Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 22/06/2020

Monday, June 22, 2020 // ,
Đọc báo Pháp – 22/06/2020

Trung Quốc, nguồn gốc tất cả mọi xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương  -  Thụy My

Tất cả các điểm nóng hiện nay tại châu Á-Thái Bình Dương đều có liên quan đến Trung Quốc. « Bộ tứ Quad +3 » sẽ tham gia vào « chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương », một khái niệm làm Bắc Kinh đau đầu. Các chuyên gia của đại học Thanh Hoa nhìn nhận, sự thống trị của Hoa Kỳ có lẽ đã là quá khứ, nhưng thế giới vẫn chưa thể thuộc về Trung Quốc.
Liên quan đến châu Á, trong bài « Chiến lược của Bắc Kinh trong căng thẳng tại châu Á-Thái Bình Dương », thông tín viên Simon Leplâtre của Le Monde nhận định, trong lúc các vụ đụng độ liên tục xảy ra trong khu vực, các nước láng giềng của Trung Quốc cố gắng giảm bị lệ thuộc.
Trung Quốc : Chiếc mặt nạ đã rơi !
Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế thuộc trường đại học Thanh Hoa, ông Diêm Học Thông (Yan Xuetong) khi chủ trì « World Peace Forum » ở Bắc Kinh hôm 16/06/2020 đã tuyên bố : « Sẽ không còn lãnh đạo toàn cầu trong những thập niên tới, vai trò của các tổ chức quốc tế giảm sút, trật tự thế giới sẽ là một trật tự xấu ». Nhận định này cách xa cả ngàn dặm so với « cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh » của Tập Cận Bình, trong khi ông Diêm là một trong những nhà tư tưởng chính của ngành ngoại giao Trung Quốc.
Đọc thêm: Xung đột Ấn-Trung bùng nổ: Bắc Kinh hiếu chiến hơn trong khủng hoảng ?
Vô số điểm nóng hiện nay : xung đột đẫm máu Ấn-Trung trên rặng Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn), Bắc Triều Tiên cho nổ văn phòng liên lạc với Hàn Quốc, Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông bất chấp sự phản đối của G7, nhiều vụ tập trận bất thường xung quanh Đài Loan…
Đặc biệt các vụ đụng độ liên tục xảy ra tại Biển Đông giữa Trung Quốc và các láng giềng, chủ yếu là Việt Nam. Và từ tháng Năm, Bắc Kinh tăng áp lực kinh tế lên Úc để trừng phạt việc Úc đòi hỏi mở điều tra quốc tế về dịch virus corona. Cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd nhận định, lần đầu tiên từ 50 năm qua, hòa bình giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là vấn đề cốt yếu trong khu vực. Trong đó Đài Loan là hồ sơ nhạy cảm nhất : hải quân Mỹ và Trung Quốc thường xuyên đi qua eo biển, và hồi tháng Tư, có lần chiến hạm đôi bên chỉ cách nhau chưa đầy 100 mét.
Đọc thêm: Thế giới lo đối phó dịch bệnh, Trung Quốc tăng cường đe dọa Đài Loan
Bắc Kinh liên can đến tất cả các xung đột nói trên. Tạp chí Foreign Policy ghi nhận hôm 18/06 : « Những chiếc găng, hoặc mặt nạ đã rơi xuống. Ngoại giao khẩu trang của Trung Quốc trong đại dịch corona đã nhường chỗ cho việc đấu đá với số lượng láng giềng ngày càng nhiều ».
Bộ tứ Quad + 3 trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương
Đối với cựu thứ trưởng ngoại giao Hà Á Phi (He Yafei), Trung Quốc chỉ có một địch thủ quan trọng là Hoa Kỳ, còn các nước khác không đáng kể. Ông nói : « Trong số các nguy cơ, có xung đột quân sự giữa hai cường quốc chính là Trung Quốc và Hoa Kỳ, hoặc các xung đột nhỏ hơn như giữa Trung Quốc và
Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, hay giữa hai nước Triều Tiên ». Hà Á Phi cho rằng giải pháp duy nhất là « kinh tế, kinh tế, kinh tế ».
Trong khi Washington muốn đưa sản xuất trở về nước, Bắc Kinh – được cho là nạn nhân của chính sách này – kêu gọi các nước châu Á phát triển các chuỗi cung ứng trong khu vực. Vấn đề các nước láng giềng lại nghĩ ngược lại, muốn giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Hơn nữa, họ còn dần dà xây dựng những liên minh để có tiếng nói có trọng lượng hơn trong tương lai.
Cuối 2017, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Úc quyết định tái thúc đẩy diễn đàn bộ tứ « Quad », được lập ra cách đó 10 năm theo sáng kiến của Tokyo. Cho dù Quad không phải là một liên minh chính thức, bốn nước này sẽ tập trận hải quân chung. Hơn nữa, kể từ cuối tháng Ba, Quad đã mời ba nước Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand tham dự các hội nghị hàng tuần từ xa.
Về mặt công khai thì chỉ liên hệ đến việc xử lý Covid-19, tuy nhiên theo báo chí Ấn Độ, còn nhằm « duy trì các nước này trong vòng ảnh hưởng ». Dù tương lai có như thế nào đi nữa, « Quad +3 » cũng sẽ tham gia vào « chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương », một khái niệm làm Bắc Kinh đau đầu. Các chuyên gia của đại học Thanh Hoa nhìn nhận, sự thống trị của Hoa Kỳ có lẽ đã thuộc về quá khứ, nhưng thế giới vẫn chưa chịu trở thành một thế giới của Trung Quốc.
EU kết thúc thời kỳ ngây thơ trước Bắc Kinh
Về quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu (EU), nhân dịp đối thoại với ông Tập Cận Bình hôm nay, Le Monde phân tích « Châu Âu đối mặt với Trung Quốc, sự chối từ chậm chạp ». EU phải sáng suốt trước một nước Mỹ đã đổi khác trong thời Donald Trump và một Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn.
Ban đầu thì hội nghị lần này nhằm chuẩn bị cho một thượng đỉnh đặc biệt giữa toàn bộ các nhà lãnh đạo EU với Tập Cận Bình tại Leipzig tháng Chín tới. Nhưng Đức đã tuyên bố hủy từ tháng Sáu với lý do dịch bệnh, và thật ra, châu Âu muốn thống nhất đường hướng chính trị trước khi đối đầu với Bắc Kinh. Ngày 17/06, Ủy Ban Châu Âu đã công bố sách trắng, nhằm bảo vệ thị trường châu Âu trước các công ty nước ngoài được nhà nước trợ cấp để cạnh tranh bất chính, chủ yếu nhắm vào Trung Quốc. Đây là một sự thay đổi hẳn quan điểm, thời kỳ ngây thơ đã kết thúc.
Đọc thêm: Châu Âu không còn ngây thơ để cho Trung Quốc lợi dụng
Thủ tướng Đức Angela Merkel có nhiều nỗ lực trong quan hệ với Trung Quốc, trong 15 năm cầm quyền bà đã đến thăm chính thức Bắc Kinh 12 lần. Nhưng vụ công ty robot Kuka của Đức bị tập đoàn điện tử tiêu dùng Midea của Trung Quốc thâu tóm năm 2016 khiến Berlin nhận ra tầm quan trọng của việc Bắc Kinh thâu tóm kỹ nghệ tiên tiến châu Âu.
Mối nguy sau hai thập niên vô tư chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc
Điều đáng lo là sau hai thập niên chuyển giao công nghệ ồ ạt cho Trung Quốc, nay châu Âu trở nên lệ thuộc vào Bắc Kinh về 5G, dược phẩm… Đặc biệt ngành điện tử đã vô tư trao cho Trung Quốc mọi bí quyết. Một cựu viên chức châu Âu cho biết, mới cách đây ba năm, người ta vẫn còn nghĩ rằng chuyển giao công nghệ là vô hại vì cho là EU đi trước Trung Quốc một thế hệ, khó thể bắt kịp.
Trung Quốc còn tìm cách chia rẽ châu Âu với công thức 17+1. Theo chuyên gia Justyna Szczudlik, Viện Quan hệ Quốc tế của Ba Lan, các đề nghị của Bắc Kinh thiếu hấp dẫn đối với các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu vì lãi vay quá cao, nhưng như vậy Trung Quốc cũng đã gây được ảnh hưởng với các nước nhỏ.
Le Monde cho rằng đôi khi vẫn còn một chút ngây thơ, như cao ủy phụ trách đối ngoại EU Josep Borrell hôm 09/06 tuyên bố Trung Quốc không có tham vọng quân sự. Vụ xung đột biên giới đẫm máu với Ấn Độ hôm 16/06 cho thấy : công cụ biểu dương sức mạnh của Bắc Kinh không chỉ đơn thuần dựa vào xuất khẩu và nguồn ngoại hối.
Nghi vấn tin tặc Trung Quốc tấn công ố ạt vào Úc
Cũng liên quan đến Bắc Kinh, Les Echos cho biết « Là nạn nhân một vụ tấn công tin học quy mô, Úc nghi ngờ Trung Quốc ».
Tuy thủ tướng Scott Morrison không nêu đích danh, nhưng các chuyên gia nhận ra ngay dấu ấn của Bắc Kinh, « quốc gia duy nhất có thể tấn công hàng loạt và tinh tế như thế ». Vụ tấn công mới này đụng đến « các cơ quan của Úc trên tất cả mọi lãnh vực, tất cả cấp độ của chính phủ, của nền kinh tế, tổ chức chính trị, cơ quan y tế và các nhà cung cấp hạ tầng chiến lược ». Bộ trưởng quốc phòng Linda Reynolds thì trấn an rằng các dữ liệu cá nhân không bị ảnh hưởng, nhưng kêu gọi các cơ quan phải tăng cường bảo vệ trước tin tặc.
Bắc Triều Tiên gây sự, Hàn Quốc đành phải cứng rắn hơn
Cũng tại châu Á, Le Monde nhận định « Giấc mơ hòa bình của tổng thống Hàn Quốc bị hủy hoại vì thái độ của Bình Nhưỡng ».
Năm 2018, ba hội nghị thượng đỉnh liên Triều chừng như đã mở ra kỷ nguyên hợp tác, và tổng thống Moon Jae In còn đóng góp vào việc mở ra đối thoại trực tiếp giữa Bình Nhưỡng và Washington. Nhưng sau thất bại của thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội tháng 2/2019, Bắc Triều Tiên đã thay đổi thái độ, mà theo một cố vấn của ông Moon, thì Kim Jong Un cảm thấy bị mất mặt.
Những hành động khiêu khích mới từ phía Bình Nhưỡng khiến tổng thống Hàn Quốc phải cứng rắn hơn, trong đó không loại trừ việc tổ chức lại bộ máy. Việc bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc Kim Yeon Chul từ chức cho thấy ôn hòa không đi đến đâu, cần có những nhân vật « thực tiễn và có tham vọng chiến lược hơn » - theo chuyên gia Cheong Seong Chang – nhằm đưa Bắc Triều Tiên quay lại bàn đàm phán.
Giới trẻ chống Trump phá hoại cuộc mít-tinh ở Tulsa
Le Monde quan tâm đến việc cánh hữu chật vật đối phó với cực hữu trong cuộc bầu cử địa phương sắp tới, trong khi Libération chạy tựa trang nhất « Bầu cử địa phương : Hy vọng xanh của cánh tả ». Về mặt văn hóa, La Croix chơi chữ « Ánh sáng cho các phòng tối », tức phòng chiếu phim : Sau 100 ngày đóng cửa, các rạp xi-nê hy vọng tìm lại được khán giả, còn Les Echos chú ý đến « Khí hậu : Không thể nào có được sự đồng thuận ».
Riêng Le Figaro nhìn sang Hoa Kỳ, khi « Ông Trump lại bước vào chiến dịch tranh cử trong một nước Mỹ bị xâu xé ». Ở trang trong, các báo đều chú ý đến tổng thống Donald Trump và cuộc vận động bầu cử.
Libération coi « Cuộc mít-tinh ở Tulsa là một khởi động sai lầm của ông Trump ». Les Echos nhận xét « Tulsa : Donald Trump chật vật tìm sức sống mới nơi cử tri của mình ». Le Figaro ghi nhận ông Trump lại thượng đài, nhưng cuộc mít-tinh đầu tiên của ông từ khi dịch bệnh khởi phát lại không đông đảo như mong muốn, trong lúc đối thủ Joe Biden tỏ ra cứng rắn hơn, với bối cảnh khủng hoảng kỳ thị chủng tộc và kinh tế.
Tuy vậy trên trang web, các báo cũng ghi nhận cuộc mít-tinh ở Tulsa bị hàng ngàn người trẻ chống Trump phá hoại bằng cách đăng ký giữ mấy chục ngàn chỗ ngồi rồi bỏ không đến. Suốt cả tuần lễ, trên mạng TikTok xuất hiện rất nhiều lời kêu gọi như thế, có video thu hút cả triệu lượt xem. Chiến dịch này cũng được tung ra trên mạng Snapchat và Instagram.
Virus corona sẽ chết vào mùa hè ?
Bước sang lãnh vực khoa học, liệu virus corona chủng mới cũng nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết như các virus cúm khác ? Có rất nhiều nghiên cứu thậm chí cho ra kết quả trái ngược nhau về vấn đề này, vì rất khó tách rời yếu tố khí hậu khỏi hàng loạt dữ liệu khác.
Một số người cho rằng virus hoành hành trong mùa đông không hẳn vì trời lạnh mà do thói quen tập trung ở những nơi kín đáo, ít thoáng khí. Các thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy virus không còn hoạt động được ở 56°C trong 30 phút, tuy nhiên đây không phải là nhiệt độ bình thường ngoài trời. Một nghiên cứu của Trung Quốc nhận thấy hễ nhiệt độ tăng lên 1°C thì số ca nhiễm mới giảm 3,2% và tử vong giảm 1,2%, và Pháp cũng công nhận điều này. Tuy nhiên theo ông Laurent Lagrost, giám đốc nghiên cứu của INSERM, thì người ta đã nhấn mạnh yếu tố nhiệt độ mà bỏ quên một tiêu chí quan trọng khác là các tia cực tím (UV).
Mặt Trời gởi đến Trái Đất ba loại tia cực tím là UVA, UVB và UVC. UVC mạnh nhất, bị tầng ozone chận lại, UVA quá yếu không có tác dụng gì với vi khuẩn, chỉ còn UVB, mà tầng ozone để lọt 5%. Một nghiên cứu của Mỹ chứng tỏ tại vĩ tuyến 40° Bắc, lượng UVB nhận được trong tháng 6 vào giữa trưa cao gấp sáu lần so với tháng 12, đủ để virus không thể sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên đó là virus trong môi trường, chứ không phải đối với những con virus đã xâm nhập vào cơ thể.
http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200622-trung-qu%E1%BB%91c-ngu%E1%BB%93n-g%E1%BB%91c-t%E1%BA%A5t-c%E1%BA%A3-m%E1%BB%8Di-xung-%C4%91%E1%BB%99t-%E1%BB%9F-ch%C3%A2u-%C3%A1-th%C3%A1i-b%C3%ACnh-d%C6%B0%C6%A1ng

