Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin đọc nhanh – 04/08/2019

Sunday, August 4, 2019 // ,
Tin đọc nhanh – 04/08/2019

(DPA) – Việt Nam : Ít nhất một người chết, 13 mất tích do bão Wipha.
Bão Wipha (tức bão số 3) tràn vào miền bắc Việt Nam cuối tuần này khiến một người chết tại tỉnh Bắc Kạn, 13 người mất tích tại Thanh Hóa, theo thông tin của Ban chỉ đạo phòng chống Thiên tai Việt Nam ngày 03/08. Mưa lớn kéo dài đến tối hôm nay, 04/08, có thể lên đến 400 mm tại một số khu vực.
(Yonhap) - Nhật Bản buộc một bảo tàng Đức không trưng bày tượng « Phụ nữ giải sầu ».
Bức tượng được bà Han Jung Hwa, chủ tịch hội Korea Verband tặng cho bảo tàng Ký ức quốc gia Ravensbrück ở Đức vào năm 2017 để tưởng nhớ đến những phụ nữ Triều Tiên làm nô lệ tình dục cho quân đội Thiên Hoàng trong Thế Chiến II. Ngày 04/08/2019, hội Korea Verband cho biết Nhật Bản đã gây sức ép để bảo tàng không trưng bày bức tượng này, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Seoul.
(AFP) - Một ban nhạc Thái Lan xin tị nạn tại Pháp.
Cuối tháng 07/2019, các thành viên của ban nhạc Faiyen (tạm dịch Lửa lạnh) đã nhận được visa đặc biệt cho phép họ đến Pháp nộp hồ sơ xin tị nạn. Quá trình xét hồ sơ sẽ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Nổi tiếng về quan điểm chống chế độ quân chủ, ban nhạc sẽ tiếp tục sự nghiệp âm nhạc để kể lại câu chuyện của nhóm, theo phát biểu của một thành viên ban nhạc với AFP hôm 03/08/2019.
(AFP) - Ngoại trưởng Iran bị Mỹ trừng phạt, có thể vì từ chối gặp tổng thống Trump.
Ngày 04/08/2019, một số quan chức Iran đã khẳng định thông tin được tạp chí New Yorker nêu trong một bài viết ngày 02/08. Theo một quan chức Iran, « các biện pháp trừng phạt này phần nào cho thấy các chính trị gia Nhà Trắng xen cả lý do cá nhân ».
(AFP) – Tân thủ tướng Anh kêu gọi Bruxelles xét lại thỏa thuận Brexit. 
Thủ tướng Anh Boris John hôm qua, 03/08/2019, đề nghị Liên Hiệp Châu Âu đàm phán lại về thỏa thuận Anh chia tay với Liên Âu, với lý do thành phần Nghị Viện Châu Âu đã thay đổi sau cuộc bầu cử. Đến 61% nghị sĩ Châu Âu là người mới. Về phần mình, Bruxelles thường xuyên khẳng định không xét lại thỏa thuận đã đạt được hồi cuối 2018, sau 17 tháng thương lượng cam go. Cựu thủ tướng Anh Therasa May đã từ chức sau khi Nghị Viện Anh ba lần bác bỏ thỏa thuận đã ký với Liên Âu.
(AFP) – Mỹ và Taliban bắt đầu vòng đàm phán thứ 8. 
Hoa Kỳ và Taliban khởi sự đàm phán tại Qatar ngày hôm qua 03/08/2019. Washington nỗ lực để đạt thỏa thuận với Taliban trước cuộc bầu cử ngày 28/9. Mỹ sẽ giảm quân tại Afghanistan, đổi lại Taliban cam kết cắt đứt quan hệ với Al-Qaida, và chấp nhận ngừng bắn. Thỏa thuận giữa hai bên sẽ mở đường cho đối thoại giữa Taliban và chính quyền Kabul, có thể mở ra tại Oslo, ngay trong tháng 8 này.

Tin Việt Nam – 04/08/2019

Tin Việt Nam – 04/08/2019

‘Nước ta có bốn nữ hoàng’ –

nỗi đau cho phụ nữ Việt Nam

Một cựu giáo viên dạy tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà nội nói bà ‘vừa buồn cười vừa đau’ về một số quan chức nữ ở Việt Nam bị dư luận chế nhạo trong thời gian qua.
Bên lề một hội thảo tư về Việt Nam học ở Porto, Bồ Đào Nha, hồi trung tuần tháng 7/2019, nhà giáo Phạm Chi Mai, người đã có thâm niên 55 năm trong nghề, bình luận với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt về bốn nhân vật quan chức nữ bị người dân cười nhạo vì có những hành động và lời nói ‘phản cảm’ hay ‘ngớ ngẩn’.
“Ngoài trên mạng ra, ngay cả khi tôi đi chợ, các bà bán rau cũng đọc cho nhau nghe. [Họ nói] Việt Nam bây giờ hơn nước Anh rồi. Nước Anh có một nữ hoàng, còn Việt Nam chúng mình có bốn nữ hoàng”.
Câu chuyện cô gái vụ ném giày ở Thủ Thiêm
Giáo dục Việt Nam thời ‘buôn chữ bán sách’
Bà Phạm Chi Mai kể thêm chi tiết vì sao bốn nữ lãnh đạo lại được người dân mệnh danh là nữ hoàng Mít, nữ hoàng Dép, nữ hoàng Lon và nữ hoàng Lu.
“Đấy là điều mà người ta cười và chế nhạo.
“Chế nhạo thứ nhất là óc đậu phụ của những người phụ nữ như vậy mà lại đi làm quan chức. Thứ hai, họ chế nhạo những người đưa những phụ nữ đó lên và để họ ở vị trí như vậy với những câu nói ngớ ngẩn đến như thế.
“Chúng tôi vừa buồn cười mà vừa đau cho người phụ nữ Việt Nam.
“Họ lại đưa cả mặt lên. Nói thật, tôi là phụ nữ mà trông thấy những gương mặt đó tôi cũng thấy phản cảm. Đó là điều rất bất lợi cho lãnh đạo của chính quyền.”
Bốn ‘nữ hoàng’ là ai?
- Bà Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, kiêm Trưởng Ban Tuyên giáo của Thành ủy TP.HCM: Hồi đầu tháng 1/2019, rất nhiều người xem và chia sẻ một clip có hình ảnh bà Thân Thị Thư bóc mít ăn và chăm chú xem điện thoại trong lúc ngồi ghế chủ tọa buổi gặp mặt báo chí đầu năm. Đây là chủ đề cho nhiều facebooker bình luận về cách văn hóa ứng xử của một người nữ lãnh đạo.
- Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM: trong một buổi tiếp xúc cử tri quận 2 vào sáng 20/10/2018, một phụ nữ trong khán phòng do quá bức xúc đã rút chiếc giày đang đi và ném thẳng vào bà Tâm. Bà Nguyễn Thị Thùy Dương, người ném giày, sau đó cho BBC biết bà và người dân bức xúc vì Ủy ban Nhân dân quận 2 mập mờ trong việc đền bù cho người dân khi xây trụ sở Ủy ban Nhân dân quận. Bà Dương cho biết bà đã bị phạt 750.000 đồng về tội “ném vật dụng vào người khác” và “đã nộp phạt rồi.”
Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch: Cuối tháng 6/2019, Bộ Văn hóa có công văn chấn chỉnh hoạt động quảng cáo sản phẩm Coca – Cola. Bà Ninh Thị Thu Hương giải thích đó là vì chiến dịch “Mở lon Việt Nam”của hãng này thể hiện sự không trang trọng, gây phản cảm. Trả lời báo Tuổi trẻ, bà Ninh Thị Thu Hương nói: “Hãy giả sử người người ta thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó… Từ “lon Việt Nam” có rất nhiều vấn đề”. Sau đó, có chuyên gia ngôn ngữ đã lên tiếng phản biện và cho rằng tên chiến dịch quảng cáo này không có gì là phản cảm. Cộng đồng mạng cũng dậy sóng với nhiều bài viết chế nhạo cách giải thích của bà Hương.
Bà Phan Thị Hồng Xuân, Đại biểu Hội đồng nhân dân khóa IX, Trưởng khoa Đô thị học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM: ngày 12/7, tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 15, PGS Phan Thị Hồng Xuân đã đề xuất ý kiến các hộ gia đình nên trang bị một lu to để chứa nước nhằm chống ngập vào mùa mưa. Đề xuất này đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều, đa số là chế nhạo, trên mạng xã hội và truyền thông trong nước. Sau đó bà Hồng Xuân đã nộp đơn xin nghỉ phép dài ngày vì ‘cần nghỉ ngơi sau biến cố quá lớn với bản thân’, theo các báo Việt Nam.
Gian lận điểm, nỗi xấu hổ giáo dục Việt Nam
Ông Nhạ ‘không thể không chịu trách nhiệm’
Việt Nam: Học càng cao, càng thất nghiệp?
‘Cái tát cuối cùng là dành cho Bộ trưởng Bộ giáo dục’
Bình luận về tình hình nền giáo dục Việt Nam hiện nay, nhà giáo Phạm Chi Mai chia sẻ với BBC:
“Đây cũng là một điều làm chúng tôi buồn quá đi. Vì ngay cả người đứng đầu cao nhất của Bộ Giáo dục cũng làm cho dân chúng tôi trong ngành không thấy phục – không thấy phục về cách ứng xử, về thái độ đối với công việc chung, về cái cảnh mà trong khi họp quốc hội ông ngồi ngủ gật…chưa kể việc ông dung túng những sai trái cực kỳ nhiều”.
Bà nói thêm về những vụ việc như cô giáo bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng hay cô giáo bắt học sinh tát bạn.
“Chúng tôi bản thân là giáo viên, bản thân là người mẹ, và đặt mình vào tâm trạng một đứa bé 12 tuổi đứng giơ mặt cho các bạn tát, mỗi bạn tát 10 cái. Rồi cô giáo tát một cái cuối cùng là 231 cái. Và chúng tôi nói rằng cái tát cuối cùng là dành cho Bộ trưởng Bộ giáo dục.
Chúng tôi nói rằng cái tát cuối cùng là dành cho Bộ trưởng Bộ giáo dục.Bà Phạm Chi Mai, Giáo viên tiếng Anh
“Bộ trưởng Bộ giáo dục mà không nghiêm khắc, không biết dạy những người làm công tác giáo dục thì sẽ tạo ra những chuyện như thế này thôi.”
“Tất nhiên đây là số nhỏ vì đây chỉ là một trong số hàng triệu giáo viên nhưng nó là tha hóa đến mức cùng cực về đạo đức nghề nghiệp. Đó là cái tôi thấy không thể nào chấp nhận được với tư cách một người làm giáo dục.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49225684

