Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Ấn Độ được gì khi quan hệ chặt chẽ với Việt Nam ?

Monday, September 5, 2016 // , ,

media

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (T) và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi duyệt đội quân danh dự trong lễ đón tiếp tại Hà Nội, ngày 03/09/2016REUTERS/Kham
Thời gian gần đây, Ấn Độ gia tăng sự hiện diện trong khu vực Biển Đông. Động thái này cho thấy New Dehli khẳng định chiến lược « Hướng Đông »nhằm đối đầu với việc Trung Quốc tìm cách gia tăng ảnh hưởng sang khu vực phía nam châu Á. Chính sách ngoại giao này của Ấn Độ mang một tầm quan trọng lớn hơn với việc thắt chặt quan hệ song phương với Việt Nam. Câu hỏi đặt ra : Ấn Độ sẽ được gì trong mối quan hệ này ?
Trong bài phân tích đề tựa « Liệu Ấn Độ có được đền đáp trong cuộc chơi với Việt Nam ? », báo mạng dnaindia.com nhắc lại rằng Hà Nội cũng giống như Bắc Kinh là một nước theo chế độ cộng sản. Nhưng trong thời gian gần đây quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đã có những chuyển biến ngoạn mục : từ thù nghịch nay trở thành đối tác. Hà Nội và Washington giờ có vẻ sát cánh bên nhau cùng dàn trận chống lại Bắc Kinh trong các vụ tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.
Về phần mình, trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Ấn Độ đã ủng hộ chế độ Bắc Việt Nam chống lại Hoa Kỳ. Nay trong bối cảnh mới, trước sự lớn mạnh của Trung Quốc, cả Ấn Độ, Việt Nam và Hoa Kỳ đều đứng cùng chiến tuyến.
Lúc ban đầu, quan hệ Việt - Ấn chỉ dừng ở mức hợp tác thăm dò dầu khí ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Bắc Kinh lên tiếng phản đối dự án này, nhưng cũng không buộc được Ấn Độ và Việt Nam phải từ bỏ ý định.
Nhân chuyến công du Việt Nam hồi đầu tháng Chín này của thủ tướng Modi, hai nước quyết định nâng mức quan hệ, từ Đối tác Chiến lược lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện, ký kết 12 hiệp định hợp tác kinh tế và quốc phòng. Đồng thời, thủ tướng Ấn Độ thông báo cấp 500 triệu đô-la tín dụng để Việt Nam cải thiện năng lực quốc phòng.
Trong một cử chỉ mang ý nghĩa biểu tượng cao, thông cáo chung sau chuyến đi Việt Nam của ông Modi còn ghi nhận phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực, chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Cả hai bên nhấn mạnh sự ủng hộ đối với hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do lưu thông hàng không và hàng hải trên Biển Đông.
Những thỏa thuận trên cho thấy Ấn Độ tham gia tích cực vào cảnh quan quốc phòng trong khu vực. Tuy nhiên, bài báo cho rằng sẽ rất là khờ dại khi nghĩ rằng việc thắt chặt quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ không gây thách thức nào cho Trung Quốc. Bởi vì, các thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Hà Nội và New Delhi là một dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang đặt cược vào vùng Biển Đông. Việc Ấn Độ tăng cường hiện diện trong khu vực này cũng bắt nguồn từ mối hợp tác tích cực giữa New Dehli và Washington.
Đây mới chính là điểm đáng quan tâm. Hoa Kỳ đang tìm kiếm những đối tác đáng tin cậy và hùng mạnh tại châu Á để xây dựng chuỗi liên minh, một phần trong chiến lược toàn cầu của Washington. Đương nhiên, Hoa Kỳ phải lên tiếng trấn an là không nhằm kềm hãm hay bao vây Trung Quốc. Nhưng cũng không thể quên rằng Mỹ cũng đang tìm cách duy trì ảnh hưởng của mình trong khu vực.
Thế nhưng, bài viết cho rằng việc Ấn Độ muốn tham gia cuộc chơi này như thế nào cần phải được đưa ra bàn luận. Với tư cách là cường quốc kinh tế thế giới, Ấn Độ cũng không nên chỉ đóng vai trò người quan sát bên lề. Và có lẽ là Ấn Độ cũng muốn tham gia cuộc chơi bằng chính phương tiện của mình, như là Trung Quốc và Hoa Kỳ đang làm theo cách riêng của họ.
Do đó, việc lo ngại vai trò của Ấn Độ bị thu hẹp xuống còn là đối tác thứ yếu của Hoa Kỳ cũng là điều chính đáng và cần được tranh luận. Bất kể đảng phái chính trị nào lên cầm quyền hay một hệ phái tư tưởng nào thống trị thì không một chính phủ đơn lẻ nào tại Ấn Độ có thể đưa đất nước tham gia vào một liên minh toàn cầu. Một điểm khác không kém phần quan trọng : Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, đa dạng, đông dân và có một nền dân chủ lớn nên không thể để bị đưa xuống vai trò thứ yếu trong bàn cờ chính trị thế giới.

Lào không còn là ‘sân sau’ của Việt Nam?

Lào không còn là ‘sân sau’ của Việt Nam?

5/09/2016
Chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ tới Vientiane đang thu hút sự chú ý tới quốc gia nhỏ bé nằm kẹt giữa nhiều nước, giữa lúc có ý kiến cho rằng Lào giờ không còn là “sân sau” của Việt Nam như trước. 

Quốc gia giáp ranh với một số quốc gia như Việt Nam và TC trong tuần này sẽ tổ chức hai sự kiện lớn liên quan tới các nước Đông Nam Á và Đông Á, trong bối cảnh được cho là đang chịu nhiều chi phối của Bắc Kinh. 

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nhận định với VOA Việt Ngữ về việc Lào có phải là “sân sau” của Việt Nam hay không:

“Nói chung, đấy là một cách nói ví von thôi. Việt Nam cũng không coi Lào là sân sau mà là nước láng giềng rất quan trọng ở phía tây của mình. Trong nửa sau của thế kỷ 20, hai nước chung lưng đấu cật, thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng, và tạo nên mối quan hệ đặc biệt. Khi hai nước tiến vào một giai đoạn phát triển mới của kinh tế thế giới và toàn cầu hóa thì hai nước đều có những thách thức riêng. Lào là nước lục địa, không có lối ra. Lào rất khó khăn về kinh tế. Trong hoàn cảnh đấy, các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc nhảy vào. Trung Quốc có 400 cây số đường biên giới với Lào, và tiếp cận Lào như là lối ra của Đông Nam Á. Họ đầu tư vào Lào với quy mô chưa từng có và đặt Lào vào tình thế khó khăn”. 

