Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Hoa Kỳ 25-10-2016

Tuesday, October 25, 2016 6:44:00 PM // , ,

Ông Đinh Thế Huynh đi thăm Hoa Kỳ


U.S. Secretary of State John Kerry welcomes Executive Secretary of Vietnam's Communist Party Dinh The Huynh to Washington, at the Department of State, October 25, 2016
Image copyright
US DEPARTMENT OF STATE
Image captionNgoại trưởng John Kerry tiếp đón Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh tại Washington DC sáng 25/10/2106
Ông Đinh Thế Huynh đang có chuyến thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry, trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị Thường trực Ban Bí thư Đảng CSVN.
Được biết ông Huynh đáp xuống Mỹ vào ngày 24/10/2016, một sự kiện chưa được báo chí Việt Nam nhắc tới.
Ông John Kerry tiếp đón ông Huynh vào lúc 11 giờ sáng 25/10 tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Washington DC, theo trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhằm thảo luận quan hệ song phương.
Chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh tới Hoa Kỳ kéo dài từ 23-31/10/2016.
Ở vị trí hiện thời, ông Huynh là một trong năm lãnh đạo chủ chốt của đất nước, bên cạnh ‘tứ trụ’.
Trong hệ thống quyền lực của Đảng Cộng sản, ông là người đứng thứ hai, chỉ sau Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và được cho là một trong các ứng viên hàng đầu thay thế khi ông Trọng nghỉ hưu.
Dinh The Huynh, Central committee member of the ruling Vietnam communist party, answers a question during a press conference in Hanoi on January 10, 2011
Image copyrightHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Image captionÔng Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đang có chuyến thăm Hoa Kỳ từ 23-31/10/2016

‘Thảo luận mọi vấn đề’

Ông Đinh Thế Huynh là người “đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển quan hệ Việt – Mỹ”, Ngoại trưởng Kerry phát biểu tại buổi gặp gỡ, và tuyên bố phía Mỹ muốn thảo luận về nhiều vấn đề nhân chuyến thăm của vị quan chức cộng sản cao cấp này.
“Chúng tôi có nhiều sáng kiến khác nhau trong việc muốn hợp tác với Việt Nam.”
“Chúng tôi đã bắt đầu một số sáng kiến trong các lĩnh vực ứng phó khẩn cấp, hợp tác chống khủng bố, tăng cường khả năng bảo vệ việc tuân thủ pháp luật trên Biển Đông,” Ngoại trưởng Hoa Kỳ phát biểu.
Ông John Kerry cũng nhấn mạnh rằng Washington sẽ tiếp tục thảo luận với phía Việt Nam về mọi vấn đề, gồm cả chủ đề nhân quyền và quyền tự do thành lập nghiệp đoàn, đồng thời cam kết thúc đẩy việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã được chào đón nồng nhiệt khi tới Việt Nam hồi tháng 5/2016Image copyrightEPA
Image captionTổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã được chào đón nồng nhiệt khi tới Việt Nam hồi tháng 5/2016
Việc ông Huynh tới thăm Hoa Kỳ chỉ năm tháng sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Việt Nam hồi 5/2016, được cho là một chỉ dấu rõ rệt về việc Hà Nội tiếp tục muốn tạo ảnh hưởng quan trọng trong quan hệ với Hoa Kỳ, trang tin chuyên về quan hệ quốc tế The National Interest bình luận.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Hoa Kỳ trong bài viết đăng trên nghiên cứu cogitasia.com bình luận bằng tiếng Anh:
“Ông Đinh Thế Huynh muốn nghe được đảm bảo từ Hoa Kỳ về tương lai của TPP và ‘sự xoay trục’ sang châu Á, nhất là tính cam kết sâu đến đâu của Hoa Kỳ khi ở lại trong vùng.”
“Hoa Kỳ thì muốn biết quan điểm của Việt Nam, các kế hoạch tương lai về TPP và của ASEAN trong lúc Philippines tỏ ra thay đổi chính sách rất cực đoan.”
Hiện Hà Nội và Washington đang hợp tác với các đối tác an ninh khác nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như nhằm đạt an ninh hàng hải và tự do đi lại trên biển tại khu vực Biển Đông.
Hai quốc gia cũng đang chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động đóng góp binh lính cho các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Từ 2014 đến nay, Việt Nam đã gửi lực lượng giữ hòa bình tới Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.
Hai ông Đinh Thế Huynh và Lưu Vân Sơn bắt tay nhau tại Bắc KinhImage copyrightXINHUA
Image captionTrong chuyến thăm Trung Quốc, ông Đinh Thế Huynh đã gặp gỡ một số lãnh đạo cao cấp của Bắc Kinh, trong đó có ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Ngay trước khi khởi hành đi Mỹ, 23/10, ông Đinh Thế Huynh đã có chuyến thăm Trung Quốc trong ba ngày, 19-21/10/2016.
Tại buổi gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 20/10, ông Đinh Thế Huynh được Hoàn cầu Thời báo dẫn lời nói rằng việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia chính là chiến lược nhất quán, là lựa chọn chính trị của Việt Nam và của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cũng trong khoảng thời gian mấy ngày qua, đã có một số sự kiện đáng chú ý diễn ra tại Biển Đông.
Hôm 21/10, tàu USS Decatur của hải quân Hoa Kỳ đi qua vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa nhằm “củng cố sức mạnh hàng hải Hoa Kỳ ở khu vực”, điều mà Bắc Kinh cho là hoạt động “trái phép” và khiêu khích”.
Hôm 22/10 Việt Nam đón ba tàu hải quân Trung Quốc ở cảng Cam Ranh, là chuyến thăm đầu tiên của hải quân Trung Quốc tới cảng biển quốc tế thuộc tỉnh Khánh Hòa, nơi từng là căn cứ hải quân, không quân của Hoa Kỳ thời Chiến tranh Việt Nam và sau do Liên Xô quản lý trong gần 25 năm, rồi trao lại cho Hà Nội vào năm 2002. – BBC

