Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

"Tổng thống Donald Trump đang sắp đặt lại cả thế giới!"

Tuesday, November 3, 2020 // ,

  Ngày đăng 03-11-2020

Cả thế giới đang chứng kiến cuộc bầu cử ở nền kinh tế hàng đầu đầu thế giới, và gây tranh cãi nhiều nhất từ trước đến nay. Chuyên gia phân tích Nguyễn Trần Bạt đã đưa ra nhận định riêng về sự kiện này.

Việt Nam đừng chờ đợi ở bầu cử Mỹ?

Ông có nhận xét gì về các buổi “tranh luận truyền thống”, nhất là buổi tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ? Ông có thấy Trump có lợi thế hơn Biden, vì cử tri đã chứng kiến những gì mà ông ta đã làm trước khi Covid xảy ra?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Nhận xét của tôi có lẽ hơi khác so với câu hỏi của anh. Tôi không quan tâm đến lỗi kỹ thuật mà quan tâm đến lỗi chính trị của cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ.

Họ là ứng cử viên cho một địa vị chính trị quan trọng hàng đầu thế giới, nhưng chỉ chú ý việc bắt lỗi lẫn nhau một cách lặt vặt, mà quên mất đối thủ chính trị của họ là những nhân vật khổng lồ như Tập Cận Bình, hay Putin. Đây là điều làm cho những người quan sát chính trị như tôi thấy thất vọng.

Tôi không tìm thấy các yếu tố lãnh tụ, yếu tố hướng dẫn, các yếu tố hiểu biết và nghị lực, các yếu tố định hướng văn hóa chính trị tương lai, thông qua sự xuất hiện của những nhân vật này. Cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đều không giấu được tính không chuyên nghiệp trong các hành động chính trị của mình.

Sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, thế giới đã quen với Chiến tranh Lạnh và bây giờ cố gắng dứt ra khỏi nó cũng không được. Cho nên, tư duy chiến tranh lạnh là tư duy giúp chúng ta đưa ra tiêu chuẩn để đánh giá, mường tượng về các nhân vật chính trị chiến lược. Cả hai ứng cử viên này đều không thể hiện điều ấy.

Nhưng đây là cuộc đấu tay đôi mà một trong hai sẽ thắng, nó không liên quan tới những nhân vật vĩ đại mà ông nói. Ông Trump là một nhà đầu tư, có người gọi ông là "con buôn" và áp dụng chiến thuật phá đối thủ, tương tự phong cách thực dụng mà Jose Mourinho đã làm trong bóng đá, chứ không cốt đá thật đẹp như Pep Guardiola.

- Tôi không quan tâm đến sự thắng hay thua của các đối thủ. Anh thấy khi ông Trump vào bệnh viện, không phải quốc gia nào cũng gửi lời thăm hỏi, điều ấy phản ánh một thực tế là một bộ phận lớn của thế giới người ta không quan tâm đến những chuyện lặt vặt mà quan tâm đến sự sáng suốt, sự hiểu biết và bản lĩnh chính trị của cả hai ứng cử viên.

Ai thắng trong số họ cũng không làm thế giới đi theo sự bẻ ghi sai lầm của đời sống chính trị. Tôi không định làm bài báo để đánh giá chuyện cá nhân của người này, người kia. Điều mà tôi quan tâm là thái độ chính trị của nước Mỹ với thế giới.

Rõ ràng là các ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ không tôn trọng thế giới. Họ bày cho thế giới thấy bếp núc bừa bãi ở bên trong và thiếu ý thức về vai trò của nước Mỹ trong việc hướng dẫn chính trị đối với thế giới.

Nhiều người cho rằng ông Trump đã làm được những việc để “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”, còn Biden thì chưa có cơ hội, ngay khi là Phó Tổng thống dưới thời Obama. Liệu điều này có quyết định kết quả bầu lần này không?

- Vấn đề không phải là chúng ta chờ đợi ai trong số hai ứng cử viên tổng thống Mỹ trúng cử, mà phải trả lời câu hỏi chúng ta ứng phó với sự thay đổi của thế giới thế nào thông qua việc thay đổi Tổng thống Hoa Kỳ.

Nếu Tổng thống Trump tái đắc cử, ông ấy sẽ tiếp tục đưa ra những hành động quyết liệt với Trung Quốc. Không riêng Việt Nam mà những nước khác cũng có lợi trong chuyện này?

- Chúng ta không thể giải quyết vấn đề Trung Quốc bằng thái độ ngẫu nhiên của một tổng thống Hoa Kỳ. Chúng ta từng trải qua chiến tranh, từng đứng trước những lựa chọn có tính sống còn hơn nhiều so với việc Trump hay Biden thắng cử. Một dân tộc đã dám làm và đã thắng thì không nên đặt ra những câu hỏi như vậy.

Tôi theo dõi phản ứng của dư luận thì thấy nhiều người chờ ông Trump thắng với hy vọng ông ấy sẽ giúp chúng ta đói phó với Trung Quốc. Kỳ vọng như vậy là ảo tưởng. Đừng quên là chúng ta sống bên cạnh Trung quốc hàng triệu năm nữa nếu trái đất không vỡ.

Thất vọng vì vai trò làm chủ thế giới của các ứng cử viên Mỹ, chứ không phải nước Mỹ

Ông có nói rằng thất vọng vì đã kỳ vọng nhiều hơn ở các ứng cử viên tổng thống Mỹ, thay vì những gì mà họ thể hiện trong cuộc tranh luận vừa rồi?

