Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Nữ tiến sĩ gốc Việt đoạt giải thưởng cao quí Materials Today Embracing Challenge

Tuesday, October 11, 2016 // , ,
T2, 10/10/2016 – 14:22
Trên trang web www.materialstoday.com vào ngày 10/10 đã đưa tin nữ tiến sĩ Kytai Nguyễn, giáo sư môn Kỹ Sư Sinh Học của University of Texas toạ lạc tại Arlington, vừa đoạt giải thưởng cao quí Materials Today Embracing Challenge.

Tiến sĩ Kytai Nguyễn. (Ảnh: materialstoday.com(

Giải thưởng Materials Today Embracing Challenge được đề ra để nhằm vinh danh các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Vật liệu khoa học và kỹ thuật đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn để theo đuổi công việc nghiên cứu của mình.
Tiến sĩ Kytai Nguyễn đã được giáo sư Larry V. McIntire, người đứng đầu Bộ phận Biomedical Engineering của trường đại học Kỹ thuật “Georgia Tech and Emory” đề cử trước đó.
Trong lá thư đề cử, giáo sư Larry V. McIntire đã nói rằng câu chuyện về cuộc đời của Kytai Nguyễn cho thấy cô đã chứng tỏ bản lĩnh và ý chí tuyệt vời khi phải đương đầu với nhiều thử thách vô cùng khó khăn, và đã vượt qua bằng sức mạnh ý chí tinh thần mạnh mẽ phi thường.
Kytai Nguyễn là cô bé con của một gia đình tị nạn người Việt Nam, vượt biên hồi năm 1987, cố học tiếng Anh ở các trại tị nạn Thái Lan và Philippines.
Cô được thu nhận vào trường đại học Minnesota vào năm 1990, theo đuổi ước mơ trở thành kỹ sư hoá. Cô đã phải vừa đi học, vừa đi làm nhiều công việc khác nhau.
Lấy được bằng tốt nghiệp 5 năm sau, cô theo học bậc tiến sĩ tại trường đại học danh tiếng Rice, và đã nhanh chóng trở thành nhà nghiên cứu xuất sắc về sự liên hệ giữa các vật liệu và chuyển động của máu, để ứng dụng trong các phát minh liên quan đến tim mạch, huyết khối và mạch máu nhân tạo.
Kytai Nguyễn nhận bằng tiến sĩ ngành kỹ sư sinh học vào năm 2000.
Sự kiện này cho thấy việc gì cũng có thể xảy ra ở cô bé người tị nạn không biết một chữ tiếng Anh khi đến Hoa Kỳ, và tốt nghiệp tiến sĩ trong thời gian chưa đầy 13 năm.
Theo Materialstoday.com, KyTai Nguyễn là phụ nữ Á châu đầu tiên tiên phong trong lĩnh vực này.
Song Châu / SBTN 

Nhật Bản cũng tăng cường lực lượng chống tàu cá Trung Quốc

media

Tàu tuần duyên Nhật Bản cứu tầu cá Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông (ảnh chụp ngày 11/08/2016).JAPAN COAST GUARD / AFP

Trọng Nghĩa
Đăng ngày 11-10-2016

Vào lúc Hàn Quốc công khai đe dọa dùng súng ống để đối phó với hạm đội tàu cá hùng hậu của Trung Quốc, một nước khác cũng cũng chuẩn bị ra tay, đó là Nhật Bản, vốn thường xuyên bị ngư dân Trung Quốc đánh bắt trộm. Đài Truyền Hình Nhật Bản vào hôm qua 10/10/2016 tiết lộ : Tokyo sắp cho triển khai loại tàu tuần tra mới vững chắc và hiện đại hơn trên biển Hoa Đông, và nhân gấp bốn lần lực lượng hoạt động trong khu vực.
Theo NHK, ngay từ tháng 11 tới đây, Tokyo bắt đầu đầu phái những chiếc tàu tuần tra mới đầu tiên đến vùng biển Hoa Đông, trong khuôn khổ kế hoạch triển khai 9 chiếc tàu loại này trong khu vực từ nay đến năm 2018.
Đặc điểm của loại tàu mới này là đã được thiết kế với vỏ tàu được gia cố đáng kể để có thể chịu được tác động từ những vụ đâm va với tàu đánh cá Trung Quốc. Trên tàu còn có thêm thiết bị giám sát, theo dõi với công nghệ được cải thiện.
Nhật Bản đã bắt đầu cho đóng ba tàu tuần tra loại này vào năm 2014 khi thấy rằng lực lượng tàu thuyền Trung Quốc áp sát vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang bị Bắc Kinh tranh chấp càng lúc càng đông. Ba chiếc này đã được hạ thủy và kể từ tháng 11 tới đây, sẽ được triển khai tại vùng quần đảo Miyako thuộc tỉnh đảo Okinawa.
Theo kế hoạch, Nhật Bản cũng dự kiến cho đóng một chiếc tàu tuần tra cỡ lớn – 6.500 tấn – có thể mang theo một phi cơ trực thăng.
Tokyo còn có kế hoạch tăng gấp bốn lần lực lượng và trang thiết bị đặc trách giám sát vùng biển có tranh chấp, từ 55 người phụ trách tuần tra vùng Senkaku/Điếu Ngư hiện nay, con số này sẽ được nâng lên thành 200 trong vòng 1 năm rưỡi tới đây.
Đối thủ của tuần duyên Nhật không ai khác hơn là Trung Quốc, mà đặc biệt là đội tàu cá vừa là kẻ đi đánh cắp tài nguyên của nước khác, vừa là công cụ được Bắc Kinh sử dụng nhắm áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Theo thống kê của Nhật Bản, từ 99 chiếc xâm phạm vùng biển Nhật Bản vào năm 2015, con số này đã tăng vọt lên thành 135 chiếc trong năm nay, và chiếm đóng 70% khu vực đánh cá của người Nhật một cách thường xuyên. Một ví dụ mới đây là đầu tháng Tám, đã có đến 230 chiếc tàu cá Trung Quốc, được tàu hải cảnh bảo vệ, thâm nhập vào vùng biển của Nhật Bản.
Giới chuyên gia đã thẩm định rằng đội tàu cá của Trung Quốc không chỉ là tàu thương mại đơn thuần mà là một công cụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược hàng hải của Trung Quốc.
Theo giáo sư Andrew Erickson thuộc Trường Hải Chiến Mỹ, ở Biển Đông, các tàu cá là một bộ phận trong lực lượng dân quân biển của Trung Quốc, một lực lượng bán quân sự ẩn nấp dưới cái vỏ dân sự để tiến hành các hành vi xâm lược.
Đối với phía Nhật Bản, chiến lược dùng tàu cá áp đặt chủ quyền đã được áp dụng tại Biển Đông, do vậy, không có lý do gì mà Bắc Kinh lại không mang qua dùng tại biển Hoa Đông.
Quyết định tăng cường lực lượng đối phó với tàu cá Trung Quốc của Nhật Bản phải nói là rất kịp thời trong bối cảnh tàu cá Trung Quốc vừa lộ rõ bộ mặt hung hăng khi hai chiếc tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu tuần tra Hàn Quốc hôm 07/10 vừa qua.
Hành vi coi thường phép tắc đó đã khiến Seoul nổi giận, và khi loan báo ý định bật đèn xanh cho dùng súng đối với tàu cá Trung Quốc, lực lượng tuần duyên Hàn Quốc đã cho thấy là họ không còn nhẫn nhịn được nữa.
Tóm lại, tàu cá Trung Quốc, với những cách hành xử thô bạo, đang trở thành đối tượng phải xua đuổi thẳng tay, từ Indonesia, Malaysia trên Biển Đông, cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc tại vùng biển Hoa Đông. – RFI

