Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Việt Nam được đánh giá tự do đến đâu?

Thursday, June 6, 2019 // ,

VOA tiếng Việt                                                                                                                   07/06/2019


Bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động nhân quyền, trong phiên tòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước hồi năm 2017
Bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động nhân quyền, trong phiên tòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước hồi năm 2017
Việt Nam được 20 điểm trên thang 100 điểm về mức độ tự do, trong đó bị xếp hạng rất thấp về mức độ tự do chính trị nhưng lại có điểm cao hơn về tự do dân sự, theo đánh giá của Freedom House, tổ chức nghiên cứu và cổ súy cho dân chủ-tự do toàn cầu có trụ sở tại thủ đô Washington D.C. của Mỹ.
Thang bậc gồm 100 điểm này được chia ra làm 40 điểm cho tự do chính trị và 60 điểm cho các quyền tự do dân sự. Việt Nam được chấm 3/40 về tự do chính trị và 17/60 về tự do dân sự.
Tự do chính trị
Để đánh giá mức độ tự do về chính trị (tối đa 40 điểm), Freedom House dựa trên ba tiêu chí lớn bao gồm: tiến trình bầu cử; đa nguyên và sự tham gia chính trị; sự vận hành của chính quyền.
Mỗi tiêu chí trong ba tiêu chí này tiếp tục được chia ra làm các tiêu chí nhỏ. Tổng cộng có 10 tiêu chí nhỏ được dùng để đánh giá tự do về chính trị. Mỗi tiêu chí được chia số điểm tối đa là 4.
Trước hết, Hà Nội bị đánh giá rất tồi tệ về tiến trình bầu cử: không được điểm nào trong toàn bộ ba tiêu chí nhỏ (tổng cộng 12 điểm) là bầu cử các lãnh đạo tự do và công bằng; bầu cử cơ quan lập pháp (Quốc hội) tự do và công bằng; luật và cơ chế bầu cử công bằng và không thiên vị.
Freedom House lưu ý rằng toàn bộ các vị trí hàng đầu trong bộ máy hành pháp ở Việt Nam, từ Chủ tịch nước cho đến Thủ tướng chính phủ đều được quyết định từ trước trong nội bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam (cụ thể là Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương) mặc dù trên danh nghĩa Quốc hội là cơ quan bầu ra các chức danh này.
Bản thân Quốc hội cũng được bầu trong một cơ chế được đảng kiểm soát chặt chẽ, theo tổ chức phi chính phủ này, và điều này dẫn đến kết quả là các đảng viên Cộng sản được Đảng chỉ định chiếm số lượng áp đảo các đại biểu được bầu vào Quốc hội đương nhiệm hồi năm 2016, với 473 trong tổng số 500 ghế. Phần lớn các ứng cử viên mang tiếng là độc lập, tức không phải là đảng viên, trúng cử vào Quốc hội cũng đều đã được đảng rà soát kỹ lưỡng.
Hơn 100 ứng viên độc lập thật sự, trong đó có nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự trẻ, bị cấm ra tranh cử vào Quốc hội vào năm 2016.
Freedom House cũng lưu ý rằng mặc dù con số cử tri đi bầu theo thống kê chính thức của chính quyền ở mức rất cao (trên 99%) nhưng có thông tin rằng nhiều thùng phiếu ‘đã bị chính quyền nhét phiếu vào cho đầy’.
Còn về luật và cơ chế bầu cử, Freedom House cho rằng chỉ nhằm để đảm bảo cho đảng Cộng sản thắng áp đảo trong tất cả các cuộc bầu cử. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì đảng nắm tất cả các cơ quan bầu cử để loại ra ngoài vòng đấu các ứng viên độc lập.
Về đa nguyên và tham gia chính trị, vốn là tiêu chí lớn thứ hai của tự do chính trị, Việt Nam giành được 1 điểm duy nhất trên bốn tiêu chí nhỏ (tổng cộng 16 điểm) là: sự thành lập đảng phái chính trị; cơ hội cho phe đối lập; sự cưỡng ép lá phiếu của người dân; quyền và sự tham gia chính trị của các nhóm thiểu số.
Hà Nội giành được 1 điểm duy nhất trên tiêu chí về quyền tham gia chính trị của các thành phần thiểu số khác nhau trong xã hội, tức các nhóm dân tộc, tôn giáo, giới tính… Freedom House cho rằng các nhóm thiểu số này về danh nghĩa có đại diện trong chính quyền nhưng lại hiếm khi leo lên được các vị trí cao, và sự lãnh đạo toàn diện của đảng đã ngăn trở việc vận động cho các vấn đề liên quan đến các cộng đồng thiểu số.
Trên ba tiêu chí nhỏ còn lại, Freedom House cho rằng Việt Nam hoàn toàn không có đảng đối lập ngoài đảng Cộng sản trong khi các nhân vật độc lập thì bị cấm đoán hoạt động chính trị hoặc thậm chí bị sách nhiễu hay bỏ tù. Trong khi đó, công chúng tham gia thực hiện quyền chính trị nhưng quyền đó ‘không thực chất’ do sự chi phối toàn diện của đảng.
Trong tiêu chí cuối cùng của tự do chính trị là sự vận hành của chính quyền, Freedom House cho Việt Nam được 2 trong tổng số 12 điểm của ba tiêu chí nhỏ, bao gồm thực quyền của các lãnh đạo và cơ quan lập pháp do dân bầu ra; sự vững mạnh của các định chế chống tham nhũng và sự minh bạch và cởi mở của chính quyền.
Theo đó, Freedom House cho rằng quyền lực quyết định chính sách ở Việt Nam không phải ở các cơ chế do dân bầu mà nằm hoàn toàn trong tay đảng Cộng sản vốn không được dân bầu ra và không có trách nhiệm giải trình với người dân. Cho nên Việt Nam chỉ được 0 điểm trong tiêu chí này.
Hai tiêu chí phụ còn lại Việt Nam được 1/4 điểm cho mỗi tiêu chí. Mặc dù Việt Nam được đánh giá là có tăng cường chống tham nhũng với càng nhiều các vụ bắt giữ và truy tố các quan chức cấp cao, nhưng việc chống tham nhũng này còn ‘mang tính chọn lọc và đối đầu phe phái’. Chính quyền cũng có cố gắng tăng cường tính minh bạch thông qua việc áp dụng mô hình chính phủ điện tử nhưng hoạt động của đảng Cộng sản phần nhiều vẫn trong vòng bí ẩn đối với người dân.
Tự do dân sự
