Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Tức và Bình luận

Thursday, July 11, 2019 // ,
TinHoaThinhDon

Nếu không muốn bị trừng phạt thương mại, Việt Nam phải thận trọng với nhãn 'Made in Vietnam'

Unknown at TinHoaThinhDon - 4 hours ago
*Theo *RFA [image: Một sản phẩm "Made in Vietnam" được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.(Ảnh minh họa)] Một sản phẩm "Made in Vietnam" được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.(Ảnh minh họa) - AFP *Nguy cơ “lây lan” cao* Theo thống kê của Tổng cục xuất nhập khẩu, trong những tháng đầu năm 2019 sản lượng xuất khẩu gỗ của Việt Nam đạt hơn 4 tỉ USD và riêng thị trường Hoa Kỳ là gần 2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt hơn 8 tỷ USD và đạt 3,42 tỉ USD đối với thị trường Hoa Kỳ. Đối với mặt hàng nhôm thép tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 4,5 tỷ USD/năm và đạt hơn 1,5 tỷ USD/năm th... more »

Các tu sĩ Việt Nam đến Mỹ vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam

Unknown at TinHoaThinhDon - 4 hours ago
*Diễm Thi * *Theo *RFA [image: Buổi họp khoáng đại vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm 11/7/2019.] Buổi họp khoáng đại vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm 11/7/2019 - RFA Ngày 11/7/2019, tại hội trường Quốc hội Hoa Kỳ diễn ra buổi họp khoáng đại vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại VN lần thứ 9 do BPSOS tổ chức. *Hiện tình tự do tôn giáo trong nước* Buổi họp có sự tham gia của nhiều vị dân biểu và thượng nghị sĩ liên bang, đại diện nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, đại diện các phái đoà... more »

Lãnh đạo tiếp tục đòi quản lý thông tin trên mạng xã hội

Unknown at TinHoaThinhDon - 4 hours ago
*Theo *RFA [image: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh Tô Thị Bích Châu. Ảnh chụp ngày 28/6.] Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh Tô Thị Bích Châu. Ảnh chụp ngày 28/6. Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 15 Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa IX sáng ngày 11/7, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh Tô Thị Bích Châu cho rằng việc quản lý mạng xã hội hiện nay chưa được chặt chẽ. Truyền thông trong nước trích nguyên văn phát biểu của bà Tô Thị Bích Châu là “Xuất hiện ngày càng nhiều đối tượng ph... more »

Thân phận luật sư trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Thiện Ý * *Theo BĐLB* VOA [image: Luật sư Trần Vũ Hải. Photo Facebook Vu Hai Tran] Luật sư Trần Vũ Hải. Photo Facebook Vu Hai Tran Tin truyền thông cho hay, sáng ngày 2/7/2019, Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố, tiến hành khám xét chỗ ở và nơi làm việc của Luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải tại Hà Nội, với cáo buộc “*trốn thuế*”. Nhưng cơ quan điều tra lại thu giữ hồ sơ liên quan đến Blogger Trương Duy Nhất.Trang Tuổi Trẻ Online hôm 2/7 loan tin rằng cơ quan điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải về hành vi ... more »

Lê Chủ tịch thì thế, còn Phạm Chủ tịch…

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Trân Văn * *Theo blog* VOA [image: Thủ tướng Phúc ngồi trên xe ô tô của Vinfast do Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cầm lái tại lễ khánh thành nhà máy sản xuất ô tô của tập đoàn này. (Ảnh chụp màn hình Soha)] Thủ tướng Phúc ngồi trên xe ô tô của Vinfast do Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cầm lái tại lễ khánh thành nhà máy sản xuất ô tô của tập đoàn này. (Ảnh chụp màn hình Soha) Lê Chủ tịch (ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch tập đoàn Mường Thanh) vừa bị khởi tố. Tuy “lừa dối khách hàng” là một tội thuộc nhóm ít nghiêm trọng (mức phạt cao nhất chỉ có năm năm tù, chưa chạm ngưỡng bảy ... more »

Vì sao lại là Nguyễn Thị Kim Ngân đi Trung Quốc?