Hàn Quốc sẵn sàng bắn tàu Trung Quốc đánh cá trái phép

media

Tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ tại cảng Incheon, Hàn Quốc (Ảnh chụp ngày 10/10/2016)REUTERS

Trọng Nghĩa
Đăng ngày 11-10-2016
Sau vụ tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu tuần duyên Hàn Quốc, Seoul hôm nay 11/10/2016 công khai tuyên bố sẵn sàng dùng võ lực mạnh hơn, kể cả vũ khí, để ngăn chặn tàu cá Trung Quốc vào đánh bắt trái phép trong vùng biển Hàn Quốc. Để nhấn mạnh thái độ phẫn nộ của mình, Hàn Quốc đã triệu đại sứ Trung Quốc ở Seoul lên để phản đối.
Phát biểu nhân một cuộc họp báo tại Seoul, ông Lee Choon Jae, phó tư lệnh lực lượng Tuần Duyên Hàn Quốc, xác nhận rằng các cảnh sát biển Hàn Quốc sẽ được phép sử dụng vũ khí, trong đó có súng lục và đại bác gắn trên tàu, để đối phó với các tàu đánh cá bất hợp pháp của Trung Quốc, nếu cảm thấy bị đe dọa.
Theo ông Lee Chon Jae : « Chúng tôi sẽ kiên quyết đối phó với các tàu cá Trung Quốc cản trở việc thực thi luật pháp bằng mọi biện pháp khi cần thiết, chẳng hạn như trực tiếp tấn công và giành quyền kiểm soát tàu cá Trung Quốc, hay là dùng các loại vũ khí thông thường ».
Các cơ quan chức năng Hàn Quốc hôm qua cho biết là một tàu tuần duyên của nước này vào tuần trước đã bị một tàu cá Trung Quốc đâm chìm khi đang thực hiện một cuộc săn đuổi một đội tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép ngoài khơi bờ biển phía tây bán đảo Triều Tiên. Sau khi phạm tội, tàu Trung Quốc đã bỏ trốn khỏi hiện trường và trở về cảng xuất phát tại Trung Quốc.
Seoul triệu mời đại sứ Trung Quốc để phản đối
Ngoài lời đe dọa sẽ dùng đến súng ống, Seoul vẫn tiếp tục tỏ thái độ bất bình về mặt ngoại giao. Hôm nay, đến lượt đại sứ Trung Quốc tại Seoul bị triệu mời lên bộ Ngoại Giao Hàn Quốc để nghe phản đối về vụ việc được gọi là « thách thức công quyền » Hàn Quốc. Hôm Chủ Nhật vừa qua, tổng lãnh sự Trung Quốc tại Seoul cũng đã bị triệu mời.
Hàn Quốc như đã không nguôi cơn giận trong bối cảnh Bắc Kinh có dấu hiệu xem nhẹ phản ứng của Seoul. Hôm qua, bộ Ngoại Giao Trung Quốc chỉ cho biết là chính quyền nước này đang xác minh vụ việc, nhưng kêu gọi Hàn Quốc giữ bình tĩnh.
Tuần Duyên Hàn Quốc đã phải thường xuyên săn đuổi tàu Trung Quốc tràn vào đánh bắt trái phép ngoài khơi bờ biển Hàn Quốc, và nhiều khi đã xẩy ra những vụ đụng độ dữ dội. Seoul đã nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh có biện pháp lâu dài để ngăn không cho ngư dân Trung Quốc vào đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc. – RFI

Tin Hoa Kỳ – 11-10-2016

Tin Hoa Kỳ – 11-10-2016
Sharp trên sao Hỏa. (Ảnh do robot Curiosity chụp năm 2012)

TT Obama quyết đưa người lên sao Hỏa trước năm 2030

Tổng thống Barack Obama nói với sự giúp đỡ của các công ty tư nhân, Hoa Kỳ sẽ gửi con người lên sao Hỏa trước những năm 2030.
Trong một bài góp ý đăng trên CNN.com, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama viết: “Chúng tôi đã đề ra một mục tiêu rõ rệt và thiết yếu cho chương tiếp theo về câu chuyện không gian của nước Mỹ: đó là gửi con người lên sao Hỏa trước năm 2030 và đưa họ trở về Trái Đất an toàn, với tham vọng là rốt cuộc một ngày nào đó, con người có thể lưu lại nơi ấy trong một thời gian lâu dài”.
Tổng thống Obama nói một quan hệ đối tác công – tư hiệu quả thiết yếu để đưa con người lên sao Hỏa giờ đã thành hình. Ông nói các công ty Mỹ giờ đây sở hữu hơn 1/3 thị trường không gian thương mại toàn cầu. Và theo ông thì trong vòng hai năm, các công ty tư nhân lần đầu tiên sẽ đưa phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Ông Obama cho biết chính phủ Hoa Kỳ đã làm việc với các đối tác thương mại để xây dựng môi trường sống mới thích hợp với con người tham gia các sứ mạng kéo dài trên không gian.
Ông viết: “Những sứ mệnh này sẽ dạy chúng ta làm thế nào để con người có thể sống xa Trái đất, những thứ chúng ta cần cho cuộc hành trình dài lên sao Hỏa”.
Ông Obama cảnh báo sẽ mất nhiều năm để chuẩn bị cho một chuyến du hành tới sao Hỏa, kể cả huấn luyện các thế hệ nhân sự tiếp theo. Những người này sẽ giúp cuộc hành trình lên sao Hoả trở thành hiện thực.
“Lần đầu tiên, số kỹ sư tốt nghiệp từ các trường đại học Mỹ mỗi năm vượt quá 100.000 người, và chúng tôi đang đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu mà tôi đã đề ra, là trong một thập niên sẽ đào tạo được 100.000 giáo viên giỏi mới chuyên ngành STEM, tức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học”.
Tổng thống nói được lãnh đạo hiệu quả hơn, chương trình không gian sẽ dẫn tới những tiến bộ khoa học mới, cung cấp những kiến thức sâu sắc hơn về con người và môi trường Trái đất.
Nhà lãnh đạo Mỹ còn nói một khi con người lên tới sao Hỏa và lưu lại nơi này, thì những tiến bộ đã giúp đưa họ tới đó cũng “giúp cải thiện cuộc sống của chúng ta trên trái đất này”. – VOA

