Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 02/04/2020

Thursday, April 2, 2020 // ,
Đọc báo Pháp – 02/04/2020

Chống Covid-19: TT Pháp kêu gọi

khôi phục độc lập của kinh tế quốc gia

Trọng Nghĩa
Tác động mọi mặt của tình trạng phong tỏa vì dịch Covid-19 tiếp tục là chủ đề chính trên báo Pháp ngày 02/04/2020, với các khía cạnh như xã hội trên Le Monde, lương thực trên Libération, y tế trên Le Figaro, giáo dục trên La Croix, và lẽ dĩ nhiên là tài chánh trên Les Echos. Các diễn biến tại Pháp cũng rất được chú ý, đặc biệt là lời kêu gọi của tổng thống Macron muốn “khôi phục” sự độc lập của kinh tế Pháp.
Theo ghi nhận của Le Monde, tình hình thiếu trang bị y tế để chống dịch đã nêu bật tình trạng phụ thuộc của Pháp vào những nguồn cung ứng từ nước ngoài. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhận thức rõ điều này khi ông chủ trương “khôi phục” sự độc lập kinh tế của Pháp. Tờ báo nhắc lại câu nói khi ông viếng thăm một xưởng chế tạo khẩu trang gần thành phố Angers, ngày 31/03: “Ưu tiên của chúng ta là sản xuất nhiều hơn ở Pháp và Châu Âu”.
Nhưng tờ báo cũng nhận định một cách hóm hỉnh là lịch sử sẽ ghi lại rằng tổng thống Pháp muốn “khôi phục chủ quyền quốc gia và Châu Âu” khi phát biểu tại chi nhánh của một tập đoàn Canada: xưởng sản xuất khẩu trang FFP2 (tức KN95) mà ông viếng thăm thuộc công ty Kolmi-Hopen. Ông đã hoan nghênh nỗ lực của các nhà công nghiệp tại Pháp để tăng sản xuất khẩu trang.
Ngoài khẩu trang, nguyên thủ quốc gia Pháp còn thông báo thành lập một tập đoàn chung quanh Air Liquide để gia tăng việc sản xuất máy trợ thở ở cơ xưởng tại Antony, ngoại ô Paris, với mục tiêu 10.000 chiếc từ đây đến trung tuần tháng 5.
Sau khi nói rõ là các đơn đặt hàng về khẩu trang, gel khử trùng, máy trợ thở, các loại dược phẩm khác nằm trong khoản trợ cấp đặc biệt 4 tỷ euro của nhà nước, tổng thống Pháp nhấn mạnh: “Ưu tiên của chúng ta là sản xuất nhiều hơn ở Pháp và Châu Âu”.
Le Monde cho là nạn thiếu khẩu trang hay máy trợ giúp hô hấp đã phơi bày những lỗ hổng của mô hình mà Pháp và Châu Âu từng đi theo, vốn đã khiến Pháp mất đi quyền tự chủ của mình.
Le Figaro: Làm chủ vận mệnh của chính mình
Khôi phục chủ quyền kinh tế cũng là lời kêu gọi của báo Le Figaro trong bài xã luận “Làm chủ vận mệnh của chúng ta”.
Dưới tựa đề này, tờ báo tự hỏi phải chăng sau khẩu trang, máy trợ thở, thiết bị xét nghiệm, nước Pháp bây giờ lại thiếu thuốc? Pháp trên nguyên tắc nắm trong tay một hệ thống y tế thuộc loại tốt nhất thế giới. Nhưng dịch Covid-19 đã làm lộ rõ tất cả những nhược điểm: Những gì mà Pháp cần lại nằm trong những bàn tay khác, thường khi là Trung Quốc.
Kinh nghiệm tai ác này đặt ra những câu hỏi chính đáng về “thế giới sau đại dịch”, mà công việc cần làm trước tiên là xóa bỏ, không phải là tiến trình toàn cầu hóa, vốn là một thực tế mà không ai có thể bỏ qua, mà là những yếu tố thái quá của toàn cầu hóa. Thật ra việc chỉnh sửa lại đã bắt đầu với phong trào bảo vệ môi trường và cuộc thương chiến Mỹ Trung.
Tại Pháp tổng thống Emmanuel Macron đã kêu gọi tôn cao chủ quyền để không còn tùy thuộc vào ai khác trong những lãnh vực “cần yếu”. Đây là điều tối thiểu mà người ta có thể đòi hỏi sau kinh nghiệm thảm hại của Covid-19.
Việc nắm lại vận mệnh này, theo le Figaro, phải được thực hiện trong tất cả các địa hạt liên quan đến quyền lợi quốc gia: y tế, quân sự, năng lượng, nước, và dĩ nhiên là thực phẩm, nhưng cũng có lãnh vực công nghệ nhạy cảm của tương lai như không gian, dữ liệu tin học.
Và trong một thế giới mà hai đế chế Mỹ và Trung Quốc thống trị, cao vọng chủ quyền này phải phần lớn dựa vào Châu Âu.
Le Figaro báo động: Các bộ phận hồi sức có nguy cơ thiếu thuốc
Theo Le Figaro, dịch bệnh càng lan rộng khắp hành tinh, thì các mối đe dọa về sự thiếu hụt các sản phẩm thiết yếu nhất càng gia tăng. Trong các khoa hồi sức đang tràn ngập bệnh nhân, nhiều loại thuốc thiết yếu bắt đầu thiếu, từ thuốc gây tê curare, thuốc mê, cho đến thuốc kháng sinh, các kho dự trữ đều tuột xuống mức thấp.
Các cơ quan y tế và giới công nghiêp dược phẩm đang tìm đủ mọi biện pháp để đối phó với tình trạng thiếu thuốc. Thậm chí các phân tử cũ, bị bỏ đi trước đây, hay thuốc dùng trong ngành thú y cũng có thể được sử dụng.
Các loại thiết bị y tế hoặc bảo vệ như khẩu trang, kính che mắt… cũng thiếu. Tình trạng này đã thúc đẩy óc sáng tạo của các nhân viên y tế, tìm cách sáng chế là những phương tiện cần thiết, trong lúc ngoài xã hội, cả một phong trào đoàn kết tương trợ đang dâng lên để tạm thời bổ khuyết cho vấn đề thiếu thốn trang bị.
Le Monde: Phong tỏa làm lộ rõ bất bình đẳng xã hội
Theo Le Monde, các biện pháp chống dịch Covid-19 đã nêu bật tình trạng bất công trước công ăn việc làm cũng như về nhà ở trong xã hội Pháp.
Đối với tờ báo, vào lúc hình thức làm việc từ xa phát triển, vẫn có 18,8 triệu người ngày ngày bị buộc phải đi đến chỗ làm.
Thuộc các thành phần như công nhân vệ sinh, giới điều dưỡng trợ giúp người già yếu, bệnh tật, nhân viên bán hàng tại siêu thị, công nhân nhà máy làm pha lê, nhân viên đóng gói, giao hàng làm việc cho tập đoàn bán hàng qua mạng Amazon, họ đã kể lại những công việc thường nhật của mình, mô tả nỗi sợ hãi bị nhiễm bệnh, đôi khi niềm tự hào khi thấy rằng mình là mắt xích không thể thiếu trong xã hội, nhưng tất cả đều cho biết là họ không có quyền chọn lựa
Theo Le Monde, tình trạng phong tỏa toàn quốc cũng bộc lộ tính chất chật chội của nhiều căn hộ, và những khác biệt về cơ hội thăng tiến nhờ giáo dục.
Libération: Dây chuyền cung ứng thực phẩm phải thích nghi với lệnh phong tỏa
Libération cũng quan tâm đến các vấn đề do chính sách phong tỏa đặt ra, nhưng lại tự hỏi “Làm sao duy trì (chuỗi cung ứng) lương thực” vào thời phong tỏa.
Theo tờ báo, các khó khăn trong khẩu sản xuất lương thực do thiếu nhân công, vấn đề vận chuyển hàng hóa phức tạp, tình trạng mua hàng tích trữ của người tiêu dùng, tất cả những vấn đề này đã buộc toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm phải sáng tạo và thích nghi để có thể nuôi sống hàng chục triệu người Pháp trong đại dịch.
Bản thân người bị phong tỏa, theo tờ báo, cũng đã thay đổi chế độ ăn uống của mình trong tình huống mới.
Les Echos: Thị trường tài chánh bị nhiễm virus corona
Trên Les Echos, hàng tựa lớn trang nhất ghi nhận: “Con virus đã lây bệnh cho các thị trường tài chính như thế nào”.
Theo Les Echos, sau khi hồi phục trong 2 tuần qua, thị trường chứng khoán lại tụt dốc vào hôm qua. Tại Pháp hơn 450 tỷ euro trong trị giá của các đại doanh nghiệp CAC 40 đã bốc hơi trong quý I năm 2020 này.
http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200402-ch%C3%B4%CC%81ng-covid-19-tt-pha%CC%81p-k%C3%AAu-go%CC%A3i-kh%C3%B4i-phu%CC%A3c-%C4%91%C3%B4%CC%A3c-l%C3%A2%CC%A3p-cu%CC%89a-kinh-t%C3%AA%CC%81-qu%C3%B4%CC%81c-gia

Tin tổng hợp
(AFP) – Vì Covid-19, thượng đỉnh về Khí hậu COP 26 dời đến năm 2021.
Theo dự kiến, thượng đỉnh COP 26 lẽ ra sẽ được tổ chức tại Glasgow, Scotland, vào tháng 11/2020. Bộ trưởng Môi Trường Phần Lan, Krista Mikkonen, ngày 01/04/2020 cho biết thêm một thượng đỉnh về bảo tồn các loại sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, dự tính diễn ra ở Côn Minh, Trung Quốc, vào tháng 10 cũng sẽ bị dời sang năm 2020.
(Reuters) – Putin kêu gọi một đồng thuận về giá dầu.
Nguyên thủ Nga ngày 01/04/2020 kêu gọi các nước sản xuất và tiêu thụ dầu lửa tìm kiếm một giải pháp để cải thiện tình hình thị trường dầu khí mà ông cho là đang gặp « khó khăn ». Tình hình hiện nay cũng khiến Hoa Kỳ quan ngại. Giá dầu trên thị trường thế giới tụt giảm thê thảm, sau khi thỏa ước giữa Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa (OPEC) và Nga bị vỡ.
(Reuters) – NATO kêu gọi tình liên đới. 
Khối Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa việc giao trang thiết bị y tế cho những nước thành viên nào bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch virus corona. Tuy nhiên, tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, ngày 01/04/2020 tuyên bố là ưu tiên của khối vẫn là phòng thủ châu Âu, sau khi Nga tổ chức một đợt tập trận mà ông cho là một « cuộc biểu dương sức mạnh ».
(AFP) – Mỹ « cuỗm » khẩu trang Pháp đặt mua ngay tại sân bay Trung Quốc.
Ông Jean Rottner, chủ tịch vùng Grand Est của Pháp, ngày 01/04/2020, lấy làm tiếc về việc số hàng khẩu trang Pháp đặt mua của Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ mua lại ngay tại sân bay Trung Quốc với giá cao gấp 3-4 lần. Số khẩu trang này ngay sau đó đã được chở thẳng sang Mỹ. Ông Jean Rottner lấy làm an ủi là vẫn còn nhận được 2 triệu khẩu trang y tế trong số 5 triệu chiếc đặt mua từ ngân sách của vùng.
(AFP) – Nga tiếp tế cho Mỹ chống Covid-19.  
Một chiếc máy bay của không quân Nga chở trang thiết bị y tế và khẩu trang đã đáp xuống phi trường New York chiều ngày 01/04/2020. Đây là hình ảnh đã được phái bộ Nga bên cạnh Liên Hiệp Quốc loan tải rộng rãi. Trên Twitter, ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo cho biết « Chúng ta phải cùng nhau đẩy lui dịch Covid-19. Đây là lý do vì sao Mỹ chấp nhận mua trang thiết bị bảo hộ của Nga, những mặt hàng mà Hoa Kỳ đang cần khẩn cấp ».
(AFP) – Nga chi 16,2 tỉ euro chống Covid – 19.
Thủ tướng Nga Mikhaïl Michoustine thông báo chi 1.400 tỷ rúp (tương đương với khoảng 16,2 tỷ euro) để chống dịch và hỗ trợ kinh tế đất nước. Chính quyền Nga hôm nay (02/4) cho biết đã có 3.548 ca nhiễm virus corona.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200402-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

Điểm tin thế giới sáng 2/4:

Trung Quốc cho phong tỏa một huyện vì virus Vũ Hán

Lục Du
Sáng nay, thứ Năm (2/4), Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả nội dung tóm lược của những tin thế giới nổi bật đêm qua:
Trung Quốc cho phong tỏa một huyện vì virus Vũ Hán
Chính quyền tỉnh Hà Nam, một tỉnh thuộc miền trung Trung Quốc, đã phong tỏa một huyện khi ở đây xuất hiện nhiều người nhiễm virus Vũ Hán, SCMP đưa tin.
Biện pháp phong tỏa bắt đầu có hiệu lực từ thứ Ba tại huyện Jia với khoảng 600 nghìn dân. Nhà chức trách của huyện Jia đã phát đi thông báo này trên internet, trong đó cho biết lệnh phong tỏa hạn chế tối đa người dân rời khỏi nhà, trừ những trường hợp đặc biệt, người ra khỏi nhà phải được cấp phép, có thân nhiệt bình thường và phải đeo khẩu trang.
Lệnh phong tỏa cũng yêu cầu tất cả các doanh nghiệp tại Jia tạm ngừng hoạt động, ngoại trừ các nhà cung cấp sản phẩm y tế, công ty cung cấp dịch vụ hậu cần và các công ty chế biến thực phẩm.
Ấn Độ: chồng 93 tuổi, vợ 88 tuổi bình phục sau khi nhiễm COVID-19
Một người đàn ông 93 tuổi ở Ấn Độ đã trở thành người cao tuổi nhất nước này sống sót sau khi nhiễm virus Vũ Hán, mặc dù có bệnh nền huyết áp và tiểu đường, Fox News đưa tin.
Người vợ 88 tuổi của người đàn ông này cũng đã bình phục sau khi nhiễm nCoV. Ngoài ra, 140 người khác sống cùng với vợ chồng ông tại bang Kerala cũng đã khỏi COVID-19.
Tính tới sáng 2/4 (giờ Việt Nam), theo thống kê của Worldometers, Ấn Độ có thêm 601 người nhiễm mới virus Vũ Hán, đưa số bệnh nhân COVID-19 ở nước này lên 1.998, trong đó có 58 ca tử vong, tăng từ 45 ca so với một ngày trước.
Mỹ triển khai tàu hải quân áp sát Venezuela
Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang triển khai tàu hải quân tiến gần Venezuela hơn nhằm tăng cường các nỗ lực chống ma túy. Động thái này diễn ra sau khi Hoa Kỳ cáo buộc nhà cầm quyền Venezuela, ông Nicolas Maduro, là tội phạm ma túy và treo thưởng 15 triệu USD cho ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ ông ta.
Một nhà phân tích nói với Reuters rằng việc Mỹ triển khai tàu hải quân áp sát Venezuela là nhằm gia tăng áp lực lên Maduro và các đồng minh của ông này chứ chưa phải là một động thái bắt đầu kế hoạch quân sự tấn công chính phủ thiên tả ở Venezuela.
Thổ dân sống trong rừng sâu ở Brazil cũng nhiễm nCoV
Brazil đã ghi nhận trường hợp thổ dân nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên. Bệnh nhân COVID-19 này là một cô gái sống tại một ngôi làng nằm sâu trong rừng Amazon. Thông tin này được dịch vụ y tế dành cho người bản địa của Bộ Y tế Brazil xác nhận hôm thứ Tư, theo Reuters.
Cô gái 20 tuổi nhiễm virus Vũ Hán thuộc bộ lạc Kokama. Cô cho kết quả dương tính với nCoV khi tới khám tại huyện Santo Antonio, nằm cách biên giới Colombia khoảng 880 km.
Tại huyện Santo Antonio đã có 4 trường hợp nhiễm virus Vũ Hán, bao gồm một bác sĩ được xác nhận dương tính với nCoV vào tuần trước, làm dấy lên lo ngại rằng dịch bệnh bắt nguồn từ Trung Quốc có thể tàn phá các cộng đồng người bản địa sống trong rừng sâu Amazon vốn dễ bị tổn thương do điều kiện sống khắc nghiệt.
Nghị viên Mỹ yêu cầu điều tra vụ 3 nhà báo Trung Quốc mất tích
Một nghị sĩ Hoa Kỳ đang kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ hối thúc chính quyền Trung Quốc điều tra vụ việc ba nhà báo tự do ở nước này mất tích sau khi đưa tin về đại dịch viêm phổi Vũ Hán, theo Reuters.
Trong một lá thư đề ngày thứ Ba (31/3), nghị viên Cộng Hòa Jim Banks đã yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu Bắc Kinh mở một cuộc điều tra về số phận của nhà báo Fang Bin (Phương Bân), Chen Qiushi (Trần Thu Thực) và Li Zehua (Lý Triết Hoa). Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, ba nhà báo này đã mất tích sau khi cố gắng đưa thông tin trung thực về dịch viêm phổi Vũ Hán.
“Cả ba người đàn ông này hiểu rằng họ sẽ gặp nguy hiểm khi độc lập đưa tin về tình hình dịch nCoV tại Trung Quốc, nhưng họ đã làm điều đó”, ông Banks viết trong thư, và cáo buộc chính quyền Trung Quốc đã “cầm tù họ hoặc làm điều tệ hại hơn”.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ và Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn chưa hồi đáp yêu cầu bình luận của Reuters về lá thư của nghị viên Banks.
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-2-4-trung-quoc-cho-phong-toa-mot-huyen-vi-virus-vu-han.html

Điểm tin thế giới chiều 2/4:

Đại sứ Philippines tử vong vì virus Vũ Hán;