Unknown at TinHoaThinhDon - 5 hours ago
*Phạm Chí Dũng * *Theo blog* VOA [image: Đây là lần thứ hai chính thể Việt Nam cử một ủy viên bộ chính trị trong ‘tam trụ’ đi ‘diện kiến’ Bắc Kinh kể từ khi Nguyễn Phú Trọng có vẻ vẫn chưa thể thoát khỏi hoàn toàn cơn bạo bệnh.] Đây là lần thứ hai chính thể Việt Nam cử một ủy viên bộ chính trị trong ‘tam trụ’ đi ‘diện kiến’ Bắc Kinh kể từ khi Nguyễn Phú Trọng có vẻ vẫn chưa thể thoát khỏi hoàn toàn cơn bạo bệnh. “Luôn coi trọng việc củng cố tình hữu nghị truyền thống và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim ... more »

Triều Tiên: Hàn Quốc mua F-35 là ‘hành động cực kỳ nguy hiểm’

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Reuters * *Theo *VOA [image: Phiên bản máy bay F-35 do Lockheed Martin sản xuất cho lực lượng Hải quân Mỹ bay trên bầu trời Đại Tây Dương trong tấm ảnh chụp ngày 22/2/2012. Hàn Quốc vừa mua được các máy bay F-35 phiên bản mới nhất của Mỹ và Triều Tiên gọi hành động này là 'cực kỳ nguy hiểm.'] Phiên bản máy bay F-35 do Lockheed Martin sản xuất cho lực lượng Hải quân Mỹ bay trên bầu trời Đại Tây Dương trong tấm ảnh chụp ngày 22/2/2012. Hàn Quốc vừa mua được các máy bay F-35 phiên bản mới nhất của Mỹ và Triều Tiên gọi hành động này là 'cực kỳ nguy hiểm.' Việc Hàn Quốc mua các máy ... more »

Một cú tông xe vào cảnh sát giao thông

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Mạc Văn Trang * *Theo *Tiengdan Theo tin từ các báo, chiều ngày 9/7/2019, Thượng úy Nguyễn Trọng Quý (cán bộ Đội CSGT-TT-CĐ, Công an huyện An Lão, TP Hải Phòng) thấy nam thanh niên niên (Đỗ Văn T., SN 2003, trú tại xã Thái Sơn, An Lão, TP. Hải Phòng) điều khiển xe mô tô BKS 15D1-294.35 theo hướng từ cầu Khuể về Kiến An, vi phạm các lỗi không đội mũ bảo hiểm và chạy quá tốc độ 61/50 km/h; Thượng úy Quý đã nhảy ra đường, ra hiệu cho dừng xe, nhưng T. đã tông xe máy thẳng vào người Thượng úy Quý, khiến anh bị trọng thương. Tôi đã xem đi xem lại video clip này, và có mấy nhận xét như ... more »

Vũ Văn Ninh từng là con rối trong tay Nguyễn Tấn Dũng

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Bá Tân * *Theo *Tiengdan Sau khi đào xới một số vụ việc mang tính đại diện, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có văn bản đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Vũ Văn Ninh, cựu Phó Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra hai sai phạm cụ thể của ông Vũ Văn Ninh: quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh, trái với kết luận của Bộ Chính trị. Ông Ninh có gan to hơn trời, theo kết luận nói trên, cựu Phó Thủ tướng Chính phủ cả gan đối đầu với Bộ Chính trị, bộ máy nắm quyền sinh/ sát vận mệnh chính trị của đội n... more »

Khởi tố ông Lê Thanh Thản là không hợp lý

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Ngô Ngọc Trai * *Theo *Tiengdan Vụ khởi tố xử lý hình sự cá nhân ông Lê Thanh Thản tôi cho là bất hợp lý, việc này cho thấy sự bất hợp lý của các quy định pháp luật hiện tại. Những hành vi như xây quá số tầng, xây sai giấy phép, thì đó đều là những hoạt động của pháp nhân. Đúng ra sai phạm nếu có thì nên xử lý hình sự đối với pháp nhân thay vì cá nhân. Bộ luật hình sự hiện nay đã có quy định xử lý hình sự pháp nhân rồi. Hiện tại Bộ luật hình sự đã có quy định về xử lý hình sự pháp nhân thương mại, luật có hiệu lực từ 1/1/2018, nhưng theo dõi thì thấy từ bấy đến nay một năm rưỡi m... more »

Giá trị của đất

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Mai Quốc Ấn * *Theo* Tiengdan Một cháu bé 13 tuổi bị còng tay đưa về đồn trong một trận cưỡng chế ở Bà Rịa-Vũng Tàu gần đây. Ảnh: Hoàng Tuấn. Một câu chuyện không mới nhưng chí ít là nó sẽ không cũ tại Việt Nam bây giờ: đất đai. Đôi khi tôi tự hỏi vì sao gọi đất là mẹ? Phải chăng vì sinh tử tương liên giữa người dân và đất. Trong một quốc gia mà lịch sử của nó là những lần chống ngoại xâm với mật độ dày đặc. Lần nào cũng có cảnh chạy giặc. Nghĩa là chạy khỏi nơi chôn nhau cắt rún của mình. Bao lần chiến loạn bấy lần phân ly. Có những người mãi mãi không về được cố xứ, không nằm y... more »

Vì sao Hà Nội bị chỉ trích là 'kẻ lợi dụng tồi tệ nhất'?