Đảng Cộng hoà tiếp tục chia rẽ về ứng cử viên Trump

Jim Malone
Ứng cử viên tổng thống Donald Trump tại một cuộc mít tinh vận động tranh cử ở Wilkes-Barre, Pennsylvania, 10/10/2016.
Ứng cử viên tổng thống Donald Trump tại một cuộc mít tinh vận động tranh cử ở Wilkes-Barre, Pennsylvania, 10/10/2016.
WASHINGTON —
Một ngày sau một cuộc tranh luận gay gắt và có nhiều lúc căng thẳng giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ, các đảng viên của Đảng Cộng hoà vẫn tiếp tục chia rẽ về liệu có nên ủng hộ ứng cử viên đại diện cho đảng trong cuộc đua vào Toà Bạch Ốc hay không. Trong cuộc tranh luận vào đêm Chủ nhật, ông Trump đã gay gắt tấn công bà Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống bên Đảng Dân chủ, và đã được các ủng hộ viên kiên cường theo ông ca tụng. Nhưng hôm thứ Hai tại quốc hội, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan nói với các đảng viên trong Đảng Cộng hoà của ông rằng từ nay, ông sẽ không còn bênh vực ông Trump trên đường vận động nữa. Thông tín viên Jim Malone tường trình về quang cảnh chính trường Mỹ sau cuộc tranh luận lần 2 giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ.
Một ngày sau cuộc tranh luận, ông Trump tiếp tục chiến dịch vận động của ông tại bang Pennsylvania, tại đây ông nói với những người ủng hộ rằng cuộc bầu cử sắp tới sẽ là cơ hội cuối cùng của họ để cứu lấy đất nước:
“Thưa các bạn, cuộc bầu cử này nó cũng tương tự như cuộc trưng cầu dân ý ở Anh về việc tách ra khỏi EU. Các bạn cứ chờ mà xem. Chúng ta muốn lấy lại nền độc lập của chúng ta. Chúng ta muốn củng cố các đường biên giới của chúng ta. Chúng ta không muốn những người từ Syria nhập vào lãnh thổ chúng ta, những người mà chúng ta không hề biết là ai, không hề có ý niệm họ là ai.”
Ông Trump vẫn bị chỉ trích sau khi xuất hiện một băng video được quay cách đây 11 năm, trong đó ông đưa ra những lời phát biểu thô tục về việc sờ soạng phụ nữ.
Anderson Cooper, người dẫn chương trình của đài CNN chủ trì cuộc tranh luận, chất vấn:
“Ông khoe khoang việc ông tấn công tình dục phụ nữ. Ông hiểu điều đó chứ?”
Ông Trump chống chế:
“Không, tôi không hề nói như vậy. Đây chỉ là những mẫu đối thoại giữa đàn ông với nhau như trong phòng thay đồ của các vận động viên thể thao. Tôi không tự hào về điều đó. Tôi xin lỗi gia đình tôi. Tôi xin lỗi nhân dân Mỹ. Chắc chắn là tôi không tự hào về việc này.”
Bà Hillary Clinton vận động ở bang Michigan hôm thứ Hai, tại đó bà xoáy vào lời xin lỗi nửa vời của ông Trump trong cuộc tranh luận. Bà nói:
“Ông ta lại lặp lại lời xin lỗi rằng đây chỉ là những lời phát biểu linh tinh trong phòng thay quần áo của các vận động viên. Tôi sẽ trả lời như thế này: Phụ nữ và đàn ông trên khắp nước Mỹ này hiểu rằng đây chỉ là một lời xin lỗi có lệ về cách cư xử tệ hại và đối xử xấu xa với người khác.”
Ông Trump tiếp tục gây chia rẽ trong Đảng Cộng hoà. Hôm thứ Hai, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan nói với các đồng viện trong Đảng Cộng hoà của ông rằng ông sẽ không bênh vực ông Trump nữa trong chiến dịch vận động của ông này.
Ngay cả trước cuộc tranh luận, ông Ryan nói trọng tâm của ông là bảo đảm các thành viên Đảng Cộng hoà sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát quốc hội. Ông Ryan nói:
“Chúng tôi thảo luận về các ý kiến của chúng ta. Chúng tôi bàn về những giải pháp. Chúng tôi nói về các nguyên tắc bảo thủ của chúng ta.”
Các cuộc tấn công gay gắt của ông Trump nhắm vào bà Hillary Clinton có thể đã giúp ông được những người ủng hộ biểu dương, nhưng ông cấp thiết cần mở rộng thêm thành phần ủng hộ, theo nhà phân tích John Fortier. Ông nói:
“Thành phần cốt cán của Đảng Cộng hoà ít nhiều đều ngả về ông, nhưng theo tôi, có một số nghi vấn về liệu ông Trump có khả năng thu phục đông đảo người khác ngoài giới cử tri da trắng thuộc thành phần lao động, trong khi ông sẽ đánh mất sự ủng hộ của một số đảng viên truyền thống của Đảng Cộng hoà, cũng như của một số thành phần cư ngụ tại các khu ngoại ô hạng sang, vốn không lấy gì làm thoải mái về ông Trump.”
Một cuộc thăm dò mới do tờ Wall Street Journal và chương trình tin tức đài NBC thực hiện cho thấy sau khi video về ông Trump được phát tán, ông Trump thua bà Hillary Clinton tới 11 điểm trên toàn quốc. VOA