Ông Đinh Thế Huynh muốn thăm dò những gì trong chuyến đi Mỹ

Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
 AFP photo
Ông Đinh Thế Huynh muốn thăm dò những gì trong chuyến đi Mỹ
00:00/00:00
 
Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đang có chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ từ ngày 23 tháng 10. Chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh diễn ra giữa lúc nước Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống mới vào đầu tháng 11 và Philippines, đồng minh lâu năm của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương, gần đây đang cho thấy những dấu hiệu xích lại gần hơn với Trung Quốc và xa hơn với Mỹ. 
Việt HàXin ông cho biết chuyến thăm của ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ lần này vào giai đoạn này có ý nghĩa thế nào đối với hai nước?
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Thứ nhất là trong một tháng nay có rất nhiều biến chuyển xảy ra ở Á châu, nó là mối quan tâm của cả hai nước. Điểm thứ hai nữa là sau đại hội 12, Việt Nam gửi lãnh đạo của họ đi khắp các nước để tiếp xúc thu thập tin tức để họ làm chính sách. Ông Huynh được cử đi sang Mỹ. Ông vừa sang Trung Quốc và rồi sang Mỹ. Đây là hai nước quan trọng nhất trong ngoại giao đu dây của Việt Nam cho nên thứ nhất là về vấn đề thời điểm, thứ hai là thăm dò. Chuyến đi của ông có ý nghĩa trong khung cảnh đó.
Việt HàÔng nói là nó có ý nghĩa thăm dò, vậy Việt Nam cần thăm dò cụ thể gì từ phía Mỹ?
Đảng muốn được Mỹ coi trọng và đảng cũng tiếp tục nhấn mạnh thêm cái việc mà cả ông Kerry, ông Obama đều nhắc là Mỹ tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam. – Gs. Nguyễn Mạnh Hùng
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Thứ nhất chuyến đi này ở bên Mỹ mời ông ấy đi. Lần trước ông Trọng đã đi rồi, đã giải quyết xong vấn đề thủ tục rồi. Việt Nam muốn đi để xác nhận lại là Mỹ cũng coi trọng việc đảng đóng vai trò quan trọng trong việc làm chính sách, có khi còn quan trọng hơn cả làm chính sách, nên phải dành cho ông ấy những thủ tục cần thiết, xứng đáng tầm của ông ấy. Chuyện này ông Trọng đã làm được rồi thì bây giờ ông tiếp tục cái đó. Thứ nhất là xác định là đảng là lãnh đạo và đảng muốn được Mỹ coi trọng và đảng cũng tiếp tục nhấn mạnh thêm cái việc mà cả ông Kerry, ông Obama đều nhắc là Mỹ tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam. Có thể ông đi để tìm hiểu thái độ của Mỹ đến những vấn đề mà Việt Nam quan tâm.
Thí dụ như quan hệ của Mỹ với ông Duterte (Philippines) ra sao, tương lai liên minh quân sự giữa Mỹ và Philippines ra sao vì nó rất quan trọng đối với Việt Nam. Trong cuộc bầu cử này ở Mỹ thì cả hai ứng cử viên đều chống TPP mà TPP theo lời ông thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược của Bộ Công An nói thì vấn đề TPP không chỉ là kinh tế mà nó còn có tầm chiến lược, và vấn đề chính trị nữa. Ông nói là để Việt Nam không