cho chính phủ, các tổ chức học thuật và giám đốc điều hành kinh doanh của các nền dân chủ phương Tây rất ngại chọc giận ĐCSTQ vì họ sợ rằng sẽ bị ĐCSTQ trả thù. Nỗi sợ này dễ lây lan và có hại cho xã hội phương Tây, nhưng dường như nó đã trở thành cái giá của sự thịnh vượng. Cuốn sách đã viết: “xã hội phương Tây không được bình thường hóa cái gọi là ‘phồn vinh đánh đổi’ này”.
Nhận thức sai lầm về “bằng hữu”
Cuốn sách cũng chỉ ra, những người được ĐCSTQ coi là “bạn bè” và có ảnh hưởng trong xã hội phương Tây được chia thành hai loại. Một là doanh nhân muốn kiếm tiền từ Trung Quốc đại lục, và hai là người có lý tưởng về toàn cầu hóa. Cuốn sách tiết lộ rằng những người này đã phạm phải hai sai lầm quan trọng với ĐCSTQ. Đầu tiên, họ bỏ qua thực tế rằng ĐCSTQ vẫn là một đảng độc tài với nguồn lực kinh tế, công nghệ và quân sự khổng lồ. Họ đã hy vọng biến Trung Quốc thành một quốc gia dân chủ yêu tự do bằng cách tăng cường sự tương tác giữa phương Tây và ĐCSTQ. Nhưng họ thật ngây thơ vì đây chỉ là ý muốn đơn phương, trong khi ĐCSTQ sẽ không làm như vậy, và các nhà lãnh đạo ĐCSTQ cũng không thích điều này.
Thứ hai, họ đã không nhận ra rằng “tình bạn” trong con mắt ĐCSTQ thật mỉa mai thay, chỉ là cơ hội, bởi vì tình bạn mà họ có với các quan chức ĐCSTQ không phải là mối quan hệ thân thiết bình thường giữa con người với nhau, mà là một loại mối quan hệ chiến lược đại diện cho lợi ích của ĐCSTQ. Cuốn sách đã viết: “Tập Cận Bình đã thông báo cho những đồng chí của mình vào năm 2017 rằng bạn bè của họ không phải là ‘tài nguyên cá nhân’ mà là ‘bạn của ĐCSTQ’ và đại diện cho lợi ích của ‘công chúng’. Điều này đã thể hiện rõ ràng, đối với ĐCSTQ, những “người bạn” nước ngoài này chỉ là những người được ĐCSTQ sử dụng để thúc đẩy các lợi ích của ĐCSTQ ở nước ngoài”.
Cuốn sách đề cập đến những người như “những kẻ ngốc hữu ích” và nói rằng ĐCSTQ đã tìm thấy nhiều “kẻ ngốc hữu ích” như vậy trong giới chính trị và doanh nghiệp của Anh. Cuốn sách giải thích rằng thuật ngữ “kẻ ngốc hữu ích” xuất phát từ Lenin, người đã sử dụng nó để mô tả những người nước ngoài sẵn sàng giúp đỡ Cách mạng Nga năm 1917.
Cuốn sách phân tích rằng những “kẻ ngốc hữu ích” được ĐCSTQ sử dụng để thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ đều được ĐCSTQ ươm trồng ở nước ngoài. Họ là những người có ảnh hưởng trong giới tinh hoa Anh, những người sẵn sàng thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ ở nước ngoài và cả những người xuất chúng. Người Anh gốc Hoa, chính trị gia, doanh nhân, nhà lãnh đạo học thuật, các chuyên gia cố vấn, người hoạt động trong các phương tiện truyền thông và lĩnh vực văn hóa…
Mục đích của ĐCSTQ là lật đổ và vơ vét Hoa Kỳ, thiết lập lại trật tự chính trị toàn cầu
Cuốn sách lấy “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ làm ví dụ. Cốt lõi của chính sách đối ngoại của ĐCSTQ là sử dụng “Vành đai và Con đường” của mình để gây ảnh hưởng thương mại, kỹ thuật, học thuật và văn hóa trên khắp thế giới, sau đó đánh đổ nước Mỹ, thống trị thế giới và thiết lập lại trật tự địa chính trị toàn cầu có lợi cho ĐCSTQ. Do đó, ĐCSTQ không tiếc nỗ lực để thâu tóm giới tinh hoa kinh doanh, giới tinh hoa chính trị, giới tinh hoa học thuật, giới tinh hoa lĩnh vực truyền thông và văn hóa ở các quốc gia khác để phục vụ lợi ích của mình.
