Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 11-10-2016

Tuesday, October 11, 2016 6:31:00 PM // , ,

Tin khắp nơi – 11-10-2016
Tổng thống Nga Putin (T) và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trong buổi họp báo chung tại Istanbul, ngày 10/10/2016.REUTERS/Osman Orsal

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ký dự án đường dẫn khí đốt TurkStream


Hôm qua, 10/10/2016, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ chính thức ký kết dự án xây dựng đường dẫn khí đốt TurkStream, dự kiến đưa khí đốt từ Nga tới châu Âu qua Hắc Hải, với lưu lượng hơn 30 tỉ mét khối khí đốt/năm. Dự án nói trên bị đình chỉ sau khi không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một oanh tạc cơ của Nga tại khu vực đường biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria hồi tháng 11/2015.
Thông tín viên Alexandre Billette tường trình từ Istanbul,
« Đây là sự kiện mới nhất trong quá trình hòa giải giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, và đây cũng là lần đầu tiên tổng thống Nga Vladimir Putin đặt chân tới Thổ Nhĩ Kỳ, kể từ khi hai nước kết thúc giai đoạn bất hòa. Để đánh dấu việc cải thiện quan hệ, hai nguyên thủ Nga-Thổ đã ký thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn khí đốt TurkStream, dự kiến đưa khí đốt từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Dự án TurkStream được đưa ra cách nay hai năm cùng lúc với việc dự án South Stream bị Liên Hiệp Châu Âu đình chỉ do khủng hoảng Syria. 
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng thỏa thuận tăng tốc dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ do Nga xây dựng. Tóm lại là, hồ sơ năng lượng đã được sử dụng để hàn gắn quan hệ giữa hai láng giềng. Đổi lại kế hoạch xây dựng đường ống khí đốt TurkStream, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được mua khí đốt từ Nga với giá rẻ. 
Một chủ đề lớn khác là Syria. Matxcơva và Ankara vẫn chưa đạt thỏa thuận về số phận của tổng thống Bachar al-Assad. Tuy nhiên về chuyện này, hai bên ít căng thẳng hơn nhiều so với trước. Thay đổi này chắc chắn có liên quan đến việc quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây trở nên giá lạnh kể từ cú đảo chính hụt ngày 15/07/2016 ». – RFI

