Tin Việt Nam – 05/09/2020
Saturday, September 5, 2020
5:49:00 PM
//
- Slider
,
- Tin Việt Nam
Phiên tòa Đồng Tâm: “Dọn đường đưa dân lên đoạn đầu đài”?
Tuyên bố “Vụ án Đồng Tâm: Chính quyền từ sai lầm đến tội ác”
Tiến sĩ Mạc Văn Trang, vào tối ngày 4/9 lên tiếng với RFA liên quan tuyên bố mới nhất của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về vụ án Đồng Tâm:
“Quan điểm của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng là những người đã trải qua hai cuộc kháng chiến cùng những thăng trầm của lịch sử và đã thấu hiểu được nỗi khổ của nhân dân, cũng như những oan ức trong vụ án Đồng Tâm. Và, hiện nay sắp xét xử về vụ án Đồng Tâm. Đem 29 người dân Đồng Tâm ra xử tội, với 25 người bị xử tội ‘giết người’ và 4 người tội ‘chống người thi hành công vụ’. Nghe được tin đó thì anh, chị, em trong Câu lạc Bộ Lê Hiếu Đằng rất bàng hoàng và kinh khủng quá. Thế thì, chúng tôi đã thảo luận nội dung được trình bày trong bài viết về quan điểm của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về vụ án Đồng Tâm.”
Bản tuyên bố “Quan điểm của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về vụ án Đồng Tâm: Chính quyền từ sai lầm đến tội ác”, được công bố vào ngày 3/9, trong bối cảnh Việt Nam kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nội dung của bản tuyên bố này trình bày 10 sai lầm và tội ác của chính quyền trong vụ án Đồng Tâm, bao gồm sai lầm về chính sách ruộng đất và quản lý đất đai; sai lầm về việc cố tình chiếm 59 héc-ta đất đồng Sênh của dân Đồng Tâm; tội ác lừa ông Lê Đình Kình ra cánh đồng, đánh gãy chân và bắt đi; sai lầm: ông Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký cam kết rồi lật lọng; sai lầm về công tác dân vận và thực thi pháp luật; tội ác rạng sáng ngày 9/1/2020; sai lầm bịa đặt các kịch bản; tội ác ép cung nhận tội trên tivi; tội ác ngăn cản sự cứu giúp nạn nhân và trợ giúp pháp lý; tội ác truy tố các nghi can một cách áp đặt.
Truyền thông Nhà nước dẫn dắt dư luận vụ án Đồng Tâm?
Bây giờ họ đang dẫn dắt dư luận rằng đây là một vụ giết người, giết chết 3 công an và đây là một nhóm khủng bố. Nhưng người dân không tin. Bởi vì rằng một bằng chứng rõ ràng là khi lực lượng chức năng tập kích vào làng lúc người dân đang ngủ giữa đêm thì đã sai luật rồi. Thêm nữa, lại giết chết một cụ già hơn 80 tuổi, bị què một chân và bắn chết, phanh thây như thế thì người dân đã phẫn nộ vô cùng. Chính quyền không thể biện minh rằng đã làm theo pháp luật được. Nhưng đương nhiên, họ dẫn dắt như thế thì sẽ bất lợi cho 29 người dân Đồng Tâm đã bị bắt khi ra tòa xét xử. Tại vì luật trong tay họ và họ ngồi xổm lên pháp luật. Họ đã quyết xử những người dân Đồng Tâm có tội thì với chế độ này, chắc chắn những người dân Đồng Tâm sẽ có tội, sẽ bị đi tù và thậm chí bị tử hình
-Nhà báo Sương Quỳnh
Đài RFA ghi nhận truyền thông Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin thông báo của tòa án về phiên tòa sơ thẩm đối với vụ án Đồng Tâm. Nội dung các bản tin tập trung chủ yếu vào những thông tin cáo buộc 29 người dân Đồng Tâm là tội phạm lên kế hoạch giết người kỹ càng, bài bản và có chủ đích. Chẳng hạn, trong tản tin của VTC News, đăng tải hôm 3/9 ghi rõ “với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, những kẻ ở Đồng Tâm dùng dao phóng lợn tấn công khiến 3 chiến sĩ ngã xuống hố sâu, sau đó chúng nhẫn tâm đổ xăng xuống và châm lửa đốt”.
Nhà báo tự do Sương Quỳnh đưa ra nhận định với RFA rằng cách thức truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin về vụ án Đồng Tâm và phiên tòa sắp diễn ra trong vài ngày tới là một sự dẫn dắt dư luận một cách trắng trợn. Tuy nhiên dân chúng tại Việt Nam, những ai quan tâm vụ án Đồng Tâm không tin vào sự định hướng dư luận đó.
“Bây giờ họ đang dẫn dắt dư luận rằng đây là một vụ giết người, giết chết 3 công an và đây là một nhóm khủng bố. Nhưng người dân không tin. Bởi vì rằng một bằng chứng rõ ràng là khi lực lượng chức năng tập kích vào làng lúc người dân đang ngủ giữa đêm thì đã sai luật rồi. Thêm nữa, lại giết chết một
cụ già hơn 80 tuổi, bị què một chân và bắn chết, phanh thây như thế thì người dân đã phẫn nộ vô cùng. Chính quyền không thể biện minh rằng đã làm theo pháp luật được. Nhưng đương nhiên, họ dẫn dắt như thế thì sẽ bất lợi cho 29 người dân Đồng Tâm đã bị bắt khi ra tòa xét xử. Tại vì luật trong tay họ và họ ngồi xổm lên pháp luật. Họ đã quyết xử những người dân Đồng Tâm có tội thì với chế độ này, chắc chắn những người dân Đồng Tâm sẽ có tội, sẽ bị đi tù và thậm chí bị tử hình.”
Nhà báo Sương Quỳnh nhấn mạnh rằng dù cho các bản án nặng nề nhất mà tòa án Việt Nam cố tình áp đặt tuyên cho 29 người dân Đồng Tâm thì Chính quyền Việt Nam cũng sẽ bị bất lợi trước công luận thế giới.
“Chắc chắn là bất lợi, tức là quốc tế thì người ta có tòa án độc lập và họ sẽ nhìn nhận đâu là vấn đề về pháp lý đúng hay sai. Nhưng về luật quốc tế là đã sai rồi. Về luật của Việt Nam thì chính quyền cũng sai. Thế thì phiên tòa này chỉ làm cho người dân càng căm phẫn hơn vì nhìn thấy rõ hơn bộ mặt sự thật của nhà cầm quyền này. Và, chắc chắn thế giới không thể nào ủng hộ phiên tòa này. Bởi đó là hành vi giết người, chứ không còn đàn áp nữa rồi.”
Bản án nào dành cho người dân Đồng Tâm?
Tuyên bố mới nhất của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng ngoài 10 kết luận về sai lầm và tội ác của chính quyền trong vụ án Đồng Tâm, còn có thêm 4 kiến nghị. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng kêu gọi chính quyền cần phải nhìn căn nguyên sâu xa và diễn biến của vụ án Đồng Tâm để thấy chính quyền đã mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác, và lấy tội ác để khoả lấp đi những sai lầm mà tội ác sau càng khủng khiếp hơn để trùm lấp, xoá đi đi tội ác trước. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng kiến nghị “các nhà lãnh đạo lắng nghe, suy ngẫm, xử lý vụ án này sao cho hợp đạo lý dân tộc, hợp lòng người”.
Một thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và cũng là người góp phần soạn thảo bản Tuyên bố “Quan điểm của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về vụ án Đồng Tâm: Chính quyền từ sai lầm đến tội ác”, tiến sĩ Mạc Văn Trang chia sẻ với RFA rằng bản thân ông mong muốn chính quyền sẽ sáng suốt, hiểu lòng dân và đứng về phía nhân dân để trừng trị các nhóm lợi ích, là những kẻ đã gây ra tội ác để lấy lại niềm tin của nhân dân đối với chính quyền trong vấn đề đất đai ở Việt Nam, mà điển hình là qua vụ án Đồng Tâm.
Với cái nhìn nhân bản của một nhà giáo dục, tiến sĩ Mạc Văn Trang bày tỏ niềm hy vọng đối với phiên tòa xét xử 29 người dân Đồng Tâm trong vài ngày nữa sẽ được công tâm và đúng pháp luật. Thế nhưng, với kết quả phiên tòa giám đốc thẩm trong vụ án tử tù Hồ Duy Hải, giáo sư Mạc Văn Trang cũng có phần quan ngại tương tự quan điểm của nhà báo Sương Quỳnh. Và, theo ông, trong trường hợp Chính quyền và Tòa án Việt Nam vẫn cương quyết trừng trị vụ án Đồng Tâm theo chủ ý của họ, thì:
“Nếu như họ cứ tiếp tục thắng dân bằng mọi giá và áp đặt tội ác của họ lên dân thì từ sai lầm này đến sai lầm khác, từ tội ác này đến tội ác khác ngày càng chồng chất lên thì lòng hận thù của nhân dân đối với chính quyền sẽ càng nung nấu và tội ác tày trời đó sẽ đi vào lịch sử mãi mãi.”
