Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 05/09/2020

Saturday, September 5, 2020 5:42:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 05/09/2020

Joe Biden: Nga chứ không phải Trung Quốc là mối đe dọa an ninh bầu cử Mỹ – Nguyễn Minh

“Có rất nhiều quốc gia trên thế giới, tôi nghĩ sẽ rất vui khi thấy cuộc bầu cử của chúng ta bị bất ổn, nhưng quốc gia đang làm việc chăm chỉ nhất, nhất quán nhất và không bao giờ bỏ cuộc là Nga”, Biden nói với các phóng viên ở Wilmington, Delaware, vào 4/9.
Ngày 4/9, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden đã khẳng định quan điểm mâu thuẫn trực tiếp với quan điểm của Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ William Barr, nói rằng chính Nga chứ không phải Trung Quốc mới là mối đe dọa an ninh bầu cử lớn nhất đối với Hoa Kỳ.
“Có rất nhiều quốc gia trên thế giới, tôi nghĩ sẽ rất vui khi thấy cuộc bầu cử của chúng ta bị bất ổn, nhưng quốc gia đang làm việc chăm chỉ nhất, nhất quán nhất và không bao giờ bỏ cuộc là Nga”, Biden nói với các phóng viên ở Wilmington, Delaware, vào 4/9.
“Nó không phù hợp với các thông tin mà tôi đã nhận được. Ông ấy là một Tổng Chưởng lý tệ hại và là một nhân viên tình báo thực sự tồi tệ”, cựu Phó Tổng thống nói thêm.
Trước đó, ngày 3/9, Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ William Barr nói với CNN rằng ông tin rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất.
Ông Barr khẳng định: “Tôi tin rằng đó là Trung Quốc. Bởi vì tôi đã thấy thông tin tình báo. Đó là những gì tôi kết luận”.
Trong tháng Bảy, Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia (NSCS) đã đánh giá rằng 3 quốc gia đang tìm cách phá hoại cuộc bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ là Trung Quốc, Nga và Iran. Giám đốc NCSC William Evanina cho biết, Trung Quốc hy vọng ông Trump sẽ thua trong cuộc bầu cử năm 2020.
Ông Barr lưu ý rằng ông sẽ không ngạc nhiên “nếu Nga cố gắng [can thiệp vào bầu cử Hoa Kỳ] một lần nữa”.
Tổng Chưởng lý cho biết: “Về cơ bản, sự can thiệp có 2 kiểu. Đó là đánh cắp thông tin và phơi bày thông tin. Bạn truy cập vào hệ thống thư của ai đó và rồi cố gắng tiết lộ những tài liệu đáng xấu hổ. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu họ cố gắng làm điều gì đó tương tự hoặc bất kỳ quốc gia nào khác cố gắng làm điều đó. Cách khác là dùng mạng xã hội và đưa mọi thứ lên mạng xã hội”.
Trong tháng Bảy, Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Hoa Kỳ William Evanina cho biết rằng Bắc Kinh đang tăng cường các nỗ lực gây ảnh hưởng đến Hoa Kỳ từ trong chính nước này bằng cách cố gắng định hình chính sách của Hoa Kỳ, gây sức ép với các nhân vật chính trị và chống lại những lời chỉ trích của Trung Quốc.  Trong khi đó, Moscow đang sử dụng những kẻ lừa đảo trên internet và các cách thức khác để truyền bá thông tin sai lệch và làm suy yếu niềm tin vào cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Ông Evanina nói: “Bắc Kinh nhận ra những nỗ lực của mình có thể ảnh hưởng đến cuộc chạy đua tổng thống. Còn mục tiêu bền bỉ của Nga là làm suy yếu Hoa Kỳ và giảm vai trò toàn cầu của chúng ta”.
Ông Biden cho biết ông tin rằng: “Bất kỳ quốc gia nào tham gia vào bất kỳ hoạt động nào để ủy quyền hoặc tác động đến các cuộc bầu cử của Mỹ đều vi phạm trực tiếp chủ quyền của chúng ta”.
“Và nếu tôi là tổng thống Hoa Kỳ, thì [tôi] sẽ có phản hồi”, ứng cử viên tổng thống Biden nói.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump chưa đưa ra bình luận nào trước sự khẳng định đối nghịch của ông Joe Biden.
Theo ông Evanina, lập trường ngày càng cứng rắn của chính quyền Tổng thống Trump chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bao gồm cả việc buộc đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, đã dẫn đến sự gia tăng các chỉ trích chống lại chính quyền của ông Trump.
Ông Evanina nói: “Mặc dù Trung Quốc sẽ tiếp tục cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích của hành động gây hấn, nhưng những lời lẽ công khai của họ trong vài tháng qua có xu hướng ngày càng lên tiếng chỉ trích chính quyền Tổng thống Trump về việc xử lý sự bùng phát viêm phổi Vũ Hán, việc đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston và các hành động [trừng phạt] đối với các vấn đề khác của Trung Quốc”.
“Ví dụ, chính quyền Tổng thống Trump đã chỉ trích gay gắt các tuyên bố và hành động của Bắc Kinh đối với Hong Kong, TikTok, vi phạm quy chế pháp lý ở Biển Đông và nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống trị thị trường 5G. Bắc Kinh cho rằng tất cả những nỗ lực của họ có thể ảnh hưởng đến cuộc chạy đua tổng thống”.
Tuy nhiên, hệ thống bầu cử của Mỹ có khả năng chống lại sự can thiệp của nước ngoài một cách độc đáo, một phần là do các hệ thống đa dạng ở các tiểu bang Hoa Kỳ. Theo NSCS, kiểm tra cấp nhà nước và kiểm toán sau bầu cử khiến đối thủ nước ngoài hầu như không thể làm gián đoạn quy trình bầu cử hoặc thay đổi phiếu bầu cử mà không bị phát hiện.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Joe Biden ‘thấu hiểu’ Trung Quốc

và chính quyền này cũng ‘yêu thích’ ông ta

Bình luậnKim Anh
Trái ngược với đương kim Tổng thống Donald Trump, người đang thực thi chiến lược hết sức cứng rắn với ĐCSTQ và buộc Bắc Kinh phải chùn bước trong nhiều vấn đề gai góc, thì ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden lại không ít lần công khai hạ thấp mối đe dọa từ Trung Quốc.
Điều này hẳn không có gì ngạc nhiên, khi Joe Biden có “tiền sử” thân thiết với các lãnh đạo của ĐCSTQ. Thậm chí vào năm 2012, Joe Biden có hẳn một bài phát biểu tại trường Đại học Tứ Xuyên, Phó Tổng thống Biden khi ấy khẳng định mình “hoàn toàn thấu hiểu” Chính sách một con tàn bạo của ĐCSTQ…
Chính sách một con tàn bạo: Giết chết hàng trăm triệu trẻ em, đặc biệt là bé gái
Những bình luận trên của Phó Tổng thống Joe Biden đã được cả Fox News cũng như Washington Examiner đăng tin trên Twitter vào thời điểm đó. Nó hiện vẫn đang được lưu ghi trong kho lưu trữ của Nhà Trắng từ thời chính quyền Barack Obama.
“Nhưng như những gì tôi trao đổi với một số lãnh đạo của quý vị, thì quý vị cũng có chung mối lo ngại tại Trung Quốc. Quý vị cảm thấy không có chỗ dựa. Chính sách của nước quý vị là một điều mà tôi hoàn toàn thấu hiểu, tôi không phải đoán già đoán non gì về chính sách một đứa con cho mỗi gia đình. Kết quả là quý vị giờ đây ở vị trí làm công ăn lương đang phải chăm sóc cho bốn người đã nghỉ hưu. (Thật) không bền vững!”
“Vì vậy, hy vọng chúng tôi có thể đưa ra hành động đối với vấn đề theo một cách ít nghiêm trọng hơn cách của quý vị, và có lẽ chúng ta có thể học hỏi nhau từ việc thực hiện điều đó như thế nào.” – ông Biden nói.
Năm 1979, ĐCSTQ đã quy định việc các cặp vợ chồng sinh nhiều hơn một con là bất hợp pháp. Phụ nữ mang thai lần thứ hai sẽ buộc phải “tự nguyện” phá thai. Nếu “bà bầu” bị bắt quả tang để thai nhi “già” tháng, thì ĐCSTQ sẽ cưỡng bức giết chết đứa trẻ trong bụng họ.
Ước tính có khoảng 400 triệu ca cưỡng bức như thế đã “được ngăn chặn” từ năm 1979 đến 2015. Khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông ta đã mở rộng chính sách này và cho phép mỗi cặp vợ chồng sinh hai con trong bối cảnh tỷ lệ sinh tại Trung Quốc sụt giảm.
Thành tích “ngăn chặn” các bà bầu này của ĐCSTQ bao gồm nạo phá thai và gây nhiễm độc để loại bỏ thai nhi, đặc biệt là các bé gái. Đối diện với việc cưỡng bức thực hiện Chính sách một con của ĐCSTQ, truyền thống nối dõi tông đường đã khiến các cặp vợ chồng ở Trung Quốc thường buộc phải chọn các thai nhi mang giới tính nam. Nhiều gia đình hoặc phải chọn biện pháp “ngăn chặn” đối với bé gái trong bụng, hoặc đành phải bỏ rơi con gái mình ở ngoài các khu chợ – nơi mà ai cũng có thể chứng kiến cái chết của bé gái sơ sinh và dần coi như đó là chuyện rất bình thường.
Năm 2019, The Atlantic đã giới thiệu bộ phim tài liệu về “Chính sách một con” tại Trung Quốc. Bộ phim bao gồm cuộc phỏng vấn với bà Huaru Yuan, một nữ hộ sinh người Trung Quốc, 84 tuổi. Bà cho biết bà đã phải thực hiện “50.000 đến 60.000 ca triệt sản và phá thai”.
The Atlantic cũng đưa một số chi tiết khủng khiếp từ những thước phim tài liệu như sau:
Khi Chính sách một con đang tiếp diễn, nó để lại những dấu vết kinh hoàng. Khi Trung Quốc mở cửa cho phép nhận con nuôi quốc tế vào năm 1992, nhiều trại trẻ mồ côi do nhà nước quản lý đã trở thành địa điểm buôn bán người.
Thông qua các cuộc phỏng vấn, nhân vật Wang đã biết được việc những đứa trẻ sơ sinh từ các gia đình vi phạm chính sách đã bị các quan chức kế hoạch hóa gia đình bắt cóc và bán cho các trại trẻ mồ côi.
Đây là một chi tiết đã bị ĐCSTQ giấu nhẹm (trong phim, Wang nói chuyện với một nhà báo đã bị buộc phải trốn sang Hồng Kông vì báo cáo này của mình). Cho đến nay, nhiều người nước ngoài nhận con nuôi tại Trung Quốc, hầu như không thể biết được sự thật về nguồn gốc của đứa trẻ.
Một số lượng đáng kể trẻ sơ sinh bị bán là bị gia đình bỏ rơi hoặc được “mai mối” để làm con nuôi. Nhiều trẻ sơ sinh là bé gái đã bị cha mẹ từ bỏ vì hy vọng có con trai để nối dõi.
Trong một cảnh quay, chú của Wang đã hồi tưởng lại cái chết của đứa con gái mới sinh: Cô bé bị bỏ lại trên quầy thịt ở chợ và đã chết sau đó hai ngày vì không có ai nhận nuôi. Một người thân khác của Wang đã kể lại việc mình trao con gái ruột cho một kẻ buôn người, vì sợ đứa trẻ sẽ chết nếu bị bỏ rơi.
Mặc dù ĐCSTQ đã thay đổi chính sách này vào năm 2015, nhưng việc phá thai cưỡng bức và bạo hành trẻ em vẫn tiếp diễn.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio và Nghị sĩ Chris Smith đã nêu chi tiết sự việc này vào năm 2017 trong báo cáo thường niên của Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc (CECC).
Viện Charlotte Lozier, một tổ chức khuyến khích người dân trân trọng các giá trị gia đình, cũng đã đưa ra bản tường trình về việc này. Họ khẳng định các quy định về kế hoạch hóa dân số vẫn tiếp tục tồn tại ở cấp tỉnh của Trung Quốc, nhằm “hướng dẫn các quan chức thực hiện phá thai, thường được gọi là ‘các biện pháp xử lý đối với trường hợp mang thai ngoài kế hoạch’”. Báo cáo đã trích dẫn các quy định về kế hoạch hóa gia đình ở các tỉnh Giang Tây, Hồ Bắc và thành phố Thâm Quyến.
Các báo cáo chính thức từ chính quyền địa phương cũng lưu ý phụ nữ bắt buộc phải trải qua “Bốn thủ tục”  bao gồm: (1) đặt vòng tránh thai, (2) triệt sản, (3) phá thai trong vòng 3 tháng đầu, (4) phá thai giữa kỳ và cuối kỳ. Sự việc này được thu thập tại quận Quý Trì, Vân Dương, Ngọa Long, Cổ Huyện và Thị trấn Đông Sá Hà.
Nhiều báo cáo khác cũng tìm thấy những nội dung tương tự. Trong Báo cáo quốc gia về Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào năm 2016, cũng chỉ ra phá thai cưỡng bức vẫn tiếp tục được diễn ra theo “Luật Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình” của Trung Quốc.
Báo cáo cho biết luật quy định rằng chính sách KHHGĐ này không được vi phạm “quyền hợp pháp” của công dân, nhưng các quyền lại này không được quy định rõ ràng. Ngoài ra, luật định của Trung Quốc có 7 hoạt động bị cấm, nhưng nó không bao gồm “giới hạn sinh đẻ” và “cưỡng bức phá thai”.
Báo cáo lưu ý các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc và Liêu Ninh có những quy định yêu cầu phụ nữ chấm dứt thai kỳ do không tuân thủ pháp luật. Báo cáo cũng xác nhận rằng những quy định này đã được thực thi.
Reggie Littlejohn là nhà sáng lập, đồng thời là Chủ tịch của Tổ chức Nữ quyền không biên giới, đã nói về chính sách hai con của Trung Quốc vào năm 2017 như sau:
“Đúng vậy, Trung Quốc không phải là nơi duy nhất xảy ra nạn diệt chủng. Nhưng có những thứ chỉ có duy nhất ở Trung Quốc, một trong số đó chính là cưỡng chế kiểm soát dân số. ‘Chính sách một con’ đã tồn tại nhiều thập kỷ và hiện Trung Quốc đã sửa đổi chính sách của mình – từ ‘Chính sách một con’ sang ‘Chính sách hai con’.
Nhưng cách mà chính phủ Trung Quốc công bố rất đánh lạc hướng, họ tuyên bố rằng họ đã “từ bỏ” ‘Chính sách Một con’. Các phương tiện truyền thông chính thống (của Trung Quốc) cũng tập trung vào từ này, và bây giờ mọi người nghĩ rằng mọi biện pháp cưỡng chế kiểm soát dân số ở Trung Quốc đã kết thúc. Điều đó không đúng! Họ vừa chuyển từ ‘Chính sách một con’ sang ‘Chính sách hai con’”.
“Theo đó, mọi cặp vợ chồng ở Trung Quốc hiện nay đều được phép sinh hai con. Điều đó có ý nghĩa gì? Nó có nghĩa là toàn bộ cơ sở hạ tầng giám sát và cưỡng chế vẫn còn đó. Phụ nữ vẫn đang khám thai hằng quý để đảm bảo rằng họ không mang thai bất hợp pháp.
Họ vẫn có thể yêu cầu một khoảng thời gian chờ đợi giữa đứa trẻ đầu tiên và đứa trẻ thứ hai. Và nếu bạn có thai trong thời gian chờ đợi, bạn vẫn có thể bị cưỡng bức phá thai. Trẻ em vẫn có thể bị cưỡng bức phá bỏ. Chúng tôi đã gặp một số trường hợp xảy ra ở Trung Quốc vào năm 2016, nơi phụ nữ bị ép buộc phá thai đứa con thứ ba. Vì vậy, việc cưỡng chế đang tiếp tục theo ‘Chính sách Hai con’ này”.
Chính sách này của ĐCSTQ tàn bạo là vậy và nói xa lại phải bàn gần: Vì sao ứng viên Dân chủ Joe Biden lại đồng cảm với Chính sách một con của ĐCSTQ. Đơn giản, vì Đảng Dân chủ (xã hội chủ nghĩa) tại Mỹ ngày hôm nay cũng ủng hộ mạnh mẽ quyền được phá thai.
Tại cuộc họp Đại hội đề cử ứng viên tranh cử tổng thống Hoa Kỳ của đảng Dân chủ, lập trường ủng hộ phá thai, thậm chí là phá bỏ thai nhi ngay cả khi đến tận thời điểm sinh nở vẫn là một điều không phải bàn cãi, và là một phần trong cương lĩnh của Đảng Dân chủ.
Đương nhiên, Joe Biden ủng hộ chính sách vô nhân đạo này. Và đối với việc Joe Biden của đảng Dân chủ ra tranh cử Tổng thống Mỹ 2020, có một quốc gia đặc biệt “thích thú”…
ĐCSTQ ủng hộ nhiệt tình Joe Biden làm tổng thống Mỹ
Tờ Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận diều hâu của ĐCSTQ đã đăng một bài bình luận vào ngày 19/8, trích dẫn ý kiến các nhà phân tích của nước này cho rằng, nếu Biden thắng cử, Hoa Kỳ có khả năng sẽ vẫn cứng rắn với Trung Quốc. Tuy nhiên:
“Về mặt chiến thuật, cách tiếp cận của Hoa Kỳ sẽ dễ đoán hơn và Biden là dễ đối phó hơn nhiều so với Trump – một quan điểm được nhiều quốc gia nhìn nhận”.
Bài báo được đưa ra trong khi Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ, nơi ông Joe Biden chính thức nhận lời đề cử làm ứng viên Tổng thống. Cả ông Biden và ông Trump đều đang thể hiện quan điểm cứng rắn với chính quyền Trung Quốc.
Nhưng xuyên suốt bài phát biểu nhận đề cử của đảng Dân chủ ngày 20/4/2020, ông Joe Biden chỉ nhắc tới Trung Quốc một lần khi cam kết sẽ chấm dứt sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào nước này về nguồn cung y tế nếu ông đắc cử. Thay vào đó ông tập trung đổ lỗi cho Tổng thống Trump trong việc xử lý đại dịch. Nhưng ông ta lại cố tình quên đi rằng, đại dịch chết người này có nguồn gốc từ chính chính quyền độc tài mà Joe Biden “thấu hiểu”.
Lý Hải Đông, giáo sư Học viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc, nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng: “Đối với Trung Quốc, vì Biden là phó Tổng thống trong nhiệm kỳ của Obama, và đã có nhiều kinh nghiệm làm việc với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Chúng ta hy vọng sẽ có điều kiện giao tiếp hiệu quả hơn với Biden nếu ông ấy thắng cử”.
Joe Biden có “kinh nghiệm” với các lãnh đạo ĐCSTQ: Chính xác!
Câu phát biểu trên của Lý Hải Đông với Thời báo Hoàn cầu không phải là không có cơ sở. Mối quan hệ của ông Joe Biden với Tập Cận Bình đúng là phát triển ngày càng sâu sắc. Họ đã làm quen với nhau hồi ông Biden còn là phó Tổng thống dưới thời Barack Obama.
Năm 2015, ông Biden từng tiết lộ rằng ông ta “đã có vô số cuộc thảo luận riêng tư vượt ra ngoài những chủ đề nói chuyện thông thường” với ông Tập:
“Tôi đã nói với chủ tịch [Tập] điều này sau nhiều cuộc họp của chúng tôi — rằng tôi đã hết sức ấn tượng với sự dũng cảm, sự quyết tâm của ngài chủ tịch Tập và năng lực của ông ấy trong việc xử lý những gì ông ấy được kế thừa”.
Trước đó, tại một hội nghị bàn tròn năm 2011 ở Bắc Kinh, ông Biden nói: “Tổng thống Obama và tôi, chúng tôi hoan nghênh, khuyến khích và không thấy gì ngoài những lợi ích tích cực từ việc các doanh nghiệp và các thực thể Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào Mỹ”.
Kể từ đó, dưới thời Obama, các công xưởng, nhà máy, dây chuyền sản xuất tại Mỹ được di dời tới Trung Quốc. Và ở chiều ngược lại, Trung Quốc đã kiếm lợi từ việc bóp chẹt giới đầu tư phương Tây muốn làm ăn với chính quyền lưu manh, phải “biết điều” chuyển giao công nghệ tân tiến cho ĐCSTQ. Các “ông chủ” Trung Quốc khi ấy rủng rỉnh hầu bao, đã sang Mỹ thâu tóm các công ty Mỹ trong các lĩnh vực chủ chốt, sở hữu bất động sản đắc địa, và người Mỹ lại trở thành người “làm thuê’” cho họ.
Đã có quá nhiều bằng chứng cho thấy, Joe Biden cực kỳ “thấu hiểu” lãnh đạo ĐCSTQ. Trong một buổi gây quỹ trực tuyến ngày 13/7/2020, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã trích câu nói của Mao Trạch Đông, cựu lãnh đạo khét tiếng của ĐCSTQ như sau:
“Bây giờ, chúng ta phải nhờ cậy vào bàn tay phụ nữ để giúp đỡ hồi phục nền kinh tế”, và trước khi ông Biden nói tiếp, ông nói rằng ông muốn trích dẫn “một câu tục ngữ cổ của người Trung Quốc” là: “Phụ nữ nắm giữ một nửa của bầu trời”.
Nhưng trên thực tế, câu nói trên là tục ngữ cổ của ĐCSTQ. Nó được xuất hiện lần đầu tiên khi Mao Trạch Đông khẳng định nỗ lực ủng hộ của chính quyền cộng sản đối với quyền bình đẳng giới nam-nữ. Tuy nhiên, sự cai trị của Mao đã dẫn đến cái chết bi thảm của hàng chục triệu người Trung Quốc do các cuộc cách mạng, thanh trừng và các chính sách tai hại.
Vào năm 2009, Anita Dunn, Cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử của ông Biden, và từng là Giám đốc truyền thông trong chiến dịch bầu cử của cựu Tổng thống Barack Obama cũng đã ca ngợi Mao Trạch Đông. Bà Dunn mô tả kẻ độc tài này là một trong hai nhà triết học chính trị mình yêu thích.
Bà thậm chí còn đặt kẻ độc tài này ngang hàng với Đức mẹ Teresa khi nói rằng: Mao Trạch Đông và Đức mẹ Teresa là “hai người mà tôi hướng đến nhiều nhất để đi đến một luận điểm đơn giản, đó là ‘bạn có thể đưa ra lựa chọn, bạn có thể thách thức [trật tự cũ], bạn có thể nói tại sao lại không thể được nhỉ’”.
Quay trở lại năm 2019, trong chiến dịch tranh cử ở bang Iowa hồi tháng Năm, Joe Biden nói: “Trung Quốc sẽ ăn mất bữa trưa của chúng ta ư? Thôi đi nào quý vị. Ý tôi là, các bạn biết đấy, họ không phải là những kẻ xấu, thưa quý vị… Và họ cũng không phải là đối thủ cạnh tranh đối với chúng ta”.
Điều này không có gì lạ vì khi Joe Biden còn là Thượng nghị sĩ, ông đã ủng hộ việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, và trao cho Bắc Kinh mối quan hệ thương mại bình thường hóa vĩnh viễn với Mỹ.
Khi ở cương vị Phó Tổng thống dưới thời chính quyền Obama, ông Biden được cho là người đã ngăn chặn Hải quân Hoa kỳ tuần tra ở Biển Đông suốt 4 năm, và chính điều đó đã tạo điều kiện cho Bắc Kinh xây dựng các đảo nhân tạo và gia tăng những yêu sách phi pháp trong khu vực.
Suốt hàng thập niên làm việc trong các cơ quan công quyền của Mỹ, ông Biden đã tìm cách hợp tác với Bắc Kinh, thậm chí từng nói rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là điều “tích cực” đối với nước Mỹ.
Peter Schweizer, một nhà nghiên cứu cấp cao đã tiết lộ rằng Hunter Biden, con trai ông Joe Biden đã ký được hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD với một công ty con của Ngân hàng Trung Quốc thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc. Thỏa thuận diễn ra chỉ 10 ngày sau khi Hunter Biden tháp tùng cha trong chuyến thăm cấp nhà nước chính thức tới Trung Quốc vào tháng 12/2013.
Trong đại dịch hiện nay, khi virus Trung Quốc xâm nhập thành công vào đất Mỹ và gây ra đại họa, Tổng thống Trump đã ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với Trung Quốc vào tháng 1/2020 nhằm ngăn chặn sự lây lan của con virus nguy hiểm. Ngược lại, Joe Biden đã phản đối kịch liệt lệnh này vào tháng 3/2020:
“Đây không phải là lúc cho chứng cuồng loạn và bài ngoại của Donald Trump, bài ngoại và sợ hãi một cách cuồng loạn”.
Đúng! Nhờ sự không “cuồng loạn” và không “bài ngoại” như lời ông ta nói, nước Mỹ giờ đây có số ca lây nhiễm virus Trung Quốc cao nhất thế giới: Hơn 6 triệu người!
Kim Anh

Giám đốc Tình báo Mỹ lên án Đảng Dân chủ

 ‘chế tạo’ tài liệu tố về việc can thiệp bầu cử của Nga

Hương Thảo
Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ John Ratcliffe cáo buộc Đảng Dân chủ ‘chế tạo’ ra một tài liệu mật gây hiểu lầm và giao nó cho Giám đốc FBI Christopher Wray. Tập tài liệu này được trích xuất có chọn lọc từ các báo cáo cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử năm 2016 nhưng không đại biểu cho quan điểm chung của cộng đồng tình báo, theo the BL.
Tài liệu, được gửi cho Giám đốc FBI, có chữ ký của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff, Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer và Phó Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mark Warner.
Như Just The News đã chỉ ra, qua một lá thư được gửi trong tuần này tới hai Thượng nghị sĩ Chuck Grassley và Ron Johnson, Giám đốc Tình báo Quốc gia Ratcliffe tuyên bố rằng cơ quan tình báo Mỹ đã không tạo hoặc ủy quyền việc viết phần phụ lục trong lá thư của Đảng Dân chủ.
“Thật không may, muc phụ lục này chỉ dựa trên một số ít báo cáo của IC [Ủy ban Tình báo] và tập trung vào một tác nhân đe dọa duy nhất trong toàn bộ không gian an ninh bầu cử. Nói tóm lại, phần phụ lục mật này rõ ràng được chuẩn bị bởi các cá nhân được đề cập ở trên [các nghị sĩ Đảng Dân chủ], và nó không phản ánh một phân tích đầy đủ và toàn diện từ phía IC”, ông Ratcliffe nói thêm trong tài liệu.
Hai Thượng nghị sĩ Grassley và Johnson đã soạn thảo một bức thư đề ngày 4/8 gửi cho các nghị sĩ Đảng Dân chủ Pelosi, Schumer, Schiff và Warner, nêu bật mối lo ngại khi tài liệu này của Đảng Dân chủ được công bố cho giới truyền thông.
Ông Ratcliffe cho biết, “Trung Quốc đặt ra mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Hoa Kỳ lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác” và “điều đó bao gồm các mối đe dọa trong việc tác động và can thiệp bầu cử,” theo một báo cáo của Fox News ngày 17/8.
Thứ Tư tuần trước (26/8), Tổng chưởng lý William Barr, dựa trên các báo cáo tình báo gần đây, cho biết Trung Quốc, chứ không phải Nga, mới là mối đe dọa bầu cử lớn nhất.
Ngày 1/9, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo các cải cách sẽ được thực hiện tại FBI để đáp lại những cáo buộc về một số sai lầm đã mắc phải trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump vào năm 2016.
Theo Reuters, Tổng chưởng lý William Barr đã ban hành hai bản ghi nhớ mô tả một số thay đổi sẽ được thực hiện tại FBI. Một là thành lập một văn phòng kiểm toán nội bộ đủ nghiêm ngặt trong việc giám sát các hoạt động của cơ quan này.
Bản ghi nhớ thứ hai chỉ rõ rằng để FBI giám sát thông tin liên lạc từ một ứng cử viên, chiến dịch tranh cử hoặc quan chức công được bầu, trước tiên giám đốc FBI phải nộp đơn lên Tòa án Giám sát Tình báo Nước ngoài (FISA), và phải đáp ứng các yêu cầu nhất định mới được phê duyệt.
“Các cải cách bổ sung được công bố hôm nay, mà chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với Văn phòng Tổng chưởng lý, sẽ xây dựng dựa trên nỗ lực của FBI nhằm tăng cường quy trình nội bộ của mình”, Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết trong một tuyên bố.
The BL
Hương Thảo biên dịch

