Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Tổng Hợp – 9/3/21

Tuesday, March 9, 2021 // ,

 Tin Tổng Hợp – 9/3/21

(CNN) – Báo cáo pháp lý độc lập đầu tiên về các cáo buộc diệt chủng ở Tân Cương, Trung Quốc. Báo cáo do Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách, Washington DC, công bố ngày 09/03/2021 tuyên bố chính phủ Trung Quốc « chịu trách nhiệm ở cấp nhà nước về một cuộc diệt chủng đang diễn ra nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ ». Đây là lần đầu tiên một tổ chức phi chính phủ thực hiện phân tích pháp lý độc lập về các cáo buộc diệt chủng ở Tân Cương, bao gồm cả trách nhiệm mà Bắc Kinh có thể phải gánh chịu đối với các tội ác bị cáo buộc. Báo cáo do hơn 50 chuyên gia quốc tế về nhân quyền, tội phạm chiến tranh và luật pháp quốc tế thực hiện.

(AFP) – Khí hậu : Nga và Mỹ sẵn sàng hợp tác về Bắc Cực và bảo vệ rừng. Điện Kremlin cho biết đã nối lại hợp tác về khí hậu với tân chính quyền Hoa Kỳ, đặc biệt là về Bắc Cực và bảo vệ rừng, một trong số ít lĩnh vực mà hợp tác đang gia tăng giữa hai đối thủ địa-chính trị. Nhật báo Nga Kommersant ngày 09/03/2021, dẫn lời Ruslan Edelgueriev, đại diện Điện Kremlin về hồ sơ này, khẳng định : Các trao đổi với đặc sứ về khí hậu của Mỹ, cựu ngoại trưởng John Kerry, hồi tuần trước, là một bước quan trọng trong việc « tìm hiểu về quan điểm của tân chính quyền của Mỹ đối với khí hậu ». Đại diện của Nga cũng cho biết « với tiềm năng khoa học và công nghệ của hai nước », nỗ lực chung của Matxcơva và Washington trong vấn đề khí hậu « có thể mang lại kết quả tích cực ».

(Reuters) – Tòa Án Malaysia hủy quyết định trục xuất người Miến Điện. Hôm nay 09/03/2021, một tòa án của Malaysia đã chấp nhận kháng nghị của các tổ chức bảo vệ nhân quyền yêu cầu ngừng trục xuất hơn một nghìn kiều dân Miến Điện về nước theo quyết định hồi tháng 02 của chính quyền Kuala Lumpur. Trong tình hình khủng hoảng chính trị hiện nay, các tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty International và Asylum Access đã khiếu nại lên tòa án đòi hủy quyết định nói trên. Tòa án ở Kuala Lumpur cuối cùng đã quyết định theo kháng nghị của các tổ chức nhân quyền, mặc dù luật Malaysia không cho phép bất kỳ ai chống lại quyết định của cơ quan di trú.

(AFP) – Vac-xin Nga Sutnik V sẽ được sản xuất tại Ý. Phòng thương mại Ý – Nga hôm nay 09/03/2021 cho biết việc sản xuất vac-xin sẽ bắt đầu vào tháng 7/2021 tại các nhà máy ở miền bắc nước Ý, mặc dù hiện tại Sputnik V vẫn chưa được cấp phép trong Liên Hiệp Châu Âu. Đại diện phòng thương mại Ý – Nga, Stefano Maggi, cho biết thêm là « 10 triệu liều sẽ được sản xuất từ 01/07/2021 đến 01/01/2022 ». Đây là thỏa thuận đầu tiên về việc sản xuất vac-xin Sputnik trong Liên Hiệp Châu Âu. Chính quyền Nga đã cho biết sẵn sàng cung cấp cho các nước châu Âu 50 triệu liều Sputnik V kể từ tháng 6/2021. Publicité

(AFP) – Tổng thống Mỹ Biden bổ nhiệm hai phụ nữ làm chỉ huy quân đội. Theo thông báo được đưa ra hôm qua, 08/03/2021, Jacqueline Van Ovost, thuộc không quân Mỹ, phụ nữ duy nhất trong hàng tướng 4 sao của quân đội Mỹ, được bổ nhiệm làm chỉ huy Transcom, phụ trách khâu vận chuyển hậu cần. Còn Laura Richarson, tướng 3 sao của bộ binh sắp được gắn 4 sao, sẽ điều hành ban chỉ huy Southcom, bao trùm toàn bộ khu vực Trung Mỹ và châu Mỹ Latinh. Nếu việc bổ nhiệm được thông qua, đây sẽ là người phụ nữ thứ hai và thứ ba nắm giữ những vị trí cao trong quân đội Mỹ. Người thứ nhất là Lori Robinson, từng chỉ huy Northcom, về hưu từ năm 2018. Tổng cộng, quân đội Mỹ có 11 bộ chỉ huy, đều do các tướng 4 sao điều hành.

