Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Diễn Đàn

Monday, September 4, 2017 // , ,

Cần công khai các vấn đề pháp lý trong dự án sân golf Tân Sơn Nhất

Monday, September 4, 2017 //  ,  ,  , 
Trần Thành  Theo VNTB  “Xây sân golf trong bối cảnh chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp”. Đó là quan điểm của Luật sư Trần Hồng Phong, sau khi ông được cung cấp thông tin, và qua các tài liệu (công khai, không “mật”), để trả lời...

Lực lượng ‘còn đảng còn mình’ ra sao khi ngân sách tồi tệ?

Thiền Lâm  Theo Calitoday  Những nhân viên công lực đàn áp người biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường tất sẽ phải chịu “quả báo”. Ảnh: IJAVN.ORG  Đã có thêm những xác nhận không thể chối cãi về tình trạng ngân sách lao dốc thảm hại khiến...

Củi, lửa, lò và Cháo lú

Kông Kông  Theo Tiengdan  Ảnh minh họa. Nguồn: internet  Chuyện ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng ví von về củi, lửa với lò, đã có nhiều trao đổi xôm tụ. Thực tế khi đã là củi thì không còn có thể dùng vào việc gì khác ngoài chuyện...

Cảm nghĩ về bản tuyên bố bỏ đảng của Giáo sư Tương Lai

Thạch Đạt Lang  Theo Tiengdan  Ông Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951). Ảnh: TL/ báo Ấp Bắc  Là một trí thức thật sự, từng giữ những chức vụ quan trọng trong các...

Về hướng đi xây dựng đảng chính trị trong tiến trình dân chủ hóa

Trung Nguyễn  Theo Tiengdan  Ông Hồ Chí Minh đọc diễn văn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ở Hà Nội. Ảnh tư liệu từ cổng thông tin điện tử Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.  Ngày 29/8, tại Hội nghị Quân ủy Trung...

Phản bác bài 'Vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình vs. Chính phủ Việt Nam: Một số nhận định sơ bộ'

Vũ Kỳ Văn  Theo Tiengdan  LS Nguyễn Thanh Tuân. Nguồn: website VPLS Nguyễn Thanh Tuân.  Một số ngờ vực về bài “Một số nhận định sơ bộ về vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình vs. Chính phủ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Tuân đăng trên Tạp chí...

Thảm trạng biển đông 

Đồ Hiếm  Theo DLB  Biển Đông có gì lạ? Xin trả lời ngay, trong suốt tháng 8/2017 Trung cộng đã tập trận quân sự đổ bộ và bắn đan thật từ đầu Vịnh Bắc Bộ vòng xuống đến Biển Đông, phần lớn nằm sâu trong lãnh hải của...

Boléro – dấu hiệu suy tàn của chế độ CSVN 

Phạm Tín An Ninh  Theo DLB  Có lẽ chưa bao giờ, kể cả thời VNCH, nhạc Bolero thịnh hành và được người trong nước mê mẩn như bây giờ, đặc biệt ở miền Bắc, nơi mà trước 1975 Bolero được dán cho cái nhãn “nhạc vàng” và không...

Đồng Tâm đã sẵn sàng chưa? 

Hồn Nhiên  Theo DLB  Sự lật lòng của đảng cs và cụ thể là ông chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã làm cho người dân Đồng Tâm bừng tỉnh. Qua sự kiện lần này, đảng cs hầu như không cần che giấu cái...

Việt Nam, ‘thế nước đang lên, thu cùng diệt tận’ giai đoạn cuối

Phạm Chí Dũng  Theo Nguoi-viet  Nhà cầm quyền Việt Nam tận thu tiền thuế của dân, trong đó liên tiếp tăng thuế đánh vào giá xăng dầu. (Hình: Getty Images)  Việt Nam năm 2017. Bóng ma tư bản dã man khoác áo “định hướng xã hội chủ nghĩa”...

Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa và toan tính của ông Kim Jong-un

Ngày đăng 03-09-2017

BDN


Nếu sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ là hành động tự sát. Tuy nhiên, thử nghiệm các loại tên lửa khác nhau và tuyên bố sẽ phóng nhiều tên lửa vào Thái Bình Dương và lãnh thổ Mỹ có thể lại là “nước cờ” mang lại chiến thắng cho ông Kim Jong-un.