Trong hạng mục quyền tự do dân sự mà Việt Nam được 17/60 điểm, có tổng cộng bốn tiêu chí lớn là tự do biểu đạt và tín ngưỡng (4 tiêu chí nhỏ); quyền lập hội (3 tiêu chí nhỏ); pháp trị (4 tiêu chí nhỏ); quyền cá nhân (4 tiêu chí nhỏ). Mỗi một tiêu chí nhỏ này cũng có số điểm tối đa là 4 điểm.
Trước hết, trong lĩnh vực tự do biểu đạt và tín ngưỡng, Việt Nam được chấm 4/16 điểm. Mỗi tiêu chí nhỏ Việt Nam đều được 1/4 điểm. Đó là 1 điểm về báo chí tự do và độc lập; 1 điểm về tự do tôn giáo, tín ngưỡng; 1 điểm về tự do học thuật và 1 điểm về tự do biểu đạt về các vấn đề chính trị nhạy cảm.
Theo tổ chức cổ súy cho tự do-dân chủ này thì quyền tự do báo chí được ghi vào Hiến pháp Việt Nam nhưng các đạo luật và sắc lệnh mang tính kiềm tỏa tiếp tục hạn chế các nhà báo và các blogger. Những phát ngôn chỉ trích chính quyền, đăng tải những thông tin ‘phủ nhận thành quả cách mạng’, lan truyền ‘thông tin độc hại’ hay ‘tư trưởng phản động’ đều bị trừng phạt theo các đạo luật hay các sắc lệnh.
Về tự do tín ngưỡng, Việt Nam bị chỉ trích buộc các nhóm tôn giáo phải đăng ký mới được hoạt động, do đó chính quyền có thể can thiệp sâu rộng vào công việc nội bộ của các nhóm tôn giáo trong khi tín đồ và chức sắc các nhóm tôn giáo không được chính quyền thừa nhận thường bị sách nhiễu và bắt giữ.
“Tự do học thuật bị hạn chế. Các giáo sư đại học phải kiềm chế không được chỉ trích chính quyền và tuân theo quan điểm của đảng khi giảng dạy hay trình bày về các chủ đề chính trị,” báo cáo của Freedom House viết.
Về tự do cá nhân, tổ chức này cho rằng người dân Việt Nam giờ đây có nhiều tự do nói chuyện chính trị hơn trước nhưng chính quyền vẫn tiếp tục sách nhiễu và bỏ tù những ai công khai chỉ trích chính quyền.
Trên tiêu chí lớn thứ hai của tự do dân sự là quyền lập hội, Việt Nam bị đánh giá tệ khi chỉ được 1/12 điểm của ba tiêu chí nhỏ, bao gồm tự do hội họp; tự do thành lập các tổ chức phi chính phủ; tự do thành lập công đoàn.
Điểm duy nhất Việt Nam có được là trong quyền tự do hội họp mà Freedom House cho rằng bị hạn chế chặt chẽ ở Việt Nam với việc các tổ chức phải xin phép chính quyền mới được tụ tập còn lực lượng an ninh ‘thường xuyên sử dụng bạo lực quá mức để giải tán các cuộc biểu tình không xin phép’.
Một số nhỏ các tổ chức phi chính phủ về môi trường, quyền sử dụng đất, phát triển nữ giới và y tế cộng đồng được phép hoạt động, theo Freedom House, trong khi các tổ chức về nhân quyền nhìn chung bị cấm.
Đối với tiêu chí nhỏ về hoạt động công đoàn, Freedom House cho rằng liên đoàn lao động hợp pháp duy nhất ở Việt Nam nằm dưới sự kiểm soát của đảng trong khi quyền đình công bị hạn chế về mặt pháp lý.
Trong hạng mục pháp trị, Việt Nam được 1/4 điểm cho mỗi trong bốn tiêu chí nhỏ là: tư pháp độc lập; quy trình tố tụng đầy đủ; được bảo vệ trước việc sử dụng bạo lực bất hợp pháp; đối xử bình đẳng với các thành phần khác nhau trong xã hội. Tổng cộng Việt Nam được 4/16 điểm cho hạng mục này.
Freedom House đánh giá hệ thống tư pháp Việt Nam là ‘tuân lệnh của đảng’ và ‘các tòa án ở tất cả các cấp đều bị đảng kiểm soát’ mặc dù trong các vụ việc dân sự thì các thẩm phán có được sự độc lập nhiều hơn.
Quy trình tố tụng đầy đủ ở Việt Nam được Hiến pháp bảo đảm nhưng ‘nhìn chung không được thực thi’, cũng theo tổ chức này. Theo đó, các luật sư không sẵn lòng thụ lý các vụ kiện liên quan đến nhân quyền hay các vấn đề nhạy cảm khác ‘do lo sợ bị sách nhiễu hay trả thù’. “Trong các vụ án về an ninh quốc gia, cảnh sát có thể bắt giữ nghi phạm đến 20 tháng mà không cho tiếp xúc luật sư,” phúc trình của Freedom House viết.
Về tình trạng bạo lực với người dân, Freedom House lưu ý rằng ‘người dân không được bảo vệ trước việc sử dụng bạo lực phi pháp của giới chức’ và ‘công an được biết là dùng nhục hình đối với các nghi phạm và tù nhân mà đôi khi dẫn đến tử vong hay trọng thương’.
Về quyền được đối xử bình đẳng, Freedom House cho rằng nam và nữ được đối xử bình đẳng trước pháp luật, được bình đẳng về giáo dục và cơ hội kinh tế cho nữ giới đã tăng lên, nhưng các nhóm sắc tộc thiểu số ‘bị phân biệt đối xử trong xã hội Việt Nam’ trong khi thành kiến xã hội đối với cộng đồng đồng tính và chuyển giới ‘vẫn là một vấn đề’.
Tiêu chí lớn cuối cùng của tự do dân sự là ‘quyền và tự do cá nhân’ cũng là hạng mục mà Việt Nam đạt được số điểm cao nhất: 8/16. Xét trên 4 tiêu chí nhỏ thì Việt Nam được 2/4 điểm cho quyền tự do cư trú và đi lại; 1/4 điểm cho tự do sở hữu tài sản và mở cơ sở kinh doanh; 3/4 điểm cho tự do xã hội như chọn bạn đời, số con muốn có…; 2/4 điểm cho bình đẳng về cơ hội.
Mặc dù quyền tự do đi lại của người dân Việt Nam được pháp luật bảo vệ, những nhà bất đồng chính kiến và những người dân tộc thiểu số bị chính quyền hạn chế đi lại, Freedom House cho biết.
Về quyền do sở hữu tài sản và mở cơ sở kinh doanh mà Việt Nam chỉ được 1/4 điểm, Freedom House cho rằng quyền sở hữu đất đai là ‘một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất ở Việt Nam’ với việc cưỡng chế thu hồi đất thường xuyên bằng vũ lực thường xuyên xảy ra.
Còn về tự do xã hội thì nhìn chung chính phủ Việt Nam không hạn chế lựa chọn cá nhân của mỗi người, tổ chức này cho biết, trong khi ở trong lĩnh vực bình đẳng về cơ hội, Freedom House cho rằng phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài tìm cơ hội có thể trở thành nô lệ tình dục và các cuộc hôn nhân với người nước ngoài có thể biến người phụ nữ Việt Nam trở thành gái bán dâm.
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/vi%E1%BB%87t-nam-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%91%C3%A1nh-gi%C3%A1-t%E1%BB%B1-do-%C4%91%E1%BA%BFn-%C4%91%C3%A2u-/4947394.html

