Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Mỹ xem các vụ tấn công tin tặc đòi tiền chuộc như khủng bố

Thursday, June 3, 2021 // ,

  VOA - Reuters

04/06/2021

Trạm xăng Circle K gần Charlotte, North Carolina, treo bảng hết xăng vào ngày 11/5/2021, vì ống dẫn dầu của công ty Colonial Pipeline, bị tin tặc tấn công đòi tiền chuộc.

Bộ Tư pháp Mỹ nâng cấp những cuộc điều tra các vụ tấn công mạng đòi tiền chuộc lên cùng mức độ ưu tiên giải quyết như khủng bố, sau cuộc tấn công tin tặc vào đường ống dẫn dầu Colonial Pipeline và những thiệt hại ngày càng tăng do những tội phạm trên mạng gây ra, một giới chức cao cấp Bộ Tư pháp cho Reuters biết.

Hướng dẫn nội bộ gởi cho văn phòng chưởng lý trên toàn quốc nhấn mạnh tin tức về những cuộc điều tra tin tặc đòi tiền chuộc nên được phối hợp trung ương với lực lượng đặc nhiệm vừa được thành lập tại Washington.

“Đây là một tiến trình đặc biệt để đảm bảo chúng tôi có thể theo dõi các ca tin tặc đòi tiền chuộc dù xảy ra ở nơi nào trên nước Mỹ,” ông John Carlin, trợ lý chính của Thứ trưởng Tư pháp, nói và cho biết việc này nhằm giúp lần ra các mối liên kết giữa các thủ phạm tin tặc và triệt phá cả chuỗi tội phạm.

Trên thực tế, việc này có nghĩa là những nhà điều tra tại các phòng chưởng lý Mỹ xử lý các vụ tấn công mạng đòi tiền chuộc sẽ được chia sẻ cả những chi tiết cập nhật về vụ án và những tin tức kỹ thuật với các lãnh đạo tại Washington.

Tháng trước, một tổ chức tội phạm trên mạng mà nhà cầm quyền Mỹ tin là vận hành từ Nga đã xâm nhập hoạt động của đường ống dẫn dầu Colonial Pipeline tại Bờ Đông Hoa Kỳ, khóa hệ thống và đòi tiền chuộc. Tin tặc đã khiến cho đường ống dẫn dầu này bị đóng trong vài ngày, khiến giá xăng tăng và người dân hoảng loạn đi mua xăng dầu dẫn tới tình trạng thiếu xăng dầu địa phương tại khu vực Đông Nam.

Colonial Pipeline đã trả cho các tin tặc gần 5 triệu đô la để mở lại hệ thống, công ty cho biết.

Belarus đóng biên giới và chỉ cho người có thẻ định cư ở nước ngoài xuất cảnh

Cho tới nay, đa số người Belarus, quốc gia 9,5 triệu dân, khi sang các nước láng giềng EU chỉ có visa lao động, du học sáu tháng một, theo các báo châu Âu hôm 02/06/2021.

Nước láng giềng Lithuania, thành viên EU, cho công dân Belarus nhận visa sáu tháng nếu họ bỏ nước ra đi.

Lithuania và Ba Lan, quốc gia thành viên EU và là láng giềng của Belarus, cũng là địa bàn hoạt động của một số nhân vật đối lập Belarus.

Gần đây đã xảy ra vụ an ninh Belarus bắt nhà hoạt động trẻ tuổi Roman Protasevich và bạn gái anh, công dân Nga Sofia Sapega khỏi máy bay của Ryanair trên đường từ Hy Lạp tới Lithuania.

Belavia plane

NGUỒN HÌNH ẢNH,BELAVIA

Chụp lại hình ảnh,

Belavia của Belarus đã tuyên bố ngưng bay tới nhiều điểm ở châu Âu và trên thế giới

Vụ việc khiến châu Âu ngưng các chuyến bay tới Belarus hoặc qua bầu trời Belarus, kể cả các chuyến tới Nga, gây ra hiện tượng huỷ chuyến ồ ạt giữa hai nước này và các thành phố châu Âu.

Hôm 02/06, Cục An toàn Hàng không châu Âu (European Union Aviation Safety Agency) chính thức thông báo các chuyến bay của tất cả quốc gia thành viên EU "cần tránh không phận của Belarus".

