Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông 25-10-2016

Tuesday, October 25, 2016 // , ,

Hải quân Mỹ đổi quyền chỉ huy qua vụ điều tàu tới Biển Đông


Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift.

Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift.

Tàu khu trục của Hải quân Mỹ đến gần đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hồi tuần trước đã nhận lệnh từ tổng hành dinh của Hạm đội thứ 3 ở thành phố San Diego, theo hai nguồn tin nói với hãng tin Reuters.

Chiến hạm USS Decatur hôm thứ Sáu đã thách thức “tuyên bố chủ quyền lãnh hải thái quá” của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa.
Đây là lần đầu tiên một hoạt động tự do hàng hải được tiến hành mà không có sự chỉ huy của Hạm đội thứ 7 đóng ở Nhật Bản, và là một sự thử nghiệm những thay đổi nhắm mục tiêu cho phép Hải quân Mỹ tiến hành những hoạt động hàng hải trên cả hai bình diện ở châu Á cùng một lúc, theo hai nguồn tin phát biểu trong điều kiện giấu tên.
Một nguồn tin nắm rõ những mục tiêu của việc tái tổ chức cho biết việc để Hạm đội thứ 3 thường xuyên chỉ huy tàu ở châu Á, điều mà hạm đội này chưa từng làm kể từ Thế chiến thứ hai, có nghĩa là Hải quân Mỹ có thể thực hiện tốt hơn những hoạt động cùng lúc như trên bán đảo Triều Tiên và ở Philippines.
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, năm ngoái đã tỏ dấu hiệu cho thấy vai trò rộng hơn cho Hạm đội thứ 3, khi ông nói rằng ông sẽ bãi bỏ một ranh giới hành chính dọc theo đường đổi ngày quốc tế phân chia hai Hạm đội thứ 3 và thứ 7.
Cho đến lúc đó, những tàu của Hạm đội thứ 3 băng qua đường này vẫn nằm dưới sự chỉ huy của Hạm đội thứ 7.
Năm nay, một quan chức nói với Reuters rằng thêm những tàu thuộc Hạm đội thứ 3 sẽ được điều đến khu vực Đông Á.
Việc tái tổ chức, cho Hạm đội thứ 3 vai trò tiền tuyến lớn hơn, diễn ra trong khi chính sách “xoay trục” của Mỹ về châu Á đang suy yếu và trong khi Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán ở Biển Đông khiến căng thẳng gia tăng. VOA

Philippines đổi chính sách, đẩy ASEAN vào thế khó xử

  • Ron Corben
    Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chào các binh sĩ trước khi lên đường thăm chính thức Nhật Bản, tại sân bay quốc tế Ninoy Aquino ở ngoại ô thành phố Pasay, phía nam Manila, Philippines, 25/10/2016.
    Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chào các binh sĩ trước khi lên đường thăm chính thức Nhật Bản, tại sân bay quốc tế Ninoy Aquino ở ngoại ô thành phố Pasay, phía nam Manila, Philippines, 25/10/2016.
    BANGKOK — Quyết định của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chia tay với Hoa Kỳ và xích lại gần hơn với Trung Quốc, đã tăng thêm những sự bất định trong các quan hệ giữa ASEAN với Hoa Kỳ và Trung Quốc, đồng thời gây thêm phức tạp cho các nỗ lực của Hiệp hội 10 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, tìm cách đưa ra một lập trường đoàn kết về các vấn đề khu vực, kể cả tranh chấp Biển Đông.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày thành lập vào năm tới, khi mà Philippines sẽ nắm chức Chủ tịch luân phiên của khối, vốn đã bị chia rẽ về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và về vai trò chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực.
Trong một chuyến công du chính thức tới thăm Bắc Kinh mới đây, Tổng thống Duterte của Philippines loan báo “chia tay” với Mỹ, đối tác chiến lược lâu năm của mình để xoay sang Trung Quốc, thế nhưng ngay khi trở về nước, ông lại đính chính lập trường của ông như sau:
“Khi tôi nói tôi ‘ly khai’ với Mỹ, điều mà tôi thực sự muốn nói là một sự ly khai về mặt chính sách đối ngoại. Trong quá khứ cho tới khi tôi trở thành Tổng thống, chúng ta luôn luôn theo đuôi người Mỹ. Từ ‘ly khai’ mà tôi dùng có nghĩa là tách chính sách đối ngoại của Philippines ra. Nói cách khác, chính sách đó không cần phải theo đuôi chính sách đối ngoại của Mỹ.”
0:01:27
0:00:00/0:01:27
 Đường dẫn trực tiếp
Nhà lãnh đạo Philippines giải thích thêm rằng ông không muốn cắt đứt quan hệ với Mỹ, ông nói cắt đứt quan hệ là một cách thức khác để làm như vậy.
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay đã tìm cách trấn an cộng đồng quốc tế khi ông nói với Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương Danny Russell đang lưu viếng Philippines, rằng ông Duterte đã “rút lại” những bình luận của ông rồi.
Nhưng giới phân tích nói những sự bất định về những thay đổi chính sách của ông Duterte đã có những tác động rộng rãi trong nội bộ khối ASEAN.
Giáo sư Carl Thayer, một nhà phân tích các vấn đề quốc phòng thuộc Đại học New South Wales ở Australia, nhận định những tuyên bố đơn phương của ông Duterte có thể ảnh hưởng tới sự ổn định của khu vực ASEAN, vì ông Duterte không tham khảo trước với các nước thành viên khác của ASEAN. Giáo sư Thayer nói:
“Sự bất định trong khu vực vì những hành động đơn phương là vấn đề mà ông Duterte sẽ cần phải giải quyết, bởi vì sắp tới đây, vào đầu năm tới, Philippines sẽ nắm chức Chủ tịch luận phiên của ASEAN.”
0:01:20
0:00:00/0:01:20
 Đường dẫn trực tiếp
Căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông 
Tuy nhiên, giáo sư Thayer nói rằng một kết quả tích cực trong chuyến đi thăm Trung Quốc của ông Duterte là xoa dịu những căng thẳng trong khu vực liên quan tới các vụ tranh chấp lãnh thổ trong Biển Đông. Cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã đơn phương thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong Biển Đông. Tháng 7 năm nay, Toà Trọng tài Quốc tế ra phán quyết cho rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông là bất hợp pháp. Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết đó.
Giáo sư Thayer:
“Biển Đông không còn là một vấn đề nan giải như trong thời gian dẫn đến phán quyết của toà án trọng tài, cách xử lý của ông Duterte đã xoá đi phần nào mức độ gay gắt của vấn đề, đồng thời khuyến khích Trung Quốc nắm lấy sáng kiến ngoại giao của ông Duterte.”
Hậu quả lâu dài
Giáo sư Thayer nói một nước Trung Quốc ít hung hăng hơn trong khu vực sẽ được các nước thành viên ASEAN hoan nghênh. Nhưng ông Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc của Viện nghiên cứu các vấn đề An ninh và Quốc tế – gọi tắt là ISIS, nói thay đổi chính sách bất nhất của ông Duterte có thể có những hệ quả cho ASEAN về lâu về dài.
Giáo sư Thayer: “Sự thể này có thể có những hậu quả lâu dài cho ASEAN bởi vì Manila là một đồng minh đã ký hiệp định hỗ tương với Hoa Kỳ và Thái Lan là một đồng minh khác. Vậy là 2 đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á hiện đã thay đổi chính sách của họ tương đối, rời xa nước Mỹ. Tình huống này có thể đẩy các quan hệ Mỹ-Trung trong khu vực tới chỗ có những thay đổi đầy kịch tính.”
Ông Thitinan nói thêm rằng một nguy cơ khác là tương lai của chính sách Châu Á của Tổng thống Obama, xoay trục sang Châu Á, khiến Mỹ có thể điều chỉnh lại các chính sách đối với khu vực.
0:01:37
0:00:00/0:01:37
 Đường dẫn trực tiếp
Hệ quả tức thời của ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc 
Ông Thitinan nói những diễn biến hồi gần đây nêu bật ảnh hưởng đang tăng của Bắc Kinh đối với các nước Á châu như Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan:
“Điều đó có nghĩa là vào năm tới, ASEAN sẽ nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh hơn là trong quỹ đạo của Washington, và Washington sẽ phải cân nhắc nên làm gì trong dài hạn. Điều đó sẽ bất lợi cho ASEAN, bởi vì ASEAN muốn duy trì một thế cân bằng giữa Washington và Bắc Kinh, không quá gần bên này hay bên kia.”
Các nỗ lực ngoại giao trong nội bộ ASEAN để đề ra một chính sách đoàn kết về Trung Quốc và cuộc tranh chấp Biển Đông đã bị cản trở do những cố gắng của Bắc Kinh nhằm cô lập hoá từng nước thành viên.
Sự ổn định của ASEAN bị lung lay? 
Ashley Townsend, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Sydney ở Australia, chỉ ra những khó khăn ngày càng phức tạp của ASEAN trong nỗ lực đề ra một lập trường chung cho các vấn đề như lắp đất xây đảo và vấn đề quân sự hoá Biển Đông. Ông Townsend nói:
“Những phát biểu của ông Duterte không chỉ là lời khoa trương, mà sự bất nhất trong hành động của ông giữa Mỹ và Trung Quốc đã đẩy các nước ASEAN khác vào thế khó, trong khi ASEAN đã quen với một đường hướng ổn định trong chính sách đối ngoại, để có thể xét đoán hướng đi của Philippines dưới quyền ông Duterte.”
Nhà nghiên cứu này cảnh giác rằng sự chia rẽ trong nội bộ về mặt chính sách đối ngoại vì những động thái của Philippines, sẽ đẩy ASEAN vào thế bất lực trong các vấn đề có tính cách chiến lược đối với khu vực liên quan tới cuộc tranh chấp Biển Đông, hoặc vị thế của ASEAN trước Mỹ và Trung Quốc.
Một số nhà nghiên cứu khác, như Giáo sư Dennis Quilala của Đại học Philippines thì tỏ ra thận trọng, nhưng coi chính sách đối với Trung Quốc của ông Duterte là “phục vụ quyền lợi của Philippines” bằng cách xuống thang những căng thẳng khu vực.
Mặc dù vậy ông Quilala vẫn tỏ ra quan ngại về tác động có thể có của quyết định thay đổi chính sách của ông Duterte:
“Tôi thực sự lo sợ đây chỉ là thay đổi các ông chủ cũ bằng các ông chủ mới.” VOA

