Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 23/05/2020

Saturday, May 23, 2020 4:59:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 23/05/2020

Vô lý khi kiến nghị chính phủ chi kinh phí để trả cho những BOT bị phản đối

Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam, trong báo cáo gửi Quốc hội kỳ họp thứ 9 liên quan các trạm thu phí BOT giao thông đường bộ đặt sai vị trí khiến giới tài xế và người dân phản đối, có ý đề nghị Thủ tướng bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để ‘đền’ cho các nhà đầu tư khi phải xóa trạm BOT nào đó.
Báo cáo cũng cho biết 15/19 trạm thu phí BOT đã khắc phục được tình trạng bị cho là ‘mất an ninh trật tự’ do giới tài xế và dân chúng phản đối.
4 trạm còn lại vẫn còn bất cập, gồm trạm Bỉm Sơn tuyến tránh phía tây TP Thanh Hóa, trạm trên quốc lộ 3 dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới và cải tạo quốc lộ 3, trạm T2 dự án BOT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 và quốc lộ 91B và trạm thu phí La Sơn – Túy Loan.
Do đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Nguyễn Văn Thể đề nghị nếu không giải quyết được tình trạng mất an ninh trật tự tại 4 trạm vừa nêu, Chính phủ nên bố trí ngân sách thanh toán cho các doanh nghiệp đầu tư BOT.
Trao đổi với RFA vào tối 22/5, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương cho rằng đề nghị mà Bộ Giao thông – Vận tải nêu ra là vô lý. Ông giải thích:
“Việc đình chỉ các chốt thu tiền không đúng và sai vị trí là cần thiết. Song phái có một cơ chế khác để đền bù thiệt hại này, không nên lấy ngân sách để đền bù sai lầm của các quan chức. Ngân sách hiện đang thiếu hụt nghiêm trọng mà để đình chỉ một quyết định sai lầm thì lại lấy tiền ngân sách ra bù. Tôi nghĩ cần tìm cơ chế để người nào ra quyết định sai đó phải tìm cách để bù tiền. Tôi không đồng ý và không có điều luật nào cho phép chi ngân sách một cách tùy tiện như vây vì ngân sách Việt Nam có những điều luật quy định khá rõ ràng về việc này. Tôi rất mong Quốc hội có ý kiến không đồng ý với đề xuất này.”
Đồng quan điểm vừa nêu, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng việc đặt trạm sai thì Bộ Giao thông phải thúc đẩy các doanh nghiệp BOT phải khắc phục, tự bỏ tiền ra sửa lỗi. Bà nói thêm:
“Sai phạm chủ yếu đặt ở chỗ không làm đường mà vẫn đặt để lấy tiền người ta, người ta hoàn toàn không sử dụng dịch vụ BOT mà vẫn lấy tiền người ta, rồi cố tình đặt ở chỗ làm sao cho thu được nhiều tiền nhất. Những cái đó rất vô lý nên phải tự mình khắc phục cái sai của mình chứ sao lại bắt nhà nước bồi thường cho mình về cái sai của mình được? Lẽ ra ngay khi người ta phát hiện (sai phạm) và người ta kêu như vậy thì Bộ Giao thông phải buộc các doanh nghiệp BOT ai làm sai, đặt trạm sai phải đặt lại đúng chỗ và tự chịu phí đó.”
Tuy nhiên, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam lại cho rằng dù không còn ký kết, nhưng chính phủ phải đảm bảo hài hòa, tôn trọng quyền và nghĩa vụ các bên được quy định trong các hợp đồng đã ký kết trước đó:
“Dù Bộ Tài chính có đề xuất không sử dụng trạm thu phí này để hoàn vốn thì cơ chế thu phí ở trạm này phải làm sao không chịu tác động Luật quản lý và sử dụng tài sản công nên có thể xem xét tiếp tục cho thu phí. Bởi vì đây là dự án BOT khi có khó khăn, vướng mắc về những giải pháp bất cập như thế này thì các quy định thu phí gây sụt giảm doanh thu của họ trong các dự án nếu không khắc phục sớm sẽ phá vỡ phương án tài chánh và phát sinh thêm nợ xấu, ảnh hưởng chính sách điều hành và tiền tệ của quốc gia cũng như môi trường thu hút đầu tư tư nhân, tạo áp lực lên ngân sách nhà nước trong giai đoạn tiếp theo. Do đó tôi thấy cái này phải thâm trừ từ nguồn vốn hoặc tài sản công mới xử lý được, còn lấy từ tiền ngân sách thì rất khó.”
Theo Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, dù không biết rõ những nội dung trong hơp đồng mà Bộ Giao thông – Vận tải đã ký kết với các doanh nghiệp BOT, nhưng bà cho rằng khi Bộ Giao thông- Vận tải thay mặt nhà nước thỏa thuận thì cần phải xét đến tất cả các điều kiện mà nhà đầu tư BOT phải thực hiện:
“Theo thỏa thuận thì hai bên phải làm tròn trách nhiệm của mình, kể cả các nhà đầu tư BOT cũng phải làm đúng trách nhiệm, nếu sai phải chịu phạt, không phải sai để cho nhà nước sửa giúp họ hoặc bỏ tiền cho họ sửa. Đó là nguyên tắc rất sơ đẳng của các hợp đồng. Nếu giữa các doanh nghiệp làm ăn với nhau thì hợp đồng đều theo nguyên tắc ai sai, ai vi phạm hợp đồng người đó phải chịu khắc phục, thậm chí còn chịu phạt.”
Thống kê cho thấy tại Việt Nam hiện nay có 88 trạm thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức BOT (Xây Dựng – Vận Hành – Chuyển Giao). Bộ Giao thông – Vận tải quản lý 74 trạm, số còn lại do các Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh quản lý. Tuy nhiên đã có nhiều phản đối trong cả nước hơn hai năm qua, các tài xế cho rằng các chủ đầu tư không xây dựng bao nhiêu, mà lại cố tình đặt trạm sai vị trí để thu nhiều tiền, ngoài ra số tiền phải trả khi qua các trạm cũng bị người dân phản đối cho là quá cao.
Trước đó vào ngày 18/5 Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra nhiều lý do trong việc các trạm BOT bị sụt giảm doanh thu và trình Chính phủ hai phương án đề xuất hỗ trợ các doanh nghiệp BOT nhằm tăng phí tại các trạm BOT. Khẳng định rằng nếu không tăng phí BOT thì nhiều khoản vay của nhà đầu tư có nguy cơ trở thành nợ xấu ngân hàng.
Đề xuất này được đại diện Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam kiến nghị lên Chính phủ Hà Nội vào ngày 12/5 và đã vấp phải phản đối nhiều từ phía dư luận. Tuy nhiên Bộ vẫn tiếp tục đề xuất chỉ một tuần sau đó.
Kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 được công bố trong cuộc hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 19/5 cho hay Bộ Giao thông – Vận tải đứng cuối bảng xếp hạng. Đáng chú ý, đây là năm thứ hai liên tiếp Bộ Giao thông ‘đội sổ’ danh sách.
Do đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng chính phủ Hà Nội cần cương quyết hơn với Bộ Giao thông – Vận tải, không nên để tình trạng này kéo dài mãi.
“Tôi nghĩ BOT sẽ phải cải thiện rất nhiều từ hệ thống luật pháp trở đi để giám sát, bớt đi những chuyện lâu nay gồm không minh bạch, kém minh bạch, mù mờ, móc ngoặc với chủ đầu tư, nhà đầu tư để rồi tất cả chi phí đội gánh nặng lên cho người tiêu dùng và cho ngành kinh tế phải chịu.”
Công luận tiếp tục thắc mắc vì sao bao bất hợp lý mà ai ai cũng thấy nhưng Bộ Giao thông- Vận tải vẫn không thể giải quyết rốt ráo.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/unreasonable-to-ask-the-gov-to-pay-for-the-bots-that-are-opposed-by-residents-05222020154713.html

Dự án Cát Linh- Hà Đông chậm:

 không thể đổ thừa vì dịch COVID-19!

