Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 23/05/2020

Saturday, May 23, 2020 // ,
Đọc báo Pháp – 23/05/2020

”Thế hệ Z”: Những người bị lãng quên trong đại dịch Covid-19 – Trọng Thành

Các hệ quả xã hội của «lối làm việc từ xa» do đại dịch Covid-19 là chủ đề trang nhất của nhiều tuần báo Pháp cuối tháng 5/2020, vào lúc hàng loạt quốc gia bắt đầu dần dần ra khỏi phong tỏa. Trang bìa Le Point gọi đây là một « cuộc cách mạng ». Nhưng l’Obs dè dặt với câu hỏi: « Làm việc từ xa: tiếp tục hay nên dừng? ».
Trước hết xin giới thiệu chủ đề chính của tuần san Courrier International về một vấn đề nhạy cảm, gây nhiều tranh cãi: đại dịch Covid khoét sâu mâu thuẫn thế hệ giữa người trẻ với người cao tuổi, trong gia đình và trong xã hội, cụ thể là trong các xã hội phương Tây. Courrier international chạy tựa trên trang bìa: « Cuộc chiến giữa các thế hệ », với hình ảnh một thanh niên đang còng người vác trên vai ba ông bà cụ dắt chó. Tất cả đều đeo khẩu trang.
Lời chú bên dưới của Courrier international: « Nếu như chúng ta thấy đa số các nạn nhân của dịch bệnh là người cao tuổi, thì những người trẻ nhất phải gánh chịu các hậu quả của chính sách phong tỏa: thất nghiệp, suy thoái… Liệu có xảy ra sự đối đầu giữa các thế hệ? ». Xã luận Courrier international ghi nhận cả hai lứa tuổi đều là nạn nhân chính của đại dịch, nhưng mỗi bên một kiểu. Người già là nạn nhân của bệnh dịch, người trẻ – nạn nhân của phong tỏa.
Covid-19 khoét sâu mâu thuẫn trẻ – già:  Đâu là lối thoát ? 
Thế hệ trẻ, tức thế hệ « Z » (hay các Zoomer) ra đời sau năm 1996 (thế hệ cách đây ít tháng còn biểu tình phản đối thái độ trơ ì của chính phủ các nước trước tình trạng khẩn cấp về khí hậu). Giới trẻ hiện nay đang bị mắc kẹt trong một thế giới đang trên đường đi đến « ngày tận thế », với các thảm họa đang dần trở nên chuyện thường ngày, và tình trạng bấp bênh có xu hướng ngày càng gia tăng.
Già hay còn gọi là các « baby boomer », tức thế hệ sinh sau chiến tranh, từ 1944 đến 1964, thế hệ được coi là được hưởng những điều kiện thuận lợi của một xã hội có đầy đủ việc làm, tăng trưởng liên tục. Thế hệ này bị cáo buộc đã để lại cho lớp trẻ « một thế giới nghẹt thở, một thế giới ô nhiễm, một thế giới về cơ bản là rất khó sống » (phát biểu của triết gia Pascal Chabot, trên báo Bỉ La Libre Belgique).
Đọc thêm : Nỗi tức giận của Greta và thông điệp ‘‘lạnh gáy’’ của giới khoa học
Courrier International giải thích lý do chọn chủ đề này. Thoạt tiên, tuần san dự định nói về những người cao tuổi bị quên lãng, phải sống cách biệt trong các trại dưỡng lão, rất nhiều người nằm trong số các nạn nhân thiệt mạng vì đại dịch. Tuy nhiên, theo nhiều thành viên trong ban biên tập, có một đối tượng dường như còn bị lãng quên nhiều hơn trong thời gian vừa qua, đó là những người trẻ nhất, thuộc thế hệ Z, những người dưới 30 tuổi. Dù ít có nguy cơ mắc bệnh hơn nhiều, nhưng những người trẻ cũng buộc phải ở nhà, do lệnh phong tỏa. Vốn đã thường trong cảnh sống bấp bênh trước dịch, những tuần lễ phong tỏa khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn thêm, tương lai trong thời gian tới của họ còn bất định hơn nữa.
Đại dịch Covid: Điều « hết sức bình thường »
Giới trẻ có cách nhìn rất khác về đại dịch, có thể hoàn toàn trái ngược so với người cao tuổi, hay với tầng lớp trung niên. Cô Georgia Noble Irwin, trong một tâm sự trên nhật báo Canada Globe and Mail (được Courrier international dẫn lại), đã « hết sức ngạc nhiên khi chứng kiến thái độ sững sờ của cha mẹ cô » trước đại dịch. Đối với thiếu nữ Canada 20 tuổi này, thì một biến cố như đại dịch Covid-19 là điều hoàn toàn bình thường, có thể dự báo được trong một thế giới như hiện nay, một thế giới gần với ngày tận thế, khi các thảm họa xảy ra gần như hàng ngày, và có xu hướng gia tăng.
Đọc thêm : Cội rễ Covid-19: Phá huỷ rừng già, tận diệt thú hoang
Georgia lúc hai tuổi sống tại New York, nhà ngay sát Tòa tháp đôi bị tấn công khủng bố. Trong suốt thời thơ ấu, cô chứng kiến qua truyền thông nạn cháy rừng trở thành cơm bữa, và không tính đếm nổi đã xem bao nhiêu đoạn video cho thấy cảnh băng sơn tại các cực tan chảy. Hàng trăm giống loài động vật biến mất trong « tuổi thơ ngắn ngủi » của mình. Nhiều năm liền cô gái Georgia đã góp tiền cho WWF để cứu loài gấu trắng Bắc cực, bị đe dọa tuyệt chủng do biến đổi khí hậu.
Thiếu nữ Canada 20 tuổi này lên án các thế hệ đi trước, mà cô cho rằng đã tạo ra cái thế giới kinh hoàng hiện nay, với biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường trên thực tế, với những sản phẩm truyền hình, điện ảnh bom tấn, phổ biến những hình ảnh về một thế giới mà các nguồn tài nguyên cạn kiệt… Thế hệ trẻ hiện nay « đã được chuẩn bị » để sống trong một thế giới đầy thảm họa như vậy.
Hãy cho lớp trẻ có tương lai!
Xã luận Courrier International khép lại với một bài viết khác trên báo Úc Sydney Morning Herald, mang tựa đề « Hãy mang lại hy vọng cho thế hệ trẻ ». Nhưng bằng cách nào ? Theo báo Úc Sydney Morning Herald, phải bằng các chính sách chấn hưng công bằng hơn, thực sự chú trọng đến môi trường. Nhà báo Caitlin Fitzsimmons, tác giả bài viết trên Sydney Morning Herald, cố gắng vượt qua mâu thuẫn giả tạo, quan điểm khoét sâu tính mâu thuẫn giữa hai thế hệ: Cổ vũ cho việc bỏ phong tỏa để cứu nền kinh tế, cứu giới trẻ, thay vì duy trì phong tỏa để cứu thế hệ cao niên.
Đọc thêm : « Hậu Covid-19 » : Áp lực chuyển sang kinh tế Xanh
Theo tác giả, ngăn ngừa đại dịch là điều chắc chắn phải làm, để giải quyết cuộc khủng hoảng y tế trước mắt, nhưng về lâu dài, không thể quên đi xu thế biến đổi khí hậu, là « mối đe dọa nguy hiểm hơn nhiều về dài hạn ». Chưa kể việc, biến đổi khí hậu có thể làm tăng nguy cơ đại dịch xuất hiện nhiều hơn. Chấn hưng kinh tế bằng mọi giá là đi vào ngõ cụt. Vấn đề chủ yếu mà lớp người đi trước có thể làm cho các thế hệ trẻ, là xây dựng một hệ thống kinh tế coi việc bảo vệ tối đa môi trường là mục tiêu. Để « trả món nợ » cho các thế hệ trẻ không gì tốt hơn là để cho chúng có một tương lai.
Không thay « la bàn », các nền dân chủ sẽ tiêu vong
Báo l’Obs tuần này có bài « Thay đổi la bàn », trên trang đầu, với nhận xét : « Cùng với cơn chấn động kinh hoàng do đại dịch và kinh tế đột ngột suy thoái… nhiều huý kị cũng đã tan vỡ. Đến mức mà nhiều chủ nhân lớn và nhiều chính trị gia cánh hữu cũng phải bắt đầu lên án sự chú ý đầy tội lỗi của chế độ xã hội cho tới nay tập trung hướng đến mục tiêu duy nhất là tính hiệu quả về tài chính ». 
« La bàn » là gì? l’Obs lưu ý là « mô hình kinh tế tư bản của chúng ta chỉ có thể thực sự được sáng tạo lại, nếu như chúng ta triệt để hiện đại hoá các công cụ đánh giá. Cần phải đi sâu vào cốt lõi của cỗ máy kinh tế này, vào tận trong gan ruột của con quái thú kinh tế tư bản, để viết lại các quy tắc về kế toán, của các công ty, cũng như của nhà nước ». Cụ thể là cần phải thay cách tính GDP (tổng sản phẩm nội địa) bằng các chỉ số khác, như chỉ số phát triển con người (IDH), có tính đến tuổi thọ, giáo dục… Tuy nhiên, hiện thời chỉ số IDH này chưa tính đến nhiều yếu tố khác, như môi trường, tính đa dạng xã hội, khả năng hội nhập các nhóm yếu thế… L’Obs nhấn mạnh là vấn đề đo lường « hoàn toàn không chỉ có tính kỹ thuật, mà mang ý nghĩa chính trị sâu sắc ». Chính cách đo lường này là « chiếc la bàn định hướng các thị trường, các doanh nghiệp, chính phủ các nước ». 
L’Obs giải thích: Nếu nền kinh tế hiện nay vẫn tiếp tục hướng đến các mục tiêu « không đếm xỉa gì đến đời sống, thiên nhiên, sức khoẻ, các liên hệ xã hội…. », thì chúng ta sẽ bị dẫn vào « ngõ cụt ». Cần tranh thủ ý thức tập thể bắt đầu thức tỉnh, do khủng hoảng y tế, để khởi sự công việc này. Và điều này chỉ có thể thành công nếu được thực hiện trên quy mô toàn cầu, bắt đầu với Châu Âu và Hoa Kỳ. Nếu nền kinh tế tiếp tục đi theo con đường cũ, các nền dân chủ sẽ tiêu vong.
Orsted và mục tiêu 100% năng lượng tái tạo 
L’Express giới thiệu về mô hình chuyển đổi thành công sang kinh tế xanh: tập đoàn năng lượng số một của Đan Mạch Orsted, đứng đầu thế giới về điện gió trên biển. Vốn là một doanh nghiệp than đá và dầu mỏ, Orsted đang hướng tới mục tiêu 99% năng lượng tái tạo vào năm 2025.
Orsted bắt đầu bước ngoặt chuyển đổi hoàn toàn sang kinh tế xanh một năm trước dịp thượng đỉnh khí hậu COP15 tại Đan Mạch (2009). Giờ đây tập đoàn với doanh thu 9 tỉ euro/năm, và vốn trên thị trường chứng khoán là hơn 38 tỉ euro, đã đến gần đích, với 86% năng lượng tái tạo. Lãnh đạo tập đoàn tin tưởng là, cho dù khủng hoảng Covid-19 kéo dài, nhu cầu phát triển năng lượng gió trên biển sẽ không giảm bớt. Orsted có kế hoạch đầu tư vào Mỹ, Đài Loan và Nhật Bản trong thời gian tới. Hiện tại, nhà nước Đan Mạch nắm hơn 50% cổ phần của công ty. Orsted chiếm 30% thị phần năng lượng gió trên biển toàn cầu (ngoài Trung Quốc).
Đào tạo nhà quản trị cho cuộc chuyển đổi sinh thái 
Công cuộc chuyển sang nền kinh tế xanh cần những nhà quản trị có hiểu biết phù hợp. Le Point giới thiệu tiếng nói của ông Franck Papazian, chủ tịch liên minh các trường đại học tư thục chuyên về truyền thông (MediaSchool), đang chuẩn bị mở một cơ sở đào tạo các nhà quản lý phục vụ cho định hướng chuyển đổi sang xã hội tôn trọng sinh thái và đoàn kết. Trường mang tên Green Management School sẽ mở cửa vào tháng 10 tới, tiếp nhận các sinh viên có trình độ BAC+3 trở lên.
Trong bài phỏng vấn mang tựa đề « Chuyển hoá sinh thái là kỹ thuật số của thời kỳ mới », ông Franck Papazian cho biết, trong tương lai việc đào tạo các nhà quản lý doanh nghiệp hướng sang kinh tế xanh sẽ được tổ chức một phần đáng kể từ xa, theo mô hình của trường đào tạo về truyền thông MediaSchool hiện nay, với khoảng từ 20% đến 30% thời gian đào tạo từ xa. Việc đào tạo từ xa cho phép tiết kiệm chi phí, bớt gây tổn hại cho môi trường hơn, và cũng tạo điều kiện mở rộng việc học cho đông người hơn.
« Làm việc từ nhà » : Cái lợi, cái hại
Làm việc từ nhà, những mặt lợi, mặt hại là chủ đề chính của cả hai tuần báo l’Obs và Le Point. Tuần báo Le Point tỏ ra lạc quan nhiều hơn về viễn cảnh làm việc từ xa ngày càng phát triển. Dưới hàng tựa trang bìa « Làm việc không cần tới xe điện ngầm » là ảnh người phụ nữ ngồi bên máy tính giữa thiên nhiên, chan hòa ánh nắng.
Bài « Làm việc từ xa có lợi cho sức khoẻ hay không? » của Le Point nói đến kinh nghiệm cụ thể tại tập đoàn PSA, Peugeot Citroen, nơi đã sớm khởi sự việc chuyển sang làm việc từ xa, trước khi nước Pháp bắt đầu tiến hành phong tỏa chống dịch. Gần 80 nghìn trong số 200 nghìn nhân viên của hãng được bố trí làm việc từ nhà trong một phần lớn thời gian. Tuy nhiên, nếu như làm việc từ xa mang lại nhiều lợi thế, đặc biệt là tiết kiệm về thời gian đi lại của nhân viên, đầu tư cho trụ sở công ty, thì cách làm việc này cũng gây ra khá nhiều bất lợi cho việc phối hợp tập thể, cho các hoạt động đòi hỏi tinh thần cộng tác sáng tạo, vốn rất cần đến các tiếp xúc trực tiếp, cần được khắc phục bằng nhiều biện pháp khác.
Về chuyện làm việc từ xa, l’Obs có vẻ dè dặt hơn nhiều với câu hỏi : « Làm việc từ xa, nên tiếp tục hay dừng? », trên nền hình ảnh một người phụ nữ làm việc trong nhà, ngay bên cạnh là đứa con, không khí căn phòng kín bưng, bức bối. Theo l’Obs, với lệnh phong tỏa chống Covid-19, làm việc từ xa tại nhà có xu hướng trở thành một hiện thực khó thay đổi đối với hàng triệu người Pháp.
Để có kết quả lâu bền
Khoảng 5 triệu người Pháp chủ yếu làm việc từ nhà trong thời gian phong tỏa (so với 1,7 triệu người, theo số liệu của Dares năm 2017, nhưng với tỉ lệ thời gian làm việc tại nhà không nhiều). Theo một thăm dò dư luận của CSA cho Linkedln, một phần ba người được hỏi cảm thấy căng thẳng trong công việc hơn, 45% cho rằng dành nhiều thời gian cho công việc hơn trước.
Để làm việc từ xa tại nhà có kết quả về lâu dài, theo l’Obs, bên cạnh việc cải thiện các cách thức phân chia công việc trong gia đình, phân chia không gian, thời gian làm việc với các không gian, thời gian sinh hoạt khác (đặc biệt là việc chăm sóc con cái), thì việc tổ chức các thương lượng tập thể giữa nghiệp đoàn với giới chủ để xác lập các quy tắc trong lĩnh vực này là cần thiết, như nhận định của một chủ tịch nghiệp đoàn công chức Pháp, ông François Hommeril (nghiệp đoàn CFC-CGC).
http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200523-th%E1%BA%BF-h%E1%BB%87-z-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%8B-l%C3%A3ng-qu%C3%AAn-trong-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-covid-19