Unknown at TinHoaThinhDon - 6 hours ago
*Nguyễn Quang Duy * Một thể chế chính trị tự do thực sự, dựa vào dân thay vì ngoại bang, là thể chế chính trị đúng đắn để Việt Nam thoát khỏi lệ thuộc nước ngoài, hòa giải dân tộc, tránh cho đất nước thành một tiền đồn trong cuộc chiến Mỹ-Trung. Đã trên hai tuần từ khi Tổng thống Donald Trump nêu đích danh Hà Nội là kẻ lợi dụng Mỹ tồi tệ nhất và đe dọa trừng phạt, giới chức Hà Nội vẫn im hơi lặng tiếng. Im lặng là đồng ý là chấp nhận. Nhưng vì sao ông Trump chỉ trích là điều rất cần được xem xét, phân tích và học hỏi. *Thao túng tiền tệ…* Đồng Việt là đồng tiền yếu nhất thế giới... more »

Văn hóa lon

Unknown at TinHoaThinhDon - 7 hours ago
*Nguyễn thị Cỏ May * *Theo *DLB Nói “Văn hóa lon” vì tiếng “lon” trong câu quảng cáo của Coca Cola *“Mở lon Việt Nam”* bị bà Ninh thị Thu Hương, Cục Trưởng Cục Văn hóa Cơ sở, phê phán là *“thiếu văn hóa”*. Vậy “Lon” vốn có sẳn tính văn hóa mà nay do dùng không đúng mà nó thiếu. Vì cách sử dụng làm thiếu văn hóa nên “Lon” bị Cục Trưởng Văn hóa lến án thêm là *“phản cảm, trái thuần phong mỹ tục”*. Sẵn đà, bà Cục trưởng còn phán tiếp theo *“trong tiếng Việt không có từ lon. Chưa kể bản thân chữ “lon” đặt cạnh ca... more »

Từ vụ bán cảng Quy Nhơn đến thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Unknown at TinHoaThinhDon - 7 hours ago
*Nguyễn Hồng Phúc * Theo VNTB *Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã ký văn bản với nội dung: Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Vinalines cổ phần hóa cảng Quy Nhơn theo phương thức: Vinalines nắm giữ 49% vốn điều lệ... Sau đó, ông tiếp tục ký công văn cho phép bán hết vốn của Vinalines tại cảng này.* Với chỉ đạo trên, theo nhận định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thì chỉ trong vòng chưa tới 2 năm, cảng Quy Nhơn từ tài sản Nhà nước đã về tay doanh nghiệp tư nhân. Quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn bị Thanh tra Chính phủ kết luận là có sai phạm. *Có thật là đã hớ giá?* Đọc tin tức trê... more »

Khởi tố Lê Thanh Thản: Chống tham nhũng hay thanh trừng nội bộ?

Unknown at TinHoaThinhDon - 7 hours ago
*Nguyễn Hiền * *Theo *VNTB *VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh. Ông Thản được tại ngoại trong quá trình điều tra.* 4 câu thơ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Ảnh: Mường Thanh. Theo quyết định phê chuẩn khởi tố bị can, ông Thản bị khởi tố về tội "Lừa dối khách hàng" theo quy định tại điều 198 bộ luật Hình sự 2015. Theo báo VNN, đây là tội ít nghiêm trọng nên người phạm tội này sau khi nhận tống đạt quyết định khởi tố bị can thì không bị tiến hành tạm giam và được tạ... more »

Kế hoạch vắt chanh bỏ vỏ sức lao động các cô giáo mầm non tại Đăk Lăk

Unknown at TinHoaThinhDon - 7 hours ago
*Kiều Phong * *Theo *VNTB *Mới đây, tỉnh Đăk Lăk có vụ huyện Easup muốn thay thế toàn bộ các giáo viên mầm non 9+3 bằng các giáo viên 12+2. Được biết hiện tại huyện Easup có rất nhiều giáo viên được đào tạo theo hệ này đang ký hợp đồng dài hạn trong các trường mầm non của huyện, nếu lần này họ bị từ chối hồ sơ coi như cơ hội làm việc của họ bị tước đoạt một cách tàn nhẫn!* 9+3 là các giáo viên học trung học 9 năm, sau đó học 3 năm trung cấp sư phạm mầm non. 12+2 là các giáo viên học trung học 12 năm, sau đó học 2 năm trung cấp sư phạm mầm non. Trao đổi với chúng tôi, thầy Đặng Đăn... more »