(Reuters) – Nga dự kiến một hội nghị về Afghanistan. Truyền thông Nga ngày 09/03/2021 trích dẫn thông tin từ bộ Ngoại Giao cho biết cuộc họp dự kiến được tổ chức vào ngày 18/03, nhưng không cho biết rõ chi tiết các bên tham gia. Một kế hoạch hòa bình cho Afghanistan được Mỹ phác thảo đề nghị thay thế chính phủ hiện nay bởi một chính quyền chuyển tiếp. Dự thảo kế hoạch này đề xuất thông qua một Hiến pháp mới và tổ chức bầu cử, đồng thời ban hành một lệnh ngừng bắn dưới sự giám sát của một ủy ban chung. Đặc sứ Mỹ Zalmay Khalilzad kêu gọi các bên ngồi lại bàn đàm phán, nhưng đã bị cả phe chính phủ lẫn Taliban bác bỏ. Hiện có khoảng 9.600 binh sĩ NATO, trong đó có 2.500 lính Mỹ, được triển khai tại Afghanistan.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-10-3-dai-loan-noi-bac-kinh-nen-chap-nhan-thuc-te.html

Mỹ: Donald Trump kêu gọi cử tri đừng góp quỹ cho đảng Cộng Hòa

 RFI

Cựu tổng thống Donald Trump phát biểu tại đại hội thường niên của phe bảo thủ Mỹ (CPAC) ngày 28/02/2021 tại Orlando, Florida, Hoa Kỳ.
Cựu tổng thống Donald Trump phát biểu tại đại hội thường niên của phe bảo thủ Mỹ (CPAC) ngày 28/02/2021 tại Orlando, Florida, Hoa Kỳ. REUTERS - JOE SKIPPER
Minh Anh
3 phút

Tiền bạc đang làm cho mối quan hệ giữa đảng Cộng Hòa và Donald Trump căng thẳng. Cựu tổng thống Mỹ, hiện được cho là ứng viên sáng giá nhất trong đảng Cộng Hòa trong cuộc tranh cử tổng thống 2024, tuyên bố từ chối cho đảng này dùng tên ông để gây quỹ vận động.

Hôm qua, 08/03/2021, ông Donald Trump còn kêu gọi cử tri của ông không nên góp một xu nào cho đảng Cộng Hòa, mà chuyển thẳng tiền vào quỹ của ông.

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten giải thích :

« Đây là thông báo gần như mang tính thóa mạ, giống như những dòng Tweet cũ của ông: "Chớ đổ tiền cho những ai mang danh nghĩa đảng Cộng Hòa !" Donald Trump hôm qua đã kêu gọi các cử tri của ông, phần đông là cử tri của đảng Cộng Hòa, hãy góp tiền cho tổ chức của ông, có tên là "Cứu lấy nước Mỹ", chứ đừng góp quỹ cho những tổ chức của đảng Cộng Hòa.

Một thủ thuật mà ông biết rất rõ và đã có được thành công thế nào : Sau khi có kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, ông Trump từng kêu gọi gây quỹ để chống lại một cuộc bầu cử mà theo ông là có "gian lận". Trong vòng 8 tuần, ông đã thu được 255 triệu đô la.

Donald Trump chắc chắn dự đoán sẽ đạt thành công tương tự cho việc gây quỹ của ông trong tương lai và không có ý định chia sẻ nguồn lợi này. Đảng Cộng Hòa đáp lại rằng họ có quyền sử dụng tên của ông dựa theo tu chính án thứ nhất, bảo đảm quyền tự do ngôn luận trong các bài phát biểu chính trị, và họ rất có thể sẽ tiếp tục làm điều đó.

Sự việc cho thấy rõ những căng thẳng ngày càng lớn giữa đảng Cộng Hòa và cựu tổng thống Mỹ, mà một số người đánh giá là kẻ vô ơn, bởi vì chính nhờ vào các lá phiếu của đảng Cộng Hòa mà Donald Trump đã được trắng án trong phiên xử truất phế ông cách đây một tháng. » 

Miến Điện : Trường kỳ kháng chiến để lật đổ tập đoàn quân sự

 RFI - ĐIỂM BÁO

Váy của phụ nữ trở thành một công cụ kháng chiến của người dân Miến Điện, nhằm cản đà tiến của cảnh sát, quân đội. Ảnh chụp ngày Quốc Tế Phụ Nữ 08/03/2021 tại Rangoon, Miến Điện.
Váy của phụ nữ trở thành một công cụ kháng chiến của người dân Miến Điện, nhằm cản đà tiến của cảnh sát, quân đội. Ảnh chụp ngày Quốc Tế Phụ Nữ 08/03/2021 tại Rangoon, Miến Điện. AP
Thu Hằng
11 phút

Sáu tuần kể từ khi quân đội Miến Điện đảo chính, trấn áp, bắn đạn thật vào người biểu tình khiến hơn 50 người chết, “phong trào kháng chiến đang hình thành”, theo nhật báo Le Monde sau cuộc phỏng vấn qua điện thoại với “Docteur Sasa” (Bác sĩ Sasa), một nhà đấu tranh hoạt động bí mật, thuộc dân tộc Chin, một trong năm dân tộc đông nhất ở Miến Điện.

“Bác sĩ Sasa” trở thành “đặc phái viên” bên cạnh Liên Hiệp Quốc sau quyết định bổ nhiệm của một Ủy ban Đại điện Quốc Hội (Committee Representing Pyidaungsu Hluttaw, CRPH) khẳng định là cơ quan hợp pháp duy nhất sau cuộc bầu cử lập pháp ngày 08/11/2020, mà đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân Chủ (LND) giành chiến thắng áp đảo. Ủy ban Đại điện Quốc Hội do 4 bộ trưởng của chính quyền dân sự bổ nhiệm, ban đầu có 17 thành viên đều là nghị sĩ của đảng LND, hiện sống bí mật, có nguy cơ bị bắt và chịu án tử hình vì tội “phản bội”.