Tin tổng hợp
(AFP) – Covid-19 : Nga dự trù tỷ lệ tử vong trong tháng 5 tăng cao. 
Ngày 22/05/2020, chính quyền Nga dự báo tỷ lệ tử vong trong tháng 5 này sẽ tăng đột biến, tuy vẫn lạc quan về tình hình dịch có chiều hướng ổn định. Nếu so sánh với phần tây Âu và Hoa Kỳ thì số ca tử vong vì Covid-19 tại Nga tương đối thấp. Theo số liệu chính thức, cho đến nay Nga ghi nhận 3.249 ca tử vong trong tổng số hơn 326.000 ca nhiễm. Các số liệu này vẫn bị nghi ngờ là không đúng thực tế. Trong ngày 22/05, Nga có thêm 150 người chết vì Covid-19. Đây là mức tăng kỷ lục trong 24 giờ đối với Nga. Trong khi đó, con số ca nhiễm mới dường như chững lại với dưới 9.000 ca nhiễm mới trong một ngày.
(AFP) – Covid-19 : Trung Quốc không có ca nhiễm mới trong ngày 23/05/2020. 
Đây là lần đầu tiên kể từ khi Trung Quốc công bố thống kê về dịch Covid-19, xuất phát từ Vũ Hán vào cuối năm 2019. Theo tổng kết chính thức mới nhất, Trung Quốc có gần 83.000 ca nhiễm và 4.634 người chết vì virus corona. Trong kỳ họp Quốc Hội ngày 22/05, trước 3.000 đại biểu, thủ tướng Lý Khắc Cường ca ngợi « chiến thắng quyết định trong việc bảo vệ tỉnh Hồ Bắc và thủ phủ Vũ Hán » cho dù « phải trả giá cao, nhưng đáng giá », ý muốn nói đến tăng trưởng kinh tế của TRung Quốc đã giảm 6,8% trong quý I/2020.
(RFI) – Miến Điện : Đưa nhầm tin bệnh nhân chết vì Covid-19, một nhà báo bị kết án hai năm tù. 
Bản án được một tòa án ở miền đông Miến Điện công bố trong tuần này vì ông Zaw Ye Htet, tổng biên tập một trang thông tin tại Miến Điện, đã loan tải những thông tin làm công luận lo sợ. Thêm một quyết định cho thấy các đạo luật trấp áp vẫn thường được sử dụng để chống báo giới ở Miến Điện. Hiện Quốc Hội Miến Điện đang nghiên cứu một dự thảo luật về tin giả liên quan đến dịch virus corona.
(RFI) – Đến hạn Miến Điện báo cáo lên Tòa Án Công Lý Quốc Tế về biện pháp bảo vệ người Rohingya. 
Bị cáo buộc diệt chủng đối với người Rohingya, Miến Điện đã phải ra điều trần trước Tòa Án Công lý Quốc Tế, trụ sở tại La Haye (Hà Lan) vào tháng 12/2019. Tòa án đã hạn định cho chính quyền Naypyidaw đến ngày 23/05/2020 phải trình các biện pháp bảo vệ thiểu số theo Hồi Giáo sống ở phía tây Miến Điện.
(BenarNews) - Philippines cải tạo các đảo trong quần đảo Trường Sa. 
Bộ trưởng Quốc Phòng Philippinnes Delfin Lorenzana ngày  22/05/2020 tiết lộ, Manila đã có nhiều tiến bộ quan trọng trong việc nâng cấp và hiện đại hóa các đảo trong vùng có tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo ông Lorenzana, vẫn còn cần thêm ít nhất một năm, các công trình xây dựng trên mới được hoàn tất. BenarNews cho biết, từ 3 năm nay, Manila đã cải tạo nâng cấp hạ tầng cơ sở trên đảo Pag-asa (đảo Thị Tứ), trong quần đảo Trường Sa, đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực. Trong vùng biển này, Bắc Kinh cũng đã cải tạo các bãi đá ngầm thành các đảo nhân tạo và tiền đồn quân sự nhằm kiểm soát Biển Đông.
(RFI) – Mỹ : Joe Biden phải xin lỗi sau một tuyên bố mang tính « kì thị ». 
Ngày 22/05/2020, khi trả lời một người dẫn chương trình da đen của một đài phát thanh New York, ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Dân Chủ Joe Biden cho rằng « Nếu bạn do dự bỏ phiếu cho tôi hay cho Donald Trump, thế thì bạn không phải là một người da đen ».
(AFP/Reuters) – Máy bay rơi tại Pakistan, 97 người thiệt mạng, hai người sống sót. 
Vụ tai nạn xảy ra ngày 22/05/2020 gần một khu dân cư ở thành phố Karachi, phía nam Pakistan. Chiếc máy bay A320 của hàng hàng không quốc tế Pakistan (PIA), cất cánh từ Lahore để bay đến Karachi, đã bị rơi ngay gần sân bay Karachi. Công việc cứu nạn đã kết thúc, nhưng hiện chưa rõ có nạn nhân trên mặt đất hay không. Dường như máy bay gặp nạn do không khởi động được hệ thống hạ cánh.
(AFP) - Mỹ mở lại chuyến bay đưa người vào không gian.
Ngày 22/05/2020, Cơ quan Không gian Mỹ NASA thông báo đã được phép đưa 2 phi hành gia Mỹ vào không gian bằng phi thuyền có tên lửa đẩy SpaceX vào ngày 27/05 tới. Đây là chuyến bay đưa người vào không gian đầu tiên của Mỹ kể từ năm 2011. Các quan chức cao cấp của NASA và công ty của tỷ phú Elon Musk ngày  21/05 đã họp tại trung tâm không gian Kennedy, bang Florida, để kiểm tra các chi tiết chuẩn bị cho chuyến bay. Hai phi hành gia Robert Behnken và Douglas Hurley sẽ lên phi thuyền Crew Dragon được tên lửa SpaceX đưa tới Trạm Không gian Quốc tế ISS.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200523-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

Điểm tin thế giới sáng 23/5:

Ngoại trưởng Mỹ lên án luật an ninh Hồng Kông

Băng Thanh
Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Bảy (23/5) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
Ngoại trưởng Mỹ lên án luật an ninh Hồng Kông
“Mỹ lên án… đề xuất đơn phương và tùy tiện áp luật an ninh quốc gia với Hồng Kông”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết trong thông cáo ngày 22/5.
“Washington hối thúc Bắc Kinh xem xét lại đề xuất tai hại của mình, tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế và tôn trọng quyền tự trị cao, các thể chế dân chủ cùng tự do dân sự của Hồng Kông, vốn là chìa khóa để đặc khu duy trì vị thế đặc biệt theo luật pháp Mỹ”, Reuters dẫn lời ông Pompeo.
“Bất cứ quyết định nào liên quan đến quyền tự do và dân chủ của Hồng Kông, vốn được đảm bảo theo Tuyên bố Trung – Anh và Luật Cơ bản (của đặc khu), chắc chắn sẽ tác động đến đánh giá của chúng tôi về chính sách ‘Một quốc gia, hai chế độ’ và tình trạng của đặc khu”, ông Pompeo cho biết.
Trung Quốc lần đầu tiên không đề ra mục tiêu GDP
Vào hôm 22/5, chính phủ Trung Quốc đã bỏ mục tiêu tăng trưởng hàng năm (GDP), đây được cho là lần đầu tiên nước này bỏ chỉ số GDP kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu công bố các mục tiêu này vào năm 1990.
Reuters dẫn báo cáo của Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc đặt mục tiêu là tạo ra hơn 9 triệu việc làm mới tại các đô thị trong năm nay, giảm từ mục tiêu đề ra trước đó là 11 triệu vào năm 2019, đây cũng là con số thấp nhất kể từ năm 2013.
Chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu thất nghiệp tại các thành thị ở mức 6%, so với 5,5% trong năm 2019. Đồng thời mục tiêu tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là 3,5%, so với mức 3% vào năm ngoái.
Trung Quốc cam kết tiến tới thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ
Trong báo cáo về hoạt động của chính phủ đọc trước quốc hội hôm 22/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố rằng, Bắc Kinh sẽ nỗ lực vì tự do hóa thương mại và đầu tư toàn cầu.
“Chúng tôi sẽ hợp tác với Hoa Kỳ để thực hiện thỏa thuận kinh tế và thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ giai đoạn 1”, ông Lý phát biểu.
Thỏa thuận giai đoạn 1 được chờ đợi từ lâu đã được ký kết vào tháng 1 năm nay, sau các cuộc đàm phán kéo dài nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây lại nói rằng, đó không còn là ưu tiên của Washington, và cho biết ông sẽ có các biện pháp trừng phạt nhắm vào Trung Quốc do sự che đậy dịch bệnh của nước đã gây ra sự hoành hành của virus corona trên toàn thế giới.
Phi cơ hãng hàng không Pakistan chở 107 người bị rớt ở Karachi
CNN hôm 22/5 cho biết, một phi cơ của hãng hàng không Pakistani International Airlines (PIA) đã rớt ở Karachi, thành phố đông dân nhất Pakistan.
Cơ quan Hàng Không Dân Sự Pakistan nói chiếc phi cơ này loại Airbus A320, xuất phát từ phía Tây thành phố Lahore, chở theo 99 hành khách và tám người trong phi hành đoàn. Sau đó, phi công đã thông báo về một động cơ bị hỏng và nỗ lực hạ cánh nhưng không thành công.
Báo Dawn của Pakistan cho biết trên chuyến bay này có một số nhân vật nổi tiếng, trong đó có giám đốc chương trình của kênh 24 News, Ansar Naqvi, và chủ tịch ngân hàng Bank of Punjab Zafar Masood. Gia đình ông Masood đã xác nhận ông vẫn còn sống sau vụ rơi máy bay.
Thủ tướng Pakistan Imran Khan viết trên Twitter: “Thật sốc và đau buồn trước thảm kịch rơi máy bay… Việc điều tra đã được tiến hành ngay lập tức. Tôi gửi lời cầu nguyện và chia buồn đến với gia đình các nạn nhân”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-23-5-ngoai-truong-my-len-an-luat-an-ninh-hong-kong.html

Điểm tin thế giới chiều 23/5:

Trung Quốc cắt sóng BBC

khi đài này đề cập đến ‘luật an ninh Hồng Kông’

Quý Khải
Mục Điểm tin thế giới chiều thứ Bảy (23/5) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
Trung Quốc cắt sóng BBC khi đài này đề cập đến ‘luật an ninh Hồng Kông’
Tại cuộc họp Lưỡng hội vừa qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giới thiệu “dự thảo luật an ninh quốc gia” gây tranh cãi áp lên Hồng Kông, điều được giới nhân sĩ ủng hộ dân chủ cho là một “bản án tử hình”.
Stephen McDonnell, phóng viên BBC tại Trung Quốc, chia sẻ trên Twitter cá nhân rằng màn hình TV của ông cho thấy kênh BBC World News “trở nên tối đen” ngay khi phóng viên đề cập đến dự luật Hồng Kông gây tranh cãi.
“Không cần chỉnh lại TV đâu! Màn hình BBC World TV sẽ chuyển đen trên khắp Trung Quốc đại lục mỗi khi chúng tôi đề cập đến luật an ninh quốc gia mới áp dụng tại Hồng Kông”, phóng viên McDonnell viết trên Twitter, và thêm rằng:
“Dự luật được đề xuất hôm nay tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ở Bắc Kinh chắc chắn 100% sẽ được thông qua”.
Tỷ lệ tử vong với bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng: 0,4%
Cơ quan y tế liên bang Mỹ hiện đưa ra “con số ước tính tốt nhất” mức tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Covid-19 ở ngưỡng 0,4%. Tỷ lệ này áp dụng với những bệnh nhân có triệu chứng, theo The Epoch Times.
Tỷ lệ này được dựa trên số người có triệu chứng tử vong “vì căn bệnh”, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).
“Mức tỷ lệ này không nhất thiết tương đương với số ca tử vong được báo cáo trên số trường hợp lây nhiễm được báo cáo, bởi nhiều ca lây nhiễm và tử vong không được xác nhận là Covid-19, và có một khoảng trễ thời gian giữa thời điểm một người bị nhiễm bệnh và thời điểm họ tử vong”, CDC cho biết thêm.
Nam Mỹ là tâm dịch Covid-19 mới
“Theo một cách hiểu nào đó, Nam Mỹ đã trở thành một tâm chấn mới của dịch Covid-19. Chúng tôi đã chứng kiến ​​nhiều nước Nam Mỹ có số lượng ca bệnh ngày càng tăng”, Tiến sĩ Mike Ryan, chuyên gia về các vấn đề khẩn cấp hàng đầu của WHO, nói trong một cuộc họp báo trực tuyến, theo AFP.
“Rõ ràng có một mối lo lắng tại nhiều quốc gia, nhưng rõ ràng vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất hiện nay là Brazil”.
Brazil hiện ghi nhận hơn 20.000 ca tử vong, trên tổng số hơn 310.000 ca lây nhiễm.
Hai thủ lĩnh ISIS tại ‘khu vực’ đã thiệt mạng trong cuộc đột kích ở Syria
Hai thủ lĩnh địa phương của Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tự xưng đã thiệt mạng hồi đầu tuần trong một chiến dịch phối hợp giữa lực lượng Syria và liên minh quân sự ở đông bắc Syria, lực lượng liên minh cho biết hôm thứ Sáu, theo Fox News.
Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu và Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd đứng đầu đã đột kích vào một khu vực kiểm soát bởi ISIS tại tỉnh Deir Ezzor hôm nay. Hai thủ lĩnh, Ahmad ‘Isa Ismail al-Zawi và Ahmad’ Abd Muhammad Hasan al-Jughayfi, đã bị tiêu diệt.
Ông Trump yêu cầu mở cửa trở lại nhà thờ
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu (22/5) đã gọi các nhà thờ và nơi tụ tập tín ngưỡng khác là “những nơi thiết yếu” và kêu gọi thống đốc các bang cho phép mở cửa trở lại vào cuối tuần này. Ông cảnh báo sẽ thế quyền các thống đốc nếu gặp cản trở trong vấn đề này.
“Các thống đốc cần phải làm điều đúng đắn và cho phép những địa điểm thiết yếu và quan trọng liên quan đến tín ngưỡng được mở cửa trở lại ngay lập tức, vào cuối tuần này”, ông Trump nói trong một cuộc họp báo ngắn gọn tại Nhà Trắng.
“Một số thống đốc đã liệt các cửa hàng rượu và phòng khám phá thai là địa điểm thiết yếu” nhưng không có nhà thờ, ông nói. “Điều này không đúng. Vì vậy, tôi cần sửa chữa sự bất công này. Tôi cho rằng nhà thờ là địa điểm thiết yếu”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-chieu-23-5-trung-quoc-cat-song-bbc-khi-de-cap-den-luat-an-ninh-hong-kong.html

