Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Ma Cao kế tiếp? Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Campuchia Bởi AdminTD - 24/06/2018

Sunday, June 24, 2018 // ,
LTS: Những gì đang diễn ra ở thành phố Sihanoukville, Campuchia, cũng sắp diễn ra ở Việt Nam, tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Mặc dù luật đặc khu chưa chính thức thông qua, thế nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc đang có mặt tại các đặc khu nói trên, họ đang chuẩn bị sẵn sàng để triển khai các dự án đã lên kế hoạch.
Hãy nhìn vào các đặc khu Sihanoukville ở nước láng giềng Campuchia, hay Boten ở Lào, để thấy rằng người dân bản xứ đã bị gạt qua bên lề xã hội, nơi tổ tiên họ đã sống nhiều thế hệ, để rồi bây giờ họ chính quyền bị buộc phải nhường sân chơi cho những người đến từ phương Bắc và các đại gia lắm tiền nhiều của.
_____
Sydney Morning Herald
Tác giả: Lindsay Murdoch Kate Geraghty
Dịch giả: Trúc Lam
20-6-2018
Đồng tiền Trung Quốc đã làm cho tài sản ở ngôi làng ven biển Sihanoukville mắc như ở Vịnh Byron. Nhưng bây giờ, các sòng bạc và khu nghỉ mát [ở ngôi làng này] quá nhiều, người dân địa phương đang đẩy lùi trở lại – theo nghĩa đen.
Khi một số người đàn ông Trung Quốc kéo hai nhân viên massage người Campuchia ra khỏi một quán bar và buộc họ leo lên một chiếc taxi, Som Neang nói rằng, anh đã không thể bảo vệ được và để cho họ bị bắt cóc.
Cứu tôi! Người Trung Quốc đưa tôi đi! Tôi không muốn đi!” Một trong những người phụ nữ đang la hét.
Neang và những tài xế taxi người Campuchia khác ở gần đó yêu cầu thả những người phụ nữ đó ra.
Người Trung Quốc trở nên giận dữ và bắt đầu tấn công chúng tôi“, Neang nói. Những người khác đã sớm tham gia với họ.
Ông nói: “Cuối cùng, có hơn 100 người trong số họ, một số người cầm các thanh kim loại. Nhiều người Campuchia tham gia vào cuộc chiến, nhưng một số người chúng tôi bị đánh đập tệ hại… khi cảnh sát đến nơi, họ bắn chỉ thiên, nhưng người Trung Quốc không sợ vẫn tiếp tục đánh”.
Sihanoukville từng là một ngôi làng ven biển im lìm, nổi tiếng với những khách du lịch ba lô, ngày càng có nhiều công nhân Trung Quốc, các nhà phát triển, sòng bạc và các nhà đầu tư đến. Nó được các nhà phát triển chào mời như là cảng đầu tiên được Bắc Kinh đầu tư 1.000 tỷ Mỹ kim trong Sáng kiến Vành Đai, Con Đường và một số người nói rằng, thị trấn du lịch nhỏ này được hình thành trong rừng vào thập niên 1960, sẽ là Macau kế tiếp.
Thành phố có một cảng nước sâu và một đặc khu kinh tế liên doanh của đất nước, với 121 công ty hầu hết là Trung Quốc, sản xuất hàng dệt may, may mặc, máy móc và điện tử.
Khu kinh tế rộng 11 km vuông đang được nâng cấp để phục vụ 300 công ty, cung cấp việc làm cho 100.000 lao động, và đường cao tốc 4 làn xe, đã được đề xuất nối thành phố Sihanoukville với Phnom Penh, cách 220 km về phía bắc.
Kết nối Sihanoukville với mạng lưới đường sắt rộng lớn toàn cầu, đường bộ, cảng, đường ống, cáp quang và ngoại giao của Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) là một phần của sự thay đổi triệt để ở Campuchia.
Mọi người nhảy vào quá nhanh
Tiền từ các doanh nghiệp và cá nhân Trung Quốc đang đổ vào Campuchia qua hình thức đường cao tốc, sân bay, tòa nhà chọc trời, đập, cầu, khách sạn, sòng bạc, nhà hàng và các chung cư.
Giá đất ở cả Sihanoukville và Phnom Penh tăng vọt.
Các công ty Trung Quốc, một số do chính phủ kiểm soát, đang đầu tư hàng tỷ đô la vào các ngành công nghiệp may mặc, giày dép và năng lượng, cũng như truyền thông, ngân hàng, tài chính và nông nghiệp.
Trong khi đó, một số đảo và công viên quốc gia của Campuchia, nhô ra trong vùng biển màu ngọc lam của Vịnh Thái Lan, đang bị các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc lấy, trong bối cảnh các giao dịch bí mật và các cáo buộc xoáy vào tham nhũng.
Tiền của Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng số vốn đầu tư của nước ngoài vào Campuchia trong năm 2017.
Khoản đầu tư này đã mang lại những thay đổi nhanh chóng về mặt xã hội, tài chính, ngoại giao, chiến lược và nhân khẩu học. Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hun Sen, Thủ tướng cố thủ của chế độ Campuchia, cả hai ủng hộ tất cả mọi người nhảy vào đầu tư tài sản quá nhanh.
Tháng Giêng, các đại diện của Tập đoàn Huashi Tứ Xuyên, một trong 50 công ty hàng đầu của Trung Quốc, đã ký một thỏa thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Doanh nhân Vành Đai và Con Đường Trung Quốc – Campuchia, xây dựng một dự án nhà ở thương mại khổng lồ ở Phnom Penh.
Hun Sen và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã công bố 7 tỷ Mỹ kim, là các khoản đầu tư mới trong vài tháng qua, bao gồm lâm nghiệp, sân bay mới cho Phnom Penh, một bệnh viện và một vệ tinh truyền thông.
Trung Quốc xây dựng đường cao tốc từ Phnôm Pênh tới Sihanoukville, dự kiến ​​sẽ tốn hơn 2 tỷ Mỹ kim.
Quốc gia Đông Nam Á này chỉ có 16 triệu dân, đã trở nên quan trọng đối với tham vọng chính trị và chiến lược của Bắc Kinh tại thời điểm gia tăng mối lo ngại về tiềm năng xung đột trong tuyên bố của Bắc Kinh đối với hầu hết các tuyến đường thủy chiến lược trên Biển Đông.
Ở Sihanoukville, nơi khách du lịch ba lô đến hàng năm để tổ chức tiệc tùng trên một số bãi biển hoang sơ nhất châu Á, nhiều người Campuchia xem sự xuất hiện của hàng chục ngàn người Trung Quốc đại lục, như là một sự thôn tính.
Các biển báo tiếng Anh và tiếng Campuchia đang được thay thế bằng các biển báo được viết bằng tiếng Quan Thoại. Một số địa điểm ven biển và đảo của Campuchia đã được đặt tên mới của Trung Quốc. Siêu thị được đóng gói với hàng hóa Trung Quốc. Người Trung Quốc chơi cờ bạc suốt ngày đêm tại hơn 50 sòng bạc, hầu hết do người Trung Quốc làm chủ và điều hành, với nhiều trò gian lận cờ bạc trên mạng bất hợp pháp dày đặc.
Dọc theo những con đường trải nhựa, người dân từ Trung Quốc đại lục lái xe Bentleys, Porsche và Ferraris.
Trong chín tháng đầu năm 2017, các chuyến bay kết nối với tám tỉnh Trung Quốc đại lục đã đưa 87.900 lượt khách tới, tăng 170% so với năm trước. Hướng dẫn viên Trung Quốc hướng dẫn du khách đến các khách sạn, nhà hàng, sòng bạc và quán bar karaoke của người Trung Quốc.
Sự bùng nổ trong xây dựng được thúc đẩy bởi những người lao động, chủ yếu là người Trung Quốc, mặc dù mức lương tối thiểu cho người lao động địa phương thì thấp $140 Mỹ kim ($184 Úc kim) mỗi tháng.
Mạng xã hội ở Campuchia tràn ngập sự khinh miệt vì thực tế người Trung Quốc đang trả gấp đôi hoặc gấp ba để mua hoặc thuê mặt bằng cho các doanh nghiệp hoặc nhà ở, buộc người Campuchia và người nước ngoài, không phải người Trung Quốc, phải ra khỏi thị trường.
Nhu cầu về đất đai đã đẩy giá cả đất đai ở bờ biển Sihanoukville cao hơn giá cả ở vịnh Byron của Úc. Trong một nhà hàng Trung Quốc trên bãi biển, cạnh bên bốn sòng bạc, một đĩa tôm hùm hấp có giá 80 Mỹ kim (107 Úc kim), cũng đĩa tôm đó có giá chưa tới 5 Mỹ kim (6,7 Úc kim) tại các quán ăn Campuchia gần đó.
Những người nước ngoài không phải người Trung Quốc nói rằng, họ cảm thấy không được chào đón ở các sòng bạc, nơi có một số người Trung Quốc thua hàng trăm ngàn đô la mỗi ngày, theo một doanh nhân Campuchia ở Sihanoukville, đã làm việc 20 năm trong các sòng bạc, cho biết.
