Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Nhóm siêu giàu Mỹ có thêm 195 tỷ USD trong 100 ngày đầu của ông Biden

Saturday, May 1, 2021 // ,

  Zing News

Chương trình vaccine, gói kích thích kinh tế và thị trường chứng khoán tích cực trong 100 ngày đầu năm quyền của Tổng thống Joe Biden giúp những người giàu nhất nước Mỹ hưởng lợi.

Trong 100 ngày đầu nắm quyền, Tổng thống Mỹ Joe Biden luôn nói về việc tăng thuế đánh lên giới nhà giàu. Tuy nhiên, thống kê của Bloomberg cho thấy trong quãng thời gian này, tài sản của 100 người giàu nhất nước Mỹ phình to thêm 195 tỷ USD.

Nguyên nhân là thị trường chứng khoán Mỹ tăng ổn định sau khi ông Biden tuyên thệ nhậm chứng ngày 20/1. Các chỉ số S&P 500 và Dow Jones đều tăng hơn 10% từ đó đến nay. Việc chính phủ Mỹ gấp rút triển khai chương trình tiêm vaccine Covid-19 và thông qua gói kích thích kinh tế 1.900 tỷ USD đã tiếp nhiệt cho thị trường Phố Wall.

Bloomberg dẫn lời giáo sư Mike Savage thuộc Trường Kinh tế London nhận định biện pháp kích thích kinh tế của ông Biden giúp giới tỷ phú dễ dàng kiếm thêm nhiều tiền. “Nghịch lý này từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Các biện pháp nới lỏng mang lại lợi ích cho tầng lớp giàu có”, giáo sư Savage nhấn mạnh.

100 ngay dau tien cua ong Biden anh 1

CEO Amazon Jeff Bezos hiện là người giàu nhất thế giới với khối tài sản hơn 200 tỷ USD. Ảnh: Getty Images.

Thống kê cho thấy 100 người giàu nhất nước Mỹ có thêm 267 tỷ USD kể từ ngày bầu cử 3/11/2020 cho đến khi thời điểm ông Biden tuyên thệ nhậm chức. Như vậy, tổng tài sản của họ tăng thêm 462 tỷ USD từ ngày 3/11 đến hết 100 ngày đầu của ông Biden.

Tính từ thời điểm cựu Tổng thống Donald Trump nhậm chức hồi năm 2017 đến ngày bầu cử 3/11/2020, nhóm tỷ phú trên giàu thêm tới 860 tỷ USD.

Khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy tính đến nay, tổng tài sản của 100 người giàu nhất nước Mỹ đã chạm ngưỡng 2.900 tỷ USD, cao hơn tổng tài sản 2.500 tỷ USD của nhóm 50% dân số nghèo nhất nước Mỹ.

Những người càng có nhiều tiền lại càng giàu thêm nhanh chóng. Nhóm 10 người Mỹ giàu nhất có thêm 255 tỷ USD kể từ ngày bầu cử 3/11/2020 và hiện nắm giữ khối tài sản 1.200 tỷ USD.

100 ngay dau tien cua ong Biden anh 2

Nhóm 10 người giàu nhất nước Mỹ có thêm 150 tỷ USD kể từ đầu năm nay. Ảnh: Bloomberg Billionaires Index.

CEO Amazon Jeff Bezos - người giàu nhất thế giới - có thêm 11,7 tỷ USD tính từ đầu năm nay. Tổng tài sản của ông tăng 120 tỷ USD trong 4 năm Tổng thống Trump nắm quyền. Tài sản của CEO Facebook Mark Zuckerberg tăng 8,1 tỷ USD chỉ trong ngày 30/4 nhờ kết quả kinh doanh khả quan của Facebook trong quý I.

Tỷ phú Larry Page chứng kiến tài sản tăng thêm 26,6 tỷ USD trong năm nay sau khi Google công bố lợi nhuận kỷ lục hồi năm ngoái. Trong khi đó, tài sản của CEO Tesla Elon Musk tăng 5,1 tỷ USD kể từ tháng 1.

Ngoài ra, các tỷ phú như "nhà tiên tri xứ Ohama" Warren Buffett và doanh nhân Stephen Schwarzman - ông chủ Tập đoàn Blackstone - cũng hưởng lợi lớn từ việc thị trường chứng khoán Mỹ tăng vọt.