Với việc đầu tư như hiện nay của TC, theo ông Trường, Lào có thể “bị lấn át”, “bị biến thành sân sau của Trung Quốc” và “đó là thách thức lớn nhất đối với Lào”. 

Theo tiến sĩ Trường, Việt Nam cũng đầu tư vào Lào, nhưng không thể “đối trọng lại với sự xâm nhập về kinh tế của Trung Quốc ở Lào”. 

Một số quốc gia nhận nhiều viện trợ của Bắc Kinh như Campuchia, Miến Điện và Lào thời gian qua bị coi là trở ngại khiến khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không thể đạt được đồng thuận về biển Đông. 

Tuy nhiên, cựu quan chức ngoại giao của csvn Nguyễn Ngọc Trường nhận định: 

“Không nên nói rằng Lào rơi vào vòng tay của Trung Quốc. Việt Nam rất hiểu hoàn cảnh của Lào khi đã có ảnh hưởng lớn của Trung Quốc, [nhận] viện trợ lớn của Trung Quốc. Việt Nam rất hiểu lập trường của Lào. Vấn đề biển Đông chỉ là một trong toàn bộ bức tranh chung. Điều đó không ảnh hưởng đến quan hệ đa dạng, phong phú, nhiều mặt và rất quan trọng giữa Việt Nam và Lào”. 

Ông Trường nói thêm rằng chuyến đi của Tổng thống Obama “là dịp để tạo cho Lào có một chỗ dựa về mặt tinh thần và chính trị”. 

Lào hiện là chủ tịch luân phiên của ASEAN và tuần này sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh của khối này cũng như khối Đông Á với sự tham dự của nhiều đối tác lớn trên thế giới. 

Trong khi đó, tại Việt Nam, Hồ Cẩm Giới thuộc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á ở TP Saigon cho VOA Việt Ngữ biết rằng “hiện vẫn có những người quan tâm tới Lào và tiếng Lào, dù không nhiều”. 

Cô nói thêm: 

“Những người học tiếng Lào họ muốn học, thứ nhất, để đi buôn bán, và thứ hai để đi làm công nhân bên đó và thứ ba là muốn định cư bên đó, có người thân bên đó”. 

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Vientiane, tháng trước, quan chức Việt Nam và Lào đã thực hiện nhiều chuyến thăm lẫn nhau, và theo Đài tiếng nói Việt Nam, hai nước nhấn mạnh rằng “đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào là tài sản chung vô giá”. – Theo VOA

Bánh mì và duyên nợ Việt-Pháp

Bánh mì và duyên nợ Việt-Pháp
Image copyrightHOANG DINH NAM AFP
Image captionBánh mì có mặt khắp nơi ở Hà Nội

BBC

5 tháng 9 2016
Người Pháp đã rút khỏi Việt Nam hơn sáu chục năm nay nhưng dấu ấn mà họ để lại trong đất nước này chỉ cần nhìn quanh cũng thấy.
Hãng tin AFP vừa có bài về một nét ẩm thực Pháp đã ghi đậm dấu ấn ở Việt Nam – chiếc bánh mì mà người dân vẫn thường hay ăn sáng.
Ông Nguyễn Ngọc Hoan, chủ một cửa hàng bánh mì đông khách ở phố Trần Xuân Soạn, Hà Nội, nói: “Người Pháp rất tự hào về bánh mì. Tôi cho là ẩm thực Pháp ảnh hưởng rất mạnh tới ẩm thực Việt Nam”.
Ông Hoan bắt đầu sản xuất bánh mì từ năm 1987 và sau 5 năm ông vào làm việc cho bộ phận bánh của khách sạn Metropole cũng do người Pháp xây dựng.
Cha ông Hoan cũng làm nghề sản xuất bánh mì nhưng không muốn ông theo chân mình. Ông Hoan nói “nghề này chọn ông” chứ ông không quyết theo nghề này.
Thoạt tiên ông làm bánh mì kiểu Việt Nam, vỏ giòn, ruột rỗng; nhưng sau đó ông chuyển sang làm bánh kiểu Pháp ruột đặc hơn.
Cửa hàng của ông hiện giờ mỗi ngày bán ra hàng nghìn chiếc bánh nóng giòn, cả bánh sừng bò, kem caramel và patê nữa.

‘Petit pain’

Image copyrightHOANG DINH NAM AFP
Image captionNgười Việt Nam ăn bánh mì với đủ thứ bên trong: patê, dăm bông, xúc xích
Petit pain, hay bánh mì, được người Pháp mang vào Việt Nam lần đầu để phục vụ binh lính trong suốt thời gian Pháp đô hộ Đông Dương từ 1858 tới 1954.
Tuy nhiên các lò bánh mì ở Việt Nam đa phần thuê thợ người bản địa hoặc Trung Quốc vì người Pháp không muốn làm công việc vất vả mà lại ít tiền thế này.
Erica Peters, một cây viết chuyên về ẩm thực Việt Nam, nói vào khoảng năm 1910 petit pain được bán ngoài phố và người Việt hay mua trên đường đi làm để ăn sáng.
Sau đó người bán bắt đầu kẹp nhân vào bên trong bánh và ngày nay, bánh mì kẹp thịt hay patê được bán khắp nơi trong thành phố.
Ngoài bánh mì, người Pháp cũng mang lại nhiều nét ẩm thực khác nữa. Thí dụ như món quốc hồn quốc tuý của Việt Nam là món phở, có người cũng cho rằng bắt nguồn từ việc các đầu bếp địa phương tận dụng xương và thịt vụn mà hàng thit người Pháp bỏ lại để nấu. Rồi cà phê, rồi kem caramel (người miền Nam gọi là bánh flan) cũng có xuất xứ từ ẩm thực Pháp.
Không chỉ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng đầy các quán cà phê bán bánh kẹp croque monsieur và bánh ngọt macaron, giá cả không kém gì ở Paris.
Thế nhưng chiếc bánh mì kẹp nhân khiêm tốn giá chưa đầy 1 đôla vẫn là thứ phổ biến nhất ở Hà Nội. Nó thông dụng tới nỗi nhiều người không biết xuất xứ của nó là từ đâu.
Nguyễn Thị Đức Hạnh, một phụ nữ bán bánh mì trên phố, nói: “Tôi không biết và cũng chẳng quan tâm bánh mì là của Pháp hay của Việt Nam, tôi chỉ biết bán bánh”.
Mỗi ngày chị Hạnh bán hàng trăm chiếc, nào là kẹp patê, kẹp thịt rồi bánh mì sốt vang.
Một trong các khách hàng của chị Hạnh, ông Nguyễn Văn Bình, nói ông ăn bánh mì cả 50 năm nay. “Đúng nó là của người Pháp mang đến, nhưng ở đây nó đã được thay đổi cho hợp gu của người Việt rồi”.
Image copyrightHOANG DINH NAM AFP
Image captionNgười Hà Nội không ai là không quen với chiếc bánh mì

Vì sao TS. Nguyễn Quang A xứng đáng nhận 'bông hoa tulip về nhân quyền'?

