Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

50 container hàng buôn lậu từ TQ vào Mỹ bị bắt giữ

Saturday, March 16, 2019 // ,
Nguồn: VietBF
16/03/2019 

Một lô hàng thực phẩm bất hợp pháp lớn nhất trong lịch sử từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ bị cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã bắt giữ có giá trị gần 1 triệu bảng Anh (khoảng 31 tỷ đồng), và chất đầy 50 container loại lớn.

Hình ảnh Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) bắt giữ lô hàng buôn lậu vào Hoa Kỳ. (Ảnh: chụp từ video của NTD)
NTD đưa tin, trong lô hàng lậu từ Trung Quốc mà giới chức Hoa Kỳ đã ngăn chặn, có những thùng carton bên ngoài in nhãn hiệu trà lá Đại Hồng Bào, nhưng bên trong lại chất đầy xúc xích. Còn những gói mì ăn liền lại bị cố ý che giấu nội dung thành phần sản phẩm.
Ông Troy Miller, Giám đốc CPB cho biết: “Những nhãn hiệu này đã che đậy thành phần thực sự bên trong”. Còn phó Giám đốc Basil Liakakos nói rằng: “Mọi người có thể nhìn rõ cái thùng carton này, trên mặt thùng ghi là bột gạo, nhưng bên trong chức đầy jăm-bông”.
Trong lô hàng lậu còn có những chiếc nồi lẩu tự động, ngoài ra còn có bột ốc sên, mì Liangpi – đều là những thực phẩm bất hợp pháp đến từ Trung Quốc, có giá trị gần 1 triệu bảng Anh (khoảng 31 tỷ đồng), và chất đầy 50 container loại lớn.

Bên ngoài ghi là trà lá Đại Hồng Bào nhung lại chứa xúc xích. (Ảnh: chụp màn hình từ video của NTD)
Vào sáng thứ Sáu, tại cảng Newark ở New Jersey, CPB cho biết, dịch sốt heo châu Phi (dịch tả heo châu Phi) đã bùng phát tại Trung Quốc đại lục vào tháng 8/2018, và cho đến nay đã lan sang khắp các tỉnh thành Trung Quốc. CBP sẽ ngăn chặn virus gây sốt heo châu Phi thông qua con đường buôn lậu thực phẩm vào Hoa Kỳ.

Gói mì ăn liền bị che đi cột ghi thành phần sản phẩm. (Ảnh: chụp màn hình từ video của NTD)
Theo ông Troy Miller, “Các nhà kinh tế học Đại học Iowa chỉ ra rằng, nếu virus sốt heo châu Phi xâm nhập vào Hoa Kỳ, nó có thể khiến ngành công nghiệp thịt lợn của Mỹ tổn thất 8 tỷ đến 10 tỷ đô la mỗi năm”.
CBP cho biết tất cả những thực phẩm buôn lậu đã bị thu hồi sẽ được gửi đi tiêu hủy.

Troy Miller, Giám đốc Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ phát biểu về vụ việc trước giới truyền thông. (Ảnh: chụp màn hình từ video của NTD).
Ngoài ra, vào ngày 28/2 năm nay, CBP cũng đã chặn được hơn 1,4 tấn cocaine ma túy, với tổng giá trị ước tính là 77 triệu đô la (gần 1,8 nghìn tỷ đồng). Đây là vụ bắt giữ buôn lậu ma túy lớn thứ hai ở New York và cảng Neward trong 25 năm qua.

HUYỀN THOẠI CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ

Nguồn: Diễn Đàn Trái Chiều
Tác giả: Vũ Linh
16/03/2019
Trong tuần qua, một độc giả của DĐTC gửi một loạt ’góp ý’ có tính mạt sát đảng CH và TT Trump để đề cao đảng DC và các tổng thống DC, nhất là Đấng Tiên Tri Obama. Loại góp ý này đi ngược hướng với DĐTC nhưng cũng hữu ích nên DĐTC đã đăng vì giúp cho thiên hạ có dịp thấy lại những lập luận ‘lừa gạt đường mòn’ mà đảng DC và TTDC cấp tiến đã nhai đi nhai lại như cục kẹo cao su hết chất ngọt từ nửa thế kỷ rồi, mà vẫn chưa thay cục kẹo khác.
Những lập luận này đã được chứng minh sai lầm cả vạn lần mà vẫn có người còn tin là... “sự thật”! Những cục sạn trong đầu thật khó mà lọc ra được là vậy.
Một lần nữa, ta coi lại vài huyền thoại dai hơn đỉa này.
(Xin quý độc giả tha lỗi bài hơi dài vì nhiều vấn đề quan trọng)
Phải nói ngay, ông độc giả này dùng toàn danh từ dao to búa lớn, biểu diễn sự thông thái bằng cách trích dẫn triết gia của mấy thế kỷ trước (kể cả Hegel là ông tổ của chủ nghiã cộng sản), nhưng tựu trung lập luận và bằng chứng của ông chỉ là phiên dịch từ CNN hay vài trang mạng lá cải cực tả. Là những chuyện cả nước đã biết từ khuya qua TTDC và TT tỵ nạn, nhưng ông này mới khám phá ra tuần rồi. Cũng là những dối trá mà DĐTC này muốn vạch mặt.
Cái lạ là ông này viết câu trên chửi CS, câu dưới cổ võ cho cái mà chúng gọi là XHCN: Nhà Nước vú em, trợ cấp tối đa, miễn phí đủ thứ, đấu tranh giai cấp nghèo giàu,... Chửi CS thật hay chỉ là chửi để che đậy quan điểm thầm kín vậy?
Dù vậy, DĐTC này đã đăng một số ‘góp ý’ của ông ta, để có dịp làm sáng tỏ vài vấn đề mà rất nhiều người vẫn còn thắc mắc đâu là ‘sự thật’. Một số ‘góp ý’ khác, nhằm mục đích bôi bác, sỉ vả cá nhân TT Trump không đáng để đăng lại vì DĐTC này không phải là cái loa của CNN.
CHUYỆN GIÀU NGHÈO VÀ TRỢ CẤP