Báo chí VN và nguồn thu ‘hợp đồng truyền thông’

Hoàng TrúcGửi tới BBC News Tiếng Việt từ TPHCM
Ý kiến lý giải tại sao báo chí Việt Nam thiếu những bài về chênh lệch địa tô, chúa đất mới, người dân mất đất vì dự án, những dự án tàn phá môi trường, tai nạn lao động… thậm chí chất lượng hàng hóa của một loại ô tô hiện nay cũng là điều cấm kỵ số một, còn hơn cả chúa trời, không thể nhắc đến, dù một chữ hay hình ảnh trong bài báo.
Asanzo kiện báo Tuổi Trẻ vì ‘làm những gì pháp luật không cấm’
Từ Asanzo đến nền kinh tế ‘lệ thuộc hàng TQ’
Người VN nhầm thái độ tiêu dùng và yêu nước?
Để thực sự có thương hiệu ‘Made in Vietnam’
‘Nồi cơm của anh em’
Trước đó , mạng xã hội đã đưa ra nhiều tài liệu nói rằng nhóm của một phóng viên đang gây tranh luận về vụ Asanzo lợi dụng tên tuổi của tờ báo mà ông đang công tác để lôi kéo cá nhân, doanh nghiệp phải làm truyền thông với công ty “sân sau” của nhóm này. Báo Tuổi Trẻ vẫn chưa có câu trả lời cho vấn đề này.
Cái bẫy “hợp đồng truyền thông” Ở đây chúng ta không bàn về loạt bài gây tranh cãi đó. Tòa án đã thụ lý đơn đòi bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng, cần chờ đợi và thượng tôn quyền tài phán của tòa. Nhưng qua những câu chuyện trên, công chúng bày tỏ sự thất vọng, báo chí né tránh những vấn đề hệ trọng của đất nước, quyền dân sự của người dân bây giờ còn lộ ra chuyện dùng quyền lực thông tin để trục lợi cách tinh vi cho các nhóm lợi ích.
Nhiều tòa soạn hiện nay sống “cầm hơi” nhờ những hợp đồng truyền thông được phân phát theo kiểu phân bổ “quota” từ những tập đoàn hàng đầu. Chỉ cần họ rút hợp đồng truyền thông là tờ báo có nguy cơ bể “nồi cơm”. Một nền báo chí như vậy liệu có giữ được tính khách quan vốn là chuẩn chất của truyền thông hay không?nhà báo Hoàng Trúc
Nhiều lần được mời đến các tòa soạn để trao đổi về truyền thông mạng xã hội, tôi trực tiếp chứng kiến việc phóng viên bị cắt bài, buộc phải dừng bài điều tra nếu có đụng chạm với những doanh nghiệp mà tòa soạn có ký hợp đồng truyền thông.
Đây là “nồi cơm của anh em”, lãnh đạo báo nói thẳng với phóng viên như vậy. Khi đặt tôi viết bài, các tòa soạn ở Việt Nam cũng căn dặn không nêu tên các doanh nghiệp lớn như Vingroup, Sungroup, Masan, VietJet… cũng đâu trên dưới chục cái tên như vậy.
Đây cũng là lý do tại sao báo chí Việt Nam thiếu những bài về chênh lệch địa tô, chúa đất mới, người dân mất đất vì dự án, những dự án tàn phá môi trường, tai nạn lao động… thậm chí chất lượng hàng hóa của một loại ô tô hiện nay cũng là điều cấm kỵ số một, còn hơn cả chúa trời, không thể nhắc đến, dù một chữ hay hình ảnh trong bài báo.
Do không thể bán trực tiếp nội dung trên báo điện tử, báo in thì giảm sút số lượng phát hành, kể cả quảng cáo nên nhiều tòa soạn hiện nay sống “cầm hơi” nhờ những hợp đồng truyền thông được phân phát theo kiểu phân bổ “quota” từ những tập đoàn hàng đầu.
Vaccine, báo chí và mạng người
‘Ngậm ngùi’ trong Ngày Tự do Báo chí
VN: Làm báo kiểu làm… tiền!
Báo chí VN ‘mạnh mẽ’ viết về Gạc Ma 1988
Chỉ cần họ rút hợp đồng truyền thông là tờ báo có nguy cơ bể “nồi cơm”. Một nền báo chí như vậy liệu có giữ được tính khách quan vốn là chuẩn chất của truyền thông hay không? Nhiều lãnh đạo tòa soạn lớn nói rằng ‘hợp đồng truyền thông” là tích cực vì nó tạo lợi ích cho cả tờ báo và doanh nghiệp.
Tờ báo có tiền còn doanh nghiệp quảng bá hình ảnh hoặc những chiến dịch truyền thông về sản phẩm của mình. Nhưng , bằng kinh nghiệm của mình, tôi e rằng không, không hề. Đơn cử như bờ sông Sài Gòn ở thành phố Hồ Chí Minh và bờ sông Hàn ở Đà Nẵng bị lấn chiếm bất minh bởi các doanh nghiệp bất động sản làm rộ thông tin trên báo chí mấy năm trước nhưng rồi nhanh chóng được làm “hạ nhiệt” bằng các “hợp đồng truyền thông”.
Các bài báo về chủ đề này biến mất từ đó. Ở cấp độ tinh vi hơn tiền bạc chi phối nội dung là khi tờ báo cùng công ty đó chạy một loạt bài không gắn logo mà mang nội dung dân sinh, chống tiêu cực xã hội. Đó có thể là loạt bài nói về cà phê bẩn đầy hóa chất giết người tiêu dùng.
Là nhóm bài về thịt heo tiêm đầy chất tăng trọng. Là tuyến bài nói về rau trồng bằng nước có nhiễm kim loại nặng. Thông tin gây sợ hải này đẩy người tiêu dùng phải chọn lựa một sản phẩm nào đó vừa xuất hiện, mời gọi và khuyến mãi hấp dẫn.
‘Ký thác niềm tin’
Nội dung này có thể nằm ở bất cứ trang nào của tờ báo: điều tra, phóng sự, thời sự, xã hội, kinh doanh, môi trường, nông nghiệp và không dễ phát hiện, công chúng bị báo chí “điều hướng” đến một thoái quen tiêu dùng, một nhãn hàng nào đó… rất tinh vi.
Loạt bài dùng ruột pin để làm cà phê gây chấn động dư luận, các tiểu chủ cà phê chết tươi và các nhãn hàng cà phê hòa tan, cà phê của các thương hiệu lớn tăng vọt doanh số…
Cuối cùng sự thật là không có chuyện người ta dùng ruột pin để làm cà phê.
Có nhiều thí dụ như thế và tất nhiên độc giả phải tìm nơi khác để ký thác niềm tin, đó là mạng xã hội. Nhưng mạng xã hội không được cộng hưởng bởi báo chí thì không đủ sức để cầm cự với những tập đoàn khổng lồ đầy thế lực và sự tinh khôn.
Và bất cứ một tòa soạn nào tự xưng là đủ tỉnh táo để tách bạch chuyện “hợp đồng truyền thông” và thông tin khách quan về nội dung thì cũng khác gì chuyện con người tách rời con tim và khối óc, một việc không thể.
Một số tòa soạn còn lập công ty “sân sau”, chèo kéo những doanh nghiệp bị chính bản báo “đánh” để làm “hợp đồng truyền thông”, còn lợi ích chia chác thế nào thì chưa biết vì chưa bao giờ công khai và chưa được cơ quan chức năng điều tra.
Bị “mắc kẹt” trong cái bẫy “hợp đồng truyền thông” như vậy báo chí đánh mất dần niềm tin của độc giả và chính vì thế tương lai của báo chí Việt như thế nào vẫn là một vấn đề khó đoán định.
Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo sống tại TP.Hồ Chí Minh.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-49205355

Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải khiếu nại

bị mất tiền sau khi công an khám xét

Tin từ Hà Nội, ngày 4/8/2019: Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã có văn bản đề nghị Bộ công an, các cơ quan tố tụng của tỉnh Khánh Hoà giải quyết khiếu nại của các luật sư và nhân viên thuộc Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải có trụ sở ở Hà Nội.
Theo nội dung đơn khiếu nại, trong khi khám xét Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải, nơi luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải làm trưởng đại diện và vợ ông làm giám đốc công ty luật, cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Khánh Hoà đã thu giữ ngoài các tài liệu về hành vi trốn thuế như cáo buộc, còn lấy đi nhiều hồ sơ tài liệu của nhiều khách hàng khác của văn phòng này cùng tiền bạc, phiếu thu, hoá đơn VAT, séc và nhiều chứng từ khác.
Luật sư Trương Thị Nga thuộc văn phòng này có đơn trình báo rằng bà phát hiện mất 10 triệu đồng, thẻ luật sư, thẻ căn cước, giấy phép lái xe máy, thẻ ATM, đăng ký xe máy sau khi đội khám xét rút quân. Những thứ này bà để trong túi xách cá nhân của mình.
Như tin đã đưa, ngày 2/7, nhà chức trách tỉnh Khánh Hoà đã khởi tố vợ chồng luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải với cáo buộc trốn thuế trong một giao dịch bất động sản thực hiện trong năm 2016. Công an đã khám xét nhà riêng, văn phòng, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và xuất cảnh. Sự việc được cho là có liên quan đến những hoạt động nhân quyền, bào chữa cho nhiều người bất đồng chính kiến, hỗ trợ dân oan, và việc ông nhận làm bào chữa trong một số vụ án quan trọng, trong đó có vụ án cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, người bị bắt cóc từ Thái Lan cuối tháng 1 và đưa về giam giữ ở Hà Nội với cáo buộc lạm dụng chức vụ gây thiệt hại kinh tế nhà nước.
Theo nhiều nhà quan sát, việc khởi tố vợ chồng luật sư Hải là một mưu đồ chính trị.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/van-phong-luat-su-tran-vu-hai-khieu-nai-bi-mat-tien-sau-khi-cong-an-kham-xet/

Làm hàng rào chông sắt nhọn

vì mâu thuẫn cá nhân với hàng xóm

Tin từ Sóc Trăng, ngày 03/8/2019: Một chủ nhà ở Sóc Trăng đã làm hàng rào chông sắt nhọn hoắt ngăn cách với cửa hàng mỹ phẩm của người hàng xóm, gây nguy hiểm tiềm tàng cho hàng xóm và khách hàng.
Do bực tức vì khách hàng của hàng xóm hay đỗ xe vào phần đất của gia đình mình, bà T. đã sai người dựng một hàng rào bằng chông sắt ngăn cách đất đai của hai gia đình. Hàng rào có độ cao lưng chừng, là mối nguy hiểm cho bất cứ ai nếu sơ ý ngã vào. Mục đích của bà T. là không muốn khách hàng của hàng xóm đỗ xe vào phần đất của nhà mình.
Chị M., chủ cửa hàng mỹ phẩm nói bà T. thấy chị có nhiều khách hàng nên trở nên ích kỷ và có hành động như trên. Sau khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, chị nhận được nhiều đồng cảm từ người khác. Họ khuyên chị báo cảnh sát vì hàng rào có thể đâm thủng bụng trẻ em hay người say rượu nếu vô ý vấp ngã gần hàng rào.
Được biết công an phường đã xuống làm việc với bà T. và yêu cầu bà tháo dỡ hàng rào nguy hiểm này.
Việc làm hàng rào nguy hiểm như thế này không phải là trường hợp hy hữu. Cách đây nhiều tháng, đài truyền hình trung ương có đưa một phóng sự nêu ra công ty môi trường đô thị Hà Nội đã làm một hàng rào tương tự bằng nứa ở công viên để ngăn không cho những người bước lên cỏ và hái hoa.
Đây là những sản phẩm của xã hội không đặt tính nhân văn lên hàng đầu.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/lam-hang-rao-chong-sat-nhon-vi-mau-thuan-ca-nhan-voi-hang-xom/

Kiểm tra dấu hiệu vi phạm

hàng loạt đảng viên sai phạm đất đai ở Phan Thiết

TTO – Liên quan đến các sai phạm đất đai tại TP Phan Thiết, ngày 3-8, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận quyết định tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với hàng loạt đảng viên.
Khởi tố vụ án sai phạm đất đai ở thành phố Phan Thiết
Sai phạm hàng loạt trong quản lý đất đai, đô thị Phan Thiết
Theo Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Bình Thuận, các đảng viên đang bị kiểm tra là các lãnh đạo Sở Tài nguyên – môi trường Bình Thuận, UBND TP Phan Thiết, Phòng Tài nguyên – môi trường TP Phan Thiết, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bình Thuận và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP Phan Thiết.
UBKT Thành ủy Phan Thiết cũng đã ban hành quyết định kiểm tra 11 đảng viên liên quan thuộc Chi cục Thuế TP Phan Thiết, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP Phan Thiết, UBND các xã Thiện Nghiệp, Tiến Lợi và Phong Nẫm.
Đối với các đảng viên có liên quan thuộc Sở Tài nguyên – môi trường và Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bình Thuận, hiện UBKT Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh đang rà soát xác định nội dung để tiến hành kiểm tra theo quy định.
Cũng liên quan đến các sai phạm đất đai tại TP Phan Thiết, trước đó ngày 23-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố vụ án vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai theo khoản 3, điều 229 Bộ luật hình sự.
Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, ngày 16-5, UBND tỉnh Bình Thuận kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch đô thị tại TP Phan Thiết giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9-2018.
Kết luận nêu ra hàng loạt sai phạm tại UBND TP Phan Thiết như có biểu hiện tùy tiện trong việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất hằng năm của các xã Tiến Lợi, Phong Nẫm, Thiện Nghiệp.
ĐỨC TRONG
https://tuoitre.vn/kiem-tra-dau-hieu-vi-pham-hang-loat-dang-vien-sai-pham-dat-dai-o-phan-thiet-20190803151147891.htm

Phó viện trưởng Viện Kiểm sát Tân Châu, Tây Ninh

bị bắt khi đang nhận hối lộ

TTO – Ông Đặng Trường An (38 tuổi), phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tân Châu, Tây Ninh, bị bắt quả tang khi đang nhận tiền hối lộ 2.500 USD.
Môi giới hối lộ 1,1 tỉ đồng cho cán bộ hải quan, lãnh 10 năm tù
Bắt nguyên kiểm sát viên nhận hối lộ 30 triệu
Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng bị bắt quả tang khi nhận hối lộ gần 250 triệu
Trưa 3-8, đại diện Công an tỉnh Tây Ninh cho biết Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khu vực phía Nam đang tạm giữ hình sự ông Đặng Trường An – phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tân Châu, Tây Ninh – vì có hành vi nhận hối lộ.
Theo thông tin ban đầu, ông Đặng Trường An, 38 tuổi, đang giữ chức phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tân Châu.
Ông An bị Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khu vực phía Nam bắt quả tang khi đang nhận hối lộ với số tiền 2.500 USD của một cá nhân (chưa rõ tên tuổi, địa chỉ) để nhận giải quyết một vụ việc có liên quan mà Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tân Châu đang thụ lý giải quyết.
Hiện vụ án đang được Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao khu vực phía Nam thụ lý để tiếp tục điều tra mở rộng.
PHƯỚC TUẦN
https://tuoitre.vn/pho-vien-truong-vien-kiem-sat-tan-chau-tay-ninh-bi-bat-khi-dang-nhan-hoi-lo-20190803143721605.htm

Bánh trung thu Trung Cộng giá siêu rẻ

được phụ nữ Việt Nam ưa chuộng

Tin Vietnam.-  Báo Vietnamnet ngày 3 tháng 8 năm 2019 loan tin, còn hơn một tháng nữa mới tới trung thu. Tuy nhiên, hiện trên thị trường Việt Nam đã tràn ngập bánh trung thu của Trung Cộng,  được nhiều phụ nữ đón nhận một cách nhiệt tình vì giá siêu rẻ.
Theo báo Vietnamnet, giá bán lẻ của một bộp bánh trung thu nhân trứng muối tan chảy của Trung Cộng gồm 6 chiếc, loại VIP được bán tại Việt Nam với giá từ 130,000 đồng đến 150,000 đồng. Một lái buôn đầu mối ở tỉnh Lào Cai cho biết, giá bán sỉ của loại bánh trên là 80,000 đồng một hộp đối với người mua 10 hộp, và càng mua nhiều thì giá sẽ càng rẻ hơn.
Để mua được hàng rẻ, nhiều người phụ nữ đã rủ nhau mua chung. Mặc dù, chất lượng của bánh chưa được cơ quan chức năng nào đứng ra nhận là có kiểm định, bảo đảm an toàn chất lượng, nhưng vẫn được bán rộng rãi trên thị trường. Nhiều người ưa thích, mua chúng về ăn bất chấp độ an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài bánh trung thu giá siêu rẻ, thì nhiều thực phẩm của Trung Cộng như cá cay, xúc xích ngô ăn liền, chân gà Yuyu, và sữa chua cũng đang được rao bán tràn lan trên mạng xã hội Việt Nam. Bao bì của các loại thực phẩm trên chỉ toàn tiếng Trung, không có tiếng Việt như quy định, nhưng vẫn được người tiêu dùng Việt nhắm mắt mua. Còn người bán hàng thì khẳng định bằng lời nói rằng các món ăn trên rất an toàn.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/banh-trung-thu-trung-cong-gia-sieu-tre-duoc-phu-nu-viet-nam-ua-chuong/