Hàn Quốc cho phép

bệnh nhân Covid-19 bỏ phiếu qua thư

Hải Lam
Mục Điểm tin thế giới chiều thứ Năm (2/4) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
Đại sứ Philippines tử vong vì virus Vũ Hán
The National dẫn tin từ Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, bà Bernardita Catalla, 62 tuổi, đại sứ Philippines tại Lebanon, qua đời sáng nay tại một bệnh viện ở Beirut sau khi nhiễm virus Vũ Hán.
Bộ Ngoại giao Philippines bày tỏ “đau buồn sâu sắc” trước thông tin này và cho biết bà Catalla qua đời vì “biến chứng phát sinh từ Covid-19”.
Bà Catalla đã làm việc trong ngành ngoại giao 27 năm, từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại Malaysia và Jakarta. Trước khi được bổ nhiệm làm đại sứ tại Lebanon, bà là tổng lãnh sự Philippines ở Hồng Kông.
Hàn Quốc cho phép bệnh nhân Covid-19 bỏ phiếu qua thư
Theo Reuters, Hàn Quốc sẽ cho phép các bệnh nhân Covid-19 được bỏ phiếu qua thư hoặc vắng mặt trong cuộc bầu cử Quốc hội vào giữa tháng này, khi số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán mới tại quốc gia châu Á này tiếp tục tăng nhanh.
Các cử tri sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 15/4 để bầu ra 300 thành viên Quốc hội trong bốn năm tiếp theo. Bộ trưởng Nội vụ Chin Young cho biết khoảng 4.000 bệnh nhân đang được điều trị có thể bỏ phiếu qua thư hoặc bỏ phiếu sớm. Ông nói thêm, chính phủ vẫn đang tìm biện pháp cho những người không nhiễm nCov nhưng đang tự cách ly.
Ủy ban bầu cử quốc gia kêu gọi tất cả cử tri đeo khẩu trang trong các khu vực bỏ phiếu, đeo găng tay có sẵn ở điểm bầu cử, và giữ khoảng cách với những người khác. Các quan chức sẽ đo thân nhiệt ở lối vào và thực hiện khử trùng thường xuyên.
Bé 6 tuần tuổi tử vong vì Covid-19
Theo AFP, ông Ned Lamont, thống đốc bang Connecticut của Mỹ hôm 1/4 cho biết, một trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi đã tử vong vì các biến chứng liên quan đến Covid-19 sau khi nhập viện hồi tuần trước.
Thống đốc Ned Lamont đăng trên Twitter rằng, em bé sơ sinh được đưa tới bệnh viện trong tình trạng không có phản ứng và các y bác sĩ đã không thể cứu chữa cho em.
“Kết quả xét nghiệm đêm qua xác nhận em bé nhiễm Covid-19”, ông cho biết. “Điều này thật sự đau lòng. Chúng tôi tin rằng đây là một trong những trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan đến Covid-19 trẻ nhất thế giới”.
Chính phủ Nhật cấp 2 khẩu trang vải cho mỗi hộ gia đình
Reuters đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 1/4 cho biết chính phủ sẽ cấp 2 khẩu trang vải cho mỗi hộ gia đình, và chưa ra lệnh phong toả toàn quốc.
Ông Shinzo Abe cho biết 50 triệu hộ gia đình của Nhật Bản sẽ được phát khẩu trang vải, mỗi hộ 2 chiếc, bắt đầu từ tuần sau, ưu tiên cho các khu vực có nhiều ca nhiễm.
“Mọi người có thể dùng xà phòng để giặt và tái sử dụng chúng, vì vậy đây sẽ là biện pháp tốt cho nhu cầu khẩu trang tăng vọt”, Thủ tướng Abe phát biểu trong cuộc họp cuối ngày 1/4.
Động thái trên của ông Abe đã vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng mạng.
Thâm Quyến cấm ăn thịt chó và mèo
Reuters đưa tin, chính quyền thành phố Thâm Quyến cấm người dân ăn thịt chó và mèo, bắt đầu từ 1/5. Đây là biện pháp nằm trong nỗ lực ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát.
Thông cáo hôm 1/4 của chính quyền Thâm Quyến có đoạn: “Chó và mèo là những con vật gần gũi với con người hơn tất cả các loài động vật khác. Lệnh cấm ăn chó, mèo và những vật nuôi khác đã được áp dụng ở nhiều nước phát triển cũng như ở Hồng Kông và Đài Loan”.
Trung Quốc đã cấm buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã kể từ cuối tháng 2. Dù chính quyền trung ương không cấm ăn thịt chó, mèo nhưng Thâm Quyến đã mở rộng danh mục cấm.
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-chieu-2-4-dai-su-philippines-tu-vong-vi-virus-vu-han-han-quoc-cho-phep-benh-nhan-covid-19-bo-phieu-qua-thu.html

Tạp chí tiêu điểm

Covid-19 : Tập Cận Bình tìm uy tín trong nước,

tô hình ảnh ở nước ngoài

Thu Hằng
Bắc Kinh rầm rộ quảng bá hình ảnh « cứu tinh » trong khi cả thế giới đang đối đầu với đại dịch virus corona, xuất phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc). Mục tiêu chính là để xóa đi những sai lầm trong thời gian đầu xử lý dịch của chính quyền.
Bị chỉ trích gay gắt vì che giấu thông tin, chậm trễ trong việc xử lý dịch, ngay khi bắt đầu kiểm soát được ổ dịch Vũ Hán, Trung Quốc chuyển sang « phản công » thông qua việc khởi động cỗ máy « ngoại giao khẩu trang », huy động từ các tập đoàn lớn (Alibaba) đến các hiệp hội (Chữ Thập Đỏ) hoặc du học sinh (như ở Nhật Bản), cung cấp trang thiết bị y tế cho cả thế giới hoặc cử những đoàn chuyên gia có kinh nghiệm chống dịch ở Vũ Hán.
Dịch Covid-19 đang bùng phát ở châu Âu và Hoa Kỳ là cơ hội vàng để Bắc Kinh trả đũa và khôi phục lại hình ảnh. Quảng bá cho một Trung Hoa « hào phóng »« tương ái » còn là chiến lược « một mũi tên trúng hai đích » của chủ tịch Tập Cận Bình : lấy lại tín nhiệm trong nước và nâng vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà Trung Hoa học, giáo sư Jean-Pierre Cabestan, đại học Baptiste, Hồng Kông.
***
RFI : Sau thời gian đầu im lặng, ông Tập Cận Bình đang lấy lại hình ảnh « người đứng đầu » như thế nào tại Trung Quốc ?
GS Jean-Pierre Cabestan : Hiện không rõ ông Tập đã lấy lại được hình ảnh chưa. Đó chỉ là những gì mà bộ phận báo chí, tuyên truyền của Bắc Kinh nói. Ông Tập đã nắm lại tình hình vào cuối tháng Giêng, chính xác là vào ngày 20/01, còn ngày 23/01 là ngày tỉnh Hồ Bắc bị chính thức cách ly. Nhưng từ đó tình hình có nhiều biến chuyển.
Ông Tập Cận Bình cuối cùng cũng đến Vũ Hán vào cuối tháng Ba tại vì có nhiều vấn đề : người dân phản đối cách chính phủ xử lý dịch, cũng như những bí mật bị che đậy, nhân viên y tế vất vả chống dịch, đặc biệt là sau vụ chính quyền mới của thành phố Vũ Hán, gồm những nhân vật thân cận của ông Tập Cận Bình, đã yêu cầu người dân Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc cảm ơn đảng và người lãnh đạo đảng là ông Tập Cận Bình về lòng nhân từ, cũng như phải thể hiện lòng biết ơn với đảng Cộng Sản. Thế nhưng, những yêu cầu đó lại không được lòng dân và quay lại chống chính phủ và buộc ông Tập Cận Bình phải đến thăm Vũ Hán vào giữa tháng Ba.
Nói tóm lại, tại Trung Quốc, hiện vẫn chưa rõ liệu chính quyền trung ương đã kiểm soát lại được tình hình chưa và liệu ông Tập Cận Bình có lấy lại được hình ảnh tính cực không. Tôi thấy rằng có khá nhiều biến động trong xã hội với nhiều chỉ trích và lo lắng, giống như một kiểu mất niềm tin vào chính quyền.
RFI : Giữa người dân tỉnh Hồ Bắc và dân một số tỉnh lân cận đã xảy ra xô xát khi tỉnh Hồ Bắc được dỡ lệnh phong tỏa. Liệu đây có khả năng trở thành một nguồn bất ổn tại Trung Quốc sau dịch Covid-19 ?
GS Cabestan : Đây là một vấn đề vì hiện giờ dịch đã lùi sau và tình hình dần trở lại bình thường ở tỉnh Hồ Bắc và sau này là ở thành phố Vũ Hán. Dù sao Bắc Kinh cũng muốn người dân trở lại làm việc ở các tỉnh lân cận.
Những vụ xô xát xảy ra ở ranh giới giữa tỉnh Hồ Bắc và tỉnh Giang Tây (Jiangxi) cho thấy rằng vẫn còn rất nhiều nghi ngờ về việc tỉnh Hồ Bắc đã khống chế được dịch. Vì thế người dân tỉnh Giang Tây không muốn để người dân Hồ Bắc đi làm trở lại ở tỉnh Giang Tây hoặc đi qua tỉnh này để đến một số tỉnh khác như Chiết Giang (Zhejiang) hay Giang Tô (Jiangsu).
Điều này cho thấy tại Trung Quốc vẫn còn rất nhiều nghi ngờ về những phát biểu của chính phủ, tạo nên kiểu cảm bất an. Có nghĩa là mỗi tỉnh tìm cách tự bảo vệ và nghi ngờ về việc tình hình được cải thiện ở Hồ Bắc. Thực ra, những tỉnh này không tin lắm vào những gì Bắc Kinh nói.
RFI : Người ta nói đến khả năng có đợt dịch thứ hai tại Trung Quốc. Liệu điều đó có ảnh hưởng đến « chiến thắng » mà chính phủ hiện không ngừng ca ngợi trên các cơ quan truyền thông Nhà nước ?
GS Cabestan : Chính phủ Trung Quốc công nhận những ca nhiễm virus corona từ nước ngoài vì có khá nhiều người Trung Quốc từ nước ngoài trở về, trong đó có rất nhiều người từ Roma (Ý). Có vẻ như, phải nhấn mạnh là có vẻ như, những ca này làm số ca nhiễm mới tăng lên tại Trung Quốc, nhưng mức tăng ở mức khiêm tốn. Hiện giờ người ta cũng nghi ngờ chính quyền không tổng hợp con số này với thống kê những ca lây nhiễm trong cộng đồng. Vì thế, vẫn còn rất nhiều nghi ngờ và cần tiếp tục theo dõi trước khi thực sự kết luận rằng thách thức đã lùi xa ở Trung Quốc.
RFI : Về mặt ngoại giao, Trung Quốc đang cố triển khai chiến lược « cứu tinh » qua việc cung cấp khẩu trang, trang thiết bị y tế khắp nơi trên thế giới. Phải chăng đây là một công cụ trao đổi, bắt chẹt hơn là chính sách ngoại giao, được coi là một « quyền lực mềm » của Bắc Kinh ?
GS Cabestan : Đúng thế, tôi nhớ là một quan chức của Liên Hiệp Châu Âu đã tóm lược tình hình như thế. Đó là một chiến lược « hào hiệp » nhằm tìm cách quảng bá hình ảnh của Trung Quốc, cũng như tô điểm lại uy tín của Bắc Kinh, bị tổn thương nghiêm trọng từ đầu năm 2020 vì dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc, sau đó chính quyền che giấu, giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của dịch và hành động chậm trễ. Cho nên có rất nhiều người ở bên ngoài cáo buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về nạn dịch này.
Vì vậy Trung Quốc phải làm gì đó, bằng cách huy động mọi phương tiện với nhiều lý do. Trước tiên, Trung Quốc là nước sản xuất phần lớn khẩu trang và máy trợ thở cho cả thế giới. Điều này thật đặc biệt vì rất nhiều nước phụ thuộc đến 80-90% vào trang thiết bị dịch tễ của Trung Quốc, đó là chưa kể đến thuốc men. Hiện tượng này còn do lỗi của các doanh nghiệp phương Tây vì họ không muốn sản xuất trong nước vì chi phí quá cao. Điều đáng chú ý là Trung Quốc không giữ độc quyền, mà lẽ ra các nước phải tránh « để chung trứng trong một giỏ » mà nên hướng sang một số nước khác trong khu vực như Việt Nam, Bangladesh để sản xuất một phần những thiết bị đó.
Điểm thứ hai tôi muốn nhấn mạnh là Trung Quốc không cho không những trang thiết bị đó mà là bán chúng. Theo tôi biết, Trung Quốc còn lợi dụng tình hình để bán với giá đắt. Một số người bạn làm trong lĩnh vực y tế ở Trung Quốc xác nhận rằng giá đã tăng lên theo khối lượng lớn đơn đặt hàng khẩu trang, thiết bị y tế.
Trung Quốc đã lợi dụng thế mạnh để lấy lại uy tính, cải thiện hình ảnh của mình. Liệu chiến lược này có thành công không ? Một số nước đã tỏ lòng biết ơn như Ý, Hungary, Serbia… Nhưng có phải nước nào cũng thế không ? Tôi nghi ngờ điều này.
RFI : Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đàm thoại với tổng thống Mỹ Donald Trump và đề nghị « đoàn kết » chống dịch. Phải chăng ông Tập đã thay đổi chiến lược ?
GS Cabestan : Đó là ý muốn giảm bớt căng thẳng với Hoa Kỳ. Chẳng mất gì khi kêu gọi « đoàn kết » trong khi lại có thể tạo thuận lợi cho Trung Quốc. Chẳng ai phản đối kiểu phối hợp trong cuộc chiến chống virus corona cả.
Nhưng không nên ngây thơ ! Đây là một cuộc chiến, nhưng cũng là cạnh tranh giữa hai cường quốc. Bắc Kinh tận dụng được điểm yếu của Mỹ về lĩnh vực dịch tễ. Trong đợt dịch Ebola, Trung Quốc và Mỹ là hai nước đầu tầu, nhưng trong đại dịch này, Hoa Kỳ đang vất vả xử lý dịch. Cần nhắc lại là khi dịch bùng phát ở Vũ Hán, Hoa Kỳ cũng như nhiều nước châu Âu khác đã gửi hàng cứu trợ cho Trung Quốc. Bắc Kinh đã tận dụng việc dịch lan rộng ở phương Tây như món quà trời cho về mặt ngoại giao để tỏ ra « hào hiệp » với thế giới, thể hiện là cường quốc « cứu tinh » duy nhất, nhưng tôi không nghĩ là Trung Quốc có thể cứu hết các nước !
RFI : Với tất cả những nỗ lực trên, liệu sau khi hết dịch, chủ tịch Tập Cận Bình có trở nên mạnh hơn không ?
GS Cabestan : Đó là điều ông ấy hy vọng và hy vọng rất nhiều. Nhưng tôi cho rằng ông Tập bị phản đối rất nhiều trong cuộc khủng hoảng này. Trước tiên là vì ông ấy phản ứng chậm và để bộ trưởng Y Tế cùng với một số quan chức khác lên tuyến đầu và sau đó là phạm khá nhiều lỗi trong việc xử lý khủng hoảng. Vì thế mà ông ấy hiện bị phản đối nhiều hơn cả cách đây vài tháng.
Giờ chúng ta thấy ông Tập là người duy nhất trên đỉnh cao quyền lực. Chính ông là người bổ nhiệm nhiều quan chức mới ở tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán, tất cả đều là người thân cận của ông, cũng như ông Lạc Huệ Ninh, người đứng đầu Văn phòng liên lạc tại Hồng Kông. Nên dù ông Tập Cận Bình bị phản đối nhưng hiện tại ông không bị suy yếu.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giáo sư Jean-Pierre Cabestan, đại học Baptiste Hồng Kông.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200402-covid-19-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-t%C3%ACm-uy-t%C3%ADn-trong-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-t%C3%B4-h%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-%E1%BB%9F-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i

Tin Việt Nam – 02/04/2020

Tin Việt Nam – 02/04/2020

Tàu Trung Quốc

tông chìm tàu cá Quảng Ngãi tại Hoàng Sa

Một ngư dân Quảng Ngãi vừa báo tin bị tàu cá bị tàu Trung Quốc tông chìm tại khu vực ngư trường truyền thống Hoàng Sa.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 2/4/2020. Theo đó ngư dân tên Đặng Tằm, đang đánh cá tại vùng biển thuộc Quần đảo Hoàng Sa đã gọi điện về cho người nhà tại địa phương xã Bình Châu thông báo bị một tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
Ngày 02/04/2020 Ủy ban Nhân dân (UBND) xã Bình Châu, ra công bố số 47/BC về việc tàu cá Việt Nam bị tàu nước ngoài tông chìm.
Theo báo cáo, tàu cá bị đâm chìm mang số hiệu QNg-90767-TS do ông Trần Hồng Thọ, sinh năm 1987, trú tại thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi làm chủ sở hữu. Tàu xuất bến tại trạm kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ ngày 20/3/2020 với 8 lao động.
Tàu bị tàu Trung Quốc tông chìm ở đảo Phú Lâm, có tọa độ 16042 N – 112025’44” E. Sau khi bị tông chìm, tàu được 3 tàu cá khác cũng thuộc tỉnh Quảng Ngãi cùng đến cứu hộ.
Báo cáo cũng cho biết thêm, tàu cá của ông Trần Hồng Thọ có công suất 420 CV, đăng ký hành nghề lặn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chinese-ships-sank-quang-ngai-fishing-boats-in-hoang-sa-04022020100935.html

Thêm một người bị bắt

về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền

Hôm 2 tháng 4, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang đã khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Kim Phượng với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.
Truyền thông trong nước dẫn cáo buộc từ cơ quan công an rằng từ năm 2018 bà Phượng đã tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Bà rủ rê một số người khác cùng tham gia vào tổ chức, đồng thời tiến hành trưng cầu dân ý 159 người để bầu ông Đào Minh Quân làm Tổng thống “Đệ Tam Việt Nam Cộng Hòa”. Công an thu giữ cờ của chế độ VNCH cùng nhiều tài liệu liên quan tại nơi ở của bà Phượng.
Vào tháng 1 năm 2018, Bộ Công an Việt Nam ra thông báo đưa tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” có trụ sở ở bang California, Hoa Kỳ, là một tổ chức khủng bố.
Thông báo cũng liệt kê tên của 4 người trong tổ chức, bao gồm chỉ huy tổ chức là ông “Đào Minh Quân, tự xưng là ‘Thủ tướng’ của tổ chức này; Quách Thế Hùng; Kelly Triệu (Triệu Thanh Hoa) và Lisa Phạm (Phạm Anh Đào)”.
Từ đầu năm 2019 đến nay, chính phủ Việt Nam đã kết án tù khoảng 30  người vì làm theo chỉ đạo của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đặt bom xăng sân bay Tân Sơn Nhất và kho lưu xe vi phạm của Công an Biên Hòa, Đồng Nai.
Đài Á Châu Tự Do từng liên lạc với đại diện của tổ chức ‘Chính phủ Quốc Gia Việt Nam’ tại Hoa Kỳ để hỏi ý kiến về những cáo buộc mà phía Việt Nam đưa ra với tổ chức; thế nhưng lần gần đây là ngày 21 tháng 3, email mà RFA gửi đến tổ chức vẫn không nhận được phúc đáp.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/one-more-person-was-arrested-on-charges-of-overthrowing-the-gov-04022020081901.html

