Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Việt Nam tìm hỗ trợ từ Mỹ vào lúc Manila xích lại gần Bắc Kinh

Monday, October 31, 2016 // , ,
Việt Nam tìm hỗ trợ từ Mỹ vào lúc Manila xích lại gần Bắc Kinh
Trọng Nghĩa
31-10-2016
Vào lúc tổng thống Philippines Duterte càng lúc càng khẳng định xu hướng xa rời Mỹ để xích lại gần Trung Quốc, quan hệ Việt-Mỹ lại có nhiều dấu hiệu được thắt chặt thêm, đặc biệt với chuyến thăm Hoa Kỳ (24-30/10/2016) của ông Đinh Thế Huynh, một lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam được cho là sắp tới đây có thể thay thế tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

 Bên cạnh đó là nhiều sự kiện khác cho thấy hậu thuẫn của Việt Nam đối với sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Biển Đông như mở cửa cảng Cam Ranh đón chiến hạm Mỹ, hay phản ứng thuận lợi trước việc khu trục hạm Mỹ USS Decatur vào tuần tra vùng biển Hoàng Sa (21/10).
Câu hỏi đặt ra là phải chăng Việt Nam đang đẩy mạnh quan hệ với Mỹ để tìm cách giảm thiểu tác hại tiềm tàng từ việc Philippines xa rời Hoa Kỳ để thân thiện với Trung Quốc, sẵn sàng bắt tay Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông, gây hại cho Việt Nam ?

Trong một chừng mực nào đó, có thể nói là Washington cũng đang chia sẻ mối quan tâm chiến lược của Hà Nội và suy nghĩ đến phương án nâng cao vai trò của Việt Nam trong chính sách xoay trục qua châu Á của mình. Hãng tin Anh Reuters, ngày 03/10/2016, đã dẫn lời một viên chức Hoa Kỳ xin giấu tên, xác nhận rằng trong lãnh vực quốc phòng chẳng hạn, để giảm nhẹ tác hại của việc Philippines thay đổi chính sách, chính quyền Obama đã nghĩ đến một số phương án thay thế trong đó có việc sử dụng các hải cảng tại Việt Nam.

Ba hướng vận động ngoại giao: Philippines, Trung Quốc và Mỹ

Đối với giáo sư Carl Thayer, thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, tất cả những diễn biến mới đây liên quan đến quan hệ Việt-Mỹ không chỉ bắt nguồn duy nhất từ việc tổng thống Duterte xoay trục qua Trung Quốc. Trả lời RFI qua thư điện tử, giáo sư Thayer phân tích:

Thayer : Nhân tố Duterte, dù quan trọng, nhưng không phải là động lực chính đằng sau những động thái của Việt Nam…

Động lực chính chi phối các hoạt động gần đây của Việt Nam là mối quan ngại của Hà Nội trước tiến trình thay đổi lãnh đạo tại Hoa Kỳ và tác động tiềm tàng của sự kiện này đối với chính sách tái cân bằng lực lượng về mặt quân sự và kinh tế của chính quyền Obama qua châu Á. Hà Nội cũng rất muốn tìm hiểu về triển vọng của việc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình củng cố quyền lực.

Nhưng suy cho cùng thì Việt Nam quan tâm đến việc duy trì an ninh hàng hải và tình hình ổn định ở Biển Đông. Nhìn từ Hà Nội, thì các vấn đề kinh tế và tiến trình chuyển đổi quyền lực tại cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều sẽ ảnh hưởng đến an ninh hàng hải ở Biển Đông.

Rõ ràng là Việt Nam đã tổ chức cho ông Đinh Thế Huynh đi thăm Bắc Kinh và Washington sau khi kết thúc Hội Nghị Toàn Thể Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ tư (09-15/10). Hội nghị này tập trung vào việc xây dựng đảng và triển vọng kinh tế trong những năm tới.

Đối với giáo sư Thayer, ngay từ đầu, sau khi tổng thống Philippines nhậm chức, và đã có những phát biểu không mấy rõ ràng về chính sách Biển Đông của Manila, Việt Nam đã tìm cách bảo đảm sao cho quan hệ chiến lược giữa hai nước vẫn được duy trì, đặc biệt trên vấn đề Biển Đông. Đó chính là trọng tâm được bàn thảo nhân chuyến công du Việt Nam của ông Duterte vào cuối tháng 9 vừa qua :

Thayer : Điều quan trọng cần lưu ý là Việt Nam đã mời tổng thống Philippines Duterte đến Hà Nội vào cuối tháng Chín để củng cố quan hệ đối tác chiến lược song phương giữa hai nước, và tìm lời giải thích rõ ràng về đường hướng đối ngoại của ông Duterte.

Tổng thống Duterte và chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã nhất trí tiếp tục hợp tác thông qua các cơ chế song phương hiện có, xây dựng một kế hoạch hành động sáu năm (2017-2022), mở rộng một thỏa thuận về việc Việt Nam bán gạo cho Philippines, và thúc đẩy hợp tác hàng hải và đại dương thông qua ủy ban hỗn hợp của hai nước.

Hai lãnh đạo cũng cam kết theo đuổi chính sách cơ bản của ASEAN về Biển Đông bằng cách ủng hộ quyền tự do lưu thông trên không và trên biển, quyền làm thương mại mà không bị cản trở, và giải quyết tranh chấp thông qua « các tiến trình pháp lý và ngoại giao ».