Tôi đã theo dõi từ đầu vụ Đồng Tâm và tôi đã thấy thái độ trái pháp, lừa đào, bất nhân, đầy bạo lực từ phía Công an Hà Nội và nhà cầm quyền Việt Nam. Đến cấp cao nhất của chính phủ và Đảng, họ nhất quyết chém đầu của các gia đình dám chống lại cái chính sách cướp đất mà nó là tai họa của đất nước…Trong vụ này công an vừa là lực lượng tấn công, cũng là kẻ giết cụ, cũng là tổ chức điều tra, cũng là kẻ làm chứng trước tòa. Cho nên, ván đã đóng thuyền rồi! Xin đừng mơ phiên tòa xét xử sắp tới không thể công tâm một chút nào cả. Nó sẽ hợp pháp hóa những tội ác đã có từ phía công an cùng những kẻ chủ mưu trong bóng tối và nó sẽ bôi nhọ thêm các nạn nhân vô tội mà thôi. Một phiên tòa như một kịch hề bi hài
-Ông Menras André
Ông Menras André, nhà làm phim tài liệu “Việt Nam: Tiếng gào thét từ bên trong” đón nhận thông tin về phiên tòa xét xử vụ án Đồng Tâm trùng với những thông báo bộ phim có ghi lại hình ảnh cụ Lê Đình Kình cùng người dân Đồng Tâm được tiếp tục chọn trình chiếu ở mốt số liên hoan phim quốc tế.
Trong tâm trạng niềm vui phim tư liệu sắp công chiếu xen lẫn nỗi niềm thương cảm 29 nạn nhân Đồng Tâm, ông Menras André vào ngày 4/9 chia sẻ với RFA rằng “đừng mơ tưởng đến một phiên tòa công tâm” cho họ.
“Tôi đã theo dõi từ đầu vụ Đồng Tâm và tôi đã thấy thái độ trái pháp, lừa đào, bất nhân, đầy bạo lực từ phía Công an Hà Nội và nhà cầm quyền Việt Nam. Đến cấp cao nhất của chính phủ và Đảng, họ nhất quyết chém đầu của các gia đình dám chống lại cái chính sách cướp đất mà nó là tai họa của đất nước. Như cụ Lê Đình Kình đã nói trong cuộc phỏng vấn của tôi: «… mưu đồ ( của họ) là giết người cướp đất. » Rất tiếc mà thực tế đã xác nhận các lời nói đầy tỉnh táo của cụ. Hơn nữa , trong vụ này công an vừa là lực lượng tấn công, cũng là kẻ giết cụ, cũng là tổ chức điều tra, cũng là kẻ làm chứng trước tòa. Cho nên, ván đã đóng thuyền rồi! Xin đừng mơ phiên tòa xét xử sắp tới không thể công tâm một chút nào cả. Nó sẽ hợp pháp hóa những tội ác đã có từ phía công an cùng những kẻ chủ mưu trong bóng tối và nó sẽ bôi nhọ thêm các nạn nhân vô tội mà thôi. Một phiên tòa như một kịch hề bi hài.”
Trong cùng ngày 4/9, mười một tổ chức chính trị, xã hội dân sự trong và ngoài nước công bố một thư chung gửi Liên Hiệp Quốc về việc xét xử các dân làng Đồng Tâm, dự kiến diễn ra vào ngày 7 tháng 9 tới đây.
Bức thư chung kêu gọi bà Đại sứ Elisabeth Tichy- Fisslberger, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cùng Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu Chính quyền Việt Nam thực hiện ba điểm. Thứ nhất, phải xét xử công minh, phiên tòa cần công khai cho thân nhân cũng như các tổ chức phi chính phủ và truyền thông quốc tế tham dự. Thứ hai, phải cho phép các bị cáo được gặp luật sư; chấm dứt hăm dọa các bị cáo để họ có quyền kêu oan theo đúng pháp luật; cũng như không hăm dọa luật sư. Và, thứ ba là đại diện Liên Hiệp Quốc phải được tham dự và tường trình về phiên tòa để giảm thiểu bất công và lạm dụng luật pháp có thể xảy ra.
Blogger Phạm Minh Vũ cũng kêu gọi dân chúng ở Việt Nam hãy hướng về phiên tòa ngày 7/9, xét xử 29 người dân vô tội ở Đồng Tâm vì “hôm nay Đồng Tâm thì ngày mai chắc chắn sẽ là chúng ta, vì khi người dân vẫn chưa có quyền tư hữu thì ai cũng sẽ là nạn nhân của những điều luật bất công ấy”.
Toà đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
tiếp tục theo dõi sát vụ án Đồng Tâm
Tin từ Hà Nội: Theo Đài Á châu Tự do (RFA), Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam vẫn theo dõi sát diễn biến vụ Đồng Tâm và sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc khi nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội đưa vụ án ra xét xử.
Trả lời phỏng vấn RFA, Phát ngôn viên của Toà Đại sứ nói rằng ngoài việc theo dõi mọi diễn biến, cơ quan ngoại giao này còn thúc giục nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bảo đảm mọi hoạt động và tiến trình giải quyết tranh chấp quyền lợi về tài sản phải minh bạch và công bằng, tuân thủ đúng văn bản và tinh thần luật pháp Việt Nam, đồng thời nhất quán với các qui định về nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam và những nghĩa vụ cùng cam kết quốc tế mà Hạ Nội đã ký kết.
Truyền thông nhà nước đưa tin tòa án thành phố Hà Nội sẽ xét xử 29 người dân xã Đồng Tâm với cáo buộc “giết người” và “chống người thi hành công vụ” vào ngày 07/9. Những người này bị bắt trong và sau khi xảy ra vụ tấn công ngày 09/1 của hàng ngàn cảnh sát cơ động vào làng Hoành.
Trong số này có nhiều con và cháu của ông Lê Đình Kình, lãnh đạo tinh thần của người dân trong việc phản đối nhà cầm quyền cướp đất nông nghiệp của dân Đồng Tâm để giao cho doanh nghiệp quân đội. Ông Kình đã bị cảnh sát bắn chết trên giường ngủ còn vợ ông và các con bị bắt và bị đánh đập.
Phía công an nói có 3 công an bị chết vì bị người dân thiêu bằng xăng, tuy nhiên, nhà cầm quyền không công bố thông tin chi tiết và đầy đủ về cái chết của 3 người này làm nhiều người nghi ngờ liệu họ có chết thật không và nếu chết thì vì nguyên nhân gì.
Quốc Tuấn
Phó Công An xã bắn bị thương Nam sinh lớp 12
Quang Minh
Trong lúc xảy ra mâu thuẫn, ông Vũ Anh Đức – Phó Công An xã Hoàng Nam (Nam Định) đã dùng súng bắn bị thương một nam sinh lớp 12.
Báo Thanh Niên đưa tin, vào khoảng 20 giờ tối 4/9, Ngô Thế Phòng (17 tuổi, học sinh lớp 12) cùng bạn tụ tập ở khu vực cầu nối thuộc đội 11 Sa Hạ (xã Hoàng Nam) để ngồi chơi hóng mát.
Thời điểm này, ông Đức đi tuần tra, kiểm soát địa bàn, phát hiện một nhóm thanh niên tụ tập nên đã dừng xe lại hỏi và yêu cầu nhóm thanh niên giải tán.
Tuy nhiên, Phòng tỏ ra bực bôi, không chịu về và đã xảy ra cự cãi với ông Đức. Trong lúc mâu thuẫn, ông Đức rút súng bắn đạn cao su ra nhằm thị uy, yêu cầu nhóm thanh niên giải tán, thì súng bị cướp cò khiến nam sinh Phòng bi đạn găm vào vai.
Sau khi bị trúng đạn, Phòng được Công an H. Nghĩa Hưng đưa đi khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định. Kết quả khám cho thấy, trên vai nam sinh này có vết thương rộng khoảng 2 cm, vết thương ở phần mềm nên không gây thương tích nặng.
Xác nhận sự việc trên với báo Người Lao Động, ông Trần Văn Dương – Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng cho biết, đã nắm bắt được thông tin trên và yêu cầu Công an huyện Nghĩa Hưng phải nhanh chóng làm rõ, thông tin với nhân dân, nếu sai sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Bộ Công an: Đã chứng minh chủ tịch Hà Nội
Nguyễn Đức Chung chiếm đoạt một số tài liệu mật
Mạnh Đức
Theo đại diện Bộ Công an, việc ông Nguyễn Đức Chung bị bắt ngoài liên quan đến vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, chủ tịch TP. Hà Nội còn liên quan đến những vụ án kinh tế gây thất thoát hàng chục tỷ đồng.
Tuổi Trẻ đưa tin, chiều 4/9, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, thiếu tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an cho biết, hiện đã chứng minh ông Nguyễn Đức Chung có chiếm đoạt một số tài liệu mật.
Theo tướng Tô, Bộ Công an đã thông báo ông Nguyễn Đức Chung có liên quan đến 3 vụ án. Đối với vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật, bộ đã chứng minh ông Chung có chiếm đoạt một số tài liệu bí mật và trong số các tài liệu này, “có một số tài liệu liên quan đến vụ Nhật Cường”.
3 giúp việc của ông Chung bị bắt trước đó
3 giúp việc của ông Chung bị bắt trước đó vì hành vi “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.
Đối với vụ Nhật Cường, thiếu tướng Tô Ân Xô cho hay Bộ Công an đã khởi tố 28 bị can về 4 tội danh gồm: buôn lậu; vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; rửa tiền; vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong số 28 bị can, Bùi Quang Huy, tổng giám đốc Nhật Cường, bị khởi tố cả 4 tội danh và hiện đang bỏ trốn, bị truy nã.
Theo ông Xô, Bùi Quang Huy sử dụng tư cách pháp nhân của Nhật Cường để buôn lậu 260.000 sản phẩm điện thoại và các thiết bị với giá trị 3.236 tỷ đồng. Ngoài ra, Huy còn lập sổ sách kế toán che giấu hành vi phạm tội nhằm trốn thuế với số tiền khoảng 30 tỷ.
Qua điều tra, cơ quan điều tra thấy rằng có gói thầu số hóa của Sở KH&ĐT Hà Nội, cơ quan điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây thiệt hại 19,8 tỷ đồng. Việc này có một phần trách nhiệm của ông Nguyễn Đức Chung trên cương vị Chủ tịch Hà Nội – thông tin từ báo Zing.