Đây là giấc mơ của kẻ bị đảng Dân Chủ Mỹ lừa đảo là họ có quyền tự do cướp của người giàu
Cái lập luận xưa hơn trái đất là đảng DC lo giúp cho người nghèo trong khi đảng CH là đảng của tài phiệt chỉ lo trấn lột người nghèo. Đây là loại lập luận mỵ dân vô địch, hoàn toàn là lừa gạt, dựa trên sự thiếu hiểu biết của ‘dân nghèo’. Một loại lập luận copy nguyên văn sách lược kích động đấu tranh tranh giai cấp giàu-nghèo của CS, nhưng ‘nhẹ tay’ hơn, giống như uống bia Miller nhưng mà là Miller Lite!
Sự thật là ở Mỹ, chẳng có chuyện một đảng lo cho dân nghèo chống sự bóc lột của tài phiệt và một đảng diệt dân nghèo để bảo vệ nhà giàu. Một cái nhìn thô thiển kiểu quản giáo VC dạy tù cải tạo.
Trong lịch sử cận đại của Mỹ từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đến nay, đã có 7 tổng thống CH trị vì tổng cộng 38 năm, và 5 tổng thống DC trị vì 28 năm. Nếu đảng CH là đảng của tài phiệt lo trấn lột dân nghèo thì chẳng lẽ dân Mỹ lại thích bị tài phiệt trấn lột dữ vậy sao? Ba tổng thống với tỷ lệ đắc cử cao nhất đều là CH hết: Eisenhower, Nixon và Reagan. Ông DC Clinton đắc cử với tỷ lệ thấp nhất, 43%.
Tổng ThốngĐảngThời gianSố
năm
CH
Số
năm
DC
EisenhowerCH1952-608 
KennedyDC1961-63 3
JohnsonDC1963-68 5
NixonCH1969-746 
FordCH1974-762 
CarterDC1977-80 4
ReaganCH1981-888 
Bush ChaCH1989-924 
ClintonDC1993-2000 8
Bush ConCH2001-088 
ObamaDC2009-16 8
TrumpCH2017-now2 