Cố vấn O’Brien: Bắc Kinh là thế lực

 gây ảnh hưởng lớn nhất tới bầu cử Mỹ

Lục Du
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien, hôm thứ Sáu (4/9), cho biết chính quyền Trung Quốc là lực lượng đi đầu trong số các thế lực tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử của Hoa Kỳ, Bắc Kinh có chương trình lớn nhất để gây ảnh hưởng tới chính trường Mỹ.
“Chúng tôi biết người Trung Quốc đã và đang đóng vai trò tích cực nhất”, ông O’Brien nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo.
Ông cũng cho biết thêm rằng Bắc Kinh có “chương trình lớn nhất để gây ảnh hưởng đến Hoa Kỳ về mặt chính trị”, tiếp theo là Iran và sau đó là Nga.
“Chúng tôi đã nói rất rõ ràng với người Trung Quốc, người Nga, người Iran và người của những nước khác mà chưa được tiết lộ công khai rằng bất kỳ ai cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ sẽ phải đối mặt với những hậu quả khôn lường”, ông O’Brien cho biết.
Trước câu hỏi yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về sự can thiệp bầu cử của chính quyền Trung Quốc, ông O’Brien nói: “Tôi sẽ không đi sâu vào tất cả thông tin tình báo, nhưng các hoạt động quy mô lớn của Trung Quốc và lĩnh vực [tấn công] mạng, đó thực sự là một điều khác thường mà chúng tôi đang phải đối mặt”.
Vào tháng Tám, ông O’Brien cho biết Hoa Kỳ đã nắm được thông tin về việc tin tặc Trung Quốc nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng bầu cử của Hoa Kỳ.
Ông O’Brien nói rằng Bắc Kinh “không ngừng” mở rộng phạm vi hoạt động gây ảnh hưởng tới chính trường Mỹ. “Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như vậy. Chúng tôi chưa từng chứng kiến điều tương tự. Trong Chiến tranh Lạnh với Liên Xô không giống thế này”
Bộ trưởng Tư pháp William Barr cũng có nhận định tương tự ông O’Brien, hôm thứ Tư ông nói rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn Nga trong các hành vi can thiệp bầu cử.
Trong một bài phát biểu trước Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa vào tháng trước, Tổng thống Trump nói rằng Bắc Kinh ủng hộ đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden của ông và “rất muốn” ông này thắng cử.
Đầu tuần này, Reuters đưa tin rằng tin tặc đã tăng cường hoạt động đánh sập các trang web phục vụ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, và một công ty bảo mật làm việc cho chiến dịch này cho biết có thể sắp tới sẽ có một cuộc tấn công còn lớn hơn nữa.
Theo Reuters

‘Liên minh luật sư vì Trump’

chuẩn bị cho cuộc chiến pháp lý sau bầu cử

Hương Thảo
Nỗ lực này diễn ra trong bối cảnh một cuộc chiến ngôn từ gay gắt về sự liêm chính xoay quanh việc bỏ phiếu qua thư, theo Fox News ngày 3/9.
Ban vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump tuyên bố họ đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra kiện tụng sau bầu cử do bỏ phiếu qua thư có thể làm cho kết quả tháng 11 phức tạp.
Thậm chí chiến dịch của ông Trump đã hình thành một “Liên minh luật sư vì Trump” để bảo vệ sự liêm chính của cuộc bỏ phiếu vào tháng 11 tới.
Tổng cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump, ông Matthew Morgan nói với Fox News trong tuần này rằng chiến dịch của ông Trump đang kêu gọi sự tham gia của các luật sư đang hành nghề và đã nghỉ hưu, thậm chí cả sinh viên luật tình nguyện trong một nỗ lực trên quy mô toàn quốc.
“Các thành viên Đảng Dân chủ đang tìm mọi cách để phá hoại các biện pháp nhằm bảo đảm sự liêm chính trong bầu cử ở từng bang một, và không còn nghi ngờ gì nữa, họ sẽ tiếp tục những trò tai quái của mình từ nay đến tháng 11, thậm chí kể cả về sau”, ông Morgan nói với Fox News. “Chiến dịch Trump đang chiến đấu để đảm bảo mọi lá phiếu hợp lệ trên toàn nước Mỹ đều được kiểm đếm — một lần.”
Ông nói thêm rằng số lượng các luật sư trong Liên minh đang tăng lên “hàng ngày” và “sẽ tập hợp sự ủng hộ cho Tổng thống Trump khi họ cống hiến thời gian và chuyên môn của mình để bảo vệ sự liêm chính của cuộc bầu cử vào tháng 11”.
Các nỗ lực pháp lý mới nhất này xuất hiện trong bối cảnh cuộc khẩu chiến gay gắt giữa chiến dịch giữa ông Trump và ông Biden cùng các đồng minh của họ xoay quanh tính liêm chính của cuộc bỏ phiếu. Các chủ đề trải dài từ những cảnh báo của đảng Cộng hòa về sự bất cập và khả năng sai lệch của việc bỏ phiếu qua thư, đến dự đoán của đảng Dân chủ rằng ông Trump bác bỏ việc bỏ phiếu qua thư là vì từ chối chấp nhận thua cuộc.
Tổng thống Trump đã phải đối mặt với những chỉ trích nặng nề trong tuần khi đề nghị mọi người nên thử bỏ phiếu hai lần, trước tiên qua đường bưu điện và sau đó là tại điểm bỏ phiếu trực tiếp như một biện pháp đề phòng. Sau đó, ông đã lên Twitter cá nhân để giải thích rõ hơn về điều này:
“Vào Ngày Bầu cử hoặc Bỏ phiếu Sớm, hãy đến Địa điểm Bỏ phiếu để xem liệu lá Phiếu gửi qua thư của bạn đã được đưa vào bảng (đã được đếm) hay chưa. Nếu đã được đếm, bạn sẽ không thể bỏ phiếu lần nữa và ‘Hệ thống Bỏ phiếu qua thư’ đã hoạt động tốt. Nếu nó chưa được đếm, thì hãy Bỏ phiếu đi (vốn là quyền lợi của công dân)”.
Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ đã cáo buộc ông Trump thúc giục mọi người “thực hiện hành vi gian lận bầu cử”.
Về phần mình, các đảng viên Cộng hòa cảnh báo có khả năng xảy ra gian lận và nhầm lẫn trên diện rộng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 do quy mô chưa từng có của việc bỏ phiếu qua thư ở các bang trên toàn quốc.
“Đây là vấn đề lớn nhất”, Tổng thống Trump nói trong cuộc phỏng vấn trên chương trình “The Ingraham Angle” của Fox News tuần này. “Mọi người đều muốn có một cuộc bầu cử trung thực. Tôi muốn một cuộc bầu cử trung thực”.
Tổng thống nói rằng nhóm của ông “có nhiều luật sư”, nhưng đảng Dân chủ “lại thuê nhiều luật sư hơn bất kỳ ai từng thuê”.
“Đảng Dân chủ có luật sư, chúng tôi cũng vậy”, Tổng thống Trump nói, lưu ý rằng các nghị sĩ đảng Cộng hòa ở các bang Pennsylvania đã nộp đơn kiện ở Montana, Nevada, New Jersey và một số bang khác để nhằm “đấu tranh” với các thống đốc và cơ quan lập pháp Đảng Dân chủ đang thúc đẩy các chính sách bỏ phiếu qua thư trước cuộc bầu cử.
“Liên minh Luật sư vì Trump” được thành lập như một nỗ lực chung giữa Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa và nỗ lực “Bảo vệ lá phiếu” trong chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump, vốn trong nhiều tháng đã cảnh báo rằng “Đảng Dân chủ đang cố gắng lợi dụng dịch bệnh và hệ thống tòa án để hợp pháp
hóa việc thu hoạch phiếu bầu, thực hiện một hệ thống bỏ phiếu qua thư bưu điện trên toàn quốc, và loại bỏ gần như mọi biện pháp bảo vệ tính liêm chính trong các cuộc bầu cử của chúng ta”.
Tại thời điểm này, chiến dịch Biden không bình luận về việc liệu họ có tập hợp một nhóm luật sư tương tự trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến pháp lý kéo dài sau bầu cử hay không, nhưng phó giám đốc phản ứng nhanh Mike Gwin của chiến dịch Biden nói với Fox News rằng họ đã sẵn sàng.
“Chiến dịch Biden đã đầu tư chưa từng có vào một chương trình quốc gia nhằm đảm bảo cho cử tri quyền tiếp cận các cuộc thăm dò bầu cử và cung cấp tất cả các biện pháp bảo vệ cần thiết chống lại sự can thiệp vào quyền bỏ phiếu từ bất kỳ thế lực nào”, ông Gwin nói với Fox News.
Nhưng một số thành viên cấp cao Đảng Dân chủ vẫn tiếp tục cảnh báo về khả năng xảy ra một cuộc chiến sau bầu cử.
Ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2016 bà Hillary Clinton kêu gọi Biden không nhận thất bại vào đêm bầu cử ngày 3/11 – trong bất kể hoàn cảnh nào.
“Joe Biden không nên nhượng bộ trong bất kỳ trường hợp nào”, bà Clinton nói vào tháng trước trong cuộc phỏng vấn với chương trình “The Circus” của Showtime. “Bởi vì tôi nghĩ rằng cuộc bỏ phiếu sẽ kéo dài, và cuối cùng, tôi tin rằng ông ấy sẽ giành chiến thắng, nếu chúng tôi không nhường một tấc nào và nếu chúng tôi tập trung không ngừng như bên kia”.
Tổng thống Trump đã phản ứng trước những bình luận của bà Clinton:
“Hillary là một người có bệnh. [Thay vì chọc ngoáy này nọ], bà ta nên có một cuộc sống tươi đẹp, dễ chịu, thư giãn, đi ra ngoài, đi bỏ phiếu, và có lẽ bà ấy nên đi bỏ phiếu thay vì gửi một lá phiếu không được yêu cầu”, Tổng thống Trump nói.
Tuy nhiên, Clinton đề nghị cuộc bầu cử sẽ “kết thúc”, cáo buộc đảng Cộng hòa cố gắng làm xáo trộn kết quả bầu cử bằng cách “làm lớn chuyện việc bỏ phiếu vắng mặt” để đảm bảo một lợi thế hẹp trong Cử tri đoàn.
“Chúng tôi cần phải có một chiến dịch pháp lý quy mô lớn”, bà Clinton nói. “Và tôi biết chiến dịch Biden đang làm điều này”.
Theo Fox News,
Hương Thảo biên dịch

Washington tố Trung Quốc

là mối đe dọa bầu cử tổng thống Mỹ

Thanh Hà
Hai tháng trước bầu cử tổng thống Mỹ, ngày 04/09/2020 bang Bắc Carolina bắt đầu chiến dịch bỏ phiếu qua bưu điện. Cùng ngày, cố vấn vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, Robert O’Brien khẳng định, Trung Quốc « đóng vai trò năng động nhất » để can thiệp vào chính trị Hoa Kỳ.
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ không đưa ra bằng chứng nhưng quả quyết, Trung Quốc hiện đang « có chương trình quy mô nhất », đứng trước cả Iran và Nga, nhằm khuynh đảo hệ thống chính trị của Mỹ. Tháng 8/2020 ông O’Brien cho biết Mỹ đã ghi nhận « một số tin tặc Trung Quốc tìm cách tấn công vào các cơ sở bầu cử của Hoa Kỳ ».
Phát biểu trước báo giới hôm qua cố vấn an ninh Robert O’Brien khẳng định một cách chung chung rằng tình báo Mỹ « chưa bao giờ phải đối mặt với một hiện tượng như vậy ngay cả trong thời kỳ chiến tranh lạnh với Liên Xô »”.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ hồi 2016, cơ quan tình báo phát hiện Nga từng có hẳn một chiến dịch trên mạng can thiệp và tạo thuận lợi cho ứng cử viên Donald Trump. Matxcơva bác bỏ tất cả những báo buộc trên.
Ngoài ra, vẫn các cơ quan an ninh Mỹ báo động trước nguy cơ tin tặc tấn công vào cuộc bầu cử  tổng thống Mỹ ngày 03/11/2020.
Hai ngày trước phát biểu của cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng, bộ trưởng Tư Pháp, William Barr cũng đã đưa ra phát biểu tương tự và ông cũng đã tránh đi sâu vào chi tiết.
Trong các cuộc vận động tranh cử, tổng thống Donald Trump liên tục cáo buộc đối thủ Joe Biden bên đảng Dân Chủ là con cờ của Bắc Kinh. Phát biểu tại đại hội của đảng Cộng Hòa hồi tháng trước, nguyên thủ Mỹ không ngần ngại tuyên bố Bắc Kinh ủng hộ Biden và Trung Quốc kỳ vọng vào chiến thắng của bên đảng Dân Chủ.

Chính quyền Trump xem xét trừng phạt

nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc

Hải Lam
Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ hôm thứ Sáu (4/9) cho biết, chính quyền Trump đang xem xét liệt thêm nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC vào danh sách đen thương mại, theo Reuters.
Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang làm việc với các cơ quan khác để quyết định liệu có nên đưa ra hành động nhằm vào Tập đoàn Quốc tế sản xuất Bán dẫn SMIC hay không. Nếu SMIC bị liệt vào danh sách đen, các nhà cung cấp Mỹ khi làm ăn với công ty này sẽ buộc phải xin một giấy phép đặc biệt.
Trong khi vị quan chức của Lầu Năm Góc không nêu lý do đằng sau động thái này, nhưng các quan chức Mỹ khác cho biết mối quan hệ giữa SMIC và quân đội Trung Quốc đang được giám sát chặt chẽ.
SMIC là nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc nhưng vẫn đứng sau đối thủ Taiwan Semiconductor Manufacturing Co Ltd (TSMC) của Đài Loan – công ty dẫn đầu thị trường trong ngành.
SMIC đã tìm cách xây dựng các xưởng đúc để sản xuất chip máy tính có thể cạnh tranh với TSMC. Tuy nhiên, công ty công nghệ này của Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những hạn chế mới từ Bộ Thương mại Mỹ.
Washington yêu cầu các nhà sản xuất chip của Huawei phải được Mỹ cấp phép nếu họ dựa vào công nghệ sản xuất chip của Mỹ. SMIC là một trong những nhà sản xuất chip cho Huawei.
Chính quyền Trump gần đây liên tục có các động thái nhằm vào các công ty Trung Quốc như Huawei, Tencent – chủ sở hữu mạng xã hội WeChat và Bytedances – chủ sở hữu mạng xã hội Tik Tok. Hôm 26/8, Mỹ đã liệt 24 công ty Trung Quốc vào danh sách trừng phạt vì những thực thể này đã thúc đẩy các hoạt động xây dựng, quân sự hóa và làm phức tạp tình hình Biển Đông.
Theo Reuters
Hải Lam dịch và biên tập

Nhà Trắng yêu cầu các cơ quan chính phủ rà soát

lại mọi khoản chi liên quan đến Trung Quốc

Quý Khải
Nhà Trắng đã yêu cầu các cơ quan chính phủ Mỹ cung cấp thông tin chi tiết về bất kỳ khoản tài trợ nào có tác dụng chống lại ảnh hưởng toàn cầu và các hoạt động kinh doanh của Bắc Kinh, bao gồm cả các khoản hỗ trợ Bắc Kinh. Động thái này xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh trên nhiều mặt trận.
Theo một tài liệu của Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) Nhà Trắng ngày 27/8 mà Reuters thu thập được, OMB đã chỉ đạo các cơ quan chính phủ Mỹ nộp “dữ liệu thống kê đầy đủ về các khoản tài trợ liên bang góp phần hỗ trợ hoặc hậu thuẫn Trung Quốc, hoặc trực tiếp hay gián tiếp chống lại hành vi cạnh tranh bất bình đẳng, các hoạt động ác tính và nỗ lực gây ảnh hưởng trên toàn cầu của Bắc Kinh”.
Tài liệu có tựa đề “Cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc ” không cho biết thông tin thu thập sẽ được sử dụng như thế nào ngoài việc nó sẽ “thông báo cho các nhà hoạch định chính sách” tại Washington biết chi tiết về các cách thức chi tiêu của chính phủ Mỹ có liên hệ đến Bắc Kinh.
Mỹ và Trung Quốc đã trở nên đối địch nhau do những bất đồng trên nhiều phương diện, từ cuộc chiến thương mại kéo dài hai năm cho đến việc chính quyền Trump đổ lỗi cho Bắc Kinh giấu dịch Covid-19 tại đại lục, vấn đề Biển Đông, Hồng Kông, Người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương …
Yêu cầu thu thập dữ liệu ngân sách sâu rộng này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh lại để đảm bảo tất cả các khoản tài trợ phải “phản ánh các ưu tiên chiến lược” trong mối quan hệ Mỹ-Trung.
Một số chương trình và chi tiêu của Mỹ đang được xem xét đã có niên đại từ một thập kỷ trở lên. Tài liệu mà Reuters thu thập được yêu cầu các cơ quan liên bang phải trình kết quả trước ngày 21/9 tới.
Một phát ngôn viên OMB xác nhận quyết định của cơ quan này với Reuters, và cho biết quyết định này nhằm “đảm bảo Hoa Kỳ vẫn mạnh mẽ và ở vị thế có sức mạnh và khả năng chống lại các nước đối địch như Trung Quốc, OMB đã yêu cầu các cơ quan liên bang báo cáo chi tiết tất cả các khoản tài trợ chống lại hoặc viện trợ Trung Quốc”.
Tài liệu trích dẫn một số ví dụ như “nguồn quỹ cho các chương trình dùng để chống lại Sáng kiến Vành đai Con đường (OBOR) ; nguồn tài trợ cho các hoạt động quân sự, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng với mục đích căn bản là ngăn chặn hành vi hung hăng của Trung Quốc”.
Tài liệu cũng yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết những khoản quỹ nhằm mục địch “duy trì vị trí dẫn đầu của Mỹ trong tương quan với Trung Quốc đối với quyền biểu quyết tại các tổ chức quốc tế quan trọng”.
Tài liệu yêu cầu cung cấp số liệu về các nguồn tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ cho các chương trình có mục đích cơ bản là chống lại việc mở rộng năng lực công nghệ của Trung Quốc tại các lĩnh vực quan trọng như 5G và truyền thông không dây, chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và máy học, điện toán lượng tử, an ninh mạng và an ninh hệ thống, sản xuất tiên tiến và robot, xe điện và xe tự hành, công nghệ sinh học, năng lượng tiên tiến và công nghệ vũ trụ.
Nhà Trắng trước đó đã yêu cầu cung cấp báo chi tiết về các khoản tài trợ song phương cho trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Sạch Hoa Kỳ-Trung Quốc và bất kỳ chương trình hỗ trợ kinh tế song phương nào khác của Mỹ.
Nhà Trắng cũng thu thập dữ liệu về các khoản quỹ “HHS (Ủy ban Y tế và Dịch vụ Con người) tài trợ cho CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh), NIH (Viện Y tế Quốc gia Mỹ) và các chương trình khác ở Trung Quốc”.
Tài liệu cũng yêu cầu thu thập thông tin chi tiết về bất kỳ khoản chi tiêu nào “đóng góp tổng thể vào GDP hoặc năng lực kỹ thuật của Trung Quốc, bao gồm cho các tổ chức quân sự hoặc chính phủ Trung Quốc, các tổ chức thương mại hoặc công nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước và các tổ chức chịu chỉ đạo trực tiếp của giới lãnh đạo Bắc Kinh”.
Các cơ quan trong chính phủ phải gửi báo cáo về ngân sách năm 2019 và 2020 được ban hành thành luật, đề xuất ngân sách năm 2021 của Tổng thống Trump và yêu cầu báo cáo ngân sách các cơ quan chính phủ vào năm 2022.
Việc rà soát ngân sách chỉ là nỗ lực mới nhất có thể làm tiền đề cho các hành động tiếp theo chống lại Trung Quốc.
Tuần trước, Hoa Kỳ đã chế tài 24 công ty Trung Quốc tham gia vào các hoạt động xây dựng, quân sự hóa Biển Đông. Đây là lệnh trừng phạt đầu tiên của Mỹ nhắm vào Bắc Kinh liên quan đến vùng biển chiến lược đang tranh chấp.
Theo Reuters
Quý Khải biên dịch

Apple dời sản xuất khỏi Trung Quốc:

Chuyện không dễ?

Hãng Apple đã duy trì mạng lưới sản xuất rộng lớn ở Trung Quốc trong nhiều năm và rất cần thị trường khổng lồ của nước này, nên chỉ có thể di dời một phần ra khỏi Trung Quốc trước áp lực của cuộc chiến thương mại, một chuyên gia am hiểu tình hình nhận định với VOA.
Trang mạng Apple Insider loan tin hãng Apple đang tạm dừng kế hoạch mở nhà máy sản xuất Iphone ở Việt Nam vì các đối tác gia công của hãng chưa đảm bảo được điều kiện ăn ở cho nhân công. Tuy nhiên, thông tin này cho đến nay không hề được phía Apple xác nhận.
‘Mọc rễ ở Trung Quốc’
Apple ‘đã mọc rễ ở Trung Quốc’ với hệ thống sản xuất tại đây chiếm gần một nửa trong tổng số 800 cơ sở sản xuất cho Apple trên toàn cầu, gần 250.000 nhân công và 200 nhà cung ứng, Giáo sư-Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, giảng dạy chương trình Quản trị Kinh doanh thuộc Keller Graduate School of Management và có kinh nghiệm làm quản lý tài chính cho các tập đoàn lớn ở Mỹ, nói với VOA.
“Di dời tốn kém nhiều và sẽ mất nhiều thời gian mới sinh lợi, cho nên họ mới chần chừ như vậy,” ông nói.
Ngoài ra, một lợi thế nữa của Trung Quốc đối với Apple là nguyên vật liệu như nhựa, sắt, thép có sẵn tại chỗ, nhân công dồi dào, theo lời vị giáo sư này.
Ông cho biết hiện giờ hệ thống sản xuất của Apple bên Trung Quốc ‘được tổ chức như một thành phố thu nhỏ’ với đầy đủ hệ thống nhà ở và các dịch vụ hỗ trợ như trường học, chợ búa, công viên, nhà băng… để nhân công của họ có thể yên tâm ở lại làm việc lâu dài.
Ngay cả trong trường hợp Apple bắt buộc phải dời khỏi Trung Quốc thì họ ‘vẫn phải duy trì một phần sản xuất ở Trung Quốc để bán cho thị trường nội địa của nước này’ và ‘phải sản xuất ở Trung Quốc thì mới cạnh tranh được với các đối thủ như Huawei hay Samsung về giá cả hay thuế quan,” Tiến sĩ Lộc phân tích.
Điều kiện của Việt Nam
Giới chuyên gia cho rằng Việt Nam là một trong những lựa chọn hàng đầu nếu Apple muốn dời một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhờ lực lượng lao động trẻ, rẻ và không có nguy cơ bất ổn chính trị. Hơn nữa, vị trí địa lý gần Trung Quốc khiến hàng hóa sản xuất ở Việt Nam dễ tiếp cận thị trường Trung Quốc và khu vực; và ngược lại, Apple cũng có thể nhập nguyên vật liệu, linh kiện từ các nhà cung ứng Trung Quốc vào Việt Nam dễ dàng.
“Các chính sách môi trường của Việt Nam cũng dễ dãi, chưa kể các khuyến dụ về thuế, cho thuê đất…,” Giáo sư Lộc nói thêm và cho rằng chuyển sang Việt Nam cũng giúp Apple ‘né được thuế quan của Mỹ.’
Trong giai đoạn đánh thuế của Mỹ vào hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc thì Apple được chính phủ Mỹ miễn cho các sản phẩm Iphone và Macbook vì ‘đây là những mặt hàng dân Mỹ tiêu thụ nhiều, nếu đánh thuế thì sẽ làm giảm tiêu thụ của người dân Mỹ gây thiệt hại đến kinh tế Mỹ và sẽ làm Apple mất thị trường vào tay đối thủ như Samsung’, ông phân tích.
Thế nhưng, điều này chỉ tạm thời và Apple không loại trừ khả năng sẽ bị Mỹ đánh thuế nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng phát trở lại, ông nói thêm.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng là một vấn đề mà Việt Nam đang yếu hơn Trung Quốc, ông Lộc cho biết, nhưng nếu tập trung sản xuất ở các tỉnh miền bắc gần biên giới Trung Quốc thì sẽ khắc phục được phần nào vì việc vận chuyển sang Trung Quốc sẽ đỡ vất vả hơn.
‘Chuyển dần dần’
Tiến sĩ Lộc cho rằng trong tổng số 250.000 nhân công lắp ráp cho Apple ở Trung Quốc, hãng có thể đưa khoảng 60.000 việc làm sang Việt Nam.
“Chuyển hết 250.000 việc làm sang Việt Nam là chuyện Việt Nam không thể tiếp nhận nổi,” ông phân tích và cho rằng Việt Nam khó lòng cung cấp một lực lượng lao động đã qua đào tạo lớn như vậy cùng một lúc.
Hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang – nơi đã đặt nhà máy của Samsung – là nơi Apple có thể nghĩ đến vì vị trí địa lý gần Trung Quốc, ông nói, nhưng hai tỉnh này khó lòng cung cấp đủ 60.000 lao động. Khi đó, sẽ cần lực lượng lao động từ các tỉnh thành khác đến và sẽ phải xây dựng khu ký túc xá và các dịch vụ đi kèm để cho họ yên tâm làm việc lâu dài.
“Có thể chuyển dần dần, bắt đầu là Ipod, Apple Watch, nếu có khả năng thì sẽ để Việt Nam làm thêm Macbook,” ông nói. “Như vậy thì họ sẽ sẵn sàng phòng khi chiến tranh thương mại bùng phát trở lại thì sẽ chuyển một phần rất nhiều vào Việt Nam.”
“Họ chỉ chuyển tối đa 30% mà đường dài có thể lên tới 40-50% chứ không thể nào chuyển hết được,” chuyên gia này dự đoán.