Báo cáo Bộ Giao thông- Vận tải gởi Quốc hội hôm 21 tháng 5 năm 2020 về các công trình chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, có 6 dự án gồm 1 dự án đường bộ là cao tốc và 5 dự án đường sắt đô thị. Đáng chú ý, Bộ Giao thông vận tải cho biết, dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ đường sắt Cát Linh – Hà Đông, khi các nhân sự của tổng thầu, tư vấn giám sát, tư vấn đánh giá an toàn hệ thống vẫn chưa thể sang Việt Nam.
Tuy nhiên trước đó, dù hạn chế người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để phòng chống dịch Covid-19, vào ngày 5 tháng 3 năm 2020, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 đã đồng ý đề xuất của Bộ Giao thông- Vận tải, cho 43 chuyên gia Trung Quốc tham gia dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được nhập cảnh vào Việt Nam. Nhưng những người này phải được kiểm dịch y tế và được cách ly tại khách sạn theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.
Nay Bộ Giao thông- Vận tải lại lấy lý do các nhân sự của tổng thầu, tư vấn giám sát, tư vấn đánh giá an toàn hệ thống của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa thể sang Việt Nam, vì dịch Covid-19.
Dự án Cát Linh – Hà Đông cứ kéo dài mãi và đến bây giờ vẫn chưa biết bao giờ mới có thể đưa vào sử dụng được. Dịch Covid-19 có thể gây một tác động nhất định, nhưng tôi nghĩ về cơ bản là vấn đề nhà thầu đã kéo dài quá lâu.
-TS. Lê Đăng Doanh
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này hôm 22 tháng 5 năm 2020, nhận định:
“Tôi rất là sốt ruột về dự án Cát Linh – Hà Đông cứ kéo dài mãi và đến bây giờ vẫn chưa biết bao giờ mới có thể đưa vào sử dụng được. Dịch Covid-19 có thể gây một tác động nhất định, nhưng tôi nghĩ về cơ bản là vấn đề nhà thầu đã kéo dài quá lâu.”
Trước đó vào tháng 2 năm 2020, Ông Đường Hồng, Giám đốc Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, là cán bộ dự án phía Trung Quốc có hộ chiếu công vụ nên vẫn được vào Việt Nam. Đến ngày 9 tháng 3 năm 2020, ông Đường Hồng đã hết thời hạn cách ly và trở lại làm việc.
Ông Trần Bang, một kỹ sư xây dựng chuyên ngành cầu đường, người rất quan tâm đến dự án này, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn hôm 22 tháng 5 năm 2020, tỏ vẻ nghi ngờ về lý do chậm trễ dự án Cát Linh – Hà Đông, mà Bộ Giao thông- Vận tải đưa ra:
“Nếu trước khi có dịch cúm Tàu Covid-19, lúc tháng 1 năm 2020 mà Dự án Cát Linh – Hà Đông đúng tiến độ thì… đổ thừa cho dịch nghe cũng xuôi tai. Nhưng trước khi xảy ra dịch Covid-19 thì tiến độ dự án, vốn, kỹ thuật, mỹ thuật công trình, bê bối trong thi công, tai nạn lao động… đã xảy ra rồi.
Trước tháng 1 năm 2020 đã bao nhiêu lần Bộ Giao thông Vận tải hứa sẽ xong… tôi nhớ không nhầm thì từ năm 2018 Bộ Giao thông Vận tải đã nói chỉ còn 1% khối lượng chưa hoàn thành. Nếu tiến độ dự án là 5 năm x 365 ngày/năm = 1.825 ngày. Vậy 1% khối lượng công việc sẽ làm trong 18,2 ngày, làm tròn là 1 tháng. Nhưng đến tháng 1 năm 2020 là hơn hơn 24 tháng, mà vẫn ì ra thì đủ biết ‘há miệng mắc quai’ với cộng sản Trung Quốc, với nhà thầu Trung Quốc?! Càng đổ thừa càng lòi đuôi ‘trơ trẽn’.”
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án giao thông vận tải hôm 12/9/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phải chịu trách nhiệm báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/9/2019 về tiến độ chạy thử và đưa vào sử dụng dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông.
Đến ngày 17/9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã yêu cầu tổng thầu cam kết mốc thời gian cụ thể đưa dự án vào vận hành khai thác thương mại.
Hôm 28/10/2019, tổng thầu EPC dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho biết 5 ngày sau tức ngày 2/11/2019, họ sẽ cho tuyến Cát Linh – Hà Đông chạy thử tích hợp và cam kết sẽ hoàn thành 100% hạng mục, đủ điều kiện bàn giao chủ đầu tư trước ngày 31/12/2019.
Tuy nhiên sau nhiều lần khất hẹn, đến tháng 2 năm 2020, tức trước khi dịch Covid-19 bùng phát, đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa thể vận hành thương mại.
Trở lại với báo cáo gửi Quốc hội hôm 21/5/2020, Bộ trưởng Bộ Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, không đưa ra lời hứa cụ thể về thời gian vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông như trước đây. Ông chỉ báo cáo ‘đang chỉ đạo’ xây dựng kế hoạch bàn giao và đưa dự án vào khai thác ‘trong thời gian sớm nhất’ khi đủ điều kiện.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho báo chí trong nước biết thêm, công tác vận hành thử toàn hệ thống và đánh giá an toàn vẫn đang được thực hiện, đồng thời khắc phục một số tồn tại khác…
Trả lời Đài Á Châu Tự Do, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nói:
“Tôi nghĩ là do sơ hở sơ hở ngay từ đầu, từ lúc đàm phám với họ, Tôi cũng không rõ là các hợp đồng của các cơ quan nhà nước ký với phía Trung Quốc như thế nào mà để xảy ra tình trạng như tình trạnh đường sắt Cát Linh – Hà Đông, nói rất nhiều mà rút cuộc bây giờ người ta ì ra như vậy, tiền thì đội lên bao nhiêu, thời gian thì kéo dài ra mưới mấy năm mà cũng không xử lý được. Mà cứ phải vay nợ mãi Trung Quốc, thành ra giá cứ đội lên mãi, khoảng nợ thì cứ tăng lên, dự án thì không hoàn thành. Tôi nghĩ cái này trước hết là do khi đàm phán với nhau không rõ ràng và không đưa vào văn bản cho đầy đủ. Ở đây có thể do trình độ của những người đàm phán bên phía Việt Nam không hiểu biết về các vấn đề kinh tế.”
Theo Bà Phạm Chi Lan, thông thường những dự án này là Việt Nam vay vốn của Trung Quốc, mà theo hợp đồng vay vốn họ sẽ chỉ định thầu nên tổng thầu EPC do họ chỉ định, trường hợp đường sắt Cát Linh – Hà Đông họ đã chỉ định một công ty chưa bao giờ có kinh nghiệm, họ lấy Việt Nam làm nơi để thử nghiệm, xem trình độ kém thì làm được không và sẽ kéo dài trong bao lâu, hồ sơ chứng từ cũng không đầy đủ, rồi đủ các thứ trò đã xảy ra… Tổng thầu Trung Quốc đã dùng hết cách này cách khác để ép phía Việt Nam, mà càng kéo dài, càng tăng vốn thì họ càng có lợi.
Ngoài ra, bà Phạm Chi Lan còn cho rằng, những người làm ở Bộ Giao thông Vận tải đã làm rất nhiều dự án, kể cả việc vay vốn ODA với Ngân hàng Thế giới World Bank và nhiều đối tác khác, nhưng vẫn không học được kinh nghiệm để ứng dụng trong hợp đồng với Trung Quốc, là điều thật sự không thể hiểu nổi.
Đến tháng 1 năm 2020 là hơn hơn 24 tháng, mà vẫn ì ra thì đủ biết ‘há miệng mắc quai’ với cộng sản Trung Quốc, với nhà thầu Trung Quốc?! Càng đổ thừa càng lòi đuôi ‘trơ trẽn’.
-Trần Bang