Đoan Trang


Có thể các bạn trẻ ít quan tâm đến chính trị-xã hội sẽ không biết “Quang A là ông nào”, “làm được cái gì cho đời”. Hoặc, nếu chẳng may bạn bị đầu độc bởi những trang web bẩn của dư luận viên – lực lượng đen tối và phản tiến bộ nhất hiện nay ở Việt Nam – có khi bạn còn tưởng ông Quang A là một lão già phản động, kẻ chống phá đất nước (!)


Nhưng nếu bạn chịu khó tìm hiểu một chút, bạn sẽ hiểu ngay vì sao TS. Nguyễn Quang A xứng đáng nhận giải "Hoa Tulip về Nhân quyền" 2016 từ Chính phủ Hà Lan, vinh danh ông vì sự can đảm và những đóng góp để bảo vệ nhân quyền cho người dân Việt Nam – trong đó có các bạn.

Ông Nguyễn Quang A sinh năm 1946 tại Bắc Ninh. Thời trẻ, ông du học tại Hungary ngành điện tử-viễn thông, và là một sinh viên xuất sắc, được xem như “thần đồng” (*) trong khối du học sinh về khoa học kỹ thuật. (Nghe nói thời đó, dân du học Việt Nam ở Hung truyền nhau rằng “kỹ thuật có Quang A, xã hội có Hoàng Thắng” – tức là TS. Đinh Hoàng Thắng, cây viết về chính trị quốc tế ở Việt Nam hiện nay).

Có thể coi Nguyễn Quang A là “người đàn ông của những cái đầu tiên”. Ông luôn đi tiên phong, hệt như cái tên của ông luôn đứng đầu bảng chữ cái vậy. Và điều quan trọng là, tất cả những hoạt động mà ông đi tiên phong đó đều là những hoạt động đóng góp cực kỳ to lớn cho cộng đồng và xã hội.

- Ông là người sáng lập VP Bank - ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên (năm 1993).

- Ông là sáng lập viên, Chủ tịch Công ty cổ phần Máy tính-Truyền thông-Điều khiển 3C (năm 1989).

- Ông là sáng lập viên, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) - có thể được coi như một "think tank" (viện tư tưởng) đầu tiên độc lập với Nhà nước, phản biện chính sách mạnh mẽ và quyết liệt ở Việt Nam trong những năm 2007-2009, từ vấn đề xây dựng thị trường điện, ổn định giá điện/dầu, đến đương đầu với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên v.v.

- Và điều này có thể bạn chưa biết: Ông là một trong những người đưa Internet vào Việt Nam.

Người đưa Internet vào Việt Nam

Internet vào Việt Nam (tháng 11/1997) là một câu chuyện rất dài và sẽ cần được viết và kể lại đầy đủ trong một cuốn sách/ bộ phim trong tương lai. (Người viết bài này rất mong sẽ có lúc được tìm hiểu và phục dựng lại hết quá trình lịch sử đó).

Nhưng ở đây, các bạn chỉ cần biết rằng, vào thời điểm ấy (năm 1997), nếu những trí thức, doanh nhân như TS.Nguyễn Quang A mà không thành công trong việc “dụ khị” (nói nôm na là “lừa”) chính quyền mở cửa cho Internet vào Việt Nam, thì chúng ta sẽ không có tất cả những gì chúng ta (kể cả các DLV) đang hưởng lúc này: Google, chat, blog, mạng xã hội, email, mua bán trên mạng, game… Và lúc đó mà đã không có, thì sẽ vĩnh viễn mất. Bởi vì, thời điểm ấy, những thanh niên Việt Nam (giống như các bạn bây giờ) thuộc về thế hệ 5x, 6x, 7x, là những thế hệ “giao thời”: Họ phải chịu một nỗi sợ, gọi là “cyber fear” – tâm lý sợ mạng. Nếu vượt qua được, họ sẽ bắt kịp với thời đại Internet, kinh tế tri thức… Nếu không vượt qua nổi, họ sẽ trở thành như mù chữ. Nếu Việt Nam không hòa mạng Internet lúc ấy, hàng triệu người của thế hệ 5x, 6x, 7x sẽ là người mù chữ bây giờ. Chúng ta sẽ còn tụt hậu bao nhiêu năm nữa so với thế giới? Chúng ta liệu có khác gì Bắc Triều Tiên? 

Ngày nay, các bạn trẻ vào mạng thật thoải mái, như cá xuống nước. Có lẽ các bạn không thể hình dung được trong những năm cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000, với nhiều người, mạng Internet xa lạ và đáng sợ như thế nào.

Là những người đi đầu, với tầm nhìn xa trông rộng, TS. Nguyễn Quang A hẳn đã thấy ngay sức mạnh khổng lồ của Internet trong việc thay đổi xã hội, phát triển đất nước. (Năm đó, ông 51 tuổi, không còn là thanh niên nữa, nhưng hình như ông hiểu hoàn toàn cái điều mà thanh niên Việt Nam đang vô cùng thiếu: kiến thức, kỹ năng, sự hội nhập).

Năm 2007, một cuộc bầu chọn của báo Bưu điện Việt Nam và CLB Nhà báo CNTT đã chọn ông Nguyễn Quang A là một trong 10 nhân vật ảnh hưởng lớn nhất đến Internet tại Việt Nam.

Nhà hoạt động tiên phong

Và bây giờ cũng vậy, ông Nguyễn Quang A vẫn là người đi tiên phong. Ông đã 70 tuổi, không phải là thanh niên, nhưng ông vẫn luôn nhìn thấy những điều mà thanh niên Việt Nam đang vô cùng thiếu, đang rất khao khát… mà thậm chí một số người còn không hề biết là mình thiếu và lẽ ra phải khao khát nó. Đó là TỰ DO, NHÂN QUYỀN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN.

