Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ thăm Đài Loan TQ "choáng"

Saturday, September 5, 2020 // ,
Tiếp sau chuyến thăm của Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ và Chủ tịch Thượng viện Séc, đây sẽ là sự đả kích mạnh mẽ đối với chính quyền Trung Quốc.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Keith Krach
Các quan chức Đài Loan và Hoa Kỳ gần đây đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến và Hoa Kỳ đã đề xuất một nền tảng đối thoại cấp cao mới mang tên “Đối thoại Kinh tế và Thương mại Đài Loan-Hoa Kỳ” (Economic and Commercial Dialogue). Chỉ huy thứ ba của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, thứ trưởng phụ trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường, Keith Krach sẵn sàng đích thân dẫn đầu một phái đoàn tới Đài Loan. Nếu điều này xảy ra, ông sẽ là quan chức cấp cao thứ hai của Hoa Kỳ thăm Đài Loan trong năm nay sau Bộ trưởng Y tế, và là cấp cao nhất có chuyến thăm Đài Loan của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Sau khi Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đài Loan Vương Mỹ Hoa và Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Châu Á và Thái Bình Dương David Stilwill có cuộc họp trực tuyến vào ngày 31/8, ông Stilwill thông báo rằng hai bên sẽ tổ chức “Đối thoại Kinh tế và Kinh doanh Đài Loan-Hoa Kỳ”, do ông Keith Krach chủ trì. Đây là cấp độ ngoại giao cao nhất trong lịch sử đối thoại kinh tế và thương mại Đài Loan – Hoa Kỳ.
Thời báo Liberty Times đưa tin vào ngày 2/9 rằng Bộ Ngoại giao Đài Loan đang thảo luận về các chi tiết của cuộc đối thoại với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Được biết ông Krach dự định đích thân dẫn đầu một phái đoàn đến Đài Loan, hai ben hiện đang lên kế hoạch cho chuyến thăm này và tiến độ tổng thể là khá nhanh. Nếu việc thu xếp suôn sẻ, một cuộc họp có thể được tổ chức trong tháng này.
Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar đã đến thăm Đài Loan vào tháng trước, đây là quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ đã đến thăm Đài Loan kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa Đài Loan và Hoa Kỳ chấm dứt vào năm 1979.
Khi Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đài Loan Vương Mỹ Hoa tham dự cuộc họp báo về ngành công nghiệp bán dẫn và điện tử của Đài Loan vào ngày 2/9, bà đã xác nhận với phóng viên rằng cuộc đối thoại sẽ được tổ chức nhanh hơn thỏa thuận thương mại Đài Loan-Hoa Kỳ. Giới quan sát cho rằng các chiến lược song phương và tái cấu trúc chuỗi cung ứng ở Hoa Kỳ sẽ là những vẫn đề trao đổi chuyên sâu. Chất bán dẫn, 5G… chắc chắn cũng sẽ là một trong những chủ đề trong cuộc đối thoại.
Điều này nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ coi Đài Loan là một đối tác chiến lược quan trọng và tăng tốc hợp tác với Đài Loan trên các khía cạnh kinh tế, công nghệ và địa chính trị để củng cố quan hệ đồng minh, đồng thời cũng gửi một tín hiệu rõ ràng tới Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đáng chú ý, trước đó, nhân vật cấp cao thứ hai của Cộng hòa Séc, Chủ tịch Thượng viện Miloš Vystrčil đã dẫn đầu đoàn đại biểu thăm Đài Loan. Tại đây, hai nước Đài Loan và Cộng hòa Séc cũng đã ký ba bản ghi nhớ hợp tác kinh tế (MOU).
Đài Loan thông báo rằng Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan và Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế Đài Loan, Văn phòng Kinh tế và Thương mại châu Âu, Nhật Bản, Hiệp hội Trao đổi Đài Loan và Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan, ngày 4/9 sẽ đồng tổ chức diễn đàn “Tái cấu trúc chuỗi cung ứng thúc đẩy khả năng phục hồi giữa các đối tác có cùng ý tưởng”.
Theo phân tích của giới quan sát, châu Âu và Nhật Bản đã tham gia cùng Hoa Kỳ và Cộng hòa Séc để hợp tác sâu sắc hơn với Đài Loan, dự kiến việc tách thế giới khỏi Trung Quốc sẽ được đẩy mạnh.