Đoàn tàu Việt Nam và định vị quốc gia


Nguyễn Quang Dy
07/06/2019

Trong bài này, tôi mượn hình tượng “đoàn tàu Việt Nam” để dễ hình dung và chia sẻ, với những ẩn ức và ám ảnh trong tâm thức người Việt. Đã lâu tôi không đi tầu, nhưng những kỷ niệm khó quên về tầu hỏa vẫn còn đọng lại từ thời niên thiếu và thời chiến tranh. Nay tôi ngại đi tầu không phải chỉ vì nó chạy quá chậm, mà còn vì những ám ảnh trong tâm thức.   
Đoàn tàu Việt Nam đang ở đâu
Mỗi lần nghe bài hát “tầu anh qua núi” tôi lại thấy buồn, tuy bài hát đó có giai điệu vui. Tôi nhớ có lần (cuối thập niên 1980), đã theo một đoàn làm phim Úc đi từ Bắc vào Nam để quay phim tài liệu về tầu hỏa. Tôi vẫn nhớ hình ảnh tuyệt đẹp khi đầu tầu hơi nước hú còi và phun khói trắng hòa vào mây trời trước khi đoàn tàu trườn mình vượt đèo Hải Vân.
Từ đó đến nay, “đoàn tàu Việt Nam” hầu như không có gì thay đổi. Vẫn là những đầu tàu cũ kỹ ỳ ạch kéo những chiếc toa cũ kỹ lầm lũi chạy trên tuyến đường sắt chật hẹp (1,100m). Vẫn là cái barrier chắn đường thời trước để chặn dòng chảy đường bộ cho “tàu anh qua phố”, làm du khách nước ngoài ngỡ ngàng thích thú như xem bộ phim “Oriental Express”.
Hình tượng đó vẫn ám ảnh tâm thức về một đất nước giàu đẹp nhưng “không chịu phát triển”, như hoài niệm về câu chuyện cho trẻ em thời trước là “Mít Đặc và Biết Tuốt” (tại bến “lần sau tàu chạy”). Trong khi “chính phủ kiến tạo” nói nhiều về công nghệ 4.0, thì hệ tư duy (mindset) và hệ quy chiếu (paradigm) của người Việt vẫn dừng lại ở ngã ba đường.
Từ cuối thập niên 1990, tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai đã có mấy toa “tàu Victoria” chủ yếu để phục vụ khách nước ngoài của khách sạn Victoria ở Sapa. Tại sao họ làm được một đoàn tầu tử tế cho khách hàng của họ, mà ngành đường sắt Việt Nam sau mấy thập kỷ vẫn chưa làm được những toa tàu tử tế như vậy cho người Việt mình? Thật là vô lý!
Hơn bốn thập kỷ sau chiến tranh, Việt Nam tuy nhiều tài nguyên, nhưng khai thác đến cạn kiệt mà vẫn chưa công nghiệp hóa và hiện đại hóa, vẫn tụt hậu so với nước láng giềng. Bộ GTVT thừa nhận Việt Nam chưa làm được cao tốc Bắc-Nam, mà “chỉ có Trung Quốc làm được”, bất chấp bài học đau đớn về dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông.
Ám ảnh về “đoàn tàu Việt Nam” là hệ quả của mấy thập kỷ cải cách kinh tế thị trường (nhưng què quặt) vì “định hướng XHCN” (đã lỗi thời). Đó là một thể chế bất cập được duy trì quá lâu làm triệt tiêu các nguồn lực tích cực dựa trên hệ giá trị cốt lõi của dân tộc, nhưng hậu thuẫn cho các nguồn lực tiêu cực dựa trên lợi ích nhóm “thân hữu” (cronyism).
Thể chế đó đã sinh ra “một bầy sâu” (theo lời ông Trương Tấn Sang) đang đua nhau đục khoét và “ăn của dân không từ một thứ gì” (theo lời bà Nguyễn Thị Doan). Chiến dịch chống tham nhũng của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ, được đa số người dân ủng hộ, nhưng khó thành công nếu không giải quyết tận gốc.
Cái gốc đó là thể chế (như cái vỏ) đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển nguồn lực dân tộc (là cái lõi), cản trở dòng chảy của lịch sử. Các quốc gia hưng thịnh hay suy vong đều do các nguyên nhân nội tại. Sẽ là sai lầm và bi kịch nếu vẫn cố bám giữ “chủ nghĩa đặc thù” (exceptionalism) để bào chữa cho sự trì trệ bằng tư duy “tiệm tiến” (gradualism). Sau ba thập kỷ, động lực đổi mới (vòng một) đã hết đà, phải đổi mới (vòng hai) trước khi quá muộn.
Tại sao phải định vị quốc gia 
Muốn phát triển, các doanh nghiệp thường phải “định vị” (positioning) trên thị trường. Các quốc gia cũng phải định vị (hoặc tái định vị) nước mình, nhất là khi bàn cờ quốc tế biến đổi. Mấy năm qua, trật tự thế giới đã bị đảo lộn đến chóng mặt và khó lường. Nếu không định vị lại và điều chỉnh chiến lược, Việt Nam dễ bị mắc kẹt vào thế “lưỡng nan” (ketch 22).
