Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Biến nguy cơ thành thời cơ: Thế giới cần thoát khỏi phụ thuộc vào TQ – Viện Hoover

Sunday, March 29, 2020 // ,
Biến nguy cơ thành thời cơ: Thế giới cần thoát khỏi phụ thuộc vào TQ – Viện Hoover

  • 28/03/2020
Khi các nước trên thế giới đang vật lộn để chống lại dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” (còn gọi là viêm phổi Vũ Hán, viêm phổi coronavirus mới, COVID-19), chính quyền Bắc Kinh đã phát động chiến dịch tuyên truyền ra thế giới nhằm viết lại lịch sử nguồn gốc virus, thậm chí đẩy trách nhiệm virus là do Mỹ tạo ra. Nhà nghiên cứu Michael Auslin thuộc Viện Hoover tại Đại học Stanford ở Mỹ đã công bố bài viết chỉ ra rằng, trước khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng đầu tiên của thế kỷ 21 do “viêm phổi Trung Cộng” gây ra, các nước nên tận dụng cơ hội này như một bước ngoặt để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nhà Trắng (Ảnh: David Mark từ Pixabay )
Mới đây trang Real Clear Politics về dữ liệu tin tức và thăm dò ý kiến ​​chính trị Mỹ đã công bố một bài viết của Austin, theo đó chỉ ra trong khi các nước trên thế giới đang phải chiến đấu chống lại dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” thì chính quyền Bắc Kinh đã sử dụng Mặt trận Thống nhất để viết lại lịch sử nguồn gốc virus nhằm thoái thác trách nhiệm. Về vấn đề này, các nước trên thế giới nên xem cuộc khủng hoảng do bệnh dịch này gây ra như một bước ngoặt, qua đó suy nghĩ lại về sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Bắc Kinh phát động Mặt trận Thống nhất viết lại lịch sử dịch bệnh

Austin chỉ ra mục tiêu Mặt trận Thống nhất của chính quyền Bắc Kinh rất đơn giản và rõ ràng, họ muốn viết lại lịch sử về nguồn gốc dịch bệnh để thoái thác trách nhiệm về giai đoạn đầu dịch bệnh là do họ đã chậm trễ phòng ngừa, khiến virus lây lan ra toàn thế giới. Với kế hoạch này, ĐCSTQ đã tích cực phát động cuộc tấn công trên mặt trận tuyên truyền, trong nỗ lực thiết lập một hình ảnh lịch sử mới của ĐCSTQ trong cộng đồng quốc tế. Mục đích là làm thay đổi thực tế rằng Bắc Kinh là thủ phạm trong sự lây lan của “virus Trung Cộng” ở Trung Quốc và trên toàn cầu, bởi vì các quan chức ĐCSTQ đã được thông báo về virus corona mới từ tận tháng 12/2019 nhưng họ không có hành động cảnh báo và không thực hiện biện pháp phòng ngừa nào để ngăn chặn dịch bệnh sớm hơn.
Do ĐCSTQ quá chú trọng vào thể diện cũng như tính hợp pháp của họ, vì vậy đã đe dọa những người lên tiếng cảnh báo như bác sĩ Lý Văn Lượng, đã kiểm duyệt ngăn chặn những tiếng nói cảnh báo tình hình thực tế dịch bệnh trên truyền thông xã hội, tất cả điều này là để che đậy sự thật và những tiếng nói phản biện.
Không bất ngờ khi trên trường quốc tế, chính quyền Bắc Kinh cũng có những chức sắc quan trọng giúp họ ‘trang điểm’. Trong vài tháng liền Tổng giám đốc Tedros Adhanom của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã luôn từ chối thừa nhận đây là đại dịch, thậm chí còn cảm ơn chính quyền Bắc Kinh “giúp chúng ta an toàn hơn”. Rõ ràng, cũng chính vì chính sách tiền tệ của Bắc Kinh đối với WHO mà tổ chức này đã từ chối cho Đài Loan gia nhập.
Điều gây sốc nhất là một số quan chức ĐCSTQ thậm chí còn tuyên bố rằng loại virus mới này hoàn toàn không có nguồn gốc từ Trung Quốc Đại Lục, trong khi những người như Tedros Adhanom thì ám chỉ rằng ở mức độ nào đó, có thể thấy phản ứng của Bắc Kinh đã cho thế giới có thêm thời gian để đối phó với khủng hoảng… Điều này cho thấy nỗ lực của bộ máy tuyên truyền ĐCSTQ để làm cho cộng đồng quốc tế hưởng ứng ủng hộ mô hình cai trị của họ thay vì lên án họ.
Thực tế là trong vài tuần sau khi được cảnh báo tình hình dịch bệnh nhưng chính quyền Bắc Kinh đã “án binh bất động”, cũng từ chối cho các nhóm chuyên gia dịch tễ học nước ngoài xin vào hỗ trợ, như Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC). Do đó, các nước trên thế giới không thể biết sớm và chính xác tình hình dịch bệnh.