Chút sự thật về đụng độ Trung-Ấn trên biên giới

Tình hình biên giới Trung Quốc và Ấn Độ lại tiếp tục ghi nhận thêm nhiều căng thẳng mới, đặc biệt sau vụ xô xát vào vào đêm ngày 29/8 - rạng sáng ngày 30/8 vừa qua.
Ảnh: Tổng hợp.
Đội quân đặc biệt
Theo Reuters, vụ xô xát mới nhất tại biên giới Trung-Ấn đã khiến 1 thành viên gốc Tây Tạng thuộc đội đặc nhiệm Ấn Độ tử vong. Thông tin này đã hé lộ những điều ít biết về những binh sĩ thiện chiến ở vùng núi của Ấn Độ.
Dẫn lời ba quan chức Ấn Độ và hai thành viên gia đình nạn nhân, Reuters cho biết người tử vong là ông Tenzin Nyima, 53 tuổi. Ngoài ra, một lính khác cũng bị thương nặng trong vụ đụng độ gần hồ Pangong Tso ở phía tây Himalaya vào hai ngày cuối tuần qua vì lí do tranh chấp lãnh thổ.
Được biết, Nyima là một thành viên thuộc Đội Đặc nhiệm Tiền tuyến (SFF) với các thành viên chủ yếu đều là người Tây Tạng tị nạn và một số ít là người Ấn Độ. Năm 1959, hàng trăm nghìn người từ vùng tự trị Tây Tạng (Trung Quốc) đã tới Ấn Độ sinh sống.
Hiện tại, có ít thông tin được công khai về đội quân đặc biệt này ngoài thời điểm thành lập vào năm 1962, ít lâu sau chiến tranh biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Hai quan chức Ấn Độ ước tính đội quân có khoảng 3.500 nam giới.
Amitabh Mathur, một cựu cố vấn chính quyền Ấn Độ về vấn đề Tây Tạng, nhận định SFF là "một đội quân đột kích thiện chiến, đặc biệt trong bối cảnh chiến đấu trên núi và những chiến trường trên cao".
"Nếu tất cả quân số SFF được triển khai, tôi cũng không ngạc nhiên. Việc sử dụng SFF là hợp lí ở các vùng núi cao. Họ là những người leo núi và biệt kích đáng gờm".
Được biết, người Tây Tạng có gen khác biệt, giúp họ có thể thích nghi với địa hình khắc nghiệt. Sau nhiều thế hệ sinh sống ở vùng núi, họ có hệ tuần hoàn và tim mạch khỏe mạnh, có thể sinh sống và hoạt động hiệu quả ở độ cao mà người bình thường ít tới.
Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Ấn Độ chưa đưa ra bình luận về SFF.
Trung Quốc từ lâu đã coi sự hiện diện của cộng đồng người Tây Tạng ở Ấn Độ là mối nguy hiểm tới toàn vẹn lãnh thổ. Bắc Kinh coi Đạt Lai Lạt Ma - thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng - là một nhân vật ly khai nguy hiểm.
Trả lời báo chí vào ngày 2/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không biết liệu người Tây Tạng có đang chiến đấu vì Ấn Độ hay không, nhưng đưa ra cảnh báo: "Chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kì nước nào - bao gồm Ấn Độ - ủng hộ các hoạt động của phe ủng hộ ly khai ở Tây Tạng hoặc cung cấp cho họ bất kỳ sự hỗ trợ và không gian nào".
Đòi hỏi của người Tây Tạng
Theo các đoạn video được Reuters ghi nhận, nhiều người Tây Tạng đã bày tỏ sự tiếc thương đối với cái chết của Nyima. Thi thể của ông được đặt trong quan tài phủ bằng cờ Ấn Độ và cờ Tây Tạng trong ngôi làng Choglamsar ở vùng Ladakh của Ấn Độ.
Hai người thân và hai hàng xóm của Nyima nói một quan chức chính phủ Ấn Độ đã nói rằng ông Nyima "qua đời khi bảo vệ Ấn Độ". Quan chức này đề nghị giấu tên và yêu cầu không đề cập tới 33 năm cống hiến của Nyima trong SFF.
Các bức hình về quan tài và nghi lễ đám ma của người Tây Tạng đã được lan truyền trên các ứng dụng điện thoại của người Tây Tạng tị nạn ở Leh - thành phố lớn ở Ladakh - và tại Dharamshala ở miền bắc Ấn Độ.
Một số người nói rằng họ muốn cống hiến của người Tây Tạng được Ấn Độ công nhận.
"Chúng tôi tôn trọng Ấn Độ vì đã cho chúng tôi nơi ở, nhưng đây là thời điểm để nước này công nhận vai trò quan trọng của những người lính thuộc SFF," Lhagyari Namgyal Dolkar, một đại diện người Tây Tạng có người thân từng chiến đấu bên phe Ấn Độ trong cuộc đụng độ với Pakistan năm 1999, nói.
"Nếu một người lính Ấn Độ hi sinh, người đó sẽ được coi là liệt sĩ và nhận được sự hỗ trợ hào phóng từ chính phủ. Tại sao người Tây Tạng tại đây không nhận được đối xử tương tự?" - Dolkar nói.

CUỒNG TRUMP- CHỐNG TRUMP ! NÊN CUỒNG hay NÊN CHỐNG ?

 