Báo Mỹ khẳng định nhà báo của họ

bị bắt giữ ở Nội Mông, Trung Quốc

Bình luậnNguyễn Minh
Trong một bài báo đăng trực tuyến vào ngày 4/9, tờ Los Angeles Times của Mỹ cho biết, phóng viên của họ đã bị bắt đến đồn cảnh sát, bị thẩm vấn, bị túm cổ áo, đẩy vào phòng giam và giam giữ hơn 4 tiếng trước khi bị trục xuất khỏi khu vực phía bắc Trung Quốc.
Một tờ báo của Mỹ cho biết, một trong những nhà báo của họ đã bị bắt giữ ở Nội Mông, Trung Quốc khi nhà báo này đang đưa tin về những căng thẳng liên quan đến chính sách của chính quyền Trung Quốc về việc giảm sử dụng tiếng Mông Cổ trong trường học.
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc liên quan đến các nhà báo của 2 nước đang hoạt động tại 2 quốc gia này.
Phóng viên này đã bị các nhân viên cảnh sát mặc thường phục bao vây tại một trường học ở Hohhot, thủ phủ của Nội Mông, và đưa vào xe cảnh sát đến đồn cảnh sát. Cảnh sát nói rằng cô không được phép gọi đến Đại sứ quán Hoa Kỳ.
“Một nhân viên đã nắm lấy cổ họng cô ấy bằng cả hai tay và đẩy cô ấy vào một phòng giam”.
Ba quan chức chính phủ và một sĩ quan cảnh sát đã đi cùng cô đến một ga tàu tại Bắc Kinh và đứng ở cửa sổ cho đến khi tàu khởi hành, tờ Los Angeles Times cho biết.
Bài báo không đưa thông tin danh tính của nhà báo, nhưng trưởng văn phòng Bắc Kinh của tờ báo, Alice Su, xác nhận đó chính là cô. Tuy nhiên, cô không cung cấp thông tin nào khác.
Ban tuyên giáo thành phố Hohhot chưa phản hồi về vụ việc.
Thông tin này được đưa ở đoạn gần cuối bài viết của cô Su về các cuộc biểu tình và tẩy chay lớp học đã xảy ra ở Nội Mông trong tuần này về chính sách tăng cường sử dụng tiếng Trung tại các trường học mà tiếng Mông Cổ là ngôn ngữ giảng dạy chính.
Nội Mông có 25 triệu dân, giáp với đất nước Mông Cổ về phía bắc. Khoảng 17% dân số ở Nội Mông là người dân tộc Mông Cổ, người Hán chiếm 79%.
Ngay trước khi năm học mới bắt đầu vào tuần này, giới chức Nội Mông công bố những thay đổi đối với các trường trong khu vực. Các tiết học văn của học sinh tiểu học và trung học cơ sở sẽ chuyển sang dùng sách giáo khoa quốc gia và hướng dẫn bằng tiếng Quan Thoại, còn một số tiết học khác sẽ được thực hiện trong 2 năm tới.
Những người phản đối chính sách này cho rằng động thái này là nhằm buộc người dân hòa nhập vào nền văn hóa Hán chiếm đa số của Trung Quốc. Họ lo sợ tiếng mẹ đẻ của họ có thể bị xóa sổ theo thời gian.
Trong năm nay, Hoa Kỳ đã phân loại một số hãng truyền thông thuộc chính phủ Trung Quốc tại nước này là phái bộ nước ngoài và giới hạn số lượng thị thực dành cho các phái bộ này xuống còn một vài nhân viên. Theo đó, các hãng truyền thông này buộc phải giảm quy mô nhân viên là người Trung Quốc của mình hoạt động tại Mỹ.
Để trả đũa, Trung Quốc đã trục xuất các nhà báo của 3 tờ báo Mỹ và yêu cầu một số văn phòng thông tấn của Hoa Kỳ bao gồm cả The Associated Press nộp các thủ tục giấy tờ tương tự như yêu cầu của Hoa Kỳ đối với một phái bộ nước ngoài tại Hoa Kỳ.
Đầu tuần này, chính phủ Úc cho biết, một nhà báo người Úc tên là Cheng Lei làm việc cho đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, đang bị chính quyền Trung Quốc giam giữ. Hiện không rõ tại sao nhà báo này lại bị bắt giữ.
Cô Cheng là người dẫn chương trình BizAsia trên CGTN – kênh tiếng Anh của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV. Cô sinh ra ở Trung Quốc và làm việc trong lĩnh vực tài chính ở Úc trước khi bắt đầu sự nghiệp báo chí với CCTV ở Bắc Kinh vào năm 2003.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Mỹ lên án Liên Hợp Quốc phớt lờ

chính sách cưỡng bức phá thai của Trung Quốc

Hương Thảo
Phái đoàn Mỹ tại Liên Hợp Quốc (LHQ) chỉ trích hội đồng nhân quyền phụ nữ LHQ khi cáo buộc Mỹ hạn chế quyền tiếp cận phá thai trong đại dịch, trong khi hoàn toàn phớt lờ nạn cưỡng bức phá thai của ĐCSTQ.
“Đây là một hành vi phá hoại đối với hệ thống nhân quyền và các nguyên tắc sáng lập của Liên Hợp Quốc”, phái đoàn Hoa Kỳ phản hồi, đồng thời nhắc nhở Hội đồng quyền phụ nữ về những vi phạm nhân quyền trong hoạt động cưỡng bức phá thai của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tờ The Washington Free Beacon đưa tin ngày 3/9.
Bức thư được phái bộ Hoa Kỳ gửi tới Hội đồng LHQ có đoạn:
“ĐCSTQ hiện đang dẫn đầu trong việc cưỡng bức phá thai, cưỡng bức triệt sản và cưỡng bức kiểm soát sinh sản ở Tân Cương. Đây chính là những vi phạm nhân quyền thực sự, liên quan đến hàng triệu phụ nữ, trẻ em gái và sức khỏe của họ, trên quy mô công nghiệp, nhằm vào một nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo dễ bị tổn thương”.
Phái đoàn Mỹ cũng trích dẫn một tuyên bố của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, ban hành ngày 1/6/2020, về việc không có luật nào về “quyền phá thai” của tổ chức này.
Liên Hiệp Quốc “không thúc đẩy, càng không áp đặt việc phá thai đối với bất kỳ ai, và cũng không có ý định làm như vậy”, ông Guterres viết dựa theo Hiến chương LHQ, lưu ý rằng đây là vấn đề thuộc thẩm quyền nội bộ của từng quốc gia.
Phái đoàn Mỹ cũng lưu ý việc LHQ đã duy trì sự im lặng trước những hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, trong khi lại có thời gian đó để can thiệp vào các công việc nội bộ của Hoa Kỳ.
Sức ảnh hưởng của ĐCSTQ tại Liên Hợp Quốc gây bất ổn cộng đồng quốc tế
Một số đại diện của ĐCSTQ đã được bổ nhiệm vào một hội đồng của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, bất chấp hồ sơ vi phạm nhân quyền mang tính hệ thống và phản ứng tắc trách của Trung Quốc trước đại dịch virus corona vốn bắt nguồn ở Vũ hán và đang tiếp tục gây thảm họa trên toàn cầu.
Động thái này đã hứng chỉ trích từ giám đốc điều hành U.N. Watch, cơ quan giám sát LHQ có trụ sở tại Geneva, ông Hillel Neuer, cùng những người khác.
“Không đùa đâu: Trung Quốc có ghế trong hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc, nơi họ sẽ giúp chọn ra các nhân viên giám sát tiếp theo đối với tự do ngôn luận, các vụ mất tích cưỡng chế và bắt giam tùy tiện. Điều đó chẳng khác nào để một kẻ đốt nhà làm trưởng đội cứu hỏa thành phố”, giám đốc UN Watch viết trên Twitter.
Hoa Kỳ đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào năm 2018. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc khi đó là bà Nikki Haley cho biết, sự tận tâm của nước Mỹ “không thể cho phép chúng tôi tiếp tục trở thành một phần của một tổ chức ích kỷ và đạo đức giả đang nhạo báng nhân quyền”.
“Trung Quốc hôm thứ Tư đã được bổ nhiệm vào một hội đồng của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nơi họ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chọn các nhà điều tra nhân quyền của thế giới — bao gồm các cơ quan giám sát toàn cầu về tự do ngôn luận, sức khỏe, các vụ mất tích cưỡng chế và bắt giam tùy tiện”. “Chuyện này có thể là thật sao!”, bà Haley viết trên Twitter.
Theo BL
Hương Thảo biên dịch

Giới khoa học kêu gọi công bố

đầy đủ dữ kiện về vaccine COVID-19

trước khi phân phối vào ngày 01/11/2020

Các chuyên gia cho biết khả năng vaccine coronavirus được phân phối chính thức vào ngày 01/11/2020 sẽ phụ thuộc vào các cuộc thử nghiệm lâm sàng được tiến hành với tốc độ nhanh chưa từng có, cùng với việc công bố rộng rãi các nghiên cứu cho thấy nó vừa an toàn vừa hiệu quả.
Bức thư của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh gửi các tiểu bang cho việc chuẩn bị phân phối vaccine vào tháng 11/2020 ở “quy mô lớn”, đặc biệt là hai ngày trước cuộc bầu cử tổng thống, đã gây ra lo lắng rằng áp lực chính trị có thể ảnh hưởng đến các cam kết về độ an toàn.
Việc chuẩn bị phân phối vaccine cho các nhóm người có nguy cơ cao hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe tuyến đầu vào tháng 11/2020 sẽ phụ thuộc vào các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, giai đoạn thử nghiệm đã thu nhận tình nguyện viên hồi tháng 07/2020.
Tiến sĩ Paul Offit, giám đốc Trung tâm Giáo dục Vaccine tại Bệnh viện Nhi Đồng Philadelphia cho rằng Ban Giám sát Dữ kiện và An toàn do Viện Y tế Quốc gia điều hành có thể dừng các thử nghiệm sớm nếu xác định được rằng vaccine hiệu quả. Các bác sĩ vẫn muốn xem dữ kiện đầy đủ và sẽ yêu cầu thông tin đó phải do giới khoa học công bố. Các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn để chứng minh độ hiệu quả của vaccine đang được tiến hành cho hàng chục nghìn tình nguyện viên ở Hoa Kỳ. Các nhà sản xuất dược phẩm đã cam kết sản xuất hàng triệu liều vaccine của họ ngay cả trước khi họ biết mức độ hiệu quả của nó.
Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho biết một loại vaccine chỉ cần bảo vệ được 50% tổng số người được tiêm thì được coi là có hiệu quả. Ít nhất một trong những vaccine tiềm năng hàng đầu có khả năng sẽ cho ra dữ kiện như mong muốn trước ngày 01/11/2020.
Hôm thứ Năm (03/09/2020), giám đốc điều hành của hãng dược phẩm Pfizer, Albert Bourla cho biết công ty có thể nhận được kết quả của đợt thử nghiệm giai đoạn 3 vào đầu tháng sau. (BBT

Vaccine thử nghiệm của Moderna

nhắm tới các sắc dân có nguy cơ cao tại Mỹ

Hãng dược Moderna yêu cầu các địa điểm đang thử nghiệm lâm sàng vaccine chống COVID của hãng chú trọng tuyển mộ những tình nguyện viên thuộc sắc dân thiểu số có nguy cơ cao cho dù việc này có làm chậm lại tốc độ thử nghiệm, công ty cho biết ngày 4/9.
Moderna là một trong số ít các công ty trong giai đoạn cuối của việc phát triển vaccine chống COVID an toàn và hiệu nghiệm. Moderna bắt đầu giai đoạn cuối thử nghiệm từ cuối tháng 7, thêm 30.000 người tình nguyện khỏe mạnh, và nhắm hoàn tất vào tháng 9.
Tính đến tuần qua, công ty có được 17.000 người tham dự, 24% trong số này thuộc các cộng đồng da màu.
Cuộc thử nghiệm vaccine chống COVID của hãng Pfizer và đối tác Đức BioNTech trên quy mô 30.000 người cho tới nay đã có 11.000 người ghi danh. Một phần năm số này là người gốc Phi hay châu Mỹ Latin, những nhóm trong số bị ảnh hưởng nặng nề nhất giữa đại dịch COVID tại Mỹ.

Nhân viên bị mất việc trong phi trường

Los Angeles biểu tình yêu cầu

gia hạn bảo hiểm y tếgiữa đại dịch coronavirus

Hôm thứ Năm (03/09/2020) nhân viên phi trường quốc tế Los Angeles (LAX) đã tổ chức biểu tình kêu gọi gia hạn bảo hiểm y tế cho những người bị mất việc trong phi trường giữa đại dịch coronavirus.
Theo nghiệp đoàn lao động Unite Here, nghiệp đoàn đã tổ chức cuộc biểu tình, hàng nghìn nhân viên của phi trường đã bị sa thải do đại dịch khiến hoạt động bị tê liệt. Phát ngôn viên của United Here Local 11, Maria Hernandez cho biết họ đang kêu gọi LAX và LAWA, ủy viên của phi trường, giúp mở rộng cá nhân được nhận bảo hiểm y tế cho hàng nghìn nhân viên bị sa thải do COVID-19.
Nghiệp đoàn cho biết hai công ty nhượng quyền lớn nhất của phi cơ đã không trả thêm khoản tiền bảo hiểm y tế nào cho nhân viên bị sa thải. (BBT)

Trường học ở Quận Cam có thể sớm mở cửa trở lại

Các trường học trong khu vực người Việt tập trung đông nhất ở Mỹ đến ngày 22 tháng 9 có thể mở cửa giảng dạy trực tiếp trở lại, nhà chức trách Quận Cam ở miền nam California cho biết.
Trưởng điều hành Quận Cam Frank Kim, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 3 tháng 9 đề cập đến một loạt các chủ đề liên quan đến việc mở cửa trở lại các trường học, cho biết các học khu sẽ theo các chính sách riêng của họ trong việc quyết định mở cửa hay không một khi họ quay trở lại việc giảng dạy trực tiếp, theo báo OC Register.
“Tới ngày thứ 22, các trường học sẽ làm việc trong nội bộ học khu của mình để đưa ra quyết định có mở cửa hay không, và họ sẽ thiết lập các tiêu chí riêng cho việc quản lý dịch bệnh và an toàn trường học,” ông được dẫn lời nói.
“Các tiêu chí này không nhất thiết phải được Sở y tế duyệt xét,” ông nói. “Vì vậy, quyết định thực sự nằm ở nhà trường, và tôi chắc chắn rằng chính quyền bang sẽ đưa ra chỉ dẫn.”
Theo hệ thống mã màu mới của bang California, Quận Cam đang trên đà được hạ bậc từ mức hạn chế cao nhất vào ngày thứ Ba tới, theo đài KABC.
Hiện tại, Quận Cam đang ở bậc màu tím, nghĩa là có sự lây lan virus rộng khắp. Quận sẽ phải chuyển sang mức đỏ để các trường học mở cửa trở lại. Điều đó có nghĩa là các lớp học có thể mở cửa sớm nhất vào ngày 22 tháng 9.
Ông Khôi Nguyên, một cư dân Quận Cam có ba người con đang trong độ tuổi đi học, cho biết các trường học trong các học khu đông người Việt Nam đã khai giảng từ cuối tháng 8 và hình thức học trực tuyến vẫn được duy trì.
“Học khu Garden Grove, một học khu đông người Việt Nam, hiện nay đang chờ xem vô trường học trở lại được hay không. Tuy nhiên từ đầu năm học khai giảng hai tuần nay rồi, thì Garden Grove vẫn đang học online,” ông nói. “Còn Westminster và Huntington Beach, hai học khu gần Little Saigon, thì các cháu vẫn học online chứ chưa có thông báo gì mới.”
Phụ huynh này cho biết tại California, theo lệnh mở cửa từng phần của Thống đốc Gavin Newsom, Quận Cam đã được rút ra khỏi danh sách theo dõi Covid-19 và tuỳ các học khu cân nhắc quyết định mở cửa lại trường học.
“Từ khi rút ra khỏi danh sách theo dõi đó thì phải đợi 14 ngày để coi tình hình Covid có thay đổi hay không. Nếu thay đổi thì các trường sẽ có những điều chỉnh trong việc giảng dạy học sinh. Cái đó vẫn phải chờ khác học khu thôi.”
Các nhà lãnh đạo Quận Cam cảnh báo để tiếp tục tiến lên phía trước, điều quan trọng là tất cả mọi người phải tuân thủ các biện pháp an toàn để ngăn chặn sự lây lan của virus, đặc biệt là dịp Lễ Lao động tại Mỹ vào cuối tuần này, đài KABC cho biết.
“Miễn là mọi người thực hành giãn cách xã hội, giữ vệ sinh tốt và hành động một cách có trách nhiệm, chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể mở các bãi biển của mình vào cuối tuần Lễ Lao động này và làm điều đó một cách an toàn.”
Các cơ sở kinh doanh sẽ có thể thi hành các quy định trong bậc màu đỏ ngay sau khi khu vực này xuống tới bậc đó, bao gồm hoạt động trong nhà, với các hạn chế tại các địa điểm như viện bảo tàng, sở thú, thủy cung, nơi thờ phượng, rạp chiếu phim, nhà hàng và phòng tập thể dục.

Nghi can trong vụ nổ súng chết người ở Portland

đã bị bắn chết

Một người ủng hộ phong trào Antifa được cho là nghi can bắn chết người ủng hộ phong trào Patriot Prayer ở Portland, Oregon hồi tháng trước, vừa bị bắn chết hôm tối thứ Năm (3 tháng 9) khi cảnh sát thực hiện lệnh bắt giữ người này.
Michael Forest Reinoehl, 48 tuổi đã chết ở Lacey, Washington, trong một chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm liên bang. Theo hãng thông tấn AP, nghi can bị cảnh sát bắn chết sau khi chĩa súng vào họ. Lực lượng đặc nhiệm bao gồm các cảnh sát của FBI và Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ.
Vào sáng sớm thứ Sáu (4 tháng 9), Cảnh sát Tư pháp cho biết lực lượng đặc nhiệm đang thi hành lệnh truy nã ông Reinoehl giết người do cảnh sát Portland ban hành. Cảnh sát Portland đã phát lệnh truy nã Reinoehl, khi đang điều tra vụ án mạng của Aaron “Jay” Danielson, 39 tuổi hôm 29/08/2020, trong đêm người ủng hộ tổng thống Trump đụng độ với những người ủng hộ phong trào Black Lives Matter ở thành phố Portland.
Hôm thứ Năm (3 tháng 9), ông Reinoehl xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn trên trang web Vice và nói với phóng viên Donovan Farley rằng ông đang bị truy nã và không hối hận với quyết định nổ súng giết người. Trong cuộc phỏng vấn với Vice, ông Reinoehl nói rằng vào buổi tối ông nổ súng bắn ông Danielson, ông đã cố gắng hỗ trợ một người bạn đang đối đầu với những người ủng hộ tổng thống Trump. Ông cho hay một người đàn ông đã dùng dao đe dọa ông và bạn của ông.
Theo hãng Vice, các đoạn video do người ngoài cuộc ghi lại cho thấy một người đàn ông trông giống ông Reinoehl đã bắn hai phát đạn vào ông Danielson rồi bỏ đi. (BBT)

Bộ trưởng quốc phòng nói TT Trump

tôn trọng binh sĩ sau bài báo nói ông dè bỉu tử sĩ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày thứ Sáu nói Tổng thống Donald Trump tôn trọng binh sĩ và cựu chiến binh Mỹ sau khi một bài báo đăng trên một tạp chí cho biết ông Trump đã gọi các quân nhân Mỹ tử trận được chôn cất ở Châu Âu là “những kẻ thất bại” và từ chối đến thăm một nghĩa trang của người Mỹ vì ông nghĩ việc đó không quan trọng.
“Tổng thống Trump dành sự tôn trọng và ngưỡng mộ cao nhất đối với các quân nhân, cựu chiến binh và các gia đình quân nhân của quốc gia chúng ta. Đó là lý do tại sao ông ấy đã tranh đấu cho mức lương
cao hơn và ngân quỹ nhiều hơn cho lực lượng vũ trang của chúng ta,” ông Esper nói trong một phát biểu, theo Reuters.
Ông Trump ngày thứ Năm mạnh mẽ bác bỏ bài báo của tạp chí The Atlantic.
The Atlantic đưa tin ông Trump đã gọi những binh sĩ thủy quân lục chiến được chôn cất tại một nghĩa trang của Mỹ gần Paris là “những kẻ thất bại” và từ chối đến thăm nơi này vào năm 2018 vì ngại trời mưa ngày hôm đó sẽ làm bết tóc của ông. Bài báo của The Atlantic dẫn nguồn là bốn người biết trực tiếp về cuộc nói chuyện ngày hôm đó.
“Tôi mà đưa ra những phát biểu tiêu cực như vậy sao về quân đội và các anh hùng liệt sĩ của chúng ta trong khi không ai làm được những điều tôi đã làm,” đối với lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, ông Trump nói. “Đó hoàn toàn là nói láo. … Đó là một sự ô nhục.”
Tổng thống cho biết ông không đến nghĩa trang vì thời tiết bất lợi khiến cho máy bay trực thăng không thể cất cánh. Giải pháp thay thế là lái xe một quãng đường dài, nghĩa là phải đi qua các khu vực rất đông đúc của Paris, và Cơ quan Mật vụ phản đối, ông nói.
Reuters cho biết một quan chức quốc phòng cao cấp, phát biểu với điều kiện ẩn danh, nói rằng ông Esper chưa nghe về những cáo buộc được đăng trên The Atlantic cho tới ngày thứ Sáu.
Ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden, người đang dẫn trước ông Trump trong các cuộc khảo sát ý kiến toàn quốc trước cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, nói nếu bản tin này đúng thì những phát biểu đó là “đáng phê phán.”
“Phát biểu đó hết sức đáng lên án,” ông Biden nói. “Đó là một sự ô nhục.”
AP cho biết các đồng minh của ông Biden đã nhanh chóng chớp lấy những phát biểu được nói là của ông Trump với hy vọng khơi ra sự bất mãn giữa các gia đình quân nhân, cựu chiến binh với ông Trump. Họ cũng tin rằng vấn đề này có thể giúp thuyết phục những cử tri Đảng Cộng hòa vốn đã chán ngán với những tranh cãi liên tục liên quan tới ông Trump.
Các gia đình quân nhân đa phần ủng hộ ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2016, và một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew về các cựu chiến binh được thực hiện vào tháng 6 năm 2019 cho thấy nhìn chung cựu chiến binh ủng hộ ông Trump nhiều hơn là công chúng. Khoảng 60% cựu chiến binh được hỏi nói họ theo Đảng Cộng hòa.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ điều tra

các thế lực đằng sau các cuộc bạo động

Bình luậnDu Miên
Những người đứng đầu các tổ chức nghi là đứng sau các cuộc bạo động gần đây ở Hoa Kỳ đang bị Bộ Tư pháp (DOJ) điều tra, một quan chức hành pháp hàng đầu cho biết vào cuối ngày 31/8.
“Đây là điều mà tôi đã nói riêng với Tổng Chưởng lý. Và tôi biết rằng họ đang làm việc về vấn đề này, ”quyền Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa (DHS) Chad Wolf nói.
Trả lời trên chương trình của người dẫn chương trình Tucker Carlson từ kênh Fox News, ông Wolf không nói rõ nhóm nào, nhưng Carlson đặt câu hỏi tại sao các nhà lãnh đạo của tổ chức Black Lives Matter và Antifa không bị buộc tội.
Các quan chức DOJ “cũng đang nhắm mục tiêu và điều tra người đứng đầu của các tổ chức này, những cá nhân tài trợ tài chính để các nhóm biểu tình này di chuyển trên khắp đất nước”, ông Wolf nói thêm.
Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa cho biết, các nhóm và cá nhân tham gia phong trào biểu tình đã di chuyển từ Portland – trung tâm của cuộc bạo động – đến các khu vực khác của Hoa Kỳ. Ông còn chỉ ra rằng, nhiều người trong số những người bị bắt ở Kenosha, Wisconsin đến từ bên ngoài thành phố.
“Vì vậy, chúng tôi biết họ đang di chuyển khắp nơi, chúng tôi đã thấy họ ở D.C., ở Sacramento và những nơi khác. Chúng tôi biết họ có tổ chức. Chúng tôi đã thấy những chiến thuật tương tự cũng được sử dụng từ Portland và các thành phố khác trên khắp đất nước”, ông nói.
Quyền Bộ trưởng Wolf cho biết, ông đã trao đổi với Tổng Chưởng lý William Barr gần như hàng tuần về các cuộc điều tra. Nhân viên DHS đang cung cấp tất cả thông tin liên quan cho DOJ.
Ông Wolf nói: “Tôi ước điều đó diễn ra nhanh hơn một chút, chúng ta sẽ tiếp tục xem nó như thế nào, nhưng, một lần nữa, chính quyền này, vị Tổng thống này cam kết buộc các cá nhân [có liên quan] phải chịu trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng nếu mọi người dần nhận ra rằng, nếu bạn muốn bạo loạn, bạn muốn
cướp phá, bạn muốn thực hiện một số hành vi phạm tội khác mà chúng ta đang chứng kiến trên khắp đất nước này, thì sẽ [phải nhận lãnh] hậu quả cho điều đó”.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Trong một tuyên bố vào ngày 31/5, Tổng Chưởng lý Barr cho biết, sau khi những kẻ bạo loạn phá hủy các khu vực ở Minneapolis và các thành phố khác, rằng “tiếng nói của các cuộc biểu tình hòa bình và hợp pháp đã bị các phần tử cực đoan bạo lực chiếm đoạt”.
Ông nói: “Bạo lực do Antifa và các nhóm tương tự khác xúi giục và thực hiện liên quan đến bạo loạn, là [hành vi] khủng bố trong nước và sẽ bị xử phạt thích đáng”.
Trong một hội nghị bàn tròn ngày 1/9 ở Wisconsin, Tổng Chưởng lý cho biết, các lực lượng đặc nhiệm gồm các sĩ quan đang xem xét tất cả các bằng chứng có sẵn từ cuộc bạo động từ tháng Năm.
Khi đã xác định được những kẻ bạo loạn, ông Barr khẳng định “họ sẽ bị truy tố”.
Ngày 31/8, một phát ngôn viên của DOJ cho biết 300 người đã bị bắt trên toàn quốc trong bối cảnh bạo loạn và bất ổn dân sự, trong đó có 100 người ở Portland. Trong số 302 người bị buộc tội có 76 người ở Portland.
Các câu hỏi về thế lực đứng sau kích động tình trạng bất ổn này ở Hoa Kỳ đã được đặt ra trong những ngày gần đây.
Trong một bài báo ra ngày 28/8, Thượng nghị sĩ Rand Paul cho biết, một số người từng đối đầu với những người tham dự nghe diễn văn tại Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump đã ở  cùng một khách sạn, cùng tầng với ông và vợ ông.
Ông Paul viết: “Câu hỏi của tôi là: Những người này là ai? Ai đã trả tiền phòng khách sạn cho họ? Ai đã [mua vé máy] bay [cho họ]? Cơ quan hành pháp cần phải xem xét nguồn tài chính của dạng hoạt động tội phạm bạo lực như thế này. Và các đảng viên Dân chủ  cần phải đối đầu với điều này. Chúng có tổ chức. Chúng được trả tiền. Chúng đầy bạo lực. Đây không phải [vấn đề về] mạng sống của người da đen hay bất kỳ mạng sống nào; mà là về tình trạng vô chính phủ và sự phá hoại”.
Thượng nghị sĩ Paul đã trở thành đối tượng bị quấy rối và dọa giết vào tuần trước.
Trong một cuộc phỏng vấn riêng với Fox News hôm 31/8, Tổng thống Trump nói rằng một chiếc máy bay “chở đầy hầu hết những kẻ côn đồ” mặc đồng phục tối màu đã cất cánh “từ một thành phố nhất định vào cuối tuần này”.
Khi được hỏi máy bay rời đi từ đâu, ông Trump nói: “Tôi sẽ nói với bạn vào một dịp nào đó, nhưng điều này đang được điều tra ngay bây giờ, nhưng họ [chắc chắn] đến từ một thành phố nhất định và người này sẽ đến dự Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa, và có khoảng 7 người trên máy bay giống như người này, và sau đó [có thêm] nhiều người trên chuyến bay đó để gây thiệt hại lớn”.
Một phát ngôn viên của Nhà Trắng nói với The Epoch Times trong một tuyên bố qua email: “Tổng thống đang nêu bật những câu hỏi cần câu trả lời, ví như ai có thể tài trợ cho việc đi lại và chỗ ở cho những kẻ bạo động có tổ chức. Ví dụ, những kẻ bạo loạn bạo lực ở Kenosha, những người bị bắt đến từ 44 thành phố khác nhau. Một cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định ai là người tài trợ cho những cuộc bạo loạn có tổ chức đang diễn ra trên khắp đất nước”.
Tổng thống Trump nói với các phóng viên khi đang trên đường đến Wisconsin hôm 1/9 rằng, máy bay “chứa đầy những kẻ cướp bóc, những kẻ bạo loạn vô chính phủ” ngoại trừ một người vốn cảm thấy không thoải mái khi ở trong số đó.
Ông nói: “Vì vậy, tôi sẽ xem xét liệu tôi có thể gặp được người đó hay không. Tôi sẽ cho họ biết và tôi sẽ xem liệu tôi có thể khiến người đó nói chuyện với bạn hay không. Nhưng đây là thông tin trực tiếp về một chiếc máy bay đi từ Washington đến bất cứ đâu. Và tôi sẽ xem xét liệu tôi có thể lấy thông tin đó cho bạn hay không. Có thể họ sẽ nói chuyện với bạn và có thể họ từ chối.”
Du Miên
Theo The Epoch Times

Chủ Tịch Hạ Viện và Bộ Trưởng Ngân Khố đồng ý

về việc phải tránh tình trạng chính phủ đóng cửa

Tin Washington DC – Theo bản tin của đài ABC News, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và Bộ Trưởng Ngân Khố Steven Mnuchin vào thứ Ba, 1 tháng 9, đã đồng ý về việc phải tránh tình trạng chính phủ
đóng cửa vào cuối tháng này, bằng cách nhanh chóng ban hành một dự luật tiếp tục cấp ngân sách cho chính phủ hoạt động.
Sự đồng thuận chưa chính thức này sẽ giúp chính phủ không phải đóng cửa sau ngày 30 tháng 9, và không gây rắc rối thêm cho các cuộc đàm phán về việc đối phó khủng hoảng vì coronavirus, vốn đã bế tắc trong vài tuần qua. Dự luật tiếp tục cấp ngân sách cho chính phủ theo mức hiện nay sẽ giúp chính phủ tránh được nguy cơ đóng cửa vào trước cuộc bầu cử tháng 11, và có thể sẽ tiếp tục hoạt động đến hết năm, tùy theo thỏa thuận đạt được giữa đảng Dân Chủ và chính phủ Trump.
Phát ngôn viên Drew Hammill của Chủ Tịch Hạ Viện Pelosi nói, đảng Dân Chủ Hạ Viện ủng hộ một dự luật chỉ thuần túy cấp ngân sách hoạt động tiếp tục cho chính phủ, và không có các điều khoản phụ thêm gây tranh cãi. Tuy nhiên, một số nhà lập pháp được cho là sẽ chèn thêm các điều khoản nhỏ vào dự luật, và thậm chí có thể có cả một số điều khoản liên quan đến Covid-19, nếu sự đồng thuận giữa 2 đảng mở rộng thêm.
Tiến triển mới của chính phủ diễn ra giữa lúc các nhà lập pháp đang chuẩn bị quay lại thủ đô Washington, để bắt đầu phiên làm việc ngắn từ tháng 9 đến trước cuộc bầu cử tháng 11. (Ngô Bảo)

Covid-19: Đô la lao đao, nhưng euro và yuan

chưa đủ sức làm siêu ngoại hối

Trọng Nghĩa
Dịch Covid-19 đã có ảnh hưởng tiêu cực cả trên lãnh vực tiền tệ. Tuần báo Pháp Le Point ngày 03/09/2020 đã có một phân tích đáng chú ý về tác hại của đại dịch 19 trên đồng đô la Mỹ.
Dưới tựa đề “Phải chăng dịch Covid-19 đã đánh gục đồng đô la siêu hùng mạnh?”, Le Point ghi nhận tình trạng đồng đô la Mỹ bị mất giá đáng kể từ đầu dịch đến nay, khiến cho nhiều ngoại tệ khác đang mơ đến việc chiếm được ngôi vị siêu ngoại hối của tờ giấy bạc xanh, tên gọi nôm na của đồng đô la Mỹ.
Theo thống kê mới nhất của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, đồng đô la Mỹ hiện chiếm 62% dự trữ ngoại tệ thế giới, mức cách đây 30 năm, hơn xa đồng euro Châu Âu (20,1%), đồng yen Nhật Bản (5,7%), đồng bảng Anh (4,4%) và đồng yuan (hay nhân dân tệ) Trung Quốc (2%).
Ngoài ra hơn một nửa trao đổi thương mại thế giới được thực hiện bằng đô la, một đồng tiền cũng được sử dụng trên các thị trường nguyên liệu chủ chốt.
Nhưng sức mạnh của đồng tiền Mỹ, theo nhiều chuyên gia, đang là nạn nhân lớn của đại dịch Covid-19. Đối với họ, việc đồng đô la sụt giá từ 3 tháng nay (-8% so với đồng euro) dự báo cho một cuộc khủng hoảng thực sự, hậu quả của làn sóng bất tín nhiệm của các nhà đầu tư quốc tế đối với một nước Mỹ yếu đi về mặt kinh tế, không còn ảnh hưởng mạnh về địa chính trị.
Nhưng thông báo là vua đô la sắp bị truất phế là một chuyện, nhưng để đồng bạc Mỹ mất đi vị trí siêu ngoại hối của mình thì phải có đồng tiền khác thay vào.
Đồng euro có thể thay thế chăng? Le Point tỏ ra khá gay gắt: Chỉ có những fan cuồng nhiệt dỏm của đồng tiền châu Âu mới có thể nghĩ là đồng euro sẽ được củng cố qua nạn dịch, vốn đã bộc lộ cách biệt kinh tế và văn hóa giữa vùng phía nam và bắc châu Âu cùng sử dụng đồng tiền này.
Và nhất là đó là đồng tiền của một Châu Âu không có chính phủ, không có chính sách ngoại giao riêng, không quân đội, không thị trường tài chính tầm cỡ, không khả năng tranh đua với Mỹ với tư cách một thế lực địa chính trị.
Còn đồng yuan Trung Quốc thì sao? Le Point không ngần ngại mỉa mai: Sự tin tưởng vào đồng tiền này trên thị trường tài chính thế giới cũng không khác gì sự tin tưởng vào con số tử vong chính thức vì Covid-19 ở thành phố Vũ Hán.
Để một ngày nào đó soán được ngôi của đồng đô la thì đồng yuan phải thôi không còn là đồng tiền của một chế độ cộng sản độc tài, nói láo nhiều như là họ xuất khẩu, kiểm duyệt truyền thông và bỏ tù các nhà đối lập chính trị.
Tóm lại, theo Le Point, ngày nay chưa có đồng tiền nào thay thế được đồng đô la Mỹ.