Toàn cầu hóa và lợi ích của ĐCSTQ

Dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” đã trở thành sức ép khủng khiếp đối với ĐCSTQ, khiến họ lo ngại các nước trên thế giới đang nhìn nhận lại tình trạng của họ đối với Trung Quốc Đại Lục ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, vì vậy Bắc Kinh rất quan tâm đến hiệu quả hoạt động của Mặt trận Thống nhất trong tuyên truyền hình ảnh của họ ra thế giới.
Có thể nói, đại dịch “viêm phổi Trung Cộng” đã gợi nghi ngờ về vấn đề toàn cầu hóa là xu hướng chủ đạo. Hàng thập kỷ biên giới mở với du lịch liên lục địa, du học… không hạn chế đã gây ra lỗ hổng khó lường đối với vấn đề dân số và nền kinh tế các nước trên thế giới. Những người tin rằng thị trường toàn cầu hóa là mô hình kinh tế tốt nhất và luôn hiệu quả, bây giờ không thể không suy nghĩ lại xem liệu toàn cầu hóa có phải là hệ thống tốt nhất để đối phó với dịch bệnh như virus corona, đặc biệt là tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập khắp thế giới (Ảnh minh họa: IMGUR.COM)
Từ quan điểm phát triển kinh tế toàn cầu mở ra hồi năm 1980, về đại thể thì chất vấn về toàn cầu hóa ngày nay thực tế chính là chất vấn về mối quan hệ giữa thế giới và Trung Quốc. Như các Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio và Tom Cotton đã chỉ ra, Mỹ và thế giới có trách nhiệm thận trọng trong việc xem xét lại sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Kể từ khi bùng phát bệnh “viêm phổi Trung Cộng” đã cảnh tỉnh cho người Mỹ biết rằng Trung Quốc Đại Lục là nơi cung ứng chính của ngành dược phẩm Mỹ. Do phụ thuộc vào Trung Quốc nên lần đầu tiên tình trạng thiếu thuốc đã xảy ra. Vì 80% nguyên liệu sản xuất thuốc (Active Pharmaceutical Ingredients, API) ở Mỹ đến từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc Đại Lục (và Ấn Độ); 45% penicillin được sản xuất ở Trung Quốc Đại Lục, gần như 100% Ibuprofen cũng là từ quốc gia này. Rosemary Gibson, tác giả của “China Rx 2019”, đã làm chứng trước Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung, chứng minh về sự phụ thuộc nghiêm trọng này. Tuy nhiên đã không có gì thay đổi xảy ra đối với chuỗi cung ứng quan trọng nhất này.
Toàn bộ nền kinh tế Mỹ và thế giới đang lặp lại thảm kịch phụ thuộc này. Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc Đại Lục dưới sự cai trị của ĐCSTQ trong vài thập kỷ qua đã gây ra lỗ hổng trong các ngành công nghiệp quốc nội tại nhiều nước trên thế giới, đã là rào cản đối với các nước như Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng công nghiệp. Trên thực tế, các công ty Trung Quốc đã thành nhà cung cấp duy nhất hoặc chính yếu trong nhiều ngành công nghiệp trên thế giới. Vì thực tế giá thành cao từ các nhà sản xuất khác ngoài Trung Quốc, và thực tế cũng hiếm có nước nào có thể làm theo mô hình cơ sở hạ tầng của Trung Quốc và cung cấp một lượng lớn lao động giá rẻ.

