Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi 25-10-2016

Tuesday, October 25, 2016 6:42:00 PM // , ,

Trung Quốc : Hội Nghị Trung Ương 6 có gì mới ?

media
nh 5 đời lãnh đạo Trung Quốc, từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình.Reuters
370 thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp kín từ ngày 24 đến 27/10/2016. Cuộc họp lần này quan trọng tới mức độ nào ? Đâu là những hồ sơ chính được đem ra thảo luận và người ta có thể chờ đợi những gì ở cuộc họp lần này của giới lãnh đạo Bắc Kinh ?
Trung bình, giữa hai kỳ Đại Hội Đảng, được tổ chức 5 năm một lần, 7 Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương được mở ra. Cuộc họp cuối cùng ít được chú ý vì diễn ra gần như cùng lúc với Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc của khóa sau. Tuy nhiên các Hội Nghị Trung Ương thường đưa ra những quyết định quan trọng, chẳng hạn như năm 1978, ông Đặng Tiểu Bình khởi xướng chính sách cải tổ và mở cửa kinh tế, đặt nền tảng cho chu kỳ hơn 30 tăng trưởng « thần kỳ ».
Đến Hội Nghị 3 năm 1993, chủ tịch Giang Trạch Dân đã đề xuất ý tưởng xây dựng mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dấu ấn Tập Cận Bình qua các kỳ họp Ban Chấp Hành Trung Ương 
Năm ngoái, kết thúc hội nghị 5, khóa 18 Bắc Kinh chính thức chôn vùi chính sách một con để giải quyết nạn nam thừa nữ thiếu và đối mặt với hiện tượng dân số trên đà bị lão hóa. Xa hơn một chút, Hội Nghị 3, khóa 18 hồi tháng 11/2013 đã tập trung vào các biện pháp cải cách kinh tế và xã hội, chủ yếu là « chuyển hướng » kinh tế để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư, lấy tiêu thụ nội địa làm động lực tăng trưởng.
Về mặt xã hội, cũng nhân Hội Nghị Trung Ương năm 2013 Bắc Kinh đã thông báo loại bỏ các trại cải tạo lao động.
Tầm mức quan trọng của Hội Nghị 6
Hội Nghị 6 lần này diễn ra một năm trước Đại Hội Đảng của khóa 19. Chủ đề chính năm nay là « các quy định quản lý trong nội bộ đảng, tăng cường giám sát đảng viên và thực thi kỷ luật nội bộ » đối với một đảng phái chính trị bao gồm 88 triệu đảng viên.
Giới quan sát không loại trừ khả năng sau cuộc họp lần này, Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ đề xuất một biện pháp mạnh gây chú ý trong công luận, chẳng hạn như là buộc các ủy viên Trung Ương công bố tài sản cá nhân và và tài sản của gia đình thân cận. Biện pháp nói trên đã được đề cập đến dưới nhiệm kỳ 10 năm (2002-2012) của ông Hồ Cẩm Đào, nhưng đã bị chìm vào quên lãng.
Tuy nhiên như bình luận của nhật báo Le Monde, với chính sách bài trừ tham nhũng được tiến hành từ ba năm qua dưới sự kiểm soát của Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương Đảng trong tay ông Vương Kỳ Sơn, mọi tiếng nói chống đối biện pháp minh bạch hóa tài sản này sẽ làm dấy lên nhiều nghi vấn.
Tiền đề cho Đại Hội 19
Sau 4 ngày họp kín, trên nguyên tắc vào thứ Năm 27/10/2016 Trung Quốc thông báo danh sách 7 ủy viên thường trực Ban Chấp Hành Trung Ương. Mọi người biết chắc hai ghế trong « câu lạc bộ khép kín » này sẽ không đổi chủ. Đó là ghế của tổng bí thư Tập Cận Bình và của thủ tướng Lý Khắc Cường.
Nhưng chưa biết ai sẽ được bầu chọn vào 5 ghế còn lại. Có nhiều tin đồn là một vài gương mặt lãnh đạo Trung Quốc thuộc thế hệ 6 sẽ có mặt trong Ban Chấp Hành sắp tới.
Mọi người còn nhớ trong khóa họp năm 2007, hai ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường là những gương mặt « trẻ » được đề cử vào Ủy Ban Thường Vụ. Nhưng lần này, cuộc đấu đá ở hậu trường dường như chưa tới hồi kết vì như đánh giá của giáo sư Lâm Hòa Lập (Willy Lam) đại học Hồng Kông, các bên sẽ còn gặp lại nhau trong một cuộc họp không chính thức vào mùa hè sang năm để tiếp tục « dàn xếp » về mặt nhân sự.
Có điều một số nhà quan sát chờ đợi, tại cuộc họp tháng 11/2016, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ kín đáo thay đổi luật chơi. Trên nguyên tắc, các thành viên trong « câu lạc bộ khép kín » này phải dưới 68 tuổi, nhưng có nhiều dấu hiệu cho rằng, ông Vương Kỳ Sơn sẽ là một ngoại lệ.
Sinh vào tháng 7/1948, năm nay nhân vật này vừa ăn mừng sinh nhật lần thứ 68 là như vậy đã đến tuổi phải bước ra khỏi Ủy Ban Thường Vụ. Nhưng nhờ thành tích kỷ luật hơn 1 triệu đảng viên, ông Vương vẫn có thể giữ được chiếc ghế « thường trực ». Một số những tên tuổi khác quá giới hạn tuổi tác, không được may mắn như họ Vương.
Đó là trường hợp của các ông Trương Đức Giang (Zhang Dejiang), 69 tuổi, nhân vật số 3 trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc và Trưởng Ban Tuyên Truyền Trung Ướng, Lưu Vân Sơn sinh năm 1947.
Cần nói thêm là cả hai ông Trương Đức Giang và Lưu Vân Sơn cùng được coi là phe cánh của cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Số phận thủ tướng Lý Khắc Cường ? 