Tin Hoa Kỳ 25-10-2016

Ông Đinh Thế Huynh đi thăm Hoa Kỳ


U.S. Secretary of State John Kerry welcomes Executive Secretary of Vietnam's Communist Party Dinh The Huynh to Washington, at the Department of State, October 25, 2016
Image copyright
US DEPARTMENT OF STATE
Image captionNgoại trưởng John Kerry tiếp đón Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh tại Washington DC sáng 25/10/2106
Ông Đinh Thế Huynh đang có chuyến thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry, trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị Thường trực Ban Bí thư Đảng CSVN.
Được biết ông Huynh đáp xuống Mỹ vào ngày 24/10/2016, một sự kiện chưa được báo chí Việt Nam nhắc tới.
Ông John Kerry tiếp đón ông Huynh vào lúc 11 giờ sáng 25/10 tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Washington DC, theo trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhằm thảo luận quan hệ song phương.
Chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh tới Hoa Kỳ kéo dài từ 23-31/10/2016.
Ở vị trí hiện thời, ông Huynh là một trong năm lãnh đạo chủ chốt của đất nước, bên cạnh ‘tứ trụ’.
Trong hệ thống quyền lực của Đảng Cộng sản, ông là người đứng thứ hai, chỉ sau Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và được cho là một trong các ứng viên hàng đầu thay thế khi ông Trọng nghỉ hưu.
Dinh The Huynh, Central committee member of the ruling Vietnam communist party, answers a question during a press conference in Hanoi on January 10, 2011
Image copyrightHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Image captionÔng Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đang có chuyến thăm Hoa Kỳ từ 23-31/10/2016

‘Thảo luận mọi vấn đề’