Sau Philippines, Việt Nam đã quay sang phía Trung Quốc, và lần này, phái viên của Việt Nam không ai khác hơn là ông Đinh Thế Huynh, thường trực Ban Bí Thư Ban Chấp hành Trung Ương, một nhân vật được cho là có thể là tổng bí thư tương lai của đảng Cộng Sản, thay thế ông Nguyễn Phú Trọng. Theo giáo sư Thayer, Biển Đông cũng nằm trong chương trình nghị sự chuyến thăm Trung Quốc trong hai ngày của ông Đinh Thế Huynh :

Thayer : Ông Đinh Thế Huynh đã đến Bắc Kinh (19-20/10) trước khi mở ra hội nghị trung ương lần thứ sáu của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ ngày 24 đến 27/10. Ông Huynh đã có cuộc tiếp xúc với tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình và xem xét lại tổng thể quan hệ song phương Việt-Trung, bao gồm cả việc khôi phục lòng tin chính trị và « xử lý thỏa đáng » tranh chấp Biển Đông. 

Ông Huynh có thể là đã tranh thủ chuyến thăm đó để thẩm định quyền lực của ông Tập Cận Bình trước khi Trung Quốc tổ chức Đại Hội Đảng Cộng Sản lần thứ 19 vào năm tới, mà có tin cho là sẽ diễn ra vào tháng 11. Nhân dịp đó, ông Tập Cận Bình có thể sẽ được bầu lại làm chủ tịch nước và lãnh đạo đảng. Chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra ở Việt Nam trong một chừng mực nào đó cũng giống như những gì Tập Cận Bình đang tiến hành ở Trung Quốc.

Cuối năm 2017 là gần đến thời điểm giữa nhiệm kỳ của giới lãnh đạo Việt Nam được bầu ra nhân đại hội đảng toàn quốc năm năm một lần. Thời điểm đó đã gần kề, nhưng vẫn chưa rõ là đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục tại chức cho đến hết nhiệm kỳ thứ ba – điều chưa từng thấy – hay là sẽ được thay thế. Nếu ông Trọng ra đi, thì ông Huynh rất có thể là một ứng viên vào chức tổng bí thư.

Thông điệp gởi Mỹ : Nên tiếp tục dấn thân vào Biển Đông 

Ngay sau chuyến ghé Trung Quốc, ông Đinh Thế Huynh đã công du Hoa Kỳ trong một chuyến thăm được giáo sư Thayer nhận định là để tìm kiếm một sự bảo đảm rằng Mỹ vẫn tiếp tục dấn thân vào khu vực Đông Nam Á và vào hồ sơ Biển Đông.

Thayer : Ông Đinh Thế Huynh công du Mỹ từ ngày 24 đến 30/10 và đã tiếp xúc với ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Chuyến thăm của ông Huynh diễn ra ngay trước cuộc bầu cử Mỹ (08/11).

Cho dù chính quyền Obama đang ở trong những tháng cuối, ông Huynh rõ ràng là rất quan tâm đến việc tìm hiểu về khả năng Quốc Hội Mỹ thông hiệp định thương mại TPP, và nếu không được, thì cũng nhận được sự bảo đảm từ phía chính quyền Mỹ là sẽ tiếp tục thực thi, thậm chí đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết trong khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện song phương.

Cụ thể là ông Huynh đã thúc giục Mỹ tăng cường các quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư, phê chuẩn hiệp định TPP càng sớm càng tốt, và công nhận Việt Nam như là một nền kinh tế thị trường, như vậy thuế đánh trên hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể được hạ thấp.

Đây là chuyến viếng thăm Washington đầu tiên của ông Đinh Thế Huynh, và là một cơ hi tiếp cận rất quan trọng với hệ thống chính trị Mỹ. Chuyến công du này cũng nhấn mạnh việc Mỹ sẵn sàng công nhận vai trò trung tâm của đảng Cộng Sản trong hệ thống chính trị Việt Nam. Nếu ông Huynh trở thành vị lãnh đạo sắp tới của đảng Cộng Sản Việt Nam, thì kinh nghiệm đó sẽ rất tốt cho ông.

Chuyến thăm Washington của lãnh đạo cao cấp trong đảng Cộng Sản Việt Nam một lần nữa đã nêu bật một sự đối nghịch quan điểm giữa Trung Quốc và Việt Nam về vai trò của Mỹ ở Biển Đông. Nếu Bắc Kinh luôn lớn tiếng tố cáo sự can thiệp của Mỹ, Nhật, hay các nước khác ngoài vùng, thì Hà Nội lại hoan nghênh sự có mặt của Mỹ. Giáo sư Thayer phân tích :

Thayer : Dứt khoát là theo quan điểm của Hà Nội, sự hiện diện quân sự của Mỹ là một nhân tố thiết yếu để làm đối trọng với Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Huynh và ngoại trưởng Mỹ Kerry đã thảo luận về vấn đề này. Ông Huynh đã nhắc lại nhận định của tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng bộ Quốc Phòng là Việt Nam hoan nghênh vai trò tích cực của Mỹ trong việc đóng góp vào hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Ông Huynh cũng kêu gọi tăng cường quan hệ quốc phòng và an ninh trong đó có việc thực hiện thỏa thuận Tầm Nhìn Chiến Lược Chung (Joint Vision Statement) trong đó có vấn đề thương mại quốc phòng(vũ khí) và khả năng đồng sản xuất.