Chỉ có tự do thì tư duy con người, đặc biệt người trẻ, mới phát triển. Thanh niên Việt Nam cần được tự do và cần phải được khuyến khích để tự do: học tập, suy nghĩ, phản biện, bày tỏ thái độ chính trị, quan tâm đến cộng đồng, du học, du lịch, tranh cử, tham gia chính trị…

Có lẽ trí thức nào cũng sẽ nghĩ và có thể nói được như thế. Nhưng TS. Nguyễn Quang A không chỉ nghĩ và nói như thế, mà ông còn luôn luôn LÀM như thế. Ông luôn nắm tay các bạn trẻ để kéo họ lên, nâng họ lên, một cách trân trọng nhất, để họ hiểu rằng ông thực sự muốn họ và đất nước này phát triển biết bao.

Ảnh: Hoàng Thành, 2/2016

* * *
Giải "Hoa Tulip về Nhân quyền" là giải thưởng của Chính phủ Hà Lan, do Bộ Ngoại giao Hà Lan tổ chức, ra đời từ năm 2008 nhằm vinh danh "những người bảo vệ nhân quyền can đảm đã thúc đẩy và ủng hộ nhân quyền theo nhiều cách mới mẻ, sáng tạo".

TS. Nguyễn Quang A là một trong 10 ứng viên cho giải này năm nay.

Các bạn có thể tiếp tục vào bỏ phiếu cho TS. Nguyễn Quang A tại trang web của giải Hoa Tulip về nhân quyền, ở đây.




-----------------

Có một chi tiết nhỏ, xin lưu ý bạn đọc trẻ: Từ "thần đồng" đúng nghĩa là "đứa trẻ kỳ tài", nên nếu các du học sinh VN ở Hungary ngày trước gọi TS. Nguyễn Quang A là "thần đồng" thì không chính xác lắm về ngữ nghĩa của từ Hán Việt này. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng tiếng Hán Việt hoàn toàn có thể khác với tiếng Hán, và từ gì người Việt dùng sai (so với tiếng Hán) lâu thì cũng có thể thành đúng. Ở đây, từ 
"thần đồng" được hiểu là "tài năng xuất chúng".

ĐIỂM BLOG

DIỄN ĐÀN THẾ KỶ

Inrasara: Giải thưởng nào cho Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng?

Chủ Nhật, ngày 04 tháng 9 năm 2016


Giải thưởng cho Ngô Thế Vinh với tác phẩm Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng(1), cơ quan hay tổ chức nào sẽ trao cho nó? – Không đâu cả!
Tôi đã thử đề nghị với Giải Sách Hay của IRED, tiếc là tác phẩm nằm ngoài quy chế Giải (phải là tác phẩm in trong nước qua nhà xuất bản của Nhà nước). Vậy là không đâu vinh danh nó, dù mươi năm qua chắc chắn nó là tác phẩm xứng đáng nhất. Trong nước: không; hải ngoại: cũng không. Chúng ta ưa nói đến giải thưởng từ sự đón nhận của độc giả; rồi ngay cả ở đây càng không nốt. Bởi Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng không in, không bán trong nước, thế nên tuyệt đại đa số người đọc quốc nội không biết đến nó. Hỏi có tội không?

Nhã Ca: Nhớ Anh Như Phong

Chủ Nhật, ngày 04 tháng 9 năm 2016

Nhã Ca Trần Thị Thu Vân
Tên thật Trần thị Thu Vân, sinh năm 1939 tại Huế. Đã viết trên 40 tác phẩm. Trong đó có cuốn ""Đêm Nghe Tiếng Đại Bác" được dịch giả Trương Thị Liễu dịch ra tiếng Pháp do Philippe Picquier ấn hành xuất bản và " Giải Khăn Sô Cho Huế" do tiến sĩ Olga Dro dịch ra Anh ngữ "Mourning Headband for Huế", nhà xuất bản Đại Học Indiana xuất bản. Sách đã được nhận giải Indief Book of the Year Awards Winner 2015 và trở thành đề tài thảo luận tại một số đại học lớn ở Hoa Kỳ.
Mặt bàn và cả ngôi nhà đều nám bụi. Không sao. Thân thong thả lôi trong túi đồ nghề thầy thuốc ra từng món. Sau ống nghe, dụng cụ đo huyết áp, là một chai cognac.
"Để lau bụi đi đã. Các cô, các chú."
"Đừng lau, chị cứ để nguyên vậy. Chị kệ bọn em. Để bác Sĩ Thân coi mạch anh lại cho chắc ăn cái đã rồi chị em mình nhậu."

Ðàm Trung Pháp: Đọc Lại Truyện Kiều, Yêu Thêm Tiếng Việt

Chủ Nhật, ngày 04 tháng 9 năm 2016



Thi hào Nguyễn Du ra đời trong hậu bán thế kỷ 18. Bút giả thường tự hỏi có phải trong thời điểm ấy Thượng Đế đã nổi hứng rộng lượng và công bình mà ban cho nhân loại những thiên tài văn chương xuất chúng chăng? Như Johann Wolfgang Goethe sinh năm 1749 tại Đức Quốc, Nguyễn Du sinh năm 1765 tại đất nước chúng ta, Francois-René Chateaubriand sinh năm 1768 tại Pháp Quốc, và William Wordsworth sinh năm 1770 tại Anh Quốc.
 
Goethe, đệ nhất văn hào dân tộc Đức, năm mới 25 tuổi đã viết cuốn truyện tình bi đát mang tên Die Leiden des jungen Werthers (Những nỗi ưu sầu của chàng trai trẻ Werther) để nói về mối ưu sầu thực sự của chính ông: Goethe đã gặp và yêu say đắm trong tuyệt vọng một phụ nữ đã đính hôn với người khác. Câu chuyện lãng mạn và bi thảm ấy khiến ông lẫy lừng danh tiếng khắp Âu Châu và cũng làm cho một vài giai nhân đa sầu đa cảm đang thất tình giống người trong truyện nhảy xuống hồ tự tử mà trong tay còn nắm chặt cuốn tiểu thuyết kia! Chateaubriand có thể được coi là nhà văn tiên khởi của trào lưu văn chương lãng mạn nước Pháp qua cuốn tiểu thuyết Atala,một câu chuyện vừa buồn vừa mãnh liệt đam mê trong khung cảnh thiên nhiên rực rỡ của rừng núi Bắc Mỹ, một nơi mà Chateaubriand chưa từng thăm viếng và chỉ được làm quen với các sắc dân da đỏ qua sách vở. Và Wordsworth, đệ nhất thi nhân bên trời Anh Quốc, năm chưa đến 30 tuổi đã cùng Coleridge xuất bản tập thơ Lyrical Ballads, mở đầu cho thời đại thi ca lãng mạn trong nền văn học quốc gia ấy. 

