Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 11/07/2019

Thursday, July 11, 2019 3:53:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 11/07/2019

Trump dọa tăng chế tài ‘đáng kể’ đối với Iran

Tổng thống Donald Trump hôm 10/7 cảnh báo các chế tài của Mỹ đối với Iran sẽ sớm được tăng cường “đáng kể,” trong khi cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hiệp quốc tổ chức một cuộc họp khẩn cấp theo yêu cầu của Washington để xem xét việc Tehran vi phạm thỏa thuận.
Ông Trump cũng cáo buộc Iran bí mật tinh chế uranium trong một thời gian dài nhưng không cung cấp bằng chứng nào.
Iran nói sau cuộc họp 35 quốc gia ở Vienna rằng họ không có gì để che giấu. Các thanh sát viên của Liên hiệp quốc không phát hiện bất cứ hoạt động tinh chế bí mật nào của Iran kể từ rất lâu trước khi Iran đạt thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc thế giới vào năm 2015.
Washington đã sử dụng phiên họp của Ban Quản trị Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế để cáo buộc Iran hăm dọa sau khi Iran vượt quá giới hạn của thỏa thuận về mức độ tinh chế trong tuần qua, trong khi vẫn đề nghị đàm phán với Tehran.
Iran nói hành động của họ là phản hồi trước các chế tài kinh tế khắc nghiệt của Mỹ đối với Tehran kể từ khi ông Trump rút Washington ra khỏi thỏa thuận hạt nhân từ năm ngoái. Iran nói tất cả các bước của họ đều có thể đảo ngược nếu Washington quay trở lại thỏa thuận.
“Iran lâu nay vẫn bí mật ‘tinh chế,’ vi phạm hoàn toàn thỏa thuận tồi tệ trị giá 150 tỉ đôla mà John Kerry và chính quyền Obama đạt được,” ông Trump Trump nói trên Twitter.
“Hãy nhớ rằng, thỏa thuận đó lẽ ra hết hạn trong một vài năm thôi. Chế tài sẽ sớm được gia tăng, một cách đáng kể!”
Kazim Gharib Abadi, đại sứ Iran tại Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA), nói với các phóng viên sau cáo buộc của ông Trump, rằng tất cả các hoạt động hạt nhân của Tehran đang được các thanh sát viên của IAEA săm soi.
“Chúng tôi không có gì để che giấu,” ông nói sau khi cuộc họp IAEA kết thúc mà không có hành động nào chống lại Iran.
Ông Abadi cho biết trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo của Đức đăng trước đó trong ngày rằng Tehran có ý định bảo toàn thỏa thuận hạt nhân nếu tất cả các bên còn lại tôn trọng cam kết của họ theo thỏa thuận.
Reuters cho biết cáo buộc của ông Trump về chuyện Iran bí mật tinh chế uranium gặp phải sự chế giễu của các nhà ngoại giao theo dõi hoạt động của IAEA.
Thỏa thuận năm 2015 được thiết kế để kéo dài thời gian mà Iran cần để sản xuất đủ nguyên liệu phân hạch cho vũ khí hạt nhân, nếu họ chọn làm như vậy, từ khoảng 2-3 tháng lên tới một năm. Iran đã nhiều lần phủ nhận mọi ý định chế tạo bom nguyên tử.
Chính quyền Trump nói rằng họ sẵn sàng đàm phán với Iran để đạt một thỏa thuận sâu rộng hơn về các vấn đề hạt nhân và an ninh. Iran ra điều kiện tiên quyết để đàm phán là trước tiên họ phải được xuất khẩu dầu ngang với mức trước khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận.
Căng thẳng giữa Washington và Tehran đã leo thang, đỉnh điểm là việc ông Trump định không kích Iran vào tháng trước nhưng bất ngờ hủy bỏ ý định vào phút chót.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-doa-tang-che-tai-dang-ke-doi-voi-iran/4995108.html

Cuộc họp của IAEA

không mang lại kết quả cho Hoa Kỳ

Tin từ GENEVA, Thụy Sĩ — Vào hôm thứ Năm (11/7), đại sứ Iran tại Liên Hiệp Quốc cho biết cuộc họp khẩn cấp của Cơ Quan Giám Sát Nguyên Tử (IAEA) của Liên Hiệp Quốc vào hôm thứ Tư (10/7), được tổ chức theo yêu cầu của Washington để xem xét hành vi vi phạm thỏa thuận nguyên tử của Tehran, đã không tạo ra được bất kỳ kết quả nào cho Hoa Kỳ.
Washington đã sử dụng phiên họp của Hội đồng Giám Sát Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) để cáo buộc Iran về hành vi tống tiền, sau khi họ vượt qua giới hạn của thỏa thuận về mức độ làm giàu trong tuần qua, trong khi vẫn đề nghị đàm phán với Tehran.
Iran cho biết họ đang phản ứng với các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt của Hoa Kỳ đối với Tehran, kể từ khi tổng thống Donald Trump rút Washington ra khỏi thỏa thuận nguyên tử năm 2018. Iran cho biết g tất cả các hành động của họ đều có thể đảo ngược, nếu Washington quay trở lại thỏa thuận. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cuoc-hop-cua-iaea-khong-mang-lai-ket-qua-cho-hoa-ky/

‘Tự do’ sẽ giúp Mỹ thắng TQ

trong cuộc đua công nghệ 5G

Cơ cấu doanh nghiệp có tính tự do của Mỹ sẽ chiếm ưu thế so với Trung Quốc trong cuộc đua giành thị phần toàn cầu đối với công nghệ viễn thông 5G.
Đây là nhận định của các quan chức quốc phòng và thương mại Hoa Kỳ tại một hội nghị thường niên hôm thứ Tư (10/7) về kiểm soát xuất khẩu do Cục Công nghiệp và Bộ An ninh (BIS) Mỹ tổ chức, theo SCMP.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện Bộ Thương mại nói rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ khuyến khích các công ty công nghệ của Mỹ hợp tác nhiều hơn với các công ty của Nhật Bản, Mexico, Ấn Độ và châu Âu để phát triển và sản xuất thiết bị 5G, bù đắp cơ hội hợp tác đã bị đánh mất trong thời gian các nhà sản xuất Hoa Kỳ cố gắng mở rộng ở thị trường Trung Quốc, nơi họ bị Bắc Kinh ‘ép’ chuyển giao công nghệ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29237-tu-do-se-giup-my-thang-tq-trong-cuoc-dua-cong-nghe-5g.html

Một quan chức ngoại giao Mỹ bị bỏ tù

vì nhận tiền của tình báo TQ

Nhà ngoại giao Mỹ Candace Marie Claiborne hôm 9.7 đã bị kết án 40 tháng tù với số tiền phạt 40.000 USD do khai man với các nhà điều tra số tiền đã nhận được từ tình báo Trung Quốc để trao đổi tài liệu của Mỹ.
Nhà ngoại giao Mỹ Candace Marie Claiborne hôm 9.7 đã bị kết án 40 tháng tù với số tiền phạt 40.000 USD do khai man với các nhà điều tra số tiền đã nhận được từ tình báo Trung Quốc để trao đổi tài liệu của Mỹ.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết bà Claiborne đã thừa nhận tội danh âm mưu lừa gạt chính phủ Mỹ trong nhiều vụ án cấp cao liên quan tới việc điệp viên Bắc Kinh chiêu mộ quan chức Mỹ nhằm thu thập thông tin tình báo tuyệt mật.
Theo cáo trạng, Candace Marie Claiborne, 63 tuổi, một chuyên gia quản lý văn phòng của Bộ Ngoại giao Mỹ có trụ sở tại Bắc Kinh và Thượng Hải, đã bắt đầu hợp tác với hai nhân viên tình báo của Bộ An ninh Trung Quốc kể từ năm 2007.
Theo đó, các quan chức tình báo Trung Quốc đã đưa bà “hàng chục nghìn USD” tiền mặt và quà tặng để đối lấy các tài liệu và thông tin về hoạt động của Bộ Ngoại giao Mỹ. Claiborne bị bắt hai năm trước, sau một cuộc điều tra, nhưng bà đã không bị buộc tội gián điệp.
Với tội danh trên, bà Calaiborne đã bị kết án 40 tháng tù với số tiền phạt 40.000 USD.
Ông John Selleck, trợ lý Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết: “Bà Claiborne có quyền tiếp cận thông tin đặc quyền với tư cách là một nhân viên chính phủ Mỹ nhưng bà ấy đã lạm dụng sự lòng tin đó và gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia”.
“Việc nhằm mục tiêu vào những người nắm giữ tin tức an ninh Mỹ của tình báo Trung Quốc là mối đe dọa thường trực mà chúng tôi phải đối mặt và bản án hôm nay cho thấy những người phản bội lòng tin của người dân Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành động của họ”, ông John nói thêm.
Trước đó vào tháng 5, cựu nhân viên Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Kevin Mallory, 62 tuổi, cũng đã bị kết án 20 năm tù về tội làm gián điệp cho Trung Quốc.
Đáng chú ý, cựu sĩ quan CIA Jerry Chun Shing Lee cũng nhận tội làm gián điệp cho Bắc Kinh và có thể đối mặt với án chung thân. Bị bắt vào tháng 1.2018, ông Lee (54 tuổi) bị nghi ngờ đã cung cấp cho Bắc Kinh thông tin cần thiết để phá một mạng lưới cung cấp thông tin của CIA tại Trung Quốc từ năm 2010 đến 2012.
Giám đốc FBI Christopher Wray sau đó đã cho biết Trung Quốc là “mối đe dọa lớn, nghiêm trọng và thách thức nhất mà Mỹ phải đối mặt”, ám chỉ các hoạt động gián điệp của Bắc Kinh có ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh quốc gia của Mỹ.
Ông Wray nói rằng Bắc Kinh đang có mục tiêu thế chân vị trí số 1 của Mỹ, vì vậy họ dường như đang “chạy đua” ở nhiều lĩnh vực từ giáo dục, nghiên cứu và phát triển, nông nghiệp cho tới các ngành công nghệ cao. Ông cũng nhận định Trung Quốc sẽ là mối đe dọa lâu dài tới Mỹ trong tương lai.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29272-mot-quan-chuc-ngoai-giao-my-bi-bo-tu-vi-nhan-tien-cua-tinh-bao-tq.html

