Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 25-11-2020

Wednesday, November 25, 2020 // ,

  BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Gần 5h sáng ngày 24/11, tàu hải cảnh TQ Zhongguo Haijing 5204 lại rời vùng biển phía nam Bãi Tư Chính để xâm nhập khu vực lô khai thác dầu khí 06.01. Đến khoảng 2h chiều hôm qua, tàu Zhongguo Haijing 5204 quay lại vùng biển phía nam Bãi Tư Chính. Đây là lần thứ 29 tàu hải cảnh TQ ngang nhiên xâm phạm một trong các khu vực nhạy cảm nhất của ngành dầu khí, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN.

Dựa trên dữ liệu thu thập về hoạt động của tàu Zhongguo Haijing 5204, ông Nam cho biết, trung bình cứ 3 ngày là tàu này lại rời vùng biển phía nam Bãi Tư Chính để quấy phá lô khai thác dầu khí 06.01, chu kỳ hầu như không thay đổi. Nghĩa là tàu này đã quá quen với hoạt động quấy phá và không hề e ngại lực lượng tuần duyên VN. Ông Nam lưu ý, dự thảo luật hải cảnh mà TQ công bố, nếu được thông qua trong tháng 12, thì tàu Zhongguo Haijing 5204 thậm chí có thể nổ súng bắn vào tàu VN.

Trong ngày 24/11/2020, tàu hải cảnh TQ Zhongguo Haijing 5204 đã thực hiện lần xâm phạm thứ 29 vào khu khai thác dầu khí 06.01 của VN. Ảnh: Phạm Thắng Nam

Song song với hoạt động quấy phá lãnh hải nước khác, nhiều tàu đổ bộ, tàu tên lửa Trung Quốc tham gia tập trận ở Biển Đông, báo Thanh Niên đưa tin. Hoàn Cầu Thời báo tiết lộ, trong ngày 18/11, ba tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn, Trường Bạch Sơn và Ngũ Chỉ Sơn, thuộc Chiến khu Nam bộ đã tiến hành cuộc tập trận 4 ngày ở Biển Đông, tập trung vào chủ đề như phòng thủ toàn diện, diễn tập bắn đạn thật, hoạt động lục soát và bắt giữ tàu.

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Giới nghiên cứu Trung Quốc nhận định gì về khả năng Bắc Kinh lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông? Lý do TQ chưa lập ADIZ ở Biển Đông: “So với tình trạng không có đủ thông tin bay ở không phận trên biển Hoa Đông thì toàn bộ Biển Đông được kiểm soát bởi các hệ thống hàng không dân dụng của Trung Quốc ở Hồng Kông và đảo Hải Nam. Do đó, hệ thống đủ để hỗ trợ nhận diện các mục tiêu phòng không và không cần lập ADIZ trong khu vực”.

Mời đọc thêm: ‘Ngoại trưởng’ của ông Biden từng phát biểu thế nào về Biển Đông? — Liên thủ đối phó khi Trung Quốc ngày càng hiếu chiến (TN). – Liệu Việt Nam có thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh? (RFA). – Châu Á : Donald Trump đánh mất cơ hội trói tay Bắc Kinh (RFI). Biển Đông: Bắc Kinh không muốn làm mất lòng Việt Nam và các nước láng giềng khác về vùng nhận dạng phòng không — Máy bay do thám tư nhân trở lại châu Á (Sputnik).

Dịch bệnh Covid-19

Tình hình đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên quy mô toàn cầu, bất chấp nỗ lực ngăn chặn của một số nước thuộc các vùng dịch lớn nhất. Trang Hành Tinh Titanic có bài: Tập hợp chứng cứ cho thấy một biến chủng ban đầu của virus đã khiến đại dịch khó bị dập tắtĐó là biến chủng có ký danh 614G, lần đầu tiên được phát hiện ở miền Đông TQ hồi tháng 1 và tháng 2/2020, sau đó nhanh chóng lan ra khắp châu Âu và TP New York, rồi xuất hiện tại phần lớn các nước trên thế giới, thay thế các biến chủng khác.

