Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền"

Tuesday, April 13, 2021 // ,

Kenh14.vn

VĂN TIÊN - NGỌC HẢI, THEO DOANH NGHIỆP VÀ TIẾP THỊ 06:42 07/04/2021

Tôi bị thu hút bởi hàng tá âm thanh ở chợ nổi, từ tiếng rao bán trái cây dễ thương đến tiếng cười đùa rôm rả của những cô chú trên bến dưới thuyền...

"Hò ơi, Cần Thơ có bến Ninh Kiều.

Có dòng sông Hậu, có nhiều mỹ nhân...

Hò ơi, Cần Thơ gạo trắng nước trong.

Ai về xứ bạc thong dong cuộc đời...".

Tiếng hò vọng lại của một người phụ nữ lớn tuổi trên chiếc xuồng ba lá chở đầy trái cây như muốn níu chân những vị khách đường xa.

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún di động trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền - Ảnh 1.

"Làm tô hủ tiếu hông?"

Cũng giống như mọi lần, mỗi khi có dịp về Cần Thơ, chợ nổi Cái Răng là địa điểm tôi nhất định phải ghé. Không hẳn có một lý do đặc biệt nào, chỉ đơn giản tôi thích cái cảm giác đi trên sông, ngắm nhìn cuộc sống bình dị của người dân miền sông nước. À mà đúng hơn, tôi bị thu hút bởi hàng tá âm thanh ở chợ nổi, từ tiếng rao bán trái cây dễ thương đến tiếng cười đùa rôm rả của những cô chú trên bến dưới thuyền.

"Karaoke khuyến mãi, hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền"

5h sáng, trong lúc chúng tôi đang loay hoay tìm đò để đi chợ nổi vì bến tàu tạm ngừng hoạt động do thi công bờ kè, một người phụ nữ khoảng 50 tuổi xuất hiện, kèm theo lời mời gọi.

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 2.
Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 2.

Khoảng 6 tháng nay, bến tàu An Bình ngừng hoạt động để thi công công trình bờ kè chống sạt lở ven sông

"Hai đứa có đi chợ nổi không, nhà dì có đò đưa đi nè tụi con. 200 ngàn/đò thôi, tụi con muốn đi bao lâu cũng được, chồng dì chở đi vòng vòng tham quan luôn", chưa kịp để chúng tôi trả lời, dì hồ hởi nói tiếp.

"À mà dì bớt thêm cho 50 ngàn nữa, có đi thì mau mau lên đò, chút xíu nữa là chợ tan rồi".

Nói đoạn, người phụ nữ bến đò nhìn về phía chợ nổi, giọng hào sảng. "Đợt trước dịch Covid, chợ vắng lắm, mấy tháng nay mới đông vui trở lại, bà con ai cũng mừng hết trơn".

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún di động trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền - Ảnh 3.

Tiếng rao bán trái cây của những người phụ nữ miền sông nước

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún di động trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền - Ảnh 4.

Gặp ai, họ cũng nói cười vui vẻ như thể đã quen biết từ lâu...

Vừa bước xuống đò, tiếng rao lanh lảnh của chị gái bán xoài chạy ghe ngang qua khiến tôi chú ý.

"Anh chị cô chú ơi, mua xoài đi. Dạ xoài nhà trồng ngọt lắm, không ngọt không lấy tiền. Xoài 25 ngàn một ký hà, nhà mình mua 5 ký đi, cháu lấy 100 ngàn thôi…".

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún di động trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền - Ảnh 5.

Dứt lời rao, tiếng cười khanh khách của chú Chín lái đò, tiếng nhạc xập xình trên những nhà hàng nổi cho đến tiếng đùa vui của đứa trẻ bến sông càng khiến khu chợ trở nên náo nhiệt.