Tổng Cọng
  
38

28
xxxTrong xã hội Mỹ, dân nghèo hay dân giàu đều cần nhau, và mọi người đều có đủ trình độ dân trí để ý thức nhu cầu phải có một sự công bằng tương đối nào đó, giúp đỡ lẫn nhau thì xã hội mới yên ổn không có chiến tranh liên miên bất tận như thời trung cổ.
Cử tri DC tung hô những chương trình xã hội lớn như Medicare, là hình thức cung cấp dịch vụ y tế cho người cao niên, được ban hành dưới thời TT Johnson, nhưng rõ ràng là họ mù tịt về tiến trình đi tới Medicare.
Đây là sự thật: ý kiến cung cấp bảo hiểm sức khoẻ cho dân xuất phát từ TT Teddy Roosevelt của CH, năm 1912. Ý kiến còn đang được nghiên cứu thì bị gián đoạn bởi hai cuộc thế chiến. Đến năm 1956, TT Eisenhower của CH ra luật Dependents' Medical Care Act, thành lập quy chế bảo hiểm sức khỏe cho gia đình các quân nhân, từ đó sanh ra cái tên “Medicare”. Qua năm 1961, TT Eisenhower tổ chức Hội Thảo Về Tình Trạng Người Già -White House Conference on Aging-, tìm cách mở rộng Medicare ra cho dân thường, nhất là những người cao niên. Mở đầu cho một tiến trình đưa đến dự thảo luật Medicare cho người cao niên được trình lên cho TT Johnson của DC năm 1965. Medicare được thông qua bởi Thượng Viện và Hạ Viện giữa năm 1965, với hậu thuẫn của cả hai chính đảng, chứ không phải chỉ có đảng DC ủng hộ và CH chống.
Nhìn cho kỹ, nói Medicare là sản phẩm của đảng DC chỉ phô trương ra một sự thiếu hiểu biết về dữ kiện lịch sử.
Có người nói “chống XHCN sao lại nhận Medicare”? Làm như thể Medicare là sản phẩm của Xã Hội Chủ Nghĩa mà Mỹ bắt chước. Những người này mù tịt về Medicare và lịch sử. TT Teddy Roosevelt đã có ý kiến này 5 năm trước khi xẩy ra cuộc Cách Mạng Cộng sản tại Nga, một thế hệ trước khi các xứ Âu Châu ôm chủ nghiã xã hội, và hơn 50 năm trước khi TT Johnson ký Medicare.
Sau khi Medicare ra đời thì không còn thay đổi gì cho tới thời TT Bush Con của CH, là người đã bổ túc, thêm Medicare Part D năm 2003, Nhà Nước trả tiền thuốc trong Medicare luôn. Các tổng thống DC Carter và Clinton trong khoảng thời gian trước Bush Con đã chẳng làm gì hết.
TT Obama tích cực hơn, tung ra cái gọi là Obamacare. Obamacare tốt hay xấu?
Obamacare là chuyện điên rồ nhất thế giới. Người ta thấy một chuyện điên rồ là bất ngờ có thêm 25 triệu người có bảo hiểm y tế, rồi những người đi làm cật lực 60 tiếng đồng hồ một tuần tự nhiên phải trả bảo phí gấp đôi trong khi quyền lợi bảo hiểm bị cắt một nửa”. Đây không phải là nhận định của một tay ‘CH cuồng Trump’ nào đâu, mà đó là của cựu TT Bill Clinton đấy. Có cần bàn thêm không?
Đám ‘cuồng Obama’ đặt câu hỏi “những tay cuồng Cộng Hòa vì thù ghét đảng Dân Chủ có nhận và dùng Obamacare không…?” Thưa quý vị, dĩ nhiên là có. Đó là hệ thống y tế được Nhà Nước ra luật áp đặt, không sử dụng thì chẳng lẽ mua bảo hiểm y tế của Mexico? Không có nghiã là tốt. VC áp đặt chế độ CS lên cả nước, có phải CS là tốt không? Hơn nữa, không dùng Obamacare thì bị phạt tiền. Nếu quá tốt, sao lại phải có luật bắt thiên hạ phải mua, nếu không mua sẽ bị phạt? Có khác gì với chuyện ai ở VN mà không “nhận” chế độ CS sẽ bị trừng phạt không? Dù vậy, người ta ước tính có gần hai chục triệu người vẫn bác bỏ Obamacare, chấp nhận đóng phạt đấy.
Ít ai chối cãi đảng DC tương đối ‘rộng rãi’ hơn đảng CH trong vấn đề trợ cấp. Nhưng cũng không ai có thể nói đó là vì CH bất cần biết dân nghèo sống chết ra sao. Vấn đề ở đây là nền tảng nhân sinh quan hay ý thức hệ. DC thiên tả cho rằng Nhà Nước cần tập trung quyền lực và tiền bạc vào tay Nhà Nước, để Nhà Nước đùm bọc dân cả nước, chỉ thua chủ nghiã CS có một bước ngắn thôi. Trong khi CH chỉ cần một cái lưới an toàn tối thiểu –minimum safety net- để khuyến khích người dân tự lực cánh sinh, tin tưởng vào sáng kiến cá nhân của cả trăm triệu dân chứ không nghĩ là chỉ một nhúm công chức sáng xách ô đi, chiều vác cặp về có thể ngồi phòng máy lạnh nghĩ dùm và làm dùm mọi việc cho cả mấy trăm triệu người.