Nhìn lại toàn cầu hóa và mô hình ĐCSTQ

Virus corona mới có thể sẽ không gây hiểm họa đối với thế giới, tương tự như các nước không bao giờ nên để cho kinh tế nước mình quá phụ thuộc Trung Quốc Đại Lục. Điểm độc đáo của dịch virus corona mới là liên kết hai vấn đề dường như không liên quan này với nhau. Đây là lý do tại sao chính quyền Bắc Kinh mong muốn trốn tránh trách nhiệm và tránh những lời chỉ trích, vấn đề không chỉ vì tình trạng vô năng của họ mà còn vì hệ thống toàn cầu hóa được kiến lập từ năm 1980 giờ đã trở thành tâm điểm chú ý. Như vậy, virus corona trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền tảng của mối quan hệ giữa Trung Quốc với cộng đồng quốc tế trong các lĩnh vực từ du lịch đến thương mại, từ trao đổi văn hóa đến hợp tác khoa học.
Riêng đối với nước Mỹ, có lẽ dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” khiến nước Mỹ phải xem xét ba vấn đề hệ trọng nhất:
Thứ nhất, Chính phủ Mỹ phải ủy thác một tỷ lệ nhất định sản xuất trong nước đối với các loại thuốc quan trọng, thuốc hàng ngày, vật tư y tế khẩn cấp (như khẩu trang và quần áo bảo hộ) và thiết bị y tế cao cấp (như máy thở) để ứng phó được với làn sóng tiếp theo của dịch “viêm phổi Trung Cộng”. Ngoài ra, việc kiểm soát cung ứng thuốc và thiết bị quan trọng của Mỹ cho phép Chính phủ Mỹ tiếp tục hỗ trợ cho các nước khác trong tình huống khẩn cấp tương tự, hiện tại Mỹ không thể làm được và chính quyền Bắc Kinh đang sử dụng điều này để cố gắng thiết lập hình ảnh quan hệ công chúng mới của họ.
Thứ hai, giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc Đại Lục. Các vật liệu như đất hiếm (trong đó 80% là từ Trung Quốc Đại Lục) nên được sản xuất ở Trung Quốc càng nhiều càng tốt. Quân đội Mỹ cần hạn chế tất cả các sản phẩm từ bóng bán dẫn đến cao su săm lốp, để giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng Trung Quốc Đại Lục.
Thứ ba, Chính phủ Mỹ phải đảm bảo rằng chính quyền Bắc Kinh không thể kiểm soát ngành sản xuất chip bán dẫn toàn cầu, đây là nhiệm vụ ưu tiên của ĐCSTQ hiện nay. Nếu không, trong nền kinh tế kỹ thuật số, Mỹ sẽ dựa vào Trung Quốc Đại Lục trong một thời gian dài.
Tổng kết lại, dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” là một bước ngoặt đối với Trung Quốc và thế giới. Trong bối cảnh Mỹ và các nước khác trên thế giới đang nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, trước mắt cộng đồng quốc tế không nên để Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ viết lại lịch sử của đại dịch này. Về lâu dài, thế giới phải cẩn thận tìm cách cải tổ toàn cầu hóa bằng cách định hình lại mô hình kinh tế – xã hội của các nước.
Michael Auslin -  Viện Hoover