Ông Đinh Thế Huynh là người “đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển quan hệ Việt – Mỹ”, Ngoại trưởng Kerry phát biểu tại buổi gặp gỡ, và tuyên bố phía Mỹ muốn thảo luận về nhiều vấn đề nhân chuyến thăm của vị quan chức cộng sản cao cấp này.
“Chúng tôi có nhiều sáng kiến khác nhau trong việc muốn hợp tác với Việt Nam.”
“Chúng tôi đã bắt đầu một số sáng kiến trong các lĩnh vực ứng phó khẩn cấp, hợp tác chống khủng bố, tăng cường khả năng bảo vệ việc tuân thủ pháp luật trên Biển Đông,” Ngoại trưởng Hoa Kỳ phát biểu.
Ông John Kerry cũng nhấn mạnh rằng Washington sẽ tiếp tục thảo luận với phía Việt Nam về mọi vấn đề, gồm cả chủ đề nhân quyền và quyền tự do thành lập nghiệp đoàn, đồng thời cam kết thúc đẩy việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã được chào đón nồng nhiệt khi tới Việt Nam hồi tháng 5/2016Image copyrightEPA
Image captionTổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã được chào đón nồng nhiệt khi tới Việt Nam hồi tháng 5/2016
Việc ông Huynh tới thăm Hoa Kỳ chỉ năm tháng sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Việt Nam hồi 5/2016, được cho là một chỉ dấu rõ rệt về việc Hà Nội tiếp tục muốn tạo ảnh hưởng quan trọng trong quan hệ với Hoa Kỳ, trang tin chuyên về quan hệ quốc tế The National Interest bình luận.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Hoa Kỳ trong bài viết đăng trên nghiên cứu cogitasia.com bình luận bằng tiếng Anh:
“Ông Đinh Thế Huynh muốn nghe được đảm bảo từ Hoa Kỳ về tương lai của TPP và ‘sự xoay trục’ sang châu Á, nhất là tính cam kết sâu đến đâu của Hoa Kỳ khi ở lại trong vùng.”
“Hoa Kỳ thì muốn biết quan điểm của Việt Nam, các kế hoạch tương lai về TPP và của ASEAN trong lúc Philippines tỏ ra thay đổi chính sách rất cực đoan.”
Hiện Hà Nội và Washington đang hợp tác với các đối tác an ninh khác nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như nhằm đạt an ninh hàng hải và tự do đi lại trên biển tại khu vực Biển Đông.
Hai quốc gia cũng đang chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động đóng góp binh lính cho các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Từ 2014 đến nay, Việt Nam đã gửi lực lượng giữ hòa bình tới Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.
Hai ông Đinh Thế Huynh và Lưu Vân Sơn bắt tay nhau tại Bắc KinhImage copyrightXINHUA
Image captionTrong chuyến thăm Trung Quốc, ông Đinh Thế Huynh đã gặp gỡ một số lãnh đạo cao cấp của Bắc Kinh, trong đó có ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Ngay trước khi khởi hành đi Mỹ, 23/10, ông Đinh Thế Huynh đã có chuyến thăm Trung Quốc trong ba ngày, 19-21/10/2016.
Tại buổi gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 20/10, ông Đinh Thế Huynh được Hoàn cầu Thời báo dẫn lời nói rằng việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia chính là chiến lược nhất quán, là lựa chọn chính trị của Việt Nam và của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cũng trong khoảng thời gian mấy ngày qua, đã có một số sự kiện đáng chú ý diễn ra tại Biển Đông.
Hôm 21/10, tàu USS Decatur của hải quân Hoa Kỳ đi qua vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa nhằm “củng cố sức mạnh hàng hải Hoa Kỳ ở khu vực”, điều mà Bắc Kinh cho là hoạt động “trái phép” và khiêu khích”.
Hôm 22/10 Việt Nam đón ba tàu hải quân Trung Quốc ở cảng Cam Ranh, là chuyến thăm đầu tiên của hải quân Trung Quốc tới cảng biển quốc tế thuộc tỉnh Khánh Hòa, nơi từng là căn cứ hải quân, không quân của Hoa Kỳ thời Chiến tranh Việt Nam và sau do Liên Xô quản lý trong gần 25 năm, rồi trao lại cho Hà Nội vào năm 2002. – BBC

Ông Đinh Thế Huynh muốn thăm dò những gì trong chuyến đi Mỹ

Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
 AFP photo
Ông Đinh Thế Huynh muốn thăm dò những gì trong chuyến đi Mỹ
00:00/00:00
 
Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đang có chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ từ ngày 23 tháng 10. Chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh diễn ra giữa lúc nước Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống mới vào đầu tháng 11 và Philippines, đồng minh lâu năm của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương, gần đây đang cho thấy những dấu hiệu xích lại gần hơn với Trung Quốc và xa hơn với Mỹ. 
Việt HàXin ông cho biết chuyến thăm của ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ lần này vào giai đoạn này có ý nghĩa thế nào đối với hai nước?
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Thứ nhất là trong một tháng nay có rất nhiều biến chuyển xảy ra ở Á châu, nó là mối quan tâm của cả hai nước. Điểm thứ hai nữa là sau đại hội 12, Việt Nam gửi lãnh đạo của họ đi khắp các nước để tiếp xúc thu thập tin tức để họ làm chính sách. Ông Huynh được cử đi sang Mỹ. Ông vừa sang Trung Quốc và rồi sang Mỹ. Đây là hai nước quan trọng nhất trong ngoại giao đu dây của Việt Nam cho nên thứ nhất là về vấn đề thời điểm, thứ hai là thăm dò. Chuyến đi của ông có ý nghĩa trong khung cảnh đó.
Việt HàÔng nói là nó có ý nghĩa thăm dò, vậy Việt Nam cần thăm dò cụ thể gì từ phía Mỹ?
Đảng muốn được Mỹ coi trọng và đảng cũng tiếp tục nhấn mạnh thêm cái việc mà cả ông Kerry, ông Obama đều nhắc là Mỹ tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam. – Gs. Nguyễn Mạnh Hùng
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Thứ nhất chuyến đi này ở bên Mỹ mời ông ấy đi. Lần trước ông Trọng đã đi rồi, đã giải quyết xong vấn đề thủ tục rồi. Việt Nam muốn đi để xác nhận lại là Mỹ cũng coi trọng việc đảng đóng vai trò quan trọng trong việc làm chính sách, có khi còn quan trọng hơn cả làm chính sách, nên phải dành cho ông ấy những thủ tục cần thiết, xứng đáng tầm của ông ấy. Chuyện này ông Trọng đã làm được rồi thì bây giờ ông tiếp tục cái đó. Thứ nhất là xác định là đảng là lãnh đạo và đảng muốn được Mỹ coi trọng và đảng cũng tiếp tục nhấn mạnh thêm cái việc mà cả ông Kerry, ông Obama đều nhắc là Mỹ tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam. Có thể ông đi để tìm hiểu thái độ của Mỹ đến những vấn đề mà Việt Nam quan tâm.
Thí dụ như quan hệ của Mỹ với ông Duterte (Philippines) ra sao, tương lai liên minh quân sự giữa Mỹ và Philippines ra sao vì nó rất quan trọng đối với Việt Nam. Trong cuộc bầu cử này ở Mỹ thì cả hai ứng cử viên đều chống TPP mà TPP theo lời ông thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược của Bộ Công An nói thì vấn đề TPP không chỉ là kinh tế mà nó còn có tầm chiến lược, và vấn đề chính trị nữa. Ông nói là để Việt Nam không bị phụ thuộc quá nhiều về kinh tế đối với Trung Quốc. Nếu TPP không làm được thì Việt Nam cũng hụt hứng nên ông ấy cũng phải thăm dò để làm chính sách. Về phía Mỹ thì cũng thấy là Việt Nam vừa có đại hội đảng và có một số lãnh đạo mới. Ông này có vai trò quan trọng, Mỹ muốn xem là ông ấy quan trọng đến mức độ nào, liệu ông ấy có được đảng tin để đưa ra những tín hiệu quan trọng với Mỹ hay không. Nó cũng là thăm dò thôi. Tôi nghĩ đây là một chuyến thăm dò. Ông ấy cũng mới mà nước Mỹ cũng chưa có lãnh đạo mới thành ra đây là cuộc trao đổi giữa hai bên, mỗi bên thăm dò những điểm mà mình quan tâm tới.
Việt HàÔng nói là ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ lần này có tính chất thăm dò nhưng nước Mỹ sắp tới sẽ có những thay đổi bởi vì cuộc bầu cử sắp diễn ra mà chúng ta chưa biết ứng cử viên đảng Cộng hòa hay ứng cử viên đảng Dân chủ sẽ thắng cử. Hai người này có chính sách hoàn toàn khác nhau. Theo ông thì điều này có gì tích cực hay không tốt cho Việt Nam vào giai đoạn hiện nay?
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi thấy những người nào nghiên cứu đều có thể tiên đoán kết quả bầu cử như thế nào rồi và hậu quả chính trị của nó thế nào rồi. Tôi nghĩ bên Việt Nam cũng có những người phân tích họ hiểu được tình hình thế nào. Tôi nghĩ ở Việt Nam đối với những người đã thông hiểu thì kết quả cuộc bầu cử cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên không chỉ Việt Nam mà cả Nhật bản và Singapore muốn 2 điều. Thứ nhất là làm thế nào để cứu vãn được TPP, nếu không có thì có phải là Mỹ không muốn can dự vào Á châu, tức là rút ra để cho Trung Quốc độc quyền hay không. Đó là điều mà mọi người ở Á châu đều hỏi. Thí dụ bà Clinton thắng thì câu hỏi là tương lai TPP ra sao? Thứ hai là cam kết của Mỹ ở Á châu như thế nào, họ có muốn nhường cho Trung Quốc hay không hay muốn chia với Trung Quốc hay muốn can dự. Đó là những câu hỏi mà các nước Á châu và Việt Nam đều quan tâm.
Việt Hà: Vấn đề nhân quyền trong chuyến đi này thì sao thưa ông?
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Vấn đề nhân quyền thì Mỹ không thể nào không đặt ra được vì vấn đề chính trị của Mỹ như vậy. Nếu nói chuyện mà không đặt vấn đề nhân quyền thì lôi thôi lắm đối với ảnh hưởng của Mỹ. Cho nên vấn đề nhân quyền chắc chắn sẽ được đề cập. Đối với Mỹ thì gần đây chúng ta thấy một số vụ bắt bớ những người bất đồng chính kiến thì đây cũng là dịp để người Mỹ đặt vấn đề với ông Huynh để thử dò xem, không phải là tạo thêm căng thẳng, vì ông ấy là người rất thẩm quyền trong đảng. Họ dò xem là đảng nghĩ gì về vấn đề nhân quyền, đảng nghĩ gì về quyền của người lao động. Đây là quyền sẽ phải thi hành trong hiệp định TPP. Người ta sẽ thăm dò ông ấy xem đảng nghĩ gì về cái đó.
Việt Hà: Trước khi sang Mỹ thì ông Huynh cũng sang Trung Quốc, nhiều người phân tích ở Việt Nam nghĩ rằng đây là điều mà Việt Nam thường làm là phải báo cáo với Trung Quốc rồi mới sang Mỹ. Ông đánh giá thế nào về chuyến đi sang Trung Quốc trước rồi sang Mỹ của ông Huynh?
Chính sách của Mỹ và chính sách của Philippines tạo ra những điều mới khiến những nước ở Á châu trong đó có Việt Nam phải nghĩ tới. – Gs. Nguyễn Mạnh Hùng
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Lối dó là lối thường làm của Việt Nam. Việt Nam muốn cân bằng lực lượng như tôi viết trong bài trên CSIS. Việt Nam là một nước nhỏ bên cạnh một nước lớn là Trung Quốc vốn có rất nhiều tham vọng. Vì vậy Việt Nam không có cách nào khác là phải hòa giải với Trung Quốc nhưng không đến mức độ để mất chủ quyền. Việt Nam một mặt thì hòa giải, một mặt phải tìm những đối trọng, gọi là cân bằng quyền lực mà người ta gọi là đu dây. Những đối trọng của  Việt Nam là Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ. Nhưng trong các nước đó thì đối trọng có giá trị và có thể tin tưởng nhất là Mỹ thôi. Khi ông đu dây thì ông không thể làm mất lòng Trung Quốc được. Nên bao giờ ông cũng sang Trung quốc trước rồi sang Mỹ hoặc sang Mỹ trước rồi về thăm Trung Quốc hay cả hai. Trường hợp ông Huynh làm cũng là đu dây như ngày xưa thôi, không có nghĩa là ông phải trình Trung Quốc trước.
Việt HàKể từ sau đại hội đảng đến nay, ông đánh giá chung thế nào về đường lối chính sách ngoại giao của đảng trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi quan hệ giữa Mỹ và Philippines có những căng thẳng.
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Chính sách hiện tại của đảng là họ vẫn tiếp tục chính sách cũ là chính sách đi dây. Quan tâm nhất của họ là làm sao không làm mất lòng Trung Quốc nhưng không nhân nhượng đến mức làm mất chủ quyền, mất biển đảo, vấn đề biển đảo là vấn đề họ rất quan tâm. Một mặt họ phải củng cố sức mạnh phòng thủ của họ, mặt khác họ phải tranh thủ những sự ủng hộ của quốc tế với họ, đặc biệt là những nước trong ASEAN và các cường quốc. Gần đây chúng ta thấy là ASEAN đã bị yếu đi rất nhiều. Thứ nhất là chính sách của ông Duterte tạo ra tình hình bất ổn trong vùng, có những biến chuyển khó lường. Còn cái mạnh nhất là sự can thiệp của nước Mỹ thôi. Việc ông sang đây thì thứ nhất ông ấy phải thăm dò những chuyện đó, còn về chính sách ngoại giao thì tôi không thấy có gì thay đổi. Tuy nhiên chính sách ngoại giao sẽ phải thích ứng với những thay đổi mới. Ví dụ ông Duterte thực sự muốn ngả về Nga và đuổi Mỹ đi thì sẽ đặt ra nhiều vấn đề lắm. Nếu Mỹ còn muốn can dự thì vai trò của Việt Nam sẽ tăng lên. Nếu Mỹ yếu và Mỹ bỏ đi thì chính sách đu dây của Việt Nam sẽ gặp khó khăn. Tất cả các nước ở Đông Nam Á cũng vậy, sự đu dây đó sẽ không thể thực hiện được nữa. Thành ra phải liệu cơm gắp mắm, phải thay đổi thôi. Chính sách của Mỹ và chính sách của Philippines tạo ra những điều mới khiến những nước ở Á châu trong đó có Việt Nam phải nghĩ tới
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi bài phỏng vấn. – VOA

