Việt-Pháp mong đợi gì ở nhau?
5/09/2016
Tổng thống Pháp Francois Hollande đến Hà Nội tối 5/9, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài đến 7/9.
Đây là lần thứ ba một tổng thống Pháp đến Việt Nam. Cũng đã 12 năm trôi qua, một tổng thống Pháp mới quay lại Việt Nam từ khi Tổng thống Jacques Chirac đến thăm hồi 2004.
Chuyên cơ của ông Hollande dự kiến đáp xuống sân bay Nội Bài vào lúc nửa đêm hôm 5/9.
Theo chương trình, tại Hà Nội hôm 6/9, ông sẽ gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam trước khi có bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội về quan hệ Việt – Pháp trong tương lai.
Tại TP. Saigon, dự kiến ông Hollande sẽ có cuộc gặp với Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng.
‘Chỉ dấu’
Hôm 5/9, nhà báo tự do Võ Trung Dung, từ Pháp bay về Hà Nội để tường thuật về chuyến thăm của ông Hollande cho báo Pháp, nói với BBC: “Theo tôi, đây là chuyến đi nhiều lý thuyết hơn thực tế.”
“Nhìn vào quy mô của chuyến thăm của một nguyên thủ, người ta sẽ thấy chỉ dấu về mức độ quan trọng.”
“Việt Nam có thể cần đến chuyến thăm của Tổng thống Pháp hơn ngược lại.”
“Trong phái đoàn của ông Hollande chỉ có một gương mặt đáng lưu ý là Bộ trưởng Kinh tế Pháp nhưng lại thiếu vắng Bộ trưởng Quốc phòng Pháp.”
“Tuy vậy, người ta cũng chờ đợi ông Hollande nhắc đến Biển Đông trong bài phát biểu trước sinh viên,” ông Dung cho biết thêm.
“Ngoài ra là việc ký kết hợp đồng mua máy bay của VietJet Air và ký hiệp ước dẫn giải tội phạm giữa hai nước trong chuyến thăm này.”
Nhà báo Võ Trung Dung cũng nhận định: “Việt Nam có vẻ muốn kéo Pháp và châu Âu vào thế đối trọng với Trung Quốc.”
Trong khi đó, ông Trần Bằng, thành viên Nhóm Biển Đông tại Pháp, nói với BBC về khả năng hợp tác an ninh, quốc phòng Việt-Pháp, nhất là trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông, từ chuyến đi này.
“Chắc chắn vấn đề an ninh quốc phòng sẽ được bàn thảo ở mức độ nhất định, trong đó có vấn đề an ninh biển,” ông Trần Bằng nhận xét về những nội dung sẽ được hai bên nhắm tới trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp.
Chuyên gia từ Nhóm Biển Đông nói rằng Pháp có thể cung cấp cho Việt Nam ba điều trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, gồm trợ giúp về chính trị, hợp tác huấn luyện cũng như cách thức vận hành trong quân đội, và trang bị khí tài, “tùy thuộc vào yêu cầu của Việt Nam”.
Trong các lĩnh vực khác, ông Trần Bằng nhận xét: “Ngân sách văn hóa Pháp dành cho Việt Nam thuộc loại cao trong khu vực. Tuy nhiên, ảnh hưởng kinh tế của Pháp khá mờ nhạt.”
“Gần đây, Pháp mong muốn tham gia vào ba lĩnh vực, gồm hạ tầng cơ sở, môi trường và năng lượng. Giới quan sát sẽ chờ xem trong chuyến đi tới đây của ông Hollande, Pháp sẽ phát huy được năng lực cạnh tranh ở những lĩnh vực nào.”
Pháp hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Kim ngạch thương mại hai chiều năm ngoái đạt 4,3 tỷ đôla. Về đầu tư, Pháp là nước đứng thứ ba châu Âu, và đứng thứ 16 trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký hơn 3,4 tỷ USD. – BBC
Đây là lần thứ ba một tổng thống Pháp đến Việt Nam. Cũng đã 12 năm trôi qua, một tổng thống Pháp mới quay lại Việt Nam từ khi Tổng thống Jacques Chirac đến thăm hồi 2004.
Chuyên cơ của ông Hollande dự kiến đáp xuống sân bay Nội Bài vào lúc nửa đêm hôm 5/9.
Theo chương trình, tại Hà Nội hôm 6/9, ông sẽ gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam trước khi có bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội về quan hệ Việt – Pháp trong tương lai.
Tại TP. Saigon, dự kiến ông Hollande sẽ có cuộc gặp với Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng.
‘Chỉ dấu’
Hôm 5/9, nhà báo tự do Võ Trung Dung, từ Pháp bay về Hà Nội để tường thuật về chuyến thăm của ông Hollande cho báo Pháp, nói với BBC: “Theo tôi, đây là chuyến đi nhiều lý thuyết hơn thực tế.”
“Nhìn vào quy mô của chuyến thăm của một nguyên thủ, người ta sẽ thấy chỉ dấu về mức độ quan trọng.”
“Việt Nam có thể cần đến chuyến thăm của Tổng thống Pháp hơn ngược lại.”
“Trong phái đoàn của ông Hollande chỉ có một gương mặt đáng lưu ý là Bộ trưởng Kinh tế Pháp nhưng lại thiếu vắng Bộ trưởng Quốc phòng Pháp.”
“Tuy vậy, người ta cũng chờ đợi ông Hollande nhắc đến Biển Đông trong bài phát biểu trước sinh viên,” ông Dung cho biết thêm.
“Ngoài ra là việc ký kết hợp đồng mua máy bay của VietJet Air và ký hiệp ước dẫn giải tội phạm giữa hai nước trong chuyến thăm này.”
Nhà báo Võ Trung Dung cũng nhận định: “Việt Nam có vẻ muốn kéo Pháp và châu Âu vào thế đối trọng với Trung Quốc.”
Trong khi đó, ông Trần Bằng, thành viên Nhóm Biển Đông tại Pháp, nói với BBC về khả năng hợp tác an ninh, quốc phòng Việt-Pháp, nhất là trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông, từ chuyến đi này.
“Chắc chắn vấn đề an ninh quốc phòng sẽ được bàn thảo ở mức độ nhất định, trong đó có vấn đề an ninh biển,” ông Trần Bằng nhận xét về những nội dung sẽ được hai bên nhắm tới trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp.
Chuyên gia từ Nhóm Biển Đông nói rằng Pháp có thể cung cấp cho Việt Nam ba điều trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, gồm trợ giúp về chính trị, hợp tác huấn luyện cũng như cách thức vận hành trong quân đội, và trang bị khí tài, “tùy thuộc vào yêu cầu của Việt Nam”.
Trong các lĩnh vực khác, ông Trần Bằng nhận xét: “Ngân sách văn hóa Pháp dành cho Việt Nam thuộc loại cao trong khu vực. Tuy nhiên, ảnh hưởng kinh tế của Pháp khá mờ nhạt.”
“Gần đây, Pháp mong muốn tham gia vào ba lĩnh vực, gồm hạ tầng cơ sở, môi trường và năng lượng. Giới quan sát sẽ chờ xem trong chuyến đi tới đây của ông Hollande, Pháp sẽ phát huy được năng lực cạnh tranh ở những lĩnh vực nào.”
Pháp hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Kim ngạch thương mại hai chiều năm ngoái đạt 4,3 tỷ đôla. Về đầu tư, Pháp là nước đứng thứ ba châu Âu, và đứng thứ 16 trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký hơn 3,4 tỷ USD. – BBC
0 comments