Trong báo cáo do Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ gửi các Đại biểu Quốc hội hôm 20 tháng 5 năm 2020, về kết quả xử lý yếu kém các dự án, doanh nghiệp có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC với phía Trung Quốc, chính phủ cho rằng việc khởi kiện ra tòa trọng tài quốc tế, để xử lý tranh chấp Hợp đồng EPC, sẽ không thuận lợi và khả năng thắng kiện thấp, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn…
Vì lo ngại thua kiện, do đó báo cáo của Chính phủ cho rằng Bộ Tài chính cần phối hợp với các bên liên quan hướng dẫn việc chủ đầu tư ‘tự quyết toán’ phù hợp với tình hình thực tế của các dự án hiện nay hoặc khai phá sản.
Liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định:
“Theo tôi là khó tự quyết toán, bởi vì tàu chạy cũng là tàu từ phía Trung Quốc, thì không biết phía Việt Nam sẽ xử lý hết các việc đó như thế nào? Và để làm việc này cũng phải xem xét hợp đồng giữa Việt Nam với phía nhà thầu Trung Quốc, để làm rõ trách nhiệm của hai bên cho việc hoàn thành dự án này.”
Ban đầu, dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, dài khoảng 13km, dự kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Nhưng sau đó, dự án được lùi lại đến năm 2010 mới khởi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2014. Tuy vậy đến nay, sau khoảng hơn 10 lần chậm tiến độ thực hiện, dự án này vẫn chưa thể đi vào vận hành.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án là 419 triệu USD, sau khi điều chỉnh phải tăng thêm 250 triệu USD. Nhưng vào năm 2011, đã đội vốn thành 552 triệu USD. Và đến năm 2019 đã thành 886 triệu USD.
Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc cũng lên con số 13,8 ngàn tỷ đồng (tương đương trên 669 triệu USD).
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, các dự án loại này phải có một dự án tiền khả thi rất là chính xác, và cần phải có một sự giám sát độc lập và rất là sít sao trong từng khâu, từng công đoạn, để tránh những hiện tượng chậm trễ và không đảm bảo chất lượng, bởi vì các dịch vụ giao thông công cộng đều cần phải hết sức an toàn.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-cat-linh-ha-dong-project-slow-because-of-covid-19-epidemic-05222020122551.html

Âm mưu đằng sau đề nghị cấp xã cũng được

ký thoả thuận quốc tế của nhà cầm quyền CSVN

năm 2020, nhà cầm quyền Cộng sản đã đọc tờ trình về dự án Luật thoả thuận quốc tế lên Quốc hội Cộng sản.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 2 của dự thảo luật, các chủ thể của Cộng sản Việt Nam được ký kết thoả thuận quốc tế gồm rất nhiều thành phần cấp trung ương Nhà nước, Chính phủ cho đến cấp Uỷ ban nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân huyện, các cơ quan cấp tỉnh, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và rất nhiều các cơ quan tổ, chức khác nhau.
Ông Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Chính phủ Cộng sản kiêm Bộ trưởng Ngoại giao cho rằng, việc ban hành luật mới này là cần thiết trong tình hình hội nhập hiện nay. Trước đề nghị trên, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Cộng sản thông báo, có nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội Cộng sản cân nhắc đến việc để cho cấp xã, huyện, và nhiều cấp, tổ chức khác được ký kết thoả thuận quốc tế.
Các đại biểu cho rằng cần phải cân nhắc thận trọng đề nghị này, vì hợp tác quốc tế luôn tiềm ẩn những vấn đề nhạy cảm về chính trị, đối ngoại, an ninh quốc phòng. Vì vậy, cần phải có những cơ quan, tổ chức tham mưu, và chủ thể ký kết phải có năng lực nhất định nên không phải cơ quan, tổ chức nào cũng được cho quyền ký kết.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng đã bày tỏ phản đối việc cho nhiều cơ quan, tổ chức ký thoả thuận quốc tế, vì việc này dễ dẫn đến sự không thống nhất giữa các địa phương, nhất là những địa phương có chung đường biên giới với Việt Nam.
Còn dư luận Việt Nam cho rằng, có thể đây là âm mưu của nhà cầm quyền để “bật đèn xanh” cho các xã, huyện, tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam giáp Trung Cộng ký kết những thoả thuận gây nguy hại đến an ninh quốc gia Việt Nam.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/am-muu-dang-sau-de-nghi-cap-xa-cung-duoc-ky-thoa-thuan-quoc-te-cua-nha-cam-quyen-csvn/

Nhận án 9 tháng tù vẫn giữ nguyên

chức vụ phó chủ tịch thành phố và hưởng lương

Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 22 tháng 5 năm 2020 loan tin, mặc dù bị toà án tỉnh Khánh Hoà tuyên sơ thẩm 9 tháng tù giam về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng bị cáo Lê Huy
Toàn vẫn ung dung giữ chức vụ Phó chủ tịch Uỷ ban thành phố Nha Trang, và hưởng các chế độ lương, bổng như bình thường kể từ khi bị khởi tố đến nay.
Trước đó, vào tháng 11 năm 2018, ông Toàn bị Viện kiểm sát cộng sản tỉnh Khánh Hoà phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Mãi đến tháng 2 năm 2020, Toà án tỉnh Khánh Hoà mở phiên xử sơ thẩm tuyên phạt ông Toàn mức án 9 tháng tù giam.
Cáo trạng xác định hành vi của ông Toàn cùng 4 đồng phạm là lập hồ sơ giả mạo nguồn gốc đất đai, quá trình tham nhũng tiền bồi thường. Sau khi bị khởi tố, đến ngày 30 tháng 11 năm 2018, ông Toàn bị đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, tiếp theo đó là đình chỉ sinh hoạt đảng để ông trở thành một người dân bình thường, như vậy các cơ quan tố tụng mới được phép mời ông Toàn làm việc theo quy định của luật pháp Cộng sản.
Đến ngày 3 tháng 12 năm 2018, ông Toàn bị tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố. Còn việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đối với ông Toàn thì phải chờ bản án phúc thẩm có hiệu lực, lúc này luật pháp Cộng sản mới có quyền bãi nhiệm.
Ông Nguyễn Khắc Toàn, Trưởng ban tổ chức Tỉnh uỷ Khánh Hoà giải thích, phải chờ kết quả phiên xử phúc thẩm tới đây của toà án cấp cao tại Đà Nẵng có hiệu lực đối với ông Lê Huy Toàn.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nhan-an-9-thang-tu-van-giu-nguyen-chuc-vu-pho-chu-tich-thanh-pho-va-huong-luong/

Ông Nguyễn Tường Thụy ‘bị công an bắt giữ’

Cây bút Nguyễn Tường Thụy, sống tại Hà Nội, bị công an bắt giữ sáng thứ Bảy 23/5, theo một số người quen biết.
Phản ứng vụ bắt blogger Bà Đầm Xòe: ‘Không ngạc nhiên, luôn gặp nguy hiểm’
Cây bút Phạm Chí Dũng bị bắt vì tội ‘chống nhà nước’
Ông Nguyễn Tường Thụy từng cho biết ông sinh năm 1952, là cựu chiến binh ở Việt Nam tuy đã ra khỏi Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Ông Thụy là phó chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam, một tổ chức không được chính phủ công nhận.
Người đứng đầu nhóm này, Phạm Chí Dũng, đã bị bắt ngày 21/11/2019.
Ông Phạm Chí Dũng khi đó bị khởi tố vì hành vi “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Ngày 23/5, bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động xã hội ở Hà Nội, nói ông Nguyễn Tường Thụy là bạn “thân thiết nhất”.
Bà Hạnh viết trên Facebook rằng an ninh đã đọc lệnh khởi tố ông Thụy về “Tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy, bình luận về việc ký giả độc lập, TS Phạm Chí Dũng bị bắt
Trong khi đó, Facebook của một người được cho là vợ ông Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thị Lân, viết rằng chồng bà đã bị bắt:
“Sáng nay ông xã tôi Nguyễn Tường Thuỵ đã bị bắt lệnh do viện kiểm sát và công an thành phố Hồ Chí Minh thực hiện,” chủ trang Facebook này viết.
Còn bà Thúy Hạnh nói: “Anh Tường Thuỵ đã bị dẫn giải vào Sài Gòn, giam tại khám Chí Hoà.”
Cơ quan công an Việt Nam và truyền thông nhà nước hiện không đưa tin về vụ việc này.
Hôm 21/5, một cây bút khác, ông Phạm Thành, bị bắt, trong một vụ mà đến nay Việt Nam cũng không đưa tin.
Nhà văn Phạm Chí Thành (bút danh Phạm Thành), chủ trang blog Bà Đầm Xòe, là tác giả cuốn sách chỉ trích ĐCS Việt Nam và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gây xôn xao dư luận.
Ông Phạm Thành bị bắt trong bối cảnh ĐCS Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 dự kiến diễn ra vào 1/2021.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52783863

Trường hợp Phạm Thành:

Thân phận ‘tù không tội’ mới nhất!