NATO lên án và yêu cầu điều tra

vụ đầu độc chính trị gia đối lập Navalny

Lục Du
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Sáu (4/9) đã lên án “âm mưu ám sát kinh hoàng” nhằm vào chính trị gia đối lập Nga Alexei Navalny và kêu gọi Moscow trả lời các câu hỏi về vụ đầu độc cho các nhà điều tra quốc tế.
Ông Navalny, 44 tuổi, người bất đồng chính kiến và điều tra tham nhũng Điện Kremlin, đã xuất hiện các triệu trứng bất thường trên chuyến bay đến Moscow vào ngày 20/8 và lập tức được đưa đến một bệnh viện ở thành phố Omsk của Siberia đề cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Hai ngày sau ông đã được đưa đến một bệnh viện ở Thủ đô Berlin của Đức để tiếp tục điều trị.
Các nhà chức trách Đức cho biết, các xét nghiệm cho thấy ông Nalvany đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh hóa học thuộc nhóm Novichok. Các nhà chức trách Anh cũng cho rằng hai cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal, vào năm 2018, cũng đã bị đầu độc bằng loại chất độc này.
“Có bằng chứng chắc chắn rằng ông Navalny đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh thuộc nhóm Novichok. Việc sử dụng một loại vũ khí như vậy là kinh khủng ”, ông Stoltenberg nói sau khi chủ trì một cuộc họp với các đại sứ NATO, trong đó đại diện của Đức đã thông báo cho các đồng minh thông tin về vụ đầu độc.
“Bất kỳ hành vi sử dụng vũ khí hóa học nào đều thể hiện sự thiếu tôn trọng hoàn toàn đối với tính mạng con người và là hành vi vi phạm các quy tắc và chuẩn mực quốc tế không thể chấp nhận được. Các đồng minh NATO đồng ý rằng Nga hiện có những câu hỏi nghiêm túc mà nước này phải trả lời ”, ông Stoltenberg nói với các phóng viên.
Ông Stoltenberg nêu quan điểm rằng Moscow phải hợp tác với tổ chức vũ khí hóa học quốc tế trong “một cuộc điều tra quốc tế, khách quan” và cung cấp thông tin về chương trình Novichok cho tổ chức này.
Người phát ngôn của Tổng thống Vladimir Putin đã bác bỏ những cáo buộc Điện Kremlin có liên quan đến việc đầu độc ông Nalvany, và hôm thứ Năm (3/9) nói rằng phía Đức đã không cung cấp cho Moscow bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh các kết luận của họ.
Theo Epoch Times

Covid-19: Thêm gần 9.000 ca nhiễm mới

trong 24 giờ tại Pháp

Thanh Hà
Dịch Covid-19  tiếp tục tăng tốc lây lan trở lại tại Pháp. Vào hôm qua, 04/09/2020, Bộ Y Tế đã ghi nhận thêm 8.975 trường hợp dương tính với virus corona, một con số tăng vọt so với số liệu hai ngày trước vốn đã rất cao với hơn 7.000 ca nhiễm mới trong 24 giờ.
8.975 ca nhiễm trong một ngày là kỷ lục mới mà không ai mong muốn, sau con số 7.578 trường hợp, cũng là một kỷ lục, được ghi nhận vào ngày 31/03, vào lúc dịch bệnh lên đến đỉnh cao trong đợt 1.
Với đà tăng hiện nay, tổng số ca nhiễm được xác nhận tại Pháp sẽ vượt mức 310.000 ca vào hôm nay 05/09/2020.
Số ca tử vong vì Covid-19 cũng tiếp tục gia tăng. Hôm qua đã có thêm 18 bệnh nhân tử vong, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh tại Pháp lên thành 30.686 người.
Lo ngại trước dịch bệnh lây lan mạnh, đặc biệt trong bối cảnh 60.000 trường học – với hơn 12 triệu học sinh – đã mở cửa lại, chính quyền Pháp đã hết sức cảnh giác để dập tắt ngay các ổ dịch.
Vào hôm qua, như vậy đã có 22 trường học trên lãnh thổ Pháp và ở vùng hải ngoại bi đóng cửa để ngăn dịch, không kể đến khoảng một trăm lớp học bị đình chỉ.
Ấn Độ vượt ngưỡng 4 triệu
Với thêm hơn 86.000 bệnh nhân trong một ngày, Ấn Độ hôm nay (05/09/2020), vượt ngưỡng 4 triệu ca dương tính với virus corona, đứng hàng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Brazil. Điều khiến giới y khoa lo ngại hơn cả là trong vỏn vẹn 13 ngày, tại Ấn Độ đã có thêm 1 triệu ca Covid-19. Dịch bệnh bùng phát mạnh tại các thành phố lớn như Bombay và New Delhi nhưng đồng thời đang gia tăng cường độ tại các vùng nông thôn. Đây là những khu vực mà các cơ sở y tế đặc biệt nghèo nàn và yếu kém.
Vac-xin Nga chống virus corona : kết quả sơ khởi khả quan
Một nghiên cứu của chuyên gia Nga đăng trên tạp chí khoa học uy tín của Anh The Lancet hôm 04/09/2020 đưa ra kết luận : Vac-xin Spoutnik V hiện tại không gây ra hiệu ứng phụ nghiêm trọng, và có dấu hiệu cho thấy bệnh nhân phát triển một chất đề kháng. Tuy nhiên các tác giả bài nghiên cứu nói trên cũng thận trọng cho rằng, còn quá sớm để kết luận vac-xin cho chính phủ Nga và viện nghiên cứu Gamaleia tài trợ là có chống virus corona một cách hiệu quả.
Ngày 11/08/2020 chính quyền Nga rầm rộ thông báo phát động giai đoạn cuối cùng thử nghiệm lâm sàng vac-xin Spoutnik V và có thể khởi động các chiến dịch tiêm chủng kể từ đầu năm 2021.  Reuters nhắc lại các phòng thí nghiệm Nga không công bố kết quả xét nghiệm và nghiên cứu về tác động của loại vac-xin mới này đối với bệnh nhân Covid-19.

« Chủ nghĩa tư bản và Ý thức hệ » không quy phục

 chiếc kéo kiểm duyệt Trung Quốc

Minh Anh
Chiếc kéo kiểm duyệt của Trung Quốc không chừa bất kỳ ai, cho dù đó là một kinh tế gia hàng đầu thế giới. Ông Thomas Piketty, chuyên gia kinh tế người Pháp, hôm thứ Hai 31/08/2020 cho AFP biết tập sách mới nhất của ông « Capitalisme et ideologie » (Tạm dịch là Chủ nghĩa Tư bản và Ý thức hệ) có thể sẽ không được phát hành tại Trung Quốc. Nguyên nhân là vì ông từ chối cắt bỏ một số đoạn theo như yêu cầu của phía đối tác Trung Quốc.
Trả lời hãng tin Pháp, nhà kinh tế học Thomas Piketty cho biết Citic Press, nhà xuất bản Trung Quốc cùng với nhiều nhà xuất bản khác ở nước này, đã yêu cầu cắt bỏ nhiều đoạn trong tập sách mới nhất « Chủ nghĩa tư bản và hệ tư tưởng », bàn về sự gia tăng đột biến tình trạng bất bình đẳng xã hội trên thế giới.
Ông nói : « Tóm lại, họ muốn xóa tất cả các tham chiếu đến Trung Quốc đương đại, và nhất là hiện tượng bất bình đẳng và sự mập mờ tại Trung Quốc. Tôi đã từ chối những điều kiện đó, và nói rõ là tôi chỉ chấp nhận một bản dịch đầy đủ, không cắt bỏ một đoạn nào hết ».
Cụ thể, theo ông, trong chương 12 của « Chủ nghĩa Tư bản và Hệ tư tưởng », dành nói về « các xã hội cộng sản và hậu cộng sản », sau khi chỉ trích mạnh mẽ sự thái quá của « chế độ quả đầu chế (oligarchie) và đạo tặc trị (kleptocratie) » tại Nga, kinh tế gia người Pháp còn tấn công vào « chế độ kim quyền chính trị (ploutocratie) » ở Trung Quốc. Những chế độ mà ở đó tình trạng bất bình đẳng mỗi ngày một gia tăng, thậm chí còn vượt qua cả các nước phương Tây.
Chương này có đoạn viết như sau : « Vào cuối những năm 2010, (…) bất bình đẳng ở Trung Quốc chỉ thấp hơn Hoa Kỳ một chút và cao hơn rất nhiều so với châu Âu, trong khi mà trước đây Trung Quốc từng là quốc gia bình đẳng nhất trong số ba vùng châu lục vào đầu thập niên 1980 ».
Một đoạn khác cũng bị phía Trung Quốc yêu cầu cắt bỏ : « Sau một thời gian dài là nước xóa bỏ tư hữu, Trung Quốc giờ trở thành nước đi đầu thế giới có số nhà tài phiệt mới và có tài sản ở nước ngoài, nghĩa là tài sản được cất giấu trong những cơ chế mập mờ ngay giữa lòng những thiên đường thuế. Nhìn chung, chủ nghĩa hậu cộng sản, theo nhiều biến thể khác nhau Nga, Trung Quốc và Đông Âu, vào đầu thế kỷ 21 này đã trở thành một đồng minh tốt nhất cho siêu chủ nghĩa tư bản ».
Theo AFP, những câu này nằm trong số 24 đoạn mà nhà xuất bản Citic Press yêu cầu xóa bỏ, đầu tiên đầu tháng 6/2020 trong ấn bản tiếng Pháp, rồi đầu tháng Tám trong ấn bản tiếng Anh.
Vẫn theo hãng tin Pháp, đây không phải là lần đầu tiên Citic Press hợp tác với nhà kinh tế học Piketty. Tập sách đầu tiên « Le Capital au XXI siècle » (Tạm dịch là Tư bản ở thế kỷ XXI) được bán đến hàng trăm ngàn bản tại Trung Quốc và từng được ông Tập Cận Bình khen ngợi và sử dụng kết quả nghiên cứu của ông về mức tăng nhanh bất bình đẳng xã hội tại Mỹ và Châu Âu như là một bằng chứng về tính ưu việt của mô hình chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc.
Được xem như là « ngôi sao hàng đầu » trong ngành Kinh tế, vị giáo sư trường Kinh tế Paris đã phát hành tập sách mới này tại nhà xuất bản Seuil vào tháng 9/2019, sáu năm sau quyển sách « Tư Bản ở thế kỷ XXI » (Le Capital au XXI siecle), một thành công toàn cầu với hơn 2,5 triệu ấn bản được bán ra.
Nếu như tại Nga chưa có dự án xuất bản, thì hiện tại Trung Quốc là quốc gia duy nhất đưa ra những yêu cầu như vậy. Theo ông Thomas Piketty, hành động kiểm duyệt này chứng tỏ mối lo lắng ngày càng lớn của chế độ Bắc Kinh, đồng thời cho thấy thái độ từ chối một cuộc tranh luận công khai về những hệ thống kinh tế và chính trị khác nhau.
Nhà kinh tế người Pháp lấy làm tiếc : « Thật đáng buồn khi chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc của ông Tập Cận Bình lại tránh xa đối thoại và chỉ trích bất chấp những quan điểm phê phán nhưng mang tính xây dựng về những chế độ bất bình đẳng khác nhau trên thế giới và thói đạo đức giả của những chế độ đó », bất kể đó là tại Hoa Kỳ, châu Âu, Brazil, Ấn Độ hay là Trung Đông.
Trung Quốc: Những cuộc biểu tình bảo vệ tiếng Mông Cổ
Biểu tình trước cửa nhà trường, là chuyện hiếm có tại Trung Quốc. Đây chính là những gì đã diễn ra trong những ngày qua tại vùng Nội Mông. Hàng ngàn học sinh và các bậc phụ huynh người Mông Cổ lo ngại cho bản sắc dân tộc. Ngôn ngữ và văn hóa Mông Cổ đang bị một chương trình cải cách học đường đe dọa, có nguy cơ bị biến mất.
Stephane Lagarde, thông tín viên trong khu vực Bắc Á, tường thuật :
« Trên một trong số các video còn sống sót được với chiếc kéo kiểm duyệt, người ta còn thấy dòng chữ ʺTiếng Mông Cổ là tiếng mẹ đẻ của chúng tôiʺ căng trên chiếc áo khoác mầu xanh dương. Dấu vết của các cuộc biểu tình, bắt đầu cách này vài ngày trước ngày tựu trường, phần lớn đã biến mất khỏi các mạng xã hội Trung Quốc.
Nhưng sự khó hiểu, thậm chí phẫn nộ vẫn còn đó. Nguyên nhân là do một chương trình cải cách được đưa ra giữa lúc nghỉ hè, theo như giải thích của ông Christopher Atwood, giảng viên tại khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á, trường Đại học Pennsylvania trên trang mạng Made in China.
Ông Julian Dierkes, nhà xã hội học và chuyên gia về Mông Cổ trường Đại học Colombia-Britain, lưu ý là sự thay đổi này trong chương trình giảng dậy là nhằm thay thế tiếng Mông Cổ như là ngôn ngữ giảng dậy trong ba môn học ở bậc tiểu học và cấp hai.
Cuộc vận động này với từ khóa tìm kiếm và biểu ngữ ʺHãy cứu lấy tiếng Mông Cổʺ không những được dán ngay trên hai bánh xe của những người đi giao hàng mà còn có những bản kiến nghị được đóng dấu đỏ bằng dấu vân tay của những người ký tên.
Một thanh niên Trung Quốc, thuộc sắc tộc Mông Cổ, qua một tin nhắn mã hóa và xin ẩn danh giải thích :
ʺCó hai thay đổi quan trọng. Đầu tiên, chính quyền muốn đưa tiếng Quan Thoại vào việc giảng dậy văn học sớm hơn một năm. Tiếp đến, tiếng Hoa sẽ phải thay thế tiếng Mông Cổ trong môn lịch sử và giáo dục công dân ngay từ năm tới. Nếu như phần đông người Mông Cổ nghĩ rằng cần phải tăng cường học tiếng Hoa để kiếm việc làm, thì họ không đồng tình cho việc các giáo trình giảng dậy là hoàn toàn bằng tiếng Hoa ngay từ tiểu học. Nếu như họ mất đi tiếng nói của họ, sẽ rất là khó tìm lại ngôn ngữ này trong biển người Hán. Tôi cho rằng quy định mới này đi ngược lại với những chính sách trước đây của chính phủ Trung Quốc, vốn dĩ muốn khuyến khích phát triển và đa dạng ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu sốʺ.
Như vậy, người Mông Cổ giờ có lẽ cũng có cùng số phận như người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan và Triều Tiên, ở những mức độ khác nhau, là nạn nhân của chính sách đồng hóa với văn hóa người Hán, chiếm đa số, do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra từ năm 2012.
Một bà mẹ thổ lộ với New York Times : ʺHọ (chính phủ Trung Quốc) có việc gì phải lo lắng. Khi bật tivi, tất cả đều bằng tiếng Hoa – ngay cả phim hoạt hình cũng bằng tiếng Hoaʺ ».
Mostra de Venise 2020 : Cuộc chiến vì sự sống còn của nền điện ảnh
Thứ Tư, ngày 02/09/2020, liên hoan điện ảnh quốc tế Mostra de Venise lần thứ 77 đã chính thức khai mạc trong bối cảnh dịch bệnh vẫn hoành hành, buộc chính quyền Ý phải ban hành nhiều biện pháp nghiêm ngặt. Đối với các nhà tổ chức, kỳ liên hoan phim quốc tế lâu đời nhất này sẽ là dịp để định hướng cho nền nghệ thuật thứ 7 trong một thế giới đang bị chao đảo vì đại dịch Covid-19.
Với ông Alberto Barbera, giám đốc liên hoan phim Venise lần thứ 77, đây là một tín hiệu lạc quan, một hình thức thể hiện tình liên đới đối với các nền điện ảnh, cà nhà làm phim, với tất cả những ai làm việc trong ngành điện ảnh. Một lời mời gọi người hâm mộ quay trở về với các phòng chiếu và các nhà làm phim hãy bấm máy trở lại.
Trả lời nhà báo Siegfried Forster đài RFI, ông tâm sự : « Người ta không thể nào bị nhốt chặt ở trong nhà mãi. Đúng là rất tiện khi xem phim trên mạng trong giai đoạn bị phong tỏa, nhưng người ta cũng có nhu cầu tìm lại trải nghiệm cơ bản và tập thể tại các rạp chiếu bóng. Người ta không thể chờ đợi quá lâu, bằng không điện ảnh có nguy cơ chết úa vì thiếu dưỡng khí cần thiết để tồn tại ».
Tuy rằng liên hoan năm nay vắng bóng những nền điện ảnh lớn của Mỹ do tình hình dịch bệnh, nhưng với 18 bộ phim tranh giải Sư Tử Vàng, trong đó có 8 phim do các nữ đạo diễn thực hiện, ông Alberto Barbera tin rằng Venise phiên bản 2020 sẽ là một phát pháo khai màn cho nhiều kỳ liên hoan quốc tế sắp tới sau khi nhiều cuộc tranh tài điện ảnh buộc phải hủy do dịch bệnh Covid-19. Thế nên, lễ khai mạc có sự tham dự của tám giám đốc liên hoan phim lớn nhất thế giới.
Ông Barbera nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện này : « Chúng tôi đã quyết định mời các giám đốc các kỳ festival quan trọng nhất tại châu Âu, như Cannes, Berlin, San Sebastian, Rotterdam, Luân Đôn, Locarno, Karlovy Vary đến dự lễ khai mạc, để chứng tỏ tình liên đới. Chúng tôi cần phải hợp tác, hỗ trợ ngành công nghiệp điện ảnh và các nhà làm phim, nhấn mạnh vai trò của điện ảnh trong cuộc sống của chúng ta và vai trò của liên hoan trong việc hỗ trợ công nghiệp điện ảnh ».
Hợp tác và Tình liên đới chứ không phải là Cạnh tranh, đây cũng chính là châm ngôn hiện nay của ngành điện ảnh.
Pháp : Bảo tàng vắng khách tham quan vì Covid-19
Một mùa hè buồn cho các bảo tàng lớn tại Pháp. Lượng khách tham quan tại các bảo tàng sụt giảm thê thảm. Nguyên nhân là do các biện pháp nghiêm ngặt được áp đặt đối với các du khách nước ngoài do đại dịch virus corona chủng mới.
Vắng khách tham quan đã gây ra tác động đầu tiên về tài chính, vốn dĩ đã gặp khó khăn sau hai tháng bị phong tỏa. Những con số thống kê đưa ra cho thấy tại Louvre, bảo tàng được tham quan nhiều nhất trên thế giới, trong vòng hai tháng 7-8, lượng khách tham quan giảm đến 75% so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự cho Cung điện Versailles, mất đến 80% lượng khách tham quan. Mức giảm này tương đương với tỷ lệ du khách nước ngoài nhập cảnh vào Pháp đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nga…
Để giảm thiểu tối đa tình trạng phòng vé bị sụp đổ, các bảo tàng tại Paris đặt nhiều hy vọng vào công chúng tại vùng Ile de France : Giới trẻ, các gia đình không có điều kiện đi nghỉ… Một chiến lược mở cửa, tuy có mang lại chút kết quả nhưng chưa đủ để lấp đầy két tiền. Bảo tàng Louvres đành phải kêu cứu chính phủ.
Tại Pháp, những điểm tham quan và công trình kiến trúc lịch sử nào thu hút được đông khách tham quan, phần lớn đều nằm ở tỉnh, phía Đại Tây Dương, các vùng nông thôn, những nơi mà du khách đổ dồn về tìm nguồn dưỡng khí thiên nhiên sau hai tháng bị « giam hãm »  vì lệnh phong tỏa.
Điểm cao nhất dành cho các điểm khảo cổ ngoài trời vì ở đó quy định giãn cách xã hội dễ được áp dụng. Một dạng phục thù của người Cro-Magnon (thời đại đồ đá cũ) đối với nghệ thuật hiện đại chăng ?
RFI an ủi độc giả : Đây cũng là dịp hiếm hoi để mặt đối mặt với nàng La Joconde. Bạn sẽ được tận hưởng một cảm giác gần gũi chưa từng có với người phụ nữ bí ẩn của Leonard de Vinci, khi vắng bóng những dòng du khách lũ lượt quen thuộc !

Cyprus sẽ tước ‘hộ chiếu vàng’ của 7 người

Cyprus cho biết họ sẽ tước “hộ chiếu vàng” của 7 người đã mua theo chương trình đầu tư lấy quốc tịch của nước này, theo Al Jazeera.
Động thái này diễn ra hai tuần sau khi Al Jazeera công bố điều tra mang tên The Cyprus Papers, một kho tài liệu bị rò rỉ cho thấy nước này đã bán hộ chiếu cho những tên tội phạm bị kết án, những kẻ trốn tránh pháp luật và những người được coi là có nguy cơ tham nhũng cao.
Tổng thống Nicos Anastasiades nói với hãng tin AFP hôm thứ Sáu 4/9/2020 rằng một ủy ban đặc biệt trước đó đã bắt đầu điều tra 30 người đã mua hộ chiếu để xem có “vi phạm tiêu chí nào của chúng tôi” hay không.
“Có vẻ như bảy trong số 30 người này sẽ bị tước quyền công dân Cyprus,” ông Anastasiades nói mà không tiết lộ danh tính của họ.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là động thái mới của các cơ quan chức năng Cyprus hay là sự lặp lại những gì đã được công bố.
Vào cuối năm 2019, chính phủ Síp cho biết 30 người đang bị điều tra và phải đối mặt với việc bị tước quyền công dân.
Tên của 9 nhà đầu tư và 16 người thân đã được tiết lộ trong các báo cáo – 5 người còn lại không được nêu tên – nhưng không có cái tên nào nằm trong số những cái tên được đăng trên The Cyprus Papers.
Vào tháng 5/2019, Bộ Nội vụ Cyprus nói với Al Jazeera rằng họ đã “bắt đầu các thủ tục tước quyền” đối với 11 nhà đầu tư và người thân của họ. Có nghĩa là thông báo của chính phủ Cyprus hôm 4/9/2020 về việc chỉ có bảy cá nhân bị tước hộ chiếu cho thấy họ đang hành động ít hơn so với cam kết ban đầu.
Cũng không rõ liệu có ai trong số những người có tên trong The Cyprus Papers nằm trong số ít bị mất “hộ chiếu vàng” hay họ là những người có liên quan đến các báo cáo trước đó.
Tội phạm bị kết án
Trong số những người đã mua hộ chiếu Cyprus, và nhờ đó có quyền mở tải khoản ngân hàng, xin việc và du lịch miễn thị thực ở Liên minh châu Âu, có Maleksabet Ebrahimi, công dân Iran, người có lệnh truy nã đặc biệt của Interpol, và Ali Beglov, công dân Nga đã thụ án tù vì tội tống tiền.
Ngoài ra có hai người Việt đã mua được hộ chiếu Cyprus mà Al Jazeera công bố tên, là ông Phạm Nhật Vũ và ĐBQH Phạm Phú Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin AFP, Tổng thống Anastasiades đã bảo vệ chương trình bán hộ chiếu mang lại nguồn thu nhập chính cho đất nước Địa Trung Hải này.
Mặc dù các cam kết đã được đưa ra vào cuối năm 2019 để thu hồi hộ chiếu của những người có liên quan đến hoạt động tội phạm, nhưng chỉ vào tháng 7 năm nay, quốc hội Cyprus mới thông qua luật cho phép tước quyền công dân từ thời điểm đó.
Bất chấp những thay đổi này, EU vẫn thường xuyên chỉ trích Cyprus và các nước khác đưa ra các ưu đãi đầu tư tương tự.
Sau cuộc điều tra của Al Jazeera, Ủy viên Tư pháp châu Âu Didier Reynders cho biết ông đang xem xét khả năng khởi kiện Cyprus về chương trình đổi đầu tư lấy quốc tịch của nước này.