Bầu cử Mỹ : H.Clinton tự tin, D.Trump bị đảng Cộng Hòa bỏ rơi

media
Ứng viên đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton trong buổi tranh luận với ứng viên đảng Cộng Hòa, ông Donald Trump tại đại học Washington, St. Louis, Missouri, 09/10/2016.REUTERS/Shannon Stapleto
Bốn tuần trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, ứng viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton tự tin tiếp tục tranh cử, trong khi đó, đảng Cộng Hòa dường như đã từ bỏ mọi hy vọng nhà tỉ phú Donald Trump chinh phục được Nhà Trắng.
Những lời lẽ khiếm nhã, khinh thị phụ nữ của ứng viên đảng Cộng Hòa đã khiến nhiều thành viên của đảng phản đối trong cuối tuần qua. Giờ đến lượt ông Paul Ryan, chủ tịch Hạ Viện. Ông tuyên bố « ghê tởm » vì những lời phát biểu của ứng viên Donald Trump và thông báo với các nghị sĩ của đảng là ông « sẽ không ủng hộ hay vận động tranh cử » cho Donald Trump.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin từ đảng Cộng Hòa, chủ tịch Hạ Viện không muốn mất ghế vào phe đối thủ trong cuộc bầu cử lập pháp diễn ra cũng ngày với bầu cử tổng thống.
Hôm qua, ông Donald Trump dọa nếu những đoạn video khác về ông lại được công bố, ông « sẽ tiếp tục nói về Bill và Hillary Clinton bằng những điều không thích đáng ». Nhà tỉ phú hứa đẩy mạnh nhịp độ vận động tranh cử, có thể lên đến 6 buổi mit-ting mỗi ngày vào tuần cuối.
Về phía đảng Dân Chủ, dù vẫn khẳng định chưa có gì quyết định, nhưng những người thân của nhà Clinton cảm thấy đảm bảo hơn và bắt đầu thấy ánh sáng cuối đường hầm.
Theo kết quả cuộc thăm dò của NBC/Wall Street Journal công bố vào hôm qua, ứng viên đảng Dân Chủ vượt đối thủ Cộng Hòa 11 điểm, một kỉ lục chưa từng có. Vẫn theo kết quả thăm dò trên, đảng Dân Chủ cũng có hy vọng chiếm đa số tại Thượng Viện và rút ngắn khoảng cách tại Hạ Viện trong cuộc bầu cử lập pháp sắp tới.

Điểm Báo Pháp – 11-10-2016

Điểm Báo Pháp – 11-10-2016
Tổng thống Vladimir Putin đọc diễn văn trong phiên khai mạc Hạ viện mới (Duma), Matxcơva, Nga, ngày 05/10/2016Sputnik/Kremlin/Alexei Nikolskyi via REUTERS