Số trẻ di dân bị giữ ở biên giới Mỹ sụt giảm

Nhà chức trách di trú Hoa Kỳ giam giữ khoảng 200 trẻ em không có người đi cùng tại các địa điểm dọc biên giới tây nam tính đến ngày 10/7, tức là giảm từ hơn 2.500 em vào tháng Năm trong khi ngân khoản gia tăng cho phép cơ quan y tế của Mỹ tiếp quản quyền chăm lo cho các em.
Con số vừa kể được báo cáo bởi một quan chức cao cấp của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ sau hai cuộc kiểm tra nội bộ gần đây của chính phủ cho thấy tình trạng quá tải và bẩn thỉu trong những nơi giam giữ di dân vốn khơi lên tranh luận về chính sách di trú cứng rắn của Tổng thống Donald Trump.
Hầu hết tất cả trẻ em không có người đi cùng bị cảnh sát biên phòng bắt giữ đang được chuyển sang cho các quan chức của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ trong vòng 72 giờ sau khi bị bắt, quan chức này nói với các phóng viên trong một cuộc nói chuyện qua điện thoại, phát biểu với điều kiện không nêu tên.
Chỉ trích đã gia tăng sau khi các thanh tra chính phủ và luật sư di trú tìm thấy bằng chứng cho thấy trẻ em đang bị giam giữ quá thời hạn hợp pháp tại các cơ sở biên giới không được trang bị để câu lưu trẻ em.
Đông đảo các gia đình và trẻ em đi một mình từ Trung Mỹ – nhiều người đang xin tị nạn ở Mỹ – đã khiến nhà chức trách di trú bị quá tải trong khi chính quyền Trump đang nỗ lực hạn chế di trú hợp pháp và bất hợp pháp.
Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, Mỹ đã giam giữ khoảng 2.500 đến 2.700 trẻ em bị bắt sau khi tự mình vượt qua biên giới hoặc bị tách khỏi những người lớn không phải là cha mẹ, quan chức này nói.
Quốc hội Mỹ vào tháng 6 đã chấp thuận dự luật tài trợ bổ sung khẩn cấp trị giá 4,5 tỉ đôla nhằm cải thiện các điều kiện tại các cơ sở giam giữ ở biên giới, bao gồm 2,88 tỉ đôla cho Bộ Y tế cung cấp nơi ở và chăm sóc cho trẻ em không có người đi cùng.
https://www.voatiengviet.com/a/so-tre-di-dan-bi-giu-o-bien-gioi-my-sut-giam/4995113.html

Trung Quốc bị chỉ trích tại LHQ

vì giam giữ người Uighur

Gần hai chục quốc gia kêu gọi Trung Quốc ngừng giam giữ hàng loạt người Uighur ở khu vực Tân Cương. Đây là hành động tập thể đầu tiên về vấn đề này tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, Reuters đưa tin dẫn nguồn từ các nhà ngoại giao và một bức thư mà họ đã xem qua.
Các chuyên gia Liên hiệp quốc và giới hoạt động tố cáo ít nhất 1 triệu người Uighur và những người Hồi giáo khác đang bị nhốt trong các trại giam giữ ở khu vực phía tây hẻo lánh. Trung Quốc mô tả những nơi này là các trung tâm dạy nghề giúp tiêu trừ chủ nghĩa cực đoan và cung cấp cho mọi người những kĩ năng mới.
Theo Reuters, bức thư kêu gọi “trước nay chưa từng có” đề ngày 8 tháng 7 này gửi cho chủ tịch của diễn đàn với chữ kí của đại sứ 22 nước. Úc, Canada và Nhật Bản nằm trong số đó, cùng với các quốc gia Châu Âu bao gồm Anh, Pháp, Đức và Thụy Sĩ, nhưng không có Mỹ vì Mỹ đã rời bỏ diễn đàn một năm trước.
Đây chưa phải là một tuyên bố chính thức được đọc tại Hội đồng hoặc một nghị quyết được đệ trình để biểu quyết, như các nhà hoạt động mong đợi. Nguyên do là vì các chính phủ lo ngại Trung Quốc có thể phản ứng mạnh về chính trị và kinh tế, Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao nói.
Bức thư bày tỏ quan ngại trước tin tức về việc giam giữ bất hợp pháp tại “các nơi giam giữ quy mô lớn, cũng như sự giám sát và những hạn chế rộng lớn, đặc biệt nhắm vào người Uighur và các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương.
Bức thư nêu rõ Trung Quốc, với tư cách là thành viên của diễn đàn gồm nước 47 thành viên, có nghĩa vụ duy trì các tiêu chuẩn cao nhất.
Bức thư kêu gọi Trung Quốc cho phép các chuyên gia độc lập quốc tế, bao gồm Trưởng Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc Michelle Bachelet được tiếp cận Tân Cương một cách “có ý nghĩa.”
Đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc ở Geneva hồi tháng trước nói rằng ông hi vọng bà Bachelet sẽ nhận lời mời đến thăm. Một phát ngôn viên của Liên hiệp quốc cho biết vào thời điểm đó, chuyến đi, bao gồm cả việc “tiếp cận đầy đủ Tân Cương” đang được thảo luận.
Các nhà ngoại giao cho Reuters biết không có phái đoàn phương Tây nào sẵn lòng đi đầu và để lộ mình là “người cầm đầu” thông qua một tuyên bố chung hoặc nghị quyết. Phái đoàn của Trung Quốc “điên tiết” về bức thư này và đang soạn thảo một bức thư riêng, một nhà ngoại giao cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-bi-chi-trich-tai-lien-hiep-quoc-vi-giam-giu-nguoi-uighur/4995100.html

Cao ủy Nhân Quyền LHQ tố cáo

Miến Điện tiếp tục đàn áp người Rohingya

Trọng Thành
Tình trạng người Rohingya Miến Điện tiếp tục tồi tệ. Hôm qua, 10/07/2019, trong kỳ họp thứ 41 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève, phủ cao ủy Nhân Quyền đã cập nhật tình hình người Rohingya tại bang Rakhine và tại các trại tị nạn ở Bangladesh.
Nếu như đời sống của người tị nạn tại Cox’s Bazar, Bangladesh, được ghi nhận nhìn chung bảo đảm, thì triển vọng hồi hương của cộng đồng Rohingya gần như là vô vọng. Trong thời gian gần đây lại xảy ra thêm nhiều bạo lực nhắm vào người Ronhingya còn ở lại trong nước. Chính quyền Miến Điện bị tố cáo không thực tâm tạo điều kiện để người tị nạn trở về như cam kết.
Thông tín viên Jérémy Lanche tường trình từ Genève :
« Làng mạc bị đốt phá, người bị bắt đi biệt tích, hãm hiếp… Liên Hiệp Quốc lo ngại về mức độ bạo lực kéo dài tại bang Rakhine. Khoảng 126.000 người Rohingya phải bỏ nhà đi tị nạn trong nước. Đối với họ, cũng như đối với hơn 700.000 người chạy sang Bangladesh, dường như không thể hồi hương. Phó Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, Kate Gilmore, tố cáo một thủ đoạn của chính quyền Miến Điện :
‘‘Tại tiểu bang Rakhine, nhân viên chính quyền đến từng nhà một để cập nhật danh sách thành viên các hộ gia đình. Họ sẽ gạch tên những người không có mặt ở nhà. Đối với nhiều người Rohingya, danh sách này là tài liệu chính thức duy nhất chứng minh quyền sở hữu hay gốc gác xuất thân của họ. Không có bằng chứng này, đối với người tị nạn, không thể có chuyện được trở về Miến Điện’’.
Đối với những người Rohingya nào vẫn ở lại bản quán, tình trạng cũng rất mong manh. Chính quyền Miến Điện buộc họ phải làm chứng minh thư. Có điều là họ sẽ phải đăng ký là người Bangladesh, chứ không được khai là người Rohingya. Người Rohingya cũng phải thông báo ngày nhập cảnh vào lãnh thổ Miến Điện, cho dù trên thực tế họ sinh ra trên đất Miến Điện. Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền Miến Điện chấm dứt chính sách này và công nhận những người thuộc cộng đồng thiểu số Hồi Giáo Rohingya là công dân Miến Điện ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190711-cao-uy-nhan-quyen-lhq-to-cao-mien-dien-tiep-tuc-dan-ap-nguoi-rohingya

Ứng viên chủ tịch Ủy Ban Châu Âu

kêu gọi tân Nghị Viện ủng hộ

Trọng Thành
Nguyên thủ và thủ tướng của tất cả các thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã đạt được thỏa hiệp về ứng cử viên vào chức chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, sau nhiều tuần đàm phán cam go. Thế nhưng chưa có gì bảo đảm là bà Ursula von der Leyen, bộ trưởng Quốc Phòng Đức, sẽ được tân Nghị Viện Châu Âu chấp thuận trong phiên bỏ phiếu tuần tới. Hôm qua, 10/07/2019, tại Nghị Viện Châu Âu, ở Bruxelles, Bỉ, ứng cử viên Ursula von der Leyen đăng đàn phát biểu nhằm vận động sự ủng hộ của các dân biểu.
Thông tín viên Pierre Benazet tường trình từ Bruxelles :
« Tiếp theo Đảng Nhân Dân Châu Âu (PPE), đảng bảo thủ mà ứng cử viên vào chức chủ tịch Uỷ Ban Châu Âu là thành viên, hôm nay, bà Ursula von der Leyen cũng có cuộc gặp ba đảng phái lớn nhất trong Nghị Viện : đảng Xã Hội Dân Chủ, đảng cánh trung Renew Europe và đảng Xanh. Bộ trưởng Quốc Phòng Đức cần được sự ủng hộ rộng rãi của cả ba nhóm chính trị nói trên để hy vọng có được một đa số, bởi ứng cử viên này không dám chắc có được sự ủng hộ của toàn bộ các nghị sĩ đảng PPE hay không.
Ví dụ, nhiều nghị sĩ phàn nàn là chính phủ các nước thành viên Liên Âu đã không chỉ định bất cử ứng cử viên nào, trong số những người đứng đầu danh sách các đảng phái tranh cử vào Nghị Viện hồi tháng 5. Do vậy, ứng cử viên Ursula von der Leyen phải đưa ra được các bảo đảm khiến các dân biểu Nghị Viện Châu Âu tin tưởng vào các cam kết vì Liên Hiệp của bà. Ứng cử viên vào chức chủ tịch Ủy Ban Châu Âu tuyên bố : ‘‘Tôi đang ở đây tại Nghị Viện Châu Âu, trái tim của nền dâu chủ châu Âu, bản thân tôi là một người tận tâm vì châu Âu, hoàn toàn tin tưởng vào sự thống nhất của châu Âu’’.
Ứng cử viên Ursula von der Leyen cũng cho biết các mục tiêu đầy tham vọng của bà về Khí hậu, về quản lý dòng người nhập cư, về một châu Âu mang tính xã hội nhiều hơn, và thậm chí có thể dời lại ngày Brexit, để đạt được một thỏa thuận với Luân Đôn.
Tuy nhiên, trong số các nghị sĩ tham dự vào buổi thuyết trình này, một số người cho biết ít được thuyết phục. Đảng Xanh dự kiến sẽ bỏ phiếu chống, đảng cánh trung dường như bị phân hóa, trong lúc đảng Xã Hội Dân Chủ sẽ chỉ bày tỏ lập trường vào tuần tới.
Trong tình trạng kết quả bầu cử không chắc chắn, có thể phải dời lại cuộc bỏ phiếu tại Strasbourg dự kiến vào tuần tới. Kịch bản này không phải là chưa từng có tiền lệ. Năm 2004, ứng cử viên Jose-Manuel Barroso, được chỉ định từ tháng 6, nhưng chỉ chính thức nhậm chức vào tháng 11 ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190711-ung-vien-chu-tich-uy-ban-chau-au-dang-dan-keu-goi-tan-nghi-vien-ung-ho