Covid-19

làm đảo lộn tham vọng chính trị của Shinzo Abe

Minh Anh
Covid-19 phá hỏng tham vọng chính trị của thủ tướng Nhật Bản ; Giới khoa học truy lùng Covid-19 trong nước thải ; Pháp tìm cách lưu giữ ký ức thảm họa Covid-19 trên mạng và Du lịch Thụy Điển trả
giá vì chính phủ không áp dụng lệnh phong tỏa. Trên đây là những nội dung chính của tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.
Covid-19 làm lu mờ ánh hào quang của thủ tướng Abe
Dịch virus corona chủng mới, bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc đã làm chao đảo đời sống thường nhật của hàng triệu con người trên khắp hành tinh và gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng cũng như kinh tế. Và ngành công nghiệp thể thao thế giới cũng không thể tránh khỏi « trận cuồng phong » Covid-19.
Không chỉ làm cho nhiều giải thi đấu quốc tế như Vòng đua xe đạp nước Pháp, Giải quần vợt Roland Garros bị đình chỉ, Covid-19 còn đe dọa đến các tham vọng địa chính trị của nhiều nước như Qatar, muốn dùng thể thao như một quân cờ cho các mục tiêu chiến lược.
Covid-19 còn phá hỏng cả những tham vọng chính trị của nhiều lãnh đạo thế giới. Sau tổng thống Nga, Vladimir Putin, bị Covid-19 tước mất quyền tổ chức lễ duyệt binh hùng hậu mừng ngày chiến thắng phát xít Đức 9/5, đến lượt thủ tướng Shinzo Abe cũng bị Covid-19 « chiếm đoạt » mất cơ hội để phô trương hình ảnh đất nước và cũng như đánh bóng uy tín chính trị của mình, khi phải hoãn ngày tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè Tokyo năm 2020 sang năm 2021.
Chuyên gia địa chính trị, Pascal Boniface, Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS, trên kênh truyền hình Arte, nhận định đây thật sự là một thảm họa cho nước Nhật và bản thân thủ tướng Shinzo Abe.
« Đây là một thảm họa kinh tế. Nhật Bản sẽ bị thiệt hại đến 3 tỷ đô la, thật sự là một vố nặng. Hơn nữa, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn biến Thế Vận Hội này thành một thắng lợi, một thắng lợi cá nhân. Bởi vì ông Abe có lẽ đã muốn dùng sự kiện thể thao này cho một nhiệm kỳ mới và vượt mọi kỷ lục thời gian cầm quyền. Ông cũng muốn dùng sự kiện này để thông qua một chương trình cải tổ Hiến Pháp. Giờ thì ông sẽ không có được thời khắc vinh quang quan trọng này.
Nhưng Thế Vận Hội mùa hè đối với Nhật Bản còn là một cách để thể hiện mình, nhất là với Trung Quốc, quốc gia từng tổ chức sự kiện thể thao này năm 2008. Giữa Tokyo và Bắc Kinh vẫn luôn có một sự cạnh tranh mạnh mẽ. Hơn nữa, là một nước rất phát triển, Nhật Bản cũng muốn nhân kỳ Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật để phô trương chính sách cho người khuyết tật, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Nhật Bản sẽ bị tước mất diễn đàn này, nhưng họ sẽ được tổ chức vào năm tới.
Tuy nhiên, vụ việc để lại hậu quả nghiêm trọng cho thủ tướng Abe hơn là cho chính nước Nhật. Đối với đất nước, Thế vận chỉ bị hoãn có một năm, nhưng với ông Shinzo Abe, lịch trình chính trị của cá nhân ông đã hoàn toàn bị xáo trộn. »
Hệ thống cống rãnh : Nơi trú ngụ sau cùng của Covid-19
« Nếu như nước thải ở cống rãnh có thể giúp chống lây lan Covid-19 ? ». Đây chính là điều mà nhiều nhà dịch tễ học chuyên về xử lý nước thải đang nghĩ đến.
Vào lúc một nước Châu Âu bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa, nhiều nhà khoa học cho rằng phân tích nước thải có thể giúp tránh một đợt lây nhiễm mới. Giáo sư Davey Jones, ngành Khoa học Môi trường, trường đại học Bangor, giải thích với kênh truyền hình quốc tế Pháp France 24 : « Phần đông người dân biết là virus corona được lây truyền qua những giọt nước li ti để đi vào trong phổi. Nhưng điều ít được biết đến là người ta còn thải virus ở trong phân. Những gì chúng tôi đang quan sát đơn giản chỉ là đoạn người ta thải ra ở toa-lét ».
Nhiều nghiên cứu cho thấy là virus Covid-19 có thể được tìm thấy trong nước thải. Nghiên cứu do cơ quan làm sạch nước thải của Paris chứng minh được có sự tương ứng giữa mật độ virus cao trong nước cống rãnh với số ca bị nhiễm bệnh tại thành phố. Ông Davey Jones cho biết tiếp : « Chúng tôi có thể theo dõi số lượng virus trong nước thải và sử dụng các dữ liệu này để xác định xem có bao nhiêu người trong dân cư bị nhiễm bệnh. Đây là một công cụ bổ sung để tìm hiểu xem liệu các biện pháp như phong tỏa có hiệu quả hay không. »
Theo France 24, tiến trình này cũng đã từng được sử dụng để chống bệnh sốt bại liệt, hay để tìm hiểu tình trạng kháng thuốc trụ sinh ở gia súc chăn nuôi. Một số nhà khoa học đánh giá là kỹ thuật này ít tốn kém hơn và nhanh hơn so với một chiến dịch tầm soát trên diện rộng, như nhận xét của Alex Corbishley, bác sĩ thú y tại Roslin Institute:
« Qua việc phân tích nhiều phần khác nhau tại một đường ống thoát nước, chúng tôi sẽ có thể thu thập được nhiều mẫu phân quan trọng từ hàng trăm, ngàn ngàn, thậm chí là hàng triệu người. Điều này cho phép chúng tôi có một suy đoán về mức độ lây nhiễm ngay trong lòng một bộ phận dân cư, mà không cần phải đi ra ngoài và gõ cửa từng nhà để lấy mẫu từng cá nhân. »
Dù vậy, các nhà khoa học nhắc lại rằng virus corona chủng mới không thể lây truyền qua nước thải. Nhà nghiên cứu Davey Jones nói : « Tôi hoàn toàn hiểu rõ nỗi sợ của người dân nhưng chẳng có gì phải đáng lo cả. Covid-19 chỉ lây truyền từ người qua người qua những giọt nước li ti. Khi virus thâm nhập trong hệ thống cống rãnh, chúng đã bị mất tác dụng. Nước thải không là một nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng. »
Pháp lưu giữ ký ức dịch Covid-19 trên mạng
Cuối tháng Giêng năm 2020, chủ đề về virus corona bắt đầu nở rộ trên các trang mạng của Pháp. Trước tầm mức của hiện tượng, Thư viện Quốc gia Pháp (BNF) mở một chiến dịch sưu tập đặc biệt, như là đã từng làm đối với vụ tấn công khủng bố ở Paris năm 2015, hay phong trào « Áo Vàng ».
Một trong những chủ đề trỗi dậy đầu tiên là việc từ chối kỳ thị cộng đồng người Hoa với từ khóa #JeNeSuisPasUnVirus (Tôi không phải là một con virus). Hiện tại, khoảng 100 thủ thư ở Paris và ở các vùng đang thu lượm hàng teraoctet dữ liệu nhờ vào một rô-bốt lập trình khá mạnh.
Trả lời đài RFI, bà Tiphaine Vacqué, trợ lý giám đốc cơ quan lưu chiểu tại BNF, cho rằng chương trình này không thể thu thập hết toàn bộ, nhưng cho thấy sự phong phú của các bài đăng trên mạng. Bà nói : « Với bộ sưu tập này, chúng tôi đề cập đến mọi khía cạnh của xã hội hiện nay bị dịch bệnh làm chao đảo : các vấn đề y khoa, xã hội, chính trị… Chúng tôi tìm lại các chủ đề có tính chất liên ngành như về nữ quyền, đời sống gia đình, các cuộc bầu cử ».
Vẫn theo bà Tiphaine Vacqué, bộ sưu tập này được lấy lại một phần những gì đăng trên trang mạng liên quan đến virus corona, mà không cần phân biệt quan điểm. « Việc nạp bản được áp dụng theo nguyên tắc không đánh giá về thẩm mỹ hay đạo đức của tác phẩm được lưu trữ tại BNF. Người ta không thể phỏng đoán về những gì sẽ hấp dẫn một nhà nghiên cứu trong những năm hay những thế kỷ tới. »
Trước một cơn đại dịch đang làm chao đảo cuộc sống nhân loại, BNF vẫn trung thành với nhiệm vụ nạp bản, được hoàng đế François Đệ Nhất quy định trong sắc lệnh năm 1537 : Tránh cho ký ức nhân loại bị thất lạc.
Không áp dụng lệnh phong tỏa, du lịch Thụy Điển trả giá ?
Vào lúc dịch bệnh Covid-19 có xu hướng giảm cường độ tại châu Âu, Thụy Điển lại có một bảng tổng kết đầy tương phản về tình hình dịch virus corona chủng mới. Một mặt, người dân nước này không bị áp đặt lệnh phong tỏa như nhiều nước khác tại châu Âu. Nhưng mặt khác, nước này lại có tỷ lệ tử vong so với số dân cao nhất giữa các nước Bắc Âu. Kết quả là trong khi biên giới được mở khắp nơi tại châu Âu, thì các láng giềng của Thụy Điển lại không muốn mở cửa biên giới của họ với nước này.
Từ Stockholm, thông tín viên Frédéric Faux giải thích :
Nhật báo Thụy Điển Aftonbladet không thể che giấu nỗi lo lắng : Nếu như Thụy Điển bị ʺruồng bỏʺ trong kỳ nghỉ hè này thì sao ? Liên Hiệp Châu Âu khuyến nghị mở cửa biên giới trở lại, khi khuyến khích những nước nào có cùng cảnh ngộ đối phó dịch bệnh thì cùng làm với nhau. Chính như thế mà người ta thấy các nước nói tiếng Đức lập một không gian du lịch không ràng buộc chỉ dành riêng cho các đồng hương của họ. Các nước vùng Baltic cũng làm tương tự. Nhưng tại vùng Bắc Âu, thì mọi việc lại không như thế.
Ở Đan Mạch, phe đối lập chẳng hạn muốn mở rộng lệnh cấm lưu trú đã được áp dụng đối với người Thụy Điển, ngoại trừ những lao động ở biên giới. Tại Na Uy, người ta yêu cầu những công dân nào đã đến Thụy Điển phải tuân thủ biện pháp cách ly 10 ngày. Còn Phần Lan thì áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt ở biên giới.
Chính là nhằm chấm dứt tình trạng cô lập này mà thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven liên tục giải thích, nhất là cho các hãng thông tấn nước ngoài : ʺChúng tôi chưa bao giờ đóng cửa biên giới của chúng tôi với các nước khác trong Liên Hiệp. Chúng tôi nghĩ rằng Ủy Ban Châu Âu đã sáng suốt cho khởi xướng một cuộc đối thoại về cách thức mở cửa trở lại biên giới có phối hợp hơn so với lúc đầu cuộc khủng hoảng, khi mà một số nước đóng cửa biên giớiʺ.
Chỉ có điều là, với một tỷ lệ tử vong 380 người cho một triệu dân, và virus dường như đã nhiễm bệnh cho một phần tư dân số thành phố Stockholm, tình hình dịch bệnh tại Thụy Điển rõ ràng là khác hẳn so với các nước láng giềng.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200523-quoc-te-chau-a-nhat-ban-phap-thuy-dien-covid-19