Thẩm phán chấp thuận để Volkswagen bồi thường khoản tiền kỷ lục

Một thẩm phán liên bang Hoa Kỳ đã cho phép Volkswagen AG trả khoản tiền kỷ lục 14,7 tỉ đôla để dàn xếp vụ bê bối xe hơi lớn nhất trong lịch sử của Mỹ.
Thẩm phán Khu vực Tư pháp Hoa Kỳ Charles Breyer tại thành phố San Franciso, bang California vùng tây bắc hôm thứ Ba đã ký một lệnh cho phép chủ sở hữu của khoảng 475.000 chiếc xe Volkswagen và Audi động cơ diesel bốn xi-lanh 2 lít được bán lại xe của họ bắt đầu vào thứ Ba tuần sau.
Thỏa thuận, được Thẩm phán Breyer mô tả là “công bằng, hợp lý và thỏa đáng,” là diễn biến mới nhất trong một vụ bê bối bùng ra khi Volkswagen thừa nhận vào tháng 9 năm 2015 rằng họ đã gian lận trong những cuộc kiểm tra khí thải để làm cho nó có vẻ sạch hơn.
Vụ dàn xếp bắt hãng sản xuất ôtô của Đức phải chi tới 10 tỉ đôla để mua lại xe và bồi thường cho chủ sở hữu. Volkswagen phải chi thêm 4,7 tỉ đôla nữa cho những chương trình làm giảm bớt lượng khí thải dư thừa và những dự án xe sạch khác.
Khí thải từ những xe bị ảnh hưởng cao hơn 40 lần so với giới hạn ô nhiễm hợp pháp.
Nếu những nhà quản lý chấp thuận kế hoạch sửa chữa những chiếc xe này thì Volkswagen cũng có thể được phép sửa chữa chúng.
Tới nay, Volkswagen đã đồng ý bỏ ra tới 16,5 tỉ đôla để giải quyết dứt điểm vụ bê bối. Khoản tiền này bao gồm những khoản thanh toán cho những đại lý xe hơi, những bang của Mỹ, và những luật sư đại diện chủ sở hữu của những chiếc xe bị ảnh hưởng.
Hãng sản xuất xe hơi lớn thứ hai thế giới vẫn đang đối mặt với thêm hàng tỉ đôla chi phí nữa để giải quyết 85.000 chiếc xe động cơ 3 lít và phải chịu tiền phạt của liên bang vì vi phạm luật không khí sạch của đất nước.
Volkswagen cũng là mục tiêu của những vụ kiện ở 16 bang của Mỹ cho những yêu cầu bồi thường thêm nữa mà cũng có thể khiến chi phí tổng cộng gia tăng.
Vụ bê bối này đã gây tổn hại cho hoạt động kinh doanh toàn cầu của Volkswagen và đã khiến giám đốc điều hành của công ty từ chức

Donald Trump không tin kết quả các cuộc thăm dò dư luận

 Thùy Dương

mediaDonald Trump vẫn thua Hillary Clinton trong các cuộc thăm dò về ý định bỏ phiếu.REUTERS/Carlos Barria
Các cuộc thăm dò về ý định bỏ phiếu, hai tuần trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ vẫn cho thấy bà Hillary Clinton đang dẫn đầu. Một lần nữa, ứng viên Donald Trump ngày 24/10/2016 lại đánh giá là các kết quả này là “sai lệch”.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio cho biết thêm chi tiết:
Mặc dù kết quả các cuộc thăm dò về ý định bỏ phiếu khả quan nhưng đảng Dân Chủ vẫn rất thận trọng. Êkíp của bà Hillary Clinton lo ngại rằng tỉ lệ cử tri đi không đi bầu sẽ làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử. Chính vì thế, những lá phiếu bầu cử sớm là rất quan trọng. 
Tại phần lớn các bang, người Mỹ đều đã có thể đi bỏ phiếu ngay từ bây giờ. Và vì đa số các cử đi bỏ phiếu cho biết họ thuộc phe Dân Chủ hay Cộng Hòa, kết quả đã có thể dự đoán được. Tại các bang Florida, Nevada, Bắc Carolina, các số liệu đều thấy phần thắng nghiêng về đảng Dân Chủ. 
Nhưng ông Donald Trump không công nhận điều này. Ông nói : ‘Tôi nghĩ trên thực tế, chúng ta thắng. Chúng ta có số phiếu ủng hộ cao tại Ohio, chúng ta thắng tại Iowa, chúng ta sẽ rất ổn ở Bắc Carolina, và tôi nghĩ sẽ thắng lớn ở Florida. Tôi tin như thế mặc dù báo chí nói ngược lại’.
Tuy nhiên, ban vận động tranh cử của ông Donald Trump thận trọng hơn nhiều. Các cố vấn của ông đưa ra lý lẽ mà họ đã từng nói nhiều lần. Bà giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump tin chắc rằng các cử tri không dám thú nhận sẽ bầu cho ông Trump nhưng họ sẽ đi bỏ phiếu rất đông cho ứng cử viên đảng Cộng Hòa. 
Thêm vào đó, ngân sách tranh cử của ông Trump thấp hơn nhiều so với ngân sách của bà Clinton. Với 400 triệu đô la, ngân sách vận động tranh cử của ứng viên đảng Dân Chủ lớn gấp 4 lần so với của nhà tỷ phú Donald Trump” – RFI

Tin khắp nơi 25-10-2016

Trung Quốc : Hội Nghị Trung Ương 6 có gì mới ?