Lãnh đạo BBC nói:

‘Tấn công vào sự thật là đánh vào nền dân chủ’

Tổng Giám đốc BBC cảnh báo rằng thế giới đang đối mặt với “cuộc tấn công lớn nhất vào sự thật kể từ những năm 1930″.
Phát biểu tại Hội nghị Toàn cầu về Tự do Truyền thông ở London vào tuần này, Lord Tony Hall nói:
“Cuộc tấn công vào sự thật là một cuộc tấn công vào nền dân chủ.”
Ông đã so sánh sự lan truyền tin giả với chiến dịch tuyên truyền được sử dụng bởi đảng Đức Quốc xã trong giai đoạn chuẩn bị diễn ra Thế chiến Hai.
Anh cấm RT và Sputnik dự hội nghị tự do báo chí
TQ đổ tội cho phương Tây về biểu tình Hong Kong
TQ khóa tài khoản WeChat của phóng viên BBC
“Tất cả những người tin vào tính chính trực của tin tức phải làm việc cùng nhau để xoay chuyển tình thế,” ông nói.
Lord Hall nói thêm rằng BBC có vai trò trong việc chống lại tin giả và thực trạng trấn áp báo chí trên toàn thế giới. “Chúng tôi sẵn sàng làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy tự do ngôn luận trên toàn thế giới,” ông nói.
Ông nói tại hội nghị:
“Chúng tôi cần tái khẳng định các nguyên tắc cốt lõi của báo chí có chất lượng hơn lúc nào hết. Trong một đại dương của tin giả và cách đưa tin thiên vị, chúng tôi cần đảm bảo đưa tin độc lập và bất thiên vị mà không phải sợ hay chiều lòng ai.”
Ông nói thêm: “Tôi luôn xác định rằng chúng tôi sử dụng khả năng tiếp cận độc đáo và tiếng nói đáng tin cậy đó để dẫn đường – để tạo ra một liên minh toàn cầu về sự toàn vẹn của tin tức.”
Cũng trong thảo luận tại hội nghị còn có Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt và luật sư nhân quyền Amal Clooney, người bào chữa cho ông Julian Assange, nhà sáng lập trang WikiLeaks.
Bà Clooney nói: “Cuộc khủng hoảng truyền thông hiện nay liên quan đến cả việc im lặng trước sự thật và sự khuếch đại thông tin sai lệch đến những cấp độ mà chúng ta chưa từng thấy từ trước tới nay.
“Tôi tin rằng cách thế giới phản hồi với cuộc khủng hoảng này sẽ xác định thế hệ chúng ta và xác định xem liệu nền dân chủ có thể tồn tại hay không.”
Tháng trước, nhóm luật sư của Julian Assange gọi trường hợp Hoa Kỳ dẫn độ ông là “một cuộc tấn công thái quá và toàn diện về quyền báo chí” sau khi một tòa ra lệnh cho ông ta phải đối mặt với một phiên xử dẫn độ được lên lịch vào năm sau.
Được biết hai hãng tin của Nga là RT và Sputnik bị Anh cấm dự hội nghị về tự do báo chí ’Global Conference for Media Freedom, London 2019′ diễn ra trong hai ngày 10-11/7, vì đã đóng “vai trò tích cực trong việc cố tình truyền bá thông tin sai”, theo Bộ Ngoại giao Anh.
Cả RT và Sputnik đều được chính phủ Nga hậu thuẫn và cấp ngân khoản.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48954753

Anh- Iran và căng thẳng vụ ‘chặn bắt’

các tàu dầu của nhau

Căng thẳng giữa London và Tehran lên cao vì sự cố Iran định chặn bắt một tàu chở dầu của Anh đi qua Vịnh Oman sau vụ Anh bắt giữ tàu Grace 1 của Iran ở Gibraltar.
Mỹ cáo buộc Iran tấn công tàu chở dầu ở Vịnh Oman
TQ tức giận vì tàu Canada qua Eo biển Đài Loan
Tàu chiến Nga đi qua Anh quốc
Bộ Quốc phòng Anh hôm 11/07 cho hay các thuyền cao tốc của Iran tiến tới gần một tàu chở dầu của Anh do hãng BP làm chủ ở vùng Vịnh Ba Tư nhưng bị chiến hạm HMS Montrose của Anh đuổi đi.
Tàu chiến Anh đã đi thẳng vào khoảng biển giữa tàu chở dầu British Heritage và ba thuyền vũ trang mà Anh nói là do Vệ binh Cộng hòa Hồi giáo Iran chỉ huy.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Anh cho hay phía Iran “đã có hành động trái luật quốc tế”.
Iran từng công khai dọa Anh sau khi chính phủ Gibraltar, lãnh thổ hải ngoại của Anh ở EU, bắt giữ tàu dầu Grace 1 của Iran vào tuần trước.
Tuy thế, trong vụ việc này phía Iran bác bỏ cáo buộc là họ định cầm giữ tàu dầu của Anh.
Vụ bắt tàu Grace 1 ở Gibraltar
Phía Anh hỗ trợ Gibraltar trong việc này và cho rằng chiếc tàu Iran đã “chở dầu đến Syria, vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc”.
Hình ảnh từ GoogleMap đến hôm 10/07 cho thấy chiếc Grace 1 phải bỏ neo ngoài khơi Gibraltar cách bờ chừng 3 km, trong khi cảnh sát Gibraltar “điều tra vụ việc”.
Quan hệ Anh- Iran ngày càng căng thẳng từ sau khi London nói Tehran “gần như chắc chắn” phải chịu trách nhiệm cho hai vụ tấn công tàu chở dầu quốc tế qua Eo biển Hormuz trong tháng 6.
Xem lại: TQ phô trương hải quân ở Biển Đông
Ngư lôi Yu-6 từ tàu ngầm TQ dạt vào Phú Yên?
Hạm đội Nam Hải ‘cực kỳ nguy hiểm’ cho VN
Tàu Kokuka Courageous của Nhật Bản bị cháy và tàu Front Altair thuộc sở hữu của một công ty Na Uy bị trúng ngư lôi khi đi qua vùng biển này.
Phía Na Uy cho hay tàu dầu 75 nghìn tấn Front Altair đã bị “tấn công” và có tới ba vụ nổ trên tàu.
Thế nhưng cũng không biết rõ ai đó bắn ngư lôi vào chiếc tàu hay gây ra cuộc tấn công bằng mìn.
Trong cả hai vụ việc, thủy thủ đoàn được cứu thoát nhưng không ai nhận trách nhiệm gây ra hỏa hoạn và các vụ nổ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48954433

Anh lên án Iran dùng tàu chiến

cản trở lưu thông ở eo biển Ormuz

Thanh Hà
Chính quyền Anh ngày 11/07/2019 lên án Iran gây trở ngại giao thương hàng hải tại eo biển Ormuz. Một tàu chở dầu của Anh bị ba tàu chiến của Iran cản đường, Hải Quân Anh hiện diện trong khu vực phải can thiệp. Sự cố xảy ra vào tối Thứ Tư 10/07/2019. Teheran bác bỏ cáo buộc nói trên.
Phát ngôn viên của chính phủ Anh bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng trong vùng biển Oman và kêu gọi Iran làm hạ nhiệt trong khu vực. Tuyên bố này được đưa ra vài giờ sau khi một chiếc tàu chở dầu của Anh bị uy hiếp trong vùng biển nhậy cảm này.
Tàu khu trục HMS Montrose của Hải Quân Anh- Royal Navy hiện diện trong khu vực, đã “phát những lời cảnh cáo qua vô tuyến và tàu chiến Iran đã rút lui“. Đài truyền hình Mỹ CNN đưa tin, một chiếc máy bay của Hoa Kỳ đã ghi được hình ảnh vụ uy hiếp nói trên và cho biết, sự cố chỉ chấm dứt một khi Hải Quân Anh chĩa pháo về phía ba tàu chiến của Iran.
Sáng nay, Vệ Binh Cộng Hòa Hồi Giáo Iran ra thông cáo nhấn mạnh rằng : “không có bất kỳ một sự đối đầu nào với tàu của nước ngoài, kể cả với tàu Anh trong 24 giờ qua“.
Sự cố nói trên cho thấy vịnh Ba Tư đang trở thành một điểm nóng giữa Anh Quốc – đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ và Iran. Tuần trước, Hải Quân Anh đã bắt giữ một tàu dầu của Iran ngoài khơi Gilbraltar vì nghi ngờ Iran cung cấp dầu cho Syria, vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Châu Âu. Teheran đã dọa trả đũa Luân Đôn.
Kết thúc cuộc họp AIEA về hạt nhân Iran
Cáo buộc của chính phủ Anh nhắm vào Iran diễn ra vào lúc kết thúc cuộc họp bất thường của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế AIEA tại Vienna, Áo, xem xét Iran có vi phạm hiệp định hạt nhân hồi năm 2015 hay không.
Thông tín viên Isaure Hiace tường thuật về cuộc họp tại Vienna ngày 10/07/2019 :
“Cuộc họp bất thường mở ra trong bối cảnh căng thẳng: trong tuần, Iran thông báo khởi động lại chương trình làm giàu chất uranium, vượt quá ngưỡng 3,67 % theo quy định trong thỏa thuận về hạt nhân. Các biện pháp trừng phạt kinh tế do Hoa Kỳ ban hành đang tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế của Iran. Teheran tiếp tục yêu cầu các nước châu Âu đưa ra các bảo đảm chắc chắn để giảm bớt hậu quả trừng phạt đối với nền kinh tế quốc gia.
Hôm qua, Mỹ đã tố cáo Teheran vi phạm thỏa thuận về hạt nhân nhằm cưỡng đoạt nguồn tài chính của cộng đồng quốc tế. Vào cuối cuộc họp thì tới lượt đại diện Iran mạnh mẽ chỉ trích Washington: việc áp dụng chính sách gây áp lực tối đa sẽ thất bại và là nguyên nhân chính gây ra tình hình căng thẳng hiện nay.
Có thể nói cuộc họp hôm qua ít tiến triển. Trong khi đó thời gian có hạn. Iran dọa đưa ra thêm những biện pháp mới trong thời hạn 60 ngày sắp tới nếu những đòi hỏi của Teheran vẫn không được thỏa mãn”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190711-tau-chien-iran-uy-hiep-tau-cho-dau-cua-anh-tai-eo-bien-ormuz