Ấn Độ: "Gần như ai cũng có người quen nằm viện hoặc lâm bệnh nặng vì Covid-19"

 RFI

Phần âm thanh 09:30
Những hình ảnh tang thương ở Ấn Độ do đại dịch Covid-19 gây ra, ngày 22/04/2021.
Những hình ảnh tang thương ở Ấn Độ do đại dịch Covid-19 gây ra, ngày 22/04/2021. © leparisien

Trong tuần qua, dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn là một đề tài nóng trên nhiều khía cạnh. Tình hình khá tương phản. Dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng tại Ấn Độ, trong lúc châu Âu đang dần dần thoát khỏi làn sóng dịch thứ ba, và nước Mỹ vượt chỉ tiêu tiêm chủng. Nhiều nước châu Á, như Cam Bốt,Thái Lan hay Nhật Bản, ngược lại đang lo ngại một làn sóng dịch mới. 

Tại nước Mỹ, trong vòng 100 ngày đầu nhiệm kỳ của tổng thống Joe Biden, đã có hơn 200 triệu liều vac-xin được tiêm, cho phép Hoa Kỳ nới lỏng quy định đeo khẩu trang. Tại châu Mỹ Latinh, nếu như Brazil vẫn đang bị nhấn chìm trong đại dịch và phải chật vật đối phó với virus corona, thì tại Chilê, một thời là tâm dịch ở khu vực, cho dù vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh, nhưng đã có hơn 1/3 dân số được tiêm ngừa, thủ đô Santiago đã bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa từ thứ Năm 27/04.

Trong khi đó, nhiều nước châu Á lại đón nhận làn sóng dịch mới, với số ca nhiễm thường nhật cao nhất tính từ vài tháng qua, phải thắt chặt các biện pháp phòng dịch, chẳng hạn Thái Lan, Nhật Bản. Tại Cam Bốt, thủ đô Phnom Penh từ ngày 15/04 bắt đầu đợt phong tỏa đầu tiên. Theo thông tín viên Juliette Buchez, do thiếu sự chuẩn bị, chỉ sau chục ngày phong tỏa, đa phần người dân có thu nhập thấp hoặc làm việc trong lĩnh vực kinh tế phi chính thức lâm cảnh khó khăn, thậm chí không còn tiền mua thực phẩm.

Thế nhưng, điểm nóng nhất châu Á hiện nay vẫn là Ấn Độ. Đất nước với gần 1,4 tỉ dân trong những ngày qua đã trở thành tâm dịch của thế giới, liên tục ghi nhận số người tử vong thường nhật và ca nhiễm mới thường nhật cao kỷ lục. Số ca tử vong cao đột biến không chỉ do biến thể kép của virus corona, mà còn do các bệnh viện thiếu nghiêm trọng khí ô-xy cho bệnh nhân, kể cả ở những thành phố phố lớn như New Delhi, Calcutta …

Ấn Độ : Cảm giác bất lực của bác sĩ

Riêng tại New Delhi, tình hình ngày càng nghiêm trọng đến nỗi các lò thiêu tử thi đã quá tải. Còn tại Bombay, trả lời đài RFI Pháp ngữ, bác sĩ Nikhil Patil làm việc tại một khoa chuyên chăm sóc bệnh nhân Covid-19 trong một bệnh viện tư nhân, nói đến tình trạng bi đát ở các bệnh viện và cảm giác bất lực của các bác sĩ :

« Tình hình khủng khiếp đến mức ngay sau khi một bệnh nhân Covid-19 qua đời trong bệnh viện của chúng tôi, chỉ sau chưa đầy một giờ đồng hồ sau là có bệnh nhân khác thế chỗ. Từ 3 tháng nay, tất cả các giường hồi sức chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện nơi tôi làm việc đều có bệnh nhân Covid-19. Nhưng nếu so với các thành phố khác ở Ấn Độ như New Delhi hay Calcutta, thì tình hình ở Bombay vẫn không tồi tệ bằng.

Giờ đây, tôi có cảm giác là tất cả mọi người ở Ấn Độ đều có người quen đang điều trị tại bệnh viện hoặc nhiễm Covid-19 và lâm bệnh nặng. Tôi cũng vậy, gia đình tôi cũng có 4-5 thành viên hiện giờ đang nằm viện. Trước đây, đa số người chết vì Covid-19 đều khá lớn tuổi, điểm mới của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ hai là trong những tuần gần đây, tôi thấy có những người trẻ hơn đã chết, có những bệnh nhân qua đời chỉ ở độ tuổi 30.

Hôm trước, có một người phụ nữ 58 tuổi đã qua đời ở khoa của tôi. Vài ngày sau đó, con trai bà, mới ngoài 30 tuổi, cũng chết ngay trên giường bệnh mà bà mẹ đã từng nằm và qua đời. Cha của cậu ấy thì nằm ở một bệnh viện khác. Chúng tôi không biết liệu ông ấy có còn sống hay không. Chỉ trong vài ngày, virus corona đã lấy mạng nhiều người trong cùng một gia đình.