Biển Đông: Manila càng chập chờn, Bắc Kinh càng lấn lướt

Unknown at TinHoaThinhDon - 11 hours ago
*Mai Vân * *Theo *RFI [image: media] Ảnh minh họa : Dân Philippines biểu tình đốt cờ Trung Quốc ngày 17/06/2019 tại Manila để phản đối vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines - TED ALJIBE / AFP *Gần một tháng sau khi vụ việc xẩy ra, tuần duyên và cơ quan hàng hải Philippines mới đưa ra kết luận về vụ tàu cá Philippines ngày 09/06/2019 bị tàu Trung Quốc đâm chìm tại khu vực Bãi Cỏ Rong gần Trường Sa trên Biển Đông rồi bỏ đi, để mặc cho 22 ngư dân Philippines trong vòng nguy hiểm mà không hề cứu vớt.* Theo nội dung báo cáo đã được ba... more »

Thép Việt sẽ bị đánh thuế như thép Trung Quốc nếu không khai rõ nguồn nhiên liệu

Unknown at TinHoaThinhDon - 12 hours ago
*Theo *RFA [image: Bộ Thương Mại Hoa Kỳ(DOC) thông báo nâng mức thuế mới lên đến 456,23% đối với 2 mặt hàng thép nhập khẩu từ Việt Nam] Bộ Thương Mại Hoa Kỳ(DOC) thông báo nâng mức thuế mới lên đến 456,23% đối với 2 mặt hàng thép nhập khẩu từ Việt Nam - tuoitre.vn Doanh nghiệp Việt Nam không chứng nhận được thép cán nguội và tôn mạ xuất sang Hoa Kỳ sử dụng nguyên vật liệu từ nguồn nào sẽ bị áp mức thuế như với hàng Trung Quốc. Báo trong nước đưa tin. Theo đó, vào ngày 2/7/2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành quyết định sơ bộ trong vụ việc điều tra chống lẫn tránh thu... more »

Đơn khiếu nại tố cáo liên quan tranh chấp đất đai chiếm gần 96%

Unknown at TinHoaThinhDon - 12 hours ago
*Theo *RFA [image: Trụ sở ban tiếp công dân của Bộ Tài nguyên Môi trường tại Hà Nội.] Trụ sở ban tiếp công dân của Bộ Tài nguyên Môi trường tại Hà Nội. Bộ Tài Nguyên- Môi trường Việt Nam vào ngày 11 tháng 7 báo cáo kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong năm ngoái cho đến cuối tháng 5 vừa qua với đoàn Giám sát của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đại diện trình báo cáo theo đó nội dung đơn thư tập trung vào khiếu nại liên quan đất đai chiếm gần 96%. Theo báo cáo, toàn bộ nội dung khiếu nại công dân trình bày chủ yếu liên quan đến việc thu hồi, bồi... more »

Dân Thủ Thiêm: Nghị quyết bồi thường 'có hợp lòng dân'?

Unknown at TinHoaThinhDon - 12 hours ago
*Ben Ngô * *Theo *BBC [image: Thủ Thiêm] Ý kiến nói người dân Thủ Thiêm "đã chịu đựng và tổn thương suốt hơn 20 năm qua" *Người phụ nữ trong vụ "ném giày" nói với BBC rằng Hội đồng Nhân dân "chỉ có thể đại diện và giám sát chứ không thể thay thế người dân Thủ Thiêm" khi thông qua chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư.* Ý kiến này được đưa ra trong lúc có tin chính quyền TP Hồ Chí Minh sắp trình Hội đồng Nhân dân thông qua chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư cho người dân Thủ Thiêm. "Trong lúc chờ trung ương kết luận về Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố đã gặp người dân,... more »