media
nh 5 đời lãnh đạo Trung Quốc, từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình.Reuters
370 thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp kín từ ngày 24 đến 27/10/2016. Cuộc họp lần này quan trọng tới mức độ nào ? Đâu là những hồ sơ chính được đem ra thảo luận và người ta có thể chờ đợi những gì ở cuộc họp lần này của giới lãnh đạo Bắc Kinh ?
Trung bình, giữa hai kỳ Đại Hội Đảng, được tổ chức 5 năm một lần, 7 Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương được mở ra. Cuộc họp cuối cùng ít được chú ý vì diễn ra gần như cùng lúc với Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc của khóa sau. Tuy nhiên các Hội Nghị Trung Ương thường đưa ra những quyết định quan trọng, chẳng hạn như năm 1978, ông Đặng Tiểu Bình khởi xướng chính sách cải tổ và mở cửa kinh tế, đặt nền tảng cho chu kỳ hơn 30 tăng trưởng « thần kỳ ».
Đến Hội Nghị 3 năm 1993, chủ tịch Giang Trạch Dân đã đề xuất ý tưởng xây dựng mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dấu ấn Tập Cận Bình qua các kỳ họp Ban Chấp Hành Trung Ương 
Năm ngoái, kết thúc hội nghị 5, khóa 18 Bắc Kinh chính thức chôn vùi chính sách một con để giải quyết nạn nam thừa nữ thiếu và đối mặt với hiện tượng dân số trên đà bị lão hóa. Xa hơn một chút, Hội Nghị 3, khóa 18 hồi tháng 11/2013 đã tập trung vào các biện pháp cải cách kinh tế và xã hội, chủ yếu là « chuyển hướng » kinh tế để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư, lấy tiêu thụ nội địa làm động lực tăng trưởng.
Về mặt xã hội, cũng nhân Hội Nghị Trung Ương năm 2013 Bắc Kinh đã thông báo loại bỏ các trại cải tạo lao động.
Tầm mức quan trọng của Hội Nghị 6
Hội Nghị 6 lần này diễn ra một năm trước Đại Hội Đảng của khóa 19. Chủ đề chính năm nay là « các quy định quản lý trong nội bộ đảng, tăng cường giám sát đảng viên và thực thi kỷ luật nội bộ » đối với một đảng phái chính trị bao gồm 88 triệu đảng viên.
Giới quan sát không loại trừ khả năng sau cuộc họp lần này, Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ đề xuất một biện pháp mạnh gây chú ý trong công luận, chẳng hạn như là buộc các ủy viên Trung Ương công bố tài sản cá nhân và và tài sản của gia đình thân cận. Biện pháp nói trên đã được đề cập đến dưới nhiệm kỳ 10 năm (2002-2012) của ông Hồ Cẩm Đào, nhưng đã bị chìm vào quên lãng.
Tuy nhiên như bình luận của nhật báo Le Monde, với chính sách bài trừ tham nhũng được tiến hành từ ba năm qua dưới sự kiểm soát của Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương Đảng trong tay ông Vương Kỳ Sơn, mọi tiếng nói chống đối biện pháp minh bạch hóa tài sản này sẽ làm dấy lên nhiều nghi vấn.
Tiền đề cho Đại Hội 19
Sau 4 ngày họp kín, trên nguyên tắc vào thứ Năm 27/10/2016 Trung Quốc thông báo danh sách 7 ủy viên thường trực Ban Chấp Hành Trung Ương. Mọi người biết chắc hai ghế trong « câu lạc bộ khép kín » này sẽ không đổi chủ. Đó là ghế của tổng bí thư Tập Cận Bình và của thủ tướng Lý Khắc Cường.
Nhưng chưa biết ai sẽ được bầu chọn vào 5 ghế còn lại. Có nhiều tin đồn là một vài gương mặt lãnh đạo Trung Quốc thuộc thế hệ 6 sẽ có mặt trong Ban Chấp Hành sắp tới.
Mọi người còn nhớ trong khóa họp năm 2007, hai ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường là những gương mặt « trẻ » được đề cử vào Ủy Ban Thường Vụ. Nhưng lần này, cuộc đấu đá ở hậu trường dường như chưa tới hồi kết vì như đánh giá của giáo sư Lâm Hòa Lập (Willy Lam) đại học Hồng Kông, các bên sẽ còn gặp lại nhau trong một cuộc họp không chính thức vào mùa hè sang năm để tiếp tục « dàn xếp » về mặt nhân sự.
Có điều một số nhà quan sát chờ đợi, tại cuộc họp tháng 11/2016, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ kín đáo thay đổi luật chơi. Trên nguyên tắc, các thành viên trong « câu lạc bộ khép kín » này phải dưới 68 tuổi, nhưng có nhiều dấu hiệu cho rằng, ông Vương Kỳ Sơn sẽ là một ngoại lệ.
Sinh vào tháng 7/1948, năm nay nhân vật này vừa ăn mừng sinh nhật lần thứ 68 là như vậy đã đến tuổi phải bước ra khỏi Ủy Ban Thường Vụ. Nhưng nhờ thành tích kỷ luật hơn 1 triệu đảng viên, ông Vương vẫn có thể giữ được chiếc ghế « thường trực ». Một số những tên tuổi khác quá giới hạn tuổi tác, không được may mắn như họ Vương.
Đó là trường hợp của các ông Trương Đức Giang (Zhang Dejiang), 69 tuổi, nhân vật số 3 trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc và Trưởng Ban Tuyên Truyền Trung Ướng, Lưu Vân Sơn sinh năm 1947.
Cần nói thêm là cả hai ông Trương Đức Giang và Lưu Vân Sơn cùng được coi là phe cánh của cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Số phận thủ tướng Lý Khắc Cường ? 

Một ẩn số khác liên quan đến chức vụ thủ tướng của ông Lý Khắc Cường. Từ trước tới nay, thủ tướng Trung Quốc luôn có trách nhiệm điều hành chính sách kinh tế tại đất nước đông dân nhất địa cầu. Dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, một dàn cố vấn của ông Tập đã « lấn sang sân » của bên phủ thủ tướng.
Có nhiều bất đồng giữa hai vị lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc trên nhiều hồ sơ quan trọng chẳng hạn như liên quan đến giải pháp chữa cháy, ngăn chận khủng hoảng chứng khoán hồi mùa hè 2015 hay về tỷ giá đồng nhân dân tệ.
Các nhà bình luận quốc tế chờ đợi là, không có chuyện ông Lý Khắc Cường bị gạt ra ngoài Ủy Ban Thường Trực, nhưng trong trường hợp nổ ra khủng hoảng địa ốc thì thủ tướng họ Lý sẽ bị hy sinh.
Có giả thuyết cho rằng, ông Lý Khắc Cường sẽ được mời về giữ chức chủ tịch Quốc Hội, để nhường ghế thủ tướng lại cho ông Vương Kỳ Sơn, một người có nhiều kinh nghiệm trong chính sách kinh tế. Ông này từng trong ban lãnh đạo Ngân Hàng Nhân Dân và Ngân Hàng Xây Dựng Trung Quốc. Ở cương vị chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Bắc Kinh, ông đã hết sức thành công trong việc tổ chức Thế Vận Hội Olympic 2008.
Về câu hỏi liệu rằng chính sách kinh tế của Trung Quốc có những bước thay đổi ngoạn mục sau cuộc họp lần này hay không, giới quan sát cho rằng, kịch bản đó ít có khả năng xảy ra.
Có thể là Bắc Kinh tiếp tục chính sách cải tổ khu vực kinh tế nhà nước, chỉnh đốn bên quân đội, nhưng, theo đánh giá của hãng tin Mỹ Bloomberg, Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương 6 trước hết là dịp để tổng bí thư Tập Cận Bình củng cố quyền lực và áp đặt đường lối trong nội bộ đảng. – RFI