Chúng tôi cảm thấy vô cùng bất lực. Bởi vì ngay cả khi chúng tôi đã chiến đấu chống virus corona suốt cả một năm qua, thì chúng tôi cũng không thể làm gì đáng kể để ngăn chặn dịch bệnh ».

TT Mỹ Joe Biden vượt chỉ tiêu tiêm chủng trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ

Trong vòng 100 ngày đầu nhiệm kỳ, nguyên thủ Mỹ Joe Biden đã thực hiện một phần chương trình và nhiều lời hứa tranh cử tổng thống. Một trong những lời hứa của ông Biden trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2020 liên quan đến cuộc chiến chống Covid-19, đặc biệt là thông qua chiến dịch tiêm chủng đại trà. Cho đến ngày 28/04/2021, hơn một nửa dân số Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều vac-xin ngừa Covid-19.

Từ Manhattan, thông tín viên Loubna Anaki gửi về bài phóng sự :

« Trước trung tâm Javits, vốn dĩ đã được chuyển thành một trung tâm tiêm chủng đại trà, không còn cảnh những hàng dài người xếp hàng chờ tiêm như chỉ cách nay ba tuần.

Một người đàn ông nói: “Khi tôi đến để tiêm mũi đầu tiên, tôi thấy ở đây chật kín người, nhưng xếp hàng chờ đợi cũng nhanh thôi, chỉ là khi đó có đông người hơn rất nhiều”. Giống như người đàn ông tên là Chris này, hơn 6 triệu người dân New York đã được tiêm ít nhất là một mũi vac-xin ngừa virus corona.

Và giờ, việc tiêm chủng đã được mở rộng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ và cũng không cần hẹn trước. Một người phụ nữ nhận xét : “Đây cứ như một cỗ máy đã được bôi dầu mỡ đầy đủ. Mọi việc diễn ra yên bình, công tác tổ chức rất tốt. Chỉ có thể nói là tôi rất hài lòng và cảm thấy biết ơn”. Một người đàn ông khác phát biểu: “Không có cảnh hỗn loạn. Trung tâm tiêm ngừa này được tổ chức còn tốt hơn cả ở sân bay”.

Chiến dịch chủng ngừa diện rộng là một trong những lời hứa của tổng thống Joe Biden. Ông Biden từng đề ra mục tiêu : 100 triệu vac-xin được tiêm trong 100 ngày đầu tiên ông ở Nhà Trắng. Nhưng con số này hiện giờ đã lên đến hơn 200 triệu liều. Một người phụ nữ chia sẻ: “Ban đầu, tôi không mong đợi nhiều về tốc độ của chiến dịch tiêm chủng. Tôi nghĩ rằng những người ở độ tuổi của tôi phải đợi đến mùa hè hay mùa thu thì mới đến lượt tiêm phòng. Tôi đã cảm thấy ngạc nhiên một cách dễ chịu”. Một người đàn ông thì nói :  "Tôi nghĩ tổng thống Biden đã thành công : Ông ấy không chỉ giữ lời hứa về chiến dịch chích ngừa Covid-19, mà còn mang lại cảm giác yên ổn”.

Joe Biden đã đặt cho mình một mục tiêu khác về cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Ông ấy hy vọng cuộc sống sẽ lấy lại vẻ bình thường trước ngày Quốc Khánh Mỹ 4/7».

Barcelona thử nghiệm hòa nhạc thành công, mở đường cho các sự kiện lớn

Châu Âu cũng đang dần thoát khỏi làn sóng dịch thứ ba, nhiều nước đã hoặc đang chuẩn bị dỡ bỏ phong tỏa, từng bước cho mở lại hàng quán và khôi phục lại các hoạt động văn hóa … Tại Ý, từ hôm thứ Hai 26/04, các quán bán đồ giải khát, nhà hàng ở ba phần tư vùng miền trong cả nước đã được phép mở trở lại, cuộc sống dần trở lại bình thường. Còn ở Pháp, tổng thống Emmanuel Macron ngày 29/04 công bố kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa theo 4 giai đoạn, từ ngày 03/05 đến ngày 30/06.