Gần đây, một người đàn ông Campuchia đã thắng 130.000 Mỹ kim (175.000 Úc kim) trong một sòng bạc, nhưng khi anh ta đi nhận tiền, người điều hành Trung Quốc từ chối thanh toán, nói rằng người Campuchia đánh bạc là bất hợp pháp. Người đàn ông này trở lại cùng một nhóm bạn đập nát các bàn cờ bạc, trước khi cảnh sát đến.
Phía trên các bãi biển của Sihanoukville là sự phát triển các căn hộ ngoài quy hoạch đang mọc lên, rõ ràng không tuân theo các quy định về quy hoạch, vượt cao hơn các nhà trọ giá rẻ và những chiếc xe van bán burger. Chúng được bán gần như chỉ dành riêng cho các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục.
“Bãi biển sẽ chỉ dành cho những người thuê nhà”, Cheng Sourkea, người phụ nữ bán hàng cho Blue Bay, một khu phức hợp sòng bạc và cao ốc 1450 căn hộ chung cư vẫn còn đang xây trên Bãi biển Độc lập (Independence Beach) nổi tiếng của thành phố.
Giá khởi điểm là 320.000 Mỹ kim (khoảng 430.000 Úc kim) cho một căn hộ nhỏ với hai phòng ngủ.
Người nước ngoài không được phép sở hữu đất ở Campuchia, nhưng người kinh doanh Trung Quốc phải trả tới 100.000 Mỹ kim (khoảng 135.000 Úc kim) để mua quyền công dân.
Các nhóm hoạt động môi trường nói rằng, việc thả lỏng xây dựng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và những người ủng hộ nhân quyền lo lắng, điều này sẽ gây ra những xung đột văn hóa.
Trong một báo cáo dài ba trang gần đây cho chính quyền trung ương ở Phnom Penh, tỉnh trưởng tỉnh Sihanoukville, ông Yun Min than phiền rằng, sự bùng nổ đã làm gia tăng tỷ lệ tội phạm. Ông nói: Người Trung Quốc tràn ra ngoài sòng bạc và ấu đả, rồi giá cả khách sạn tăng cao, đã ngăn cản khách du lịch Campuchia đến thành phố này, một sân chơi truyền thống cho người dân ở thủ đô.
Tội phạm cũng đổ vào từ Trung Quốc đại lục, qua việc bắt cóc các nhà đầu tư, báo cáo cảnh báo, tạo ra một bầu không khí bất an trong tỉnh. Ngành xây dựng đã trở nên quá tải với các công nhân nước ngoài. Các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, tỉnh trưởng đã viết.
Chế độ của ông Hun Sen có lập một lực lượng đặc nhiệm liên Bộ để kiểm tra các khiếu nại.
Xiong Bo, đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh, thừa nhận rằng, một số công dân thất học Trung Quốc đang vi phạm luật pháp Campuchia.
Brad King, một người Úc là giám đốc điều hành của trang web CambodiaRealEstate.com, là người đã sống và làm việc ở Sihanoukville trong hai năm, cho rằng, đó là một cách nói giảm nhẹ vấn đề.
Tôi sẽ nói thẳng. Họ đã dồn tới nơi này. Bạn hỏi bất kỳ người Campuchia nào ở đó xem”. Ông King nói khi ngồi tại một bàn cafe trên một cầu cảng gần đảo Koh Rong, nơi ông đang sống.
Nếu bạn đi đến vòng xoay của thành phố khoảng nửa đêm, bạn thường thấy người Trung Quốc và người Campuchia ấu đả … còn có những băng nhóm mafia Trung Quốc đánh nhau nữa”.
Sok Sotam đối mặt với việc bị lấy lại một cửa hàng đồ uống mà cô bán trên đường Serendipity của thành phố, khi các chủ đất Campuchia tìm cách kiếm chác, bằng cách tăng giá.
Tôi không thích người Trung Quốc … Họ đang chiếm hết chỗ của chúng tôi“, cô nói.
Công nhân và khách du lịch Trung Quốc mà chúng tôi tiếp cận từ chối bình luận.
Phần lớn sự bùng nổ đang được thúc đẩy từ các con bạc, nhiều người trong số họ đến đánh cược trên mạng, điều này là phạm pháp ở Trung Quốc.
Một người trong sòng bạc nói với điều kiện giấu tên, rằng khu vực cờ bạc của thành phố tạo ra lợi nhuận có thể lên đến 1 tỷ Mỹ kim và dễ dàng cho các con bạc vay nợ, điều này dẫn đến xung đột các khoản nợ.
Người trong cuộc cho biết, cảnh sát Trung Quốc thỉnh thoảng đến Campuchia để hỗ trợ cảnh sát địa phương trong việc xác định các tổ chức lừa đảo và các thành viên của các băng nhóm bắt cóc.
Năm ngoái có khoảng 500 đến 600 người tống tiền, đã bị trục xuất khỏi Campuchia, người này nói, và một vài con bạc không có khả năng trả tiền, đã bị giữ lại, trong khi người thân của họ ở Trung Quốc phải thực hiện yêu cầu tài chính.
Những vụ việc như vậy thường không được trình báo với cảnh sát Campuchia.
Bắc Kinh đã tìm cách ngăn chặn những dòng tiền đen chảy vào cờ bạc và đầu cơ khác. Nhưng ông Carl Thayer, một chuyên gia châu Á của Đại học NSW, lưu ý rằng, nhiều doanh nhân đại lục Trung Quốc, đầu tư mạnh vào bất động sản ở nước ngoài để tránh kiểm soát.
Campuchia thiếu khả năng giám sát có hiệu quả ở tất cả các dự án đầu tư và sắp xếp tài chính của Trung Quốc”, ông nói.
Các nhà phê bình sự đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia nói rằng, các nhà lãnh đạo của nước này đã đối xử thuận lợi với các giám đốc của các công ty có mối quan hệ tốt ở một quốc gia được xếp hạng là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới.
Cả chục cần cẩu đang làm việc 24 giờ mỗi ngày, xây dựng những khu được cho là một khu nhà chung cư phức hợp và một sòng bạc lớn liền kề với bãi biển Otres của thành phố Sihanoukville. Chủ thầu xây dựng là Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng Vân Nam khổng lồ của nhà nước Trung Quốc, nhưng không biết ai đang sở hữu dự án này.
Khi các báo cáo chưa được kiểm chứng lan truyền năm ngoái, rằng một công ty con của tỷ phú Trung Quốc, Jack Ma của Alibaba đứng đằng sau, đã làm giá đất dọc bãi biển tăng vọt. Alibaba từ chối bình luận, chỉ đề cập đến ‘các tin đồn thị trường’.
Các nhóm hoạt động môi trường đã phản đối việc cấp cho công ty Unite International của Trung Quốc một hợp đồng thuê 99 năm, cho thuê 33 km2 bờ biển nằm trong Vườn Quốc gia Ream, gần Sihanoukville, với kế hoạch phát triển du lịch trị giá 5,7 tỷ Mỹ kim.
Một con tàu có sòng bạc trên đó mang tên Rex Fortune, đang neo đậu ngoài khơi, cách bãi biển một cây số, nhưng vẫn chưa mở cửa cho những con bạc.
Sen Chantha, 60 tuổi, đã đánh bắt trên bãi biển này hàng chục năm, nói rằng, các nhân viên kiểm lâm được công ty Yeejia Development Development, công ty con của Unite International, chi trả, giờ đây khuyến khích người dân địa phương không đi đến đó.
Ngay cả khi chúng tôi đi chung một gia đình và nằm xuống chiếc chiếu, họ đòi chúng tôi phải trả tiền”, ông nói.
Gần 500 gia đình địa phương, nhiều người trong số họ đã phải làm việc quần quật dưới chế độ diệt chủng của Khmer Đỏ trong thập niên 1970, đã nhiều năm phản đối, chống lại sự phát triển trong công viên, bao gồm sân golf, biệt thự bên bờ biển và chung cư cao tầng.
Công ty đã san ủi đất nhiều chỗ trong khu rừng và nhiều loài động vật chúng tôi từng săn bắn như hươu, gần như đã biến mất”, Chantha nói khi ông hướng dẫn chúng tôi đi xung quanh khối tài sản của công ty.
Chúng tôi đã hỏi một quan chức trong Bộ Đất đai mà chúng tôi gặp tại công viên rằng, tại sao lại phê duyệt, trao cho Trung Quốc rất nhiều dự án sở hữu và xây dựng.
Chính phủ đã cho người châu Âu và người Mỹ 15 năm để phát triển ở đây và tất cả họ mang lại là [du lịch] ba lô và cần sa”. Ông ta trả lời.
Vài giờ lái xe dọc theo bờ biển Sihanoukville, công viên quốc gia Botum Sakor nằm ở phía tây nam, từng là chỗ ở hoang sơ cho voi, gấu và vượn.
Nhưng Tập đoàn Phát triển Liên minh Thiên Tân từ miền bắc Trung Quốc, lên kế hoạch cho một khu nghỉ mát có kích thước bằng thành phố, rộng 340 km2. Kế hoạch cho một sòng bạc đã bị hủy bỏ. Nó nằm trong hợp đồng thuê 99 năm, bao gồm một bờ biển dài 99 km. Một cao tốc đã cắt một đường xuyên qua khu rừng nguyên sinh và một khách sạn cùng sân golf đã được dựng lên.