Tin tổng hợp
(Kyodo) – Nhật Bản đổi tên một khu hành chánh, Trung Quốc, Đài Loan phản đối. 
Hội đồng thành phố Ishigaki ở miền nam Nhật Bản hôm 22/06/2020 thông qua quyết định đổi tên vùng duyên hải Tonoshiro có quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư thành “Tonoshiro-Senkaku”, có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2020. Lý do là để tránh nhầm lẩn với khu phố cũng mang tên Tonoshiro ở Ishigaki. Quyết định này gây phản ứng bất bình từ Bắc Kinh và Đài Bắc. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng Tokyo sẽ thất bại trong mưu toan chiếm đảo của Trung Quốc. Còn phát ngôn viên phủ tổng thống Đài Loan thì kêu gọi Nhật Bản không nên gây thiệt hại cho quan hệ song phương.
(China Daily) – Nhật Bản ngưng trang bị hệ thống phòng không Aegis trên bộ. 
Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Taro Kono hôm 21/06/2020 cho biết quyết định ngừng trang bị hệ thống tên lửa chống tên lửa Aegis Ashore (trên bộ). Quân Đội Nhật phát hiện Aegis Ashore thiếu trang thiết bị để bảo đảm an toàn cho dân cư sống chung quanh căn cứ mỗi khi hoạt động. Trong chương trình canh tân quân đội và tăng cường hệ thống phòng không, Nhật Bản mua ba loại tên lứa của Mỹ: Patriot trên bộ và Aegis trang bị cho khu trục hạm. Bên cạnh đó, Nhật mua thêm hai hệ thống Aegis trên bộ tăng cường phòng thủ bố trí tại Akita và Yamaguchi.
(H24.Info) – Virus corona: Trung Quốc ngưng nhập một hiệu gà đông lạnh Mỹ. 
Hôm 22/06/2020, Trung Quốc ra lệnh tạm ngưng nhập khẩu gà Mỹ do công ty Tyson Food sản xuất sau khi phát hiện có siêu vi corona tại một nhà máy ỏ Hoa Kỳ. Cùng ngày, nhà máy của PepsiCo, một công ty thực phẩm khác của Mỹ tại thủ đô Bắc Kinh, bị đóng cửa sau khi nhiều nhân viên được xét nghiệm có dương tính với siêu vi corona. Trong ngày 21/06, giới chức y tế Trung Quốc thông báo có thêm 22 ca lây nhiễm.
(AFP) – Pháp và thánh chiến: Paris cho hồi hương 10 trẻ em, con của chiến binh Hổi Giáo. 
Trong đêm 21/06/2020, rạng sáng 22/06, 10 trẻ em, con của chiến binh thánh chiến đã được một chuyến bay đặc biệt đưa từ một trại tạm cư ở miền bắc Syria về Pháp, một số mồ côi cả cha lẫn mẹ. Địa điểm tiếp nhận không được bộ Ngoại Giao Pháp tiết lộ. Từ nay các em sẽ được bộ Tư Pháp và nhân viên xã hội chăm lo. Bước đầu tiên là khám và theo dõi sức khỏe. Hiện nay vẫn còn khoảng 300 trẻ em, con của chiến binh Hồi Giáo quốc tịch Pháp còn kẹt ở hai trại tạm cư ở Syria. Trong năm 2019, đã có 28 em hồi hương qua ba đợt.
(AFP) – Trump để ngỏ khả năng gặp Maduro.
Trong cuộc phỏng vấn được trang mạng thông tin Axios đăng tải ngày 21/06/2020, tổng thống Mỹ cho biết « có thể sẽ nghĩ đến điều đó (…) Maduro muốn có một cuộc gặp. Tôi không phản đối các cuộc gặp, các vị biết rồi, tôi hiếm khi từ chối các cuộc gặp gỡ (…) Nhưng hiện tại, tôi đã khước từ ». Hãng tin Pháp nhắc lại tháng 3/2020, tư pháp Mỹ cáo buộc ông Maduro « trùm khủng bố » và treo thưởng 15 triệu đô la cho ai bắt được tổng thống Venezuela.
(AFP) – Pháp : Lễ hội âm nhạc không có giãn cách xã hội.
Ngày 21/06/2020, hàng ngàn người dân Pháp đã tận dụng ngày Lễ hội Âm nhạc để tụ tập nhảy múa trên các nẻo phố bất chấp một số tụ điểm trình diễn bị hạn chế. Nhiều quy định về dịch tễ như giãn cách xã hội hay đeo khẩu trang nơi đông người đã không được tôn trọng. Thái độ này của những người tham gia đã làm dấy lên nhiều lời chỉ trích.
(Yonhap) – « The Shaman Sorceress », hay mối xung đột giữa đạo Saman và Cơ Đốc Giáo.
Đây là nội dung bộ phim hoạt hình của đạo diễn Hàn Quốc Ahn Jae Hunn. Ông đã thuyết phục được ban giám khảo Liên Hoan Phim Hoạt Hình Annecy, để được trao giải về kỹ thuật quay, một hạng mục mới được lập ra năm 2019. Đạo diễn Ahn là đạo diễn Hàn Quốc đầu tiên được hai lần mời tranh giải Liên Hoan Annecy. Năm 2011, ông tham dự liên hoan với bộ phim « Green Days : Dinosaur and I ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200622-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

Điểm tin thế giới sáng 22/6:

Cố vấn Nhà Trắng bác tin ông Trump nhờ Tập giúp tái đắc cử

Lục Du
Chào mừng quý độc giả đến với mục Điểm tin thế giới của Đại Kỷ Nguyên. Bản tin sáng thứ Hai (22/6) của chúng tôi có những tin sau:
Cố vấn Nhà Trắng bác tin ông Trump nhờ Tập giúp tái đắc cử
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro, hôm Chủ nhật, đã bác bỏ một chi tiết trong cuốn hồi ký của cựu cố vấn an ninh John Bolton rằng Tổng thống Trump đã nhờ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giúp đỡ trong cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ hai, theo The Guardian.
“Tôi chưa bao giờ nghe thấy điều đó”, ông Navarro nói. “Tôi có mặt trong phòng được nói tới”, ông cho biết thêm. The Guardian cho hay, lời của ông Navarro thống nhất với phát biểu của Đại diện thương mại
Mỹ Robert Lighthizer trước đó rằng không có chuyện ông Trump nhờ ông Tập như trong hồi ký của ông Bolton.
Ông Bolton đã viết cuốn sách với tựa “Căn phòng nơi điều đó xảy ra: Hồi ký Nhà Trắng”, kể lại những sự việc trong các phòng làm việc, khi ông còn giữ vai trò cố vấn an ninh quốc gia giai đoạn từ 4/2018 – 9/2019.
Cố vấn Mỹ nghi Bắc Kinh chủ ý lan truyền nCoV
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro nói với đài CNN hôm Chủ nhật (21/6) rằng chính quyền Trung Quốc đã “tạo ra” dịch bệnh Covid-19 và cử “hàng trăm ngàn” công dân Trung Quốc ra nước ngoài để lây lan virus ra toàn thế giới.
“Virus này là một sản phẩm của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông Navarro nói. “Họ đã che giấu virus. Họ đã tạo ra virus. Họ đã cử hàng trăm ngàn công dân Trung Quốc đến đây để lây lan virus đó trên khắp thế giới”.
Ông Navarro cho biết thêm: “Dù họ có cố tình làm điều đó hay không, đây là một câu hỏi mở. Nhưng đó là sự thật”. (Chi tiết).
Cựu tướng Mỹ thúc giục sẵn sàng đối đầu Triều Tiên
Ông John Tilelli, cựu chỉ huy của Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc đã hối thúc Mỹ-Hàn chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tăng từ Triều Tiên, theo bản tin sáng thứ Hai của Yonhap.
Cựu tướng quân John Tilelli đưa ra quan điểm này trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến với Yonhap tại thời điểm ít ngày sau khi phía Bắc Hàn cho phá hủy một văn phòng liên lạc liên Triều. Ông bình luận rằng việc Bình Nhưỡng phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều đã cho thấy tín hiệu thù địch rõ ràng.
“Tôi nghĩ, điều quan trọng nhất là chúng ta nên sẵn sàng”, ông Tilelli nói. “Sự sẵn sàng là quan trọng để chống lại bất kỳ động thái khiêu khích mới nào mà Triều Tiên có thể làm”. Ông Tilelli giải thích “sẵn sàng” ở đây là Mỹ-Hàn cần nối lại các cuộc tập trận hay chuẩn bị “tài nguyên” để đối phó với Triều Tiên.
Số người nhiễm nCoV tăng kỷ lục sau 24 giờ
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm Chủ nhật cho thấy số ca nhiễm mới virus Vũ Hán sau 24 giờ đã tăng kỷ lục, với thêm hơn 183.000 người cho kết quả dương tính với nCoV, theo AP.
Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc cho biết Brazil dẫn đầu danh sách các quốc gia có số người nhiễm mới với 54.771 trường hợp và kế tiếp là Hoa Kỳ với 36.617 ca nhiễm mới, Ấn Độ đứng thứ ba khi có thêm hơn 15.400 bệnh nhân.
Các chuyên gia cho biết số ca bệnh tăng có thể phản ánh nhiều yếu tố, bao gồm việc xét nghiệm được mở rộng hơn, cũng như xu hướng lây lan rộng hơn của virus. Theo cập nhật lúc 7h16 (giờ Việt Nam) hôm nay của Worldometers, thế giới có 9.037.950 người nhiễm virus Vũ Hán, trong đó có 469.603 người đã tử vong, 4.797.481 người đã bình phục.
Ả Rập dỡ phong tỏa dù số bệnh nhân Covid-19 tăng cao
Bất chấp số người nhiễm virus Vũ Hán tăng cao, Ả Rập Xê Út, hôm Chủ nhật, đã quyết định chấm dứt lệnh giới nghiêm phòng tránh dịch trên toàn quốc, đồng thời dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt đối với các hoạt động kinh doanh sau 3 tháng, AFP đưa tin.
Truyền thông Ả Rập cho biết, người dân cũng sẽ được phép tái tham gia các buổi cầu nguyện trong các nhà thờ Hồi giáo ở Mecca, chỉ vài tuần trước khi cuộc hành hương hàng năm tới thánh địa này bắt đầu. Tuy nhiên, các chuyến bay quốc tế và các cuộc tụ họp xã hội vượt quá 50 người vẫn bị cấm, theo Bộ Nội vụ Ả Rập.
Hiện Ả Rập Xê Út là vùng dịch viêm phổi Vũ Hán lớn thứ 16 trên thế giới. Theo Wordometers, tính tới 7h16 sáng nay (giờ Việt Nam), quốc gia này có 157.612 ca nhiễm bệnh, trong đó 1.267 người đã tử vong
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-22-6-co-van-nha-trang-bac-tin-ong-trump-nho-tap-giup-tai-dac-cu.html