Trước chuyến đi Washington của ông Huynh, Mỹ và Việt Nam đã tiến hành đợt hoạt động hải quân lần thứ 7 ở Đà Nng (28/09 – 01/10), và ngay sau đó là chuyến ghé cảng chưa từng thấy của hai chiến hạm Mỹ USS John S. McCain and USS Frank Cable ở cảng quốc tế Cam Ranh. Đây là chuyến ghé cảng Cam Ranh đầu tiên của tàu chiến Mỹ từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Việt Nam và Mỹ cũng đã tổ chức Đối thoại về chính sách quốc phòng lần thứ 7 tại Hà Nội (17/10). Trong lúc ông Huynh thăm Washington  thì đô đốc Harry Harris, tư lệnh Lực Lượng Thái Bình Dương của Mỹ, cũng đến Hà Nội (26/10).

Tuy nhiên, sự kiện chiến hạm Mỹ ghé cảng Cam Ranh cần phải được đặt trong bối cảnh chung. Việt Nam hoan nghênh các chuyến ghé cảng quốc tế Cam Ranh – khác với cảng quân sự – của tàu bè đến từ mọi quốc gia. Sau khi cảng được mở ra vào tháng 3, tàu chiến từ Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ và Pháp đã đến đây. Tàu Nga thì được ghé cảng quân sự. Gần 3 tuần sau chuyến ghé cảng của khu trực hạm Mỹ USS John McCain, thì cảng quốc tế Cam Ranh đã đón 3 tàu hải quân Trung Quốc (22-26/10).

Tàu Mỹ vào vùng biển Hoàng Sa để trấn an Việt Nam ?

Như để trấn an Việt Nam về quyết tâm không rời Biển Đông, Hải Quân Mỹ ngày 21/10 đã cho chiến hạm đi vào tuần tra trong vùng biển Hoàng Sa, nhằm thách thức các đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc. Đây nơi chỉ có Việt Nam và Trung Quốc (cùng với Đài Loan) tranh chấp với nhau, và tín hiệu trấn an của Washington đã được Hà Nội hoan nghênh. Giáo sư Thayer ghi nhận :

Thayer : Hoa Kỳ luôn luôn cẩn thận lên kế hoạch về các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải từ lâu trước đó. Việc cuộc tuần tra lần thứ tư ngày 21/10 diễn ra ở vùng biển gần Hoàng Sa chứ không phải gần vùng Trường Sa có nhiều tranh chấp hơn, là một điều rất có ý nghĩa. 

Một cuộc tuần tra của Mỹ ỏ vùng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc có thể làm tăng thêm căng thẳng ở một vùng vốn đã rất nhạy cảm và khiến ông Duterte có thêm những phát biểu thô lỗ đối với Hoa Kỳ.

Một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam đã có phản ứng ngày 24/10, ghi nhận rằng: « Việt Nam tôn trọng việc các quốc gia thực hiện các quyền tại Biển Đông phù hợp với quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS, trong đó có quyền tự do hàng hải và hàng không. »

Tóm lại, trong tháng 10, Washington đã chứng minh cho ông Huynh thấy là Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện hải quân ở Biển Đông và Việt Nam công nhận sự hiện diện đó.

Nhìn chung, giáo sư Carlyle Thayercho rằng Việt Nam nên tiếp tục cổ vũ cho vai trò trung tâm của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực, củng cố thêm quan hệ với Singapore, nước hiện là điều phối viên quan hệ ASEAN-Trung Quốc, khuyến khích Indonesia có vai trò năng động hơn tại Đông Nam Á.

Ngoài ra, Việt Nam cần nỗ lực thúc đẩy việc hình thành « nhóm nước Biển Đông » trong ASEAN cùng với Brunei, Malaysia và Philippines, để cố vấn về chính sách cho toàn khối.- RFI