Động thái được tính toán kỹ lưỡng
Không phải ngẫu nhiên chỉ trong vòng 4 ngày Triều Tiên đã liên tiếp tiến hành hai vụ phóng tên lửa, và nhà lãnh đạo của nước này Kim Jong-un thậm chí còn yêu cầu tiếp tục tiến hành nhiều vụ phóng tên lửa vào Thái Bình Dương.
Đằng sau các động thái của Triều Tiên là cả một loạt các toan tính chiến lược của ông Kim Jong-un.
Những ai nghiên cứu về tên lửa Triều Tiên đều có chung đánh giá rằng, mỗi quả tên lửa mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra lệnh phóng đi đều có chi phí khá cao.
Trong khi đó, trước sự cấm vận của Mỹ và đồng minh, của Liên hợp quốc, Triều Tiên không có nguồn cung nguyên liệu dồi dào, và việc chế tạo tên lửa đối với Triều Tiên cũng không dễ dàng hoặc không có giá thành rẻ.
Vì vậy, khi Kim Jong-un ra lệnh phóng các tên lửa mang tính chiến lược, có thể khẳng định rằng đó là một động thái đã được tính toán hết sức kỹ lưỡng để có thể mang lại giá trị tối đa về chính trị, kỹ thuật và sự thử nghiệm.
Đặc biêt, vụ phóng tên lửa đạn đạo ngày 29/8 qua lãnh thổ Nhật Bản vào Thái Bình Dương – một lần nữa phớt lờ những lời cảnh báo trước đây của Mỹ và các đồng minh – là một ví dụ điển hình. Và đằng sau mỗi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên đều ẩn chứa một chiến lược nhất định.
Duy trì sự tồn vong của chế độ
Các chuyên gia về tình hình bán đảo Triều Tiên nhận định, chính khả năng Triều Tiên có thể phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tới lục địa Mỹ là “câu thần chú” giúp chính quyền Bình Nhưỡng “sống sót” và duy trì sự tồn vong của chế độ trước các mối đe dọa về an ninh và cấm vận từ Mỹ và đồng minh.
Và đó là lý do tại sao ông Kim Jong-un ráo riết hoàn thiện cũng như liên tục thử nghiệm các chủng loại tên lửa khác nhau bất chấp phản ứng từ cộng đồng quốc tế.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã lên án việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo qua Nhật Bản hôm 29/8 là hành động “quá khích”, đồng thời yêu cầu Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân và chương trình hạt nhân. Cũng tại cuộc họp, Nga và Trung Quốc chĩa mũi nhọn về các động thái quân sự của Mỹ và Hàn Quốc.
Theo đánh giá của Vipin Narang, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị của Viện Công nghệ Massachusetts và cũng là chuyên gia về chiến lược hạt nhân: “Lý do chủ yếu khiến Triều Tiên phát triển tên lửa đạn đạo liên tục địa là nhằm ngăn chặn Mỹ trả đũa hạt nhân bởi nếu họ có thể đưa một thành phố hay nhiều thành phố của Mỹ vào vòng nguy hiểm, những tính toán của Mỹ sẽ thay đổi.
Liệu Mỹ có thực sự sẵn lòng đặt Los Angeles hay Chicago vào tình thế nguy hiểm để trả đũa một cuộc tấn công nhằm vào một căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực hay không? Có lẽ là không”. Chính vì lẽ đó, Kim Jong-un mới đặt cược lớn. Nếu câu trả lời thực sự là “không”, vậy thì khi đó Triều Tiên có một cơ hội – mặc dù mong manh và nguy hiểm – ngăn chặn một cuộc tấn công thông thường quy mô lớn của Mỹ để sống sót.
 Kim Jong-un không hề hoang tưởng. Ông ta có lý do chính đáng để lo sợ một cuộc tấn công từ Mỹ. Khả năng Washington đơn phương phát động chiến tranh là không cao. Tuy nhiên, nếu Mỹ làm như vậy, Triều Tiên sẽ phải đối mặt với một kẻ thù mạnh và được trang bị tốt hơn nhiều, có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh ngay trước “cửa nhà” của Kim Jong-un.
Một cuộc tấn công phủ đầu thành công của Mỹ có thể xóa sổ ban lãnh đạo Triều Tiên chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày, hoặc ít nhất cũng làm tan rã hoàn toàn bộ máy chỉ huy của Triều Tiên, phá hủy sức mạnh chiến đấu của nước này. Vì vậy, Triều Tiên có động lực mạnh mẽ là phải leo thang nhanh chóng trước khi bị mất tất cả.
Dưới thời Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, Triều Tiên dựa vào kho vũ khí thông thường nằm ở ngay phía bắc Khu phi quân sự hóa để đe dọa Mỹ, bởi nước này hiểu rằng Mỹ sẽ không làm bất kỳ điều gì có thể dẫn đến một cuộc tấn công nhằm vào thủ đô Seoul của Hàn Quốc, gây thương vong nghiêm trọng và sự hủy diệt. Sau này, Kim Jong-un – do lo ngại về “các cuộc tấn công chết chóc” – đã bổ sung thêm tên lửa và vũ khí hạt nhân vào kho vũ khí đó, coi đấy là tấm lá chắn bảo vệ thứ hai.
Việc Triều Tiên phát triển hàng loạt tên lửa, có thể được phóng từ đất liền hoặc tàu ngầm và dễ dàng được cất giấu hoặc chuyên chở tới các khu vực xa xôi, khó bị phát hiện nằm trong toan tính chiến lược của ông Kim Jong-un đó là vô hiệu hóa lựa chọn quân sự của Mỹ. Đồng thời, giúp tăng cường khả năng Triều Tiên chống đỡ một cuộc tấn công phủ đầu hoặc một làn sóng trả đũa ồ ạt từ Mỹ và đồng minh.

Phóng tên lửa qua đầu Nhật Bản, Triều Tiên ngầm gửi thông điệp tới Mỹ?

Ngày đăng 03-09-2017

BDN

Vụ phóng tên lửa “chưa từng có tiền lệ” của Triều Tiên qua lãnh thổ Nhật Bản được cho là hàm chứa rất nhiều thông điệp ngầm ẩn tới Mỹ.