TQ chưa đủ lực để cạnh tranh vị trí siêu cường quân sự của Mỹ

Sự thiếu hụt quân nhân trình độ cao khiến quân đội Trung Quốc không đủ người vận hành vũ khí hiện đại để thực hiện tham vọng tăng sức mạnh. Theo khảo sát năm 2010 cho thấy gần một nửa trong 2,3 triệu quân thường trực của nước này chỉ đạt trình độ trung học cơ sở, cùng gần 25% tốt nghiệp đại học.
Trung Quốc tăng cường mạnh mẽ tiềm lực quân sự
Nhờ kinh tế liên tục tăng trưởng từ khi cải cách, mở cửa bốn thập kỷ qua, ngân sách quốc phòng cũng tăng lên. Từ năm 1996, Trung Quốc tăng chi phí quân sự trung bình 11%/năm. Mấy năm gần đây, ngân sách quân sự của Trung Quốc tăng 7,6%.
Tổ chức quân đội Trung Quốc chuyển sang cơ bản giống mô hình quân đội Mỹ. Hệ thống chỉ huy gồm Quân ủy Trung ương, đứng đầu là Chủ tịch Quân ủy (cũng chính là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đảm nhiệm) có quyền chỉ huy tối cao và tuyệt đối, thông qua Bộ Tổng tham mưu liên hợp (như mô hình Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ) và các Bộ Tư lệnh liên hợp chiến khu, các Tổng bộ. Lãnh đạo Trung Quốc nắm toàn quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang. Quân đội Trung Quốc đặt công tác xây dựng chính trị, tư tưởng lên hàng đầu, chú trọng sáng tạo phát triển lý luận quân sự mới, loại bỏ quan niệm “một khẩu súng, một đôi chân, ba bát cơm, bốn quả lựu đạn”.
Lục quân chuyển từ “phòng ngự khu vực” sang cơ động liên khu vực và toàn cầu, nâng cao khả năng tác chiến liên chiến trường. Hải quân giữ nguyên ba hạm đội và một Sư đoàn thủy quân lục chiến, nhưng tăng lên ba chi đội hộ vệ khu trục cho mỗi hạm đội. Hải quân chuyển trọng tâm từ “phòng thủ ngoài khơi” sang kết hợp với “bảo vệ vùng biển mở”; tăng cường khả năng cơ động và tác chiến liên hợp trên biển. Không quân Trung Quốc chuyển trọng tâm từ phòng thủ lãnh thổ sang tiến công và phòng thủ. Quân chủng hỗ trợ chiến lượcđược thành lập, trên cơ sở sáp nhập Lực lượng pháo binh II (tên lửa chiến lược), bộ đội tác chiến điện tử (mạng) và bộ đội phát triển vũ khí chiến tranh không gian,3 tăng cường khả năng đánh đòn trả đũa hạt nhân, tiến công tầm trung và tầm xa.
Trung Quốc cũng cắt giảm quân số, tiến tới đưa tỉ lệ lục quân so với hải quân, không quân tiếp cận tỉ lệ 4/6 như các nước Mỹ, Anh, Pháp. Nét nổi bật là Trung Quốc cắt giảm quân số lục quân, nhưng tăng quân số hải quân, không quân và tên lửa chiến lược, tức tăng quân số ở các đơn vị được trang bị vũ khí công nghệ cao. Trung Quốc còn chú trọng đầu tư trang bị, hiện đại hóa, bổ sung trang bị mới, tăng cường đáng kể sức mạnh của quân đội. Ngoài lực lượng đã có, năm 2017, hải quân Trung Quốc có thêm 1 tàu sân bay, dẫn đầu công nghệ đẩy cho tàu ngầm. Tháng 3/2017, Trung Quốc bắt đầu đóng tàu đổ bộ tấn công loại lớn. Tháng 6/2017, Trung Quốc hạ thuỷ tàu chiến tân tiến nhất châu Á, tạo bước chuyển lớn trong quá trình hiện đại hóa trang bị hải quân.
Tại Thái Bình Dương, Trung Quốc hoàn tất bồi đắp đảo quy mô lớn trên 7 thực thể; nối liền các đảo nhân tạo, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng 3 đường băng dài 3.300 m, cho phép các máy bay chiến đấu hiện đại hạ cánh, biến chúng thành những “căn cứ dân sự - quân sự” nhằm tăng cường sự hiện diện lâu dài trên Biển Đông. Trung Quốc đạt được thỏa thuận xây dựng cảng nước sâu ở Campuchia, thời hạn sử dụng là 99 năm, cách Biển Đông vài trăm cây số, có thể trú đậu tàu thuyền có lượng giãn nước đến hàng vạn tấn; tuần dương hạm và tàu sân bay Trung Quốc có thể ghé cảng, từ đây nhanh chóng vươn ra Biển Đông hoặc vươn tới Ấn Độ Dương.