Nước ép dưa hấu có giá 8 Mỹ kim (10,75 Úc kim).
Việc phát triển 3,8 tỷ Mỹ kim bao gồm một cảng đủ sâu để xử lý các tàu có trọng tải lên đến 10.000 tấn, dự đoán ngay là nó có thể được Hải quân Trung Quốc sử dụng cho mục đích chiến lược.
Xe hơi được người Trung Quốc chạy trong khu phức hợp, có những chiếc xe quân sự của Campuchia được trưng bày trên cửa sổ của chúng.
Nơi này chỉ cách vùng biển xung đột ở Biển Đông khoảng vài trăm kilômét. Các nhóm hoạt động nhân quyền cho biết, có tới 4.000 gia đình Campuchia được tái định cư khi họ rời khỏi nhà trong khu vực công viên, một số bị buộc trục xuất do những người đàn ông vung rìu và súng trường tự động.
Nhưng sâu bên trong công viên, ở trong một căn cứ quân sự thời Đệ Nhị Thế chiến, bốn gia đình từ chối rời khỏi ngôi làng bên bờ biển của họ, được gọi là Prek Smach Poy Japon. Không ai có thể ghé thăm ngôi làng mà không phải qua một trạm kiểm soát an ninh của công ty.
Một hàng rào lưới thép đã được dựng lên để cô lập dân làng, các cây điều, mít và chuối đã bị đốn bỏ, buộc các gia đình phải sinh sống bằng cách nuôi gia súc và gà.
Sengheang Seh, một phụ nữ trông coi một cửa hàng sửa xe gắn máy, nói rằng, cô lo ngại công ty sẽ san phẳng ngôi làng, hầu hết mọi thứ giờ nằm trong đống đổ nát.
Cô nói: “Tôi cảm thấy mình đang sống trong tù. Tôi không có tự do. Chúng tôi không muốn rời đi”.
Công ty đã cấp cho Sengheang một ngôi nhà nhỏ và lô đất cách xa công viên, nhưng cô không muốn nhận nó. “Nơi tái định cư không có chợ và không có cơ hội cho tôi làm ăn”, cô nói.
Ngin Mon, một góa phụ sống một mình trong làng, nói rằng, cô phải xin phép công ty để được đi lại. Cô nói: “Công ty Trung Quốc bắt nạt tôi quá nhiều. Ngày nay tôi không biết làm cách nào để sống vì tôi không thể rời bỏ làng của mình”.
Lãnh đạo Campuchia, ông Hun Sen, một người khét tiếng chuyên quyền, đã trở thành đối tác khu vực đáng tin cậy nhất của Trung Quốc, khi ông lảng tránh phối hợp với các nước phương Tây, bởi họ chỉ trích các vi phạm nhân quyền của chế độ ông.
Trong một bài phát biểu hồi tháng Hai, nhà lãnh đạo Campuchia đã quá khen ngợi Trung Quốc và khiển trách những người lo lắng về mức độ đầu tư và ảnh hưởng của Trung Quốc lên đất nước ông.
Điều này không phải luôn như vậy.
Năm 1988, Trung Quốc ủng hộ Khmer Đỏ, nhưng sau khi Hun Sen đào thoát khỏi hàng ngũ của mình vào cuối thập niên 1970, ông mô tả Trung Quốc là ‘gốc rễ của mọi điều xấu xa’.
Bây giờ Trung Quốc đã tăng cường quan hệ với Lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia – kể cả cung cấp phần lớn vũ khí cho họ.
Nhưng ông Carl Thayer nói, Campuchia có nhiều khả năng trở thành một nước lệ thuộc Trung Quốc hơn là một đồng minh quân sự chính thức.
Khi Thủ tướng Hun Sen qua cầu rút ván với châu Âu và Hoa Kỳ, ông ta có ít lựa chọn … [ông ta] cần Trung Quốc hỗ trợ về chính trị và tiền bạc qua hình thức đầu tư, viện trợ và cho vay để giữ cho chế độ của ông tiếp tục cầm quyền”.
Ông Thayer nói thêm rằng, có nhiều bất cập đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc, bao gồm tập trung vào cơ sở hạ tầng vật chất và bỏ mặc các dịch vụ như sức khỏe cộng đồng thiếu đầu tư.
Brad King, một nhà đầu tư bất động sản người Úc, cho biết, Koh Rong có diện tích 78 cây số vuông, cách Sihanoukville 45 phút đi phà, là một trong những hòn đảo đẹp nhất thế giới.
Tôi muốn chết ở đây”, ông nói về nơi định cư mới của mình.
Nhưng ông King là người từng điều hành hoạt động kinh doanh bất động sản cho chính ông trên Gold Coast, lo ngại, các nhà phát triển Trung Quốc sắp sửa nhắm tới và một chuỗi đảo hoang sơ khác ngoài khơi Campuchia, một trong những biên giới cuối cùng của châu Á.
Sau nhiều năm phản đối một nhà phát triển người Campuchia chiếm lấy đất đai, khoảng 500 gia đình Koh Rong đã thắng trong một trận chiến dài ở tòa án, họ đã giành được quyền sở hữu đất đai.
Ông King nói rằng, ông đang tư vấn cho người dân địa phương tìm kiếm các đối tác Campuchia để cùng nhau phát triển các dự án và không bán cho các nhà đầu tư có tiền mặt đến từ Trung Quốc.
Ông King nói: “Người dân ở đây không muốn thấy người Trung Quốc chiếm lấy hòn đảo. Nhưng nếu họ được trả gấp đôi hoặc gấp ba lần so giá thị trường, họ sẽ làm gì khi họ còn phải lo cho gia đình? Tất nhiên họ sẽ bán, và nó sẽ báo hiệu một thảm họa”.
Các sòng bạc do Trung Quốc tài trợ mọc lên, hủy hoại một ngôi chợ cũ ở Sihanoukville. Ảnh: Kate Geraghty
Những tòa tháp trong khu phức hợp Blue Bay mọc lên bên các tòa nhà Campuchia thấp trên bãi biển Independence. Dự án bao gồm một bãi biển riêng. Ảnh: Kate Geraghty
Các nhà hàng Trung Quốc và Khmer trên bãi biển Ochheuteal ở Sihanoukville. Ảnh: Kate Geraghty
Khách du lịch Trung Quốc chờ để lên phà từ đảo Koh Rong. Ảnh: Kate Geraghty
Một người cung cấp thực phẩm Trung Quốc nấu ăn bên ngoài một sòng bạc Trung Quốc ở Sihanoukville. Ảnh: Kate Geraghty
Công viên quốc gia không có rào cản để phát triển xung quanh Sihanoukville. Ảnh: Fairfax
Công nhân Trung Quốc trong sòng bạc Blue Bay và trong dự án căn hộ ở Sihanoukville. Ảnh: Kate Geraghty
Tàu Rex Fortune có sòng bạc, đang neo đậu ngoài Vườn Quốc gia Ream. Ảnh: Kate Geraghty
Sengheang Seh (phải) và những người dân làng trong Vườn quốc gia Botum Sakor. Ảnh: Kate Geraghty
Tượng đài Sư Tử Vàng Sihanoukville và sòng bạc JinBei gần đó. Ảnh: Kate Geraghty
Hun Sen với Tập Cận Bình trong Diễn đàn Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh năm 2017. Ảnh: AP
Hành lang kinh tế Ấn-Trung, với tuyến đường sắt Côn Minh-Singapore, là một phần của Sáng kiến Vành đai – Con đường. Ảnh: Fairfax

https://baotiengdan.com/2018/06/24/ma-cao-ke-tiep-canh-bac-lon-cua-trung-quoc-o-campuchia/

TT TRUMP KÊU GỌI NGƯỜI VIỆT ĐỨNG LÊN CỨU NƯỚC



Ý kiến độc giả :

Có con cái nào trong nhà khi thấy mẹ mình bị người ngoài đánh đập và hiếp dâm lại có thể cứ trơ mắt nhìn hoặc tiếp tay giúp cho ngoại nhân xâm phạm cơ thể và tước đoạt trinh tiết của mẹ mình ? Ấy thế hiện nay lại có thằng Đảng Cọng Sản Việt Nam và lũ công an tay sai lại mang mẹ mình đi bán cho Tàu, hễ có thằng con nào yêu mẹ đứng lên cản thì chúng hùa nhau đánh bể đầu thằng đó. Thật là tội trời không dung đất không tha, thiên lôi phải đánh cháy ra tro. Chuyện nhà của Việt Nam mà lại phải để cho Tổng thống Trump là người ngoài đến dạy đạo đức và khuyến kích phải yêu mẹ Việt Nam. Rõ ràng lũ người mắc dịch này không còn là người Việt mà chính là súc sinh do chó Tàu đẻ ra. - Lại cũng có thằng con chỉ dùng cái mồm khuyên anh em mình đừng động tay động chân với thằng CSVN mà phải "bất bạo động" và "yêu nó" rồi thế nào cũng cứu được mẹ. Cái thằng này cũng đáng bị vã vào mõ cho gảy răng !