Trong bài đăng trên trang Asia Times, trụ sở tại Hong Kong, phóng viên David Hutt viết rằng nhà nước Cộng sản Việt Nam sẵn sàng “nhắm vào bất kỳ nhà phê bình nào là khúc mắc cho chế độ”.
Vào tối ngày 22/5, bà Nguyễn Thị Nghiêm, vợ nhà báo Phạm Thành, cho RFA biết rằng hiện bà và gia đình vẫn chưa nhận được thông tin cụ thể nào từ chính quyền ngoài việc ông bị tạm giam 4 tháng ở trại giam Hỏa Lò:
“Họ mới đưa cho hai giấy lệnh bắt giam với lệnh khám nhà, thì chúng tôi chuẩn bị làm thủ tục thăm nuôi. Chỉ biết là hiện nay giam 4 tháng ở Hỏa Lò. Thông tin sau 4 tháng như thế nào thì không có, chỉ mới biết là như thế thôi.”
Khi được hỏi về lý do nhà báo Phạm Thành bị bắt, bà Nghiêm nói rằng công an cũng không hề cho bà biết:
“Cái điều này tôi cũng không biết vì lý do gì mà anh Thành lại bị bắt. Hiện bây giờ cũng chưa có thông tin gì chị, vì anh ấy cũng mới đi thôi, thế thì yêu cầu phải chuyển cái giấy về cho gia đình.”
Theo bà Nguyễn Thị Nghiêm, khi công an đến bắt ông Thành tại nhà, có khoảng trên dưới 40 người đứng từ ngoài cổng vào trong nhà chật cứng, nên bà cũng không biết hàng xóm xung quanh phản ứng như thế nào trước sự việc chồng bà bị bắt.
Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, nguyên Phó trưởng ban Kế hoạch – Dự án và Phó trưởng ban Tư liệu của Đài truyền hình HTV và là một tù nhân nhân quyền cho rằng biệc bắt ông Phạm Thành không phải là điều khó hiểu với lý do ông nêu như sau:
“Lý do thứ nhất, việc trấn áp những người bất đồng chính kiến nó thường xảy ra, mang tính chất là ‘bắn tỉa’. Tôi dùng ‘bắn tỉa’ tức là lâu lâu 1 người, lâu lâu 2 người, thì nó tạo cho tôi cái cảm giác là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam muốn làm cho người dân, những người bất đồng chính kiến luôn luôn mang tâm trạng phấp phỏng, hoang mang theo cách có hệ thống từ trước đến nay—đó là khủng bố về mặt tinh thần rất rõ.”
Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang cho biết ông lấy làm tiếc trước quyết định bắt giữ nhà báo Phạm Thành của công an Hà Nội. Cũng là một người chuyên viết báo và trước đây cùng tham gia trong quân đội miền Bắc, ông Tạo cho biết động cơ thúc đẩy bản thân ông và ông Phạm Thành hướng về lĩnh vực báo chí sau chiến tranh:
“Quan sát anh Thành thì tôi thấy anh ấy là người, người ta nói nôm na là thẳng tính, có nghĩa là thế hệ chúng tôi lúc còn thanh niên chỉ nhận được thông tin một chiều do nhà nước cung cấp. Cuộc chiến đấu hào hùng đó, nhưng mà lùi lại mấy chục năm sau mới thấy rằng mục tiêu chưa đi đến đâu, mà hi sinh hàng triệu người để làm cái gì? Anh Thành thấy nhiều cái bất công, sai quấy ở trong xã hội, đặc biệt là trong ban lãnh đạo của Hà Nội. Thế thì anh ấy phản ánh, viết phản biện…v.v. Anh ấy là một người rất là cương trực, rất là can đảm. Chính vì thế mà có những bài viết, tác phẩm nó khá là gai gốc.”
Cũng là một trong những người quan tâm đến vấn đề này, nhà hoạt động Trịnh Bá Phương thấy rằng chủ trương bắt những người bất đồng chính kiến và các nhà báo của chính quyền Việt Nam đã diễn ra rất rõ trong vài năm qua. Anh Phương cho hành động đó đã vi phạm nhân quyền và phớt lờ trước sự chỉ trích của quốc tế.
Đồng tình, nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng việc bắt giam các nhà báo, nhà trí thức, văn nghệ sĩ ở Việt Nam hiện nay đã đi ngược lại những tiêu chuẩn của các quốc gia văn minh. Ông Tạo nhận định, nếu muốn hòa nhập với các nền kinh tế thế giới và có tiếng nói trong khối ASEAN hay Liên Hợp Quốc, chính quyền Việt Nam cần nhận thức lại việc làm của mình:
“Những ai có ý kiến phê phán này kia, đặc biệt là gây hấn một chút, là bắt đầu quy tội cho việc phản động, móc nối với Việt Tân…v.v, những cái rất là vu vơ, rồi khởi tố, tạm giam và bỏ tù. Riêng anh Thành, tôi thấy cái quyết định rất bất lợi cho xã hội của Việt nam hiện nay đang muốn cải thiện cái bộ mặt nhân quyền trước thế giới.”
Khi được hỏi về sự an toàn của các nhà báo ở Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Già, trước đây từng bị án tù 3 năm và hiện vẫn còn 3 năm quản chế, cho biết ông lo ngại về việc chính quyền tiếp tục bắt giam các nhà báo trong nước cho những bài viết của mình:
“Phải nói ngay là không ai mà muốn đi tù hết, nhất là những người viết báo như tôi và như anh Phạm Thành hoặc rất nhiều người khác; nhưng mà khi chúng tôi viết lên, thì chúng tôi viết bằng sự thật, viết bằng cái lương tri làm người, viết vì trách nhiệm của mình đối với quê hương Việt Nam, đối với đồng bào Việt Nam, thì chúng tôi cứ phải viết.”
Ngoài ra, với độ tuổi đã gần 70, anh Trịnh Bá Phương lo ngại cho sức khỏe của nhà báo Phạm Thành khi bị bắt giam tại Hỏa Lò:
“Trong thời tiết nắng nóng như thế này mà bị giam ở trong nhà tù Hỏa Lò với mực độ người giam giữ rất dày đặc—có khi lên đến 30-40 người trong 1 phòng giam rất nhỏ bé như vậy, em thấy rằng môi
trường nhà tù Hỏa Lò như vậy sẽ đe dọa đến sức khỏe đối với nhà báo Phạm Thành, một người đã cao tuổi.”
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cũng nêu lên sự lo lắng của mình với việc ông Phạm Thành bị bắt giam, vì cho rằng môi trường tù túng cho người ở độ tuổi đã cao rất khốc liệt:
“Vì anh Thành năm nay cũng đã gần 70 tuổi rồi, nên thành ra cái vấn đề ở tù thì tôi cũng đã từng trải qua rồi—nó có thể là cái điều rất đáng lo ngại cho tuổi già của anh Thành. Ở tù như chúng tôi, những người mới thật sự là ở tù nó rất khốc liệt, nghiệt ngã cho những thân phận mà tôi gọi là ‘tù không tội’. Tôi hi vọng nó sẽ có những can thiệp của quốc tế cho trường hợp của anh Phạm Thành, đặc biệt là từ Hoa Kỳ.”
Đối với nhận định trong bài về sự thành công chống dịch Covid-19 có được của Việt Nam qua các biện pháp xây dựng trên lịch sử có tính chất đàn áp trên mạng báo Foreign Policy, nhà báo Nguyễn Ngọc Già có ý kiến:
“Bởi vì đàn áp bất đồng chính kiến nó là một hệ thống xuyên suốt của ít nhất 45 năm qua, còn dịch Covid nó chỉ mới phát sinh sau này thôi, nên tôi không thấy được cái liên hệ rõ ràng. Chỉ có điều, cái cách của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đối với lại vấn đề nhân quyền nói chung và tự do báo chí, tự do ngôn luận nói riêng, thì họ luôn luôn muốn được tất cả. Tức là khi mà họ muốn hòa nhập với thế giới về mặt kinh tế để mang lại lợi ích cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.”
Chỉ một ngày sau khi nhà báo Phạm Thành bị bắt tại nhà, có thông tin nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn khi đang ngồi tại quán cà phê ở Hà Nội cũng bị an ninh ập đến giải đi làm việc. Đến chiều tối nhà hoạt động này được cho về nhà.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pham-thanhs-case-the-latest-imprisonment-without-crime-05222020173536.html

Sử dụng bằng cấp giả: Gian lận trí tuệ!