Theo các chuyên gia, bằng việc phóng tên lửa qua lãnh thổ Nhật Bản và hướng tới các mục tiêu của Mỹ ở Thái Bình Dương kèm theo lời đe dọa “sẽ có thêm nhiều vụ phóng tương tự”, Triều Tiên đang muốn “giành thêm nhiều không gian hoạt động quân sự” vốn đang bị Mỹ và các đồng minh siết chặt dần.
Ngoài ra, cũng theo các chuyên gia, Triều Tiên cũng muốn “thử thái độ của Mỹ” trước khi có ý định “vượt qua ranh giới đỏ” mà Mỹ vạch ra đối với nước này. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, nhiều khả năng Triều Tiên sẽ chủ động “xuống thang” nhằm tránh đẩy tình hình căng thẳng đi quá giới hạn.
Triều Tiên ném đá dò đường
Sau khi tên lửa Triều Tiên được phóng qua Nhật Bản, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã lên tiếng tuyên bố vụ phóng tên lửa đạn đạo lần này chỉ là bước đầu tiên trong chiến dịch quân sự của nước này tại Thái Bình Dương.
Cũng theo ông Kim Jong-un, đây chính là “màn dạo đầu quan trọng” trước khi Triều Tiên phát động tấn công đảo Guam- một căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Các chuyên gia cho rằng, tuyên bố trên của nhà lãnh đạo Triều Tiên thể hiện rõ nỗ lực tăng cường năng lực quân sự của nước này, nhất là các tên lửa đạn đạo như một “con bài mặc cả” với Mỹ.
Việc ông Kim Jong-un tuyên bố sẽ thực hiện thêm nhiều vụ phóng mới tại Thái Bình Dương cho thấy, nhiều khả năng Triều Tiên sẽ biến một phần vùng biển này thành “bãi thử tên lửa đạn đạo” mà việc phóng tên lửa qua Nhật Bản là hành động “thăm dò thái độ” của Triều Tiên.
Các vụ thử tên lửa “trong tương lai” như trong tuyên bố của ông Kim Jong-un được cho là để “hiện thực hóa” kế hoạch lâu dài của Triều Tiên trong việc phát triển các tên lửa đạn đạo có thể tấn công các mục tiêu nằm sâu trong đất liền của Mỹ.
Tuy nhiên, trước mắt, ưu tiên hàng đầu của Triều Tiên vẫn là “đưa ra một lời cảnh báo mạnh mẽ” nhằm vào đảo Guam bởi đối với Triều Tiên, “tiền đồn quân sự” này của Mỹ chính là mối đe dọa hàng đầu.
Không phải ngẫu nhiên tên lửa mà Triều Tiên phóng qua đầu Nhật Bản lại là Hwasong-12- loại tên lửa Triều Tiên từng đe dọa sử dụng để tấn công đảo Guam của Mỹ hồi giữa tháng 8.
Tại thời điểm này, Triều Tiên chưa thể tấn công ngay đảo Guam bởi họ vẫn lo ngại đòn trả đũa cứng rắn từ phía Mỹ. Tuy nhiên, sau vụ phóng tên lửa qua lãnh thổ Nhật Bản, Triều Tiên được cho là sẽ “dễ thở hơn” và “có nhiều không gian hơn” để thực hiện thêm các vụ thử tên lửa bởi Mỹ nhiều khả năng sẽ không “xuống tay” nếu mục tiêu của vụ phóng không phải là đảo Guam hay bất kỳ căn cứ nào khác của Mỹ.
“Đã có những thời điểm ngay cả một vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn cũng khiến cộng đồng quốc tế phản ứng dữ dội và áp lệnh trừng phạt mạnh mẽ nhằm vào Triều Tiên. Tuy nhiên, họ đã không phản ứng quá mạnh mẽ trong vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Triều Tiên ngày 26/8 và tên lửa tầm xa của nước này ngày 29/8.
Triều Tiên sẽ tiếp tục thử các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn khác nhau ở Thái Bình Dương và biến các hoạt động này thành “chuyện thường ngày” của họ”, ông Du Hyeogn Cha- một học giả tại Viện Nghiên cứu Chính sách Asan của Hàn Quốc nhận định.
Nâng cao vị thế của Triều Tiên
Trước vụ phóng tên lửa ngày 29/8, Triều Tiên dường như không đả động gì đến lời đe dọa tấn công đảo Guam nữa. Giới quan sát vào thời điểm đó đều cho rằng, Triều Tiên đang muốn ngồi lại bàn đàm phán và không muốn đẩy tình hình căng thẳng đi quá xa.
Tuy nhiên, vụ phóng tên lửa qua lãnh thổ Nhật Bản đã “giết chết” sự lạc quan đó. Giới quan sát sau đó lại quay sang nhận định, Triều Tiên sẽ gia tăng các vụ phóng thử tên lửa cho đến khi nước này hoàn thiện hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa và khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của mình. Trong suốt thời gian đó, Triều Tiên sẽ tỏ ra thờ ơ với bất kỳ đề nghị đàm phán nào.
Cũng theo giới quan sát, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rất muốn sở hữu khả năng răn đe hạt nhân nhằm vào Mỹ. Điều này sẽ giúp nâng cao đáng kể vị thế của Triều Tiên trong trường hợp nước này chấp thuận quay lại bàn đàm phán.
Ông Koh Yu-hwan, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Dongguk có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc nhận định, khi đã nắm “át chủ bài” trong tay, Triều Tiên nhiều khả năng sẽ đòi Mỹ-Hàn dừng ngay các cuộc tập trận và binh sĩ Mỹ rút khỏi Hàn Quốc để đổi lấy việc Triều Tiên dừng chương trình hạt nhân và tên lửa của mình.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, vụ phóng tên lửa của Triều Tiên có một mục đích trực tiếp và đơn giản hơn nhiều đó là ngăn ngừa khả năng Trung Quốc- đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên- ủng hộ Liên Hợp Quốc tung ra các lệnh trừng phạt cứng rắn nhiều hơn so với mình.
Điều này là bởi, Trung Quốc và Nga dù đã đề xuất lên Liên Hợp Quốc sáng kiến thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên trong đó yêu cầu Mỹ và Hàn Quốc dừng các cuộc tập trận để đổi lấy việc Triều Tiên ngừng chương trình hạt nhân và tên lửa của mình nhưng vẫn bỏ phiếu nhất trí để Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp thêm lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Điều này khiến Triều Tiên cảm thấy ngày càng bị cô lập và bất an hơn bao giờ hết.