Điểm Tin - 31.10.2016

BREAKING  NEWS
  • Tin tức sẽ được cập nhật vào lúc 4h00, 8h00, 13h30 và 18h30 giờ Hà Nội mỗi ngày.
  • Nổ lớn ở Thái Bình, 4 người tử vong (RFA) - Khoảng 10h sáng ngày 30 tháng 10, tại thôn Quan Lang Đoài, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã xảy ra một vụ nổ lớn làm sập một ngôi nhà. Tại hiện trường vụ nổ có 2 người tử vong và một số người khác bị thương nặng.
  • Sau vụ Hố Hô, nghĩ về các phép ngụy biện (BBC) - Ý kiến nói Báo cáo của Bộ Công thương về thủy điện sau vụ xả lũ của thủy điện Hố Hô cho thấy sự ngụy biện của cơ quan công quyền mà tác giả ví với 'bạo hành nhận thức'.
  • Sẽ xử lý nghiêm ông Vũ Huy Hoàng và nhóm lợi ích (RFA) - Người phát ngôn của chính phủ CSVN Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định Chính phủ sẽ tiếp tục điều tra và xử lý nghiêm những vi phạm, khuyết điểm của Vũ Huy Hoàng cựu Bộ trưởng Bộ Công thương và các nhóm lợi ích có liên quan.
  • Tác dụng phụ hay tai họa tất yếu sinh ra từ cộng sản (BoxitVN) - Nguyễn Đình Cống - …tác dụng phụ của CS là những thứ gì? Đó là những độc hại chứa đựng trong bản thể của nó. Một cách ngắn gọn và cụ thể, đó là những thứ tệ nạn, tai họa mọi mặt mà bạn thấy trong xã hội Việt Nam hiện nay do sự lãnh đạo và quản lý của ĐCS mang lại…? Trong bài “Đại bi kịch Việt nam” tôi có viết: “Công nhận rằng những tai họa do sự phá nát, sự hủy hoại này (truyền thống văn hóa, đạo đức, ...
  • Người cộng sản chống cộng (BoxitVN) - Bùi Minh Quốc - …một lô-gích không gì cưỡng nổi: người cộng sản chân chính tất yếu trở thành người cộng sản chống Cộng khi Đảng CS cầm quyền trở thành Đảng cướp… Trong cuộc CÁCH MẠNG LẬP QUYỀN DÂN – cuộc cách mạng nhằm thiết lập quyền làm chủ thực sự của nhân dân, tiến hành một cách ôn hoà, công khai, hợp hiến hợp pháp – có một lực lượng đặc thù, về mặt nào đó là khá quan trọng, làm những việc mà các lực lượng khác không dễ làm ...
  • Nguyễn Phú Trọng với sự kiêu ngạo của quyền lực! (BoxitVN) - Âu Dương Thệ - Lãnh đạo thông minh đến độ lập thiết kế xây nhà nhưng không xây cầu tiêu! Sách lược hai mặt: thanh trừng đảng viên tiến bộ, đàn áp nhân dân và thần phục thêm Bắc Kinh; Không bảo vệ thắng lợi của Phán quyết 12.7, nhưng lại giành trọn niềm tin vào bá quyền bành trướng Bắc Kinh; Nhân dân không còn tin, không trông chờ, ngược lại đang tích cực phá rào cản chính trị độc tài, phá rào công an ác ôn. Lãnh đạo thông minh đến độ lập thiết ...
  • Thế nào là thông tin nhạy cảm? (BoxitVN) - Thanh Trúc, phóng viên RFA - Ảnh minh họa. File photo. Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam hôm thứ Tư 26 tháng 10 khuyến cáo phóng viên và báo chí trong nước cẩn trọng khi đưa tin về nhân quyền mà bộ này cho là vấn đề ‘nhạy cảm’, thường bị những thế lực xấu lợi dụng để chống phá Nhà nước Việt Nam. Quan điểm của nhà cầm quyền Việt Nam về nhân quyền, mức độ nhạy cảm của vấn đề như thế nào? Nhạy cảm ngay từ trong khái niệm. Tại buổi ...
  • Minh bạch vẫn là ‘xa xỉ phẩm’ chế độ không thể ‘cho’ (BoxitVN)…tại Việt Nam, minh bạch vẫn chỉ xuất hiện trên giấy và trên miệng của các viên chức… Thiếu minh bạch nên quản lý – phân bổ – sử dụng ngân sách ở Việt Nam vừa lãng phí, vừa thiếu hiệu quả. Hình: Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Ông Trương Trọng Nghĩa, một đại biểu Quốc Hội Việt Nam vừa đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam yêu cầu chính phủ giải thích tại sao lại đóng dấu “Mật” lên các báo cáo. Theo tường thuật của báo chí ...
  • Sau cơn lũ (BoxitVN) - Kính Hòa, phóng viên RFA - Người dân, du khách chạy lũ ở Quảng Bình hôm 15/10/2016. AFP. “Người dân Việt đang trả giá cho những gì họ không làm”. Cơn lũ dữ dội ở miền Trung rồi cũng qua đi, nhưng ở thời buổi truyền thông mạng, thì hình ảnh hệ lụy của nó còn đó, mãi mãi. Nhạc sĩ Tuấn Khanh ghi nhận hình ảnh một chú bò trong cơn lũ giương đôi mắt mà nhạc sĩ nói rằng đầy tuyệt vọng, mệt mỏi. Đôi mắt bò làm Tuấn Khanh nhớ đôi ...