Xuân Vũ: VŨ ANH KHANH, Quê Hương Mày Ly Loạn

Chủ Nhật, ngày 04 tháng 9 năm 2016


(Viết tặng Nhuệ Hồng trong lúc tên trùm đỏ Honecker đang ra tòa nhận tội giết dân Đông Đức vượt tường Bá Linh).   XV
 
Tôi quen với Vũ Anh Khanh một cách bất ngờ. Hồi 1950 -1951 chi đó, trong một buổi họp của Phòng Chính trị Phân Liên Khu miền Tây (tức khu 9), người ta giới thiệu hai cán bộ mới từ trường Lục quân Trần Quốc về công tác ở đây. Một tên là Nguyn văn Trị, em ruột của tưng Thanh Sơn, Tư lệnh Chí nguyện quân Việt Nam ở Cao Miên và Vũ Anh Khanh, nhà văn Saigon. Tôi ngạc nhiên không hiểu sao nhà văn Saigon lại ra kháng chiến và đã trải qua khóa Lục quân đầu tiên cũng là khóa cuối cùng ở Nam Bộ.
Vũ Anh Khanh chắc tuổi cỡ Sơn Nam hay Huy Hà lúc bấy giờ cũng đang công tác ở đây. Cả ba vị đều nổi tiếng ở Saigon hoặc trong chiến khu, còn tôi mới tập tành viết phóng sự chiến trường, khi nộp bài bị sửa lên sửa xuống và rất mừng khi được ký tên Xuân Vũ đầu tiên trên báo.

Ông Obama chưa chốt cuộc gặp với Tổng thống Philippines ở Lào



Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lên đường đi thăm Lào sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G20, tại sân bay quốc tế ở Hàng Châu, Trung Quốc, 5/9/2016.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lên đường đi thăm Lào sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G20, tại sân bay quốc tế ở Hàng Châu, Trung Quốc, 5/9/2016.
VOA                                                                                                                                             5/09/2016
Trong chuyến công du mang tính lịch sử tới Lào trong tuần này, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ gặp nhiều nhà lãnh đạo của khu vực, nhưng nhiều khả năng sẽ không gặp nguyên thủ Philippines sau khi ông này cảnh báo “ông chủ” Nhà Trắng không được nêu vấn đề triệt hạ các nghi can dính líu tới tình trạng buôn bán ma túy ở Philippines. 
Chỉ trong vòng hơn hai tháng, gần 2.500 người đã bị giết trong chiến dịch do ông Duterte khởi xướng. Hôm nay, 5/9, nhà lãnh đạo Philippines cảnh báo rằng nếu ông Obama nêu vấn đề này, ông “sẽ chửi thẳng vào mặt”. 
Trong cuộc họp báo ở Hàng Châu, Trung Quốc, nơi ông tham dự hội nghị G20 trước khi lên đường sang Lào, khi được hỏi về tuyên bố của ông Duterte, nguyên thủ Mỹ miêu tả người được coi là Donald Trump của Philippines là một người ăn nói mạnh miệng. 
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Ông Obama cũng cho biết đã yêu cầu nhân viên đánh giá xem liệu một cuộc gặp với nhà lãnh đạo Philippines có thực sự hữu ích hay không. 
Đương kim tổng thống Mỹ nói: “Tôi luôn phải đoan chắc rằng nếu tôi gặp ai đó, thì cuộc họp đó phải thực sự hiệu quả và chúng tôi phải giải quyết được một điều gì đó”. 
Ông Obama cũng thừa nhận “gánh nặng lớn” mà nạn buôn bán ma túy gây ra, và rằng cuộc chiến chống tệ nạn này không phải dễ dàng. 
Ông nói thêm: “Nhưng chúng tôi sẽ luôn luôn nhấn mạnh tới sự cần thiết phải hành xử một cách công bằng [theo trình tự pháp lý], và thực hiện cuộc chiến chống ma túy theo cách thức phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế”. 
Tổng thống Mỹ nói tiếp rằng nếu ông gặp ông Duterte, “đó sẽ là vấn đề được nêu lên”. 
Tổng thống Philippines hôm nay, 5/9, tới Lào để dự hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 
Tờ Inquirer của Philippines dẫn lời của phủ tổng thống của nước này nói rằng ông Duterte sẽ gặp gỡ nguyên thủ của 9 nước, trong đó có Tổng thống Obama vào ngày mai, 6/9. 
Hiện chưa rõ nhà lãnh đạo của quốc gia cũng có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông với Trung Quốc có gặp quan chức Việt Nam tham dự hội nghị của ASEAN ở Lào hay không. 
Theo VOA, Inquirer

Trận chiến diệt tội phạm tại Philippines đã tàn sát trên 2400 người

Đinh Hoa Lư
4/09/2016
 Cali Today News – Nguồn tin từ Manila cho hay trận chiến diệt tội phạm do tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát động đã gây ra hậu quả là một cuộc tàn sát đẫm máu, chấn động quốc tế, do có tới 2,400 bị tàn sát chỉ sau 3 tháng cầm quyền của ông.
Chuyện đáng quan tâm hơn nữa con số người bị giết đa số liên quan đến buôn bán ma tuý và những danh sách bị trừ khử này do đội quân mật vụ giữ gìn công lý thực hiện.
Lực lực lượng cảnh sát trực tiếp giết chết 1011 nghi phạm ,còn lại 1391 người bị giết nhưng là những cái chết “trong vòng điều tra” nó đồng nghĩa là do những tay súng bí mật ám sát lực lượng mật vụ ra tay.
Công luận còn nhớ, Tổng thống Duterte trong ngày nhậm chức là người từng thề sẽ diệt tội phạm và thề sẽ giết hết hàng vạn tội phạm trên đất nước Philippines.
Từ đó cảnh sát có quyền bắn chết tại chỗ các nghi phạm buôn bán tuý còn đa số đều bị ám sát bởi các tay súng của mật vụ và sau đó là quăng vào xác nạn nhân những bảng hiệu các tông buôn bán ma tuý là xong.
Phía cảnh sát luôn khẳng định họ chỉ hành động tự vệ và những cái chết kia là do các băng nhóm ma tuý giết nhau để bịt miệng nạn nhân mà ra.
Hiện nay Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế đều đồng loạt lên án hành động giết người phi luật pháp và quá trớn tại Phi nhưng tổng thống Duterte vẫn xem thường những chỉ trích của LHQ và thề sẽ tiếp tục sách lược của ông trong đó ra lệnh cho cảnh sát lục soát từng gia đình một.
Vụ nổ lớn tại do khủng bố gây ra tại thành phố Davao quê hương của ông Duterte giết chết hàng chục người là tiếng nổ thách thức lại chính quyền Philippines hay đối đầu với ông Duterte hiện nay.
Ông Duterte liền tuyên bố tình trạng ‘vô luật pháp’ tại thành phố này, và như đổ dầu vào lửa, ông đã cho quân đội Philippines có thêm nhiều quyền hành trong cuộc hành quân cộng thêm với cảnh sát.
Theo nghị sĩ đối lập Edcel Lagman cho biết, người ta e rằng ông Duterte sẽ ban bố tình trạng chiến tranh và sẽ có thêm nhiều người bị giết trong tình trạng này. Hiện nay phe đối lập đang chỉ trích kịch liệt ông Duterte đã dùng cuộc chiến ma tuý thuê thêm nhiều mật vụ giết người hàng loạt mặc dù nạn nhân không dính líu ma tuý và tình trạng này đã phá hỏng hệ thống luật pháp của một quốc gia.
* Đinh Hoa Lư (Straitimes)