Một ẩn số khác liên quan đến chức vụ thủ tướng của ông Lý Khắc Cường. Từ trước tới nay, thủ tướng Trung Quốc luôn có trách nhiệm điều hành chính sách kinh tế tại đất nước đông dân nhất địa cầu. Dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, một dàn cố vấn của ông Tập đã « lấn sang sân » của bên phủ thủ tướng.
Có nhiều bất đồng giữa hai vị lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc trên nhiều hồ sơ quan trọng chẳng hạn như liên quan đến giải pháp chữa cháy, ngăn chận khủng hoảng chứng khoán hồi mùa hè 2015 hay về tỷ giá đồng nhân dân tệ.
Các nhà bình luận quốc tế chờ đợi là, không có chuyện ông Lý Khắc Cường bị gạt ra ngoài Ủy Ban Thường Trực, nhưng trong trường hợp nổ ra khủng hoảng địa ốc thì thủ tướng họ Lý sẽ bị hy sinh.
Có giả thuyết cho rằng, ông Lý Khắc Cường sẽ được mời về giữ chức chủ tịch Quốc Hội, để nhường ghế thủ tướng lại cho ông Vương Kỳ Sơn, một người có nhiều kinh nghiệm trong chính sách kinh tế. Ông này từng trong ban lãnh đạo Ngân Hàng Nhân Dân và Ngân Hàng Xây Dựng Trung Quốc. Ở cương vị chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Bắc Kinh, ông đã hết sức thành công trong việc tổ chức Thế Vận Hội Olympic 2008.
Về câu hỏi liệu rằng chính sách kinh tế của Trung Quốc có những bước thay đổi ngoạn mục sau cuộc họp lần này hay không, giới quan sát cho rằng, kịch bản đó ít có khả năng xảy ra.
Có thể là Bắc Kinh tiếp tục chính sách cải tổ khu vực kinh tế nhà nước, chỉnh đốn bên quân đội, nhưng, theo đánh giá của hãng tin Mỹ Bloomberg, Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương 6 trước hết là dịp để tổng bí thư Tập Cận Bình củng cố quyền lực và áp đặt đường lối trong nội bộ đảng. – RFI