Chủ tịch Khánh Hòa lên tiếng

về việc di dời ga Nha Trang để xây cao ốc

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa vừa lên tiếng về việc di dời ga Nha Trang gây bức xúc trong dư luận gần đây. Theo chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đó mới chỉ là phương án đề xuất ban đầu của doanh nghiệp, chưa phải là hồ sơ đề xuất thực hiện dự án chính thức theo quy định.
Truyền thông trong nước loan tin vào ngày 2 tháng 4, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân kết luận về việc nghe báo cáo đề xuất phương án cải tạo, di dời ga Nha Trang của Công ty TNHH Tập đoàn Thương mại Tuấn Dung và đề nghị công ty này tiếp thu các ý kiến tham gia của các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề xuất dự án bảo đảm tính khả thi, trình bộ GTVT xem xét theo quy định.
Vào ngày 12 tháng 2 vừa qua, Sở GTVT Khánh Hòa đã gửi văn bản báo cáo đến UBND tỉnh này về 2 phương án đề xuất di dời ga Nha Trang của Công ty TNHH Tuấn Dung (trụ sở tại Hà Nội).
Phương án 1 đề xuất cải tạo ga Nha Trang thành ga khách và xây dựng ga Vĩnh Trung mới ở ngoại thành TP Nha Trang thành ga hàng hóa, tránh tàu đi vào trung tâm thành phố. Quy hoạch sử dụng 36.450 m2 đất khu vực ga Nha Trang thành chung cư 30 tầng, công trình 35 tầng, nhà ở thương mại, công viên, đường giao thông nội bộ. Còn theo phương án 2, dỡ bỏ và cải tạo ga Nha Trang thành bảo tàng du lịch; tuyến đường sắt chính đi thẳng ra ga Vĩnh Trung và quy hoạch sử dụng khu vực ga Nha Trang với diện tích hơn 114.287 m2, bố trí gồm: bảo tàng ga, chung cư 30 tầng, công trình 35 tầng, nhà ở thương mại, công viên, đường giao thông nội bộ.
Sở GTVT Khánh Hoà cho biết phương án 1 phù hợp với các quy hoạch được Bộ GTVT phê duyệt năm 2015 và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012. Còn phương án 2, chưa phù hợp với quy hoạch đường sắt đã được Bộ GTVT phê duyệt di dời toàn bộ ga ra khỏi khu vực trung tâm thành phố. Việc sử dụng đất khu vực ga Nha Trang cũng chưa được thể hiện trong quy hoạch chung của thành phố. Tuy nhiên, Sở GTVT Khánh Hoà đồng ý với phương án 2 vì số lượng đoàn tàu mà ga Nha Trang tiếp nhận hàng ngày được nói gây ùn tắc giao thông và cho rằng việc di dời ga Nha Trang chỉ nên thực hiện khi đường sắt tốc độ cao được xây dựng, đi vào khai thác.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/khanh-hoas-chairman-spoke-about-the-proposal-of-nha-trangs-relocation-to-build-high-rise-buildings-04022020090200.html

Thông báo về tiến độ

tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông

Văn phòng Thành ủy Hà Nội hôm 2/4/2020, vừa ban hành thông báo về tiến độ đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông và các dự án trọng điểm nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết thông báo kết luận số 2538 được đưa ra sau hội nghị giữa Thành ủy với Bộ Giao thông Vận tải về tiến độ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông và các dự án trọng điểm nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội.
Cụ thể, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đã cơ bản hoàn thành, các đơn vị liên quan đang hoàn công và khắc phục các khuyết điểm, tiến hành các thử nghiệm, đánh giá an toàn hệ thống.
Thành phố Hà Nội đã hoàn thành 9/9 nội dung để đưa vào khai thác vận hành ngay sau khi Hội đồng nghiệm thu Nhà nước kết luận chất lượng công trình đủ điều kiện an toàn theo quy định.
Theo thông báo, hiện các bên đang khẩn trương thực hiện đào tạo nhân lực, vận hành chạy thử, kết nối hạ tầng giao thông, thông tin tuyên truyền… Nhưng do vẫn còn một số vấn đề kỹ thuật, đánh giá an toàn hệ thống, chưa thống nhất giữa Bộ Giao thông Vận tải và tổng thầu của dự án… nên tiến độ bàn giao, vận hành liên tục chậm so với cam kết.
Để giải quyết các vấn đề vừa nêu, Thành ủy Hà Nội và Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải quyết định thành lập Tổ công tác liên quan đến dự án Cát Linh – Hà Đông.
Tổ công tác có nhiệm vụ đưa ra giải pháp tháo gỡ toàn bộ các vấn đề còn vướng mắc, chưa thống nhất giữa chủ đầu tư và tổng thầu của dự án, đề xuất Chính phủ xem xét, thống nhất thông tin khi đàm phán với nhà thầu.
Về công tác đánh giá an toàn, hai bên thống nhất nghiệm thu có điều kiện đối với các nội dung không ảnh hưởng tới chất lượng công trình, an toàn chạy tàu và biện pháp khắc phục trong thời gian bảo hành.
Thông báo cũng đề nghị Kiểm toán Nhà nước rà soát lại kết luận kiểm toán để có thể điều chỉnh đối với nội dung thuộc thẩm quyền. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng xem xét.
Ngoài ra, thông báo cũng đề nghị Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao, xem xét đưa chuyên gia Trung Quốc của dự án sang Việt Nam làm việc trong tình hình phòng chống dịch bệnh COVID-19.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/notice-on-the-progress-of-cat-linh-ha-dong-urban-railway-04022020074100.html

Nhiều người Việt Nam bị bắt giữ ở Thái Lan

sau chiến dịch triệt phá đường dây

tích trữ khẩu trang, dung dịch rửa tay

Hôm thứ Ba (31/03/2020), trung tướng Sở cảnh sát Xuất nhập cảnh Thái Lan cho biết họ đã bắt giữ 6 công dân Việt Nam với cáo buộc tích trữ dung dịch rửa tay và khẩu trang. Họ bị bắt trong một ngôi nhà ở Pattanakarn Soi 29 thuộc quận Suan Luang của thủ đô Bangkok.
Cảnh sát đã phát hiện 142,500 chiếc khẩu trang và 12,000 lọ dung dịch rửa tay, 13 thùng rượu cồn, 3 máy làm dung dịch rửa tay, 2 khẩu súng lục, một lượng nhỏ ma túy đá methamphetamine và thuốc lắc MDMA.
Những người bị bắt gồm hai phụ nữ: Trần Tui An (39 tuổi), Nguyễn Ti Hwian (34 tuổi) và bốn đàn ông: Hồ Tài Dươn (35 tuổi), Nguyễn Văn Hùng (35 tuổi), Hương Sian Sung (34 tuổi) và Nguyễn Dui Nam (32 tuổi).
Chủ sở hữu của công ty, bà Trần Tui An, đã khai với cảnh sát rằng bà mở công ty hướng dẫn viên du lịch được khoảng 7 đến 8 tháng, nhưng việc kinh doanh gặp khó khăn do lượng du khách sụt giảm, nên bà đã liên lạc cho bạn bè ở Việt Nam xuất cảng khẩu trang và dung dịch rửa tay qua Thái Lan để bán.
Cả sáu nghi can đều nhận nhiều cáo buộc, bao gồm tích trữ hàng hóa, bán hàng với giá cắt cổ, tàng trữ ma túy, súng đạn không phép, và hoạt động kinh doanh không có giấy phép.
BTT
https://www.sbtn.tv/nhieu-nguoi-viet-nam-bi-bat-giu-o-thai-lan-sau-chien-dich-triet-pha-duong-day-tich-tru-khau-trang-dung-dich-rua-tay/

Ca thứ 227 nhiễm virus Vũ Hán

Hiểu Minh
Tối 2/4, Bộ Y tế công bố 5 ca mắc mới virus Vũ Hán. Như vậy 9 ca bệnh mới ghi nhận trong ngày, nâng số bệnh nhân lên 227.
Theo bản tin trên VnExpress, “bệnh nhân 227”, nam, 31 tuổi, được xem như F4 liên quan Bệnh viện Bạch Mai. Anh là nhân viên công ty Bảo Việt, con của “bệnh nhân 209”, tiếp xúc gần tại gia đình từ ngày 16/3 đến 25/3.
Đây là lần đầu tiên ghi nhận một bệnh nhân virus Vũ Hán ở tầng F4. Con đường lây nhiễm đến bệnh nhân này là: ca 162 => 163 => 209 => 227.
“Bệnh nhân 227” được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang từ ngày 27/3. Xét nghiệm ngày 31/3 kết quả dương tính, chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Một ca nữa liên quan Bạch Mai, được ghi nhận “bệnh nhân 223”, nữ, 29 tuổi, ở Hải Hậu, Nam Định, chăm sóc người thân tại Khoa Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Bạch Mai. Từ ngày 11/3 đến 24/3, cô thường xuyên ăn uống và mua đồ tạp hóa ở căng tin, có tiếp xúc với những người cung cấp nước sôi thuộc công ty Trường Sinh. Ngày 26/3, cô ho và sốt, cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, kết quả xét nghiệm dương tính. Hiện, sức khỏe bệnh nhân ổn định.
Tổng số ca liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai đến chiều 2/4 lên 42, gồm 26 nhân viên công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ ăn uống, hai nữ điều dưỡng cùng một thân nhân, còn lại là bệnh nhân, người nuôi bệnh, người đến khám, và các ca liên quan do lây nhiễm trong cộng đồng.
Ca liên quan đến quán bar Buddha ở TP.HCM là “bệnh nhân 224”, nam, 39 tuổi, quốc tịch Brazil, địa chỉ tại phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM. Anh có thời gian sống cùng phòng với “bệnh nhân 158” tại chung cư Masteri, không có triệu chứng lâm sàng. Từ ngày 27/3, anh được cách ly tập trung tại Trường HUFLIT, huyện Hóc Môn. Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
“Bệnh nhân 225”, nam, 35 tuổi, quê An Đông, An Dương, Hải Phòng, làm việc ở Moskva 10 năm nay, về nước trên chuyến bay SU290, ghế 50D, ngày 25/3, cách ly tại Đại học FPT tại Hòa Lạc, Hà Nội.
“Bệnh nhân 226”, nam, 22 tuổi, về nước cùng chuyến bay với “bệnh nhân 212” ngày 27/3 trên chuyến SU290 và được cách ly tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Vĩnh Phúc.
Hai bệnh nhân trên đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Về việc yêu cầu cách ly xã hội trong vòng 15 ngày từ 1/4 đến 15/4, một số nơi ở Quảng Ninh, Thái Bình xuất hiện tình trạng người dân đổ đất, chặn bê tông, lập hàng rào sắt ở một số tuyến đường để ngăn người qua lại, ra vào.
Trao đổi với Zing chiều nay 2/4, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, việc các địa phương có các biện pháp ngăn người và phương tiện ra vào địa bàn theo hướng “ngăn sông cấm chợ” là không đúng.
“Các địa phương có thể lập chốt kiểm soát người và phương tiện ra vào, yêu cầu khai báo y tế, nhưng không được cấm việc đi lại của người dân”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Trước đó, tổng số bệnh nhân mắc virus Vũ Hán tại Việt Nam là 222 người. Việt Nam có 4.671 trường hợp nghi nhiễm đang được theo dõi, cách ly. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe là 79.537. Trong đó, cách ly tại nơi cư trú là 38.821 người.
https://www.dkn.tv/thoi-su/ca-thu-227-nhiem-virus-vu-han.html

Việt Nam hỗ trợ hơn 61 ngàn tỷ đồng

cho 20 triệu người dân trong dịch COVID-19

Chính phủ Việt Nam quyết định một gói hỗ trợ hơn 61.500 tỷ đồng cho khoảng 20 triệu người dân đang gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19.
Truyền thông trong nước, vào ngày 2/4 cho biết đây là gói hỗ trợ an sinh chưa từng có tiền lệ, được xem xét và thảo luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, qua trao đổi với Báo mạng Zing.vn vào ngày 2/4, cho biết Thủ tướng Chính phủ, vào chiều ngày 1/ 4, đã thống nhất dự thảo Nghị quyết về gói hỗ trợ vừa nêu; đồng thời giao cho các bộ, ngành liên quan nhanh chóng hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Thủ tướng.
Gói hỗ trợ hơn 61.500 tỷ đồng sẽ dùng để hỗ trợ cho các đối tượng được cho có thu nhập bị giảm nặng nề, mất việc làm, không bảo đảm mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19.
Gói hỗ trợ này không hỗ trợ dàn trải mọi đối tượng. Theo đó, có khoảng 20 triệu người dân đang gặp khó khăn, thuộc 6 nhóm đối tượng sẽ được xem xét để nhận hỗ trợ.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết 6 nhóm đối tượng bao gồm: người có công đang hưởng chính sách thường xuyên và người đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội; các hộ nghèo và hộ cận nghèo; nhóm người lao động bị tạm dừng lao động, dừng hợp đồng nhưng chưa có lương; những người bị dừng hợp đồng nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chính sách BHXH và lao động tự do không có giao kết hợp đồng; những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ có mức thu nhập dưới 100 triệu nhưng phải dừng việc do thực hiện nghiêm các quy định về cách ly; những doanh nghiệp không có khả năng trả mức lương tối thiểu vùng bình quân cho người lao động sẽ được vay 50% mức lương tối thiểu vùng, với lãi suất 0% để trả cho người lao động, giữ chân người lao động, nhằm tiếp tục phục hồi và tái sản xuất sau này.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết thêm tổng số tiền trong gói hỗ trợ an sinh dự kiến hơn 61.500 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ khoảng 35.880 tỷ đồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-plans-the-aid-package-of-more-than-61k-billionvnd-for-20-millions-people-04022020082626.html

Người Sài Gòn “đua nhau” làm từ thiện

giúp người nghèo trong mùa dịch

Tin Saigon.- Trước lệnh cách ly toàn quốc của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam để chống dịch coronavirus, trong những ngày qua, nhiều người dân Sài Gòn đã ra thông báo sẽ thực hiện nấu cơm, hoặc phát mì tôm miễn phí cho những người nghèo trên địa bàn với tinh thần tương thân tương ái, bất chấp nguy cơ dễ bị nhiễm coronavirus.
Hành động này đang được nhiều người dùng mạng xã hội kêu gọi chia sẽ, và tán dương trong ngày 1 tháng 4 năm 2020, để giúp cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn biết đến các địa chỉ thiện nguyện trên.
Theo đó, đã có trên 20 địa điểm ở nhiều quận, huyện trên toàn thành phố thực hiện phát cơm miễn phí, hoặc bán với giá rẻ tượng trưng là từ 1,000 đồng đến 5,000 đồng cho những người khó khăn trong mùa dịch.
Được biết, phần lớn trong các quán cơm thiện nguyện trên như Nụ Cười 2 ở quận tân Phú, Nhất Tâm ở huyện Bình Chánh, và nhiều quán cơm khác đều được các thiện nguyện viên thực hiện nhiều năm qua chứ không chỉ riêng mùa dịch coronavirus. Việc làm này chỉ khác ngày thường ở chỗ, những thực khách không được ngồi ăn tại quán mà phải mang khẩu phần ăn về nhà hoặc đi nơi khác ăn, để tránh việc tập trung một chỗ.
Trái ngược với hành động đẹp này của người dân, là hành động lặng thinh của nhà cầm quyền Cộng sản tại Sài Gòn sau tuyên bố sẽ trích gần 3,000 tỷ đồng tiền ngân sách ra hỗ trợ người khó khăn trong thời gian dịch. Và tuyên bố này dù đã được đưa ra gần 1 tuần nhưng hiện nó vẫn chỉ là lý thuyết suông.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nguoi-sai-gon-dua-nhau-lam-tu-thien-giup-nguoi-ngheo-trong-mua-dich/

Đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

phải ký quỹ 100 triệu đồng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành quyết định về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS).
Truyền thông trong nước hôm 1/4 dẫn quyết định nêu rõ  người lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS phải ký quỹ để đảm bảo thực hiện đúng hợp động, về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng và mức chi phí ký quỹ đối với mỗi người lao động là 100 triệu đồng.
Trong thời gian 35 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, người lao động phải thực hiện việc ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tại địa phương và thời gian ký quỹ là 5 năm 6 tháng. Ngoài ra, nếu người lao động thuộc vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì sẽ được vay vốn ký quỹ mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
Tiền ký quỹ của người lao động (NLĐ) sẽ được hoàn trả trong các trường hợp sau: NLĐ không đi làm việc tại Hàn Quốc sau khi đã thực hiện ký quỹ; người lao động về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bị trục xuất về nước mà không thuộc trường hợp bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp; người lao động chuyển đổi thị thực cư trú hợp pháp tại Hàn Quốc; NLĐ bị chết hoặc mất tích theo quy định pháp luật trong thời gian làm việc theo hợp đồng.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/5/2020.
Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện có khoảng 48 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc. Ngoài ra, có khoảng 11 nghìn lao động làm việc bất hợp pháp tại quốc gia này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/laborers-to-korea-must-deposit-vnd-100-million-04022020081826.html

Virus corona :

Việt Nam tăng cường kiểm soát « cách ly xã hội »