Pháp bị cáo buộc “bắt cá hai tay” tại Libya

Thanh Hà
Paris lúng túng vì vụ tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ bán cho Pháp được phát hiện trong tay lực lượng võ trang của thống chế Haftar ở phía tây nam thủ đô Libya. Phải chăng Paris chơi trò “nước đôi” trên hồ sơ Libya ? Đâu là quyền lợi và mục đích của Pháp tại Libya ?
Tệ hơn nữa, một số nhà phân tích nêu lên câu hỏi liệu rằng Pháp có vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc nhắm vào quốc gia châu Phi này hay không và tại sao tên lửa chống tăng của Mỹ thường chỉ được dành riêng cho các đồng minh chiến lược thân thiết của Hoa Kỳ lại rơi vào tay Lực Lượng Quân Đội Quốc Gia Libya do thống chế Khalifa Haftar kiểm soát ?
Tiết lộ của báo New York Times về 4 tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ trong tay lực lượng quân sự do thống chế Haftar đứng đầu đã buộc Paris phải nhanh chóng lên tiếng. Cố vấn của bộ trưởng Quân Lực Pháp hôm 10/07/2019 xác nhận 4 tên lửa Javelin tìm thấy trong một căn cứ của Lực Lượng Quân Đội Quốc Gia Libya là của Pháp. Nhưng đó là những loại vũ khí đã bị “hỏng, không còn sử dụng được và được cất giữ để sau này phá hủy“. Paris “không vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc” nhắm vào Libya. Tuy nhiên quan chức này không giải thích được vì sao mà những tên lửa chống tăng ấy đã lọt vào tay các chiến binh của thống chế Haftar. Dù vậy giới phân tích nhấn mạnh rằng, tiết lộ của báo New York Times đã buộc Paris phải công khai nhìn nhận là đã duy trì sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ Libya. Báo Mỹ bồi thêm : Pháp đã triển khai nhiều lực lượng đặc nhiệm tại Lybia, phần lớn là ở miền đông, cách không xa thủ đô Tripoli. Năm 2016 nước Pháp dưới thời tổng thống François Hollande đã phải thừa nhận có ba lính đặc nhiệm Pháp đã tử vong trong một chiến dịch “dọ thám nguy hiểm“, trực thăng của họ bị bắn hạ cách thành phố Benghazi khoảng 45 cây số về hướng nam.
Cho đến nay về mặt chính thức, Pháp công nhận Chính Phủ Đoàn Kết Dân Tộc của thủ tướng Fayez al Sarraj, đóng đô ở Tripoli, nhưng đồng thời vẫn ít nhiều công khai yểm trợ đối thủ của chính quyền này, tức là lực lượng của thống chế Khalifa Haftar, hiện đang kiểm soát miền đông Libya, quan trọng nhất là thành phố Benghazi.
Mùa xuân vừa qua, ngoại trưởng Pháp, Jean-Yves Le Drian sau buổi làm việc với thủ tướng Fayez al Sarraj tại thủ đô Tripoli đã đến thăm bản doanh của thống chế Haftar tại Benghazi. Chưa đầy một tháng sau, Paris ngỡ ngàng khi nhân vật này mở chiến dịch chinh phục thủ đô Tripoli.
Lập trường công khai của Pháp là đối thoại với tất cả các bên và Paris là một trong những đối tác châu Âu hiếm hoi có thể đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai phe thù nghịch ở Libya. Nhưng trên thực tế, như một nhà ngoại giao Pháp đã nhận định : “Haftar không phải là một thủ lĩnh tầm thường. Ông ta đứng đầu một đội quân đang kiểm soát đến 70 % lãnh thổ Libya, là nhân vật chủ chốt để tìm một ngõ thoát cho khủng hoảng Libya “.
Paris đã hai lần mời lãnh đạo hai phe phái thù nghịch này đến Pháp để tìm một giải pháp chính trị cho Libya. Những nỗ lực của Pháp tới nay vẫn chưa mang lại kết quả. Tuy nhiên việc mời thống chế Haftar đến Paris càng làm tăng thêm uy tín của nhân vật này. Không chỉ có thế, như Walid Phares, một cựu cố vấn của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bình luận : vì mục tiêu chống khủng bố Paris kín đáo yểm trợ lực lượng của tướng Haftar bởi nhân vật này là “người duy nhất quét dọn sạch sẽ các ổ thánh chiến” đóng ở miền đông và miền nam Libya. Theo quan điểm của cựu cố vấn cho Nhà Trắng, Haftar, mới có thể ngăn ngừa các chiến binh Hồi Giáo từ Syria trở về và số này là mầm mống đe dọa an ninh của Pháp, của phương Tây.
Một yếu tố thứ nhì khiến Paris có cái nhìn khoan dung với thống chế Haftar với hy vọng nhân vật này, một khi lên cầm quyền, sẽ hỗ trợ ngăn chặn làn sóng nhập cư từ Libya tràn sang châu Âu.
Điều khiến Pháp khó xử là lực lượng quân sự trong tay thống chế Haftar đã lớn mạnh nhờ có sự yểm trợ của bộ ba Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ả Rập Xê Út và Ai Cập và như vậy qua việc đứng về phía thống chế Haftar dù là không chính thức, Paris một lần nữa chứng minh rằng, vì mục tiêu chống khủng bố và an ninh, nước Pháp sẵn sàng hậu thuẫn các chế độ độc tài.
http://vi.rfi.fr/phap/20190711-phap-bi-cao-buoc-di-nuoc-doi-tai-libya

Pháp đánh thuế GAFA, Mỹ mở điều tra

Thụy My
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 10/07/2019 ra lệnh mở điều tra về dự luật của Pháp đánh vào các tập đoàn kỹ thuật số. Tiến trình này có thể dẫn đến các biện pháp trả đũa của Mỹ, làm tăng thêm căng thẳng về thương mại giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu.
Hôm nay Thượng Viện Pháp đã chính thức thông qua dự luật đánh thuế vào khoảng 30 tập đoàn kỹ thuật số gồm GAFA (Google, Amazon, Facebook, Apple), Airbnb, Instagram… Tỉ lệ thuế là 3%, đánh vào các công ty kỹ thuật số có doanh số trên 750 triệu euro trên thế giới, trong đó có 25 triệu liên quan đến người sử dụng Pháp, tính từ ngày 01/01/2019.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :
« Đại diện thương mại Mỹ sử dụng cùng một công cụ đã từng dùng đến để đánh thuế lên hàng Trung Quốc. Đó là mục 301 của luật năm 1974, cho phép tổng thống áp đặt thuế quan, nếu thấy rằng chính sách thương mại của một nước gây phương hại đến lợi ích Mỹ. Một vũ khí hiếm khi được Washington dùng đến để đánh vào các đồng minh.
Trong một thông cáo, ông Robert Lighthizer tuyên bố : Hoa Kỳ rất quan ngại khi thấy các công ty Mỹ bị sắc thuế về kỹ thuật số nhắm vào một cách bất công, và cho biết ông hành động theo yêu cầu khẩn cấp của tổng thống.
Các tập đoàn kỹ thuật số Mỹ tuần này đã chỉ trích dự luật của Pháp. Đặc biệt Google cho rằng văn bản được soạn thảo không kỹ càng, và mang tính phân biệt đối xử. Các đại biểu Dân Chủ và Cộng Hòa cũng phê phán, và bắt đầu xét đến các biện pháp trả đũa. Trong số những hướng được đề ra, có việc tăng gấp đôi thuế đối với các công dân Pháp thường trú ở Mỹ và những công ty Pháp làm ăn tại Hoa Kỳ ».
Bộ Kinh Tế Pháp hôm nay nhấn mạnh đạo luật trên không hề vi phạm các hiệp ước quốc tế, nếu trả đũa sẽ là bất hợp lý. Paris cho rằng nên ưu tiên cho đối thoại.
Pháp là quốc gia đầu tiên áp « thuế GAFA », sau khi ý định tương tự của Liên Hiệp Châu Âu không đạt được đồng thuận vì Ireland, Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan tỏ ra ngần ngại.
http://vi.rfi.fr/phap/20190711-phap-chuan-bi-danh-thue-gafa-my-mo-dieu-tra