  • Bình Dương công bố dịch bệnh Zika (RFA) - Sáng hôm nay 30 tháng 10, Bác sĩ Huỳnh Thanh Hà, Phó giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết, UBND tỉnh Bình Dương đã có quyết định công bố dịch bệnh do vi rút Zika quy mô xã, phường trên địa bàn tỉnh này.
  • Vì sao một thời con người ăn thịt nhau? (BBC) - Những khúc xương người bị nhai nát, xương bị đập để lấy tuỷ cho thấy có thời con người đã ăn thịt nhau vì những lý do khủng khiếp không ai ngờ.
  • Philippines: Tàu Trung Cộng vẫn kiểm soát Scarborough (RFI) - TC vẫn chiếm giữ khu vực bãi cạn Scarborough nơi Bắc Kinh tranh giành chủ quyền với Manila nhưng để cho ngư dân Philippines trở lại đánh cá trong khu vực. Trên đây là thông báo của bộ trưởng QuốcPhòng Philippines một ngày sau khi tuyên bố «nhận được báo cáo tàu Trung Quốc đã rút khỏi khu vực tranh chấp».
  • Ấn Độ - Pakistan: Xung đột biên giới gây lo ngại (RFI) - Từ một tháng nay, hầu như ngày nào cũng xẩy ra các vụ chạm súng, làm nhiều binh sĩ và thường dân của cả hai bên thiệt mạng. Vào tối ngày 28/10, một nhóm người, dường như từ Pakistan vượt biên giới sang, giết hại một binh sĩ Ấn Độ. Quân đội Ấn Độ tuyên bố sẽ trả thù. Căng thẳng dọc đường biên giới song phương gây lo ngại nổ ra xung đột vũ trang giữa hai nước có vũ khí nguyên tử.
  • Hàn Quốc: «Quân sư» của tổng thống Park Geun Hye đầu thú (RFI) - Sau hai tháng đào tẩu sáng Đức, nữ « cố vấn » tai tiếng của tổng thống Hàn Quốc đã về lại Seoul vào hôm nay 30/10/2016. Theo luật sư của đương sự, bà Choi Soon Sil muốn trả lời trước pháp luật về những lời cáo buộc tham ô và lạm dụng quyền thế. Từ một tuần nay, ngày nào cũng có biểu tình đòi tổng thống Hàn Quốc từ chức.
  • Châu Âu và Canada ký hiệp định tự do mậu dịch – CETA (RFI) - Sau khi bị hoãn lại do Bỉ chưa sẵn sàng vì có sự phản đối của nghị viện vùng Wallonie, hôm nay, 30/10/2016, lễ ký kết hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu và Canada được tiến hành tại Bruxelles, với sự chứng kiến của thủ tướng Canada Justin Trudeau.
  • Memorial: Tù chính trị tại Nga tăng gấp đôi trong một năm (RFI) - Nhân ngày tưởng niệm nạn nhân của các vụ đàn áp chính trị, hôm nay 30/10/2016, tổ chức phi chính phủ Memorial công bố danh sách các tù nhân chính trị của Nga. Danh sách này bao gồm tên của những người đã bị xét xử, đang chờ xét xử và cả những người đang bị quản thúc tại gia. Theo Memorial, con số này đã tăng từ 50 người vào năm 2015 lên tới 100 người vào năm 2016. Đây cũng là lần đầu tiên Memorial công bố danh sách những người bị bức hại vì tín ngưỡng tôn giáo.
  • Bới rác ở Venezuela (BBC) - Người Venezuela đột nhiên lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi kinh tế rơi vào khủng hoảng, khiến nhiều người phải đi bới rác trong nỗ lực sinh tồn.
  • Bạo lực ở Brazil giết người nhiều hơn chiến tranh Syria (RFI) - Trung bình mỗi 9 phút có một người bị giết tại Brazil. Bản báo cáo hàng năm của tổ chức phi chính phủ « Diễn đàn An ninh Công cộng tại Brazil » cho biết có tổng cộng 280.000 nạn nhân tử vong vì bạo lực từ năm 2011 đến 2015 cao hơn số nạn nhân chiến tranh ở Syria (256.000) trong cùng thời gian.
  • Tây Ban Nha có chính phủ mới nhưng bất ổn chính trị chưa hết (RFI) - Với 170 phiếu thuận, 66 phiếu chống và 11 không bỏ phiếu, Quốc hội Tây Ban Nha tối qua, 29/10/2016 đã chính thức chấp thuận để đạo phe bảo thủ Mariano Rajoy đứng ra thành lập chính phủ, chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài hơn 10 tháng qua ở đất nước này. Ông Rajoy trở lại chức vụ thủ tướng, nhiệm kỳ 4 năm, trong một hoàn cảnh chính trị rất bấp bênh : Chính phủ mới thuộc phe thiểu số, Quốc Hội thì chia rẽ sâu sắc.