Đò vừa cập đến đầu xóm chợ, chị Dung đã oang oang mời khách: "Bún bò Huế, bún nước lèo Sóc Trăng, hủ tiếu mì, hủ tiếu giò heo, bánh canh cua… khuyến mãi cho trẻ nhỏ, giao lưu karaoke miễn phí, chơi chủ yếu là vui mà, hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền luôn".

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 6.
Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 6.
Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 6.
Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 6.

Cảnh mua bán tấp nập tại chợ nổi Cái Răng vào buổi sớm mai

Nhiều năm buôn bán đồ ăn trên sông, chị Dung cũng như nhiều tiểu thương khác, hễ thấy du khách đi ngang là nhiệt tình mời gọi. Riết rồi thành quen, có người lên thuyền vì hiếu kỳ, muốn giao lưu ca nhạc, không cần ăn uống, chị Dung vẫn vui vẻ đón tiếp.

"Làm một bài đi em ơi, hát hay chị hổng lấy tiền, chơi chủ yếu vui mà".

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún di động trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền - Ảnh 7.

Nhiều du khách thích thú khi được dạo một vòng chợ nổi, thả hồn mình theo điệu hát, câu hò của người dân quê

Cách đó một đoạn không xa, dì Tuyết khệ nệ bưng rổ trái cây từ dưới ghe lên thuyền lớn, vừa nói vừa cười. Sau một buổi sáng lênh đênh chợ nổi, dì Tuyết cũng bán được vài ký trái cây, kiếm thêm chút tiền để trang trải cuộc sống.

Nhà ở huyện Phong Điền, lại phải nuôi đứa cháu ngoại mồ côi cùng người chồng bệnh tật nhưng lúc nào dì Tuyết cũng vui vẻ, hồ hởi với những vị khách đường xa.

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 8.
Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 8.

Dì Tuyết hào sảng kể cho tôi nghe chuyện 30 năm lênh đênh miền sông nước, vui có, buồn có nhưng chuyện nào dì cũng kể với tinh thần lạc quan nhất

Ăn bún, uống cà phê "di động" giá chỉ 10 ngàn đồng

Dạo khắp một vòng chợ nổi Cái Răng, nhìn những hàng quán "di động" khiến tôi vô cùng thích thú. Thay vì ngồi thưởng thức một tô bún, hủ tiếu, uống ly cà phê trên bờ, đến chợ nổi, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác vừa ăn uống, vừa dập dềnh giữa con nước.

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún di động trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền - Ảnh 9.

Nồi hủ tiếu, bún riêu đặc biệt của dì Hai

"Uống cà phê, đá me đi em ơi, có 10 ngàn một ly à".

"Ai mua bánh bò hông, ai mua bánh bò hơ".

"Dâu xiêm đây, dâu xiêm bao ngọt, không ngọt không tính tiền".

"Hôm nay có tận 10 món, hủ tiếu, bánh canh, cháo lòng nóng hổi vừa thổi vừa ăn đây chị em ơi".

Những chiếc ghe nhỏ cứ chạy lòng vòng trên sông, gặp ai cũng hồ hởi mời chào, ai muốn ăn gì thì gọi, 5 phút là có liền.

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 10.
Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 10.
Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 10.
Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 10.

Vừa hớp ngụm cà phê của dì Bảy, nhìn những cây treo đủ loại hoa quả, rau củ trước mũi ghe, thấy tôi thắc mắc, chú Chín lái đò vội giải thích.

"Người ta gọi đó là cây bẹo, trên mỗi thuyền bán đồ đều gắn một cây sào tre để treo những loại trái cây, củ quả mà thuyền của họ bán. Treo dưa bán dưa, treo chuối bán chuối, à mà có treo quần áo là hổng có bán đâu nghen", nói xong, chú Chín cười hào sảng.

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún di động trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền - Ảnh 11.

Những cây bẹo được treo thẳng đứng trước mũi ghe, thuyền để dễ dàng trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 12.
Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 12.
Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 12.
Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 12.