Đến lượt Thụy Sĩ bị lôi vào căng thẳng Mỹ-TQ

Thụy Sĩ đang bị lôi kéo vào căng thẳng Mỹ – Trung sau khi Washington bắt đầu tiến trình dẫn độ liên quan đến một nhà khoa học Trung Quốc bị cáo buộc làm gián điệp kinh tế.
Ông Xue Gongda bị cáo buộc giúp em gái đánh cắp bí mật trị giá 550 triệu USD từ nhà sản xuất thuốc GlaxoSmithKline (GSK). Ảnh: GlaxoSmithKline
Đối tượng Mỹ muốn dẫn độ là ông Xue Gongda, sống tại TP Basel – Thụy Sĩ, bị cáo buộc giúp em gái đánh cắp bí mật trị giá 550 triệu USD từ nhà sản xuất thuốc GlaxoSmithKline (GSK) của Anh.
Một cựu nhà ngoại giao Thụy Sĩ thạo tin nói rằng còn quá sớm để suy đoán về những gì tòa án sẽ quyết định. Nhưng người này cũng cho hay chính phủ Trung Quốc không nên phản ứng thái quá nếu yêu cầu dẫn độ được đưa ra bởi các tòa án Thụy Sĩ sẽ có quyết định công bằng mà không chịu sự tác động của Mỹ.
Cựu nhà ngoại giao giấu tên cho rằng vụ án không thể so sánh với trường hợp có tính chất nghiêm trọng hơn của Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, người đang chống lại quá trình dẫn độ ở Canada.
Các chi tiết trong hồ sơ tòa án hôm 8-7 cho thấy tòa án hình sự Thụy Sĩ ra phán quyết rằng Xue nên bị giam giữ trong khi chờ giải quyết yêu cầu dẫn độ của Mỹ vì người này có thể tìm cách chạy ra nước ngoài.
Các cáo buộc của Mỹ nhằm vào ông Xue, 49 tuổi, nêu bật nỗi lo sợ toàn cầu rằng Trung Quốc đang sử dụng mạng lưới các công dân có trình độ học vấn cao nhất để đánh cắp bí mật thương mại.
Trung Quốc đã liên tục phủ nhận tham gia hoạt động gián điệp công nghiệp có hệ thống nhưng chính quyền Mỹ đã đệ đơn kiện một số nhà khoa học Trung Quốc trong những năm gần đây.
Ông Xue làm việc tại Viện nghiên cứu y sinh Friedrich Miescher Thụy Sĩ cho đến năm 2014. Người này là anh trai của Joyce Xue Yu, một nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa. Joyce Xue Yu hồi tháng 8 năm ngoái đã nhận tội đánh cắp bí mật của nhà sản xuất thuốc Anh tại tòa án ở Pennsylvania – Mỹ.
Theo cáo trạng của Mỹ, Xue Gongda đã nhận được các thông tin mật của GSK từ em gái, thực hiện các xét nghiệm tại các cơ sở của Viện Friedrich Miescher và gửi kết quả cho đồng phạm ở Trung Quốc.
Xue Gongda đã cố ý nhận, mua và sở hữu bí mật thương mại thuộc về GSK và biết rõ đây là các thông tin bị đánh cắp. Mục đích của ông ta là chuyển đổi bí mật thương mại thành lợi ích kinh tế cho một ai khác ngoài GSK.
GSK cho biết họ đang hợp tác với chính quyền Mỹ. Ông Xue có nguy cơ đối mặt với án tù 20 năm nếu bị kết án, theo tòa án Thụy Sĩ. Các luật sư của chính phủ Mỹ cho rằng vụ án liên quan đến việc thành lập Công ty Renopharma – được Bắc Kinh hậu thuẫn và hoạt động dựa trên hành vi trộm cắp bí mật thương mại để không phải trải qua quá trình nghiên cứu tốn kém.
Các công tố viên gán mác vụ việc là “cuộc chiến kinh tế” và cho rằng nhóm này, gồm 6 nghi phạm, có động cơ thu lợi nhuận với hy vọng bán được Công ty Renopharma với giá lên tới 2,2 tỉ USD.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29277-den-luot-thuy-si-bi-loi-vao-cang-thang-my-tq.html

Xác tàu ngầm Liên Xô 30 năm vẫn phát phóng xạ

Một tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô trước đây bị chìm ngoài khơi Na Uy vào năm 1989 tới nay vẫn còn phát ra phóng xạ, các nhà nghiên cứu cho biết hôm 10/7 sau chuyến thám hiểm lần đầu tiên sử dụng một phương tiện điều khiển từ xa.
Xác tàu Komsomolets nằm dưới đáy Biển Na Uy ở độ sâu khoảng 1.700 mét.
Nhà chức trách đã tiến hành các cuộc thám hiểm hàng năm để theo dõi mức độ phóng xạ kể từ những năm 1990, nhưng cuộc kiểm tra năm nay là lần đầu tiên một phương tiện vận hành từ xa có tên là Aegir 6000 được sử dụng để quay phim xác tàu và lấy mẫu để phân tích thêm.
Các mẫu lấy được từ cuộc thám hiểm khoa học cho thấy mức độ phóng xạ tại địa điểm này cao hơn tới 800.000 lần so với bình thường, Cơ quan An toàn Phóng xạ và Hạt nhân Na Uy cho biết.
Trưởng nhóm thám hiểm Hilde Elise Heldal thuộc Viện Nghiên cứu Hải dương Na Uy nói dù mức độ phóng xạ cao nhưng không đáng báo động vì “mỏng đi” ở tầng nước sâu và không có nhiều cá ở đó.
Tàu Komsomolets bị chìm vào ngày 7 tháng 4 năm 1989, sau khi một đám cháy bùng lên trên tàu, làm 42 người thiệt mạng.
https://www.voatiengviet.com/a/xac-tau-ngam-lien-xo-30-nam-van-phat-phong-xa/4995107.html

Hàn Quốc cầu viện Mỹ

trong tranh chấp thương mại với Nhật

Thụy My
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha tối qua 10/07/2019 khi nói chuyện điện thoại với đồng nhiệm Hoa Kỳ Mike Pompeo đã cảnh báo rằng việc Nhật Bản hạn chế xuất nguyên liệu cho ngành công nghệ cao Hàn Quốc có thể ảnh hưởng đến cả các công ty Mỹ.
Ngoài cuộc điện đàm này, đại diện của bộ Ngoại Giao Hàn Quốc, ông Kim Hyun Chong hôm nay bất ngờ đến Washington, để trình bày về xung đột thương mại giữa Seoul và Tokyo với Nhà Trắng và Quốc Hội Mỹ.
Ngoại trưởng Kang nhấn mạnh với đồng nhiệm Mỹ là việc Nhật gây khó khăn cho Hàn Quốc có thể làm rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu, gây thiệt hại cho các công ty Mỹ. Bên cạnh đó còn gây ra hậu quả không mong muốn cho quan hệ hữu nghị Hàn-Nhật, và sự hợp tác ba bên Nhật-Mỹ-Hàn.
Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ cảm thông với tình hình, và sẽ tiếp tục việc hợp tác, tăng cường liên lạc giữa Washington, Seoul và Tokyo. Trong khi đó hôm qua cựu đại sứ Nhật tại Mỹ Ichiro Fujisaki khi trả lời Reuters lại nói rằng « không cần Hoa Kỳ đứng ra làm trung gian ».
Tuần trước sau khi tư pháp Seoul buộc Nhật bồi thường cho những lao động bị cưỡng bức thời Đệ nhị Thế chiến, Tokyo thông báo sẽ áp dụng những thủ tục ngặt nghèo trong việc xuất khẩu nhiều nguyên liệu cho công nghệ cao, khiến các tập đoàn Hàn Quốc sản xuất chất bán dẫn Samsung Electronics, SK Hynix phải khốn đốn. Đảng Dân Chủ cầm quyền ở Hàn Quốc hôm nay loan báo dành ngân sách 300 tỉ won (225 triệu euro) để hỗ trợ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190711-han-quoc-cau-vien-my-trong-tranh-chap-thuong-mai-voi-nhat

Bắc Hàn: việc mua máy bay phản lực F-35

của Nam Hàn là ‘hành động cực kỳ nguy hiểm’

Tin từ SEOUL, Nam Hàn – Vào hôm thứ Năm (11/7), truyền thông nhà nước Bắc Hàn đã trích dẫn một nhà nghiên cứu của chính phủ và cho biết, rằng việc Nam Hàn mua lại máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Hoa Kỳ sẽ buộc Bắc Hàn phát triển và thử nghiệm “các vũ khí đặc biệt” để phá hủy những vũ khí mới.
Trong một tuyên bố được hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin,  một giám đốc nghiên cứu chính sách ẩn danh tại Viện nghiên cứu Hoa Kỳ của Bộ Ngoại giao Bắc Hàn cho biết các nhà chức trách Nam Hàn là những người “trơ trẽn và đáng khinh”, vì dám “lớn tiếng bàn về việc hòa giải và hợp tác giữa hai miền nam bắc”, trong khi mua thêm vũ khí từ Hoa Kỳ.
Nam Hàn đã nhận hai chiếc máy bay F-35 đầu tiên vào tháng 3, và còn nhiều máy bay dự kiến sẽ được chuyển đến trong năm nay. Họ đã đồng ý mua tổng cộng 40 chiếc máy bay tối tân, với chiếc cuối cùng sẽ được giao vào năm 2021.
Những lời chỉ trích gần đây nhất của Bắc Hàn về việc mua vũ khí của Nam Hàn được đưa ra khi quan hệ liên Triều đã bị đình trệ. Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đã bị gạt qua bên lề cuộc gặp giữa chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại biên giới liên Triều vào tháng 6. Hiện đang có rất ít dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa hai bên đã được cải thiện. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bac-han-viec-mua-may-bay-phan-luc-f-35-cua-nam-han-la-hanh-dong-cuc-ky-nguy-hiem/

TQ tức giận về thư đòi

ngừng đàn áp người Uighur ở Tân Cương

Trung Quốc phản ứng giận dữ trước việc hơn 20 quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ký thư chung chỉ trích cách đối xử của Trung Quốc đối với người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) ở Tân Cương.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi các cáo buộc nêu trong thư là vu khống và vô căn cứ.
Thư được 18 đại sứ các nước EU tại Liên Hiệp Quốc, cùng Úc, Canada, Nhật Bản và New Zealand ký và công bố.
Bắc Kinh cũng cáo buộc các nước ký thư là chính trị hóa vấn đề nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao nói Bắc Kinh mời Trưởng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền tới Tân Cương để tận mắt chứng kiến thực tế tại đó.
Lá thư thúc giục Trung Quốc hãy để Liên Hiệp Quốc và các nhà quan sát quốc tế độc lập “tiếp cận một cách có ý nghĩa tới Tân Cương”.
Các chuyên gia và các nhóm nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết Trung Quốc đang giam giữ khoảng một triệu người tộc Uighur và những người Hồi giáo khác trong các trại tập trung.
Trung Quốc tuyên bố rằng họ chỉ đang được giáo dục trong “các trung tâm dạy nghề” mà chính quyền xây dựng để chống lại chủ nghĩa cực đoan.
Tìm kiếm sự thật trong các trại ‘cải tạo’ người Duy Ngô Nhĩ
Tuyên bố chưa từng có được ký bởi các đại sứ nhân quyền của 22 quốc gia bao gồm Anh, Canada và Nhật Bản.
Bức thư trích dẫn các báo cáo về “những nơi giam giữ quy mô lớn, sự giám sát và hạn chế rộng khắp, đặc biệt nhắm vào người Uighur các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương”.
Thư còn thúc giục Trung Quốc cho phép các nhà quan sát quốc tế và độc lập của Liên Hiệp Quốc “tiếp cận Tân Cương một cách có ý nghĩa”.
Tuy nhiên, bức thư chung ít tính ngoại giao hơn một tuyên bố chính thức được đọc tại hội đồng, hoặc một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc được đệ trình để bỏ phiếu.
Quyết định ký bức thư chung được đưa ra do lo ngại về sự trả đũa chính trị và kinh tế từ Bắc Kinh, các nhà ngoại giao nói với Reuters.
John Fisher, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Geneva, cho biết tuyên bố này gây áp lực để Trung Quốc ngừng “đối xử tàn ác với người Hồi giáo ở Tân Cương”.
“Tuyên bố chung không chỉ quan trọng đối với dân số Tân Cương, mà cả những người trên khắp thế giới, những người phụ thuộc vào cơ quan nhân quyền hàng đầu của Liên Hiệp Quốc để quy trách nhiệm cho ngay cả những quốc gia hùng mạnh nhất,” ông nói.
Bằng chứng được BBC thu thập cho thấy chỉ trong một thị trấn Tân Cương, hơn 400 trẻ em đã mất cả cha lẫn mẹ vì một số hình thức giam giữ.
Nhiều người dường như bị gom vào đây như một hình phạt cho việc bày tỏ đức tin của họ – cầu nguyện hoặc mang khăn che mặt – hoặc vì có các kết nối ở nước ngoài như Thổ Nhĩ Kỳ.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh đã phủ nhận rằng trẻ em đang bị tách biệt một cách có hệ thống khỏi cha mẹ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48946423

Báo TQ: Đài Loan hồ hởi cảm ơn lô vũ khí 2,2 tỷ USD

của Mỹ nhưng thực chất đó là lô hàng “vô giá trị”?