Cuộc kháng chiến của CRPH được hình thành vì, theo bác sĩ Sasa, “giới tướng lĩnh đã tuyên chiến với chúng tôi và quân đội tự cho quyền giết người ! Vì thế chúng tôi phải chiến đấu chống chính quyền bất hợp pháp xuất phát từ cuộc đảo chính và tìm giải pháp thay thế chính quyền hiện tại.

Theo Le Monde, dường như CRPH đã lập được mạng lưới hoạt động ở nhiều xã, thành phố lớn, nhờ phối hợp với giới công chức trong bộ máy quản lý hành chính ở các cấp địa phương. “Chiến tranh tiêu hao” chống tập đoàn quân sự bắt đầu hình thành, trước tiên là với “một chính phủ tạm quyền sắp được thông báo thành lập”, theo “Bác sĩ Sasa”. Trong giai đoạn 2, họ “sẽ thành lập một quân đội liên bang tập hợp mọi thành phần dân tộc khác nhau của Miến Điện”

Gương mặt đại diện ngoại giao mới của cuộc kháng chiến “kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ về chính trị, kinh tế” và “ban hành trừng phạt nhắm vào các tướng lĩnh đang cầm quyền”“Bác sĩ Sasa”  kêu gọi tổng thống Pháp Emmanuel Macron hỗ trợ cho “quân đội liên bang tương lai”, kêu gọi “tập đoàn dầu khí Total, đang có mặt ở Miến Điện, ngừng hợp tác kinh tế với chế độ”.

Kháng chiến : Nhiệm vụ khó khăn từ kế hoạch đến thực địa

Rất khó xác định được quy mô của CRPH trên thực địa. Ủy ban Đại điện Quốc Hội gửi thư kêu gọi các chính quyền địa phương gia nhập phong trào và không tuân lệnh của chính quyền được hình thành sau cuộc đảo chính. “Cuộc nổi dậy” sẽ cho thấy “sự đoàn kết của mọi nhóm dân tộc chống lại quân đội”. Một kế hoạch có vẻ lạc quan, theo nhật báo Le Monde, vì chưa bao giờ chính quyền quân sự hay dân sự tập hợp được cùng dưới một ngọn cờ 135 dân tộc của Miến Điện kể từ khi độc lập năm 1962.

Hoạt động của mạng lưới CRPH được giữ bí mật tuyệt đối và được tổ chức chặt chẽ : Ở mỗi cấp, một người chỉ biết duy nhất cấp trên trực tiếp của mình. Những người tham gia kháng chiến không gặp gỡ trực tiếp và chỉ trao đổi trên mạng xã hội… Hiện tại vẫn có nhiều băn khoăn về quy mô của tổ chức, về chiến lược lâu dài. Nhưng ít nhất, tại những địa phương đã có chi nhánh của CRPH, phần lớn người dân ủng hộ và tôn trọng những quyết định của CRPH, “rất nhiều công chức ngừng làm việc cho chế độ quân sự, mà thực chất là ngầm hoạt động cho CRPH”.

Không một nhà quan sát nào dám dự đoán bên nào sẽ thắng, nhưng “CRPH sẽ có nhiệm vụ rất khó khăn”, theo nhận định với Le Monde của một người ẩn danh tại Rangoon.

Miến Điện : Cách mạng váy và quần áo lót

Người biểu tình Miến Điện tiếp tục sử dụng những phong tục, tín ngưỡng để kháng chiến. Sau cách gõ xoong nồi thường được sử dụng để đuổi tà ma nhằm báo động người lạ hoặc cảnh sát đến bắt người vào ban đêm, họ làm “cách mạng longyi”, theo báo Libération.

Tín ngưỡng lâu đời này cấm đàn ông bước dưới trang phục mà phụ nữ mặc ở phần dưới cơ thể, vì sẽ mất sức mạnh nam tính và mọi bất hạnh sẽ đổ lên đầu họ. Tín ngưỡng này bây giờ là một cách đấu tranh của người dân. Gần như trên khắp cả nước, váy, quần, đồ lót của phụ nữ được giăng trên cao và “ngăn được đáng kể đà tiến của quân đội”, vì họ phải gỡ hết quần áo đó xuống. Nhờ vậy mà người biểu tình có thời gian chạy trốn, trong trường hợp xảy ra bạo lực.

Giáo hoàng và chuyến tông du đoàn kết tôn giáo

Báo chí Pháp cũng không quên tổng kết chuyến tông du Irak của giáo hoàng Phanxicô từ ngày 05 đến ngày 08/03.

Le Monde thuật lại ngày làm việc thứ ba trong chuyến tông du của giáo hoàng ở Karakoch và Mossoul, hai thành phố bị tàn phá nặng nề nhất dưới tay của Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo, trong bài viết : “Tại Irak, giáo hoàng giữa đống hoang toàn mà Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo để lại”.

Còn theo bài xã luận, chuyến tông du là “thông điệp hy vọng của giáo hoàng tại Irak” sau thảm kịch tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo chiếm đến 1/3 diện tích quốc gia Trung Đông này vào tháng 06/2014, khiến hơn 120.000 giáo dân tại Mossoul, tỉnh Ninive phải sơ tán và vụ tàn sát, bắt cóc hàng chục nghìn người Yezidi. Ngoài ra, giáo hoàng Phanxicô còn kêu gọi sự bao dung, tính đa dạng, tư cách công dân và công lý từ giới chức chính trị và tôn giáo ở Irak.