Điểm tin tối 22/6:

Hàn Quốc chỉ trích ông Bolton xuyên tạc hội nghị Trump – Kim

Hải Lam
Mục Điểm tin thế giới tối thứ Hai (22/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Hàn Quốc chỉ trích ông Bolton xuyên tạc hội nghị Trump – Kim
Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong hôm nay nói phần viết về các cuộc thảo luận giữa lãnh đạo Mỹ và liên Triều trong cuốn hồi ký sắp xuất bản của ông John Bolton là sai sự thật và bị bóp méo, theo Reuters.
Trong cuốn hồi ký sắp xuất bản với tựa đề “The Room Where It Happened: A White House Memoir” (Căn phòng nơi chuyện đó xảy ra: Hồi ký Nhà Trắng), ông Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, đã thuật lại chi tiết các cuộc họp trước và sau 3 cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, bao gồm cả việc hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai được tổ chức tại Việt Nam đã sụp đổ như thế nào.
Ông Bolton có viết rằng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người rất muốn cải thiện quan hệ với Triều Tiên, đã đưa ra kỳ vọng không thực tế với cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cho chương trình nghị sự “thống nhất” của riêng ông.
“Nó không phản ánh thực tế chính xác và thực chất các sự kiện đã bị xuyên tạc”, ông Chung Eui-yong nói.
Ông Chung không nêu chi tiết các lĩnh vực cụ thể mà Hàn Quốc xem là sai sự thật nhưng nói rằng cuốn sách này đặt ra một “tiền lệ nguy hiểm”. “Đơn phương trao đổi xuất bản dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản về ngoại giao và có thể phá hoại nghiêm trọng các cuộc đàm phán tương lai”, ông nói thêm.
Triều Tiên lắp lại loa tuyên truyền dọc biên giới
Các quan chức quân sự Hàn Quốc hôm nay cho biết Triều Tiên đang lắp đặt lại hệ thống loa tuyên truyền ở các khu vực dọc biên giới liên Triều, theo Yonhap.
Theo giới chức Hàn Quốc, Triều Tiên đã thiết lập lại hệ thống loa “ở nhiều nơi” bên trong Khu phi quân sự (DMZ) từ ngày 21/6.
“Động thái này đã được phát hiện ở hơn 10 khu vực, và diễn ra đồng thời”, một quan chức của Tham mưu Trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết, thêm rằng Seoul đang theo dõi chặt chẽ tình hình và sẵn sàng phản ứng với mọi tình huống.
Đáp lại hành động của Triều Tiên, Hàn Quốc cũng đang xem xét lắp đặt lại hệ thống loa ở khu vực biên giới.
Sau hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 27/4/ 2018, hai miền đã đồng ý tạm dừng mọi hành động thù địch và loại bỏ các phương tiện tuyên truyền, bao gồm phát sóng qua loa và phát tờ rơi.
Đài Loan bay thử phi cơ tự phát triển
Hôm nay, phi cơ huấn luyện siêu âm AT-5 Brave Eagle do Đài Loan tự phát triển được một chiến đấu cơ Ching-kuo hộ tống đã thực hiện chuyến bay thử dài 12 phút trước sự chứng kiến của Tổng tống Thái Anh Văn tại căn cứ quân sự ở Đài Trung.
“Máy bay huấn luyện đời mới không chỉ tạo ra hơn 2.000 việc làm, mà còn giúp truyền tải kinh nghiệm và xây dựng thế hệ nhân tài mới trong ngành công nghiệp hàng không”, Reuters dẫn lời bà Thái phát biểu sau khi chứng kiến màn bay thử.
AT-5 Brave Eagle là máy bay phản lực quân sự đầu tiên được Đài Loan tự thiết kế và chế tạo trong hơn 30 năm qua, kể từ khi hòn đảo thử nghiệm tiêm kích hạng nhẹ F-CK-1 Ching-kuo năm 1989. Chính phủ của bà Thái từng nhiều lần khẳng định rằng tự phát triển công nghệ quân sự là ưu tiên hàng đầu nhằm hiện đại hóa năng lực phòng thủ và đối phó mối đe dọa từ Bắc Kinh.
Trung Quốc phủ nhận bắt công dân Canada vì vụ bà Mạnh Vãn Châu
Theo Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm nay tuyên bố việc truy tố tội gián điệp với 2 công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor không liên quan đến vụ việc của bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của Tập đoàn công nghệ Huawei.
Hôm 19/6, cơ quan công tố Trung Quốc thông báo trên website rằng ông Kovrig và Spavor bị truy tố tội gián điệp. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết ông “rất thất vọng” về quyết định của Trung Quốc.
Khi được hỏi về phát ngôn của ông Trudeau rằng sẽ tiếp tục gây áp lực lên Bắc Kinh để “chấm dứt giam giữ tùy tiện 2 công dân Canada”, ông Triệu Lập Kiên tuyên bố không có sự giam giữ tùy tiện ở Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-toi-22-6-han-quoc-chi-trich-ong-bolton-xuyen-tac-hoi-nghi-trump-kim.html

 Tạp chí việt nam

Việt Nam dè chừng Sáng kiến Vành đai – Con đường (BRI)

 của Trung Quốc

Thu Hằng
Vành đai kinh tế Trung Quốc – Đông Nam Á là một phần quan trọng của Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative, BRI) được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng năm 2013. Trục đường này nối tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đến Singapore bằng đường sắt, song song là tuyến đường cao tốc có thể được khai trương vào năm 2021. (Tạp chí phát lần đầu ngày 20/05/2019)
Bắc Kinh khẳng định Sáng kiến Vành đai và Con đường không cạnh tranh với những dự án địa phương. Tuy nhiên, một số nước Đông Nam Á tham gia dự án hoặc phải gồng mình gánh nợ như Lào, hoặc mời thêm công ty Nhật Bản tham gia như Thái Lan, hoặc đàm phán lại để giảm chi phí như Malaysia.
Việt Nam có liên hệ như thế nào với dự án đầy tham vọng của Trung Quốc ? RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore.
RFI : Thưa tiến sĩ, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang Bắc Kinh dự diễn đàn Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) diễn ra trong ba ngày 25 đến 27/04/2019. Việt Nam có tham gia dự án do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng không ?
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp : Chúng ta đều biết Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng. Theo một số ước tính, như của Trung Tâm Cơ Sở Hạ Tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2040 là khoảng 605 tỉ đô la Mỹ.
Đây là một con số rất lớn ! Nếu huy động các nguồn lực trong nước, kể cả khi Việt Nam huy động từ các nguồn lực tư nhân thông qua các dự án đối tác công-tư chẳng hạn, con số này cũng rất là khổng lồ. Chính vì vậy, Việt Nam phải tìm cách khai thác các nguồn vốn từ nước ngoài, đặc biệt là thông qua các nguồn vốn ODA chẳng hạn.
Trong bối cảnh đó, Sáng kiến Vành Đai và Con Đường của Trung Quốc cũng là một nguồn vốn tiềm năng mà Việt Nam có thể tìm hiểu, cân nhắc để có thể khai thác nếu nó phù hợp. Chính vì vậy, Việt Nam tỏ ý ủng hộ về mặt ngoại giao sáng kiến này. Ví dụ cách đây hai năm, chủ tịch nước Việt Nam, lúc đó là ông Trần Đại Quang tham dự diễn đàn hợp tác Vành Đai và Con Đường lần thứ nhất ở Bắc Kinh. Năm nay (2019), ông Nguyễn Xuân Phúc thay mặt phía Việt Nam tham dự diễn đàn lần thứ hai.
Tuy nhiên, trên thực tế, để vay được những khoản vay của Trung Quốc, có rất nhiều vấn đề mà Việt Nam phải cân nhắc thấu đáo. Chính vì vậy, kể từ năm 2013, thời điểm mà Trung Quốc phát động sáng kiến này, vẫn chưa có dự án nào đáng kể, chính thức được coi là dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường này được triển khai ở Việt Nam, mặc dù Việt Nam vẫn có những khoản vay nhất định từ các nguồn của Trung Quốc và một số dự án hợp tác cơ sở hạ tầng thì vẫn được tiến hành giữa hai bên.
RFI : Có một số thông tin cho rằng tuyến đường cao mới ở Việt Nam có các khoản vay từ Trung Quốc. Thông tin này có đúng không ?
Theo tôi, dự án đường cao tốc Bắc-Nam hiện nay vẫn chưa được triển khai. Một số thông tin cho rằng một vài công ty của Trung Quốc, trong đó có tập đoàn Thái Bình Dương, ngỏ ý quan tâm, muốn hợp tác hoặc muốn tham gia vào việc xây dựng tuyến đường này.
Tuy nhiên, theo tôi hiểu thì vẫn chưa có những thỏa thuận cuối cùng. Ngay phía Việt Nam cũng chưa có kế hoạch rõ ràng cho việc xây dựng tuyến đường này, ví dụ nguồn vốn từ đâu, những bên tham gia chắc chắn cũng chưa được xác định, hồ sơ mời thầu cũng chưa được mở. Chính vì vậy, cho tới lúc này, khả năng các nhà thầu Trung Quốc, hay là việc chính phủ Việt Nam có vay vốn từ phía Trung Quốc cho dự án này không, hiện vẫn chưa được xác nhận rõ ràng.
RFI : Trong chuyến thăm Hà Nội của chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 11/2017, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Bản Ghi Nhớ về việc thúc đẩy kết nối khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai” với Sáng kiến Vành đai và Con đường. Xin tiến sĩ giải thích thêm về nội dung bản ghi nhớ này ?
Thực ra, khuôn khổ của “Hai hành lang-Một vành đai”, Việt Nam và Trung Quốc đã “thống nhất thực hiện” từ cách đây khá lâu, nếu tôi nhớ không nhầm là từ năm 2004. Cho tới nay, hoạt động hợp tác trong khuôn khổ hành lang Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng và hành lang Nam Ninh-Hà Nội-Hải Phòng vẫn chưa có những kết quả cụ thể.
Trong bối cảnh đó, khi thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường, có lẽ phía Trung Quốc nhân tiện làm sống lại ý tưởng này và cũng gắn nó với Sáng kiến Vành đai và Con đường. Đây cũng là một cách cho thấy : “À, Việt Nam cũng ủng hộ Sáng kiến Vành đai và Con đường này của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, như chúng ta thấy, kể từ tháng 11/2017 tới nay, chưa có những triển khai thực chất nhằm kết nối hai khuôn khổ này với nhau. Bản thân Sáng kiến Vành Đai và Con Đường của Trung Quốc cũng chưa thấy có tiến triển đáng kể nào ở Việt Nam.
RFI : Đâu là những bất lợi và thuận lợi nếu Việt Nam tham gia vào dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc ?
Có lẽ thuận lợi là Việt Nam sẽ có thêm nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, các khoản vay của Trung Quốc không hề rẻ, cũng không hề dễ dàng, thường đi kèm rất nhiều điều kiện, ví dụ phải sử dụng các nhà thầu Trung Quốc, mua trang thiết bị từ phía Trung Quốc để phục vụ các dự án đó. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp Việt Nam tại vì Việt Nam đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc vay vốn từ Trung Quốc. Chúng ta biết có những giai đoạn, Trung Quốc chiếm đến 90% các hợp đồng xây dựng EPC, tức là thiết kế, mua sắm và xây lắp, ở Việt Nam.
Những dự án đó gây ra rất nhiều tai tiếng, ví dụ trễ tiến độ, đội vốn, công nghệ thiết bị không hiện đại, lạc hậu, gây ra chi phí bảo dưỡng lớn ; các nhà thầu Trung Quốc thuê lao động phổ thông mang từ Trung Quốc sang, gây ra những vấn đề ở địa phương chẳng hạn. Gần đây nhất, báo chí cũng đề cập nhiều đến dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội (Cát Linh – Hà Đông). Vì vậy, tôi nghĩ là những nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam cũng thận trọng với các khoản vay của Trung Quốc.
Đó là chưa kể đến bối cảnh tranh chấp Biển Đông hiện tại. Khi Việt Nam vay của Trung Quốc, nó sẽ gây ra những ràng buộc, trở ngại khiến Việt Nam không thể mạnh mẽ có phản ứng với Trung Quốc trên Biển Đông nếu xảy ra căng thẳng. Vì vậy, nó cũng là một khía cạnh chiến lược mà Việt Nam sẽ phải cân nhắc khi muốn tham gia vào Sáng kiến Vành đai và Con đường này, hay cụ thể là vay vốn từ phía Trung Quốc.
RFI : Nhân đang nói về Việt Nam và Biển Đông, trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, Biển Đông đóng vai trò như thế nào ?
Thực ra, dự án Vành đai và Con đường là một phần trong tham vọng của Trung Quốc để khuếch trương ảnh hưởng ra toàn cầu trong bối cảnh Trung Quốc liên tục trỗi dậy trong mấy thập niên vừa qua. Liên quan đến vấn đề Biển Đông, nó không ảnh hưởng nhiều lắm tại vì nó không có các dự án được thực hiện ở khu vực Biển Đông.
Tuy nhiên, riêng đối với Việt Nam, nếu như Việt Nam hay các nước có tranh chấp khác với Trung Quốc ở Biển Đông như Philippines, Malaysia chẳng hạn, vay các khoản vay lớn của Trung Quốc, và đặc biệt nếu như sau này họ không khả năng trả nợ, họ sẽ bị phụ thuộc vào Trung Quốc. Chính vì vậy, các nước này, trong đó có Việt Nam, có thể là sẽ phải chấp nhận các thỏa thuận bất lợi cho họ trong vấn đề Biển Đông. Đấy là điều có lẽ Việt Nam muốn tránh.
Tuy nhiên cũng có những nước khác có thể ưu tiên vấn đề kinh tế hơn so với vấn đề Biển Đông, như ở Malaysia. Mặc dù có những phản ứng, nhưng gần đây chính quyền ông Mahathir lại tiếp tục những dự án hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ Vành đai và Con đường.
Đối với Việt Nam, tôi nghĩ rằng cho tới lúc này, Việt Nam vẫn rất thận trọng, tại vì có lẽ khác với Philippines và Malaysia, vấn đề Biển Đông đối với Việt Nam có tầm quan trọng rất lớn, có thể nói là rất trọng đại đối với tương lai, đối với chủ quyền của Việt Nam. Cho nên bên cạnh lý do kinh tế, Việt Nam còn có lý do về chính trị và địa chiến lược để cân nhắc và thận trọng trước những khoản vay của Trung Quốc thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường này.
RFI : Vừa rồi anh có nhắc tới chính phủ Malaysia, họ đã nối lại để tiếp tục tham gia dự án Vành đai và Con đường. Trên thực tế, họ đã đàm phán thành công giảm 1/3 chi phí. Ngoài ra, trên thế giới còn có trường hợp Trung Quốc mua cảng Hambantota của Sri Lanka, cảng Piraeus của Hy Lạp, những trường hợp này có giúp Việt Nam lấy làm kinh nghiệm thực tế không ?
Tôi nghĩ đó đều là những bài học kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam nếu Việt Nam thực sự muốn tham gia vào Sáng kiến này, cũng như vay những khoản vay của Trung Quốc.
Thứ nhất, dự án đường sắt bờ biển phía đông của Malaysia chẳng hạn, chính quyền của ông Mahathir đã đàm phán lại và đã giảm được khoảng 1/3 tổng chi phí. Điều này cho thấy phía Trung Quốc đã kê giá lên rất cao. Đương nhiên, trong trường hợp của Malaysia, khoản vay bị đội lên cao như vậy còn do chính quyền của ông Najib, có thể có tình trạng tham nhũng, qua đó, các nhà thầu Trung Quốc hoặc chính phủ Trung Quốc có thể phải chi trả một số khoản không chính thức cho các quan chức Malaysia chẳng hạn. Đó là cáo buộc đối với chính phủ trước đây.
Và điều này cũng có thể xảy ra ở những quốc gia nơi có tình trạng tham nhũng phổ biến, như ở Việt Nam. Tôi nghĩ rằng chỉ có sự minh bạch mới có thể giúp Việt Nam tham gia hiệu quả vào Sáng kiến này để giảm được tình trạng tham nhũng, cũng như là lãng phí trong các dự án để làm sao các khoản vay được đúng giá trị và không tạo ra những gánh nặng nợ nần cho thế hệ tương lai.
Trường hợp cảng Hambantota cũng là một ví dụ điển hình cho thấy rằng Trung Quốc có thể sử dụng các khoản vay này để biến nó thành một “bẫy nợ”, thông qua các khoản vay đó, kiểm soát hoặc gây bất lợi cho chính phủ đi vay để mà biến các dự án đấy thành tài sản của Trung Quốc, thì tạo ra một tiền lệ với hệ lụy rất nghiêm trọng đối với các nước đi vay. Chính vì vậy, Việt Nam cũng cân nhắc, cần thận trọng để không rơi vào tình cảnh như chính phủ Sri Lanka thông qua dự án Hambantota.
RFI tiếng Việt xin trân thành cảm ơn tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Singapore.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200622-vi%E1%BB%87t-nam-d%C3%A8-ch%E1%BB%ABng-s%C3%A1ng-ki%E1%BA%BFn-v%C3%A0nh-%C4%91ai-con-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c