Đồ họa thể hiện quá trình lây lan của biến chủng 614G, thể hiện bởi Sarah Almukhtar, Nguồn dữ liệu: Santiago Justo Arévalo, SARS-CoV-2 HaploFinder team. Ghi chú: Các quốc gia được hiển thị trên bản đồ đã báo cáo ít nhất 5 tháng dữ liệu kể từ tháng 1/2020 và có ít nhất 75 chuỗi lây nhiễm trong một trong những tháng đó. Ảnh: Hành Tinh Titanic

Theo đó, “các đợt bùng phát trong cộng đồng ở Vương quốc Anh đã phát triển nhanh hơn khi bị lây lan bởi biến chủng 614G so với khi lây lan bởi tổ tiên Vũ Hán của virus này. Một báo cáo khác cho biết chuột hamster lây nhiễm cho nhau nhanh hơn khi tiếp xúc với biến chủng này”. Ban nghiên cứu Gene của Covid-19 tại Anh đã tập hợp dữ liệu cho thấy, so sánh tốc độ lây nhiễm với tổ tiên Covid-19 đến từ TP Vũ Hán, “giá trị có khả năng nhất mang lại cho 614G lợi thế khoảng 20% trong tốc độ lây lan theo cấp số mũ của nó”.

Mặc dù hiện tại đã có ba hãng dược lớn bào chế vaccine trong năm 2021 như AstraZeneca của Anh và Thuỵ Điển với năng lực sản xuất 3 tỉ liều; Moderna của Mỹ với 1 tỉ liều; và Pfizer/ BioNTech của Đức và Mỹ với 1,3 tỉ liều, nhưng từ bây giờ tới khi toàn bộ dân số thế giới được chích ngừa, sẽ có thêm nhiều bỏ mạng vì Covid-19.

Tin môi trường

Viện Khoa học Nông nghiệp thống kê thiệt hại sau mùa mưa lũ vừa qua: Hơn 3.000ha đất sản xuất nông nghiệp bị vùi lấp ở miền Trung, báo Nông Nghiệp VN đưa tin. “Có khoảng 3.100 ha đất sản xuất nông nghiệp bị vùi lấp, trong đó nhiều nhất là Quảng Trị, với khoảng 1.500 ha”. Có những khu đất bị vùi lấp với độ dày từ 50cm đến trên 100 cm.

Khu đất bị bồi lấp tại xã Triệu Nguyên, huyện Đắk Rông, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Viện Khoa học Nông nghiệp VN/NNVN

Trang Báo Sạch có bài: Sông Hàn bên lở bên lấp. Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng tiến hành tiếp xúc cử tri hôm nay, có cử tri nhắc lại dự án lấp cửa sông Hàn khiến dư luận bất bình từ tháng 4/2019 đến nay. “Việc lấn cửa sông Hàn đã được các chuyên gia cảnh báo sẽ gây ách tắc dòng chảy và sẽ phá bờ sông Hàn”. Trong số những người cảnh báo có KTS Hồ Duy Diệm, cựu Trưởng ban quy hoạch TP Đà Nẵng.

Ông Diệm nhắc lại hội nghị phản biện dự án lấp cửa sông Hàn hồi tháng 5/2019: “Ngay tại hội thảo tôi đã có ý kiến chống lại việc lấn sông và làm thu hẹp cửa sông Hàn. Lúc đó có nhiều người ủng hộ ý kiến của tôi nhưng cũng có nhiều người không ủng hộ. Và bây giờ thực tế đã xảy ra, nguyên tắc dòng sông là bên lở bên bồi, bên này anh lấn ra thì bờ bên kia sẽ bị phá. Nước dồn về cửa sông mà bị chặn lại thì nó sẽ phá bờ yếu hơn để thoát thôi”.