Diễm Thi, RFA
Trong ba tháng qua, ít nhất ba vụ việc liên quan bằng cấp giả bị truyền thông trong nước phanh phui.
Vụ thứ nhất là 83 giáo viên dạy lái xe tại 5 cơ sở đào tạo tại TP.HCM dùng bằng cấp giả. Vụ thứ hai là bà Đinh Thị Loan dùng bằng dược sĩ, bác sĩ giả để hành nghề bác sĩ tại khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Vụ thứ ba là khi triệt phá đường dây làm giả con dấu tài liệu, công an Thừa Thiên – Huế phát hiện nhiều cán bộ có đặt hàng làm bằng giả, chứng chỉ giả ở đường dây này.
Tháng 10 năm ngoái, bà Trần Thị Ngọc Thảo – một trưởng phòng Hành chính quản trị thuộc văn phòng tỉnh ủy Đăk Lăk – sử dụng bằng cấp 3 của người khác học liên thông đại học rồi học đến thạc sĩ gây xôn xao dư luận.
Nhà báo, tù nhân nhân quyền Nguyễn Ngọc Già, người từng bị giam chung với tội phạm làm bằng cấp giả ở Chí Hòa, hiểu khá rõ chuyện này và kể với RFA:
Loại thứ hai là học giả, hầu như không đi học, mà bằng thật. Loại này đa số phục vụ cho mục tiêu chính trị, tức là để sắp xếp các loại ghế. Từ trung ương cho tới địa phương; từ thành phố xuống đến quận, phường… – Ông Nguyễn Ngọc Già
“Loại bằng giả thứ nhất là giả hoàn toàn như tiền giả. Loại bằng đó hầu hết lấy ở các trường về chính trị, về kinh tế, về quản lý…một ít thì mua bằng giả về kỹ thuật như ngành xây dựng, điện tử. Còn về chuyên ngành y khoa thì rất ít, phải nói là vô cùng hiếm người dám mua.
Những người tù đó họ nói rằng mục đích của đa số những người mua bằng cấp hoàn toàn giả đó là để tham gia đấu thầu trong các dự án trải dài trên lãnh thổ Việt Nam.
Loại thứ hai là học giả, hầu như không đi học, mà bằng thật. Loại này đa số phục vụ cho mục tiêu chính trị, tức là để sắp xếp các loại ghế. Từ trung ương cho tới địa phương; từ thành phố xuống đến quận, phường…”
Theo ông Nguyễn Ngọc Già, những cán bộ không học mà có bằng cấp, dù chỉ là bằng cấp danh dự, xuất phát từ việc che giấu mặc cảm tự ti của người cộng sản.
Việc sử dụng bằng cấp giả không phải sau này mới có. Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Xuân Sơn, từng công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy nêu trường hợp một bác sĩ gây mê tại đây sử dụng bằng cấp giả làm việc đến 10 năm mới bị phanh phui do bệnh viện nhận được đơn tố cáo.
Theo vị bác sĩ này, bằng cấp thì có thể giả nhưng chuyên môn thì không thể giả. Tuy vậy cũng có những trường hợp dùng bằng cấp giả vẫn không bị phát hiện do lầm lẫn với những bác sĩ học thật, bằng cấp thật nhưng trình độ chuyên môn quá kém. Ông giải thích:
“Thường thì bằng giả trong ngành y dễ bị phát hiện vì người bác sĩ đưa ra những cái không đúng bài bản. Nhưng trên thực tế cũng có nhiều trường hợp dù được đạo tạo chính quy nhưng cũng xử lý không bài bản, không chất lượng nên nhiều khi những trường hợp bằng giả mình cũng khó biết, đôi khi không phát hiện ra được.
Ở Việt Nam có chế độ làm việc theo kíp. Bác sĩ trưởng kíp chịu trách nhiệm hết nên nhiều khi bác sĩ trong kíp có thể giấu dốt mà không ai biết. Nếu đứng ở vị trí mà luôn luôn phải bộc lộ trình độ thì lúc đó lộ ra liền.”
Ông cho biết đã từng có vị bác sĩ tại một bệnh viện lớn ở Sài Gòn xài bằng cấp làm giả, tự nhận tốt nghiệp bên Pháp. Đến khi ông leo đến chức trưởng khoa thì bị lộ vì nhiều sơ sở trong nghiệp vụ. Giám đốc Sở Y tế Thành phố lúc bấy giờ là Bác sĩ Dương Quang Trung phải qua Pháp điều tra vụ này.
Dĩ nhiên bác sĩ xài bằng giả, chẩn đoán và chữa bệnh không theo nguyên tắc, bài bản thì bệnh nhân là người lãnh hậu quả.
Trong lĩnh vực giáo dục, những người không có tri thức mà bằng cách này hay cách khác có được tấm bằng để đứng trên bục giảng sẽ gây hại đến nhiều người, thậm chí cả một thế hệ. Thực trạng này cũng phổ biến lâu nay tại Việt Nam.
Tháng 2 năm 2020, bà Nguyễn Thị Hương – Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Pơ Lang – bị buộc thôi việc vì sử dụng bằng cấp 3 giả. Bà Hương đã làm hiệu trưởng hai nhiệm kỳ trước đó.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhận xét rằng, hàng năm rất nhiều tiến sĩ, cử nhân được “đúc” ra mà không có chuyên môn, trình độ xứng đáng. Đây là thảm họa cho nền giáo dục Việt Nam.
“Bằng chính thức nghĩa là do Bộ Giáo dục – Đào tạo cấp mà các trường đại học phải công nhận nhưng thực tế là học dởm. Có những người bảo vệ luận án tiến sĩ nhưng thiếu cả bằng tiểu học hoặc trung học.
Những người học giả bằng thật họ hành động như những người thiếu não, thiếu suy nghĩ. Vì thế nên nhiều quan chức tuyên bố những câu lộ ra họ không có suy nghĩ và tầm hiểu biết gần như bằng 0. Cái này ngày càng phổ biến và nhờ internet ta thấy cán bộ xài bằng giả nó tai hại như thế nào. Nhưng tai hại nhất chính là những cán bộ tự sỉ nhục mình.”
Những người học giả bằng thật họ hành động như những người thiếu não, thiếu suy nghĩ. Vì thế nên nhiều quan chức tuyên bố những câu lộ ra họ không có suy nghĩ và tầm hiểu biết gần như bằng 0. – GS Nguyễn Đăng Hưng
Nói tới phát ngôn của các quan chức, chắc hẳn nhiều người còn nhớ tại buổi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội chiều 22 tháng 10 năm 2019, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập báo Nhân Dân, ông Thuận Hữu lên tiếng rằng “mạng xã hội chửi từ trên xuống dưới, không chừa một ai; chửi tràn lan cơ quan công quyền như hát hay”.
Phát biểu của ông Thuận Hữu lập tức bị cư dân mạng phản ứng và ‘chế’ lại chính câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng là “Mình phải có thế nào thì dân mới chửi chứ”…
Hay đầu năm học 2019-2020, ông Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ lên tiếng với truyền thông trong nước rằng, năm nay ngành giáo dục phải xác định việc “dạy người’, dạy đạo đức, lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ưu tiên hàng đầu”.
Tiếp sau đó, ông Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân lại phát biểu trước các học sinh: “Sau bằng đại học, cao đẳng, các em cần phải có bằng làm con hiếu thảo, làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ hạnh phúc”.
Trong một lần trao đổi với RFA về vấn đề bằng cấp giả trong ngành giáo dục, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu – Ban Dân vận Trung ương khẳng định đây là do sự tha hóa từ trên xuống.
Theo ông, bằng cấp giả ở Việt Nam quá nhiều. Ông lý giải nguyên nhân là do một nền chính trị hư danh và một xã hội đề cao sự hư danh nên người ta chạy theo cái hư danh đó và sẵn sàng tìm giải pháp tồi tệ nhất và không chính đáng để cố giành giật, để kiếm chác.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/using-fake-degree-intellectual-fraud-dt-05222020144930.html

Đại hội 13: COVID-19

và cơ hội cho Việt Nam thay đổi để phát triển?