Những người có ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo chính trị ở nhiều quốc gia khác nhau, chẳng hạn như các nhà tư vấn phi chính phủ, công chức, nhà tài trợ, bạn bè của các chính trị gia, đối tác hoặc thành viên gia đình, hiệp hội doanh nghiệp và tướng quân đội đều có thể được sử dụng để ĐCSTQ đạt được mục tiêu của mình. ĐCSTQ có thể nuôi dưỡng loại “tình bạn” này thông qua lời mời tham dự một cuộc họp, lời mời tham gia một sự kiện văn hóa, một tổ chức từ thiện dường như trung lập hoặc một tổ chức học thuật, và trình bày mục tiêu của mình bằng cách tặng quà, sau đó đề xuất “có đi có lại và cùng có lợi” để mục tiêu không thể từ chối yêu cầu của họ.
Nhiều chính trị gia phương Tây ngây thơ rất vui mừng khi bước vào cái bẫy “tình bạn” của ĐCSTQ, bị cái danh “người bạn lâu năm” làm cho rung động, nghĩ rằng họ đã được ĐCSTQ coi trọng và thành lập “tình bạn” đặc biệt. Và những người phương Tây này sẽ trở thành những sứ giả của ĐCSTQ. ĐCSTQ thông qua quan hệ nội bộ của họ với các nhà lãnh đạo cấp cao của chính phủ phương Tây, dụ dỗ chính phủ “nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của ĐCSTQ”. Các doanh nhân có thể sử dụng lý lẽ “đừng chọc giận ĐCSTQ” để ép buộc chính phủ phải nhượng bộ. Đây là một kỹ thuật phổ biến được sử dụng bởi ĐCSTQ. Nó thậm chí còn có một cái tên trong tiếng Trung là “lấy thương bức chính” (lấy thương nghiệp bức bách, dồn ép chính trị).
Cuốn sách liệt kê các ví dụ về sự thâm nhập của ĐCSTQ vào nước Anh. Họ sử dụng các luật sư người Hoa như Lý Trinh Câu (Christine Lee) và Lý Tuyết Lâm (Xulin Li, Lady Xulin Bates) để thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ, thiết lập mối quan hệ với cựu thủ tướng Theresa May và thủ tướng Anh đương nhiệm Boris Johnson, từ đó thâm nhập chi phối thị trường tài chính London. Mối quan hệ với thị trưởng London đã khiến đoàn xe hoa của người Đài Loan bị từ chối cho tham dự lễ diễu hành hàng năm ở đây.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông Trung Quốc tại Đại học Westminster, Hugo de Burgh có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ. Trung tâm của ông được Bộ Ngoại giao hậu thuẫn, chuyên tổ chức các khóa học cho các nhà báo và quan chức Trung Quốc, nhưng chúng bị cáo buộc là đã dạy cho các quan chức này cách lách luật và né tránh sự thẩm tra của phương Tây. Cuốn sách cũng cho hay, ĐCSTQ đang ngày càng sử dụng nhiều “mỹ nhân kế” để lừa gạt giới thượng lưu Anh.
Cuốn sách nhấn mạnh rằng “Câu lạc bộ nhóm 48” do các doanh nhân người Anh thành lập vào những năm 1950 là một nhóm cốt lõi mà ĐCSTQ đã sử dụng để thâm nhập vào Vương quốc Anh và là một ví dụ về việc ĐCSTQ đã bao trùm giới tinh hoa Anh.
BBC đưa tin ngày 10/7 rằng Học viên Jesus của Đại học Cambridge đã nhận được khoản tài trợ 200.000 bảng từ ĐCSTQ và một khoản quyên góp 150.000 bảng từ Huawei. Đổi lại, trường đã xuất bản “Sách trắng cải cách truyền thông toàn cầu” gây tranh cãi khi làm thuyết khách cho Huawei.
Cuốn sách kết luận rằng sự thâm nhập của ĐCSTQ vào giới tinh hoa Anh đã sâu sắc đến mức mọi nỗ lực đưa Vương quốc Anh thoát ly quỹ đạo của ĐCSTQ đều có thể thất bại. Cuốn sách nhắc nhở xã hội phương Tây rằng: “Các tổ chức và đặc vụ ĐCSTQ đang ăn mòn hệ thống chính trị của xã hội phương Tây, khi các công ty liên doanh của ĐCSTQ vận động cho việc kinh doanh của họ trong xã hội phương Tây, hệ thống dân chủ đã bị tấn công, và xã hội dân chủ cần khẩn trương và kiên cường hơn nữa để chuẩn bị đối phó với ĐCSTQ”.
Theo Vũ Ninh, Soundofhope
Phụng Minh biên dịch