Cứ hai ngày lại có một thương hiệu mỳ gói

ra đời ở Việt Nam

Tin Vietnam.- Báo Vnexpress ngày 4 tháng 8 năm 2019 loan tin, hãng nghiên cứu Kantar Worldpanel cho biết, tại Việt Nam có 90% các gia đình sử dụng mỳ gói, và cứ trung bình hai ngày lại có một thương hiệu mỳ ăn liền có mặt trên thị trường Việt.
Theo đó, trung bình mỗi người dân ở khu vực nông thôn đã sử dụng 56 gói mì trong một năm.  Ở các thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, và Cần Thơ thì trung bình mỗi người sử dụng 36 gói mì trong một năm. Bình quân giá cả một gói mì tại các chợ truyền thống được người tiêu dùng mua là 4,200 đồng; còn tại các cửa hàng tiện lợi, và siêu thị là 5,300 đồng, và 5,500 đồng một gói mì.
Mặc dù các cửa hàng tiện lợi, siêu thị giá cả cao hơn, nhưng người tiêu dùng Việt đang dần chuyển sang mua ở khu vực này. Theo nhận định của Kantar Worldpanel, thị trường hàng tiêu dùng nhanh đang được nhiều người dân Việt ưa thích, tốc độ tăng trưởng sẽ đạt gấp đôi cùng kỳ năm trước. Việt Nam được đánh giá là thị trường ổn định đối với mặt hàng mì gói.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/cu-hai-ngay-lai-co-mot-thuong-hieu-my-goi-ra-doi-o-viet-nam/

Lãnh đạo Kiên Giang đề nghị tạm dừng

quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế

Tin Vietnam.-  Báo Tuổi Trẻ ngày 3 tháng 8 năm 2019 loan tin, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang vừa có đề nghị gửi lên ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ cộng sản Việt Nam xin được tạm dừng việc lập quy hoạch thổng thể xây dựng đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế. Và khi nào Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được Quốc hội thông qua thì tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng quy hoạch trên.
Trước đó, vào tháng 8 năm 2018, ông Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho tỉnh Kiên Giang lập quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế, cho ngoại quốc thuê đất lên đến 99 năm. Sau đó, tỉnh Kiên Giang đã chuẩn bị sẵn sàng các thủ tục để biến đảo Phú Quốc thành nơi cai quản của ngoại quốc, nhưng sự việc này đã vấp phải sự phản đối dữ dội của người dân Việt Nam, vì vậy, đến nay âm mưu trên của nhà cầm quyền chưa được hoàn thành.
Ngoài đề nghị trên, tỉnh Kiên Giang còn xin Thủ tướng cho tỉnh này sử dụng ngân sách địa phương để quy hoạch đảo Phú Quốc thành khu kinh tế Phú Quốc. Đề nghị trên của lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã khiến dư luận nghi ngờ, vì chưa ai biết nội dung cụ thể của cái gọi là khu kinh tế Phú Quốc như thế nào, và khác đặc khu kinh tế Phú Quốc ra sao?
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/lanh-dao-kieng-giang-de-nghi-tam-dung-quy-hoach-phu-quoc-thanh-dac-khu-kinh-te/