TS. Phạm Quý Thọ
Ngày 22/5/2020 ‘Tổ công tác đặc biệt’ và đề án thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), được quyết định thành lập với mục đích vừa nêu. Chính phủ Hà Nội đã nhận thức tầm quan trọng của vấn đề. Tuy nhiên, nếu chỉ quan niệm đó là cơ hội để thu hút FDI, thì có lẽ chưa xứng tầm với cơ hội thay đổi để phát triển hiện nay.
Đại dịch COVID-19 đang gây ra cuộc khủng khoảng kép nghiêm trọng về y tế và kinh tế cho thế giới. Đây là ‘một biến cố lớn’ chưa từng có từ trăm năm nay, sẽ định hình lại ‘trật tự thế giới’, trong đó sự đối đầu của các chế độ khác biệt về hệ tư tưởng là một đặc trưng quan trọng. Hiệu ứng lan toả của nó đến mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, cộng hưởng với các yếu tố trong nước trước thềm Đại hội 13 của Đảng Cộng sản mở ra cơ hội phát triển.
Trong giai đoạn gần đây nước ta cũng từng có những cơ hội lớn bị bỏ lỡ, bởi vì thiếu những chính sách cải cách cần thiết vượt qua ý thức hệ XHCN giáo điều.
Bối cảnh thay đổi
Đặc điểm bao trùm xu hướng phát triển thế giới từ đầu thế kỷ 20 đến nay là sự đối đầu liên tục giữa hai ý thức hệ: chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga năm 1917 là ‘biến cố’ đã sản sinh ra nhà nước xã hội chủ nghĩa, mô hình Xô – Viết,  mở đầu xu hướng này. Chiến tranh thế giới II (1939 -1945) đã kết thúc sự tồn vong của chủ nghĩa phát xít, nhưng cũng là lúc khởi đầu cuộc chiến tranh lạnh kéo dài gần 50 năm giữa hai hệ thống đối nghịch về hệ tư tưởng.
Sau khi mô hình Xô-Viết sụp đổ ở Đông Âu năm 1991, mặc dù còn có những biến thể kiểu như mô hình Trung Quốc, nhưng thế giới đã chứng kiến giai đoạn toàn cầu hoá mạnh mẽ, tưởng như, làm mờ dần và có thể xoá đi sự khác biệt ý thức hệ để cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra xu hướng này vẫn tiếp diễn. Sự khác biệt chế độ chính trị không những không mất đi mà âm ỉ, và dần bùng lên thành đám cháy ngày càng dữ dội.
Điều kỳ diệu tăng trưởng nhanh của mô hình Trung Quốc dần tan biến. Chính quyền Bắc Kinh bị cáo buộc cạnh tranh kinh tế không công bằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát động cuộc thương chiến từ năm 2018, và nhanh chóng leo thang sang các lĩnh vực khác, từ sở hữu trí tuệ, công nghệ cao đến các vấn đề nhân quyền, tôn giáo và tham vọng địa chính trị… Sự đối đầu ý thức hệ dường như trong mọi vấn đề quan hệ song phương Mỹ – Trung.
Đại dịch COVID-19 bộc lộ bản chất chuyên quyền chế độ toàn trị ở Trung Quốc, như ‘giọt nước tràn ly, làm căng thẳng mâu thuẫn giữa hai cường quốc kinh tế, làm thay đổi bối cảnh phát triển cho các quốc gia trên thế giới.
Quá trình phát triển của Việt Nam, quốc gia có chế độ với ý thức hệ tương đồng với Trung Quốc, bị chi phối mạnh mẽ trong bối cảnh nêu trên, trong đó đã từng có các cơ hội bị bỏ lỡ.
Hai cơ hội bỏ lỡ
Hai cơ hội quan trọng mà Việt Nam đã bỏ lỡ được các nhà nghiên cứu chỉ ra là thời cơ sau năm 1975 ngay sau khi đất nước không còn chia cắt về mặt địa lý và sau chính sách ‘đổi mới’ đất nước, lấy mốc từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986.
Trước hết, sau năm 1975 đất nước không còn chia cắt về mặt địa lý và hoà bình là cơ hội to lớn để phát triển. Dân tộc Việt Nam có một khát vọng mạnh mẽ hướng tới tương lai thịnh vượng. Mặc dù, sau chiến tranh đất nước còn nghèo và lạc hậu, nhưng có niềm tin lớn về tiềm năng con người, ý chí vượt khó của người dân, năng lực lãnh đạo của những người cầm quyền, được thử thách trong chiến tranh …
Tuy nhiên, như hệ quả của xu hướng phát triển chung, ‘Bên thắng cuộc’ đã áp đặt luật chơi. Đồng thời với việc khắc phục hậu quả của chiến tranh, ‘thể chế XHCN’ đã thiết lập trên cả nước, từ hành chính đến nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Đối với miền Nam các chính sách đổi tiền, cải tạo công thương, quốc hữu hoá ruộng đất… đã xoá đi các nền tảng và các quan hệ thị trường, tuy giới hạn trong điều kiện thời chiến, nhưng đã kết nối rộng rãi với các nước tư bản tiên tiến. Hậu quả nặng nề để lại là tình trạng kiệt quệ về kinh tế trong suốt hơn hơn một thập kỷ sau.
Cơ hội quan trọng thứ hai xuất hiện vào thập niên 1990 trong bối cảnh hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ hoàn toàn và quá trình toàn cầu hoá. Các nước tiên tiến và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) nối lại viện trợ, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… Nhiều yếu tố hội tụ tạo cơ hội cho Việt Nam hội nhập với kinh tế thị trường khu vực và thế giới.
Đây là ‘cơ hội thị trường’. Nó được khởi đầu bằng việc xoá bỏ cơ chế bao cấp, nới rộng quyền tự do kinh tế cho người dân và doanh nghiệp. Cơ hội này đã giúp Việt Nam đạt tốc độ tăng GDP cao trên 7% trong khoảng một thập kỷ, tạo nên hình ảnh ‘con hổ mới’ ở Đông Nam Á.
Tuy nhiên, ‘sự bứt phá’ bị cản lại bởi chính sách sai lầm, duy ý chí. Với mục tiêu tăng trưởng nhanh các nguồn lực đã tập trung cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, coi đó là trụ cột của nền kinh tế, kiểu cheabol của Hàn Quốc. Sự khác biệt về tính chất sở hữu, tư nhân và nhà nước, cộng với quản lý yếu kém khiến mô hình này sụp đổ.
Việc vận dụng giáo điều ý thức hệ XHCN trong chính sách kinh tế hướng thị trường là căn nguyên sai lầm. Hậu quả là tốc độ tăng trưởng giảm sút và bất ổn thể chế, khoảng cách tụt hậu kinh tế đã nới rộng so với các nước trong khu vực.
Cơ hội thay đổi
Cơ hội phát triển và cơ hội thay đổi trong bối cảnh COVID-19 là chủ đề nóng hiện nay. Do tính chất đối đầu ý thức hệ có thể gọi đây là ‘cơ hội thoát Trung’ đối với nhiều nước trên thế giới và Việt Nam.
Đại dịch này chính là lúc Việt Nam cần đánh giá lại việc áp dụng mô hình Trung Quốc trong thời gian qua. Trước hết, cần làm rõ sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, tình trạng thâm hụt thương mại nghiệm trọng và kéo dài, các dự án đầu tư kém chất lượng, nhất là trong các lĩnh vực trọng yếu như năng lượng và giao thông… Truyền thông nhà nước dường như công khai hơn với loại tin tức này, thậm chí đưa tin trong kỳ họp đang diễn ra của Quốc Hội khoá XIV về việc doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng dưới nhiều hình thức để kiểm soát các dự án bất động sản có vị trí ‘nhạy cảm’ đối với an ninh quốc gia…
Việc đánh giá toàn diện hiệu quả và tác động của các chính sách cũng trở nên cần thiết. Chính sách với ‘sáng kiến’ Chính phủ kiến tạo, liệu có khác biệt với chính sách thực dụng do Đặng Tiểu Bình khởi xướng từ đầu những năm 1990. Nó đang thúc đẩy tăng trưởng, nhưng liệu đích đến có thể là chủ nghĩa tư bản thân hữu, như thực tế hiện nay ở Trung Quốc. Dự luật ‘Đặc khu hành chính – kinh tế’ như biện pháp đột phá, đã không được Quốc hội thông qua trước sự phản đối của dân chúng… Dư luận đang cho rằng, việc thành lập Khu kinh tế Vân Đồn, biến tướng của đặc khu, là lách luật…
Cơ hội thay đổi này đặt cơ sở cho một chính sách thu hút đầu tư nước ngoài từ sự di chuyển của chuỗi cung từ Trung Quốc. GS Trần Văn Thọ, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đã đề xuất một ‘Chiến lược phát triển Việt Nam sau đại dịch’, khái quát về tái cấu trúc nền kinh tế và chuẩn bị các điều kiện cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính…
Cuối cùng, làn sóng thoát Trung hiện nay của các quốc gia khiến Việt Nam cân nhắc những đề xuất nâng cấp quan hệ với Mỹ trong chính sách đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và tham gia ‘Tứ giác kim cương mở rộng’ bao gồm bốn nước Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ với Hàn Quốc, New Zeland và Việt Nam. Nên coi đây cơ hội để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia trước sự đe doạ của chính quyền Bắc Kinh.
Thách thức chủ yếu
Cải cách thể chế chính trị trên nền tảng ý thức hệ lạc hậu là thách thức chủ yếu đối với cơ hội phát triển. Liệu một lần nữa Việt Nam sẽ lại bỏ lỡ cơ hội thay đổi để phát triển?
Những kết quả ‘về cơ bản khống chế’ COVID-19 được nhấn mạnh là nhờ ưu thế của chế độ, vốn được thể hiện trong trạng thái ‘thời chiến’, nhưng đó cũng chính là lực cản phát triển cho kinh tế thị trường trong điều kiện bình thường.
Chế độ đảng cộng sản toàn trị luôn đặt sự tồn vong là ưu tiên trong mọi tình huống. Từ bản chất của nó phương châm cải cách ‘tiệm tiến’ được xác định như sự đề phòng rủi ro. Thực tế cho thấy những chính sách đột phá thường chỉ xảy ra khi chế độ ‘bị dồn vào chân tường’, và hy vọng ‘mong manh’ đặt ở những ‘vị vua anh minh’. Liệu Đại hội 13 có lựa chọn được những lãnh đạo đủ tầm để nắm bắt cơ hội thay đổi để phát triển?
Phạm Quý Thọ, gửi từ Hà Nội
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/party-congress-13-covid-19-and-development-opportunity-for-vn-05232020093502.html