- Chúng ta phải nhận thức được là thế giới có những nhà chính trị chiến lược tầm thường, đôi khi chúng ta buộc phải nghe theo họ một cách uất ức, nhưng vẫn phải nghe thôi. Chúng ta đừng tưởng tượng là có những nhà lãnh đạo đủ phẩm chất lãnh đạo thế giới. Cái bất hạnh của thế giới là không có nhà lãnh đạo đủ phẩm chất để lãnh đạo nó.

Trong những đời tổng thống trước, theo ông, ai có đủ phẩm chất lãnh đạo thế giới?

- Nước Mỹ lãnh đạo thế giới không phải bằng các tổng thống. Nước Mỹ lãnh đạo thế giới bằng tiềm năng, bằng sự thông minh của cả xã hội ấy, nó trở thành lực lượng duy nhất có khả năng khống chế sự phát triển của thế giới.

Sai lầm của các tổng thống trước đây chính là để lọt Trung Quốc. Trump là người đầu tiên hiểu ra điều ấy. Ông ấy nhận ra rằng để nền công nghiệp của nước Mỹ dịch chuyển sang Trung Quốc là một trong những sai lầm quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.

Cũng giống như trước đây, lúc thế giới chưa có chủ, châu Mỹ La tinh đón người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, người Anh sang Bắc Mỹ. Sự hình thành chủ nghĩa thực dân chính là kết quả của sự để sổng chủ quyền của tất cả các nước trên thế giới, đấy là sai lầm lịch sử thứ nhất.

Sai lầm lịch sử thứ hai là nước Mỹ để nền công nghiệp sản xuất sang Trung Quốc. Người ta đề cập đến thuật ngữ “công xưởng thế giới” với niềm tự hào rằng người Mỹ thông minh, cao quý đã đuổi sản xuất cấp thấp ra khỏi nước Mỹ. Tôi luôn cho rằng đấy là sự dại dột của nước Mỹ. Tôi chưa thấy tổng thống Mỹ nào thỏa mãn yêu cầu của anh.

Chúng ta phải nhận ra là người lãnh đạo thế giới trong tương lai không phải là các tổng thống Mỹ mà là nước Mỹ. Nước Mỹ sẽ có chính sách gì, hình thành chính sách ấy bằng cách nào mới là điều quan trọng. Nước Mỹ là quốc gia chứa đựng nhiều tài năng, các tài năng ấy cấu tạo ra các chính sách và các chính sách tạo ra sức mạnh của nước Mỹ. Chúng ta phải coi chừng sức mạnh ấy.

Ông Trump sắp xếp lại cả thế giới, nhưng làm phiền cả thế giới

Ông đánh giá cho đến thời điểm trước Covid-19, ông Trump đã làm được gì?

- Ông ấy đang tháo thế giới ra để lắp lại. Tháo NATO ra xem xét lại; tháo quan hệ với liên minh châu Âu ra xem xét lại, tháo quan hệ của người Mỹ với Đông Bắc Á, Đông Nam Á ra xem xét lại. Tháo nhiều hiệp định quốc tế ra xem xét lại. Ông ấy đang sắp đặt lại cả thế giới.

Tuy nhiên, đến đây cũng phải nói thêm rằng ông ấy đang làm phiền thế giới vì công việc tháo ra và lắp lại đó. Vì vậy, thế giới đánh giá về Trump rất khác nhau.

Có thể khẳng định Donald Trump là một nhân vật chính trị của thế giới. Chỉ nguyên việc có đủ năng lực cấu tạo mình thành một nhân vật thế giới là đáng để phân tích về ông ấy. Nhưng nếu chỉ chú ý đến Trump thì chúng ta mất cảnh giác, bỏ quên các yếu tố sắp xuất hiện của thế giới mà chúng ta buộc phải theo dõi.

Chúng ta cần phải quan sát tất cả những nhân vật đã xuất hiện, đang xuất hiện, và sẽ xuất hiện của thế giới để nghiên cứu khuynh hướng của chính sách đối ngoại từ các quốc gia có yếu tố chiến lược; như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, và Nhật Bản.

Trung Quốc có thời kỳ ẩn mình chờ thời, kiên quyết không đóng vai trò chiến lược, chỉ làm thủ lãnh của các nước thế giới thứ ba thôi. Sự khôn ngoan ấy là rất đáng nể.

Kể từ sau sự xuất hiện của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc không ẩn mình nữa. Chính trị thế giới luôn luôn thay đổi bằng những nhân vật mới, cho nên, nếu chỉ chú ý đến trạng thái hiện nay của Donald Trump là không đủ.

Joe Biden có là ấn số?

Theo ông, nếu Joe Biden thắng thì chính sách của Mỹ có thay đổi không?

- Nếu là chính sách về Trung Quốc thì không thay đổi, vì nó không thay đổi được nữa. Chống Trung Quốc đã trở thành khẩu hiệu chính trị của nước Mỹ rồi. Người ta không thấy Biden có chính sách rõ rệt khi tranh cử, thậm chí còn cho rằng Biden bắt chước Trump.

Tại sao lại như vậy? Bởi vì cả hai ứng cử viên đều chống Trung Quốc. Trump có các món võ thương mại trong quá trình đàm phán với Trung Quốc, nhưng Trump chưa phải là nhà kinh tế học về Trung Quốc. Đánh giá về sai lầm của nước Mỹ và phương Tây đối với vấn đề Trung Quốc thì Trump đúng, nhưng đánh giá về Trung Quốc thì Trump không hoàn toàn đúng,

Trung Quốc không phải là "bát súp" của thế giới, nhưng là "miếng thịt" trong những "bát súp" của các quốc gia khác nhau. Để thống nhất thế giới trong việc chống Trung Quốc là rất khó, đặc biệt là với một thái độ lộ liễu. Khả dĩ nhất là mỗi một quốc gia tìm cách cải thiện kích thước và địa vị của "miếng thịt" Trung Quốc trong "bát súp" của mình.