Thỏa thuận lịch sử:

Serbia-Kosovo bình thường hóa quan hệ,

cùng hiện diện Đại sứ quán ở Jerusalem

Động thái này đánh dấu một chiến thắng ngoại giao kế tiếp cho chính quyền Trump. Liên minh châu Âu đã tổ chức các cuộc đàm phán trung gian trong hơn một thập kỷ, nhưng bất thành.
Tổng thống Trump hôm thứ Sáu (4/9) đã chứng kiến việc ký kết một thỏa thuận giữa Serbia và Kosovo nhằm bình thường hóa mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, trong đó bao gồm việc Kosovo công nhận Israel là một nhà nước và Serbia đồng ý chuyển đại sứ quán của mình đến Jerusalem, theo Fox News.
Thỏa thuận Belgrade-Pristina được ký kết giữa hai nhà lãnh đạo – Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic và Thủ tướng Kosovo Avdullah Hoti – trước sự chứng kiến của chính quyền Trump tại Phòng Bầu dục. Sự kiện này được ông Trump mô tả là một “bước đột phá lớn”.
“Thực sự, sự kiện này mang tính lịch sử,” ông Trump nói. “Tôi hy vọng sẽ có chuyến thăm cả hai quốc gia trong một tương lai không xa”.
Thỏa thuận được đưa ra chỉ vài tuần sau khi ông Trump tuyên bố đã đạt được thỏa thuận giữa Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Israel về việc mở cửa quan hệ hai nước.
Hoa Kỳ đã chuyển đại sứ quán tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem vào năm 2018 sau khi công nhận Jerusalem là thủ đô Israel một năm trước đó, và đã thúc giục các nước khác làm điều tương tự. Cho đến nay, Kosovo, một quốc gia chủ yếu theo đạo Hồi, vẫn chưa công nhận Israel là một quốc gia độc lập.
Các quan chức Mỹ đã gặp các nhà lãnh đạo hôm thứ Năm, kêu gọi họ gác lại những khác biệt chính trị để ủng hộ một mối quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn. Kosovo đã tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008, 9 năm sau khi NATO tiến hành chiến dịch không kích vào Serbia nhằm chấm dứt cuộc đàn áp người Albania ở Kosovo.
Trong khi hầu hết các quốc gia phương Tây đã công nhận nền độc lập ở Kosovo, thì Serbia, Nga và Trung Quốc lại không công nhân – khiến căng thẳng duy trì ở mức cao ở khu vực Balkan. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien hôm thứ Năm cho biết các bên đã đạt được tiến bộ và các cuộc đàm phán đã tiếp tục vào sáng hôm sau.
Tổng thống Vucic của Serbia đã ca ngợi vai trò của ông Trump trong việc thúc đẩy thỏa thuận này: “Chúng tôi vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề song phương, nhưng đây là một bước tiến lớn”.
“Đây là một khoảnh khắc tuyệt vời cho khu vực [Balkan]”, Tổng thống Hoti của Kosovo nói.
Theo Fox News
Quý Khải biên dịch

Học giả: Cộng hòa Séc đã cho châu Âu

bài học đối phó với Bắc Kinh như thế nào

Vũ Dương
“Cộng hòa Séc đã thức tỉnh, các nước châu Âu khác đến bao giờ mới chịu thức tỉnh đây?”.
Chủ tịch Thượng viện Séc Miloš Vystrčil dẫn đầu phái đoàn gồm 89 thành viên đã có chuyến công du Đài Loan kéo dài 5 ngày từ hôm thứ Hai (31/8) bất chấp những lời đe dọa và uy hiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một bài bình luận được đăng trên tờ Washington Post cho biết, Cộng hòa Séc (CH Séc) đã nhìn thấu bản chất thật sự của ĐCSTQ, và thái độ đối với ĐCSTQ của họ cũng đã chuyển đổi từ lợi ích kinh tế sang định hướng dựa trên các giá trị đạo đức, điều này đã để lại cho các nước châu Âu khác một bài học sâu sắc.
Theo báo cáo của Hãng thông tấn Trung ương (CNA), Chủ tịch Thượng viện Séc Miloš Vystrčil đã dẫn đầu phái đoàn gồm 89 thành viên trong chuyến công du đến Đài Loan. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khi đó đang có chuyến viếng thăm châu Âu đã công khai đe dọa sẽ khiến ông Miloš Vystrčil “phải trả giá đắt cho hành vi thiển cận và đầu cơ chính trị” của mình. Những lời này của ông Vương Nghị ngay lập tức đã vấp phải chỉ trích mạnh mẽ từ các nước Slovakia, Đức, Pháp, Liên minh châu Âu và Mỹ.
Dalibor Roháč, một học giả tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute), một Viện nghiên cứu ở Washington từng làm việc trong văn phòng Tổng thống Cộng hòa Séc, hôm qua (4/9) trong bài viết có tiêu đề “Làm thế nào để đối phó với ĐCSTQ? Cộng hòa Séc đã cho châu Âu một bài học” được đăng trên “The Washington Post” chia sẻ kinh nghiệm đi lại với ĐCSTQ của CH Séc trong quá khứ.
Ông Dalibor Roháč chỉ ra rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và CH Séc đã có những thay đổi lớn trong vài thập kỷ qua. Tổng thống đương nhiệm của Cộng hòa Séc, Milos Zeman, đã tới thăm Trung Quốc 5 lần trong nhiệm kỳ của mình. Khi lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình có chuyến thăm Praha – thủ đô của CH Séc vào tháng 3/2016, Tổng thống Milos Zeman cũng đã có buổi đón tiếp long trọng với tiêu chuẩn cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay.
Ông Dalibor Roháč nói rằng lập trường đối với ĐCSTQ của Tổng thống đương nhiệm Milos Zemen so với ông Vaclav Havel – cố Tổng thống đầu tiên của CH Séc, qua đời vào năm 2011 quả thật khác nhau một trời một vực. Cố Tổng thống Vaclav Havel thường hào phóng thể hiện tình hữu nghị của mình với nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma, khiến các quan chức ĐCSTQ không khỏi tức giận.
Tại Cộng hòa Séc, các nhân sĩ phản đối ĐCSTQ trước đây thường điểm danh các hồ sơ nhân quyền tồi tệ của ĐCSTQ, nhưng họ bị các nhân sĩ phe chủ nghĩa thực dụng chỉ trích là quá ngây thơ. Những người theo chủ nghĩa thực dụng của CH Séc tin rằng phong thái đạo đức cao thượng không nên thành trở ngại cho sự phát triển thương mại song phương và nguồn đầu tư của Trung Quốc. Ông Diệp Giản Minh (Ye Jianming) – chủ tịch tập đoàn CEFC (China Energy Company Limited), một tập đoàn tài chính và năng lượng nằm trong danh sách Fortune 500 toàn cầu, thậm chí còn được bổ nhiệm làm cố vấn kinh tế của Tổng thống Milos Zeman.
Dù vậy, những cơ hội kinh doanh béo bở mà ĐCSTQ hứa hẹn chưa bao giờ trở thành hiện thực. Mặc dù tập đoàn CEFC đã đầu tư vào các câu lạc bộ bóng đá và nhà máy sản xuất bia ở Séc với số lượng lớn, nhưng chỉ riêng số tiền mà các công ty Đài Loan đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của CH Séc đã cao gấp 14 lần của ĐCSTQ.
Ông Dalibor Roháč mỉa mai rằng bên ngây thơ không phải là những người tuân theo cố Tổng thống Vaclav Havel lấy tiêu chuẩn đạo đức làm cốt lõi để đối phó với ĐCSTQ, mà là những kẻ mù quáng tin vào lời hứa của ĐCSTQ.
Ông Dalibor Roháč nói rằng sau khi ông Diệp Giản Minh mất quyền lực trong ĐCSTQ vào năm 2018, đồng thời cũng đã làm suy yếu mạng lưới lợi ích thương mại bên người Tổng thống Zeman.
Người dân CH Séc cũng chỉ trích ĐCSTQ. Các cuộc thăm dò dân ý có liên quan cho thấy thiện cảm mà người dân CH Séc dành cho ĐCSTQ còn thấp hơn so với Nga, trong đó 71% người dân lên án hành vi che giấu dịch bệnh của Bắc Kinh, dẫn đến sự lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán.
Cuối cùng, ông Dalibor Roháč chỉ ra rằng kinh nghiệm của CH Séc chứng minh rằng cái giá của việc lấy các giá trị quy phạm của đạo đức làm nền tảng đối phó với ĐCSTQ rẻ hơn rất nhiều so với việc cứ lưỡng lự mãi giữa “đối tác” và “đối thủ cạnh tranh của thể chế” của các nước châu Âu khác. “Cộng hòa Séc đã thức tỉnh, các nước châu Âu khác đến bao giờ mới chịu thức tỉnh đây?”.
Theo Zhong Yuan, Epochtimes
Vũ Dương biên dịch

Virus corona: Vaccine của Nga

có dấu hiệu đáp ứng miễn dịch

Các nhà khoa học Nga công bố báo cáo đầu tiên về vaccine Covid-19 của nước này, cho hay các xét nghiệm ban đầu cho thấy dấu hiệu của phản ứng miễn dịch.
Báo cáo được xuất bản bởi tạp chí y khoa The Lancet, cho biết những người tiêm thử nghiệm đều phát triển các kháng thể để chống lại virus và không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Nga là nước đầu tiên cấp phép sử dụng vaccine Covid-19 hồi tháng Tám, trước khi dữ liệu nói trên được công bố.
Các chuyên gia cho rằng các thử nghiệm này quá nhỏ để chứng minh tính hiệu quả và an toàn.
Nhưng Moscow đã ca ngợi kết quả này như một cách đáp lại giới chỉ trích. Một số chuyên gia phương Tây đã bày tỏ lo ngại về tốc độ làm việc của Nga, nói rằng các nhà nghiên cứu có thể đang cắt ngắn quy trình.
Tháng trước, Tổng thống Vladimir Putin cho biết vaccine đã vượt qua tất cả các kiểm tra bắt buộc và con gái đã tiêm vaccine này.
Báo cáo nói gì?
Tờ The Lancet cho biết hai cuộc thử nghiệm vaccine có tên Sputnik-V đã được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 7. 38 tình nguyện viên khỏe mạnh được tiêm một liều vaccine và sau đó là vaccine tăng cường ba tuần sau đó.
Những người tham gia – trong độ tuổi từ 18 đến 60 – được theo dõi trong 42 ngày và tất cả đều phát triển kháng thể trong vòng ba tuần. Các tác dụng phụ phổ biến nhất là nhức đầu và đau khớp.
Các thử nghiệm này công khai và không ngẫu nhiên, có nghĩa là không có giả dược và các tình nguyện viên biết họ được tiêm vaccine.
Báo cáo cho biết: “Các thử nghiệm lớn, dài hạn bao gồm so sánh giả dược và theo dõi thêm là cần thiết để thiết lập tính an toàn và hiệu quả lâu dài của vaccine ngừa Covid-19″.
Theo bài báo, giai đoạn thứ ba của thử nghiệm sẽ có sự tham gia của 40.000 tình nguyện viên từ “các nhóm tuổi và nguy cơ khác nhau”.
Vaccine của Nga sử dụng các chủng adenovirus thích nghi, một loại virus thường gây cảm lạnh thông thường, để kích hoạt phản ứng miễn dịch.
Vẫn còn một chặng đường dài để đi
Philippa Roxby, phóng viên sức khỏe của BBC
“Đáng khích lệ” và “cho đến nay rất tốt” là một số phản ứng từ các nhà khoa học ở Anh – nhưng rõ ràng vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Mặc dù vaccine cho thấy phản ứng kháng thể ở tất cả nngười tham gia trong giai đoạn hai, nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa là nó sẽ bảo vệ họ khỏi virus. Điều đó vẫn chưa được đảm bảo.
Từ những kết quả này, chúng ta có thể nói rằng vaccine dường như an toàn ở những người khỏe mạnh từ 18 đến 60 tuổi trong 42 ngày, vì đó là thời gian diễn ra nghiên cứu. Nhưng còn những người lớn tuổi và những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có nguy cơ mắc Covid-19 nhất – mức độ an toàn của nó đối với họ và trong một thời gian dài hơn thì sao?
Điều này chỉ có thể được giải đáp sau những thử nghiệm ngẫu nhiên dài hạn, lớn hơn nhiều, trong đó những người tham gia không biết họ đang nhận vaccine hay được tiêm giả. Những điều này cũng sẽ cho các nhà khoa học biết mức độ hiệu quả của vaccine ở cộng đồng lớn hơn.
Cũng đã có những lời kêu gọi về sự cởi mở và minh bạch. Trong số nhiều loại vaccine hiện đang được thử nghiệm trên khắp thế giới, một số loại sẽ có tác dụng hơn những loại khác trong một số trường hợp nhất định và có lẽ ở một số nhóm người nhất định. Vì vậy, việc biết chính xác chúng hiệu quả như thế nào và dùng cho ai là điều tối quan trọng – không chắc là một loại vaccine sẽ phù hợp cho tất cả mọi người.
Các phản ứng?
Kirill Dmitriev, người đứng đầu một quỹ đầu tư của Nga và là người đứng sau dự án vaccine này, cho biết trong một cuộc họp báo rằng báo cáo này là “một phản ứng mạnh mẽ đối với những người hoài nghi đã chỉ trích vô lý vaccine của Nga”.
Ông nói rằng 3.000 người đã được tuyển chọn cho giai đoạn thử nghiệm tiếp theo.
Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết nước này sẽ bắt đầu tiêm chủng từ tháng 11 hoặc tháng 12, trong đó tập trung vào các nhóm nguy cơ cao.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng vẫn còn một chặng đường dài cho đến khi một loại vaccine có thể được đưa vào thị trường.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có 176 loại vaccine tiềm năng hiện đang được phát triển trên toàn thế giới. Trong số đó, 34 loại hiện đang được thử nghiệm trên người. Trong số đó, tám vaccine ở giai đoạn ba, giai đoạn tiên tiến nhất.

Iran có trữ lượng uranium làm giàu

gấp 10 lần giới hạn cho phép

Thụy My
Số lượng uranium làm giàu mà Iran đang tích trữ nhiều gấp 10 lần giới hạn quy định trong hiệp ước Vienna năm 2015, theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) mà AFP tham khảo được hôm 04/09/2020.
Dưới áp lực của Mỹ, Iran đã phải cho phép AIEA vào một trong hai địa điểm nguyên tử, bị nghi ngờ là đã có hoạt động mà không khai báo trong quá khứ. Các thanh tra đã lấy mẫu, kết quả phân tích phải chờ ba tháng nữa.
Báo cáo thứ nhất của AIEA cho biết sẽ thanh tra địa điểm nguyên tử thứ hai trong tháng Chín, vào thời điểm thỏa thuận với Iran. Còn theo báo cáo thứ hai, số lượng uranium làm giàu ở mức thấp mà Teheran tích trữ cho đến cuối tháng Tám lên đến 2.105,4 kg, trong khi hiệp ước Vienna chỉ cho phép trữ 202,8 kg. Trong báo cáo trước đó vào tháng Sáu, trữ lượng là 1.571,6 kg.
Iran cũng tiếp tục sử dụng các máy ly tâm hiện đại hơn so với thỏa thuận, để làm giàu uranium.
Để trả đũa lại những trừng phạt của Mỹ, Teheran hồi tháng Giêng tuyên bố không tuân thủ các nghĩa vụ đã cam kết, khiến quốc tế lo ngại Iran sẽ chuyển sang làm giàu uranium lên đến 20%, tỉ lệ cần thiết để chế tạo bom nguyên tử.
Hoa Kỳ dù đã rút khỏi hiệp ước Vienna vẫn gây sức ép rất lớn. Đến cuối tháng Tám, Iran đành nhượng bộ sau khi AIEA, với sự thúc đẩy của châu Âu, ra nghị quyết đòi hỏi phải minh bạch. Đây là nghị quyết mang tính răn đe đầu tiên kể từ năm 2012, khi các cường quốc nghi ngờ Iran muốn sở hữu vũ khí hạt nhân.

Cần sự phối hợp giữa Mỹ và Đông Nam Á để ngăn chặn

 tham vọng của Trung Quốc trên Biên Đông

Nguyễn Trường
Hoa Kỳ thay đổi chính sách
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã nhanh chóng rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều đó làm dấy lên mối quan ngại trong số các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương của nước này về việc liệu Tổng thống mới của Mỹ có ý định giảm bớt sự can dự hơn nữa đối với khu vực này hay không, trong bối cảnh chính sách “xoay trục sang châu Á” của người tiền nhiệm vốn đã tỏ ra đáng thất vọng. Tuy nhiên, nỗ lực “gây bão truyền thông” của Chính quyền Trump – thiết lập lại các điều khoản trong quan hệ kinh tế của Mỹ với các nước trên khắp thế giới – đã che đậy
quyết tâm thách thức Trung Quốc ngày càng dâng cao của họ, không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả về an ninh. Không nơi nào phản ánh đúng điều đó bằng khu vực Biển Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp với Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan, và Việt Nam. Tháng 7/2020, Mỹ đã xóa bỏ những tàn dư cuối cùng của chính sách không can dự với khu vực này và chính thức bác bỏ các yêu sách biển của Trung Quốc tại đây.
Chính sách mới về biển Đông của Mỹ
Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ đã theo đuổi một chính sách từng được mô tả là “tuyệt đối không can dự” vào các tranh chấp hàng hải ở biển Nam Trung Hoa. Nhưng việc Trung Quốc ngày càng tỏ rõ thái độ quyết đoán đối với vùng biển này vào đầu những năm 2010 cuối cùng đã dẫn đến việc Chính quyền Tổng thống Obama bắt đầu chuyển trọng tâm chính sách của Mỹ, hướng tới một lập trường cứng rắn hơn. Năm 2013, Hải quân Mỹ đã đưa tàu tác chiến tuần duyên đến đồn trú luân phiên tại Singapore. Năm 2014, Mỹ công bố tài liệu gây ra sự hoài nghi đối với yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Và năm 2015, Hải quân Mỹ tiếp tục tiến hành các hoạt động tự do hàng hải bên trong phạm vi 12 hải lý tính từ các tiền đồn của Trung Quốc ở biển Đông. Tuy nhiên, việc gia tăng sự hiện diện ở khu vực này hầu như chẳng làm được gì để ngăn chặn Bắc Kinh. Khi Obama mãn nhiệm, Trung Quốc nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và biến chúng thành các đảo đủ lớn để xây dựng sân bay, cảng, hệ thống radar và đặt nhiều cơ sở quân sự khác (trái ngược với cam kết của Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình về việc không quân sự hóa các đảo).
Sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Trump đã nhanh chóng ra lệnh dừng các biện pháp quân sự trong chính sách biển Đông của người tiền nhiệm. Mặc dù động thái này có lẽ nhằm mục đích giúp Trump tính toán lại mối quan hệ với Trung Quốc trên quy mô lớn hơn, nhưng nó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi. Chưa đầy 1 năm sau, khi cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia bắt đầu nhen nhóm, Chính quyền Trump đã chuyển hướng và đưa ra đường lối cứng rắn hơn nhiều đối với Bắc Kinh. Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis khi đó công khai cảnh báo Trung Quốc về những hậu quả lớn hơn nếu họ không có thái độ kiềm chế ở khu vực này. Hải quân Mỹ cũng đưa tàu tác chiến tuần duyên thứ hai vào Singapore và tăng cường các cuộc tuần tra tự do hàng hải, biến chúng trở thành hoạt động thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Số lượng các hoạt động tuần tra tăng từ 2-3 lần/năm trong 2 năm cuối của Chính quyền Obama lên 9 lần trong năm 2019.
Cho tới năm 2020, Mỹ dường như quyết định sẽ đáp trả các hành động của Trung Quốc ở biển Đông theo cách trực diện hơn. Khi Trung Quốc cử một tàu khảo sát, có tên là Hải Dương Địa Chất 8, cùng một số tàu thuộc lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc cũng như của lực lượng dân quân biển đến Vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia để quấy nhiễu hoạt động hợp pháp của giàn khoan West Capella thuộc Tập đoàn Petronas, và tự tiến hành các hoạt động khảo sát địa chất của mình. Đó là chiến thuật vẫn thường được Trung Quốc sử dụng tại các vùng biển có tranh chấp với Việt Nam. Tuy nhiên, tháng 4 vừa qua, Mỹ đã can thiệp bằng cách thể hiện sức mạnh. Một nhóm tàu chiến viễn chinh của Mỹ gồm 3 tàu chiến, trong đó có 1 tàu tấn công đổ bộ chở máy bay chiến đấu F-35, cùng 1 khinh hạm của Australia tiến thẳng vào khu vực tranh chấp và tiến hành một cuộc diễn tập tại đây. Trong 2 tuần tiếp theo, cả các tàu tác chiến duyên hải đồn trú tại Singapore lẫn 4 máy bay ném bom B-1 của Mỹ cất cánh từ đảo Guam và từ lục địa Mỹ đã triển khai các hoạt động tuần tra riêng rẽ trong khu vực này. Trong khi đó, trong một tuyên bố công khai hiếm hoi, Hạm đội Thái Bình Dương tuyên bố rằng họ sẽ cho xuất kích đồng thời tất cả các tàu ngầm tấn công hạt nhân được triển khai ở tuyến đầu tới Tây Thái Bình Dương để giúp chống lại hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên Mỹ đặt ra thách thức mạnh mẽ đến vậy đối với Trung Quốc ở các vùng biển có tranh chấp.
Tuy nhiên, động thái này chưa mạnh mẽ bằng sự kiện xảy ra 2 tháng sau. Ngày 4/7, Mỹ triển khai 2 nhóm tác chiến tàu sân bay, được bố trí xung quanh tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan, tiến hành các cuộc tập trận ở biển Đông, gần nơi một hạm đội nhỏ của Hải quân và Cảnh sát biển Trung Quốc cũng đang tổ chức diễn tập đổ bộ. Điều thậm chí còn bất thường hơn là chỉ sau đó 2 tuần, cả hai nhóm tác chiến tàu sân bay đều quay trở lại tiến hành các cuộc tập trận chiến thuật phòng không sau khi Trung Quốc triển khai 4 máy bay chiến đấu J-10 tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa. Đây chính là hai cuộc tập trận lớn nhất của Mỹ tại khu vực này trong gần 1 thập kỷ qua.
Trong khi đó, tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích các yêu sách biển của Trung Quốc là hoàn toàn bất hợp pháp và tuyên bố rằng Mỹ sẽ liên kết chính sách của Hoa Kỳ với phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 để bác bỏ yêu sách của Trung Quốc. Tòa Trọng tài đã đưa ra phán quyết này sau khi Trung Quốc không đưa ra được bất kỳ cơ sở pháp lý nào về luật quốc tế để chứng minh cho yêu sách “đường 9 đoạn” của nước này tại biển Đông. Do đó, Pompeo cho rằng Trung Quốc không có quyền ở bất kỳ vùng đặc quyền kinh tế nào xung quanh các đảo nhân tạo của nước này; không có quyền quấy rối các hoạt động đánh cá hay thăm dò năng lượng của các quốc gia khác; và không có cơ sở pháp lý để đơn phương áp đặt ý chí của mình đối với khu vực này. Chưa bao giờ chính sách của Mỹ đối với biển Đông lại rõ ràng và mạnh mẽ đến vậy.
Người ta đã đưa ra nhiều lý do để giải thích lập trường cứng rắn gần đây của Mỹ. Đầu tiên (và có lẽ là rõ ràng nhất) là do quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đang trở nên tồi tệ hơn. Xét cho cùng, cả hai nước vẫn còn nhiều bất đồng xung quanh vấn đề thương mại, gián điệp mạng, vấn đề Đài Loan và gần đây nhất là việc Trung Quốc “siết chặt” Hong Kong. Một nguyên nhân khác là Mỹ mong muốn trấn an các đồng minh về năng lực quân sự của mình, đặc biệt là sau khi xảy ra ổ dịch mới COVID-19 làm tê liệt tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trong phần lớn tháng 4/2020. Một nguyên nhân khác nữa là sự thất vọng của Mỹ đối với Trung Quốc. Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ hy vọng đưa Trung Quốc hội nhập một “trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc”. Nhưng Trung Quốc từ chối tuân thủ các nguyên tắc mà nước này không tham gia xây dựng và tiếp tục hăm dọa các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, có lẽ lý do rõ ràng nhất chính là chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc ở biển Đông: Nỗi lo sợ rằng Trung Quốc sẽ lợi dụng sự xao nhãng của thế giới khi đối phó với đại dịch COVID-19 để tăng cường hơn nữa sự hiện diện của họ trong khu vực.
Trung Quốc luôn biết tận dụng cơ hội
Bắc Kinh trước đây từng có những bước tiến lớn tại biển Đông vào những thời điểm như vậy. Lợi dụng những khoảng trống sức mạnh trong khu vực, Trung Quốc nhiều lần có hành động lấn chiếm các lãnh thổ biển trong hơn 40 năm qua. Thay vì sử dụng các cuộc đối đầu mạo hiểm quy mô lớn, Trung Quốc từng bước lấn chiếm lãnh thổ của các nước yêu sách khác khi các nước này không có được sự ủng hộ từ các cường quốc đồng minh hoặc các đồng minh đó bị xao nhãng hay suy yếu.
Năm 1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Chính quyền Sài Gòn khi biết rõ rằng Mỹ – đồng minh của chính quyền này trong Chiến tranh Việt Nam – không có khả năng tới hỗ trợ. Sau đó, vào năm 1988, Trung Quốc tiếp tục chiếm đá Gạc Ma của Việt Nam khi Liên Xô – cường quốc bảo trợ cho Việt Nam đã rút khỏi khu vực Đông Nam Á. Vào năm 1995, chỉ vài năm sau khi Mỹ đóng cửa 2 căn cứ quân sự lớn nhất trong khu vực và căng thẳng trong quan hệ giữa hai quốc gia đồng minh hiệp ước trở nên tồi tệ khiến Philippines gần như không thể tự vệ, Trung Quốc đã nhân cơ hội chiếm đá Vành Khăn từ tay Philippines.
Bắc Kinh đã kiềm chế những hành động khiêu khích ở biển Đông trong phần lớn thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, thời điểm mà Mỹ đang ở đỉnh cao của sức mạnh (và Washington tỏ rõ việc sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó). Nhưng sau khi Mỹ trở nên chia rẽ về các cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq, hành vi cơ hội của Trung Quốc đã quay trở lại. Nước này tăng cường quấy nhiễu các tàu đánh cá, các tàu thăm dò năng lượng ở khu vực Đông Nam Á và bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo – tiến độ ban đầu khá chậm chạp nhưng lại được đẩy nhanh sau khi chiến lược “xoay trục sang châu Á” của Obama hóa ra chỉ là “hữu danh vô thực”. Việc xây dựng các đảo nhân tạo cho phép Trung Quốc không những củng cố các yêu sách của họ mà còn mở rộng năng lực giám sát và kiểm soát các vùng biển xung quanh. Đến một lúc nào đó, những đảo nhân tạo này có thể giúp Trung Quốc duy trì một vùng nhận dạng phòng không đối với những vùng biển này.
Những lo lắng của các nước Đông Nam Á
Với việc công bố lập trường mới ở biển Đông, Mỹ đã chấp nhận một vai trò lớn hơn và tích cực hơn trong khu vực này. Về điều này, một số người có thể cho rằng tình hình chắc chắn sẽ trở nên khả quan, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Sức mạnh của Mỹ dường như chính là điều mà khu vực này cần để đối trọng với Trung Quốc. Mặt khác, câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ là liệu chính sách mới của nước Mỹ có bền vững và quan trọng hơn cả là liệu nó có hiệu quả?
Đối với vấn đề đầu tiên, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á chắc chắn sẽ có những nghi ngờ. Những người hoài nghi có thể chỉ ra rằng việc gần đây Mỹ phô diễn sức mạnh gần giàn khoan West Capella chỉ kéo dài vài ngày, tại vùng biển mà các cuộc đối đầu hải quân có thể kéo dài nhiều tháng. Quả thực, những tàu chiến do Mỹ dẫn đầu đã rời khỏi khu vực này từ rất lâu trước khi các tàu Trung Quốc rời đi. Hiểu rộng hơn, sự hoài nghi của lãnh đạo các nước có thể đơn giản là do thực tế rằng Mỹ phải mất nhiều thập kỷ để đưa ra một chính sách rõ ràng, điều khó có thể là tín hiệu cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Mỹ. Cùng với điều đó, họ cũng phải tự hỏi rằng đến một lúc nào đó, liệu Mỹ có thể dùng chính sách mới này để mặc cả một thỏa thuận thương mại có lợi hơn với Trung Quốc hay không. Và vì vậy, hầu hết các nước Đông Nam Á có xu hướng chờ xem chính sách mới của Mỹ sẽ diễn ra thế nào. Trong lúc này, họ có thể sẽ không đặt quá nhiều hy vọng, đặc biệt là trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Nhưng có lẽ vấn đề quan trọng hơn là chính sách mới của Mỹ có hiệu quả ra sao, bởi Trung Quốc có thể không còn hành xử như một kẻ cơ hội giống như trước đây nữa. Trong nhiều thập kỷ qua, việc Trung Quốc phát triển mạnh mẽ sức mạnh quân sự đã nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về năng lực quân sự của nước này với Mỹ. Điều đó cho phép Trung Quốc có thể tin rằng việc họ được quyền tự do hành động mà hoàn toàn không bị trừng phạt ở biển Đông chỉ còn là vấn đề thời gian. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bóng gió về điều đó. Thậm chí, các nhà phân tích của Australia, một đồng minh thân thiết với Mỹ, hiện nghĩ rằng Mỹ đã mất đi ưu thế vượt trội về quân sự và nghi ngờ khả năng Mỹ có thể đảm bảo cán cân sức mạnh ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương. Vì thế, để chính sách mới phát huy hiệu quả, Mỹ sẽ phải chứng minh rằng họ cam kết duy trì lợi thế quân sự của mình. Để làm được điều đó, Mỹ cần phải đầu tư nhiều hơn cho lực lượng hải quân, không quân và khả năng tác chiến mạng. Cuối cùng, chỉ điều đó mới có thể thuyết phục Trung Quốc rằng thời gian không ủng hộ họ.
Tuy nhiên, các nước Đông Nam Á cũng phải góp sức: tỏ ra bớt trung lập và hợp tác an ninh nhiều hơn. Các nước như Việt Nam – Chủ tịch ASEAN năm nay, đang trực tiếp hưởng lợi từ chính sách mới của Hoa Kỳ về biển Đông. Hay Indonesia là nước “anh cả” của ASEAN, cũng đã bị Trung Quốc đe doạ xâm lấn hồi đầu năm nay. Chưa kể Philippines, vốn rất tích cực trước đây, nhưng nay đã thay đổi dưới thời Duterte. Rồi Malaysia, luôn chọn “im lặng là vàng” khi bị Trung Quốc xâm lấn và đe doạ. Thật không may, lãnh đạo nhiều nước Đông Nam Á đã quen với việc né tránh bất kỳ sự lựa chọn nào giữa chủ quyền quốc gia và nước mà họ coi là động lực thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế: Trung Quốc. Nhưng khi Trung Quốc ngày càng trở nên cứng rắn hơn, hành động né tránh đó không chứng tỏ họ đang tìm kiếm hướng đi thứ ba, mà là tỏ ra vờ như không thấy để rồi hi vọng sóng gió sẽ qua đi. Nếu Đông Nam Á nhất mực né tránh, điều đó sẽ làm xói mòn tính hiệu quả của chính sách cứng rắn mà Mỹ mới đưa ra. Dù chính sách mới này có lâu dài và mạnh mẽ đến đâu, thì Mỹ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi bảo vệ lợi ích của những nước có quan điểm khác về việc tự bảo vệ mình.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Lực lượng tuần duyên Nhật Bản tìm thấy

người sống sót thứ hai từ tàu chở gia súc bị lật

Tin từ TOKYO, Nhật Bản – Vào hôm thứ Sáu (4/9), lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết họ giải cứu một người đàn ông mà họ tin là người sống sót thứ hai từ một con tàu chở gia súc từ New Zealand đến Trung Cộng bị lật trong thời tiết bão ở Biển Hoa Đông.
Lực lượng tuần duyên cho biết người đàn ông này được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh khoảng 120 km (75 dặm) về phía tây bắc của đảo Amami Oshima và được chuyển đến bệnh viện. Họ không cung cấp thêm thông tin chi tiết về tình trạng của người đàn ông. Lực lượng tuần duyên cho biết một áo phao và xác gia súc cũng được thu thập từ khu vực này, và họ đang tiếp tục tìm kiếm 41 thủy thủ đoàn khác vẫn mất tích.
Ba chiếc tàu, một máy bay và hai thợ lặn đang tham gia tìm kiếm tàu Gulf Livestock 1, bị mất tích vào hôm thứ Tư sau khi gửi một tín hiệu khẩn cấp khi cơn bão Maysak tấn công khu vực với gió mạnh và biển động. Gulf Navigation có trụ sở tại UAE đưa ra một tuyên bố cho biết tàu Gulf Livestock 1 mang cờ Panama là tàu của họ.
Chiếc tàu, vận chuyển gần 6,000 con bò, gửi một tín hiệu khẩn cấp từ phía tây của đảo Amami Oshima, tây nam Nhật Bản, vào hôm thứ Tư khi cơn bão Maysak tấn công khu vực.
Lực lượng tuần duyên của Nhật Bản cho biết ông Sareno Edvarodo, 45 tuổi từ Philippines, được cứu vào đêm hôm thứ Tư (2/9). Họ cho biết thủy thủ đoàn 43 người bao gồm 39 người từ Philippines, hai người từ New Zealand và hai người từ Úc. (BBT)