Điểm tin trong nước sáng 23/5: Hải quân Mỹ chuẩn bị

bàn giao tàu tuần duyên John Midgett cho Việt Nam;

30 hecta rừng phòng hộ bốc cháy

Văn San-Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng ngày 23/5 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Hải quân Mỹ chuẩn bị bàn giao tàu tuần duyên John Midgett cho Việt Nam
Trang Defense-studies cho biết phù hiệu của tàu USCGC John Midgett vừa được sơn trắng và thay vào đó sẽ là phù hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam.
Theo trang DVIDS của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tàu John Midgett sẽ dự kiến được loại biên và bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam vào cuối năm 2020.
Tàu John Midgett dự kiến được loại biên vào tháng 3/2020, nhưng do dịch Covid-19 nên lễ loại biên đã bị hoãn, theo một thông cáo của đại tá Michael Cribbs, chỉ huy tàu.
Đây sẽ là chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton thứ hai phía Mỹ bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam, theo tin từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội. Chiếc thứ nhất là tàu Cảnh sát biển 8020, trước đây là tàu tuần tra USCGC Morgenthau, được bàn giao cho phía Việt Nam cuối năm 2017.
Đại sứ quán Hoa Kỳ viết trên Facebook: “Hoa Kỳ cam kết hợp tác cùng Việt Nam nhằm tăng cường năng lực an ninh biển để hỗ trợ cho lợi ích chung của chúng ta trong việc thúc đẩy tự do hàng hải, thịnh vượng kinh tế cũng như an ninh năng lượng, hoà bình và ổn định trong khu vực”.
30 hecta rừng phòng hộ bốc cháy
Báo VnExpress thông tin, khu rừng phòng hộ do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang quản lý bốc cháy, trưa 21/5. Thời tiết khô, nóng kèm gió thổi mạnh khiến lửa lan nhanh, bao trùm cả khu vực.
Đến trưa 22/5, đám cháy được khống chế, song thiệt hại khoảng 30 hecta rừng tràm 3-5 tuổi, ông Nguyễn Văn Tâm,  Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang nói và cho biết khu rừng xảy ra cháy có diện tích hơn 1.000 ha.
Nhiều cột đèn trang trí ở Vinh đổ sau mưa: nhìn thép chân cột thấy hoảng
Báo Tuổi Trẻ chiều 22/5 đưa tin, ông Nguyễn Việt Đức – trưởng Phòng quản lý đô thị TP. Vinh cho biết, đơn vị đã có báo cáo kết quả đánh giá thực trạng, nguyên nhân gãy, đổ của hàng loạt cột đèn trang trí trên tuyến đại lộ Lê Nin và chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương thi công lại.
Trước đó, trận mưa dông kèm gió mạnh vào chiều tối 17/5 đã làm nhiều cột đèn trang trí vừa được đầu tư bị hư hỏng nặng.
Kết quả kiểm tra cho thấy 11 cột đèn trang trí bị gãy, đổ là do kết cấu chịu lực của chân cột đèn trang trí yếu, không đủ khả năng chịu lực khi xảy ra dông, lốc lớn.
Được biết công trình này có nguồn vốn xã hội hóa từ một ngân hàng tài trợ với tổng mức đầu tư khoảng 11 tỷ đồng. Do công trình này đang thi công, chưa bàn giao nên đơn vị thi công sẽ phải chịu trách nhiệm làm lại công trình này.
Sinh viên mất tài sản khi ký túc xá thành khu cách ly
Theo báo Pháp Luật ngày 22/5, nhiều sinh viên Đại học Quốc gia bị mất, hư hỏng tài sản trong quãng thời gian dài ký túc xá được trưng dụng làm khu cách ly tập trung.
Trước đó, ngày 9/5, Trung tâm Quản lý ký túc xá (KTX) ĐH Quốc gia TP.HCM triển khai bàn giao phòng ở, trả đồ dùng, tài sản cho sinh viên (SV) sau gần hai tháng được trưng dụng làm khu cách ly. Được nhận lại phòng, nhiều SV phát hiện nhiều đồ đạc bị hư hỏng, các tài sản có giá trị thì biến mất.
Trước tình trạng chung của nhiều SV bị thất thoát tài sản, ông Đặng Bá Bính ở Trung tâm Quản lý KTX ĐH Quốc gia TP. HCM xác nhận tình trạng SV bị cạy tủ cá nhân lấy đi các tài sản giá trị, đồ dùng bị hư hỏng, thất lạc là có xảy ra. Không chỉ tài sản, nhiều SV bị mất hoặc thất lạc chưa tìm thấy các văn bằng, chứng chỉ.
Ông cho biết: “Trung tâm Quản lý KTX ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ làm việc, đối thoại cùng SV bị mất, hư hỏng tài sản để có mức hỗ trợ đảm bảo quyền lợi tốt nhất”.
Làm thế nào để Việt Nam đón được luồng đầu tư rút khỏi Trung Quốc?
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan có bài phân tích “Đón luồng đầu tư rút khỏi Trung Quốc” trên trang The Leader ngày 22/5, với nhận định, không phải phần lớn đầu tư của các nước sẽ dịch chuyển khỏi
Trung Quốc, cũng không phải mọi đầu tư của các nước và của chính Trung Quốc dịch chuyển đi đều phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp nhận của Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu từ đầu năm nay đang gây những chấn động ghê gớm cho nền kinh tế thế giới và hầu hết các quốc gia. Nó cũng bồi thêm một đòn trời giáng vào toàn cầu hóa, vốn đã lung lay kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và nhất là khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ cách đây hơn hai năm.
Các chuỗi giá trị toàn cầu – công cụ/sản phẩm quan trọng hay biểu trưng của toàn cầu hóa – bị đứt gẫy tứ tung. Mọi thành viên tham gia những chuỗi đó, từ các nền kinh tế, các công ty đa quốc gia đến doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đều rúng động và phải nhìn nhận bối cảnh mới, điều chỉnh hay thiết kế lại các chiến lược, chiến thuật phát triển cũng như các kết nối và đối tác của mình.
Một trong những xu hướng nổi lên mạnh mẽ trong bối cảnh trên là xu hướng chuyển dịch một số khâu trong các chuỗi giá trị từng rất thành công ra khỏi Trung Quốc để giảm bớt rủi ro do sự lệ thuộc quá mức vào các nguồn cung và cầu của nền kinh tế khổng lồ này.
Xu hướng ấy đã trở thành chính sách được Mỹ, Nhật công bố và đang hình thành ở một số quốc gia phát triển khác.
Ở Việt Nam, đang có sự háo hức chờ đón luồng đầu tư từ Trung Quốc chuyển dịch sang, tạo cơ hội mới trong thu hút FDI, cấu trúc lại thị trường và một số ngành kinh tế, tăng cường nội lực, đẩy mạnh xuất khẩu và từ đó tiếp tục tăng trưởng cao hơn.
Tuy nhiên, cần hiểu rằng không phải phần lớn đầu tư của các nước sẽ dịch chuyển khỏi Trung Quốc (do những lợi thế nổi trội ở đất nước này), cũng không phải mọi đầu tư của các nước và của chính Trung Quốc dịch chuyển đi đều phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp nhận của Việt Nam, càng không phải Việt Nam là ứng viên nặng ký nhất giữa bao đối thủ đáng gờm đang chờ đón những luồng đầu tư này.
Kinh nghiệm từ những lần để mất thời cơ trước đây cho thấy rất rõ, chớp được thời cơ hay không chủ yếu là do chính mình, với tư duy, nhận thức, năng lực các mặt có được nâng lên đủ mạnh, đủ tốt để sẵn sàng thích ứng và đón nhận những thời cơ mới – vốn luôn đi cùng với những đòi hỏi mới và cao hơn – hay không.
Theo bà Phạm Chi Lan, để đón luồng đầu tư mới lần này, chúng ta cần làm sớm một số việc.
Một là, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn những cam kết về cải cách luật pháp, chính sách, bộ máy và các quy định thi hành liên quan, đặc biệt về kinh tế và hoạt động đầu tư ở Việt Nam.
Hai là, khẳng định rõ: Việt Nam không chấp nhận mọi dự án đầu tư, mà sẽ chọn những dự án và đối tác phù hợp với lợi ích và yêu cầu các mặt của mình.
Ba là, Việt Nam sẽ xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử ngược, gây bất bình đẳng cho doanh nghiệp tư nhân trong nước của mình.
Bốn là, về các lĩnh vực, trước mắt có thể tận dụng những cơ hội mới cho các sản phẩm y tế, nông sản, công nghiệp và dịch vụ phụ trợ thay thế phần nào hàng nhập khẩu, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu…
Năm là, xử lý nghiêm, dứt điểm những dự án đầu tư đã có nhưng vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật của Việt Nam về môi trường, lao động, thuế, đất đai, an ninh quốc phòng, về các hành vi gian lận khác như làm chui, núp bóng…
Sáu là, về cách làm, phát huy cách đã giúp chúng ta thành công trong “chống dịch như chống giặc” vừa qua, để “chống tụt hậu như chống giặc” trong thời gian tới.
Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh, nhất định chúng ta “không thể để lỡ mất thời cơ thêm một lần nữa”!
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-23-5-hai-quan-my-chuan-bi-ban-giao-tau-tuan-duyen-john-midgett-cho-viet-nam-30-hecta-rung-phong-ho-boc-chay.html