Người Duy Ngô Nhĩ lưu vong

kiện Trung Quốc lên Tòa án Hình sự Quốc tế

Hương Thảo
Chính phủ lưu vong Đông Turkestan, một chính phủ của những người Duy Ngô Nhĩ xa xứ, và Phong trào Thức tỉnh Quốc gia Đông Turkestan (ETNAM) đã đưa bằng chứng lên Tòa án Hình sự Quốc tế nhằm khởi động một cuộc điều tra tội diệt chủng và các vi phạm nhân quyền khác của các quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo Taiwan News.
Theo chính phủ lưu vong Đông Turkestan (ETGE), cơ sở pháp lý của khiếu nại bắt nguồn từ việc chính quyền Trung Quốc tiến hành vây bắt những người Duy Ngô Nhĩ ở hai nước láng giềng Campuchia và Tajikistan. Những người Duy Ngô Nhĩ này đã trốn khỏi tỉnh Tân Cương của Trung Quốc (được người Duy Ngô Nhĩ gọi là Đông Turkestan) vì bị tra tấn, cưỡng chế triệt sản và thậm chí là mổ cướp nội tạng dưới bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Mặc dù Trung Quốc không phải là bên có khế ước với Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), nhưng ETGE cho rằng chính quyền cộng sản này vẫn phải chịu trách nhiệm khi trục xuất người Duy Ngô Nhĩ diễn ra ở hai nước Campuchia và Tajikistan vốn đều là các thành viên của ICC. Bằng chứng trong đơn kiện cho thấy ở Tân Cương, nhiều người Duy Ngô Nhĩ đã bị tra tấn bằng cách sốc điện; ngoài ra, nhiều người cũng đã bị ép ăn thịt lợn và uống rượu – những hành vi vi phạm giới luật Hồi giáo, nhằm làm nhục những nạn nhân bị cầm tù này.
Ước tính 500.000 trẻ em Duy Ngô Nhĩ đã bị đẩy ra khỏi nhà và đưa đến các trại trẻ mồ côi, nơi chúng hiện đang hứng chịu sự tuyên truyền tẩy não thay vì được giáo dục trong môi trường gia đình với bản sắc truyền thống của người Duy Ngô Nhĩ.
Trung Quốc đang thực thi các biện pháp kiểm soát sinh đẻ nghiêm ngặt tại tỉnh này để quét sạch người Duy Ngô Nhĩ cũng như các dân tộc thiểu số khác. Giới chức đã buộc các phụ nữ dân tộc thiểu số phải thử thai thường xuyên, theo sau bởi việc cưỡng bức phá thai nếu vượt quá số quy định, trong khi đối với người Hán địa phương họ lại khuyến khích sinh thêm con, theo hãng tin AP.
Một cuộc điều tra của AP còn chỉ ra rằng có quá nhiều trẻ em – mức quy định tối đa là 2 ở thành phố và 3 ở nông thôn – là lý do chính khiến người Duy Ngô Nhĩ bị đưa đến các trại tập trung; bên cạnh việc bắt giam, các gia đình Duy Ngô Nhĩ bị phát hiện vi phạm chính sách còn phải đối mặt với các khoản tiền phạt rất lớn, trong khi các gia đình Trung Quốc tộc Hán ít có khả năng hơn. Nhiều người cũng bị bắt giam chỉ vì đi du lịch nước ngoài hoặc làm việc tại các nhà thờ Hồi giáo địa phương.
Rodney Dixon QC, luật sư của ETGE, nói với tờ Euronews rằng những người đào thoát Tân Cương là những nhân chứng sống đáng tin cậy về tội ác tàn bạo của ĐCSTQ tại nơi này:
“Khách hàng của tôi hiện đang trình vụ việc này lên Tòa án hình sự Quốc tế, yêu cầu các công tố viên có hành động và thúc giục cộng đồng quốc tế lên tiếng ủng hộ vụ kiện như một lộ trình rõ ràng để giành lại công lý cho các nạn nhân”.
Hồi cuối tháng 6 hãng tin AP đã công bố một báo cáo điều tra gây chấn động, trong đó cho biết chính quyền Trung Quốc đang áp đặt các biện pháp hà khắc để cắt giảm tỷ lệ sinh của người Duy Ngô Nhĩ cũng như các dân tộc thiểu số theo đạo Hồi khác, dù Bắc Kinh hiện đang khuyến khích người Hán sinh thêm con.
Trung tuần tháng 6, chính quyền tổng thống Trump đã ban hành luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
(Nguồn thumbnail: Trái: Nữ thần Công lý, Phải: Người Duy Ngô Nhĩ biểu tình ở Berlin hôm 10/7/2009 cho đồng hương bị bức hại ở Trung Quốc (ảnh: langkawi/Flickr))