LHQ đòi điều tra về các vụ đàn áp người Hồi Giáo tại Miến Điện

media
Tình nguyện viên giúp đỡ trẻ em ở Maungdaw, bang Rakhine.Reuters
Phát biểu tại Genève -Thụy Sĩ ngày 24/10/2016, đặc sứ Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Miến Điện, bà Yanghee Lee, cho biết đã nhận được nhiều lời tố cáo về các vụ đốt làng, bắt bớ, giết hại thường dân ngoài khuôn khổ pháp luật trong chiến dịch mà lực lượng an ninh Miến Điện đang tiến hành tại vùng đông dân cư Hồi Giáo gần biên giới với Bangladesh.
Chiến dịch bố ráp đã được tung ra sau vụ đồn biên phòng Miến Điện bị tấn công cách nay hơn 2 tuần.
Chính quyền Miến Điện giải thích là chiến dịch an ninh ở Maungdaw, bang Rakhine nhằm truy tìm thủ phạm vụ tấn công đồn biên phòng, trong đó có 400 người Rohingya đã lấy đi vũ khí ở đồn cảnh sát bị tấn công.
Tuy nhiên, theo nhân chứng ở bang Rakhine trả lời Reuters, thường dân là nạn nhân hàng đầu của chiến dịch quân sự tại đây và số người thiệt mạng cao hơn thông báo chính thức.
Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc về di dân, tra tấn, hành quyết cũng lên tiếng kêu gọi « điều tra kỹ càng về những cáo buộc vi phạm nhân quyền » nói trên.
Theo Liên Hiệp Quốc trợ giúp nhân đạo vẫn chưa đến tay được khoảng 50 000 người đang bị thiếu thốn lương thực và 65 000 học sinh ở Maungdaw thường nhận trợ giúp của của Chương Trình Lương Thục Thế Giới – PAM.
Giới hoạt động nhân đạo không được đến hiện trường, lo ngại người dân thiếu trợ giúp lương thực, không còn có thể sinh hoạt bình thường kiếm sống. – RFI

Irak : Chiến dịch giải phóng Mossoul bước sang tuần thứ hai

media
Mossoul-Irak. Ảnh ngày 24/10/2016.REUTERS/Ahmed Jadallah
Ngày 25/10/2016, quân đội Irak với sự hỗ trợ của liên quân quốc tế tiếp tục tiến về hướng đông Mossoul. Chiến dịch giải phóng thành phố trong tay quân thánh chiến Daech bước sang tuần thứ hai. Hai bên gần như không đụng độ trực tiếp. Phe thánh chiến tránh né đối đầu. Chiến thuật của Daech là để xe hơi chứa thuốc nổ chạy hết tốc lực đâm vào trận tuyến đối phương. Quân đội Irak trả đũa bằng trọng pháo. Lực lượng chống khủng bố Irak tiến vào ngoại ô Mossoul.
Thông tín viên Sami Boukhelifa tường trình từ mặt trận Qayarah,
« Vào lúc nửa đêm, như mỗi ngày từ một tuần nay, trọng pháo của quân đội Irak tiếp tục tấn công. Trên tuyến đầu mặt trận, một sĩ quan liên lạc quan sát phía chân trời, phát hiện các hoạt động đáng ngờ và chuyển về hậu cứ tọa độ các mục tiêu quân thánh chiến. Rafed Zaydi, thành viên của lực lượng đặc biệt Irak cho biết : « Chúng tôi đang hủy diệt các vị trí của Daech bằng trọng pháo ».
Vào lúc bình minh, tên lửa của lực lượng đặc nhiệm Mỹ vào cuộc. Tên lửa Mỹ xuyên thủng bầu trời. Binh sĩ Irak thừa nhận với tên lửa Mỹ có tầm bắn xa hơn và hiệu quả hơn. Một hạ sĩ quan Irak hào hứng : ‘‘Tất cả những ai giúp chúng tôi đều là anh hùng. Chúng tôi sẽ giải phóng Mossoul. Chiến sự rất khốc liệt nhưng kể như nếu bẻ gẫy được các phòng tuyến, mọi việc sẽ dễ dàng. Hiện tại chúng tôi chỉ lo cho các thường dân tại Mossoul’’.
Cách chúng tôi không xa là một đơn vị pháo binh Pháp với khoảng 150 người, đang dùng bốn trọng pháo Caesar 150 mm tấn công vào các vị trí tiền tiêu của Daech ».
Theo các nguồn tin Pháp, « hàng trăm » quân thánh chiến đã đến chi viện cho Mossoul.
Hiện xung quanh Mossoul đã có khoảng 50 ngôi làng được giải phóng. Hôm nay, lần đầu tiên NATO đưa máy bay trinh sát Awac vào cuộc.
Bộ trưởng quốc phòng liên quân họp tại Paris
Hôm nay, 13 bộ trưởng quốc phòng của các nước phương Tây là thành viên của liên minh chống tổ chức Nhà Nước Hồi giáo họp tại Paris để đánh giá về chiến dịch tái chiếm Mossoul. Các bộ trưởng cũng sẽ bàn về các phản ứng của Daech. Lực lượng Daech tại Mossoul có thể chọn khả năng bỏ chạy ồ ạt khỏi thành phố, để ẩn náu tại các địa điểm khác, nhưng cũng có thể kháng cự đến cùng, và cố tình gây thiệt hại nhiều nhất cho dân thường.
Cuộc họp bộ trưởng quốc phòng liên quân cũng sẽ bàn về chiến dịch cô lập thành phố Rakka, được coi là thủ phủ của Daech tại Syria. Theo các chuyên gia, Daech có khoảng 3.000 đến 4.000 chiến binh đóng tại thành phố này. Tình hình tại Syria phức tạp hơn nhiều so với Irak, với sự tham chiến của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. RFI

Vatican nhận làm trung gian giữa chính quyền Venezuela và đối lập

Mai Vân

media
Bạo động trên đường phố Caracas, đòi tổng thống Maduro từ chức. Ảnh ngày 24/10/2016.Reuters
Đặc sứ của đức giáo hoàng ngày 24/10/2016 thông báo chính quyền của tổng thống Maduro và phe đối lập sẽ nối lại đối thoại, gặp nhau ngày 30/10 tới đây trên đảo Margarita, miền bắc Venezuela.
Cuộc đọ sức giữa phe đối lập và chính quyền của tổng thống Maduro đã kéo dài từ nhiều tháng qua. Mặc dù các nước Nam Mỹ đã tích cực can thiệp, nhưng kết quả không mấy khả quan. Tòa Thánh Vatican quyết định đứng ra làm trung gian hòa giải, trong bối cảnh Venezuela bị khủng hoảng cả chính trị lẫn kinh tế nghiêm trọng, hàng hóa thiếu hụt, lạm phát cao.
Thông báo của đặc sứ Vatican Emil Paul Tscherring được công bố trong lúc tổng thống Maduro hội kiến đức giáo hoàng Roma.
Theo thông cáo của Tòa Thánh, trong buổi gặp không hề được loan báo trước, giáo hoàng Phanxicô đã khuyên ông Maduro nên « đối thoại thành thật và xây dựng » với phe đối lập để duy trì đoàn kết xã hội trong đất nước bị khủng hoảng.
Thông cáo giải thích là cuộc gặp với đức giáo hoàng xuất phát từ tình hình khủng hoảng rất đáng ngại từ chính trị, đến kinh tế xã hội mà Venezuela đang phải đối mặt.
Phần đặc sứ của giáo hoàng thì đã thảo luận với lãnh đạo đối lập và chính quyền Venezuela về việc tái lập đối thoại.
Mặc dù có thông báo hai bên sẽ ngồi lại vào bàn thương thuyết, nhưng tình hình vẫn căng thẳng, trong phe đối lập vẫn có những tiếng nói bất đồng, và tiếp tục kêu gọi biểu tình chống tổng thống Maduro vào ngày 26/10/2016. – RFI