Thế còn việc báo chí đưa tin về vụ làm ăn với Trung Quốc của con trai Biden thì sao?

- Nước Mỹ trong con mắt của thế giới là tấm gương về tính chuyên nghiệp của nhà nước và sự nghiêm túc về đạo đức trong đời sống chính trị. Ví dụ này làm thế giới thấy lòng tin và chỗ dựa mà thế giới lựa chọn có chiều hướng bấp bênh. Các hiện tượng tham nhũng tầm thường như thế này tạo cho thế giới cảm giác bất an về tính nghiêm túc của đời sống chính trị chiến lược quốc tế

Xin hỏi ông câu cuối cùng, trên tất cả những phân tích vừa rồi, ông nhận xét gì về khả năng thắng của các ứng cử viên?

- Ở thời điểm này không thể nói chắc chắn về sự trúng cử của ai vì không có được thông tin chính xác từ hệ thống truyền thông như trong lịch sử các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trước kia. Hiện nay, sự thiếu khách quan của hệ thống truyền thông làm cho tình hình thế giới không được nhận thức một cách chính xác, kể cả hiện tượng bầu cử ở Mỹ.

Trong vấn đề này cũng phải chiếu cố đến tính đặc biệt, và khó hiểu, trong hành vi của Tổng thống Trump so với các tổng thống khác trong lịch sử. Tuy nhiên, cũng có thể thấy tâm lý muốn Tổng thống Trump thắng cử đang dần dần rõ lên.

Xin cám ơn ông.

Bầu cử Mỹ 2020: Lằn ranh chia đôi nước Mỹ

  

Tác giả Aleem MaqboolNguồnBBC NewsNgày đăng: 2020-11-03


Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở Philadelphia trong những ngày gần đây sau vụ cảnh sát bắn chết Walter Wallace
Một người Mỹ gốc Phi bị cảnh sát giết. Các cuộc biểu tình theo sau. Một số biến thành bạo động. Đó là câu chuyện lặp lại của năm 2020.
Nhưng trong khi nhiều cuộc biểu tình trên đường phố phản ánh phong trào đòi được bình đẳng hơn và yêu cầu thay đổi, thì phản ứng dữ dội với các cuộc biểu tình này cũng tạo nên sự ủng hộ đối với Tổng thống Donald Trump, điều đã cho chúng ta thấy một trong những ranh giới lớn của cuộc bầu cử này.
Chỉ vài ngày trước ngày bỏ phiếu, một thảm kịch khác xảy ra, tiếp theo là những đêm bất ổn, nhắc nhở chúng ta về một trong những vấn đề trọng tâm của cuộc bầu cử Hoa Kỳ, vấn đề mà nhiều cử tri cho rằng đang thúc đẩy quyết định bỏ phiếu của họ.
Nhưng chính xác vấn đề đó là gì, thì phụ thuộc vào phe nào của sự chia rẽ lớn của nước Mỹ, mà cử tri thuộc về.
Đối với một số người, vụ xả súng gây tử vong cho Walter Wallace của cảnh sát ở Philadelphia là bằng chứng cho thấy cần phải có sự thay đổi sâu rộng để giải quyết song song sự tàn bạo của cảnh sát và nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống.
Ông Wallace là một người đàn ông da đen 27 tuổi, cầm dao và có vẻ như đã bị khủng hoảng tâm thần. Gia đình ông nói họ đã tự gọi đường giây cấp cứu, mong được trợ giúp y tế.
"Trái tim chúng tôi tan vỡ cho gia đình của Walter Wallace Jr, và cho tất cả những ai đang chịu đựng sức nặng cảm xúc khi biết là cuộc sống một người da đen nữa đã bị tước mất đi ở Mỹ", Joe Biden bắt đầu một tuyên bố.
Tuy nhiên, đối với một số người Mỹ, tình trạng bất ổn dân sự do hậu quả của vụ giết người mới là trọng tâm của họ. Tổng thống Trump nói với những cử tri đó bằng thông điệp trật tự và luật mạnh mẽ của mình, nói về bạo loạn và cướp bóc.
"Bạn không thể để điều đó tiếp diễn. Một lần nữa, một tiểu bang do Đảng Dân chủ điều hành, một thành phố do Đảng Dân chủ điều hành, Philadelphia."
Tổng thống Trump một lần nữa phải đối mặt với những cáo buộc, trong những tiểu bang chiến địa quan trọng, rằng ông đang gây ra những lo ngại vô căn cứ về sự hỗn loạn và vô luật pháp dưới thời chính quyền Biden tương lai.
Nhưng có những người có quan điểm mạnh mẽ rằng tổng thống đúng và chỉ trong vài tháng qua, chúng tôi đã gặp họ ở các thành phố trên khắp đất nước.




Bầu cử Mỹ 2020: Cộng đồng gốc Việt và khác biệt thế hệ
Chẳng hạn như Holly Tuttle-Bathuly, người nằm trong số những người xuất hiện vào đầu tháng 9 - giữa rừng biểu ngữ "Cảm ơn" và cờ Mỹ - để chào đón ông Trump khi ông đến thăm Kenosha, ở một tiểu bang bầu cử quan trọng khác, Wisconsin.
"Ông ấy là người duy nhất giúp chúng tôi, còn ai có thể giúp chúng tôi?" bà nói. "Tôi chỉ muốn động viên ông tiếp tục bảo vệ chúng tôi."
Tổng thống đã đến đó một tuần sau khi Jacob Blake, một người Mỹ gốc Phi 29 tuổi, bị bắn 7 phát vào lưng và bị làm tê liệt.