Theo một số người dân cho biết, hiện mỗi ngày chợ nổi Cái Răng có từ 200 - 300 ghe thuyền lớn nhỏ hoạt động buôn bán từ 5h - 9h sáng. Nhiều năm gắn liền với miền sông nước, các tiểu thương nơi đây đã quen với cảnh ghe thuyền tấp nập trên một đoạn sông ngắn.

Những hôm nào ế khách, chẳng bán được thứ gì, mọi người trên chợ xúm lại kể cho nhau nghe những câu chuyện trong nhà ngoài ngõ. Vui có, buồn có, nhưng chuyện nào qua lời kể của người miền Tây cũng nhẹ nhàng, bình dị như đóa lục bình trôi trên sông.

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún di động trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền - Ảnh 13.

Một em bé bú bình ngồi lọt thỏm trên chiếc thuyền của cha...

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 14.
Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún "di động" trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: "Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền" - Ảnh 14.
Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún di động trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền - Ảnh 15.

Rời chợ nổi, tôi quay lại thành phố để tiếp tục cuộc sống thường nhật. Tạm thời xa cái cảm giác được ăn uống ở các hàng quán "di động" trên sông, quên đi tiếng rao, lời hò hay nụ cười giòn tan của dì Bảy, thím Ba ngoài xóm chợ.

Nếu có dịp, tôi nhất định sẽ ghé về đây - cái mảnh đất gây thương nhớ này!

Về chợ nổi Cái Răng vừa ăn bún di động trên sông, vừa được karaoke khuyến mãi: Hát hay hơn chủ là khỏi trả tiền - Ảnh 16.

Chợ tan, người dân lại quay về với nhịp sống chậm rãi, tiếng hát - câu hò vẫn vọng mãi trong tâm trí của những vị khách đường xa... 


Khi nào rảnh, lại làm một chuyến về miền Tây! Cái vùng đất lạ ghê, càng đi nhiều càng thấy thương, thấy nhớ

Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: "Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi!"

Kenh14.vn

VĂN TIÊN - NGỌC HẢI, THEO DOANH NGHIỆP VÀ TIẾP THỊ 00:00 14/04/2021 

Giữa trời trưa khô hạn, nóng nực, nụ cười của Huy vẫn rất hồn nhiên bên đồng ruộng nứt toác. Cách đó vài bước chân, chị Oanh (mẹ Huy) thở dài ngao ngán vì mòn mỏi đợi mà trời vẫn chưa mưa.

Xót xa những cánh đồng nứt nẻ miền Tây

Những ngày đầu tháng 4/2021, chúng tôi tìm về huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang), một trong các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ hạn hán và xâm nhập mặn.

Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi! - Ảnh 1.

Thay vì làm 3 vụ như trước, những hộ dân ở Gò Công Tây chỉ còn canh tác được 2 vụ vì thiếu nước ngọt

So với một năm trước đây, tình hình hạn mặn ở huyện Gò Công Tây có phần đỡ hơn khi người dân có sự chuẩn bị về nguồn nước sinh hoạt lẫn trồng trọt, chăn nuôi.

Ngồi trước cánh đồng khô hạn, cây lúa chết "yểu" vì thiếu nước, chị Nguyễn Thị Oanh (33 tuổi, ngụ xã Long Bình) thở dài.

"Giờ chỉ chờ đến mùa mưa mới gieo sạ được, chứ trồng xuống là chết luôn. Em nhìn này, có mé mé này lúa mới sống được thôi, ở giữa khô khốc cả rồi", vừa nói, chị Oanh chỉ tay về phía đám ruộng, đất đai nứt toác, khô hạn.

Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: "Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi!" - Ảnh 2.
Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: "Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi!" - Ảnh 2.
Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: "Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi!" - Ảnh 2.
Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: "Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi!" - Ảnh 2.

Những đồng ruộng nứt nẻ, đất đai bạc màu vì thiếu nước...