Các nhà hoạt động đáp trả phóng sự

“Mặt trái của truyền thông mạng xã hội” của VTV

Cao Nguyên
“Tôi thách thức các tổ Đảng, các báo đài cũng như VTV – Đài truyền hình Việt Nam chỉ ra bất kỳ một chi tiết nào từ các bài viết hay trả lời phỏng vấn của tôi sai sự thật, có nghĩa là xuyên tạc hay là kích động” – Đó là khẳng định của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng sau khi Đài truyền hình Việt Nam (VTV) phát phóng sự dài hơn 30 phút mang tên “Đối diện: Mặt trái của truyền thông mạng xã hội”.
Không chỉ có nhà báo Phạm Chí Dũng bị nêu dích danh trong phóng sự này, còn có nhiều nhà hoạt động xã hội khác bị cáo buộc là sử dụng mạng xã hội để kích động biểu tình, xuyên tạc hay đưa tin giả nhằm tiến tới “xoá bỏ vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản, lật đổ Chính quyền nhân dân”.
Cáo buộc “kích động biểu tình”
Chương trình “Đối Mặt” được phát sóng lần đầu vào lúc 8 giờ 10 phút tối 30/7/2019 trên kênh VTV1 do nhà báo Đức Hoàng dẫn chương trình đã gây xôn xao dư luận trong vài ngày qua, mặc dù đài đã khéo kéo làm mờ mặt những người được nói đến nhưng không khó để nhận ra những nhà bất đồng chính kiến được đề cập.
Phóng sự được làm theo phương cách phỏng vấn một chiều các quan chức chính quyền như Bí thư tỉnh uỷ Bình Thuận, Phó cục trưởng Cục an ninh mạng, Phó chủ nhiệm ban đối ngoại Quốc Hội, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu chiến lược – Bộ Công An… và 2 người dân nhưng tuyệt nhiên không cho quyền những “đối tượng” bị cáo buộc kích động lên tiếng nói.
Một người bị VTV1 đưa hình ảnh cá nhân vào phóng sự trên nhưng làm mờ nội dung băng rôn đang cầm và gạch chéo đỏ là nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh. Bà là người từng nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc và đang điều hành một quỹ để giúp đỡ cho thân nhân các tù nhân lương tâm Việt Nam.
Giọng của phát thanh viên bình luận khi đưa hình ảnh của bà Thúy Hạnh: “Những thông điệp đầy kích động, xuyên tạc, bóp méo sự thật này trên mạng xã hội đã khiến không ít người dân tin theo và từ đó thực hiện các hành vi gây rối, vi phạm pháp luật”.
Bà Hạnh, từ Hà Nội cho hay:
Đầu tiên, tôi thấy rằng họ rất hèn khi đưa hình ảnh rõ mặt tôi nhưng cái biểu ngữ của tôi có thông điệp chống Trung Quốc thì họ lại làm mờ đi.
Họ đã cố tình bóp méo sự thật để bôi nhọ chúng tôi.
Thứ hai là họ đổi trắng thay đen, lươn lẹo, dối trá nên không đáng chấp.”
Không những thế, phóng sự lần này của đài truyền hình quốc gia còn gạch chéo đỏ lên gương mặt của linh mục Nguyễn Đình Thục, người từng dẫn đầu đoàn Giáo dân Song Ngọc, Nghệ An đi nộp đơn khiếu kiện công ty Formosa, yêu cầu phải bồi thường thiệt hại và trả lại biển sạch cho người dân.
Ông nói với phóng viên RFA qua điện thoại như sau:
Cái trò bịa đặt vu khống là nghề của họ, bản chất của cộng sản là dối trá.
Không phải bây giờ mà trước đây đã rất nhiều lần họ vu khống, không chỉ riêng tôi mà còn tất cả những ai đấu tranh cho quyền lợi của người dân hay là cho công lý sự thật, hoặc bất cứ một ai làm điều gì đó ảnh hưởng đến quyền lợi của người Cộng sản thì đều bị như vậy.
Nên tôi cảm thấy việc này cũng bình thường lắm!”
Về cáo buộc muốn “xóa bỏ sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, lật đổ chính quyền nhân dân” bà Thúy Hạnh cho hay: “Họ thừa biết là cuộc biểu tình của chúng tôi vào lúc này là chưa thể thực hiện được điều ấy nhưng vẫn cố tình vu khống.
Cũng có thể để họ có chút sợ hãi chăng?!
Nhưng rõ ràng là một sự vu khống trắng trợn!”
Còn linh mục Nguyễn Đình Thục thì thừa nhận, dù không ưa gì chế độ Cộng sản hiện nay vì nó đem lại nhiều bất công trong xã hội tuy nhiên những vụ việc mà ông giúp người dân đi đưa đơn khiếu kiện hay biểu tình phản đối công ty Formosa đều không nhằm mục đích “lật đổ chính quyền”.
Cáo buộc “tung tin giả”
Một khía cạnh của “mặt trái mạng xã hội” được VTV chỉ ra là, một số Facebooker có tầm ảnh hưởng “liên tục viết bài cường điệu những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lí để khoét sâu vào xung đột lợi ích, làm chia rẻ xã hội, thực hiện diễn biến hoà bình, đòi lật đổ chế độ.”
Đi kèm những lời bình luận trên là hình ảnh trang Facebook cá nhân của một số nhà báo độc lập nổi bật hiện nay như Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, anh Thái Văn Đường hay nhà báo Lê Trung Khoa từ Berlin, Đức.
Đáp trả lại cáo buộc này, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết sẽ để ngỏ khả năng kiện đài VTV ra tòa.
Đây không phải là lần đầu tiên VTV đề cập đến tôi. Trước đây, một số lần họ cũng dùng những từ ngữ như xuyên tạc, kích động, nói xấu… Nhưng vấn đề tôi muốn nói là tất cả những lần báo chí nhà nước, cũng như VTV hay hệ thống Tuyên giáo đề cập tới tôi thì họ đều không chứng minh được bất kỳ một chi tiết nào về việc nói xấu, kích động hay xuyên tạc, ở đây có thể hiểu là nói sai sự thật.
Tôi thách thức các tổ đảng, các báo đài cũng như VTV – Đài truyền hình Việt Nam (THVN) chỉ ra bất kỳ một chi tiết nào từ các bài viết hay trả lời phỏng vấn của tôi sai sự thật, có nghĩa là xuyên tạc hay là kích động.
Nếu như họ không chứng minh câu nói nào sai sự thật thì chính là họ đã vu khống tôi. Do vậy, tôi có thể kiện họ, tất nhiên là ở Việt Nam chứ không phải là án quốc tế. Tôi biết một khi ra tòa Việt Nam là rất khó khăn nhưng vẫn có thể tôi sẽ kiện họ ra tòa về việc này trong những năm sau chứ chưa nhất thiết là ngay tại thời điểm này.”
Nhà báo Lê Trung Khoa, chủ bút tờ Thời Báo, người theo sát và liên tục cập nhật thông tin nóng hỏi về vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ bắt cóc đưa về Việt Nam khẳng định với RFA:
Từ trước đến nay, khi đăng bất kỳ bản tin nào về vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa ra thì chúng tôi đều có dẫn nguồn kiểm chứng. Mọi người có thể tự truy cập vào các trang web đó để tự kiểm chứng.
Ở Việt Nam, truyền thông trong nước với hơn 800 tờ báo và các đài truyền hình đều nằm dưới sự quản lý và giám sát của đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy họ chỉ đưa thông tin phục vụ cho Đảng Cộng sản chứ không phải phục vụ cho nhân dân.
Những thông tin mà chúng tôi đưa ra là rất mới và lạ đối với người dân trong nước, kể cả một số người Việt Nam ở nước ngoài. Đó có thể là nguyên nhân mà chúng tôi bị cáo buộc là đưa tin giả nhưng thực tế thế thông tin của chúng tôi đều có nguồn gốc và kiểm chứng.
Ông Võ Văn Thưởng – Trưởng ban Tuyên giáo Việt Nam đánh giá rất cao giá trị thông tin mà chúng tôi đưa ra hiện nay đã tiếp cận được rất nhiều người. Việc họ dùng VTV1 là cơ quan truyền thông lớn nhất của Việt Nam để đưa chúng tôi lên như vậy vô hình chung lại để cho càng nhiều người Việt Nam biết đến chúng tôi”.
Một điều nữa là họ đưa hình ảnh trang cá nhân của tôi lên trên phóng sự và dùng gạch chéo đỏ. Đó là một cách làm thường thấy của lực lượng dư luận viên, nó cũng khẳng định thêm về chất lượng truyền thông của Đài truyền hình Việt Nam các cơ quan tuyên truyền của đảng đã đã xuống cấp một cách rất nghiêm trọng.”
Sau những thông tin dồn dập về ông Trịnh Xuân Thanh được chủ bút thoibao.de đăng tải, ông Khoa vẫn chưa được cấp hộ chiếu Việt Nam bị hết hạn và còn có người nhắn tin dọa giết và giờ là “Đối Mặt”.
Phóng viên Đài Á Châu Tự Do nhiều lần gọi điện thoại cho nhà báo Đỗ Đức Hoàng, người lên kịch bản và dẫn chương trình của phóng sự nêu trên nhưng không có người bắt máy.
Phóng sự VTV liên quan gì tới tình hình ở Bãi Tư Chính?
Báo chí trong nước nhiều ngày qua liên tục đưa tin với nội dung lên án hành vi của các tàu thăm dò dầu khí Bắc Kinh đang xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam. Điều đó khiến nhiều người quan sát chính trị cho rằng Hà Nội đang muốn “bật đèn xanh” cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc như vụ giàn khoan HD 981 diễn ra 5 năm trước.
Tuy nhiên, phóng sự được làm công phu gần đây lại cáo buộc người biểu tình “nhận tiền để thực hiện hành vi gây rối”. Giải thích về hiện tượng này, ông Lê Trung Khoa nhận xét:
Tôi thấy hai sự việc trên có thể liên quan tới nhau. Thông tin về vụ việc Bãi Tư Chính đầu tiên được các đài quốc tế như VOA, RFA và nhiều trang báo độc lập khác ở nước ngoài đưa tin từ rất sớm. Sau đó, một thời gian rất dài truyền thông Việt Nam hoàn toàn im lặng cho đến khi sự việc đã quá nóng rồi thì Việt Nam mới có phát biểu dè dặt và chỉ nói rằng là tàu nước ngoài mà thôi.
Dường như có sức ép nào đó trong đảng, trong các cơ quan cầm quyền trong nước họ không thể chịu đựng được sự im lặng như vậy vì sự xâm phạm chủ quyền biển đảo của Trung Quốc là rất trắng trợn.
Cộng với việc ngay sau đó bộ Ngoại giao Mỹ đã ra thông cáo rằng nước lớn như Trung Quốc bắt nạt nước nhỏ như Việt Nam, thì khi đấy báo chí trong nước mới được phép đưa thông tin này một cách thoải mái hơn.
Điều thứ hai là trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam được chia thành nhiều trường phái khác nhau. Có thể có những người muốn mở rộng hợp tác với các nước phương tây hoặc Mỹ. Quân đội Mỹ cho tàu sân bay vào cảng Đà Nẵng trong thời gian vừa qua. Đó thể hiện sự xích lại về phía Mỹ.
Ngược lại ở phía Bắc thì có thể thấy ông Nguyễn Phú Trọng và những người theo phe ông ta có thể nói rằng thuộc phe thủ cựu thì họ vẫn rất thân thiết với Trung Quốc, vẫn cử cán bộ sang Trung Quốc để học tập, vẫn có những hiệp định ký với nhau một cách rất mờ ám mà không biết cụ thể hợp tác đó là những gì, có lợi hay là có hại cho đất nước.
Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng trong nước hiện nay có những sự giằng co với nhau giữa thời kỳ có thể nói nhập ngoạng. Đó có thể lý giải vì sao khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam mà Việt Nam lại không phản ứng ngay.”
Nhà báo Phạm Chí Dũng lại cho rằng phóng sự của VTV lần này làm xấu hình ảnh của đảng Cộng sản trong mắt Hoa Kỳ:
Hai việc đó khá mâu thuẫn với nhau vì rõ ràng là vào thời điểm này khi chính quyền Việt Nam đang rất cô độc trên trường quốc tế, gần như không có bất kỳ một quốc gia nào ủng hộ Việt Nam, chỉ có Mỹ lên tiếng một cách gián tiếp thôi.
Thế thì chính quyền Việt Nam hiện nay đang rất cần sự hỗ trợ không chỉ của cộng đồng quốc tế mà từ dân chúng trong nước. Nhưng thực ra người dân đã bị chính quyền “bỏ quên” từ lâu rồi, không những bỏ quên mà trong những lần đấu tranh tự phát như là biểu tình chống Trung Quốc trước đây đều bị chính quyền đàn áp dã man.
Bây giờ người dân chán rồi và cho rằng nếu đảng và Nhà nước muốn lo thì cứ lo và họ không đi biểu tình nữa.
Chính quyền đang cần có biểu tình hoặc là sự biểu thị gì đó từ dân chúng. Trong khi đó, những kênh báo đảng như là đài THVN lên tiếng cáo buộc những tiếng nói bất đồng như thế này thì rất mâu thuẫn ăn với ý muốn của đảng hiện nay là là kêu gọi dân chúng ủng hộ đảng.
Mặt khác, tôi còn có thể hiểu ra một ý kiến khác là hiện nay tình hình ngân sách đang rất khó khăn, cho nên đài THVN cần phải dựng ra một chương trình gọi là đối diện để kiếm tiền.
Cũng giống như là công an, an ninh của Bộ công an và công an các tỉnh thành rất hay theo dõi những người bất đồng chính kiến, và mỗi người bất đồng chính kiến hay là mỗi tổ chức xã hội dân sự đều là một dự án của họ và đều lấy tiền từ ngân sách. Tôi hiểu rất có thể là đài THVN – VTV cũng đang muốn kiếm tiền từ dự án đấu tranh với các quan điểm luận điểm bị coi là phản động.
Cần phải nói thêm một điều nữa là Nguyễn Phú Trọng đã hồi phục sức khỏe, rất có thể sẽ tiến hành một chuyến đi Hoa Kỳ gặp tổng thống Trump vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10.
Trong bối cảnh Việt Nam đang rất đơn độc trong vụ việc Bãi Tư Chính thì việc VTV có một chương trình Đối Diện đề cập luôn cả các đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA và RFA, nói rằng những đài này xuyên tạc thì chính VTV đang phá đám chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng trong thời gian sắp tới.
Việc đài THVN tự nhiên lại đưa ra một chương trình mà tôi cho là là rất trái khoáy như thế này chỉ làm xấu đi hình ảnh của Nguyễn Phú Trọng và và tổn thương nghiêm trọng đến quan hệ Việt – Mỹ đang trên đà có một chút phục hồi.
Trước đây, không chỉ đài THVN – VTV mà còn rất nhiều tờ báo nhà nước Việt Nam đăng tải các phóng sự hay bài viết với luận điểm tương tự, họ cho rằng những người dân nhận tiền từ 300 ngàn đến 500 ngàn đồng để đi biểu tình.
Hoặc cáo buộc “có bàn tay” của đảng Việt Tân đứng sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hay phản đối luật Đặc khu, đồng thời cảnh báo người dân và khách du lịch không được tham gia “tụ tập đồng
Phóng sự lần này của VTV được tung ra sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm đài THVN  hôm 10/7 và cho rằng đài này phải thể hiện giá trị cốt lỗi là “đấu tranh lại tin xuyên tạc, tin giả, tin xấu, tin độc”.
Đài truyền hình VTV trong quá khứ từng bị chính quyền Việt Nam phạt nhiều lần vì phát tán tin sai sự thật. Hồi tháng 5/2016, phóng sự “Chổi quét rau” của đài này bị tố là dàn dựng một số cảnh quay, bị Cục phát thanh truyền hình ra quyết định xử phạt 50 triệu đồng và phải cải chính xin lỗi.
Trước đó, vào tháng 12/2014, VTV cũng bị phạt 2 lần tổng cộng 14 triệu vì đưa thông tin sai sự thật.
Các bản tin thời sự của đài VTV về những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền bị chính quyền Việt Nam bắt giữ và kết án nhiều năm qua cũng bị các những người bất đồng chính kiến cáo buộc là đưa thông tin một chiều, dàn dựng.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/activists-reation-to-vtv-report-08032019143926.html