Đối với vụ Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại TP Hà Nội, ông Xô cho biết quá trình triển khai và thực hiện xử lý ô nhiễm nước hồ bằng chế phẩm
Redoxy 3C, TP Hà Nội đã trực tiếp đàm phán với đối tác ở Đức. Họ đã nghiên cứu và sản xuất hóa chất này riêng cho Hà Nội sau khi nghiên cứu đặc tính sông, hồ Hà Nội.
Hà Nội đã sang đây làm việc, nếu ký trực tiếp với công ty này thì rất bình thường nhưng quá trình mua sản phẩm lại ký qua một đại lý khác, quá trình điều tra xác định việc này gây thất thoát cho Nhà nước khoảng 41 tỷ đồng. Với vai trò là Chủ tịch Hà Nội, ông Chung có một phần trách nhiệm ở đây. Còn trách nhiệm đến mức nào cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ.
Trước đó, vào chiều 28/8, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch TP. Hà Nội, để điều tra hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước.
Ngày 3/9, thường trực HĐND TP. Hà Nội quyết định tạm đình chỉ nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu HĐND TP. Hà Nội khóa 15, nhiệm kỳ 2015 – 2021 với ông Nguyễn Đức Chung để các cơ quan tư pháp thực hiện quy trình tố tụng.
Bộ Công an cho biết ông Nguyễn Đức Chung bị bắt tạm giam 4 tháng về tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.
Chở vợ sắp cưới để biết việc mình làm, chú rể tử nạn, cô dâu tương lai nguy kịch
Cựu giám đốc chi nhánh Ocean Bank Hải Phòng
lãnh án tử hình vì tội tham ô
Nguồn: VTC
Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng ngày 4/9 tuyên án tử hình đối với bà Trần Thị Kim Chi – Cựu giám đốc chi nhánh Ocean Bank Hải Phòng về tội ‘Tham ô tài sản’, chiếm đoạt gần 414 tỉ của ngân hàng.
Báo trong nước loan tin cùng ngày, dẫn kết quả phiên tòa sơ thẩm sau nhiều ngày xét xử.
Ngoài bà Kim Chi, 3 bị cáo khác trong vụ án cũng bị tuyên án cùng tội ‘Tham ô tài sản’. Trong đó, 2 người bị án chung thân gồm Lê Vương Hoàng – nguyên kiểm soát viên và Nguyễn Thị Minh Huệ – nguyên Trưởng phòng Kế toán kho quỹ.
Bị cáo còn lại là Chu Văn Nha – nguyên thủ quỹ Ocean Bank Hải Phòng nhận án 20 năm tù.
Trong cáo trạng đọc tại tòa, 4 bị cáo từ năm 2012 đến tháng 8/2017 đã chiếm đoạt của Oceanbank Hải Phòng số tiền gần 414 tỉ đồng bằng cách nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng nhưng không hạch toán vào hệ thống quản lý của ngân hàng, tất toán khống, lập khống hồ sơ vay cầm cố thẻ tiết kiệm của khách hàng, phát hành 109 thẻ tiết kiệm ngoài hệ thống cho 27 khách hàng.
Ngoài tuyên án đối với 4 bị cáo, Hội đồng xét xử còn buộc OceanBank bồi thường toàn bộ số tiền cho 27 khách cùng số tiền lãi phát sinh theo trách nhiệm dân sự.
Bà Trần Thị Kim Chi Chi phải bồi thường cho OceanBank toàn bộ số tiền đã tham ô 353,5 tỉ và 2,7 triệu USD cùng số tiền lãi phát sinh. Ba người còn lai phải bồi thường tiền lãi phát sinh cho OceanBank.
Cũng tin liên quan, 10 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và 3 lãnh đạo ở các công ty khác vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố do có liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Sài Gòn, Công ty Cổ phần M&C và GPBank khiến GPBank thiệt hại 961 tỷ đồng.
Cụ thể, ông Tạ Bá Long – nguyên Chủ tịch GPBank; Phạm Quyết Thắng – nguyên Tổng Giám đốc GPBank, cùng 8 người khác nguyên là lãnh đạo, cán bộ GPBank bị đề nghị truy tố về hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
Ba người còn lại bị đề nghị truy tố về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” gồm ông Phùng Ngọc Khánh – nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sài Gòn One Tower, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần M&C; Nguyễn Trọng Hiếu, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Sài Gòn; Kim Văn Bộ, nguyên Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Sài Gòn.
Để các hũ tro cốt lẫn lộn, mất tên:
Xúc phạm tâm linh người đã mất!
Diễm Thi, RFA
Xúc phạm tâm linh
Mấy ngày qua, một video clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhiều người dân bức xúc vây quanh vị sư trụ trì đang thanh minh về việc hàng trăm hũ tro cốt bị rớt bảng tên, chất lẫn lộn sau chùa. Vị sư này cho rằng do các hũ cốt đã quá lâu nên khi xịt nước thì bị bong ra. Đó là sơ suất và không phải lỗi của quý thầy trong chùa.
Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam thì vị sư này là Hòa thượng Thích Thiện Chiếu, Trụ trì chùa Kỳ Quang 2, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chiều ngày 3 tháng 9, đại diện UBND phường 17, quận Gò Vấp cùng người dân đã đến chùa Kỳ Quang 2 kiểm đếm số lượng và hiện trạng tro cốt. Theo biên bản làm việc, số lượng tro cốt tại chùa là 883 hũ (302 hũ cốt dưới hầm và 581 hũ cốt đá trắng ở ngoài), trong đó chỉ 108 hũ cốt có gắn hình hoặc bài vị.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nhận định:
“Trong quan niệm của người Việt Nam, tro cốt là phần rất quan trọng đời sống tâm linh. Việc để tro cốt lộn xộn như vậy là việc vô cùng cấm kỵ. Là sai sót không thể tha thứ đối với chùa Kỳ Quang 2. Ở đây người chịu trách nhiệm lớn nhất là ông trụ trì Thích Thiện Chiếu.
Không có cách nào có thể bào chữa hay giải thích cho hành động này, bởi mỗi hũ tro cốt đều gắn tên, không bao giờ có chuyện rơi ra như thế.
Xét về mặt tâm linh thì đây là một sự xúc phạm rất nặng nề và không thể nào có cơ hội để thay đổi, sửa chữa được. Xét về mặt pháp luật thì đây là sự xâm phạm mồ mả, thi thể theo quy định của Bộ luật hình sự.”
Tôi nghĩ có lẽ có bàn tay nào đó xúi giục hoặc làm. Chứ với cái tâm lượng từ bi của một nhà sư tu hành thì không thể có hành vi như vậy được. Họ phá bỏ truyền thống, đạo đức ông bà tổ tiên từ bao đời để lại. – Hòa Thượng Thích Không Tánh
Sau khi sự việc xảy ra và chính quyền xuống làm việc, phía chùa Kỳ Quang 2 cam kết sẽ khắc phục, sắp xếp việc thờ linh cốt trang nghiêm trước 15 tháng 8 âm lịch. Những hũ cốt không có bài vị, hình ảnh, chùa sẽ phối hợp với người thân để giám định ADN.
Theo nhận định của các chuyên gia thì dù công nghệ tách chiết, giám định ADN ngày nay đã rất tiên tiến nhưng giám định các mẫu tro cốt rất khó vì cấu trúc ADN đã bị phá hủy hoàn toàn ở nhiệt độ cao.
Hòa Thượng Thích Không Tánh, từ Sài Gòn, cho biết ông rất bất mãn và bàng hoàng về sự việc này:
“Tôi có đọc được tin đó và tôi cảm thấy rất bàng hoàng, đau buồn rất bất mãn. Sự việc này làm đau lòng tất cả mọi người chứ không riêng gì Phật tử. Tôi không ngờ có việc như vậy với những nhà sư trong một ngôi chùa lớn, tiếng tăm.
Tôi nghĩ có lẽ có bàn tay nào đó xúi giục hoặc làm. Chứ với cái tâm lượng từ bi của một nhà sư tu hành thì không thể có hành vi như vậy được. Làm cho Phật tử bất mãn nặng nề. Họ phá bỏ truyền thống, đạo đức ông bà tổ tiên từ bao đời để lại.”
Hòa Thượng Thích Không Tánh nói thêm rằng, chưa biết sự việc sẽ được xử lý như thế nào, nhưng là người của nhà Phật, ông xin phép được xin lỗi, sám hối trước tất cả quý chư tăng, ni, Phật tử đã để xảy ra việc rất đau lòng này.
Một Phật tử có pháp danh Diệu Hạnh tu tập tại một chùa ở Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh nêu suy nghĩ của mình:
“Theo em nghĩ là có người phá. Một bậc thầy họ tu lâu năm thì họ phải biết nghi thức, lễ nghĩa. Chùa này là chùa tăng chứ không phải chùa ni. Em nghĩ có một vị tăng nào đó họ biết vị trụ trì sử dụng tiền bá tánh không đúng chánh pháp. Ngoài ra có những người muốn phá đạo Phật.
Có những người tu thật sự theo con đường của Như Lai, có những người không tu thật sự, chỉ mượn màu áo cà sa của chùa để lấy tiền cúng dường trong chùa. Chính bản thân chùa em đang tu tập có những vụ thầy như vậy. Em biết nhưng em không dám nói.”
Trục lợi
Việc các ngôi chùa lớn nhỏ được lập ra để kinh doanh, trục lợi bằng việc buôn thần bán thánh không lạ gì với các Phật tử trong nước, điển hình là chùa Bái Đính, Tam Chúc, Phúc Khánh hay Ba Vàng.