Giải thích trong chuyến bay từ Irak trở về, giáo hoàng cho biết “phải tiến về phía trước với những tôn giáo khác”, dù tiến về phía Hồi Giáo sẽ cần đến “thời gian” và chấp nhận “rủi ro”, theo nhật báo Le Figaro trong bài viết : “Từ Irak trở về, giáo hoàng giải thích cử chỉ chìa bàn tay với Hồi Giáo”. Đối với giáo hoàng, việc ký văn kiện về “Tình bằng hữu của con người vì hoà bình thế giới”, cũng như gặp giáo chủ Al Sistani, là “một bước đầu” trên “con đường bác ái” của Giáo Hội và Hồi Giáo.

Nhật báo Công Giáo La Croix, trong mục “Tranh luận”, đưa ra hai ý kiến của hai chuyên gia.: Một người cho rằng giáo hoàng đã gieo được sự tôn trọng, đoàn kết và hy vọng. Còn một ý kiến khác cho rằng chính Nhà nước Irak cần cải tổ để có được hòa giải.

Covid-19 : Pháp tăng tốc tuyên truyền tiêm chủng 

Le Monde nhắc lại chính phủ Pháp đã làm công tác truyền thông trong suốt cuối tuần vừa qua về mục tiêu “ít nhất 10 triệu người được tiêm chủng từ nay đến giữa tháng Tư” và 20 triệu người đến giữa tháng Năm.

Một chủ đề khác liên quan đến tiêm chủng được Le Monde nhắc đến là “Vac-xin: bác sĩ đa khoa trước nghi ngờ của bệnh nhân”. Họ phải thuyết phục được bệnh nhân sử dụng vac-xin của AstraZeneca. Đây là một công việc không phải dễ dàng, bác sĩ phải huy động từ uy tín đến khả năng thuyết phục. Vậy mà trong tuần 08-14/03, họ lại không nhận được những liều vac-xin cần thiết, vì vac-xin sẽ chỉ được dành cho các hiệu thuốc. Le Figaro phản ánh Nỗi tức giận của bác sĩ trước sự bê bối của chiến dịch tiêm chủng”.

Nhật báo kinh tế Les Echos nêu tình trạng ở vùng “Ile-de-France gần với mức báo động”, với số ca nhiễm mới không ngừng tăng từ hai tuần nay, số giường hồi sức còn trống đang giảm dần với gần 1.000 bệnh nhân. Một tuần gay go đang chờ trước mắt : khoảng 40% số ca phẫu thuật đã bị hoãn để có thêm được 1.600 giường hồi sức cho bệnh nhân Covid-19.

Hiện giờ, biến chủng Anh chiếm phần lớn số ca nhiễm trên toàn nước Pháp. Điều này đặt ra “những cái “bẫy” của biến chủng Anh ở bệnh viện”, theo bài viết của La Croix. Vì bệnh nhân Covid-19 ngày càng trẻ hơn trước, nghĩ là có sức khỏe tốt nên đôi khi họ thở khó khăn nhưng lại không nhận ra. Cho đến khi phải nhập viện, họ đã ở gần mức giới hạn khả năng của mình.

Tình hình tại nước láng giềng Ý cũng không khả quan, “Ý lại sắp bị phong tỏa”, theo Les Echos. Quốc gia bị dịch tác động nặng thứ hai tại châu Âu vượt ngưỡng 100.000 người chết. Số ca nhiễm mới lại tăng trở lại, từng vượt con số 142.000 ca trong vòng 24 giờ. “Phong tỏa” như là một từ “húy” từ mùa hè 2020 để tránh làm mất tinh thần người dân, giờ trở thành khó tránh khỏi, dù chính phủ tăng cường biện pháp hạn chế ở những vùng dịch nghiêm trọng.

Samuel Paty, nạn nhân của một lời nói dối giết người”

Một chủ đề thời sự Pháp khác được chú ý là vụ sát hại nhà giáo Samuel Paty có thêm tình tiết mới. Theo Le Figaro, “Samuel Paty, nạn nhân của một lời nói dối giết người”.

Lời nói dối đó lại do chính học sinh của ông đưa ra. Nữ sinh 13 tuổi, học trò của ông, không có mặt trong buổi dạy về tự do ngôn luận mà một trong những minh họa được giáo viên Paty đưa ra là tranh châm biếm nhà tiên tri Mohammed. Từ lời nói dối vì sợ bị bố phạt, học sinh này đã khơi mào cho cả một chiến dịch phỉ báng, đe dọa nhà giáo trên mạng xã hội và kết cục là ông bị một thanh niên xa lạ, cuồng tín, đâm chết.

Meghan Markle “tính sổ” với hoàng tộc Anh

Cuộc phỏng vấn Harry và Meghan, được đài truyền hình Mỹ CBS phát vào ngày 07/03, được báo chí Pháp nhận định như một vụ tính sổ của Meghan với Điện Bukingham.