Không có nhiều đất đai để canh tác, hai vợ chồng chị Oanh sống nhờ vào việc làm thuê, trồng lúa mướn cho người ta. Tuy nhiên, mấy tháng nay, chị rơi vào cảnh "thất nghiệp" vì thiếu việc làm, người dân không thể nào gieo sạ được vì thiếu nước.

"Năm nay nhà nước cho sạ có 2 vụ thôi, tầm này năm ngoái là lúa bắt đầu vào mùa gặt rồi. Nắng nóng thì đỡ hơn trước những vẫn còn khắc nghiệt quá, trồng lúa mà không có nước thì chết luôn", chị Oanh nói.

Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi! - Ảnh 3.

Hai mẹ con chị Oanh buồn bã vì đợi mãi trời không mưa

Đứng cạnh chị Oanh, Huy - cậu con trai có nước da đen nhẻm, vừa nói vừa cười: "Trời nắng lắm nên da con cháy hết. Đây nè, đen thui luôn".

Với những đứa trẻ như Huy, vài năm trước khi hạn mặn chưa nghiêm trọng, sau khi học trên trường, chúng thường ra ngoài ruộng, mé sông để mò ốc, bắt cá. Nhưng giờ thì kênh đã gần cạn nước, lại bị nhiễm mặn, niềm vui tuổi thơ cũng chẳng còn.

Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: "Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi!" - Ảnh 4.
Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: "Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi!" - Ảnh 4.

Nụ cười hồn nhiên của Huy giữa đồng khô nắng cháy

Cách nhà Huy mấy căn, anh Nguyễn Văn Nhi (ngụ ấp Hòa Phú, xã Long Bình) đưa tay quệt mồ hôi nhễ nhại trên mặt, hướng mắt về phía bờ sông, buồn rầu: "Cái sông kia giờ nhiễm mặn đắng luôn rồi, thời tiết gì mà càng ngày càng nóng, không như trước nữa. Mọi năm anh còn trồng lúa được 3 vụ, giờ chỉ có 2 thôi. Mà không biết khi nào mới gieo sạ được".

Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi! - Ảnh 5.

Anh Nhi lo lắng vì thời tiết nắng nóng kéo dài

Theo anh Nhi, đợt hạn mặn kéo dài trong năm 2020 khiến hàng ngàn hộ dân ở các tỉnh miền Tây bị ảnh hưởng nặng nề, cây trồng chết khô vì thiếu nước tưới. Năm nay, chính quyền thông báo chỉ được làm 2 vụ, mỗi công đất trồng lúa sẽ được hỗ trợ 200 ngàn. Nhưng mà khi nào gieo sạ thì phải "tùy theo con nước, mưa sớm mưa trễ, khi nào có nước mới dám trồng".

"Nhà anh có 2 công ruộng thôi, mọi năm thì làm được 3 mùa, kiếm một công ruộng ít nhất cũng 2 triệu tiền lời. Năm nay thì chịu, cái vuông này này, đào lên để nuôi tôm nước lợ, mà hết dịch này tới bệnh kia, giờ khó khăn lắm", anh Nhi chia sẻ.

Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: "Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi!" - Ảnh 6.
Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: "Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi!" - Ảnh 6.

Phần lớn những sông ngòi ở huyện Gò Công Tây đều đã bị nhiễm mặn

"Nhiều người khổ quá, đất đai bỏ không mần được"

Theo nhiều người dân, dù năm nay tình hình khô hạn vẫn chưa "kinh hoàng" như năm 2020 nhưng hầu hết đất đai, nước sông đều đã nhiễm mặn. Để có nước sinh hoạt, nhiều đường ống dẫn nước từ cây nước chính đã được kéo về nhà người dân. Tuy nhiên, muốn sử dụng nước này, cần phải qua một khâu xử lý.

Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi! - Ảnh 7.

Lu nước sông được anh Phương sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày

Cầm trên tay bịch xử lý nước sông đổ vào lu, anh Nguyễn Hồng Phương (44 tuổi, ngụ xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông) cho biết mấy tháng nay, anh không thể nhớ hết số lần phải đi mua bịch xử lý nước để sử dụng.