“Mỹ hiểu rất rõ ràng rằng, mua bán vũ khí không có ý nghĩa gì trong việc duy trì cân bằng quân sự giữa hai bên eo biển Đài Loan”, Hoàn cầu cho biết.
Xe tăng M1A2 của Quân đội Mỹ vượt sông Hantan trong cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn hợp đồng bán lô vũ khí trị giá 2,2 tỷ USD cho Đài Loan. Đơn hàng này bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2T Abrams, tên lửa Stinger và một số trang thiết bị khác.
Trước động thái của Mỹ, người phát ngôn cơ quan ngoại giao Đài Loan Lý Hiến Chương thể hiện sự vui mừng cho biết: “Chính quyền Đài Loan cảm ơn phía Mỹ đã từng bước thực hiện cơ chế bình thường hóa đối với việc mua bán vũ khí của Đài Loan, giúp đảo này có thể ngay lập tức nhận được các trang thiết bị phòng vệ cần thiết, có hiệu quả trong việc nâng cao sức mạnh phòng vệ”.
Trong khi đó, Trung Quốc thể hiện sự phản đối quyết liệt bằng cách trao công hàm phản đối và yêu cầu Mỹ dừng hành động này “ngay lập tức”.
Đây là lần thứ tư chính quyền Tổng thống Donald Trump thông qua các thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan trong hơn hai năm qua. Theo Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), so với các hợp đồng vũ khí đối với Đài Loan của các chính phủ tiền nhiệm Mỹ, 2,2 tỷ USD không phải một con số quá lớn, cũng không quá nhỏ nhưng là con số lớn nhất dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump.
Trị giá các hợp đồng mua bán vũ khí với Đài Loan có xu thế tăng dần dưới thời ông Trump, báo Trung Quốc nhận định.
Thực chất của các hợp đồng mua bán vũ khí
Hoàn cầu cáo buộc, Washington đã đi ngược Thông cáo 17/8 được Mỹ-Trung ký kết vào năm 1982, quy định Mỹ giảm các hợp đồng mua bán vũ khí với Đài Loan. Đồng thời, tờ này cho rằng, kể từ chính quyền Tổng thống George H. W. Bush về sau, việc tiến hành các giao dịch mua bán vũ khí quy mô lớn và vừa với Đài Loan đã dẫn đến sự kích động lẫn nhau trên bước phát triển thăng trầm của quan hệ Trung-Mỹ.
“Hiện nay có vẻ như vấn đề mua bán vũ khí cho Đài Loan phụ thuộc vào các biến số của chính đại lục. Đầu tiên, sức mạnh quân sự của đại lục ngày càng trở nên lớn mạnh, khiến vũ khí mới mua của Đài Loan thực sự mất đi ý nghĩa quân sự và con số chi tiêu quân sự nhỏ nhoi khiến đảo này không thể duy trì cân bằng quân sự giữa hai bờ eo biển chỉ bằng cách mua vũ khí.
Thứ hai, việc tăng cường sức mạnh quốc gia khiến Bắc Kinh có nhiều biện pháp để ngăn chặn bên ngoài bán vũ khí cho Đài Loan. Trước đây, Pháp và Hà Lan đều bán vũ khí cho Đài Loan. Bây giờ chỉ còn lại Mỹ”, Hoàn cầu viết.
Theo tờ này, hành động này giúp Mỹ đạt được một số mục đích quan trọng: Kiếm tiền, duy trì ảnh hưởng đối với Đài Loan và dùng lá bài mua bán vũ khí để kiềm chế Bắc Kinh.
“Washington hiểu rất rõ ràng rằng, mua bán vũ khí không có ý nghĩa gì trong việc duy trì cân bằng quân sự giữa hai bên eo biển nhưng đây vẫn là lời nói hoa mỹ của họ trước Đạo luật quan hệ với Đài Loan. Tiêu điểm chính sách của Mỹ sớm đã chuyển từ bảo vệ an ninh Đài Loan sang các phương hướng khác trong cuộc chơi với Trung Quốc”.
Trong khi đó, đối với chính quyền Đài Loan, việc lôi kéo Mỹ là cơ sở để duy trì chính sách xuyên eo biển hiện nay.
“Đài Loan nhận thức rõ ràng rằng, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc PLA đã xây dựng một lợi thế áp đảo so với quân đội Đài Loan. Giờ đây, nếu Bắc Kinh hạ quyết tâm giải phóng Đài Loan, sẽ dễ dàng hơn giải phóng Bắc Bình năm xưa. Việc mua vũ khí của Mỹ đã mất đi ý nghĩa vật lý nhưng điều Đài Bắc muốn chính là hiệu ứng tâm lý. Đài Bắc cần thông qua đó để khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa Đài Loan và Mỹ, và việc đảo này cắt một phần lớn chi phí quân sự cho các nhà buôn vũ khí Mỹ được coi như phí bảo kê”, Hoàn cầu nhận định.
“Bán vũ khí cho Đài Loan đã trở thành một phiền phức lâu dài cho quan hệ Trung-Mỹ nhưng vì những lý do trên, cường độ của rắc rối này thực sự đang dần suy yếu. Đại lục nắm quyền chủ đạo hơn đối với tình hình eo biển Đài Loan”, Hoàn cầu cho biết Bắc Kinh đang luôn kiềm chế nhưng trên thực tế vẫn có khả năng thay đổi luật chơi ở eo biển Đài Loan.
“Chúng ta không sử dụng nó nhưng nó sẽ dần dần phát huy tác dụng”, tờ này viết.
“Mỹ-Đài không thể quá trớn, nếu quá trớn, nhất định sẽ phải trả giá”, Hoàn cầu cảnh cáo và đưa ra giả định, “Nếu một ngày Mỹ và Đài Loan thực hiện một thương vụ mua bán quân sự mà Đại lục không thể chấp nhận, Đại lục tuyên bố rằng nếu những trang thiết bị đó ở lên đảo, chúng tôi sẽ kiên quyết tiêu hủy chúng, khi đó chuyện gì sẽ xảy ra?”.
Tờ này cho rằng, chính quyền Đài Loan sẽ là bên đầu tiên rút lui bởi nếu Trung-Mỹ tiến hành một cuộc xung đột ở eo biển thì đảo sẽ là là đối tượng chịu thiệt nhất.
http://biendong.net/diem-tin/29276-bao-tq-dai-loan-ho-hoi-cam-on-lo-vu-khi-2-2-ty-usd-cua-my-nhung-thuc-chat-do-la-lo-hang-vo-gia-tri.html

Nhật – Hàn thương chiến, TQ ‘ngư ông đắc lợi’