Meghan Markle cho rằng cô từng là nạn nhân kỳ thị chủng tộc, là “tù nhân” ngay trong hoàng gia Anh, trước khi sinh con trai đầu lòng. Người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Mỹ, Oprah Winfrey, cũng là bạn thân của cặp đôi Harry/Meghan, được chọn để họ thổ lộ “chuyện thâm cung bí sử”, mối quan hệ “cơm không lành, canh chẳng ngọt” giữa nữ diễn viên Mỹ và hoàng gia Anh.

Trên trang nhất, Le Monde đưa tin “Điện Burkingham dưới ngọn lửa cáo buộc” và coi “Harry và Meghan là cơn bão hoàng gia mới” trong bài viết bên trang trong. Bài phỏng vấn Meghan Markle “ làm hoàng tộc Anh choáng váng”, theo nhật báo kinh tế Les Echos. Tương tự, La Croix đưa tin “hoàng tộc Anh bị lay chuyển vì cáo buộc phân biệt chủng tộc của Harry và Meghan”. Hiện tại, hoàng gia Anh vẫn chưa lên tiếng về những tiết lộ trên. 

Vợ chồng Harry kể với Oprah về những 'đau khổ' trong đời sống Hoàng Gia Anh

 BBC

Prince Harry and Meghan, Duchess of Sussex, being interviewed by Oprah Winfrey

Cuộc phỏng vấn rất được mong đợi của Công tước và Nữ Công tước xứ Sussex với gương mặt nổi tiếng trên truyền thông Mỹ Opera Winfrey, đã được phát sóng tại Hoa Kỳ.

Trong cuộc phỏng vấn, hai vợ chồng Hoàng tử Harry chia sẻ câu chuyện về cuộc sống trong Hoàng Gia Anh.

Harry và vợ 'chào nhé' hoàng gia Anh?

Họ nói về quan hệ với các thành viên khác trong Hoàng Gia, về sự phân biệt chủng tộc, và về việc họ đã phải chịu đựng về mặt tâm lý, tinh thần nhiều tới mức nào.

Hầu hết suốt cuộc phỏng vấn là do Meghan nói chuyện với Oprah, còn Harry về cuối mới tham gia trả lời.

1. Thảo luận về việc 'con của Meghan có lẽ sẽ có' nước da sẫm màu tới mức nào

Một trong những cáo buộc nặng nề nhất được nêu ra trong buổi phỏng vấn là đã có một số cuộc trao đổi trong phạm vi gia đình hoàng tộc về việc con của Meghan và Harry sẽ có nước da sẫm tới mức nào.

"Trong những tháng đó, khi tôi có bầu, đã có những bận tâm và những trao đổi về việc làn da của đứa bé sẽ sẫm tới đâu khi nó chào đời," Meghan nói.

Cô nói những cuộc trao đổi đó diễn ra với Harry, rồi Harry kể lại cho cô. Cả hai người đều từ chối nói ai trong hoàng gia là người đã nói chuyện này.

"Cuộc nói chuyện đó, tôi sẽ không bao giờ kể ra," Harry nói. "Vào thời điểm đó thì nó thật là kỳ cục. Tôi thấy hơi sốc."

Harry cũng nói rằng anh cảm thấy bị tổn thương khi gia đình anh không bao giờ nói chuyện thẳng thắn về "màu da thuộc địa" trên các dòng tin chính, các bài tường thuật trên truyền thông.

2. Kate 'khiến Meghan khóc' - chứ không phải là chuyện ngược lại

Một câu chuyện được lan truyền trên báo chí hồi vài năm trước, đó là chị dâu của Harry là Nữ Công tước xứ Cambridge đã bị Meghan khiến cho bật khóc trong thời gian chuẩn bị hôn lễ, do hai người bất đồng về trang phục váy áo của bé gái phù dâu.

Nhưng Meghan nói với Oprah rằng thực tế là ngược lại.

"Vài ngày trước hôn lễ, [Kate] buồn bực về váy áo dành cho bé gái phù dâu và điều đó đã khiến tôi khóc," Meghan nói Kate sau đó đã xin lỗi, mua hoa và viết một tin nhắn làm lành.

"Tôi không nói về Kate để nhằm dèm pha chị ấy," Meghan nói. Cô nói Kate là "người tốt" và hy vọng cô ấy cũng muốn những câu chuyện sai được đính chính lại.

Catherine, Duchess of Cambridge and Meghan, Duchess of Sussex attend the Women's Singles Final of the Wimbledon Tennis Championships at All England Lawn Tennis and Croquet Club
Chụp lại hình ảnh,

Meghan nói Kate (trái) là người tốt

3. Meghan nói cô từng muốn tự vẫn nhưng bị từ chối giúp đỡ

Meghan nói về nỗi cô đơn khi cô gia nhập Hoàng Gia và bị mất đi quyền tự do của mình.

"Khi tôi bước chân vào gia đình đó thì đó cũng là lần cuối cùng cho tới tận khi tôi tới đây, tôi được nhìn thấy hộ chiếu, bằng lái xe, chìa khóa của mình," cô nói.

Cô nói rằng sức khỏe tâm thần của cô suy sụp tới mức cô "không còn muốn sống nữa".

"Tôi tới gặp Hoàng Gia và nói rằng tôi cần đi tới nơi nào đó để được trợ giúp, tôi nói rằng tôi chưa từng bao giờ cảm thấy như vậy, và tôi cần phải đi tới chỗ nào đó, thế rồi tôi được bảo rằng không thể, bởi làm vậy sẽ không tốt cho Hoàng Gia."