Donald Trump đến thăm Kenosha trong tháng 9
Nhưng khi người ủng hộ Trump Tuttle-Bathuly nói về việc cần được giúp đỡ, bà đang đề cập đến các cuộc biểu tình sau đó.
Đặc biệt, trong hai đêm, đã có một số lượng lớn các vụ phá hoại và phá hủy tài sản và cơ sở kinh doanh ở trung tâm thành phố Kenosha.
Cũng có người thiệt mạng - hai người biểu tình được cho là bị bắn chết bởi một thanh niên 17 tuổi, Kyle Rittenhouse, người đến từ một tiểu bang lân cận.
"Tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những gì xảy ra, chính quyền [Dân chủ] đã thất bại và không thể giữ cho chúng tôi an toàn", Kevin Mathewson, người đưa ra lời trên mạng xã hội kêu gọi mọi người mang theo vũ khí để "phòng thủ" cho thành phố, nói.
Trong suốt mùa hè, vụ người đàn ông da đen George Floyd bị một cảnh sát ở Minneapolis chèn cổ chết là động lực khiến nhiều người Mỹ xuống đường biểu tình chống lại nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát.
Nhưng chính những cuộc biểu tình và bạo động đôi khi đi kèm với nó là động lực để ông Mathewson thành lập một nhóm dân quân bảo vệ Kenosha.
Ông cũng tán thành cách xử lý của ông Trump và vào việc nói rằng ông đứng về phía các cơ quan thực thi pháp luật. Ông Mathewson nói rằng đó là yếu tố then chốt để ông và những người xung quanh dự định bỏ phiếu cho Trump.
"Joe Biden gây tổn hại cho chiến dịch tranh cử của mình vì ông không phải là ứng cử viên nhấn mạnh về luật và trật tự. Ông là một trong số những người 'Hãy để nó bùng cháy, để những người này giải tỏa nỗi thất vọng'."
Ông Biden đã nhiều lần và dứt khoát lên án bất kỳ bạo lực nào liên quan đến các cuộc biểu tình năm nay, nhưng rõ ràng một số người không lắng nghe hoặc vẫn không được thuyết phục.
----------

Trump hay Biden chiến thắng nhờ vào 3 điều sau đây

 

Tác giả Hoàng Duy LongNguồnTuổi Trẻ OnlineNgày đăng: 2020-11-03
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã đến hồi nước rút. Hai ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden mỗi người đều có ba ưu thế riêng.


Ứng cử viên Joe Biden (trái) và ứng cử viên Donald Trump nhắm đến mục tiêu Nhà Trắng - Ảnh: AFP
3 ưu thế dành cho Donald Trump
Đối với ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump, yếu tố đầu tiên giúp ông đi tiếp nhiệm kỳ thứ hai là lực lượng ủng hộ ông không suy suyển kể từ năm 2016.
Nhà báo Gerardo Lissardy của BBC World ghi nhận trong bốn năm qua, tỉ lệ ủng hộ Trump không giảm nhiều mà cũng không tăng mạnh.
Ông Trump đã từng nhận xét: "Đây là nền tảng trung thành có lẽ còn hơn cả Đảng Cộng hòa".
Về cơ bản lực lượng này gồm nam giới da trắng chưa học qua đại học sống ở nông thôn.
Họ giữ vài trò quyết định trong bầu cử năm 2016, đặc biệt tại Michigan, Pennsylvania và Wisconsin vốn là các bang ủng hộ Đảng Dân chủ chuyển sang phe Trump.
Yếu tố thứ hai là quản lý kinh tế.
Kinh tế nước Mỹ có dấu hiệu hồi phục sau đại dịch COVID-19, GDP tăng mức kỷ lục 7,4% trong quý 3-2020.
Kết quả thăm dò cho thấy cử tri có xu hướng tin tưởng các ứng cử viên Đảng Cộng hòa hơn Đảng Dân chủ khi bàn đến vấn đề quản lý kinh tế.
Yếu tố cuối cùng là quan điểm bảo vệ các giá trị bảo thủ.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump luôn tự thể hiện mình là người duy nhất có khả năng duy trì trật tự công cộng và các giá trị truyền thống trong khi đối thủ Joe Biden là người theo xu hướng cánh tả cấp tiến.
Ông đã lấy ví dụ về các vụ biểu tình phản đối bạo lực của cảnh sát trong những tháng gần đây để cảnh báo về "tình hình hỗn loạn và rối loạn" tại các bang Đảng Dân chủ cầm quyền.
Điểm cộng lớn cho ông Trump là chuyện ông xoay xở để "cài cắm" ba thẩm phán có xu hướng bảo thủ trong Tòa án tối cao.