Tin tổng hợp – 29/03/2020

Tin tổng hợp – 29/03/2020

(AFP) – Một cựu bộ trưởng Pháp là nạn nhân của Covid-19.
Cựu bộ trưởng và chủ tịch Hội đồng tỉnh Haut-de-Seine, Patrick Devedjian 75 tuổi đã qua đời vì virus corona đêm thứ Bảy rạng sáng Chủ Nhật 29/03/2020, theo như thông cáo của hội đồng tỉnh. Từng là luật sư, nghị sĩ, phát ngôn viên của đảng Tập hợp vì nền Cộng hòa RPR (1999-2001) – tiền thân của đảng Những người cộng hòa LR hiện nay, ông Patrick Devedjian đã nắm giữ nhiều chức vụ bộ trưởng trong những năm 2000 dưới các đời tổng thống Jacques Chirac và Nicolas Sarkozy.
(AFP) – Thêm một nạn nhân cho hàng kém chất lượng Trung Quốc. 
Sau Tây Ban Nha đặt “nhầm” hàng “dỏm”, đến lượt Hà Lan mua phải khẩu trang không đạt chuẩn từ Trung Quốc. Vài trăm nghìn chiếc khẩu trang KN95 mà Hà Lan nhận được hôm 21/03 và được phân phát đến các bệnh viện để chống dịch Covid-19 đã không đạt đủ tiêu chuẩn cần thiết. Ngày 28/03, chính phủ ra thông báo thu hồi 600.000 chiếc, chiếm một nửa lô hàng 1,3 triệu khẩu trang FFP2, do những khẩu trang này không ôm sát mặt hoặc có phần lọc rất mỏng không thể ngăn virus thâm nhập.
(AP) – Liên Hiệp Quốc có 86 nhân viên bị nhiễm virus corona. 
Những nhân viên này làm việc trên khắp thế giới, ở châu Âu, châu Phi, châu Á, Trung Đông và Hoa Kỳ. Để ngăn tình trạng lây lan, đa số nhân viên của Liên Hiệp Quốc làm việc từ nhà. Thông thường có 11.000 lượt người ra vào trụ sở ở New York, đến sáng 27/03 chỉ còn 140 lượt.
(AFP) – Nga ngưng các hoạt động khai thác dầu tại Venezuela.
Thông báo ngày 28/03/2020 của Tập đoàn dầu khí lớn nhất của Nga – Rosneft nêu rõ hãng này “ngưng mọi hoạt động tại Venezuela và nhượng lại toàn bộ cổ phần” của hãng tại đất nước Nam Mỹ này. Thông báo này của Rosneft đưa ra trong bối cảnh chính quyền Washington hồi tháng 2/2020 gia tăng trừng phạt chi nhánh của Rosneft vì sự hiện diện của hãng này tại Venezuela.
(AFP) – NATO kêu gọi “hưu chiến nhân đạo” ở Afghanistan.
Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg có lời kêu gọi này ngày 29/03/2020 trong khi đất nước Tây Á này đang phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19. Hiện tại, Afghanistan ghi nhận có 2 ca tử vong, 80 người dân Afghanistan nhiễm bệnh và 4 ca là quân nhân nước ngoài. Trong tình hình dịch tễ khẩn cấp, chính quyền Kabul thông báo thả 10.000 tù nhân trong những ngày sắp tới nhằm tránh dịch bệnh lây lan.
(AFP) – Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi ngừng bắn trên toàn Syria. 
Lời kêu gọi được hai định chế lần lượt đưa ra ngày 28 và 29/03/2020 nhằm hỗ trợ Syria đối phó một cách tốt nhất với dịch virus corona, dù hiện nước này mới chính thức thông báo có 5 ca nhiễm, trong khi có đến 6,5 triệu người dân đang phải đi lánh nạn. Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Âu cũng kêu gọi trả tự do cho những người bị chế độ Bachar Al Assad bắt giam.
(AFP) – Groenland cấm uống rượu ở thủ phủ Nuuk. 
Quyết định được chính quyền hòn đảo của Đan Mạch đưa ra tối 28/03/2020 nhằm giảm tình trạng bạo lực, đặc biệt là để bảo vệ trẻ em, trong thời gian phong tỏa vì virus corona. Gần một phần ba người dân Groenland từng bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ. Hiện tượng này liên quan phần lớn đến uống rượu, chất gây nghiện và tình trạng phớt lờ quyền của trẻ em. Chính quyền địa phương muốn xóa bỏ tình trạng lạm dụng trẻ vị thành niên từ nay đến năm 2022.

Điểm tin thế giới sáng 29/3:

Công chúa Tây Ban Nha trở thành nhân vật

hoàng gia đầu tiên qua đời vì virus Vũ Hán

Băng Thanh
Mục Điểm tin thế giới sáng Chủ nhật (29/3) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
Công chúa Tây Ban Nha trở thành nhân vật hoàng gia đầu tiên qua đời vì virus Vũ Hán
Theo Fox News, công chúa, 86 tuổi, là chị em họ với Vua Felipe VI của Tây Ban Nha. Anh trai của bà, Hoàng tử Sixto Enrique de Borbon, Công tước xứ Aranjuez, thông báo trên Facebook rằng bà đã qua đời vì nhiễm virus Vũ Hán.
“Vào chiều nay…. chị gái Maria Teresa de Borbon Parma và Borbon Busset của chúng tôi, nạn nhân của virus corona COVID-19, đã qua đời ở Paris ở tuổi tám mươi sáu”, thông báo đăng trên Facebook cho biết.
Việc công chúa Maria Teresa qua đời diễn ra chỉ vài tuần sau khi Vua Felipe VI của Tây Ban Nha cho kết quả âm tính với virus.
Theo tờ People, công chúa sinh ngày 28/7/1933. Bà học tại Pháp và trở thành giáo sư Đại học Sorbonne tại Paris, Pháp và giáo sư xã hội học tại Đại học Complutense của Madrid, Tây Ban Nha. Lễ tang cho công chúa đã được tổ chức vào thứ Sáu (27/3) tại Madrid.
Thành phố Vũ Hán bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa vì dịch bệnh
Theo VOA, thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nơi dịch virus corona bùng phát đầu tiên, bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài hai tháng vào ngày thứ Bảy (28/3) bằng cách khởi động lại một số dịch vụ tàu điện ngầm và mở lại các đường ranh giới.
Trước đó, chính phủ Trung Quốc đã thi hành các biện pháp hà khắc để ngăn chặn người dân đi vào hoặc rời khỏi thành phố công nghiệp 11 triệu dân ở miền trung Trung Quốc. Các gia đình bị buộc phải ở trong nhà. Dịch vụ xe buýt và taxi đã bị đình chỉ, và chỉ những cửa hàng thiết yếu mới được phép mở cửa.
Số người chết vì virus Vũ Hán ở Ý vượt quá 10.000 người
Theo VOA, số người chết vì dịch viêm phổi Vũ Hán ở Ý đã vượt quá 10.000 người vào ngày thứ Bảy (28/3), và con số này sẽ khiến cho việc phong tỏa toàn quốc kéo dài thêm một khoảng thời gian.
Các quan chức cho biết số liệu lẽ ra còn tệ hơn nếu không có lệnh phong tỏa toàn quốc.
Là quốc gia phương Tây đầu tiên ban hành những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc đi lại sau khi phát hiện ổ dịch năm tuần trước, Ý đã ngày càng thắt chặt những hạn chế này. Hi vọng nới lỏng chúng kể từ ngày thứ Sáu tuần sau (3/4) đang mờ dần.
Mỹ khuyến cáo không tự dùng thuốc sốt rét chữa virus Vũ Hán
NBC News trích dẫn thông báo của Cơ Quan Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (U.S CDC) đưa ra thứ Bảy (28/3), rằng dùng thuốc sốt rét Chloroquine không có toa và không theo hướng dẫn của bác sĩ để tự chữa virus Vũ Hán sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng, ngay cả tử vong.
Thông báo kêu gọi các giới chức y tế khuyến cáo dân chúng đừng tự chữa bằng cách dùng chloroquine từ những hóa chất rửa hồ cá. Dù cùng tên trong thành phần hóa học ghi trên bao bì, Chloroquine dùng trong y dược được bào chế ở dạng khác hoàn toàn.
Thuốc Chloroquine, người Việt quen gọi là thuốc Ký Ninh, trị sốt rét.
An ninh mạng Hoa Kỳ: Hoạt động của tin tặc Trung Quốc tăng mạnh trong đại dịch
Theo Taiwan News, vào ngày 25/3, công ty an ninh mạng Hoa Kỳ FireEye đã đưa ra một cảnh báo về sự gia tăng đột biến các hoạt động tấn công mạng kể từ tháng 1, và nghi ngờ kẻ tấn công là nhóm tin tặc của Trung Quốc.
Nhóm hack APT41 đã tăng cường hoạt động từ ngày 20/1 đến ngày 11/3, trùng hợp với sự lây lan mạnh mẽ của virus Vũ Hán. Các quốc gia bị nhắm mục tiêu là Úc, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Philippines, Ba Lan, Qatar, Ả Rập Saudi, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Anh và Hoa Kỳ, theo báo cáo.
Kiến trúc sư an ninh của FireEye, Christopher Glyer cho rằng sự gia tăng hoạt động hack có thể liên quan đến sự gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong bối cảnh nhiều tranh chấp, bao gồm cả thương mại và virus Vũ Hán gần đây.