Tạp chí âm nhạc

Tương lai nào cho Live Concert hậu Covid-19

Đại dịch virus corona gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu không chỉ về kinh tế, xã hội mà còn cả về đời sống tinh thần, như âm nhạc. Thêm vào đó, quy định cấm tụ tập đông người tại nơi công cộng, đóng cửa các tụ điểm giải trí đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành công nghiệp biểu diễn live concert. Danh sách các chương trình live concert buộc phải hủy bỏ, lùi ngày diễn chưa xác định, tiếp tục nối dài.
Tương lai cua các live concert hậu khủng hoảng Covid-19 sẽ ra sao ? Gia Trình giải thích.
Hủy bỏ lịch diễn
Trong lịch sử 53 năm tồn tại, Liên hoan Montreux Jazz Festival không thể diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh leo thang tại châu Âu. Đây là nơi hội tụ các tên tuổi lớn của làng nhạc jazz thế giới tại địa điểm đẹp thanh bình nhất tại Thụy Sỹ, bao gồm  Lionel Richie, Brittany Howard, Lenny Kravitz and Black Pumas. Đáng tiếc là thông báo hủy bỏ chính thức 3 tháng trước ngày mở màn vào tháng 07/2020.
Không nằm ngoài kết cục đó, các nhóm hard rock lừng lẫy một thời như Bon Jovi, Journey, The Pretenders hay Iron Maiden phải tuyên bố hủy bỏ tour lưu diễn trên nước Mỹ khi ảnh hưởng dịch bệnh chưa thể dịu bớt. Viễn cảnh ảm đạm tương tự cũng xảy ra với các live concert trong nhà, điển hình là show lớn tại các sòng bạc ăn khách nhất nước Mỹ như Las Vegas Residency của các ngôi sao tên tuổi Shania Twain, Reba McEntire hay Kelly Clarkson trong năm 2020 đều phải hủy bỏ.
Ngành công nghiệp giá trị 31,4 tỷ đô la
Chỉ với những thông tin hủy hoặc hoãn lưu diễn kể trên, chúng ta hoàn toàn có thể cảm nhận sâu sắc được cơn bão virus corona càn quét công nghiệp biểu diễn âm nhạc toàn cầu. Theo PWC và IQ, doanh thu bán vé của live concert đạt tới 22 tỷ đô la Mỹ trong năm 2019, chưa kể thêm tiền tài trợ quảng cáo 5,9 tỷ đôla.
Trước khủng hoảng, đã có dự báo lạc quan về triển vọng các live concert tăng trưởng 3,4% hàng năm, chỉ tính riêng tiền bán vé (chưa kể tiền tài trợ quảng cáo) có thể lên tới 31,4 tỷ đô la trong vòng 4 năm tới. Năm 2019, ca sỹ nhạc sĩ người Anh Ed Sheeran đứng đầu bảng xếp hạng về kiếm tiền qua live concert với doanh thu 432 triệu đôla Mỹ, thu hút hơn 5 triệu khán giả trên 50 thành phố lớn trên thế giới. Những con số khổng lồ nói trên đủ sức chứng minh được đóng góp không nhỏ của live concert tới thu nhập các ngôi sao ca nhạc đương đại. Tuy nhiên, khi khủng hoảng ập đến, hầu hết các ngôi sao đều bị động, lúng túng trước viễn cảnh rủi ro, không lường trước được của đại dịch, nhất là việc nhập cảnh giữa các nước đều bị siết chặt.
Tháng 3 và 4 năm 2020 là hai tháng đáng nhớ khi phần lớn người dân thế giới phải cách ly tại nhà. Do vậy, việc tổ chức các live concert hoàn toàn không khả thi, trừ live của nhóm rock Stereophonics diễn ra ngày 25/3 tại Anh quốc. Tuy nhiên, tia hy vọng nhen nhóm mở ra với xu hướng livestreaming (giải trí trực tuyến). Khán giả không có nhiều lựa chọn giải trí ngoài việc truy cập Internet xem phim hay nghe nhạc. Không quá ngạc nhiên, doanh thu của ông lớn ngành giải trí trực tuyến Netflix tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm 2019, đạt tới 183 triệu thuê bao.
Đáng chú ý, hai chương trình âm nhạc đã thu hút hàng triệu khán giả trên toàn cầu dưới hình thức streaming trực tiếp trên internet. Thứ nhất, livestreaming concert Music for Hope (Âm nhạc hy vọng) được ghi hình không có bóng khán giả tại nhà thờ lớn Duo Milan (Ý) vào dịp lễ Phục sinh. Nó trở thành hiện tượng mới mẻ đối với ngành công nghiệp âm nhạc luôn định hình live concert gắn với đám đông khán giả.
Trong suốt gần nửa giờ đồng hồ solo, chất giọng tenor ấm áp của Andrea Bocelli ngân vang giai điệu thánh ca trữ tĩnh của Panis AngelicusAve MariaSanta Maria trong không gian lặng thinh đến mức uy nghiêm. Thống kê cho thấy hơn 1 triệu người xếp hàng để truy cập xem online, 28 triệu người xem trong vòng 24 giờ khi chương trình kết thúc. Chương trình khép lại với ca khúc kinh điển, Amazing Grace lay động triệu con tim khi danh ca khiếm thị người Ý đứng hát trước quảng trường Piazza del Duomo hiu quạnh vì việc cách ly nghiêm ngặt. Thành công ngoài sức tưởng tượng của Music for Hope đem lại tia hy vọng lớn live concert dưới hình thức livestream. Đồng thời, điều đó nói lên âm nhạc đích thực mới là chất bột của thành công, còn phương tiện như livestream chỉ là phương thức tiếp cận khán giả.
Tiếp nối thành công, chương trình One World gây quỹ từ thiện cho WHO để khắc phục đại dịch, đã được nữ ca sỹ Lady Gaga khởi xướng streaming liên tục trong suốt 8 giờ đồng hồ trên Youtube trong tháng 04/2020. Chương trình quy tụ hàng loạt ngôi sao âm nhạc lớn như Alanis Morissette, Billie Joe Armstrong, Chris Martin, Elton John, John Legend, Kacey Musgraves, Keith Urban, Kerry Washington, Lizzo, Paul McCartney, Stevie Wonder.
Khác với chương trình solo của Bocelli, One World tạo nên dấu ấn rất riêng nhờ kỹ thuật hợp ca, phối bè rất điêu luyện khi các ca sỹ, vẫn giãn cách xã hội, biểu diễn và phát sóng cùng lúc. Ca khúc kinh điển The Prayer từng được Céline Dion và Andrea Bocelli thể hiện xuất sắc, vẫn tiếp tục chắp cánh nhờ có thêm chất xúc tác mới. Hai giọng ca John Legend, Lady Gaga cùng hòa ca trong đó pianist Lang Lang là người đệm đàn xuyên suốt bài hát. Hay sự hòa giọng đẹp giữa John Legend và Sam Smith trong bản ballad bất hủ Stand by me cho dù ở hai ca sỹ ở hai bên bờ Đại Tây Dương.
Một lần nữa, livestreaming chứng tỏ dòng chảy âm nhạc xuyên biên giới, xuyên lục địa, kết nối trái tim người yêu nhạc hơn là cảm giác cô lập thiếu sự tương tác vật chất. Không quá bất ngờ, One World đã thu hút hơn 14,6 triệu lượt người xem trong ngày 19/04, thu về hơn 127 triệu đô la phân bổ cho các quỹ từ thiện của WHO.
Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất làm sao đảm bảo doanh thu như liveconcert truyền thống, khi mà cơ chế thu các kênh livestream chủ yếu dựa vào quảng cáo. Như Youtube thu trung bình 0,3 đô la cho một view xem. Vậy một live concert khoảng 1 triệu người theo dõi streaming có thể thu về 300.000 đô la tiền quảng cáo, chưa kể tiền vé bán thêm.
Ưu điểm livestream là số lượng khán giả sẽ áp đảo hơn hẳn truyền thống, có thể gấp 10-100 lần. Nhưng liệu họ có chịu bỏ tiền ra mua vé như xem concert truyền thống không thì vẫn là phép thử để thăm dò thị trường giải trí toàn cầu. Chúng ta có quyền hy vọng về triển vọng tươi sáng của ngành công nghiêp biểu diễn dưới xu thế mới streaming. So với phim ảnh, âm nhạc vẫn chậm chân hơn và đi sau một bước.
Sẽ mất nhiều thời gian để khẳng định xu thế mới livestreaming sẽ lấn át hình thức biểu diễn truyền thống. Trước mắt, các live concert không phát trực tiếp, điển hình như Taylor Swift: City of Lover biểu diễn tháng 09/2019 tại Paris, sẽ dội bom trên kênh streaming trực tuyến như ABC vào tháng 05/2020. Khi kiểm soát dịch bệnh vẫn tiếp tục thắt chặt và nới lỏng giãn cách xã hội còn quá dè dặt trong vòng 1 hay 2 năm tới, không ai có thể nghi ngờ triển vọng livestreaming concert.
(Nguồn: Billboard, IQ, Variety, Google)
http://www.rfi.fr/vi/v%C4%83n-h%C3%B3a/20200523-t%C6%B0%C6%A1ng-lai-n%C3%A0o-cho-live-concert-h%E1%BA%ADu-covid-19

Tin Việt Nam – 23/05/2020

Tin Việt Nam – 23/05/2020

Vô lý khi kiến nghị chính phủ chi kinh phí để trả cho những BOT bị phản đối

Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam, trong báo cáo gửi Quốc hội kỳ họp thứ 9 liên quan các trạm thu phí BOT giao thông đường bộ đặt sai vị trí khiến giới tài xế và người dân phản đối, có ý đề nghị Thủ tướng bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để ‘đền’ cho các nhà đầu tư khi phải xóa trạm BOT nào đó.
Báo cáo cũng cho biết 15/19 trạm thu phí BOT đã khắc phục được tình trạng bị cho là ‘mất an ninh trật tự’ do giới tài xế và dân chúng phản đối.
4 trạm còn lại vẫn còn bất cập, gồm trạm Bỉm Sơn tuyến tránh phía tây TP Thanh Hóa, trạm trên quốc lộ 3 dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới và cải tạo quốc lộ 3, trạm T2 dự án BOT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 và quốc lộ 91B và trạm thu phí La Sơn – Túy Loan.
Do đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Nguyễn Văn Thể đề nghị nếu không giải quyết được tình trạng mất an ninh trật tự tại 4 trạm vừa nêu, Chính phủ nên bố trí ngân sách thanh toán cho các doanh nghiệp đầu tư BOT.
Trao đổi với RFA vào tối 22/5, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương cho rằng đề nghị mà Bộ Giao thông – Vận tải nêu ra là vô lý. Ông giải thích:
“Việc đình chỉ các chốt thu tiền không đúng và sai vị trí là cần thiết. Song phái có một cơ chế khác để đền bù thiệt hại này, không nên lấy ngân sách để đền bù sai lầm của các quan chức. Ngân sách hiện đang thiếu hụt nghiêm trọng mà để đình chỉ một quyết định sai lầm thì lại lấy tiền ngân sách ra bù. Tôi nghĩ cần tìm cơ chế để người nào ra quyết định sai đó phải tìm cách để bù tiền. Tôi không đồng ý và không có điều luật nào cho phép chi ngân sách một cách tùy tiện như vây vì ngân sách Việt Nam có những điều luật quy định khá rõ ràng về việc này. Tôi rất mong Quốc hội có ý kiến không đồng ý với đề xuất này.”
Đồng quan điểm vừa nêu, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng việc đặt trạm sai thì Bộ Giao thông phải thúc đẩy các doanh nghiệp BOT phải khắc phục, tự bỏ tiền ra sửa lỗi. Bà nói thêm:
“Sai phạm chủ yếu đặt ở chỗ không làm đường mà vẫn đặt để lấy tiền người ta, người ta hoàn toàn không sử dụng dịch vụ BOT mà vẫn lấy tiền người ta, rồi cố tình đặt ở chỗ làm sao cho thu được nhiều tiền nhất. Những cái đó rất vô lý nên phải tự mình khắc phục cái sai của mình chứ sao lại bắt nhà nước bồi thường cho mình về cái sai của mình được? Lẽ ra ngay khi người ta phát hiện (sai phạm) và người ta kêu như vậy thì Bộ Giao thông phải buộc các doanh nghiệp BOT ai làm sai, đặt trạm sai phải đặt lại đúng chỗ và tự chịu phí đó.”
Tuy nhiên, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam lại cho rằng dù không còn ký kết, nhưng chính phủ phải đảm bảo hài hòa, tôn trọng quyền và nghĩa vụ các bên được quy định trong các hợp đồng đã ký kết trước đó:
“Dù Bộ Tài chính có đề xuất không sử dụng trạm thu phí này để hoàn vốn thì cơ chế thu phí ở trạm này phải làm sao không chịu tác động Luật quản lý và sử dụng tài sản công nên có thể xem xét tiếp tục cho thu phí. Bởi vì đây là dự án BOT khi có khó khăn, vướng mắc về những giải pháp bất cập như thế này thì các quy định thu phí gây sụt giảm doanh thu của họ trong các dự án nếu không khắc phục sớm sẽ phá vỡ phương án tài chánh và phát sinh thêm nợ xấu, ảnh hưởng chính sách điều hành và tiền tệ của quốc gia cũng như môi trường thu hút đầu tư tư nhân, tạo áp lực lên ngân sách nhà nước trong giai đoạn tiếp theo. Do đó tôi thấy cái này phải thâm trừ từ nguồn vốn hoặc tài sản công mới xử lý được, còn lấy từ tiền ngân sách thì rất khó.”
Theo Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, dù không biết rõ những nội dung trong hơp đồng mà Bộ Giao thông – Vận tải đã ký kết với các doanh nghiệp BOT, nhưng bà cho rằng khi Bộ Giao thông- Vận tải thay mặt nhà nước thỏa thuận thì cần phải xét đến tất cả các điều kiện mà nhà đầu tư BOT phải thực hiện:
“Theo thỏa thuận thì hai bên phải làm tròn trách nhiệm của mình, kể cả các nhà đầu tư BOT cũng phải làm đúng trách nhiệm, nếu sai phải chịu phạt, không phải sai để cho nhà nước sửa giúp họ hoặc bỏ tiền cho họ sửa. Đó là nguyên tắc rất sơ đẳng của các hợp đồng. Nếu giữa các doanh nghiệp làm ăn với nhau thì hợp đồng đều theo nguyên tắc ai sai, ai vi phạm hợp đồng người đó phải chịu khắc phục, thậm chí còn chịu phạt.”
Thống kê cho thấy tại Việt Nam hiện nay có 88 trạm thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức BOT (Xây Dựng – Vận Hành – Chuyển Giao). Bộ Giao thông – Vận tải quản lý 74 trạm, số còn lại do các Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh quản lý. Tuy nhiên đã có nhiều phản đối trong cả nước hơn hai năm qua, các tài xế cho rằng các chủ đầu tư không xây dựng bao nhiêu, mà lại cố tình đặt trạm sai vị trí để thu nhiều tiền, ngoài ra số tiền phải trả khi qua các trạm cũng bị người dân phản đối cho là quá cao.
Trước đó vào ngày 18/5 Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra nhiều lý do trong việc các trạm BOT bị sụt giảm doanh thu và trình Chính phủ hai phương án đề xuất hỗ trợ các doanh nghiệp BOT nhằm tăng phí tại các trạm BOT. Khẳng định rằng nếu không tăng phí BOT thì nhiều khoản vay của nhà đầu tư có nguy cơ trở thành nợ xấu ngân hàng.
Đề xuất này được đại diện Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam kiến nghị lên Chính phủ Hà Nội vào ngày 12/5 và đã vấp phải phản đối nhiều từ phía dư luận. Tuy nhiên Bộ vẫn tiếp tục đề xuất chỉ một tuần sau đó.
Kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 được công bố trong cuộc hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 19/5 cho hay Bộ Giao thông – Vận tải đứng cuối bảng xếp hạng. Đáng chú ý, đây là năm thứ hai liên tiếp Bộ Giao thông ‘đội sổ’ danh sách.
Do đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng chính phủ Hà Nội cần cương quyết hơn với Bộ Giao thông – Vận tải, không nên để tình trạng này kéo dài mãi.
“Tôi nghĩ BOT sẽ phải cải thiện rất nhiều từ hệ thống luật pháp trở đi để giám sát, bớt đi những chuyện lâu nay gồm không minh bạch, kém minh bạch, mù mờ, móc ngoặc với chủ đầu tư, nhà đầu tư để rồi tất cả chi phí đội gánh nặng lên cho người tiêu dùng và cho ngành kinh tế phải chịu.”
Công luận tiếp tục thắc mắc vì sao bao bất hợp lý mà ai ai cũng thấy nhưng Bộ Giao thông- Vận tải vẫn không thể giải quyết rốt ráo.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/unreasonable-to-ask-the-gov-to-pay-for-the-bots-that-are-opposed-by-residents-05222020154713.html

Dự án Cát Linh- Hà Đông chậm:

 không thể đổ thừa vì dịch COVID-19!