bị phụ thuộc quá nhiều về kinh tế đối với Trung Quốc. Nếu TPP không làm được thì Việt Nam cũng hụt hứng nên ông ấy cũng phải thăm dò để làm chính sách. Về phía Mỹ thì cũng thấy là Việt Nam vừa có đại hội đảng và có một số lãnh đạo mới. Ông này có vai trò quan trọng, Mỹ muốn xem là ông ấy quan trọng đến mức độ nào, liệu ông ấy có được đảng tin để đưa ra những tín hiệu quan trọng với Mỹ hay không. Nó cũng là thăm dò thôi. Tôi nghĩ đây là một chuyến thăm dò. Ông ấy cũng mới mà nước Mỹ cũng chưa có lãnh đạo mới thành ra đây là cuộc trao đổi giữa hai bên, mỗi bên thăm dò những điểm mà mình quan tâm tới.
Việt HàÔng nói là ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ lần này có tính chất thăm dò nhưng nước Mỹ sắp tới sẽ có những thay đổi bởi vì cuộc bầu cử sắp diễn ra mà chúng ta chưa biết ứng cử viên đảng Cộng hòa hay ứng cử viên đảng Dân chủ sẽ thắng cử. Hai người này có chính sách hoàn toàn khác nhau. Theo ông thì điều này có gì tích cực hay không tốt cho Việt Nam vào giai đoạn hiện nay?
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi thấy những người nào nghiên cứu đều có thể tiên đoán kết quả bầu cử như thế nào rồi và hậu quả chính trị của nó thế nào rồi. Tôi nghĩ bên Việt Nam cũng có những người phân tích họ hiểu được tình hình thế nào. Tôi nghĩ ở Việt Nam đối với những người đã thông hiểu thì kết quả cuộc bầu cử cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên không chỉ Việt Nam mà cả Nhật bản và Singapore muốn 2 điều. Thứ nhất là làm thế nào để cứu vãn được TPP, nếu không có thì có phải là Mỹ không muốn can dự vào Á châu, tức là rút ra để cho Trung Quốc độc quyền hay không. Đó là điều mà mọi người ở Á châu đều hỏi. Thí dụ bà Clinton thắng thì câu hỏi là tương lai TPP ra sao? Thứ hai là cam kết của Mỹ ở Á châu như thế nào, họ có muốn nhường cho Trung Quốc hay không hay muốn chia với Trung Quốc hay muốn can dự. Đó là những câu hỏi mà các nước Á châu và Việt Nam đều quan tâm.
Việt Hà: Vấn đề nhân quyền trong chuyến đi này thì sao thưa ông?
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Vấn đề nhân quyền thì Mỹ không thể nào không đặt ra được vì vấn đề chính trị của Mỹ như vậy. Nếu nói chuyện mà không đặt vấn đề nhân quyền thì lôi thôi lắm đối với ảnh hưởng của Mỹ. Cho nên vấn đề nhân quyền chắc chắn sẽ được đề cập. Đối với Mỹ thì gần đây chúng ta thấy một số vụ bắt bớ những người bất đồng chính kiến thì đây cũng là dịp để người Mỹ đặt vấn đề với ông Huynh để thử dò xem, không phải là tạo thêm căng thẳng, vì ông ấy là người rất thẩm quyền trong đảng. Họ dò xem là đảng nghĩ gì về vấn đề nhân quyền, đảng nghĩ gì về quyền của người lao động. Đây là quyền sẽ phải thi hành trong hiệp định TPP. Người ta sẽ thăm dò ông ấy xem đảng nghĩ gì về cái đó.
Việt Hà: Trước khi sang Mỹ thì ông Huynh cũng sang Trung Quốc, nhiều người phân tích ở Việt Nam nghĩ rằng đây là điều mà Việt Nam thường làm là phải báo cáo với Trung Quốc rồi mới sang Mỹ. Ông đánh giá thế nào về chuyến đi sang Trung Quốc trước rồi sang Mỹ của ông Huynh?