RFI

Thanh Phương

Không hẹn mà gặp, các nhật báo lớn của Pháp số đề ngày hôm nay, 11/10/2016, đều đề cập đến căng thẳng giữa Nga và phương Tây do cuộc khủng hoảng Syria.
Theo nhận định của tờ Le Monde, trong khi làm chủ tình hình trên trận địa, chưa bao giờ điện Kremlin lại bị cô lập về mặt ngoại giao như thế trên hồ sơ Syria. Nhưng thay vì buộc nước Nga có lập trường hòa dịu hơn, sự cô lập này lại càng khiến Matxcơva tỏ ra cứng rắn hơn với phương Tây. Trong số 15 thành viên Hội Đồng Bảo An, chỉ có Venezuela là ủng hộ Nga dùng quyền phủ quyết để bác bỏ dự thảo nghị quyết của Pháp yêu cầu dừng ngay lập tức các vụ oanh tạc vào Aleppo ở Syria.
Cũng theo nhận định của Le Monde, trở lại sân khấu quốc tế trong thế mạnh kể từ khi can thiệp vào Syria từ cách đây một năm, nước Nga quay về với tình trạng cô lập. Không chỉ với Hoa Kỳ, mà quan hệ giữa Nga với Liên Hiệp Châu Âu cũng đang xấu đi.
Trong bài phân tích hôm nay, tờ Libération ghi nhận rằng, cho dù ngày càng bị cô lập kể từ khi mở chiến dịch oanh tạc vào Syria, nước Nga dường như không sợ những lời đe dọa, với nguy cơ là đưa thế giới trở lại thời kỳ chiến tranh lạnh với sự đối đầu giữa các khối. Libération trích lời cảnh báo của cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachov : « Thế giới tiến gần một cách nguy hiểm đến vùng đỏ ». Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier hôm thứ Bảy vừa qua cũng đã tỏ vẻ rất lo ngại, vì theo ông giai đoạn hiện nay còn « nguy hiểm hơn » thời kỳ chiến tranh lạnh và hiểm họa một cuộc xung đột quân sự « rất là lớn ».
Vai trò của Pháp 
Theo Le Figaro, sau khi Nga phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Pháp ở Hội Đồng Bảo An, Paris sẽ tiếp tục vận động các tổ chức quốc tế, kể cả đưa ra Tòa án Hình sự Quốc tế để xét xử các tội ác chiến tranh ở Aleppo. Nhưng sáng kiến này cũng phải được đưa ra trước Hội Đồng Bảo An và chắc chắn là sẽ lại bị Nga phủ quyết. Le Figaro tự an ủi : « Nước Pháp không đủ mạnh để chặn đứng các vụ oanh tạc vào Aleppo, nhưng cũng đáng được khen là đã cố gắng hết mình. »
Trump chỉ lo đả kích Clinton
Hồ sơ quốc tế khác vẫn được các nhật báo Pháp quan tâm, đó là tranh cử tổng thống Mỹ, sau cuộc tranh luận thứ hai giữa Donald Trump và Hillary Clinton ngày 09/10 vừa qua.
Tờ Le Monde cho biết cuộc tranh luận thứ hai này trên nguyên tắc là dịp để hai ứng cử viên trả lời các câu hỏi của những cử tri còn do dự, nhưng ông Trump thường xuyên không trả lời những câu hỏi đó, mà chỉ tập trung đả kích bà Clinton, trong khi cựu ngoại trưởng thì mỗi lần lại cố lôi kéo cử tọa về phía bà.
Theo nhận xét của tờ le Monde, ứng cử viên Dân Chủ có vẻ như chỉ cố tránh phạm sai lầm, như thể là bà tin rằng những tác hại của đoạn video ghi những lời thô tục với phụ nữ của ứng cử viên Cộng Hòa đủ để quyết định cho kết quả chung cuộc. Vì ông Trump chỉ liên tục đả kích bà Clinton nên công chúng vẫn chẳng biết gì hơn về chương trình tranh cử của ông.
Người Hồi ở Cam Túc
Về châu Á, tờ Le Figaro hôm nay quan tâm đến cộng đồng người Hồi ở Cam Túc (Gansu), Trung Quốc. Tại một quốc gia vô thần, nơi mà các tín đồ không được hưởng quyền tự do tôn giáo, người Hồi ở Cam Túc, được xem là Hồi giáo kiểu mẫu, là trường hợp ngoại lệ, nhất là so với những hạn chế gắt gao đối với người Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương.
Tờ báo cho biết, với hơn 80 nhà thờ Hồi giáo cho 250 ngàn dân đa số theo đạo này, thành phố Lâm Hạ (Linxia), được mệnh danh  «Mecca nhỏ Trung Quốc» , được hành đạo thoải mái hơn. Các đền thờ Hồi giáo mở cửa 24 /24, tín đồ người Hồi có thể đến đọc kinh, cầu nguyện bất cứ lúc nào. Khác với người Duy Ngô Nhĩ, ngày càng có nhiều người Hồi đi hành hương ở thánh địa Mecca. Họ có thể tập hợp lại vào những dịp lễ lớn của Hồi giáo. Công chức ở Lâm Hạ có quyền nhịn ăn trong mùa ramadan và phụ nữ thì có quyền đội khăn choàng đầu. Một ngoại lệ khác ở Lâm Hạ đó là con cái người Hồi vẫn được học đạo, mặc dù chính thức bị cấm, được học tiếng Ả Rập, thậm chí được du học ở Ả Rập Xê Út hoặc Ai Cập.
Hôn nhân cưỡng bức
Tờ nhật báo Công giáo La Croix thì dành trang nhất cho vấn đề cưỡng bức hôn nhân trên thế giới, nhân Ngày quốc tế các em gái. Đây là một tập tục rất xưa, mà nay Liên Hiệp Quốc xem như là một sự vi phạm nhân quyền.
Theo thẩm định của Liên Hiệp Quốc, trên thế giới hiện nay vẫn còn 700 triệu em gái và 150 triệu em nam bị buộc phải lập gia đình trước khi đến tuổi trưởng thành. Xu hướng này tuy vậy đang giảm đi ở khắp các châu lục, nhờ những tiến bộ của giáo dục, giảm nghèo khó và cũng nhờ các chính quyền ý thức nhiều hơn về tệ nạn này.
La Croix cho biết tập tục hôn nhân cưỡng bức hiện vẫn còn rất phổ biến ở các nước Nam Á : Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Afghanistan, đặc biệt Bangladesh, nơi có đến 29% em gái bị gả ép trước 5 tuổi, mặc dù luật quy định tuổi lập gia đình là từ 18 tuổi.
Theo lời giám đốc tổ chức phi chính phủ Plan France, trong các gia đình nghèo, con gái bị xem như là một gánh nặng kinh tế. Gả chồng cho các em chính là cách để rũ bỏ gánh nặng này. Các gia đình cũng muốn qua đó tránh cái nhục con mình quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Ngay cả tại châu Âu, tuy luật pháp bảo vệ rất chặt chẽ, vẫn còn những em bị cưỡng bức hôn nhân, đa số là người gốc nước ngoài.
Phòng chích ma túy đầu tiên ở Paris
Về xã hội, các nhật báo Pháp đều quan tâm đến sự kiện phòng chích ma túy « an toàn » đầu tiên mở cửa hôm nay tại Paris. Gây rất nhiều tranh cãi, dự án thử nghiệm này là nhằm giảm bớt những nguy cơ lây nhiễm khi để cho những người nghiện tiêm ma túy vào người với những dụng cụ tiệt trùng.
Theo tờ La Croix, phòng chích ma túy, có diện tích 450 m2, được đặt sát bệnh viện Lariboisière ở quận 10, Paris, dưới sự quản lý của Gaia, một hiệp hội chuyên về giảm thiểu nguy cơ cho người nghiện ma túy. Ngoài việc tránh lây nhiễm, phòng chích ma túy này cũng nhằm tránh các vụ tử vong do dùng quá liều. Mục tiêu xa hơn đó là giúp những người nghiện ma túy cai nghiện hoàn toàn nếu họ muốn. Tờ La Croix cho biết những phòng chích ma túy như vậy đã có tại hơn 90 thành phố ở châu Âu và thế giới.
Tuy nhiên, nhiều chính khách, hiệp hội và người dân trong khu vực đã cực lực chống lại phòng chích ma túy thử nghiệm nói trên, vì theo họ là như thế chẳng khác gì hợp pháp hóa ma túy, thậm chí làm tăng thêm nạn buôn ma túy và sử dụng ma túy.
Galaxy Note 7 làm rung chuyển Samsung
Do gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về pin, tập đoàn Hàn Quốc Samsung đã buộc phải tạm ngưng sản xuất loại điện thoại di động cao cấp Galaxy Note 7. Theo Le Figaro, đây là một vố đau đối với tập đoàn số một thế giới về số bán smartphone, khiến Samsung bị mất đến 5 tỷ đôla doanh số quý 3/2016 và sẽ bị lỗ gần 1 tỷ đôla.
Không những thế, các vụ cháy nổ điện thoại Galaxy Note 7 gây lo ngại đến mức các hãng hàng không trước khi máy bay cất cánh đều hỏi hành khách xem có ai mang điện thoại loại này trong người thì báo cho biết ngay.
Tập đoàn Hàn Quốc nay phải tìm cách phục hồi sự tin tưởng của người tiêu dùng để tránh cho vụ này gây tổn hại đến hình ảnh của họ. Hiện giờ, theo Le Figaro, vụ này chưa ảnh hưởng đến số bán các kiểu điện thoại khác của Samsung. Tập đoàn này vẫn chiếm hàng đầu ở Pháp về trên thế giới và vẫn tiếp tục bán các điện thoại của họ với nhịp độ cao.
Nhưng lý do vì sao hãng chế tạo smartphone số một thế giới lại có thể cho ra một sản phẩm tồi tệ như thế? Theo tờ Libération, Samsung giải thích rằng vấn đề là do một lỗi sản xuất rất hiếm khiến cho pin nóng lên một cách bất thường. Cho dù tập đoàn Hàn Quốc từ chối nêu tên công ty chịu trách nhiệm, các chuyên gia tin rằng các linh kiện này là được sản xuất bởi Samsung SDI, nhà sản xuất pin chủ yếu của Samsung (cũng như của Apple). Nói cách khác nó được sản xuất ngay trong tập đoàn Hàn Quốc chứ không phải do một công ty ở nước ngoài gia công.
Đối với nhiều nhà quan sát, nhà sản xuất smartphone số một thế giới đã tự làm hại mình vì muốn đi quá nhanh, cụ thể là muốn qua mặt Apple, tung ra Galaxy Note 7 trước iPhone 7 và trước Galaxy S8. Chính vì vậy họ đã rút ngắn các thời hạn và Samsung SDI đã không có đủ thời giờ để thử nghiệm đàng hoàng loại pin mới.