Trợ cấp tốt xấu ra sao?
Hiển nhiên trong xã hội, luôn luôn có những người thiếu may mắn, cần giúp đỡ. Trên căn bản đó, không ai có thể nói trợ cấp là chuyện xấu xa. Vấn đề là trợ cấp đến mức nào là đủ? Giống như câu chuyện nuôi con cái, đến tuổi nào thì chúng nên tự lập? Hay là cứ phải bám vào bố mẹ cho đến lúc chết?
Cái ‘rộng rãi’ của chủ thuyết ‘trợ cấp vú em’ có nhiều cái hại lớn.
Quan trọng nhất là biến người dân thành những người nhu nhược chỉ biết ngửa tay nhận trợ cấp được ban cho. Ban ít thì chửi, ban nhiều đòi thêm nữa. Tai hại hơn nữa là vì chỉ sống bằng cái trợ cấp tối thiểu đó, nên không bao giờ họ có cơ hội thoát ra khỏi cái bọc trợ cấp đó, không bao giờ có cơ hội thành ‘nhà giàu’. Trợ cấp là phương cách hữu hiệu nhất để giam hãm dân trong cái vòng nghèo túng với cái chi phiếu trợ cấp tối thiểu mãn đời.
Trên phương diện kinh tế, trợ cấp sẽ diệt tăng trưởng kinh tế, chẳng ai lo sản xuất gì nữa. Làm ít thì Nhà Nước nuôi, làm nhiều thì Nhà Nước đánh thuế cao, lấy hết tiền. Thế thì ai ngu đi làm cho mệt xác nữa? Nhìn vào tăng trưởng xấp xỉ 2% trong suốt 8 năm Obama thì thấy. Thất bại của tất cả các chế độ CS cho dù được áp đặt bằng súng đạn và tù đầy là một bằng chứng rõ ràng hơn nữa.
TT Obama chủ trì một nền kinh tế bết bát nhất lịch sử cận đại Mỹ, ngang ngửa với thành quả của TT Carter, cũng là DC. Dĩ nhiên, ông đã lãnh đủ hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chánh vĩ đại, nhưng dĩ nhiên không kém, ông đã không triệt để tìm cách phục hồi, phát triển kinh tế lại. Cuộc phục hồi kinh tế của ông được chính CNN xác nhận là cuộc phục hồi yếu và chậm nhất lịch sử các cuộc phục hồi kinh tế. TT Obama dốt sao? Không phải vậy. Cho dù TT Obama không biết gì về kinh tế thì chung quanh ông cũng có cả trăm đại chuyên gia kinh tế.
Vấn đề là TT Obama thực tâm không muốn phục hồi quá nhanh. Tỷ lệ thất nghiệp lảng vảng ở mức 9%-10% từ ngày ông vừa ra luật gọi là kích cầu năm 2009 cho đến sau khi ông tái đắc cử năm 2012 mới bắt đầu hạ. Tại sao thất nghiệp quá cao và quá lâu như vậy? Tại vì thất nghiệp cao thì số dân lãnh trợ cấp đủ loại cũng cao, và càng cao thì càng nhiều người lệ thuộc vào trợ cấp mà họ nghĩ chỉ có đảng DC và Obama mới cung cấp. Có thể nói TT Obama cố kìm hãm phục hồi kinh tế để bảo đảm việc ông tái đắc cử hơn là lo kiếm việc cho dân.
Sách lược ngắn hạn có lợi cho Obama nhưng thật tai hại cho bà Hillary khi bà này phải trả cái giá là dân lao động mất job vùng Đại Hồ chạy ào ào qua bên ông Trump, tặng Tòa Bạch Ốc cho ông này để hy vọng có job lại. Và họ đã có job lại thật, đúng như mong đợi!
Mấy ông cử tri DC chất vấn đảng Cộng Hòa đã tạo ra được bao nhiêu chương trình an sinh xã hội để giúp dân?
Công bằng mà nói CH thua xa DC trên phương diện này. TT Obama là người đã đoạt giải vô địch về số người trở thành nô lệ vào trợ cấp, nhận lãnh food stamp, trợ cấp đông con, trợ cấp thất nghiệp, vô địch về số người nằm nhà không đi làm,… Không sai! Nếu đó là những tiêu chuẩn để đánh giá một tổng thống thì Obama quả là tổng thống ‘giỏi’ nhất, khiến cho dân càng ngày càng nghèo mạt, càng bị nhốt vào trong cái cũi trợ cấp của Nhà Nước.
Nhưng nếu đánh giá một tổng thống giỏi hay dở qua tăng trưởng kinh tế, qua số lượng người tham gia vào thị trường lao động, tức là số người đi làm, qua việc giảm số người lệ thuộc trợ cấp, lãnh food stamps, thì cứ nhìn vào các thống kê của hai năm dưới TT Trump. Những con số đó nói lên ‘sự thật’, phải không?