JB Trường Sơn



Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là đồ chó đẻ

Vì sao các Đặc Khu Kinh Tế TQ nguy hiểm hơn nhượng địa thời thực dân

Từ hải ngoại, khi hướng về tình hình chính trị Việt Nam, chúng ta vô cùng bực bội vì phải thường xuyên chứng kiến cảnh đạo đức giả và khinh thường nhân dân của các lãnh đạo CSVN.
Đã độc tài đảng trị không đối lập mà cứ giả vờ như dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, cẩn thận cân nhắc từng lá phiếu cử tri còn hơn các nước Tây Phương, mặt dày mày dạn giả vờ tiếp xúc cử tri lấy ý kiến từng người.
Bán nước trắng trợn mà phát ngôn điêu ngoa lừa lọc, tưởng rằng toàn dân là phường đui mù câm điếc vô ý thức.
Một trong những ví dụ điển hình nhất là trường hợp truyền thông Việt Nam đã dẫn lời TBT Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân và Hà Đông, Hà Nội hôm 17/6 như sau:
"Lợi dụng quy định cho thuê đất 99 năm trong Luật Đặc khu để nói Trung Quốc vào 99 năm là mất nước, kích động đi biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước, dẫn đến làm việc chống đối, phá hoại. Bản chất sâu xa là xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của người dân để âm mưu việc khác, có bàn tay phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài."
TBT Nguyễn Phú Trọng lại nói thêm:
"Tất cả đều vì nước, vì dân thôi chứ không có mục đích nào khác, không ai dại dột, ngây thơ giao đất cho nước ngoài để người ta vào đây."
Đó toàn là ngoa ngôn xảo ngữ trong kho ngữ vựng bình thường của Ông Trọng.
Tuy nhiên, nguy hiểm hơn là hành động của đảng CSVN chứng tỏ họ đang âm mưu với nước ngoài là TQ và bàn giao đất cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.
Thật vậy, trong khi TQ chiếm đóng Hoàng Sa bằng vũ lực, xâm chiếm một phần Trường Sa, tàn sát không thương tiếc 64 chiến sĩ Việt Nam bảo vệ Trường Sa, ép buộc Việt Nam nhượng các mỏ dầu hỏa trong lãnh hải của mình cho TQ, tập trận bằng hỏa lực thật ngoài khơi Biển Đông thị uy với quốc tế và thách thức chủ quyền Việt Nam, thì Bộ Chính Trị đảng CSVN ra lệnh cho Quốc Hội bù nhìn thông qua Luật An Ninh Mạng để trao không gian ảo cho Trung Quốc kiểm soát, và tuy lùi lại ngày biểu quyết dự Luật Đặc Khu Kinh tế, nhưng vẫn chuẩn bị thông qua tháng 10 này, hầu trao 3 đảo chiến lược là Vân Đồng (Quảng Ninh) miền Bắc, Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) miền Trung và Phú Quốc (Kiên Giang) miền Nam cho TQ thuê lên đến 99 năm.
Nếu đây không phải là hành động ngang nhiên bán nước cho TQ của Bộ Chính Trị, trực tiếp vi phạm điều 108 Bộ Luật Hình Sự về tội phản bội tổ quốc, thì phải gọi là gì nữa?
Trong thế giới đương đại, trên phương diện quốc phòng, chưa xuất hiện một cá nhân hay tập thể lãnh đạo nào lạ lùng và hoang tưởng bằng TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị của đảng CSVN.
Đối với họ, sự kiện TQ chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa, gài đặt giàn hỏa tiễn uy hiếp lục địa Việt Nam, truy sát ngư dân Việt Nam trên lãnh hải truyền thống dân Việt còn chưa đủ.
Hoàng Sa và Trường Sa theo họ còn quá xa VN. Họ muốn dâng cho đàn anh Tập Cận Bình yêu dấu những hòn đảo gần Việt Nam hơn và lớn hơn như đảo Vân Đồn (diện tích huyện 551Km2), Bắc Vân Phong (huyện Vạn Ninh 550Km2), và Phú Quốc (589 Km2) ngay sát bờ biển để gần gũi hơn.
Một đặc khu cho ngoại quốc thuê, có nguy hiểm cho quốc gia chủ đất hay không tùy thuộc vào các điều kiện sau đây:
1. Tương quan sức mạnh quân sự giữa quốc gia chủ đất và thuê đất
2. Tương quan sức mạnh kinh tế giữa quốc gia chủ đất và thuê đất
3. Khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia
4. Sức mạnh của chính kiều dân trong khu tự trị
Trong trường hợp Việt Nam cho TQ thuê đất tại Phú Quốc, Bắc Vân Phong và Vân Đồn thì 3 yếu tố đầu tiên rõ ràng bất lợi cho Việt Nam vì tương quan sức mạnh quân sự và kinh tế giữa TQ và VN quá thiên về TQ. Thêm vào đó 2 nước hầu như tiếp cận lãnh thổ lẫn lãnh hải.
Một trong những biện minh thuyết phục nhất trong bang giao quốc tế hầu một quốc gia mạnh có thể xâm chiếm một quốc gia yếu hơn, là để bảo vệ quyền lợi kinh tế chính đáng của mình.
Một khi TQ đã đầu tư nhiều tỷ Đô La vào các đặc khu kinh tế nêu trên thì trong trường hợp xung đột giữa 2 quốc gia, họ có thể danh chánh ngôn thuận chiếm đóng làm thuộc địa.
Yếu tố thứ 4- sức mạnh của chính kiều dân trong khu tự trị- tuy không hiện hữu trong hiện tại, nhưng nếu chờ nhiều thập niên trong tương lai, với sự thần phục TQ hầu như tuyệt đối của CSVN, và nếu kiều dân TQ lên đến hằng triệu người, thì không những sẽ trở thành những quận huyện của TQ ngay trong lòng dân tộc VN, mà có thể hoàn toàn tự trị hoặc độc lập như đảo quốc Singapore nữa.
Nên nhớ Singapore (720 Km2) diện tích không lớn hơn bao nhiêu so với các khu kinh tế tự trị CSVN đề nghị. Nếu không đề phòng, số kiều dân TQ lên đến hằng triệu người, thì TQ có thể chiếm đóng bằng vũ lực như Nga Sô chiếm Crimea của Ukraine vậy.
Năm 1974, Hoàng Sa có hải quân VNCH bảo vệ mà TQ vẫn dùng hải quân áp đảo, chiếm đóng bằng vũ lực. Trường Sa có sự bảo vệ của hải quân CSVN, mà TQ vẫn ngang nhiên chiếm đoạt. Không những như thế, mặc dầu Bộ Chính Trị đảng CSVN, qua Lê Đức Anh, đã ra lệnh các quân nhân CSVN buông súng đầu hàng trên đảo Gạc Ma, nhưng hải quân TQ vẫn tàn sát không thương tiếc 64 chiến sĩ tay không này.
Thử hỏi một khi TQ đã có giao kèo chính thức, hợp pháp, thuê đất tại các đặc khu 40, 70 hay 99 năm và đầu tư nhiều tỷ đô la vào các đảo này, thì sẽ đễ dàng buông bỏ hay không?
TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị VN hoặc vì quá yêu đô la hay quá yêu TQ nên trí óc mù mờ và không nhìn thấy viễn cảnh này và đã phạm tội phản quốc.
Trường hợp Phú Quốc là nguy cập nhất. Một khi có xung đột xảy ra giữa 2 quốc gia, thì hạm đội TQ sẽ án ngữ tại eo biển Kiên Giang, trong khi đó Baidu, Weibo và những công ty internet TQ sẽ khống chế, làm tê liệt giao lưu trên không gian mạng. Lúc đó Phú Quốc với sự nội ứng của các kiều dân TQ, sẽ trở thành một quân huyện của TQ hay một tiểu TQ độc lập như Singapore.
Chính vì thế, chúng ta có thể kết luận không sai lầm rằng bất cứ đặc khu nào nhượng cho TQ đều nguy hiểm hơn những nhượng địa cho các cường quốc thực dân của thế kỷ 19 xa xưa.
Đã đến lúc, cuộc đấu tranh của toàn dân Việt, trong và ngoài nước phải dương cao 2 khẩu hiệu:
Một là “Cương quyết không chấp nhận TQ xâm nhập không gian mạng VN dù chỉ là một giây”.
Hai là “Cương quyết không chấp nhận TQ thuê đặc khu kinh tế VN dù chỉ là một giây”.
Một trong những lý do TBT Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN cả gan công khai bán nước như thế là vì, trong cơn say quyền lợi và quyền lực, họ đã quên một sự thật quan trọng. Đó là qua nhiều thiên niên kỷ chống giặc phương Bắc bảo vệ nền độc lập, yếu tính chống Trung Quốc đã nằm trong DNA của từng con dân nước Việt.
TBT Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí thân cận của ông hình như là ngoại lệ. Họ yêu trà Trung Quốc hơn trà Việt Nam và quê hương chân chánh của họ nằm bên kia Ải Nam Quan, về hướng Bắc.
Trong tâm thức sâu thẳm của họ, họ đã ý thức rằng:
Sau khi tiến trình dân chủ hóa hoàn tất tại Việt Nam và họ không còn đất dung thân, thì Trung Quốc sẽ là nơi họ an hưởng tuổi già. Họ phải ra sức tài bồi cho tổ quốc Trung Hoa thật sự của họ, bằng từng phần của thân thể mẹ Việt Nam.