Báo cáo Bộ Giao thông- Vận tải gởi Quốc hội hôm 21 tháng 5 năm 2020 về các công trình chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, có 6 dự án gồm 1 dự án đường bộ là cao tốc và 5 dự án đường sắt đô thị. Đáng chú ý, Bộ Giao thông vận tải cho biết, dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ đường sắt Cát Linh – Hà Đông, khi các nhân sự của tổng thầu, tư vấn giám sát, tư vấn đánh giá an toàn hệ thống vẫn chưa thể sang Việt Nam.
Tuy nhiên trước đó, dù hạn chế người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để phòng chống dịch Covid-19, vào ngày 5 tháng 3 năm 2020, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 đã đồng ý đề xuất của Bộ Giao thông- Vận tải, cho 43 chuyên gia Trung Quốc tham gia dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được nhập cảnh vào Việt Nam. Nhưng những người này phải được kiểm dịch y tế và được cách ly tại khách sạn theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.
Nay Bộ Giao thông- Vận tải lại lấy lý do các nhân sự của tổng thầu, tư vấn giám sát, tư vấn đánh giá an toàn hệ thống của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa thể sang Việt Nam, vì dịch Covid-19.
Dự án Cát Linh – Hà Đông cứ kéo dài mãi và đến bây giờ vẫn chưa biết bao giờ mới có thể đưa vào sử dụng được. Dịch Covid-19 có thể gây một tác động nhất định, nhưng tôi nghĩ về cơ bản là vấn đề nhà thầu đã kéo dài quá lâu.
-TS. Lê Đăng Doanh
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này hôm 22 tháng 5 năm 2020, nhận định:
“Tôi rất là sốt ruột về dự án Cát Linh – Hà Đông cứ kéo dài mãi và đến bây giờ vẫn chưa biết bao giờ mới có thể đưa vào sử dụng được. Dịch Covid-19 có thể gây một tác động nhất định, nhưng tôi nghĩ về cơ bản là vấn đề nhà thầu đã kéo dài quá lâu.”
Trước đó vào tháng 2 năm 2020, Ông Đường Hồng, Giám đốc Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, là cán bộ dự án phía Trung Quốc có hộ chiếu công vụ nên vẫn được vào Việt Nam. Đến ngày 9 tháng 3 năm 2020, ông Đường Hồng đã hết thời hạn cách ly và trở lại làm việc.
Ông Trần Bang, một kỹ sư xây dựng chuyên ngành cầu đường, người rất quan tâm đến dự án này, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn hôm 22 tháng 5 năm 2020, tỏ vẻ nghi ngờ về lý do chậm trễ dự án Cát Linh – Hà Đông, mà Bộ Giao thông- Vận tải đưa ra:
“Nếu trước khi có dịch cúm Tàu Covid-19, lúc tháng 1 năm 2020 mà Dự án Cát Linh – Hà Đông đúng tiến độ thì… đổ thừa cho dịch nghe cũng xuôi tai. Nhưng trước khi xảy ra dịch Covid-19 thì tiến độ dự án, vốn, kỹ thuật, mỹ thuật công trình, bê bối trong thi công, tai nạn lao động… đã xảy ra rồi.
Trước tháng 1 năm 2020 đã bao nhiêu lần Bộ Giao thông Vận tải hứa sẽ xong… tôi nhớ không nhầm thì từ năm 2018 Bộ Giao thông Vận tải đã nói chỉ còn 1% khối lượng chưa hoàn thành. Nếu tiến độ dự án là 5 năm x 365 ngày/năm = 1.825 ngày. Vậy 1% khối lượng công việc sẽ làm trong 18,2 ngày, làm tròn là 1 tháng. Nhưng đến tháng 1 năm 2020 là hơn hơn 24 tháng, mà vẫn ì ra thì đủ biết ‘há miệng mắc quai’ với cộng sản Trung Quốc, với nhà thầu Trung Quốc?! Càng đổ thừa càng lòi đuôi ‘trơ trẽn’.”
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án giao thông vận tải hôm 12/9/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phải chịu trách nhiệm báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/9/2019 về tiến độ chạy thử và đưa vào sử dụng dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông.
Đến ngày 17/9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã yêu cầu tổng thầu cam kết mốc thời gian cụ thể đưa dự án vào vận hành khai thác thương mại.
Hôm 28/10/2019, tổng thầu EPC dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho biết 5 ngày sau tức ngày 2/11/2019, họ sẽ cho tuyến Cát Linh – Hà Đông chạy thử tích hợp và cam kết sẽ hoàn thành 100% hạng mục, đủ điều kiện bàn giao chủ đầu tư trước ngày 31/12/2019.
Tuy nhiên sau nhiều lần khất hẹn, đến tháng 2 năm 2020, tức trước khi dịch Covid-19 bùng phát, đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa thể vận hành thương mại.
Trở lại với báo cáo gửi Quốc hội hôm 21/5/2020, Bộ trưởng Bộ Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, không đưa ra lời hứa cụ thể về thời gian vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông như trước đây. Ông chỉ báo cáo ‘đang chỉ đạo’ xây dựng kế hoạch bàn giao và đưa dự án vào khai thác ‘trong thời gian sớm nhất’ khi đủ điều kiện.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho báo chí trong nước biết thêm, công tác vận hành thử toàn hệ thống và đánh giá an toàn vẫn đang được thực hiện, đồng thời khắc phục một số tồn tại khác…
Trả lời Đài Á Châu Tự Do, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nói:
“Tôi nghĩ là do sơ hở sơ hở ngay từ đầu, từ lúc đàm phám với họ, Tôi cũng không rõ là các hợp đồng của các cơ quan nhà nước ký với phía Trung Quốc như thế nào mà để xảy ra tình trạng như tình trạnh đường sắt Cát Linh – Hà Đông, nói rất nhiều mà rút cuộc bây giờ người ta ì ra như vậy, tiền thì đội lên bao nhiêu, thời gian thì kéo dài ra mưới mấy năm mà cũng không xử lý được. Mà cứ phải vay nợ mãi Trung Quốc, thành ra giá cứ đội lên mãi, khoảng nợ thì cứ tăng lên, dự án thì không hoàn thành. Tôi nghĩ cái này trước hết là do khi đàm phán với nhau không rõ ràng và không đưa vào văn bản cho đầy đủ. Ở đây có thể do trình độ của những người đàm phán bên phía Việt Nam không hiểu biết về các vấn đề kinh tế.”
Theo Bà Phạm Chi Lan, thông thường những dự án này là Việt Nam vay vốn của Trung Quốc, mà theo hợp đồng vay vốn họ sẽ chỉ định thầu nên tổng thầu EPC do họ chỉ định, trường hợp đường sắt Cát Linh – Hà Đông họ đã chỉ định một công ty chưa bao giờ có kinh nghiệm, họ lấy Việt Nam làm nơi để thử nghiệm, xem trình độ kém thì làm được không và sẽ kéo dài trong bao lâu, hồ sơ chứng từ cũng không đầy đủ, rồi đủ các thứ trò đã xảy ra… Tổng thầu Trung Quốc đã dùng hết cách này cách khác để ép phía Việt Nam, mà càng kéo dài, càng tăng vốn thì họ càng có lợi.
Ngoài ra, bà Phạm Chi Lan còn cho rằng, những người làm ở Bộ Giao thông Vận tải đã làm rất nhiều dự án, kể cả việc vay vốn ODA với Ngân hàng Thế giới World Bank và nhiều đối tác khác, nhưng vẫn không học được kinh nghiệm để ứng dụng trong hợp đồng với Trung Quốc, là điều thật sự không thể hiểu nổi.
Đến tháng 1 năm 2020 là hơn hơn 24 tháng, mà vẫn ì ra thì đủ biết ‘há miệng mắc quai’ với cộng sản Trung Quốc, với nhà thầu Trung Quốc?! Càng đổ thừa càng lòi đuôi ‘trơ trẽn’.
-Trần Bang

Trong báo cáo do Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ gửi các Đại biểu Quốc hội hôm 20 tháng 5 năm 2020, về kết quả xử lý yếu kém các dự án, doanh nghiệp có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC với phía Trung Quốc, chính phủ cho rằng việc khởi kiện ra tòa trọng tài quốc tế, để xử lý tranh chấp Hợp đồng EPC, sẽ không thuận lợi và khả năng thắng kiện thấp, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn…
Vì lo ngại thua kiện, do đó báo cáo của Chính phủ cho rằng Bộ Tài chính cần phối hợp với các bên liên quan hướng dẫn việc chủ đầu tư ‘tự quyết toán’ phù hợp với tình hình thực tế của các dự án hiện nay hoặc khai phá sản.
Liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định:
“Theo tôi là khó tự quyết toán, bởi vì tàu chạy cũng là tàu từ phía Trung Quốc, thì không biết phía Việt Nam sẽ xử lý hết các việc đó như thế nào? Và để làm việc này cũng phải xem xét hợp đồng giữa Việt Nam với phía nhà thầu Trung Quốc, để làm rõ trách nhiệm của hai bên cho việc hoàn thành dự án này.”
Ban đầu, dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, dài khoảng 13km, dự kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Nhưng sau đó, dự án được lùi lại đến năm 2010 mới khởi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2014. Tuy vậy đến nay, sau khoảng hơn 10 lần chậm tiến độ thực hiện, dự án này vẫn chưa thể đi vào vận hành.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án là 419 triệu USD, sau khi điều chỉnh phải tăng thêm 250 triệu USD. Nhưng vào năm 2011, đã đội vốn thành 552 triệu USD. Và đến năm 2019 đã thành 886 triệu USD.
Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc cũng lên con số 13,8 ngàn tỷ đồng (tương đương trên 669 triệu USD).
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, các dự án loại này phải có một dự án tiền khả thi rất là chính xác, và cần phải có một sự giám sát độc lập và rất là sít sao trong từng khâu, từng công đoạn, để tránh những hiện tượng chậm trễ và không đảm bảo chất lượng, bởi vì các dịch vụ giao thông công cộng đều cần phải hết sức an toàn.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-cat-linh-ha-dong-project-slow-because-of-covid-19-epidemic-05222020122551.html

Âm mưu đằng sau đề nghị cấp xã cũng được

ký thoả thuận quốc tế của nhà cầm quyền CSVN

năm 2020, nhà cầm quyền Cộng sản đã đọc tờ trình về dự án Luật thoả thuận quốc tế lên Quốc hội Cộng sản.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 2 của dự thảo luật, các chủ thể của Cộng sản Việt Nam được ký kết thoả thuận quốc tế gồm rất nhiều thành phần cấp trung ương Nhà nước, Chính phủ cho đến cấp Uỷ ban nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân huyện, các cơ quan cấp tỉnh, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và rất nhiều các cơ quan tổ, chức khác nhau.
Ông Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Chính phủ Cộng sản kiêm Bộ trưởng Ngoại giao cho rằng, việc ban hành luật mới này là cần thiết trong tình hình hội nhập hiện nay. Trước đề nghị trên, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Cộng sản thông báo, có nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội Cộng sản cân nhắc đến việc để cho cấp xã, huyện, và nhiều cấp, tổ chức khác được ký kết thoả thuận quốc tế.
Các đại biểu cho rằng cần phải cân nhắc thận trọng đề nghị này, vì hợp tác quốc tế luôn tiềm ẩn những vấn đề nhạy cảm về chính trị, đối ngoại, an ninh quốc phòng. Vì vậy, cần phải có những cơ quan, tổ chức tham mưu, và chủ thể ký kết phải có năng lực nhất định nên không phải cơ quan, tổ chức nào cũng được cho quyền ký kết.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng đã bày tỏ phản đối việc cho nhiều cơ quan, tổ chức ký thoả thuận quốc tế, vì việc này dễ dẫn đến sự không thống nhất giữa các địa phương, nhất là những địa phương có chung đường biên giới với Việt Nam.
Còn dư luận Việt Nam cho rằng, có thể đây là âm mưu của nhà cầm quyền để “bật đèn xanh” cho các xã, huyện, tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam giáp Trung Cộng ký kết những thoả thuận gây nguy hại đến an ninh quốc gia Việt Nam.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/am-muu-dang-sau-de-nghi-cap-xa-cung-duoc-ky-thoa-thuan-quoc-te-cua-nha-cam-quyen-csvn/

Nhận án 9 tháng tù vẫn giữ nguyên

chức vụ phó chủ tịch thành phố và hưởng lương

Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 22 tháng 5 năm 2020 loan tin, mặc dù bị toà án tỉnh Khánh Hoà tuyên sơ thẩm 9 tháng tù giam về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng bị cáo Lê Huy
Toàn vẫn ung dung giữ chức vụ Phó chủ tịch Uỷ ban thành phố Nha Trang, và hưởng các chế độ lương, bổng như bình thường kể từ khi bị khởi tố đến nay.
Trước đó, vào tháng 11 năm 2018, ông Toàn bị Viện kiểm sát cộng sản tỉnh Khánh Hoà phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Mãi đến tháng 2 năm 2020, Toà án tỉnh Khánh Hoà mở phiên xử sơ thẩm tuyên phạt ông Toàn mức án 9 tháng tù giam.
Cáo trạng xác định hành vi của ông Toàn cùng 4 đồng phạm là lập hồ sơ giả mạo nguồn gốc đất đai, quá trình tham nhũng tiền bồi thường. Sau khi bị khởi tố, đến ngày 30 tháng 11 năm 2018, ông Toàn bị đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, tiếp theo đó là đình chỉ sinh hoạt đảng để ông trở thành một người dân bình thường, như vậy các cơ quan tố tụng mới được phép mời ông Toàn làm việc theo quy định của luật pháp Cộng sản.
Đến ngày 3 tháng 12 năm 2018, ông Toàn bị tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố. Còn việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đối với ông Toàn thì phải chờ bản án phúc thẩm có hiệu lực, lúc này luật pháp Cộng sản mới có quyền bãi nhiệm.
Ông Nguyễn Khắc Toàn, Trưởng ban tổ chức Tỉnh uỷ Khánh Hoà giải thích, phải chờ kết quả phiên xử phúc thẩm tới đây của toà án cấp cao tại Đà Nẵng có hiệu lực đối với ông Lê Huy Toàn.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nhan-an-9-thang-tu-van-giu-nguyen-chuc-vu-pho-chu-tich-thanh-pho-va-huong-luong/