Bờ Tây Sông Hàn bị lở sau mùa mưa bão vừa qua. Ảnh: FB Báo Sạch

Nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Đạt Ân đưa tin: Nhiệt độ cao bất thường lan khắp Bắc Cực. Ngay sau tháng 10 nóng nhất từng được ghi nhận ở châu Âu, hai ngày cuối tuần thứ 3 của tháng 11 đã chứng kiến nhiệt độ trung bình cao hơn mức bình thường khoảng 6,7 độ C trên khắp Bắc Cực. Trong ngày 21/11/2020, nhiệt độ đã cao hơn khoảng 10 đến 12 độ C so với mức trung bình của 30 năm trước, theo Viện nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (Climate Change Institute).

Cụ thể, một vành đai khí nóng đang trải dài từ phía bắc đảo Greenland vòng qua Bắc Cực đến tận biển Laptev và miền Đông Siberia ở phía bắc nước Nga. Khu vực đông bắc của quần đảo Svalbard qua Franz Josef Land đến Severnaya Zemlya cũng có mức nhiệt tương tự. Tại khu vực biển băng Bắc Cực cạnh nước Nga, hoạt động tái tạo băng của mùa đông năm nay diễn ra chậm hơn so với các năm trước.

Dữ liệu  ngày 21/11/2020 cho thấy vùng nhiệt cao bất thường (màu đỏ) trải dài trên khắp Bắc Cực. Ảnh: ClimateReanalyzer.org/FB Nguyễn Đạt Ân

Liên quan đến hiện tượng Bắc Cực ấm lên, lượng khí nhà kính trong khí quyển tiếp tục gia tăng: CO2 trong khí quyển lại phá kỷ lục, Petro Times đưa tin. GS Petteri Taalas, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết: “Chúng ta đã vi phạm ngưỡng toàn cầu là 400 ppm vào năm 2015. Và chỉ 4 năm sau, chúng ta đã vượt qua 410 ppm. Tốc độ gia tăng như vậy là chưa từng thấy trong lịch sử của các kỷ lục. Sự sụt giảm lượng khí thải liên quan đến các đợt phong tỏa chỉ là một đốm sáng nhỏ trên đồ thị dài hạn. Chúng ta cần phải làm phẳng đường cong một cách bền vững”.

Mời đọc thêm: Đường 172 tỷ ở Thừa Thiên Huế “nát như tương” sau bão (VNN). – Bài học của tháng 10 vẫn chưa rõ hay sao? (FB Huy Nguyễn). – Huỷ hoại môi trường sẽ là tội hình sự quốc tế? (BBC). – Cuộc thám hiểm chưa từng có trên đỉnh Everest: Phát hiện kỷ lục đáng lo ngại trên “nóc nhà thế giới” (CafeBiz). – Khám phá lịch sử khí hậu từ bụi cổ đại đáy biển (TS).

Tin nước Mỹ

Tin vui sau bầu cử 2020: “Nước Mỹ đã trở lại”, Biden nói khi ra mắt đội ngũ, BBC đưa tin. Phát biểu đề cử nhân sự nội các Mỹ đầu tiên, ông Biden nói: “Nước Mỹ đã trở lại… sẵn sàng dẫn đầu thế giới, chứ không lùi khỏi nó”. Tổng thống đắc cử Biden “nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng lại các liên minh, cũng như giải quyết virus corona và biến đổi khí hậu”.

Ông Biden nói về chính sách của người sắp phải rời Tòa Bạch Ốc: “Tổng thống này, Tổng thống Trump, đã thay đổi cục diện. Đó là quan điểm nước Mỹ trước tiên, nước Mỹ đơn độc. Chúng ta thấy mình ở một vị trí mà các liên minh của mình đang bối rối”. Giai đoạn 4 năm nước Mỹ chìm trong chia rẽ, cuối cùng đã sắp tới hồi kết.

Đài CBS có clip: Tổng thống đắc cử Biden và các ứng cử viên hàng đầu của ông nguyện đưa nước Mỹ trở lại.