Tiết lộ nội tình, các chuyên gia

từ Viện Virus học Vũ Hán lập hồ sơ kiện Trung Quốc

Hải Lam
Ông Steve Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của Tổng thống Trump, hôm 12/7 tiết lộ với Daily Mail rằng các chuyên gia từ phòng thí nghiệm virus Vũ Hán đã đào thoát sang phương Tây và đang hợp tác với các cơ quan tình báo.
Ông Bannon cho biết, các điệp viên của Mỹ đang chuẩn bị một vụ kiện chống lại Bắc Kinh, dựa trên cơ sở rằng một vụ rò rỉ virus từ Viện Virus học Vũ Hán đã gây ra đại dịch toàn cầu và việc chính quyền giấu dịch đã cấu thành nên “tội giết người có chủ đích”.
Phát ngôn của ông Bannon được đưa ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã cướp đi hơn 560.000 sinh mạng trên toàn cầu, và các nước phương Tây đang thu nhập được ngày càng nhiều bằng chứng phản đối tuyên bố ban đầu của Bắc Kinh rằng ca nhiễm đầu tiên bắt nguồn từ chợ Hải Sản Hoa Nam ở thành phố Vũ Hán.
Theo Daily Mail, ngay cả Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) gần đây cũng thừa nhận rằng virus corona đã lây lan đến chợ, chứ không phải bắt nguồn từ đó.
“Tôi biết một số người đào thoát đang làm việc với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) để cố gắng liên kết những gì đã xảy ra” tại Viện virus học Vũ Hán”, ông Bannon nói. Theo ông, hoạt động của viện virus này “quá thiếu an toàn và công tác quản lý rất tệ hại”.
“Họ chưa công bố với giới truyền thông, nhưng có những người đã chạy khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán và các phòng thí nghiệm khác để đến phương Tây, và đang trình ra các bằng chứng về khả năng phạm tội của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tôi nghĩ mọi người sẽ bị sốc”, vị chiến lược gia nói.
Trả lời phỏng vấn tờ Daily Mail từ một du thuyền ngoài khơi bờ biển phía đông nước Mỹ, ông Bannon cho biết các điệp viên đang cố gắng tập hợp hồ sơ cho một vụ kiện Trung Quốc, với luận điểm là virus corona chủng mới lây lan trên toàn cầu là một sự cố phòng thí nghiệm, và phòng thí nghiệm này lúc đó đang phát triển vắc-xin và thuốc điều trị virus giống SARS. Ngoài ra, những nhà khoa học đã đào thoát sang Mỹ này đang làm việc với các cơ quan tình báo ở Mỹ, châu Âu và Vương quốc Anh.
Ông Bannon nói: “Tôi nghĩ rằng họ (cơ quan gián điệp) có thông tin tình báo điện tử, và họ đã có danh sách đầy đủ những người đã được cấp quyền truy cập vào phòng thí nghiệm đó. Tôi nghĩ rằng họ có bằng chứng rất thuyết phục. Và cũng có những người đã đào thoát”.
“Những người ở các phòng thí nghiệm này đã rời Trung Quốc và Hồng Kông kể từ giữa tháng 2. (Tình báo Mỹ) cùng với hai cơ quan tình báo Anh MI5 và MI6 đang cố gắng xây dựng một vụ kiện pháp lý rất kỹ lưỡng, và có thể mất nhiều thời gian”, ông nói.