Hãy thử so sánh Việt Nam với nước láng giềng Thailand (trong ASEAN). Năm 2012, Per Capita của Việt Nam là US$ 1.373, bằng Thailand năm 1981 (tụt hậu 30 năm). Theo dự đoán của IMF, đến năm 2019, Per Capita của Việt Nam sẽ là US$ 2.473, bằng Thailand năm 1985 (tụt hậu 34 năm). Việt Nam đã từng tuyên bố đến năm 2020 sẽ là một nước công nghiệp, nhưng đến nay vẫn chưa công nghiệp hóa, năng suất lao động vào loại thấp nhất khu vực.
Hàn Quốc là một nước Đông Á, cũng bị thuộc địa, chiến tranh, và chia cắt Bắc-Nam, nhưng sau ba thập kỷ (1960-1990) đã vươn lên thành cường quốc. GDP Hàn quốc (năm 1960) là US$ 155, trong khi Việt Nam (năm 1981) là US$ 251. Nhưng sau 30 năm, GDP của Hàn Quốc tăng 34 lần, trong khi GDP của Việt Nam tăng có 4,25 lần (bằng 1/8 Hàn quốc).
Hàn quốc là một nước độc tài, nhưng để trở thành cường quốc, họ phải chuyển sang thể chế dân chủ (theo quy luật tất yếu). Tuy cùng vạch xuất phát tương tự, nhưng Hàn Quốc nay đã giàu mạnh. Việt Nam tuy thống nhất, nhưng nay vẫn nghèo nàn, tụt hậu. Việt Nam phải trả giá quá đắt cho sự ngộ nhận và nhầm lẫn, dẫn đến thất bại trong thời hậu chiến.
Trong bốn thập kỷ thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, tuy 95% người dân mù chữ, nhưng họ đã xây dựng được đường sắt, đường bộ, cầu cống, cảng biển, sân bay, thành phố Hà Nội và Sài gòn (như “hòn ngọc Viễn Đông”). Nay với trình độ công nghệ cao hơn gấp nhiều lần, tuy 95% người dân biết chữ, nhưng hệ thống đường sắt vẫn kém hơn thời Pháp thuộc.
Hệ thống đường bộ, cầu cống, cảng biển, tuy có mở rộng, nhưng cơi nới và chắp vá. Đường phố Hà Nội nay mấp mô, lồi lõm, đầy “ổ trâu”, như đường nông thôn. Các nắp cống đủ kiểu lồi lên, tụt xuống thành những cái bẫy như “thập diện mai phục’. Vỉa hè năm nào cũng bị đào bới lát lại, để nhóm lợi ích kiếm chác như cái mỏ lộ thiên. Điều đó cứ hồn nhiên lặp đi lặp lại như chuyện tất nhiên (hay “new normal”). Lạ thay, chẳng thấy ai chịu trách nhiệm.
Không phải do thiếu kinh phí hay thiếu công nghệ, mà thể chế độc quyền đã làm cho ngành giao thông công chính và điện/nước trở thành nhóm lợi ích “không chịu phát triển” và bị phân liệt (dysfunctional). Hình ảnh những cột điện với các búi dây điện nhằng nhịt như mạng nhện đã làm Bill Gates ngỡ ngàng, trong khi đường ống nước Sông Đà vỡ tới 21 lần.
Khi đã ngoài 40 tuổi (giai đoạn trưởng thành) người ta thường không nhầm lẫn nữa. Theo khoa học tổ chức, bốn thập kỷ là quá đủ để mỗi công ty hay mỗi quốc gia trưởng thành, với ít nhất ba thế hệ kế tục, đủ thời gian cho các giá trị cốt lõi của dân tộc định hình. Nhưng ngành giáo dục Việt Nam vẫn đang bê bối với nạn chạy điểm, làm hỏng cả thế hệ trẻ.
Đã hơn bốn thập kỷ sau chiến tranh, Việt Nam vẫn loay hoay tại ngã ba đường, vẫn chưa hòa giải dân tộc và chưa thoát khỏi cái bẫy ý thức hệ, nên quốc gia vẫn chưa trưởng thành (vẫn tiếp tục “nation building”). Theo quy luật tự nhiên (sinh-lão-bệnh-tử), đã đến lúc Việt Nam phải đổi mới thể chế toàn diện, như khuyến nghị của “Báo cáo Việt Nam 2035”.
Chiến tranh lồng ghép
Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành một cuộc “chiến tranh lồng ghép” (Hybrid warfare) là khái niệm mới được Bộ Quốc phòng Mỹ đề cập đến từ năm 2008. Đó là một cuộc chiến tranh không dùng quân đội và vũ khí, mà sử dụng những biện pháp “phi vũ trang” để triệt hạ toàn diện các mục tiêu của đối phương. Theo Wikipedia, “Hybrid warfare” lồng ghép chiến tranh thông thường với những biện pháp không thông thường khác như chiến tranh mạng (cyberwarfare), pháp lý (lawfare), tin vịt (fake news), và can thiệp vào bầu cử, v.v…
Nói cách khác, đó là binh pháp Tôn Tử (không đánh mà thắng) vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp trong “vùng xám” (grey area), để phá hoại không gian sinh tồn, cơ sở hạ tầng, và làm biến đổi hệ giá trị cốt lõi của đối phương. Trung Quốc có thể cho vay dài hạn để lũng đoạn kinh tế. Việt Jet và Bamboo Airways lấy tiền đâu để mua 110 máy bay Boeing?
Việt Nam phải nhập 60% nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc. Các nhà thầu Trung Quốc nắm hơn 90% các gói thầu EPC, chiếm 77/106 các dự án lớn trọng điểm của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã cho Trung Quốc thuê 300.000 Ha rừng đầu nguồn (thời hạn 50 năm) và thuê cảng nước sâu Vũng Áng cùng Formosa (thời hạn 70 năm).  Hai nhà máy bauxite Tân Rai và Nhân Cơ lỗ hàng trăm tỷ VNĐ/năm, và gây hiểm họa môi trường miền Trung.