Lực lượng ủng hộ ông Trump trong cuộc míttinh ở hạt Muskegon (bang Michigan) giữa tháng 10-2020 - Ảnh: CBC
Ba yếu tố ủng hộ Joe Biden
Đối với ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden, các nhà phân tích trả lời BBC Mundo đều nhận định yếu tố đầu tiên có thể mang lại chiến thắng cho Biden là những người bất bình với ông Trump trong Đảng Dân chủ và một bộ phận trong Đảng Cộng hòa.
Họ đã từng bất mãn khi ông Trump đánh giá thấp đại dịch COVID-19.
Ví dụ nhóm Lincoln Project bao gồm các đảng viên Đảng Cộng hòa không nhất thiết ủng hộ ông Biden nhưng chỉ muốn Trump thất bại.
Hôm 29-10, cựu thượng nghị sĩ Jeff Flake (Đảng Cộng hòa) đã phát video trên mạng xã hội giải thích vì sao ông bỏ phiếu cho Biden tại bang chiến trường Arizona.
Yếu tố thứ hai là khả năng huy động một liên minh rộng rãi.
GS Matthew Record tại Đại học San Jose (bang California) giải thích chưa rõ đông đảo cử tri đi bỏ phiếu sớm có lợi hơn cho ông Biden hay đơn giản vì lo ngại đại dịch COVID-19. Dù sao chăng nữa, năm nay cử tri Mỹ dường như có động lực hơn.
Biden với thông điệp hòa giải và đoàn kết có thể giành được sự ủng hộ của nhiều thành phần không mặn mà bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton năm 2016. Tính cách ôn hòa của ông còn giúp ông thu hút một bộ phận đảng viên Đảng Cộng hòa.
Yếu tố cuối cùng hậu thuẫn cho Biden là đại dịch COVID-19. Cách tiếp cận của Biden đối với đại dịch hoàn toàn trái ngược với Trump.
Về hình thức, Biden thường xuyên mang khẩu trang, tổ chức míttinh mà người tham gia có thể ngồi trong xe và luôn tưởng nhớ đến các nạn nhân tử vong trong các bài phát biểu.
Ngoài ra, Biden còn đưa ra nhiều đề xuất đối phó với khủng hoảng y tế.
Trong tranh cử, Biden nhiều lần chế nhạo Trump về lề lối quản lý đại dịch COVID-19. Thông điệp như thế sẽ gây tiếng vang đối với các thành phần cử tri từng bị COVID-19 ảnh hưởng, nhất là những người lớn tuổi.


Joe Biden thường xuyên mang khẩu trang và chế nhạo lề lối quản lý đại dịch của ông Trump - Ảnh: AP
Hoàng Duy Long
----------

Bầu cử Mỹ 2020: Nhiều cửa hàng ở Mỹ chuẩn bị cho sự bất ổn

 3 tháng 11 2020

Workers board up windows at a Washington restaurant ahead of election day
Chụp lại hình ảnh,

Công nhân đóng ván lên cửa sổ một nhà hàng ở Washington trước ngày bầu cử

Chủ nhân các cửa hàng ở nhiều thành phố trên khắp Hoa Kỳ đang cho đóng ván vào cửa sổ để chuẩn bị cho tình trạng bất ổn sau cuộc bầu cử Mỹ.

Việc chuẩn bị diễn ra chỉ vài tháng sau khi nhiều doanh nghiệp bị tấn công bởi những kẻ cướp bóc trong các cuộc biểu tình bạo động nổ ra sau cái chết dưới tay cảnh sát vì bị chèn cổ, của George Floyd, một người đàn ông da đen.

Các cửa hàng bán lẻ Saks 5th Avenue, Nordstrom và chuỗi hiệu thuốc tây CVS là một trong những công ty lớn nhất thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Lo ngại rằng kết quả cuộc bầu cử sẽ bị thách thức cũng đã đè nặng lên thị trường tài chính.

Tuy nhiên, các chỉ số chính của Mỹ kết thúc cao hơn hôm thứ Hai, đảo chiều sau khi giảm mạnh tuần trước.

Kết quả các cuộc thăm dò quốc gia cho thấy ứng cử viên thách thức Joe Biden có một dẫn đầu bền vững so với Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump trong cuộc bầu cử ngày mai.

Nhưng tỷ số dẫn đầu của ông Biden hẹp hơn trong số các tiểu bang có thể quyết định kết quả, được gọi là tiểu bang chiến địa. Các tranh chấp pháp lý về số phiếu sẽ được kiểm đếm cũng đã được xúc tiến tại nhiều tiểu bang.

Saks 5th Avenue in New York prepares for election unrest
Chụp lại hình ảnh,

Cửa tiệm Saks 5th Avenue chuẩn bị cho tình trạng bất ổn bầu cử ở New York và các nơi khác

Năm 2000, khi cuộc kiểm phiếu lại ở tiểu bang Florida làm gia tăng sự không chắc chắn về kết quả của cuộc bầu cử Mỹ, thị trường tài chính đã giảm khoảng 5%. Brian Gardner, trưởng chiến lược gia chính sách của Washington tại ngân hàng đầu tư Stifel, nói.

Ông Gardner dự đoán là Joe Biden sẽ đắc cử nhưng cảnh báo rằng các câu hỏi về kết quả và bất kỳ sự bùng phát bạo lực nào có thể gây ra sự sụt giảm mạnh hơn của thị trường tài chánh trong khoảng thời gian này.

Walmart tuần trước nói họ đang tạm thời loại bỏ súng và đạn dược khỏi quầy trưng bày trong hàng nghìn cửa hàng ở Hoa Kỳ, với lý do lo ngại về "tình trạng bất ổn dân sự". Tuy nhiên, một ngày sau, công ty này đã đảo ngược quyết định.

Trong những ngày gần đây, Bộ Ngoại giao Australia đã cập nhật các khuyến cáo về du lịch, cảnh báo người dân không nên đến Mỹ du lịch một phần do bạo lực có thể xảy ra.

"Hãy đề phòng để giữ an toàn trong mùa bầu cử," bộ này nói. "Tránh các khu vực đang xảy ra các cuộc biểu tình và diễu hành."

Hơn 96 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu sớm, con số khiến quốc gia này có tỷ lệ cử tri đi bầu cao nhất trong suốt một thế kỷ.