Tháng 3 năm 2019, chuyện chùa Ba Vàng tổ chức những buổi lễ oan gia trái chủ, trục vong, gọi hồn với số tiền thu được lên đến trăm triệu gây chú ý trên mạng xã hội cũng như báo chí chính thống.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng đã tổ chức buổi nói chuyện trước hàng trăm Phật tử thừa nhận việc tổ chức lễ oan gia trái chủ ở chùa là có thật. Việc các Phật tử cúng tiền không phải do nhà chùa yêu cầu mà do Phật tử tự nguyện.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho rằng những ngôi chùa như thế không còn gọi là chùa mà phải gọi là nơi buôn bán Phật Thánh và đánh vào lòng tin của con người để trục lợi. Trục lợi nhiều thứ chứ không chỉ là tiền cúng.
Liên quan chùa Kỳ Quang 2, VTC News dẫn lời bà Minh Thanh, một người dân phải trả 13 cây vàng để có hai chỗ gửi tro: “Ông xã tôi chết năm 1999, tôi đem vào chùa Kỳ Quang 2 để chôn. Thời điểm đó, thầy trụ trì nói một ‘dằm’ có giá 6,5 cây vàng. Lúc đó tôi mua 2 ‘dằm’, trả 13 cây vàng.”
Đại đức Thích Quang Thành, sư thầy tại ngôi chùa này giải thích rằng, đây là thỏa thuận giữa gia đình người gửi tro cốt và nhà chùa.
Xét về mặt tâm linh thì đây là một sự xúc phạm rất nặng nề và không thể nào có cơ hội để thay đổi, sửa chữa được. Xét về mặt pháp luật thì đây là sự xâm phạm mồ mả, thi thể theo quy định của Bộ luật hình sự. - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, đây là một bài học cho những người dân đã quá tin vào những cơ sở thờ tự bằng việc gửi những hũ đựng tro cốt của thân nhân vào đấy với số tiền rất lớn. Ông nói thêm:
“Ngay cả đưa vào chùa cũng không có thể tin được. Vật đổi sao dời không biết có còn giữ được hay không. Đời sống tâm linh bị xáo trộn bởi hàng trăm hũ đựng tro cốt của thân nhân đã một lòng tin tưởng gởi vào chùa Kỳ Quang 2 ở Gò Vấp.
Tôi đề nghị công an Gò Vấp và công an thành phố Hồ Chí Minh phải làm rõ sai phạm này để có hình thức xử lý.
Nhưng cho dù xử ký theo kiểu gì nữa thì xét về mặt tâm linh, nếu luật người không xử thì luật Trời sẽ xử, bởi làm như thế này là một điều rất bức xúc và không có cơ hội để sửa chữa.”
Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt tại điều 319 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định rất rõ: “Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nếu pham tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Phụ huynh, giáo viên phản ứng
trước việc giá sách giáo khoa lớp 1 quá cao!
Ngày 4 tháng 9 năm 2020, một số trường học ở Việt Nam đã chính thức tổ chức lễ khai giảng năm học 2020-2021. Năm học mới bắt đầu khi dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn được dập tắt, những khó khăn, thử thách vẫn còn đó không chỉ đối với ngành giáo dục, mà hầu như mọi ngành nghề đều gặp khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Tại một số địa phương, hiện vẫn chưa tổ chức lễ khai giảng năm học mới nhưng hầu như các em học sinh đều đã đến trường nhận lớp, đóng học phí.v.v… Trong lúc nhiều phụ huynh vẫn còn khó khăn vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thì theo thông tin các phụ huynh đăng tải trên mạng xã hội, họ cảm thấy choáng và bất ngờ khi giá của bộ sách lớp 1 chương trình mới năm nay quá đắt. Tùy theo quy định của mỗi trường, nếu mua trọn bộ sách giáo khoa lớp 1 mới, phải trả đến khoảng 800 ngàn đồng.
Chị H, một phụ huynh ở Đà Nẵng, khi trao đổi qua tin nhắn với Đài Á Châu Tự Do hôm 4 tháng 9 năm 2020, cho biết:
Ngay thời điểm dịch, ai cũng khốn khó mà một bộ sách tăng lên đến 800 ngàn là một điều không thể chấp nhận, mới cho ra quyết định miễn giảm học phí thì lại tăng giá sách.
-Chị H. ở Đà Nẵng
“Chị phản đối kịch liệt việc thay sách giáo khoa và tăng giá ngay thời điểm này, sách giáo khoa hoàn chỉnh thì chúng ta sẽ dùng suốt nhiều năm thậm chí suốt đời, chứ không phải cứ thay đổi soành soạch thế. Thứ hai, ngay thời điểm dịch, ai cũng khốn khó mà một bộ sách tăng lên đến 800 ngàn là một điều không thể chấp nhận, mới cho ra quyết định miễn giảm học phí thì lại tăng giá sách, một tháng học phí là 50 ngàn thì học 8 tháng chỉ 400 ngàn, miễn học phí mà tăng giá mua sách thì chi bằng đừng giảm, hơn nữa một gia đình đâu phải một cháu đi học, gánh nặng chồng chất trên vai, dân nghèo sống gì nổi!”
Theo Chị H. sách cũ lớp 1 giá chỉ 54.000 mỗi bộ, trong khi sách mới giá thấp nhất là 176.000, cho đến 199.000 vị chi tăng gần đến 400 % nghĩa là gần 4 lần sách cũ. Nếu trường yêu cầu phải mua trọn 5 bộ cho lớp 1, số tiền sẽ lên đến khoảng 800 ngàn.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 4 tháng 9 năm 2020, Cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai, người nhiều năm giảng dạy tại tỉnh Tiền Giang, cho biết tình trạng thực tế liên quan việc này:
“Tôi đi dạy mấy chục năm rồi tôi thấy năm nào Bộ giáo dục cũng tăng giá sách chứ không phải riêng năm nay đâu. Mà tăng giá sách gây khó khăn cho phụ huynh rất là nhiều, nhiều phụ huynh họ nghèo lắm, nội lo mua sách cho con cũng là gánh nặng rồi nói chi năm nay bị Coronavirus người ta khổ lắm. Người nghèo ở Việt Nam không được hỗ trợ gì hết. Người dân Việt Nam khổ lắm, năm nào cũng vậy, tới mùa tựu trường tiền mua sách giáo khoa đã là gánh nặng rồi mà năm nay còn tăng gấp 4 lần…”
Vào tháng 3 năm 2020, Bộ Tài chính đã chấp thuận giá Bộ sách giáo khoa lớp 1 của hai Nhà xuất bản Đại học Sư phạm giá cao nhất – 199.000 đồng, và bộ rẻ nhất là của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là 179.000 đồng.
Trước đó, bộ sách lớp 1 mang tên là ‘Cánh Diều’ với 8 môn: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật và Hoạt động trải nghiệm, của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm được Bộ Tài chính đã chấp thuận giá bộ sách là 215.000 đồng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã điều chỉnh giảm giá bộ sách xuống còn 199.000 đồng.
Một giáo viên tiểu học ở Sài Gòn, cũng là một phụ huynh, nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 4 tháng 9 năm 2020:
“Tăng giá thì có sách lớp 1 mới thì mới tăng giá, vì năm chương trình lớp 1 thay đổi, cho nên sách của các bé từ nội dung đến hình thức đều thay đổi, ngay cả số lượng sách cũng thay đổi nên nó mới tăng như vậy, sách lớp 1 mới thì bắt buộc phải mua. Còn các sách từ lớp 2 đến lớp 5 thì vẫn bình thường, học sinh cũ từ lớp 2 trở lên có thể dùng sách cũ của anh chị để lại, nhưng không được viết sẵn hay trả lời câu hỏi trong đó… chỉ có sách lớp 1 thì cần dùng sách mới.”
Theo vị giáo viên này, tùy từng khu vực, nếu ở nội thành khu vực trung tâm thành phố thì giá sách tăng lên 800 ngàn, không ảnh hưởng lắm, phụ huynh có thể mua, không đến nổi khó khăn. Tuy nhiên Cô nói tiếp:
“Nhưng ở những vùng ven, vùng lân cận xa hơn, hay ngay tại thành phố Hồ Chí Minh mà họ là công nhân từ nơi khác đến thành phố Hồ Chí Minh làm việc, và có con theo học theo dạng hộ khẩu KT3, thì bộ sách mấy trăm ngàn rất khó khăn cho họ. Mà không phải chỉ tiền sách, còn tiền học bán trú, các loại tiền khác… thì sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của họ trong dịp đầu năm học này.”
Không chỉ phụ huynh phản ánh trên mạng xã hội vì giá sách tăng cao. Truyền thông nhà nước Việt Nam vào đầu tháng 9 cũng đăng bài cho biết, nhiều phụ huynh có con năm nay vào lớp 1 Trường tiểu học An Phong, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, cảm thấy choáng và bất ngờ khi giá của bộ sách lớp 1 chương trình mới năm nay quá đắt.
Trường tiểu học An Phong công bố, giá tổng cộng của bộ sách này là 807 nghìn đồng, bao gồm sách giáo khoa, sách bổ trợ, sách tiếng Anh, vở bài tập, tập và bảng viết của bộ sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống… Trong đó, đắt nhất là sách tiếng Anh I-Learn Smart Start có giá 146.000 đồng/cuốn, bộ sách thực hành Toán, tiếng Việt 1 có giá 173.400 đồng.