Ông Nguyễn Tường Thụy ‘bị công an bắt giữ’

Cây bút Nguyễn Tường Thụy, sống tại Hà Nội, bị công an bắt giữ sáng thứ Bảy 23/5, theo một số người quen biết.
Phản ứng vụ bắt blogger Bà Đầm Xòe: ‘Không ngạc nhiên, luôn gặp nguy hiểm’
Cây bút Phạm Chí Dũng bị bắt vì tội ‘chống nhà nước’
Ông Nguyễn Tường Thụy từng cho biết ông sinh năm 1952, là cựu chiến binh ở Việt Nam tuy đã ra khỏi Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Ông Thụy là phó chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam, một tổ chức không được chính phủ công nhận.
Người đứng đầu nhóm này, Phạm Chí Dũng, đã bị bắt ngày 21/11/2019.
Ông Phạm Chí Dũng khi đó bị khởi tố vì hành vi “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Ngày 23/5, bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động xã hội ở Hà Nội, nói ông Nguyễn Tường Thụy là bạn “thân thiết nhất”.
Bà Hạnh viết trên Facebook rằng an ninh đã đọc lệnh khởi tố ông Thụy về “Tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy, bình luận về việc ký giả độc lập, TS Phạm Chí Dũng bị bắt
Trong khi đó, Facebook của một người được cho là vợ ông Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thị Lân, viết rằng chồng bà đã bị bắt:
“Sáng nay ông xã tôi Nguyễn Tường Thuỵ đã bị bắt lệnh do viện kiểm sát và công an thành phố Hồ Chí Minh thực hiện,” chủ trang Facebook này viết.
Còn bà Thúy Hạnh nói: “Anh Tường Thuỵ đã bị dẫn giải vào Sài Gòn, giam tại khám Chí Hoà.”
Cơ quan công an Việt Nam và truyền thông nhà nước hiện không đưa tin về vụ việc này.
Hôm 21/5, một cây bút khác, ông Phạm Thành, bị bắt, trong một vụ mà đến nay Việt Nam cũng không đưa tin.
Nhà văn Phạm Chí Thành (bút danh Phạm Thành), chủ trang blog Bà Đầm Xòe, là tác giả cuốn sách chỉ trích ĐCS Việt Nam và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gây xôn xao dư luận.
Ông Phạm Thành bị bắt trong bối cảnh ĐCS Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 dự kiến diễn ra vào 1/2021.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52783863

Trường hợp Phạm Thành:

Thân phận ‘tù không tội’ mới nhất!

Trong bài đăng trên trang Asia Times, trụ sở tại Hong Kong, phóng viên David Hutt viết rằng nhà nước Cộng sản Việt Nam sẵn sàng “nhắm vào bất kỳ nhà phê bình nào là khúc mắc cho chế độ”.
Vào tối ngày 22/5, bà Nguyễn Thị Nghiêm, vợ nhà báo Phạm Thành, cho RFA biết rằng hiện bà và gia đình vẫn chưa nhận được thông tin cụ thể nào từ chính quyền ngoài việc ông bị tạm giam 4 tháng ở trại giam Hỏa Lò:
“Họ mới đưa cho hai giấy lệnh bắt giam với lệnh khám nhà, thì chúng tôi chuẩn bị làm thủ tục thăm nuôi. Chỉ biết là hiện nay giam 4 tháng ở Hỏa Lò. Thông tin sau 4 tháng như thế nào thì không có, chỉ mới biết là như thế thôi.”
Khi được hỏi về lý do nhà báo Phạm Thành bị bắt, bà Nghiêm nói rằng công an cũng không hề cho bà biết:
“Cái điều này tôi cũng không biết vì lý do gì mà anh Thành lại bị bắt. Hiện bây giờ cũng chưa có thông tin gì chị, vì anh ấy cũng mới đi thôi, thế thì yêu cầu phải chuyển cái giấy về cho gia đình.”
Theo bà Nguyễn Thị Nghiêm, khi công an đến bắt ông Thành tại nhà, có khoảng trên dưới 40 người đứng từ ngoài cổng vào trong nhà chật cứng, nên bà cũng không biết hàng xóm xung quanh phản ứng như thế nào trước sự việc chồng bà bị bắt.
Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, nguyên Phó trưởng ban Kế hoạch – Dự án và Phó trưởng ban Tư liệu của Đài truyền hình HTV và là một tù nhân nhân quyền cho rằng biệc bắt ông Phạm Thành không phải là điều khó hiểu với lý do ông nêu như sau:
“Lý do thứ nhất, việc trấn áp những người bất đồng chính kiến nó thường xảy ra, mang tính chất là ‘bắn tỉa’. Tôi dùng ‘bắn tỉa’ tức là lâu lâu 1 người, lâu lâu 2 người, thì nó tạo cho tôi cái cảm giác là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam muốn làm cho người dân, những người bất đồng chính kiến luôn luôn mang tâm trạng phấp phỏng, hoang mang theo cách có hệ thống từ trước đến nay—đó là khủng bố về mặt tinh thần rất rõ.”
Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang cho biết ông lấy làm tiếc trước quyết định bắt giữ nhà báo Phạm Thành của công an Hà Nội. Cũng là một người chuyên viết báo và trước đây cùng tham gia trong quân đội miền Bắc, ông Tạo cho biết động cơ thúc đẩy bản thân ông và ông Phạm Thành hướng về lĩnh vực báo chí sau chiến tranh:
“Quan sát anh Thành thì tôi thấy anh ấy là người, người ta nói nôm na là thẳng tính, có nghĩa là thế hệ chúng tôi lúc còn thanh niên chỉ nhận được thông tin một chiều do nhà nước cung cấp. Cuộc chiến đấu hào hùng đó, nhưng mà lùi lại mấy chục năm sau mới thấy rằng mục tiêu chưa đi đến đâu, mà hi sinh hàng triệu người để làm cái gì? Anh Thành thấy nhiều cái bất công, sai quấy ở trong xã hội, đặc biệt là trong ban lãnh đạo của Hà Nội. Thế thì anh ấy phản ánh, viết phản biện…v.v. Anh ấy là một người rất là cương trực, rất là can đảm. Chính vì thế mà có những bài viết, tác phẩm nó khá là gai gốc.”
Cũng là một trong những người quan tâm đến vấn đề này, nhà hoạt động Trịnh Bá Phương thấy rằng chủ trương bắt những người bất đồng chính kiến và các nhà báo của chính quyền Việt Nam đã diễn ra rất rõ trong vài năm qua. Anh Phương cho hành động đó đã vi phạm nhân quyền và phớt lờ trước sự chỉ trích của quốc tế.
Đồng tình, nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng việc bắt giam các nhà báo, nhà trí thức, văn nghệ sĩ ở Việt Nam hiện nay đã đi ngược lại những tiêu chuẩn của các quốc gia văn minh. Ông Tạo nhận định, nếu muốn hòa nhập với các nền kinh tế thế giới và có tiếng nói trong khối ASEAN hay Liên Hợp Quốc, chính quyền Việt Nam cần nhận thức lại việc làm của mình:
“Những ai có ý kiến phê phán này kia, đặc biệt là gây hấn một chút, là bắt đầu quy tội cho việc phản động, móc nối với Việt Tân…v.v, những cái rất là vu vơ, rồi khởi tố, tạm giam và bỏ tù. Riêng anh Thành, tôi thấy cái quyết định rất bất lợi cho xã hội của Việt nam hiện nay đang muốn cải thiện cái bộ mặt nhân quyền trước thế giới.”
Khi được hỏi về sự an toàn của các nhà báo ở Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Già, trước đây từng bị án tù 3 năm và hiện vẫn còn 3 năm quản chế, cho biết ông lo ngại về việc chính quyền tiếp tục bắt giam các nhà báo trong nước cho những bài viết của mình:
“Phải nói ngay là không ai mà muốn đi tù hết, nhất là những người viết báo như tôi và như anh Phạm Thành hoặc rất nhiều người khác; nhưng mà khi chúng tôi viết lên, thì chúng tôi viết bằng sự thật, viết bằng cái lương tri làm người, viết vì trách nhiệm của mình đối với quê hương Việt Nam, đối với đồng bào Việt Nam, thì chúng tôi cứ phải viết.”
Ngoài ra, với độ tuổi đã gần 70, anh Trịnh Bá Phương lo ngại cho sức khỏe của nhà báo Phạm Thành khi bị bắt giam tại Hỏa Lò:
“Trong thời tiết nắng nóng như thế này mà bị giam ở trong nhà tù Hỏa Lò với mực độ người giam giữ rất dày đặc—có khi lên đến 30-40 người trong 1 phòng giam rất nhỏ bé như vậy, em thấy rằng môi
trường nhà tù Hỏa Lò như vậy sẽ đe dọa đến sức khỏe đối với nhà báo Phạm Thành, một người đã cao tuổi.”
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cũng nêu lên sự lo lắng của mình với việc ông Phạm Thành bị bắt giam, vì cho rằng môi trường tù túng cho người ở độ tuổi đã cao rất khốc liệt:
“Vì anh Thành năm nay cũng đã gần 70 tuổi rồi, nên thành ra cái vấn đề ở tù thì tôi cũng đã từng trải qua rồi—nó có thể là cái điều rất đáng lo ngại cho tuổi già của anh Thành. Ở tù như chúng tôi, những người mới thật sự là ở tù nó rất khốc liệt, nghiệt ngã cho những thân phận mà tôi gọi là ‘tù không tội’. Tôi hi vọng nó sẽ có những can thiệp của quốc tế cho trường hợp của anh Phạm Thành, đặc biệt là từ Hoa Kỳ.”
Đối với nhận định trong bài về sự thành công chống dịch Covid-19 có được của Việt Nam qua các biện pháp xây dựng trên lịch sử có tính chất đàn áp trên mạng báo Foreign Policy, nhà báo Nguyễn Ngọc Già có ý kiến:
“Bởi vì đàn áp bất đồng chính kiến nó là một hệ thống xuyên suốt của ít nhất 45 năm qua, còn dịch Covid nó chỉ mới phát sinh sau này thôi, nên tôi không thấy được cái liên hệ rõ ràng. Chỉ có điều, cái cách của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đối với lại vấn đề nhân quyền nói chung và tự do báo chí, tự do ngôn luận nói riêng, thì họ luôn luôn muốn được tất cả. Tức là khi mà họ muốn hòa nhập với thế giới về mặt kinh tế để mang lại lợi ích cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.”
Chỉ một ngày sau khi nhà báo Phạm Thành bị bắt tại nhà, có thông tin nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn khi đang ngồi tại quán cà phê ở Hà Nội cũng bị an ninh ập đến giải đi làm việc. Đến chiều tối nhà hoạt động này được cho về nhà.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pham-thanhs-case-the-latest-imprisonment-without-crime-05222020173536.html

Sử dụng bằng cấp giả: Gian lận trí tuệ!