Hội Dầu khí Việt Nam cực lực lên án Trung Quốc

có “hoạt động dầu khí phi pháp trên thềm lục địa Việt Nam”

Truyền thông trong nước hôm 1/8 cho biết Hội Dầu Khí Việt Nam (VPA) vừa có công văn gửi các cơ quan chức năng, lên án Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 7 đến nay.
Công văn có số 89/HDKVN của VPA được gửi đến Ban Đối Ngoại Trung Ương, Bộ Ngoại Giao Bộ Quốc Phòng, Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp.
Bài viết về công văn này được đăng vào ngày 1/8 trên một số báo Petrotimes, Kinh Tế Đô Thị, nhưng sau đó đã bị rút xuống.
Hội Dầu Khí khẳng định Trung Quốc đã nhiều lần bất chấp luật pháp và  Công ước quốc tế xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên thềm lục địa Việt Nam, ngang nhiên hoạt động dầu khí phi pháp và cản trở hoạt động dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các Liên daonh dầu khí của Việt Nam với nước ngoài trên thềm lục địa Việt Nam.
Theo trang Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI), từ giữa tháng 6 và đầu tháng 7, Trung Quốc đã điều các tàu Hải cảnh có trang bị vũ khí hạng nặng, tàu dân binh và tàu khảo sát Hải Dương 8 vào khu vực gần Bãi Tư Chính của  Việt Nam. Các tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí ở lô 06.1 trong liên doanh giữa Việt Nam và công ty Rosneft của Nga.
Theo bản đồ dò tìm tàu được Phó giáo Ryan Martinson đưa lên Twitter, đến ngày 1/8, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vẫn còn quanh quẩn ở khu vực phía bắc Bãi Tư Chính, gần đảo Trường Sa lớn do Việt Nam kiểm soát.
Trong công văn của mình, “Hội Dầu Khí VN cực lực lên án và phản đối hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, cản trở công việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác và các hoạt động dịch vụ dầu khí trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam”.
“Những hành động lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm cản trở hoạt động thăm dò, phát triển khai thác dầu khí hợp pháp, bình thường ở một bể trầm tích truyền thống trên vùng biển Việt nam đã có hoạt động từ năm 1974 đến nay đã gây bức xúc trong những người lao động dầu khí, đe dọa nghiêm tọng kinh tế, an niinh năng lượng và chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông”, công văn có đoạn viết.
VPA đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam ủng hộ VPA ra tuyên bố phản đối hành vi của nhóm tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, và yêu cầu ngừng không tiếp diễn các hoạt động dầu khí phi pháp trên thềm lục địa Việt Nam.
Theo AMTI, khu vực Bãi Tư Chính đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, vì đây có bể Nam Côn Sơn là nơi có những lô dầu khí cung cấp 10% nhu cầu năng lượng cho cả nước.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó nói rằng Việt Nam đã đơn phương khoan dầu ở Bãi Tư Chính từ tháng, Trung Quốc đã bày tỏ lập trường, duy trì trao đổi và yêu cầu Việt Nam xủ lý thỏa đáng.
Một số chuyên gia quốc tế cho rằng Trung Quốc chỉ muốn Việt Nam ngưng việc khoan thăm dò dầu khí ở Bãi Tư Chính, và việc Việt Nam chịu nhân nhượng trước sức ép của Trung Quốc trong các năm 2017 và 2018 đã khiến Trung Quốc lấn lướt hơn trong năm nay.
Vào năm 2017 và 2018, Trung Quốc đã khiến Việt Nam phải yêu cầu công ty Repsol của Tây Ban Nha ngưng thăm dò dầu khí tại các lô 136/03 và 07/03.
http://biendong.net/bi-n-nong/29687-hoi-dau-khi-viet-nam-cuc-luc-len-an-trung-quoc-co-hoat-dong-dau-khi-phi-phap-tren-them-luc-dia-viet-nam.html

Tin Biển Đông – 04/08/2019

Tin Biển Đông – 04/08/2019

Bạch thư TQ nhắc tới VN,

‘quyết bảo vệ chủ quyền Biển Đông’

“Bạch thư Quốc phòng” mới được công bố của Trung Quốc có nhắc tới Việt Nam và Biển Đông đồng thời nói rằng các lực lượng vũ trang của quốc gia đông dân nhất thế giới “quyết tâm bảo vệ chủ quyền” ở vùng biển tranh chấp, giữa bối cảnh tàu chấp pháp của hai nước “đối đầu” gần Bãi Tư Chính ở Trường Sa.
Tài liệu có tựa đề “Quốc phòng Trung Quốc trong thời kỳ mới” viết rằng “tình hình Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] nhìn chung ổn định và cải thiện trong khi các nước trong khu vực đang xử lý phù hợp các rủi ro và khác biệt”.
Trong tuyên bố cho thấy Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ không nhượng bộ trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải, “Bạch thư Quốc phòng” ra ngày 21/7 nói rằng “mục tiêu cơ bản” của chính sách phòng thủ quốc gia của quốc gia đông dân nhất thế giới là nhằm bảo vệ “các quyền lợi và chủ quyền hàng hải của Trung Quốc”.
“Các hòn đảo trên Biển Nam Trung Hoa và quần đảo Điếu Ngư [tranh chấp với Nhật] là các phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Trung Quốc thực thi chủ quyền quốc gia để xây dựng cơ sở và triển khai khả năng phòng thủ cần thiết trên các hòn đảo và bãi đá ở Biển Nam Trung Hoa cũng như thực hiện các cuộc tuần tra ở vùng biển quanh quần đảo Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông”, tài liệu có đoạn.
“Trung Quốc cam kết giải quyết các tranh chấp liên quan thông qua đàm phán với các quốc gia trực tiếp liên quan trên cơ sở tôn trọng các dữ kiện lịch sử và luật quốc tế”.
“Bạch thư Quốc phòng” còn nói rằng Trung Quốc “tiếp tục làm việc với các nước trong khu vực để cùng duy trì hòa bình và ổn định” cũng như “kiên quyết duy trì quyền tự do hàng hải và bay ngang của tất cả các nước theo luật quốc tế”.
Hoa Kỳ, quốc gia không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, thời gian qua từng tiến hành các hoạt động thể hiện quyền tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, dẫn tới phản ứng gay gắt từ Bắc Kinh.
Hồi đầu tháng Năm, hai tàu khu trục có tên lửa dẫn đường của Hoa Kỳ, có tên là Preble và Chung Hoon, đã tuần tra trong khu vực 12 hải lý gần đá Ga Ven (Gaven) và đá Gạc Ma (Johnson) hiện thuộc kiểm soát của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.
Sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng các tàu của Hoa Kỳ đã tiến vào vùng biển gần các đảo mà không có sự cho phép của Bắc Kinh, và hải quân Trung Quốc đã ra cảnh báo buộc các tàu này phải rời đi.
“Một số động thái có liên quan của các tàu Hoa Kỳ đã xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, và phá hoại hòa bình, an ninh và trật tự của các vùng biển liên quan. Trung Quốc không hài lòng và mạnh mẽ phản đối điều này,” ông Cảnh nói.
Trong khi đó, liên quan tới động thái trên của Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng sau đó lên tiếng ủng hộ “quyền tự do hàng hải” ở Biển Đông.
“Bạch thư Quốc phòng” của Trung Quốc nói rằng “Hoa Kỳ đang tăng cường các liên minh quân sự ở Thái Bình Dương và củng cố việc can thiệp và triển khai quân sự, gây thêm phức tạp cho an ninh khu vực”.
Tài liệu này cho biết thêm rằng “kể từ năm 2012, các lực lượng vũ trang của Trung Quốc đã triển khai các tàu tham gia hơn 4.600 cuộc tuần tra an ninh hàng hải và 72 nghìn hoạt động thực thi luật pháp và bảo vệ quyền lợi”.
“Bạch thư Quốc phòng” cũng nhiều lần đề cập tới tên Việt Nam, trong đó nhắc tới việc Trung Quốc “đặt ưu tiên hàng đầu nhằm xử lý các khác biệt và tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau nhằm duy trì sử ổn định láng giềng” cũng như việc Bắc Kinh đề xuất “thiết lập đường dây nóng quốc phòng trực tiếp với Việt Nam”.
Tài liệu này nói thêm rằng “kể từ năm 2014, năm cuộc họp cấp cao về biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được tổ chức”. Đây cũng là năm Bắc Kinh đã đưa giàn khoan dầu Hải dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình của người Việt.
Cũng liên quan tới vấn đề Biển Đông, “Bạch thư Quốc phòng” của Trung Quốc nói rằng “kể từ giữa năm 2016, Trung Quốc và Philippines tăng cường đối thoại về an ninh biển, đưa hai bên trở lại xử lý vấn đề Biển Đông thông qua việc tham vấn hữu nghị”.
2016 cũng là năm Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye ra phán quyết có lợi cho Manila trong vụ kiện về Biển Đông với Trung Quốc.
Ngày 12/7/2016, PCA bác bỏ yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc và ủng hộ vụ kiện của Philippines do Tổng thống khi đó của nước này, ông Benigno Aquino, khai mào. Tuy nhiên, theo giới phân tích, sau khi nhậm chức, người kế nhiệm ông Aquino, ông Rodrigo Duterte, dường như “làm ngơ” thắng lợi này và “xích lại” gần hơn với Trung Quốc.