VÒNG QUANH THẾ GIỚI QUA HÌNH ẢNH

Tour du monde en photos


Mời bấm vào quả cầu để xem hình ảnh khắp thế giới . Bấm tiếp vào nơi mình muốn xem , trong đó có Việt Nam .

Tour du monde en photos

Cliquer sur le globe pour aller sur le site. Cliquer sur chaque pays pour visiter.

Hàng trăm người rượt đuổi khiến Tổng thống Venezuela chạy "trối chết"


04/09/2016 - 16:24 (GMT+7)
 

Hàng trăm người dân Venezuela xuống đường và đuổi theo Tổng thống Nicolas Maduro để bày tỏ sự giận dữ.


04venezuela-facebookJumbo

Hàng trăm người dân Venezuela xuống đường và đuổi theo Tổng thống Nicolas Maduro để bày tỏ sự giận dữ.

Trang Daily Mail đăng tải đoạn video ghi lại cảnh tượng gây sốc khi hàng trăm người dân Venezuela xuống đường và đuổi theo Tổng thống Nicolas Maduro để bày tỏ sự giận dữ, phản đối với chính quyền của ông này trong một sự kiện chính trị được tổ chức vào ngày 1/9 vừa qua.
Được biết, sự việc này xảy ra trong bối cảnh đa số người dân Venezuela đòi phế truất Tổng thống Maduro và yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác để bầu Tổng thống mới, ngoài ra họ phản đối các chính sách hà khắc của ông Maduro, liên tục kêu khổ vì đói nghèo.
Bản thân ông Maduro muốn xuống đường cùng dòng người biểu tình để xoa dịu họ nhưng đen đủi thay ông lại bị họ rượt đuổi phải bỏ chạy bán sống bán chết trong hàng rào bảo vệ của lực lượng an ninh.
Những người biểu tình mặc áo trắng chiếm lĩnh các con đường ở phía đông thủ đô, liên tục hô vang khẩu hiệu chỉ trích chính phủ Tổng thống Maduro bất lực trước nạn thiếu hụt thực phẩm, hàng tiêu dùng, thuốc men cũng như hàng loạt khó khăn kinh tế của đất nước. Được biết khoảng vài chục người đã bị bắt trong cuộc biểu tình quy mô này.


Việt-Pháp mong đợi gì ở nhau?

Việt-Pháp mong đợi gì ở nhau?

5/09/2016
Tổng thống Pháp Francois Hollande đến Hà Nội tối 5/9, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài đến 7/9.

Đây là lần thứ ba một tổng thống Pháp đến Việt Nam. Cũng đã 12 năm trôi qua, một tổng thống Pháp mới quay lại Việt Nam từ khi Tổng thống Jacques Chirac đến thăm hồi 2004.

Chuyên cơ của ông Hollande dự kiến đáp xuống sân bay Nội Bài vào lúc nửa đêm hôm 5/9.

Theo chương trình, tại Hà Nội hôm 6/9, ông sẽ gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam trước khi có bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội về quan hệ Việt – Pháp trong tương lai.

Tại TP. Saigon, dự kiến ông Hollande sẽ có cuộc gặp với Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng.

‘Chỉ dấu’

Hôm 5/9, nhà báo tự do Võ Trung Dung, từ Pháp bay về Hà Nội để tường thuật về chuyến thăm của ông Hollande cho báo Pháp, nói với BBC: “Theo tôi, đây là chuyến đi nhiều lý thuyết hơn thực tế.”

“Nhìn vào quy mô của chuyến thăm của một nguyên thủ, người ta sẽ thấy chỉ dấu về mức độ quan trọng.”

“Việt Nam có thể cần đến chuyến thăm của Tổng thống Pháp hơn ngược lại.”

“Trong phái đoàn của ông Hollande chỉ có một gương mặt đáng lưu ý là Bộ trưởng Kinh tế Pháp nhưng lại thiếu vắng Bộ trưởng Quốc phòng Pháp.”

“Tuy vậy, người ta cũng chờ đợi ông Hollande nhắc đến Biển Đông trong bài phát biểu trước sinh viên,” ông Dung cho biết thêm.

“Ngoài ra là việc ký kết hợp đồng mua máy bay của VietJet Air và ký hiệp ước dẫn giải tội phạm giữa hai nước trong chuyến thăm này.”

Nhà báo Võ Trung Dung cũng nhận định: “Việt Nam có vẻ muốn kéo Pháp và châu Âu vào thế đối trọng với Trung Quốc.”

Trong khi đó, ông Trần Bằng, thành viên Nhóm Biển Đông tại Pháp, nói với BBC về khả năng hợp tác an ninh, quốc phòng Việt-Pháp, nhất là trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông, từ chuyến đi này.

“Chắc chắn vấn đề an ninh quốc phòng sẽ được bàn thảo ở mức độ nhất định, trong đó có vấn đề an ninh biển,” ông Trần Bằng nhận xét về những nội dung sẽ được hai bên nhắm tới trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp.

Chuyên gia từ Nhóm Biển Đông nói rằng Pháp có thể cung cấp cho Việt Nam ba điều trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, gồm trợ giúp về chính trị, hợp tác huấn luyện cũng như cách thức vận hành trong quân đội, và trang bị khí tài, “tùy thuộc vào yêu cầu của Việt Nam”.

Trong các lĩnh vực khác, ông Trần Bằng nhận xét: “Ngân sách văn hóa Pháp dành cho Việt Nam thuộc loại cao trong khu vực. Tuy nhiên, ảnh hưởng kinh tế của Pháp khá mờ nhạt.”