Diễm Thi, RFA
Trong ba tháng qua, ít nhất ba vụ việc liên quan bằng cấp giả bị truyền thông trong nước phanh phui.
Vụ thứ nhất là 83 giáo viên dạy lái xe tại 5 cơ sở đào tạo tại TP.HCM dùng bằng cấp giả. Vụ thứ hai là bà Đinh Thị Loan dùng bằng dược sĩ, bác sĩ giả để hành nghề bác sĩ tại khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Vụ thứ ba là khi triệt phá đường dây làm giả con dấu tài liệu, công an Thừa Thiên – Huế phát hiện nhiều cán bộ có đặt hàng làm bằng giả, chứng chỉ giả ở đường dây này.
Tháng 10 năm ngoái, bà Trần Thị Ngọc Thảo – một trưởng phòng Hành chính quản trị thuộc văn phòng tỉnh ủy Đăk Lăk – sử dụng bằng cấp 3 của người khác học liên thông đại học rồi học đến thạc sĩ gây xôn xao dư luận.
Nhà báo, tù nhân nhân quyền Nguyễn Ngọc Già, người từng bị giam chung với tội phạm làm bằng cấp giả ở Chí Hòa, hiểu khá rõ chuyện này và kể với RFA:
Loại thứ hai là học giả, hầu như không đi học, mà bằng thật. Loại này đa số phục vụ cho mục tiêu chính trị, tức là để sắp xếp các loại ghế. Từ trung ương cho tới địa phương; từ thành phố xuống đến quận, phường… – Ông Nguyễn Ngọc Già
“Loại bằng giả thứ nhất là giả hoàn toàn như tiền giả. Loại bằng đó hầu hết lấy ở các trường về chính trị, về kinh tế, về quản lý…một ít thì mua bằng giả về kỹ thuật như ngành xây dựng, điện tử. Còn về chuyên ngành y khoa thì rất ít, phải nói là vô cùng hiếm người dám mua.
Những người tù đó họ nói rằng mục đích của đa số những người mua bằng cấp hoàn toàn giả đó là để tham gia đấu thầu trong các dự án trải dài trên lãnh thổ Việt Nam.
Loại thứ hai là học giả, hầu như không đi học, mà bằng thật. Loại này đa số phục vụ cho mục tiêu chính trị, tức là để sắp xếp các loại ghế. Từ trung ương cho tới địa phương; từ thành phố xuống đến quận, phường…”
Theo ông Nguyễn Ngọc Già, những cán bộ không học mà có bằng cấp, dù chỉ là bằng cấp danh dự, xuất phát từ việc che giấu mặc cảm tự ti của người cộng sản.
Việc sử dụng bằng cấp giả không phải sau này mới có. Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Xuân Sơn, từng công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy nêu trường hợp một bác sĩ gây mê tại đây sử dụng bằng cấp giả làm việc đến 10 năm mới bị phanh phui do bệnh viện nhận được đơn tố cáo.
Theo vị bác sĩ này, bằng cấp thì có thể giả nhưng chuyên môn thì không thể giả. Tuy vậy cũng có những trường hợp dùng bằng cấp giả vẫn không bị phát hiện do lầm lẫn với những bác sĩ học thật, bằng cấp thật nhưng trình độ chuyên môn quá kém. Ông giải thích:
“Thường thì bằng giả trong ngành y dễ bị phát hiện vì người bác sĩ đưa ra những cái không đúng bài bản. Nhưng trên thực tế cũng có nhiều trường hợp dù được đạo tạo chính quy nhưng cũng xử lý không bài bản, không chất lượng nên nhiều khi những trường hợp bằng giả mình cũng khó biết, đôi khi không phát hiện ra được.
Ở Việt Nam có chế độ làm việc theo kíp. Bác sĩ trưởng kíp chịu trách nhiệm hết nên nhiều khi bác sĩ trong kíp có thể giấu dốt mà không ai biết. Nếu đứng ở vị trí mà luôn luôn phải bộc lộ trình độ thì lúc đó lộ ra liền.”
Ông cho biết đã từng có vị bác sĩ tại một bệnh viện lớn ở Sài Gòn xài bằng cấp làm giả, tự nhận tốt nghiệp bên Pháp. Đến khi ông leo đến chức trưởng khoa thì bị lộ vì nhiều sơ sở trong nghiệp vụ. Giám đốc Sở Y tế Thành phố lúc bấy giờ là Bác sĩ Dương Quang Trung phải qua Pháp điều tra vụ này.
Dĩ nhiên bác sĩ xài bằng giả, chẩn đoán và chữa bệnh không theo nguyên tắc, bài bản thì bệnh nhân là người lãnh hậu quả.
Trong lĩnh vực giáo dục, những người không có tri thức mà bằng cách này hay cách khác có được tấm bằng để đứng trên bục giảng sẽ gây hại đến nhiều người, thậm chí cả một thế hệ. Thực trạng này cũng phổ biến lâu nay tại Việt Nam.
Tháng 2 năm 2020, bà Nguyễn Thị Hương – Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Pơ Lang – bị buộc thôi việc vì sử dụng bằng cấp 3 giả. Bà Hương đã làm hiệu trưởng hai nhiệm kỳ trước đó.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhận xét rằng, hàng năm rất nhiều tiến sĩ, cử nhân được “đúc” ra mà không có chuyên môn, trình độ xứng đáng. Đây là thảm họa cho nền giáo dục Việt Nam.
“Bằng chính thức nghĩa là do Bộ Giáo dục – Đào tạo cấp mà các trường đại học phải công nhận nhưng thực tế là học dởm. Có những người bảo vệ luận án tiến sĩ nhưng thiếu cả bằng tiểu học hoặc trung học.
Những người học giả bằng thật họ hành động như những người thiếu não, thiếu suy nghĩ. Vì thế nên nhiều quan chức tuyên bố những câu lộ ra họ không có suy nghĩ và tầm hiểu biết gần như bằng 0. Cái này ngày càng phổ biến và nhờ internet ta thấy cán bộ xài bằng giả nó tai hại như thế nào. Nhưng tai hại nhất chính là những cán bộ tự sỉ nhục mình.”
Những người học giả bằng thật họ hành động như những người thiếu não, thiếu suy nghĩ. Vì thế nên nhiều quan chức tuyên bố những câu lộ ra họ không có suy nghĩ và tầm hiểu biết gần như bằng 0. – GS Nguyễn Đăng Hưng
Nói tới phát ngôn của các quan chức, chắc hẳn nhiều người còn nhớ tại buổi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội chiều 22 tháng 10 năm 2019, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập báo Nhân Dân, ông Thuận Hữu lên tiếng rằng “mạng xã hội chửi từ trên xuống dưới, không chừa một ai; chửi tràn lan cơ quan công quyền như hát hay”.
Phát biểu của ông Thuận Hữu lập tức bị cư dân mạng phản ứng và ‘chế’ lại chính câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng là “Mình phải có thế nào thì dân mới chửi chứ”…
Hay đầu năm học 2019-2020, ông Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ lên tiếng với truyền thông trong nước rằng, năm nay ngành giáo dục phải xác định việc “dạy người’, dạy đạo đức, lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ưu tiên hàng đầu”.
Tiếp sau đó, ông Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân lại phát biểu trước các học sinh: “Sau bằng đại học, cao đẳng, các em cần phải có bằng làm con hiếu thảo, làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ hạnh phúc”.
Trong một lần trao đổi với RFA về vấn đề bằng cấp giả trong ngành giáo dục, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu – Ban Dân vận Trung ương khẳng định đây là do sự tha hóa từ trên xuống.
Theo ông, bằng cấp giả ở Việt Nam quá nhiều. Ông lý giải nguyên nhân là do một nền chính trị hư danh và một xã hội đề cao sự hư danh nên người ta chạy theo cái hư danh đó và sẵn sàng tìm giải pháp tồi tệ nhất và không chính đáng để cố giành giật, để kiếm chác.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/using-fake-degree-intellectual-fraud-dt-05222020144930.html

Đại hội 13: COVID-19

và cơ hội cho Việt Nam thay đổi để phát triển?

TS. Phạm Quý Thọ
Ngày 22/5/2020 ‘Tổ công tác đặc biệt’ và đề án thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), được quyết định thành lập với mục đích vừa nêu. Chính phủ Hà Nội đã nhận thức tầm quan trọng của vấn đề. Tuy nhiên, nếu chỉ quan niệm đó là cơ hội để thu hút FDI, thì có lẽ chưa xứng tầm với cơ hội thay đổi để phát triển hiện nay.
Đại dịch COVID-19 đang gây ra cuộc khủng khoảng kép nghiêm trọng về y tế và kinh tế cho thế giới. Đây là ‘một biến cố lớn’ chưa từng có từ trăm năm nay, sẽ định hình lại ‘trật tự thế giới’, trong đó sự đối đầu của các chế độ khác biệt về hệ tư tưởng là một đặc trưng quan trọng. Hiệu ứng lan toả của nó đến mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, cộng hưởng với các yếu tố trong nước trước thềm Đại hội 13 của Đảng Cộng sản mở ra cơ hội phát triển.
Trong giai đoạn gần đây nước ta cũng từng có những cơ hội lớn bị bỏ lỡ, bởi vì thiếu những chính sách cải cách cần thiết vượt qua ý thức hệ XHCN giáo điều.
Bối cảnh thay đổi
Đặc điểm bao trùm xu hướng phát triển thế giới từ đầu thế kỷ 20 đến nay là sự đối đầu liên tục giữa hai ý thức hệ: chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga năm 1917 là ‘biến cố’ đã sản sinh ra nhà nước xã hội chủ nghĩa, mô hình Xô – Viết,  mở đầu xu hướng này. Chiến tranh thế giới II (1939 -1945) đã kết thúc sự tồn vong của chủ nghĩa phát xít, nhưng cũng là lúc khởi đầu cuộc chiến tranh lạnh kéo dài gần 50 năm giữa hai hệ thống đối nghịch về hệ tư tưởng.
Sau khi mô hình Xô-Viết sụp đổ ở Đông Âu năm 1991, mặc dù còn có những biến thể kiểu như mô hình Trung Quốc, nhưng thế giới đã chứng kiến giai đoạn toàn cầu hoá mạnh mẽ, tưởng như, làm mờ dần và có thể xoá đi sự khác biệt ý thức hệ để cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra xu hướng này vẫn tiếp diễn. Sự khác biệt chế độ chính trị không những không mất đi mà âm ỉ, và dần bùng lên thành đám cháy ngày càng dữ dội.
Điều kỳ diệu tăng trưởng nhanh của mô hình Trung Quốc dần tan biến. Chính quyền Bắc Kinh bị cáo buộc cạnh tranh kinh tế không công bằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát động cuộc thương chiến từ năm 2018, và nhanh chóng leo thang sang các lĩnh vực khác, từ sở hữu trí tuệ, công nghệ cao đến các vấn đề nhân quyền, tôn giáo và tham vọng địa chính trị… Sự đối đầu ý thức hệ dường như trong mọi vấn đề quan hệ song phương Mỹ – Trung.
Đại dịch COVID-19 bộc lộ bản chất chuyên quyền chế độ toàn trị ở Trung Quốc, như ‘giọt nước tràn ly, làm căng thẳng mâu thuẫn giữa hai cường quốc kinh tế, làm thay đổi bối cảnh phát triển cho các quốc gia trên thế giới.
Quá trình phát triển của Việt Nam, quốc gia có chế độ với ý thức hệ tương đồng với Trung Quốc, bị chi phối mạnh mẽ trong bối cảnh nêu trên, trong đó đã từng có các cơ hội bị bỏ lỡ.
Hai cơ hội bỏ lỡ
Hai cơ hội quan trọng mà Việt Nam đã bỏ lỡ được các nhà nghiên cứu chỉ ra là thời cơ sau năm 1975 ngay sau khi đất nước không còn chia cắt về mặt địa lý và sau chính sách ‘đổi mới’ đất nước, lấy mốc từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986.
Trước hết, sau năm 1975 đất nước không còn chia cắt về mặt địa lý và hoà bình là cơ hội to lớn để phát triển. Dân tộc Việt Nam có một khát vọng mạnh mẽ hướng tới tương lai thịnh vượng. Mặc dù, sau chiến tranh đất nước còn nghèo và lạc hậu, nhưng có niềm tin lớn về tiềm năng con người, ý chí vượt khó của người dân, năng lực lãnh đạo của những người cầm quyền, được thử thách trong chiến tranh …
Tuy nhiên, như hệ quả của xu hướng phát triển chung, ‘Bên thắng cuộc’ đã áp đặt luật chơi. Đồng thời với việc khắc phục hậu quả của chiến tranh, ‘thể chế XHCN’ đã thiết lập trên cả nước, từ hành chính đến nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Đối với miền Nam các chính sách đổi tiền, cải tạo công thương, quốc hữu hoá ruộng đất… đã xoá đi các nền tảng và các quan hệ thị trường, tuy giới hạn trong điều kiện thời chiến, nhưng đã kết nối rộng rãi với các nước tư bản tiên tiến. Hậu quả nặng nề để lại là tình trạng kiệt quệ về kinh tế trong suốt hơn hơn một thập kỷ sau.
Cơ hội quan trọng thứ hai xuất hiện vào thập niên 1990 trong bối cảnh hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ hoàn toàn và quá trình toàn cầu hoá. Các nước tiên tiến và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) nối lại viện trợ, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… Nhiều yếu tố hội tụ tạo cơ hội cho Việt Nam hội nhập với kinh tế thị trường khu vực và thế giới.
Đây là ‘cơ hội thị trường’. Nó được khởi đầu bằng việc xoá bỏ cơ chế bao cấp, nới rộng quyền tự do kinh tế cho người dân và doanh nghiệp. Cơ hội này đã giúp Việt Nam đạt tốc độ tăng GDP cao trên 7% trong khoảng một thập kỷ, tạo nên hình ảnh ‘con hổ mới’ ở Đông Nam Á.
Tuy nhiên, ‘sự bứt phá’ bị cản lại bởi chính sách sai lầm, duy ý chí. Với mục tiêu tăng trưởng nhanh các nguồn lực đã tập trung cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, coi đó là trụ cột của nền kinh tế, kiểu cheabol của Hàn Quốc. Sự khác biệt về tính chất sở hữu, tư nhân và nhà nước, cộng với quản lý yếu kém khiến mô hình này sụp đổ.
Việc vận dụng giáo điều ý thức hệ XHCN trong chính sách kinh tế hướng thị trường là căn nguyên sai lầm. Hậu quả là tốc độ tăng trưởng giảm sút và bất ổn thể chế, khoảng cách tụt hậu kinh tế đã nới rộng so với các nước trong khu vực.
Cơ hội thay đổi
Cơ hội phát triển và cơ hội thay đổi trong bối cảnh COVID-19 là chủ đề nóng hiện nay. Do tính chất đối đầu ý thức hệ có thể gọi đây là ‘cơ hội thoát Trung’ đối với nhiều nước trên thế giới và Việt Nam.
Đại dịch này chính là lúc Việt Nam cần đánh giá lại việc áp dụng mô hình Trung Quốc trong thời gian qua. Trước hết, cần làm rõ sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, tình trạng thâm hụt thương mại nghiệm trọng và kéo dài, các dự án đầu tư kém chất lượng, nhất là trong các lĩnh vực trọng yếu như năng lượng và giao thông… Truyền thông nhà nước dường như công khai hơn với loại tin tức này, thậm chí đưa tin trong kỳ họp đang diễn ra của Quốc Hội khoá XIV về việc doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng dưới nhiều hình thức để kiểm soát các dự án bất động sản có vị trí ‘nhạy cảm’ đối với an ninh quốc gia…
Việc đánh giá toàn diện hiệu quả và tác động của các chính sách cũng trở nên cần thiết. Chính sách với ‘sáng kiến’ Chính phủ kiến tạo, liệu có khác biệt với chính sách thực dụng do Đặng Tiểu Bình khởi xướng từ đầu những năm 1990. Nó đang thúc đẩy tăng trưởng, nhưng liệu đích đến có thể là chủ nghĩa tư bản thân hữu, như thực tế hiện nay ở Trung Quốc. Dự luật ‘Đặc khu hành chính – kinh tế’ như biện pháp đột phá, đã không được Quốc hội thông qua trước sự phản đối của dân chúng… Dư luận đang cho rằng, việc thành lập Khu kinh tế Vân Đồn, biến tướng của đặc khu, là lách luật…
Cơ hội thay đổi này đặt cơ sở cho một chính sách thu hút đầu tư nước ngoài từ sự di chuyển của chuỗi cung từ Trung Quốc. GS Trần Văn Thọ, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đã đề xuất một ‘Chiến lược phát triển Việt Nam sau đại dịch’, khái quát về tái cấu trúc nền kinh tế và chuẩn bị các điều kiện cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính…
Cuối cùng, làn sóng thoát Trung hiện nay của các quốc gia khiến Việt Nam cân nhắc những đề xuất nâng cấp quan hệ với Mỹ trong chính sách đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và tham gia ‘Tứ giác kim cương mở rộng’ bao gồm bốn nước Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ với Hàn Quốc, New Zeland và Việt Nam. Nên coi đây cơ hội để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia trước sự đe doạ của chính quyền Bắc Kinh.
Thách thức chủ yếu
Cải cách thể chế chính trị trên nền tảng ý thức hệ lạc hậu là thách thức chủ yếu đối với cơ hội phát triển. Liệu một lần nữa Việt Nam sẽ lại bỏ lỡ cơ hội thay đổi để phát triển?
Những kết quả ‘về cơ bản khống chế’ COVID-19 được nhấn mạnh là nhờ ưu thế của chế độ, vốn được thể hiện trong trạng thái ‘thời chiến’, nhưng đó cũng chính là lực cản phát triển cho kinh tế thị trường trong điều kiện bình thường.
Chế độ đảng cộng sản toàn trị luôn đặt sự tồn vong là ưu tiên trong mọi tình huống. Từ bản chất của nó phương châm cải cách ‘tiệm tiến’ được xác định như sự đề phòng rủi ro. Thực tế cho thấy những chính sách đột phá thường chỉ xảy ra khi chế độ ‘bị dồn vào chân tường’, và hy vọng ‘mong manh’ đặt ở những ‘vị vua anh minh’. Liệu Đại hội 13 có lựa chọn được những lãnh đạo đủ tầm để nắm bắt cơ hội thay đổi để phát triển?
Phạm Quý Thọ, gửi từ Hà Nội
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/party-congress-13-covid-19-and-development-opportunity-for-vn-05232020093502.html