Theo Kiểm toán Nhà nước (2018), dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, vốn đầu tư là 8.770 tỷ VNĐ, đã bị đội vốn lên 18.000 tỷ VNĐ (tăng 205%), dự kiến hoàn thành 6/2014 và chính thức khai thác thương mại 6/2015 (nay chậm tiến độ 4 năm). Nếu thu mỗi ngày 100 triệu VNĐ (theo bộ GTVT) thì phải mất 10.000 năm mới thu hồi được vốn. Theo NHK, đây là “tuyến đường tai tiếng nhất thế giới” (vừa chậm, vừa xấu, vừa không an toàn).
Nhưng bộ GTVT vẫn muốn Trung Quốc làm đường Cao tốc Bắc-Nam, một dự án chiến lược quan trọng hơn cả ba đặc khu. Trung Quốc muốn dùng cái bẫy ý thức hệ để buộc chặt Việt Nam vào cộng đồng “cùng chung vận mệnh” (chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội, giáo dục). Việt Nam có thể bị xô đẩy vào vòng Bắc thuộc mới (như ông Nguyễn Cơ Thạch đã cảnh báo), vì vậy phải tỉnh ngộ để thoát khỏi cái vòng kim cô “16 chữ vàng”.
Theo Minxin Pei, trật tự thời “hậu Thiên An Môn” đã chấm dứt từ năm 2012 khi Tập Cận Bình lên cầm quyền, và từng bước thay đổi những nguyên tắc mà Đặng Tiểu Bình đã xác lập. Trung Quốc đã tăng cường “chế độ tư bản nhà nước” (state capitalism), và triển khai các tham vọng địa chính trị trên toàn cầu, xô đẩy Mỹ và phương Tây phải chống lại họ. (The Lasting Tragedy of Tiananmen Square, Minxin Pei, Project Syndicate, May 31, 2019).
Henry Paulson (cựu bộ trưởng Tài chính) kêu gọi Trung Quốc và Mỹ thỏa thuận về “các dự án hữu hình để xây dựng lòng tin”, là điều quan trọng lúc này. (America and China must manage their rivalry or risk disaster, Economist, May 16, 2019). Nhưng David Dollar (Viện (Brookings) cho rằng cách đây không lâu Mỹ và Trung Quốc đa cố gắng làm giảm căng thằng bằng cách hứa hẹn mở rộng thương mại, “nhưng nay đã quá muộn để làm việc đó”.
Theo Hal Brands (Johns Hopkins), siêu cường nào muốn thắng trong cuộc chiến sắp tới phải hiểu đúng nguyên nhân của nó. (The Real Origins of the US-China Cold War, Charles Edel & Hal Brands, Foreign Policy, June 2, 2019). Stephen Walt (Harvard) lập luận rằng chủ nghĩa dân tộc là động lực mạnh mẽ và lâu dài trong chính trị quốc tế, để tăng cường năng lực quốc gia, nhưng phải hiểu được giá trị thực sự và hạn chế tác hại của nó. (You Can’t Defeat Nationalism, So Stop Trying, Stephen Walt, Foreign Policy, June 4, 2019).
Thay lời kết
“Đoàn tàu Việt Nam” đã bị các nhóm lợi ích thân hữu thao túng (hijacked), chạy theo hướng có lợi cho họ (như câu chuyện AVG, BOT, Đặc khu Kinh tế, v.v.). Họ tìm cách lũng đoạn chính quyền để tham nhũng chính sách (là tham nhũng tệ hại nhất), nên đã bẻ ghi cho đoàn tàu Việt Nam đi chệch hướng khỏi các mục tiêu dân tộc và dân chủ. Về lâu dài, chống tham nhũng và kiểm soát quyền lực của các nhóm lợi ích thân hữu là mục tiêu hàng đầu.
Muốn định vị quốc gia, phải “kiến tạo” và đổi mới “vòng hai”, với khẩu hiệu “đổi mới hay là chết” (như lúc đổi mới “vòng một”). Để đổi mới “vòng hai”, phải đổi mới thể chế toàn diện để thoát khỏi cái “vòng kim cô” về ý thức hệ đã kìm hãm và làm đất nước tụt hậu. Tại đối thoại Shangri-La (Singapore, 31/5/2019) thái độ cứng rắn của Mỹ và Trung Quốc làm mấy nước khu vực lo ngại vì 2 xu thế: (1) Mỹ-Trung vừa đánh vừa đàm, trước mắt rất khó thỏa thuận; (2) Biển Đông và Đài Loan đang trở thành tiêu điểm của đối đầu Mỹ-Trung.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung thực chất là một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới, như thế cờ vây của Mỹ với Trung Quốc. Đó là một cơ may lớn cho Việt Nam, vì nó đang làm Trung Quốc suy thoái. Chỉ khi nào Trung Quốc suy yếu thì Việt Nam mới có cơ hội thoát khỏi ảnh hưởng của họ, để đối mới và phục hưng quốc gia. Cơ hội đó đã từng bị tuột mất vào năm 1978 và năm 1990, nay hy vọng không để cơ hội đó bị tuột mất lần nữa.
N.Q.D.
6/5/2019
Tác giả gửi BVN