Cô nói cô đã tới gặp "một trong những người cao cấp nhất" trong Hoàng Gia và sau đó tới bộ phận nhân sự của Điện Buckingham. "Không có điều gì được làm cả," cô nói thêm.

4. Meghan nói chuyện với một trong những người bạn của Diana

Cái tên Công nương Diana xuất hiện nhiều lần trong suốt cuộc phỏng vấn, với việc có sự so sánh những nét tương đồng trong trải nghiệm của họ khi trở thành thành viên Hoàng Gia.

"Tôi thậm chí không biết nên trông chờ vào ai nữa," Meghan nói về thời điểm cô cảm thấy bị giằng xé. "Một trong những người mà tôi tìm tới, người đến nay vẫn tiếp tục là bạn, người bạn gái tâm tình, chính là một trong những người bạn thân của mẹ chồng tôi."

"Bởi vì còn ai khác có thể hiểu được thực sự những gì diễn ra bên trong?"

5. Harry cảm thấy 'thất vọng' về Thái tử Charles

Opera hỏi Hoàng tử Harry về mối quan hệ của anh với gia đình và đặc biệt là với cha anh, Hoàng tử xứ Wales, và anh trai, Công Tước xứ Cambridge.

Có thời điểm sau khi lùi khỏi vị trí là thành viên cao cấp của Hoàng Gia, Harry nói Charles "đã không nhận điện thoại của tôi nữa".

"Tôi thấy thực sự thất vọng, bởi ông ấy đã từng trải qua những điều tương tự, ông biết cảm giác đau đớn là thế nào, và Archie là cháu nội của ông."

"Thế nhưng đồng thời thì tất nhiên là tôi vẫn luôn yêu ông ấy, bởi đã có quá nhiều điều đau đớn xảy ra và tôi sẽ tiếp tục đặt một trong những ưu tiên hàng đầu của mình là nỗ lực hàn gắn mối quan hệ đó."

Về William, Harry nói anh rất yêu anh trai mình và họ đã cùng trải qua những đau khổ tột cùng. "Nhưng chúng tôi đi trên những con đường khác nhau."

6. Tuy nhiên, mối quan hệ của hai vợ chồng Harry với Nữ Hoàng là rất tốt đẹp

Harry nói anh có mối quan hệ "rất tốt" với bà nội và anh đã nói chuyện với bà nhiều hơn trong năm ngoái, gồm cả việc gọi điện thoại video cùng với Archie, nhiều hơn nhiều so với các cuộc gọi của anh trong những năm trước.

"Bà là tổng chỉ huy (colonel-in-chief) của tôi mà? Bà sẽ luôn ở vị trí đó."

Meghan cũng tán dương Nữ Hoàng và nói bà đã tặng cô một số đồ nữ trang rất đẹp trong lần đầu tiên cô tham gia một sự kiện chính thức chung với bà, và đã chia sẻ với cô một tấm chăn để giữ ấm khi đi du lịch cùng nhau.

Catherine, Duchess of Cambridge, Camilla, Duchess of Cornwall, Prince William, Duke of Cambridge, Prince Harry, Duke of Sussex, Queen Elizabeth II, Prince Charles, Prince of Wales and Meghan, Duchess of Sussex attend a reception to mark the fiftieth anniversary of the investiture of the Prince of Wales at Buckingham Palace on March 5, 2019 in London, England
Chụp lại hình ảnh,

Harry bác bỏ việc anh từng bị Nữ Hoàng 'ngó lơ' khi anh lui khỏi vị trí thành viên cao cấp của Hoàng Gia

7. Harry 'bị cắt nguồn tài chính'

Trong quý đầu tiên của năm 2020, Harry nói gia đình anh "thực tế là đã cắt nguồn tài chính đối với tôi".

Anh nói các thỏa thuận với Netfix và Spotify mà anh và Meghan đã ký để thực hiện các show và các chương trình podcast chưa bao giờ là một phần của kế hoạch nhưng "tôi đã phải trả chi phí an ninh cho chúng tôi".

"Nhưng tôi có những gì mà mẹ để lại cho mình; nếu không có chỗ đó, có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ có thể trang trải được như vậy."

Hai vợ chồng tiết lộ rằng sau khi họ bị cắt nguồn tài chính, tỷ phú người Mỹ, cũng là một trùm truyền thông, Tyler Perry, đã cung cấp cho Harry và Meghan nhà ở và bảo vệ an ninh hồi năm ngoái, khi họ chuyển từ Canada tới nam California.

8. Sự thật đằng sau một bức ảnh

Meghan nói rằng vào buổi tối hôm đó sau khi cô nói với Harry rằng cô cảm thấy muốn tự tử, họ đã dự một sự kiện chính thức tại nhà hát Hoàng Gia Royal Albert Hall ở London.

Meghan nói về một bức ảnh đã ám ảnh cô, bởi đó là bức ảnh khiến cô nhớ lại chuyện cũ.

Cô nói một người bạn đã bình luận rằng trông hai người thật tuyệt vời. Nhưng cô nói thêm, "Bức ảnh đó, nếu phóng to ra, tôi sẽ nhìn thấy là anh ấy nắm chặt tay tôi tới mức nào," cô nói với Oprah với tâm trạng đầy xúc động.