Irina Bokova: Vai trò phụ nữ và quyền lực mềm cho Liên Hiệp Quốc

RFI,  Lê Hải

mediaBà Irina Bokova, tổng giám đốc UNESCOKENA BETANCUR / AFP
Nữ ứng viên sáng giá vào vị trí tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vừa thua trong vòng bầu cử cuối cùng nhưng theo dự kiến sẽ giữ chức phó trong tổ chức quốc tế này. Giới bình luận lý giải các quyết định vào phút cuối liên quan đến cơ cấu tổ chức quốc gia của ứng viên, và bà Irina Bokova chỉ là ứng viên thứ hai của một nước nhỏ là Bulgari. Điều đó thể hiện rõ khả năng ngoại giao và tư tưởng chiến lược của người phụ nữ này, đặc biệt trong vị trí lãnh đạo Unesco nhiều năm qua.
Vai trò phụ nữ trong các định chế quốc tế
Trong tuần này, bà Irina Bokova có bài giảng quan trọng tại Học viện kinh tế chính trị Luân Đôn về cơ cấu tổ chức của thế giới, trình bày góc nhìn của mình và các hướng giải quyết mà bà sẽ tiếp tục thực hiện. Tổng giám đốc Tổ chức Liên Hiệp Quốc về văn hóa, khoa học và giáo dục được nhiều trường đại học trao bằng tiến sĩ danh dự, và trong thời gian học ngành ngoại giao ở Nga đã quan tâm đặc biệt đến các vấn đề quốc tế mà điểm nóng lúc bấy giờ là giai đoạn chuyển đổi dân chủ ở Nam Mỹ.
Là đại diện thường trực của Bulgari ở Unesco, bà là người phụ nữ đầu tiên và đồng thời cũng là người đông Âu đầu tiên lên làm lãnh đạo tổ chức này từ năm 2009. Một năm qua, trong vai trò ứng viên vào chức tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, bà đã tham gia nhiều diễn đàn về các vấn đề quốc tế, như một bài giảng ngắn ở Viện hòa bình quốc tế IPI, mà con đường chính trị quốc tế cho phụ nữ là một trong số những câu hỏi được đặc biệt chú ý.
Bà nói : “Tôi cho rằng phụ nữ có thể cạnh tranh, cạnh tranh giữa phụ nữ với nhau và cạnh tranh với đàn ông, và phụ nữ có khả năng xử lý các vấn đề phức tạp. Tôi nhớ khi ra tranh cử vào chức tổng giám đốc Unesco có những ý kiến cho rằng trong thời buổi khó khăn và các mối quan hệ chính trị phức tạp thì cần phải có một người mạnh mẽ. Và tôi hỏi lại mạnh mẽ tức là như thế nào, cho đến khi điều đó không còn là vấn đề phải thắc mắc, rằng phụ nữ đủ mạnh mẽ và khả năng để đảm nhiệm những vị trí khó khăn
Khi nhậm chức thì tôi tiếp tục đưa vấn đề phụ nữ trở thành điểm cần được quan tâm đặc biệt không chỉ trong cơ cấu tổ chức như trước đó mà còn cả vào nội dung dự án như là vấn đề phụ nữ và nước uống trên thế giới, hay phụ nữ và báo chí. Bên trong cơ cấu tổ chức tôi đặt mục tiêu 50% vị trí lãnh đạo dành cho phụ nữ, dần thực hiện từ bậc thấp lên cao, vì tôi tin rằng để thay đổi văn hóa cần phải thay đổi trước hết là góc nhìn và cần phải có những người phụ nữ đủ khả năng để đảm nhận vị trí lãnh đạo.
Quyền lực mềm cho Liên Hiệp Quốc
Và góc nhìn đó đã được bà Irina Bokova áp dụng để nhìn vào các vấn đề hiện nay trên thế giới cũng như chính vai trò của Liên Hiệp Quốc:
Thế giới chúng ta đang sống đầy những điều thành công như chúng ta đã biết về các phát minh khoa học, phát triển y khoa, giáo dục, và kinh tế mà năm 2015 Liên Hiệp Quốc đã vui mừng hoàn thành mục tiêu xóa đói giảm nghèo và đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về phát triển bền vững. 
Nhưng đồng thời chúng ta cũng chứng kiến mức độ thảm hại gia tăng của nhiều vấn đề như di dân và khí hậu biến đổi, và tôi cho rằng vai trò của Liên Hiệp Quốc ngày càng phải được mở rộng hơn, như một cơ cấu không thể thiếu cho đối thoại và giải quyết mâu thuẫn. Hiện đang có rất nhiều dự án và đề nghị cải tổ đối với Liên Hiệp Quốc mà đặc biệt là vai trò gìn giữ hòa bình với đích đến là năm 2025, hay vấn đề nhân quyền cho mục tiêu vào năm 2030.
Trong bối cảnh đó tôi tin rằng một số vấn đề cần phải được chú trọng xử lý đặc biệt, như là lực lượng gìn giữ hòa bình và tình trạng hiếp dâm, để giữ uy tín cho Liên Hiệp Quốc và đặc biệt là hàng ngàn binh sĩ Liên Hiệp Quốc đang làm nhiệm vụ ở các vùng khó khăn, đó là một ví dụ cụ thể. Còn nói về chiến lược thì như tôi đã nhận định Liên Hiệp Quốc là tổ chức không thể thiếu được trong bối cảnh mâu thuẫn và tranh chấp trên thế giới, còn phương pháp đối thoại đa phương là sẽ là chìa khóa. 
Có lẽ những năm tháng làm việc ở Unesco đã ảnh hưởng nhiều đến viễn kiến của tôi vì tổ chức này có thể coi là quyền lực mềm của Liên Hiệp Quốc, đặt nặng việc giải quyết vấn đề bằng những biện pháp như là giáo dục, hay tăng quyền và hiểu biết cho phụ nữ, như là thành quả đạt được ở Afghanistan thông qua giáo dục để phát triển cộng đồng và gìn giữ di sản, bảo vệ danh dự và đa văn hóa, đối thoại giữa các nền văn hóa khác nhau, mà khoa học và công nghệ sẽ giúp giải quyết rất nhiều vấn đề, bên cạnh báo chí. 
Tất cả những điều đó có thể khái quát bằng một khái niệm chung là danh dự của con người, là quyền con người. Cho nên, tôi tin vào nhiệm vụ phòng chống trước khi xung đột xảy ra, vào sự phát triển mà không bỏ lại ai phía sau, tức là mục tiêu mà Liên Hiệp Quốc đề ra cho năm 2030, bên cạnh cơ cấu gìn giữ hòa bình hiện có.”
Có vẻ như là các lãnh đạo thế giới vẫn còn tin hơn vào vai trò can thiệp sau cho nên trong lần bỏ phiếu mới nhất, sự ủng hộ dồn về cho cựu thủ tướng Bồ Đào Nha là ông Antonia Guterres, đồng thời cũng là người lãnh đạo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Tị nạn. Bản thân nước chủ nhà Bulgari của bà Irina Bokova đến phút chót cũng đưa ra một ứng viên khác được các nước đông Âu ủng hộ.
Tuy nhiên, nhìn vào các hoạt động của Unesco trong thời gian qua người ta có thể thấy rằng thế giới của quyền lực mềm với những người phụ nữ làm lãnh đạo đang mở rộng và tác động rõ vào con đường phát triển trong thế kỷ 21 này. – RFI