Tin Việt Nam – 22/06/2020

Tin Việt Nam – 22/06/2020

Nhiều người dân phải nộp tiền để uỷ ban xã trả tiền nợ quán xá

Tin Vietnam.- Báo Người lao động ngày 18 tháng 6 năm 2020 loan tin, nhiều gia đình ở huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị đã bị buộc phải nộp số tiền cả chục triệu đồng cho Uỷ ban xã Hải Phúc trả tiền nợ quán xá và xây dựng nhà văn hoá.
Việc thu tiền này được Uỷ ban xã Hải Phúc thu một cách mập mờ, dùng thủ đoạn đánh vào nhu cầu và tâm lý sợ hãi của người dân để lấy tiền một cách dễ dàng.
Ông Nguyễn Ngọc Thành, 55 tuổi, cho biết, vào năm 2004, gia đình ông khai hoang được gần 2 ha đất ở thôn 5, xã Hải Phúc để trồng rừng. Từ đó trở đi gia đình ông Thành phải đóng tiền thuê mượn đất cho xã Hải Phúc với thời hạn 5 năm 1 lần.
Đến tháng 11 năm 2019, Uỷ ban xã Hải Phúc bắt đầu thực hiện lập biên bản giao đất trên thực địa cho người dân, trong đó có gia đình ông Thành để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lúc này, Uỷ ban xã Hải Phúc yêu cầu gia đình ông Thành và nhiều gia đình khác phải nộp tiền cho xã theo mức 15 triệu đồng/ha đất.
Vì lo sợ bị xã lấy lại đất nên gia đình ông Thành đã vay mượn số tiền 25.5 triệu đồng tương đương với gần 2 ha đất ông đang canh tác để đưa cho Uỷ ban. Sau khi thu tiền, phía Uỷ ban không đưa cho người dân bất kỳ biên nhận nào. Đến khi ông Thành đòi thì phía xã mới đưa cho tờ giấy nhận “tiền mượn đất”.
Ông Hồ Xuân Hoàng, Chủ tịch xã đã chối sự việc trên, và giải thích là người dân đã tự nguyện đóng tiền để cho xã trả tiền nợ quán xá, và xây dựng nhà văn hoá thôn Tà Lang.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nhieu-nguoi-dan-phai-nop-tien-de-uy-ban-xa-tra-tien-no-quan-xa/

Vụ 700 ngàn bỗng lên hơn 58 triệu đồng:

Phía Điện lực xin lỗi khách hàng vì ghi nhầm

Hiểu Minh
Ngày 22/6, ông Thái Hồng Quân, giám đốc Công ty Điện lực tỉnh Quảng Bình cho biết, đã yêu cầu Điện lực TP. Đồng Hới đến xin lỗi khách hàng Trần Việt Dũng vì việc ghi nhầm chỉ số dẫn đến việc tiền điện của hộ gia đình này tăng hơn 33 lần trong tháng, lên tới hơn 58 triệu đồng, theo Tuổi Trẻ.
Ông Dũng cho biết hóa đơn tiền điện gia đình ông nhận được từ Điện lực Đồng Hới (Quảng Bình) trong tháng 6 lên đến hơn 58 triệu đồng. Ông Dũng thấy bất thường vì mức tiêu thụ điện bình quân của gia đình trong nhiều tháng qua chỉ rơi vào khoảng vài trăm ngàn đồng. Nhưng đến tháng 6, Điện lực Đồng Hới tính tổng mức lượng tiêu thụ điện của gia đình ông tăng hơn 33 lần, nên đã yêu cầu xác minh.
Kết quả kiểm tra 12 tháng gần nhất cho thấy, nhà ông Dũng thường xài điện ở mức khoảng 460.000-700.000 đồng/tháng. Sau khi tính toán lại, hộ ông Dũng chỉ phải trả khoảng 500.000 đồng cho tiền điện tháng này (tháng 6).
Nguyên nhân ban đầu dẫn đến sai sót trên là do nhân viên điện lực ghi nhầm chỉ số sử dụng điện.
Hơn 3 triệu khách hàng bị tăng vọt tiền điện, “sốc khi nhận hóa đơn”
Những ngày vừa qua, người dân nhận được hóa đơn tiền điện tháng 5 (chốt công tơ từ khoảng 11/5 đến 10/6). Không ít khách hàng phản ánh việc hóa đơn tăng vọt, gấp 2-3 lần so với tháng trước, trong khi thực tế sử dụng điện không biến động nhiều so với thời điểm trước.
Phản ánh với báo Người Lao Động, anh Nguyễn H. (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, gia đình anh gồm 2 vợ chồng và một con nhỏ, việc sử dụng điện tháng 4 và tháng 5 là như nhau. Tuy nhiên, tiền điện tháng 5 tăng vọt lên hơn 1,5 triệu đồng so với gần 800 ngàn đồng của tháng 4.
Tập đoàn Điện lực (EVN) cho biết nguyên nhân chủ yếu là do nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh.
Số liệu thống kê của ngành điện cho thấy đã có tới hơn 3,1 triệu khách hàng sinh hoạt trên tổng số 26 triệu khách hàng sử dụng điện sinh hoạt trên cả nước (tương đương khoảng 11,92%) có mức tiêu thụ điện của tháng 5 cao hơn 30% so với tháng 4-2020, đặc biệt trong số này có tới gần 1 triệu khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng 50%, thậm chí có tới hơn 215 ngàn khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng trên 300% so với tháng 4 trước đó.
Trước đó, chị Huỳnh Ngọc Minh sống tại chung cư Miếu Nổi, P.3, Q.Bình Thạnh cho Tuổi Trẻ biết “bị sốc” khi nhận được hóa đơn tiền điện tháng 4 với số tiền phải trả tăng hơn 3 lần so với tháng trước đó. Chia sẻ chuyện này với nhiều người quen, đồng nghiệp, chị Minh mới biết nhiều người cũng “chịu chung số phận”.
Lục lại các phiếu thông báo tiền điện từ cuối năm 2018 qua đầu năm 2019, chị Minh cho biết mỗi tháng tiêu thụ điện từ 81 kWh đến khoảng 120 kWh, tương ứng với số tiền điện hằng tháng khoảng 140.000 – 210.000 đồng. Qua tháng 3 tiền điện tăng nhẹ lên hơn 240.000 đồng và đến hóa đơn tháng 4, tiền điện tăng vọt lên tới 738.000 đồng (gấp 3 lần so với tháng trước).
“Nhà tôi có hai mẹ con, một máy lạnh, tủ lạnh nhỏ xíu. Bình thường hằng ngày con tôi đi học, tôi thì đi làm tận 7-8h tối mới về, máy lạnh bật đến khoảng 4h sáng mỗi ngày là tắt. Đã nhiều năm nay sống ở đây, chưa bao giờ tiền điện lại tăng nhiều như vậy” – chị Minh nói.
Không riêng gì chị Minh, anh Sơn sống tại đường Nguyễn Văn Luông, P.11, Q.6 cho hay do nhà sử dụng đến 3 máy lạnh nên mỗi tháng phải trả 2,8 – 2,9 triệu đồng tiền điện. Nhưng hóa đơn tiền điện tháng 3 (ngày ghi điện nhà anh Sơn 25 hằng tháng – PV) tiền điện đã tăng lên gần 3,8 triệu, anh Sơn cũng lo lắng hóa đơn trong tháng 4 này tiền điện có thể còn tăng hơn nữa.
Trong khi đó anh Thật, nhà tại khu dân cư Bình Hưng, huyện Bình Chánh, cho hay nhà anh cũng có 3 máy lạnh, cũng “giật mình” khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 4 đến 3,7 triệu đồng. “Tôi nghĩ điện vừa tăng giá, rồi nắng nóng…, nếu có tăng thì chỉ tăng gấp đôi, chứ đâu ngờ tăng nhiều như vậy. Hỏi thăm hàng xóm mới biết nhiều trường hợp cũng giống như mình” – anh Thật thông tin.
Nguyên nhân “muôn thuở” vẫn là thời tiết
Theo Tổng công ty Điện lực TP.HCM nêu 3 nguyên nhân, đầu tiên là từ ngày 20/3/2019, Bộ Công thương có quyết định 648 điều chỉnh giá điện.
Nguyên nhân thứ 2 và là nguyên nhân chủ yếu khiến tiền điện tăng là nhu cầu sử dụng điện tăng do nắng nóng.
Nguyên nhân khác là tháng giá điện tăng cao có số ngày nhiều hơn.
https://www.dkn.tv/thoi-su/vu-700-nghan-bong-len-hon-58-trieu-dong-phia-dien-luc-xin-loi-khach-hang-vi-ghi-nham.html