Ngoài Quân chủng Hải quân, Trung Quốc chú trọng xây dựng lực lượng Dân quân biển từ ngư dân, sử dụng tàu đánh cá để tập trận trong vùng tranh chấp. Ngư dân được huấn luyện quân sự, trợ cấp về nhiên liệu và đá trong các chuyến đánh bắt cá, có nhiệm vụ thu thập thông tin về các tàu nước ngoài đi qua Biển Đông, tham gia tìm kiếm cứu hộ, vận chuyển nguyên vật liệu để xây dựng, cải tạo đảo đá hay ngăn chặn tàu nước ngoài trong trường hợp hải quân không tiện can thiệp. Đây là chiến lược “đánh cá, bảo vệ, chiếm giữ và quản lý” - một phần trong chiến lược tổng thể nhằm làm chủ vùng Tây Thái Bình Dương.
Tại Ấn Độ Dương, Trung Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự trên đại dương này. Lần đầu tiên, Trung Quốc có căn cứ quân sự ở nước ngoài, trong chủ trương thiết lập chuỗi các căn cứ quân sự ven biển dọc các tuyến đường vận tải từ Trung Quốc sang châu Phi, Trung Đông. Căn cứ quân sự đầu tiên đặt tại Dijibouti, nối Biển Đỏ và Vịnh Aden, gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Phi và Ấn Độ Dương, đồng thời còn nhằm ngăn Mỹ hỗ trợ lực lượng cướp biển vùng Sừng châu Phi hoạt động trên tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng của Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Pakistan, Nepan, Srilanka, Myanmar và madiver, thực chất là nhằm mở rộng hoạt động ở Ấn Độ Dương và khống chế Ấn Độ.
Về không quân: Tháng 12/2016, Trung Quốc đưa vào biên chế máy bay chiến đấu tàng hình FC-3 thế hệ thứ 5, chấm dứt độc quyền của phương Tây sản xuất loại máy bay này. Tháng 3/2017 Trung Quốc đưa vào sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình loại mới nhất J-20, tương đương máy bay tàng hình F-35 của Mỹ.
Lực lượng tên lửa: Trung Quốc liên tục hiện đại hóa tên lửa, tăng cường khả năng răn đe chiến lược. Năm 2017, Trung Quốc đưa vào sử dụng tên lửa mới DF-31AG, cải tiến tên lửa phòng không tầm trung DF-16G với độ chính xác hơn. Năm 1996, Trung Quốc mới bắt đầu nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo thông thường, nhưng tiến bộ nhanh, đến năm 2015, Trung Quốc đã triển khai hơn 1.200 tên lửa đạn đạo (tầm bắn của tên lửa DF-21C bao phủ toàn bộ Đông Nam Á) với độ lệch mục tiêu chỉ vài mét. Tháng 2/2017, Trung Quốc đưa vào biên chế tên lửa đạn đạo có độ chính xác cao, có thể đặt trên các bệ phóng di động và tấn công tất cả tàu chiến, tàu ngầm, căn cứ không quân cách biên giới Trung Quốc 2.000 km, đe doạ các căn cứ quân sự của Mỹ đóng ở Nhật Bản, đe dọa Nhật Bản, Đài Loan, Philippines. Như vậy, khả năng giành quyền kiểm soát trên không, trên biển và mục tiêu tấn công tầm xa của Trung Quốc nâng lên rõ rệt, có thể phòng ngự biển gần hiệu quả.
Năng lực quốc phòng của Trung Quốc còn nhiều hạn chế
Giới chuyên gia cho rằng vũ khí của Trung Quốc hiện đại song sự cồng kềnh và lạc hậu cộng thêm việc thiếu kinh nghiệm chiến đấu trong quân đội Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Theo tờ Economist, chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc đã tăng 83% trong khoảng thời gian 2009-2018, nhanh hơn rất nhiều so với các cường quốc khác. Đây là một phần trong kế hoạch xây dựng một quân đội “đẳng cấp thế giới” của Trung Quốc trong vòng hơn một thập kỷ tới. Bên cạnh việc phát triển các loại vũ khí mới, quân đội Trung Quốc hướng tới tăng cường năng lực “hiệp đồng”. Theo Economist, đây là thuật ngữ vay mượn từ phương Tây, đề cập đến khả năng các lực lượng khác nhau, như lục quân, hải quân và không quân, có thể hợp tác trên chiến trường một cách nhanh chóng và liên tục. Theo đó, hình mẫu của Trung Quốc chính là Mỹ, quốc gia đã chia thế giới thành các bộ tư lệnh tác chiến. Các lực lượng không còn tranh cãi với nhau mà thay vào đó tất cả các binh sĩ, thủy thủ và phi công trong một khu vực nhất định, như vùng Vịnh hoặc Thái Bình Dương, sẽ nhận lệnh từ một sĩ quan duy nhất.