LHQ đòi điều tra về các vụ đàn áp người Hồi Giáo tại Miến Điện

media
Tình nguyện viên giúp đỡ trẻ em ở Maungdaw, bang Rakhine.Reuters
Phát biểu tại Genève -Thụy Sĩ ngày 24/10/2016, đặc sứ Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Miến Điện, bà Yanghee Lee, cho biết đã nhận được nhiều lời tố cáo về các vụ đốt làng, bắt bớ, giết hại thường dân ngoài khuôn khổ pháp luật trong chiến dịch mà lực lượng an ninh Miến Điện đang tiến hành tại vùng đông dân cư Hồi Giáo gần biên giới với Bangladesh.
Chiến dịch bố ráp đã được tung ra sau vụ đồn biên phòng Miến Điện bị tấn công cách nay hơn 2 tuần.
Chính quyền Miến Điện giải thích là chiến dịch an ninh ở Maungdaw, bang Rakhine nhằm truy tìm thủ phạm vụ tấn công đồn biên phòng, trong đó có 400 người Rohingya đã lấy đi vũ khí ở đồn cảnh sát bị tấn công.
Tuy nhiên, theo nhân chứng ở bang Rakhine trả lời Reuters, thường dân là nạn nhân hàng đầu của chiến dịch quân sự tại đây và số người thiệt mạng cao hơn thông báo chính thức.
Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc về di dân, tra tấn, hành quyết cũng lên tiếng kêu gọi « điều tra kỹ càng về những cáo buộc vi phạm nhân quyền » nói trên.
Theo Liên Hiệp Quốc trợ giúp nhân đạo vẫn chưa đến tay được khoảng 50 000 người đang bị thiếu thốn lương thực và 65 000 học sinh ở Maungdaw thường nhận trợ giúp của của Chương Trình Lương Thục Thế Giới – PAM.
Giới hoạt động nhân đạo không được đến hiện trường, lo ngại người dân thiếu trợ giúp lương thực, không còn có thể sinh hoạt bình thường kiếm sống. – RFI

Irak : Chiến dịch giải phóng Mossoul bước sang tuần thứ hai

media
Mossoul-Irak. Ảnh ngày 24/10/2016.REUTERS/Ahmed Jadallah
Ngày 25/10/2016, quân đội Irak với sự hỗ trợ của liên quân quốc tế tiếp tục tiến về hướng đông Mossoul. Chiến dịch giải phóng thành phố trong tay quân thánh chiến Daech bước sang tuần thứ hai. Hai bên gần như không đụng độ trực tiếp. Phe thánh chiến tránh né đối đầu. Chiến thuật của Daech là để xe hơi chứa thuốc nổ chạy hết tốc lực đâm vào trận tuyến đối phương. Quân đội Irak trả đũa bằng trọng pháo. Lực lượng chống khủng bố Irak tiến vào ngoại ô Mossoul.
Thông tín viên Sami Boukhelifa tường trình từ mặt trận Qayarah,
« Vào lúc nửa đêm, như mỗi ngày từ một tuần nay, trọng pháo của quân đội Irak tiếp tục tấn công. Trên tuyến đầu mặt trận, một sĩ quan liên lạc quan sát phía chân trời, phát hiện các hoạt động đáng ngờ và chuyển về hậu cứ tọa độ các mục tiêu quân thánh chiến. Rafed Zaydi, thành viên của lực lượng đặc biệt Irak cho biết : « Chúng tôi đang hủy diệt các vị trí của Daech bằng trọng pháo ».
Vào lúc bình minh, tên lửa của lực lượng đặc nhiệm Mỹ vào cuộc. Tên lửa Mỹ xuyên thủng bầu trời. Binh sĩ Irak thừa nhận với tên lửa Mỹ có tầm bắn xa hơn và hiệu quả hơn. Một hạ sĩ quan Irak hào hứng : ‘‘Tất cả những ai giúp chúng tôi đều là anh hùng. Chúng tôi sẽ giải phóng Mossoul. Chiến sự rất khốc liệt nhưng kể như nếu bẻ gẫy được các phòng tuyến, mọi việc sẽ dễ dàng. Hiện tại chúng tôi chỉ lo cho các thường dân tại Mossoul’’.
Cách chúng tôi không xa là một đơn vị pháo binh Pháp với khoảng 150 người, đang dùng bốn trọng pháo Caesar 150 mm tấn công vào các vị trí tiền tiêu của Daech ».
Theo các nguồn tin Pháp, « hàng trăm » quân thánh chiến đã đến chi viện cho Mossoul.
Hiện xung quanh Mossoul đã có khoảng 50 ngôi làng được giải phóng. Hôm nay, lần đầu tiên NATO đưa máy bay trinh sát Awac vào cuộc.
Bộ trưởng quốc phòng liên quân họp tại Paris
Hôm nay, 13 bộ trưởng quốc phòng của các nước phương Tây là thành viên của liên minh chống tổ chức Nhà Nước Hồi giáo họp tại Paris để đánh giá về chiến dịch tái chiếm Mossoul. Các bộ trưởng cũng sẽ bàn về các phản ứng của Daech. Lực lượng Daech tại Mossoul có thể chọn khả năng bỏ chạy ồ ạt khỏi thành phố, để ẩn náu tại các địa điểm khác, nhưng cũng có thể kháng cự đến cùng, và cố tình gây thiệt hại nhiều nhất cho dân thường.
Cuộc họp bộ trưởng quốc phòng liên quân cũng sẽ bàn về chiến dịch cô lập thành phố Rakka, được coi là thủ phủ của Daech tại Syria. Theo các chuyên gia, Daech có khoảng 3.000 đến 4.000 chiến binh đóng tại thành phố này. Tình hình tại Syria phức tạp hơn nhiều so với Irak, với sự tham chiến của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. RFI