Chính sách của Mỹ và chính sách của Philippines tạo ra những điều mới khiến những nước ở Á châu trong đó có Việt Nam phải nghĩ tới. – Gs. Nguyễn Mạnh Hùng
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Lối dó là lối thường làm của Việt Nam. Việt Nam muốn cân bằng lực lượng như tôi viết trong bài trên CSIS. Việt Nam là một nước nhỏ bên cạnh một nước lớn là Trung Quốc vốn có rất nhiều tham vọng. Vì vậy Việt Nam không có cách nào khác là phải hòa giải với Trung Quốc nhưng không đến mức độ để mất chủ quyền. Việt Nam một mặt thì hòa giải, một mặt phải tìm những đối trọng, gọi là cân bằng quyền lực mà người ta gọi là đu dây. Những đối trọng của  Việt Nam là Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ. Nhưng trong các nước đó thì đối trọng có giá trị và có thể tin tưởng nhất là Mỹ thôi. Khi ông đu dây thì ông không thể làm mất lòng Trung Quốc được. Nên bao giờ ông cũng sang Trung quốc trước rồi sang Mỹ hoặc sang Mỹ trước rồi về thăm Trung Quốc hay cả hai. Trường hợp ông Huynh làm cũng là đu dây như ngày xưa thôi, không có nghĩa là ông phải trình Trung Quốc trước.
Việt HàKể từ sau đại hội đảng đến nay, ông đánh giá chung thế nào về đường lối chính sách ngoại giao của đảng trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi quan hệ giữa Mỹ và Philippines có những căng thẳng.
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Chính sách hiện tại của đảng là họ vẫn tiếp tục chính sách cũ là chính sách đi dây. Quan tâm nhất của họ là làm sao không làm mất lòng Trung Quốc nhưng không nhân nhượng đến mức làm mất chủ quyền, mất biển đảo, vấn đề biển đảo là vấn đề họ rất quan tâm. Một mặt họ phải củng cố sức mạnh phòng thủ của họ, mặt khác họ phải tranh thủ những sự ủng hộ của quốc tế với họ, đặc biệt là những nước trong ASEAN và các cường quốc. Gần đây chúng ta thấy là ASEAN đã bị yếu đi rất nhiều. Thứ nhất là chính sách của ông Duterte tạo ra tình hình bất ổn trong vùng, có những biến chuyển khó lường. Còn cái mạnh nhất là sự can thiệp của nước Mỹ thôi. Việc ông sang đây thì thứ nhất ông ấy phải thăm dò những chuyện đó, còn về chính sách ngoại giao thì tôi không thấy có gì thay đổi. Tuy nhiên chính sách ngoại giao sẽ phải thích ứng với những thay đổi mới. Ví dụ ông Duterte thực sự muốn ngả về Nga và đuổi Mỹ đi thì sẽ đặt ra nhiều vấn đề lắm. Nếu Mỹ còn muốn can dự thì vai trò của Việt Nam sẽ tăng lên. Nếu Mỹ yếu và Mỹ bỏ đi thì chính sách đu dây của Việt Nam sẽ gặp khó khăn. Tất cả các nước ở Đông Nam Á cũng vậy, sự đu dây đó sẽ không thể thực hiện được nữa. Thành ra phải liệu cơm gắp mắm, phải thay đổi thôi. Chính sách của Mỹ và chính sách của Philippines tạo ra những điều mới khiến những nước ở Á châu trong đó có Việt Nam phải nghĩ tới
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi bài phỏng vấn. – VOA