Tin Tức và Bình luận

TinHoaThinhDon

Thân phận Đài Loan trong quan hệ căng thẳng Mỹ-Trung

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Thanh Hà * *Theo *RFI [image: media] Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu trước cuộc tập trận mô phỏng cuộc xâm lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 28/05/2019 - Military News Agency /Handout via REUTERS *Chiến tranh thương mại với Trung Quốc càng gay gắt, Hoa Kỳ lại càng gần gũi với Đài Loan. Về mặt chính thức, Lầu Năm Góc chưa bình luận về tin Đài Bắc đặt mua 2 tỷ đô la xe thiết giáp và vũ khí của Mỹ, nhưng việc trong thời gian gần đây, Washington điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan, một điểm nhậy cảm với Bắc Kinh, cho thấy có lẽ chính quyền của ... more »

Hàng nghìn luật sư Hong Kong tuần hành chống dự luật dẫn độ

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Reuters * *Theo *VOA [image: Người biểu tình tuần hành để trong một cuộc biểu tình đòi nhà chức trách bỏ dự luật dẫn độ với Trung Quốc, ở Hong Hơn 3.000 luật sư Hồng Kông hôm 6/6 tổ chức một cuộc biểu tình hiếm hoi chống lại dự luật dẫn độ theo đó một cá nhân có thể bị đưa sang Trung Quốc để bị xét xử, điều mà Chris Patten, vị thống đốc cuối cùng của Anh tại Hong Kong, nói sẽ là một “đòn ghê gớm” giáng vào nhà nước pháp quyền. Mặc trang phục màu đen, các luật sư trao đổi sôi nổi trên đường từ tòa án cao nhất Hong Kong đến Văn phòng Chính phủ Trung ương vào một buổi tối ngột ngạt. ... more »

Mexico điều quân tới chặn di dân ở biên giới phía Nam

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Theo *VOA [image: Một người đàn ông ôm con van xin nhân viên di trú Mexico đừng bắt ông, trong chiến dịch ngăn chặn đoàn người di dân vượt biên từ Guatemala sang Mexico, gần Metapa, bang Chiapas, Ảnh chụp ngày 5/6/2019. (AP Photo/Marco Ugarte)] Một người đàn ông ôm con van xin nhân viên di trú Mexico đừng bắt ông, trong chiến dịch ngăn chặn đoàn người di dân vượt biên từ Guatemala sang Mexico, gần Metapa, bang Chiapas, Ảnh chụp ngày 5/6/2019. (AP Photo/Marco Ugarte) Binh sĩ Mexico, cảnh sát vũ trang và các giới chức di trú đã chặn hàng trăm người di dân sau khi đoàn người vượt b... more »

Liêm chính hay giận dỗi?

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Mặc Lâm * *Theo blog* VOA [image: Ông Đoàn Ngọc Hải trong một lần trực tiếp xử lý vi phạm trật tự lòng, lề đường trên địa bàn Q.1 (Ảnh: Thanh nien)] Ông Đoàn Ngọc Hải trong một lần trực tiếp xử lý vi phạm trật tự lòng, lề đường trên địa bàn Q.1 (Ảnh: Thanh nien) Lần đầu tiên trong chính trường của quốc gia cộng sản Việt Nam xuất hiện một khuôn mặt dám từ chức công khai vì bị phân công trái với sở thích của mình. Người ấy là ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1, từng được biết là người trực tiếp chỉ huy phá bỏ những người chiếm cứ vỉa hè của thành phố HCM để buôn bán, làm ... more »

Xuất hiện trên ‘văn bản’, ông Trọng chỉ đạo ‘kiên định CNXH, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng’

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Theo *VOA [image: Hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 14/5/2019 trên truyền thông Việt Nam.] Hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 14/5/2019 trên truyền thông Việt Nam. Sau nhiều tuần lễ vắng mặt, Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngày 6/6 tái xuất hiện qua một văn bản chỉ đạo công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp hướng tới Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong văn bản đó, “kiên định mục tiêu, lý tưởng CNXH” và “tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng” là 2 trong số các “quan điểm định hướng” mà ông Tr... more »

Không để lọt cán bộ có lối sống thiếu gương mẫu vào đại hội Đảng bộ

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Theo *RFA [image: Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XII.] Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XII - RFA Vào ngày 30/5, Tổng Bí thư Chủ Tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành chỉ thị của Bộ Chính trị về việc chuẩn bị cho đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biển toàn quốc lần thứ XIII, trong đó có bài viết về việc chuẩn bị và tổ chức công tác cán bộ tốt hơn, đảm bảo sự thành công của đại hội. Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ ra những nhiệm vụ và yêu cầu không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có tham vọng quyền lực, chạy chức chạy quyền, làm việc kém hiệu quả… và ... more »