Nhật Bản-ASEAN quan ngại sâu sắc

về diễn biến phức tạp ở Biển Đông

Nhật Bản và ASEAN chia sẻ quan ngại sâu sắc về diễn biến phức tạp, quân sự hóa và các hoạt động đơn phương làm phức tạp tình hình ở Biển Đông
Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 và các Hội nghị liên quan, sáng 1/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Nhật Bản.
Phát biểu thay mặt ASEAN trên cương vị điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản giai đoạn 2018-2021, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hoan nghênh những tiến triển tích cực trong quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản thời gian qua, trong đó có việc lãnh đạo hai bên thông qua Tuyên bố chung nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ hai bên tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 21, tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đẩy mạnh quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện ASEAN-Nhật Bản.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu:
“ASEAN và Nhật Bản đã cùng nhau đi qua một hành trình quan trọng trong 45 năm qua. Mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản đã ngày càng sâu sắc hơn, phục vụ tốt cho lợi ích của mỗi bên. Nhật Bản đã trở thành đối tác tin cậy của ASEAN, cùng phối hợp làm việc chặt chẽ vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực”.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Nhật Bản.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ghi nhận tiến triển trong quan hệ ASEAN-Nhật Bản, đánh giá cao sự hỗ trợ tích cực và hợp tác hiệu quả mà Nhật Bản dành cho ASEAN trong xây dựng cộng đồng, kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển, hoan nghênh và đánh giá cao vai trò điều phối của Việt Nam; đề xuất một số định hướng hợp tác giữa ASEAN-Nhật Bản thời gian tới, trong đó tăng cường phối hợp và gắn kết chặt chẽ tại các diễn đàn do ASEAN chủ trì, đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư, sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tăng cường trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono khẳng định ASEAN là một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, khẳng định lại cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác và hợp tác thực chất, hiệu quả và toàn diện với ASEAN. Nhật Bản hoan nghênh ASEAN thông qua Tài liệu Quan điểm chung của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, mong muốn hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của ASEAN và Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Nhật Bản.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ghi nhận tiến triển trong quan hệ ASEAN-Nhật Bản, đánh giá cao sự hỗ trợ tích cực và hợp tác hiệu quả mà Nhật Bản dành cho ASEAN.
Trao đổi về tình hình thế giới và khu vực, ASEAN và Nhật Bản ghi nhận tiến triển trong đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), song cũng chia sẻ quan ngại sâu sắc về diễn biến phức tạp trên thực địa, nhất là quân sự hóa và các hoạt động đơn phương làm phức tạp tình hình, dẫn đến xói mòn lòng tin, tác động bất lợi đến hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở các vùng biển khu vực, bao gồm Biển Đông; nhấn mạnh mọi tranh chấp cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC và khuyến khích các nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh hoan nghênh tiếng nói xây dựng, tích cực của Nhật Bản đối với các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, mong muốn Nhật Bản tiếp tục ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông, cùng đóng góp xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định vì hợp tác và phát triển.

Diễn biến khó lường trên Biển Đông

Nhiều nước ASEAN và các đối tác đã chia sẻ quan ngại sâu sắc về vấn đề Biển Đông, kêu gọi không có các hành động đơn phương làm phức tạp tình hình.
Hôm qua tại Thái Lan tiếp tục diễn ra loạt hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác Úc, Nhật Bản, Canada, Ấn Độ, Mỹ, Hàn Quốc, EU, trong đó Biển Đông là một trong các vấn đề “nóng” được đưa ra thảo luận.
Nhìn thẳng vấn đề
Trong cuộc họp báo chiều qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích Trung Quốc về hành vi “cưỡng ép” ở Biển Đông. Nhà ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh các nước trong khu vực cần có tiếng nói kiên quyết, không nên lảng tránh những vấn đề phức tạp. Một mặt ghi nhận tiến triển trong đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên (COC) khi ASEAN và Trung Quốc đã hoàn tất lần đọc thứ nhất trong 3 lần đọc của quá trình đàm phán, Mỹ cùng các nước ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến trên thực địa, trong đó có việc quân sự hóa và các hoạt động đơn phương đi ngược lại luật pháp quốc tế, làm xói mòn lòng tin, tác động bất lợi đến hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Trước đó tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Nhật Bản, ngoại trưởng các nước bày tỏ quan ngại về diễn biến phức tạp ở Biển Đông, hàm ý chỉ trích các hành vi ngang ngược của Trung Quốc ở vùng biển này, theo Kyodo News. Hội nghị do Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đồng chủ trì. Tại cuộc họp, Ngoại trưởng Kono nói rằng tình hình Biển Đông “mỗi năm càng xấu đi” và Nhật chia sẻ sự lo ngại với khối ASEAN về vấn đề này. Phó thủ tướng Phạm Bình Minh hoan nghênh tiếng nói xây dựng, tích cực của Nhật đối với các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, mong muốn Nhật Bản tiếp tục ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông, cùng đóng góp xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định vì hợp tác và phát triển.
Hôm 31.7, Bộ Ngoại giao Nhật Bản ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động nào làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Trả lời câu hỏi của BBC liên quan đến tình hình Biển Đông, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết chính phủ nước này tin rằng vấn đề Biển Đông có liên quan trực tiếp đến hòa bình và ổn định trong khu vực, và là mối quan ngại chính đáng của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nhật Bản. “Chính phủ Nhật Bản phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động nào làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Nhật Bản nhất quán ủng hộ việc tuân thủ toàn diện luật pháp trên biển và muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực đối với các giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế mà không thông qua việc đe dọa hay sử dụng vũ lực, nhằm giải quyết tranh chấp liên quan đến các vấn đề tại Biển Đông đối với tất cả các nước liên quan”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật nêu rõ.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Ấn Độ hôm qua, Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở và thịnh vượng, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực, theo Đài News 18. Tại các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Nga và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – New Zealand chiều 31.7, vấn đề Biển Đông cũng được đưa ra bàn luận và các nước đều nhìn nhận rõ diễn biến phức tạp, đáng quan ngại hiện nay.
Việt Nam nêu rõ hành động phi pháp của Trung Quốc
Dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trực tiếp nêu vấn đề Biển Đông trong các cuộc họp. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 hôm 31.7, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông, trong đó có các hành động đơn phương như quân sự hóa, gia tăng tập trận quân sự, đặc biệt là tàu khảo sát HD-08 (Hải Dương 8) của Trung Quốc, được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép. Phó thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định những hành động này của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, theo UNCLOS 1982.
Theo Phó thủ tướng, nghiêm trọng hơn, đây là diễn biến tiếp theo các hoạt động cải tạo bồi đắp quy mô lớn và quân sự hóa các cấu trúc tranh chấp trên biển mà Trung Quốc đã tiến hành. Các diễn biến này làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, vi phạm DOC và đi ngược lại cam kết duy trì môi trường thuận lợi cho đàm phán COC. Trong bối cảnh đó, Phó thủ tướng đề nghị ASEAN giữ vững đoàn kết và tiếng nói chung, tái khẳng định các nguyên tắc và cam kết đối với hòa bình và ổn định, lên tiếng kêu gọi kiềm chế, không có các hành động đơn phương làm phương hại tiến trình đối thoại và hợp tác khu vực, cản trở hoạt động kinh tế hợp pháp của các nước ven biển, và nỗ lực xây dựng một COC hiệu lực, thực chất, theo TTXVN.
Ngay tại cuộc họp có sự tham gia của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chiều 31.7, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thẳng thắn nhấn mạnh hành động như của nhóm tàu khảo sát Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực. Trong các cuộc đối thoại, các nước đều ghi nhận quan ngại của Việt Nam, nhất trí cần đề cao và tuân thủ luật pháp quốc tế, kiềm chế, không có hành động gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, không có lợi cho các nỗ lực đối thoại và xây dựng lòng tin, ủng hộ lập trường nguyên tắc và vai trò của ASEAN trong đóng góp duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông.
Philippines phản đối tàu cá Trung Quốc
Theo The Philippine Star, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. xác nhận Manila đã chính thức phản đối Trung Quốc về việc điều hơn 100 tàu cá đến khu vực quanh đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông. “Biện pháp ngoại giao đã được tiến hành”, Ngoại trưởng Philippines viết trên Twitter, sau khi cố vấn an ninh quốc gia Hermogenes Esperon Jr. cho biết ông đã đề xuất biện pháp ngoại giao sau khi 113 tàu cá Trung Quốc bị phát hiện đang “vây kín” đảo Thị Tứ từ ngày 24 – 25.7. Đảo này nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang do Philippines chiếm đóng. Ông Esperon cho biết số tàu cá Trung Quốc tăng lên 113 chiếc vào ngày 24.7, so với 61 chiếc vào ngày 8.2.