Chân Tình  <====vs====>  Mưu đồ
Tôi không cuồng mà cũng chẳng chống! Cuồng làm gì khi tôi không sống bên nước Mỹ (đang sống bên nước Đức).
Còn chống ? Nếu là người có lương tâm thì phải dựa trên công bằng mà phán xét trung thực.
Tôi đứng trên phương diện người khách quan mà xem xét và đánh giá :
Trước cuộc bầu cử Mỹ hồi năm 2016, khi nghe các cuộc tranh luận (Debate) giữa ông Trump và Hillary, thì trước hết tôi thấy ông Trump là người ăn ngay nói thẳng, nói toạc móng heo, không vị nề khi biết đó là sự thật (sự thật của Hillary), vì vậy truyền thông báo chí Mỹ cũng như nước ngoài không ưa thích kiểu ăn nói này nên hùa nhau nói xấu, đến độ bịa đặt nói láo, để nói xấu ông ta.
Khi tôi đọc lịch sử và xem một số video nói về ông Trump, thì tôi có kết luận : Tuy bề ngoài tướng ông ta HUNG, nhưng ông lại có trái tim nhân hậu, nghĩa là ông "HUNG, NHƯNG KHÔNG ÁC", và tôi nghĩ, làm TT Mỹ không thể hiền được.
Ông học trong trường Thiếu Sinh Quân Mỹ, tôi nghĩ đó là " LÒ LUYỆN THÉP ", qua bao nhiêu năm trời luyện con người ông thành một nề nếp gương mẫu (tiếng Đức gọi là Vorbild).
Xem ông dạy các con của ông là kết luận được rồi. Đúng là một gia đình GƯƠNG MẪU !
Ngoài ra ông học trong trường Thiếu Sinh Quân, là phải học Chính trị- Quân sự, Chiến thuật..., chứ chẳng lẽ vô đó để học cua gái ?
Ông học và lấy bằng KINH DOANH:
Ra làm nghề kinh doanh, kết quả thành đạt và trở nên nhà Tỷ Phú Mỹ. Là đã trả lời khả năng của ông.
Năm 2016 tôi đã nói đến triết lý KINH TẾ QUYẾT ĐỊNH CHÍNH TRỊ. Ông Trump là người giỏi làm kinh tế, tất nhiên là ông sẽ làm cho dân giàu nước mạnh, giàu mạnh thì mới gọi là HÙNG CƯỜNG- VĨ ĐẠI, nghèo đói thì VĨ ĐẠI với ai ?
Sau gần 4 năm dưới thời TT Trump làm TT Mỹ, thì nước Mỹ giàu hay nghèo quý vi đã thấy, không ai tranh cãi được. Trong khi đó Obama đã làm cho nợ công lên đến 20 ngàn tỷ.
Nói về ba Hillary:
Các đài TV Đức quốc, đă truyền thanh- truyền hình nhiều lần trong những năm trước khi bà ứng cử TT Mỹ, rằng: Bà Hillary là mụ PHÙ THỦY.
Vẫn biết, trên đời này không ai ưa PHÙ THUỶ? chứ đừng nói chỉ tôi hay dân Mỹ.
Ngoài ra bà còn rất nhiều tội gian ác khủng khiếp ngay cả với những người làm việc dưới quyền của bà, thì thử hỏi đối với người dân, bà coi ra gì.
Từ những suy luận trên, đi đến kết luận và tôi đã viết một số bài phân tích trước cuộc bầu cử TT Mỹ hồi năm 2016, kết quả gần 4 năm qua đã trả lời đúng rất rất nhiều!
Còn bây giờ, chuẩn bị bầu cử nhiệm kỳ II thì sao?
Tôi thấy lần này có quá nhiều người ủng hộ TT Trump, mà cũng không ít người chống.
Trước kia không có nhiều youtube phổ biến như bây giờ, mà cũng không có nhiều bình luận gia viết bài như hiện nay. Cũng nhờ vậy, hy vọng mọi người đã đọc - nghe tất cả mọi diễn biến tại nước Mỹ. Do đó tôi không viết dông dài, kể thêm các khía cạnh làm gì nữa.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên điểm lại những yếu tố quan trọng để có quyết định phán xét công minh.:
Gần 4 năm qua TT Trump đã và đang làm rất nhiều việc lợi ích cho dân và Quốc gia Hoa Kỳ, mà các đời TT Mỹ trước đó không làm hoặc không làm được, trừ TT Reagan .
Về mặt đối ngoại, tuy nhiều nước là đồng minh, nhưng vì " TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ ", vì sự ganh tị, hóa ra ganh ghét mà người đời thường gọi là : "TRÂU CỘT GHÉT TRÂU ĂN", ghét thì ghét nhưng họ vẫn NỂ PHỤC .
Còn đối với các thế lực thù địch, thì trước hết là khủng bố coi như đã tạm yên ổn. Đối với 3 kẻ thù không đợi trời chung là csTQ- Bắc Hàn- Iran là trục tam giác, âm mưu nhận chìm nước Mỹ để thống trị thế giới, nhưng họ bị TT Trump thẳng tay trừng trị bằng nhiều chiến thuật đi đôi với biện pháp nên nay không còn hống hách như trước kia. Tuy nhiên, thằng TC mới chỉ ngất ngư chứ chưa phải liệt vị (chưa chết), nên TT Trump đã nghĩ rằng : Ngày nào còn csTQ là ngày đó thế giới chưa thể yên .
Điều quan trọng cho đất nước VN, mà tôi chưa thấy một bình luận gia hay chính trị gia nào nói đến là : Nếu không phải TT Trump làm TT Mỹ trong 4 năm qua, mà là Bill Clinton, Obama, Hillary hay Biden thì liệu vc có còn giữ được nước VN hay không, hay năm 2020 này sẽ là CHƯ HẦU của TC theo hiệp định HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ NĂM 1990 ?
Một số người tuyên truyền rằng TT Trump không chống cộng sản (trong đó có cả bọn trí thức thiên tả).
Chúng ta hãy nhìn xem: Trong gần 4 năm qua, TT Trump đã đánh TC tơi bời qua nhiều mặt trận và ngay cả Bắc Hàn- Iran cũng phải co cụm, vc thì biết đảng cs sắp đến ngày sụp đổ, nên theo phò TT Trump, vâng dạ, nịnh hót... đưa con cái - gia đình sang định cư bên Mỹ và các nước Tây Phương chờ ngày tẩu thoát.
Kế hoạch hàng đầu của TT Trump trong nhiệm kỳ 2 là phải đánh sập đảng csTQ ! VC thừa biết, nếu csTQ không còn, thì không còn chỗ dựa, vậy thì con đường ĐỊNH HƯỚNG CNXH SẼ TAN THEO MÂY KHÓI!
Một chế độ CHA CHUNG KHÔNG AI KHÓC, vậy mà đảng DC Mỹ lại chủ trương đưa Biden ra làm con bài thí để biến Hoa Kỳ thành một nước XHCN dưới những chiêu bài của cộng sản Marx- Lenin là :
- Tăng thuế (đây là một trong 10 điều trong chỉ tiêu thực hiện cscn.
Đánh thuế cao để dẹp tư bản, dẹp kinh tế cá thể, cs định nghĩa rằng: Kinh tế cá thể HÀNG NGÀY HÀNG GIỜ ĐỂ RA TỰ BẢN CHỦ NGHĨA.
- Phá thai (là của Chủ nghĩa vô thần)
- Bắt tay- bang giao với TC, đồng hoá với TC để thực hiện phương châm Marx- Lenin là: "VÔ SẢN TẤT CẢ CÁC NƯỚC LIÊN HIỆP LẠI". v.v... và v.v...
Nói chung những điều Biden đưa ra làm đề tài tranh cử TT Mỹ, chỉ xoay quanh đường lối theo XHCN.
Xét về đạo đức: Biden là một tên vô cùng độc ác, nhất là đối với Quân - Dân- Cán- Chính VNCH chạy trốn vc, xin được đến Mỹ để tị nạn năm 1975, nhưng Biden tuyệt đối chống, không chấp nhận cho người Việt chúng ta vào Mỹ tị nạn.
Về nhân phẩm : Biden đi dụ vợ người ta, cướp vợ người ta. Nay mai đây, ông chồng của bà ta sẽ cho xuất bản cuốn sách vạch trần sự xấu xa đê tiện đó của Biden, thì ông ta còn tư cách gì mà làm TT Mỹ?
Nói về tư cách của một Tổng Thống hàng đầu thế giới:
Nếu Biden làm TT Mỹ, với cách ăn nói, và gương mặt bệnh hoạn như vậy, khi ông ra nước ngoài đối thoại, thì người ta sẽ nghĩ thế nào về nước Mỹ, họ khinh thường hay kính trọng? Hỏi là đã trả lời!
Thiệt hại đó ai mang, nếu không phải là dân Mỹ !!!
Đây là hiện tượng suy tàn của đảng DC, có thể nói : PHẢI CHĂNG LÀ NGHIỆP BÁO?
Chẳng lẽ cả một đảng lâu đời, to lớn như vậy mà không có một nhân tài nào để đưa ra Lãnh đạo Quốc Dân và Thế Giới?
Tôi tin rằng, mọi người công dân Mỹ đã thấy rõ hiện tượng này, và sáng suốt quyết định tương lai của đất nước Hoa Kỳ, là TRÁI TIM CỦA THẾ GIỚI TỰ DO, và là tương lai của con cháu chúng ta .
Tôi không mơ Mỹ, không cuồng ông Trump, nhưng tôi mơ hai chữ TỰ DO !!!
Chính vì vậy, tôi mong nước Mỹ luôn luôn là TRÁI TIM CỦA THẾ GIỚI TỰ DO mà TT TRUMP -PENCE & ĐẢNG CH LÀ QUAN PHÒNG CHO TỰ DO .
Trân trọng kính chúc Quý Vị Người Mỹ và Người Mỹ gốc Việt sáng suốt quyết định lá PHIẾU CỬ TRI của mình và thật nhiều may mắn trong tương lai.
Trọng Dân
----------

Chứng khoán Mỹ ‘bứt phá kỷ lục’ - ông Trump ‘ghi điểm’ trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ



Chính vì “dám nói dám làm”, và là người thật sự “giữ lời hứa” với cử tri, ông Trump sẽ thắng! (Ảnh: Mark Wallheiser/Getty Images)
Chứng khoán Mỹ đã “bứt phá ngoạn mục”, là dấu hiệu cho thấy chiến thắng của Tổng thống Trump sẽ có ý nghĩa lớn đối với các nhà đầu tư, trong khi cách tiếp cận bằng việc áp đặt “một núi” các quy định và thuế mới sẽ “giết chết” việc làm từ ứng viên Biden đã “lộ rõ”.
Biden đang giành được vị trí dẫn đầu trước Tổng thống Trump trong cuộc khảo sát vào mùa hè. Tuy nhiên, bất chấp điều đó, người dân Mỹ đã thấy được những cải thiện đáng kể trong tất cả các lĩnh vực mà ông Trump xử lý, bao gồm vấn đề đại dịch viêm phổi Vũ Hán, vực dậy sự suy thoái của thị trường và nền kinh tế, cũng như phản ứng của ông đối với các cuộc biểu tình bạo động trong nước, vấn đề Hong Kong và chính sách ứng phó Trung Quốc quyết liệt của ông Trump.
Điều này đã bắt đầu mang lại hy vọng cho Tổng thống Trump để “ghi bàn” thêm bốn năm nữa trong Phòng Bầu dục; như Marko Kolanovic - chiến lược gia định lượng tại J.P. Morgan Chase & Co., nói rằng: “Các nhà đầu tư không nên bỏ qua khả năng lớn cho một kết quả như vậy”.
Chứng khoán Mỹ đột phá ngoạn mục
Thật vậy, cổ phiếu đã tăng vào ngày giao dịch gần cuối của tháng 8/2020 khi các ước tính trung bình của các cổ phiếu lớn kết thúc tuần ở mức cao. Mức tăng hôm thứ Sáu (28/8) đã đẩy Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones vào vùng tích cực trong năm. Trung bình 30 cổ phiếu công bố tuần khả quan thứ ba trong bốn tuần liên tiếp. S&P 500 và Nasdaq Composite đã có tuần tăng thứ 5 liên tiếp. Cụ thể :
S&P 500
S&P 500 đóng cửa tăng 0,67% trong ngày tăng thứ bảy liên tiếp ở mức đóng cửa kỷ lục mới, là ngày thứ 20 trong năm và là ngày đầu tiên tăng trên 3,5%.
Trong tuần trước, S&P 500 đóng cửa tăng 3,26%, là tuần tốt nhất kể từ ngày 2/7 và tuần tăng thứ 5 liên tiếp lần đầu tiên trong năm nay.
Trong tháng 8/2020, S&P 500 tăng 7,24%, là tháng tốt nhất kể từ tháng 4/2020.
S&P 500 đang trên đà tăng tốt nhất trong tháng 8 kể từ năm 1984 khi chỉ số này tăng 10,63%
Nasdaq Composite
Nasdaq Composite đóng cửa tăng 0,6%, là ngày tăng thứ sáu trong bảy ngày ở mức đóng cửa kỷ lục mới, là ngày thứ 40 trong năm.
Trong tuần trước, Nasdaq đóng cửa tăng 3,39%, là tuần tăng thứ 5 liên tiếp lần đầu tiên kể từ tháng 1/2020.
Trong tháng 8/2020, Nasdaq tăng 8,84%.
Dow Jones
Chỉ số Dow đóng cửa tăng 0,57%, là ngày tăng thứ sáu trong bảy ngày.
Trong tuần trước, chỉ số Dow đóng cửa tăng 2,59%, là tuần tăng thứ ba trong bốn tuần.
Trong tháng 8/2020, chỉ số Dow tăng 8,42%, là tháng tăng thứ năm liên tiếp.
Chỉ số Dow đang diễn ra trong tháng 8 là tháng tốt nhất kể từ năm 1984 khi mức trung bình tăng 9,78%.
Chỉ số Dow tăng 0,40% tính đến thời điểm hiện tại, sẽ là chỉ số khả quan cho năm 2020.
Nhóm cổ phiếu công nghệ của nước Mỹ tiếp tục tăng mạnh mẽ và liên tục lập các mức giá cao mới. Cổ phiếu công nghệ cao của Apple (AAPL) và Tesla (TSLA) đều tăng vọt sau khi chia tách cổ phiếu hôm thứ Hai (24/8), thiết lập mức cao kỷ lục mới.
Cổ phiếu công nghệ đã thúc đẩy tâm lý thị trường và giúp “bôi trơn bánh lái”, mang đến điểm chuẩn cao hơn, bất chấp đại dịch đang diễn ra.
Cổ phiếu của công ty phần mềm Salesforce ghi nhận cú bứt phá kỷ lục, tăng 26% chỉ trong một phiên sau khi doanh nghiệp này công bố lợi nhuận cao đột biến. Ngoài ra, Amazon (AMZN), Facebook (FB), Netflix (NFLX) và Alphabet (GOOG, GOOGL) đều nằm trong số “những người chiến thắng”, trong đó Amazon tăng gần 3%; Netflix tăng thêm 11,6%; Facebook tăng 8,2%; Alphabet tăng 2,4%; Microsoft tăng 2,2%; Apple tăng 1,4%...
Mặc dù kinh tế Mỹ khó khăn vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán khiến tỷ lệ thất nghiệp lên mức 2 con số, Tổng thống Trumps vẫn được cử tri Mỹ đánh giá cao về việc điều hành kinh tế, đẩy tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp và thúc đẩy thị trường chứng khoán “bứt phá ngoạn mục”, theo New York Times.
Là một doanh nhân thành công và nhà đàm phán cứng rắn, Tổng thống Trumps đã có hàng loạt chính sách ấn tượng như các chính sách giảm thuế trong nước, tăng thuế nhập khẩu... giúp các doanh nghiệp Mỹ có được lợi thế to lớn. Những chính sách mạnh mẽ nhắm vào các công ty công nghệ Trung Quốc giúp thế giới nhận ra sức mạnh công nghệ của các doanh nghiệp Mỹ.
Sự bứt phá của thị trường chứng khoán Mỹ là bằng chứng cho sự thành công của Tổng thống Trump.
Tỷ lệ nhiễm virus đã giảm, dữ liệu kinh tế mạnh mẽ - Dấu hiệu cho việc ‘tái đắc cử’ của ông Trump
Tâm lý được nâng lên một phần nhờ tin tức tích cực về mặt trận vaccine chống virus viêm phổi Vũ Hán và dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ.
Các chỉ số chứng khoán đang hướng tới lợi nhuận tháng 8 tốt nhất trong nhiều năm, cùng sự lạc quan đối với các biện pháp khắc phục bệnh viêm phổi Vũ Hán đã “đốt cháy giới hạn rủi ro” ở Phố Wall. Trên hết, các trường hợp mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán bắt nguồn từ dòng virus corona chủng mới dường như ở mức độ vừa phải, trong khi số lượng vaccine đang trong giai đoạn phát triển trên toàn cầu, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Một số dự báo lo ngại chứng khoán Mỹ có thể điều chỉnh mạnh sau khi tăng vọt. Tuy nhiên, không ít người tin tưởng đà leo dốc còn tiếp tục trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có dấu hiệu được khống chế, và các số liệu công bố cho thấy nền kinh tế Mỹ hồi phục khá mạnh.