Nhiều chuyên gia thuộc SCMP nhận định, sự leo thang ‘thương chiến’ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ là dấu hiệu tốt đối với Trung Quốc, cả về mặt kinh tế lẫn chính trị.
Với sự hạn chế xuất khẩu công nghệ của Tokyo sang Seoul, các nhà sản xuất Trung Quốc có thể đạt được lợi thế cạnh tranh, trong khi mối quan hệ giữa hai đồng minh chủ chốt của Mỹ tại vùng Đông Bắc Á đang đi xuống.
Hôm 9/7, chính quyền Tokyo vẫn kiên quyết giữ quyết định hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Hàn Quốc, dù trước đó Bộ trưởng Thương mại Nhật Hiroshige Seko từng tuyên bố sẽ “sẽ mở rộng cơ hội đối thoại”. Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, chính quyền Seoul sẽ chuẩn bị cho “những biện pháp đáp trả cần thiết”.
Những diễn biến trên không chỉ gây khó khăn cho các tập đoàn Samsung hay LG của Hàn Quốc, vốn dựa khá nhiều vào các nhà cung cấp công nghệ từ phía Nhật Bản, mà phía Nhật cũng sẽ chịu tác động không nhỏ khi họ sẽ phải đi tìm các khách hàng mới. Đồng thời, họ cũng phải đối mặt với việc chuỗi cung ứng công nghệ sẽ bị đình trệ nếu quan hệ Hàn-Nhật tiếp tục xấu đi.
Cùng theo nhóm chuyên gia này, khi Nhật-Hàn “ăn miếng, trả miếng” nhau, thì các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất.Các chuyên gia phân tích thuộc SCMP cũng tin rằng, Seoul sẽ đáp trả Tokyo bằng cách ngăn không xuất khẩu màn hình Điốt phát quang hữu cơ (OLED), vốn được dùng trong các thiết bị như màn hình TV; màn hình máy tính; điện thoại di động; máy chơi điện tử cầm tay, và điều này sẽ giáng một đòn nặng nề vào khả năng sản xuất TV của của các công ty Nhật Bản.
Những bất đồng giữa Nhật-Hàn được cho là bắt nguồn từ di sản của Thế chiến 2. Phía Nhật cho rằng nước này đã bồi thường tất cả những gì họ cho là cần thiết trong hiệp định ký năm 1965. Và điều này gần đây đã dấy lên sự phẫn nộ của Seoul khi họ cho rằng, các công ty Nhật phải bồi thường cho các nạn nhân lao động cưỡng bức thời đó.
Để đáp trả, Tokyo tuyên bố sẽ hạn chế xuất khẩu ba chất sau: fluorinated polyamides được dùng trong việc sản xuất điện thoại thông minh, photoresists và hydrogen fluoride dùng trong chất bán dẫn. Các công ty Hàn Quốc nhập khẩu hầu hết các chất này từ Nhật ở mức 92-94%.
“Nhật Bản là nơi sản xuất các công nghệ và hóa chất quan trọng với các ngành công nghệ Hàn Quốc, trong khi đó Hàn Quốc lại là thị trường tiêu thụ những mặt hàng trên”, ông Yamaguchi cho biết.Tuy nhiên, sự phụ thuộc này không phải chỉ theo một chiều. Theo giáo sư Ryo Hinata-Yamaguchi thuộc Học viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế cho biết, sự đấu đá giữa Nhật-Hàn đều gây tổn hại cho cả hai nước.
“Những căng thẳng này, nếu chúng tồn tại, có thể gây ra hiệu ứng lan tỏa và tạo ra ảnh hưởng tới việc cung ứng chip điện tử trên toàn thế giới, và sẽ giáng đòn mạnh vào các hãng sản xuất điện thoại thông minh như Apple hay Huawei”, bà June Park, giảng viên chuyên mảng kinh tế chính trị toàn cầu thuộc Đại học George Mason cho biết.
Và cuộc “thương chiến Nhật-Hàn” sẽ mang lại lợi ích đến cho các nhà sản xuất Trung Quốc. Bởi từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã thúc đẩy việc tự phát triển ngành công nghiệp chip vi mạch của riêng mình, nhằm giảm sự phụ thuộc váo nước ngoài. Và nhất là trong lĩnh vực chất bán dẫn.
Cụ thể trong kế hoạch Made in China 2025 được đưa ra hồi năm 2015, mục tiêu của Bắc Kinh trong lĩnh vực chất bán dẫn là Trung Quốc sẽ sản xuất được 40% nhu cầu tiêu dùng trong nước, và nước này sẽ cố đạt mức 70% vào năm 2025, so với mức 10% hiện nay.
Bà Park nhận định, mục tiêu trên của Bắc Kinh có thể sẽ được đẩy nhanh nếu căng thẳng Nhật-Hàn làm ngừng chuỗi cung ứng toàn cầu, và các công ty Trung Quốc nhảy vào cuộc.
“Trung Quốc chắc chắn có nhiều động lực để thúc đẩy vai trò của họ trong ngành công nghiệp bán dẫn… Thời gian sẽ chứng minh liệu Trung Quốc có trở thành kẻ hưởng lợi duy nhất trong vấn đề này hay không”, bà Park nói.
Nếu Trung Quốc có thể tận dụng những căng thẳng hiện tại, họ sẽ tiếp tục kéo dài một cuộc đua đã có nhiều thập kỷ giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn trong ngành công nghiệp bán dẫn. Trong những thập niên 1990 và 2000, Nhật Bản là nước chiếm ưu thế; trong thập niên 2010, Hàn Quốc lại là nước dẫn đầu.
“Ngành công nghiệp bán dẫn rất là phức tạp, và việc tranh giành vị trí đứng đầu ngành này đã diễn ra trong suốt 40 năm qua”, bà Park cho biết.
Ngoài các lợi ích tới từ công nghiệp, còn có những lợi ích về địa chính trị mà Trung Quốc cần phải xem xét.
“Về mặt địa chính trị, quan hệ xấu giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có lợi cho Trung Quốc, vì Bắc Kinh luôn nhạy cảm với mối quan hệ chặt chẽ giữa Seoul và Tokyo, do hai nước này có thể phát triển thành một liên minh ngang hàng với Trung Quốc. Quan hệ ngoại giao Hàn-Nhật từng bị đình trệ trong thời gian dài. Nhưng nếu quan hệ kinh tế giữa hai nước này xấu đi, thì sẽ không chỉ gây ra những vấn đề kinh tế cho cả hai phía, mà còn khiến cho quan hệ song phương Nhật-Hàn đi xuống mức thấp hơn nữa”, ông Yamaguchi cho biết.
“Và cuối cùng, sự căng thẳng trong quan hệ Nhật-Hàn càng tồi tệ thì Trung Quốc sẽ càng hưởng được nhiều lợi ích hơn”, ông nói thêm.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29275-nhat-han-thuong-chien-tq-ngu-ong-dac-loi.html

Vì sao TQ vẫn dùng chiến đấu cơ

ra đời 50 năm trước?

Ngày 5/7/2019 đánh dấu 50 năm sự kiện tiêm kích đánh chặn hai động cơ Shenyang (Thẩm Dương) J-8 thực hiện chuyến bay đầu tiên và cũng là chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của chiến đấu cơ thế hệ ba trong không quân Trung Quốc.
Tập đoàn máy bay Thẩm Dương đã sản xuất một số máy bay do Liên Xô thiết kế theo giấy phép, bao gồm tiêm kích MiG-17, tại Trung Quốc gọi là J-5, từ năm 1956, và máy bay MiG-19, tại Trung Quốc gọi là J-6, từ năm 1959.
Những máy bay này là chiến đấu cơ chủ lực trong đội bay của Trung Quốc giai đoạn thập niên 1960 và sau đó, với máy bay hiện đại nhất lúc đó là J-7, bắt đầu bay từ 1966. J-7 là thiết kế dựa trên dòng tiêm kích MiG-21 với tất cả những linh kiện và thiết kế chưa hoàn thiện mà Trung Quốc có được, để từ đó tự chế tạo.
Dòng máy bay này còn lâu mới được xem là một chiến đấu cơ hoàn toàn bản địa.
Trong những năm 1970, có một số nhân tố hủy hoại nghiêm trọng khả năng hiện đại hóa phi đội của Trung Quốc. Sự chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Quốc đồng nghĩa rằng quân đội Trung Quốc không thể tiếp cận với các chiến đấu cơ hiện đại nhất của Liên Xô để sản xuất loạt hoặc mua trực tiếp, trong khi quan hệ với phương Tây vẫn còn thù địch.
Những rối loạn chính trị và kinh tế có tác động tiêu cực rất lớn đến các ngành chế tạo, trong đó có ngành hàng không. Tuy nhiên quân đội Trung Quốc vẫn nhận thấy cần có các chiến đấu cơ tiên tiến hơn cho dù số lượng ít, do đó đầu tư mạnh cho việc hiện đại hóa thiết kế của J-7 đồng thời phát triển một thiết kế tiêm kích thế hệ ba mới.
Kết quả là công ty Thẩm Dương được giao hiện đại hóa dòng J-7 hai động cơ và công ty Thành Đô phát triển tiêm kích một động cơ J-9.
Trong hai loại máy bay này, J-9 tỏ ra là thiết kế tham vọng hơn. Theo thiết kế, nó có thể máy với tốc độ Mach 2.4, trần bay 20km, thậm chí những chỉ số này đến nay chưa có tiêm kích một động cơ nào đạt được. Nhưng các khó khăn trong phát triển chiến đấu cơ đã khiến quân đội Trung Quốc, vốn đang cần gấp một tiêm kích mới, chọn thiết kế đơn gian hơn là J-8.
Những khó khăn gây ra bởi tình hình chính trị đã khiến chương trình bị trì hoãn và phải mãi tới 11 năm sau, vào năm 1980, J-8 mới được đưa vào biên chế. Trong lúc này, cả Mỹ lẫn Liên Xô đã có các máy bay thế hệ ba tiên tiến hơn nhiều và phục vụ hơn 10 năm, để rồi được thay thế bởi các máy bay thế hệ 4.
MilitaryWatch nói J-8 thực ra là bản nhái máy bay MiG-23, loài tiêm kích của Liên Xô mà cả Mỹ và Trung Quốc đều tìm cách mua qua nguồn thứ ba.
Tuy nhiên đây lại là một dòng tiêm kích được đánh giá là không có gì xuất sắc với các cảm biến, hệ thống tác chiến điện tử và điện tử hàng không yếu, trong khi chỉ mang được 4 tên lửa không đối không.
Cho đến năm 1991, chỉ có khoảng 100 máy bay J-8 được đưa vào biên chế, có nghĩa là máy bay thế hệ ba chỉ chiếm 2,5% phi đội không quân tiêm kích, với 75% là tiêm kích thế hệ hai J-6.
J-8 vẫn còn được sản xuất cho đến năm 2010, còn J-7 thì mãi đến 2013 mới dừng sản xuất. J-7 đời mới bỏ thiết kế cửa hút gió ở đầu mũi như MiG-21, thay vào đó là một cái mũi kín, có khả năng chứa radar lớn hơn trong khi hai cửa hút gió được bố trí bên thân.
Một số nguồn tin nói cho đến nay vẫn còn gần 300 J-8 các phiên bản hoạt động trong không quân Trung Quốc.
Máy bay được trang bị các tên lửa không đối không PL-12, pháo hàng không. Cảm biến trên các phiên bản J-8 mới không chỉ nặng hơn, mà còn phức tạp hơn. Sau 50 năm chuyến bay đầu tiên và 39 năm trogn biên chế, J-8 còn tiếp tục phục vụ trong không quân Trung Quốc thêm nhiều năm nữa.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29271-vi-sao-tq-van-dung-chien-dau-co-ra-doi-50-nam-truoc.html

Triệu phú Trung Quốc sút giảm trong năm 2018

Nền kinh tế đang hạ nhiệt của Trung Quốc đã thu nhỏ số lượng triệu phú của nước này vào năm ngoái và do đó làm sụt giảm tổng giá trị tài sản của thành phần giàu có khắp toàn cầu, theo một báo cáo của một công ty tư vấn công bố hôm 9/7.
Số lượng cá nhân người Trung Quốc có tài sản tài chính hơn 1 triệu đôla đã giảm 5% xuống con số 1,2 triệu người trong năm 2018 sau khi các triệu phú mất 500 tỉ đôla giá trị tài sản mà họ nắm giữ, theo Capgemini SE có trụ sở tại Paris. Nghiên cứu cho thấy sự sụt giảm ở Trung Quốc góp phần lớn vào tổn thất tài sản 2,9%, 2 ngàn tỉ đôla, của những người giàu nhất thế giới.
Capgemini nói rằng yếu tố lớn nhất góp phần làm sụt giảm số lượng người giàu Trung Quốc vào năm ngoái là các chỉ số chứng khoán tuột dốc 25% trong năm 2018, phản ánh tăng trưởng kinh tế chậm chạp, trì trệ trong thị trường bất động sản và căng thẳng thương mại với Mỹ, cũng như đồng nhân dân tệ suy yếu. Các yếu tố tương tự cũng làm giảm số lượng những người giàu nhất ở Hong Kong, công ty này nói.
Trung Quốc có ít hơn một phần tư số lượng triệu phú của Mỹ, và nhóm người này, những người có tài sản có thể đầu tư trị giá 1 triệu đôla, chỉ chiếm một phần nhỏ dân số đất nước.
Các báo cáo khác gần đây cũng cho thấy tình hình ảm đạm đối với những người giàu nhất ở Trung Quốc.
Trong những phát hiện được công bố vào tháng trước, Tập đoàn Tư vấn Boston cho biết tăng trưởng tài sản hộ gia đình trên toàn Châu Á năm ngoái giảm xuống mức khoảng 7,1% so với mức 11,5% của năm trước, chủ yếu là do tỉ suất đầu tư vào thị trường chứng khoán gia tăng trong giới giàu có Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/trieu-phu-trung-quoc-sut-giam-trong-nam-2018/4995094.html