Trước đây, Trung Quốc có 7 quân khu. Chỉ huy lực lượng lục quân và hải quân báo cáo lên cơ quan đầu não theo ngành dọc mà hầu như không có sự phối hợp với nhau. Tháng 2/2016, Trung Quốc đã chia lại 7 quân khu thành 5 vùng tác chiến, mỗi vùng tác chiến nằm dưới sự chỉ đạo của một người duy nhất. Theo đó, Vùng tác chiến phía Đông có trụ sở tại Nam Kinh sẽ lo đối phó với Đài Loan và Nhật Bản; Vùng tác chiến phía Tây, trụ sở chính ở Thành Đô, sẽ đối phó với Ấn Độ; Vùng tác chiến phía Nam tại Quảng Châu sẽ phụ trách hướng Biển Đông. Ngoài ra, 2 bộ tư lệnh khác được thành lập vào năm 2015 cũng nhắm mục tiêu vào 2 điểm yếu khác nhau của Mỹ. Các lực lượng Mỹ phụ thuộc vào thông tin liên lạc thông qua các vệ tinh, mạng máy tính và các kênh công nghệ cao khác. Vì vậy, Trung Quốc đã thành lập Lực lượng hỗ trợ chiến lược để nhắm vào các hệ thống này.
Trong quá trình hiện đại hóa, quân đội Trung Quốc đã cắt giảm đáng kể lực lượng thường trực. Kể từ năm 2015, PLA đã cắt giảm 300.000 người, hầu hết trong số đó là lực lượng trên bộ, làm cho số sĩ quan chính thức của lực lượng lục quân giảm đi 1/3 và giảm từ 70% tổng lực lượng của PLA xuống còn chưa đến một nửa. Ngược lại, lực lượng lính thủy đánh bộ lại tăng gấp ba về quy mô. Các sĩ quan hải quân và không quân đã giành được nhiều vị trí cao hơn, trong đó có vị trí lãnh đạo của 2 vùng tác chiến. Điều này cho thấy PLA đang ưu tiên các vùng biển và vùng trời trên biển.
Sau khi cắt giảm lực lượng, quân đội Trung Quốc vẫn còn tới trên 2 triệu quân. Cho tới nay, việc kết hợp những loại vũ khí “viễn tưởng” với một lực lượng lỗi thời tiếp tục là một thách thức đối với quân đội Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc cải cách chưa hẳn đã giúp quân đội Trung Quốc trở nên “thiện chiến” hơn. Lý do lớn nhất là thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế bởi trong 4 thập kỷ qua, PLA đã không tham chiến. Trung Quốc đang cố gắng “lấp chỗ trống” này bằng cách tăng cường khả năng tác chiến hiệp đồng, trong đó có các hoạt động thử nghiệm bên ngoài biên giới như những chuyến bay của máy bay ném bom nhằm nâng cao năng lực phối hợp giữa lực lượng không quân và hải quân. Tuy nhiên, Economist cho rằng quân đội Trung Quốc có thể vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến phức tạp. Ở Mỹ, sự thăng tiến phụ thuộc vào khả năng của các sĩ quan trong việc phối hợp công tác với các lực lượng khác. Các sĩ quan Trung Quốc thường dành cả đời làm việc trong một lực lượng, một khu vực và thậm chí là làm cùng một công việc.
Trung Quốc thiệt hại nặng vì vội vàng quân sự hóa Biển Đông
Giới chuyên gia nhận định Bắc Kinh đang phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm ngăn chặn sự xuống cấp của trang thiết bị vũ khí khi triển khai tới các đảo, đá đang chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc đang loay hoay tìm kiếm một lớp phủ vật liệu mới cho các vũ khí và công trình xây dựng trái phép trên các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, các khẩu pháo không thể sử dụng được nữa chỉ sau 3 tháng vì bị ăn mòn, rỉ sét, trong khi đó, radar và hệ thống phóng tên lửa, hạ tầng và đường băng sân bay, đường ống, thậm chí cả phần nền mà Trung Quốc sử dụng để xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở Biển Đông đều có nguy cơ bị hủy hoại nhanh chóng.