Thầy Đỗ Việt Khoa, ở huyện Thường Tín – Hà Nội, người từng nhiều lần lên tiếng đấu tranh chống tiêu cực trong ngành giáo dục, nhận định với Đài Á Châu Tự Do hôm 4 tháng 9 năm 2020:
“Tình hình sách giáo khoa lớp 1 tại một số địa phương lên đến 800 ngàn mỗi bộ, trong khi các địa phương khác chỉ 180 ngàn, cái này có hơi bất thường, đây là hậu quả của việc mấy năm vừa qua bỏ độc quyền sách giáo khoa của nhà xuất bản Giáo dục. Hiện nay có rất nhiều nhà xuất bản làm ra nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau, từ đó nó dẫn đến tình trạng sách giáo khoa không thống nhất trên cả nước, dẫn đến tình trạng loạn giá, mỗi một nơi in và bán một giá khác nhau. Kiểu như cơ chế thị trường nó sinh ra tự do là như vậy. Nhưng mỗi một bộ sách giáo khoa mà lên đến 800 ngàn là điều bất thường, các cơ quan chức năng cần đi kiểm tra lại.”
Từ trước đến nay, độc quyền phát hành sách giáo khoa là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhưng với Nghị quyết 88 của Quốc hội thì năm 2020 thế độc quyền này bị chia sẻ cho Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên dù có thay đổi thì vẫn có tới 24/32 sách giáo khoa mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đều của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Như vậy, các trường lựa chọn sách nào thì đa số cũng thuộc của nhà xuất bản này, đương nhiên với lợi nhuận đi kèm.
Tăng giá sách gây khó khăn cho phụ huynh rất là nhiều, nhiều phụ huynh họ nghèo lắm, nội lo mua sách cho con cũng là gánh nặng rồi nói chi năm nay bị Coronavirus người ta khổ lắm.
-Cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai
-Cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai
Cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai cho biết thêm:
“Tôi làm trong ngành tôi biết, không phải tôi nói xấu đồng nghiệp, chứ nhiều nơi cấp trên họ chia tiền lời bán sách cho giáo viên, cho nên nhiều giáo viên cũng thích bán sách, vì họ được huê hồng, bây giờ thu gì giáo viên cũng có huê hồng, giống như là làm kinh tế phụ, giáo viên thu nhập thêm.”
Theo Thầy Đỗ Việt Khoa, Tình trạng nâng giá sách do lòng tham của nhà phát hành sách mà ra, thứ hai theo Thầy Khao do lâu nay phụ huynh học sinh cam chịu, coi con em đến trường như một dạng con tin của các trường, trường thu gì cũng phải chịu. Thầy nói tiếp:
“Thật ra 1 bộ sách 800 ngàn chưa chắc đã cao bằng các khoản thu trái phép khác. Chẳng hạn trường Nhật Tảo chỗ tôi mỗi năm thu các khoản khác nhau cũng đã 800 ngàn, hay nó còn tạo ra các khoản thu khác. Lãnh đạo trường cấm giáo viên chủ nhiệm gởi giấy tờ thông báo thu đến huynh, chỉ báo miệng… không có chứng cứ,phụ huynh không thể kiện, cấp trên cũng không biết. Bây giờ tình trạng này không chỉ 1 trường má rất phổ biến ở nhiều trường trên cả nước. Có thể nói đây là sự tham lam của các hiệu trưởng, chứ không phải giáo viên, giáo viên chúng tôi chỉ là những người lính làm thuê, không thu không được,nó sẽ nói là chống đối và trừng phạt.”
Thầy Đỗ Việt Khoa cho rằng, pháp luật Việt Nam đang buông lỏng quản lý vấn đề này, vài địa phương có xử lý được các hiệu trưởng tiêu cực, nhưng số đông các địa phương khác lại bao che cho hiệu trưởng, cho nên hiệu trưởng có thể “tác oai tác quái”. Theo Thầy, tình trạng này ở Việt Nam đã hơn chục năm qua, nó giống như mảnh đất màu mỡ để các hiệu trưởng kiếm chác từ phụ huynh học sinh.
Nhiều sai phạm đất đai
tại Thủ Đức, Củ Chi, Bình Chánh
Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh trong kết luận thanh tra toàn diện đã chỉ ra hàng loạt sai phạm về công tác quản lý sử dụng đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn quận Thủ Đức giai đoạn 2016-2019. Báo Nhà nước Việt Nam loan tin ngày 4/9.
Trong kết luận, thanh tra chỉ ra những sai phạm của chính quyền quận Thủ Đức bao gồm không đảm bảo tiến độ quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định; chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất dự án; sai phạm trong công tác chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa đất; chưa tháo dỡ công trình vi phạm sai giấy phép.
Đối với xử lý vi phạm không phép, lãnh đạo quận Thủ Đức đã không lập biên bản vi phạm hành chính xây dựng không phép; chậm trễ công bố và giao quyết định xử phạt hành chính, quyết định cưỡng chế; hình ảnh chứng minh việc tháo dỡ hoặc cưỡng chế không lưu đầy đủ trong hồ sơ; chưa thực hiện quyết định cưỡng chế đã ban hành…
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã giao Chủ tịch UBND quận Thủ Đức chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, không để phát sinh sai phạm khó khắc phục.
Ngoài ra, còn giao Sở Nội vụ kiểm điểm trách nhiệm Chủ tịch UBND quận Thủ Đức và giao Sở Tài nguyên Môi trường kiểm tra, rà soát lại công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh cũng kết luận không chỉ riêng quận Thủ Đức, mà huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh cũng có nhiều vi phạm về đất đai.
Cũng trong ngày 4/9, Chánh Văn phòng Tòa án Nhân dân Tối cao cho biết Thủ tướng đã đồng ý với đề xuất của cơ quan này về việc không bán 3 cơ sở nhà đất ở Hà Nội để lấy tiền xây trụ sở mới.
Trước đó, ba cơ sở nhà đất của Tòa án Nhân dân Tối cao tại thành phố Hà Nội gồm số 262 Đội Cấn, quận Ba Đình; số 2 Văn Phú, số 2A Nguyễn Trãi, quận Hà Đông được nói sẽ đem bán đấu giá để có kinh phí xây trụ sở mới trụ sở tại 43 Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm) và dự án trùng tu trụ sở cũ, di dời các hộ dân tại 48A Lý Thường Kiệt.
Tuy nhiên, Tòa án Nhân dân Tối cao đã đề xuất không nên bán ba cơ sở vừa nêu với giá thấp và được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt trong Công văn số 6338.
Nhiều cán bộ tại Lạng Sơn, Phú Yên bị bắt giữ,
tuyên án vì sai phạm đất đai
Tòa án Nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vào ngày 4/9 mở phiên sơ thẩm xử nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bình Gia cùng hai người khác với tội danh “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra trên địa bàn huyện.
Báo Nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày, dẫn nội dung phiên tòa cho biết ông Hoàng Kim Nguyên, nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bình Gia bị tuyên án 3 năm tù giam; ông Lý Thanh Diệp, viên chức chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ Bình Gia 2,5 năm tù giam và ông Lộc Văn Đạo, nguyên cán bộ địa chính xã Hòa Bình 2 năm tù giam.
Ba người vừa nêu được xác định đã cấu kết với nhau để lập hồ sơ trình ký khoảng trên 300 ha đất rừng sản xuất tại Bản Duộc và Tà Chu (xã Hòa Bình) cho 6 hộ sinh sống ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn và ông Lý Văn Thiệu, trú tại xã Hòa Bình, huyện Bình Gia.
Đến tháng 7/2015, Ủy ban Nhân dân huyện Bình Gia đã thu hồi, hủy bỏ các giấy quyền sử dụng đất sai phạm sau khi nhận ra việc cấp sổ quyền sử dụng đất rừng sản xuất chưa đúng quy định.
Vẫn liên quan đến sai phạm đất đai, Ủy ban Nhân dân thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên vào ngày 4/9 đã phải tạm dừng việc tiếp nhận, thực hiện các thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất đối với 1.156 thửa đất theo yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên.
Theo đó, những thửa đất vừa nêu nằm trong danh sách có liên quan đến các sai phạm mà Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã khởi tố và đang mở rộng điều tra vi phạm các quy định về quản lý đất đai khi chuyển đổi mục đích hơn 1.150 hồ sơ đất lúa, đất cây trồng trái quy định sang đất đô thị, đất nông thôn ở thị xã Đông Hòa.
Liên quan đến vụ việc, đến nay đã có gồm 2 cán bộ huyện Đông Hòa bị bắt giam là Lê Tấn Thảo, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân và Nguyễn Văn Tiên, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường.
Ngoài ra, còn có 4 cán bộ, nguyên lãnh đạo bị khởi tố bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ” gồm Phạm Hoàng Huynh, Trưởng phòng Đo đạc – bản đồ và viễn thám Chi cục Quản lý đất đai (Sở TN-MT tỉnh Phú Yên); Nguyễn Bửu, nguyên Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Trung; Trần Hải Âu, cán bộ địa chính phường Hòa Hiệp Trung (thị xã Đông Hòa); và Phạm Trường Kỳ, nguyên Trưởng khu phố Phú Thọ 2, phường Hòa Hiệp Trung.
Những người vừa nêu được phía cơ quan chức năng xác định đã cấu kết, hợp thức hóa hồ sơ biến đất Nhà nước thành đất cá nhân với diện tích hơn 13.350m².
Chuẩn bị Đại hội 13:
Thách thức cho Đảng Cộng sản Việt Nam?
Năm nay, chính quyền và đảng Cộng sản Việt Nam đang đánh dấu 75 năm quốc khánh và ngày độc lập 2-9, đồng thời đảng cầm quyền cũng chuẩn bị cho Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 sắp nhóm họp vào đầu năm sau.
Nhân dịp này, một số nhà bình luận thời sự, chính trị Việt Nam từ trong nước và hải ngoại bàn về vấn đề gì có thể là thách đố lớn mà kỳ đại hội này có thể phải đương đầu, giải quyết.