Ông Bannon thậm chí còn cho rằng chính phủ Pháp, bên giúp đỡ Trung Quốc xây dựng viện virus này, đã để lại các hệ thống giám sát sau khi Bắc Kinh loại họ khỏi dự án trước khi viện này được mở cửa vào năm 2017.
Ông nói: “Phòng thí nghiệm này được tạo ra với sự giúp đỡ của người Pháp, vì vậy đừng cho rằng không có một số thiết bị giám sát trong đó. Tôi nghĩ những gì mọi người sẽ phát hiện ra là những người này đang thực hiện các thí nghiệm mà họ không hoàn toàn được cho phép hoặc họ không thực sự biết được họ đang làm gì và bằng cách nào đó, do vô ý, hoặc do một chuyên viên kỹ thuật trong phòng thí nghiệm, một trong những thứ này đã thoát ra ngoài”.
“Virus thoát ra là điều không khó. Đó là lý do tại sao các phòng thí nghiệm này rất nguy hiểm”, chiến lược gia Bannon nhận định.
“Xét về tỷ lệ thương vong, chúng ta về cơ bản có một thảm họa Chernobyl sinh học ở Vũ Hán, tâm chấn là khu vực xung quanh phòng thí nghiệm Vũ Hán. Và giống như Chernobyl, chúng ta cũng có một vụ che đậy thảm họa tương tự – bộ máy nhà nước tự báo cáo cho chính nó và chỉ bảo vệ chính bản thân nó”.
Ông Bannon cho rằng: “Bất kể virus lan ra từ chợ hải sản hay từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, các quyết định sau đó của ĐCSTQ đã cấu thành nên tội giết người có chủ đích.
“Chúng tôi biết điều này vì Đài Loan đã chính thức thông báo cho WHO vào ngày 31/12 rằng có một loại bệnh dịch xuất phát từ tỉnh Hồ Bắc. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tại Bắc Kinh đã được thông báo vào ngày 2/1 hoặc 3/1, nhưng họ quyết định bưng bít thông tin này, để ký kết một thỏa thuận thương mại (với Mỹ vào ngày 15/1)”.
“Nếu họ thẳng thắn và trung thực trong tuần cuối của tháng 12, 95% sinh mạng đã mất có thể đã cứu được và cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch sẽ không xảy ra”.
“Đây chính là bi kịch. Họ đã sử dụng thời gian để thu gom đồ bảo hộ y tế trên toàn cầu. Đây là một chế độ độc tài giết người. Các tập đoàn thế giới – các ngân hàng đầu tư, quỹ phòng hộ và quỹ hưu trí – cũng vấy máu đầy tay [khi cấp vốn và nuôi dưỡng chính quyền này]. Đã đến lúc phơi bày chế độ này trước khi nó đẩy phương Tây đến bờ vực hủy diệt”.
“Chúng ta đang đứng trong một cuộc khủng hoảng to lớn nhất của lịch sử nước Mỹ hiện đại, vượt quá các cuộc khủng hoảng như chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Lạnh, thậm chí là Thế chiến hai. Một đại dịch toàn cầu và một địa ngục kinh tế. Tôi không có niềm tin vào WHO, ban lãnh đạo của tổ chức này phải đối mặt với các cáo buộc hình sự và phải giải thể”.
“Chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc về việc rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm, gọi đây là ‘thuyết âm mưu’, đồng thời phủ nhận việc che giấu thông tin. WHO cũng bác cáo buộc đồng lõa với Trung Quốc trong việc giấu dịch”.
Theo Daily Mail
Hải Lam dịch và biên tập