Điểm tin trong nước chiều 23/5: ‘Chủ tịch tỉnh

kiêm hiệu trưởng đại học là tình huống đặc biệt’;

Nhiều gia đình khá giả lọt vào hộ cận nghèo

Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng ngày 23/5 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
‘Chủ tịch tỉnh kiêm hiệu trưởng đại học là tình huống đặc biệt’
Ngày 23/5 trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói việc Chủ tịch Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng kiêm nhiệm Hiệu trưởng Đại học Hạ Long “chỉ nên là giải pháp tình thế”, theo VnExpress.
Báo cáo của Đại học Hạ Long gửi Bộ Giáo dục giải thích, việc chủ tịch tỉnh kiêm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng nhà trường trong giai đoạn hiện nay “nhằm đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với một trường mới thành lập với nhiều mục tiêu phát triển”.
Hôm qua, cũng bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng, việc chủ tịch tỉnh kiêm nhiệm chức danh trong đơn vị sự nghiệp (trường đại học) là trường hợp “luật pháp chưa quy định và chưa có tiền lệ”.
Ngày 18/5, sau khi Hội đồng trường Đại học Hạ Long đề nghị, UBND tỉnh đã quyết định giao ông Thắng kiêm nhiệm hiệu trưởng.
100.000 tài xế bị phạt trong tuần đầu tổng kiểm soát phương tiện
Ngày 22/5, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, trong tuần đầu ra quân tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, cả nước phát hiện, xử lý hơn 100.000 trường hợp vi phạm, phạt tiền trên 75,5 tỷ đồng, tạm giữ gần 16.000 phương tiện.
Đặc biệt, ghi nhận hơn 5.000 lượt tài xế vi phạm nồng độ cồn, cao gấp 4,2 lần so với 7 ngày trước. Ngoài ra, cơ quan chức năng phát hiện 72 tài xế xe container, ôtô khách, xe máy vi phạm liên quan tới ma túy.
Bệnh nhân phi công ngưng lọc máu
Bác sĩ Nguyễn Tri Thức – Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, nói trên báo VnExpress rằng, tiên lượng bệnh nhân còn nặng vì phụ thuộc gần hoàn toàn vào hệ thống ECMO, nhiễm trùng phổi chưa khống chế được.
Bệnh nhân được giảm liều thuốc an thần, có nhịp tự thở dao động 15-25 lần mỗi phút, còn hôn mê. Các bác sĩ tiếp tục vật lý trị liệu hô hấp, nội soi phế quản hút đàm và cấy dịch rửa phế quản, theo dõi điều chỉnh nước điện giải và đông máu, dinh dưỡng tĩnh mạch và đường tiêu hóa.
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, viêm phổi do vi khuẩn Burkholderia cepacia, nhiễm nấm máu, tổn thương thận cấp.
Bệnh nhân đã phải tạm ngưng lọc máu liên tục vì lượng nước tiểu của bệnh nhân khá hơn, khi điều trị bằng thuốc kiểm soát được lượng nước ra và vào cơ thể.
Một tháng rưỡi qua, bệnh nhân luôn phải điều trị bằng phương pháp Siêu lọc máu liên tục (CRRT – Continuous Renal Replacement Therapy), do tình trạng suy thận.
Thanh Hoá nhiều gia đình khá giả lọt vào hộ cận nghèo
Báo VnExpress thông tin, ngày 23/5, ông Nguyễn Văn Bình – Phó chủ tịch UBND huyện Yên Định , qua kiểm tra, huyện phát hiện tại thôn Tu Mục 1, Tu Mục 2 (xã Yên Thọ) có 9 hộ điều kiện khá giả với nhà hai tầng, tiện nghi đầy đủ, sở hữu ôtô tải… nhưng vẫn nằm trong danh sách hộ cận nghèo.
Trong 9 hộ nêu trên, ba hộ có mối quan hệ thân thích với ông Hồ Xuân Bình, Chủ tịch UBND xã Yên Thọ; một hộ là anh em với Phó chủ tịch UBND xã; các hộ còn lại là bà con họ hàng với Chủ tịch Hội phụ nữ xã hoặc cán bộ thôn.
Ở một diễn biến khác, huyện Yên Định ghi nhận 6 hộ ở xã Yên Thọ thực sự có hoàn cảnh khó khăn, nhưng bị chính quyền cơ sở bỏ lọt không đưa vào diện cận nghèo hay hộ nghèo.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-chieu-23-5-chu-tich-tinh-kiem-hieu-truong-dai-hoc-la-tinh-huong-dac-biet-nhieu-gia-dinh-kha-gia-lot-vao-ho-can-ngheo.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.