Quan sát TQ có thể nhận “trái đắng”

với chiến thuật vùng xám ở Biển Đông

Chuyên gia Richard Heydarian cho rằng, việc Trung Quốc tiếp tục cưỡng ép láng giềng ở Biển Đông sẽ khiến Bắc Kinh phải nhận đòn phản kháng mạnh mẽ.
Trung Quốc có thực sự đóng góp cho ổn định trong khu vực?
Trong động thái phô diễn sức mạnh “cơ bắp” và các chiến thuật cưỡng ép, chà đạp lên thượng tôn pháp luật, Trung Quốc đã điều nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.
Trên thực tế, các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn từ lâu đã tạo ra căng thẳng trong quan hệ giữa các bên có lợi ích liên quan ở Biển Đông. Theo luật pháp quốc tế, “các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn” trên biển nghĩa là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của một nước chồng lấn với EEZ của nước láng giềng.
Đối với sự kiện bãi Tư Chính, Trung Quốc tìm cách tuyên bố chủ quyền của họ thông qua yêu sách “đường 9 đoạn” – yêu sách phi lý vốn đã bị bác bỏ theo phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế hồi năm 2016. Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong EEZ 200 hải lý của Việt Nam, cách lục địa Trung Quốc khoảng 600 hải lý.
Theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Việt Nam thiết lập EEZ là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Việt Nam đồng thời xác định thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Dựa trên các quy định này thì bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982.
Như vậy, sự việc xảy ra rõ ràng không phải ở vùng chống lấn và Trung Quốc không có lý gì để biến phần lãnh thổ của Việt Nam được luật pháp quốc tế công nhận trở thành vùng tranh chấp.
Cần phải lưu ý một điểm mấu chốt ở đây là trong khi Trung Quốc tìm cách ngăn chặn hoạt động thăm dò dầu khí của một nước khác ở bất kỳ đâu trong cái gọi là “đường 9 đoạn” – tuyên bố chủ quyền phi
lý chồng chéo lên EEZ của nhiều nước khác trong khu vực, Bắc Kinh lại ngang nhiên tiến hành hoạt động thăm dò tài nguyên khí tự nhiên trong các vùng biển có tranh chấp.
Trung Quốc cho đến nay vẫn khăng khẳng từ chối sự hòa giải hay can thiệp từ bên ngoài và muốn giải quyết các vấn đề dưới hình thức song phương từ quan điểm sức mạnh và tìm cách dịnh hình câu chuyện về hòa bình và sự ổn định theo quan điểm của riêng mình. Họ tìm cách áp đặt câu chuyện này lên các nước láng giềng.
Theo nhận định của giới quan sát, các sự vụ nghiêm trọng gần đây ở Biển Đông liên quan đến hoạt động của tàu Trung Quốc ở vùng biển chiến lược quan trọng này đang thử thách niềm tin của khu vực đối với sự chân thành của Bắc Kinh trong lời hứa hẹn của họ về hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực; đồng thời cũng thúc đẩy Mỹ có các động thái cụ thể hơn với các bên liên quan khác trong khu vực để kiếm chế sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Chiến thuật vùng xám
Bên cạnh việc theo đuổi giải quyết xung đột ở Biển Đông theo cách rút từng chiếc trong bó đũa để bẻ, Trung Quốc cũng tiếp tục áp dụng “chiến thuật vùng xám” quen thuộc.
Chiến thuật vùng xám được một quốc gia sử dụng để đạt được một lợi ích nào đó, thường là về lãnh thổ, nhưng không muốn dùng vũ lực một cách quy mô và trực tiếp. Chiến lược này có 2 đặc trưng căn bản. Thứ nhất là không để xung đột vượt ngưỡng thành chiến tranh nóng. Thứ hai là từ từ tịnh tiến. Chiến thuật vùng xám đã được Trung Quốc liên tục được thử nghiệm và điều chỉnh qua những cuộc đối đầu với lực lượng chấp pháp của các nước, đặc biệt ở Biển Đông từ năm 2006. Mục đích của những hành động quấy rối đó nhằm thay đổi hiện trạng, biến vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp và gây lúng túng cho các nước trong việc phản ứng.
Tàu cảnh sát biển trang bị vũ khí hạng nặng Haijing 35111 được Trung Quốc triển khai để cản trở hoạt động khai thác dầu khí ở lô 06.01, ở phía tây bắc bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam chính là con tàu từng được điều đến quấy nhiễu gần một giàn khoan dầu trên thềm lục địa của Malaysia hồi tháng 5/2019.
Tháng 6/2019, một tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Philippines gần bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam rồi bỏ mặc 22 thuyền viên. Những người này sau đó may mắn đã được tàu của Việt Nam cứu. Bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn cho rằng đây chỉ là một vụ tai nạn.
Mới đây nhất, hôm 29/7, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana xác nhận rằng 5 tàu chiến của Trung Quốc đã đi qua vùng lãnh hải 12 hải lý của Philippines trong tháng này mà không thông báo cho Manila, gọi đây là “thất bại trong việc tuân thủ các giao thức ngoại giao và phép lịch sự thông thường”.
Theo Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông ngày càng gia tăng không phải là ngẫu nhiên mà là phản ứng có tính toán đối với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ và việc Washington tăng cường hoạt động tự do hàng hải” (FONOP) ở Biển Đông – một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, có khoảng 5.000 tỷ USD hàng hóa thương mại vận chuyển bằng tàu qua lại mỗi năm.
Giáo sư Thayer cho rằng, Trung Quốc đang rất tích cực trong việc cản phá các nước láng giềng khai thác dầu khí ở Biển Đông nếu không có sự tham gia của Bắc Kinh và cũng không muốn các nước trong khu vực có mối quan hệ hợp tác với nước ngoài để làm việc đó.
“Việc Trung Quốc sử dụng chiến thuật vùng xám chắc chắn sẽ khiến các quốc gia trong khu vực phải có biện pháp đối phó và đẩy lùi”, ông Thayer viết. “Điều này mang đến rủi ro rằng các cuộc đối đầu trên biển sẽ leo thang”.
Philippines – một trong các bên có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã “hạ tông giọng” rất nhiều trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền. Tuy nhiên, khác với Tổng thống, các quan chức quốc phòng nước này cho đến nay vẫn liên tục đưa ra những tuyên bố cứng rắn.
Hôm 30/7, khi được đề nghị bình luận về tuyên bố trước đó cùng ngày của Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa rằng Bắc Kinh sẽ không tìm cách chi phối Biển Đông và “sẽ không nổ phát súng đầu tiên”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nhấn mạnh: “Họ nói rằng ‘chúng tôi không bắt nạt những người xung quanh’, họ tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng tôi khẳng định các bạn (Trung Quốc) đang không làm điều đó, những gì các bạn nói không giống những gì các bạn làm trên thực tế một chút nào”.
Ông Lorenzana đồng thời đánh giá việc Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough sau tranh chấp kéo dài năm 2012 là “hành động ức hiếp”.
Theo chuyên gia Richard Heydarian thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Stratbase ADR (ADRi), cách hành xử của Trung Quốc không giúp họ tạo lập được chủ quyền với những đòi hỏi phi lý mà chỉ khiến các nước khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông quyết tâm hơn trong hành động, đưa ra phản kháng mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Truyền thông Nhật chỉ ra mưu đồ của TQ ở Biển Đông

“Trung Quốc hung hăng trước ASEAN, thận trọng đặt nền móng cho đàm phán COC”, báo Nhật Bản Asahi viết.
Hôm 31-7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dẫn đầu phái đoàn sang tham dự Hội nghị ngoại trưởng ASEAN, tức Hội nghị AMM.
Trong khuôn khổ chuyến đi này, giới quan sát đánh giá phái đoàn Trung Quốc có một số nhiệm vụ chính như: tiếp tục truyền tải thông điệp lợi ích từ Sáng kiến “Vành đai, con đường”, làm đối trọng với Mỹ, và xúc tiến thông qua nội dung đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Chuyến đi của Trung Quốc bị tô đậm bằng các hành động gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông, đặc biệt là việc đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 vào Biển Đông, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam.
Tại AMM ngày 31-7, một số ngoại trưởng các nước ASEAN bày tỏ lo ngại về những hoạt động này, đồng thời kêu gọi thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy tiến trình đàm phán một COC thực chất.
Qua tuyên bố chung của các ngoại trưởng ASEAN, các bên nhất trí sẽ hoàn tất bản dự thảo nội dung đàm phán COC trong năm 2019.
Điểm mấu chốt là COC có ràng buộc về mặt pháp lý không, và COC được đưa ra với những điều khoản có công bằng không.
Về vấn đề này, Nhật Bản bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc dùng quyền lực quân sự, kinh tế và ngoại giao để tạo sức ép lên một số nước ASEAN, nhằm thông qua một văn bản có lợi cho Bắc Kinh.
Báo chí Nhật Bản sau giai đoạn im lặng, sáng nay 1-8 đã đăng những bài lớn liên quan tới tình hình Trung Quốc, Biển Đông và ASEAN. Trong đó, truyền thông Nhật tập trung vào việc phân tích ý đồ của Trung Quốc với ASEAN và COC.
Báo Asahi giật dòng tít “Trung Quốc hung hăng trước ASEAN, thận trọng đặt nền móng cho đàm phán COC”.
Tờ báo này cho rằng Trung Quốc “thể hiện tình bằng hữu nhưng không nhượng bộ một chút nào về cái gọi là ‘chủ quyền’ của mình”.
Báo Nikkei trong khi đó đăng dòng tít xoáy vào phản ứng xung quanh bản Tuyên bố chung của khối ASEAN: “Ở Biển Đông, một số nước thể hiện sự lo ngại trong tuyên bố chung”. Tờ báo còn khẳng định Việt Nam và Philippines thể hiện quan điểm cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề này.
Trong khi đó, hôm 31-7, một đài ở Anh dẫn trả lời của Bộ Ngoại giao Nhật Bản khẳng định Tokyo phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động nào làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Powered by Blogger.