Malaysia và Indonesia hợp tác

giải quyết vấn đề đánh bắt cá trái phép

Malaysia và Indonesia cùng ra thông cáo về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thủy sản và thảo luận thêm vấn đề nghề cá nhằm đảm bảo việc đánh bắt bất hợp pháp sẽ không diễn ra tại vùng biển của hai nước.
Nội dung trong thông cáo vừa nêu được đại diện của Malaysia và Indonesia thống nhất tại cuộc hội đàm cấp bộ trưởng, diễn ra vào ngày 10 tháng 7 ở Kuala Lumpur.
Bộ Trưởng Nông nghiệp & Công nghiệp Malaysia Salahuddin và Bộ trưởng Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti cùng khẳng định hai nước sẵn sàng hợp tác để giải quyết vấn đề
đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không kiểm soát (IUU) sẽ không diễn ra ở vùng biển của Malaysia cũng như không để tàu đánh cá của Malaysia xâm phạm vùng biển của nước khác.
Hai bên cũng đã thống nhất trong việc tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề đánh bắt trái phép trong vùng biển của hai nước. Kết quả cuộc hội đàm này được cho biết sẽ trình lên Nội các của Malaysia và Indonesia.
Bộ trưởng Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời cho biết việc hợp tác giải quyết vấn đề đánh bắt trái phép tại vùng biển của Malaysia và Indonesia nằm trong nỗ lực duy trì nguồn lợi hải sản và bảo vệ tài nguyên đại dương.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/malaysia-cooperates-with-indonesia-to-fight-illegal-fishing-07112019091810.html

Diễn biến mới gây bất ngờ

trong vụ tàu TQ đâm chìm tàu cá Philippines

Philippines công bố báo cáo điều tra về vụ tàu Trung Quốc (9/6) đâm chìm tàu cá Philippines ở bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cho rằng tàu Trung Quốc không chủ động thực hiện các biện pháp tránh va chạm trong vụ đâm tàu Gem-Ver 1.
Báo cáo điều tra gây sốc của Philippines
Lực lượng tuần duyên Philippines và Cơ quan hàng hải Philippines (6/7) công bố báo cáo điều tra liên quan vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Gem-Ver 1 ở bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Báo cáo cho rằng Trung Quốc không chủ động thực hiện các biện pháp tránh va chạm trong vụ đâm tàu Gem-Ver 1 và không hỗ trợ 22 ngư dân lúc tàu chìm.
Các nhà điều tra nêu rõ tàu Trung Quốc ban đầu rời đi sau cú va đâm nhưng bất chợt dừng lại rồi quay ngược về nơi vừa xảy ra va chạm khoảng 50 m. Điều này cho thấy thủy thủ đoàn Trung Quốc nhận thức được việc ngư dân Philippines gặp nạn. Tuy nhiên, báo cáo cho biết, thay vì giải cứu các nạn nhân của mình, tàu Trung Quốc tắt đèn và di chuyển tiếp. Các thủy thủ Philippines được một tàu cá Việt Nam giải cứu nhiều giờ sau đó.
Báo cáo cũng khẳng định, hành động không cung cấp hỗ trợ cho người gặp nạn trên biển này của tàu Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) và Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS). Theo báo cáo, vào thời điểm xảy ra vụ va đâm, bầu trời đầy sao, tầm nhìn rõ ràng và biển lặng.
Báo cáo kết quả điều tra của Philippines cũng chỉ đề cập một “tàu cá Trung Quốc không xác định”, chứ không phải tàu Yuemaobinyu 42212 như Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila tuyên bố trước đó. Nhóm điều tra cũng không khẳng định đó là tàu cá thông thường hay tàu dân quân biển của Trung Quốc. Ngoài ra, kết quả điều tra phân loại vụ chìm tàu Gem-Ver 1 là “sự cố hàng hải rất nghiêm trọng”, nhưng không kết luận liệu đó có phải là do tàu Trung Quốc cố tình hay không.
Đáng chú ý, báo cáo cho rằng Lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) đã làm đúng nhiệm vụ và những gì chúng tôi tìm được là đầy đủ. Ngoài ra, báo cáo khẳng định tàu cá của Philippines cũng có thiếu sót như: không duy trì quan sát khi đang di chuyển; tuyển dụng máy trưởng không có giấy phép; chở số người vượt quá quy định; ra khơi khi giấy phép đánh bắt cá thương mại đã hết hạn; 22 thành viên thủy thủ đoàn tàu Gemvir-1 chưa được đào tạo bài bản trước khi ra khơi đánh bắt cá.
Philippines chưa thể kiện Trung Quốc
Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Salvador Panelo (7/7) giải thích lý do Chính phủ Philippines chưa khởi tố các thuyền viên của tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Gem-Ver 1, cho rằng Manila cần được xem báo cáo điều tra của phía Trung Quốc trước khi tiến hành khởi tố dân sự hoặc hình sự đối với chủ và các thuyền viên tàu Trung Quốc.
Theo ông Salvador Panelo, Manila “cũng phải kiểm tra những phát hiện từ phía Trung Quốc vì nếu họ thừa nhận các thuyền viên có lỗi, họ phải chịu trách nhiệm”, cho rằng Philippines cần biết rõ lập trường của Trung Quốc về vụ việc trước khi có hành động kế tiếp; đồng thời
cho biết, chủ tàu cá Trung Quốc có thể bị kiện dân sự vì đã gây thiệt hại cho tàu Gem-Ver 1 trong khi các thuyền viên tàu Trung Quốc có thể bị khởi tố về một số cáo buộc hình sự như khinh suất gây ra tổn thất.
Tuy nhiên, ông Salvador Panelo nhấn mạnh, vấn đề là Philippines “không biết phải kiện ai” và Manila phải xác định danh tính của thuyền trưởng và các thuyền viên Trung Quốc.
Giới nghị sỹ Philippines lên án mạnh mẽ báo cáo điều tra
Nhiều nghị sỹ đảng đối lập chỉ trích báo cáo mới đây của Philippines về vụ tàu cá bị đâm chìm ở Biển Đông, khẳng định chính quyền đang cố hạ thấp vụ việc. Theo Thượng nghị sĩ Sherwin Gatchalian, Chính phủ nên đệ trình vụ kiện chống lại tàu Trung Quốc gây ra vụ đâm chìm tàu cá Philippines Gem-Ver 1 và sau đó bỏ rơi 22 thuyền viên trên biển; đồng thời nhấn mạnh, “thực tế rất rõ ràng là họ bị bỏ lại ở đó và gần như đã chết. Họ không hề nhận được sự giúp đỡ nào từ người đâm mình. Nói cách khác, chúng ta phải tìm kiếm công lý cho ngư dân của mình”. Thượng nghị sĩ Sherwin Gatchalian cho rằng vụ việc có thể được đệ trình lên tòa án Philippines vì tính nghiêm trọng của nó; đồng thời kêu gọi chính chính phủ mạnh tay để ngăn chặn các vụ việc tương tự lặp lại bằng cách yêu cầu các bên liên quan đứng ra chịu trách nhiệm.
Trong khi đó, 2 nghị sỹ Carlos Zarate và Eufemia Cullamat thuộc đảng Bayan Muna nói rằng cuộc điều tra vụ tai nạn cho thấy chính quyền đang muốn hạ thấp vụ việc. Hai nghị sỹ trên trích dẫn báo cáo điều tra, cho rằng tàu Trung Quốc đâm vào tàu Gem-Ver khi biển lặng và không có chướng ngại, thủy thủ đoàn của họ bỏ rơi ngư dân của chúng ta. Nhưng thay vì lên án và bắt họ phải chịu trách nhiệm, Duterte và các quan chức của ông ta hành động như thể họ là bị cáo của Trung Quốc vậy.
Đáng chú ý, Thượng nghị sĩ Panfilo Lacson đặt nghi vấn liệu những người điều tra có kiểm tra về thiệt hại của con tàu để xác minh vụ đâm là cố ý hay vô ý hay không.
Tuy nhiên, có những ý kiến trái triều về kết quả điều tra vụ việc. Hiệu trưởng trường Đại học Hàng hải và Luật biển Philippines, ông Jay Batongbacal nhận định đây là kết quả điều tra công bằng với cả hai phía và đã được tiến hành dựa trên những dữ liệu thực tế. Ông cũng cho biết kết quả này chỉ tập trung vào vấn đề an toàn hàng hải trong vụ tai nạn.
Ông Paul Reichler, luật sư trưởng của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc cho rằng chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm pháp lý vụ đâm chìm tàu và bỏ mặc ngư dân Philippines ở bãi Cỏ Rong. Theo luật sư Reichler, vụ việc rõ ràng là sự vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Vi phạm trầm trọng thêm khi Trung Quốc dường như không thực hiện bất kỳ thủ tục pháp lý nào đối với thủ phạm của hành vi gây hấn này. Bên cạnh đó, luật sư Reichler cũng lập luận rằng tàu Trung Quốc “can thiệp vào quyền lợi” của ngư dân Philippines “bằng cách phá hủy tàu”. Theo đó, Trung Quốc không chỉ vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) mà còn một công ước khác về an toàn hàng hải. Ông Paul Reichler nhấn mạnh, sự hung hăng của tàu Trung Quốc và việc Cảnh sát biển và chính quyền Trung Quốc không có bất kỳ hành động nào để ngăn cản hành vi hung hăng đều là vi phạm công ước về an toàn hàng hải. Ngoài ra, luật sư Reichler lưu ý rằng trong hầu hết các trường hợp khác, “nếu đây là một tai nạn trên biển” và nếu hai tàu cá tư nhân va chạm nhau thì “đó là vấn đề giữa hai bên tư nhân”. Tuy nhiên, theo luật sư Reichler trong trường hợp này, sự bảo vệ thường xuyên của Cảnh sát biển Trung Quốc đối với các tàu cá của họ, đặc biệt là khi xâm nhập bất hợp pháp vào vùng biển tranh chấp thì cần truy cứu trách nhiệm của nhà nước. Do đó, Chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm pháp lý về thiệt hại đã gây ra và về hành vi xâm nhập vùng biển tranh chấp, chứ không chỉ là các chủ sở hữu hoặc người điều khiển con tàu Trung Quốc gây thiệt hại.
http://biendong.net/bien-dong/29251-dien-bien-moi-gay-bat-ngo-trong-vu-tau-tq-dam-chim-tau-ca-philippines.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.