Tập đoàn điện lực CSVN tuyên bố

tiền điện tăng mạnh là do thời tiết

Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 21 tháng 6 năm 2020 loan tin, trước bất mãn của người dân về việc tiền điện bỗng dưng tăng cao một cách bất thường, phía Tập đoàn Điện lực Cộng sản Việt Nam đã lên tiếng giải thích nguyên nhân là do thời tiết.
Anh Nam, một chủ cửa hàng kinh doanh đồ ăn ở Thanh Hoá cho biết, trong tháng 4 vừa qua, gia đình anh phải đóng cửa quán ăn 20 ngày và dừng hết mọi hoạt động, không sử dụng các thiết bị điện nhưng tiền điện phải trả gần bằng tháng trước. Anh Nam nói, tiền điện tháng 5 của gia đình anh là 2.8 triệu đồng, nhưng tháng 4 chỉ dùng có 10 ngày mà hết 2.7 triệu đồng. Chưa dừng lại, anh Nam còn bất ngờ hơn khi tiền điện tháng 6 của gia đình anh tăng gấp đôi so với tháng 5.
Cũng tương tự trường hợp anh Anh, nhiều người dân ở Hà Nội và các tỉnh, thành khác cũng đều bất mãn trước việc bỗng dưng phải thanh toán số tiền điện tăng cao gấp nhiều lần cho công ty điện lực.
Trước bất mãn của người dân, phía Tập đoàn Điện lực Cộng sản giải thích rằng, tiền điện của các gia đình tăng cao là do thời tiết nắng nóng kéo dài, nên người dân phải sử dụng các thiết bị làm mát nhiều như điều hoà. Tuy nhiên, người dân không đồng ý với cách giải thích trên, vì cùng thời kỳ năm 2019, thời tiết cũng nắng nóng như năm nay nhưng tiền điện họ vẫn không tăng đột ngột như hiện tại.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/tap-doan-dien-luc-csvn-tuyen-bo-tien-dien-tang-manh-la-do-thoi-tiet/

Hai người bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do”

đều từ chối luật sư

Cả hai quản trị viên của nhóm Facebook “Bàn luận về kinh tế chính trị” là Huỳnh Anh Khoa (sinh năm 1982) và Nguyễn Đăng Thương (sinh năm 1957) đều bất ngờ từ chối luật sư tham gia vào quá trình điều tra chỉ vài ngày sau khi bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ.
Hai Facebooker này bị bắt giữ hôm 13/6 với cáo buộc tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều luật 331 Bộ luật Hình sự 2015.
Sáng ngày 22 tháng 6 năm 2020, luật sư Nguyễn Văn Miếng lên trụ sở Công an Quận 8 làm việc về vụ án này thì ông Huỳnh Anh Khoa đã từ chối luật sư, mặc dù trước đó chính ông này đã gọi điện cho vợ để mời luật sư bào chữa. Luật sư Miếng nói qua điện thoại như sau:
Hồi sáng nay tôi vô để công an trả lời về cái vụ bào chữa thì công an cho tôi gặp Huỳnh Anh Khoa và nói rằng Huỳnh Anh Khoa đã từ chối luật sư trong giai đoạn điều tra.
Anh Dũng (Công an Quận 8 -PV) có nói với tôi rằng là ‘chúng tôi cố gắng gói gọn vụ án này lại và không mở rộng nữa ra, cho nên rằng là chúng tôi cố gắng kết thúc điều tra trong vòng khoảng 2 tháng để anh Khoa và anh Thương ra tòa sớm, nên trong giai đoạn điều tra thì luật sư không nên tham gia.’
Cái này bên công an nói rằng là anh Khoa tự nguyện còn cách đây một hai hôm là do do anh Thương có một luật sư cũng bị từ chối giống như tôi vậy.
Luật sư Đặng Đình Mạnh vào hôm 19-6-2020 cũng bị thân chủ của mình là ông Nguyễn Đăng Thương từ chối mời bào chữa. Luật sư Mạnh nhận xét về chuyện này như sau:
Trong những vụ án tương tự liên quan đến tội an ninh quốc gia thì thường họ cũng cố gắng giới hạn việc luật sư tham gia.
Cái tội này mặc dù không xếp vào nhóm tội an ninh quốc gia nhưng nó có những đặc trưng, cái tội thì giống lắm (an ninh quốc gia), nó chỉ đưa vào tội vi phạm quản lý hành chính thôi, án phạt thì nhẹ hơn nhưng mà họ vẫn muốn giới hạn luật sư, không muốn cho tham gia vào giai đoạn đầu.
Thường thì việc từ chối luật sư như vậy thường do những người bị khởi tố bị áp lực.”
Như chúng tôi đã thông tin, vào hôm 13-6-2020, công an Quận 8 và Quận Bình Tân, TPHCM bắt giữ 2 quản trị viên của nhóm Facebook có gần 50 ngàn thành viên chuyên bàn luận về vấn đề chính trị và kinh tế của Việt Nam là Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thương.
Vợ của ông Khoa là Phạm Thị Bảo Ngọc sau đó nói với Đài Á Châu Tự Do là công an không giao bất kỳ giấy tờ bắt giữ người gì cho gia đình, trái với trình tự pháp luật.
Trong các tháng gần đây, chính quyền Việt Nam đã gia tăng việc bắt giữ những nhà báo tự do, blogger. Đây là hoạt động chấn áp bị các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích là đàn áp trước Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến diễn ra vào tháng 1 năm 2021.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-facebooker-refuse-to-have-lawyers-at-court-06222020082155.html

Luật sư: “Cáo trạng

đối với Nguyễn Quốc Đức Vượng là nghèo nàn!”

Luật sư bào chữa của nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng vừa nhận được bản Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đề ngày 7 tháng 5 cáo buộc ông này tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại khoản 1, Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng hôm 12-6 được gặp thân chủ của mình sau 9 tháng bị tạm giam và vào tối 22 tháng 6 năm 2020, nhận xét về bản Cáo trạng này như sau:
Khi mà tôi gặp Vượng tôi chỉ có có một bản cáo trạng thôi, do Viện kiểm sát cấp cho tôi dài 4 trang.
Tôi có trao đổi với Vượng về bản cáo trạng đó thì theo đánh giá của tôi đó là một bản cáo trạng rất là nghèo nàn, bởi vì bút lục đánh khoảng 2.000 bút lục, tuy nhiên họ chỉ viết được cái bản cáo trạng có 4 trang.
Trong bốn Trang đó thì không có một dấu hiệu gì nghiêm trọng đối với một người viết Facebook.
Theo nội dung Cáo trạng, vào ngày 10-6-2018, ông Nguyễn Quốc Đức Vượng bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ và phạt hành chính số tiền 750 ngàn đồng sau cuộc biểu tình phản đối dự thảo Luật Đặc khu và Luật  An ninh mạng.
Cáo trạng kết luận “với ý thức chống đối, tư tưởng bất mãn với chế độ, Nguyễn Quốc Đức Vượng đã sử dụng mạng xã hội để đăng tải, phát tán 98 video livestream (phát  trực tiếp) thời lượng tương đương 110 giờ phát sóng và 366 bài viết trên trang facebook cá nhân “Vượng Nguyễn” có nội dung thể hiện quan điểm, ý thức xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa.”
Đồng thời cáo trạng cũng quy kết ông Vượng “đả kích các chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, có nhiều lời lẽ xúc phạm tới lãnh tụ Hồ Chí Minh, lãnh đạo cấp cao của đảng và Nhà nước và mong muốn thay đổi thể chế Nhà nước hiện nay, xóa bỏ sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam.”
Facebooker Nguyễn Quốc Đức Vượng hoàn toàn không được gặp gia đình và luật sư suốt thời gian ông bị giam giữ điều tra. Hôm 18-6-2020, gia đình của ông Vượng cũng làm đơn xin thăm gặp tại trại Mát – Lâm Đồng nơi giam giữ nhà hoạt động này, tuy nhiên cán bộ quản giáo không cho gặp mặt.
Nguyễn Quốc Đức Vượng sinh năm 1991 bị cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Lâm Đồng  bắt giữ vào ngày 23 tháng 9 năm 2019.
Ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch sau đó ra thông cáo khẳng định:
“Chính quyền Việt Nam nghĩ rằng có thể dập tắt tiếng nói của Nguyễn Quốc Đức Vượng bằng cách bắt giữ anh về hành vi bày tỏ ý kiến trên Facebook.
Nhưng việc đó chỉ gây nhiều sự chú ý hơn tới các quan điểm của anh, và tới những nỗ lực đè nén nhằm kiểm duyệt thông tin trên mạng của chính quyền Việt Nam.”
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/scanty-prosecution-conclusion-to-detained-nguyen-duc-quoc-vuong-06222020093128.html