23.06.2018
Luật Sư Đào Tăng Dực
danlambaovn.blogspot.com

Thời Sự Hàng Tuần 23/6/2018

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận
Khủng hoảng di dân bất hợp pháp – Tị nạn trên thế giới – Âu Châu mệt lắm rồi – Hoa Kỳ rút khỏi Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc
Khủng hoảng di dân bất hợp pháp
Image result for immigration parent and child separate
Image result for immigration child center at trump
Trong suốt hai tuần nay, có lẽ vấn đề tị nạn, di dân bất hợp pháp đã trở thành câu chuyện hàng ngày trên các đài truyền hình, trong sinh hoạt chính trường từ Quốc Hội cho đến toà Bạch Cung. Nó đã là một khủng hoảng nghiêm trọng không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở các nước Âu Châu, Con số người xin quy chế asylum ở Mỹ đã vượt cao hơn con số này ở nước Đức, nơi chứa chấp 1.4 triệu người tị nạn từ các nước Ả Rập Hồi Giáo Trung Đông và Bắc Phi từ năm 2015. Trong khi số di dân đến 35 quốc gia giàu nhất thế giới giảm sút nhiều, thì tại Mỹ, con số này tăng lên 26%.
Như đã nói qua trong các chương trình trước đây, hiện nay vấn đề đang là mối bàn cãi của các phe Cộng Hoà, Dân Chủ Mỹ, là trường hợp những đứa trẻ con bị tách ra khỏi cha/ mẹ chúng khi vượt qua biên giới Mỹ bất hợp pháp và người thành niên thì bị câu lưu để tiến hành những thủ tục theo luật pháp. Có đến hơn ba ngàn đứa trẻ đang được quản lý bởi Bộ Y Tế và Nhân Lực. Tổng Thống Trump đã ra lệnh dựng nhiều lều trại làm nơi tạm trú của nhóm trẻ này. Chúng tôi đã xem qua những hình ảnh qua phóng sự của truyền hình cho thấy bọn trẻ ngủ trên những chiếc giường có nệm dày, có khăn trải giường trắng tinh. Chúng được cấp áo quần, giày vớ mới. Trong phòng có cà những chiếc máy truyền hình loại lớn mà có lẽ nhiều gia đình bình dân Mỹ không thể mua nổi. Chúng có cả những máy chơi video game, bàn bi da, các loại thể thao như bóng rổ, bóng chuyền. Phòng ăn thì như ở những tiệm bán “all you can eat” với hàng dãy thức ăn ê hề. Dĩ nhiên thì về nhiều phương diện, không thể so với trẻ em trong các gia đình bình thường. Theo một nguồn tin cho hay, chi phí mà chính phủ chi ra cho mỗi đứa trẻ lên tới gần 3000 đô la mỗi tháng, cao hơn cả lương của những người lao động bình thường, cao vượt cả mức ấn định cho gia đình thuộc loại nghèo tại Mỹ. Cũng theo một tài liệu khác, chính phủ phải chi phí hàng năm 1 tỷ đô la cho nhóm trẻ con này. Trong khi đó không có ngân sách giúp đỡ những công dân Mỹ vô gia cư, hay giúp nhiều trẻ em Mỹ nghèo đói mà tỷ lệ là 1 trong 6 trẻ em Hoa Kỳ.
Dĩ nhiên số tiền 3000 đô la này phải tính luôn chi phí điều hành, nhân viên và cơ sở. Lợi dụng hoàn cảnh hiện nay, những con cá sấu cũng nhỏ ra những giọt nước mắt lên án hành pháp Trump là độc ác, vô nhân đạo, vô lương tâm. Bà Hillary Clinton cũng nhào ra tuyên bố vung vít mà quên rằng chính những luật lệ có nhiều khe hở, thiếu sót từ bao nhiêu trào Tổng Thống trước để lại hiện nay gây ra tình trạng này. Một video cho thấy bà Clinton năm 2004, khi là Thượng Nghị Sĩ, cũng đã lên diễn đàn hô hào trục xuất hết bọn trẻ con về nước. Và việc các trẻ em bị giữ trong những cái mà phe Dân Chủ gọi là chuồng sắt đã có từ trước. Hình ảnh họ đưa ra chụp và quay phim năm 2014, thời cựu Tổng Thống Obama.
Image result for immigration child
Image result for immigration child center at trump
Một điều cần lưu ý: Có 54% số dân tị nạn trên thế giới là trẻ em dưới 18 tuổi mà con số lên đến hơn 174 ngàn. Những trẻ em tị nạn không có cha mẹ hay bị tách khỏi cha mẹ do hoàn cảnh chiến tranh. Các em này đáng thương và đáng chăm sóc hơn các trẻ em mà cha mẹ từ các nước Trung, Nam Mỹ thảy qua biên giới với dụng ý làm cái neo cho mình.
Thế nào là di dân, tị nạn.
Image result for immigration in the us 2018Trước hết, Hoa Kỳ là một quốc gia thành hình do di dân. Từ hơn hai trăm năm nay, Hoa Kỳ luôn mở rộng cửa đón tiếp di dân vì coi đó là tiềm năng giá trị để kiến tạo dất nước. Mỗi năm Hoa Kỳ có ấn định con số di dân (immigrants) qua ngả hợp pháp chia theo tỷ lệ cho từ mỗi vùng trên thế giới. Ngoài di dân, Hoa Kỳ cũng rộng lượng đón tiếp người tị nạn (refugees). Người tị nạn theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là những người phải rời bỏ xứ sở của mình, vượt qua biên giới quốc gia mà không thể trở lại quê hương vì những lý do an toàn như bị ngược đãi nghiêm trọng vì tôn giáo, sắc tộc, hay vì thuộc nhóm chính trị, xã hội khác chính kiến, … Người tị nạn có thể được coi là người đi tìm sự bảo bọc (assylum) và sẽ là người tị nạn khi đươc chấp nhận bởi Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hay một quốc gia nào thừa nhận bản giao ước của Liên Hiệp Quốc (who are outside their country of nationality or habitual residence and unable to return there owing to serious and indiscriminate threats to life, physical integrity or freedom resulting from generalized violence or events seriously disturbing public order.)
Những cuộc chiến, xung đột các vùng trên thế giới đã tạo ra con số hơn 68.5 triệu người phải từ bỏ quê hương, trong đó có 25.4 triệu người tị nạn, và 3.1 triệu người xin quy chế assylum ở các nước khác (thống kê 2017). Tuyệt đại đa số là những người từ các nước Hồi Giáo Trung Đông và Bắc Phi, kể cả từ Myanma. Năm 2016, có hơn 5.5 triệu người từ Phi Châu, 8.6 triệu từ Á Châu, 2.3 từ Âu Châu, 700 ngàn từ các nước Mỹ Châu. Xin ghi nhận rằng các nước Hồi Giáo Syria, Afghanistan, Iraq, Trung Đông, là các nước Á Châu; các nước cựu Liên Sô, Ukraine, Bosnia, Serbia thuộc Âu Châu.
Những người vì miếng cơm manh áo, vì mưu tìm sự sống tốt đẹp hơn về vật chất không được coi là tị nạn, nhưng có thể xin theo quy chế di dân. Và dĩ nhiên, được nhận hay không là do chính sách, điều kiện của những nước họ nộp đơn xin đến.
Trước đây, quy chế di dân của Hoa Kỳ rất cởi mở. Mỗi năm có khoảng 1 triệu di dân hợp pháp. Hoa Kỳ mở ra cho những người có khả năng, kiến thức mà nền kinh tế Hoa Kỳ cần đến. Di dân để đoàn tụ là lý do nhân đạo để những công dân Mỹ bảo lãnh thân nhân. Nhưng vì có quá nhiều sự lạm dụng, Tổng Thống Trump nay cắt giảm điều mà ông gọi là di dân dây chuyền, chỉ cho phép giới hạn trong vòng vợ chồng con cái vị thành niên thôi. Và cũng đến một mức bảo hoà nào đó mà mức di dân bị giới hạn lại. Tính trên dân số Hoa Kỳ 325 triệu người, có cả thảy 43.7 triệu người là di dân.
Dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ
 Image result for illegal immigration in the us 2018
Trên các trang truyền thông xã hội, đại đa số những người góp ý đều nêu ra căn nguyên của vấn đề là điều mà Quốc Hội và Chính Phủ phải giải quyết thật tận gốc, tích cực chứ không thể chấp nhận các giải pháp vá víu, tạm bợ. Tổng Thống Trump mấy hôm nay kêu gọi các nhà lập pháp hai đảng hợp tác với nhau để sửa đổi luật di dân cho tạm hoàn chỉnh vì nếu không, tình trạng như hiện nay sẽ cứ tiếp diễn mãi. Tình trạng đó là những người vượt biên giới bất hợp pháp vào Hoa Kỳ sẽ bị cơ quan Cảnh Sát biên giới bắt giữ một thời gian rồi chờ lập thủ tục ra toà để trục xuất. Nhưng vì con số người bất hợp pháp quá đông không có đủ chỗ giam giữ, và thủ tục ra toà thì kéo dài hàng năm. Vì thế, đa phần những di dân này được thả ra và họ tan biến hoà lẫn vào dân chúng. Tính đến 23 tháng 10, 2017, thống kê cho hay có ước lượng 12.5 triệu người bất hợp pháp trên đất Mỹ. Có hơn 1.8 triệu là các trẻ em do cha mẹ thẩy qua Mỹ một cách mà nay đã thành niên. Trong đó có 800 ngàn là thành phần chúng ta nghe qua dưới tên DACA. Tổng Thống Trump hiện chấp thuận mở đuờng cho số người DACA này được trở thành công dân.