ầu cử Mỹ 2020: Những điểm cần chú ý trong đêm 3/11

 2 tháng 11 2020

Trump supporter in Colorado on election night in 2016
Chụp lại hình ảnh,

Cuộc bầu cử năm 2016 đầy những sự hồi hộp và lo lắng

Vào ngày 3 tháng 11, người Mỹ sẽ đi bỏ phiếu và bầu cho Joe Biden hoặc Donald Trump được vào Nhà Trắng.

Đây là những gì chúng ta cần chú ý trong một đêm bầu cử không thể đoán trước kết quả, khi tình hình từng tiểu bang được công bố.

Section divider

Một số chi tiết chính

• Để trở thành tổng thống Hoa Kỳ, các ứng cử viên không cần phải giành được số phiếu phổ thông. Thay vào đó, họ phải giành được đa số phiếu cử tri đoàn.

• Bầu cử 2020 có thêm hàng triệu người Mỹ bỏ phiếu qua bưu điện so với các cuộc bầu cử trước. Việc đếm phiếu bầu qua bưu điện có thể mất nhiều thời gian hơn và một số tiểu bang sẽ không bắt đầu đếm cho đến ngày 3/11, vì vậy hầu như chắc chắn sẽ có sự chậm trễ với một số kết quả.

• Và do số phiếu bầu qua bưu điện tăng chưa từng có này, một ứng cử viên dẫn đầu sớm có thể bị vượt mặt khi phiếu bầu qua bưu điện hoặc trực tiếp được đếm. Vì vậy, hãy cảnh giác với những con số.

Section divider

Một số từ quan trọng

• Tiểu bang Bellwether: Những tiểu bang như Ohio và Missouri, nơi các cử tri đã chứng tỏ đáng tin cậy trong việc chọn ra người đắc cử tổng thống.

• Thăm dò khi rời phòng phiếu: Phỏng vấn trực tiếp cử tri khi họ rời khỏi địa điểm bỏ phiếu. Chỉ một số lượng nhỏ cử tri được phỏng vấn, do đó, kết quả cuộc thăm dò có thể rất khác với số phiếu bầu chính thức.

• Cử tri đoàn: Mỗi tiểu bang có một số đại cử tri, tương ứng với dân số tiểu bang. Trong hầu hết các trường hợp, bất kỳ ứng cử viên nào thắng một tiểu bang cũng sẽ giành tất cả các đại cử tri của tiểu bang đó. Những đại cử tri sau đó gặp nhau để chính thức bầu tổng thống và phó tổng thống. Bởi vì có 538 phiếu đại cử tri đoàn, mỗi ứng cử viên cần 270 để đắc cử. Xem giải thích đầy đủ về hệ thống chính trị và bầu cử Mỹ ở đây.

• Dự đoán và ''tính'': Trong đêm bầu cử, kết quả các cuộc kiểm phiếu sẽ được sử dụng để dự đoán (projection) - hoặc ''tính'' (calling) cho người có khả năng chiến thắng ở mỗi tiểu bang và cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc. Tuy nhiên, một tiểu bang sẽ không được "tính'' cho đến khi thu thập đủ dữ liệu để tuyên bố người chiến thắng rõ ràng. Điều đó bao gồm các cuộc thăm dò kéo dài nhiều tháng, các cuộc thăm dò khi rời phòng phiếu trong ngày bầu cử và một số phiếu bầu thực tế đã được kiểm.

• Tiểu bang dao động và chiến địa: Những tiểu bang này không theo hẳn một đảng nào, có nghĩa là họ là những tiểu bang có thể ủng hộ cả ứng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, tùy mùa bầu cử.

• Tiểu bang đỏ và xanh: Các tiểu bang này có xu hướng bỏ phiếu cho một đảng cụ thể - tiểu bang đỏ ủng hộ đảng Cộng hòa và tiểu bang xanh ủng hộ cho đảng Dân chủ.

An early voter casts their ballot in New York
Section divider

Làm sao để biết ai là người thắng

Số lượng phiếu bầu qua bưu điện trong năm nay sẽ khiến cho việc xem ai là người dẫn đầu trở nên khó khăn.

Các tiểu bang có các quy định khác nhau về cách thức - và thời điểm - đếm các lá phiếu qua bưu điện, có nghĩa là sẽ có khoảng cách lớn giữa chúng về kết quả báo cáo.

Một số tiểu bang, như Florida và Arizona, bắt đầu xử lý sơ khởi các phiếu bầu hàng tuần trước ngày 3/11. Những tiểu bang khác, như Wisconsin và Pennsylvania, sẽ không chạm vào những phiếu bầu này cho đến đúng ngày bầu cử, có nghĩa là họ có thể sẽ được kiểm đếm chậm hơn.

Thêm vào đó, các tiểu bang có thời hạn chấp nhận phiếu gửi qua bưu điện khác nhau. Một số, như Georgia, sẽ chỉ tính các lá phiếu nhận được vào hoặc trước ngày 3/11, trong khi những tiểu bang khác, như Ohio, sẽ tính các lá phiếu đến muộn miễn là chúng được đóng dấu bưu điện trước ngày 3/11.

Chúng ta biết chắc chắn rằng ở một số tiểu bang sẽ mất nhiều tuần mới có được kết quả hoàn chỉnh, có nghĩa là gần như không thể đoán được khi nào chúng ta có thể chính thức quyết đoán ai sẽ là tổng thống tiếp theo.

Chụp lại video,

Bầu cử Mỹ 2020: Ai thực sự quyết định người thắng cuộc?

Điều này đã không xảy ra trong các cuộc bầu cử trước đây, khi người ta thường có thể biết kết quả lúc 11 giờ đêm miền đông khi các phòng phiếu ở Bờ Tây đóng cửa. Năm 2008, kết quả đến đúng giờ và năm 2012, kết quả chỉ có sau đó 15 phút.