Tổng thống Philippines đưa đoàn doanh nghiệp hùng hậu thăm Trung Quốc

Dân trí . – Khoảng 250 lãnh đạo doanh nghiệp Philippines sẽ tới thăm Bắc Kinh cùng Tổng thống Rodrigo Duterte vào tuần tới trong bối cảnh ông muốn “xoay trục” sang Trung Quốc giữa lúc căng thẳng giữa Manila và đồng minh truyền thống, Mỹ, đang leo thang.
<br /><br />
Tổng thống Duterte (Ảnh: ABS-CBN News)<br /><br />
” src=”https://dantri4.vcmedia.vn/2016/2016-10-10t010659z-29940076-1476201675054.jpg” /></div>
<div>
<p>Tổng thống Duterte (Ảnh: ABS-CBN News)</p>
</div>
</div>
<p>“Trung Quốc đã nhiều lần mời tôi. Tôi đã nhận lời mời”, ông Duterte nói trong một bài phát biểu tại dinh tổng thống ngày 11/10.</p>
<p>Không có thông báo nào về phái đoàn, nhưng các nhóm doanh nghiệp và giới chức chính phủ cho hay việc đăng ký để tham gia chuyến thăm cùng ông Duterte từ 19-21/10 đã bị quá tải. <i>Reuters </i>dẫn các nguồn tin cho hay các lãnh đạo doanh nghiệp của Philippines muốn bàn thảo với các giới chức kinh tế và các quan chức chính phủ Trung Quốc về các thỏa thuận trong một loạt lĩnh vực, từ đường sắt, xây dựng, tới du lịch, nông nghiệp, năng lượng, chế tạo.</p>
<p>Theo <i>AFP</i>, chuyến thăm Bắc Kinh của ông Duterte là chuyến thăm đầu tiên bên ngoài khu vực Đông Nam Á kể từ khi ông nhậm chức hôm 30/6, cho thấy tầm quan trọng mà ông đặt vào việc thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh sau những căng thẳng do cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.</p>
<p>Bộ trưởng Thương mại Philippines Nora Terrado cho hay ban đầu chỉ khoảng 20 doanh nhân Phillippines dự kiến tháp tùng ông Duterte nhưng con số sau đó đã tăng lên khoảng 250. “Tôi hiểu rằng có khoảng 100 người nữa cũng muốn đi”, ông Terrado nói, cho biết thêm rằng quy mô của phái đoàn là khác thường bởi hai bên chỉ mới nhất trí về chuyến thăm khoảng 1 tháng trước.</p>
<p>Chuyến thăm có thể báo hiệu sự thay đổi trong mối quan hệ song phương, vốn lạnh nhạt do các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, và có thể làm tổn hại các liên minh chiến lược tại một khu vực đang ngày càng lo ngại về sự ảnh hưởng và sức mạnh quân sự của Trung Quốc và nơi Mỹ có sự hiện diện mạnh mẽ.</p>
<p>Một phiên tòa trọng tài tại La Hay, Hà Lan hồi tháng 7 đã ra phán quyết rằng các yêu cách chủ quyền của Trung Quốc dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn”, chồng lấn lên các vùng biển của vài quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Philippines, là không có cơ sở pháp lý.</p>
<p>Tuy nhiên, ông Duterte đã không mạnh mẽ hối thúc Trung Quốc thực thi phán quyết trên, mà thay vào đó muốn tổ chức đàm phán với Bắc Kinh về tranh chấp Biển Đông. Ông cũng đưa các một loạt tuyên bố về việc giảm sự ảnh hưởng của Mỹ đối với Philippines, thậm chí còn dọa “chia tay” Washington.</p>
<p>Cũng trong bài phát biểu hôm nay, ông Duterte cho biết sẽ sớm thăm Nga. Theo kế hoạch, ông Duterte sẽ tới thăm Brunei, Trung Quốc và Nhật Bản trong tháng này. Ông Duterte đã công khai tuyên bố muốn xây dựng quan hệ thân thiết hơn với Nga cũng như Trung Quốc.</p>
<p>Tháng trước, ông Duterte tuyên bố Manila có thể tìm cách “xoay trục” sang Trung Quốc và Nga để đối trọng với Mỹ và lớn hơn là sự ảnh hưởng của phương Tây.</p>
<p><strong>An Bình</strong></p>
<div>
<div>Tag :<a title=Tổng thống Philippines, thăm Trung QuốcBiển Đôngxoay trục