Hình ảnh vệ tinh: Tam Hiệp thực sự gặp nguy hiểm

nên phải xả nước, số cửa xả nhiều hơn thông báo

Hiểu Minh
Tam Hiệp thật sự gặp nguy nên dù mực nước không cao như cách đây 3 năm nhưng vẫn phải xả lũ mà không báo trước? Và nếu điều này là thật, thì chính quyền Trung Quốc đã hoàn toàn không coi trọng sinh mạng người dân.
Đại tá quân đội Ấn Độ đã nghỉ hưu, ông Vinayak Bhat, hôm 10/7 nói mặc dù mùa mưa năm nay ở Trung Quốc bắt đầu vào ngày 29/5 và Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA) đã đưa ra cảnh báo mưa lớn trên khắp Trung Quốc từ đầu tháng 6, nhưng mãi đến cuối tháng (29/6), chính phủ Trung Quốc mới thừa nhận rằng đập Tam Hiệp đã xả nước lần đầu trong năm nay. Ngày hôm đó, Bắc Kinh tuyên bố rằng đã mở hai đập tràn của Tam Hiệp.
Trên tờ India Today, Đại tá Vinayak Bhat đã công bố một hình ảnh vệ tinh cho thấy ít nhất 5 cửa xả lũ lớn và 5 cửa xả lũ nhỏ của đập Tam Hiệp đã mở vào ngày 24/6, năm ngày trước khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố xả nước lũ.
Mực nước theo quan sát trong một hình ảnh cũ ngày 27/10/2017 cao hơn nhiều, ít nhất là 15 mét, so với tình trạng hiện tại của nó. Tuy nhiên, không có việc xả lũ nào được thực hiện và việc phát điện vẫn tiếp tục như thường lệ trước đó.
Nhưng hững hình ảnh mới nhất chỉ ra rằng các cửa xả lũ ở đập Tam Hiệp đã mở sớm nhất vào ngày 24/6/2020 và vẫn mở cho đến thứ Năm (9/7), dù mực nước không cao như trong bức hình cũ vào năm 2017.
Truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát đã thông tin có lũ lụt ở Dương Tử vào ngày 2/7. “Tại đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, tốc độ dòng chảy của lũ đạt 50.000 mét khối nước mỗi giây. Do đó, con đập đã mở ba cửa xả lũ để giảm bớt tác động của lũ ở vùng hạ lưu sông”, kênh CGTN, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết. “Kể từ ngày 29/6, dòng chảy của đập Tam Hiệp đã được kiểm soát với tốc độ trung bình hàng ngày là 35.000 mét khối mỗi giây, giảm tới 30% so với lưu lượng đỉnh điểm của Dương Tử, dó đó có hiệu quả giảm bớt áp lực kiểm soát lũ ở khu vực giữa và hạ lưu của dòng sông”, kênh này nói thêm.
Như vậy hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều hơn 3 cửa xả lũ đã được mở, và thời gian mở sớm hơn công bố của ĐCSTQ.
Đại tá Vinayak Bhat (đã nghỉ hưu) là một chuyên gia cố vấn cho chính phủ Ấn Độ. Ông đã phục vụ trong Quân đội Ấn Độ trong hơn 33 năm và cũng là một nhà phân tích hình ảnh vệ tinh.
Dựa trên mực nước của đảo Zhongbao, Vinayak khẳng định rằng mặc dù mực nước năm 2017 cao hơn 15 mét nhưng rõ ràng lúc đó không có nhu cầu xả lũ, và việc xả lũ vào ngày 24/6/2020 là không cần thiết.
Vào ngày 27 và 28/6 nhiều video được đăng trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy thành phố Nghi Xương nằm ngay dưới đập Tam Hiệp phải trải qua trận lụt lớn. Người dân nghi ngờ rằng lũ lụt là kết quả của việc con đập khổng lồ mở cửa xả lũ để giảm áp lực cho nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp. Như vậy, sự hoài nghi về việc Tam Hiệp gặp sự cố nên phải xả nước dù mực nước không cao như năm 2017 càng được củng cố. Nghĩa là có khả năng chính quyền Trung Quốc đã lựa chọn xả lũ để bảo vệ đập dù nó có thể khiến người dân phải trả giá bằng tính mạng của mình.