Tổng Thống Philippines tiếp tục phát ngôn bất nhất

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (phải) được chào đón bởi Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida (trái) trước bữa ăn tối ở một nhà hàng Nhật Bản tại Tokyo vào ngày 25 tháng 10 năm 2016.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (phải) được chào đón bởi Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida (trái) trước bữa ăn tối ở một nhà hàng Nhật Bản tại Tokyo vào ngày 25 tháng 10 năm 2016.
 AFP photo
Tổng Thống Rodrigo Duterte của Philippines đã đến Tokyo hồi chiều nay, khởi đầu chuyến viếng thăm Nhật Bản kéo dài 3 ngày với mục đích tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và kêu gọi doanh nhân Nhật bỏ thêm vốn đầu tư.
Phát biểu trước khi lên máy bay rời Manila, Tổng thống Phi cho hay thông điệp quan trọng nhất ông sẽ đưa ra ở Tokyo là Philippines luôn mở rộng cửa đón các doanh gia Nhật Bản, và Manila muốn cùng Tokyo xây dựng mối quan hệ kinh tế bền vững, phát triển dài lâu.
Ông cũng gọi Nhật là người bạn thân thiết đồng thời hiện cũng là đối tác thương mại hàng đầu của Phi, mức giao dịch hàng năm lên đến 18 tỷ dollars.
Trước khi rời Manila, Tổng Thống Phi lại tiếp tục gây sóng gió khi đưa ra những lời tuyên bố, bình luận, nói về quan hệ giữa chính phủ do ông lãnh đạo và đồng minh Hoa Kỳ.
Hôm qua, sau cuộc phỏng vấn dành cho truyền thông Nhật Bản, hãng thông tấn Kyodo News, Tổng Thống Duterte đưa tin nói rằng Hoa Kỳ là đồng minh quân sự duy nhất của Phi, và mối quan hệ mang tính chiến lược này sẽ không thay đổi. Ông còn cho hay chỉ muốn mở rộng quan hệ thương mại với Trung Quốc mà thôi.
Nhưng sáng hôm nay, Tổng Thống Duterte lại nói rằng ngày nào ông còn nắm quyền, ngày đó nước Mỹ đừng trông mong ông thi hành các bản hiệp định quân sự mà Manila đã ký kết với Washington.
Ông cũng nói rằng một trong những điều ông không ưa là thấy quân đội nước ngoài trú đóng trên lãnh thổ nước ông, được hiểu là nhằm ám chỉ sự hiện diện của binh sĩ Mỹ trên đất Phi, đồng thời cảnh báo Washington đừng đối xử với nước ông như đối xử với một con chó đang bị xích, hàm ý muốn nhắc lại điều ông từng nói trước đây là Hoa Kỳ không coi Phi là một quốc gia ngang hàng.
Về điều ông phụ tá ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel mới nói ở Manila ngày hôm qua rằng giới đầu tư lo âu về những lời phát biểu gây tranh cãi và chinh sách bài trừ ma túy đang được nhà lãnh đạo Phi thực hiện, Tổng Thống Duterte nói là những doanh nhân nào lo âu về những điều ông đang làm thì cứ việc xách gói rời khỏi Philippine, bảo thêm không có họ, Philippines vẫn tiếp tục phát triền vì ông có thể kiếm được các nguồn đầu tư từ những nơi khác.
Những điều được Tổng Thống Duterte đưa ra trước khi đến Tokyo khiến nhiều nhà quan sát nêu câu hỏi sáng mai, Thủ Tướng Nhật Bản sẽ phải làm gì khi tiếp Tổng Thống Philippines.
Tuần trước, tin từ Tokyo cho hay Thủ Tướng Shinzo Abe sẽ yêu cầu nhà lãnh đạo Phi trình bày rõ hơn về lập trường của Phi đối với Hoa Kỳ, đồng thời ông Abe cũng sẽ kêu gọi Manila nên tiếp tục đứng trong liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu để ngăn chận sự bành trướng về quân sự của Trung Quốc trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là những hoạt động mà Bắc Kinh thường làm ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo sáng nay ở Tokyo, ông Fumio Kishida, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nhật Bản cũng nói tới điều đó, cho hay điều quan trọng là phải thảo luận trực tiếp với nhà lãnh đạo Philippines, để nghe ông Duterte trình bày về chính sách ngoại giao mà ông sẽ thực  hiện.
Một nguồn tin phát xuất từ Tokyo cũng nói là Thủ Tướng Abe không muốn đóng vai trò hòa giải giữa Phi và Hoa Kỳ, nhưng ông sẽ dùng cuộc thảo luận sáng mai để trình bày cho Tổng Thống Duterte biết rõ về vai trò quan trọng của Washington đối với ổn định cần có ở Châu Á. – RFA

Eurozone thông qua thêm 1 gói cứu trợ cho Hy Lạp

Quan chức các nước khu vực đồng Euro hôm thứ Ba, 25/10, đã thông qua một gói cứu trợ 2,8 tỷ euro cho Hy Lạp. Đây là gói cứu trợ thứ ba dành cho nước này kể từ khi nước này rơi vào khủng hoảng kinh tế cách đây 6 năm.
Ông Klaus Regling, giám đốc điều hành Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), cho biết: “Quyết định hôm nay giải ngân 2,8 tỷ cho Hy Lạp là một dấu hiệu cho thấy người dân Hy Lạp đang đạt tiến bộ vững chắc trong tiến trình cải cách đất nước họ”.
Lần giải ngân mới nhất sẽ bao gồm một khoản 1,1 tỷ euro được sử dụng để xử lý nợ căn cứ vào việc Hy Lạp đáp ứng thành công 15 mốc về tài chính, và một khoản 1,7 tỷ euro để giúp thanh toán các khoản nợ chưa trả khác.
Ông Regling cho biết Hy Lạp đã đáp ứng các mốc quan trọng liên quan đến cải cách lương hưu, giám sát ngân hàng và các khu vực khác, và đất nước đã có những bước xa hơn để đưa vào hoạt động một quỹ mới về tư nhân hóa và đầu tư.
Ông nói: “Nếu chính phủ tiếp tục thực hiện các cải cách đã thỏa thuận trong chương trình ESM, mức tăng trưởng của nền kinh tế Hy Lạp có thể tăng tốc trong năm tới và chính phủ có thể bắt đầu phát hành trái phiếu trở lại trong năm tới”.
Khi các nguồn tiền này được giải ngân, Hy Lạp sẽ nhận được gần 32 tỷ trong gói cứu trợ 86 tỷ euro được duyệt hồi tháng 7 năm 2015. VOA
Powered by Blogger.