Vatican nhận làm trung gian giữa chính quyền Venezuela và đối lập

Mai Vân

media
Bạo động trên đường phố Caracas, đòi tổng thống Maduro từ chức. Ảnh ngày 24/10/2016.Reuters
Đặc sứ của đức giáo hoàng ngày 24/10/2016 thông báo chính quyền của tổng thống Maduro và phe đối lập sẽ nối lại đối thoại, gặp nhau ngày 30/10 tới đây trên đảo Margarita, miền bắc Venezuela.
Cuộc đọ sức giữa phe đối lập và chính quyền của tổng thống Maduro đã kéo dài từ nhiều tháng qua. Mặc dù các nước Nam Mỹ đã tích cực can thiệp, nhưng kết quả không mấy khả quan. Tòa Thánh Vatican quyết định đứng ra làm trung gian hòa giải, trong bối cảnh Venezuela bị khủng hoảng cả chính trị lẫn kinh tế nghiêm trọng, hàng hóa thiếu hụt, lạm phát cao.
Thông báo của đặc sứ Vatican Emil Paul Tscherring được công bố trong lúc tổng thống Maduro hội kiến đức giáo hoàng Roma.
Theo thông cáo của Tòa Thánh, trong buổi gặp không hề được loan báo trước, giáo hoàng Phanxicô đã khuyên ông Maduro nên « đối thoại thành thật và xây dựng » với phe đối lập để duy trì đoàn kết xã hội trong đất nước bị khủng hoảng.
Thông cáo giải thích là cuộc gặp với đức giáo hoàng xuất phát từ tình hình khủng hoảng rất đáng ngại từ chính trị, đến kinh tế xã hội mà Venezuela đang phải đối mặt.
Phần đặc sứ của giáo hoàng thì đã thảo luận với lãnh đạo đối lập và chính quyền Venezuela về việc tái lập đối thoại.
Mặc dù có thông báo hai bên sẽ ngồi lại vào bàn thương thuyết, nhưng tình hình vẫn căng thẳng, trong phe đối lập vẫn có những tiếng nói bất đồng, và tiếp tục kêu gọi biểu tình chống tổng thống Maduro vào ngày 26/10/2016. – RFI