Đọc báo Pháp – 31/10/2016

Đọc báo Pháp – 31/10/2016

Những yếu kém

của« người cầm lái mới » của Trung Quốc

Được tôn vinh là lãnh đạo hạt nhân của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tập Cận Bình nắm trong tay quyền lực biểu tượng vượt qua cả chức tổng bí thư Đảng và chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Việc này minh họa cho chủ nghĩa tôn thờ cá nhân ở Trung Quốc. Tập Cận Bình muốn mọi người nhìn ông như một vị thủ lĩnh can đảm, người dám đối đầu với các khó khăn, người duy nhất có khả năng thực hiện giấc mơ của một cường quốc mà bộ máy tuyên truyền quá khích của nhà nước không ngừng gieo vào đầu óc của 1,3 tỉ dân Trung Quốc.
Le Monde số ra ngày hôm nay giới thiệu bài xã luận có tiêu đề « Những yếu kém của « người cầm lái mới » của Trung Quốc. Đối với những người ủng hộ Tập Cận Bình, việc thâu tóm quyền lực một cách nhanh chóng của « người cầm lái mới » này là cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng, nạn tham nhũng hoành hành và sự chia rẽ trong nội bộ Đảng sau kỷ nguyên cầm quyền của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Theo họ, Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực cũng là để khắc phục các chính sách chệch hướng của đảng Cộng Sản, chẳng hạn chính sách một con và các trại cải tạo lao động.
Sự chệch hướng của hệ thống chính trị là dấu hiệu chuyển đổi quá nhanh của Trung Quốc vào thời toàn cầu hóa và làm giàu. Nhưng sự chệch hướng này của hệ thống chính trị trước khi ông Tập lên nắm quyền đã khiến báo chí mang tính tranh luận nhiều hơn, phong trào đấu tranh của các luật sư ra đời, các tầng lớp dân cư mới có trình độ học thức khao khát tham gia vào đời sống chính trị của đất nước. Lẽ ra họ có thể đã dẫn dắt những cải tổ chính trị mà trước đây đã bị gạt đi trong một thời gian rất dài, đặc biệt phân biệt rõ ràng hơn các cơ quan của chính phủ và Đảng.
Nhưng tất cả những điều này đã ngay lập tức bị ông Tập gạt bỏ. Đối với Tập Cận Bình, cho phép tự do về chính trị chỉ dẫn đến sự sụp đổ của đảng và sự hỗn loạn của xã hội. Trái lại, trong mắt ông, Đảng phải là giải pháp cho mọi vấn đề. Trung thành và có kỷ luật, Đảng phải vận hành như quân đội và phải thông qua sự thẩm tra gắt gao của một thiết chế có quyền năng tối cao, đó là uỷ ban chống tham nhũng. Và ủy ban này giờ đã lấn sân sang cả lĩnh vực lý tưởng chính trị. Luôn tiếc nuối thời cộng sản ban đầu ở Diên An, nơi cha ông đã từng che giấu, bảo vệ Mao Trach Đông vào những năm 1930, Tập Cận Bình coi mình là người kế tục « triều đại đỏ » với người sáng lập mà không ai dám đụng vào.
Sự lựa chọn này đã kéo theo những suy thoái chính trị lớn. Cuộc tấn công chống « thuyết hư vô lịch sử » cấm đoán mọi tranh luận chỉ trích nhằm vào lịch sử chính thống. Việc bức hại các luật sư và những người không có cùng quan điểm đã kích động bộ máy công an vốn đã có quyền tối thượng. Việc kiểm soát mạng internet và báo chí khiến xã hội không còn không gian tranh luận tự nhiên. Những người Trung Quốc giàu có gửi con cái và tiền bạc sang phương Tây. Rất nhiều công chức và các cơ quan hành chính trì hoãn mọi chuyện vì sợ bị trả đũa.
Le Monde nhận định vì thiếu lý tưởng chính trị gắn kết chặt chẽ và có khả năng huy động cao, đà cải cách của Tập Cận Bình trở nên hão huyền và bấp bênh. Hơn nữa, nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã suy yếu đi sau những năm bị kích thích tăng trưởng quá mạnh có thể sụp đổ vào bất cứ lúc nào. Và những tham vọng của Tập Cận Bình trên trường quốc tế khiến Trung Quốc ngày càng phải chống chọi với các nước láng giềng và đặc biệt là Hoa Kỳ.

Putin và sự nổi loạn mạnh mẽ

Ngày 27/10 vừa qua đã diễn ra câu lạc bộ chính trị Valdai trong bối cảnh đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, ông Vitali Tchourkine, đánh giá căng thẳng trong quan hệ Nga – Mỹ đã lên đỉnh điểm kể từ sau năm 1973. Người ta đã mong chờ thái độ nảy lửa của tổng thống Nga Vladimir Putin. Tại kỳ họp thường niên lần thứ 13 tại Câu lạc bộ chính trị Valdai, tổng thống Nga Putin đã rất kìm chế, tới mức tỏ ra chán ngấy « trò chơi hỏi đáp » kéo dài 3 tiếng sau khi đọc bài phát biểu. Trong bài viết có tiêu đề « Putin và sự nổi loạn mạnh mẽ », le Monde đặt câu hỏi liệu có phải do mối quan hệ đã xấu đi như vậy nên ông Putin không muốn thổi bùng thêm ngọn lửa căng thẳng ?
Ông Putin đã nhấn mạnh là lãnh đạo của của một nước lớn thì phải tỏ ra có chừng mực và tránh thể hiện là quá hiếu chiến, ngay cả khi đó không phải là phong cách của ông. Thế nhưng, khi có người hỏi « Tại sao ông đến đây ? », ông Putin đã trả lời : « Tôi đến để nghe các ông, và để thể hiện quan điểm của chúng tôi ». Tổng thống Nga thậm chí đã than phiền là Nga không có « bộ máy tuyên truyền » ngang tầm với « CNN hoặc BBC ».
Theo một nhà nghiên cứu người Mỹ về chiến tranh lạnh, năm nay ông Putin đã phải rất kìm chế cơn giận. Quan điểm của Matxcơva là sau chiến tranh lạnh, phương Tây đã thay đổi trật tự thế giới, khi đơn phương tuyên bố thắng Liên Xô. Theo ông Putin, một số nước đã thay đổi trật tự chính trị và kinh tế thế giới để phục vụ lợi ích của họ. Theo Matxcơva, Nga không muốn trở thành « thủ lĩnh » mà chỉ cần « sự cân bằng » trong quan hệ với phương Tây.
Điểm mới là Matxcơva đã tìm ra điểm yếu của phe chiến thắng trong chiến tranh lạnh : nền dân chủ dân túy sinh ra từ « sự nổi loạn đồng loạt » của phương Tây. Bên cạnh đó là những thất bại liên tiếp của Mỹ ở Trung Đông và sự leo thang của Trung Quốc. Nền dân chủ dân túy này đã đặt dấu chấm hết cho thế giới đơn cực. Đối với Nga, đây lại là một dấu hiệu nữa cho thấy sự suy yếu của phương Tây, trong đó châu Âu không còn khả năng tự chủ.
Đối với Putin, « sự nổi loạn đồng loạt » này nảy sinh ngay từ bên trong hệ thống chính trị của phương Tây : công dân của các nước phương Tây đã mất lòng tin vào giới lãnh đạo. Và đó chính là vấn đề mấu chốt. Trong khi đó tỉ lệ người dân tín nhiệm ông ở Nga là hơn 80%.