Đa số người bất hợp pháp đến Hoa Kỳ là từ các nước Mỹ Latin, Nam Mỹ. Dù có vài xáo trộn chính trị và bạo lực như ở Mexico, Venezuela, Nicaragua, Colombia…, những người này không thể được coi là tị nạn, vì họ không bị ngược đãi trên đất nước họ. Họ tìm đến Mỹ là vì cuộc sống sung sướng, nhiều phúc lợi và có tương lai. Nhưng trà trộn trong đám người này là nhiều tay bất hảo, băng đảng trộm cướp, giết người mà khi vào đất Mỹ, đã trở thành mối nguy hiểm cho an ninh trật tự của dân chúng. Có đến khoảng 4500 người Mỹ vô tội đã bị giết chết cách này cách nọ bởi bọn di dân bất hợp pháp.
Related image
Những người này được nghe đồn khi lọt được vào đất Mỹ, là cầm chắc 99% thoát nạn. Họ cũng nghe rằng các trẻ em khi thả vào Mỹ là sẽ được Mỹ lo lắng, cưu mang không sợ bị trục xuất. Rõ ràng điều họ nghe là gần đúng 100% vì con số người bất hợp pháp bị trục xuất rất nhỏ nhoi so với số người thoát vào đất Mỹ. Năm 2017, có 226 ngàn người bị trục xuất trong số 311 ngàn bị bắt giữ.
Thử tìm một biện pháp thích ứng.
Để tránh tình trạng chia cách cha/mẹ và con cái: (1) Phải ngăn chặn từ trước khi họ vượt qua biên giới, (2) Nếu đã lọt vào thì trục xuất cả nhà trả về bên kia ngay, (3) Cho cả con cái cùng vào tù chung với cha mẹ. Dĩ nhiên biện pháp thứ ba này càng vô nhân đạo hơn là tách chúng ra và giao cho một cơ quan chính quyền quản lý. Luật pháp Hoa Kỳ không bắt con cái theo vào tù với cha mẹ nếu cha/mẹ phạm tội. Điều này áp dụng cho tất cả công dân Hoa Kỳ. Vì thế tại sao lại lên án việc tách rời con cái của người nhập cư bất hợp pháp là những người vi phạm pháp luật?
Nhưng vì áp lực từ mấy ngày qua, hôm thứ Tư, Tổng Thống Trump đã ký Sắc Lệnh Hành Chánh cho phép cơ quan cưỡng chế pháp luật bắt giữ kẻ vượt biên bất hợp pháp, nhưng tìm các cơ sở để giam giữ chung cha/mẹ và các con trong khi toà án xem xét các vi phạm mà không phải tách biệt ra như trước! Không biết rồi biện pháp này có còn bị những kẻ chống đối la ó không?
Image result for illegal immigration parent and child separate in the us
Dù sao, hiện nay có hai biện pháp chính:
  1. Xây xong bức tường biên giới, tăng cường nhân viên tuần tiểu, lắp đặt máy dò, máy thu hình dọc theo tường biên giới. Biết rằng người ta vẫn có thể liều mạng trèo qua tường hay vượt biên ở những đoạn không có tường nhưng vô cùng nguy hiểm.
  2. Chấn chỉnh lại bộ luật về di dân sao cho thủ tục trục xuất không rườm rà, kéo dài, vừa tốn kém vừa vô hiệu qua chứng minh thực tế. Nhiều khi ra toà, các yếu tố tâm lý, đạo dức, chính trị ảnh hưởng đền phán quyết của Toà giúp cho người bất hợp pháp dễ dàng ở lại. Chính điều này vô tình khuyến khích những người khác từ phía Nam tiếp tục thử thời vận.
Tổng Thống Trump sau khi nhượng bộ về nhóm DACA, đã đề ra 4 điểm làm căn bản:
(1) Mở lối cho những thiếu niên đã ghi tên vào chương trình DACA mà hiện đang có công ăn việc làm được vào quốc tịch Mỹ. Số này là khoảng 800 ngàn trong tổng số 1.8 triệu thanh thiếu niên bất hợp pháp cùng trường hợp. Việc Tổng Thống Trump nhượng bộ điều này là đổi lấy sự thoả thuận của các nhà lập pháp trong việc cải cách chính sách di trú. Điều kiện ông đưa ra là những người trẻ này phải có một trình độ giáo dục nào đó, có tư cách đạo đức có khả năng làm việc. Họ sẽ được nhập tịch Mỹ trong vòng từ 10 đến 12 năm.
(2) Đề nghị cấp 25 tỷ đô la củng cố biên giới cả hai phía Nam và Bắc Hoa Kỳ; đặc biệt là bức tường phía Nam giáp giới Mexico; gia tăng phần nhân sự của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Cảnh sát Biên phòng và Thuế quan (CBP) và thẩm phán di trú; xây xong bức tường biên giới, tăng cường nhân viên tuần tiểu, phi cơ không người lái (drones), lắp đặt máy dò, máy thu hình dọc theo tường biên giới.
Related image
(3) Chấm dứt chương trình di dân xổ số (Diversity Visa Lottery) mà phải dựa vào khả năng và thiện chí của người di dân (merit based)
(4) Giới hạn các tiêu chuẩn di dân đoàn tụ. Chỉ cho phép bảo lãnh người phối ngẫu và con cái chưa trưởng thành. Chấm dứt việc bảo lãnh cha mẹ, anh chị em, vị hôn thê, vị hôn phu và các con đã trưởng thành trên 21 tuổi.
Tổng Thống Trump đã đề nghị như trên. Nay còn tùy thuộc vào Quốc Hội thoả thuận, đồng ý để thông qua một đạo luật di trú mới bảo vệ lợi ích và an ninh của nước Mỹ.
Tị nạn trên thế giới
Image result for World Refugee DayVào ngày “Người Tị Nạn Thế Giới” (World Refugee Day) 20 tháng 6, có hàng triệu người khắp nơi đổ về các văn phòng Tị Nạn để xin hưởng quy chế tị nạn. Những người này trốn thoát sự ngược đãi, bạo lực, chiến tranh và sự nghèo khổ. Báo cáo của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết trong năm 2017, có 69 triệu người phải lìa bỏ quê hương đi tị nạn.
Họ là 7 trăm ngàn người Hồi Rohingya bị chính quyền Myanma bức bách phải trốn qua Bangladesh; là hàng ngàn thanh niên từ Mexico hay các nước Trung Mỹ muốn vào Hoa Kỳ để có cuộc sống tốt đẹp và an toàn; họ là cả chục triệu những người Syria chạy trốn chiến tranh; những đàn ông South Sudan, Nigeria muốn vào Âu Châu để tìm mưu sinh nuôi gia đình…
Chiến tranh Syria tạo ra cả chục triệu người chạy trốn khỏi nơi cư trú trong đó có 6.3 triệu chạy ra nước ngoài đa số đang ở Turkey. Dân Iraq và Afghanistan cũng chạy tị nạn chiến tranh. Tại Châu Mỹ Latin, nước Venezuela, là nước trước đây giàu có nhờ dầu hỏa, về sau càng kiệt quệ vì theo chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa kiểu Cộng Sản. Năm qua, nhiều hình ảnh cho thấy ngay cả thị dân vì quá đói, phải bới các thùng rác để kiếm thức ăn. Có 3 triệu người Venezuelan bỏ nước ra đi trong hai chục năm qua. Chỉ mới mấy tháng đầu năm 2018, mỗi ngày có 5 ngàn người từ bỏ quê nhà. Con số theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc là 1.5 triệu người trong đầu năm 2018. Những người Venezuelan trước hết trốn qua biên giới tiếp giáp với Columbia. Đến nỗi Tổng Thống Juan Manuel Santos của Columbia phải đóng cửa biên giới và chấm dứt việc cấp thẻ tị nạn. Người Venezuelan cũng chạy qua Brazil làm cho nước này phải loan báo tình trạng khẩn cấp vào tháng 2, 2018 trước sự tràn ngập của dân Venezuela.
Tại một văn phòng ở Rome, Italy, cũng có hàng trăm người thức suốt đêm để tụ tập từ trước bình minh, chen chúc, xô đẩy nhau bên ngoài một văn phòng tại Rome, Italy để sau đó chỉ có một số nhỏ lọt được vào bên trong mà nộp đơn xin tị nạn.
Ngày nay, nhiều quốc gia giàu có đã phải xét lại việc mở cửa đón nhận người tị nạn. Hoa Kỳ từ nay chỉ nhận khoảng 45 ngàn di dân hợp pháp so với 100 ngàn những năm trước đây.