Các bác sĩ Nam Hàn dự kiến sẽ chấm dứt đình công

 khi số ca nhiễm COVID gia tăng

Tin từ SEOUL, Nam Hàn – Vào hôm thứ Sáu (4/9), thủ tướng Chung Sye-kyun cho biết các bác sĩ Nam Hàn đồng ý chấm dứt cuộc đình công kéo dài hai tuần gây cản trở nỗ lực khống chế làn sóng coronavirus mới, sau các cuộc đàm phán qua đêm về kế hoạch cải cách y tế của chính phủ.
Khoảng 16,000 thực tập sinh và bác sĩ nội trú đình công kể từ ngày 21 tháng 8. Các bác sĩ tập sự là trụ cột của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các phòng cấp cứu và đơn vị chăm sóc đặc biệt, và tình nguyện làm việc tại các trạm xét nghiệm tạm thời. Các bác sĩ phản đối các đề nghị cải cách, bao gồm gia tăng số lượng bác sĩ, xây dựng các trường y tế công, cho phép bảo hiểm nhà nước chi trả cho nhiều thuốc đông y hơn, và mở rộng y tế từ xa.
Chính phủ cho biết các sáng kiến này có thể giúp đối phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng sức khỏe như coronavirus, nhưng các bác sĩ lập luận rằng sáng kiến này sẽ chỉ làm gia tăng sự tập trung của các bác sĩ ở các thành phố mà không cải thiện cơ sở hạ tầng y tế và điều kiện làm việc kém ở các tỉnh nông thôn.
Ông Chung cho biết chính phủ, đảng cầm quyền và Hiệp hội Y khoa Nam Hàn đại diện cho ngành công nghiệp đạt được một “thỏa hiệp” sau các cuộc đàm phán kéo dài. Phát ngôn viên của Hiệp hội Y khoa Nam Hàn cho biết họ đang chờ đợi một sự kiện để ký kết thỏa thuận, nhưng không có gì là chắc chắn cho đến khi việc ký kết thực sự diễn ra. (BBT)

Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa từ tàu ngầm

Thanh Hà
Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS của Mỹ ngày 04/092020 công bố ảnh vệ tinh cho thấy có dấu hiệu Bắc Triều Tiên chuẩn bị tiến hành phóng tên lửa đạn đạo tầm trung từ tàu ngầm. Từ tháng 10/2019 Bình Nhưỡng đã khẳng định thử nghiệm thành công loại tên lửa mới nói trên trong mục tiêu tăng cường khả năng phòng thủ.
Ảnh vệ tinh được CSIS công bố chụp được từ cảng Sinpo, hướng ra Biển Nhật Bản, cho thấy một cụm tàu tập trung tại một khu vực đã được tăng cường an ninh. Một trong những chiếc tàu nói trên rất giống một chiếc tàu trước đây Bình Nhưỡng từng sử dụng trong một cuộc thử nghiệm bắn tên lửa từ tàu ngầm.
CSIS thận trọng lưu ý : Những hình ảnh trên “gợi lên khả năng nhưng chưa cho phép kết luận” về kế hoạch thử tên Pukguksong-3 từ một tàu ngầm. Theo các giới chức quân sự Hàn Quốc, Pukguksong-3 có tầm bắn 450 cây số ở độ cao 910 mét. Tháng 10 năm ngoái chế độ Kim Jong Un đã khẳng định thử nghiệm thành công loại vũ khí này. Giới phân tích coi đây là ”hành động mang tính khiêu khích “cao độ nhất kể từ khi Mỹ và Bắc Triều Tiên tiến hành đối thoại hạt nhân.
Hai tháng trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, việc Bình Nhưỡng lại có hành động khiêu khích sẽ là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy thất bại trong chính sách chìa bàn tay thân thiện với Bình Nhưỡng của chính quyền Trump.
Trước mắt bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ không bình luận về báo cáo của trung tâm CSIS. Chuyên gia về hạt nhân Vipin Narang đại học Mỹ MIT cho rằng mặc dù Bắc Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa Pukguksong-3 nhưng vẫn chưa “vượt quá lằn ranh đỏ” dẫn đến nguy cơ vĩnh viễn khép lại đối thoại với Hoa Kỳ. “Ít có khả năng” lần này Bắc Triều Tiên lại khiêu khích Washington.
Một số nhà quan sát nêu lên khả năng ảnh vệ tinh mới  CSIS chụp được tại cảng Sinpo lần này nằm trong khuôn khổ chương trình Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị cho cuộc diễu binh quy mô vào tháng 10 sắp tới. Đương nhiên là Bình Nhưỡng muốn phô trương sức mạnh quân sự.
Về phía tổng thống Donald Trump trong cuộc họp báo hôm 04/09/2020, nguyên thủ Mỹ tỏ ra hài lòng về quan hệ với Bắc Triều Tiên. Ông nói nhiều người tiên đoán rằng với Donald Trump ở Nhà Trắng thì Washington sẽ khiêu chiến với Bình Nhưỡng nhưng kịch bản đó đã không xảy ra.
Hãng tin Reuters nhắc lại từ 2017, Bắc Triều Tiên đã ngừng thử nghiệm tên lửa tầm xa và vũ khí nguyên tử nhằm duy trì đối thoại với Mỹ về tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng đàm phán đã lâm vào bế tắc.

Hoa Kỳ và Đài Loan kêu gọi các quốc gia dân chủ

cùng hợp tác thiết lập lại mạng lưới cung ứng

Tin Đài Bắc, Đài Loan – Theo bản tin từ Reuters, Hoa Kỳ và Đài Loan vào thứ Sáu, 4 tháng 9, nói rằng họ đang tìm kiếm các quốc gia dân chủ có cùng tư tưởng để cùng nhau thiết lập lại mạng lưới cung ứng toàn cầu trong đại dịch coronavirus. Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Washington đang muốn đẩy nhanh quá trình tháo gỡ sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Cộng.
Chính phủ Trump đã có nhiều hành động để tái cân bằng mối liên hệ kinh tế với Trung Cộng, như ban hành các sắc lệnh nhằm bảo đảm rằng các sản phẩm chiến lược sẽ được sản xuất trong nước, hay thuyết phục các hãng Hoa Kỳ mua hàng Mỹ để phát triển mạng cung ứng nội địa.
Trong khi đó, Trung Cộng nói rằng các nỗ lực với động cơ chính trị nhằm tách rời hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ không bao giờ thành công. Trong cuộc họp với các đại diện Nhật, EU, Canadia, Đài Loan, và Cộng Hòa Czech, đại sứ trên thực tế của Hoa Kỳ tại Đài Loan, ông Brent Christensen, nói rằng các quốc gia có đại diện trong phòng họp đều giống nhau vì có nhiều giá trị chung, như tôn trọng quyền tự do dân chủ, và các giá trị chung này sẽ hướng dẫn các quốc gia thiết lập lại mạng lưới cung ứng trong tương lai. K
ế tiếp đó, Ngoại Trưởng Đài Loan Joseph Wu nói, đại dịch lần này đã khiến các quốc gia phải suy nghĩ lại về việc điều gì sẽ xảy ra, nếu những ngành công nghiệp chính của họ bị kiểm soát bởi một quốc gia khác không tôn trọng luật pháp và sự minh bạch. Ông Wu nói, Đài Loan và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác có cùng tư tưởng, để thiết lập sự giao thương công bằng, đem lại thịnh vượng cho mọi bên liên quan. (BBT)

Âm mưu của Trung Quốc

đằng sau dự án kênh đào Kra

Tạ Thanh Ngân
Trong chiến lược vươn ra biển lớn của Trung Quốc, để trở thành một cường quốc biển, Trung Quốc đã hình dung viễn cảnh thay thế Hoa Kỳ khống chế cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, một “điểm yếu chết người” của Trung Quốc tại biển Đông – cửa ngõ để Trung Quốc vươn ra biển là eo biển Malacca, một tuyến đường biển tuy hẹp nhưng rất nhộn nhịp chia cắt Singapore và đảo Sumatra (Indonesia), huyết mạch của các giao thương đường biển và cũng là tuyến đường chính cho phép Hải quân Trung Quốc tiến về phía Nam Á, hoặc thậm chí là xa hơn về phía Tây. Trong trường hợp xảy ra xung đột ở biển Đông, Hải quân Hoa Kỳ cùng đồng minh có thể khoá eo biển này lại. Điều này sẽ chặn đứng giao thương và đường ra biển chính của Hải quân Trung Quốc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nỗi lo ngại về eo biển Malacca như vậy đã kìm giữ Trung Quốc không thực hiện các hành động vũ lực trên khu vực biển Đông thời gian vừa qua. Tuy nhiên, với nỗi lo ngại về tầm quan trọng của eo biển Malacca cùng những tham vọng chiến lược của Trung Quốc, đồng nghĩa với thực tế quốc gia này chắc chắn sẽ tìm cách để giảm thiểu sự lệ thuộc vào một tuyến đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột.
Đó cũng chính là lý do dẫn tới dự án tham vọng nhất trong Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, dự án cơ sở hạ tầng gây nhiều tranh cãi mà Bắc Kinh thúc đẩy ở khu vực: kế hoạch xây dựng kênh đào tại Kra Isthmus ở Thái Lan, vùng hẹp nhất trên bán đảo Mã Lai.
Eo Kra là một dải đất hẹp chạy dài theo hướng Bắc-Nam, nối bán đảo Malay với lục địa châu Á. Phần phía Đông của eo đất Kra thuộc Thái Lan và trông ra vịnh Thái Lan. Phần phía Tây thuộc Myanmar và trông ra biển Andaman.
Dự án kênh đào Kra nhằm tạo ra một con kênh đào nhân tạo lớn qua miền nam Thái Lan nối Ấn Độ Dương với các vùng biển Đông Á để giúp cải thiện giao thông trong khu vực. Theo thiết kế, kênh đào Kra có độ sâu 26m, chiều rộng 2 làn với 340m và chiều dài 102km, cho phép tàu tới 350 nghìn tấn qua lại thuận tiện. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là kênh đào nhân tạo lớn nhất châu Á. Tuyến hành trình từ Ấn Độ Dương về Đông Á được rút ngắn hơn 1.000 km so với tuyến đường đi qua Eo Malacca.
Nếu được hoàn thành, con kênh này sẽ là tuyến đường thứ hai đưa Trung Quốc tiến tới Ấn Độ Dương, đồng thời cho phép Hải quân Trung Quốc nhanh chóng điều động tàu chiến từ các căn cứ mới xây dựng ở Biển Đông tới Ấn Độ Dương và ngược lại mà không phải đi vòng quanh Malaysia. Thực tế này cũng sẽ khiến kênh đào Thái Lan trở thành một tài sản chiến lược trọng yếu của Trung Quốc, một “thòng lọng” siết quanh vùng lãnh thổ phía Nam Thái Lan. Nếu Thái Lan cho phép Trung Quốc đầu tư tới 30 tỷ USD để xây dựng con kênh này, kết quả họ sẽ nhận được là những sợi dây ràng buộc quấn quanh mình mãi mãi.
Là đề tài gây tranh cãi từ lâu, song dự án này hiện nay lại đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong chính giới Thái Lan. Một ủy ban của Quốc hội Thái Lan thậm chí còn dự kiến có buổi tham vấn về dự án trong tháng này, trong khi tờ Bangkok Post gần đây lại đăng tải nhiều bài xã luận ủng hộ dự án, khác với quan điểm trước đây. Có ý kiến cho rằng những hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc tại Thái Lan có thể đã định hình ý kiến dư luận, và bất chấp liên minh trên danh nghĩa với Washington, Thái Lan cũng đã có những động thái ngả về Trung Quốc khá rõ ràng từ khi Mỹ từ chối công nhận cuộc đảo chính của quân đội năm 2014.
Sự hiện diện của con kênh tại Thái Lan sẽ là mảnh ghép hoàn hảo cho kế hoạch chi phối khu vực của Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động về phía Tây, tiến sâu hơn vào Vịnh Bengal và Ấn Độ Dương, xây dựng căn cứ hậu cần ở Djibouti, phía Đông châu Phi, và tiến hành các cuộc tập trận chung trong khu vực với hải quân các nước Myanmar, Bangladesh, Pakistan, Iran, và  thậm chí cả Nga.
Hàng loạt các dự án xây dựng cảng biển trong khu vực cho thấy dự định bao vây Ấn Độ mà Trung Quốc thúc đẩy. Ấn Độ đã phản ứng lại bằng cách đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị cho nguy cơ đối đầu với Trung Quốc trên biển. Tháng 8 vừa qua, tờ Hindustan Times đưa tin cho biết nước này đang lên kế hoạch nâng cấp các hạ tầng hải quân và không quân tại Quần đảo Nicobar và Andaman, với trọng tâm là đối phó với Trung Quốc.
Eo biển Malacca là hành lang thương mại toàn cầu trọng yếu trong nhiều thế kỷ, nếu không muốn nói là thiên niên kỷ. Hiện nay, mỗi năm có trung bình 80.000 lượt tàu bè đi qua eo biển này, tuyến đường trung chuyển dầu khí tới Đông Á và xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài. Sự thịnh vượng của Singapore đã được xây dựng trên nền tảng vị trí địa lý chiến lược nằm tại phía cực Đông Nam của eo biển này. Hiệp hội Kênh đào Thái Lan, tổ chức có mối liên hệ chặt chẽ với giới quân đội nhiều quyền lực tại đất nước Chùa Vàng, cho rằng Thái Lan có thể thu về những lợi ích tương tự, với việc xây dựng các khu công nghiệp và trung tâm kho vận ở cả 2 đầu kênh đào – nơi có thể trở thành huyết mạch thương mại châu Á.
Những lập luận này có những căn cứ nhất định. Dù các chuyên gia về công nghiệp ước tính kênh đào này không đem lại hiệu quả về mặt kinh tế nhất là xét trong bối cảnh tỷ suất hoạt động của tàu bè cũng như chi phí nhiên liệu, song tuyến đường hiện nay đi qua Eo biển Malacca thực tế đã đạt tới giới hạn an toàn khi xét đến số lượng tàu bè hoạt động mỗi ngày. Những tuyến đường khác để lựa chọn thay Malacca, như Eo biển Sunda của Indonesia, lại khiến các chuyến tàu Đông-Tây phải đi đường vòng khá xa.
Dự án kênh đào tại Thái Lan, còn được gọi là tuyến 9A, sẽ bao gồm 2 con kênh song song, sâu 30m, rộng 180m và có chiều dài khoảng 135km từ Songkhla ở Vịnh Thái Lan cho tới vùng Krabi tại biển Andaman.
Kênh Kra sẽ là huyết mạch quan trọng trong “Con đường Tơ lụa trên biển” của Trung Quốc, hiện là một phần kế hoạch “Một Vành đai, Một Con đường” của nước này. Sự can dự của Trung Quốc chắc chắn sẽ xuất hiện qua việc Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) mới thành lập- để cung cấp tài chính cho các dự án hạ tầng quy mô lớn- gây ảnh hưởng tới dự án đặc biệt này. Các diễn đàn theo chủ nghĩa dân tộc trong các cộng đồng mạng thực sự có ảnh hưởng của Trung Quốc như Tiexue Luntan (Diễn đàn Máu và Sắt) đang kêu gọi AIIB tiếp sức cho giấc mơ đã có từ lâu của Thái Lan về việc xây dựng một Kênh Kra.
Tuy nhiên, nếu xúc tiến dự án này, Thái Lan sẽ đứng trước nguy cơ tự chia cắt lãnh thổ của mình làm đôi. Quốc gia này hiện đang đối mặt với làn sóng bạo động khá mạnh mẽ tại 3 tỉnh cực Nam, nơi có đông người Hồi giáo sinh sống. Con kênh này có thể sẽ trở thành ranh giới tượng trưng giữa “chính quốc” Thái Lan ở phía Bắc với vùng lãnh thổ của phong trào ly khai ở phía Nam. Dù con kênh không ảnh hưởng đến chiến dịch chống khủng bố mạnh mẽ của quân đội Thái Lan, song nó có thể tạo nên những chia rẽ kéo dài tới nhiều thế kỷ, một bài học mà Colombia từng có khi xây dựng Kênh đào Panama.
Vấn đề về toàn vẹn lãnh thổ của Thái Lan vẫn được bảo đảm, song sự hiện diện của một kênh đào như thế này sẽ thay đổi đáng kể bức tranh chính trị Đông Nam Á. Kịch bản đó sẽ đưa Trung Quốc trở thành một đối tác an ninh thường trực trong khu vực, một nhân tố khó có thể loại bỏ. Cùng với những khoản đầu tư dự kiến dành cho các cảng biển ở Sihanoukville của Campuchia hay Kyaukpyu của Myanmar, Trung Quốc đang tìm cách biến kênh đào Thái Lan trở thành tuyến đường chiến lược kết nối với “chuỗi ngọc trai” mà họ từng bước dựng nên trong khu vực. Nếu trong tương lai, một chính phủ tại Bangkok có quan điểm thù địch với Bắc Kinh đe dọa sẽ cắt đứt “chuỗi ngọc trai” này, không có gì đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ không hậu thuẫn phong trào độc lập ở miền Nam và giành quyền kiểm soát kênh đào, với cái cớ là để bảo vệ các lợi ích riêng của mình.
Eo biển Malacca trở thành nguồn lợi cho Singapore chỉ bởi quốc gia này có nền kinh tế mở và tương đối độc lập với các tác động từ bên ngoài. Thái Lan nên tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm từ đó, trước khi tự tròng vào cổ mình chiếc thòng lọng mà Trung Quốc trao.
Trung Quốc sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất từ dự án này. Ngoài việc cắt giảm thời gian và chi phí di chuyển qua eo biển Malacca, kênh đào Kra còn cho phép nền thương mại của Trung Quốc không còn phụ thuộc vào những tuyến đường “độc đạo” đi qua Indonesia và Singapore.
Đối với Việt Nam, nếu dự án kênh đào Kra thành công, thì sẽ có cả thuận lợi và đe doạ.
Về thuận lợi, khi siêu dự án kênh đào Kra được đưa vào thực hiện sẽ tạo nên một hành lang sầm uất, nâng tầm giá trị của biển Đông, bên cạnh đó giảm sự phụ thuộc đáng kể vào eo biển Malacca.
Cùng với các nước trong khu vực, kênh đào Kra được đánh giá sẽ có tác động lớn đối với Việt Nam, đặc biệt với vùng biển Kiên Giang – vốn đã nằm gần đường hải lưu quốc tế. Với lưu lượng lớn tàu thuyền ra vào kênh Kra, vùng biển Kiêng Giang – Phú Quốc có cơ hội được đánh thức và là động lực vô cùng lớn để Việt Nam phát triển hải cảng ở phía Nam, và những hải cảng này được kỳ vọng trở thành đối thủ của Singapore.
Nền kinh tế Việt Nam có thương mại hải cảng đến 90% lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, và đây chính là cơ hội rất lớn để tăng cường phát triển kinh tế biển. Khi kênh đào Kra được khai thông, tuyến đường hàng hải quốc tế chạy dọc và bó sát các thành phố duyên hải Việt Nam kéo dài từ Phú Quốc đến vịnh vân Phong, với lợi thế địa lý và cơ sở hạ tầng hiện đang đầu tư tốt, Phú Quốc hoàn toàn có thể cạnh tranh với các cảng lớn khác trong khu vực.
Nói cách khác đường hàng hải viễn duyên sẽ chuyển dịch từ phía Đông sang phía Tây biển Đông. Trong một tương lai không xa khi kênh Kra chính thức đi vào hoạt động, đảo ngọc Phú Quốc sẽ trở thành một vùng kinh tế đặc biệt, không chỉ riêng lĩnh vực vận tải biển mà kéo theo sự thay đổi tích cực các ngành dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ du lịch.
Thách thức lớn nhất của dự án kênh đào Kra đối với Việt Nam, đó là một khi Trung Quốc đã chi phối và kiểm soát được kênh đào này, thì Trung Quốc sẽ không còn e dè gì trước việc sử dụng kể cả sức mạnh quân sự của họ trên biển Đông, và Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên mà Trung Quốc cần “trấn áp” ở biển Đông.
Chính vì vậy, với một vai trò ngày càng tích cực hơn ở ASEAN, Việt Nam cần có những kế hoạch lâu dài trước các đe doạ từ Trung Quốc.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Trung Cộng có thể bán tháo trái phiếu Hoa Kỳ

nếu mâu thuẫn giữa hai bên tiếp tục tăng

Tin New York City – Trung Cộng có thể sẽ giảm 20% lượng trái phiếu Hoa Kỳ dự trữ, xuống còn 800 tỷ Mỹ kim, theo tờ Hoàn Cầu thời báo của quốc gia này cho biết hôm thứ Sáu, 4 tháng 9, trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục cân nhắc các biện pháp đối phó tình trạng căng thẳng với Washington.
Trung Cộng không công bố giá trị số trái phiếu Hoa Kỳ mà quốc gia này nắm giữ, nhưng các báo cáo gần nhất của Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ cho thấy Bắc Kinh đang giữ số trái phiếu Mỹ trị giá 1.074 ngàn tỷ Mỹ kim vào cuối tháng 6, là chủ nợ nước ngoài lớn thứ 2 của Hoa Kỳ sau Nhật Bản.
Trung Cộng trước đây từng cân nhắc việc bán tháo trái phiếu Hoa Kỳ như một cách để gây xáo trộn nền kinh tế Mỹ. Trong những ngày qua, ý tưởng này lại được nhắc lại trong nội bộ Bắc Kinh, khi nguy cơ quốc gia này bị Washington trừng phạt tài chính đang ngày càng tăng.
Trung tâm nghiên cứu phát triển Trung Cộng, một cơ quan thuộc Hội đồng nhà nước trung ương, trong tuần này nói rằng Washington có thể sẽ tịch thu số trái phiếu Hoa Kỳ mà Trung Cộng nắm giữ, nếu quan hệ song phương rơi vào thế đối đầu toàn diện.
Tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn lời một chuyên gia kinh tế nói rằng, Trung Cộng sẽ giảm dần lượng trái phiếu Hoa Kỳ xuống còn khoảng 800 tỷ Mỹ kim trong tình huống thông thường, và có thể bán toàn bộ trong tình huống cực đoan, như tình huống hai bên xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng khả năng này rất khó xảy ra, do biện pháp này sẽ gây tổn thất cho Trung Cộng cũng nhiều như đối với Hoa Kỳ. (Ngô Bảo)

Vì sao du học sinh Trung Quốc có thể ngăn

tự do ngôn luận trong trường đại học Mỹ?