Tuy nhiên, lần gần đây nhất, phải đến khi Donald Trump thắng tiểu bang Pennsylvania trong đêm bầu cử - 01:35 giờ khuya giờ miền đông - thì việc ông đánh bại Hillary Clinton mới được xem là tất yếu.

Section divider

Đừng rơi vào những bẫy này

Sẽ có thêm một số điều chúng ta cần để ý trong năm nay.

Trước hết, tổng số sơ khởi có thể không phản ảnh tình hình một cách chính xác. Điều này một phần là do có nhiều khác biệt hơn giữa các tiểu bang trong việc báo cáo.

Ở một số tiểu bang, phiếu bầu trực tiếp vào ngày bầu cử sẽ được đếm đầu tiên. Điều này dự kiến sẽ có lợi cho ông Trump, vì các cuộc thăm dò sớm cho thấy người ủng hộ ông có kế hoạch bỏ phiếu đúng vào ngày 3/11.

Nhưng ở những tiểu bang khác, phiếu qua bưu điện được bầu trước ngày 3/11 sẽ được báo cáo trước hoặc được đưa vào kiểm phiếu sớm cùng với số phiếu bầu trong ngày. Kết quả ban đầu từ các tiểu bang này có thể cho thấy ông Biden thắng thế, vì có nhiều cử tri đảng Dân chủ bỏ phiếu qua đường bưu điện hơn đảng viên Cộng hòa trong năm nay.

Ngoài ra còn có mối lo ngại về gian lận bầu cử - một thông điệp phổ biến trong các buổi vận động tranh cử của Trump. Điều quan trọng là, các trường hợp gian lận bầu cử cực kỳ hiếm và không có bằng chứng cho thấy lá phiếu qua bưu điện là đặc biệt dễ bị ảnh hưởng. Nhìn chung, tỷ lệ gian lận bầu cử ở Mỹ là từ 0,00004% đến 0,0009%, theo một nghiên cứu năm 2017 của Trung tâm Công lý Brennan.

Chụp lại video,

Bầu cử Mỹ 2020: Cộng đồng gốc Việt và khác biệt thế hệ

Section divider

Kết quả từng tiểu bang được dự đoán ra sao

Sau khi các phòng phiếu đóng cửa, các hãng truyền thông lớn của Hoa Kỳ sẽ sử dụng các mô hình bầu cử để dự đoán xem ai sẽ giành chiến thắng trong tất cả các cuộc đua khác nhau. Các mô hình này dựa trên nhiều dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như các cuộc thăm dò khi rời phòng phiếu (phỏng vấn cử tri tại các điểm bỏ phiếu) và các phiếu bầu thực tế do các quan chức địa phương đếm và sau đó đưa vào cơ sở dữ liệu.

Các cơ quan truyền thông này sẽ "tính" một tiểu bang vào cột của ứng cử viên họ tin có vị trí dẫn đầu, dù kết quả chưa được công bố. Tương tự các cuộc đua tiểu bang và địa phương. Đây vẫn chỉ là dự đoán và không phải là kết quả cuối cùng.

Điều này cũng đúng khi kết quả bầu cử tổng thống được ''tính'' cho một ứng cử viên. Sẽ mất hàng tuần để các tiểu bang đếm tất cả các lá phiếu và điều đó luôn xảy ra nhưng lần này thậm chí có khả năng cao hơn vì bỏ phiếu qua đường bưu điện.

Lần gần đây nhất, năm 2016, tỷ lệ dẫn đầu của Hillary Clinton về phiếu phổ thông đã mở rộng hơn một tháng sau ngày bầu cử khi các quan chức kiểm phiếu, nhiều phiếu từ California, mặc dù ông Trump đã thắng được đủ số tiểu bang để giành chức tổng thống.

People vote at the Brooklyn Armory during early voting on October 28, 2020 in New York City
Section divider

Tại sao phiếu qua bưu điện gây chậm trễ?

Hàng chục triệu lá phiếu gửi qua bưu điện sẽ được bỏ trong cuộc bầu cử năm nay - có lẽ gấp đôi con số năm 2016.

Có lo ngại rằng số lượng lớn các lá phiếu gửi đến sẽ áp đảo dịch vụ bưu chính của nước này, làm chậm trễ việc giao nhận của các quan chức nhà nước. Nhưng sở bưu điện đã đảm bảo rằng không phải như vậy.

Một số tiểu bang sẽ chấp nhận các lá phiếu đến đúng ngày bầu cử - miễn là chúng được đóng dấu bưu điện vào hoặc trước ngày 3/11 - điều này sẽ làm chậm hơn nữa việc đếm phiếu.

Và một khi đã đến nơi, các phiếu bầu qua bưu điện sẽ mất nhiều thời gian hơn để đếm so với phiếu bầu trực tiếp. Các lá phiếu bưu điện phải được lấy ra khỏi phong bì từng cái một, và phải được xác minh là hợp lệ trước khi chúng có thể được đếm.

Section divider

Điều gì xảy ra nếu không ai thắng rõ ràng?

Nếu không có kết quả rõ ràng vào ngày 3/11, chúng ta sẽ phải đợi vài ngày - hoặc vài tuần - để kết thúc việc kiểm phiếu.

Việc tất cả các phiếu bầu không được thống kê trong đêm bầu cử là điều bình thường nhưng năm nay có thể phải chờ lâu hơn.

Ngoài ra, có thể có các tranh chấp pháp lý sẽ làm tăng thêm sự không chắc chắn và có thể có nghĩa là các tòa án sẽ đóng một vai trò nào đó.