Những trí thức không an phận

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Thanh Trúc * *Theo *RFA [image: Từ trái qua: Nguyễn Thanh Giang, Vũ Cao Quận, Phạm Toàn.] Từ trái qua: Nguyễn Thanh Giang, Vũ Cao Quận, Phạm Toàn - RFA Những ngày này, thông tin về tình hình sức khỏe của một số nhà trí thức lão thành ở Việt Nam tràn ngập mạng xã hội. Đó là những người từ trong lòng chế độ cộng sản như trí thức đối kháng Nguyễn Thanh Giang, cựu chiến binh miền Bắc Vũ Cao Quận, nhà giáo Phạm Toàn Châu Diên với giấc mơ cải cách giáo dục. Bây giờ thì các vị ấy không còn ăn nói lưu loát rõ ràng như ngày trước, nhưng di sản họ để lại thì vô cùng quí báu mà bao người sa... more »

Sai phạm BOT giờ đây phải là 'di sản' của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Nguyễn Hiền * *Theo *VNTB *Diễn đàn Quốc Hội không phải là nơi mà ĐBQH Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chơi trò “ú òa”.* *Bộ trưởng Bộ GTVT tặng hoa cho Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể. Ảnh; internet.* Chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể vào sáng 5.6, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) đã đặt câu hỏi về việc tại sao Bộ lại phản đối Kiểm toán Nhà nước kiểm toán các dự án BOT. Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể phủ nhận việc không muốn kiểm toán vào, khẳng định: “Chúng tôi rất trân trọng sự tham gia của Kiểm t... more »

Chủ tịch UBND TP.HCM có quyền bổ nhiệm chức danh phó tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước?

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Nguyễn Hồng Phúc * *Theo *VNTB *Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2014, thì với Doanh nghiệp Nhà nước, chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty, sẽ do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm, hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận. Công ty có một hoặc một số phó tổng giám đốc hoặc phó giám đốc. (Điều 99)* Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm thấy khó hiểu với quyết định xin từ chức của ông Hải. Như vậy trong vụ việc vừa qua Chủ tịch UBND TP.HCM bổ nhiệm ông Đoàn Ngọc Hải về làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn TNHH một thành ... more »

Có làm sao người ta mới nhắc tên?

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Mai Tú Ân * *Theo *VNTB *Ông thủ tướng Lý Hiển Long là một người dám nói, nói thẳng và nói lên một sự thật mà ai cũng biết nhưng mấy ai dám nói. Vậy thì Việt Nam có gì phải nhảy dựng lên khi thế giới nhắc đến tên mình và hành động của mình đúng như bản chất sự thật của nó, và làm gì như đỉa phải vôi khi cùng nhảy dựng lên là các anh chị đấu tranh dở người ở Việt Nam bỗng nhiên động lòng tự ái khi bị nhắc đúng tên mình?* Bộ đội Việt Nam tiến vào Phnom Penh năm 1978. Ảnh: Wikipedia. Nhân chuyện dư luận Việt Nam, trong đó có nhiều những nhà đấu tranh dân chủ bỗng nhiên nhảy dựng lên ... more »

40 năm Việt Nam can thiệp quân sự vào Campuchia: Chủ quyền, nhân quyền và đạo đức giả

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Trần Thế Kỷ * *Theo *VNTB *Việc Việt Nam can thiệp quân sự vào Campuchia được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh Biên giới Việt – Trung năm 1979 vốn gắn liền với câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình: “Việt Nam là côn đồ. Phải dạy cho Việt Nam một bài học”. Trước đó Việt Nam đã từ chối vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là nếu không phải Việt Nam mà là Thái Lan hay Úc tiến quân vào Campuchia lật đổ Khmer Đỏ thì liệu Phương Tây có gọi đó là xâm lược hay không. Câu trả lời thế nào thì chắc ai cũng rõ. Sự phê phán của nhiều nước về cái gọi là “Tiê... more »

Nhà cầm quyền độc tài không được biết sự thật trái ý mình

Unknown at TinHoaThinhDon - 7 hours ago
*Nguyễn Đình Ấm * *Theo *VNTB *Bản chất của chế độ độc tài là địa vị quan chức không từ tín nhiệm của dân (mà do cấp trên chỉ định) nên họ thường tự ti cần sự ca ngợi, tâng bốc, sùng bái, thần thánh hóa để gây uy tín nhằm “chính danh hóa” địa vị, ngai vàng của của mình. Quan chức cấp dưới thừa biết tâm lý đó của lãnh đạo nên luôn nói, báo cáo láo, vẽ ra những điều cấp trên thích đồng thời lừa họ để bảo vệ việc làm sai trái có lợi cho mình.* 30 tết Đinh Hợi vừa rồi cư dân mạng xôn xao về một tấm ảnh tổng bí thư đảng chủ tịch nước lì xì hai công nhân vệ sinh. Ai nhìn tấm ảnh cũng bi... more »

Phỏng vấn về Luật An Ninh Mạng: Vì sao người dân Miền Nam bị bắt nhiều hơn?

Unknown at TinHoaThinhDon - 7 hours ago
*FB Phạm Thanh Nghiên * *Theo *Danluan Kể từ khi luật An ninh mạng (ANM) có hiệu lực từ 1/1/2019 đến nay đã hơn 6 tháng. Ước tính có khoảng trên dưới 10 người bị bắt vì liên quan đến các bài viết trên mạng. Một điều khá đặc biệt là số người bị bắt đa số thuộc khu vực miền Nam. Tại sao số người bị bắt ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc? Cho rằng đây là một vấn đề cần được bàn tới nên một lần nữa tôi lại làm công việc của một phóng viên bất đắc dĩ. Tất nhiên mọi ý kiến, đánh giá chỉ là phỏng đoán, bởi “ta đâu phải là nhà nước độc tài” để đưa ra cách lý giải chính xác về việc họ làm. Nhưng... more »

Thưa bà Chủ tịch Quốc hội

Unknown at TinHoaThinhDon - 10 hours ago
*Mai Quốc Ấn * *Theo *Tiengdan *Bà Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Nguồn: Zing *Thưa bà Chủ tịch Quốc hội! Tôi còn nhớ ngày 22/7/2016, trong lễ nhậm chức, bà đã tuyên thệ rằng “Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp…” Và một tuyên bố đáng chú ý khác của bà: “Tôi sẽ cùng với các vị đại biểu Quốc hội phấn đấu tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội để Quốc hội ta thực sự là Quốc hội đoàn kết, sáng tạo và hành động, vì lợi ích của nhân dân, vì danh dự và lòng tự hào của dân tộc, vì sự phát triển bền vững của đất nước”. Thưa bà Chủ tịch ... more »