TIN ĐỌC NHANH

AFP) - Chính quyền quân sự Thái Lan, hôm nay, 11/10/2016, kêu gọi người dân bình tĩnh sau thông tin có âm mưu khủng bố. Hôm qua, cảnh sát thông báo Bangkok có nguy cơ bị khủng bố bằng xe bom, từ ngày 25 đến 30/10, nhắm vào « những khu vực như trung tâm thương mại, bãi đậu xe và các khu du lịch ».
(AFP) – Thái Lan bỏ tù một lãnh đạo Áo Đỏ. Ông Jatuporn Prompan, lãnh đạo nổi tiếng nhất của phong trào đối lập Thái Lan, bị kết án tù hôm nay, 11/10/2016, vì sau khi lên án chính quyền quân sự trên truyền hình. Nhà lãnh đạo Áo Đỏ mỉa mai là ông sẵn sàng vào tù, dù không mang theo ‘‘ bít-tất’’ , ngụ ý nhắc tới vụ nhà đương cục khẳng định một nghi phạm đột tử trong đồn cảnh sát mới đây do treo cổ bằng bít-tất.
(AP) - Giáo sư kinh tế người Duy Ngô Nhĩ, Ilham Tohti, được trao giải thưởng về nhân quyền. Tại Geneve, ngày 11/10/2016, Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và Human Rights Watch, cùng với tám nhóm nhân quyền khác đã quyết định trao giải Martin Ennals cho nhà bảo vệ nhân quyền hiện đang thụ án chung thân về tội ly khai.
(South China Morning Post) – Trung Quốc sẽ đưa điện hạt nhân ra Trường Sa. Trong 5 năm tới, Bắc Kinh dự kiến đặt tại quần đảo tranh chấp một lò phản ứng mini có công suất 10 MW, đủ để phục vụ 50.000 gia đình. Một nhà nghiên cứu về môi trường biển Trung Quốc cảnh báo nguy cơ nước thải chứa phóng xạ theo các dòng hải lưu lan ra toàn khu vực.
(Reuters) - Trung Quốc cản trở Hoa Kỳ vận động Hội Đồng Bảo An xiết chặt một nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng. Theo Bắc Kinh, việc Mỹ muốn hạn chế xuất khẩu than của Bắc Triều Tiên sẽ gây hại cho đời sống cũng như nhu cầu trợ giúp nhân đạo cho người dân nước này.
(Reuters) – Singapore đóng cửa một chi nhánh ngân hàng Thụy sĩ Falcon hôm nay, 11/10/2016. Ngân hàng này bị điều tra vì dính líu với vụ Quỹ Quốc Gia 1MDB Malaysia, bị cáo buộc rửa tiền. Theo Thụy Sĩ, từ 2012 đến mùa hè 2015, Quỹ này ” đã rót vào các tài khoản tại Falcon tổng cộng khoảng 3,8 tỉ đô la, và số tiền này chỉ ở lại tài khoản trong một thời gian rất ngắn “. 
(AFP) - Nhật Bản duy trì mức báo động núi lửa Aso. Ngày 11/10/2016, Tokyo tiếp tục đặt mức báo động cấp 3 trên 5, sau khi núi lửa Aso, nằm ở tỉnh Kumamoto, tây nam Nhật Bản, bắt đầu phun trào vào sáng thứ Bẩy (08/10) sau hơn 30 năm gần như không hoạt động. Việc ra vào khu vực bị hạn chế. – RFI

Tin khắp nơi – 11-10-2016

Tin khắp nơi – 11-10-2016
Tổng thống Nga Putin (T) và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trong buổi họp báo chung tại Istanbul, ngày 10/10/2016.REUTERS/Osman Orsal

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ký dự án đường dẫn khí đốt TurkStream


Hôm qua, 10/10/2016, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ chính thức ký kết dự án xây dựng đường dẫn khí đốt TurkStream, dự kiến đưa khí đốt từ Nga tới châu Âu qua Hắc Hải, với lưu lượng hơn 30 tỉ mét khối khí đốt/năm. Dự án nói trên bị đình chỉ sau khi không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một oanh tạc cơ của Nga tại khu vực đường biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria hồi tháng 11/2015.
Thông tín viên Alexandre Billette tường trình từ Istanbul,
« Đây là sự kiện mới nhất trong quá trình hòa giải giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, và đây cũng là lần đầu tiên tổng thống Nga Vladimir Putin đặt chân tới Thổ Nhĩ Kỳ, kể từ khi hai nước kết thúc giai đoạn bất hòa. Để đánh dấu việc cải thiện quan hệ, hai nguyên thủ Nga-Thổ đã ký thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn khí đốt TurkStream, dự kiến đưa khí đốt từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Dự án TurkStream được đưa ra cách nay hai năm cùng lúc với việc dự án South Stream bị Liên Hiệp Châu Âu đình chỉ do khủng hoảng Syria. 
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng thỏa thuận tăng tốc dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ do Nga xây dựng. Tóm lại là, hồ sơ năng lượng đã được sử dụng để hàn gắn quan hệ giữa hai láng giềng. Đổi lại kế hoạch xây dựng đường ống khí đốt TurkStream, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được mua khí đốt từ Nga với giá rẻ. 
Một chủ đề lớn khác là Syria. Matxcơva và Ankara vẫn chưa đạt thỏa thuận về số phận của tổng thống Bachar al-Assad. Tuy nhiên về chuyện này, hai bên ít căng thẳng hơn nhiều so với trước. Thay đổi này chắc chắn có liên quan đến việc quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây trở nên giá lạnh kể từ cú đảo chính hụt ngày 15/07/2016 ». – RFI