Thanh Phương
Từ hôm qua, 01/04/2020, Việt Nam bắt đầu áp dụng lệnh « cách ly xã hội » toàn quốc nhằm ngăn chận đà lây lan của dịch Covid – 19 và đã tăng cường kiểm soát việc tuân thủ lệnh này, nhất là tại Hà Nội. Cho đến hôm nay, theo thông báo chính thức, Việt Nam có tổng cộng 227 ca lây nhiễm virus corona chủng mới và chưa có ca tử vong nào.
Theo tin từ Vietnamnet, hôm nay, công an thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Giao Thông đã lập 30 chốt kiểm tra ở khắp các cửa ngỏ của thủ đô Việt Nam. Tất cả những ai ra vào thành phố trên mọi phương tiện giao thông đều được kiểm tra thân nhiệt, ghi lại thông tin cá nhân, số điện thoại liên lạc, hành trình di chuyển.
Nguy cơ lây lan của dịch Covid-19 tại Hà Nội hiện nay chủ yếu là ở Bệnh viện Bạch Mai. Một trong những ca bệnh mới được công bố hôm nay có liên quan đến bệnh viện này. Tờ vnExpress trích lời chuyên gia y tế Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, báo động là cho đến giờ không thể xác định được đâu là ca nhiễm đầu tiên ( bệnh nhân số 0 ) tại ổ dịch này. Chính vì vậy, nguy cơ lây ra cộng đồng rất cao, vị chuyên gia này khuyến cáo mọi người dân ”hãy ở yên tại chỗ”, tuyệt đối không đi ra ngoài nếu không có việc cần thiết.
Còn tại Sài Gòn, ổ dịch Covid-19 tại quán bar Buddha, quận 2, vẫn còn gây nhiều quan ngại, cho nên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cũng Thành phố Hồ Chí Minh vừa phát thông tin khẩn kêu gọi những người liên quan đến “ổ dịch” này liên hệ ngay với cơ quan y tế.
Còn theo tờ Tuổi Trẻ, từ nay đến hết ngày 03/04, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung đưa người xin ăn, sống lang thang vào các cơ sở xã hội để phòng chống dịch Covid-19.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200402-virus-corona-vi%E1%BB%87t-nam-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-c%C3%A1ch-ly-x%C3%A3-h%E1%BB%99i

Facebook Live: Cập nhật tình hình virus corona

từ Hà Nội và London

Việt Nam cho biết tính đến 18 giờ ngày 2/4, đã có thêm 5 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số người mắc COVID-19 tại Việt Nam lên 227 trường hợp.
Ca số 223 (BN223) là nữ, 29 tuổi, địa chỉ: Hải Hậu, Nam Định, chăm sóc người thân tại Khoa Phục hồi chức năng, bệnh viện Bạch Mai từ 11/3.
BBC tổ chức Facebook Live với khách mời từ Hà Nội để nghe diễn biến tình hình.
Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân toàn quốc:
1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa thường xuyên các bề mặt, sinh hoạt lành mạnh.
5. Thực hiện khai báo y tế (trực tuyến qua https://tokhaiyte.vn hoặc tải và sử dụng ứng dụng NCOVI từ https://ncovi.vn), cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52136097

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: “cách ly xã hội”

không phải “ngăn sông, cấm chợ”

Trong ngày đầu áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng về việc cách ly toàn xã hội để chống dịch Covid-19, nhiều địa phương đã rào đường, cấm xe, thậm chí đổ đất ra đường ngăn các phương tiện lưu thông.
Ngày 2/4, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã lên tiếng với truyền thông trong nước về việc này và ông cho rằng, một số địa phương đã hiểu và thực hiện sai chỉ đạo của Thủ tướng.
Cụ thể, theo ghi nhận của truyền thông trong nước, trong ngày đầu thực hiện “cách ly toàn xã hội”, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đã kiểm soát người dân đi lại trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nối Hạ Long và Uông Bí. Tại các tuyến nối xã và phường cũng bị ngăn chặn. Thậm chí chính quyền đã đổ đất thành luỹ ngăn không cho các xe lưu thông qua lại khu vực trên.
Nói về việc này Bộ trưởng Dũng phát biểu “ai cho phép họ được ngăn sông, cấm chợ, ai cho phép hạn chế đi lại”. Ông lại phải giải thích thêm trong cuộc gặp với báo chí ngày 2/4 rằng Chính phủ không cấm việc đi lại của người dân từ nơi này sang nơi khác, tuy nhiên khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà để tránh tụ tập đông người.
Cũng trong sáng 2/4, một đại diện của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho rằng ngay trong hôm nay tỉnh sẽ tháo dỡ các điểm chặn, thu dọn đất đá thay vào đó là lập các chốt kiểm soát người và phương tiện ra vào để kiểm soát dịch. Đại diện tỉnh Quảng Ninh biện minh thêm rằng việc đổ đất chặn đường là biện pháp phòng dịch cấp bách song cũng được nhiều người dân ủng hộ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/social-distancing-not-to-prevent-people-in-out-localities-04022020074757.html

Bất chấp lệnh cách ly, một cơ quan cấp bộ cộng sản

vẫn đề nghị cho hơn 8,000 người ngoại quốc vào Việt Nam

Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 31 tháng 3 năm 2020 loan tin, bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Cộng sản Việt Nam vừa đề nghị với ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng cộng sản Việt Nam ưu tiên cho 8,458 lao động ngoại quốc nhập cảnh vào trong nước.
Trong số 8,458 lao động này thì người Trung Cộng và Nam Hàn là chủ yếu.
Cơ quan này giải thích, những người ngoại quốc cần được nhập cảnh hầu hết là các chuyên gia hoặc nhà cai quản ở các dự án, công trình trọng điểm mà các công ty đang thiếu hụt. Trước đó, các địa phương ở
Việt Nam cũng đã chủ động tìm nguồn lao động để thay thế, tuy nhiên có những vị trí đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, kinh nghiệm cai quản, ngoại ngữ thì lao động Việt Nam chưa thể đáp ứng được trong một thời gian ngắn. Vì vậy, bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị ông Nguyễn Xuân Phúc đồng ý cấp giấy phép lao động.
Theo cơ quan này, hiện số lao động ngoại quốc đang làm việc tại Việt Nam là gần 70,000 người. Trong đó, người Trung Cộng chiếm 22.4%; người Nam Hàn chiếm 34.4%, còn lại là các lao động đến từ nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, còn có trên 25,000 lao động ngoại quốc về nghỉ Tết mà chưa quay lại Việt Nam, trong đó có 75% là người Trung Cộng.
Đề nghị trên của bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Cộng sản được thực hiện trong bối cảnh tất cả các địa phương ở Việt Nam đang phải cách ly để phòng, chống dịch coronavirus, và phần lớn các lao động trên đều đến từ những nước đang có dịch, đặc biệt Trung Cộng là nơi xuất phát của ổ dịch
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/bat-chap-lenh-cach-ly-mot-co-quan-cap-bo-cong-san-van-de-nghi-cho-hon-8000-nguoi-ngoai-quoc-vao-viet-nam/

Đình chỉ phó giám đốc bệnh viện

làm đám cưới lớn cho con giữa đại dịch

Một phó giám đốc bệnh viện tại Hà Tĩnh vừa bị đình chỉ công việc sau khi làm đám cưới của con trai ông với hàng chục ô tô rước dâu bị đưa lên mạng xã hội, gây xôn xao dư luận giữa bối cảnh Việt Nam chính thức cách ly toàn xã hội trong 2 tuần lễ để chống dịch Covid-19.
Ông Lê Anh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hương Khê, vừa bị Sở Y tế Hà Tĩnh ra quyết định tạm đình chỉ công tác vào chiều 2/4 để “xem xét, xử lý trách nhiệm viên chức quản lý có dấu hiệu vi phạm quy định cấm tập trung đông người”.
Trước đó, vào ngày 31/3, mạng xã hội lan truyền hình ảnh đám cưới con trai ông Hùng với khoảng 20 ô tô rước dâu từ một khách sạn ở thị trấn Hương Khê về tư gia.
Giải thích trên báo Tuổi Trẻ, ông Hùng nói đoàn xe trên là xe của bạn bè ông và bạn bè của con trai đi theo xe rước dâu để chụp ảnh, quay phim.
Ông Hùng nói thêm rằng việc đưa dâu về nhập gia tiên chỉ có sự tham gia của hai gia đình, đoàn xe trên chỉ đưa tới nhà và quay đi. Ông không mời khách khứa và việc tổ chức lễ cưới cho con diễn ra trước ngày 1/4, là ngày lệnh “cách ly toàn xã hội” được chính thức áp dụng.
Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hương Khê cho biết đôi tân hôn hiện cũng phải cách ly tại nhà 14 ngày để phòng dịch vì vừa trở về từ địa phương khác. Con trai ông Hùng làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế và con dâu ông cũng làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Việt Nam chính thức thực hiện lệnh “cách ly toàn xã hội” vào ngày 1/4. Theo đó, người dân được yêu cầu phải ở trong nhà, chỉ ra ngoài “trong trường hợp thật sự cần thiết” như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu… và các trường hợp khẩn cấp khác, không được tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viên và nơi công cộng.
Trong lúc nhà nước Việt Nam cho rằng thời gian cách ly toàn xã hội trong 15 ngày là “khoảng thời gian vàng” để hạn chế tối đa dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng, thì một số ý kiến cho rằng các nhà làm chính sách “nên suy nghĩ lại” về phương cách chống dịch.
Lý do là vì sinh hoạt của đa số người dân Việt Nam vẫn phụ thuộc nặng nề vào hoạt động giao thương căn bản từng ngày. Điều kiện và thu nhập thấp cũng không cho phép họ tích trữ lương thực hay độc lập về phương tiện đi lại.
Nhà văn Phan Thị Vàng Anh gợi ra một số tình huống trên trang Facebook cá nhân như: “Nhà mà có người ốm lại không có xe hơi thì đến bệnh viện bằng gì? Bà đẻ ngồi sau xe máy?”, và cho rằng giới hữu trách “Toàn nghĩ từ tư thế người làm quan, có xe công vụ sẵn sàng”.
Giải thích thêm về quy định cách ly sau khi xuất hiện những tranh luận trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 1/4 nói rằng “cách ly xã hội không phải ngăn cấm giao thông, phong tỏa xã hội…”, mà theo ông, vẫn phải duy trì hàng hoá lưu thông, sản xuất an toàn, nhất là hàng thiết yếu, vật tư y tế, hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu bằng đường biển, đường bộ vẫn bình thường.
Tính đến 6 giờ chiều 2/4, Việt Nam đã công bố 227 ca nhiễm Covid-19 và không có ca tử vong nào.
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%C3%ACnh-ch%E1%BB%89-ph%C3%B3-gi%C3%A1m-%C4%91%E1%BB%91c-b%E1%BB%87nh-vi%E1%BB%87n-l%C3%A0m-%C4%91%C3%A1m-c%C6%B0%E1%BB%9Bi-l%E1%BB%9Bn-cho-con-gi%E1%BB%AFa-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch/5357171.html

Việt Nam cảnh báo mất dấu các ca lây nhiễm

Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn 3 chống dịch COVID-19 với nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất cao. Cơ sở làm bằng chứng cho điều này là vào thời gian qua đã có rất nhiều trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng.
Đó là cảnh báo của PGS- TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung Tâm Đáp Ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam, đưa ra trong ngày 2 tháng 4 tại Hà Nội.
Theo vị PGS- TS này thì trong thời gian vừa qua, Việt Nam chủ yếu ngăn chặn các ca nhiễm COVID-19 từ nước ngoài về. Đầu tiên từ Trung Quốc, sau đến các nước gồm Hàn Quốc, Iran, Ý, rồi toàn Châu Âu và cuối cùng từ mọi quốc gia khác.
Theo ông Trần Đắc Phu, trước đây những ca lây ra cộng đồng còn xác định được ca nhiễm đầu tiên gọi là F0, như trường hợp bệnh nhân số 17 ở Trúc Bạch- Hà Nội; hay bệnh nhân số 34 ở Bình Thuận. Tuy vậy, đến ổ dịch tại Bar Buddha ở Sài Gòn hoặc Bệnh Viện Bạch Mai ở Hà Nội, không thể xác định được đâu là ca nhiễm đầu tiên F0.
Vị PGS- TS này còn nhận định còn có nhiều chỗ khác ở Việt Nam cũng có thể xảy ra tương tự.
Trên cơ sở đó, ông Trần Đắc Phu nhắc lại kêu gọi từng được nhiều lãnh đạo Việt Nam đưa ra gần đây là mọi người dân hãy ở yên tại chỗ. Lý do theo ông Phu vì những ổ dịch không tìm được bệnh nhân số 0, nguy cơ lây ra cộng đồng rất cao.
Bộ Y Tế Việt Nam trong ngày 2 tháng 4 cho biết đã có 75 trường hợp nhiễm COVID-19 tại Việt Nam đã được chữa khỏi. Ba trong 4 bệnh nhân nặng có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính với virus gây bệnh COVID-19. Tính đến chiều ngày 2 tháng tư, cả nước ghi nhận tổng cộng có 222 ca nhiễm SARS-CoV-2.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/covid-19-vietnam-warns-of-missing-f0-patients-while-reports-75-infected-cases-cured-out-of-222-as-of-april-02-04022020074754.html

Dịch COVID-19: Hà Nội lập 30 chốt kiểm soát

người ra vào thành phố, Phú Thọ cách ly 1 thôn

Sau khi thực hiện việc cách ly toàn xã hội vào ngày 1/4, TP Hà Nội vào tối cùng ngày đã thiết lập 30 chốt kiểm soát để kiểm soát thân nhiệt những người ra vào thủ đô, sẵn sàng đưa những người có dấu hiệu nhiễm bệnh COVID-19 đi cách ly. Truyền thông trong nước loan tin này hôm 2/4.
Trước đó, vào ngày 1/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu việc lập các trạm xét nghiệm nhanh tại các cửa ngõ thủ đô.
Cũng trong cùng ngày, tỉnh Phú Thọ cũng thiết lập các trạm kiểm soát, đo thân nhiệt và khai báo y tế cho những người đến tỉnh này.
Theo truyền thông trong nước, tại các trạm kiểm soát ở Hà Nội, ngoài việc đo thân nhiệt, việc xét nghiệm nhanh COVID-19 cũng được thực hiện khi cần thiết. Ngoài kiểm soát y tế, các lực lượng chức năng còn xem xét loại hàng hoá vận chuyển có phù hợp với yêu cầu phòng chống dịch hay không.
Cũng liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19, hôm 2/4, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đã quyết định cách ly thôn Chí Trung, xã Tân Quang, Hiện Văn Lâm sau khi Bộ Y tế công bố ca nhiễm COVID-19 thứ 219 tại khu vực này.
Khu vực cách ly rộng 2,5 ha với 1.404 người thuộc 302 hộ dân. Thời gian cách ly tổi thiểu là 28 ngày kể từ ngày 2/4.
Bệnh nhân số 219 là một phụ nữ đã từng đi chăm sóc mẹ tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai ở Hà nội. Người này nằm cùng phòng với bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 133 từ ngày 16/3.
Hiện Bệnh viện Bạch Mai được coi là ổ dịch lớn tại Hà Nội. Hàng ngàn nhân viên làm việc ở bệnh viện này đã phải thực hiện các xét nghiệm COVID-19 trong những ngày qua.
Tính đến sáng ngày 2/4, Việt Nam đã phát hiện 222 trường hợp nhiễm COVID1-9. Trong số này, 75 người đã khỏi bệnh, 43 người đã có kết quả âm tính lần hai.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/covid-19-hanoi-set-up-30-checkpoints-one-hamlet-in-northern-province-of-phutho-isolated-04022020073902.html

Virus corona: Tại sao Việt Nam thiếu ngân sách

để hỗ trợ người dân?