Trương Nhân Tuấn – VN không có cách nào để đối phó TQ tập trận

Việc hải quân TQ đang tập trận ở khu vực cửa Vịnh Bắc Việt, trong một vùng biển rộng lớn, (bao gồm 11.000 cây số vuông biển thuộc vùng Kinh tế độc quyền của VN), cách Đà Nẵng 75 hải lý, không phải là hành vi mang bản chất gây hấn đầu tiên của TQ. Cũng ở khu vực biển này, năm 1997 và năm 2003 TQ đã cho giàn khoan Kantan 03 vào khai thác lô 113 trên thềm lục địa của VN, ngoài khơi Thừa Thiên, Huế. Năm 2014 TQ cho đặt giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của VN, cách đảo Hải Nam 130 hải lý trong khi cách đảo Lý Sơn của VN là 120 hải lý.
 
Trung Quốc, tập trận, biển đông,
Theo tôi, đã quá trễ để VN có thể “làm cái gì đó” để ngăn cản hành vi của TQ trong tương lai. Bởi vì các hành vi của TQ (từ sau Thế chiến II) thể hiện trên thực tế là phản ảnh yêu sách “chủ quyền” hai quần đảo HS và TS của TQ.
Địa điểm của các giàn khoan Kantan 03, HD 981… đều thuộc về phía bên kia (bên TQ) đường trung tuyến phân chia giữa bờ biển VN với cụm đảo Hoàng Sa.
Tức là, TQ chủ trương cụm đảo HS vừa có hiệu lực “vùng nước quần đảo”, vừa có hiệu lực đảo 100% theo điều 121 UNCLOS.
VN không có cách nào để đối phó.
Thứ nhứt, không ai có thẩm quyền để cấm TQ đòi hỏi quần đảo Hoàng Sa có hiệu lực vùng biển kinh tế độc quyền. Đặc biệt là VN, bên không có tư cách để yêu cầu. Bởi vì VN đã có chủ trương tương tự như vậy. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, VN không thể cấm TQ làm cái mà VN đã (và đang) làm.
Thứ hai, phán quyết của Tòa CPA tháng bẩy năm 2016 đã không được đa số các nước ủng hộ. Nguyên nhân là Tòa đã có ý kiến về hiệu lực biển (điều 121) của các đảo thuộc cụm Trường Sa.
Theo Tòa, không có cấu trúc địa lý nào ở TS có hiệu lực là “đảo” để có thể yêu sách vùng kinh tế độc quyền (200 hải lý).
Nếu điều này áp dụng rộng rãi thì sẽ có rất nhiều quốc gia phải điều chỉnh lại yêu sách biển của họ.
Phán quyết của Tòa CPA đã đi ngược lại nội dung nhiều kết ước phân định biển giữa các nước trên thế giới đồng thời mâu thuẩn với nhiều “án lệ” của các Tòa quốc tế. Bởi vì thực tế trên thế giới cho thấy, có rất nhiều đảo, nhỏ hơn các đảo ở TS, cũng được hưởng 100% vùng Kinh tế độc quyền.
Đến nước này, VN bị dồn vào chân tường, là hệ quả của chính sách ngoại giao phá sản.
Cái gọi là “quốc tế hóa Biển Đông”, hơn 10 năm nay tôi cho rằng nó sẽ thất bại. Thời điểm này cho thấy đã 100% là thất bại.
Kiện thì VN không có tư cách kiện. Cứ mỗi lần có “lùm xùm” với TQ, ta liền nghe các học giả VN “hốt thuốc an thần” VN sẽ đi kiện.
Nếu có nghiên cứu chút ít về lịch sử tranh chấp HS và TS và luật quốc tế. Ta phải (chua xót) nhìn nhận rằng VN hôm nay kiện là để thua.
Thật vậy. Chỉ cần xét các “bằng chứng” mà phía TQ đưa ra (tại LHQ năm 2014 nhân vụ giàn khoan HD 981), ta thấy tất cả các chứng cứ đều đến từ VN. Nào là công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, nào là sách giáo khoa, bản đồ do VN in ấn… Các tài liệu này khẳng định VN ủng hộ chủ quyền của TQ ở HS và TS.
Tập quán quốc tế cho thấy một quốc gia, một cách dễ dàng, bị mất chủ quyền lịch sử tại một vùng lãnh thổ. Trường hợp tranh chấp giữa Singapour và Mã Lai về chủ quyền đảo Pedra Branca là thí dụ điển hình.
Trường hợp quốc gia mất chủ quyền lịch sử phần lớn do “thái độ” của quốc gia và tính “efffectivité” của quốc gia đối với vùng lãnh thổ đó.
Xét cả hai phương diện, VN hiện nay thỏa mãn cả hai điều kiện (để mất chủ quyền HS và TS).
Từ hơn 15 năm trước tôi đã cảnh báo VN phải “khẳng định chủ quyền” HS và TS, qua biện pháp “hòa giải quốc gia” để “kế thừa” VNCH. Chỉ khi kế thừa VNCH thì VN hôm nay mới có “chính danh” để đòi chủ quyền ở HS và TS.
Các học giả của VN, ba chớp ba nháng, “cóp py” các ý kiến của tôi. Nhưng không thấy ai “nên thân”, vì hầu hết ai cũng xúi VN hôm nay “nhìn nhận” thực thể “quốc gia VNCH”.
Họ làm vậy vì thể thức “hòa giải quốc gia” xem ra rất khó khăn. Vì nó đặt trên nền tảng thiết lập lại sự thật lịch sử.
Họ làm vậy là do các tài liệu của tôi công bố, trong đó có tài liệu học giả quốc tế đặt vấn đề “VN hiện nay làm sao có thể kế thừa quốc gia mà họ chưa bao giờ nhìn nhận ?”
Các học giả VN nghĩ rằng khi “nhìn nhận quốc gia VNCH” thì đã thỏa mãn các điều kiện để “kế thừa”.
Đâu có đơn thuần như vậy. Việc này tôi đã nói nhiều lần, không nhắc lại.
Mời xem Video: Khả năng Trịnh Vĩnh Bình sẽ thua kiện phải trả án phí 1 triệu USD: Chính phủ Việt Nam chính thức lên tiếng
Bởi vì, nếu kế thừa dễ như vậy, tại sao VN không đi kiện ? TQ đã có vô số các hành vi lấn lướt, như vụ buộc giàn khoan Repsol rút lui trong tháng này, hay việc TQ đang tập trận ở ngoài khơi Đà Nẵng… đều là các “cớ” để VN đi kiện.
VN vẫn tin tưởng vào các nhà ngoại giao và giàn học giả đại tài của mình.
Tôi chỉ mong muốn rằng những gì tôi nói và đã nói, từ 15 năm nay, là sai.
Điều đau đớn là mình thấy mất nước từ từ, như con trăn đang nuốt con mồi lớn. Từ từ, chầm chậm, như tầm ăn dâu, như xắt lát xúc xích…
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)