Trong bối cảnh lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật điêu đứng suốt một năm qua vì biện pháp phong tỏa và tái phong tỏa, một số nước, đặc biệt là Tây Ban Nha, trong những tháng qua đã tiến hành các buổi biễu diễn thử nghiệm để tìm lối thoát cho ngành biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật, tổ chức sự kiện. Hồi tháng 12/2020, thử nghiệm ở Barcelona, cho thấy không có khán giả nào bị lây bệnh sau khi tham dự sự kiện.

Cách nay một tháng, một buổi biểu diễn - thử nghiệm quy mô lớn hơn với 5.000 người tham gia ở Barcelona lại được tổ chức. Kết quả thử nghiệm được công bố hôm thứ Ba 27/04/2021 cũng được cho là « rất tích cực », mở đường cho các sự kiện mới quy mô, tầm cỡ tương tự tại nơi từng là một trong những quốc gia bị dịch Covid-19 tàn phá nặng nề nhất châu Âu về nhân mạng. 

Từ Barcelona, ​​thông tín viên Élise Gazengel cho biết thêm chi tiết :

« Đây là trải nghiệm chưa từng có ở châu Âu và kết quả đã được xác nhận. Buổi diễn nhạc - thử nghiệm ở Barcelona được tổ chức hồi tháng Ba. 5.000 người tham gia không cần giữ khoảng cách an toàn, nhưng phải đeo khẩu trang. Sự kiện đó đã không làm lây lan virus corona.

Các kết quả được thông báo vào hôm thứ Ba (27/04) cho thấy chỉ có 6 người dương tính với virus corona vào thời điểm 14 ngày sau buổi biểu diễn. Tuy nhiên, trong số 6 trường hợp này, các nhà khoa học chắc chắn rằng có 4 ca không phải là do bị lây nhiễm virus corona trong buổi biểu diễn. Đối với 2 trường hợp còn lại, không thể xác định được nguồn gốc lây nhiễm, nhưng các chuyên gia cũng "không chắc" là khán giả bị nhiễm Covid-19 từ buổi diễn thử nghiệm đó.

Những kết quả nói trên dẫn đến việc người đứng đầu nghiên cứu khẳng định tham dự một buổi biểu diễn trong khán phòng còn an toàn hơn bất cứ nơi nào khác ở thành phố Barcelona. Và trên hết, kết quả này mở đường cho việc tổ chức các sự kiện khác ở quy mô tương tự - đặc biệt là vào mùa hè năm nay - với điều kiện khán giả phải tuân thủ cùng một quy định : xét nghiệm kháng nguyên trong ngày diễn ra sự kiện, đeo khẩu trang FFP2 trong buổi diễn và không khí trong khán phòng phải được lưu thông ».

Thổ Nhĩ Kỳ : 17 ngày phong tỏa nhằm giảm số ca nhiễm mới từ 40.000 xuống 5.000/ngày

Trong khi người dân nhiều nước Tây Âu cảm thấy nhẹ nhõm vì đã qua đỉnh dịch, thì ngược lại Thổ Nhĩ Kỳ hôm 28/04 lại bước vào giai đoạn phong tỏa « hoàn toàn », 17 ngày sau khi số ca nhiễm thường nhật tăng bùng nổ. Cho đến ngày 17/05, người dân chỉ được ra khỏi nhà để đi mua thực phẩm, hoặc trong một số trường hợp đặc biệt. Các cửa hàng nhu yếu phẩm cũng chỉ mở cửa từ 10 giờ đến 17 giờ.

Từ Istanbul, thông tín viên RFI Anne Andlauer cho biết chi tiết :

« Ông Hasan, một thợ cạo từ 35 năm nay vẫn sinh sống tại cùng một quận ở Istanbul, đã đóng cửa cửa hàng, giống như tất cả các cửa hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ xếp vào diện "không thiết yếu". Nhưng người thợ cạo đang vướng nhiều khoản nợ nần, không biết liệu có thể mở cửa hàng trở lại sau đợt phong tỏa này không. Ông than thở : “Tôi vô cùng lo lắng. Hơn một năm qua, tôi đã mất 70% lượng khách. Bây giờ lại phải đóng cửa hoàn toàn. Về mặt tài chính, tôi không thể trụ được nữa. Vì đại dịch, tôi chỉ có thể kiếm sống lần hồi qua ngày. Nếu tôi làm việc, tôi có cái ăn. Nếu tôi đóng cửa, tôi không biết mình còn gì để ăn."

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hứa sẽ có các khoản trợ cấp và hy vọng rằng đợt phong tỏa nghiêm ngặt này cũng sẽ là đợt phong tỏa cuối cùng. Mục tiêu là giảm số ca nhiễm mới thường nhật xuống dưới ngưỡng 5.000/ngày, so với con số hơn 40.000 ca/ngày như hiện tại.