Âu Châu mệt lắm rồi
Image result for europe Refugee
Vấn đề hàng triệu người tị nạn từ Bắc Phi và Trung Đông đổ vào Âu Châu qua ngỏ Syria – Turkey, Lybia – Italy đã gây nhức nhối không ít cho các nước Liên Âu. Ban đầu, các nước – đặc biệt là Pháp, Đức – đã tỏ ra vô cùng rộng rãi trong việc tiếp nhận. Nhưng dần dần, họ mới thấm thía cái hậu quả tai hại là những rối loạn, bạo động do những người Hồi Giáo gây ra.
Nhiều vụ khủng bố dã man đã xẩy ra tại Pháp, Đan Mạch, Anh, Đức… Những người Hồi không hề có thiện chí hội nhập mà còn muốn áp đặt văn hoá phong tục luật pháp Hồi lên các xã hội đã rộng lòng cưu mang họ.
Vì thế, ngày nay, các nước Âu Châu bắt đầu thức tỉnh (dù đã muộn vì số dân Hồi quá nhiều rồi). Italy là nước mà người Hồi Bắc Phi tràn qua nhiều năm nay. Họ đã quá vất vả lo toan nơi ăn chốn ở và tự xem mình là trạm trung chuyển. Nhưng dần dần các nước khác không tiếp nhận dân Hồi. Italy rồi cũng phải đóng cửa, xua đuổi các thuyền tị nạn vượt Địa Trung Hải. Năm nay vẫn còn hàng ngàn người từ Bắc Phi tiếp tục vượt biển đầy sóng gió trên những con thuyền mỏng manh. Đây là những đợt vượt biển cao nhất từ 4 năm qua. Cuối tuần qua, Spain (Tây Ban Nha) đã nhận thêm 1500 người tị nạn từ Bắc Phi ngoài số 629 người đến bằng con thuyền Aquarius sau khi bị các nước Malta và Italy từ chối không cho lên bờ.
Image result for europe Refugee
Tin từ Brussels cho hay các nhà lãnh đạo các nước Âu Châu sẽ tổ chức cuộc họp vào ngày Chủ Nhật để bàn những biện pháp giải quyết tình trạng dân tị nạn mà đã gây ra sự bất đồng trong Liên Âu. Đây là cuộc họp bỏ túi trước khi Hội Nghị Liên Âu khai mạc vào ngày 28 tháng 6 này.
Bà Angela Merkel Thủ Tướng Đức sẽ họp với lãnh tụ các nước Pháp. Austria, Belgium, Greece, Italy, Malta, the Netherlands và Spain tại trụ sở Ủy Hội Liên Âu ở Brussels với sự tham dự của ông Jean-Claude Juncker, Chủ Tịch Ủy Hội.
Theo cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc, năm nay có khoảng 40 ngàn người đến Âu Châu bằng cách vượt biển Địa Trung Hải. So với cùng thời năm ngoái thì giảm 50%. Tuy số người có giảm đi nhiều, nhưng cũng đã làm cho khối Liên Âu bị chia rẽ bởi khủng hoảng do tị nạn gây ra. Các nước cửa ngõ như Italy và Hy Lạp thì trách Liên Âu bỏ rơi họ khi càng ngày càng muốn chấm dứt việc nhận người tị nạn. Các nước Hungary, Poland, Cộng Hoà Czech Republic, và Slovakia thì hoàn toàn từ chối nhận người mà Liên Âu đã phân phối theo tỷ lệ.
Thủ Tướng Austria, ông Sebastian Kurz, là người sẽ đóng vai trò chủ toạ Liên Âu vào 1 tháng 7, tuyên bố rằng cuộc họp này không phải là vấn đề chính trị nội bộ của Đức, mà là tìm giải pháp cho những vấn đề dân tị nạn mà đã gây phức tạp từ lâu.
Theo ông, đó là biện pháp làm thế để bảo vệ biên giới bên ngoài của các nước thành viên Liên Âu; làm thế nào để ngăn chặn làn sóng người tị nạn ồ ạt tràn vào.
Các luật lệ về tị nạn của các nước áp dụng mấy năm qua đã tỏ ra vô hiệu quả, cần phải xét lại. Đặc biệt là các điều về sự phân chia quốc gia nào chịu trách nhiệm nhận di dân và thời hạn là bao lâu. Theo ông, nếu những luật này được hoàn chỉnh trước đây thì các nước Liên Âu đã không bị đối phó với vấn nạn như hiện nay.
Hơn 1 triệu người tị nạn chiến tranh Iraq và Syria vào Âu Châu trong năm 2015 làm kiệt quệ hai nước cửa ngõ Italy và Greece. Nhưng nước Turkey đón nhận còn nhiều hơn các nước Liên Âu; và hai nước Lebanon, Jordan cho hay họ tiếp nhận đến khoảng 2 triệu.
Bà Sophie Magennis, Trưởng Đại diện Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại Âu châu cho hay đây không phải là khủng hoảng về con số dân tị nạn, mà là khủng hoảng về vấn đề chính trị. 
Hungary siết chặt hơn vấn đề tị nạn
Trong lúc Liên Hiệp Quốc đang tò thái độ ưu ái với người tị nạn, Quốc Hội Hungary đã bỏ phiếu thông qua biện pháp siết chặt hơn trong những điều kiện để có thể được nhận cho tị nạn hợp pháp tại nước này. Họ cũng lên tiếng răn đe sẽ tống giam vào tù những người nào giúp đỡ cho những người xin tị nạn.
Image result for hungary refugee crisis 2018
Những thay đổi do Quốc Hội Hungary bỏ phiếu là việc tu chính Hiến Pháp (260 thuận so với 18 chống) ghi thêm nhiều điều kiện khó khăn để hạn chế sự chấp thuận những người xin quy chế tị nạn trong đó có chi tiết quan trọng là cách nào mà người xin tị nạn đến được Hungary. Ví dụ đơn xin tị nạn sẽ bị bác bỏ nếu ngưòi xin tị nạn đi qua một nước nào đó trước khi vào Hungary; và nước mà họ đi qua không có sự ngược đãi họ.
Như thế, những người Syria từng đi qua nước Serbia trước khi đến Hungary chắc chắn sẽ bị trả về. Hoa Kỳ có lẽ cũng nên thêm điều này vào luật di trú, để áp dụng cho những người từ Trung Mỹ, Nam Mỹ đã đi qua Mexico xin vào Hoa Kỳ. Họ khai bị ngược đãi ở Columbia, el Salvador…, nhưng họ đâu có bị ngược đãi ở Mexico! Tại sao không xin di trú tại Mexico nhỉ?
Quốc Hội Hungary cũng bỏ phiếu thông qua Đạo Luật “Stop Soros” trong đó coi là hình sự sẽ phạt tù những ai trợ giúp người xin tị nạn. Việc trợ giúp có thể là phổ biến những tờ truyền đơn mang nội dung hướng dẫn hay tổ chức việc dò đường, quan sát ở biên giới cho người tị nạn. Quý vị biết chữ Soros là do tên của nhà tỷ phú thiên tả Mỹ George Soros là người to miệng cổ vũ di dân ồ ạt vào Châu Âu. Chính tên thân Cộng này đang ra sức phá hoại chính quyền Hoa Kỳ cho những mưu đồ của anh ta.
Thủ Tướng Orban của Hungary tuyên bố rằng Luật Stop Soros và Tu Chính Án là thể hiện ý chí của dân Hungary nhằm bảo vệ vững chắc đất nước chống lại bọn di dân bất hợp pháp.
Orban là một nhân vật kịch liệt chống lại di dân bất hợp pháp, nhất là di dân Hồi Giáo mà ông cho là đang đe doạ văn minh Thiên Chúa ở Âu Châu. Ông vừa tái cử nhiệm kỳ thứ tư nhờ vào lập trường cứng rắn của ông.

Austria đóng cửa nhà thờ Hồi Giáo
Image result for Austria close muslim church
Thủ Tướng Austria Sebastian Kurz
Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn các hoạt động gây rối của những người Hồi quá khích, thứ Sáu 8 tháng 6 này, Thủ Tướng Austria Sebastian Kurz đã ra lệnh đóng cửa 7 nhà thờ Hồi Giáo và trục xuất 40 lãnh tụ Hồi Giáo ra khỏi nước. Đây là do kết quả cuộc điều tra tìm ra được những mối liên hệ của các nhà thờ Hồi Giáo với những người Thổ Nhĩ Kỳ trong đó có những hội Văn Hoá Hồi Giáo Thổ (Turkish-Islamic Cultural Associations, aka ATIB).
Có 60 trong tổng số 260 tu sĩ Hồi Giáo bị điều tra, mà đã tìm ra 40 người có liên quan tới ATIB. Những người này nhận tài trợ từ ngoại quốc, là điều vi phạm luật pháp của Austria.
Image result for Austria close muslim church
Theo Thủ Tướng Kurz, ông không muốn thấy có sự phát triển song hành hai hình thái xã hội trong quốc gia của ông. Phía Turkey lên án chính phủ Austria và coi việc này là kỳ thị, tạo sự sợ hãi của dân chúng đối với Hồi Giáo. Những phe Hồi Giáo thì đe dọa sẽ nổ ra cuộc thánh chiến.