Giáo sư Hu Qigao, Đại học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ở tỉnh Hồ Nam nhận định các công trình trên đảo nhân tạo phi pháp ở Biển đông hoàn thành trong giai đoạn năm 2013-2015 đã bắt đầu có vấn đề. Vì những lý do lịch sử, Trung Quốc đã không nghiên cứu đầy đủ môi trường tự nhiên ở Biển Đông cũng như tác động của nó đến các cấu trúc kỹ thuật trên những đảo đá. Theo Giáo sư Hu Qigao, các thách thức được nêu ra bao gồm nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, sương mù, nông độ muối trong không khí và bức xạ nhiệt lớn. Việc các khí tài quân sự và vật liệu xuống cấp nhanh chóng là điều khiến quân đội Trung Quốc bất ngờ. Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị tan ra sau chưa đầy 3 năm và các trang bị kim loại bị hỏng sau khoảng 1 năm do ăn mòn. Sự ăn mòn nhanh chóng không chỉ tác động nghiêm trọng đến hoạt động mà còn làm gia tăng đáng kể chi phí vận hành, bảo trì.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá rỉ sét khí tài là vấn đề lớn đối với quân đội các nước trên thế giới. Mỹ đã chi tới 21 tỷ USD/năm để đối phó với tình trạng rỉ sét trên các chiến đấu cơ, tàu chiến, tên lửa và vũ khí hạt nhân. Số liệu của quân đội Trung Quốc không được công bố, nhưng Viện khoa học Trung Quốc (CAS) năm 2017 nói hiện tượng ăn mòn đã tiêu tốn của Trung Quốc khoảng 300 tỉ USD vào năm 2014, tương đương 3% GDP. Để bảo vệ các khí tài, quân đội Trung Quốc đã lên kế hoạch phủ một lớp bảo vệ graphene. Đây là vật liệu siêu mỏng, có độ dày chỉ bằng một nguyên tử nhưng lại cứng hơn thép gấp 100 lần.
Nhân sự là yếu tố tác động lớn đến năng lực quốc phòng của Trung Quốc
Theo đánh giá, sự thiếu hụt quân nhân trình độ cao khiến quân đội Trung Quốc không đủ người vận hành vũ khí hiện đại để thực hiện tham vọng tăng sức mạnh. Quân đội Trung Quốc không công bố thông tin chi tiết về binh sĩ. Tuy nhiên, khảo sát năm 2010 cho thấy gần một nửa trong 2,3 triệu quân thường trực của nước này chỉ đạt trình độ trung học cơ sở, cùng gần 25% tốt nghiệp đại học. Trong khi đó, thống kê năm 2008 của Tổ chức Heritage cho thấy gần như toàn bộ lính Mỹ đạt trình độ tối thiểu là trung học phổ thông. Tình trạng học vấn thấp được phản ánh trong một bản tin của PLA Daily, cơ quan ngôn luận quân đội Trung Quốc, hồi tháng 8/2018. Theo đó, trong 15 sĩ quan chỉ huy tại một đơn vị điểm của nước này, chỉ có hai người tốt nghiệp đại học, còn lại chỉ đạt trình độ cấp hai và cấp ba.
Timothy Heath, nhà nghiên cứu quốc phòng thuộc tổ chức RAND có trụ sở tại Mỹ, cho rằng thách thức lớn nhất với Bắc Kinh hiện nay là nguồn nhân lực có trình độ cao, được huấn luyện kỹ lưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu trong chiến tranh hiện đại. Theo Timothy Heath, việc quân đội Trung Quốc theo đuổi hình thức tác chiến hiệp đồng liên quân chủng đòi hỏi binh sĩ nắm rõ sức mạnh của từng lực lượng, cũng như tính năng vũ khí trang bị. Việc thiếu hụt nhân lực có trình độ cao sẽ khiến mục tiêu này không thể hoàn thành. Cùng quan điểm trên, Bates Gill, chuyên gia quốc phòng ở đại học Macquarie tại Australia, cho rằng trình độ giáo dục là trở ngại then chốt trong tham vọng hiện đại hóa quân đội của ông Tập Cận Bình. Quân đội Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào các vũ khí hiện đại, nhất là trên mặt trận điện tử và không gian. Tất cả đều đòi hỏi nhân lực chất lượng cao.
Trong khi đó, một cựu chỉ huy giấu tên trong quân đội Trung Quốc thừa nhận đây là vấn đề khiến Bắc Kinh lo ngại. Theo quan chức trên, tiêu chuẩn binh sĩ đã cải thiện trong những năm gần đây, nhưng Trung Quốc vẫn bị các nước tiên tiến bỏ xa. Trình độ giáo dục thấp đã dẫn tới tình trạng này.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nhận ra sự thiếu hụt binh sĩ có học vấn và đang tìm cách giải quyết như tăng cường nỗ lực tuyển quân có trình độ đại học từ năm 2001, nhưng chưa đạt được nhiều thành công. Tới năm 2014, gần 150.000 trong số 400.000 tân binh Trung Quốc là sinh viên hoặc cử nhân, nhưng việc giữ chân họ phục vụ lâu dài trong lực lượng vũ trang vẫn là thử thách lớn. Ngoài ra, hệ thống đào tạo đặt nặng về lý thuyết và giáo dục chính trị của PLA cũng là một rào cản trong quá trình hiện đại hóa và huấn luyện sát thực tế chiến đấu.

Powered by Blogger.