Ảnh vệ tinh cho thấy đập Tam Hiệp xả lũ  sớm

hơn thời gian chính quyền Trung Quốc công bố

Băng Thanh
Một đại tá Ấn Độ về hưu hôm 10/7 đã công bố những hình ảnh vệ tinh cho thấy đập Tam Hiệp dường như đã xả lũ sớm hơn nhiều so với thời gian mà chính quyền Trung Quốc công bố.
Mặc dù Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA) đã đưa ra cảnh báo rằng, trong suốt tháng 6, trên khắp Trung Quốc sẽ có mưa lớn, nhưng đến ngày 29/6, chính phủ Trung Quốc cho biết, đập Tam Hiệp đã mở 2 cửa xả lũ vào buổi sáng hôm đó, đồng thời khẳng định đây là hoạt động xả lũ đầu tiên trong năm nay của đập Tam Hiệp.
Tuy nhiên, ông Vinayak Bhat, đại tá Ấn Độ vào ngày 10/7 đã có các phân tích liên quan tới ảnh vệ tinh chụp khu vực đập Tam Hiệp. Ông Vinayak đặt ra giả thuyết rằng công trình này có thể đã xả lũ từ sớm trước khi chính quyền Trung Quốc thông báo chính thức.
Theo ông Vinayak, ông đã dùng ảnh vệ tinh từ nhà cung cấp ảnh nguồn mở Sentinel và Google Earth.
Ông Vinayak dựa vào các bức ảnh vệ tinh đã chỉ ra rằng nước dường như đã được xả ra từ ít nhất 5 cổng xả lũ lớn và 5 cổng xả lũ nhỏ vào ngày 24/6, trước năm ngày so với tuyên bố xả nước lũ từ chính quyền Trung Quốc. Trong khi đó, trạm giám sát thủy văn thành phố Trùng Khánh (thành phố ở thượng nguồn của đập Tam Hiệp) vào ngày 22/6 đã phát đi cảnh báo lũ đầu tiên trong 80 năm đối với sông Kỳ Giang (Qijiang), một nhánh của sông Dương Tử.
Khi cảnh báo lũ đầu tiên trong 80 năm đối với sông Kỳ Giang (Qijiang), một nhánh của sông Dương Tử được công bố, đã có nhiều dự đoán về sự gia tăng mạnh mẽ mực nước ở hồ chứa của đập Tam Hiệp trong những ngày sau đó. Tuy nhiên, theo ông Vinayak, mực nước của hồ chứa vào ngày 24/6, hai ngày sau trận lũ lớn xảy ra ở thượng nguồn con đập, thực sự thấp hơn 15 mét so với một bức ảnh chụp vào ngày 27/10/2017, chụp vào thời điểm không hề có lũ lụt.
Theo ông Vinayak, đối với mực nước cao hơn 15 mét vào năm 2017, cho thấy không có nhu cầu về việc xả lũ và vì vậy, theo ông, việc xả lũ mà ông dựa vào các bức ảnh vệ tinh để biết vào ngày 24/6 là không cần thiết. Từ đó dấy lên câu hỏi nghi vấn rằng, vì sao Bắc Kinh phải xả lũ đập Tam Hiệp trong khi mực nước ở hồ chứa của con đập không nằm trong mức đáng báo động.
Theo ông Vinayak, mục đích của việc xả lũ là “để cuốn trôi tất cả các bằng chứng trước khi các đại diện của WHO đến thăm các bệnh viện và phòng thí nghiệm ở Vũ Hán”. Hai chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đến Bắc Kinh vào cuối tuần qua để thảo luận về kế hoạch của họ trong việc đến thăm Vũ Hán để điều tra nguồn gốc của Covid-19.
Tham khảo Taiwan News
Băng Thanh biên soạn

Úc thắt chặt các hạn chế do làn sóng COVID-19 mới

Tin từ SYDNEY, Úc – Vào hôm thứ ba (14/7), các tiểu bang của Úc thắt chặt các hạn chế đối với việc đi lại khi các nhà chức trách nỗ lực để khống chế một đợt bùng phát COVID-19 mới tại miền đông nam đang bắt đầu tràn vào các khu vực khác. Với sự lo sợ ngày càng gia tăng về một làn sóng coronavirus thứ hai trên toàn quốc, hai tiểu bang mở rộng các giới hạn biên giới và tiểu bang đông dân nhất của Úc áp đặt các giới hạn đối với số lượng người được phép vào các quán rượu lớn.
Những thay đổi này được đưa ra khi hàng loạt ca bệnh mới được phát hiện tại Victoria, điểm nóng COVID-19 của Úc, bất chấp việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào tuần trước cho gần 5 triệu người ở thủ đô Melbourne.
Các nhà chức trách cho biết số ca bệnh hiện tại của tiểu bang này tăng lên gần 2,000 sau khi 270 trường hợp nhiễm bệnh khác được phát hiện trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh của Úc lên khoảng 10,000, với 107 trường hợp tử vong.
Úc tránh được con số thương vong cao do COVID-19 của các quốc gia khác bằng các biện pháp nhanh chóng và nghiêm ngặt, nhưng một đợt gia tăng các trường hợp lây truyền cộng đồng ở Victoria và các trường hợp mới ở New South Wales khiến các tiểu bang khác lo sợ.
Nam Úc hủy kế hoạch mở lại biên giới tới New South Wales vào ngày 20 tháng 7, trong khi Queensland áp dụng thời hạn cách ly hai tuần bắt buộc đối với những người từng đến thăm hai khu vực ở vùng ngoại ô phía tây của Sydney. (BBT)

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.