Ông Recep Koç, một lãnh đạo của Cơ quan quản lý bác sĩ ở Istanbul, không thấy thuyết phục bởi biện pháp mà ông gọi là « nửa vời ». Ông giải thích : “Tháng này, dịch bệnh tại Thổ Nhĩ Kỳ đã lên cao đến mức chưa từng có. Vì vậy, biện pháp phong tỏa này là quá muộn, quá ít ... Trước đó, chúng tôi đã đề nghị cho phong tỏa 4 tuần. Một năm nay, chúng tôi cứ đóng, mở, đóng, mở mãi ... Tôi thấy một hiệu ứng trái ngược ở các bệnh nhân : một mặt, họ không còn tin tưởng vào các biện pháp phong tỏa, mặt khác, chiến dịch tiêm chủng khiến họ chủ quan, lơ là hơn trong việc đề phòng dịch bệnh"

Vị bác sĩ gia đình này càng lo lắng hơn vì chiến dịch tiêm chủng diễn ra chậm hơn so với thông báo. Cho đến nay, mới chỉ có 13,5 triệu người Thổ Nhĩ Kỳ, tương đương 16% dân số, được tiêm ít nhất một mũi ». 

Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi "đại hồng thủy" Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ

  Kênh 14

L.T, THEO PHÁP LUẬT VÀ BẠN ĐỌC 04:27 02/05/2021

Suốt 1 tuần qua, mọi hoạt động tại quốc gia 1,3 tỷ dân này đã bị ngưng trệ hoàn toàn, nhường chỗ cho màu xám xịt, mù mịt khói của những giàn hỏa thiêu ngoài trời.

Đã 1 tuần trôi qua kể từ khi cơn "đại hồng thủy" Covid-19 vô cùng khủng khiếp ập đến Ấn Độ, nhấn chìm hệ thống y tế, cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người trong vài ngày ngắn ngủi vì thiếu thiết bị hỗ trợ y tế, thiếu oxy và cả thuốc men. Ở khắp các thành phố lớn nơi có số lượng người nhiễm Covid-19 cao, tiếng còi xe cứu thương gầm rú cả ngày xen lẫn tiếng khóc thương ai oán của những người mất đi người thân vì dịch bệnh, tiếng người ta gào lên thảm thiết cầu xin giường bệnh, bình oxy và đâu đó là tiếng thở thoi thóp của những bệnh nhân chỉ còn biết trông chờ vào phép màu để rồi gục chết ngay trên cáng bệnh viện, trên xe ba gác và ngay ở cổng bệnh viện.

Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 1.
Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 2.

Các lò hỏa táng hoạt động hết công suất, rực lửa cả ngày lẫn đêm mà vẫn không thể xử lý hết số thi thể người chết "xếp hàng" đợi bên ngoài. Mọi hoạt động tại quốc gia 1,3 tỷ dân này đã bị ngưng trệ hoàn toàn, nhường chỗ cho màu xám xịt, mù mịt khói của những dàn hỏa thiêu ngoài trời . Những làn khói xuất phát từ những giàn thiêu ngay bên ngoài khu đậu xe, thậm chí là ở bất cứ bãi trống nào hoặc ngay cả bên vỉa hè, còn khiến người ta cay mắt hơn. Thiếu củi để hỏa thiêu người chết, các nhà chức trách thậm chí còn phải cho phép chặt cây trong công viên để xử lý thi thể chết vì Covid-19 .

Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 3.
Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 4.
Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 5.

Ngày 23/4, Ấn Độ ghi nhận 332.730 ca nhiễm mới, tự xô đổ kỷ lục do chính họ thiết lập vào 1 ngày trước đó với 314.835 ca nhiễm. Số ca tử vong sau 24 giờ cũng đã tăng lên mức kỷ lục 2.263 ca. Giới chức trên khắp vùng Đông và Tây Ấn Độ, bao gồm thủ đô New Delhi, cảnh báo phần lớn bệnh viện đã quá tải và đang cạn dần oxy y tế để cấp cứu cho những bệnh nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp.

Từ ngày hôm đó, số lượng ca nhiễm mới cứ tăng lên không hề có dấu hiệu giảm, số người tử vong cũng tăng lên chóng mặt vì nguồn oxy đã cạn kiệt. Người phát ngôn của chính phủ Delhi hôm 24/4 cho biết: “Do sự gia tăng theo cấp số nhân của các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Delhi, tất cả các bệnh viện đều quá tải. Tại Bệnh viện GTB, xe cứu thương vẫn liên tục ra vào dù không còn giường bệnh. Mặc dù vậy, chính phủ đang cố gắng hết sức để tất cả bệnh nhân được điều trị tại cơ sở này hay cơ sở khác".

Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 6.

Đến ngày 30/4, sau 1 tuần gồng mình chống chọi, Ấn Độ lại ghi nhận thêm cột mốc đáng buồn khi số ca mắc mới Covid-19 hàng ngày vượt 400.000 ca. Giới chức Ấn Độ đã báo cáo 408.331 ca mắc mới trong 24 giờ, đánh dấu thêm một mức tăng kỷ lục nữa về số ca mắc trong một ngày, nâng tổng ca mắc Covid-19 ở nước này lên hơn 19,1 triệu ca, trong đó số người thiệt mạng vì dịch là hơn 211 nghìn người. Ngày 30/4 là ngày thứ 10 liên tiếp ca mắc mới ở Ấn Độ cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Các nhân viên y tế, những người ở tuyến đầu chống dịch đã cạn kiệt cả về thể lực và trí lực, họ không có thời gian để nghỉ ngơi. Dipshikha Ghosh, một bác sĩ viết trên Twitter cá nhân: "Làm ơn hãy đeo khẩu trang. Tôi không biết những người khác ra sao nhưng tôi đang kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần với ca nhiễm mới liên tục tăng lên và số người chết nhiều hơn. Nếu bạn vẫn không quan tâm, vui lòng đến đơn vị điều trị Covid-19 của chúng tôi, bạn sẽ thấy rõ".

Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 7.

Syed Faizan Ahmad, một bác sĩ khác ở Ấn Độ cho biết trên Twitter: "Không có đủ giường bệnh, các gia đình đang phải đi hỏa táng người thân của họ. Mọi người đang chết dần".

Bác sĩ Manisha Jadhav, 51 tuổi, Giám đốc y tế Bệnh viện Lao Sewri mới đây đã qua đời vì Covid-19. Trước khi ra đi, bà đã đăng tải dòng trạng thái cuối cùng trên mạng xã hội với nội dung: "Có thể là buổi sáng cuối cùng của tôi. Tôi không thể gặp các bạn được nữa. Hãy chăm sóc cho bản thân mình".

Theo báo cáo của Hiệp hội Y khoa Ấn Độ, có tới 18.000 bác sĩ đã mắc Covid-19 ở bang Maharashtra, nơi đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cả nước, và 168 người đã tử vong. Trong khi các y bác sĩ đang đuối dần thì số người chết vì Covid-19 vẫn không ngừng gia tăng.

Thế rồi, khi đã không thể nương nhờ vào hệ thống y tế, người dân Ấn Độ buộc phải tìm cách điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại nhà. Nhiều người đã tìm đến thị trường chợ đen, nơi giá của các loại thuốc thiết yếu, bình oxy và máy thở đã tăng "chóng mặt" . Họ phải mua thuốc, mua oxy với giá "cắt cổ", có người chấp nhận tán gia bại sản để cứu người thân nhưng chẳng ai dám đảm bảo thứ thuốc mà họ cầm trên tay là hàng thật.

Trên mạng xã hội và truyền thông xuất hiện tràn lan những hình ảnh các bệnh nhân mắc Covid-19 thoi thóp thở bên ngoài cổng bệnh viện , người thân chạy đôn chạy đáo lo tìm nguồn oxy hoặc đang gào khóc trên đường phố khi người thân yêu của mình qua đời trong lúc chờ được chữa trị. Hoặc đáng buồn hơn là hình ảnh xác người chết vì Covid-19 nằm la liệt dưới đất vì quá nhiều không xử lý kịp.

Thế rồi, những hình ảnh con cái, chồng/vợ, vác thi thể người chết trên vai, đèo trên xe đạp, xe máy tìm nơi hỏa táng khiến ai trông thấy cũng đau đến xé lòng.

Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 8.

Hôm 26/4, trên mạng xã hội Twitter xuất hiện một đoạn video gây sốc và ám ảnh cộng đồng mạng vì cảnh tượng quá thương tâm ở lò hỏa táng Shubhashnagar, thủ đô New Delhi. Đoạn video ngắn cho thấy một hàng loạt xác chết đặt nằm trên cáng. Mỗi thi thể được đắp tạm bằng những chiếc chăn, dây thừng buộc chặt vào cáng để chờ được mang vào lò thiêu. Cảnh tượng này gây khiếp đảm cho nhiều người nhưng cũng được xem là hồi chuông cảnh báo cho tất cả người dân trên toàn thế giới, rằng Covid-19 vẫn đang hiện hữu ở bất kỳ đâu và nó có thể cướp đi sinh mạng của nhiều người nếu chủ quan.

Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 9.
Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 10.
Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 11.
Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 12.

Khi thế giới chưa hết bàng hoàng vì cảnh tượng đang diễn ra ở Ấn Độ thì các quan chức đất nước tỷ dân lại gây sốc khi thông báo vẫn tổ chức lễ hành hương Amarnath với sự tham gia của 600.000 tín đồ đạo Hindu . Khi mà Covid-19 đang "đánh gục" hệ thống y tế và cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người, đây thực sự là một tin sốc.

Toàn cảnh 1 tuần thảm họa khi đại hồng thủy Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ: Tang thương chồng chất, uất nghẹn nhìn người thân tử vong, hít thở cũng trở nên xa xỉ - Ảnh 13.

Các nhà chức trách Kashmir cho biết, sự kiện hành hương về ngôi đền thiêng trong hang động Amarnath sẽ diễn ra theo lịch trình, từ ngày 28/6 đến 22/8. Họ đã chuẩn bị 2 khu trại - một tại Baltal và một tại Chandanwari - làm chỗ nghỉ ngơi cho những tín đồ đi bộ.

Người ta cho rằng lễ hội Kumbh Mela diễn ra trên sông Hằng hồi giữa tháng 4 có thể là một trong các nguyên nhân khiến số ca nhiễm Covid-19 bất ngờ tăng cao kỷ lục những ngày gần đây. Bởi những hình ảnh trên truyền thông và mạng xã hội cho thấy đám đông tham gia nghi lễ tắm cùng nhau ở sông Hằng, không tuân thủ giãn cách xã hội cũng chẳng có khẩu trang bảo vệ, thậm chí người ta còn cởi trần cùng nhau vẫy vùng dưới dòng nước thánh gột rửa tội lỗi và cứu rỗi linh hồn...

Chỉ một vài câu từ vậy thôi không đủ để diễn tả hết nỗi đau đớn tột cùng của người dân Ấn Độ trong một tuần thảm họa vừa qua nhưng cũng đủ để người ta hình dung ra phần nào không khí tang thương bao trùm quốc gia Nam Á này và không khỏi rùng mình sợ hãi, lấy đó làm bài học. Chừng nào Covid-19 chưa bị xóa sổ khỏi Trái đất, chừng đó người ta còn phải lo!

Theo Pháp luật và bạn đọc

Rút súng bắn Tổng thống Mỹ, đạn không nổ, rút tiếp súng khác

 Thứ Bảy, ngày 01/05/2021 00:30 AM (GMT+7)

Vị Tổng thống Mỹ này không chỉ là người đầu tiên trở thành mục tiêu bị ám sát khi còn tại vị mà còn là người đầu tiên dùng gậy "đấu" súng. 

Sự kiện: Tin tức Mỹ

Rút súng bắn Tổng thống Mỹ, đạn không nổ, rút tiếp súng khác - 1

Cựu Tổng thống Mỹ Andrew Jackson. Ảnh: History

Theo tạp chí Time, vào ngày 30/1/1835, Andrew Jackson là Tổng thống Mỹ đầu tiên là mục tiêu của một vụ ám sát đầy những tình tiết kỳ lạ.

Hôm đó là một ngày ẩm ướt, đầy sương mù. Sau khi tham dự đám tang của một thành viên quốc hội, ông Jackson rời tòa nhà Quốc hội Mỹ. Trong lúc vị Tổng thống Mỹ đi qua khu East Portico, một họa sĩ thất nghiệp có tên là Richard Lawrence đã tiếp cận ông. 

Lawrence rút một khẩu súng lục Derringer từ áo khoác, nhắm vào Tổng thống Jackson và bóp cò. Không rõ vì lí do gì, đạn không nổ. 

Khi gã họa sĩ chuẩn bị rút khẩu súng thứ hai, ông Jackson đã phát hiện và tấn công kẻ ám sát bằng chiếc gậy chống mang theo bên người. Ở tuổi 67, vị Tổng thống, vốn yếu ớt vì các loại bệnh tật và vết thương, lại bất ngờ có được sức mạnh để tấn công kẻ định giết mình. "Để ta yên! Để ta yên! Ta biết ai đứng sau trò này". 

Rút súng bắn Tổng thống Mỹ, đạn không nổ, rút tiếp súng khác - 2

Minh họa cảnh ông Jackson cầm gậy đối đầu với kẻ ám sát có súng. Ảnh: Superstock

Tuy vấp phải sự kháng cự, Lawrence vẫn kịp rút khẩu súng thứ hai và bóp cò nhưng một lần nữa đạn không nổ.  