Ngô Trường Anh VũDoanh nhân, blogger ở TPHCM
“Anh ơi, em chết đói thì có được tính là chết vì dịch không?” Người thợ hớt tóc quen cười buồn hỏi tôi.
Ngày 1 tháng 4, Việt Nam bắt đầu thực thi cách ly toàn xã hội, mọi hoạt động kinh tế sẽ bị đình trệ.
Việt Nam học được gì từ khủng hoảng Covid-19 ở Ý?
Những người bị ảnh hưởng đầu tiên là tầng lớp lao động, trung lưu và kinh doanh nhỏ lẻ, vốn đóng vai trò xương sống của nền kinh tế.
Câu hỏi của người thợ hớt tóc chưa học hết phổ thông cũng là trăn trở chung của hàng chục triệu người Việt Nam hiện tại.
Để trả lời câu hỏi ấy một cách đầy đủ là điều không hề dễ dàng. Dĩ nhiên nếu tạm dừng mọi hoạt động kinh doanh trong 1-2 tuần thì chưa đến mức người dân phải chết đói, nhưng dịch bệnh có khả năng sẽ còn kéo dài và cả nền kinh tế đang chịu chung một số phận bấp bênh.
Khi chưa biết đến khi nào khủng hoảng mới chấm dứt, vấn đề chính sách công một lần nữa lại được quan tâm và đem ra mổ xẻ so sánh.
Chính phủ Việt Nam có chính sách gì?
Đối với nhiều người Việt, họ chỉ biết một cách rất mơ hồ những khái niệm kinh tế vĩ mô và bàn luận về chính sách chính phủ thậm chí còn bị coi là vùng cấm.
Thế nhưng một cách mộc mạc giản đơn thì câu hỏi của người thợ hớt tóc làm bật lên vấn đề cấp bách là:
Chính phủ Việt Nam có chính sách gì để hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh?
Nhìn vào những khoản trợ cấp xã hội và cứu nguy kinh tế mà các nước tiên tiến tung ra để hỗ trợ người dân nước mình đặc biệt là người thất nghiệp, người Việt có suy nghĩ gì?
Thủ tướng Úc Scott Morrison đã quyết định tăng gấp đôi trợ cấp thất nghiệp cho công dân Úc trong 6 tháng, những người mà theo ông sẽ chịu những hậu quả kinh tế đầu tiên vì Coronavirus.
Ông tuyên bố: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất trước các tác động của khủng hoảng”. Chỉ tính riêng gói hỗ trợ này đã có giá trị lên đến 14 tỷ đô la.
Chính phủ Pháp huy động hơn 300 tỷ Euro hỗ trợ thanh khoản cho các công ty bị ảnh hưởng bởi các tác động kinh tế từ sự bùng phát của Coronavirus.
Pháp cứu nguy cho các doanh nghiệp và người lao động bằng ba chương trình tài chính riêng biệt, trong đó hai chương trình cho phép ngân hàng đầu tư công Bpi France cung cấp bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay thương mại và tín dụng.
Chương trình còn lại là viện trợ trực tiếp cho các công ty khi cho phép ngân hàng nhanh chóng cung cấp nguồn tiền cho bất kỳ đơn vị nào cần.
Chính phủ Anh tung ra 330 tỷ Bảng Anh để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và người thu nhập dưới trung bình. Theo đó, khoản tiền gần 400 tỷ USD, bằng 15% GDP của Anh sẽ bao gồm nhiều khoản cho vay để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ không suy sụp vì mất khách và nợ ngân hàng. Bất kỳ doanh nghiệp nào cần tiếp cận với số tiền này sẽ có thể nhận được khoản vay được chính phủ hỗ trợ theo các điều khoản ưu đãi thông qua Ngân hàng Anh Quốc.
Ở khu vực Châu Á, Nhật Bản bơm 14,2 tỷ USD vào thị trường trong một động thái được đánh giá là “táo bạo và chưa có tiền lệ” nhằm kích thích tài chính quy mô lớn.
Singapore cũng tung ra những gói cứu trợ kinh tế khẩn cấp với tổng giá trị khoảng 38 tỷ USD, chiếm đến 11% GDP nước này.
Gần sát Việt Nam thôi, đất nước mà trong tâm thức nhiều người Việt vẫn ở một trình độ phát triển tương đồng hoặc không quá vượt trội so với Việt Nam là Indonesia cũng đã công bố gói kích thích đầu tiên trị giá 120 nghìn tỷ Rupiah, tức 8,1 tỷ USD.
Những công nhân sản xuất với thu nhập ít hơn 13 nghìn USD một năm cũng sẽ được hưởng chính sách giảm thuế mới.
Dĩ nhiên, việc so sánh chính sách của các nước phát triển với Việt Nam là khập khiễng vì quy mô nền kinh tế và trình độ phát triển khác nhau.
Nhưng tại sao người Việt phải đói nghèo?
Nguyên nhân đầu tiên đến từ sự độc quyền và thua lỗ của các tập đoàn nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, dẫn đến kềm hãm sự phát triển tư nhân và gây tổn thất cho xã hội.
Từ lúc mở cửa thị trường năm 1992, các số liệu về phát triển của Việt Nam chủ yếu được tô hồng thông qua tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên, GDP không phản ánh được chất lượng tài sản và dịch vụ được tạo ra, cũng không nói lên được sự hiệu quả của việc gia tăng phúc lợi toàn dân. Sự công nghiệp hoá và mở cửa của nước nhà đáng buồn thay lại là cơ hội để một bộ phận lãnh đạo biến chất, thông qua các tập đoàn nhà nước, làm giàu cho bản thân bằng cách bán tài nguyên và khoáng sản của Việt Nam đến các nước phát triển hơn.
Theo Kiểm toán Nhà nước năm 2018, lỗ lũy kế đến hết năm 2017 của Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí là 3.377 tỉ đồng; Công ty CP Hóa dầu và xơ sợi dầu khí âm vốn 1.780 tỉ đồng, Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất âm vốn 1.159 tỉ đồng. Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) đầu tư vào 8 công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác, lỗ lũy kế 315 tỉ đồng. Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) cũng đầu tư vào 7 công ty, lỗ lũy kế 105 tỉ đồng. Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) nợ 547 tỷ đồng. Khi quy về công ty mẹ, có những tập đoàn ôm khoản nợ khó đòi hàng chục nghìn tỷ đồng như của PVN, lên đến 11.368 tỷ đồng. Tập đoàn này còn “mất không” 773 triệu USD cho 24 dự án ở nước ngoài.
Những tập đoàn nhà nước được ví như tay chân của nền kinh tế, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và tiếp cận được nguồn tín dụng lớn. Tuy nhiên nhóm này liên tục làm ăn thất thoát, khai báo lỗ và phí phạm nguồn lực của xã hội. Như vậy ngay đầu vào của ngân sách đã không đảm bảo.
Nguyên nhân thứ hai khiến ngân sách cạn kiệt là do để xảy ra tình trạng bòn rút ngân sách và đầu tư công không hiệu quả.
Giai đoạn 2013 đến 2019, nếu như thu ngân sách tăng thêm 572 nghìn tỷ đồng thì chi ngân sách tăng hơn 600 nghìn tỷ đồng, tổng cộng đạt hơn 1,66 triệu tỷ đồng.
Điều này có nghĩa là tuy tăng thu nhưng tốc độ tăng chi còn cao hơn. Nếu tính riêng năm 2019 thì thu không đủ bù chi, thâm hụt ngân sách quốc gia 222.000 tỷ đồng, chiếm 3,6% GDP.
Năm 2018 cũng đã thâm hụt ngân sách 204.000 tỷ đồng, chiếm 3,7% GDP và dự kiến năm 2020 vẫn tiếp tục thâm hụt 234.000 tỷ đồng, tuy nhiên với tình hình khủng hoảng hiện tại thì thâm hụt sẽ còn cao hơn rất nhiều.
Trong khi đó, các đại dự án có giá trị hàng chục đến hàng trăm nghìn tỷ đồng liên tục thất bại, không tạo được phúc lợi cho xã hội mà còn gây ra nhiều hệ luỵ cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Ở ngành Giao thông Vận tải, Đường sắt đô thị TPHCM và đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn còn đang đắp chiếu, chưa biết chính xác khi nào mới đưa vào hoạt động.
Nếu như tuyến Metro số 1 dời ngày hoạt động dự kiến đến cuối năm 2021, thì tuyến Metro số 2 phải dời đến tận 2026 mà đại diện ban quản lý dự án vẫn phải thừa nhận rằng “tiến độ của dự án rất khó đảm bảo”. Cát Linh – Hà Đông còn thê thảm hơn khi chưa đi vào sử dụng đã xuống cấp.
Ở ngành Công Thương, các đại dự án thua lỗ nổi bật là Nhà máy Sản xuất đạm Hà Bắc, từ năm 2016 đến 2019 lỗ khoảng 2700 tỷ đồng. Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình chỉ tính đến hết 2018 lỗ luỹ kế gần 5000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu nhà nước âm hơn 2600 tỷ đồng. Hàng loạt dự án khác phải đình trệ, tranh chấp hợp đồng và ngưng sản xuất.
Cả 2 nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt ngân sách ở Việt Nam đều có mẫu số chung là cơ chế quản lý yếu kém.
Bởi chính vì cơ chế quản lý lỏng lẻo, ở Việt Nam xuất hiện sự vun vén của cải bằng các tổn thất xã hội qua các nhóm lợi ích vốn chiếm độc quyền và hưởng nhiều đặc lợi trong mọi lãnh vực mà họ tham gia. Hệ thống tiền tệ của Việt Nam lại được vận hành thông qua các ngân hàng trực thuộc trung ương, nguồn vốn vay vì thế cũng chỉ có thể được tiếp cận một cách sâu rộng nhất bởi những nhóm quyền lực chứ không phải tầng lớp lao động.
Những nhóm có đặc quyền đã sử dụng khả năng tiếp cận tín dụng lớn của họ mà kiểm soát các nền kinh tế thông qua những ngành nghề khác nhau. Tổ chức xã hội Việt Nam như được tạo ra để phục vụ riêng cho các nhóm lợi ích này và điều đó cần phải được thay đổi. Trong khung pháp lý hiện tại, cho dù chính
phủ Việt Nam có muốn tung ra gói trợ cấp cho người nghèo thì cũng khó mà đến tay họ, điều này đã xảy ra vào năm 2015 ở gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ.
Nợ công dự kiến năm 2020 sẽ chiếm đến 23% so với ngân sách, cao nhất trong 6 năm gần đây. Cũng trong giai đoạn này, nhà nước Việt Nam phải liên tục vay nợ mới để trả nợ cũ và điều này là cực kì nguy hiểm do Việt Nam sẽ không còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về lãi vay trong thời gian tới. Dịch bệnh lần này đã làm phơi bày những mặt tối trong mô hình vận hành xã hội cũng như làm nổi bật một sự thật rằng đất nước đang rất thiếu nội lực.
Cho dù Bộ y tế đã có những nỗ lực lớn trong công tác chống dịch, sự cố gắng đó là không đủ để bù lại những hạn chế về tiềm lực quốc gia, điều chỉ được vun vén một cách bài bản qua hàng chục năm phát triển.
Thực tế cho thấy rằng sự phát triển của Việt Nam trong 30 năm qua đi kèm với việc nới lỏng những định chế cho kinh tế tư nhân và áp dụng nhiều quy luật vận hành căn bản của nền kinh tế thị trường, tức là thay đổi cơ chế quản lý. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, cải cách chính trị đã đi sau cải cách kinh tế.
30 năm mở cửa, những người lãnh đạo Việt Nam lại đứng trước bài toán đặt ra ở thời bao cấp: đổi mới hay là chết. Dịch bệnh rồi sẽ qua, điều quan trọng là Việt Nam có đủ dũng cảm để nhìn nhận và khắc phục những điểm yếu của nước nhà. Để có thể đương đầu với những thử thách và khủng hoảng tất yếu trên con đường phát triển, một mô hình nhà nước tiến bộ hơn qua đó tích luỹ và phát huy được sức mạnh quốc gia vẫn là lời giải vẹn toàn nhất.
Việt Nam rồi vẫn tiếp tục đói nghèo hay sẽ biết trở mình để thịnh vượng hơn?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52134103

Đảng lại kiên định với “Kinh tế tập thể, Hợp tác xã” !

Cao Nguyên
Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng vừa thay mặt Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ký bản kết luận về việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX.
Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu cần phải “tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quán triệt về bản chất của kinh tế tập thể, hợp tác xã, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, xác định rõ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.”
Hợp tác xã – nỗi ám ảnh của người dân Việt
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nói với RFA rằng trước hết phải xác định từ ngữ “kinh tế tập thể” mà ông Vượng nói là gì. Ví dụ, hợp tác xã là một hình thức của kinh tế tập thể, nhưng một công ty, một tập đoàn tư nhân cũng là kinh tế tập thể.
Bởi vì ở Việt Nam có nhiều thuật ngữ không rõ ràng. Điển hình là “Nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa”, cho tới nay vẫn chưa ai có thể giải thích rành rẽ về cụm từ đó:
“Cái đó cần ông Vượng nói rõ ra là ông muốn nói đến kinh tế tập thể là như thế nào, chứ theo Kinh tế học thì tôi chưa thấy từ ngữ “kinh tế tập thể”. Đó là một từ ngữ mới, chỉ có kinh tế thị trường hay là kinh tế của các quốc gia theo Xã hội Chủ nghĩa. Còn nếu mà kinh tế tập thể thì đây là một từ mà tôi không quen nghe.”
Tiến sỹ Mạc Văn Trang cho rằng sở dĩ chỉ thị này của ông Trần Quốc Vượng thu hút chú ý dư luận là vì nền kinh tế tập trung hay hợp tác xã từng là nỗi “ám ảnh” của người dân Việt Nam trong suốt gần ba thập kỷ:
“Tôi thấy trên mạng bình luận nhiều lắm. Cái kinh tế tập thể là thiết yếu theo nghị quyết của Bộ Chính trị làm cho nhiều người rất là sợ hãi. Bởi vì cái chữ “kinh tế tập thể, hợp tác xã” ở Việt Nam diễn ra từ năm 1960 cho đến những năm 1986. Trong gần 30 năm, nó khủng khiếp quá. Người ta nghĩ rằng hợp tác xã, kinh tế tập thể là khủng khiếp lắm, vì kết quả đã làm cho toàn dân phải đói.
Tôi nghĩ rằng do mặc cảm, thành kiến đối với chữ “hợp tác xã”. Bây giờ chắc là không phải lập lại các hợp tác xã như hồi xưa nữa. Có thể cái hợp tác xã bây giờ giống như như quyền tự do lập hội. Những người dân tự do liên kết với nhau, góp ruộng, góp công sức để người ta làm ăn tập thể.”
“Hợp tác xã không phải là mô hình của một nền kinh tế tân tiến”
Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX, ban hành từ năm 2002, xác định “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã, là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, phấn đấu đưa kinh tế tập thể tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế.”
Việt Nam mình sau khi thống nhất đất nước rồi thì có vấn đề hợp tác xã, đem tất cả đất đai của dân chúng vào trong hợp tác xã. Nó không đi đến đâu cả, không phát triển được. – Bùi Kiến Thành
Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, hợp tác xã gắn với một thời kỳ trong lịch sử phát triển kinh tế của đất nước cũng như lịch sử kinh tế trên thế giới, mà thời kỳ đó đã lùi xa rồi. Nó có ảnh hưởng nhất định đối với một giai đoạn của nền kinh tế, chứ không phải trong nền kinh tế hiện đại bây giờ:
“Việt Nam mình sau khi thống nhất đất nước rồi thì có vấn đề hợp tác xã, đem tất cả đất đai của dân chúng vào trong hợp tác xã. Nó không đi đến đâu cả, không phát triển được. Rõ ràng nó biến ra thành một nền kinh tế thất bại, nên dần người ta bỏ nó đi thay bằng chính sách Đổi Mới với nền kinh tế nhiều thành phần, mà trong đó thành phần kinh tế tự do lần lần phát triển. Rõ ràng, nó không phải là một mô hình gì để chúng ta nâng cao lên.
Tôi không phủ nhận vai trò của hợp tác xã trong một khung cảnh nào đó của một nền kinh tế hay trong một bước tiến nào đó của nền kinh tế. Nhưng hợp tác xã không phải là mô hình của một nền kinh tế tân tiến phát triển.
Đối với tôi là một người nghiên cứu kinh tế, tôi thấy rằng hợp tác xã không phải là mô hình chủ đạo của một nền kinh tế phát triển được, chỉ là ở trong một thời đại nào đó thôi.
Đừng đặt nặng một cái gì, phải đi từ cái nhỏ lên cái lớn. Cái nào cũng có phần việc, có vai trò riêng của nó. Một nền kinh tế phát triển phải có đủ mọi tầng lớp để nó phát triển lên.”
Tiến sỹ Mạc Văn Trang cho rằng mô hình hợp tác xã cũng không phải là không tốt. Hiện nay, ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều người đã kết hợp với nhau để canh tác rồi. Tuy nhiên, sự hợp tác phải dựa trên sự tự nguyện chứ không phải bị ép buộc, cũng không cần phải ra nghị quyết, chỉ cần tôn trọng quyền Tự do lập hội của người dân là được:
“Những người nông dân sẽ tổ chức sản xuất theo mô hình mới chứ không phải giống như hồi xưa. Như hồi xưa thì hãi quá. Hiện nay, ở Đồng bằng Sông Cửu Long, những người trông cây trái, người chăn nuôi cũng đã có hình thức hợp tác rồi. Nhưng cái đó là tự nguyện, không ép buộc, không phải là do chi bộ lãnh đạo nữa. Bây giờ hợp tác là trên tình thần cộng đồng, cùng phát triển.
Thế còn về nghị quyết thì tôi thấy làm lạ, bởi vì xu thế tất yếu thì tự người dân có luật tự do lập các tổ chức xã hội dân sự, người ta sẽ tự biết cách liên kết với nhau, học tập nhau, tại sao lại cần phải đến nghị quyết để làm cho người dân phải hoang mang.”
Khẳng định về đường lối chính trị
Ông Trần Quốc Vượng cũng thay mặt Bộ Chính trị giao Chính phủ xây dựng chiến lược để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, trình Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII xem xét, để ban hành nghị quyết mới.
Theo tiến sỹ Mạc Văn Trang, việc bộ Chính trị tiếp tục ra nghị quyết mới là vì Chủ nghĩa Xã hội xưa nay luôn phải lấy thành phần kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước làm chủ đạo:
“Việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội từ trước đến nay thì nó bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là chủ đạo.
Kinh tế quốc doanh như Vinashin, Vinalines và nhiều tập đoàn làm tan nát cả đất nước, huỷ hoại biết bao nhiêu nguồn lực, gây ra nhiều tổn thất ghê gớm. Người dân người ta nghe đến kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể là người ta hãi hồn rồi. Nhưng tôi nghĩ điểm này là họ không nhạy cảm chính trị, không hiểu tâm lí xã hội. Đáng lẽ ra không cần nghị quyết gì cả, chỉ cần khuyến khích các hội đoàn, người ta tự thấy mô hình nào đẹp, hiệu quả thì người ta sẽ học tập. Thế thôi.”
Về đường lối “phát triển kinh tế tập thể là nhiệm vụ của hệ thống chính trị”, luật sư Lê Công Định bình luận trên trang cá nhân rằng giới lãnh đạo đảng cầm quyền Việt Nam vẫn đang điều hành nền kinh tế hiện đại bằng tư duy của các lãnh tụ Cộng sản thuộc thế hệ hơn 100 năm trước:
“Nếu kinh tế tập thể và hợp tác xã là hai loại hình tự nhiên được hình thành từ nhu cầu tất yếu của thị trường và là xu thế tất yếu của nền kinh tế quốc gia thì sao phải “tăng cường tuyên truyền, quán triệt về bản chất” của nó?
Khôi hài hơn, nếu sự tồn tại của chúng là tất yếu thì cần gì phải xem việc phát triển loại hình kinh tế đó là “nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị”?
Chỉ thị về kinh tế tập thể và hợp tác xã được ông Vượng ký vào thời điểm mà báo chí trong nước đăng tải nhiều bài viết về tình trạng có nhiều hợp tác xã không phát triển được.
Hồi đầu năm 2020, trang Vĩnh Phúc online, cơ quan ngôn luận của tỉnh Vĩnh Phúc cho biết tỉnh này có khoảng 700 hợp tác xã. Nhưng một nửa trong đó chỉ hoạt động mang tính hình thức. Thậm chí, có nhiều hợp tác xã phải làm đơn “xin” để được giải thể vì hoạt động cầm chừng, khó vay vốn, không tìm được hướng đi trong sản xuất kinh doanh.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vcp-stick-with-collective-economy-04012020193756.html