“Gần đây, Pháp mong muốn tham gia vào ba lĩnh vực, gồm hạ tầng cơ sở, môi trường và năng lượng. Giới quan sát sẽ chờ xem trong chuyến đi tới đây của ông Hollande, Pháp sẽ phát huy được năng lực cạnh tranh ở những lĩnh vực nào.”

Pháp hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).

Kim ngạch thương mại hai chiều năm ngoái đạt 4,3 tỷ đôla. Về đầu tư, Pháp là nước đứng thứ ba châu Âu, và đứng thứ 16 trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký hơn 3,4 tỷ USD. – BBC

ĐIỂM BÁO KHẮP NƠI

GOOGLE VN

Tin bài hàng đầu

An ninh TP HCM siết chặt trước giờ đón Tổng thống Pháp Hollande

VnExpress - ‎6 giờ trước‎
Không chỉ Công an TP HCM được huy động tối đa, lực lượng tinh nhuệ của Bộ Công an, quân đội... cũng phối hợp để đảm bảo an ninh khi Tổng thống Pháp đến Sài Gòn. Tổng thống Pháp Hollande sắp thăm Việt Nam. Lãnh đạo Công an TP HCM cho biết, ...

Tổng thống Philippines 'mắng' Barack Obama

BBC Tiếng Việt - ‎3 giờ trước‎
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bị Tổng thống Philippines gọi là “đồ khốn nạn” bằng tiếng địa phương trong một cuộc họp báo ở Davao hôm 05/09. Ông Rodrigo Duterte cảnh báo Tổng thống Obama không nên chất vấn ông về các vụ giết hại không qua ...

Vụ trộm hơn 300 triệu đồng hy hữu ở khách sạn 3 sao Đà Nẵng

Tiền Phong - ‎3 giờ trước‎
TPO - Theo hình ảnh mà camera an ninh của khách sạn Golden sea 3 (Đà Nẵng) ghi lại, kẻ gian mặc đồ tắm vào lễ tân lấy chìa khóa phòng của du khách rồi vào phòng lấy trộm đồ như chốn không người. Đối tượng nhận chìa khóa phòng từ bàn lễ tân của ...

Ông Tập yêu cầu Nhật Bản cẩn trọng về vấn đề Biển Đông

VnExpress - ‎6 giờ trước‎
Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản cần thận trọng "trong lời nói và hành động" liên quan đến các vấn đề về Biển Đông. Trung Quốc đòi Nhật Bản không can thiệp vào Biển Đông. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ...

Hà Tĩnh: Nhiều phụ huynh không cho con tới lễ khai giảng

PLO - ‎4 giờ trước‎
(PL)- Hơn 1.000 học sinh ở xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sáng 5-9 bị phụ huynh không cho đến trường dự lễ khai giảng. TIN LIÊN QUAN. Xin hãy cho con quyền được khai giảng · 'Sáng nay con tự dậy sớm đi khai giảng, không cần ba gọi luôn' · Khai ...

Người phụ nữ ở Sài Gòn tử vong vì nghi đuổi theo cướp

Zing.vn - ‎6 giờ trước‎
Người phụ nữ nghi đuổi theo 2 tên cướp trên đường Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú) đã gặp tai nạn dẫn đến tử vong trên đường đi cấp cứu. Chiều 5/7, người dân sống trên đường Tân Sơn Nhì phát hiện 2 thanh niên chạy xe Exciter với tốc độ rất nhanh phía ...

Thánh lễ tạ ơn Lễ Phong Thánh cho Mẹ Têrêsa

Đài Vatican - ‎5 giờ trước‎
VATICAN. Sáng thứ hai 5-9-2016, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã chủ sự thánh lễ tạ ơn nhân dịp lễ phong hiển thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta. Đồng tế với ĐHY có hơn 30 Hồng Y, GM, gần 200 Linh mục, trước sự hiện diện của hơn 10 ...

Đảng của bà Merkel thua bầu cử cấp vùng

BBC Tiếng Việt - ‎7 giờ trước‎
Các đồng minh của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi bà thay đổi lập trường về người tị nạn sau khi đảng CDU đương quyền của bà đã thua một đảng có chính sách chống nhập cư trong cuộc bầu cử cấp vùng. Đảng AfD cánh hữu, chỉ mới ra đời ...

Hồng Kông: Nhiều ứng viên đòi độc lập đắc cử Quốc hội

RFI - ‎4 giờ trước‎
media Lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong (G) và các bạn chúc mừng La Quán Thông (thứ 2 từ phải) đắc cử vào Hội đồng lập pháp Hồng Kông, ngày 05/09/2016. REUTERS/Tyrone Siu. Nhiều nhà đấu tranh trẻ tuổi chủ trương dứt khoát chia tay với Bắc Kinh, ...

Mỹ kêu gọi Nga nhượng bộ tại Syria: Sự thật đắng lòng

Dân Trí - ‎4 giờ trước‎
''Nếu không có sự nhượng bộ của Nga thì việc đưa tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng Syria sang giai đoạn mới là điều không thể đạt được''. >> Lý do Mỹ ''giấu'' kỹ vai trò trong trong cuộc chiến Syria · >> Tại sao Nga tiết kiệm những tên lửa tốt ...

Gần 50 trinh sát cải trang bắt người phụ nữ trên tàu

Zing.vn - ‎5 giờ trước‎
Gần 50 trinh sát cải trang thành hành khách bí mật theo dõi Liên trên chuyến tàu Bắc – Nam. Khi tàu dừng bánh ở Ninh Thuận, cảnh sát đã bắt giữ người này cùng 1,6 kg ma túy đá. Chiều 5/9, đại tá Lê Văn Đức - Trưởng phòng PC47 (Công an tỉnh Quảng ...

Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Vietnam Plus - ‎6 giờ trước‎
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm, tặng quà tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh, người có công Long Đất, thị trấn Long Hải. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN). Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 5/9, Ủy viên Bộ Chính ...

Hơn 72.000 lượt khách truy cập wifi miễn phí hồ Gươm

VnExpress - ‎8 giờ trước‎
Từ ngày 1 đến 4/9, lượng truy cập wifi miễn phí ở không gian đi bộ hồ Gươm lên tới hơn 72.000 lượt, dẫn đến hiện tượng nghẽn mạng. Hà Nội khai trương không gian đi bộ hồ Gươm. Sở Du lịch Hà Nội vừa báo cáo hoạt động du lịch thành phố dịp nghỉ lễ ...