Irina Bokova: Vai trò phụ nữ và quyền lực mềm cho Liên Hiệp Quốc

RFI,  Lê Hải

mediaBà Irina Bokova, tổng giám đốc UNESCOKENA BETANCUR / AFP
Nữ ứng viên sáng giá vào vị trí tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vừa thua trong vòng bầu cử cuối cùng nhưng theo dự kiến sẽ giữ chức phó trong tổ chức quốc tế này. Giới bình luận lý giải các quyết định vào phút cuối liên quan đến cơ cấu tổ chức quốc gia của ứng viên, và bà Irina Bokova chỉ là ứng viên thứ hai của một nước nhỏ là Bulgari. Điều đó thể hiện rõ khả năng ngoại giao và tư tưởng chiến lược của người phụ nữ này, đặc biệt trong vị trí lãnh đạo Unesco nhiều năm qua.
Vai trò phụ nữ trong các định chế quốc tế
Trong tuần này, bà Irina Bokova có bài giảng quan trọng tại Học viện kinh tế chính trị Luân Đôn về cơ cấu tổ chức của thế giới, trình bày góc nhìn của mình và các hướng giải quyết mà bà sẽ tiếp tục thực hiện. Tổng giám đốc Tổ chức Liên Hiệp Quốc về văn hóa, khoa học và giáo dục được nhiều trường đại học trao bằng tiến sĩ danh dự, và trong thời gian học ngành ngoại giao ở Nga đã quan tâm đặc biệt đến các vấn đề quốc tế mà điểm nóng lúc bấy giờ là giai đoạn chuyển đổi dân chủ ở Nam Mỹ.
Là đại diện thường trực của Bulgari ở Unesco, bà là người phụ nữ đầu tiên và đồng thời cũng là người đông Âu đầu tiên lên làm lãnh đạo tổ chức này từ năm 2009. Một năm qua, trong vai trò ứng viên vào chức tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, bà đã tham gia nhiều diễn đàn về các vấn đề quốc tế, như một bài giảng ngắn ở Viện hòa bình quốc tế IPI, mà con đường chính trị quốc tế cho phụ nữ là một trong số những câu hỏi được đặc biệt chú ý.
Bà nói : “Tôi cho rằng phụ nữ có thể cạnh tranh, cạnh tranh giữa phụ nữ với nhau và cạnh tranh với đàn ông, và phụ nữ có khả năng xử lý các vấn đề phức tạp. Tôi nhớ khi ra tranh cử vào chức tổng giám đốc Unesco có những ý kiến cho rằng trong thời buổi khó khăn và các mối quan hệ chính trị phức tạp thì cần phải có một người mạnh mẽ. Và tôi hỏi lại mạnh mẽ tức là như thế nào, cho đến khi điều đó không còn là vấn đề phải thắc mắc, rằng phụ nữ đủ mạnh mẽ và khả năng để đảm nhiệm những vị trí khó khăn
Khi nhậm chức thì tôi tiếp tục đưa vấn đề phụ nữ trở thành điểm cần được quan tâm đặc biệt không chỉ trong cơ cấu tổ chức như trước đó mà còn cả vào nội dung dự án như là vấn đề phụ nữ và nước uống trên thế giới, hay phụ nữ và báo chí. Bên trong cơ cấu tổ chức tôi đặt mục tiêu 50% vị trí lãnh đạo dành cho phụ nữ, dần thực hiện từ bậc thấp lên cao, vì tôi tin rằng để thay đổi văn hóa cần phải thay đổi trước hết là góc nhìn và cần phải có những người phụ nữ đủ khả năng để đảm nhận vị trí lãnh đạo.
Quyền lực mềm cho Liên Hiệp Quốc
Và góc nhìn đó đã được bà Irina Bokova áp dụng để nhìn vào các vấn đề hiện nay trên thế giới cũng như chính vai trò của Liên Hiệp Quốc:
Thế giới chúng ta đang sống đầy những điều thành công như chúng ta đã biết về các phát minh khoa học, phát triển y khoa, giáo dục, và kinh tế mà năm 2015 Liên Hiệp Quốc đã vui mừng hoàn thành mục tiêu xóa đói giảm nghèo và đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về phát triển bền vững. 
Nhưng đồng thời chúng ta cũng chứng kiến mức độ thảm hại gia tăng của nhiều vấn đề như di dân và khí hậu biến đổi, và tôi cho rằng vai trò của Liên Hiệp Quốc ngày càng phải được mở rộng hơn, như một cơ cấu không thể thiếu cho đối thoại và giải quyết mâu thuẫn. Hiện đang có rất nhiều dự án và đề nghị cải tổ đối với Liên Hiệp Quốc mà đặc biệt là vai trò gìn giữ hòa bình với đích đến là năm 2025, hay vấn đề nhân quyền cho mục tiêu vào năm 2030.
Trong bối cảnh đó tôi tin rằng một số vấn đề cần phải được chú trọng xử lý đặc biệt, như là lực lượng gìn giữ hòa bình và tình trạng hiếp dâm, để giữ uy tín cho Liên Hiệp Quốc và đặc biệt là hàng ngàn binh sĩ Liên Hiệp Quốc đang làm nhiệm vụ ở các vùng khó khăn, đó là một ví dụ cụ thể. Còn nói về chiến lược thì như tôi đã nhận định Liên Hiệp Quốc là tổ chức không thể thiếu được trong bối cảnh mâu thuẫn và tranh chấp trên thế giới, còn phương pháp đối thoại đa phương là sẽ là chìa khóa. 
Có lẽ những năm tháng làm việc ở Unesco đã ảnh hưởng nhiều đến viễn kiến của tôi vì tổ chức này có thể coi là quyền lực mềm của Liên Hiệp Quốc, đặt nặng việc giải quyết vấn đề bằng những biện pháp như là giáo dục, hay tăng quyền và hiểu biết cho phụ nữ, như là thành quả đạt được ở Afghanistan thông qua giáo dục để phát triển cộng đồng và gìn giữ di sản, bảo vệ danh dự và đa văn hóa, đối thoại giữa các nền văn hóa khác nhau, mà khoa học và công nghệ sẽ giúp giải quyết rất nhiều vấn đề, bên cạnh báo chí. 
Tất cả những điều đó có thể khái quát bằng một khái niệm chung là danh dự của con người, là quyền con người. Cho nên, tôi tin vào nhiệm vụ phòng chống trước khi xung đột xảy ra, vào sự phát triển mà không bỏ lại ai phía sau, tức là mục tiêu mà Liên Hiệp Quốc đề ra cho năm 2030, bên cạnh cơ cấu gìn giữ hòa bình hiện có.”
Có vẻ như là các lãnh đạo thế giới vẫn còn tin hơn vào vai trò can thiệp sau cho nên trong lần bỏ phiếu mới nhất, sự ủng hộ dồn về cho cựu thủ tướng Bồ Đào Nha là ông Antonia Guterres, đồng thời cũng là người lãnh đạo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Tị nạn. Bản thân nước chủ nhà Bulgari của bà Irina Bokova đến phút chót cũng đưa ra một ứng viên khác được các nước đông Âu ủng hộ.
Tuy nhiên, nhìn vào các hoạt động của Unesco trong thời gian qua người ta có thể thấy rằng thế giới của quyền lực mềm với những người phụ nữ làm lãnh đạo đang mở rộng và tác động rõ vào con đường phát triển trong thế kỷ 21 này. – RFI