Bộ Tài nguyên – Môi trường hỗ trợ 4 tỉ đồng

cho các tỉnh công bố khẩn cấp về hạn, mặn

5 tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về hạn hán, ngập mặn ở Việt Nam nhận được hỗ trợ 800 triệu đồng/tỉnh từ Bộ Tài nguyên – Môi trường.
Báo trong nước loan tin ngày 2/4, trích văn bản Bộ Tài nguyên – Môi trường gửi 13 tỉnh, thành miền Tây Nam Bộ về việc hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt phục vụ chống hạn, xâm nhập mặn trong cùng ngày.
Cụ thể, số tiền 4 tỉ đồng tài trợ đã được chia đều cho 5 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau thông qua Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Mục đích được nói nhằm giảm bớt một phần khó khăn của người dân.
Theo nhận định của Bộ Tài nguyên – Môi trường, tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong năm nay xảy ra trên diện rộng, trải dài từ Bắc Bộ, miền Trung, Tây Nguyên, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Một số nơi hiện có mức xâm nhập mặn tương đương hoặc sâu hơn so với cùng kỳ năm xảy ra xâm nhập mặn lịch sử 2016.
Theo dự báo, trong thời gian tới hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL còn kéo dài và diễn biến phức tạp, khó lường. Về lâu dài, tình trạng này có thể xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn do chịu ảnh hưởng của tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, nhất là sự gia tăng khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn.
Ưu tiên hiện nay là bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Do đó, Bộ Tài nguyên – Môi trường chỉ định tổ công tác hỗ trợ về kỹ thuật, nhân lực, thiết bị cũng như chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc điều tra, tìm kiếm nguồn nước ngọt phục vụ cấp nước sinh hoạt.
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành cũng được Bộ Tài nguyên – Môi trường yêu cầu rà soát, đánh giá và đề xuất các khu vực tập trung dân cư thiếu nước sinh hoạt cần ưu tiên cấp bách để Bộ triển khai các điểm cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ kịp thời cho người dân trong giai đoạn khẩn cấp hiện nay.
Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ cử đơn vị đầu mối tiếp nhận các công trình giếng khoan đã được tìm kiếm, thăm dò để đầu tư, xây dựng các công trình cấp nước tập trung.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ministry-of-natural-resources-environment-provides-4-bil-vnd-for-provinces-have-emergency-on-drought-and-salinity-04022020095317.html

Sài Gòn trước giờ “cách ly toàn xã hội” 01/4/2020

Nguyễn Văn Vinh
Thôi thì “cong mềm mại” như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tốt. Tối 31/3/2020, ông Phúc giải thích thêm về mệnh lệnh “Cách ly toàn xã hội” đã được ban hành vào buổi trưa như sau: “Cách ly toàn xã hội không phải là phong tỏa đất nước. Mặc dù mệnh lệnh buổi trưa nêu rõ ”gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh” và nơi công cộng chỉ được tập trung không quá hai người, vận chuyển hành khách công cộng dừng toàn bộ.. thì không nghi ngờ gì nữa, các cách nói “giãn cách xã hội”, “phong tỏa toàn quốc” hay “cách ly toàn xã hội” chỉ chứng tỏ tiếng Việt Nam giàu và đẹp. Một nội dung có thể được diễn đạt bằng rất nhiều cách, thể hiện rất nhiều sắc thái. Để hiểu được nó đầy đủ không chỉ cần khả năng ngôn ngữ mà còn phải có cái mũi thính để ngửi ra được những cái mùi tinh tế khó nhận biết của vận động xã hội và chính trị trong bối cảnh hiện tại-thường thì chúng được che giấu rất khéo léo.
Không sao, ông bà ta đã dạy từ rất xưa: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Dân Việt Nam quen nhìn hình đoán chữ nên trước giờ vẫn cực kỳ nhạy cảm với thời cuộc.
Ngay sau khi tin cách ly toàn xã hội được đăng trên mặt báo, trong khắp các văn phòng đang còn thưa thớt người làm việc theo chủ trương giãn cách đã có từ hơn 1 tuần trước đó, mọi người lập tức gọi điện về thông báo và dặn gia đình đi mua thức ăn tích trữ cho ít nhất hai tuần.
Bắt đầu từ 2h chiều, dân ùn ùn đổ đến các chợ lớn và siêu thị vét hàng. Nhiều nhất là gạo, mì gói và đồ hộp. Những xe đẩy chất đầy hai ba thùng mì gói, bốn năm túi gạo (loại 5kg), nước mắm và dầu ăn la liệt trước cổng, nhân viên giao hàng ướt đẫm mổ hôi. Hàng dài phải đến 50 người xếp san sát trước lối vào, không còn bất cứ khoảng cách tối thiểu 2 m nào nữa. Nhân viên siêu thị chỉ cho từng nhóm vào và liên tục phát loa kêu gọi khách hàng an tâm, cũng như trấn an rằng chỉ đóng cửa khi nào hết khách, thay vì đến 22 h như mọi khi. Hàng hóa được kéo ra chất đầy ăm ắp các kệ hàng, nhiều gấp ba bốn lần ngày thường. Gạo và mì thì xếp thành dãy ra cả lối đi. Ngay trước các quầy tính tiền là hàng chục thùng trứng cao ngất. Không một quầy hàng nào vơi bớt, bất kể rau củ quả, thịt, cá, sữa, bia, nước ngọt, tã, giấy vệ sinh hay nhu yếu phẩm khác. Bảng thông báo siêu thị vẫn hoạt động bình thường từ 8h -22 h các ngày từ sau 01/4 dán khắp nơi. Tuy vậy, cơn sốt mua tích trữ vẫn hừng hực.
Trong lúc đó, phe “bình tĩnh sống” ngồi cười, giễu cợt hỏi “phe tích trữ” rằng số mì gói mua tuần trước (khi có lệnh đóng quán sá, tiệm ăn…) đã ăn hết chưa. Và… đã đi khám trĩ chưa.
Các chợ đầu mối lớn trong trung tâm Sài Gòn như chợ Bà Chiểu, chợ Thị Nghè… dân cũng rùng rùng đi mua. Riêng tại chợ Phùng Hưng quận 5, chỉ vài tiệm chạp phô lớn là nghe phong thanh, còn hầu như tiểu thương đều ngơ ngác không biết.
Chợ Phùng Hưng (còn có tên gọi là chợ Thủ Đô) là khu chợ nổi tiếng của Chợ Lớn với phong cách ban ngày là chợ thực phẩm, chiều tối là chợ ăn vặt đêm. Dãy phố chợ ba tầng đặc sắc viền hai bên con đường Xã Tây, tầng trệt để buôn bán, hai lầu trên là kho hàng và nơi ở. Đây là khu người Hoa nên các món ăn vặt đặc trưng như khổ qua cà ớt (khổ qua, cà tím, ớt sừng nhồi chả cá, cắt khoanh chiên giòn, ăn cùng nước hầm thanh ngọt cực kỳ ngon miệng-ở đây có một xe khổ qua nhỏ ghi biển “Khổ qua cà chớn” biến thể từ cà ớt), bánh bá trạng, cháo trắng, há cảo, sủi cảo… khách ngồi ăn kín chỗ. Hôm nay khách vắng hơn hẳn. Nhiều tiểu thương nói có nghe khách bàn tán chuyện cách ly nhưng không biết cụ thể ra sao, cũng không thấy Ban quản lý chợ thông báo. Nhiều người hỏi “Cách ly là từ 12h đêm ngày mai mình hông bán hả? Hông bán một ngày hả? Ban đêm không bán còn ban ngày vẫn bán phải hông?”.
Đến 9h 30 ngày 32/3/2020, có một tin nhắn từ UBND TP HCM: “UBND TP khẳng định hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích hoạt động bình thường. Thực phẩm, hàng hóa thiết yếu dồi dào, đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân. Đề nghị người dân chấp hành nghiêm yêu cầu, không tập trung đông người, không ra khỏi nhà khi không cần thiết”.
Từ 1 tuần nay những động thái chuẩn bị cho việc “cách ly toàn xã hội” đã rất rõ ràng như các công sở-tư sở chia ca người làm việc online để đảm bảo số người làm việc nếu có một ca dính COVID-19, hoặc để đảm bảo không gian làm việc cách xa nhau tối thiểu 2 m. Hay lệnh đóng cửa các không gian công cộng và dịch vụ không thiết yếu (nhà hàng, quán bia, quán ăn, bida, gym, làm đẹp, cắt tóc..) từ chiều tối 24/3/2020. Tuy nhiên, vụ kịch biến hàng chục ca nhiễm chéo từ người thăm bệnh sang nhân viên y tế ở Bệnh viện Bạch Mai (ông Nguyễn Đức Chung nhận xét: COVID-19 từ Bạch Mai có thể lây lan ra khắp 30 quận huyện Hà Nội trong thời gian rất ngắn) đã đẩy hết sức nhanh tốc độ “phong thành”.
Với sự thiếu thốn trang thiết bị y tế và nhân viên y tế của Việt Nam, nếu số ca nhiễm “toang” như các nước châu Âu, thảm họa sẽ xảy ra, người chết sẽ hàng loạt, nền kinh tế và-đặc biệt là-chế độ chính trị sẽ sốt-ho-khó thở. Cho nên ngay từ đầu chính phủ Việt Nam đã siết hết sức chặt các chiếc khóa phòng dịch. Nhưng, với bản tính xốc nổi hời hợt của phần đông người Việt, nếu chỉ mới hơn 200 ca nhiễm mà đã “phong thành” như khi các nước có trên 1.000 ca nhiễm, thì sẽ gây nên những rúng động vô ích, gây hoảng loạn và làm bùng phát thêm tin đồn “giấu dịch”. Hoặc sẽ có những phản ứng ngược lại là bất chấp hết, không tuân thủ khuyến cáo y tế gì nữa, “lở rồi cho ghẻ luôn” một thể.
Cho nên, cứ dần dần từng vài ngày một, chiến thuật lạt mềm buộc chặt đã rất thành công. Sự thật về số người tử vong quá khủng khiếp ở các nước Âu Mỹ vốn giàu có hơn đã đập vào mặt người dân Việt Nam hơn bất kỳ khuyến cáo nào. Cho nên, sau cơn sốc đầu tiên khi đóng cửa quán ăn nhà hàng, đến giờ người dân hầu hết đều ủng hộ việc phong tỏa để ủng hộ việc dập dịch thật nhanh chóng và triệt để.
Tuy vậy, với những nhận định không thay đổi của các chuyên gia dịch tễ thế giới, những người lạc quan nhất vẫn tin rằng với khí hậu nóng bức (đặc biệt ở phía Nam), thói quen sống ngoài bầu không khí thoáng đãng và nhiều gió trời, ít dùng máy lạnh phòng kín toàn thời gian, thói quen giao tiếp không bắt tay, ôm hôn, chạm cơ thể… virus sẽ khá khó sống và lây lan. Có một bằng chứng tuy chưa thể chứng minh nhưng rất nên được quan tâm là cho đến nay tại các chợ dân sinh của Việt Nam chưa có ca bệnh
nào cả, mặc dù nguy cơ vô cùng cao: cả khách hàng lẫn tiểu thương đều rất vô tư để mặt trần, chen chúc mua bán, bốc hàng tay trần và toàn xài tiền mặt.
Đường phố vắng tanh cũng là cơ hội để sửa chữa. Ngay khi tôi ngồi viết những dòng này thì dưới tòa nhà, một nhóm công nhân đang hì hục vét cống. Từ một tuần nay, lề đường góc tòa nhà tôi ở bể tan nát do xe máy cứ lao lên đi tắt cũng đã được làm lại, thay gạch mới phẳng phiu. Nhiều con đường khác cũng đang được đổ nhựa lại trong đêm, làm lại lề. Một số tiệm ăn, cà phê… cũng tranh thủ sửa sang, trang trí lại.
Ngày mai 01/4 giá thịt heo hơi sẽ được “cương quyết đưa về 70.000 đ/kg” như cam kết của 15 doanh nghiệp cung cấp thịt heo đầu ngành với chính phủ. Chưa bao giờ giá thịt heo cao hơn mấy tháng vừa qua, lên đến 250.000 đ/kg. Lương kỹ sư mới ra trường mua được 18 ký thịt heo! Đến nỗi dân mạng Việt Nam chế ngay mấy cái ảnh đám cưới không bưng mâm quả trịnh trọng mà bưng một mâm thịt heo. Nên giờ thịt heo mà rẻ đi thì thật là tin tốt giữa mùa COVID.
Thôi thì trong nguy có cơ, ngồi nhà, làm việc online hoặc học hành thêm, xem vài bộ phim chưa được xem, chăm sóc sửa chữa nhà cửa, dạy con, và nướng thịt ăn… cũng là hạnh phúc lắm lắm trong mùa dịch này rồi.
Cuối cùng, để quý vị đừng quá lo lắng: Những người bán vé số đang được khá nhiều doanh nghiệp và người dân tặng tiền và chăm lo phần ăn. Người lao động bị mất việc thấy có chỉ thị được hỗ trợ 1.000.000 đ/tháng. Phần còn lại, tôi tin nhà thờ, chùa chiền, các cơ sở tôn giáo sẽ cưu mang họ như trước giờ vẫn vậy, vẫn hơn hẳn nhà nước trong việc này.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/saigon-before-isolation-begins-04012020114953.html

Tin Biển Đông – 02/04/2020

Tin Biển Đông – 02/04/2020

Triển khai thường trực máy bay tuần tra

Y-8X trên Đá Chữ Thập: Bước leo thang

quân sự nguy hiểm tiếp theo của TQ ở Biển Đông

Hãng ảnh vệ tinh ImageSat International hôm 29/3 vừa công bố bức ảnh chụp một chiếc máy bay Y-8 của Trung Quốc đậu trên Đá Chữ Thập hôm 28/3.Giới quan sát nhận định đây là bước leo thang quân sự nguy hiểm tiếp theo của Bắc Kinh ở Biển Đông
Máy bay Y-8X được ghi nhận từng cất cánh từ Đá Chữ Thập để tuần tra khu vực Nam Biển Đông vài lần trong thời gian qua. Tuy nhiên, lần này nhiều khả năng máy bay Y-8X được triển khai đến Đá Chữ Thập trên cơ sở thường trực, chứ không phải đến rồi đi cho các nhiệm vụ vận tải như trước đây. Nếu đúng như thế thì diễn biến này cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục tiến thêm một bước nữa trong việc đẩy mạnh triển khai lực lượng đến khu vực Trường Sa, bất chấp việc nước này đang đối phó với đại dịch.
Việc triển khai máy bay tuần tra săn ngầm Y-8X đến khu vực Trường Sa là bước tiến mới cho phép Trung Quốc mở rộng khả năng kiểm soát khu vực nam Biển Đông. Máy bay Y-8X cũng tham gia cuộc tập trận săn ngầm của Trung Quốc mới đây ở Biển Đông và được ghi nhận xuất hiện tại khu vực tàu khoan West Capella của Malaysia ở khu vực tranh chấp phía nam Trường Sa. Triển khai thường trực máy bay tuần tra Y-8X có vẻ như là bước leo thang cuối cùng trước khi Trung Quốc tiến thêm một bước đi cực kỳ khiêu khích và gây bất ổn nữa là triển khai chiến đấu cơ đến khu vực quần đảo Trường Sa. Diễn biến này một lần nữa cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục lợi dụng tình hình đại dịch để đẩy mạnh âm mưu khống chế và biến Biển Đông thành ao nhà của họ.
Chữ Thập là rạn san hô thuộc cụm Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nằm về phía Tây Nam của bãi san hô Tizard thuộc cụm Nam Yết và về phía Đông Bắc của cụm Trường Sa. Năm 1988, Trung Quốc tiến hành chiếm đóng, kiểm soát đá Chữ Thập, sau đó không ngừng mở rộng, cải tạo xây dựng , ý đồ muốn biến đá này trở thành căn cứ tiền đồn quân sự quan trọng bậc nhất của nước này án ngữ ở Biển Đông, phục vụ các yêu sách đòi chủ quyền trong vùng biển này. Chữ Thập là một trong 7 bãi đá tại quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc xây dựng, bồi đắp trái phép và quân sự hóa mạnh nhất hiện nay. Trong thời gian ngắn chưa đầy 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã xây dựng một toà nhà bê tông dài hơn 60m được trang bị hệ thông thông tin liên lạc gồm ăng-ten, radar. Nước này đã phủ sóng mạng điện thoại trên đá này. Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10
ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tháng 10/2018, Trung Quốc đưa vào vận hành các trạm quan sát thời tiết, gồm các thiết bị cho mặt đất và quan sát khí quyển và radar thời tiết trên 3 đảo, đá nhân tạo do nước này chiếm đóng, bồi đắp trái phép ở Biển Đông, trong đó có đá Chữ Thập. Nước này còn dựng lên một tượng đài để kỷ niệm các công trình xây dựng của họ trong Biển Đông, kể cả các công trình bồi đắp đất và xây đảo nhân tạo. Trên đá Chữ Thập có một bệnh viện với hơn 50 bác sỹ, các tàu thuyền cơ động cao tốc.
Nghiêm trọng nhất là việc Trung Quốc lắp đặt các tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B trên đá Chữ Thập. Bên cạnh đó là hầm, kho chứa bom, đạn và các khí tài quân sự khác. Nhiều cơ sở radar và hầm chứa tên lửa cũng được phát hiện khắp hòn đảo. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đã lắp đặt trên 2 tiền đồn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam các thiết bị có khả năng làm nghẽn hệ thống radar và liên lạc. Theo đánh giá dựa trên hình ảnh chụp từ vệ tinh, các chuyên gia của chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc CSIS cho biết Trung Quốc đang xây dựng tại đá Chữ Thập một cơ sở tình báo hoặc trung tâm liên lạc cho các lực lượng của Trung Quốc ở khu vực này.
Cộng đồng quốc tế, khu vực quan ngại sâu sắc về hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cảnh báo về hệ lụy của hành động này. Việc Trung Quốc triển khai tên lửa tại các đảo nhân tạo ở Biển Đông, trong đó có đá Chữ Thâp là “một sự leo thang lớn”. Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ quan điểm rõ ràng và nhất quán về vấn đề này. Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việc Trung Quốc xây dựng, đưa vào sử dụng trái phép các công trình trên các đá, bãi tại khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đều xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Những hành động phi pháp như vậy không thể làm thay đổi sự thực về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nêu trên và không để tái diễn các hành động tương tự; nghiêm túc tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Chiến lược hạt nhân có thể giúp TQ tăng khả năng