Ông Lê Văn Sinh (nhà nghiên cứu lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội): Câu hỏi đặt ra với đảng này và cũng là với Đại hội 13 theo tôi là Việt Nam có thật sự là nước dân chủ, quyền tự do của người dân có được đề cao, tôn trọng và bảo vệ hay không. Đó là câu hỏi lớn mà các thế hệ lãnh đạo Đảng biết mà dân chúng càng biết rõ.
Ông Trần Tiến Đức (nguyên Vụ trưởng tuyên truyền cấp ủy ban nhà nước): Tôi thấy việc xây dựng một đảng cầm quyền vững mạnh, trong sạch, đi đôi với mở rộng dân chủ, tôn trọng quyền con người là điều người dân chờ đợi.
Nhà văn Võ Thị Hảo (nhà bất đồng chính kiến và tị nạn chính trị, từ Berlin, CHLB Đức): Theo tôi, đó là quyền lực có xu thế bị biến thành lạm quyền và tham nhũng, không thể chữa trị vì đảng Cộng sản tuyệt đối độc quyền. Hệ thống chính trị nhiều chỗ biến thành đường dây ngầm về quyền lực mà ngay cả những lãnh đạo cao nhất cũng hãi hùng về an nguy trong các cuộc tranh giành phe phái trước đại hội đảng.
Thêm nữa, đó là, sự đàn áp tự do ngôn luận, ngay cả sự kêu cứu của dân oan vẫn một lòng tin đảng vẫn bị đàn áp, đến mức năm 2020 này đã xẩy ra vụ tập kích và thảm sát Đồng Tâm; và đó là một nền kinh tế, chính trị và ngoại giao thiếu tự chủ, lệ thuộc và lép vế so với Trung Quốc và ngay cả một vài lãnh đạo có tâm nhất vẫn không thể quản lý nổi sự xâm lấn về mọi mặt của Trung Quốc với Việt Nam: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và ngoại giao.
Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ (Nhà phân tích chính sách công): Đảng CSVN vẫn khẳng định là lực lượng lãnh đạo mạnh mẽ, độc tôn đối với xã hội, đất nước. Đảng vẫn nhấn mạnh “kiên định” chủ nghĩa Marxism – Leninism, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, đã lưu ý đến “đổi mới, sáng tạo”, đặc biệt trước thềm Đại hội 13. Hơn thế, “xây dựng và chỉnh đốn đảng” để tập trung quyền lực đang được thể hiện trong đại hội các cấp. Chống tham nhũng có thể vẫn được duy trì, nhưng không thể mang lại hiệu quả thực sự, khi “tự diễn biến, tự chuyển hoá” được đảng xác định là do bộ phận cán bộ, đảng viên, nghĩa là do họ “không rèn luyện”. Tuy nhiên, nguồn gốc của quá trình này là do bản chất của guồng máy đặc quyền đặc lợi.
Tiến sỹ Mai Thanh Sơn (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam): Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội trong quốc gia Việt Nam. Nội bộ đảng có những nguyên tắc bảo mật riêng, và vì thế tôi cũng như nhiều quốc dân đồng bào chẳng bao giờ có thể hiểu được đâu là “vấn đề lớn và căn cốt từ đại hội đến đại hội của họ”.
Nhưng với những trải nghiệm từ mấy chục năm nay, tôi hình dung rằng, mối quan tâm lớn nhất của những người cộng sản Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai vẫn là làm sao để đảng của mình đừng có “xuống hố cả nút”. Về nội bộ đảng, câu chuyện “củi lửa” chắc chắn sẽ còn nóng trước và sau đại hội 13.
Đối với những vấn đề lớn của đất nước như định hướng mô hình phát triển quốc gia hay củng cố mối đại đoàn kết toàn dân, tôi cũng chắc họ còn đang rất bí bách. Về mô hình phát triển quốc gia thì chính các nhà lý luận của đảng cũng đã phải thừa nhận là còn mù mịt.
Về các vấn đề khác liên quan đến lòng người, tiếng nói của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, vụ Thủ Thiêm hay Đồng Tâm đều là không mấy dễ chịu. Đó cũng chính là những vấn đề mà cá nhân tôi, một quần chúng nhân dân đặt ra, nhưng nói thật, tôi không kỳ vọng đảng xử lý được.
Đảng Cộng sản không chấp nhận có đảng đối lập
Có giải được vấn đề không?
Khi được hỏi trước vấn đề hay những câu hỏi đặt ra đó, liệu Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam có giải quyết được hay không, các nhà bình luận nêu quan điểm của mình.
Ông Trần Tiến Đức: Tôi không hy vọng gì ở Đại hội 13. Thách thức lớn nhất là phải dám vượt qua những quan niệm đã lỗi thời, chấp nhận những thay đổi cho dù đau đơn, đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích đảng phái, đi theo con đường phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.
Ông Lê Văn Sinh: Công tác chuẩn bị văn kiện chính trị và nhân sự Đại hội 13 không có gì khác các Đại hội trước đó của ĐCSVN. Khi các nhà lãnh đạo Đảng vẫn trung thành với học thuyết xây dựng xã hội Marxism – Leninism, vẫn xây dựng ở Việt Nam một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì sẽ không có thay đổi căn bản về chính trị – xã hội cho đất nước.
Bà Võ Thị Hảo: Có thể giải quyết được, nếu Đại hội này thực sự thay đổi thể chế chính trị theo hướng đảng Cộng sản trao các quyền đương nhiên lại cho dân, chấp nhận lẽ công bằng là cạnh tranh cùng các đảng đối lập, thực hiện hệ thống tam quyền phân lập và tự do ngôn luận…
Tuy nhiên, điều này chưa thể có, nếu xét theo hiện trạng.
Ông Phạm Quý Thọ: Không thể giải quyết ở một đại hội, ở ĐH 13 này, vì đây là vấn đề thuộc bản chất chế độ đảng toàn trị, chuyên chế chứa đựng những mâu thuẫn cơ bản giữa hai hệ thống ý thức hệ với các giá trị đối lập.
Viễn kiến tương lai thế nào?
Bình luận về viễn kiến, tương lai của đảng cầm quyền và chế độ mà năm nay đánh dấu 75 năm quốc khánh, cùng 90 năm tròn thành lập đảng Cộng sản Việt Nam, các ý kiến nói với BBC:
Ông Lê Văn Sinh: Theo tôi, tương lai của chế độ và đảng cầm quyền ở Việt Nam là vô định. Chừng nào nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn bị điều hành bởi hệ thống chính trị phi thị trường thì chế độ và đảng lãnh đạo chế độ đó không có tương lai.
Tương lai của Đảng phụ thuộc vào việc Đảng có dám tự đổi mới thành một đảng dân chủ hay không, có dám tiến hành cuộc cải cách chính trị thực sự hay không.
Bà Võ Thị Hảo: Trong tương lai gần, phe được cho là thân Trung Quốc vẫn thắng thế.
Trong khoảng 5 năm tới, e rằng đa số người dân sẽ càng nghèo, thậm chí kiệt quệ vì thể chế này và ảnh hưởng của Covid-19 cùng thiên tai. Đây là thách thức cực lớn cho đảng Cộng sản. Tương lai xa mà tất cả đều có thể, sự bất công và yếu tố địa chính trị, có thể góp phần tạo nên thời vận cho một nền dân chủ…
Tuy nhiên, tôi cho rằng người Việt Nam đương nhiên không thể tuyệt vọng. Bền bỉ giữ lương tâm và hành động dù nhỏ, dai dẳng cho đến một ngày thể chế đó phải thay đổi.
Tôi đang ở Đức, các bạn có thể ở các nơi khác trên thế giới, và chúng ta biết, người Việt Nam đương nhiên phải được hưởng những quyền lợi chính đáng như công dân trên hành tinh này ở các thể chế, quốc gia tiến bộ, văn minh, dù chậm.
Ông Phạm Quý Thọ: Chế độ đảng toàn trị có “sức sống dẻo dai”, bởi sự duy trì đàn áp, chuyên chế. Ngoài ra, những chính sách “sai – sửa” được áp dụng để thích ứng với tình hình mỗi khi “bị dồn đến chân tường”.
Người dân luôn mong muốn có sự thay đổi hướng đến các quyền tự do, dân chủ và mưu cầu hạnh phúc. Sự cải cách chính trị cần hướng đến nguyện vọng của nhân dân, sao cho họ có quyền bầu được người đại diện cho bản thân, tự chịu trách nhiệm về sự lựa chọn.
Ông Mai Thanh Sơn: Theo tôi, xét theo quy luật lịch sử, chế độ nào rồi cũng có hồi cáo chung để được thay thế bằng một chế độ khác ưu việt hơn, hợp lòng dân hơn. Vấn đề chỉ là khi nào và bằng cách nào?
Tôi, chắc cũng như đại đa số quốc dân Việt Nam khác, đều mong muốn có một sự chuyển đổi trong hòa bình, thông qua các cuộc đối thoại giữa những người anh em Việt, với tinh thần thượng tôn quốc gia/dân tộc thay vì dựa vào những người đồng chí có chung một ý thức hệ đã bị thế giới ruồng bỏ.
Triển vọng thì nhiều, vì hiện nay dân trí đã cao hơn so với dăm bảy thập niên trước. Nhưng thách thức cũng vô cùng lớn, bởi tất cả các nhà cầm quyền (cá nhân và tập thể) luôn có xu hướng bảo thủ. Việt Nam chắc chắn cũng không là ngoại lệ. Và các kinh nghiệm cũng cho thấy, sự sinh thành nào cũng đớn đau.