Phạm Đoan Trang: NXBTD bị trấn áp

vì muốn khai dân trí và nói sự thật

“Trong mắt công an, chúng tôi không được coi là con người nữa rồi”, nhà báo Phạm Đoan Trang, đại diện Nhà xuất bản Tự Do (NXBTD), chia sẻ về sự trấn áp của chính quyền Việt Nam.
Sự kiện Nhà xuất bản Tự Do được Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) trao giải thưởng Prix Voltaire năm 2020 hồi đầu tháng Sáu gợi nhắc một dòng chảy âm thầm nhưng mãnh liệt tại Việt Nam: những người xuất bản độc lập.
“Đối với Nhà xuất bản Tự Do, giải thưởng này là sự tưởng thưởng cho nỗ lực, và lòng can đảm của mọi người từ khi thành lập. Trong suốt thời gian đó, các thành viên chưa có một phút nào bình yên, phải
sống triền miên trong tình trạng căng thẳng. Tất cả mọi người đều chịu đựng rất nhiều”, bà Đoan Trang cho hay trong cuộc trao đổi qua điện thoại với BBC News Tiếng Việt.
“Chúng tôi sẽ phải tiếp tục sứ mệnh là nâng cao dân trí, chiến đấu vì quyền tự do xuất bản, quyền được đọc của người Việt Nam”.
Vượt ngoài kiểm duyệt
Việt Nam hiện có nhiều công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất bản sách, nhưng ngành này vẫn nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của nhà nước. Bất kỳ công ty tư nhân hoặc cá nhân nào muốn xuất bản sách đều phải liên kết với một nhà xuất bản nhà nước.
Hành trình để một cuốn sách đến với người đọc vì thế phải đi qua nhiều khâu kiểm duyệt. Trước hết, đó là việc tự kiểm duyệt của tác giả, của công ty tổ chức thực hiện. Tiếp theo, công ty hoặc bản thân tác giả sẽ nộp bản thảo cho nhà xuất bản nhà nước để xin giấy phép.
Đến lượt mình, nhà xuất bản này sẽ nộp lên Cục Xuất bản để xin phép và chỉ khi cơ quan này đồng ý thì việc xuất bản cuốn sách mới được coi là hợp pháp. Đấy là chưa kể sau khi xuất bản, việc phát hành sách ra thị trường cũng đòi hỏi phải đáp ứng một loạt điều kiện nghiêm ngặt.
Bất kỳ hoạt động xuất bản sách để phát hành ra đại chúng nào mà không thông qua quy trình trên đều bị coi là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, hiện vẫn có không ít người không chịu bước vào vòng kiểm duyệt đó. Họ đã độc lập đứng ra, tự tổ chức xuất bản, tự vận hành hoạt động của mình. Trước đây có nhà xuất bản Giấy Vụn, và hiện nay có Nhà xuất bản Tự Do.
“Sứ mệnh của Nhà xuất bản Tự Do là khai dân trí, nói lên sự thật cho người Việt Nam, cổ vũ làm sao có thêm nhiều người viết, nhiều người đọc, thêm nhiều nhà xuất bản nữa ra đời. Đó là sứ mệnh dài hạn”, bà Phạm Đoan Trang nói.
Mới ra đời, nhưng đến nay Nhà xuất bản Tự Do đã ra được khoảng 20 đầu sách, có thể kể tới các cuốn như Cẩm Nang Nuôi Tù, Chính Trị Bình Dân, Cánh Đồng Sênh, Học Chính Sách Công Qua Chuyện Đặc Khu…
“Chúng tôi xuất bản những cuốn sách không qua kiểm duyệt”, bà Trang chia sẻ. “Thực ra sách không qua kiểm duyệt, không có giấy phép ở Việt Nam rất nhiều. Truyện hồn ma báo oán, lịch vạn niên… cũng không có xin giấy phép, không qua nhà xuất bản nào nhưng chính quyền không quan tâm. Chỉ có sách chính trị, xã hội, pháp luật… mới là đối tượng kiểm duyệt gắt gao”.
Bà Trang cho biết Nhà xuất bản Tự Do chọn thực hiện sách tiếng Việt, do người Việt viết, về chính trị, xã hội, pháp luật, về tất cả các vấn đề của Việt Nam hiện nay.
“Nói chung đó là sách phi hư cấu do người Việt viết. Chúng tôi không ưu tiên sách dịch”.
Theo bà Trang, đó là những cuốn sách mà “trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay thì không có cửa để được xuất bản qua hệ thống nhà nước. Không bao giờ có thể lọt qua lưới kiểm duyệt, không thể tới được Cục Xuất bản để thẩm định được”.
“Thực ra việc tìm kiếm và thẩm định bản thảo ở Việt Nam không phải khó. Các bản thảo như vậy rất nhiều. Thậm chí năm ngoái Nhà xuất bản Tự Do in lại cuốn Đêm Giữa Ban Ngày của tác giả Vũ Thư Hiên bán rất chạy”, nhà báo Phạm Đoan Trang chia sẻ.
Bà giải thích thêm:
“Tức là ở Việt Nam, nhu cầu đọc là có, đặc biệt là nhu cầu đọc sách phi hư cấu rất lớn. Những cuốn sách nói lên sự thật được tìm đọc rất nhiều. Những ý kiến cho rằng văn hóa đọc ở Việt Nam thấp, đó là chúng ta tưởng như vậy rồi nói vậy thôi. Đó là do các nhà xuất bản không biết cách để đưa sách tới tay độc giả. Do người viết và nhà xuất bản không chủ động nên người đọc không quan tâm, chứ tôi thấy những cuốn sách nói lên sự thật, mà tác giả dám viết, nhà xuất bản dám in thì có rất đông người đọc”.
Nhưng để tiếp tục công việc xuất bản và hướng tới mục tiêu dài hạn là khai dân trí, thì “trong ngắn hạn, chúng tôi nghĩ làm sao sống được đã, tức là không bị giết ấy, với cách càn quét và đàn áp của công an thì tôi nghĩ đó là câu chuyện nghiêm trọng. Thực sự thì không biết là mọi người có thể sống được bao lâu”.
Nhà báo Phạm Đoan Trang nói rằng giải Prix Voltaire một mặt là nguồn động viên rất lớn đối với nhóm của bà, nhưng mặt khác, nó sẽ khiến “sự căm thù của công an càng cao hơn”.
‘Họ muốn dồn chúng tôi đến chỗ chết’
“Nhà xuất bản Tự Do được thành lập vào tháng 2/2019, từ đó tới nay là một năm bốn tháng, chúng tôi chưa có một phút nào bình yên cả”, nhà báo Phạm Đoan Trang cho biết.
Theo bà, có nhiều cách đàn áp mà chính quyền thực hiện đối với các thành viên Nhà xuất bản Tự Do.
“Cách dễ nhất là phong tỏa hết mọi tài khoản mà Nhà xuất bản Tự Do mở ra. Họ còn rình chủ tài khoản xuất hiện để bắt. Họ chặn nguồn tiền độc giả gửi”, bà Trang kể.
“Nặng hơn thì họ giăng bẫy bắt người giao hàng. Một khi họ bắt được là đánh, đánh rất dã man. Đánh cho chết luôn. Thường thì đánh tới tấp mặt mũi tại chỗ, rồi sau đó đưa lên ô tô. Lên ô tô đánh tiếp, về tới đồn đánh tiếp”.
“Đó là hành vi bắt cóc. Tức là đầu tiên cướp điện thoại, khống chế rồi đánh cho tối tăm mặt mũi trước khi đưa lên ô tô. Có mấy trường hợp gần đây anh em bị bắt, bị đánh rồi may mắn thoát được, chứ không phải công an thả”, bà kể và giải thích thêm:
Tổ chức nhân quyền đề nghị VN ‘ngưng trấn áp NXB Tự Do’
Việt Nam: Giải quốc tế cho NXB Tự Do ‘không chịu kiểm duyệt’
Bà Phạm Đoan Trang được giải Tự do Báo chí 2019
“Phải nói rõ ở đây không có gì gọi là luật pháp cả. Chúng ta hay nói về việc có luật pháp, có giấy triệu tập, thực tế là ở đây không có gì cả. Chỉ là phục kích, đánh đập, bắt cóc đưa về đồn đánh tiếp”.
“Tức là cách cư xử của họ như với thú vật ấy. Trong mắt công an, chúng tôi không phải là người, thế nên đừng nói chuyện quyền công dân ở đây, đừng nói chuyện luật pháp, giấy mời, đối thoại ở đây”, bà tố cáo.
“Đây là đánh, tra tấn, bức cung và để lại thương tích rất nặng. Có trường hợp gần đây có anh bị đánh, ba ngày sau mới ói ra máu. Ngoài ra còn biện pháp nữa là đe dọa người nhà. Tất cả anh chị em ở Nhà xuất bản Tự Do đều đi khỏi nhà, không ai ở nhà hết. Tết, lễ, ngày sinh nhật người thân cũng không về. Họ còn tới nhà đe dọa, yêu cầu người thân cho biết địa điểm chúng tôi ở đâu. Nói chung họ dùng mọi biện pháp tàn bạo để trấn áp”.
Việc chính quyền trấn áp các thành viên và cộng tác viên của Nhà xuất bản Tự Do mới đây đã được Tổ chức Ân Xá Quốc Tế lên tiếng trong thư gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 14/5.
Kêu gọi trả tự do và ngưng đàn áp các thành viên Nhà xuất bản Tự Do, thư của Ân Xá Quốc Tế viết: “Hiến pháp Việt Nam và luật nhân quyền quốc tế đều bảo đảm quyền tự do biểu đạt, bao gồm quyền tiếp nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng. Điều này bao gồm truy cập và đọc thông tin có trong các cuốn sách như những cuốn được Nhà xuất bản Tự do ấn hành”.
Trong một thông điệp công bố giữa tháng 6/2020, Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (HRW) cũng nêu việc chính quyền Việt Nam gia tăng trấn áp các nhà báo độc lập, bao gồm các tác giả có sách xuất bản tại Nhà xuất bản Tự Do như Phạm Thành.
“Các đồng minh và đối tác thương mại của Việt Nam nên lên tiếng với Hà Nội về những trường hợp mới này và yêu cầu chính quyền thả những tù nhân chính trị này”, ông John Sifton, Giám đốc vận động nhân quyền khu vực châu Á của HRW, lên tiếng.
Bà Phạm Đoan Trang mô tả cách đánh của công an:
“Cách đánh của họ rất hiểm. Họ dùng ngón tay móc vào sườn, để yên ở đó, để nạn nhân sau đó ba, bốn ngày mới ói ra máu do bị thương dạ dày, nội tạng. Họ bắt cả người nhà, đó là kiểu đe dọa ‘mày muốn sống thì gọi người nhà về đây’. Đó là kiểu dồn chúng tôi tới chỗ chết, đó không phải là kiểu để có thể hy vọng đối thoại được với nhau”.
“Chúng tôi không hiểu là tại sao có thể đối xử tàn độc như vậy với công dân. Cứ cho là chúng tôi làm tài liệu xấu độc như cách họ nói đi, thì chẳng lẽ không có cơ hội đối thoại với nhau hay sao. Thực tế là không có cơ hội nào cả, trong đầu họ chỉ có ý nghĩ tiêu diệt, tiêu diệt mà thôi”.
Dù bị truy bức như vậy, nhưng những người làm xuất bản tự do vẫn tiếp tục hoạt động. Nhà báo Phạm Đoan Trang giải thích:
“Chúng tôi tồn tại đến ngày hôm nay, hoạt động được đến ngày hôm nay là nhờ sự ủng hộ, bảo vệ của độc giả. Vì sao họ ủng hộ, bảo vệ? Theo tôi, trước hết họ thấy được mục đích trong sáng của mình. Họ thấy được sự dấn thân và hy sinh của mình cho nên họ ủng hộ”.
Từ thực tế hoạt động của mình, nhà báo Phạm Đoan Trang rút ra bài học cho bản thân và cho các nhà hoạt động dân chủ nói chung:
“Với các nhà dân chủ, những nhà hoạt động xã hội dân sự, nếu họ lấy cái chung, lấy mục đích đấu tranh vì dân chủ, vì xã hội làm đầu, thì họ mới được người dân ủng hộ. Lúc đó mới hy vọng vào chiến thắng của cuộc đấu tranh. Còn nếu vẫn giữ cái tôi hơn cả, vẫn đặt cái sự an toàn, tiện lợi lên trên, và cứ ngại hy sinh, ngại gian khổ, như vậy không bao giờ có thể đi tới đích cả”.
Về câu chuyện của Nhà xuất bản Tự Do, bà Trang nhắc lại rằng “nhu cầu đọc hiện rất cao nên mình không bao giờ lo thiếu bản thảo, lo thiếu người viết, thiếu người đọc”.
“Tôi chỉ lo là có sống được để làm việc đó hay không, bởi vì với cách đàn áp này thì chắc họ muốn giết hết những người như chúng tôi”, bà nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53133022