Thảm trạng của “thế nước”

Mạnh Kim

2-9-2017

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, có chỗ lấn sâu tới khoảng 50 km (giữa 2 chữ X màu vàng trên bản đồ). Ảnh: Song Phan.
Trung Quốc đã tập trận bắn đạn thật trong vùng biển chủ quyền Việt Nam ngay thời điểm Hà Nội kỷ niệm lễ Quốc khánh lần thứ 72. Như thường lệ, Việt Nam vẫn phản đối chiếu lệ. Hà Nội không phải không xoay sở tìm kiếm ủng hộ bằng con đường ngoại giao trong vấn đề biển Đông nhưng Việt Nam ngày càng cô độc và bế tắc.
Ngày 11-7-2017, trang “rushfordreport” (Greg Rushford) cho biết, Hội thảo biển Đông lần thứ 7 do Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS, Washington DC) được tổ chức tại ngày 18-7, có sự tham dự của Singapore, Việt Nam, Philippines…, cùng U.S. Naval War College và Trung tâm nghiên cứu hải chiến Hoa Kỳ. Hội thảo còn có thượng nghị sĩ Cộng hòa Cory Gardner đặc trách châu Á thuộc Ủy ban quan hệ đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ. Đài thọ cho hội thảo là Học viện Ngoại giao Việt Nam. Kể từ năm 2012, Hà Nội đã chi cho CSIS hơn 450.000 USD để tổ chức hội thảo biển Đông hằng năm. Theo tìm hiểu của Greg Rushford, Hà Nội đã móc nối CSIS từ 25-4-2012 – ngày ký bản ghi nhớ giữa Hà Nội và CSIS.
Năm 2015, cố vấn cấp cao CSIS Murray Hiebert thừa nhận rằng, một nghiên cứu CSIS về quan hệ Mỹ-Việt do ông đồng tác giả đã được Hà Nội trả tiền. Bằng tiền Hà Nội, CSIS đứng sau nhiều hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong nỗ lực lôi kéo Mỹ, dù Hà Nội luôn nói rằng họ không bao giờ liên minh một nước thứ ba để chống lại một nước khác. Chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Barack Obama có sự vận động hành lang của CSIS. Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam nhờ bàn tay CSIS. Việc Washington (thời Obama) ủng hộ Việt Nam gia nhập Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng nhờ CSIS.
Reuters (3-7-2017) cho biết, việc Nguyễn Xuân Phúc đến Nhà trắng gặp Donald Trump vào cuối tháng 5-2017 cũng là kết quả một chiến dịch vận động hành lang. Hà Nội đã “bắn tin” Phúc muốn đến Mỹ ngay sau khi Trump đắc cử tổng thống. Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam cho biết, ngày 14-12-2016, “Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump”. Chẳng phải tự nhiên. Đây là kết quả cuộc vận động hậu trường giữa các viên chức ngoại giao Việt Nam, và của hãng lobby Podesta.
Căn cứ hồ sơ Bộ tư pháp Hoa Kỳ, theo Reuters, “không như hầu hết các nước Đông Nam Á”, Hà Nội đã chi khá hào phóng cho Podesta. Trong chiến dịch đưa Phúc đến Mỹ, bộ trưởng lẫn thứ trưởng ngoại giao Việt Nam đều đích thân sang Mỹ vận động. Tin được “bắn” vào Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ, Văn phòng Phó Tổng thống Mike Pence, Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng; chưa kể các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp, và dĩ nhiên Quốc hội Hoa Kỳ. Không phải đợi đến chuyến công du Mỹ của Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch gặp đồng cấp James Mattis ngày 8-8-2017 người ta mới biết có chuyện sẽ có một cuộc ghé thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ vào năm tới (2018). Trước đó vài tuần, một số tin rò rỉ đã tiết lộ điều này.
Dựa vào công bố tài chính theo quy định của “Đạo luật đăng ký các tổ chức đại diện nước ngoài” (Foreign Agents Registration Act), tờ The Daily Beast (25-5-2016) cho thấy, Hà Nội chi cho Podesta 30.000 USD/tháng từ ngày 2-12-2013 đến 31-12-2015 (tổng cộng khoảng 1,08 triệu USD). Tương tự CSIS, Podesta cũng tổ chức nhiều cuộc gặp viên chức Việt Nam tại các văn phòng Quốc hội Hoa Kỳ, và giúp móc nối các hãng truyền thông, trong đó có Politico, Roll Call, CNN, The Hill, PBS NewsHour, Washington Post, National Geographic, Food Network, New York Times và Wall Street Journal, nhằm “PR” cho hình ảnh Việt Nam. Podesta cũng đại diện cho Boeing và Lockheed Martin. Ngay trước chuyến công du Việt Nam của Barack Obama (23-5 đến 25-5-2016), một cuộc họp tuyệt mật giữa giới chức quốc phòng Việt Nam với đại diện Boeing và Lockheed Martin đã được tổ chức tại Hà Nội – theo Reuters (11-5-2016).
“Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!”. Ngoại giao quốc tế không đơn giản như Nguyễn Phú Trọng nói, đặc biệt đối với một nước “khác biệt” với văn hóa ngoại giao thế giới như “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và khác biệt về mô hình chính trị với phần còn lại của thế giới. Để được “mới mời chứ”, Hà Nội đã và đang dùng mạnh lá bài kim tiền. Việc sử dụng hệ thống lobby “cửa sau” để được vào “cửa trước” thật ra chẳng có gì bất thường. Văn hóa lobby là một phần của văn hóa chính trị Mỹ. Hàng chục năm qua, thậm chí đồng minh thân tín của Mỹ như Nhật và Israel, cũng nhờ đến các hãng lobby. Trung Quốc đang sử dụng rất mạnh các kênh lobby Washington.