Tổng thống Philippines đưa đoàn doanh nghiệp hùng hậu thăm Trung Quốc

Dân trí . – Khoảng 250 lãnh đạo doanh nghiệp Philippines sẽ tới thăm Bắc Kinh cùng Tổng thống Rodrigo Duterte vào tuần tới trong bối cảnh ông muốn “xoay trục” sang Trung Quốc giữa lúc căng thẳng giữa Manila và đồng minh truyền thống, Mỹ, đang leo thang.
<br /><br />
Tổng thống Duterte (Ảnh: ABS-CBN News)<br /><br />
” src=”https://dantri4.vcmedia.vn/2016/2016-10-10t010659z-29940076-1476201675054.jpg” /></div>
<div>
<p>Tổng thống Duterte (Ảnh: ABS-CBN News)</p>
</div>
</div>
<p>“Trung Quốc đã nhiều lần mời tôi. Tôi đã nhận lời mời”, ông Duterte nói trong một bài phát biểu tại dinh tổng thống ngày 11/10.</p>
<p>Không có thông báo nào về phái đoàn, nhưng các nhóm doanh nghiệp và giới chức chính phủ cho hay việc đăng ký để tham gia chuyến thăm cùng ông Duterte từ 19-21/10 đã bị quá tải. <i>Reuters </i>dẫn các nguồn tin cho hay các lãnh đạo doanh nghiệp của Philippines muốn bàn thảo với các giới chức kinh tế và các quan chức chính phủ Trung Quốc về các thỏa thuận trong một loạt lĩnh vực, từ đường sắt, xây dựng, tới du lịch, nông nghiệp, năng lượng, chế tạo.</p>
<p>Theo <i>AFP</i>, chuyến thăm Bắc Kinh của ông Duterte là chuyến thăm đầu tiên bên ngoài khu vực Đông Nam Á kể từ khi ông nhậm chức hôm 30/6, cho thấy tầm quan trọng mà ông đặt vào việc thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh sau những căng thẳng do cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.</p>
<p>Bộ trưởng Thương mại Philippines Nora Terrado cho hay ban đầu chỉ khoảng 20 doanh nhân Phillippines dự kiến tháp tùng ông Duterte nhưng con số sau đó đã tăng lên khoảng 250. “Tôi hiểu rằng có khoảng 100 người nữa cũng muốn đi”, ông Terrado nói, cho biết thêm rằng quy mô của phái đoàn là khác thường bởi hai bên chỉ mới nhất trí về chuyến thăm khoảng 1 tháng trước.</p>
<p>Chuyến thăm có thể báo hiệu sự thay đổi trong mối quan hệ song phương, vốn lạnh nhạt do các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, và có thể làm tổn hại các liên minh chiến lược tại một khu vực đang ngày càng lo ngại về sự ảnh hưởng và sức mạnh quân sự của Trung Quốc và nơi Mỹ có sự hiện diện mạnh mẽ.</p>
<p>Một phiên tòa trọng tài tại La Hay, Hà Lan hồi tháng 7 đã ra phán quyết rằng các yêu cách chủ quyền của Trung Quốc dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn”, chồng lấn lên các vùng biển của vài quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Philippines, là không có cơ sở pháp lý.</p>
<p>Tuy nhiên, ông Duterte đã không mạnh mẽ hối thúc Trung Quốc thực thi phán quyết trên, mà thay vào đó muốn tổ chức đàm phán với Bắc Kinh về tranh chấp Biển Đông. Ông cũng đưa các một loạt tuyên bố về việc giảm sự ảnh hưởng của Mỹ đối với Philippines, thậm chí còn dọa “chia tay” Washington.</p>
<p>Cũng trong bài phát biểu hôm nay, ông Duterte cho biết sẽ sớm thăm Nga. Theo kế hoạch, ông Duterte sẽ tới thăm Brunei, Trung Quốc và Nhật Bản trong tháng này. Ông Duterte đã công khai tuyên bố muốn xây dựng quan hệ thân thiết hơn với Nga cũng như Trung Quốc.</p>
<p>Tháng trước, ông Duterte tuyên bố Manila có thể tìm cách “xoay trục” sang Trung Quốc và Nga để đối trọng với Mỹ và lớn hơn là sự ảnh hưởng của phương Tây.</p>
<p><strong>An Bình</strong></p>
<div>
<div>Tag :<a title=Tổng thống Philippines, thăm Trung QuốcBiển Đôngxoay trục

RFA

Tổng thống Philippines sắp ký sắc lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng

Cuối tháng 10 này Tổng Thống Philippines sẽ ký sắc lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng.Tin này được bà, Bộ trưởng Y Tế Paulyn Ubial tiết lộ hồi sáng nay, khi ra điều trần trước Thượng Viện.
Bà Bộ Trưởng Y Tế Philippines cũng cho biết từng được Tổng Thống Duterte chỉ thị phải có kế hoạch cấm cư dân thành phố Davao hút thuốc nơi công cộng, cho phép chính phủ địa phương được quyền phạt thật nặng như ai vi phạm, nói thêm sau Davao, Tổng thống sẽ ký sắc lệnh áp dụng trên toàn lãnh thổ Phi.
Davao là nơi ông Duterte từng làm thị trưởng, trước khi được người dân chọn để lãnh đạo quốc gia.

Miến Điện: Quân chính phủ tiêu diệt 4 nghi phạm giết cảnh sát

Truyền thông Miến Điện cho hay binh sĩ nước này mới bắn hạ 4 kẻ bị tình nghi nằm trong nhóm đã nổ súng bắn chết 9 nhân viên cảnh sát hôm Chủ Nhật vừa rồi.

Thái Lan: Cảnh sát phát hiện âm mưu đánh bom tại Bangkok

Chính Phủ Thái Lan kêu gọi dân chúng bình tĩnh, sau khi cảnh sát cho hay phát hiện kẻ gian âm mưu đánh bom ngay tại thủ đô Bangkok.

Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals 2016 được trao cho Giáo Sư người Uighurs

Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals 2016 được trao cho Giáo Sư Ihham Tohti, một nhà tranh đấu Hồi Giáo gốc Uighurs hiện đang bị Trung Quốc cầm tù.

Nam Hàn cảnh báo dùng võ lực đối phó tàu cá Trung Quốc xâm phạm hải phận

Chính phủ Seoul cho hay không ngần ngại sử dụng võ lực để đối phó với những tàu cá Trung Quốc đánh bắt hải sản bất hợp pháp trong hải phận của Nam Hàn.

Trung Quốc phát triển nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ để đưa đến biển Đông

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng hôm 11/10 cho biết Trung Quốc đang phát triển nhà máy điện hạt nhân nhỏ nhất thế giới có thể đặt vừa trong một container và chuyển tới lắp đặt trên một đảo đang có tranh chấp ở khu vực biển Đông trong vòng 5 năm tới.

Trung Quốc chỉ trích các hoạt động can thiệp Châu Á của Mỹ

Bắc Kinh hôm nay lên tiếng chỉ trích các hoạt động can thiệp của Hoa Kỳ vào châu Á liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

VOA

  • Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
    THÁNG 10 12, 2016

    Ông Erdogan cảnh cáo TT Iraq hãy ‘biết giới hạn của mình’

  • Cảnh sát Afghanistan đứng bảo vệ gần hiện trường vụ tấn công ở Kabul, Afghanistan, ngày 11 tháng 10 năm 2016.
    THÁNG 10 12, 2016

    Đền Hồi giáo Shia ở Kabul bị tấn công

  • Một sĩ quan quân đội Pakistan chỉ cho các nhà báo những vị trí đóng quân của Ấn Độ tại khu vực chia cắt Kashmir giữa Pakistan và Ấn Độ, ở Bhimber, Pakistan, 1/10/2016.
    THÁNG 10 12, 2016

    Pakistan cấm nhà báo hàng đầu xuất ngoại

  • Một bảng quảng cáo về điện thoại thông minh Galaxy Note 7 tại một cửa hàng ở Seoul, Hàn Quốc, 11/10/2016.
    THÁNG 10 12, 2016

    Samsung cho đổi điện thoại Galaxy Note 7

  • Người dân Thái cầm ảnh của Quốc vương Bhumibol Adulyadej tại bệnh viện Siriraj, nơi nhà vua đang được điều trị, ở Bangkok, Thái Lan, 11/10/2016.
    THÁNG 10 12, 2016

    Thị trường Thái Lan dao động vì bệnh tình của Quốc vương

Powered by Blogger.