Những người “có lý luận” bên ngoài
chiếc xe cứu thương miễn phí của ông Đoàn Ngọc Hải
Lê Lý
Ông Đoàn Ngọc Hải có lẽ nên nhờ thầy xem lại tử vi của mình. Vì cớ gì mà một ông đàn ông không cao lớn, không có ngoại hình bắt mắt điện ảnh, không phải tài phiệt, cũng không là một chính khách lừng lẫy, lại cũng (nhàm chán thay, chẳng giống nhiều đồng nghiệp của ông tí nào!) không có cái phốt gái gủng hay tham nhũng nào, mà đột ngột nửa đời sau bỗng trở thành người của công chúng, nhất cử nhất động đều được truyền thông tường thuật kỹ càng, kéo theo hàng tấn mực bình luận khen chê kịch liệt?
Có những người chê ông Hải vốn là quan chức có ảnh hưởng trên truyền thông và nhân dân nên khi chọn làm từ thiện thì cũng chọn cái gì vĩ mô tí. Ví dụ lập cái quỹ, trao tiền cho người nghèo khi họ cần chữa bệnh (tiền ở đâu ra thì họ không nói). Hay dùng tiền cá nhân lập một đội xe cứu thương thu phí phù hợp nhưng miễn phí cho người nghèo. Thậm chí có những chị phụ nữ thắc mắc (rất cao siêu) là tại sao ông Hải dân Sài Gòn mà không chở bệnh nhân trong ấy, lại lao ra khắp miền Trung rồi miền Bắc làm gì? Chắc chắn là đánh bóng tên tuổi, làm màu làm mè rồi. Chắc là báo chí miền Nam không thèm để ý nên mới dạo ra miền Trung để các báo địa phương tung hô đấy mà.
Lại có người phân tích rất hàn lâm về sự tha hóa của việc từ thiện và gọi nó là sự sỉ nhục: “Người nhận từ thiện sẽ dựa dẫm ỷ lại, còn người đi làm từ thiện sẽ ngày càng sỉ nhục và khinh bỉ người được cho”. Các ý kiến này cũng không quên liên hệ với vấn nạn tham những lộng hành trong quan chức Việt Nam và trách móc tại sao người ta không hỏi tiền ông Hải lấy tiền đâu mua xe mua xăng chạy đường dài.
Có người đoán ông Hải vì tức tối và bất mãn với việc bị cấp trên “đì” trong hoạt động dẹp lòng lề đường khi ông còn đương nhiệm, nên có xung lực đặc biệt để cố chứng tỏ bản thân “ buông các anh ra tôi vẫn nổi tiếng, vẫn có tiền, được khen là người tử tế. Hơn đứt các anh!”.
Có những vị đang là quan chức thì nghi ngờ ông Hải có tư duy ngược đời (một cách nói giảm của sự xem thường) và hết mức tỏ lòng thương hại, đồng thời cho vài lời khuyên ông Hải nên giữ hình ảnh đường bệ, việc gì phải tự hành hạ bản thân làm (thằng) tài xế gió bụi, nom nó lều phều, tội nghiệp.
Thật chẳng biết đâu mà lần. Người thì bảo thế là đáng thương, người lại bảo thế là đánh bóng.
Thú vị là lần theo các bình luận thì hầu hết chủ nhân của các phân tích cao siêu kể trên hầu hết là những người “có lý luận”.
Nhưng, hệ thống lý luận của họ thật vụn vặt.
Dân bình dân miền Nam thực tiễn và biện chứng hơn các vị kể trên rất nhiều. Họ giản dị và tự nhiên chấp nhận cuộc “hết quan hoàn dân” của ông Hải, tự nhiên đón nhận việc có thêm một người làm việc tốt, như từ trước tới giờ có vô số những người làm việc tốt trên cái đất nước này. Họ không tốn quá nhiều thời gian tính toán chi li như nên mặc áo gì, quần gì, mang giày hay dép để cho đẹp hình ảnh khi đi làm những việc kể trên. Cũng không tính toán sẽ làm đến bao giờ, làm thế nào để vừa được lòng dân vừa được lòng quan. Không nghĩ đến việc đi giúp những người đang kiệt quệ lại là hành vi sỉ nhục họ. Giống như trước một người ngã sông hay trong đám cháy, người ta chỉ nghĩ cứu được người ấy thì xông vào cứu; họ không tính toán cứu xong sẽ phát biểu trước ống kính thế nào. Họ chỉ tâm niệm: “Không làm hôm nay, mai mốt biết đâu không còn sức khỏe và tiền bạc để làm”. Làm thật tận hết cái điều mình tha thiết muốn làm trong hôm nay, rồi ngày mai ngày mốt hết sức buông tay không có gì tiếc nuối. Và cũng chẳng ai trách đã làm việc thiện thì tại sao không làm đến tận cuối đời.
Đó mới chính là tinh thần nghĩa hiệp căn bản của người dân, không dính dấp sự bon chen mưu cầu danh lợi của những ai đó rất dồi dào lý luận nhưng hành động thì đo trong không khí.
Đó cũng là một nét tính cách rất thoải mái, phóng khoáng của người dân Nam Bộ.
Đó cũng là một nét tính cách rất thoải mái, phóng khoáng của người dân Nam Bộ.
Quay lại việc những vị “có lý luận” đang đạo mạo chỉ vẽ ông Hải nên làm gì với tiền, thời gian và sức khỏe của ông. Tôi xin phép biếu vitamin cho họ. Trí nhớ những người này thật ngắn hạn. Vì chỉ mới vài năm trước, họ đã cuồng lên với hình ảnh một người dân phải bó chiếu chở thi hài anh mình trên xe máy, băng qua các thành phố để về quê nhà Sơn La chôn cất.
Thời điểm đó, các nhà đạo đức và lý luận internet đã khóc hết nước mắt cho những người dân cùng khổ. Họ còn viết văn, làm thơ, vẽ tranh, sáng tác nhạc… để tỏ lòng phẫn nộ và thương xót.
Vậy thì hà cớ gì, khi có thêm một chiếc xe cứu thương miễn phí chở người dân trong những hoàn cảnh tương tự như vậy về quê nhà, thì họ lại quên bẵng mất trái tim, tấm lòng (mênh mông) của mình trước kia, để quay lại rỉa rói và dè bỉu một người đang biến cái cỗ… à quên, tấm lòng đó thành hiện thực?
Ngoài trí nhớ kém cỏi, các nhà đạo đức internet cũng chứng tỏ kiến văn nông cạn.
Trước ông Hải, đã có những người dân chẳng quan chẳng chức, tự bỏ tiền ra mua xe cứu thương và chở cấp cứu hay chở bệnh nhân nghèo miễn phí (bà Phan Thị Bính, 64 tuổi ở Linh Đàm, Hà Nội. Anh Lương Văn Hóa 41 tuổi, ấp Phú Nghị, xã Hòa Lợi, huyện Bến Cát, Bình Dương. Anh Nguyễn Tấn Chinh, 46 tuổi và bà Nguyễn Thị Hoa, 70 tuổi, ở thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu. Anh Lê Anh Tuấn, phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương…)
Đã, đang có những người bỏ tiền ra xây nhà, nuôi những người già và trẻ con nghèo khó bệnh tật (anh Trần Quang Duy, 36 tuổi, ngụ tổ dân phố 4, thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. Ông Hồ Đề 82 tuổi ở đường Trần Kế Xương, quận Phú Nhuận, TP HCM. Chị Oanh Nguyễn ở phường Tam Bình, quận Thủ Đức, TP. HCM…).
Kể làm sao cho hết.
Và sẽ tiếp tục có những người như thế. Họ làm những việc ấy chỉ bởi đơn giản là họ muốn làm, gom góp điều kiện để làm và thấy đời sống của mình hạnh phúc hơn khi làm nó.
Còn việc ái ngại một ông “quan” giờ lại trông lúi xùi như một anh tài xế đường dài, thì chỉ chứng tỏ tư duy quá tôn sùng trọng vọng một cái chức vụ trong chính quyền bất biết nó có ý nghĩa gì, người giữ nó một thời đã làm được việc gì cho dân, cho xã hội. Họ chỉ thờ phượng nó như một chứng chỉ danh giá sẽ tỏa hào quang cho cả cuộc đời mình. Tận đến khi chết, họ còn muốn dòng chữ “cựu” sẽ được ghi lên bảng cáo phó cơ. Đấy là thứ tâm lý tiêu chuẩn kép của rất nhiều người dân Việt Nam: ngoài mặt thì chửi rủa khinh khi một chức vụ trong chính quyền (khi mình không có nó), nhưng thẳm sâu và trong vô thức thì lại thèm muốn nó đến mức kính cẩn. Ngoài khía cạnh thực tế “một người làm quan cả họ được nhờ” ra, đó chính là sự bù đắp cho nỗi thiếu hụt về danh dự, phẩm cách của bản thân mà có thể họ không tự biết.
Tôi tin ông Hải đang sống những ngày giàu ý nghĩa của đời mình. Cho dù trên tay không còn chiếc đồng hồ tiền tỷ mà là xấp hồ sơ nặng trĩu mồ hôi nước mắt của những người bệnh nghèo. Cho dù chung quanh không còn là máy lạnh, sơ mi và những khúm núm tâng bốc của cấp dưới, mà là những phận người đói khổ kiệt quệ và bầu không khí đáng sợ của bệnh tật và cái chết. Cho dù nơi ông đến không phải là những khách sạn hào nhoáng xa hoa mà là những con đường mòn mù mịt bụi hoặc lầy bùn, những túp lều xơ xác. Nhưng đó mới là một phần cuộc sống thực của người dân đang diễn ra quanh đây, mà một người trí thức không thể mắt nhắm tai ngơ.
Ông Hải, sau một phần đời dài sống ở thành thị với những niềm tin ngây thơ vào một lý tưởng, sau một đoạn đời ngơ ngác bầm dập với những thủ đoạn của các “đồng chí”, giờ đang dùng sự gần gũi đời sống để thanh lọc tâm hồn, bồi đắp kiến văn và củng cố lại những giá trị sống của mình.