Biến động chỉ số công nghệ Nasdaq Composite của Mỹ trong 6 tháng qua.
“Tỷ lệ các trường hợp mắc COVID-19 đã giảm khoảng 20.000 trường hợp/ngày trong một tháng. Giả sử không có bang [lớn] nào mà [dịch bệnh] bùng phát lan rộng khiến gia tăng đáng kể các trường hợp mắc mới, thì điều này có thể khiến đại dịch dịu đi trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử,” các nhà phân tích viết.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Trump, người đã thúc đẩy nền kinh tế và thị trường đi lên, như là động lực chính của nhiệm kỳ thứ hai của mình, đã “tiến lên” trong ”cuộc đua sát nút” với đối thủ Biden trong những tuần gần đây.
Những dấu hiệu tích cực trước bầu cử
Khu vực sản xuất của Mỹ ngày 26/8 bất ngờ ghi nhận kết quả tích cực, cao hơn kỳ vọng. Bộ Thương mại Mỹ cho biết, các đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ trong tháng 7 tăng thêm 11,2%; tương đương tăng thêm 23,2 tỷ USD so với mức tăng 7,7% trong tháng 6. Tốc độ tăng trong tháng 7/2020 cao hơn rất nhiều so với mức kỳ vọng 4,4% mà nhiều tổ chức dự tính.
Ngoài ra, cục Dự trữ Liên bang (Fed) cũng góp phần khiến thị trường chứng khoán trở lại mức kỷ lục, sau khi thay đổi hoàn toàn cách thức quản lý chính sách tiền tệ, để cam kết giữ lãi suất ngắn hạn ở mức thấp kỷ lục và tiếp tục mua trái phiếu để hỗ trợ nền kinh tế.
Theo một số nhà kinh tế, kết quả của cách tiếp cận mới có thể là tăng việc làm cho người lao động lương thấp và những người ở các cộng đồng bị thiệt thòi, vì Fed sẽ không thắt chặt chính sách trước khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thấp.
Ngoài ra, cuộc chiến của với Trung Quốc trên nhiều phương diện, từ thương mại, tiền tệ tới công nghệ được nhiều người đánh giá là hiệu quả và chính quyền tổng thống Trump đã mang về nhiều việc làm hơn cho người dân Mỹ.
Washington và Bắc Kinh cũng đã thực hiện cuộc điện đàm cam kết thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Do lũ lụt, mất mùa, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu hàng lương thực thực phẩm từ Mỹ và các nước khác.
Tổng thống Trump gần đây giành thêm tín nhiệm sau khi tạo thêm 9,28 triệu việc làm trong 3 tháng, tính đến tháng 7/2020, sau cú sốc mất 22,1 triệu việc làm trong tháng 3 và tháng 4/2020 vì đại dịch.
Đây đều là những tín hiệu khả quan trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ đối với Tổng thống Trump, khi ông đang ở thời điểm nước rút trong cuộc đua vào Nhà Trắng lần thứ hai. Theo New York Times, điểm tín nhiệm của Tổng thống Trump giữ được ở mức cao là nhờ cách xử lý các vấn đề kinh tế.
Trên thực tế, trong những vị tổng thống Mỹ, chưa có vị nào dám “quyết liệt” đối với Trung Quốc như Tổng thống Donald Trump cả, nhờ đó mà người ta mới thấy được sự ôn hòa yếu kém của những chính quyền Mỹ trước kia về vấn đề Trung Quốc. Chính vì “dám nói dám làm”, và là người thật sự “giữ lời hứa” với cử tri, ông Trump sẽ chiến thắng!
Thủy Tiên
Nguồn tham khảo :
----------