Bắt trưởng phòng tài chính trường CĐ tham ô hơn 7,1 tỉ

VietNamNet - ‎4 giờ trước‎
... - Nữ trưởng phòng tài vụ của một trường cao đẳng ở Cần Thơ vừa bị cơ quan công an bắt khẩn cấp vì tội tham ô tài sản hơn 7,1 tỉ đồng. Tối ngày 5/9, Đại tá Trần Ngọc Hạnh – Giám đốc Công an TP Cần Thơ, cho biết, Cảnh sát kinh tế (PC46) vừa khởi tố ...

Giá dầu tăng vì thỏa thuận ở G20

BBC Tiếng Việt - ‎3 giờ trước‎
Giá dầu tăng khoảng 3% sau khi Nga và Ả Rập Saudi tiến tới một thỏa thuận trong việc tìm cách bình ổn thị trường dầu mỏ. Thông báo này được đưa ra bởi bộ trưởng năng lượng của hai nước, Alexander Novak và Khalid al-Falih. Theo tin tức giá dầu thô ...

Khủng hoảng ngành vận tải biển: Hanjin không phải là trường hợp duy nhất

Cafef.vn - ‎5 giờ trước‎
Cuộc khủng hoảng trong ngành vận tải biển lần này rất khác so với những lần trước với mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài lâu hơn. Diễn biến mới vụ phá sản lớn nhất ngành vận tải biển thế giới · Choáng với sự kiện Lemon Brothers ngành vận tải ...

Anh và áp lực thương mại hậu Brexit

BBC Tiếng Việt - ‎4 thg 9, 2016‎
Tại hội nghị G20, Thủ tướng Anh Theresa May chịu nhiều áp lực trong việc thảo luận về mối quan hệ thương mại của Anh với Mỹ và nhiều quốc gia khác, sau khi Anh rời khỏi EU. Tổng thống Obama nói Mỹ sẽ ưu tiên đàm phán thương mại với EU và các ...

Được Thủ tướng "cứu", Lọc dầu Dung Quất khẳng định sẽ hết "kêu ca"!

Dân Trí - ‎3 giờ trước‎
Dân trí Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành quyết định mới sửa đổi một số cơ chế tài chính của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn. Theo đó, tỷ lệ thu điều tiết đối với sản phẩm xăng từ 7% lên 10% từ nay đến hết năm 2016. >> Lọc dầu Dung Quất: Kêu ...

Loa công viên Thủ Lệ liên tục phát thông tin tìm trẻ lạc

VTC News - ‎2 thg 9, 2016‎
(VTC News) - Hệ thống loa phát thanh của Công viên Thủ Lệ (Hà Nội) liên tục phát đi những thông tin của các cháu bé bị thất lạc, để người thân kịp thời đưa đón. Trong buổi sáng đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhiều gia đình đã tìm đến Công viên ...

Kỳ Duyên lại gây xôn xao khi xuất hiện với gương mặt sưng phù

Kênh 14 - ‎7 giờ trước‎
Chiều 5/9, xuất hiện trong buổi giao lưu trực tuyến của một tờ báo, Kỳ Duyên khiến người hâm mộ "sững sờ" bởi gương mặt sưng khác lạ. Cựu Hoa hậu Việt Nam 2014 - Kỳ Duyên giờ đây đã không còn là cái tên xa lạ với người hâm mộ. Sau thời gian ở ẩn ...

"Găng Tay Đỏ" - Khi ngọc nữ nổi loạn thành đả nữ

Kênh 14 - ‎2 giờ trước‎
"Ngọc nữ" Ninh Dương Lan Ngọc lột xác khi vào vai một nữ sát thủ ghê gớm nhưng có số phận éo le trong "Găng Tay Đỏ". Găng Tay Đỏ là tác phẩm đầu tay của đạo diễn trẻ Nguyễn Tuấn Anh. Sự xuất hiện của Ninh Dương Lan Ngọc trong vai chính tạo sức ...

Ít nhất hơn 237 chung cư ở TP.HCM sẽ tháo dỡ, xây mới

Tuổi Trẻ - ‎17 giờ trước‎
TTO - Từ nay đến năm 2020, TP.HCM sẽ tháo dỡ và đầu tư xây dựng mới ít nhất 50% trong số 474 chung cư cũ. Đó là chỉ đạo mới nhất của Thành ủy TP.HCM. Ít nhất hơn 237 chung cư ở TP.HCM sẽ tháo dỡ, xây mới. Chung cư 440 Trần Hưng Đạo (P.11, ...

Vòng 12 giải VĐQG nữ - Thái Sơn Bắc 2016: Hà Nội 1 trở lại ngôi đầu

Bóng Đá + - ‎5 giờ trước‎
Sau 2 trận đấu cuối chiều nay, vòng 12 đã khép lại với không nhiều bất ngờ khi các cô gái của Hà Nội 1 đòi lại ngôi đầu sau một ngày “nhường ngôi” cho PP Hà Nam. CLB nữ Sơn La: Ăn cơm bình dân, chơi bóng chuyên nghiệp. |. Vòng 12 VĐQG nữ 2016: ...

Vừa đến Premier League, Ibra đã giành giải thưởng

Tiền Phong - ‎5 giờ trước‎
TPO - Với những màn diễn tuyệt vời trong tháng 8 cùng M.U, Zlatan Ibrahimovic đã được độc giả kênh Eurosport bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất tháng. Anh đã vượt qua hàng loạt ngôi sao trứ danh tới từ La Liga, Serie A, Bundesliga hay Ligue 1…

Tin giờ chót 5/9: Fellaini tái xuất ở derby Manchester

Bóng Đá + - ‎4 giờ trước‎
Ibrahimovic xuất sắc nhất châu Âu tháng 8; Varare tiết lộ lý do từ chối M.U; Fellaini trở lại… là những tin tức nổi bật cuối cùng trong ngày 5/9. Fellaini cứu người đầy nghĩa hiệp sau bàn thắng của Rashford. |. HLV Mourinho lo ngại chấn thương lưng ...

Trọng tài “cướp” bàn thắng của Quảng Nam sẽ bị treo cờ hết mùa giải

Dân Trí - ‎2 giờ trước‎
Dân trí Trợ lý trọng tài Nguyễn Văn Hậu sẽ bị treo cờ đến hết V-League 2016 vì sai sót nghiêm trọng trong trận đấu giữa Hải Phòng và Quảng Nam tại vòng 24. Phút 23 trận đấu trên sân Lạch Tray chiều 4/9, khi tỷ số đang là 0-0, Minh Tuấn (Quảng Nam) có ...
Powered by Blogger.