Tổng Thống Philippines tiếp tục phát ngôn bất nhất

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (phải) được chào đón bởi Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida (trái) trước bữa ăn tối ở một nhà hàng Nhật Bản tại Tokyo vào ngày 25 tháng 10 năm 2016.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (phải) được chào đón bởi Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida (trái) trước bữa ăn tối ở một nhà hàng Nhật Bản tại Tokyo vào ngày 25 tháng 10 năm 2016.
 AFP photo
Tổng Thống Rodrigo Duterte của Philippines đã đến Tokyo hồi chiều nay, khởi đầu chuyến viếng thăm Nhật Bản kéo dài 3 ngày với mục đích tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và kêu gọi doanh nhân Nhật bỏ thêm vốn đầu tư.
Phát biểu trước khi lên máy bay rời Manila, Tổng thống Phi cho hay thông điệp quan trọng nhất ông sẽ đưa ra ở Tokyo là Philippines luôn mở rộng cửa đón các doanh gia Nhật Bản, và Manila muốn cùng Tokyo xây dựng mối quan hệ kinh tế bền vững, phát triển dài lâu.
Ông cũng gọi Nhật là người bạn thân thiết đồng thời hiện cũng là đối tác thương mại hàng đầu của Phi, mức giao dịch hàng năm lên đến 18 tỷ dollars.
Trước khi rời Manila, Tổng Thống Phi lại tiếp tục gây sóng gió khi đưa ra những lời tuyên bố, bình luận, nói về quan hệ giữa chính phủ do ông lãnh đạo và đồng minh Hoa Kỳ.
Hôm qua, sau cuộc phỏng vấn dành cho truyền thông Nhật Bản, hãng thông tấn Kyodo News, Tổng Thống Duterte đưa tin nói rằng Hoa Kỳ là đồng minh quân sự duy nhất của Phi, và mối quan hệ mang tính chiến lược này sẽ không thay đổi. Ông còn cho hay chỉ muốn mở rộng quan hệ thương mại với Trung Quốc mà thôi.
Nhưng sáng hôm nay, Tổng Thống Duterte lại nói rằng ngày nào ông còn nắm quyền, ngày đó nước Mỹ đừng trông mong ông thi hành các bản hiệp định quân sự mà Manila đã ký kết với Washington.
Ông cũng nói rằng một trong những điều ông không ưa là thấy quân đội nước ngoài trú đóng trên lãnh thổ nước ông, được hiểu là nhằm ám chỉ sự hiện diện của binh sĩ Mỹ trên đất Phi, đồng thời cảnh báo Washington đừng đối xử với nước ông như đối xử với một con chó đang bị xích, hàm ý muốn nhắc lại điều ông từng nói trước đây là Hoa Kỳ không coi Phi là một quốc gia ngang hàng.
Về điều ông phụ tá ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel mới nói ở Manila ngày hôm qua rằng giới đầu tư lo âu về những lời phát biểu gây tranh cãi và chinh sách bài trừ ma túy đang được nhà lãnh đạo Phi thực hiện, Tổng Thống Duterte nói là những doanh nhân nào lo âu về những điều ông đang làm thì cứ việc xách gói rời khỏi Philippine, bảo thêm không có họ, Philippines vẫn tiếp tục phát triền vì ông có thể kiếm được các nguồn đầu tư từ những nơi khác.
Những điều được Tổng Thống Duterte đưa ra trước khi đến Tokyo khiến nhiều nhà quan sát nêu câu hỏi sáng mai, Thủ Tướng Nhật Bản sẽ phải làm gì khi tiếp Tổng Thống Philippines.
Tuần trước, tin từ Tokyo cho hay Thủ Tướng Shinzo Abe sẽ yêu cầu nhà lãnh đạo Phi trình bày rõ hơn về lập trường của Phi đối với Hoa Kỳ, đồng thời ông Abe cũng sẽ kêu gọi Manila nên tiếp tục đứng trong liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu để ngăn chận sự bành trướng về quân sự của Trung Quốc trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là những hoạt động mà Bắc Kinh thường làm ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo sáng nay ở Tokyo, ông Fumio Kishida, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nhật Bản cũng nói tới điều đó, cho hay điều quan trọng là phải thảo luận trực tiếp với nhà lãnh đạo Philippines, để nghe ông Duterte trình bày về chính sách ngoại giao mà ông sẽ thực  hiện.
Một nguồn tin phát xuất từ Tokyo cũng nói là Thủ Tướng Abe không muốn đóng vai trò hòa giải giữa Phi và Hoa Kỳ, nhưng ông sẽ dùng cuộc thảo luận sáng mai để trình bày cho Tổng Thống Duterte biết rõ về vai trò quan trọng của Washington đối với ổn định cần có ở Châu Á. – RFA

Eurozone thông qua thêm 1 gói cứu trợ cho Hy Lạp

Quan chức các nước khu vực đồng Euro hôm thứ Ba, 25/10, đã thông qua một gói cứu trợ 2,8 tỷ euro cho Hy Lạp. Đây là gói cứu trợ thứ ba dành cho nước này kể từ khi nước này rơi vào khủng hoảng kinh tế cách đây 6 năm.
Ông Klaus Regling, giám đốc điều hành Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), cho biết: “Quyết định hôm nay giải ngân 2,8 tỷ cho Hy Lạp là một dấu hiệu cho thấy người dân Hy Lạp đang đạt tiến bộ vững chắc trong tiến trình cải cách đất nước họ”.
Lần giải ngân mới nhất sẽ bao gồm một khoản 1,1 tỷ euro được sử dụng để xử lý nợ căn cứ vào việc Hy Lạp đáp ứng thành công 15 mốc về tài chính, và một khoản 1,7 tỷ euro để giúp thanh toán các khoản nợ chưa trả khác.
Ông Regling cho biết Hy Lạp đã đáp ứng các mốc quan trọng liên quan đến cải cách lương hưu, giám sát ngân hàng và các khu vực khác, và đất nước đã có những bước xa hơn để đưa vào hoạt động một quỹ mới về tư nhân hóa và đầu tư.
Ông nói: “Nếu chính phủ tiếp tục thực hiện các cải cách đã thỏa thuận trong chương trình ESM, mức tăng trưởng của nền kinh tế Hy Lạp có thể tăng tốc trong năm tới và chính phủ có thể bắt đầu phát hành trái phiếu trở lại trong năm tới”.
Khi các nguồn tiền này được giải ngân, Hy Lạp sẽ nhận được gần 32 tỷ trong gói cứu trợ 86 tỷ euro được duyệt hồi tháng 7 năm 2015. VOA

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.