 chiếm giữ các đảo, đá, đảo nhân tạo ở Biển Đông

Trong bài phân tích đăng trên tạp chí The Maritime Issues, Tiến sĩ Satoru Nagao, nhà nghiên cứu tại Viện Hudson (Mỹ) đã đề cập đến khả năng triển khai các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân có mang tên lửa hạt nhân của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này có thể giúp Bắc Kinh tăng khả năng chiếm giữ phi pháp các đảo, đá, đảo nhân tạo ở khu vực biển này.
Theo chuyên gia Satoru Nagao, Biển Đông là một vùng biển có độ sâu đủ để hải quân Trung Quốc triển khai các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân, có thể vận hành các tên lửa có gắn đầu đạn hạt nhân.Hiện Trung Quốc có sáu tàu ngầm đạn đạo hạt nhân và có chiến lược hạt nhân tương đối thận trọng với lực lượng hạt nhân không lớn.Điều đáng chú ý là những năm qua, dư luận không nhắc nhiều đến sự nguy hiểm của tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc, nhất là khi nước này có ý đồ độc chiếm Biển Đông. Có thể nói rằng nếu so với Mỹ hay Nga (và trước đây là Liên Xô) thì Trung Quốc vẫn là quốc gia đi sau trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho tàu biển và tàu ngầm. Trong năm cường quốc là thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và cũng là năm cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân thì Trung Quốc là quốc gia cuối cùng phát triển thành công tàu ngầm hạt nhân.Theo các thông tin chính thức thì hiện Trung Quốc mới có 6 tàu ngầm đạn đạo hạt nhân, trong đó một chiếc thuộc lớp Hạ – Type 092 và năm chiếc thuộc lớp Tấn – Type 094 và mới đang bắt đầu phát triển các tàu nổi sử dụng năng lượng hạt nhân. Vì lý do này mà giới nghiên cứu và báo chí cũng chưa thực sự quan tâm.
Chuyên gia Viện Hudson cho rằng, Trung Quốc hiện có chiến lược hạt nhân tương đối thận trọng với lực lượng hạt nhân không lớn.Điều này đến từ nguyên tắc khá nhất quán của Trung Quốc từ trước đến nay đó là răn đe hạt nhân chỉ dùng cho mục đích phòng thủ.Theo đó, Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công đối phương trước. Đây là những chính sách mang tính kiềm chế đáng được khuyến khích trong bối cảnh Mỹ và Nga đang ngấp nghé ở ngưỡng cửa chạy đua hạt nhân trở lại, sau sự đổ vỡ của các hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân như ABM, START II và gần đây nhất là INF. Vì lý do này mà đội tàu ngầm đạn đạo hạt nhân của Trung Quốc cũng không lớn, chỉ có tất cả 6 tàu, trong khi Nga có 15 tàu và Mỹ có tới 18 tàu.
Theo các chuyên gia, điều rất đáng chú ý thêm hiện nay là Trung Quốc trong khoảng một thập niên trở lại đây đã bắt đầu ấp ủ tham vọng triển khai các nhà máy điện hạt nhân nổi ra Biển Đông. Họ thậm chí nhắc tới việc sẽ đưa cả chục nhà máy dạng này ra các đảo, đá do nước này chiếm đóng để phục vụ việc thăm dò, khai thác dầu và tăng khả năng sinh tồn của các cộng đồng người Trung Quốc trên các đảo nhân tạo do họ xây dựng trái phép. Sự nguy hiểm của các nhà máy điện hạt nhân nổi phần lớn đến từ nguy cơ rò rỉ phóng xạ đối với môi trường biển và các đảo trên Biển Đông, nhất là khi các nước khác hay các tổ chức quốc tế như Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) chỉ có thể đề nghị giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp việc đảm bảo an toàn của các cơ sở này. Bên cạnh đó, việc Biển Đông có mật độ tàu bè đi lại dày đặc và việc biến đổi khí hậu khiến tần suất, cường độ bão nhiệt đới ở khu vực này ngày càng khó lường cũng làm tăng thêm nguy cơ mất an toàn, an ninh với các nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc. Cuối cùng, tất nhiên sự hiện diện của các nhà máy điện hạt nhân nổi vốn có khả năng cung cấp cả điện năng và nước ngọt sẽ giúp Trung Quốc tăng khả năng chiếm giữ các đảo, đá, đảo nhân tạo trên Biển Đông, khiến các tranh chấp lãnh thổ tại khu vực này càng trở nên phức tạp và đẩy các quốc gia trong khu vực vào thế yếu trong tranh chấp.
Nhìn chung, sự tồn tại của đội tàu hạt nhân của Trung Quốc là để răn đe các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khác và đồng minh của họ (như Nhật Bản – đồng minh của Mỹ và được Mỹ bảo vệ về mặt hạt nhân trong chiến lược “ô hạt nhân” của nước này) chứ không nhằm áp chế các quốc gia láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với nước này. Ngược lại, việc Trung Quốc đẩy mạnh giành quyền kiểm soát các đảo, đá ở Biển Đông một phần chính là để tăng khả năng bảo vệ cho các tàu ngầm đạn đạo hạt nhân này khi di chuyển từ các căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam ra khu vực Thái Bình Dương.

Malaysia, Philippines và TQ liên tục đệ trình Công hàm

 lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc

Nhằm tìm kiếm sự “ủng hộ” về mặt pháp lý đối với các yêu sách “chủ quyền” trên Biển Đông, một số nước trong khu vực liên tục đệ trình văn bản liên quan yêu sách “chủ quyền” lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, trong những yêu sách của những nước này, có nhiều vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam.
Đệ trình của Malaysia
Malaysia (12/12/2019) đã gửi một bản đệ trình lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, theo đó, yêu cầu một phần thềm lục địa mở rộng của nước này trên biển Đông, dựa trên Điều 76 của Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS). Theo đó, đây là một phần đệ trình cho phần còn lại của thềm lục địa Malaysia vượt quá 200 hải lý ở phía bắc Biển Đông. Malaysia và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đệ trình chung cho một phần của thềm lục địa mở rộng ở phần phía Nam của Biển Đông vào ngày 6 tháng 5 năm 2009. Theo Quy định của Ủy ban, đệ trình của Malaysia sẽ được gửi tới tất cả các thành viên của Liên hợp quốc, cũng như các quốc gia thành viên của Công ước để xem xét và thảo luận. Việc xem xét đệ trình một phần của Malaysia sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của Ủy ban, được tổ chức tại New York từ ngày 6 tháng 7 đến ngày 21 tháng 8 năm 2021.
Trong khi đó, giới chuyên gia nhận định, việc đệ trình này là những toan tính của Malaysia. Theo đó, việc đệ trình cũng khuyến khích Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa xem xét lại đệ trình chung của Việt Nam-Malaysia năm 2009, vì căn cứ mà Trung Quốc và Philippines dựa vào để phản đối đệ trình đó đã bị Tòa trọng tài 2016 bác bỏ. Chính xác hơn, đường chín đoạn đã bị tuyên bố là không có giá trị pháp lý và các thực thể trong quần đảo Trường Sa không đủ điều kiện hưởng quy chế đảo. Nói cách khác, đệ trình của Malaysia đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa hoạt động của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa và các phán quyết pháp lý.
Philippines bày tỏ quan điểm
Phái đoàn thường trực của Philippines tại Liên Hợp Quốc (26/3/2020) đã đệ trình Công hàm lên Liên Hợp Quốc để đáp lại Đệ trình của Malaysia. Trong Công hàm này, Philippines đã nêu ra 3 điểm quan trọng: (i) Philippines khẳng định rằng, các yêu sách biển của Trung Quốc là không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS. (ii) Philippines khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của Philippines tại nhóm cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines gọi là Kalayaan Island Group cùng với Bãi cạn Scarborough mà Philippines gọi là Bajo de Masinloc. (iii) Philippines viện dẫn Phán quyết của Toà Trọng tài ngày 12/7/2016 trong việc giải thích tính chất pháp lý của các cấu trúc thuộc Trường Sa, theo Khoản 3 Điều 121 UNCLOS. Philippines cũng nhắc lại tinh thần của Phán quyết rằng: “Các quy định của UNCLOS về các vùng biển của quốc gia ven biển sẽ có sức mạnh vượt trội so với các quyền lịch sử, hoặc các quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán nếu vượt quá các quy định của UNCLOS”.
Việc Philippines đưa ra các quan điểm trên cho thấy Manila đang cứng rắn với Trung Quốc về khía cạnh pháp lý liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Giới chuyên gia cho rằng với các nội dung của Công hàm mà Philippines đệ trình như vậy, nó có sức mạnh pháp lý lớn hơn rất nhiều so với những tuyên bố của Tổng thống Duterte về vấn đề “chủ quyền” trên Biển Đông.
Trung Quốc liên tục ra Công hàm
Ngay sau khi Malaysia đệ trình yêu sách thềm lục địa mở rộng, Phái đoàn thường trực của Trung Quốc ở Liên hợp quốc (12/12/2019) đã gửi Công hàm lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa. Nội dung Công hàm của Trung Quốc vẫn là giọng điệu quen thuộc khi tìm cách xuyên tạc, ngụy biện về cái gọi là “chủ quyền” ở Biển Đông. Theo đó, phía Trung Quốc cho rằng: “ Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo thuộc Biển Đông, bao gồm Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Nam Sa; Các quần đảo của Trung Quốc ở Biển Đông có nội thủy, vùng lãnh hải và khu vực tiếp giáp; Các quần đảo của Trung Quốc ở Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông có tính quyền lợi lịch sử. Lập trường trên của Trung Quốc phù hợp với luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế có liên quan, là nhất quán và rõ ràng. Bản đệ trình của Malaysia nêu trên đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo Điều 5 (a) của Phụ lục I của Quy tắc tố tụng của Ủy ban về giới hạn lục địa, Chính phủ Trung Quốc yêu cầu Ủy ban bãi bỏ đệ trình đệ trình của Malaysia. Phái đoàn thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc yêu cầu Tổng thư ký Liên hợp quốc thông báo cho Ủy ban Ranh giới
thềm lục địa mở rộng và tất cả các thành viên của Ủy ban, cũng như tất cả các quốc gia tham gia Công ước Liên hợp quốc về luật biển.
Đến ngày 23/3/2020, Trung Quốc tiếp tục ra Công hàm đáp trả Công hàm của Malaysia và Philippines. Công hàm này của Trung Quốc bao gồm những nội dung như sau: (i) Trung Quốc khẳng định Trung Quốc có “chủ quyền” đối với quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa quần đảo) và Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) cùng với những vùng nước kế cận các đảo này cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Trung Quốc có quyền lịch sử ở biển Đông. Chủ quyền và các quyền liên quan khác cùng với quyền tài phán của Trung Quốc được hỗ trợ bởi các bằng chứng lịch sử và pháp lý. (ii) Cái gọi là Kalayaan Island Group là một phần của quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa quần đảo) và chưa bao giờ là một phần lãnh thổ của Philippines. Cho tới những năm 70, Philippines đã chiếm đoạt một cách bất hợp pháp một số cấu trúc biển này. Philippines không thể viện dẫn vào hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp này để bảo vệ cho yêu sách lãnh thổ của họ. (iii) Là một phần của Trung Sa quần đảo, Scaborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo) là lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc. Trung Quốc đã thực hiện chủ quyền một cách hiệu quả và liên tục và quyền tài phán tại Scarborough. Yêu sách lãnh thổ phi pháp của Philippines đối với Scarborough hoàn toàn không dựa trên luật pháp quốc tế. (iv) Toà Trọng tài trong Vụ Philippines kiện Trung Quốc không có thẩm quyền vì tranh chấp này liên quan đến tranh chấp chủ quyền, phân định biển và thực hiện quyền tài phán..nên Toà này đã vi phạm UNCLOS. Các hành động và Phán quyết của Toà này là phi pháp, bất chính. Chính phủ Trung Quốc không chấp nhận, không tham gia và không thừa nhận phán quyết này và không bao giờ chấp nhận các hành vi hoặc các yêu sách dựa trên Phán quyết này. Trung Quốc và Philippines đã đi tới thoả thuận chung bỏ qua Phán quyết này, sử dụng tham vấn và thương lượng song phương để giải quyết các tranh chấp biển này. (v) Chính quyền Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa yêu cầu Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc không xem xét đến đệ trình về thềm lục địa mở rộng này của Malaysia.
Qua Công hàm này của Trung Quốc, Trung Quốc một mặt làm phức tạp hoá vấn đề bằng các khái niệm “hổ lốn, hỗn tạp” trong tuyên bố của mình, lúc thì quyền lịch sử, lúc thì chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán. Nhưng bao giờ cũng thêm câu “Trung Quốc có các bằng chứng lịch sử và pháp lý”, tuy nhiên các bằng chứng đó đâu thì không thấy Trung Quốc đưa ra, mà chỉ nói suông vậy thôi. Bên cạnh đó, những căn cứ của Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, cụ thể Scarborough là một bãi cạn, nó không thể là một “đảo” theo điều 121 của UNCLOS. Nhưng Trung Quốc muốn sử dụng nó là một “đảo” để Trung Quốc lúc thì viện dẫn chủ quyền, lúc thì quyền lịch sử… miễn “nói lấy được” thì thôi.
Thực tế ra sao
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam. Và Việt Nam là nước duy nhất có đầy đủ chứng cứ lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với hai quần đảo này. Từ khía cạnh luật quốc tế, nhất là nguyên tắc chiếm hữu thực sự cho thấy Việt Nam đã thực hiện các hành động chủ quyền thực sự đầu tiên trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Việt Nam xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa bằng con đường Nhà nước; Việt Nam chiếm hữu Hoàng Sa, Trường Sa bằng các biện pháp hòa bình; Việt Nam cũng thực hiện chủ quyền công khai và liên tục trên hai quần đảo này.
Bên cạnh đó, dựa trên các quy định của luật quốc tế, nhất là nguyên tắc chiếm hữu thực sự, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi nước Việt Nam được thống nhất, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1982, Việt Nam đã lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng nay trực thuộc thành phố Đà Nẵng (từ năm 1997) và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Phú Khánh nay thuộc Khánh Hòa (từ năm 1989). Vì vậy, việc Phái đoàn Trung Quốc tại Liên hợp quốc đưa ra công hàm cho rằng Trung Quốc có “chủ quyền” ở Biển Đông là bịa đặt và không đúng sự thật. Trung Quốc hiện chỉ là nước sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Âm mưu của TQ khi đưa vào vận hành

 trạm “nghiên cứu khoa học” trên Biển Đông

Việc Trung Quốc vận hành trái phép các trung tâm “nghiên cứu khoa học” trên quần đảo Trường Sa không chỉ là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn đi ngược lại các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982. Hành động trên của Trung Quốc nhằm mượn danh “nghiên cứu khoc học” để tìm cách củng cố các yêu sách chủ quyền phi pháp trên biển.
Quy định của UNCLOS 1982 về nghiên cứu khoa học biển
Về định nghĩa nghiên cứu khoa học biển, UNCLOS 1982 đề cập vấn đề nghiên cứu khoa học biển trong nhiều điều khoản, nhưng không đưa ra định nghĩa nghiên cứu khoa học biển. Trên thực tế, trong quá trình đàm phán UNCLOS 1982, đã có nhiều đề xuất được đưa ra nhằm định nghĩa hoạt động nghiên cứu khoa học biển, nhưng cuối cùng, không có đề xuất nào được thông qua. Việc mập mờ về khái niệm dẫn đến phát sinh các tranh cãi pháp lý về tính hợp pháp của các hoạt động nghiên cứu khoa học biển và các hoạt động tương tự được quy định trong UNCLOS 1982.
Về chủ thể thực hiện nghiên cứu khoa học biển, Điều 238 – điều khoản mở đầu phần XIII – UNCLOS 1982 quy định tất cả các quốc gia, dù vị trí địa lý ở đâu và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền đều có thể thực hiện các nghiên cứu khoa học biển phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác được quy định trong Công ước. Như vậy, từ điều khoản này, có thể thấy có 2 nhóm chủ thể có thể thực hiện nghiên cứu khoa học biển đó là các quốc gia (dù quốc gia có biển hay không có biển) và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển. Trên thực tế, có nhiều tổ chức quốc tế có thẩm quyền thực hiện nghiên cứu khoa học biển, như: Hội đồng quốc tế về thăm dò biển (ICES), Ủy ban hải dương học liên chính phủ UNESCO (IOC).
Về các điều kiện để thực hiện nghiên cứu khoa học biển, nghiên cứu khoa học biển phải được thực hiện vì mục đích hòa bình, bằng các biện pháp khoa học phù hợp, không dẫn đến việc cản trở các hoạt động sử dụng biển hợp pháp phù hợp với công ước khác. Một điểm đáng chú ý đó là nghiên cứu khoa học biển không tạo ra cơ sở pháp lý cho bất cứ yêu sách nào về một phần của môi trường biển hay các tài nguyên thuộc môi trường biển đó.
Nghiên cứu khoa học biển được điều chỉnh bởi các quy định khác nhau của UNCLOS phụ thuộc vào quy chế pháp lý của vùng biển nơi tiến hành hoạt động nghiên cứu. Theo đó, nội thủy và lãnh hải thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Do vậy, các quốc gia ven biển có đặc quyền để điều chỉnh các nghiên cứu khoa học biển trong các khu vực kể trên. Trên cơ sở đó, Điều 245 UNCLOS 1982 quy định: Các quốc gia ven biển, khi thực hiện chủ quyền của mình, có đặc quyền điều chỉnh, chỉ đạo và thực hiện các nghiên cứu khoa học trong lãnh hải. Các nghiên cứu khoa học biển ở vùng biển này chỉ được thực hiện với sự chấp thuận theo những điều kiện được đưa ra bởi các quốc gia ven biển. Đối với Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, các nghiên cứu khoa học biển phải được thực hiện với sự chấp thuận của các quốc gia ven biển. Tuy nhiên, các quốc gia ven biển phải đảm bảo, “trong các hoàn cảnh thông thường” (in normal circumstances), chấp thuận cho các dự án nghiên cứu khoa học biển với mục đích hòa bình và nhằm tăng cường kiến thức khoa học về môi trường biển vì lợi ích của nhân loại.
Âm mưu của Trung Quốc
Theo quy định của UNCLOS 1982, việc triển khai các “trạm nghiên cứu khoa học” phải tuân thủ các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển mà UNCLOS đã trù định; và các công trình nghiên cứu khoa học phải để phục vụ mục đích hòa bình. Tất cả quốc gia, tổ chức quốc tế có thẩm quyền đều có quyền tiến hành nghiên cứu khoa học biển. Tuy nhiên, phải tuân thủ điều kiện tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển của quốc gia ven biển.
Từ khía cạnh trên cho thấy, Trung Quốc đưa vào vận hành trái phép các trạm “nghiên cứu khóa học” trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam là không phù hợp với các quy định của UNCLOS 1982. Theo đó, trạm nghiên cứu khoa học được đặt trên đảo thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia ven biển. Khi đó, chỉ quốc gia ven biển mới được đặt hoặc cho phép rõ ràng các quốc gia khác hoặc tổ chức khoa học nước ngoài đặt trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của quốc gia ven biển và thỏa thuận hợp tác khoa học nhằm mục đích hòa bình. Bên cạnh đó, trong vùng lãnh hải, quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền. Quốc gia ven biển có đặc quyền quy định, cho phép và tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học biển ở trong lãnh hải của mình. Mọi nghiên cứu chỉ được tiến hành với sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven biển và trong các điều kiện do quốc gia này ấn định. Việc đi vào lãnh hải và các điều kiện phải tuân thủ khi tiến hành nghiên cứu khoa học biển sẽ phải chịu sự kiểm soát của
quốc gia ven biển. Tàu thuyền thực hiện quyền qua lại trong lãnh hải không gây hại không được tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học biển nếu không có sự đồng ý rõ ràng của quốc gia ven biển. Ngoài ra, trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và trên thềm lục địa, quốc gia ven biển chỉ có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển. Vì vậy, hoạt động này được tiến hành với sự thỏa thuận của quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển sẽ không khước từ một cách phi lý hoạt động nghiên cứu khoa học biển. Thay vào đó, thông qua các thủ tục và quy tắc đảm bảo, hoạt động nghiên cứu khoa học biển sẽ được cho phép thực hiện trong những thời hạn hợp lý nhằm vào những mục đích hoàn toàn hòa bình, tăng thêm kiến thức khoa học về môi trường biển, vì lợi ích của toàn thể loài người. Trong EEZ và thềm lục địa, quốc gia ven biển có quyền tài phán không chỉ đối với các nghiên cứu ứng dụng mà còn đối với cả các nghiên cứu cơ bản, không phân biệt.
Từ đó cho thấy, những hành vi của Trung Quốc vừa qua, nhất là việc đưa vào sử dụng trái phép “trạm nghiên cứu khoa học” ở đá Chữ Thập và Subi thuộc quần đảo Trường Sa mà không được sự đồng ý của phía Việt Nam là vi phạm các quy định của UNCLOS 1982; vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Đây là động thái nằm trong chuỗi hành động với mục tiêu khẳng định sự có mặt của Trung Quốc ở Biển Đông, tiến tới độc chiếm kiểm soát vùng biển này. Theo giới nghiên cứu, vị trí các trạm mới đặt tại đá Chữ Thập và đá Subi lần này cùng trạm đặt trái phép trên đá Vành Khăn năm 2018 sẽ tạo thế chân vạc giúp kiểm soát tất cả hoạt động biển ở quần đảo Trường Sa. Các trạm nghiên cứu này không chỉ đơn thuần là các trạm nghiên cứu san hô vì chính TQ đã tàn phá các rạn san hô để mở rộng các bãi nửa nổi nửa chìm trên quần đảo Trường Sa, phá hoại môi trường biển. Điều này có trong phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS đã nói đến vào năm 2016. Thông tin được các trạm này thu thập không phục vụ cho mục đích hòa bình mà cho các hoạt động quân sự, làm phức tạp thêm tình hình trên biển Đông.
Trước hành động phi pháp trên của Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (26/3) đã ra tuyên bố phản đối, đồng thời nhấn mạnh: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại hai quần đảo này phải có sự cho phép của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở biển Đông và khu vực, cũng như nỗ lực của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc”.