Báo Tiền Phong có đồ họa: Ứng viên nội các của chính quyền ông Joe Biden.

Chiến thắng áp đảo của Tổng thống đắc cử: Ông Biden lập kỷ lục mới về bầu cử Mỹ, theo VietNamNet. Tin cho biết: “Tính đến tối 24/11 (giờ Mỹ), ông Biden đang có trong tay hơn 80.011.000 phiếu phổ thông”. Đó là số phiếu phổ thông cao nhất trong lịch sử mà một ứng cử viên Tổng thống Mỹ từng đạt được. Theo kết quả mới nhất từ Fox News, hiện tại ông Biden có được 80.025.923 phiếu.

VTC đặt câu hỏi: Sau đồng ý chuyển tiếp, khi nào Trump sẽ phải rời Nhà Trắng? “Tổng thống đắc cử sẽ tuyên thệ nhậm chức vào Ngày Nhậm chức (ngày 20/1/2021). Đây sẽ là ngày cuối cùng để kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump tại Nhà Trắng dù ông có nhượng bộ hay không”. Nếu ông Trump vẫn không chịu chấp nhận từ bỏ quyền lực thì sẽ có người tháp tùng ông ta rời khỏi tòa Bạch Ốc.

Lý do ông Trump nên rời khỏi tòa Bạch Ốc: Đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành, ngày 24/11 vừa qua là ngày nước Mỹ có 2.194 người chết do Covid-19. VnExpress đưa tin: Ngày chết chóc nhất của Mỹ. “Đây là dấu hiệu đáng lo ngại, cho thấy viễn cảnh tồi tệ nhất vẫn đang tiếp diễn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đang hoàn thiện hướng dẫn để rút ngắn thời gian khuyến cáo người dân tự cách ly tại nhà sau khi tiếp xúc bệnh nhân Covid-19”.

Mời đọc thêm: Ông Joe Biden làm nên điều chưa từng có trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ (CafeF). – Ông Biden chính thức bắt đầu chống COVID-19, hứa đưa nước Mỹ ‘lãnh đạo thế giới’ (TT). – Hơn 80 triệu phiếu bầu cho ông Joe Biden, cao nhất lịch sử bầu cử Mỹ (TN). – Bầu cử Mỹ: Biden tuyên bố Hoa Kỳ trở lại “sẵn sàng lãnh đạo thế giới” (RFI). – Ông Biden công bố chiến lược “Nước Mỹ trở lại”, dẹp bỏ “MAGA” của ông Trump (LĐ). – Ông Joe Biden phải bổ nhiệm 4.000 quan chức trước khi nhậm chức (TP). – Sau tất cả, Joe Biden đang được giới doanh nhân Mỹ chào đón! (DĐDN). – Chính phủ Trump ra quy định mới, đòi du khách từ một số nước châu Phi đóng tiền thế chân (VOA).

***

Thêm một số tin: Nữ kiến trúc sư Việt Nam lọt vào danh sách 100 phụ nữ toàn cầu 2020, do BBC chọn (BBC). – HRW kêu gọi trả tự do cho thi sĩ bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch  (VOA). – Giá cho thuê nhà, mặt bằng “rớt” chưa từng thấy (KTĐT). – Khi nào sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng được cấp bằng tốt nghiệp? (TN). – Bốn người Việt, 1 người Trung Quốc bị truy tố vì làm giấy tờ giả để mua nhà đất (RFA).

Tin Quốc tế - RFA

 Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O'Brien (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin tại văn phòng Bộ Ngoại giao ở Manila vào ngày 23 tháng 11 năm 2020.

Hoa Kỳ cung cấp tên lửa, gia hạn cam kết bảo vệ Philippines

Hoa Kỳ đã cung cấp tên lửa dẫn đường và các vũ khí khác để giúp Philippines chiến đấu với các tay súng liên kết cùng Nhà nước Hồi giáo và gia hạn hiệp ước cam kết bảo vệ đồng minh nếu nước này bị tấn công ở vùng Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.