Virus corona: Vaccine của Nga có dấu hiệu đáp ứng miễn dịch


BBC
5/9/2020

Các nhà khoa học Nga công bố báo cáo đầu tiên về vaccine Covid-19 của nước này, cho hay các xét nghiệm ban đầu cho thấy dấu hiệu của phản ứng miễn dịch.
Báo cáo được xuất bản bởi tạp chí y khoa The Lancet, cho biết những người tiêm thử nghiệm đều phát triển các kháng thể để chống lại virus và không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Nga là nước đầu tiên cấp phép sử dụng vaccine Covid-19 hồi tháng Tám, trước khi dữ liệu nói trên được công bố.
Các chuyên gia cho rằng các thử nghiệm này quá nhỏ để chứng minh tính hiệu quả và an toàn.
Nhưng Moscow đã ca ngợi kết quả này như một cách đáp lại giới chỉ trích. Một số chuyên gia phương Tây đã bày tỏ lo ngại về tốc độ làm việc của Nga, nói rằng các nhà nghiên cứu có thể đang cắt ngắn quy trình.
Tháng trước, Tổng thống Vladimir Putin cho biết vaccine đã vượt qua tất cả các kiểm tra bắt buộc và con gái ông đã tiêm vaccine này.
Báo cáo nói gì?
Tờ The Lancet cho biết hai cuộc thử nghiệm vaccine có tên Sputnik-V đã được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 7. 38 tình nguyện viên khỏe mạnh được tiêm một liều vaccine và sau đó là vaccine tăng cường ba tuần sau đó.
Những người tham gia - trong độ tuổi từ 18 đến 60 - được theo dõi trong 42 ngày và tất cả đều phát triển kháng thể trong vòng ba tuần. Các tác dụng phụ phổ biến nhất là nhức đầu và đau khớp.
Các thử nghiệm này công khai và không ngẫu nhiên, có nghĩa là không có giả dược và các tình nguyện viên biết họ được tiêm vaccine.
Báo cáo cho biết: "Các thử nghiệm lớn, dài hạn bao gồm so sánh giả dược và theo dõi thêm là cần thiết để thiết lập tính an toàn và hiệu quả lâu dài của vaccine ngừa Covid-19".
Theo bài báo, giai đoạn thứ ba của thử nghiệm sẽ có sự tham gia của 40.000 tình nguyện viên từ "các nhóm tuổi và nguy cơ khác nhau".
Vaccine của Nga sử dụng các chủng adenovirus thích nghi, một loại virus thường gây cảm lạnh thông thường, để kích hoạt phản ứng miễn dịch.
Vẫn còn một chặng đường dài để đi
Philippa Roxby, phóng viên sức khỏe của BBC
"Đáng khích lệ" và "cho đến nay rất tốt" là một số phản ứng từ các nhà khoa học ở Anh - nhưng rõ ràng vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Mặc dù vaccine cho thấy phản ứng kháng thể ở tất cả nngười tham gia trong giai đoạn hai, nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa là nó sẽ bảo vệ họ khỏi virus. Điều đó vẫn chưa được đảm bảo.
Từ những kết quả này, chúng ta có thể nói rằng vaccine dường như an toàn ở những người khỏe mạnh từ 18 đến 60 tuổi trong 42 ngày, vì đó là thời gian diễn ra nghiên cứu. Nhưng còn những người lớn tuổi và những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có nguy cơ mắc Covid-19 nhất - mức độ an toàn của nó đối với họ và trong một thời gian dài hơn thì sao?
Điều này chỉ có thể được giải đáp sau những thử nghiệm ngẫu nhiên dài hạn, lớn hơn nhiều, trong đó những người tham gia không biết họ đang nhận vaccine hay được tiêm giả. Những điều này cũng sẽ cho các nhà khoa học biết mức độ hiệu quả của vaccine ở cộng đồng lớn hơn.
Cũng đã có những lời kêu gọi về sự cởi mở và minh bạch. Trong số nhiều loại vaccine hiện đang được thử nghiệm trên khắp thế giới, một số loại sẽ có tác dụng hơn những loại khác trong một số trường hợp nhất định và có lẽ ở một số nhóm người nhất định. Vì vậy, việc biết chính xác chúng hiệu quả như thế nào và dùng cho ai là điều tối quan trọng - không chắc là một loại vaccine sẽ phù hợp cho tất cả mọi người.
Các phản ứng?
Kirill Dmitriev, người đứng đầu một quỹ đầu tư của Nga và là người đứng sau dự án vaccine này, cho biết trong một cuộc họp báo rằng báo cáo này là "một phản ứng mạnh mẽ đối với những người hoài nghi đã chỉ trích vô lý vaccine của Nga".
Ông nói rằng 3.000 người đã được tuyển chọn cho giai đoạn thử nghiệm tiếp theo.
Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết nước này sẽ bắt đầu tiêm chủng từ tháng 11 hoặc tháng 12, trong đó tập trung vào các nhóm nguy cơ cao.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng vẫn còn một chặng đường dài cho đến khi một loại vaccine có thể được đưa vào thị trường.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có 176 loại vaccine tiềm năng hiện đang được phát triển trên toàn thế giới. Trong số đó, 34 loại hiện đang được thử nghiệm trên người. Trong số đó, tám vaccine ở giai đoạn ba, giai đoạn tiên tiến nhất.
----------
Venezuela tìm người tham gia thử nghiệm vaccine Covid-19 của Nga
NguồnBBC Tiếng ViệtNgày đăng: 2020-09-05
Tổng thống Maduro đang cố tìm đủ 500 tình nguyện viên chịu thử nghiệm vaccine như đã hứa với Nga; chính phủ tuyên bố ân xá hơn 100 người đối lập trước khi có bầu cử Quốc hội.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố ông sẽ tìm kiếm các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vaccine Covid-19 do Nga phát triển.
Nga là quốc gia đầu tiên chính thức đăng ký vaccine phòng chống virus corona, vào hôm 11/8.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã đặt câu hỏi về việc liệu nước này đã thực hiện hết các bước thử nghiệm cần thiết hay chưa.
Chính phủ Venezuela, vốn đã nhận các khoản vay hàng tỷ đô la Nga, nói rằng họ sẵn sàng tham dự vào các thử nghiệm lâm sàng.


Hồi đầu tháng, Tổng thống Maduro nói ông sẽ là người đầu tiên tiêm vaccine
Tìm kiếm tình nguyện viên
"Trong những ngày tới, chúng tôi sẽ kêu gọi để tìm tình nguyện viên tham gia dùng vaccine," Tổng thống Maduro tuyên bố hôm Chủ Nhật.
Các khoa học gia Nga nói những thử nghiệm trong giai đoạn đầu đối với vaccine của họ đã thành công - mặc dù cơ quan chức năng đã chuẩn thuận vaccine trước khi việc thử nghiệm trên quy mô lớn hơn, liên quan tới hàng ngàn người, được hoàn tất.


Các nhân viên y tế có thể sẽ thuộc nhóm những người đầu tiên được chủng ngừa
Tuyên bố của ông Maduro là chỉ dấu cho thấy Venezuela vẫn chưa có các tình nguyện viên, và Bộ trưởng Y tế Carlos Alvarado đã quá vội vã khi 10 hôm trước đó nói rằng Venezuela đề nghị góp cho Nga "500 tình nguyện viên tham dự các thử nghiệm vaccine".
Chính quyền Venezuela cũng nói rằng họ đã sẵn sàng tham dự vào việc thử nghiệm các vaccine phòng chống Covid-19 của Trung Quốc và Cuba.
Bấp bênh chính trị
Trung Quốc và Cuba, cùng với Nga, là các đồng minh đáng tin cậy của ông Nicholas Marudo, người đứng đầu chính phủ đang ngày càng trở nên cô độc sau khi có hơn 50 quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ và Anh, đã công nhận đối thủ của ông, Juan Guiadó, là tổng thống lâm thời.


Ông Juan Guaidó tự tuyên bố mình là tổng thống lâm thời của Venezuela từ 1/2019
Ông Guiadó là người lãnh đạo Quốc hội, cơ quan duy nhất tại Venezuela do phe đối lập kiểm soát. Ông đã tự tuyên bố là tổng thống tạm quyền vào tháng 1/2019 sau kỳ bầu cử với kết quả ông Maduro tiếp tục nắm quyền, sự kiện bị lên án rộng rãi là không tự do, cũng không công bằng.
Ông Maduro được hậu thuẫn từ các lực lượng an ninh, vẫn tiếp tục nắm Phủ Tổng thống và nhìn chung vẫn kiểm soát đất nước.
Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã khiến chính phủ ông phải phụ thuộc vào các khoản vay từ Nga và những đồng minh còn lại.
Chính phủ Venezuela vừa tuyên bố sẽ ân xá cho hơn 100 người, trong đó gồm các các nhân vật đối lập chính trị hiện đang bị tù, đã chạy vào các tòa đại sứ tại Caracas xin tị nạn, hoặc đã rời khỏi đất nước.
Tuyên bố được đưa ra trước khi nước này có kỳ bầu cử Quốc hội, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 6/12, là sự kiện mà phong trào do ông Guiadó lãnh đạo nói sẽ tẩy chay bởi các điều kiện bầu cử là không công bằng.
Tin cho hay Bộ trưởng Truyền thông Jorge Rodríguez đã lên danh sách 110 người sẽ được ân xá, tuy các điều kiện để được ân xá thì không rõ ràng.
'Số liệu nhiễm Covid không phản ánh thực tế'
Sau khi Nga công bố đã đăng ký vaccine Covid-19, được đặt tên là Sputnik V, ông Marudo đã chúc mừng Moscow.
Ông cũng nói rằng ông sẽ là người đầu tiên tiêm chủng.
"Người đầu tiên được tiêm vaccine sẽ là tôi. Tôi sẽ chủng ngừa," ông nói hôm 16/8.
Tuy nhiên, trong lời phát biểu hôm Chủ Nhật, ông không nói liệu ông có nằm trong số 500 tình nguyện viên hay không.
Venezuela có chưa tới 50 nghìn ca được xác định là nhiễm virus corona và 381 trường hợp tử vong, thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.
Thế nhưng các nhà nghiên cứu miễn dịch nói rằng con số thực sự có thể cao hơn nhiều, bởi nhiều người Venezuela không đi xét nghiệm - họ sợ sẽ bị hắt hủi sau khi chính phủ đổ lỗi cho những di dân trở về là nguồn làm lây nhiễm Covid-19.
----------

