Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Huyền thoại về Lễ Tạ ơn -Thanksgiving của người Mỹ

Wednesday, November 25, 2020 6:26:00 PM //

 BBC

July 4th celebrated at Pilgrim Memorial State Park
Chụp lại hình ảnh,

Pilgrim Memorial State Park, Plymouth

Thanksgiving hay Lễ Tạ ơn là ngày lễ đặc trưng của Hoa Kỳ, luôn được tổ chức vào ngày thứ Năm thứ tư của tháng 11 mỗi năm.

Năm nay, 2020, Thanksgiving rơi vào ngày 28/11.

Đây là ngày mở đầu cho tháng lễ Giáng Sinh (Christmas) và là thời khắc để người ta cầu chuyện, nghĩ về những điều tích cựu, đáng nhớ trong năm.

Nhưng lịch sử của Thanksgiving bắt đầu từ năm 1621 lại là đề tài của nhiều tranh luận, và huyền thoại.

'Chính sử của Hoa Kỳ' nói những người châu Âu lần đầu mời thổ dân (Native Americans) tới dự bữa tiệc để cảm ơn họ đã trợ giúp sau một năm khốn khó.

Con tàu Mayflower cập bến vào vùng nay là Massachusetts năm 1620 cũng được cho là đã đưa những tín đồ Thanh giáo từ Anh đi tìm tự do và họ là những người tiên khởi của công cuộc kiến thiết mảnh đất sau là nước Mỹ.

Không phải những người Âu đầu tiên

Trên thực tế, những người di dân hành hương (the Pilgrims) trên tàu Mayflower không phải là dân châu Âu 'đầu tiên' đến Tân Thế giới.

Theo trang USA Today, vùng đất sau có tên là New England đã đón người Âu đến từ cuối thế kỷ 15.

Ngay trước khi tàu Mayflower cập bến, tại Maine, và New England đã có người Basque, Anh, Pháp lập làng đánh cá.

Chụp lại video,

TT Trump xá tội cho gà tây Corn tại Nhà Trắng dịp Lễ Tạ ơn

Trang BBC News trong một bài về Thanksgiving cho hay khu định cư Jamestown ở Virginia đã có 13 năm trước, và người Tây Ban Nha có mặt ở Santa Fe từ rất lâu rồi.

Năm 1524, nhà thám hiểm Ý Giovanni de Verrazano đã đến vùng này và ghi lại cuộc gặp với các bộ lạc Narragansett hoặc Wampanoag.

Trong câu chuyện về nhóm hành hương từ Anh trên tàu Mayflower tới Mỹ có đoạn về người Wampanoag trợ giúp họ.

Những thổ dân có tên là Samoset, Tisquantum, “Squanto, và Epenow đã biết nói tiếng Anh, vì giao lưu với các nhóm người Anh đến trước, hoặc bị người Anh bắt làm nô lệ.

Vì biết tiếng Anh, họ đã giúp nhóm 'Pilgrims' những ngày đầu tiên.

Một thuyết thứ nhì nói con tàu sang Mỹ là để tìm tự do tôn giáo.

Vẫn theo trang USA Today trong bài của Eryn Dion thì số tín đồ Thanh Giáo (Puritans) tách ra khỏi Giáo hội Anh chỉ chiếm quá nửa số hành khách khoảng 100 người trên tàu Mayflower.

Mục tiêu chính của họ là sang Tân Thế giới để “bảo tồn văn hóa Anh và để kiếm tiền”, và việc giữ tín ngưỡng riêng chỉ là một phần của động cơ ra đi, theo Eryn Dion.

Trước khi sang lục địa Bắc Mỹ, nhóm người do William Bradford lãnh đạo đã bỏ Anh sang Hà Lan sinh sống và hưởng quyền tự do tôn giáo bên đó.

Nhưng vì không tìm được việc làm ở Hà Lan và lo sợ con em họ bị ảnh hưởng của văn hóa Hà Lan quá tự do, những người Anh này đã mua quyề̉n khai thác thuộc địa từ London Company, và thuê thuyền sang Mỹ.

Họ cũng đặt ra mục tiêu truyền giáo, cải đạo cho thổ dân châu Mỹ.

Mayflower replica sails into Plymouth
Chụp lại hình ảnh,

Một mô hình tàu Mayflower

Bữa tiệc gà Tây hay thịt hươu?

Cuối cùng, về chính bữa tiệc thân ái, đầm ấm ngày nay trong các gia đình người Mỹ, tiệc Tạ ơn, thì 'nguyên bản' của nó lại khá nguy hiểm, căng thẳng.

Vẫn bài báo của Eryn Dion trích Edward Winslow, tác giả cuốn 'Mourt's Relation: A Journal of the Pilgrims in Plymouth' nói nhóm người Anh không hề mời thổ dân Wampanoag dự tiệc.

Vui mừng vì được vụ mùa tháng 10/1621, họ bắn súng và tiếng súng khiến thổ dân Wampanoag do Massasoit dẫn đầu cùng 90 chiến binh kéo tới để chuẩn bị phòng thủ, vì nghĩ họ sắp bị tấn công.

Khi sự việc xảy ra khác và thấy những người định cư đang vui chơi, nhóm thổ dân đã đem hươu săn được tới góp phần.

“Lễ Tạ ơn theo huyền thoại thực ra là một vụ việc khá căng thẳng, dễ gây ra hệ quả chính trị.”

Người Anh tự cho họ quyền chiếm đất (mua quyền khai thác thuộc địa trên giấy tờ ở Anh) nhưng người thổ dân không bao giờ biết hoặc công nhận điều đó.

Nhóm hành hương ở Massachusetts chỉ hoàn toàn ở nhờ trên đất thổ dân, theo cách nhìn của người Mỹ bản địa.

Theo Claire Bugos viết trên trang Smithsonianmag.com (26/11/2019), người Wampanoag đã có kinh nghiệm xương máu cả một thế kỷ với di dân từ châu Âu, trước khi tàu Mayflower cập bến.

Người Âu thường săn thổ dân để bắt làm nô lệ, để lại dấu ấn đen tối trong quan hệ hai bên.

Với các nhóm từ Anh sang vào thế kỷ 17, việc bắt nô lệ không còn nhưng những người Thanh Giáo từ Anh hoàn toàn không phải là nhóm người có tình bao dung.

“Những người da trắng theo Tin Lành ở Mỹ rất không vui trước làn sóng người Âu khác theo đạo Công giáo, hoặc người Do Thái, cũng sang Mỹ.”

Đây chính là lý do họ tạo ra huyền thoại rằng họ là những người đầu tiên, được thổ dân “mời đến để biếu đất nước này” cho họ làm chủ.

Huyền thoại Thanksgiving vì thế, theo Claire Bugos, có màu sắc chính trị ngay từ đầu, dù ngày nay nó đã mang ý nghĩa mới, nhấn mạnh đến đoàn kết và bao dung.

Dù có khác biệt giữa sự thật và huyền thoại, điều không ai phủ nhận là nhóm hành khách trên tàu Mayflower đã làm được kỳ tích 'vượt khó' trên biển và trên bộ để đem lại cho vùng đất mới một nhóm cư dân lập quốc.

Chín trong số các tổng thống Hoa Kỳ sau này, gồm gia đình Bush và FD Roosevelt có thể xác định tổ tiên họ trong số các hành khách trên tàu Mayflower và thành viên của bữa tiệc Tạ ơn đầu tiên, 1621.

Tags:

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.