Tin Việt Nam - RFA

 Công nhân và người dân dọn dẹp đường phố ngày 30 tháng 10 năm 2020, sau khi nước rút tại phố cổ Hội An, di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Để khắc phục hậu quả bão/ lũ, Thủ tướng cấp thêm 670 tỷ đồng/ADB viện trợ 2,5 triệu USD

Thủ tướng Việt Nam quyết định cấp thêm 670 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra.

Huyền thoại về Lễ Tạ ơn -Thanksgiving của người Mỹ

//

 BBC

July 4th celebrated at Pilgrim Memorial State Park
Chụp lại hình ảnh,

Pilgrim Memorial State Park, Plymouth

Thanksgiving hay Lễ Tạ ơn là ngày lễ đặc trưng của Hoa Kỳ, luôn được tổ chức vào ngày thứ Năm thứ tư của tháng 11 mỗi năm.

Năm nay, 2020, Thanksgiving rơi vào ngày 28/11.

Đây là ngày mở đầu cho tháng lễ Giáng Sinh (Christmas) và là thời khắc để người ta cầu chuyện, nghĩ về những điều tích cựu, đáng nhớ trong năm.

Nhưng lịch sử của Thanksgiving bắt đầu từ năm 1621 lại là đề tài của nhiều tranh luận, và huyền thoại.

'Chính sử của Hoa Kỳ' nói những người châu Âu lần đầu mời thổ dân (Native Americans) tới dự bữa tiệc để cảm ơn họ đã trợ giúp sau một năm khốn khó.

Con tàu Mayflower cập bến vào vùng nay là Massachusetts năm 1620 cũng được cho là đã đưa những tín đồ Thanh giáo từ Anh đi tìm tự do và họ là những người tiên khởi của công cuộc kiến thiết mảnh đất sau là nước Mỹ.

Không phải những người Âu đầu tiên

Trên thực tế, những người di dân hành hương (the Pilgrims) trên tàu Mayflower không phải là dân châu Âu 'đầu tiên' đến Tân Thế giới.

Theo trang USA Today, vùng đất sau có tên là New England đã đón người Âu đến từ cuối thế kỷ 15.

Ngay trước khi tàu Mayflower cập bến, tại Maine, và New England đã có người Basque, Anh, Pháp lập làng đánh cá.

Chụp lại video,

TT Trump xá tội cho gà tây Corn tại Nhà Trắng dịp Lễ Tạ ơn

Trang BBC News trong một bài về Thanksgiving cho hay khu định cư Jamestown ở Virginia đã có 13 năm trước, và người Tây Ban Nha có mặt ở Santa Fe từ rất lâu rồi.

Năm 1524, nhà thám hiểm Ý Giovanni de Verrazano đã đến vùng này và ghi lại cuộc gặp với các bộ lạc Narragansett hoặc Wampanoag.

Trong câu chuyện về nhóm hành hương từ Anh trên tàu Mayflower tới Mỹ có đoạn về người Wampanoag trợ giúp họ.

Những thổ dân có tên là Samoset, Tisquantum, “Squanto, và Epenow đã biết nói tiếng Anh, vì giao lưu với các nhóm người Anh đến trước, hoặc bị người Anh bắt làm nô lệ.

Vì biết tiếng Anh, họ đã giúp nhóm 'Pilgrims' những ngày đầu tiên.

Một thuyết thứ nhì nói con tàu sang Mỹ là để tìm tự do tôn giáo.

Vẫn theo trang USA Today trong bài của Eryn Dion thì số tín đồ Thanh Giáo (Puritans) tách ra khỏi Giáo hội Anh chỉ chiếm quá nửa số hành khách khoảng 100 người trên tàu Mayflower.

Mục tiêu chính của họ là sang Tân Thế giới để “bảo tồn văn hóa Anh và để kiếm tiền”, và việc giữ tín ngưỡng riêng chỉ là một phần của động cơ ra đi, theo Eryn Dion.