Trong chốc lát, trung úy hải quân Thomas Gedney và nghị sĩ bang Tennessee Davy Crockett đã hỗ trợ Tổng thống, khuất phục Lawrence. Bộ đôi này cũng khẩn trương đưa người đứng đầu nước Mỹ lúc bấy giờ tới xe ngựa để ông được đưa tới Nhà Trắng an toàn. 

Theo tạp chí Time, gần một thế kỷ sau, viện Smithsonian của Mỹ đã thử nghiệm với 2 khẩu súng của Lawrence và rất bất ngờ khi đạn nổ ngay phát bắn đầu tiên ở cả 2 súng. Các nhà sử học cho rằng, không khí ẩm ướt ngày hôm đó là lý do khiến đạn không nổ. 

Một chuyên gia vũ khí tính toán rằng, tỷ lệ để 2 khẩu súng đều không nổ khi bóp cò là 1/125.000 (125.000 lần bóp cò, mới có 1 lần đạn không nổ ở cả 2 súng). 

Đây là âm mưu ám sát đầu tiên nhằm vào một Tổng thống Mỹ đương nhiệm, nhưng mọi sự chú ý lại không tập trung vào việc làm thế nào để giữ cho Tổng thống an toàn. Thay vào đó, tâm điểm đổ dồn vào những lời buộc tội và kẻ ám sát. 

Tổng thống Jackson khi đó cho rằng vụ ám sát có động cơ chính trị và cáo buộc chính trị gia đối thủ George Poindexter đã thuê Lawrence ám sát ông. Không có bằng chứng xác thực nào được đưa ra với cáo buộc về chính trị gia Poindexter. 

Rút súng bắn Tổng thống Mỹ, đạn không nổ, rút tiếp súng khác - 3

Ông Jackson khi đó cho rằng vụ ám sát có động cơ chính trị nhưng không có bằng chứng. Ảnh minh họa: Walmart

"Tên của hầu hết các chính trị gia lỗi lạc đều được xét đến với khả năng có liên quan tới kẻ định ám sát Tổng thống. Ông Jackson khi đó phản đối ý kiến cho rằng, kẻ ám sát ông là một gã điên".

Thực tế, biểu hiện "gã điên" thể hiện rõ ở Lawrence. Họa sĩ này không chỉ cho rằng Tổng thống Jackson là người đã giết bố mình, mà còn tự huyễn hoặc cho mình là vua Richard III của nước Anh ở thế kỷ 15. Lawrence cho rằng mình được quyền thừa hưởng các khoản tiền từ thuộc địa ở Mỹ nhưng bị ngăn cản do ông Jackson công khai phản đối ngân hàng quốc gia. 

Tại phiên xét xử vào tháng 4/1835, Lawrence tuyên bố trước tòa: "Này các quý ông, tôi mới là người đưa ra phán quyết với quý vị chứ không phải quý vị phán xét tôi". Họa sĩ này sau đó được tuyên bố vô tội với lý do bị tâm thần và phải sống trong một bệnh viện tâm thần suốt phần đời còn lại. 

Đây không phải lần đầu tiên ông Jackson thoát khỏi "lưỡi hái tử thần". Tạp chí Time năm 1949 đưa tin, cựu Tổng thống Jackson từng mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm như đậu mùa, viêm tủy xương, sốt rét, kiết lỵ, thấp khớp, bệnh tả và giãn phế quản. 

Những căn bệnh này cùng với ảnh hưởng kéo dài của các vết thương trong những lần đấu súng tay đôi đồng nghĩa với việc ông Jackson bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống với thể trạng "không tốt", theo Time. 

__________

Vị Tổng thống vị trúng đạn xuyên qua phổi và rơi vào tình thế nguy hiểm tính mạng nhưng vẫn có câu nói đùa nổi tiếng với vợ và các bác sĩ. Ông là ai và câu nói đùa kia là gì? Mời độc giả cùng đón đọc bài kỳ cuối, được đăng trên mục Thế giới, lúc sáng sớm ngày 2/5.

Nguồn: http://danviet.vn/rut-sung-ban-tong-thong-my-dan-khong-no-rut-tiep-sung-khac-5020211502939252.ht...

Nữ tiếp viên hé lộ ”bí mật bất ngờ” ẩn sau việc đứng chào hành khách lên máy bay

Một nữ tiếp viên hàng không đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội sau khi làm video tiết lộ mục đích thực...

Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp (Dân Việt)

Powered by Blogger.