Điểm tin trong nước sáng 23/5: Hải quân Mỹ chuẩn bị

bàn giao tàu tuần duyên John Midgett cho Việt Nam;

30 hecta rừng phòng hộ bốc cháy

Văn San-Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng ngày 23/5 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Hải quân Mỹ chuẩn bị bàn giao tàu tuần duyên John Midgett cho Việt Nam
Trang Defense-studies cho biết phù hiệu của tàu USCGC John Midgett vừa được sơn trắng và thay vào đó sẽ là phù hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam.
Theo trang DVIDS của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tàu John Midgett sẽ dự kiến được loại biên và bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam vào cuối năm 2020.
Tàu John Midgett dự kiến được loại biên vào tháng 3/2020, nhưng do dịch Covid-19 nên lễ loại biên đã bị hoãn, theo một thông cáo của đại tá Michael Cribbs, chỉ huy tàu.
Đây sẽ là chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton thứ hai phía Mỹ bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam, theo tin từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội. Chiếc thứ nhất là tàu Cảnh sát biển 8020, trước đây là tàu tuần tra USCGC Morgenthau, được bàn giao cho phía Việt Nam cuối năm 2017.
Đại sứ quán Hoa Kỳ viết trên Facebook: “Hoa Kỳ cam kết hợp tác cùng Việt Nam nhằm tăng cường năng lực an ninh biển để hỗ trợ cho lợi ích chung của chúng ta trong việc thúc đẩy tự do hàng hải, thịnh vượng kinh tế cũng như an ninh năng lượng, hoà bình và ổn định trong khu vực”.
30 hecta rừng phòng hộ bốc cháy
Báo VnExpress thông tin, khu rừng phòng hộ do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang quản lý bốc cháy, trưa 21/5. Thời tiết khô, nóng kèm gió thổi mạnh khiến lửa lan nhanh, bao trùm cả khu vực.
Đến trưa 22/5, đám cháy được khống chế, song thiệt hại khoảng 30 hecta rừng tràm 3-5 tuổi, ông Nguyễn Văn Tâm,  Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang nói và cho biết khu rừng xảy ra cháy có diện tích hơn 1.000 ha.
Nhiều cột đèn trang trí ở Vinh đổ sau mưa: nhìn thép chân cột thấy hoảng
Báo Tuổi Trẻ chiều 22/5 đưa tin, ông Nguyễn Việt Đức – trưởng Phòng quản lý đô thị TP. Vinh cho biết, đơn vị đã có báo cáo kết quả đánh giá thực trạng, nguyên nhân gãy, đổ của hàng loạt cột đèn trang trí trên tuyến đại lộ Lê Nin và chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương thi công lại.
Trước đó, trận mưa dông kèm gió mạnh vào chiều tối 17/5 đã làm nhiều cột đèn trang trí vừa được đầu tư bị hư hỏng nặng.
Kết quả kiểm tra cho thấy 11 cột đèn trang trí bị gãy, đổ là do kết cấu chịu lực của chân cột đèn trang trí yếu, không đủ khả năng chịu lực khi xảy ra dông, lốc lớn.
Được biết công trình này có nguồn vốn xã hội hóa từ một ngân hàng tài trợ với tổng mức đầu tư khoảng 11 tỷ đồng. Do công trình này đang thi công, chưa bàn giao nên đơn vị thi công sẽ phải chịu trách nhiệm làm lại công trình này.
Sinh viên mất tài sản khi ký túc xá thành khu cách ly
Theo báo Pháp Luật ngày 22/5, nhiều sinh viên Đại học Quốc gia bị mất, hư hỏng tài sản trong quãng thời gian dài ký túc xá được trưng dụng làm khu cách ly tập trung.
Trước đó, ngày 9/5, Trung tâm Quản lý ký túc xá (KTX) ĐH Quốc gia TP.HCM triển khai bàn giao phòng ở, trả đồ dùng, tài sản cho sinh viên (SV) sau gần hai tháng được trưng dụng làm khu cách ly. Được nhận lại phòng, nhiều SV phát hiện nhiều đồ đạc bị hư hỏng, các tài sản có giá trị thì biến mất.
Trước tình trạng chung của nhiều SV bị thất thoát tài sản, ông Đặng Bá Bính ở Trung tâm Quản lý KTX ĐH Quốc gia TP. HCM xác nhận tình trạng SV bị cạy tủ cá nhân lấy đi các tài sản giá trị, đồ dùng bị hư hỏng, thất lạc là có xảy ra. Không chỉ tài sản, nhiều SV bị mất hoặc thất lạc chưa tìm thấy các văn bằng, chứng chỉ.
Ông cho biết: “Trung tâm Quản lý KTX ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ làm việc, đối thoại cùng SV bị mất, hư hỏng tài sản để có mức hỗ trợ đảm bảo quyền lợi tốt nhất”.
Làm thế nào để Việt Nam đón được luồng đầu tư rút khỏi Trung Quốc?
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan có bài phân tích “Đón luồng đầu tư rút khỏi Trung Quốc” trên trang The Leader ngày 22/5, với nhận định, không phải phần lớn đầu tư của các nước sẽ dịch chuyển khỏi
Trung Quốc, cũng không phải mọi đầu tư của các nước và của chính Trung Quốc dịch chuyển đi đều phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp nhận của Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu từ đầu năm nay đang gây những chấn động ghê gớm cho nền kinh tế thế giới và hầu hết các quốc gia. Nó cũng bồi thêm một đòn trời giáng vào toàn cầu hóa, vốn đã lung lay kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và nhất là khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ cách đây hơn hai năm.
Các chuỗi giá trị toàn cầu – công cụ/sản phẩm quan trọng hay biểu trưng của toàn cầu hóa – bị đứt gẫy tứ tung. Mọi thành viên tham gia những chuỗi đó, từ các nền kinh tế, các công ty đa quốc gia đến doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đều rúng động và phải nhìn nhận bối cảnh mới, điều chỉnh hay thiết kế lại các chiến lược, chiến thuật phát triển cũng như các kết nối và đối tác của mình.
Một trong những xu hướng nổi lên mạnh mẽ trong bối cảnh trên là xu hướng chuyển dịch một số khâu trong các chuỗi giá trị từng rất thành công ra khỏi Trung Quốc để giảm bớt rủi ro do sự lệ thuộc quá mức vào các nguồn cung và cầu của nền kinh tế khổng lồ này.
Xu hướng ấy đã trở thành chính sách được Mỹ, Nhật công bố và đang hình thành ở một số quốc gia phát triển khác.
Ở Việt Nam, đang có sự háo hức chờ đón luồng đầu tư từ Trung Quốc chuyển dịch sang, tạo cơ hội mới trong thu hút FDI, cấu trúc lại thị trường và một số ngành kinh tế, tăng cường nội lực, đẩy mạnh xuất khẩu và từ đó tiếp tục tăng trưởng cao hơn.
Tuy nhiên, cần hiểu rằng không phải phần lớn đầu tư của các nước sẽ dịch chuyển khỏi Trung Quốc (do những lợi thế nổi trội ở đất nước này), cũng không phải mọi đầu tư của các nước và của chính Trung Quốc dịch chuyển đi đều phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp nhận của Việt Nam, càng không phải Việt Nam là ứng viên nặng ký nhất giữa bao đối thủ đáng gờm đang chờ đón những luồng đầu tư này.
Kinh nghiệm từ những lần để mất thời cơ trước đây cho thấy rất rõ, chớp được thời cơ hay không chủ yếu là do chính mình, với tư duy, nhận thức, năng lực các mặt có được nâng lên đủ mạnh, đủ tốt để sẵn sàng thích ứng và đón nhận những thời cơ mới – vốn luôn đi cùng với những đòi hỏi mới và cao hơn – hay không.
Theo bà Phạm Chi Lan, để đón luồng đầu tư mới lần này, chúng ta cần làm sớm một số việc.
Một là, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn những cam kết về cải cách luật pháp, chính sách, bộ máy và các quy định thi hành liên quan, đặc biệt về kinh tế và hoạt động đầu tư ở Việt Nam.
Hai là, khẳng định rõ: Việt Nam không chấp nhận mọi dự án đầu tư, mà sẽ chọn những dự án và đối tác phù hợp với lợi ích và yêu cầu các mặt của mình.
Ba là, Việt Nam sẽ xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử ngược, gây bất bình đẳng cho doanh nghiệp tư nhân trong nước của mình.
Bốn là, về các lĩnh vực, trước mắt có thể tận dụng những cơ hội mới cho các sản phẩm y tế, nông sản, công nghiệp và dịch vụ phụ trợ thay thế phần nào hàng nhập khẩu, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu…
Năm là, xử lý nghiêm, dứt điểm những dự án đầu tư đã có nhưng vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật của Việt Nam về môi trường, lao động, thuế, đất đai, an ninh quốc phòng, về các hành vi gian lận khác như làm chui, núp bóng…
Sáu là, về cách làm, phát huy cách đã giúp chúng ta thành công trong “chống dịch như chống giặc” vừa qua, để “chống tụt hậu như chống giặc” trong thời gian tới.
Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh, nhất định chúng ta “không thể để lỡ mất thời cơ thêm một lần nữa”!
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-23-5-hai-quan-my-chuan-bi-ban-giao-tau-tuan-duyen-john-midgett-cho-viet-nam-30-hecta-rung-phong-ho-boc-chay.html

Điểm tin trong nước chiều 23/5: ‘Chủ tịch tỉnh

kiêm hiệu trưởng đại học là tình huống đặc biệt’;

Nhiều gia đình khá giả lọt vào hộ cận nghèo

Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng ngày 23/5 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
‘Chủ tịch tỉnh kiêm hiệu trưởng đại học là tình huống đặc biệt’
Ngày 23/5 trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói việc Chủ tịch Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng kiêm nhiệm Hiệu trưởng Đại học Hạ Long “chỉ nên là giải pháp tình thế”, theo VnExpress.
Báo cáo của Đại học Hạ Long gửi Bộ Giáo dục giải thích, việc chủ tịch tỉnh kiêm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng nhà trường trong giai đoạn hiện nay “nhằm đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với một trường mới thành lập với nhiều mục tiêu phát triển”.
Hôm qua, cũng bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng, việc chủ tịch tỉnh kiêm nhiệm chức danh trong đơn vị sự nghiệp (trường đại học) là trường hợp “luật pháp chưa quy định và chưa có tiền lệ”.
Ngày 18/5, sau khi Hội đồng trường Đại học Hạ Long đề nghị, UBND tỉnh đã quyết định giao ông Thắng kiêm nhiệm hiệu trưởng.
100.000 tài xế bị phạt trong tuần đầu tổng kiểm soát phương tiện
Ngày 22/5, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, trong tuần đầu ra quân tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, cả nước phát hiện, xử lý hơn 100.000 trường hợp vi phạm, phạt tiền trên 75,5 tỷ đồng, tạm giữ gần 16.000 phương tiện.
Đặc biệt, ghi nhận hơn 5.000 lượt tài xế vi phạm nồng độ cồn, cao gấp 4,2 lần so với 7 ngày trước. Ngoài ra, cơ quan chức năng phát hiện 72 tài xế xe container, ôtô khách, xe máy vi phạm liên quan tới ma túy.
Bệnh nhân phi công ngưng lọc máu
Bác sĩ Nguyễn Tri Thức – Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, nói trên báo VnExpress rằng, tiên lượng bệnh nhân còn nặng vì phụ thuộc gần hoàn toàn vào hệ thống ECMO, nhiễm trùng phổi chưa khống chế được.
Bệnh nhân được giảm liều thuốc an thần, có nhịp tự thở dao động 15-25 lần mỗi phút, còn hôn mê. Các bác sĩ tiếp tục vật lý trị liệu hô hấp, nội soi phế quản hút đàm và cấy dịch rửa phế quản, theo dõi điều chỉnh nước điện giải và đông máu, dinh dưỡng tĩnh mạch và đường tiêu hóa.
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, viêm phổi do vi khuẩn Burkholderia cepacia, nhiễm nấm máu, tổn thương thận cấp.
Bệnh nhân đã phải tạm ngưng lọc máu liên tục vì lượng nước tiểu của bệnh nhân khá hơn, khi điều trị bằng thuốc kiểm soát được lượng nước ra và vào cơ thể.
Một tháng rưỡi qua, bệnh nhân luôn phải điều trị bằng phương pháp Siêu lọc máu liên tục (CRRT – Continuous Renal Replacement Therapy), do tình trạng suy thận.
Thanh Hoá nhiều gia đình khá giả lọt vào hộ cận nghèo
Báo VnExpress thông tin, ngày 23/5, ông Nguyễn Văn Bình – Phó chủ tịch UBND huyện Yên Định , qua kiểm tra, huyện phát hiện tại thôn Tu Mục 1, Tu Mục 2 (xã Yên Thọ) có 9 hộ điều kiện khá giả với nhà hai tầng, tiện nghi đầy đủ, sở hữu ôtô tải… nhưng vẫn nằm trong danh sách hộ cận nghèo.
Trong 9 hộ nêu trên, ba hộ có mối quan hệ thân thích với ông Hồ Xuân Bình, Chủ tịch UBND xã Yên Thọ; một hộ là anh em với Phó chủ tịch UBND xã; các hộ còn lại là bà con họ hàng với Chủ tịch Hội phụ nữ xã hoặc cán bộ thôn.
Ở một diễn biến khác, huyện Yên Định ghi nhận 6 hộ ở xã Yên Thọ thực sự có hoàn cảnh khó khăn, nhưng bị chính quyền cơ sở bỏ lọt không đưa vào diện cận nghèo hay hộ nghèo.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-chieu-23-5-chu-tich-tinh-kiem-hieu-truong-dai-hoc-la-tinh-huong-dac-biet-nhieu-gia-dinh-kha-gia-lot-vao-ho-can-ngheo.html
Powered by Blogger.