RFA

Tổng thống Philippines sắp ký sắc lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng

Cuối tháng 10 này Tổng Thống Philippines sẽ ký sắc lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng.Tin này được bà, Bộ trưởng Y Tế Paulyn Ubial tiết lộ hồi sáng nay, khi ra điều trần trước Thượng Viện.
Bà Bộ Trưởng Y Tế Philippines cũng cho biết từng được Tổng Thống Duterte chỉ thị phải có kế hoạch cấm cư dân thành phố Davao hút thuốc nơi công cộng, cho phép chính phủ địa phương được quyền phạt thật nặng như ai vi phạm, nói thêm sau Davao, Tổng thống sẽ ký sắc lệnh áp dụng trên toàn lãnh thổ Phi.
Davao là nơi ông Duterte từng làm thị trưởng, trước khi được người dân chọn để lãnh đạo quốc gia.

Miến Điện: Quân chính phủ tiêu diệt 4 nghi phạm giết cảnh sát

Truyền thông Miến Điện cho hay binh sĩ nước này mới bắn hạ 4 kẻ bị tình nghi nằm trong nhóm đã nổ súng bắn chết 9 nhân viên cảnh sát hôm Chủ Nhật vừa rồi.

Thái Lan: Cảnh sát phát hiện âm mưu đánh bom tại Bangkok

Chính Phủ Thái Lan kêu gọi dân chúng bình tĩnh, sau khi cảnh sát cho hay phát hiện kẻ gian âm mưu đánh bom ngay tại thủ đô Bangkok.

Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals 2016 được trao cho Giáo Sư người Uighurs

Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals 2016 được trao cho Giáo Sư Ihham Tohti, một nhà tranh đấu Hồi Giáo gốc Uighurs hiện đang bị Trung Quốc cầm tù.

Nam Hàn cảnh báo dùng võ lực đối phó tàu cá Trung Quốc xâm phạm hải phận

Chính phủ Seoul cho hay không ngần ngại sử dụng võ lực để đối phó với những tàu cá Trung Quốc đánh bắt hải sản bất hợp pháp trong hải phận của Nam Hàn.

Trung Quốc phát triển nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ để đưa đến biển Đông

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng hôm 11/10 cho biết Trung Quốc đang phát triển nhà máy điện hạt nhân nhỏ nhất thế giới có thể đặt vừa trong một container và chuyển tới lắp đặt trên một đảo đang có tranh chấp ở khu vực biển Đông trong vòng 5 năm tới.

Trung Quốc chỉ trích các hoạt động can thiệp Châu Á của Mỹ

Bắc Kinh hôm nay lên tiếng chỉ trích các hoạt động can thiệp của Hoa Kỳ vào châu Á liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

VOA

  • Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
    THÁNG 10 12, 2016

    Ông Erdogan cảnh cáo TT Iraq hãy ‘biết giới hạn của mình’

  • Cảnh sát Afghanistan đứng bảo vệ gần hiện trường vụ tấn công ở Kabul, Afghanistan, ngày 11 tháng 10 năm 2016.
    THÁNG 10 12, 2016

    Đền Hồi giáo Shia ở Kabul bị tấn công

  • Một sĩ quan quân đội Pakistan chỉ cho các nhà báo những vị trí đóng quân của Ấn Độ tại khu vực chia cắt Kashmir giữa Pakistan và Ấn Độ, ở Bhimber, Pakistan, 1/10/2016.
    THÁNG 10 12, 2016

    Pakistan cấm nhà báo hàng đầu xuất ngoại

  • Một bảng quảng cáo về điện thoại thông minh Galaxy Note 7 tại một cửa hàng ở Seoul, Hàn Quốc, 11/10/2016.
    THÁNG 10 12, 2016

    Samsung cho đổi điện thoại Galaxy Note 7

  • Người dân Thái cầm ảnh của Quốc vương Bhumibol Adulyadej tại bệnh viện Siriraj, nơi nhà vua đang được điều trị, ở Bangkok, Thái Lan, 11/10/2016.
    THÁNG 10 12, 2016

    Thị trường Thái Lan dao động vì bệnh tình của Quốc vương

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.