Điểm tin thế giới chiều 29/3

Vatican: Giáo hoàng và các phụ tá thân cận

không nhiễm virus Vũ Hán

Băng Thanh
Mục Điểm tin thế giới chiều Chủ nhật (29/3) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
Vatican: Giáo hoàng và các phụ tá thân cận không nhiễm virus Vũ Hán
Reuters đưa tin, hôm thứ Bảy (28/3), Tòa thánh Vatican cho biết, kết quả xét nghiệm được thực hiện trong tòa nhà nơi Đức Giáo hoàng ở cho thấy, Giáo hoàng và các phụ tá thân cận không bị nhiễm virus Vũ Hán.
Trong một tuyên bố, phát ngôn viên của Vatican, ông Matteo Bruni cho biết, các xét nghiệm đã được tiến hành trên 170 người ở Vatican và 6 người đã cho kết quả dương tính, bao gồm một trong vài chục cư dân thường trú của nhà khách Santa Marta trong khuôn viên của Vatican.
“Tôi có thể xác nhận rằng cả Đức Thánh Cha và các phụ tá thân cận nhất của ngài đều không nằm trong số này”, ông Matteo Bruni cho biết.
Hàn Quốc cách ly tất cả người nhập cảnh
Theo Reuters, Thủ tướng Hàn Quốc hôm 29/3 tuyên bố những người nhập cảnh vào nước này sẽ buộc phải cách ly trong hai tuần nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán.
“Để ngăn chặn hiệu quả việc nhập cảnh vì những mục đích không quan trọng như du lịch, chúng tôi sẽ mở rộng biện pháp cách ly bắt buộc với tất cả người nước ngoài đến lưu trú trong thời gian ngắn”, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết trong cuộc họp của chính phủ, nói thêm lệnh mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4.
Chính sách cũng sẽ được áp dụng với cả công dân Hàn Quốc nhập cảnh vào đất nước. Nếu người nước ngoài không có nơi cư trú tại Hàn Quốc, họ sẽ bị cách ly trong những cơ sở do chính phủ chỉ định và tự trả phí.
Úc: Hạn chế tiếp xúc xã hội làm chậm sự lây lan của virus Vũ Hán
Reuters đưa tin, vào hôm Chủ nhật (29/3), Thủ tướng Úc, ông Scott Morrison cho biết tốc độ lây nhiễm virus Vũ Hán ở Úc đã giảm một nửa trong những ngày gần đây.
Thủ tướng cho biết, sự gia tăng hàng ngày các ca nhiễm virus trong những ngày gần đây là khoảng 13% -15%, giảm từ 25% -30% so với một tuần trước, cho thấy biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội đang có hiệu quả.
Dân Trung Quốc chạy khỏi vùng dịch, gây ẩu đả tại cầu nối Hồ Bắc và Giang Tây
Cảnh sát Trung Quốc ở hai tỉnh Hồ Bắc và Giang Tây mới đây đã đánh lẫn nhau và đánh những người dân tìm cách vượt qua cây cầu nối liền hai tỉnh này, theo hình ảnh được các nhân chứng đưa lên trang mạng xã hội hôm 27/3.
Hình ảnh thu được ở cây cầu bắc ngang sông Dương Tử vào ngày 27/3 cho thấy tình trạng hỗn loạn xảy ra khi dân chúng tìm cách ra khỏi tỉnh Hồ Bắc, trong khi cảnh sát tỉnh Giang Tây ở phía bên kia cầu tìm cách chặn không cho họ vào tỉnh này, theo bản tin của hãng thông tấn UPI.
Hình ảnh cũng cho thấy các xe cảnh sát bị lật, máy truyền tin rơi rớt trên đường, cảnh sát đấm đá lẫn nhau, trong khi đám đông dân chúng hò hét phẫn nộ, đứng tụ tập đông đảo chứ không theo lệnh giữ khoảng cách. Theo nguồn tin này, có khoảng một chục cảnh sát viên của cả hai tỉnh đã bị thương.
Các tù nhân ở Florida, Mỹ may khẩu trang cho các bệnh viện
Theo Fox News hôm 28/3, các tù nhân tại một trung tâm giam giữ ở tiểu bang Florida đang may khẩu trang cho các bệnh viện địa phương trong bối cảnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành ở Mỹ.
Bốn phụ nữ tại Trung tâm giam giữ quận Hernando ở Brooksville đã làm hơn 130 khẩu trang trong ngày đầu tiên của họ, bản tin của Fox 13 cho biết.
Trung úy Teresa Stevens cho biết, nhìn thấy các tù nhân mỉm cười khi họ cảm thấy tự hào và chủ động trong dự án là một món quà tuyệt vời.

Powered by Blogger.