Tuy nhiên, tiền không phải mua được tất cả. Tại Diễn đàn ASEAN (Manila, 5-8 đến 9-8-2017), được tổ chức không lâu sau khi tập đoàn dầu khí Repsol rút khỏi vùng biển Việt Nam trước áp lực Trung Quốc lên họ lẫn lên Hà Nội, Việt Nam đã hoàn toàn thất bại trong việc lôi kéo ủng hộ từ một cộng đồng vốn dĩ yếu ớt và chưa bao giờ đoàn kết như ASEAN. Hà Nội đã “bé cái lầm” khi vội vã vận động hậu trường nhằm tìm kiếm hậu thuẫn Trump trong chính sách đối với Trung Quốc, dựa vào những phát biểu của Trump về Trung Quốc trước khi ông ta trở thành tổng thống. Việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hủy cuộc gặp với đồng cấp Phạm Bình Minh tại Manila không phải là một “chiến thắng ngoại giao” của Hà Nội như một số nhà bình luận viết. Ngoại trưởng chủ nhà Philippines, Alan Peter Cayetano, đã dội một gáo nước lạnh: “Tôi không muốn đưa vấn đề này vào (các chủ đề bàn tại Diễn đàn). Nó không phản ánh vị trí hiện tại. Họ (Trung Quốc) không còn tranh chấp đất đai nữa. Tại sao các ông cứ lôi lại vấn đề này vào năm nay?”. Nói cách khác, tại Manila những ngày thượng tuần tháng 8-2017, Việt Nam hoàn toàn đơn độc.
Khó có thể phủ nhận cố gắng của Hà Nội trong việc tìm kiếm ủng hộ khu vực lẫn quốc tế trong vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có những tính toán lợi ích ở từng thời điểm. Hà Nội không thể thuyết phục các nước gắn bó lợi ích quốc gia lâu dài của họ với lợi ích chủ quyền quốc gia mình. Hà Nội cũng không thể dựa vào chính sách Hoa Kỳ để viết ra sách lược đối với Trung Quốc. Dựa vào tổng thống Mỹ để lôi kéo ảnh hưởng Mỹ nhằm phục vụ chính sách đối ngoại quốc gia là chẳng hiểu gì về chính trị Mỹ. Khác biệt giữa Tòa bạch ốc, Bộ ngoại giao và Quốc hội trong nhiều vấn đề là chuyện bình thường. Chính sách đối ngoại Mỹ không phải do đảng của tổng thống hay cá nhân tổng thống có thể tự quyết. Quốc hội Mỹ, dư luận Mỹ, báo chí Mỹ và sau cùng là lá phiếu Mỹ mới là những yếu tố ảnh hưởng ít nhiều đối với các chính sách Mỹ nói chung.
Có một điều cần nhấn mạnh: các hãng lobby chỉ hoạt động thuần túy như doanh nghiệp. Có tiền thì họ làm. Họ làm cho túi tiền của họ chứ không phải cho Việt Nam. Họ có thể giúp “đánh bóng” Việt Nam nhưng điều đó chỉ có được trong khuôn khổ và giới hạn của một “bảng hợp đồng đánh bóng”. Đến giờ có thể thấy, Hà Nội sử dụng các kênh CSIS hoặc Podesta cho một số mục đích sau. Thứ nhất là để vận động hành lang nhằm tìm kiếm hậu thuẫn quốc tế cho vấn đề biển Đông, thứ hai là xây dựng quan hệ Mỹ-Việt, thứ ba là “xử lý khủng hoảng thông tin” trong các vụ vi phạm nhân quyền, thứ tư là tạo ra hình ảnh một quốc gia đang phát triển để lôi kéo đầu tư nước ngoài, thứ năm – như kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa phân tích – là sử dụng những phản hồi và dư âm từ các hội thảo quốc tế để “xây dựng niềm tin”, một cách lừa bịp, đối với người dân trong nước rằng “vị thế chính trị quốc tế của Việt Nam đang lên”, “thế nước đang lên”…
Nếu tiếp tục chính sách đối ngoại – với một tay luồn vào gầm bàn khều Mỹ; tay kia thò ra mơn trớn Trung Quốc, Việt Nam khó có thể chống lại Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Làm thế nào để “đánh” Trung Quốc nếu tiếp tục duy trì “tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần phải kế thừa, gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa trong tình hình mới” – như được tuyên “hùng hồn” trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc trong chuyến kinh lý Bắc Kinh mới hồi đầu năm của Trọng (12-1 đến 15-1-2017).
Dĩ nhiên việc có mô hình “chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan” (Tuyên bố chung 1-2017) thì không thể không đập nhau khi tranh chấp chủ quyền. Nhưng khi đồng ý ràng buộc vào việc “chia sẻ vận mệnh chung” như một cam kết trong quan hệ thì Hà Nội đã mặc nhiên chấp nhận thất thế trong các thương lượng chủ quyền. Đồng ý trói mình vào con tàu Trung Quốc, thay vì thoát Trung, thì sao có thể thắng Trung Quốc, và làm cho người khác tin rằng mình thật sự muốn đánh Trung Quốc, dù chỉ đánh trên mặt trận ngoại giao?
Hà Nội, đáng lý, và ngay bây giờ, là cần “chia sẻ vận mệnh chung” với chính đồng bào mình chứ không phải với Bắc Kinh. Thay vì chi nhiều triệu đôla để vận động hành lang quốc tế, Hà Nội có thể không tốn một đồng nào khi kêu gọi, một cách thực tâm, sự hỗ trợ pháp lý, cố vấn quân sự, cố vấn ngoại giao của các nhân tài, đặc biệt kiều bào. Không kêu gọi được sự trở về giúp đỡ hoặc cố vấn của những nhân vật kiệt xuất, như bà Giao Phan, người hiện giữ vai trò tổng giám đốc điều hành chương trình đóng hàng không mẫu hạm Mỹ, là một điều rất đáng tiếc. Có rất nhiều Việt kiều xuất sắc như bà Giao Phan. Hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại vĩnh viễn không bao giờ có thể đào tạo được những tinh hoa như vậy. Sau 1975, Hà Nội còn phạm một sai lầm ngu ngốc có tính lịch sử: trả thù những người lính và sĩ quan VNCH và thậm chí bác bỏ tư cách quốc gia của VNCH. Những anh hùng như Hồ Văn Kỳ Thoại, nếu được lưu dụng và được đối xử như những người cùng chung máu đỏ da vàng, chắc chắn sẽ giúp rất nhiều cho việc đối phó kẻ thù nghìn năm phương Bắc.
Với một chế độ, không có sự cô độc nào được nhìn nhận như một thất bại đáng hổ thẹn ê chề nhất, bằng sự cô độc đối với chính người dân mình. Muốn biết “thế nước” có “đang lên” hay không, hãy nhìn lại xem vị thế chính quyền trong lòng dân như thế nào.