Lê Lý
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Điểm tin trong nước sáng 5/9: 2 ca tiên lượng
tử vong gần; Tuyên án tử hình cựu Giám đốc
OceanBank Hải Phòng tham ô hơn 400 tỷ đồng
Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Bảy (5/9) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
2 ca tiên lượng tử vong gần
Hôm 4/9, Bộ Y tế cho biết 2 ca bệnh có tiên lượng tử vong gần: bệnh nhân 763 (46 tuổi) và bệnh nhân 604 (51 tuổi) điều trị ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Ngoài ra, hiện còn 10 bệnh nhân nặng và nguy kịch, trong đó 4 trường hợp thở oxy, 1 trường hợp thở máy không xâm nhập, 5 bệnh nhân phải thở máy xâm nhập.
Tổng số ca nhiễm của Việt Nam tăng lên 1.049. Số người tử vong do Covid-19 là 35 trường hợp.
Hải Dương thiết lập vùng cách ly y tế tại 2 bệnh viện liên quan đến bệnh nhân 1045
Tỉnh Hải Dương hôm 4/9 thiết lập thêm vùng cách ly y tế tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình và Bệnh viện Đa khoa tỉnh liên quan đến bệnh nhân 1045 với thời hạn là 14 ngày, theo VOV.
Tại bệnh viện Đa Khoa Hòa Bình sẽ cách ly y tế toàn bộ khu vực phòng khám nửa bên trái tầng 1 nhìn từ cổng chính vào, bao gồm phòng khám bệnh, phòng chụp X-quang, phòng siêu âm và khoa xét nghiệm.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương sẽ cách ly y tế tại đơn nguyên cấp cứu 2 khu nhà B.
Bệnh nhân 1045 ( 72 tuổi) trú tại thôn Khay, xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc. Trước khi phát hiện mắc viêm phổi Vũ Hán, bệnh nhân có hành trình di chuyển phức tạp, qua nhiều cơ sở y tế.
Ngày 27/8, bệnh nhân đã khám tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình; ngày 30/8, bệnh nhân đến khám tại Khoa cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
Tuyên án tử hình cựu Giám đốc OceanBank Hải Phòng tham ô hơn 400 tỷ đồng
Hôm 4/9, truyền thông trong nước đưa tin, tòa sơ thẩm Hải Phòng đã tuyên phạt 4 bị cáo vì tội “Tham ô tài sản” xảy ra tại Ngân hàng OceanBank chi nhánh Hải Phòng.
Bị cáo Trần Thị Kim Chi – cựu giám đốc ngân hàng OceanBank được cho là chủ mưu, nhận mức án tử hình; Lê Vương Hoàng – cựu Kiểm soát viên và Nguyễn Thị Minh Huệ – cựu Trưởng phòng Kế toán kho quỹ, nhận mức án tù chung thân; Chu Văn Nha – nguyên Thủ quỹ Oceanbank lĩnh 20 năm tù.
Theo cáo trạng, từ năm 2012 đến tháng 8/2017, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, lợi dụng sơ hở của ngân hàng trong công tác quản lý, phát hành thẻ tiết kiệm cho khách hàng, công tác quản lý tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, các bị cáo nêu trên đã chiếm đoạt gần 414 tỷ đồng của Oceanbank, chi nhánh Hải Phòng.
Cháy lớn thiêu rụi hàng nghìn m2 nhà xưởng xí nghiệp đồ gỗ xuất khẩu
Truyền thông trong nước loan tin, vụ cháy xảy ra vào khoảng 21h15′ tối 4/9, tại khu vực nhà xưởng chứa bàn ghế gỗ thành phẩm của xí nghiệp Thắng Lợi thuộc Công ty CP Phú Tài (thôn Bình An, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). sau đó, đám cháy nhanh chóng lan rộng ra toàn nhà xưởng với diện tích khoảng 3.000m2.
Ngay sau đó, lực lượng PCCC đã đến hỗ trợ dập lửa. Tuy nhiên đến 0h ngày 5/9 vẫn chưa được khống chế được ngọn lửa do ngọn lửa bùng lên quá lớn kèm theo nhiều đồ vật dễ cháy.
Theo bản tin phát đi lúc 0h trên báo Tuổi trẻ cho biết, xe chữa cháy vẫn liên tục ra vào Xí nghiệp Thắng Lợi tiếp nước dập lửa.
Điểm tin trong nước tối 5/9:
5 cháu bé bị mẹ và cậu chăn dắt ăn xin;
Tài xế dọa ‘bắn’ người không cho vượt
Hiểu Minh
Mục Điểm tin trong nước tối thứ Bảy (5/9) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Tài xế dọa ‘bắn vỡ sọ’ người không cho vượt
Thanh Niên đưa tin, trưa 5/9, mạng xã hội “dậy sóng” trước những hình ảnh một người đàn ông cầm một vật giống súng, kèm dòng trạng thái: “Cách đây ít phút ở khu vực Cầu Ngà – Bắc Ninh, do đường hẹp nên tài xế xe 99A xin vượt không được đã tìm cách ép tài xế xe tải rồi xuống xe, rút một vật giống súng quân dụng ra đe dọa: Mày muốn bố bắn vỡ sọ không”.
Bài đăng được chia sẻ mạnh khiến nhiều người hoang mang. “Xích mích giao thông mà lấy cả súng ra đòi bắn người. Quá manh động”,… cư dân mạng bình luận, lên án hành vi của người đàn ông.
Clip ghi lại sự việc (nguồn: Tin Nóng 24h/91).
Xác nhận với báo chí, lãnh đạo Công an TP. Bắc Ninh cho biết tính tài xế này là ông Nguyễn Văn Sướng (52 tuổi, trú tại P.Vân Dương, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Ông Sướng hiện là Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Hàm Long, địa chỉ tại 15 Hai Bà Trưng, P.Suối Hoa, TP. Bắc Ninh. Ông này khai dùng súng bắn đạn cao su chỉ để đe dọa.
5 cháu bé bị mẹ và cậu chăn dắt ăn xin
Theo VnExpress, ngày 5/9, Gái và Bé (cùng ở Bà Rịa – Vũng Tàu) bị Công an huyện Xuyên Mộc khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng để điều tra hành vi Ngược đãi hoặc hành hạ con, cháu theo Điều 185 Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, Đào Văn Bé còn bị điều tra hành vi Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Theo thông tin ban đầu, Gái lấy chồng sinh hai con gái nay 16 và 19 tuổi. Sau khi ly hôn, bà cưới chồng mới, sinh 5 đứa con 2 – 10 tuổi. Sau khi người chồng này qua đời, Bé gửi các con cho bà nội ở huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, rồi về Bà Rịa – Vũng Tàu sinh sống.
Trong những lần về thăm, Gái lần lượt bắt con bỏ học, dắt sang huyện Xuyên Mộc, cùng Đào Văn Bé bắt đi ăn xin. Hàng ngày, họ đưa các bé đến các huyện Long Điền, Châu Đức, TP. Bà Rịa ngồi ở các quán nước chờ và yêu cầu “phải xin được 900.000 đồng”, nếu không sẽ bị chị em Gái đánh. Bé còn dùng cây vợt muỗi chế thành roi chích điện cháu ruột, nay còn để lại nhiều vết tích.
Cuối tháng 6, trong lúc đi xin ở xã Kim Long (huyện Châu Đức), bé gái 10 tuổi cùng em trai 6 tuổi bắt xe buýt bỏ trốn về nhà nội ở xã Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ). Nghe cháu kể sự việc, bà nội đi tố cáo hai chị em Gái và nhờ sự trợ giúp của Nhóm SOS ở huyện Cẩm Mỹ và TP. Long Khánh (Đồng Nai) tìm kiếm các cháu còn lại.
Hôm 27/8, nhóm SOS cùng cảnh sát tìm được các bé trong khu nhà trọ ở thị trấn Long Điền. Cùng ngày, Gái và Bé bị Công an xã Xuân Bảo bắt giữ khi về nhà mẹ chồng tìm con. Bước đầu, cả hai thừa nhận vi đánh các cháu.
Sư cô Quảng Nam ngộ độc sau ăn pate Minh Chay
Sáng 5/9, bác sĩ Trần Công Ân, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, thị xã Điện Bàn, cho biết đang điều trị một phụ nữ có triệu chứng khó thở, nhìn mờ, nhìn đôi, đau họng, khó nuốt. Chẩn đoán ban đầu bà bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm độc tố botulinum từ pate Minh Chay.
Điều tra dịch tễ xác định, ngày 31/8 bệnh nhân đang tu hành tại một ngôi chùa ở xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, ăn pate Minh Chay kèm với bánh mì. Ngày 4/9, bà nhập viện với triệu chứng mệt, khó thở, nhìn mờ, nhìn đôi, đau họng, khó nuốt, yếu cơ.
“Hiện tại, sức khỏe của sư cô tạm ổn, không có diễn biến nặng. Bà có dấu hiệu thần kinh đơn thuần mức độ nhẹ”, ông Ân nói trên VnExpress.
Giá robot 7,4 tỷ nhưng được khai khống lên 39 tỷ đồng
Trong buổi họp báo Chính phủ chiều 4/9, thiếu tướng Tô Ân Xô – Chánh Văn phòng Bộ Công an – thông tin kết quả điều tra ban đầu vụ nâng khống giá thiết bị y tế nhằm chiếm đoạt tiền của người bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Việc nâng khống giá được áp dụng đối với nhiều thiết bị, trong đó có hệ thống robot hỗ trợ Rosa phẫu thuật sọ não, thần kinh, có xuất xứ từ Pháp.
“Giá robot 7,4 tỷ nhưng được khai khống lên 39 tỷ đồng”, ông Xô thông tin, theo Zing.
0 comments