Mối Đe Doạ Của Trung Quốc
Khu vực châu Á (còn được gọi là khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương) có nhiều mối đe dọa đối với Hoa Kỳ và không gian chung của quốc tế, cũng như mối đe dọa chung về chiến tranh khu vực bắt nguồn từ những tranh chấp giữa các quốc gia.
Bao gồm trong phạm vi các mối đe dọa này là một loạt các mối đe dọa đa diện và ngày càng gia tăng bắt nguồn từ một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh.
Các căn cứ quân sự tiền phương được Mỹ triển khai trên khắp Tây Thái Bình Dương, cùng với 5 đồng minh hiệp ước, với các đối tác an ninh ở Đài Loan và Singapore, và quan hệ đối tác an ninh ngày càng tăng với Ấn Độ là chìa khóa cho dấu ấn chiến lược của Mỹ ở châu Á, nhưng tất cả đều đang bị Trung Quốc đe dọa.
Đài Loan phải đối mặt với mối đe dọa quân sự lâu đời của TQ, mà TQ đã trang bị khá kỹ, được TQ bố trí có chủ đích và ngày càng được TQ cũng cố hơn.
Nhật Bản, Việt Nam và Philippines, do tranh chấp lãnh thổ trên biển, đang phải chịu áp lực bán quân sự, quân sự và chính trị từ Trung Quốc.
Ấn Độ có vị trí địa lý nằm giữa hai mối đe dọa an ninh lớn: Pakistan ở phía tây và Trung Quốc ở phía đông bắc.
Pakistan có tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với Ấn Độ là nguyên nhân của căng thẳng định kỳ.
Trung Quốc và Nga được coi là những cường quốc theo chủ nghĩa xét lại, nhưng hai nước này có những thách thức rất khác nhau đối với Hoa Kỳ.
TQ có nền kinh tế lớn hơn rất nhiều, cũng như tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn thứ hai trên thế giới, và kinh tế của họ quấn quyện vào trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là các công nghệ quan trọng, đặc biệt là những công nghệ liên quan đến thông tin và vận chuyển thông tin (ICT).
Do đó, nước này có các nguồn lực để hỗ trợ cho chương trình hiện đại hóa quân đội một cách sâu rộng, được tiến hành trong hơn hai thập kỷ qua và trải dài trên các lĩnh vực vũ khí quy ước, không gian và mạng internet, cũng như vũ khí hủy diệt hàng loạt, bao gồm cả vũ khí hạt nhân.
Đồng thời, TQ đã hành động quyết đoán hơn, thậm chí gây hấn, chống lại các nước láng giềng nhiều hơn. Các tranh chấp chủ quyền về biên giới và lãnh thổ chưa được giải quyết đã khiến Bắc Kinh có thái độ ngày càng đối đầu hơn về Biển Đông và Ấn Độ, đồng thời căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan đã bùng phát trở lại do phản ứng của Bắc Kinh trước chiến thắng của Đảng Dân Tiến trong các cuộc bầu cử năm 2016 và 2020 ở Đài Loan.
Hôm 22/11/20, trong cuộc điện đàm giữa President-Elect Biden và bà Thủ Tướng Tân Tây Lan, ông Biden kêu gọi “..duy trì vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương an ninh và thịnh vượng” (..maintaining a secure and prosperous Indo-Pacific region.), thay thế cho từ “tự do và rộng mở” (free and open) được dùng trong những năm qua. Bắc Kinh dĩ nhiên sẽ để ý đến việc khác biệt chữ nghĩa này. Nó cho thấy sẽ có sự đương đầu mạnh mẽ trên hai mặt trận anh ninh quân sự và thương mại kinh tế.
https://herit.ag/339C44J
Mối Đe Doạ Của Nga
Ở các vùng gần biên giới Nga, quân đội Nga đông hơn quân đội Mỹ gấp 7 lần.
Nga vẫn là một mối đe dọa đáng gờm đối với Hoa Kỳ và các lợi ích của HK ở châu Âu.
Từ Bắc Cực cho đến vùng Baltics, Ukraine, Nam Caucasus, và càng ngày càng tăng ở Địa Trung Hải, Nga tiếp tục gây bất ổn ở châu Âu.
Bất chấp những vấn đề kinh tế đang khó khăn, Nga tiếp tục ưu tiên cho việc xây dựng lại quân đội và tài trợ cho các hoạt động quân sự ở nước ngoài.
Nga vẫn đối đầu với Hoa Kỳ cả về quân sự và chính trị, những nỗ lực của họ nhằm phá hoại các định chế dân chủ của Hoa Kỳ cùng liên minh NATO vẫn tiếp tục diễn ra mà không hề có sự suy giảm.
Ở châu Âu, Nga sử dụng vị thế cung cấp năng lượng của mình cùng với hoạt động gián điệp, tấn công mạng và chiến tranh thông tin để khai thác các lỗ hổng, với mục tiêu chia rẽ liên minh xuyên Đại Tây Dương và làm suy yếu niềm tin của người dân vào chính phủ dân chủ và các tổ chức xã hội dân sự.
Nhìn chung, Nga sở hữu các vũ khí hạt nhân và vũ khí quy ước đáng kể, và vẫn là mối đe dọa chính đối với an ninh châu Âu.
Lập trường hung hãn của Nga tại một số các địa bàn, bao gồm Balkan, Georgia, Syria và Ukraine, sẽ tiếp tục khuyến khích sự bất ổn và đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ.
https://herit.ag/35Vjyi7
Lê Minh Nguyên
0 comments