Cùng ngày, hãng Lufthansa của Đức nói họ sẽ nối lại các chuyến bay tới St Petersburg từ tuần này, sau gián đoạn vì Belarus. Tuy nhiên, trang EuroNews không rõ những chuyến bay này của hàng không Đức có đi qua không phận Belarus hay không.

Hãng hàng không Belavia của Belarus đã tuyên bố ngưng bay tới nhiều điểm ở châu Âu và trên thế giới.

Nhận viện trợ từ ông Putin

Cuối tuần qua, Tổng thống Belarus, ông Alexander Lukashenko gặp mặt người tương nhiệm Nga Vladimir Putin ở Sochi, miền Nam nước Nga.

Tại cuộc gặp, ông Lukashenko lần đầu tiên ngỏ ý muốn dùng không phận Crimea hiện do Nga kiểm soát sau khi sáp nhập bằng vũ lực năm 2014, để các chuyến bay Belarus có thể bay ra bên ngoài.

Theo đài Đức Deutsche Welle, điều đáng chú ý là ông Lukashenko cho đến nay không thừa nhận việc Nga chiếm Crimea, bán đảo thuộc Ukraine theo các thỏa thuận sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.

Hiện chưa thấy ông Putin trả lời đề nghị "cho mượn không phận" của ông Lukashenko.

Sau khi không phận Belarus bị EU, Anh và Ukraine tẩy chay, giới quan sát cho hay chỉ thấy có máy bay của Trung Quốc và Nga bay ra vào Belarus.

Tuy nhiên, các bình luận ở châu Âu đều cho rằng với nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, và bị cô lập về chính trị, ngoại giao, ông Lukashenko sẽ ngày càng "ngả vào vòng tay nước Nga".

Mới đây nhất, Nga cho triển khai tuyến hỏa xa nối Moscow với Minsk, giá vé "rẻ kỳ cục: 30 đôla cho tuyến đường 7 giờ liền", theo trang Moscow Times.

Kremlin cũng phải phê chuẩn thêm một khoản 500 triệu USD tiền cho vay, để ông Lukashenko trả lương công chức, an ninh, quân đội.

Alexander Lukashenko (left) with Vladimir Putin in Sochi, 28 May

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Hai ông Alexander Lukashenko (trái) gặp người hỗ trợ chính cho ông, Tổng thống Vladimir Putin, tại Sochi hôm 28/05

Tại Nga, cũng liên quan đến phe đối lập, biên phòng Nga lôi nhà hoạt động Andrey Pivovarov khỏi chuyến bay đã ra đường băng của hãng hàng không Ba Lan tại St Petersburg đi Ba Lan.

Ông Pivovarov từng phục trách tổ chức đối lập Open Russia.

Sau khi bắt ông tại sân bay Pulkovo, chính quyền Nga đã khởi tố ông Pivovarov theo điều 284.1 Bộ luật Hình sự vì "liên hệ với các tổ chức phi pháp".

Xem thêm:

Phương Tây phẫn nộ về vụ Belarus buộc máy bay hạ cánh để bắt người 

Tin Hải Ngoại - SGB

Trung Quốc gây đại họa Covid cho thế giới vì lai tạo virus ở Vũ Hán ? - RFI Tiếng Việt 

Tin Hoa Kỳ - SGB

Quân đội Mỹ thừa nhận giết hại hàng chục dân thường trong năm 2020 - Vietnamnet.vn 

Tin thế giới - Google VN

 


Thế giới

Theo dõi
Chia sẻ

Lãnh đạo ASEAN đã tới Myanmar

VnExpress
Chủ tịch nước gửi thư, cảm ơn Tổng thống Nga Putin - VietNamNet

Biden xem xét trả đũa Nga

VnExpress
Tin tức Covid-19 thế giới ngày 3/6: Malaysia hứng kỷ lục tử vong - VietNamNet
Kỷ lục buồn đeo bám, Malaysia và Campuchia gồng mình chống đỡ Covid-19 - VietNamNet

Trên bạn, dưới đồng minh

Báo Thanh Niên

Nuôi con ở Trung Quốc tốn bao tiền?

VnExpress
Powered by Blogger.