San Francisco, thành phố tiên phong « không rác thải »

San Francisco đã triển khai nhiều biện pháp để hoàn thành mục tiêu từ nay đến năm 2020, 100% rác thải được tái chế hoặc ủ thành phân bón. Trong bài viết có tiêu đề « San Francisco, thành phố tiên phong « không rác thải »», nhật báo kinh tế Les Echos cho biết điểm thu hút khách du lịch đến San Francisco giờ không phải là cầu Cổng Vàng hay nhà tù Alcatraz nữa, mà đó là trung tâm tái chế rác thải. Chỉ trong vòng có vài năm nay, San Francisco đã trở thành mô hình kiểu mẫu về xử lý rác thải được cả thế giới học tập.
Trong thành phố, mỗi nhà hàng, khách sạn, căn hộ đều có 3 thùng rác : thùng rác màu xanh lá xây cho rác có thể ủ thành phân bón, thùng rác màu xanh da trời cho rác thải tái chế, thùng rác màu đen dành cho các loại rác thải còn lại. Mục tiêu của San Francisco là giảm các bãi rác và các lò đốt rác thải vốn tạo ra rất nhiều chất độc hại.
Để thay đổi thói quen của người dân mà không gặp quá nhiều trở ngại, chính quyền thành phố đã thông qua kế hoạch gồm nhiều bước, với mục tiêu trung gian là 75% rác thải được tái chế hoặc ủ thành phân bón vào năm 2010. Hiện giờ con số này là 80%. Ban đầu thành phố tập trung ưu tiên vào nhà hàng và khách sạn, những nơi thải ra nhiều rác hữu cơ nhất. Để hạn chế nhà hàng và khách sạn sử dụng thùng rác đen, thành phố đã chọn giải pháp thu phí xử lý rác thải theo kích cỡ thùng rác đen. San Francisco đã thành công. Những hộ dân nào muốn theo mô hình này đều được cấp 3 thùng rác với ba màu như trên.
Hai biện pháp này cho phép tăng tỉ lệ rác thải tái chế từ 42% năm 2002 lên 60% năm 2005. Một năm sau đó, chính quyền lại nhắm vào lĩnh vực xây dựng, đặt chỉ tiêu tối thiểu 65% rác thải xây dựng phải được tái chế. Để bù lại, chính quyền cam kết sử dụng các nguyên liệu xây dựng tái chế cho các công trình xây dựng công của thành phố. Tiếp theo, San Francisco cấm các siêu thị sử dụng túi nilông đựng hàng và năm 2009, thành phố quyết định áp dụng hệ thống ba loại thùng rác xanh lá cây, xanh da trời và đen cho toàn bộ dân chúng. Để đảm bảo là người dân làm đúng quy định, chính quyền thường xuyên cử người theo dõi, kiểm tra việc phân loại rác thải trong thành phố. Sau nhiều lần bị nhăc nhở, cảnh cáo, những người vi phạm sẽ bị phạt tiền.
Ngoài ra, San Francisco còn hợp tác với công ty Recology, chuyên về thu thập và phân loại rác thải, bán lại các sản phẩm tái chế. Phân bón ủ từ rác thải hữu cơ thì được nông dân rất ưa chuộng. Còn khí métane thu được từ hệ thống ủ phân được dùng để sản xuất năng lượng.

Trang nhất các báo Pháp

« Sự mất uy tín của François Hollande gieo rắc lo ngại cho phe của ông » là tựa trang nhất của Le Monde. Tờ nhật báo cho biết những lời tự sự của tổng thống Pháp trong cuốn sách tạm dịch là « Một tổng thống không nên nói điều đó …» gây bất ổn cho phe xã hội. Nhiều người của đảng cánh tả đánh giá điều này làm mất tư cách của tổng thống và khiến khát khao của ông về một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai sẽ không thể thành hiện thực. Vì không thể tìm ra ứng viên khác thay thế có đủ sức thuyết phục cử tri, “điện Elysée” vẫn phải cố nghĩ là ông Hollande sẽ là ứng viên tốt nhất cho cánh tả trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào năm 2017.
Vẫn liên quan đến thời sự nước Pháp, nhật báo Le Figaro tiết lộ rạn nứt trong mối quan hệ giữa tổng thống Pháp François Hollande và thủ tướng Manuel Valls qua hàng tít « Cặp đôi Hollande – Valls bên bờ đổ vỡ ». Mâu thuẫn giữa hai nhà lãnh đạo liên quan tới cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2017 và đã được công khai : cả hai nhà lãnh đạo đều muốn sẽ đại diện cho đảng Xã Hội ra tranh cử. Le Figaro nhận định lần đầu tiên trong lịch sử chính trị nước Pháp, người đứng đầu chính phủ thú nhận « nỗi xấu hổ » và « sự tức giận » đối với tổng thống, người đã bổ nhiệm mình vào vị trí thủ tướng. Le Figaro cũng cho biết chính cuốn sách tự sự « Một tổng thống không nên nói điều đó …» đã đẩy rạn nứt giữa tổng thống và những người trong phe của ông, thậm chí là những người thân cận với ông lên mức đỉnh điểm. Thủ tướng Manuel Valls luôn muốn thay thế ông Hollande ra tranh cử trong trường hợp ông Hollande không thể đại diện cho đảng Xã Hội. Và thủ tướng Valls luôn tìm cách thể hiện là khác biệt so với tổng thống Hollande.
Trong khi đó, nhật báo Libération hướng sự quan tâm tới lĩnh vực du lịch và chạy tựa trang nhất : « Du lịch, tình trạng khẩn cấp », cho biết sau nhiều năm phát triển, du lịch đã phải chịu nhiều tác động xấu từ khủng bố.
Quan tâm tới thời sự quốc tế, nhật báo kinh tế Les Echos nhận định CETA là «hiệp định lịch sử giữa châu Âu và Canada ». Được ký kết tối hôm qua 30/10 sau 7 năm đàm phán, hiệp định tự do mậu dịch CETA sẽ cho phép giảm 99% hàng rào thuế quan giữa hai bên.