Bình luậnDu Miên
Các hoạt động mờ ám của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại các trường đại học của Hoa Kỳ đã thu hút sự chú ý, làm dấy lên lo ngại ngày càng tăng như một phần trong chiến dịch của chính quyền ông Trump nhằm ngăn chặn Bắc Kinh lật đổ Hoa Kỳ.
Trong năm qua, Hoa Kỳ đã tập trung vào hành vi của Bắc Kinh nhằm đánh cắp nghiên cứu của Mỹ, bằng cách truy tố các học giả che giấu mối liên hệ với Trung Quốc, cấm các nghiên cứu sinh có liên kết với quân đội Trung Quốc nhập học tại Mỹ và nhắm vào các nhà khoa học quân sự bí mật của Trung Quốc đang làm việc tại các trường đại học của Hoa Kỳ.
Trong khi đó, lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston đã bị đóng cửa vào tháng Bảy, khi chính quyền ông Trump khẳng định rằng cơ quan ngoại giao này là cơ sở thực hiện việc tuyển dụng các nhà khoa học tại Mỹ tham gia những kế hoạch nhân tài của Trung Quốc. Các chương trình này đã bị giới chức Hoa Kỳ chỉ trích vì khuyến khích người tham gia chuyển giao công nghệ và bí quyết của Hoa Kỳ cho Trung Quốc.
Gần đây nhất, chính quyền Washington đã thúc giục các trường đại học Hoa Kỳ xem xét lại mối quan hệ đối tác với các Viện Khổng Tử do Bắc Kinh tài trợ, nói rằng cơ sở này truyền bá tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và gây ảnh hưởng xấu đến các trường đại học.
Nhưng một khía cạnh trong các hoạt động ảnh hưởng của ĐCSTQ ít được chú ý hơn, là cách nó triển khai Hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc (CSSA) để kiểm soát du học sinh Trung Quốc và ngăn chặn tự do ngôn luận trong khuôn viên trường đại học Mỹ.
Tuy các nhóm hiệp hội sinh viên, với các chi hội tại hơn 100 trường đại học Hoa Kỳ, cung cấp một trải nghiệm xã hội để sinh viên Trung Quốc thích nghi với cuộc sống ở nước ngoài, nhưng các nhà phân tích cho rằng các tổ chức này còn phục vụ một chức năng thâm hiểm hơn: thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ trong giới học thuật Hoa Kỳ.
Jacob Kovalio, phó giáo sư lịch sử châu Á tại Đại học Carleton của Canada cho biết: “CSSA là một nhánh của một cái cây rất mạnh – trung tâm của nó là nơi thu thập thông tin tình báo, hoạt động gián điệp, tuyên truyền của ĐCSTQ”.
Kiểm soát bởi Lãnh sự quán
CSSA là một phần của các hoạt động tạo ảnh hưởng rộng rãi ở nước ngoài của Bắc Kinh, chịu sự điều hành của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất (UFWD) trực thuộc ĐCSTQ. Theo các nhà phân tích, đơn vị này của ĐCSTQ chịu trách nhiệm điều phối hàng nghìn nhóm để thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài, trấn áp các phong trào bất đồng chính kiến, thu thập thông tin tình báo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc.
Trong nhiều thập kỷ, ĐCSTQ đã hoạt động ở các nước phương Tây, ví như Hoa Kỳ, để “truyền bá về ‘sự tốt đẹp’ của [ĐCSTQ], cũng như thiết lập các kênh tuyên truyền quan trọng trực tiếp từ một số người nhập cư Trung Quốc”, giáo sư Kovalio nói.
Ông nói, CSSA được giám sát bởi các lãnh sự quán địa phương của Trung Quốc, đồng thời nói thêm rằng các nhóm này là một “phương tiện chính” mà qua đó Bắc Kinh truyền tải tuyên truyền của mình trong các trường học của Hoa Kỳ, đồng thời ngăn chặn các cuộc thảo luận tự do về phát ngôn chỉ trích ĐCSTQ.
Nhiều cá nhân thuộc CSSA đã công khai nói hoặc đã tuyên bố trước đây rằng họ được các lãnh sự quán địa phương của Trung Quốc chỉ đạo, hỗ trợ hoặc tài trợ.
Ví dụ, điều lệ cho CSSA tại Đại học Saint Louis ở Missouri cho biết, tổ chức này chịu sự “lãnh đạo và hỗ trợ trực tiếp” của đại sứ quán Trung Quốc và lãnh sự quán Trung Quốc tại Chicago. CSSA tại Đại học Tennessee, trong điều lệ của mình (hiện đã gỡ bỏ khỏi website trực tuyến), nói rằng tổ chức này đã nhận được tài trợ từ đại sứ quán Trung Quốc.
Sự can thiệp chặt chẽ của Lãnh sự quán Trung Quốc đối với CSSA vùng Tây Nam Hoa Kỳ, một nhóm bảo trợ bao gồm 26 trường đại học trong khu vực, thậm chí còn trắng trợn hơn. Điều lệ của nó nói rằng các ứng cử viên Chủ tịch của CSSA phải được lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles chấp thuận. Nó cũng nói rằng nhóm nhận được hướng dẫn từ lãnh sự quán và liệt kê cơ quan ngoại giao này như một đầu mối liên hệ trên trang web của họ.
Sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với các CSSA không phải là hiện tượng gần đây. Frank Xie, hiện là phó giáo sư Khoa Quản trị Kinh doanh tại Đại học Nam Carolina – Aiken, đến Hoa Kỳ năm 1986 với tư cách là nghiên cứu sinh tiến sĩ hóa học tại Đại học Purdue ở Indiana. Ông đã bị sốc khi phát hiện ra rằng CSSA ở đó đã bị lãnh sự quán Trung Quốc ở Chicago “kiểm soát chặt chẽ”.
Phó giáo sư Xie nói: “Tôi không mong đợi điều đó trong một xã hội tự do. Bạn vẫn bị [ĐCSTQ] kiểm soát rất chặt chẽ. Tôi không hài lòng với điều này”.
Ông Xie bắt đầu thúc đẩy cải cách tại CSSA và cuối cùng trở thành phó Chủ tịch của tổ chức này. Hai năm sau, ông dẫn đầu một cuộc “đảo chính” để cắt đứt quyền kiểm soát của lãnh sự quán Trung Quốc. Sau khi câu lạc bộ trở nên độc lập, lãnh sự quán đã kết thúc tài trợ và các hỗ trợ khác, ông nói.
Sau đó, học giả Xie nhận ra rằng lãnh sự quán đã phái sinh viên Trung Quốc theo dõi ông ấy và những sinh viên có tư tưởng ủng hộ dân chủ khác trong khuôn viên trường.
“Họ đã báo cáo danh tính của chúng tôi, các hoạt động của chúng tôi cho lãnh sự quán”, ông Xie nói.
Vị giáo sư này nói rằng, sau cuộc đàn áp đẫm máu của ĐCSTQ với các sinh viên ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6/1989, sinh viên Trung Quốc ở Hoa Kỳ cùng đoàn kết với những người biểu tình, đã giành quyền kiểm soát tất cả các CSSA trên toàn quốc, khiến các hiệp hội này trở nên độc lập với các lãnh sự quán. Nhưng khi những sinh viên Trung Quốc đó tốt nghiệp, các nhóm này lại rơi vào tay ĐCSTQ, ông Xie nói.
Kể từ đó, chính quyền Bắc Kinh đã “hoàn thiện kế hoạch kiểm soát và ảnh hưởng này” đối với sinh viên Trung Quốc trong nước, ông nói. Sinh viên Trung Quốc biết rằng họ đang bị CSSA cùng lãnh sự quán giám sát, và người thân của họ ở nhà có thể bị chính quyền đe dọa nếu họ công khai đưa ra quan điểm không phù hợp với quan điểm của Bắc Kinh.
Giáo sư Xie khẳng định: “Họ thường xuyên có nỗi sợ hãi này”.
Năm 2017, sinh viên Trung Quốc Yang Shuping đã cảm thấy phẫn nộ với chính quyền Trung Quốc sau khi cô ca ngợi “không khí tự do ngôn luận trong lành” được tìm thấy ở Hoa Kỳ nhưng không được hưởng ở quê nhà, trong bài phát biểu khai giảng tại Đại học Maryland. Điều đó đã gây ra phản ứng dữ dội từ CSSA của trường này, cũng như các sinh viên và cư dân mạng Trung Quốc khác. Những người này gọi bình luận của cô ấy là phản bội; cô buộc phải xin lỗi công khai sau đó.
The Epoch Times đưa tin vào năm 2018 rằng một nữ sinh Trung Quốc 20 tuổi tại Đại học Carnegie Mellon ở Pennsylvania đã được triệu tập đến một cuộc họp với các thành viên của Hiệp hội Sinh viên Trung Quốc của trường đại học này sau khi cô chỉ trích nhóm này trong một nhóm trò chuyện WeChat riêng tư giữa bạn bè, do hiệp hội này đã quảng cáo trò chơi điện tử bạo lực sau vụ xả súng tang thương ở giáo đường Do Thái Pittsburgh.
Các thành viên hiệp hội cảnh báo cô  đừng gây rắc rối và yêu cầu cô phải xin lỗi vì những bình luận của mình. Họ nói với cô rằng: “Bạn không thể nói chuyện như vậy trong vòng kết nối của bạn bè”, nữ sinh viên kể lại.
Hàng loạt bê bối
CSSA ở Hoa Kỳ và các nơi khác đã nhiều lần bị lên án vì những can thiệp nhằm hủy bỏ các sự kiện hoặc bài phát biểu của các nhóm bất đồng chính kiến ​​ở nước ngoài, bao gồm người Tây Tạng, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các học viên Pháp Luân Công.
Vào năm 2017, khi nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Dalai Lama dự kiến ​​phát biểu tại Đại học California – San Diego, CSSA cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng họ đã yêu cầu lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles hướng dẫn về cách ngăn chặn sự kiện này.
Vào tháng 9/2019, Đại học McMaster của Canada đã cấm CSSA của mình, với lý do tổ chức này vi phạm quy tắc cấm các hành vi gây nguy hiểm cho sự an toàn của mọi người. Động thái này diễn ra vài tháng sau khi CSSA phản đối một sự kiện nhân quyền trong khuôn viên trường, thảo luận về cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương.
Lãnh sự quán Trung Quốc ở Toronto đã yêu cầu sinh viên báo cáo quan sát của họ về cuộc tụ tập và yêu cầu CSSA khiếu nại về sự kiện này với các quan chức trường đại học, theo các cuộc trò chuyện nhóm WeChat mà The Epoch Times thấy được vào thời điểm đó.
Nhưng nhiều nỗ lực của CSSA nhằm ngăn chặn cuộc thảo luận mở không được báo cáo. Giáo sư Xie kể lại một sự việc xảy ra vào khoảng năm 2004, khi ông đang giảng dạy tại Đại học Drexel ở tiểu bang Pennsylvania. Tại đây, ông đã làm quen với câu lạc bộ kinh tế của sinh viên Trung Quốc tại Đại học Pennsylvania, và đã giúp sắp xếp để nhà kinh tế Trung Quốc nổi tiếng người Hoa Kỳ He Qinglian có
bài phát biểu cho sinh viên Trung Quốc trong khuôn viên trường. Nhà kinh tế học He là một cộng tác viên của The Epoch Times, nổi tiếng với những bài phê bình về nền kinh tế và hệ thống chính trị Trung Quốc.
Tuy nhiên, chủ tịch của câu lạc bộ đã phải chịu áp lực ép buộc hủy bỏ sự kiện này, ông Xie nói, và cuối cùng đã rút phích cắm. Trong khi vị chủ tịch không thừa nhận ai đã gây áp lực với mình, giáo sư Xie nói rõ ràng đó là việc làm của CSSA hoặc lãnh sự quán Trung Quốc.
CSSA cũng có liên quan đến các hoạt động gián điệp. Vào giữa những năm 2000, CSSA tại một trường đại học của Bỉ hoạt động như một bình phong cho hoạt động gián điệp công nghiệp cho Trung Quốc, theo thông tin từ tờ Le Monde của Pháp.
Trong một trường hợp khác, từ những năm 1990 và đầu những năm 2000, các quan chức nhập cư Canada cáo buộc Yong Jie Qu, một lãnh đạo hiệp hội sinh viên Trung Quốc tại Đại học Concordia, đã tham gia “các hành vi gián điệp và lật đổ”. Các nhà chức trách cho biết người này đã xác định được các sinh viên ủng hộ dân chủ và báo cáo thông tin về họ cho đại sứ quán Trung Quốc.
Du Miên

‘Rằm tháng Bảy’ người dân than

không có chỗ đốt vàng mã, Vũ Hán rốt cục

đã chết bao nhiêu người vì dịch bệnh?

Vũ Dương
Có người nói: “Đến giờ cao điểm đốt vàng mã, người đứng chật kín không còn chỗ. Lối đi bộ bên dưới tòa nhà chỗ tôi đâu đâu cũng kín mít những vòng tròn được người ta khoanh lại”, “Tôi sống đến từng tuổi này rồi cũng chưa bao giờ trông thấy cảnh tượng này”.
Trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán lần này, thành phố Vũ Hán rốt cuộc có bao nhiêu người đã mất đi sinh mệnh, có lẽ ngoại trừ một số người trong nội bộ chính quyền Trung Quốc ra thì không ai có thể biết chính xác được. Tất cả những gì mọi người có thể thấy là lượng lớn người xếp hàng dài hàng trăm mét bên ngoài nhà tang lễ chờ nhận tro cốt của thân nhân đã khuất.
Mới đây, sự xuất hiện của ngày rằm tháng bảy (15/7) âm lịch – ngày lễ Vu Lan, cũng là ngày lễ cúng cô hồn theo văn hóa truyền thống của người dân Trung Quốc và người Á Đông, hình ảnh những người ngồi xổm bên vệ đường và đốt vàng mã để bày tỏ lòng kính trọng đối với vong linh những người đã khuất và từng đống từng đống tro tàn đốt giấy vàng mã sót lại như đang nhắc nhở mọi người về hành vi che giấu của chính quyền Trung Quốc đã khiến thành phố này phải trả cái giá nặng nề như thế nào.
Người dân Vũ Hán: Chưa bao giờ thấy cảnh tượng này trong đời
Ngày 2/9 là ngày 15/7 âm lịch, trong dân gian thường gọi ngày này là lễ Vu Lan, còn được gọi là lễ báo hiếu, đây là ngày mà mọi người bày tỏ lòng kính trọng đối với người thân đã khuất của mình. Có cư dân mạng Trung Quốc trên Weibo tiết lộ rằng liên tục trong mấy ngày này, thành phố Vũ Hán, tâm chấn bùng phát của dịch bệnh, trời vừa chạng vạng tối, trên đường phố đâu đâu cũng là người đốt giấy vàng mã cúng tế thân nhân của mình.
Theo mô tả của cư dân mạng, ánh lửa từ hơn 6 giờ chiều có thể lóe sáng liên tục đến tận 10 giờ khuya, chỉ khác là những người đốt giấy vàng mã và người được cúng tế khác nhau mà thôi. Mọi người xếp thành từng hàng từng hàng một, nhà này nối tiếp nhà kia, cách nhau không xa lắm, đâu đâu cũng đều là lửa khói và tro tàn.
Có người nói: “Đến giờ cao điểm đốt vàng mã, người đứng chật kín không còn chỗ. Lối đi bộ bên dưới tòa nhà chỗ tôi đâu đâu cũng kín mít những vòng tròn được người ta khoanh lại”, “Tôi sống đến từng tuổi này rồi cũng chưa bao giờ trông thấy cảnh tượng này”.
Cư dân mạng này giải thích, mỗi gia đình đều sẽ vẽ một vòng tròn xung quanh nơi đốt vàng mã để ám thị cho người khác đừng đến quấy rầy các vong linh ở nơi này, cũng nhắc nhở những người đi đường không được đi dẫm lên đó.
Cảnh tượng trên đường phố Vũ Hán lần này đã chạm đến tâm can của rất nhiều người. Nhiều cư dân mạng để lại lời bình cảm thán:
“Buổi tối tản bộ ở khu cộng đồng, bên cạnh là đống tro tàn người ta vừa đốt vàng mã xong, đột nhiên cảm thấy dịch bệnh lần này vốn không phải không để lại dấu tích gì”.
“Rốt cuộc đã chết bao nhiêu người, có lẽ chỉ có trời mới biết”.
“Có những sự thật tận mắt nhìn thấy thường khiến người ta khó chịu hơn những con số lạnh lùng kia”.
“Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh những người xếp hàng lặng lẽ trước cổng các nhà tang lễ thành phố Vũ Hán mấy tháng trước, nhất là có một cậu bé chỉ có tình nguyện viên dắt tay cậu đi nhận hũ tro cốt… than ôi … Những người lặng lẽ ra đi ấy ngoại trừ người thân của họ ra thật chả biết còn ai nhớ đến họ nữa”.
“Thực ra, buồn nhất không hẳn là tết Thanh minh hoặc ngày lễ Vu-lan này, mà rất có thể là Tết Trung thu – ngày lễ tết cả nhà đoàn viên vào tháng tới, lúc ấy mới thật buồn bã xót xa”.
“Giống như Nạn đói ba năm vậy, nhiều người không biết, nhưng cũng sẽ không bao giờ quên”.
Chính quyền Trung Quốc gắng sức che giấu dịch bệnh và số người chết
Tháng 12 năm ngoái, 8 vị bác sĩ thành phố Vũ Hán, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng lần đầu tiên tiết lộ trong nhóm WeChat rằng một căn bệnh truyền nhiễm giống SARS đã xuất hiện ở Vũ Hán, và nhắc nhở mọi người cần đặc biệt chú ý. Nhưng sau đó, nhóm người bác sĩ Lý Văn Lượng đã bị bên phía cảnh sát bắt giải lên đồn và cảnh cáo. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) công khai khiển trách nhóm người bác sĩ Lý là “những kẻ tung tin đồn” trên truyền hình.
Ngày 18/1, khi dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng hơn, chính quyền thành phố Vũ Hán còn đặc biệt  tổ chức cho hơn 4 vạn gia đình tham gia bữa tiệc “Vạn Gia Yến”.  Sau đó, tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán càng thêm trầm trọng và mất kiểm soát, sau đó nó đã lan ra khắp thế giới. Cho đến nay trên thế giới đã có hơn 26 triệu người bị nhiễm bệnh và hơn 860.000 người đã chết.
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc có hơn 4.000 người đã chết vì dịch bệnh lần này, nhưng tạp chí “Le Point” của Pháp trong một bài viết được đăng vào ngày 21/4 đã chỉ ra rằng số liệu thống kê chính thức của ĐCSTQ chỉ liệt kê các trường hợp tử vong tại bệnh viện, còn số ca tử vong tại nhà thì họ không tính.
Tuy nhiên, số người chết này chỉ chiếm một phần ba trong số liệu thống kê mới được điều chỉnh. Hơn nữa, theo thống kê của ĐCSTQ, bệnh nhân phải chết vì virus viêm phổi Vũ Hán mới được tính. Còn như mắc các chứng bệnh khác, tử vong cuối cùng là do các bệnh đi kèm sẽ không được tính.
Dữ liệu từ Nghiên cứu Dịch tễ học Trung Quốc cho thấy tử vong do các bệnh đi kèm chiếm 72% số ca tử vong tại bệnh viện. Do đó, số nạn nhân thực tế của virus viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc ít nhất phải trên 25.000 người.
Bài báo cũng chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng này cho thấy bản chất của chế độ độc tài chuyên chế là không thể tách rời khỏi sự dối trá và bạo lực quốc gia.
Chính quyền Trung Quốc đáng nhẽ đã có thể hành động mau lẹ hơn ngay trong giai đoạn đầu đợt bùng phát và hoàn toàn có thể chặn đứng virus ở Vũ Hán vào tháng 12 năm ngoái hoặc tháng 1 năm nay. Nhưng trên thực tế, thay vì làm điều đó, họ đã gắng hết khả năng che giấu dịch bệnh với cả thế giới.
Được biết trước khi dịch bệnh lần này hoàn toàn mất kiểm soát tại thành phố Vũ Hán, chính quyền nơi đây đã bưng bít thông tin hơn hai tháng, mà đây lại là “thời khắc vàng” đóng vai trò quyết định đến sự lây lan của dịch bệnh.
21 triệu thuê bao điện thoại biến mất, số ca tử vong ở Trung Quốc rốt cuộc là bao nhiêu?
Vào ngày 19/3, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) của Trung Quốc đã công bố 21 triệu thuê bao điện thoại ở Trung Quốc bị biến mất, số lượng người sử dụng điện thoại cố định giảm từ 190,83 triệu xuống còn 189,99 triệu, giảm 840.000 người.
Có khả năng rằng những ca tử vong do virus viêm phổi Vũ Hán đã đóng góp một phần vào số lượng thuê bao ngừng hoạt động này. Do thiếu dữ liệu, nên số người chết thực sự ở Trung Quốc vẫn là một bí mật. Việc 21 triệu số điện thoại di động bị biến mất đã cung cấp một dữ liệu cho thấy số người chết thực tế có thể cao hơn nhiều so với con số được công bố chính thức.
Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Laura Ingraham của Fox News hôm thứ Ba (1/9), Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng tại Trung Quốc, số người chết trong đại dịch lần này “cao hơn rất nhiều so với bất kỳ quốc gia nào khác, chỉ là họ (ĐCSTQ) không công bố mà thôi”.
Rò rỉ số lượng tro cốt tại Vũ Hán, số ca tử vong vượt xa con số chính quyền công bố
Tháng 3 năm nay, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nơi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát đã cho phép thân nhân những người đã khuất nhận tro cốt tại 7 nhà tang lễ.
Đài Á Châu Tự do đưa tin rằng bắt đầu từ ngày 23/3, mỗi nhà tang lễ ở Vũ Hán đã phân phát 500 hộp tro cốt cho gia đình của người quá cố mỗi ngày.
Ở Vũ Hán có 7 nhà tang lễ lớn, và một số cư dân mạng ước tính rằng tổng cộng sẽ có 3.500 hộp tro cốt được phát mỗi ngày. Từ ngày 23/3 đến tiết Thanh Minh ngày 5/4 tổng cộng có 12 ngày. Vậy tổng cộng sẽ phát đi 42.000 hộp tro.
Theo Caixin.com, chỉ riêng tại nhà tang lễ Hán Khẩu trong 2 ngày đã có 5.000 hộp tro cốt đưa tới đây, gấp đôi số ca tử vong do chính quyền Trung Quốc công bố.
Cảnh tượng người xếp hàng dài và lượng lớn hũ đựng tro cốt được chất thành đống bên ngoài nhà tang lễ, cho đến các cuộc phỏng vấn của phóng viên Trung Quốc với các tài xế lái xe chở hũ tro cốt khiến nhiều người không khỏi đặt câu hỏi về con số tử vong chính thức được ĐCSTQ đưa ra. Cùng thời điểm đó, nhiều hãng thông tấn nước ngoài, gồm cả Bloomberg, BBC… cũng đều bày tỏ nghi ngờ về con số người chết được công bố bởi chính quyền ĐCSTQ.
Video: Mọi người xếp hàng ở Nhà tang lễ Hán Khẩu chờ nhận tro cốt người thân đã khuất.
Các hoạt động trước đó tại tâm dịch Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc cũng cho thấy sự mâu thuẫn với số người chết được báo cáo ở Trung Quốc. Bảy nhà tang lễ ở thành phố này báo cáo là họ đã đốt xác 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần vào cuối tháng một. Kể từ ngày 16/2, tỉnh Hồ Bắc đã sử dụng 40 lò hỏa táng di động, mỗi lò có khả năng đốt năm tấn chất thải y tế và thi thể mỗi ngày.
Theo Yuan Ming Qing, SOH
Vũ Dương biên dịch

Tỷ phú Quách phản đối phát biểu của ông Tập

 về tính chính danh của ĐCSTQ

Lục Du
Tỷ phú gốc Hoa Quách Văn Quý đã phản đối gay gắt phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong lễ kỷ niệm 75 năm kết thúc Chiến tranh Trung-Nhật .
Trong bài phát biểu của mình, ông Tập nhấn mạnh rằng ĐCSTQ là do người dân Trung Quốc lựa chọn và vì thế họ sẽ không muốn thay thế nó, theo SCMP.
Phản ứng trước phát biểu này, tỷ phú Quách nói rằng “Chúng tôi không chấp nhận một nhóm nhỏ ‘những người giàu có’ độc ác này làm đại diện và cái thứ gọi là quyền lực đỏ đó thêm nữa. Họ không thể nào là lực lượng đại diện cho chúng tôi trong tương lai”.
Ông Quách cũng tin rằng nếu có một cuộc trưng cầu dân ý, ĐCSTQ sẽ lập tức mất quyền lãnh đạo người dân Trung Quốc.
“Nếu có một cuộc trưng cầu dân ý ngay bây giờ, thì ĐCSTQ sẽ bị vứt bỏ. Trong 70 năm, ĐCSTQ chỉ gây ra tội ác với người dân Trung Quốc và đã đến lúc phải giải quyết chúng một lần và mãi mãi. Bây giờ thế giới đang chống lại ĐCSTQ, họ đang nghĩ cho người dân Trung Quốc”, ông Quách nói.
Trong bài phát biểu của mình, ông Tập nói rằng trong năm 2020, ĐCSTQ “sẽ đưa tất cả người dân thoát khỏi đói nghèo”.
Tỷ phú Quách nói rằng với những dữ liệu mà ông nắm được thì còn lâu tuyên bố của ông Tập mới trở thành hiện thực.
“Ở Trung Quốc, còn gần 1 tỷ người vẫn chưa được sử dụng nhà vệ sinh đúng nghĩa. Và thu nhập bình quân đầu người hàng năm [của họ] chỉ ở mức 700 USD”, ông Quách nói.
Tỷ phú Quách Văn Quý là một trong số những nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Hoa thường xuyên lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ ĐCSTQ. Theo Wall Street Journal, ĐCSTQ muốn đàm phán với chính phủ Mỹ về việc trục xuất ông Quách khỏi Hoa Kỳ.
Vào ngày 4/6, ông Quách, và cựu ngôi sao bóng đá Hác Hải Đông, được sự ủng hộ của cựu chiến lược gia Nhà Trắng Stephen K. Bannon, đã cùng nhau thành lập Nhà nước Liên bang Trung Quốc với mục tiêu chấm dứt sự cai trị của ĐCSTQ. The BL cho hay, chính phủ của ông Quách đã nhận được sự ủng hộ đông đảo của người Hoa trên khắp thế giới.
Tuyên bố của Nhà nước Liên bang Trung Quốc cho biết: “Việc xóa bỏ ĐCSTQ là điều cần thiết để phá bỏ xiềng xích của chế độ nô lệ áp đặt lên người dân Trung Quốc, và cũng là để thế giới đạt được hòa bình”.
Theo The BL

Trung Quốc lệnh bắt người liên tục ở Nội Mông,

nhưng công an địa phương không tuân theo

Bình luậnMinh Thanh
Chính quyền Nội Mông cưỡng chế buộc hủy bỏ việc dạy tiếng Mông Cổ làm dấy lên những cuộc biểu tình quy mô lớn. Chính quyền đã bắt đầu ra tay đàn áp mạnh mẽ. Theo nguồn tin từ cảnh sát Nội Mông tiết lộ rằng, đồn cảnh sát nơi anh làm có mục tiêu cứ 2 – 3 giờ đồng hồ lại có một vụ bắt giữ mới, nhưng nhiều cảnh sát Mông Cổ đã không chấp nhận tuân theo mệnh lệnh này. Trước đó, có tin cho biết các sĩ quan cảnh sát đặc nhiệm từ các vùng khác đã đến đóng quân ở Nội Mông.
Từ ngày 29/8 đến ngày 2/9, Bộ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ ông Triệu Khắc Chí (Zhao Ke Zhi) đã đến Nội Mông kiểm tra và yêu cầu cảnh sát ở Nội Mông “ghi nhớ đảng tính của công an”, “Bất cứ lúc nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải kiên quyết phải nghe theo đảng, đi theo đảng”… Sau đó, các cuộc đàn áp đã leo thang đáng kể. Từ ngày 2 đến ngày 3/9, cảnh sát đã treo thưởng truy nã hàng trăm người biểu tình bị. Chính quyền còn phái người đến nhà cư dân Mông Cổ và buộc họ phải ký một cam kết hứa sẽ không phản đối kế hoạch song ngữ, nếu không sẽ bị bắt giữ.
Một cảnh sát Mông Cổ (yêu cầu giấu tên) tiết lộ với Los Angeles Times rằng trong hai tuần qua, toàn bộ lực lượng an ninh của Nội Mông đều phải làm việc thêm giờ. Đồn cảnh sát nơi ông làm việc mỗi ngày đều bắt vài người. Gần đây, có chỉ thị cứ sau 2 đến 3 giờ đồng hồ phải bắt giữ thêm người, thường là những người tham gia biểu tình chống giảng dạy tiếng Trung Quốc hoặc ủng hộ các hành động biểu tình trên Internet.
Người cảnh sát này cũng xác nhận rằng, cảnh sát đã cử người tới nhà người dân Mông Cổ và yêu cầu họ ký vào một lá đơn cam kết không phản đối kế hoạch song ngữ. Nếu ai không hợp tác với yêu cầu của cảnh sát, họ sẽ bị bắt hoặc bị đánh dấu là “đối tượng trọng điểm” trong cơ sở dữ liệu của cảnh sát và sẽ là mục tiêu bị cảnh sát giám sát trong tương lai. Nguồn tin cho biết sự việc “rất đáng sợ”, trong số những người bị bắt có cả người già, phụ nữ mang thai và học sinh cấp hai.
Người cảnh sát Mông Cổ này nói rằng, ông và nhiều cảnh sát Mông Cổ đều có con em đang trong độ tuổi đi học khác đều không nguyện ý tham gia vào hình động trấn áp, họ đều đã từ chối. Ông nói rằng: “Chúng tôi là người Mông Cổ, chúng tôi sẽ không bắt người Mông Cổ”.
Ông cho rằng, việc cảnh sát bắt những người đang đấu tranh cho quyền lợi tiếng mẹ đẻ của họ là “không có cơ sở pháp lý”. Tuy nhiên, từ những bài học kinh nghiệm của Tây Tạng và Tân Cương, có thể dự đoán rằng ĐCSTQ sẽ không nương tay trước việc Nội Mông phản đối việc dạy tiếng Trung, vì vậy ông kêu gọi ngoại hãy giới chú ý tới cuộc biểu tình phản kháng của người dân Mông Cổ hiện nay.
Các nhà chức trách ĐCSTQ định tính các cuộc biểu tình quy mô lớn này là ‘do thế lực nước ngoài kích động’. Theo tin RFA nhận được từ người dân du mục ở Mông Cổ, gần đây trên đường phố xuất hiện nhiều xe bọc thép vận chuyển binh lính, đặc cảnh ở bên ngoài cũng tới đóng tại Nội Mông.
Trong một cuộc phỏng vấn với Los Angeles Times, bà Ochir Bao, một cư dân ở Nội Mông, cho biết, cháu trai của bà hiện đã phải quay lại Trường Thực nghiệm Dân tộc để học vì đơn vị công tác của cha mẹ cậu bé đe dọa sẽ đuổi việc họ nếu con họ không tới lớp.
Bà Ochir nói rằng mặc dù bà muốn cháu trai đi học, đọc sách, nhưng nó “không thể quên tiếng mẹ đẻ của mình được”. Bà thở dài và nói: “Chúng ta đang sống ở thế kỷ nào vậy? Họ đang cướp đoạt quyền lợi của chúng tôi”.
Minh Thanh
Theo SOH