"Chúng tôi mỉm cười và làm phần việc của mình, nhưng cả hai chúng tôi đều chỉ là đang cố gắng làm vậy. Mỗi khi ánh đèn rời khỏi lô ghế ngồi Hoàng Gia, tôi lại rưng rưng lệ."

Prince Harry, Duke of Sussex and Meghan, Duchess of Sussex attend the Cirque du Soleil Premiere Of "TOTEM" at Royal Albert Hall on January 16, 2019 in London, England.
Chụp lại hình ảnh,

"Bạn không biết được là đang có những gì diễn ra với ai đó ở đằng sau cánh cửa khép kín," Nữ Công tước nói

9. Meghan 'không tìm hiểu chút gì' về Hoàng Gia

Nói về lần đầu tiên gặp Nữ Hoàng, Meghan nói rằng cô đã rất ngạc nhiên khi biết cô cần phải làm động tác nhún chân chào.

Cô nói cô nghĩ đó chỉ là một phần của nghi lễ phô trương chứ không xảy ra bên trong nội bộ gia đình Hoàng Gia.

Cô kể là đã phải nhanh chóng tập cách nhún chân trước khi có bữa ăn trưa ngẫu hứng với Nữ Hoàng.

"Tôi nói, 'đó là bà nội của anh mà,'" Meghan nói. "Anh ấy trả lời, 'Đó là Nữ Hoàng.'"

Meghan nói thêm rằng cô đã không tìm hiểu gì về Hoàng Gia trước khi bước chân vào đó, và nói cô chưa bao giờ tìm kiếm thông tin về chồng mình trên mạng trong thời gian họ hẹn hò.

10. Họ thực sự đã kết hôn ba ngày trước hôn lễ

Hàng triệu người đã theo dõi cảnh Harry và Meghan kết hôn tại Điện Windsor hồi 2018, nhưng cặp đôi tiết lộ rằng họ thực sự đã được Tổng Giám mục Canterbury làm lễ thành hôn trong một buổi lễ đơn giản ba ngày trước đó.

"Chúng tôi gọi cho Tổng Giám mục và nói rằng, "thế này, buổi lễ huy hoàng ấy là dành cho thế giới, nhưng chúng tôi muốn có lễ kết hôn giữa chúng tôi, chỉ hai chúng tôi ở khuôn viên sân sau của ngài."

Prince Harry, Duke of Sussex, Meghan, Duchess of Sussex and their baby son Archie Mountbatten-Windsor meet Archbishop Desmond Tutu and his daughter Thandeka Tutu-Gxashe at the Desmond & Leah Tutu Legacy Foundation during their royal tour of South Africa on September 25, 2019
Chụp lại hình ảnh,

Archie sẽ tròn hai tuổi vào tháng Năm

11. Câu nói ưa thích của Archie là 'hãy lái xe an toàn'

Harry nói về cậu con trai nhỏ Archie và niềm vui khi anh đưa con đi đạp xe đạp. Cuộc phỏng vấn có dùng một video clip cậu bé lẫm chẫm chạy chơi trên bãi biển cùng cha mẹ.

Harry nói rằng mỗi khi có ai rời nhà, cậu bé luôn nói với họ là "hãy lái xe an toàn".

12. Và... sẽ là bé gái

Hai vợ chồng xác nhận rằng họ đang chờ đón một bé gái chào đời vào mùa hè này.

Harry nói điều đó thật là "tuyệt vời" và nói thêm, "Bạn còn có thể mong muốn gì hơn nữa?" nhưng nói họ sẽ chỉ sinh hai con.

Vào cuối cuộc phỏng vấn, Oprah hỏi liệu Meghan có đạt cái kết viên mãn với Hoàng tử Harry hay không. "Tốt đẹp hơn bất kỳ câu chuyện cổ tích nào mà bạn từng đọc," cô đáp. 

Điện Buckingham lên tiếng về cáo buộc từ phỏng vấn của Harry và Meghan

 "Harry, Meghan và Archie sẽ luôn là thành viên được yêu thương cùa gia đình."

Tác động của cuộc phỏng vấn

Cuộc phỏng vấn phát tại Hoa Kỳ trên đài CBS hôm 07/03 và được kênh ITV của Anh mua lại để phát lúc 21:00 giờ London hôm 08/03 đã thu hút và chia rẽ dư luận, báo chí Anh với mức độ chưa từng có.

Meghan Markle, cháu dâu của Nữ hoàng Elizabeth II đã trả lời bà Oprah Winfrey tại California, nêu ra các cáo buộc nghiêm trọng như tệ phân biệt chủng tộc với cô, một người có cha da trắng, mẹ da đen.

Buckingham Palace
Chụp lại hình ảnh,

Điện Buckingham "gặp khủng hoảng lớn" - the các báo Anh

Ngoài ra, trong cuộc phỏng vấn mà một số báo Anh gọi là "bom tấn dội liên tiếp xuống Điện Buckingham", Meghan đã kể có lúc cô "không còn muốn sống", vì bị ảnh hưởng sức khoẻ tâm thần nặng nề trong bốn năm ở London, làm dâu Hoàng gia Anh.

Sau đó, vào khoảng giữa cuộc phỏng vấn, Hoàng tử thứ của Thái tử Charles đã gia nhập cuộc trò chuyện.

Cầm tay vợ, Harry kể lại cuộc sống trong Hoàng gia như "bị giam cầm", và nói cha anh, Thái tử Charles đã "bỏ quên con", thậm chí không còn nhận điện thoại từ nhiều tháng qua.