Trong vấn đề giàu nghèo, bỏ phiếu cho DC hay CH, thì sự lựa chọn khá rõ nét và dễ dàng. Ai muốn nằm ngửa đợi Nhà Nước thả sung vào miệng, cứ bầu cho DC, ai muốn có dịp tiến thân, thoát vòng nghèo túng, khỏi lệ thuộc trợ cấp, thì bầu cho CH. Dĩ nhiên, đây là nói về những người đầy đủ khả năng tự lực cánh sinh, chứ những người cao niên, hay có vấn đề sức khỏe, thì Nhà Nước sẽ phải lo, bất kể Nhà Nước DC hay Nhà Nước CH cũng không khác.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TTDC và đám DC, kể cả cựu TT Obama, thường đấm ngực cho những thành quả kinh tế là hậu quả muộn của chính sách của Obama, kể cả việc thị trường chứng khoán tăng ào ào.
Ta nhìn vào Dow Jones thử. Ngày Obama được bầu làm tổng thống, Dow Jones ở mức 9.000 điểm; ngày Trump được bầu, Dow Jones lên tới 18.000; tức là trong 8 năm Obama, Dow Jones đã tăng 9.000 điểm, hay trung bình 1.100 điểm một năm. Trong 2 năm hai tháng sau khi ông Trump đắc cử, Dow Jones tăng từ 18.000 điểm lên tới gần 26.000 tuần này, tăng 8.000 điểm hay trung bình gần 4.000 điểm một năm. Tăng vọt lên gấp bốn lần gia tăng dưới thời Obama, sao gọi đó là tiếp nối được? ‘Hậu quả muộn’ sao lại đúng ngay lúc ông Trump được bầu mà không xẩy ra trong 8 năm trước đó?
CHUYỆN ĐÓNG THUẾ
Tiện ích công cộng, quốc phòng, an ninh, hệ thống hành chánh Nhà Nước, ngay cả trợ cấp an sinh,... hiển nhiên là phải đóng thuế để Nhà Nước có tiền lo. Vấn đề là thu tới bao nhiêu là đủ, đến giới hạn nào thì là vừa phải?
TT xã nghĩa của Pháp Francois Mitterand, tăng thuế lợi tức ‘nhà giàu’, từ 45% lên tới 75%. Chỉ hai năm sau, ông phải thu hồi lại luật này vì các ‘nhà giàu’ đóng cửa hãng xưởng, bỏ nước ra đi, kinh tế cả nước trên bờ phá sản.
Có người đặt câu hỏi “TT Trump giảm thuế, vậy chứ mấy cụ cao niên không đi làm thì có đem về được một xu thuế nào không?”. Một câu hỏi ngớ ngẩn đến tiếu lâm. Không đi làm, được hưởng tiền già, được Medicare hay Medicaid miễn phí, được xử dụng tiện ích công cộng như đường xá, cầu cống, được quân đội và cảnh sát bảo vệ, tất cả miễn phí. Vậy mà vẫn khiếu nại không nhận được tiền thuế hoàn trả dù không đóng một xu thuế nào sao? Cụ tỵ nạn nào đồng ý với đòi hỏi này, xin đi khám bác sĩ tâm thần ngay.
Trong kinh tế thị trường khi mà Nhà Nước không có quyền ra chỉ tiêu kiểu như phải sản xuất bao nhiêu tấn khoai mì, hay giá một lít sữa phải là bao nhiêu, thì Nhà Nước chỉ có một cách điều khiển kinh tế hữu hiệu nhất là gián tiếp qua các luật thuế.
Giảm thuế khuyến khích các đại gia và công ty đầu tư thêm để kiếm thêm lời, mở hãng xưởng, tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Giảm thuế cũng giúp người dân tiêu thụ có thêm ít tiền đi mua sắm, giúp nhiều hàng hóa được tiêu thụ hơn. Giúp kinh tế tăng trưởng, cả nước giàu.
TT Trump giảm thuế để kích động tăng trưởng kinh tế quá èo uột của Obama, chứ không phải để chia tiền cho các cụ nằm nhà ăn trợ cấp. (Xin đọc lại bài Luật Thuế Mới trên DĐTC này – Tháng Chạp 2017)
Trong con mắt của khối thiên tả, thuế phải là cách chia lại tiền lấy của người khác.
Trước khi các cụ bị bịnh DƯT chửi TT Trump của CH giảm thuế để “giúp nhà giàu có thêm tiền”, thì các cụ nên nhớ lại trong lịch sử cận đại của Mỹ, tổng thống đầu tiên giảm thuế mạnh là John Kennedy, và TT Obama cũng là người gia hạn giảm thuế của TT Bush con. Cả hai ông Kennedy và Obama đều là ‘thần tượng’ của DC đấy. Sao họ lại muốn tài phiệt “có thêm tiền”?
Một tờ báo Việt ngữ bị bịnh DƯT loan tin “TT Trump cắt chương trình phúc lợi xã hội cho người nghèo. Chỉ cần đọc tới chữ “cắt” là đã mừng rỡ nhẩy tưng tưng vì tìm ra được cách mới đánh Trump, không rảnh tìm hiểu thêm, hay không có khả năng để hiểu xa hơn.
Sự thật là TT Trump đề nghị cắt 1.500 tỷ Medicaid là chương trình y tế cho dân lợi tức thấp, và cắt 800 tỷ Medicare là chương trình y tế cho dân cao niên.
Việc cắt giảm này không có nghiã là những người bị bệnh đang được chữa bịnh miễn phí, bây giờ Trump không cho chữa bịnh nữa. Cắt giảm này dựa trên 2 yếu tố:
1) Medicaid là chương trình dành cho những người trong mức lợi tức thấp. Trong chính sách kinh tế của TT Trump, kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh, hàng chục triệu người sẽ có việc làm hoặc sẽ có lợi tức cao hơn, vượt qua mức cùng đinh của Medicaid, do đó họ không cần Medicaid nữa vì sẽ có bảo hiểm của sở làm, hay đã có đủ tiền để tự mua bảo hiểm, giảm gánh nặng của Nhà Nước. Cụ thể: trong năm 2018, 4 triệu người đã không còn nhận được food stamp nữa, không phải vì TT Trump cắt, mà vị họ không cần nữa.
2) Trong cả hai chương trình Medicaid và Medicare, Nhà Nước sẽ xiết chặt hay cắt giảm tiền bồi hoàn các bác sĩ, nhà thương và tiền thuốc để không cho họ chém Nhà Nước quá tay. Như một bác sĩ mổ ruột gửi biên lai 20.000 đô một lần mổ cho Nhà Nước qua Medicare, bây giờ Nhà Nước sẽ cứu xét, chỉ trả 12.000 đô thôi (chỉ là ví dụ, không chính xác).
Trước khi các cụ cuồng chống Trump nhẩy dựng lên, thì xin tin cho các cụ biết cắt giảm ngân sách Medicaid và Medicare kiểu này không phải là ‘sáng kiến’ của tay ‘khốn nạn Trump’ (danh từ của một tay cuồng Obama đấy), mà là ý kiến trong Obamacare mà các cụ ca tụng đấy. Năm 2012, trong cuộc tranh luận trên TV, ứng cử viên PTT của CH, ông Paul Ryan, chất vấn ứng cử viên của DC, ông Joe Biden, và ông Biden đã xác nhận Obamacare sẽ cắt giảm 700 tỷ Medicare để đắp vào Obamacare. Việc này chưa được thực hiện vì vẫn chỉ là một trong không biết bao nhiêu bánh vẽ mà TT Obama đã tặng dân. Bây giờ TT Trump ghi vào ngân sách để thực hiện. Obamacare cắt giảm ít hơn TT Trump vì thứ nhất Obamacare không dự trù việc kinh tế tăng trưởng mạnh, tạo công ăn việc làm cho cả triệu người để họ thoát ra khỏi mức cùng đinh của Medicaid, và thứ nhì Obamacare dự trù cấp Medicaid và Medicare cho cả chục triệu di dân lậu, là chuyện không có trong ngân sách của TT Trump.
Nói tóm lại, chẳng có cụ nào bị mất Medicaid hay Medicare đâu, tỉnh táo đừng nghe những xuyên tạc của những tay lừa đảo chuyên nghiệp hay hù dọa thiếu lương thiện.
CHUYỆN CÔNG NỢ
Vài cụ tỵ nạn bị bịnh DƯT nặng này coi CNN thấy đả kích TT Trump tăng công nợ từ 20.000 tỷ lên tới 22.000 tỷ thì hô hoán ầm ỹ, đả kích túi bụi, mặc dù khi TT Obama tăng công nợ gấp đôi, từ 10.000 tỷ lên tới 20.000 tỷ thì lại ô-kê, im re.
TT Obama khi rời nhiệm sở, để lại món nợ 20.000 tỷ, món nợ đó là công khố phiếu của Nhà Nước Mỹ, phải trả tiền lãi. Lãi suất trên công khố phiếu Mỹ trong năm 2018 là 3%. Tức là tiền lãi trên 20.000 tỷ là 600 tỷ x 2 năm = 1.200 tỷ. Chỉ vì tiền lãi không mà công nợ của TT Trump trong hai năm đã tăng lên tới 21.200 tỷ rồi.
Công nợ ngày Obama nhậm chức là khoảng 10.000 tỷ, lãi suất công khố phiếu Mỹ tháng Giêng năm 2009 là 2,2% và tháng 10, 2016 là 1,7%. Cứ tính đổ đồng lãi suất là 2% một năm trong 8 năm Obama. Tức là tiền lãi là 10.000 x 2% x 8 = 1.600 tỷ trong 8 năm Obama. Như vậy, nếu kể tiền lãi không thì công nợ của Obama cuối hai nhiệm kỳ phải là 10.000 + 1.600 = 11.600 điểm. Đằng này, nó lên tới 20.000 tỷ.
Những năm Obama cũng là những năm mà cuộc chiến Iraq và Afghanistan giảm cường độ mạnh, chi tiêu chiến tranh giảm gần hết. Tức là phần lớn số tiền 8.400 tỷ TT Obama vay mượn thêm đều được dùng làm quà trợ cấp cho ‘dân nghèo’ để mua phiếu bầu cử cho ông ta và đảng DC.
Cho đến nay TT Trump vẫn chưa cắt trợ cấp của ai hết, vẫn phải è cổ trả trợ cấp Obama đã ban phát, gia tăng mỗi năm theo lạm phát. TT Trump chưa có ngân sách chi tiền gì hết. Chỉ mới xin hơn 5 tỷ để xây tường là đã bị chống phá đến đóng cửa Nhà Nước rồi, làm sao có chuyện TT Trump đi vay thêm 2.000 tỷ để... xài chơi? Mà xài vào chuyện gì, có cụ nào thấy không?
Cái giả dối của những người hô hoán về 2.000 nợ của TT Trump trong khi nín khe về 10.000 tỷ nợ mới của TT Obama nói lên đầy đủ tính phe đảng lố bịch của họ hay sự thiếu hiểu biết hay thiếu lương thiện của họ, không hơn không kém.