Cùng lúc đó, Austria lại sẽ ban hành thêm lệnh cấm các nữ sinh dưới 10 tuổi không được mang khăn trùm đầu khi đến trường. Lệnh này có hiệu lực từ đầu mùa hè, và được xem là một biện pháp nhằm giới hạn ảnh hưởng Hồi Giáo vào đời sống xã hội Austria. Trước đây, nhiều nước Âu Châu đã cấm mang khăn trùm đầu (head scalf) và khăn che mặt (hijab)
Tại Saudi Arabia, nước Hồi Giáo giàu có này đã có nhiều tiến bộ khi chính phủ bắt đầu cấp bằng lái xe cho phụ nữ. Trước đó, họ đã nói rộng nhiều quyền cho các bà, các cô thay vì phải chui rúc trong nhà hay che mặt khi ra đường.
Dân Anh bài Hồi Giáo
Quá mệt với những sự quậy phá của nhóm Hồi Giáo, tháng 3 vừa qua, nhiều người Anh phản ứng bằng cách tuyên bố mở ra một chiến dịch ‘Punish a Muslim Day’ (Ngày Trừng Phạt người Hồi Giáo).
Nhóm này gửi ra những lá thư khắp toàn quốc, kêu gọi khuyến khích những người dân Anh tham gia bằng những hành vi bạo lực nhắm vào người Hồi Giáo.  Những hành vi mà họ đề nghị là chế nhạo bằng lời nói, giật khăn hijab của các phụ nữ Hồi, tấn công vũ lực và có thể cả việc tạt acid. Họ kêu gọi hãy giết bọn Hồi và đốt các đền thờ Hồi Giáo!
Image result for Punish a Muslim Day'
Trong thư có đoạn khích động như sau: “Anh/chị có phải là con cừu non như bao người khác không? Những con cừu chỉ biết cúi đầu nghe theo lệnh và dễ dàng bị dẫn dắt. Những quốc gia da trắng ở Âu Châu hay Bắc Mỹ đã bị xâm chiếm bởi những kẻ chỉ muốn hại chúng ta và chuyển đổi nền dân chủ của chúng ta thành một nhà nước cảnh sát theo luật Sharia.”
Giới chức Cảnh Sát Anh đang điều tra vụ này. Bộ Trưởng Cộng Đồng Sajid Javid (lại Hồi!) khuyên những người Hồi không nên sợ hãi vì chính phủ sẽ làm hết sức để truy tố những người chủ trương sự thù ghét Hồi Giáo!
Những người Hồi Giáo thì không thể an tâm vì phong trào chống Hồi Giáo không những đang phát triển ở Anh mà còn ở nhiều nước Âu Châu.
Năm ngoái, cũng có một phong trào gọi là “Muslim Slayer” ở Anh đã gửi thư đe doạ đến những nhà thờ Hồi Giáo.
Hoa Kỳ rút khỏi Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc
Image result for us withdraws from international human right Agency
Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR) được thành lập năm 1950, là một trong những tổ chức quan trọng của Liên Hiệp Quốc nhằm bảo vệ những người tị nạn, những cộng đồng bị buộc phải ly hương, và những người dân không tổ quốc (stateless people). Cơ quan này cũng có trách nhiệm giúp đỡ những người tự nguyện hồi hương, hay giúp định cư, hội nhập tại một quốc gia khác. Cơ quan có trụ sở tại Geneva, Switzerland và là thành viên của Nhóm Phát Triển của Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Group).
Người đứng đầu cơ quan là Cao Ủy (High Commissioner) do Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bầu ra trong nhiệm kỳ 5 năm. Hiện nay là ông Filippo Grandi, người Italian.
Tổng Thống Trump tuần này đã tuyên bố rút ra khỏi tổ chức này mà ông cho rằng Cao Ủy Tị Nạn nhiều năm qua có những khuynh hướng kỳ thị, bất công, bào chữa cho những quốc gia có vấn đề như khủng bố, độc tài; cũng như diễn trình của cơ quan đã can thiệp vào chủ quyền của Hoa Kỳ, đi ngược lại các chính sách di dân của Mỹ.
Cuối tuần vừa rồi, bà Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley đã thông báo cho ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hay Tổng Thống Trump không còn ý định tiếp tục những cam kết của Hoa Kỳ trong những vấn đề của Liên Hiệp Quốc về di dân và tị nạn. Tuyên bố rút lui của Hoa Kỳ đưa ra chỉ vài giờ trước khi một Hội Nghị toàn cầu của Liên Hiệp Quốc về di dân khai mạc ngày thứ Hai 18 tháng 6, 2018 tại Puerto Vallarta, Mexico.
Năm 2016, 193 thành viên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một bản Tuyên Ngôn chính trị không ràng buộc mang tên “The New York declaration for refugees and migrants” trong đó đề cao các quyền của những người tị nạn, giúp họ tái định cư và bảo đảm cho họ nhận được sự học vấn và công việc làm. Bản tuyên ngôn này được Tổng Thống Obama nồng nhiệt ủng hộ và được ông Tổng Thư Ký Gutierres ấp ủ như một thành tựu lớn.
Lý do Mỹ rút ra khỏi UNHCR?
Phái bộ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc cho hay bản Tuyên Ngôn này có nội dung hàm chứa nhiều viễn ảnh dị biệt với chính sách di dân và tị nạn của Hoa Kỳ cũng như đi ngược lại các nguyên tắc căn bản về di dân của hành pháp Trump.
Trong một bản tuyên bố hôm thứ Bảy trước, bà Haley nói rằng: “Hoa Kỳ rất hãnh diện về truyền thống di dân của mình cũng như về vai trò lãnh đạo tinh thần lâu dài nhằm yểm rợ cho di dân và tị nạn khắp nơi trên thế giới. Nhưng những quyết định về chính sách di dân phải do dân Mỹ và chỉ dân Mỹ có quyền thôi… Chúng tôi sẽ quyết định sao cho có thể bảo vệ biên giới tốt nhất và quyết định cho ai vào nước Mỹ. Bản Tuyên Ngôn New York của Liên Hiệp Quốc đơn giản là không phù hợp với chủ quyền của Hoa Kỳ.”
Nói như thế để quý vị thấy rằng từ gần nửa thế kỷ nay, có một khuynh hướng chính trị toàn cầu do những chính khách, kinh tế gia, tỷ phú nhằm nắm lấy vai trò điều khiển thế giới qua những tổ chức, những chương trình có tính cách toàn cầu. Hoa Kỳ, qua Tổng Thống Trump, không muốn bị chi phối bởi khuynh hướng đó. Tổng Thống Trump đã rút ra khỏi Thoả Ước về Thay Đổi Khí Hậu và tổ chức UNESCO vì cho rằng UNESCO thiên vị bọn khủng bố Palestine, chống lại Israel.
Xin thêm vài điều: Tuy người Israel, hay là Jews, dân Do Thái, về cá tính rất khó thương. Khi họ còn lưu vong trên khắp Âu Châu, nơi đâu họ cũng bị dân địa phương ghét bỏ bởi các tính bủn xỉn, lý tài, ích kỷ, ham lợi… Vì thế Hilter đã cho tập trung hết dân Jews tại các nước họ chiếm đóng và đưa vào phòng hơi ngạt hay lò thiêu giết chết hơn 6 triệu người. Nga thời Liên Sô của Stalin cũng chủ trương tàn sát dân Jews dù rằng ông tổ Cộng Sản Karl Marx là dân Do Thái. Dân Do Thái cũng khốn đốn ở nhiều nước như Anh, Pháp, ngay cả ở Hoa Kỳ
Nhưng đó là vấn đề cá tính. Thích hay không, thương hay ghét, là chuyện nhỏ. Chuyện đáng nói ở đây Do Thái là một dân tộc có dân tộc tính cao, có tinh thần, quả cảm. Nhờ đó mà nước Israel nhỏ bé tí hon khi tái lập quốc đã oanh liệt đương đầu chiến thắng và đứng vững trước một khối Ả Rập hung hăng, thù ghét có dân số đông và tài nguyên gấp hàng chục lần bao quanh Israel. Trận chiến 6 ngày năm 1967, Israel đánh bại Egypt ở phía Tây, chiếm cả bán đảo Sinai, dãi Gaza; ở phía Đông và Bắc, đại thắng Syria chiếm Golan Height, thắng Jordan chiếm West Bank.
Trong cuộc tranh chấp với Palestine kéo dài từ hơn nửa thế kỷ nay, Israel luôn là nạn nhân của các cuộc khủng bố do bọn Hamas gây ra nhắm vào trẻ em, phụ nữ, dân thường. Nhưng Liên Hiệp Quốc lại luôn luôn lên án Israel khi nước này phản công tự vệ; mà không hế nhắc đến tội khủng bố của Palestine!
Israel từ nhiều năm nay bị đe dọa tiêu diệt bởi Iran, Syria và vài nước Ả Rập khác. Họ phải cứng rắn và mạnh bạo mới tồn tại. Chúng ta cần thông cảm cho một dân tộc từng chịu quá nhiều đau khổ. Israel có quyền sống sót và dĩ nhiên có quyền trả đũa đích đáng mọi hành vi khủng bố nhắm vào họ.
Đó là lý do mà Tổng Thống Trump và Đại Sứ Haley nêu ra để phàn nàn về tổ chức Liên Hiệp Quốc, mà từ rất lâu bị thao túng bởi các nước đang phát triển có khuynh hướng bất thân thiện với Hoa Kỳ.
Đỗ Văn Phúc

Powered by Blogger.