Câu chuyện cụ Biden và dân tỵ nạn nhai lại nữa

Vũ Linh:- Cận kề ngày bầu cử, phe ủng hộ cụ Biden trong cộng đồng tỵ nạn cuống cuồng cố vặn trẹo lưng để tìm cách bào chữa cho cụ, để thuyết phục dân tỵ nạn bỏ phiếu cho cụ. DĐTC đã bàn quá nhiều rồi, nhưng phe ta vẫn dở sách lược ‘nói láo miết sẽ thành sự thật’. Bài viết bào chữa mới nhất do cụ MPL viết trên một tờ báo của cộng đồng Bolsa.
Trên căn bản, họ dùng hai bằng chứng để bào chữa cho cụ Biden:
  1. Biên bản buổi họp trong Tòa Bạch Ốc, được trưng ra với những lời diễn giải lòng vòng, thêm mắm muối, tương chao vào để chứng minh cụ Biden KHÔNG hề chống dân tỵ nạn, KHÔNG HỀ CHỐNG thôi chứ chưa phải là ‘ủng hộ’ gì đâu!
Article: Biden Fought to Keep Out All Vietnamese Refugees from the US in 1975 | OpEdNews
Trước hết, phải nói ngay biên bản ghi rõ mồn một là TNS Biden muốn tách rời hai vấn đề ra cho rõ: a) mang lính và dân Mỹ về nước, là chuyện TNS Biden sẵn sàng biểu quyết phê chuẩn bất cứ số tiền nào cần thiết, và b) việc cứu trợ dân tỵ nạn Việt qua Mỹ, là chuyện TNS Biden nhất định tách riêng ra khỏi việc rút quân và dân Mỹ. Trong biên bản buổi họp đó, TNS Biden chỉ muốn tách riêng ra nhưng không hề nói chống, mà cũng chẳng nói ủng hộ vịệc cứu dân Việt. Dù vậy, dân ủng hộ cụ Biden vẫn bám vào việc này để làm bằng chứng duy nhất cụ Biden không chống dân tỵ nạn Việt. Chết đuối tìm được cái phao xì vẫn phải bám vào thôi.
Điều quan trọng hơn bất cứ một câu nói nào là trong 3 năm cụ Biden làm TNS trước khi mất Miền Nam, thượng viện Mỹ đã có cả trăm buổi họp về vấn đề VN, cả chục buổi biểu quyết về quân viện và kinh viện. Cả Ủy Ban Ngoại Giao mà TNS Biden là thành viên, cũng họp không biết mấy chục hay mấy trăm lần. Nghĩa là TNS Biden đã nói rất nhiều lần về chuyện VN, chứ không phải chỉ nói có ba câu trong buổi họp tại Tòa Bạch Ốc. Cho đến nay, chưa có một người nào trích dẫn được một câu nào của TNS Biden, thuận lợi cho VNCH và dân tỵ nạn Việt hết.
Trái lại, đã có nhiều biên bản trích dẫn những câu chống dân Việt của TNS Biden ngoài buổi họp trong Tòa Bạch Ốc:
– Một câu của TNS Biden do một độc giả DĐTC khám phá ra: “… Khi mà số người Việt được mang ra khỏi VN lớn gấp 18 lần số người Mỹ, thì tôi thấy hình như chúng ta đang có một cố gắng vô hiệu quả, núp dưới chiêu bài di tản dân Mỹ mà chủ ý của chính quyền thực ra là để di tản dân Việt vì có người cho là Mỹ có một trách nhiệm luân lý. Nếu thực sự chúng ta có cái trách nhiệm luân lý đó, là điều tôi nghi ngờ, thì cách duy nhất để di tản họ trong an toàn mà không hại cho cuộc di tản của người Mỹ, là qua thương thuyết. Do đó, không nên tự gạt mình, gạt dân Mỹ hay gạt người khác. Chúng ta nói về quỹ dự phòng. Chúng ta gọi đó là giúp đỡ nhân đạo. Chúng ta gọi đó là di tản. Nhưng đó là chuyện không cần thiết, trước đây không cần thiết và hiện nay cũng vẫn không cần thiết. Tất cả chỉ làm rối mù câu chuyện. Tại sao công dân Mỹ vẫn còn tại VN? Tại sao chúng ta cần thêm quyền hạn, nói rằng việc di tản người Việt là chuyện phụ, kèm theo việc di tản người Mỹ? Chúng ta không cần chuyện phụ đó.”
(Nguyên văn: When the ratio is running 18 to 1 Vietnamese nationals to American citizens being withdrawn from Vietnam, it seems to me that we are making a bit of a fruitless effort here in going under the guise of evacuating Americans when in fact the intent of the administration seems to be to evacuate large numbers of Vietnamese to whom they say the American people have a moral obligation. If we do have that moral obligation, which in fact I questioned on occasion, if we do, the only way to safely insure that they be evacuated, and not at the potential expense of American citizens, is through a negotiated settlement … So let us not kid ourselves, the American public or anybody else. We call it contingency funds. We call it humanitarian aid. We call it evacuation. It is not needed. It was not needed. It still is not needed. All it does is obfuscate the issue. Why are American citizens still there? Why do we need this additional power, even though it is stated that they can only take out Vietnamese incidental to the evacuation of Americans? There should be no incidental to.”)
(Copy verbatim from the Congressional Record – Senate – April 25, 1975, Page 11975)