Điểm Tin Thứ Hai 04.09.2017

Tin Tức Hằng Ngày


Bác sỹ Trần Duy Hưng
Bản quyền hình ảnhOTHER
Image captionBác sỹ Trần Duy Hưng, Thị trưởng Hà Nội tại lễ khai trương đường phố mang tên Điện Biên Phủ ở Hà Nội.
  • Việt Nam và cải cách sách giáo khoa (BBC) - Chuyên gia giáo dục PGS. TS. Mạc Văn Trang bình luận về đề án cải cách giáo dục và chương trình sách giáo khoa mới ở Việt Nam.
  • Trung Quốc đâu chỉ tập trận ở sát biển Việt Nam (RFA) - Trung Quốc tổ chức tập trận trên biển, cách Đà Nẳng chỉ có 75 hải lý, chỉ là một hoạt động đầy tính răn đe với riêng Việt Nam, tiếp theo cuộc tập trận trên bộ, kéo dài suốt trong cả tháng 8/2017.
  • Súng đang nổ ngoài Biển Đông (VOA) - Trương Duy Nhất Trích một vài comments: “Anhphuc Nguyen Sáng nay đọc báo TN. Nghe biển động ko phải bão mà nguy hiểm gấp trăm lần bão… nó sẻ tàn phá triền miên chứ ko phải 2.3 ngày là hết. Thật sự tôi chưa thấy nguời hàng xóm, nguơi anh em nào lại đi cướp đất lấn biển của nhau, chỉ có loại man rợ thâm độc và nham hiềm mới bôi mặt tráo lòng như TQ. TÔI rát là phẩn nộ… Tuy tuồi già.nhưng nếu đc cầm súng tôi vẩn sẳn …
  • Nghĩ về những lời khai của Sơn Dầu khí (VOA) - Phiên toà đang diễn ra. Án điểm, án lớn! Đang không biết nên khen quan toà hay nên khen bị cáo, ít nhất là giữa hơn 700 bị cáo, có một “đại (bị) cáo” đáng khen! Mấy chục năm lịch sử, chưa từng có một bị cáo nào thực tâm đến mức “khai vượt chỉ tiêu” như thế! Tôi thành thực nghĩ rằng, chú “Sơn dầu khí” này đã mang lại một “bầu không khí mới” cho những phiên toà kiểu như thế này! “Đóng góp” – hay “công lao”, …
  • Thư giãn Chủ nhật (VOA) - Quan chức mình chơi chữ hay lắm! Đoàn Lê Giang Trước có anh hứa chắc như đinh đóng cột, hứa danh dự, hứa bằng giấy trắng mực đen [có cả điểm chỉ dấu tay] đàng hoàng: Không khởi tố nhân dân xã X. Anh ấy đi rồi dân vẫn bị khởi tố, thì anh ấy nói: không khởi tố nhân dân thôi, chứ ai vi phạm thì vẫn bị khởi tố! Qua nay có chị thề thốt trước công luận: không có người nhà tham gia Công ty dược ma quỷ! Đến khi …
  • Cam Bốt bắt giữ lãnh đạo đảng đối lập (RFI) - Lãnh đạo đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, Kem Sokha bị bắt vào sáng sớm ngày 03/09/2017 tại Phnom Penh vì tội “phản quốc”. Cùng ngày, một trong những tờ báo đối lập với thủ tướng Hun Sen thông báo phải đóng cửa. Căng thẳng gia tăng giữa chính quyền Cam Bốt và các tổ chức phi chính phủ, báo chí độc lập.
  • Bắc Triều Tiên thông báo thử thành công bom nhiệt hạch (RFI) - Đài truyền hình trung ương Bắc Triều Tiên, được AFP trích dẫn, cho biết, hôm nay, 03/09/2017, Bình Nhưỡng đã thử thành công bom nhiệt hạch, còn gọi là bom H và vũ khí này được thu nhỏ, để có thể lắp đặt trên tên lửa tầm xa.