Chụp lại video,

Bầu cử Mỹ tốn kém ra sao?

Section divider

Những tiểu bang cần chú ý

Chúng ta biết rằng kết quả tối hậu sẽ chậm, nhưng vẫn có một số tiểu bang có thể cho ta manh mối sớm.

Các phòng phiếu sẽ đóng cửa ở North Carolina lúc 19:30 giờ miền đông, nơi có một số lượng lớn cử tri bầu trực tiếp sớm, có nghĩa là các dự đoán có thể đến nhanh chóng. Donald Trump suýt thắng ở tiểu bang này năm 2016 và đây một lần nữa là một cuộc tranh giành giữa hai đảng. Một chiến thắng ở đây cho ông Trump hoặc ông Biden có thể có nghĩa là một đêm tốt lành trước mặt.

Ngay sau đó, vào lúc 20:00 giờ miền đông, các phòng phiếu cuối cùng sẽ đóng cửa tại Florida. Các cuộc bầu cử tổng thống đã phân thắng bại ở tiểu bang chiến địa này, và cũng có thể đúng như thế trong năm nay. Một lưu ý thận trọng: các cuộc bỏ phiếu trực tiếp và qua bưu điện sớm sẽ được báo cáo đầu tiên ở Florida và những lá phiếu này có thể sẽ có lợi cho ông Biden.

Và vào lúc 21:00 giờ miền đông, các phòng phiếu sẽ đóng cửa ở Arizona, nơi các quan chức đã bắt đầu kiểm phiếu từ ngày 20/10. Ông Trump đã thắng tại đây năm 2016, nhưng các cuộc thăm dò quốc gia hiện cho thấy ông Biden đang dẫn đầu. Ở Arizona, giống như Florida, các cuộc kiểm phiếu sớm có thể thấy lợi cho Biden, người mà cử tri ủng hộ có xu hướng bỏ phiếu sớm hoặc qua đường bưu điện.

Poll closure times. .  *Results likely delayed.
BBC

Ở một số tiểu bang khác, các quan chức sẽ không đếm một lá phiếu nào cho đến ngày 3/11. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ phải chờ một số tiểu bang dao động, nơi kết quả rất rất quan trọng để có bức tranh rõ ràng về cuộc bầu cử.

Tại Ohio, các phòng phiếu sẽ đóng cửa lúc 19:30 miền đông. Các quan chức sẽ cung cấp kết quả sơ bộ vào ngày bầu cử nhưng sau đó sẽ không có thêm số lượng nào nữa cho đến khi tổng số cuối cùng được chứng nhận, việc này phải được thực hiện trước ngày 28/11. Ohio không chỉ là một tiểu bang dao động, nó còn là một nhà bói toán về tổng thống đắc cử. Tiểu bang này đã ủng hộ người đắc cử tại mọi cuộc tranh cử tổng thống kể từ Thế chiến Thứ Hai.

Các phòng phiếu ở Pennsylvania sẽ đóng cửa lúc 20:00 giờ miền đông. Con đường đến Nhà Trắng của cả hai ứng cử viên có khả năng sẽ chạy qua tiểu bang chiến địa này, nơi sinh ra ông Biden và ông Trump đã giành chiến thắng năm 2016 với chỉ 1%.

Ở cả Wisconsin và Michigan, các phòng phiếu sẽ đóng cửa lúc 21:00 giờ miền đông. Các đảng viên Đảng Dân chủ đã làm việc chăm chỉ ở Wisconsin sau khi Hillary Clinton thua cuộc ở đó năm 2016. Một số cuộc thăm dò hiện đưa ông Biden dẫn đầu, nhưng tiểu bang vẫn chưa nghiêng rõ ràng về ai. Tiểu bang láng giềng Michigan - một tiểu bang dao động khác - cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ, và được coi là rất quan trọng đối với chiến thắng của cả Biden và Trump.

Section divider

Những cuộc bỏ phiếu khác

Biden và Trump không phải là hai người duy nhất có tên trong lá phiếu.

Cả hai đảng cũng sẽ chú ý đến cuộc bầu cử Thượng viện Hoa Kỳ - nơi đảng Cộng hòa hiện đang nắm giữ lợi thế ba ghế.

Đồng minh của Trump, Lindsay Graham đang trong cuộc chiến chính trị ở Nam Carolina, đối mặt với thách thức gay gắt từ ứng cử viên đảng Dân chủ Jaime Harrison. Ông Graham đã giữ ghế này từ năm 2003, nhưng ông đã làm phật lòng một số cử tri vì lòng trung thành của mình với tổng thống.

Tại Maine, đảng viên Cộng hòa Susan Collins có thể sớm mất ghế. Collins là một trong số ít thành viên ôn hòa trong đảng của bà hiện tại đang nắm quyền, nhưng vẫn có thể bị tẩy chay vì liên quan đến tổng thống ở một tiểu bang mà ông không được lòng dân tí nào.

Và đó không phải là tất cả. Người Mỹ cũng sẽ cân nhắc hơn 100 dự luật phải bỏ phiếu. Tại California, một cuộc trưng cầu dân ý đang tìm cách lật ngược luật loại bỏ hoàn toàn việc cho tại ngoại hầu tra bằng cách nộp tiền thế chân và thay thế bằng đánh giá rủi ro trước khi xét xử.

Cần sa có trong lá phiếu ở Arizona, Montana, New Jersey và South Dakota, nơi các cử tri có thể hợp pháp hóa cần sa cho mục đích giải trí. Tương tự, ở Mississippi, cử tri có thể bỏ phiếu để phê duyệt cần sa cho mục đích y tế.

Powered by Blogger.