Kể từ khi Harry và Meghan bỏ nước Anh sang Canada rồi về California sống từ tháng 3/2020, nguồn tài chính và mọi tước vị trong quân đội, trong các quỹ từ thiện mà Hoàng tử Harry được trao, đã bị tước đi.

Harry nói Hoàng gia đã "cắt bỏ" hết quan hệ với Anh bất chấp anh vẫn luôn thương yêu họ.

Theo nhà báo Jonny Dymond viết trên trang BBC News về hội chứng "lồng vàng" của Hoàng gia bị hai người trẻ "rung đập", thì Hoàng gia bị chê trách nặng nề.

Các thành viên Hoàng tộc "là những cá nhân không biết chăm lo cho ai, sống vô cảm (unfeeling individuals), luôn sợ hãi" bị báo chí công kích.

"Lời tố cáo vẽ ra chân dung tồi tệ của cả các nhân viên, tùy tùng trong cung điện. Cả định chế (institution) này bị trình bày như là không biết rút ra bài học gì từ thời Công nương Diana, người mẹ chết trẻ của hai hoàng tử Harry và William.

Nữ công tước (Meghan) thì quả là một nhà hùng biện tuyệt vời, và tỏ ra là tay nữ cao thủ đáng gờm ai khôn hồn thì đừng gây sự (nguyên văn: a very bad woman to pick a fight with). Còn Harry, có vẻ như mới được tự do, nói khá trôi chảy.

"Đây là nhát dao đâm thẳng vào tim Hoàng gia", nhà báo BBC viết.

Theo ông thì: "Meghan ra các đòn nặng nhất. Hoàng gia sẽ nói gì về cáo buộc rằng một thành viên không nêu tên ở đây đã có tuyên bố về màu da của cháu bé (Archie) khi cháu chưa ra đời? Thật là nhức óc. "

"Nhưng bên cạnh những đau đớn và giận dữ toát ra từ lời Nữ công tước, còn có cả lời Harry lên án toàn bộ Định chế (Hoàng gia). Anh gợi ý đây là một định chế đã hết biết thay đổi, vô cảm, và không biết bày tỏ tình thương."

Truyền thông Anh cũng cho hay Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã lên tiếng ủng hộ Harry và Meghan "dám bước tới, nói những vấn đề quan trọng về sức khoẻ tâm thần".

Các báo nói gì?

Cuộc phỏng vấn đã thu hút 1́7 triệu người xem kênh CBS tại Hoa Kỳ.

Các báo Anh khá chia rẽ về việc "tin hay không lời kể" của Harry, và nhất là Meghan, cũng như ủng hộ họ, hay lên án họ tới mức nào.

Một số báo thiên hữu như Daily Telegraph chạy trang nhất dòng chữ "Phụng sự là tất cả" (Duty means Everything), hàm ý chê trách ai đã gia nhập Hoàng tộc là phải chấp nhận làm việc, phụng sự.

Trong cuộc phỏng vấn, Meghan than phiền về những lúc mệt mỏi, thậm chí gần suy sụp vì phải đi lễ lạt, tiếp tân liên tục.

Tờ báo nhắc lại lời Nữ hoàng Anh tại diễn văn về Khối Thịnh vượng chung đầu tuần nhấn mạnh sự hàn gắn trong gia đình.

Tờ The Sun thì nhấn vào ý Meghan "Có lúc muốn tự vẫn".

The Duke and Duchess of Sussex with their son Archie
Chụp lại hình ảnh,

Tranh cãi 'Vì sao Archie không có tước vị Hoàng tử' gây xôn xao dư luận Anh - Mỹ

Trang báo thiên tả The Guardian thì viết "Cung điện rơi vào khủng hoảng sau cáo buộc phân biệt chủng tộc gây choáng".

Đài BBC, ngoài các tường thuật liên quan, có bài giải thích vì sao Archie Windsor, con trai Harry và Meghan "không phải là hoàng tử".

Theo một quy định từ đời vua George V năm 1917 thì các con trai của vua đều là hoàng tử, và con của họ sẽ là hoàng tử bé hoặc công chúa.

Nhưng theo nguyên tắc trưởng nam kế thừa -primogeniture- chỉ các con trai của hoàng tử trưởng mới có tước hoàng tử (prince) ngay khi chào đời.

Vì thế, dù là anh em, và cả hai đều là hoàng tử - con của Thái tử Charles - nhưng tước vị của con của William và Harry sẽ khác nhau.

Con trai của hoàng tử trưởng William là bé George có tước hoàng tử ngay sau khi sinh ra.

Còn Harry là con thứ nên con trai anh phải đợi khi cha của anh, Thái tử Charles lên ngôi vua, thì mới thành hoàng tử.

Các chi tiết này gây ra rất nhiều tranh cãi ở Hoa Kỳ và Anh khi Meghan cáo buộc Hoàng gia cố ý thay đổi thủ tục để không cho con cô, Archie Mountbatten-Windsor nhận tước hoàng tử.

Một số tờ báo và trang mạng xã hội nêu ý kiến chống Hoàng gia Anh còn suy diễn thêm rằng Archie không có tước hoàng tử "vì màu da có thể không đủ trắng", điều không có thật từ phỏng vấn.

Powered by Blogger.