Dù nước sông đã nhiễm mặn nhưng không còn cách nào khác, gia đình anh Phương cũng như người dân tại đây buộc lòng phải xử lý nước để dùng trong sinh hoạt tắm giặt hằng ngày.

Ngồi trong căn nhà nhỏ, chị Nguyễn Thị Cảnh (vợ anh Trung) vẫn còn nhớ như in cảnh tượng xếp hàng dài đợi xin nước vào đợt hạn mặn năm 2020.

Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: "Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi!" - Ảnh 8.
Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: "Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi!" - Ảnh 8.

Phần cặn đọng lại dưới đáy sau khi cho bịch xử lý nước vào trong lu

"Lúc đó kinh khủng lắm, thiếu nước trầm trọng luôn, chị xách xe chạy đi xa lắc để xin nước mà không có. Hôm nào may mắn thì xin được 1 can 30 lít về dùng, có bữa về tay không. Ai nấy đều mệt mỏi vì trời nắng nóng mà xếp hàng dài, chen nhau để xin nước. Cái kênh này (phía trước nhà) cạn luôn, đất nứt nẻ cả", chị Cảnh nhớ lại.

"Như nhà chị nè, có 1 cái thau lớn, đứng tắm trong đó rồi lấy lại nước tắm để đi dội bồn cầu, giặt đồ chứ có đủ nước để dùng đâu. Ăn uống thì mua nước bình, 12 ngàn 1 bình 20 lít mà dùng, tốn tiền lắm em ơi", chị Cảnh chua xót.

Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi! - Ảnh 9.

Không còn cách nào khác, người dân đều dẫn nước sông nhiễm mặn vào nhà để dùng

Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi! - Ảnh 10.

Cây lúa không thể nào sống được vì thiếu nước

Theo vợ chồng chị Cảnh, tình trạng hạn mặn đã kéo dài từ rất lâu nhưng chưa có năm nào, người dân ở miền Tây phải oằn mình sợ hãi như năm 2020. Cây trái thì chết khô, đất đai nhiễm mặn, thiếu nước, không thể nào trồng trọt, thời tiết bất ổn khiến việc chăn nuôi cũng khó khăn hơn…, giờ nhắc lại, ai nấy đều lo sợ.

"Lo lắm, năm nay mà hạn kéo dài như năm ngoái chắc bà con không biết xoay xở ra sao. Nhiều người khổ quá, đất đai bỏ không mần được. Không có nước khổ lắm, thiếu gì cũng được, chứ thiếu nước sao được", anh Phương nói.

Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: "Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi!" - Ảnh 11.
Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: "Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi!" - Ảnh 11.
Người miền Tây bên những cánh đồng nứt toác vì hạn mặn: Lúa trồng xuống là chết, nước sông mặn đắng cả rồi! - Ảnh 12.

Nhiều diện tích hoa màu bị hư hại do thiếu nước tưới

Có lẽ với người dân trong vùng hạn mặn ở miền Tây, điều họ mong muốn nhất lúc này là trời nhanh chóng mưa xuống để mùa vụ được tiếp tục diễn ra. Chứ kéo dài, người dân khổ càng thêm khổ…

Thông tin từ Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, mùa mưa năm nay tại miền Nam có thể đến sớm hơn mọi năm, tập trung khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5.

Tuy nhiên, lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với những năm trước đây, các cơn mưa lớn diện rộng sẽ có khoảng 7-8 đợt, xuất hiện từ khoảng tháng 5-10, trung bình mỗi tháng có 1-2 đợt mưa lớn.

Việc dự báo lượng mưa thiếu hụt trong năm 2021 sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân miền Tây, cho nên cần phải chuẩn bị các biện pháp để tích trữ nước ngọt cũng như đưa ra được giải pháp cho các hiện tượng xâm nhập mặn.

Powered by Blogger.