Bộ trưởng Công an Trung Quốc mật lệnh

 trấn áp mạnh biểu tình ở Nội Mông

Bình luậnĐông Phương
Mới đây, một cuộc biểu tình quy mô lớn nhằm bảo vệ di sản văn hóa Mông Cổ đã nổ ra ở khu vực Nội Mông, Trung Quốc. Một tạp chí chuyên theo sát các sự kiện nhân quyền và tôn giáo ở Trung Quốc tiết lộ rằng, hơn 300.000 sinh viên ở Nội Mông đã bãi khóa và xuống đường biểu tình, trong khi đó Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Triệu Khắc Chí (Zhao Kezhi) vội vã đến Nội Mông và ra lệnh đàn áp
người dân không thương tiếc. Trong thời gian này, đã có nhiều vụ người biểu tình nhảy lầu tự sát, bao gồm cả sinh viên, phụ huynh và nữ công chức.
Theo Bitter Winter – một tạp chí trực tuyến có trụ sở tại Turin, Ý – hơn 300.000 học sinh ở Nội Mông đã xuống đường bãi khóa trong những ngày qua; phụ huynh của học sinh Nội Mông Cổ từ chối cho con đi học để kháng nghị; tất cả các tầng lớp xã hội bao gồm cả người của truyền thông (Đài phát thanh và truyền hình Nội Mông) cũng đã đồng loạt ký đơn phản đối hoặc đơn thỉnh nguyện, yêu cầu chính quyền Bắc Kinh thu hồi chính sách bắt buộc dạy tiếng Hán, nhưng chính quyền vẫn luôn không chịu nhượng bộ.
Theo bài báo, từ ngày 29/8 đến ngày 2/9, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Triệu Khắc Chí đã đến Nội Mông và Ninh Hạ để tiến hành kiểm tra khẩn cấp với danh nghĩa “điều tra nghiên cứu” và ra lệnh trấn áp các cuộc biểu tình không thương tiếc.
Theo báo cáo từ các kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong chuyến đi tuần tra Nội Mông, ông Triệu đã yêu cầu các cơ quan chính quyền địa phương “đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa ly khai và thực hiện nghiêm túc các biện pháp chống khủng bố”. Ông còn nhấn mạnh “phải nhớ kỹ bản chất chính trị căn bản của công an Đảng [Cộng sản Trung Quốc]”; “trong bất kỳ tình huống nào cũng phải kiên quyết lắng nghe và đi theo Đảng [Cộng sản Trung Quốc]”; v.v.”.
Sau đó, cảnh sát Nội Mông đã công bố danh sách truy nã tội phạm có thưởng ở nhiều thành phố khác nhau, hàng trăm “thủ phạm chính” bị truy nã, những người báo tin sẽ nhận được phần thưởng 1.000 nhân dân tệ.
Bitter Winter cũng trích dẫn thông tin cho biết, hai phụ huynh không cho con đi học đã “tự sát” và tử vong. Một người là nữ giáo viên ở Chính Lam kỳ (Zhenglanqi), và người còn lại là một người đàn ông ở thành phố Thông Liêu (Tongliao), vợ ông này cũng là một giáo viên.
Đài Á Châu Tự Do trước đó đã đưa tin rằng, sau khi bùng nổ các cuộc biểu tình ở Nội Mông, một học sinh của trường trung học Xá Bá Thổ (Shebotu) của tộc người Mông Cổ ở thành phố Thông Liêu sau khi được biết mẹ của mình bị cảnh sát vũ trang đánh đập, đã nhảy xuống từ tầng 4 của trường học và tử vong. Mẹ của em cũng bị cảnh sát bắt giữ.
Vụ tự tử mới nhất được báo cáo là trường hợp một nữ công chức 33 tuổi người Mông Cổ nhảy từ một tòa nhà trong văn phòng chính phủ của minh A Lạp Thiện (Alxa) ở Nội Mông.
Theo Đài Á Châu Tự Do, bà Tô Nhật Na (Su Rina – tên phiên âm) đã nhảy lầu và chết vào sáng sớm ngày 4/9. Chồng của bà đã truyền thông tin về cái chết của vợ mình ra bên ngoài. Cảnh sát sau đó cho rằng người chết có tiền sử bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, bức thư tuyệt mệnh lan truyền trên Internet cho thấy cái chết của Tô Nhật Na có liên quan đến việc người Nội Mông Cổ bảo vệ ngôn ngữ Mông Cổ gần đây.
Một người Mông Cổ sống ở Hoa Kỳ tên là Nomin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do rằng, sau nhiều lần xác minh, ông được biết tên của người đã khuất là Tô Nhật Na, người trước đây từng làm việc trong Đảng ủy (minh Alxa); chồng của bà tên là Altanbagan, là một công chức của đảng ủy minh Alxa của ĐCSTQ.
Trên cộng đồng trực tuyến, một cư dân mạng Mông Cổ cho biết ông Altanbagan, chồng của bà Tô Nhật Na, nói rằng vợ ông không đồng ý với mô hình cải cách dạy học song ngữ lần thứ 2 và cấp trên đã gây áp lực khiến bà vô cùng đau buồn và phẫn nộ. Vì cố gắng bảo vệ ngôn ngữ và văn hóa dân tộc nên bà đã hy sinh sinh mệnh quý giá này.
Ông Nomin đã đọc bức thư tuyệt mệnh viết bằng tiếng Mông Cổ của bà Tô Nhật Na trên Internet và đã dịch sang tiếng Quan Thoại cho khán giả: “Di chúc cuối cùng của cô ấy được viết như thế này: minh Alxa của chúng tôi có dân số ít và không thể đoàn kết lại. Đơn thỉnh nguyện mà chúng tôi đã viết, còn chưa được gửi đến chính quyền cấp kỳ đã bị dập xuống rồi. Họ đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để gây áp lực. Những nhân viên dùng ngôn ngữ Mông Cổ chúng tôi bị áp lực lớn hơn. Dù chúng tôi có ngốc, thì chúng tôi cũng không yếu nhược, không cần phải mắng chửi chúng tôi nữa. Chúng tôi dùng sinh mệnh để chứng minh rằng chúng tôi đã từng nỗ lực”.
Vào ngày bà Tô Nhật Na qua đời, chồng của bà nhận được cảnh báo từ cảnh sát, yêu cầu ông phải gỡ bỏ văn bản và hình ảnh đăng trên Internet về cái chết của vợ mình. Chồng của bà Tô Nhật Na chất vấn cảnh sát, rằng những gì ông đăng đều là sự thật, tại sao lại phải gỡ xuống? Lẽ nào bản thân không được nói sao?
Ông Nomin cho biết, trước vụ việc bà Tô Nhật Na tự tử vì kháng nghị không thành, cũng có 2 vụ tự sát vì lý do trên, là một giáo viên ở Chính Lam kỳ thuộc minh Tích Lâm Quách Lặc (Xilin Gol) và một người chăn gia súc người Mông Cổ ở kỳ Ông Ngưu Đặc (Ongniud), nhưng hiện chưa rõ tên tuổi của họ.
Theo truyền thông Hoa Kỳ dẫn lời cảnh sát Nội Mông địa phương, cảnh sát đã đến từng nhà và yêu cầu người Mông Cổ ký tên để đảm bảo rằng họ sẽ không kháng cự lại, nếu không sẽ bị bắt ngay tại chỗ.
Theo tìm hiểu, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc biểu tình ở Nội Mông là chính sách mới được Bộ Giáo dục Nội Mông ban hành vào ngày 26/8, yêu cầu từ ngày 1/9 trở đi, lớp 1 của tất cả các trường dân tộc ở khu vực Nội Mông sẽ bắt đầu được chuyển sang dạy bằng tiếng Trung trong các môn chính trị và lịch sử; ngôn ngữ Mông Cổ sẽ được thay đổi thành môn học tiếng Mông Cổ. Trước kia 1 tuần có 5 tiết ngôn ngữ Mông Cổ thì nay giảm xuống còn 3 tiết; mỗi tuần sẽ phải học 5 tiết môn tiếng Hán.
Ngoài ra, có tin tức trên Twitter rằng, sau khi người dân Mông Cổ ở Nội Mông biểu tình phản đối hành vi diệt chủng văn hóa của ĐCSTQ, Đại học Nội Mông đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp về những cuộc biểu tình này. Nội dung bản ghi âm được đăng tải trên Twitter cho thấy, ĐCSTQ định nghĩa các cuộc biểu tình ở Nội Mông là “hành động chống chính phủ do lực lượng ly khai chống Trung Quốc ở nước ngoài gây ra” và yêu cầu bắt giữ “những người hợp tác với lực lượng nước ngoài”, v.v.
Đông Phương
Theo NTDTV

Châu chấu, động vật gặm nhấm, lũ lụt cùng lúc

hủy hoại mùa màng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

Bình luậnNguyễn Minh
“Những đàn châu chấu gai vàng đã bay qua biên giới vào cuối tháng Sáu, sau đó tiến về phía bắc… Tính đến ngày 17/8, tổng cộng 11 huyện trên địa bàn tỉnh đã bị những đàn châu chấu tấn công, gây thiệt hại trên diện tích là 106km2”, theo một bản tin của South China Morning Post vào ngày 30/8.
Chỉ trong năm nay, miền Nam Trung Quốc đã hứng chịu những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Nông dân ở tỉnh Vân Nam cho biết, ngoài lũ lụt, nạn châu chấu cùng động vật gặm nhấm đang tấn công và gây thiệt hại cho tất cả các loại cây trồng trong tỉnh.
Theo một bản tin của South China Morning Post vào ngày 30/8, “những đàn châu chấu gai vàng đã bay qua biên giới vào cuối tháng Sáu, sau đó tiến về phía bắc… Tính đến ngày 17/8, tổng cộng 11 huyện trên địa bàn tỉnh đã bị những đàn châu chấu tấn công, gây thiệt hại trên diện tích là 106km2”.
Theo bản tin ngày 10/7 của Tân Hoa Xã thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các chuyên gia Trung Quốc tuyên bố rằng nạn châu chấu ở khu vực phía nam của Trung Quốc vẫn “trong tầm kiểm soát”.
Thành phố Phổ Nhĩ (Pu’er) ở miền nam tỉnh Vân Nam báo cáo, đã có hơn 73km2 diện tích đất canh tác bị các đàn châu chấu tấn công vào tối ngày 09/7.
Cô Ni sinh sống tại thị trấn Tongguan, huyện Mojiang ở Phổ Nhĩ. Ngày 30/8, cô cho biết, một đàn châu chấu lớn đã bay đến địa phương vào ngày 29/7 và rời đi sau khoảng 2 hoặc 3 ngày. Cô nói: “Một đàn châu chấu bay ngang qua (đây), đậu trên ngọn tre. Có hơn 3.000 con châu chấu trên một cụm tre (khoảng 20 cây tre), chúng trông giống như một cái tổ kén. Sau đó, chúng đã bị quét sạch bằng thuốc trừ sâu để ngăn chúng đẻ trứng ở đó”.
Cô Ni cho biết, loài châu chấu này chủ yếu phá hoại cây tre và cây ngô. Do địa phương này cách xa biên giới Lào – nơi châu chấu bắt đầu di cư – nên ngô chưa bị ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, cô vẫn lo lắng về cánh đồng ngô. Cô giải thích rằng trong các trường hợp nhẹ, lá ngô sẽ bị ăn hết, và trong trường hợp nghiêm trọng nhất, thì bắp ngô cũng sẽ bị ăn. Cô Ni nói rằng tình hình ở huyện Jiangcheng ở Phổ Nhĩ nghiêm trọng hơn do gần với Lào.
Một nhân viên của một công ty chuyển phát nhanh ở huyện Jiangcheng cho biết, một số loại cây trồng địa phương đã bị phá hoại hoàn toàn do châu chấu xâm nhập. “Đàn châu chấu tấn công các ruộng lúa, gặm nát tai lúa. Chúng trông giống châu chấu, nhưng kích cỡ lớn hơn châu chấu khoảng 5 đến 6 lần. Chúng có thân và cánh màu xám. Chúng bao phủ toàn bộ khu vực và rất nhiều ngũ cốc đã bị ăn sạch”.
Cổng thông tin Trung Quốc Sohu đưa tin rằng, sông Niuluo và các khu vực khác ở huyện Jiangcheng có một số lượng lớn châu chấu vào giữa tháng Bảy. Sau 4 giờ chiều, từng đàn châu chấu di cư từ Lào đến phủ kín bầu trời, tạo ra tiếng ồn như tiếng gầm rú của động cơ.
Ngô bị phá hủy bởi châu chấu, động vật gặm nhấm và lũ lụt
Vào ngày 27/8, Cục Quản lý Lâm nghiệp và Thảo nguyên tỉnh Vân Nam đã đăng một thông báo trên Weibo. Theo đó, từ cuối tháng Sáu, châu chấu tre gai vàng đã xâm nhập vào tỉnh cho đến ngày 26/8; nhưng tình hình vẫn đang được kiểm soát vì các cơ quan chức năng đã có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Tính đến ngày 28/8, không phát hiện thêm châu chấu ở huyện Jiangcheng, khu bảo tồn thiên nhiên sông Niuluo, và biên giới của thị trấn Qushui trong lần lượt 20, 36 và 34 ngày liên tục. Các khu vực ở tỉnh Vân Nam bị châu chấu tre gai vàng xâm nhập đã được “dọn sạch”.
Tuy nhiên, một người dân đã thông tin cho The Epoch Times một tình cảnh hoàn toàn khác.
Ngày 30/8, cô Wang đến từ thị trấn Kangping thuộc huyện Jiangcheng cho biết, châu chấu đã xâm nhập vào quê hương của cô vào tháng trước. “Đã 20 ngày trôi qua. Chúng bay đến theo từng đàn. Chúng bay theo đàn như những con chim nhỏ đến cổng làng. Phải mất vài phút châu chấu mới bay qua và cả đàn [lớn đến mức] đã chặn cả ánh sáng mặt trời trên bầu trời”.
Cô Wang cho biết, mặc dù chính quyền địa phương đã huy động một số lượng lớn nhân viên và chuyên gia nông nghiệp để diệt trừ châu chấu, nhưng tình hình rất khó kiểm soát do không phải lúc nào châu chấu cũng bay theo đàn như chúng thường làm. “Bây giờ châu chấu đang bay rải rác và khó phát hiện ra chúng — một số con ở chỗ này, một số con ở chỗ kia, chúng bay rất nhanh như một con chim”.
Cô Wang nói rằng thảm họa do châu chấu gây ra rất nghiêm trọng. “Chúng ăn mọi thứ, ngô và lá tre. Chúng đặc biệt thích ăn lá tre. Ngọn tre và lá đều bị ăn hết, đi đâu cũng ăn hết sạch. Tre, lá non mới đâm chồi đều bị ăn hết. Trường hợp nghiêm trọng thì ăn cả thân cây, ăn hết ngô. Điều này gây ra tác hại nghiêm trọng”.
Cô Wang trồng chè, ngô và các loại hạt. Ngoài nạn châu chấu năm nay, loài gặm nhấm cũng phá hại nặng nề ruộng ngô của cô. Cô cho biết: “Cũng có rất nhiều loài gặm nhấm. Chúng ăn tất cả mọi thứ. Thiệt hại rất nghiêm trọng, ngô bị rụng hết tai và bị ăn sạch”.
“Các loại hạt chúng tôi trồng đều đã biến mất. Chúng tôi chỉ trồng khoảng 2 mẫu ngô. Nếu có khoảng 590kg ngô sau khi thu hoạch, chúng tôi chỉ ăn một nửa số đó. Nếu tính theo tiền mặt, chúng tôi có khả năng mất vài nghìn nhân dân tệ, khoảng 5 hoặc 6 nghìn nhân dân tệ (từ 15 đến 20 triệu VNĐ)”.
Cô Wang cũng đề cập đến thiệt hại do voi rừng thường xuyên xuất hiện trong khu vực. “Đàn voi rừng tìm thức ăn ở các nương ngô, hết vá này đến rẫy khác. Chúng ăn khá nhiều, chúng đi thành đàn, hết đàn này đến đàn khác. [Khu vực nơi] voi [rừng xuất hiện] năm nay [người dân] không thu hoạch được gì”.
Cô Wang thở dài và nói: “Năm nay mùa màng bị thiệt hại quá nhiều – [vì] lũ lụt, châu chấu và chuột bọ”.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Malaysia sẽ không cho dẫn độ

người Duy Ngô Nhĩ sang Trung Quốc

Thụy My
Malaysia sẽ không chấp nhận đề nghị cho dẫn độ sang Trung Quốc những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ, và sẽ cho phép họ ra đi an toàn sang một nước thứ ba nếu những người này cảm thấy bị đe dọa. Một bộ trưởng Malaysia hôm nay 05/09/2020 tuyên bố như trên.
Các nước Đông Nam Á là nơi trung chuyển lý tưởng để sang Thổ Nhĩ Kỳ đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi phải chạy trốn sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc.
Ông Mohd Redzuan Md Yusof, bộ trưởng đặc nhiệm thuộc văn phòng thủ tướng, viết rằng Malaysia tôn trọng việc nội bộ của nước khác. Tuy nhiên nếu có những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ chạy sang Malaysia để tìm kiếm sự bảo vệ, thì Malayssia « sẽ không cho dẫn độ dù Trung Quốc có yêu cầu ».
Những người này cũng được phép đi sang một nước thứ ba « nếu cảm thấy lo ngại cho an ninh hay có nguy cơ bị đàn áp, nếu không được bảo vệ và có được công lý nơi quê nhà ».
Đại sứ quán Trung Quốc tại Malaysia chưa trả lời các câu hỏi liên quan của Reuters.
Đây là lần đầu tiên Malaysia khẳng định bằng văn bản quan điểm không cho dẫn độ người tị nạn Duy Ngô Nhĩ. Hồi tháng 10/2018, Kuala Lumpur đã thả 11 người Duy Ngô Nhĩ sang Thổ Nhĩ Kỳ dù Bắc Kinh đòi trao trả. Trung Quốc kịch liệt phản đối, thủ tướng Malaysia lúc đó là Mahathir Mohamad nói rằng những người này « chẳng làm hại gì » cho Malaysia. Sau đó ông cùng nhìn nhận Malaysia quá nhỏ để đối đầu với Trung Quốc về vấn đề Duy Ngô Nhĩ.
Liên Hiệp Quốc cho biết có ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người thiểu số khác theo đạo Hồi đang bị giam giữ trong các trại cải tạo, mà Trung Quốc gọi là « trường huấn nghệ ».

Ấn Độ và Trung Quốc

thỏa thuận làm giảm căng thẳng ở biên giới

Thụy My
3 phút
Reuters hôm nay 05/09/2020 dẫn lời bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ cho biết đôi bên đã thỏa thuận với nhau về việc làm giảm bớt căng thẳng ở khu vực biên giới, không bên nào làm phức tạp thêm tình hình. Tuyên bố trên đây được đưa ra sau cuộc gặp gỡ với đồng nhiệm Trung Quốc tại Matxcơva hôm qua.
Đây là cuộc tiếp xúc cấp cao nhất giữa đôi bên từ khi xảy ra một cuộc đụng độ hồi tháng Sáu ở vùng biên giới Ladakh, làm 20 lính Ấn Độ tử thương.
Bộ trưởng Quốc Phòng Ấn, ông Rajnath Singh gặp đồng nhiệm Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) hai tiếng đồng hồ, bên lề cuộc họp bộ trưởng quốc phòng các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nga, Kazakhstan, Kyrghyzstan, Tajikistan, Uzbekistan).
Theo AP, ông Singh tuyên bố trong cuộc họp : « Hòa bình và an ninh khu vực cần có được không khí tin cậy, không gây hấn, tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những bất đồng và tôn trọng luật lệ quốc tế ».
Về phần ông Ngụy Phượng Hòa trên trang web cho biết đã nói với ông Singh các bên cần « làm dịu tình hình », « duy trì hòa bình và ổn định », tuy nhiên trách nhiệm về tình trạng căng thẳng « hoàn toàn thuộc về phía Ấn Độ », « Trung Quốc không thể để mất một tấc đất nào ».
Vùng biên giới tranh chấp giữa hai nước đông dân nhất thế giới dài 3.500 km chạy dài từ vùng Ladakh ở phía bắc đến bang Sikkim của Ấn Độ. Sự kiện lính Trung Quốc dùng chùy đinh và gậy gộc tấn công dã man làm 20 lính Ấn Độ thiệt mạng đã làm dấy lên phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc. Cả Ấn Độ và Trung Quốc sau đó đã tăng cường lực lượng dọc theo biên giới.
Vụ đụng độ mới nhất xảy ra tại vùng núi hiểm trở ở độ cao 4.300 m, mỗi bên đều tố cáo bên kia khiêu khích. Tổng tư lệnh quân đội Ấn, tướng M.M.Naravane hôm 03 và 04/09 đến tận nơi khích lệ binh sĩ đã đẩy lùi được các cuộc tấn công của quân Trung Quốc cuối tuần rồi, còn Bắc Kinh cho rằng phía Ấn đã vượt qua đường biên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua cho biết Hoa Kỳ rất vui nếu giúp giải quyết được xung đột biên giới Ấn-Trung, mà theo ông, tình hình đang « rất tệ hại ».

Trung Quốc, Ấn Độ điều xe tăng, máy bay

 tới Nam Pangong giữa căng thẳng biên giới

Tranh chấp biên giới Ấn-Trung lại nổi sóng giữa lúc hai nước điều xe tăng tới biên giới trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục cao, Taiwan News trích dẫn các bản tin cho biết hôm thứ Sáu 4/9.
NDTV xác nhận tin này, nói rằng phía Trung Quốc đã tăng cường lực lượng ở khu vực miền Nam Pangong thuộc tỉnh Đông Ladakh với nhiều đơn vị xe tăng và pháo binh sau khi quân đội Ấn Độ chiếm quyền kiểm soát nhiều khu vực miền cao trong khu vực hôm 30/8.
Xét tầm bắn của các khẩu súng Trung Quốc, pháo binh Trung Quốc có thể đặt ở các vị trí chiến lược, hơn 20 km tính từ Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).
NDTV trích dẫn nguồn tin cho thấy sự hiện diện của thêm nhiều lực lượng xe tăng phụ trội đã được phát hiện không xa các vị trí của Trung Quốc ở Moldo ở Nam Pangong.
Những sự di chuyển của các vũ khí hạng nặng Trung Quốc được quan sát từ những vị trí trên cao của quân đội Ấn Độ vốn “vẫn nắm quyền kiểm soát các khu vực miền cao từ Thakung tới Mukpari”, bao gồm Đèo Spanggure Gap chiến lược dài tới hơn 2 km với độ rộng đủ để xe tăng hoạt động.
Quân đội Ấn Độ cũng tăng cường các lực lượng thiết giáp trong khu vực, và triển khai thêm lực lượng để củng cố các khu vực miền cao mà Ấn Độ đang kiểm soát dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế đang tranh chấp.
NDTV tường trình rằng dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế, các hoạt động không quân cũng nhộn nhịp hơn giữa lúc Không lực Trung Quốc triển khai thêm máy bay chiến đấu từ cả hai căn cứ không quân Ngari-Gunsa và Hotan ở Tây Tạng.
“Tình hình ‘hơi căng thẳng hơn’, Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, Tướng Manoj Mukund Naravane nói sáng 4/9, ông cho biết phía Ấn Độ đã “thực hiện một số vụ triển khai như biện pháp thận trọng để tăng cường sự an toàn và an ninh của chúng tôi” dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế.
Không quân Ấn Độ, cũng được triển khai quy mô tại nhiều căn cứ không quân trên khắp miền Bắc Ấn Độ, sẽ đáp ứng trước hoạt động không quân Trung Quốc bằng cách thực hiện các phi vụ dọc theo . Thống tướng Không quân Ấn Độ RKS Bhadauria đã tới thăm các căn cứ không quân trong khu vực đông-bắc Ấn Độ ngày hôm trước.
Tuy vậy, theo Taiwan News dẫn nguồn tin UDN, thuật lại phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar nói rằng ông vẫn tin rằng giải pháp cho cuộc đối đầu ở biên giới sẽ là giải pháp thuần ngoại giao, vì tầm quan trọng toàn cầu của vấn đề.
Chủ đề tìm giải pháp hòa bình có phần chắc sẽ được lặp lại tại phiên họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở thủ đô Moscow của Nga, nơi các Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ và Trung Quốc sẽ gặp gỡ vào chiều tối thứ Sáu.

Chiến dịch cấm ứng dụng TQ của Ấn Độ

 là cơ hội cho các tập đoàn công nghệ Mỹ

Hôm thứ Tư 2/9, Ấn Độ tuyên bố cấm 118 ứng dụng Trung Quốc kể cả games của Tencent và NetEase cũng như các dịch vụ của Baidu và Ant Group có liên hệ tới gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, Alibaba.
Reuters trích dẫn Bộ Công nghệ Ấn Độ nêu lý do cho rằng những ứng dụng này là một mối đe dọa đối với an ninh và chủ quyền của Ấn Độ.
Trong một tuyên bố hôm 3/9, tập đoàn Tencent nói các ứng dụng của họ tuân thủ các luật bảo vệ dữ liệu của Ấn Độ, và rằng tập đoàn này sẽ làm việc với các chính quyền địa phương để làm sáng tỏ các chính sách của họ.
Lệnh cấm là động thái mới nhất của Ấn Độ chống các công ty Trung Quốc tại Ấn Độ giữa cuộc đối đầu ở biên giới, nhưng gây khó khăn đặc biệt đối với giới trẻ Ấn Độ vốn vẫn dùng games như một cách để duy trì liên lạc với bạn bè trong khi các trường học đóng cửa vì virus Covid-19, theo Reuters.
Lệnh cấm cũng là một đòn giáng xuống tập đoàn Tencent khi Game PUBG Mobile do công ty này phát triển, rất phổ biến ở Ấn Độ, bị cấm. WeChat cũng bị cấm ở New Dehli vào tháng Sáu, tiếp theo sau vụ đụng độ ở biên giới, giết chết 20 binh sĩ Ấn Độ. Thêm một game khác của Tencent, Arena of Valor, giờ cũng bị cấm ở Ấn Độ, gây tổn thất nặng nề.
Các vấn đề địa chính trị, như đối đầu với Ấn Độ tại vùng biên giới, đã dẫn tới chính sách cấm cửa trên toàn Ấn Độ đối với các công ty Trung Quốc, ông Abishur Prakash, một chuyên gia về địa chính trị thuộc Trung tâm Đổi mới Tương lai (CIF), một công ty tư vấn có trụ sở tại Toronto (Canada), nói:
“Các công ty Trung Quốc đang học một bài học đau đớn. Đó là chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đã cướp đi cơ hội kinh doanh của họ”.
Nhưng cùng lúc, chiến dịch cấm công nghệ Trung Quốc mở cơ hội cho các khổng lồ công nghệ Mỹ hoạt động tại Ấn Độ, như Facebook và Apple, giới phân tích nói với đài CNBC.
Theo ông Prakash, cả Ấn Độ và Hoa Kỳ đều có thể tìm ra một giải pháp ‘đôi bên cùng có lợi’ trước tình thế này.
Thủ tướng Modi của Ấn Độ nhắm mục tiêu tự lực, từ quốc phòng tới thương mại điện tử. Các công ty Mỹ thì đang tìm kiếm vùng đất mới cho các sản phẩm công nghệ của họ”, ông Prakash nói.
Nhà phân tích nhận định rằng ít nhất là trong ngắn hạn, Washington và New Dehli có thể “cổ vũ cho một trong các quan hệ quan trọng nhất trong thế kỷ 21. Nhưng về lâu về dài, Ấn Độ và Mỹ có thể lại ở trong vị thế cạnh tranh với nhau, như Mỹ và Trung Quốc ngày nay.”

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.