Dịch COVID-19: Nhiều người

vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ

Cao Nguyên
Hôm 22/6, mạng báo Văn Hóa dẫn lời ông Nguyễn Hồng Quang, phó Trưởng Ban Chính Sách Kinh tế- Xã Hội và Thi đua – Khen thưởng thuộc Tổng Liên đoàn Lao động cho rằng do các điều kiện quá chặt chẽ, có những tỉnh chưa thực hiện việc chi tiền hỗ trợ cho các nhóm đối tượng khó khăn trong đợt dịch COVID-19 vừa qua.
Thống kê từ truyền thông trong nước cho thấy tính tới thời điểm này, Chính phủ đã giải ngân cho khoảng 16 triệu người, với tổng kinh phí chi khoảng 17.500 tỉ đồng trong số tiền hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Nghị quyết số 42 về việc hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được Chính phủ ban hàng ngày 10/4/2020. Theo đó, có 6 nhóm đối tượng chính được hưởng mức hỗ trợ này bao gồm người có công, hộ nghèo, lao động tự do, lao động có hợp đồng bị mất việc do dịch bệnh, doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể.
Tuỳ vào mức độ ảnh hưởng và tình hình dịch bệnh mà từng nhóm đối tượng kể trên sẽ được nhận mức hỗ trợ theo quy định. Thời hạn tối đa được hỗ trợ là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020.
Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng thực hiện nghị quyết, vẫn còn nhiều trường hợp mà Đài Á châu Tự do phỏng vấn nói rằng họ vẫn chưa được tiền từ gói hỗ trợ này.
Thêm vào đó, báo chí nhà nước cũng đưa tin, phản ánh ở nhiều tình thành, địa phương xảy ra tình trạng quan chức lấp liếm, tham nhũng và ăn chặn tiền hỗ trợ cho người dân, đặc biệt là các hộ nghèo.
Quá rắc rối về thủ tục, xác minh
Ngọc Minh, nhân viên của một resort tại Phú Quốc cho hay cô bị mất việc từ đầu tháng 3 do tình hình dịch bệnh buộc tất cả nhà hàng, khách sạn phải ngừng hoạt động.
Minh nói với RFA rằng do quá rắc rối, phiền phức về thủ tục, xác minh nên hiện cô vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ. Nếu muốn nhận tiền hỗ trợ mất việc do ảnh hưởng dịch bệnh, người lao động buộc phải nộp đầy đủ hồ sơ tới uỷ ban xã ở địa phương, chờ xác minh rồi mới nhận được 1 triệu 8 trăm nghìn/tháng dành cho lao động có hợp đồng.
Vào giữa tháng 4, do không có việc làm, Minh rời Phú Quốc vào Sài Gòn cho đến nay. Bây giờ cô không biết phải nộp hồ sơ ở địa phương nào để được nhận tiền hỗ trợ. Nếu quay trở lại Phú Quốc, hoặc về nơi có hộ khẩu thường trú là tỉnh Dak Nông thì chi phí đi lại, làm hồ sơ… dự tính sẽ cao hơn con số 1 triệu 8 mà Minh có thể sẽ nhận được.
Theo quy định, người có hợp đồng lao động mất việc do dịch bệnh sẽ phải điền một lá đơn đề nghị hỗ trợ, kèm theo các loại giấy tờ như: hợp đồng lao động, quyết định tạm ngưng hoặc thôi việc, bản sao sổ bảo hiểm… Sau đó nộp cho Uỷ ban xã chờ xác minh, phê duyệt.
Đối với trường hợp lao động tự do không có giao kết hợp đồng lao động mất việc mùa dịch, họ phải gởi đơn đề nghị đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã sau ngày 15 hằng tháng.
UBND cấp xã lên danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp và phải niêm yết công khai với cộng đồng dân cư rồi gởi danh sách đó lên UBND cấp huyện.
UBND cấp huyện có 2 ngày để duyệt và chi trả cho người lao động trong 3 ngày sau đó. Mỗi người sẽ nhận được 1 triệu đồng/tháng, không quá 3 tháng, kể từ tháng 4/2020.
Trên thực tế, các lao động tự do hầu hết là những người ít hoặc không có điều kiện theo dõi các thông tin, thủ tục để đòi hỏi quyền lợi cho mình.
Ông Quang, một người bán vé số ở Sài Gòn nói rằng từ đầu mùa dịch, ông chỉ nhận được 750.000 đồng từ tiền công ty sổ số hỗ trợ người bán vé số dạo. Còn chuyện người lao động tự do sẽ được nhận 1 triệu đồng mỗi tháng thì ông hoàn toàn không biết. Dù đã vài lần đến Uỷ ban địa phương, nhưng không ai thông báo cho ông Quang về thông tin và cách thức để nhận tiền hỗ trợ từ Chính phủ:
“Không có ai nói gì cả, chỉ có cho một lần 750.000. Đó là công ty vé số chuyển về cho địa phương, chỗ mình tạm trú chứ còn nói ông nhà nước thì chưa thấy gì hết.”
Ông Thắng, chủ một khách sạn ở Hà Tĩnh cho hay khách sạn của ông đã hoạt động trở lại sau khoảng 2 tháng đóng cửa do dịch. Ông cũng không biết nhân viên của mình đã được nhận tiền hỗ trợ hay chưa. Tuy nhiên, không có bất cứ cán bộ xã nào yêu cầu ông Thắng kê khai danh sách nhân viên để được Chính phủ hỗ trợ cả:
“Họ phải nghỉ việc từ tháng 3 khi khách sạn đóng cửa. Tôi chưa hỏi họ có lấy được tiền hỗ trợ hay chưa, nhưng phía Chính quyền địa phương họ không thông qua bên chủ và người thuê lao động.”
Quan chức ăn chặn, tham nhũng, không minh bạch
Thời gian qua, báo chí nhà nước đưa tin nhiều vụ việc quan chức ăn chặn, nham nhũng hoặc chậm chi trả cho người dân.
Điển hình, tại Thanh Hoá, người nhà của nhiều quan chức lãnh đạo cấp xã, huyện đã tự ý đưa tên vợ con mình vào danh sách hộ nghèo, cận nghèo để được nhận tiền. Trong khi đó, nhiều người dân có gia cảnh khó khăn thật sự thì “vô tình bị bỏ quên”, không có trong danh sách được hỗ trợ của Chính phủ.
Ngày 11/6, Tuổi Trẻ đưa tin, ở xã Ba Nang, Quảng Trị, mỗi người nghèo nhận được 750.000 đồng đều phải “tự nguyện” trích lại 50.000 đồng cho cán bộ “uống nước”.
Chủ tịch UBND xã Ba Nang sau đó lý giải rằng việc thu 50.000 đồng mỗi khẩu hộ nghèo là để chia sẻ bớt cho những hộ cận nghèo. Đồng thời cho biết ông sẽ yêu cầu cán bộ xã tuyệt đối không nhũng nhiễu của dân một đồng nào.
Đài Á châu Tự do gọi điện đến các văn phòng làm việc của Sở Lao động – thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) các tỉnh Thanh Hoá, Khánh Hoà, theo số điện thoại được đăng trên trang web chính thức của Chính phủ, để hỏi về tình hình giải ngân gói 62.000 tỷ cho người dân, nhưng không ai bắt máy dù đang trong giờ hành chính.
Phóng viên RFA tiếp tục gọi đến văn phòng làm việc của Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Dak Lak là ông Trần Phú Hùng thì ông Hùng nói đang họp, muốn phỏng vấn phải có giấy giới thiệu của Hội nhà báo và đến tận văn phòng làm việc thì mới trả lời được:
“Tôi đang họp trong chỗ ban giám đốc. Tôi không thể nói chuyện này qua điện thoại được. Nếu chị có gọi lại thì tôi cũng không biết được. Nếu có giấy giới thiệu thì cứ về đây làm việc với chúng tôi, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin. Phải có giấy giới thiệu của Hội nhà báo, thẻ phóng viên rồi đến các cơ quan làm việc theo Luật báo chí.”
Ông Trọng Hùng, một người dân ở Hà Nội cho rằng vấn đề minh bạch giải ngân ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ xưa đến nay vốn rất tệ. Nguyên do không chỉ đến từ Chính quyền cố tình mập mờ, mà còn do tính thụ động của người dân:
“Ta chỉ có thể quan sát các hiện tượng khi người dân chia sẻ trên facebook hoặc báo chí thôi chứ thực sự không có đủ số liệu thống kê và thiếu minh bạch.
Người dân cần phải xác định được vị trí của mình trong mối quan hệ với nhà nước, rằng mình là chủ nhân của xã hội, đóng thuế để nuôi nhà nước và mình có quyền giám sát.
Đằng này, người dân thì cứ nghĩ rằng làm nhà nước ban cho cái gì thì nhận cái đó, được thì cảm ơn còn không được thì cũng ngậm ngùi chấp nhận, thế thì xã hội sẽ không bao giờ có sự minh bạch. Sự minh bạch phỉ đến từ sự chủ động giám sát của người dân.”
Ông Nguyễn Sỹ Cương, Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận hôm 13/6 phát biểu về các vấn nạn nhũng nhiễu trong chuyện giải ngân gói 62.000 tỷ rằng “một bộ phận cán bộ cố tình làm trái, tìm cách hưởng lợi thay vì triển khai các hướng dẫn cụ thể. Họ đã nghĩ ra đủ cách, đủ mánh khóe để chiếm đoạt tiền hỗ trợ, cũng như thu vén cho gia đình và họ hàng…. Lâu nay cứ mỗi khi Chính phủ có chương trình hỗ trợ cho người dân do bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh thì một bộ phận không nhỏ cán bộ chính quyền cơ sở lại coi đó là cơ hội để trục lợi.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/many-have-not-received-their-covid-19-support-money-06222020083550.html

56% động vật hoang dã

được phục vụ trong nhà hàng chứa virus corona

Một báo cáo mới vừa được công bố cho thấy tỷ lệ cao đáng báo động về thịt động vật hoang dã bị nhiễm virus corona được phục vụ tại các nhà hàng ở Việt Nam.
New York Post, vào ngày 20/6 dẫn nguồn từ một kết quả nghiên cứu xuất hiện trên Tạp chí bioRxiv, mà qua đó các nhà nghiên cứu phát hiện có đến 56% thịt chuột bị nhiễm virus corona khi được chế biến và mang ra cho thực khách, một tỷ lệ nhiễm bệnh cao gấp hai lần so với thời điểm chuột vừa bị bắt.
Nghiên cứu vừa nêu được thực hiện bởi sự hợp tác của các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã (WCS), Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), Đại học Nông lâm Việt Nam, Liên minh Sinh thái và Viện Sức khỏe của Đại học California, Davis.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các yếu tố bao gồm căng thẳng, giam cầm, rụng lông và dinh dưỡng kém đã góp phần dẫn đến tăng tỷ lệ coronavirus ở động vật được đưa từ thiên nhiên đến nhà hàng trở thành món ăn cho con người.
Theo nghiên cứu, những nhà khoa học đã thu thập các mẫu tại 70 địa điểm ở Việt Nam và phát hiện ra 6 dạng biến thể khác nhau của coronavirus. Mặc dù không có bằng chứng hiện tại cho thấy những loại virus đặc biệt này là mối đe dọa sức khỏe con người, nhưng những kỹ thuật n tại phòng thí nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu có thể được tận dụng để phát hiện virus mới phát sinh hoặc chưa biết ở con người, động vật hoang dã và gia súc trong tương lai.
Việt Nam được nhìn nhận đang tìm các biện pháp ngừng nhập khẩu động vật gây nguy hại cho con người để làm thực phẩm và vẫn chưa làm tốt được việc này. Trong khi đó, các nhà hàng vẫn bán những món ăn được chế biến từ động vật hoang dã như chuột, dơi, mèo cầy, rắn, gấu, khỉ và tê tê.
Ông Peter Knights, Giám đốc điều hành của WildAid hồi tháng 5 nói với New York Post rằng nếu như những việc làm đó không dừng lại thì kịch bản tồi tệ nhất là có thể sẽ xảy ra một đợt bệnh dịch bùng phát khác nữa.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/56-percent-of-wild-animals-in-vn-restaurants-have-a-coronavirus-06222020084219.html

Cử tri thành phố yêu cầu xử lý  “làm sai lệch

hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải” và ông Tất Thành Cang

Một số cử tri thành phố Hồ Chí Minh đề nghị nếu Ủy ban Tư pháp hoặc Quốc hội yêu cầu điều tra lại vụ án Hồ Duy Hải thì Viện Kiểm sát Nhân dân cần điều tra và xử lý hành vi làm sai lệch hồ sơ của vụ án này.
Truyền thông trong nước loan tin dẫn nguồn tin từ cuộc tiếp xúc cử tri thành phố vào ngày 22/6.
Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 4 gồm các đại biểu ông Lê Minh Trí – viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ông Huỳnh Thành Đạt – giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Phạm Phú Quốc -tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển Tân Thuận – đã tiếp xúc cử tri các quận 5, 10, 11 tại TP.HCM.
Tại buổi tiếp xúc, các cử tri quan tâm đến vụ án Hồ Duy Hải nêu ý kiến về việc vụ án này đến nay vẫn chưa có ý kiến chính thức của Ủy ban Tư pháp Quốc hội. Do đó, các cử tri đề nghị nếu Ủy ban Tư pháp Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xem xét điều tra lại vụ án cần đề nghị làm rõ có hay không hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án của các cơ quan có thẩm quyền, song song với việc điều tra Hồ Duy Hải có tội hay không?
Cũng tại buổi tiếp xúc, các cử tri đề cập đến hàng loạt sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại công ty TNHH Một thành viên phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) và đề nghị xem xét, xử lý hình sự ông Tất Thành Cang vì đã chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại công ty Sadeco.
Ngoài ra, các cử tri thành phố còn đề nghị cơ quan chức năng thông tin cụ thể về các biện pháp xử lý đối với những sai phạm của ông Tất Thành Cang.
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu của cử tri, ông Lê Minh Trí thay mặt tổ đại biểu tiếp thu các ý kiến, đồng thời cho biết sẽ phân loại, chuyển đến các cơ quan chuyên môn để phản hồi cử tri về các vụ việc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/voters-asked-to-handle-wrongdoing-the-case-file-ho-duy-hai-and-mr-tat-thanh-cang-06222020083340.html

Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam cải thiện sự hài lòng của

doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hải quan

thông qua Cơ chế Một cửa Quốc gia

Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam cải thiện sự hài lòng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hải quan thông qua Cơ chế Một cửa Quốc gia (MCQG).
Thông cáo báo chí của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ra ngày 22/6 cho biết như vừa nêu.
Theo đó, cơ chế MCQG là hệ thống một cửa để thực hiện các thủ tục thông quan hàng hoá và được kỳ vọng giúp tinh giản các thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
Gần 2 năm qua, từ tháng 9/2019-3/2020, thông qua Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ, USAID đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng cục Hải quan Việt Nam (TCHQ) thực hiện khảo sát nhằm đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính qua cơ chế MCQG.
USAID trong ngày 22/6 cũng đã phối hợp với VCCI và TCHQ tổ chức hội thảo công bố báo cáo “Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và thời gian thực hiện thủ tục hành chính qua cơ chế MCQG”.
Sự kiện lần này có sự tham dự của Phó Giám đốc USAID Việt Nam Craig Hart, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc và hơn 100 đại diện từ khu vực tư nhân và các cơ quan chính phủ.
Nội dung của hội thảo được nói bao gồm phần trình bày và thảo luận về các phát hiện chính của báo cáo và một phiên toạ đàm với sự tham gia của doanh nhân tiêu biểu để thảo luận về vai trò của cơ chế MCQG và các cải cách hiện nay có liên quan đến hoạt động thương mại tại Việt Nam.
USAID cho biết sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân thực hiện cải cách và nâng cao mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp đối với những công cụ tạo thuận lợi thương mại quan trọng tương tự như cơ chế MCQG.
Giá trị thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2019 đạt hơn 77,6 tỷ đô la.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-supports-vietnam-to-improve-national-single-window-system-06222020102903.html