Thẩm phán chấp thuận để Volkswagen bồi thường khoản tiền kỷ lục

Một thẩm phán liên bang Hoa Kỳ đã cho phép Volkswagen AG trả khoản tiền kỷ lục 14,7 tỉ đôla để dàn xếp vụ bê bối xe hơi lớn nhất trong lịch sử của Mỹ.
Thẩm phán Khu vực Tư pháp Hoa Kỳ Charles Breyer tại thành phố San Franciso, bang California vùng tây bắc hôm thứ Ba đã ký một lệnh cho phép chủ sở hữu của khoảng 475.000 chiếc xe Volkswagen và Audi động cơ diesel bốn xi-lanh 2 lít được bán lại xe của họ bắt đầu vào thứ Ba tuần sau.
Thỏa thuận, được Thẩm phán Breyer mô tả là “công bằng, hợp lý và thỏa đáng,” là diễn biến mới nhất trong một vụ bê bối bùng ra khi Volkswagen thừa nhận vào tháng 9 năm 2015 rằng họ đã gian lận trong những cuộc kiểm tra khí thải để làm cho nó có vẻ sạch hơn.
Vụ dàn xếp bắt hãng sản xuất ôtô của Đức phải chi tới 10 tỉ đôla để mua lại xe và bồi thường cho chủ sở hữu. Volkswagen phải chi thêm 4,7 tỉ đôla nữa cho những chương trình làm giảm bớt lượng khí thải dư thừa và những dự án xe sạch khác.
Khí thải từ những xe bị ảnh hưởng cao hơn 40 lần so với giới hạn ô nhiễm hợp pháp.
Nếu những nhà quản lý chấp thuận kế hoạch sửa chữa những chiếc xe này thì Volkswagen cũng có thể được phép sửa chữa chúng.
Tới nay, Volkswagen đã đồng ý bỏ ra tới 16,5 tỉ đôla để giải quyết dứt điểm vụ bê bối. Khoản tiền này bao gồm những khoản thanh toán cho những đại lý xe hơi, những bang của Mỹ, và những luật sư đại diện chủ sở hữu của những chiếc xe bị ảnh hưởng.
Hãng sản xuất xe hơi lớn thứ hai thế giới vẫn đang đối mặt với thêm hàng tỉ đôla chi phí nữa để giải quyết 85.000 chiếc xe động cơ 3 lít và phải chịu tiền phạt của liên bang vì vi phạm luật không khí sạch của đất nước.
Volkswagen cũng là mục tiêu của những vụ kiện ở 16 bang của Mỹ cho những yêu cầu bồi thường thêm nữa mà cũng có thể khiến chi phí tổng cộng gia tăng.
Vụ bê bối này đã gây tổn hại cho hoạt động kinh doanh toàn cầu của Volkswagen và đã khiến giám đốc điều hành của công ty từ chức

Donald Trump không tin kết quả các cuộc thăm dò dư luận

 Thùy Dương

mediaDonald Trump vẫn thua Hillary Clinton trong các cuộc thăm dò về ý định bỏ phiếu.REUTERS/Carlos Barria
Các cuộc thăm dò về ý định bỏ phiếu, hai tuần trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ vẫn cho thấy bà Hillary Clinton đang dẫn đầu. Một lần nữa, ứng viên Donald Trump ngày 24/10/2016 lại đánh giá là các kết quả này là “sai lệch”.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio cho biết thêm chi tiết:
Mặc dù kết quả các cuộc thăm dò về ý định bỏ phiếu khả quan nhưng đảng Dân Chủ vẫn rất thận trọng. Êkíp của bà Hillary Clinton lo ngại rằng tỉ lệ cử tri đi không đi bầu sẽ làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử. Chính vì thế, những lá phiếu bầu cử sớm là rất quan trọng. 
Tại phần lớn các bang, người Mỹ đều đã có thể đi bỏ phiếu ngay từ bây giờ. Và vì đa số các cử đi bỏ phiếu cho biết họ thuộc phe Dân Chủ hay Cộng Hòa, kết quả đã có thể dự đoán được. Tại các bang Florida, Nevada, Bắc Carolina, các số liệu đều thấy phần thắng nghiêng về đảng Dân Chủ. 
Nhưng ông Donald Trump không công nhận điều này. Ông nói : ‘Tôi nghĩ trên thực tế, chúng ta thắng. Chúng ta có số phiếu ủng hộ cao tại Ohio, chúng ta thắng tại Iowa, chúng ta sẽ rất ổn ở Bắc Carolina, và tôi nghĩ sẽ thắng lớn ở Florida. Tôi tin như thế mặc dù báo chí nói ngược lại’.
Tuy nhiên, ban vận động tranh cử của ông Donald Trump thận trọng hơn nhiều. Các cố vấn của ông đưa ra lý lẽ mà họ đã từng nói nhiều lần. Bà giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump tin chắc rằng các cử tri không dám thú nhận sẽ bầu cho ông Trump nhưng họ sẽ đi bỏ phiếu rất đông cho ứng cử viên đảng Cộng Hòa. 
Thêm vào đó, ngân sách tranh cử của ông Trump thấp hơn nhiều so với ngân sách của bà Clinton. Với 400 triệu đô la, ngân sách vận động tranh cử của ứng viên đảng Dân Chủ lớn gấp 4 lần so với của nhà tỷ phú Donald Trump” – RFI

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.