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện

Unknown at TinHoaThinhDon - 10 hours ago
*Lê Xuân Thọ * *Theo* Tiengdan *Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện. Ảnh: VNE * Tôi thật sự thất vọng, khi trong suốt phiên ông được đại biểu chất vấn, chỉ có câu chuyện cô Ngọc Trinh ở sự kiện Cannes là điều duy nhất ông tỏ rõ sự quyết tâm cần làm luật để xử lý những trường hợp tương tự. Và nếu nhìn nhận thẳng, chính Ngọc Trinh đã “cứu” ông ở nghị trường lần này, dù ông không ít lần sủi bọt mép khi nói đến cô ta. Tôi thật sự thất vọng, khi ông bước vào nghị trường với tâm thế của một buổi tổng kết cuối năm của ngành không hơn kém. Vì thế, trước những vấn đề đặt ra, ông chủ yếu đáp lại bằn... more »

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần học cái gì từ HLV Park Hang Seo?

Unknown at TinHoaThinhDon - 10 hours ago
*Mạc Văn Trang * *Theo *Tiengdan *Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và HLV Park Hang Seo. Photo Courtesy *Có lẽ không ai hâm mộ và nhiệt huyết tuyên truyền về “học tập làm theo” Park Hang Seo bằng ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng ông Phúc đến đâu cũng khoái tuyên truyền học tập “Tinh thần Park Hang Seo” chung chung và biểu dương thành tích, chứ không rõ là học những cái gì? Vậy Bọ thử gợi ý xem nhé. 1. Ông Park tìm hiểu bóng đá Việt Nam (BĐVN), hiểu BĐ khu vực và thế giới một cách tường minh và xác định từng bước đi, mục tiêu cụ thể để đạt được. Ông nói sẽ đưa BĐVN lên hạng 100 thế g... more »

Từ xâm lược Cao Miên, đến xâm lăng VNCH

Unknown at TinHoaThinhDon - 10 hours ago
*Phạm Trần * *Theo *Tiengdan Thủ tướng Tân Gia Ba, Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong) đã tạt gáo nước lạnh vào đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam khi ông chính thức nói Việt Nam đã “xâm lược” và “chiếm đóng” Cao Miên từ ngày 13/12/1978 đến tháng 06/1989. Đáng chú ý là nhà lãnh đạo Tân Gia Ba không chỉ một lần dùng chữ “xâm lược” để nói về cuộc hành quân vào Cao Miên của Việt Nam mà hai lần liên tục trong vòng chưa đầy 24 giờ. *Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Photo Courtesy* Lần thứ nhất diễn ra vào tối ngày 31/05/2019 khi Thủ tướng Lý Hiển Long đọc diễn văn khai mạc diễn đàn Đối thoạ... more »

Lịch sử 'mở cõi' của Việt Nam

Unknown at TinHoaThinhDon - 12 hours ago
*Dương Quốc Chính * *Theo *Tiengdan Lâu nay SGK lịch sử vẫn dạy HS đại khái là VN ta vốn yêu chuộng hòa bình, giặc đến nhà mới đánh. Ta có được miền Trung (từ Chăm pa) và miền Nam (từ Thủy Chân Lạp) là do ông cha ta “mở cõi” chứ không xâm lược. Đa số dân VN sẽ bị đóng đinh với suy nghĩ đó, nên giờ mà bị thằng Tây nào chém bô bô là VN xâm lược nước khác là cả nước lên đồng ngay! Nếu ai chịu khó tìm hiểu lịch sử thì sẽ biết thừa, Đại Việt, rồi Đại Nam ta cũng bành trướng bỏ mẹ ra. Đất Trấn Ninh, Trấn Biên, Trấn Man của Lào giáp tỉnh Nghệ An bây giờ bị Lê Thánh Tông chiếm. Nó cũng phả... more »

TT Trump đe dọa đánh thêm thuế 300 tỷ đôla hàng hóa TQ

Unknown at TinHoaThinhDon - 12 hours ago
*Theo *VOA [image: Tổng thống Donald Trump.] Tổng thống Donald Trump. Tổng thống Donald Trump mới lên tiếng đe dọa đánh thêm thuế đối với hàng hóa của Trung Quốc, trị giá “ít nhất” 300 tỷ đôla, nhưng nói rằng ông nghĩ cả Trung Quốc và Mexico đều muốn đạt thỏa thuận để giải quyết tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ. Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã gia tăng nhanh chóng kể từ khi các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại đổ vỡ hồi đầu tháng Năm. Theo Reuters, trong khi ông Trump hôm 6/6 nói rằng các cuộc đàm phán với Trung Quốc vẫn tiếp diễn, không có ... more »

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN lên tiếng về ‘thao túng tiền tệ’

Unknown at TinHoaThinhDon - 12 hours ago
*Theo *VOA [image: Thống đốc Ngân hàng NNVN Lê Minh Hưng phát biểu trước Quốc hội hôm 6/6/2019. Báo Tiền Phong.] Thống đốc Ngân hàng NNVN Lê Minh Hưng phát biểu trước Quốc hội hôm 6/6/2019. Báo Tiền Phong. Hôm 6/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng nói Việt Nam không thao túng tiền tệ, theo Báo Tiền Phong. Tại phiên chất vấn ở Quốc hội hôm 6/6 được Đài truyền hình VTV1 tường thuật trực tiếp, ông Hưng nói: “Chúng ta khẳng định với phía đối tác Hoa Kỳ là chúng ta điều hành chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định lạm phát và không dùng những chính sách kinh tế vĩ... more »

Powered by Blogger.