  • Thượng đỉnh BRICS khai mạc trong bầu không khí ảm đạm (RFI) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 03/09/2017 khai mạc thượng đỉnh nhóm BRICS tại Hạ Môn, Trung Quốc. Cuộc họp quy tụ lãnh đạo năm nền kinh tế mới trỗi dậy, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil và Nam Phi, kéo dài đến ngày 05/09. Thượng đỉnh lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm.
  • Gọng kềm Trung Quốc siết chặt quanh Hồng Kông (RFI) - Le Monde Diplomatique tuần này có bài viết nói về « Gọng kềm Trung Quốc siết chặt quanh Hồng Kông ». Hai thập kỷ sau khi trao trả cho Bắc Kinh, quyền tự trị của Hồng Kông bị giảm bớt, còn trấn áp lại tăng lên. Bằng chứng mới nhất là việc bỏ tù ba lãnh đạo phong trào đòi phổ thông đầu phiếu năm 2014. Tuy vậy, một phong trào chính trị đòi độc lập bắt đầu ươm mầm trong xã hội.
  • Iran sắp hoàn thành hệ thống phòng thủ chống tên lửa (RFI) - Tư lệnh đặc trách về hệ thống phòng không Iran, tướng Farzad Esmaili ngày 03/09/2017 thông báo “toàn bộ hệ thống đã hoàn tất và đang trong tiến trình thử nghiệm”. Bavar – 373 có khả năng chận tên lửa tương tự như S-300 của Nga. Giới phân tích lo ngại, tuyên bố nói trên càng làm dấy lên nghi kỵ của Washington với Teheran.
  • Quân đội Syria kiểm soát trục đường chiến lược Damas – Aleppo (RFI) - Hôm qua, 02/09/2017, quân đội Syria và các đồng minh đã đánh đuổi được các chiến binh của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ra khỏi phần lớn lãnh thổ tình Hama, ở miền trung. Thắng lợi này cho phép quân đội Syria kiểm soát được hoàn toàn trục đường chiến lược nối liền thủ đô Damas với thành phố Aleppo ở phía tây bắc.
  • Hoa Kỳ trả đũa ngoại giao Nga (RFA) - Hoa Kỳ vừa yêu cầu Nga đóng cửa Lãnh sự quán tại San Francisco, cơ quan thương mại tại Washington và New York.
  • Mỹ : Donald Trump sắp quyết định về số phận của 800 ngàn « dreamer » (RFI) - Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị ra quyết định về quy chế định cư của khoảng 800 ngàn người, thường được gọi là dreamer – người mộng mơ, khao khát có được tương lai tốt đẹp hơn. Đó là những người, lúc trước 16 tuổi, đã cùng với cha mẹ, nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ.
  • Bão Harvey : TT Trump thăm nạn nhân bang Texas và Lousiana (RFI) - Ngày 02/09/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đến Houston (Texas) và Lake Charles (Louisiana) thăm các nạn nhân tại những vùng bị lụt do cơn bão Harvey, với thiệt hại được ước tính khoảng từ 30 và 100 tỷ đôla.
  • Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ thêm hai công dân Đức (RFI) - Căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa Ankara và Berlin sau vụ 2 công dân Đức bị bắt ngay tại phi trường Antalya, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 01/09/2017. Thủ tướng Merkel không loại trừ “xét lại” bang giao với chính quyền của tổng thống Erdogan.
Powered by Blogger.