–  Ngày 23, tháng 4 năm 1975, khi Thượng Viện tranh luận và thông qua dự luật “S. 1484 (94th): Vietnam Contingency Act” thì TNS Biden đã cương quyết chống đối và tuyên bố thẳng thừng là “Tôi không tin Mỹ có trách nhiệm về luân lý hay bất cứ trách nhiệm nào để di tản những người ngoại quốc, trừ trường hợp của khoảng 1800 nhân viên ngoại giao đang làm việc ở các tòa đại sứ ở Sài Gòn. Mỹ không có trách nhiệm di tản một hoặc 100,001 người Nam Việt Nam.” (Nguyên văn: “I do not believe the United States has an obligation, moral or otherwise, to evacuate foreign nationals – other than perhaps an estimated 1,800 diplomatic personnel assigned to foreign embassies in Saigon. The United States has no obligation to evacuate one, or 100,001, South Vietnamese.”).
(Câu nói trên đã được lưu lại trong Senate Calendar No. 83, 94th Congress, 1st Session, Report No. 94-88)
Ô. MPL chụp hình một đoạn biên bản buổi họp tại Tòa Bạch Ốc:
Lược dịch vài đoạn chính:
– Câu 28, TNS Church: … Chuyện này đưa đến viễn tượng một cuộc chiến tranh mới, với hàng ngàn quân nhân Mỹ bị giam hãm trong một ốc đảo trong một thời gian dài.
– Câu 29, TT Ford: Chúng tôi không tính chuyện lâu dài mà phải càng nhanh và chính xác càng tốt.
– Câu 30, TNS Biden: …  Điều chúng tôi quan ngại là cách đây một tuần, Habib đã cho chúng tôi biết sẽ có một kế hoạch. Một tuần đã qua mà không có chuyện gì xẩy ra hết. Chúng ta nên chú tâm mang họ ra. Mang người Việt ra và viện trợ quân sự là hai chuyện khác nhau.
– Cũng câu 30 này, ô. MPL dịch là “-… Chúng ta nên chú trọng vào việc rút họ (người Việt) ra. Nhưng, rút người Việt ra và chuyện viện trợ quân sự cho VNCH là hoàn toàn khác nhau.”
Danh từ “người Việt” trong câu trích dẫn là do ô. MPL tự ý thêm/phụ đề vào thôi, chứ ông Biden không nói gì đến ‘người Việt’. Rồi ô. MPL cũng lập lờ thêm vào chữ “nhưng, rút người Việt ra…” có ý liên kết câu trước với câu sau, trong khi câu nguyên văn tiếng Anh không có chữ ‘nhưng’.
Tóm gọn lại, có ba câu nói:
TNS Church: lo ngại cho lính Mỹ bị kẹt lâu dài;.
TT Ford: phải lo mang lính Mỹ ra càng nhanh càng tốt;
TNS Biden: phải chú tâm rút họ ra.
Như vậy, bất cứ người nào hiểu tiếng Anh cũng như hiểu cách lý luận, không có cách nào tự nhiên lại có thể diễn giải TNS Biden bất thình lình nói về việc rút ‘người Việt” ra trong câu nói của ông ta, trong khi hai vị trước đang nói về việc rút lính Mỹ.
Quý độc giả nào không tin tôi, xin mang trích dẫn ba câu nói đó đi hỏi bất cứ một người bạn Mỹ nào có học, hay bất cứ một giáo sư Mỹ nào, để hỏi xem họ nghĩ chữ ‘them’ chỉ ai.
Tự nhiên ô. MPL chế biến, mở ngoặc thêm câu ‘người Việt’ vào để rồi cũng tự ông đưa ra như đó là bằng chứng cụ Biden nói. Đó là cách diễn giải của ô. MPL chứ không phải nguyên văn câu nói của TNS Biden.
Nếu quả thực TNS Biden khi đó nói về ‘người Việt’ thì… đáng tiếc cho TNS Biden khi đó mới hơn ba chục tuổi đã lẩm cẩm nói chuyện lạc đề hoàn toàn so với hai câu trước của TNS Church và TT Ford rồi.
  1. TNS Biden biểu quyết hoan nghênh dân tỵ nạn vào Mỹ
Joe Biden Called Cory Booker. But Apologize? It's Not the Biden Way. - The New York Times
Không làm được thì làm ơn đừng cố vặn vẹo, chẻ một chữ ra làm tư, rồi vặn vẹo thêm bớt tìm cách bào chữa nữa. Cố quá sẽ có ngày… quá cố thôi.
Với dân tỵ nạn, cụ Biden chưa một lần nào biểu quyết chấp nhận bất cứ một xu ngân sách nào để cứu trợ dân tỵ nạn, hai lần biểu quyết chống việc cứu trợ/nhận dân tỵ nạn (18/4/75 – 23/5/75), một lần không biểu quyết cho ngân sách cho cứu trợ (6/5/75), chỉ đúng MỘT lần ký tên một nghị quyết vô thưởng vô phạt chào đón người tỵ nạn đã vào Mỹ rồi, đang ở Guam và Wake (8/5/75). Cái một lần đó đã được phe ủng hộ cụ Biden bám chặt lấy như bằng chứng cụ thể (duy nhất) cụ Biden ủng hộ dân tỵ nạn.
Bỏ qua việc hiểu tiếng Anh cho rõ, nếu chỉ có thể bào chữa cho cụ Biden bằng cách a) vặn vẹo bóp méo ý nghĩa của đúng một chữ ‘them’, và b) bằng cách thổi phồng một kiến nghị lịch sự vô thưởng vô phạt của cả thượng viện, thì xin lỗi, quả là bào chữa thật khổ sở mà nghèo nàn chẳng thuyết phục được ai là cụ Biden đã hoan nghênh dân tỵ nạn Việt.
Sao mà khổ thế các cụ?
Có một cách chứng minh rất thuyết phục và rất dễ mà kẻ này thách đố các cụ ủng hộ Biden, đặc biệt là các cụ MPL và ĐDz trong SBTN, xem có làm được không: đó là trưng ra bất cứ một biểu quyết nào của TNS Biden trong 3 năm làm TNS trước khi mất miền Nam VN, đã ủng hộ viện trợ kinh tế hay quân sự hay nhân đạo nào cho VNCH hay cho dân tỵ nạn Việt. Hồ sơ Thượng Viện vẫn còn đầy đủ, chỉ mất chút thời giờ truy cập thôi. Chỉ cần MỘT biểu quyết thôi, các cụ làm được không?
Không làm được thì làm ơn đừng cố vặn vẹo, chẻ một chữ ra làm tư, rồi vặn vẹo thêm bớt tìm cách bào chữa nữa. Cố quá sẽ có ngày… quá cố thôi.
Vũ Linh, 5/9/2020
Powered by Blogger.