Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Liên minh châu Âu sẽ cứng rắn hơn với TQ, như cách Mỹ nhìn nhận Bắc Kinh

Saturday, March 16, 2019 5:47:00 PM // ,

Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Ba (12/3) đã có động thái “điều chỉnh lại” quan hệ với Trung Quốc bằng việc cho công bố một báo cáo chiến lược “ứng phó” với quốc gia Đông Á.
Báo cáo này cho thấy sự cứng rắn của EU sẽ tăng lên trong việc đối đầu với những đe dọa thương mại và tham vọng ngày càng tăng của Bắc Kinh, theo tạp chí WSJ.
Đây là một sự thay đổi mạnh mẽ khi chỉ mới hai năm trước EU còn coi Trung Quốc là một đối tác chiến lược trong việc duy trì trật tự toàn cầu, thì nay, những người dẫn dắt liên minh này đã xem Bắc Kinh là “đối thủ kinh tế” trong các lĩnh vực quan trọng như phát triển mạng 5G đồng thời cũng là một “đối thủ” về phương diện chính trị, WSJ nhận xét.
Các khẳng định được thể hiện trong báo cáo hoạch định chiến lược của Ủy ban châu Âu có thể khuấy lên một sự bất ổn cho các đồng minh của Trung Quốc trong khối, đưa cách tiếp cận của Brussels đối với Bắc Kinh gần hơn với cách đánh giá của Hoa Kỳ về Trung Quốc – coi quốc gia đầy tham vọng ở Châu Á là một đối thủ chiến lược lớn, tờ tạp chí nổi tiếng của Mỹ nhận định.
Dưới thời Tổng thống Trump, mối quan hệ Mỹ-Trung đã trở nên căng thẳng do các cuộc đấu tranh thương mại, và tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.
Dưới thời Trump, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã cứng rắn hơn. Hai nước đang có những xung đột quan điểm ở nhiều vấn đề như thương mại, Biển Đông, Đài Loan, hay Venezuela. (Ảnh: Reuters)
Các quan chức EU nói rằng, thái độ của châu Âu đối với Trung Quốc thay đổi là do Bắc Kinh không mở cửa thị trường, bảo hộ quá mức các doanh nghiệp trong nước, thực hiện các hành động bất chấp luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tham vọng thống trị trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông.
“Có một xu hướng nhìn nhận ngày càng tăng ở châu Âu rằng sự cân bằng của những thách thức và cơ hội do Trung Quốc tạo ra đã thay đổi”, báo cáo chiến lược viết.
Sau báo cáo này, vấn đề Trung Quốc dường như trở nến nóng hơn khi chương trình nghị sự của EU trong thời gian tới dày đặc các hoạt động liên quan tới việc xử lý mối quan hệ với Bắc Kinh.
Media player poster frame

Thương trường như chiến trường Trung Quốc lợi dụng & tấn công Mỹ như thế nào

 Tuần tới, các bộ trưởng ngoại giao EU sẽ gặp đối tác Trung Quốc, trong khi cuối tháng này, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về những thách thức chiến lược tới từ phía Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh thường xuyên của EU tại Brussels. Vào ngày 9/4, EU sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh thường niên với đoàn ngoại giao Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường dẫn đầu. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng chuẩn bị có chuyến thăm Châu Âu trong vài tuần tới.
“Báo cáo chiến lược thể hiện một cách diễn đạt rõ ràng đối với những thách thức đang gia tăng trong mối quan hệ châu Âu – Trung Quốc, như thiếu thành ý trong đề nghị về việc mở cửa thị trường hoặc chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng ở Trung Quốc, cũng như [nó sẽ] cung cấp động lực quan trọng cho các phản ứng chung của châu Âu”, một nhà ngoại giao cấp cao của Đức bày tỏ quan điểm đối với báo cáo chiến lược của EU.
Tuy nhiên, một số quốc gia trong khối lại có cách nhìn lạc quan đối với Trung Quốc, trong đó Ý là một nước như vậy.
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, (bên phải), gặp gỡ Ủy viên Hội đồng Nhà nước và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, (bên trái), tại Rome vào tháng Một. (Ảnh: PRIPPO ATTILI / CHIGI PALACE PRES / SHUTTERSTOCK)
WSJ cho hay, Chính phủ Ý đang đàm phán một bản ghi nhớ với Trung Quốc về khoản đầu tư từ dự án Vành đai và Con đường (BRI). Ý có thể sẽ là thành viên thứ 14 của EU nhận đầu tư từ chương trình này, gây ra sự chia rẽ trong liên minh cầm quyền của quốc gia này, làm dấy lên sự chỉ trích từ phía Hoa Kỳ, và lan truyền sự khó chịu ở các còn lại của EU.
Báo cáo chiến lược cũng kêu gọi các nỗ lực lớn hơn của EU nhằm đảm bảo rằng sự hợp tác BRI của Trung Quốc tuân theo các quy tắc của khối, đồng thời cũng kêu gọi EU gia tăng áp lực thông qua các cuộc đàm phán thương mại quốc tế để chấm dứt việc Bắc Kinh yêu cầu các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ và các hành vi không công bằng khác.
Báo cáo cũng đề cập đến những rủi ro từ việc nhận đầu tư của Trung Quốc trong các lĩnh vực chiến lược, bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông như mạng internet di động thế hệ tiếp theo. Báo cáo thông tin, lãnh đạo EU sẽ đưa ra các đề xuất vào cuối tháng này về “cách tiếp cận chung của EU đối với các rủi ro bảo mật đối với các mạng 5G”.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.