Ghi chú: Trong trang Báo Mỹ tuần này, có đăng lại một số bài viết cũ của kẻ này về thành quả của TT Obama. Kính mời quý độc giả đọc lại nếu muốn biết thêm chi tiết về cái tài của Đấng Tiên Tri.
---------

Chủ nghĩa xã hội bước vào dòng chính chính trị Hoa Kỳ

14/03/201+9


Vẫn còn 20 tháng nữa mới tới bầu cử Tổng thống, nhưng Tổng thống Donald Trump đã tìm được khẩu hiệu cho cuộc chiến đấu của ông. Ông lên án chủ nghĩa xã hội (CNXH) và tô vẽ nó như là tư tưởng sai lầm của các đối thủ của ông bên Đảng Dân chủ.
Khi có mặt tại Hội thảo Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) hồi đầu tháng, ông Trump đã cáo buộc Đảng Dân chủ là ‘muốn thay thế quyền cá nhân bằng sự kiểm soát hoàn toàn của chính quyền’.
Thượng nghị sỹ Bernie Sanders bị ông Trump chỉ trích là 'theo tư tưởng chủ nghĩa xã hội'
Thượng nghị sỹ Bernie Sanders bị ông Trump chỉ trích là ‘theo tư tưởng chủ nghĩa xã hội’
“Chủ nghĩa xã hội không phải là về môi trường, không phải là về công lý, không phải là về đạo đức,” ông Trump nói. “Chủ nghĩa xã hội chỉ là duy nhất một thứ, nó được gọi là quyền lực cho tầng lớp nắm quyền’.
Thông điệp này cũng được phó Tổng thống Mike Pence lặp lại, cũng tại CPAC.
“Dưới vỏ bọc là Chăm sóc Y tế toàn dân và Chính sách Xanh (Green New Deal), phe Dân chủ đang đi theo những lý thuyết kinh tế kiệt quệ vốn đã làm nhiều nước nghèo đi và bóp nghẹt tự do của hàng triệu người trong thế kỷ vừa qua,” ông Pence nói. “Chế độ đó là chủ nghĩa xã hội’.
Trong những thập niên gần đây, các chính sách xã hội chủ nghĩa gần như là điều cấm kỵ trong chính trị Mỹ, nhưng trong cuộc bầu cử Tổng thống hồi năm 2016, ứng cử viên của Đảng Dân chủ Bernie Sanders đã làm thay đổi ý kiến công chúng với việc nhận lấy cái mác này và ủng hộ những đề xuất như chăm sóc y tế phổ quát và giáo dục đại học miễn phí.
Sự ứng cử của ông đã giúp định hình lại về nội hàm của chủ nghĩa xã hội đối với nhiều người dân Mỹ và đưa nó vào dòng chính của chính trị Hoa Kỳ mặc dù nó vẫn bị Đảng Cộng hòa lên án.
Chủ nghĩa xã hội có thể bao hàm phạm vi các chính sách rất rộng. Tuy nhiên ở Mỹ, một số chính trị gia có tên tuổi đang cổ súy cho khái niệm này để đề cập đến những nỗ lực tăng thuế lên những người giàu nhất ở Mỹ để giải quyết sự chênh lệch lợi tức ngày càng lớn, tài trợ cho chăm sóc y tế phổ cập và tạo ra thêm nhiều việc làm trả lương đủ cho người lao động có thể nuôi gia đình.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người dân Mỹ đều ủng hộ các chính sách này, ngay cả khi ‘chủ nghĩa xã hội’ với tư cách là một khái niệm chính trị vẫn tiếp tục được chỉ thiểu số các cử tri Mỹ ủng hộ.
Với tuyên bố tình trạng khẩn cấp để xây bức tường biên giới – một lời hứa tranh cử mang dấu ấn cá nhân – đang gặp phải chống đối quyết liệt cũng như hàng loạt các cuộc điều tra của Quốc hội nhằm vào chính quyền, gia đình và đế chế kinh doanh của ông, ông Trump và các đồng minh Cộng hòa của ông đang tìm đến chủ nghĩa xã hội để công kích và mô tả các ứng viên tiềm năng bên Đảng Dân chủ là ‘cực tả’, trong đó ông Bernie Sanders là mục tiêu chính.
Sanders, một thượng nghị sỹ độc lập, mô tả bản thân là theo đường lối ‘chủ nghĩa xã hội dân chủ’ và đã được xem là một ứng viên hàng đầu trong đông đảo các ứng viên ra tranh cử sơ bộ của Đảng Dân chủ. Ông cổ súy chăm sóc y tế phổ quát, giáo dục đại học miễn phí và tăng tiền lương tối thiểu lên ít nhất 15 đô la/ giờ – hơn gấp đôi mức hiện nay.
Ông Whit Ayres, chiến lược gia của Đảng Cộng hòa và là chủ tịch tổ chức nghiên cứu dư luận North Star, tin rằng chiến lược tốt nhất của Đảng Dân chủ là đề cử ai đó có thể đoàn kết những cử tri Mỹ chống Trump. Nếu Đảng Dân chủ đề cử một ứng viên được xem là chấp nhận những tư tưởng xã hội chủ nghĩa như ông Bernie Sanders, thì đó sẽ là ‘kịch bản tốt nhất để ông Trump tái đắc cử,’ ông Ayres nói.
Ông Ayres và các phân tích gia khác chỉ ra rằng khắc họa các ứng viên Dân chủ là ‘theo chủ nghĩa xã hội’ là một chiến lược tốt để thu hút lá phiếu các cử tri gốc Mỹ Latin.
“Đó đích thị là cách mở rộng mặt trận của Đảng Cộng hòa,” ông Ayres nói. “Đó rõ ràng là một nỗ lực không chỉ là củng cố khối ủng hộ mà còn mở rộng trận địa của Đảng Cộng hòa.”