Tin đọc nhanh

(AFP) - Thủ đô New Delhi chìm trong khói độc. Thủ đô Ấn Độ hôm nay, 31/10/2016, chìm trong khói mù độc hại sau ngày lễ Diwali của Ấn Độ Giáo, ngày mà hàng triệu tín đồ thường đốt pháo và bắn pháo bông rất nhiều. Lần đầu tiên tại New Delhi, ở khu phía nam, khói mù vượt quá ngưỡng kỷ lục, hơn gấp 10 lần ngưỡng an toàn theo quy định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Nhà chức trách cảnh báo là khói độc có thể gây những vấn đề nghiêm trọng về đường hô hấp và khuyên không nên tập thể dục, thể thao ngoài trời.
(AFP) - Syria : LHQ lên án phe nổi dậy giết hại thường dân tại Aleppo. Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Syria, hôm nay 31/10, tuyên bố các vụ bắn rocket của phe nổi dậy sang phía tây thành phố, khiến ít nhất 48 thường dân thiệt mạng có thể coi là « tội ác chiến tranh ». Sau khi quân nổi dậy phản công, ngày 28/10, quân đội Nga yêu cầu nối lại các vụ không kích ồ ạt vào khu vực phía đông thành phố do phe nổi dậy kiểm soát, nhưng đã không được chấp thuận. Chiến sự tại Aleppo hôm nay, 31/10, đã lắng xuống.
(AFP) - Bầu cử Quốc hội Gruzia : Đảng cầm quyền thắng lớn. Theo kết quả công bố hôm nay, 31/10/2016, đảng cầm quyền thân phương tây « Giấc mơ Gruzia » đã thắng tại 48/50 đơn vị bầu cử, trong vòng hai cuộc bầu cử Chủ Nhật 30/10. Với kết quả này, đảng của nhà tỷ phú Bidzina Ivanichvili, cầm quyền từ năm 2012, sẽ nắm 115 trên tổng số 150 ghế tại Nghị viện. Đảng đối lập MNU với 27 ghế tại Nghị viện tố cáo nhiều gian lận trong tổ chức bầu cử.
(AFP) - Tây Ban Nha : Thủ tướng Rajoy tuyên thệ nhậm chức. Hôm nay, 31/10/2016, thủ tướng thuộc phe bảo thủ Mariano Rajoy đã tuyên thệ nhậm chức cho nhiệm kỳ thứ hai. Ông sẽ dành ba ngày tới để thành lập chính phủ mới. Chính phủ mới của thủ tướng Rajoy sẽ làm việc trong điều kiện khó khăn hơn nhiều so với chính phủ đầu, vì đảng Nhân Dân của ông không còn nắm đa số tuyệt đối ở Quốc Hội nữa.
(AFP) - Daech nhận đã giết một thiếu niên tại Đức. Aamaq, phương tiện truyền thông của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo hôm nay, 31/10/2016, khẳng định « một binh sĩ Daech » đã dùng dao đâm hai người tại thành phố Hambourg ngày 16/10. Ngày 17/10, cảnh sát thông báo truy tìm một thanh niên trong độ tuổi từ 23-25, người vùng Địa Trung Hải, đã đâm chết một thiếu niên 16 tuổi, lúc ấy đang dạo chơi bên bờ sông, ở Hambourg, cùng với bạn gái.
(AFP) - Venezuela : Chính phủ và đối lập đồng ý đàm phán. Nhờ môi giới của Tòa Thánh và Liên Minh các Quốc Gia Nam Mỹ, lần đầu tiên hai bên chấp nhận thương lượng, kể từ chiến thắng của đối lập cuối 2015. Theo văn bản được công bố hôm nay, 31/10/2016, hai bên sẽ sớm lập 4 nhóm làm việc để thương thuyết về nhiều chủ đề, trong đó có « Hòa bình, tôn trọng nhà nước pháp quyền… » hay « Thiết lập lại lòng tin và lịch trình bầu cử ». Không khí vẫn hết sức căng thẳng. Đối lập khẳng định không từ bỏ quyết tâm buộc tổng thống Maduro từ chức thông qua thủ tục trưng cầu dân ý.
(AFP) - Giáo hoàng tới Thụy Điển kỷ niệm 500 năm Cải cách Tin Lành. Ngày 31/10/1517, tu sĩ Công Giáo Martin Luther công khai thách thức uy quyền của giáo hoàng, lên án Vatican bán « phép giải tội » lấy tiền. Sự kiện mở đầu cho cuộc cải cách vĩ đại trong lịch sử đạo Thiên Chúa, dẫn đến sự ra đời của đạo Tin Lành hay « Tân giáo », tách khỏi « Cựu giáo », tức Công Giáo. Marin Luther là người dịch Kinh Thánh sang tiếng Đức. Hôm nay, 31/10/2016, giáo hoàng Phanxicô ca ngợi ông là người đã có nhiều nỗ lực « đưa Chúa đến với người dân »
Powered by Blogger.