Trước khi sang lục địa Bắc Mỹ, nhóm người do William Bradford lãnh đạo đã bỏ Anh sang Hà Lan sinh sống và hưởng quyền tự do tôn giáo bên đó.

Nhưng vì không tìm được việc làm ở Hà Lan và lo sợ con em họ bị ảnh hưởng của văn hóa Hà Lan quá tự do, những người Anh này đã mua quyề̉n khai thác thuộc địa từ London Company, và thuê thuyền sang Mỹ.

Họ cũng đặt ra mục tiêu truyền giáo, cải đạo cho thổ dân châu Mỹ.

Mayflower replica sails into Plymouth
Chụp lại hình ảnh,

Một mô hình tàu Mayflower

Bữa tiệc gà Tây hay thịt hươu?

Cuối cùng, về chính bữa tiệc thân ái, đầm ấm ngày nay trong các gia đình người Mỹ, tiệc Tạ ơn, thì 'nguyên bản' của nó lại khá nguy hiểm, căng thẳng.

Vẫn bài báo của Eryn Dion trích Edward Winslow, tác giả cuốn 'Mourt's Relation: A Journal of the Pilgrims in Plymouth' nói nhóm người Anh không hề mời thổ dân Wampanoag dự tiệc.

Vui mừng vì được vụ mùa tháng 10/1621, họ bắn súng và tiếng súng khiến thổ dân Wampanoag do Massasoit dẫn đầu cùng 90 chiến binh kéo tới để chuẩn bị phòng thủ, vì nghĩ họ sắp bị tấn công.

Khi sự việc xảy ra khác và thấy những người định cư đang vui chơi, nhóm thổ dân đã đem hươu săn được tới góp phần.

“Lễ Tạ ơn theo huyền thoại thực ra là một vụ việc khá căng thẳng, dễ gây ra hệ quả chính trị.”

Người Anh tự cho họ quyền chiếm đất (mua quyền khai thác thuộc địa trên giấy tờ ở Anh) nhưng người thổ dân không bao giờ biết hoặc công nhận điều đó.

Nhóm hành hương ở Massachusetts chỉ hoàn toàn ở nhờ trên đất thổ dân, theo cách nhìn của người Mỹ bản địa.

Theo Claire Bugos viết trên trang Smithsonianmag.com (26/11/2019), người Wampanoag đã có kinh nghiệm xương máu cả một thế kỷ với di dân từ châu Âu, trước khi tàu Mayflower cập bến.

Người Âu thường săn thổ dân để bắt làm nô lệ, để lại dấu ấn đen tối trong quan hệ hai bên.

Với các nhóm từ Anh sang vào thế kỷ 17, việc bắt nô lệ không còn nhưng những người Thanh Giáo từ Anh hoàn toàn không phải là nhóm người có tình bao dung.

“Những người da trắng theo Tin Lành ở Mỹ rất không vui trước làn sóng người Âu khác theo đạo Công giáo, hoặc người Do Thái, cũng sang Mỹ.”

Đây chính là lý do họ tạo ra huyền thoại rằng họ là những người đầu tiên, được thổ dân “mời đến để biếu đất nước này” cho họ làm chủ.

Huyền thoại Thanksgiving vì thế, theo Claire Bugos, có màu sắc chính trị ngay từ đầu, dù ngày nay nó đã mang ý nghĩa mới, nhấn mạnh đến đoàn kết và bao dung.

Dù có khác biệt giữa sự thật và huyền thoại, điều không ai phủ nhận là nhóm hành khách trên tàu Mayflower đã làm được kỳ tích 'vượt khó' trên biển và trên bộ để đem lại cho vùng đất mới một nhóm cư dân lập quốc.

Chín trong số các tổng thống Hoa Kỳ sau này, gồm gia đình Bush và FD Roosevelt có thể xác định tổ tiên họ trong số các hành khách trên tàu Mayflower và thành viên của bữa tiệc Tạ ơn đầu tiên, 1621.

Powered by Blogger.