Trong một bài diễn văn trước chủ yếu là di dân Cuba và Venezuela ở Miami hồi tháng trước, ông Trump đã bày tỏ sự ủng hộ cho lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido, người mà Hoa Kỳ công nhận là lãnh đạo lâm thời của đất nước này trong khi cảnh báo về ‘những nguy cơ của chủ nghĩa xã hội’, rằng nó đem đến nghèo đói, sư thù hận và chia rẽ.
Ông Daniel Runde, giám đốc Dự án Thịnh vượng và Phát triển tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nói rằng chiến lược của ông Trump hợp lý về chính trị để thu hút cử tri ở những tiểu bang chủ chốt mà ông cần để đắc cử một lần nữa.
“Đặc biệt ở một tiểu bang như Florida nơi có đông đảo cử tri gốc Venezuela và Cuba,” ông Runde nói. “Họ hiểu chính xác như thế nào là chủ nghĩa xã hội, và họ ghét nó.”
Phe Cộng hòa cũng đã lên án Chính sách Xanh, một nghị quyết không ràng buộc do nữ dân biểu mới toanh Alexandria Ocasio-Cortez đến từ New York và Thượng nghị sỹ Ed Markey của TB Massachusetts đưa ra hồi tháng trước.
Cái tên ‘Green New Deal’ là để gợi nhắc đến ‘New Deal’, tức ‘Chính sách mới’, của cố Tổng thống Franklin Delano Roosevelt. Đó là một loạt các dự án và chương trình để khôi phục lại sự thịnh vượng trong đợt Đại suy thoái vào những năm 1930.
Alexandria Ocasio-Cortez and Ed Markey
Những người cổ súy cho chính sách này hy vọng rằng nó sẽ giúp hồi sinh nền kinh tế và loại bỏ phát thải carbon trong vòng một thập niên. Nó cũng chứa những đề nghị chăm sóc y tế phổ quát, giáo dục đại học miễn phí, thu nhập đủ sống và hưởng lương trong các kỳ nghỉ phép gia đình. Những người chỉ trích thì cho rằng nó sẽ làm phá sản nền kinh tế.
Trong bài phát biểu tại CPAC, ông Trump đã lên án ‘Chính sách Xanh’ là ‘cơn ác mộng chủ nghĩa xã hội’ và mỉa mai những đề nghị sử dụng năng lượng gió như là một nguồn năng lượng sạch.
“Hôm nay gió có thổi không?” ông nói. “Tôi muốn xem ti vi.”
Theo một cuộc khảo sát dư luận do Viện Gallup tiến hành hồi năm 2018, cho dù đa số cử tri Cộng hòa vẫn có thái độ tích cực với chủ nghĩa tư bản hơn là chủ nghĩa xã hội, 57% cử tri Dân chủ có cái nhìn tích cực đối với chủ nghĩa xã hội.
Các chuyên gia cho rằng quan điểm của người Mỹ về chủ nghĩa xã hội đã khác trước, nhất là những người trẻ vốn trưởng thành trong giai đoạn suy thoái hồi năm 2008. Nhiều người cảm thấy bất mãn với nền kinh tế vốn đem đến ít cơ hội hơn so với thế hệ cha mẹ của họ. Trong khi đó, những người Mỹ giàu nhất lại càng giàu thêm.
“Chúng tôi có sự quan tâm và số lượng thành viên ngày càng tăng kể từ khi ông Trump đắc cử,” ông Gregory Pason, bí thư toàn quốc của Đảng Xã hội Mỹ, cho biết. “Cảm giác của chúng tôi là mọi người đang tìm kiếm một lựa chọn thay thế cho các chính sách của ông Trump và họ hiểu rằng Đảng Dân chủ không thực sự là một lựa chọn thay thế.”
Một số chính trị gia chủ nghĩa xã hội dân chủ, chẳng hạn như dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, muốn gần như là tăng gấp đôi mức thuế lên giới siêu giàu để lấy tiền chi trả cho chăm sóc y tế phổ quát, giáo dục đại học miễn phí và một chương trình việc làm tập trung vào chuyển nền kinh tế Mỹ ra khỏi năng lượng hóa thạch.
Ông Pason nhấn mạnh rằng chủ nghĩa xã hội không phải là về các chính sách thuế mà là về ‘cho người lao động quyền sở hữu và các công nhân và cộng đồng họ quyền kiểm soát cuộc đời họ’.
Ông Daniel Runde nói rằng mặc dù đối với các thế hệ trước, khái niệm chủ nghĩa xã hội được hiểu là ‘một điều hết sức kinh khủng’, nhưng đối với nhiều người trẻ ủng hộ chủ nghĩa xã hội ngày nay, khái niệm này đại diện cho những ý tưởng cấp tiến và chế độ phúc lợi mở rộng.
“Anh có thể tranh luận về quy mô chính phủ, quy mô của hệ thống an sinh xã hội và quy mô các quy định,” Runde nói. “Nhưng khi có những người công khai tuyên bố thẳng thừng rằng họ theo chủ nghĩa xã hội thì có nguy cơ họ đã quên di sản của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.”
Đối với Tổng thống Trump, nhắc nhở các cử tri về di sản đó nhiều khả năng là một nội dung nổi bật trong chiến dịch tái tranh cử của ông.
VOA

https://baotgm.net/chu-nghia-xa-hoi-buoc-vao-dong-chinh-chinh-tri-hoa-ky/

Powered by Blogger.