Một số phân tích, bình luận về Chiến lược

biến Biển Đông thành “ao nhà” của Bắc Kinh hiện nay

Trong những năm qua, Trung Quốc đã triển khai tổng thể nhiều biện pháp nhằm độc chiếm Biển Đông, trong đó các bước đi chính là củng cố cơ sở pháp lý của các yêu sách “chủ quyền” phi pháp; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về chủ quyền ở Biển Đông; lên án hành vi của các quốc gia khác; cải tạo phi pháp và tiến hành quân sự hóa các thực thể chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông; sử dụng vũ lực, ngoại giao, kinh tế để ngăn chặn sự hiện diện các nước…
Đầu tiên, để hỗ trợ các hoạt động kiểm soát trên thực tế và tạo dựng tiền đề cho việc khống chế Biển Đông trong tương lai, Trung Quốc ra sức hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân, củng cố và phát triển các căn cứ, cơ sở quân sự và dân sự ở vùng duyên hải và ở nhiều vị trí trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Từ đầu năm 2013 đến nay, Trung Quốc đã bồi đắp hơn 3.200 mẫu Anh trên 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa. Trong quá trình cải tạo phi pháp, Trung Quốc đã sử dụng các máy hút bùn công suất lớn (họ thường dùng những tàu có trọng tải lớn, có công suất hút lên đến 6.000 m3 đất, cát mỗi giờ từ độ sâu 35 m), nạo vét các rặng san hô xung quanh để tạo thành các đảo nhân tạo. Sau đó, Trung Quốc đã cho xây dựng nhiều công trình quân sự và dân sự trên các đảo nhân tạo, biến khu vực này thành những căn cứ quân sự kiên cố của Bắc Kinh. Hoạt động cải tạo phi pháp của Trung Quốc đã phá hủy gần như toàn bộ môi trường sinh thái xung quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tính đến thời điểm hiện nay, Trung Quốc đã biến 7 bãi đá Chữ Thập, Xu Bi, Vành Khăn, Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven và Tư Nghĩa thành các đảo nhân tạo với chi phí hàng trăm tỷ USD. Ngoài ra, Bắc Kinh còn xây
dựng các cảng, hải đăng, đường băng, bệnh viện, lắp đặt radar, triển khai máy bay chiến đấu, tên lửa, pháo… ra các đảo nhân tạo này.
Thứ hai, Trung Quốc cũng đã tiến hành tái cơ cấu lại lực lượng quân đội, cải tạo, nâng cấp căn cứ quân sự ở Tam Á trên đảo Hải Nam. Tam Á là một căn cứ quan trọng có thể dùng cho loại tầu ngầm nguyên tử 094 thuộc thế hệ mới của Trung Quốc, có khả năng mang tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân; nó cũng có khu vực neo đậu cho tàu sân bay Liêu Ninh đầu tiên của Trung Quốc. Với căn cứ này, Trung Quốc tăng cường sức mạnh để thực thi các tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông, bảo vệ các tuyến hàng hải trọng yếu qua eo biển Malacca và, và phát triển các khả năng hậu cần cho lực lượng hải quân triển khai ở Biển Đông. Cùng với căn cứ tàu ngầm ở Tam Á, Trung Quốc cũng thiết lập một căn cứ tên lửa ở Quảng Đông, nơi đơn vị 96166 thuộc Lực lượng Pháo binh số 2 của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) đóng quân. Các chuyên gia quân sự cho rằng căn cứ này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo DF-21C hoặc tên lửa tầm xa CJ-10. Cả hai loại này đều có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu trong phạm vi 2.000 km, bao trùm cả khu vực Đài Loan cũng như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thứ ba, nhằm củng cố chứng cứ pháp lý để bảo vệ “chủ quyền” và thực hiện âm mưu độc chiếm ở Biển Đông, Chính phủ Trung Quốc ngay từ khi mới thành lập đã đặc biệt chú trọng công tác quản lý nhà nước về biển đảo, ban hành các quy định mới liên quan đến quản lý biển, kiện toàn hệ thống cơ quan thực thi luật biển, trong đó có nhiều quy định mang tính then chốt, được Trung Quốc áp dụng đối phó với cộng đồng quốc tế và các nước liên quan tranh chấp ở Biển Đông. Tính đến thời điểm hiện tại, Chính phủ, các bộ, ban, ngành và tỉnh thành trực thuộc của Trung Quốc đã đưa ra 77 Luật, Điều lệ, Thông tư, Quy định pháp quy… liên quan chính sách hải dương nói chung và vấn đề Biển Đông nói riêng. Hệ thống các quy định pháp luật của Trung Quốc bao gồm một số khía cạnh chính: Luật bảo vệ chủ quyền và an ninh biển. Trung Quốc đã cho ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng định “chủ quyền” trên biển như: Tuyên bố về lãnh hải của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (9/1958); Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2/1992); Quyết định của Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc về phê chuẩn Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (5/1996); Tuyên bố về đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1996); Luật Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (6/1998); Luật Bảo vệ hải đảo nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (12/2009)… Luật Ngư nghiệp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ban hành năm 1986, sửa đổi 04 lần vào các năm 2000, 2004, 2009 và 2013), trong đó đưa ra nhiều quy định về bảo vệ, khai thác thủy, hải sản. Trung Quốc cũng đưa ra nhiều Luật, Điều lệ, Thông tư, Quy định pháp quy liên quan như Luật Bảo vệ môi trường biển sửa đổi, Điều lệ quản lý bảo vệ môi trường thăm dò khai thác dầu trên biển (12/1983); Điều lệ quản lý ngăn ngừa ô nhiễm các vùng biển từ tàu thuyền (12/1983); Điều lệ quản lý việc đổ các chất thải xuống biển (3/1985); Điều lệ quản lý phòng trị ô nhiễm do các hạng mục công trình xây dựng bờ biển tổn hại tới môi trường biển (5/1990).
Ngoài ra, các tỉnh, thành của Trung Quốc (có vị trí địa lí giáp biển) đều đưa ra các quy định, Điều lệ về quản lý sử dụng biển: Quy định quản lý nghiên cứu khoa học biển liên quan tới bên ngoài nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (6/1996); Quy định về việc đặt dây cáp và ống dẫn ngầm dưới đáy biển (2/1989); Điều lệ hợp tác khai thác tài nguyên dầu khí biển với nước ngoài của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sửa đổi (9/2001), Luật Quản lý sử dụng khu vực biển (2011), Quy chế quản lý quyền sử dụng khu vực biển và cách thức đăng ký quyền sử dụng khu vực biển (2006), Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam (1/2013)…. Đáng chú ý, Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam, quy định cảnh sát biên phòng tỉnh Hải Nam được phép “lên tàu kiểm tra, khám xét, thu giữ và trục xuất các tàu xâm phạm trái phép vùng biển của Trung Quốc”. Các hành vi bị coi là xâm phạm trái phép như: Dừng đỗ bất hợp pháp; tự động xuất, nhập cảnh; lên các đảo của tỉnh Hải Nam quản lý một cách bất hợp pháp; phá hoại thiết bị phòng vệ biển; xâm phạm chủ quyền quốc gia hoặc gây nguy hại cho an ninh quốc gia…
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thông qua hàng loạt văn bản pháp lý nhằm kiện toàn bộ máy nhà nước quản lý về biển, hải đảo như Cương yếu phát triển hải dương với Tầm nhìn 2020 (6/2010), Kế hoạch xây dựng khu kinh tế Quảng Tây, Chương trình hỗ trợ công dân sử dụng các đảo không người nhằm vào Trường Sa và Hoàng Sa). Tháng 11/2012, Trung Quốc cho in “đường lưỡi bò” lên mẫu hộ chiếu phổ thông điện tử mới cấp cho công dân nước này. Những động thái trên cho thấy Bắc Kinh từng bước nội luật hóa, tăng cường ý thức của người dân về yêu sách đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý.
Thứ tư, Trung Quốc liên tục sử dụng ảnh hưởng chính trị, kinh tế, quân sự để tăng cường sức ép, buộc các công ty nước ngoài rút khỏi các dự án thăm dò và khai thác dầu khí mặc dù trong vùng nước thuộc phạm vi quyền chủ quyền của Việt Nam. Trong nửa đầu năm 2018, Trung Quốc liên tục sử dụng nhiều thủ đoạn ngăn chặn, thậm chí ép buộc nhiều đối tác của Việt Nam phải ngừng khai thác dầu khí trong vùng biển của Việt Nam, cụ thể: Ngày 23/03/2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã yêu cầu Công ty dầu khí Repsol (Tây Ban Nha) ngừng khai thác tại mỏ khí Cá Rồng Đỏ là dự án mỏ sâu của Việt Nam nằm ngoài khơi Biển Đông tại Lô số 07/03, thuộc Bể Nam Côn Sơn, cách bờ biển Vũng Tàu 440 km. Mỏ này được cho là gồm 12 cụm giếng và sẽ cung ứng 25.000 – 30.000 thùng dầu/ngày và 60 triệu m3 khí/ngày. Ngày 17/5/2018, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngang nhiên tuyên bố phản đối hoạt động khoan dầu của Công ty Rosneft Vietnam BV, một nhánh thuộc Tập đoàn dầu khí Nhà nước Rosneft của Nga, tại mỏ Lan Đỏ, Lô 06.1 trên thềm lục địa Việt Nam. Cùng với hoạt động ngặn chặn phi pháp các nước khai thác dầu khí ở Biển Đông, Trung Quốc tích cực đầu tư tài chính, nhân sự, nghiên cứu khóa học kỹ thuật để thăm dò, khai thác trộm dầu khí ở Biển Đông. Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) công bố dự án 30 tỷ USD để khoan tìm dầu khí trong các khu vực nước sâu ở Biển Đông. Từ cuối tháng 5/2010 đến nay, Trung Quốc đã sử dụng tàu khảo sát M/V Western Spirit cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam, cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, khoảng 90 – 116 hải lý. Ngoài ra, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) ngang nhiên công khai nhiều lần mời thầu thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển của Việt Nam. Các lô này nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nơi gần nhất cách đảo Phú Quý của Việt Nam khoảng 13 hải lý, cách bờ biển Việt Nam khoảng 60 hải lý, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí.
Thứ năm, Trung Quốc cũng đưa ra kế hoạch phát triển năng lượng trên biển: i) Nâng cấp, tối ưu hóa nguồn cung năng lượng thông qua: Xây dựng quy hoạch tổng thể và thúc đẩy phát triển của các nguồn năng lượng sạch, như điện gió, điện mặt trời; xây dựng vành đai điện hạt nhân ven biển; nhanh chóng phát triển năng lượng sinh học, khí thiên nhiên, năng lượng từ sóng biển; thúc đẩy nâng cấp chuyển đổi mô hình công nghiệp hóa lọc dầu, triển khai chương trình nâng cao chất lượng dầu thành phẩm. ii) Xây dựng mạng lưới vận tải năng lượng hiện đại: Quy hoạch tổng thể thúc đẩy phát triển các hình thức vận chuyển năng lượng, dầu khí, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng tích trữ và phân chia năng lượng; nhanh chóng xây dựng mạng lưới vận chuyển và trữ năng lượng hiện đại, hỗ trợ cho nhau, thuận tiện và đảm bảo an toàn; tối ưu hóa việc xây dựng mạng lưới điện và hệ thống truyền tải điện giữa các khu vực; nhanh chóng xây dựng đường ống dẫn dầu nhập khẩu chiến lược trên bộ; xây dựng cơ sở hạ tầng tích trữ và phân phối dầu khí. iii) Xây dựng hệ thống năng lượng thông minh: Nhanh chóng thúc đẩy phát triển công nghệ hóa trong toàn bộ quy trình và toàn bộ lĩnh vực năng lượng; nâng cao khả năng tự thích ứng một cách bền vững; các ứng dụng liên quan phát triển năng lượng, quản lý, phân phối và tích trữ.
Mặc dù lệnh cấm đánh bắt cá được Trung Quốc đơn phương áp đặt từ năm 1999, nhưng từ 2007 đến nay hành động của Trung Quốc mang tính hăm dọa quyết liệt hơn với thời gian cấm biển ngày một dài hơn, và các hoạt động tuần tra, bắt giữ và cản phá ngư dân của các nước liên quan với quy mô lớn hơn, thường xuyên hơn và mạnh bạo hơn. Trung Quốc thường sử dụng lực lượng tàu ngư chính và tuần duyên cố tình va chạm trực tiếp làm chìm các tàu cá của ngư dân Việt Nam, Malaysia, Philippines và Indonesia, bắt giữ và đòi tiền chuộc nhiều tầu cá của các nước. Trong một số sự vụ khác, các lực lượng của Trung Quốc đã bắt giữ các tàu cá và ngư dân vào tránh bão trong quần đảo Hoàng Sa, bắt họ ký vào các biên bản thừa nhận vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và buộc gia đình họ phải nộp tiền phạt. Trung Quốc cho rằng mục đích của lệnh cấm đánh bắt cá là nhằm bảo vệ nguồn cá, ngăn chặn đánh bắt cá trái phép và bảo vệ ngư dân Trung Quốc. Tuy nhiên, điểm đáng chý ý là lệnh cấm của Trung Quốc có hiệu lực trong phạm vi một vùng biển lớn nằm trong “đường 9 đoạn”, bao gồm cả những ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam và các nước khác; thời gian của các lệnh cấm đánh bắt cá ngày càng được kéo dài một cách tùy tiện và vô lý, không thảm khảo ý kiến và không có được sự đồng thuận từ các quốc gia khác; Trung Quốc sử dụng các loại chiến hạm cải tiến thành các tàu tuần ngư quy mô lớn, không ngại va chạm để xua đuổi ngư dân các nước.
Thứ sáu, Trung Quốc tìm mọi các biện minh cho những hoạt động phi pháp, quân sự hóa ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc liên tục đưa ra các tuyên bố bao biện cho những hành vi phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông; đồng thời tìm cách chỉ trích “các nước liên quan can thiêp công việc nội bộ của Trung Quốc”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh “các công trình xây dựng của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa là nhằm “cải thiện điều kiện sống của nhân viên đóng tại đó và giải quyết các nguy cơ đe dọa đối với an ninh hàng
hải; việc tăng cường xây dựng dân sự là nhằm cung cấp thêm các dịch vụ công và dân sự cho khu vực này”; đồng thời cho biết Trung Quốc triển khai vũ khí ở Trường Sa “không nhằm vào ai” và đây chỉ là triển khai các phương tiện “phòng thủ lãnh thổ cần thiết”, nhằm thực hiện “nhiệm vụ dự phòng”, để đối phó với những tình huống đột xuất như tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu, cứu hộ khẩn cấp, chữa cháy trên biển, làm sạch dầu tràn. Trong khi đó, Giám đốc Cục tìm kiếm và cứu nạn thuộc Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc Vương Trịnh Lương ngang nhiên tuyên bố “Trung Quốc sẽ tiến hành củng cố các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn ở Trường Sa và các khu vực xung quanh”; khẳng định rằng “Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai các máy bay trực thăng và chế tạo các tàu cứu hộ lớn tới khu vực này”. Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận nước này đã đưa các hệ thống tên lửa tới quần đảo Trường Sa, nhưng khẳng định “việc triển khai này không nhằm vào ai”. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố rằng họ có “quyền gửi quân đội và vũ khí tới bất cứ khu vực nào thuộc lãnh thổ của họ và bất cứ động thái chỉ trích nào cũng có thể coi là can thiệp vào tình hình nội bộ của Bắc Kinh”.

Powered by Blogger.