Campuchia – Việt Nam bãi bỏ

lệnh hạn chế đi lại biên giới vì COVID-19

Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia hôm 22/6 đã chính thức bãi bỏ hiệu lực công hàm quy định việc hạn chế qua lại biên giới của các công dân Campuchia và Việt Nam vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày theo như thông báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia.
Thông báo đề ngày 22/6 của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia cũng khẳng định những biện pháp của Ủy ban liên bộ về phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Campuchia đề ngày 20/5 và những biện pháp mới nhất có liên quan của uỷ ban này đưa ra sẽ được áp dụng cho hoạt động qua lại biên giới giữa hai nước.
Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia hôm 18/3 ra thông báo hạn chế qua lại biên giới giữa Việt Nam và Campuchia vào thời điểm có sự lây lan của dịch COVID-19.
Các biện pháp hạn chế đi lại nêu trên không áp dụng đối với công dân Việt Nam và Campuchia mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ.
Cũng vào ngày 20/5, Campuchia đã dỡ lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách đến từ Italy, Iran, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Mỹ.
Những du khách nước ngoài phải đảm bảo có giấy chứng nhận không nhiễm  virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh và có bảo hiểm y tế trị giá 50 ngàn USD trong thời hạn lưu trú tại Campuchia.
Ngoài ra, những du khách này vẫn phải bị cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh tại khu vực được chính phủ Campuchia chỉ định và xét nghiệm virus.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/cambodia-vietnam-abolished-the-order-to-restrict-border-06222020084815.html

Điểm tin trong nước sáng 22/6: Dàn cảnh tông xe,

 bắt cóc cả nhà cướp 35 tỷ đồng trong ví điện tử

Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng thứ Hai (22/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Dự án BOT Quốc lộ 26 ở Đắk Lắk làm nứt nhà dân
Theo VOV, gần 100 hộ dân ở xã Ea Đar, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk bức xúc vì Công ty CPĐT và Xây dựng 501 (trụ sở thành phố Đà Nẵng) thi công dự án BOT quốc lộ 26 làm hư hại nhà cửa và các công trình dân sinh. Hơn 3 năm qua, người dân gửi đơn thư cầu cứu khắp nơi nhưng sự việc chưa được giải quyết.
Theo ông Nguyễn Thanh Huấn – Chủ tịch UBND xã Ea Đar, huyện Ea Kar, khi làm đường, các đơn vị thi công sử dụng các loại máy lu, đầm, rung loại lớn, gây sụt lún, nứt công trình nhà ở của 92 hộ dân dọc hai bên quốc lộ 26 (đoạn từ km 58 đến km 61) qua 5 thôn của xã.
Phía chủ đầu tư nói sẽ giải quyết bồi thường cho dân và công ty cũng nhiều lần cam kết hỗ trợ nhưng chưa thấy thực hiện.
Dàn cảnh tông xe, bắt cóc cả nhà cướp 35 tỷ đồng trong ví điện tử
Theo báo Lao Động, ngày 21/6, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) vừa bắt một băng cướp với những thủ đoạn mới rất tinh vi, táo tợn. Ước tính trị giá tài sản bị cướp trên 35 tỷ đồng.
Theo cảnh sát, nhóm trên từng kinh doanh tiền điện tử nhưng thua lỗ và tìm mọi cách để xác định nguyên nhân. Thời điểm này, chúng thấy ông K. ở TP.HCM kinh doanh tiền điện tử thành công nên cho rằng doanh nhân này là nguyên nhân khiến chúng thất bại.
Cả bọn thống nhất tìm cách bắt cóc ông K. để đòi lại tiền. Chúng thuê thám tử theo dõi ông K. Đến giữa tháng 5, phát hiện ông này cùng vợ và con nhỏ đi du lịch ở Đà Lạt, cả nhóm lên kế hoạch bắt cóc.
Các đối tượng mang theo súng ngắn, kim tiêm, thuê thêm giang hồ và sử dụng 3 xe ôtô chạy thẳng lên một khách sạn ở TP. Đà Lạt nơi gia đình ông K. đang thuê phòng. Song do đông người, chúng không dám bắt. Sáng 18/5, cả bọn quyết định ra tay.
Chúng dùng súng dí vào đầu, sau đó dùng kim tiêm có dính máu mà chúng nói là loại máu nhiễm HIV dọa sẽ tiêm vào vợ và con ông K. Lo sợ, ông K. đã chấp nhận cung cấp mật mã ví tiền… Bọn chúng đã cướp của ông K. khoảng 35 tỷ đồng. Số tiền này chúng trả công cho giang hồ và thám tử trên 1 tỷ đồng, số còn lại chia nhau.
Loạt bài “Truyền bá chuyện vong báo oán tại chùa Ba Vàng” đoạt Giải A Báo chí Quốc gia
Tối (21/6), tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã trao cho Báo Lao Động 3 giải thưởng, gồm 1 giải A, 1 giải B và 1 giải khuyến khích.
Chia sẻ về niềm vinh dự đạt giải A, phóng viên Nguyễn Huyên – đại diện nhóm tác giả thực hiện loạt bài “Truyền bá chuyện vong báo oán tại chùa Ba Vàng” cho biết: Khi bắt đầu thực hiện loạt bài này, chúng tôi có lẽ không hình dung hết tác phẩm Truyền bá vong báo oán tại Chùa Ba Vàng lại có thể thu hút sự quan tâm lớn đến như vậy. Chỉ từ một chút thông tin rất nhỏ như nhiều người sẵn sàng bán hết cả nhà cửa để cúng vong, thậm chí bỏ gia đình, bỏ con để đi làm công quả… Được sự đồng ý của Ban biên tập, nhóm đã quyết định vào cuộc điều tra, thu thập để đưa những thông tin, hình ảnh chân thực nhất đến công chúng.
Cũng theo tác giả Nguyễn Huyên, suốt nhiều tháng thực hiện tác phẩm, nhóm thực hiện đã gặp không ít khó khăn. Ngay cả khi tác phẩm đã lên trang báo, nhóm cũng gặp nhiều lời đe dọa. Thế nhưng, áp lực lớn nhất với nhóm làm việc không phải là những lời de dọa hay sự khó khăn trong tác nghiệp mà là sự mong chờ của độc giả.
Bắt nghi phạm sát hại bé gái 13 tuổi ở Phú Yên
Theo VnExpress, công an tỉnh Phú Yên tối 21/6, đã bắt giữ nghi phạm Phạm Kim Phê (18 tuổi, ở xã An Thạch, huyện Tuy An) liên quan đến cái chết của em Đỗ Thị Kim H. (13 tuổi).
Bước đầu, Phê khai, tối 17/6, sau khi đi chơi với bé gái cùng 5 người bạn, hắn nhận chở bé gái về nhà. Trên đường đi, tên này đưa nạn nhân tới rừng phi lao tại xã An Ninh Đông, rồi sát hại.
Trước đó tối 17/6, bé gái này có xin gia đình đi ăn quà vặt ở xã An Ninh Tây, huyện Tuy An cùng với nhóm bạn 4 nam và 2 nữ. Đến khoảng 23h, chị của bé gái có nhận được điện thoại từ số máy của bé.
Tuy nhiên, khi mở máy thì chỉ nghe được 2 lời kêu cứu “chị ơi, cứu em!”. Gia đình sau đó nhiều lần liên lạc lại nhưng không ai bắt máy. Sự việc được trình báo nhà chức trách.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-22-6-dan-canh-tong-xe-bat-coc-ca-nha-cuop-35-ty-dong-trong-vi-dien-tu.html

Điểm tin chiều 22/6: Cựu CEO Google tố Huawei

làm gián điệp; Chính thức sử dụng hóa đơn điện tử từ 1/7

Minh Hạnh
Mục Điểm tin kinh tế ngày 21/6 của Đại Kỷ Nguyên có những thông tin: Cựu CEO Google tố Huawei làm gián điệp’ Dự án Công viên chủ đề 1 tỷ USD tại Hải Phòng…
Cựu CEO Google tố Huawei làm gián điệp
Theo Eric Schmidt – cựu CEO của Google hiện đang là cố vấn của Ủy ban đổi mới Quốc phòng Mỹ (DIB) cho rằng công ty công nghệ Huawei của Trung Quốc đã do thám và đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
Theo Bussines Insider đưa tin, trong một phóng sự tài liệu phát trên BBC hôm 18/6, ông Eric Schmidt cho biết: “Không còn nghi ngờ gì, Huawei đã tham gia vào một số hoạt động trái phép liên quan tới an ninh quốc gia”. Ông cho rằng thông tin từ thiết bị mạng của Huawei bị truy cập trái phép và hoạt động của Huawei được ví như một cơ quan gián điệp nhà nước, tương tự NSA của Mỹ.
Phản bác lại những nhận xét trên của cựu CEO Google, Giám đốc Huawei Anh Vitor Zhang cho rằng tuyên bố này vô căn cứ, ông phát biểu trên BBC “Huawei là một công ty tư nhân, thuộc toàn quyền sở hữu của những người điều hành và độc lập với bất kỳ Chính phủ nào, kể cả Trung Quốc”. Tập đoàn này cũng luôn phủ nhận cáo buộc làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc và cho rằng đây là chiêu bài của Mỹ để giành lợi thế trong cuộc chiến thương mại.
Chính quyền Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách cấm vận từ tháng 5/2019, theo đó tập đoàn này bị câm mua, sử dụng thiết bị công nghệ và phần mềm của nước này. Việc này đã khiến Huawei ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh thu trên toàn cầu và không đạt được mục tiêu số 1 trên thị trường smartphone như tham vọng đặt ra.
Dự án Công viên chủ đề VinWonders 1 tỷ USD tại Hải Phòng
Tập đoàn Vingroup sẽ xây dựng công viên 1 tỷ USD tại thành phố Hải Phòng, sau khi hoàn thành Vinwonders Vũ Yến được kỳ vọng là công viên lớn nhất Việt Nam.
Theo báo Nhịp sống kinh tế, sáng 21/6/2020, tập đoàn Vingroup và UBND thành phố Hải Phòng đã tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án công viên chủ đề có giá trị đầu tư lên tới 1 tỷ USD tại đảo Vũ Yến (Hải Phòng). Đây là dự án nằm trong quần thể Dự án Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yến.
Công viên VinWonders Vũ có vị trí giao thông thuận lợi, có hệ thống thiên nhiên sinh thái của 3 dòng sông lớn là Bạch Đằng, Ruột Lợn và Sông Cấm. Công viên xây dựng theo mô hình công viên chủ đề với 6 phân khu chức năng giải trí trong nhà và ngoài trời với tổng diện tích 50ha, trong đó có hạng mục sẽ tạo kỷ lục Việt Nam. Các khu vui chơi giải trí hướng tới giáo dục chuyên biệt về khoa học, thể thao, thực tế ảo,… các khu về trò chơi cảm giác mạnh, công viên nước ngoài trời phục vụ mọi lứa tuổi.
Bên cạnh đó, công viên cũng có khu chăm sóc và bảo tồn động vật Vinpearl Safari với nhiều thú quý hiếm của Việt Nam và thế giới. Ngoài ra, còn có các khu mua sắm, khu ẩm thực đa dạng.
Đây là một trong 4 dự án công viên chủ đề mà Vingroup triển khai trên cả nước mà Hải Phòng là dự án đầu tiên tại phía Bắc. Khi công viên đi vào hoạt động kỳ vọng sẽ đem lại sự phát triển du lịch vượt bậc cho Hải Phòng.
Hàng nghìn người lao động dự tuyển vào nhà máy của Apple
Doanh nghiệp sản xuất tai nghe không dây của Tập đoàn Apple (AirPods) tại tỉnh Bắc Giang đang tuyển dụng hàng nghìn lao động.
Theo ghi nhận của báo Tiền Phong, nhiều ngày qua, hàng nghìn lao động tấp nập đến đăng ký tuyển dụng trước cổng Công ty TNHH Lucxshare – ICT Việt Nam tại Khu công nghiệp Vân Trung (Việt Yên, Bắc Giang), có nhiều người đến từ 5 giờ sáng để nộp đơn tuyển dụng.
Tới 10h sáng ngày 18/6, dù Cty TNHH Luxshare – ICT Việt Nam thông báo tạm dừng hồ sơ nhưng vẫn có hàng trăm lao động đến đăng ký tuyển dụng. Theo phỏng vấn người đã trúng tuyển, tổng mức thu nhập công ty hứa hẹn từ 9 đến 14 triệu đồng/tháng.
Theo ông Nguyễn Xuân Ngọc, Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cho hay, Cty TNHH Lucxshare – ICT Việt Nam có quy mô hơn 50ha và gần đây tuyển dụng nhiều nhân sự sản xuất tai nghe cho Tập đoàn Apple, đến nay công ty đã tuyển dụng được 3000 lao động và tiếp tục tuyển thêm.
Ông Ngọc cho biết thêm, tại Bắc Giang còn có công ty khác là Celink Việt Nam cũng bắt đầu sản xuất tai nghe không dây và đồng hồ thông minh cho tập đoàn Apple, với quy mô 10ha và 6000 lao động tại khu công nghiệp Vân Trung. Mới đây, Bắc Giang đã được Thủ tướng đồng ý đầu tư thêm 2 khu công nghiệp rộng 1300ha để chuẩn bị đón làn sóng đầu tư mới sau dịch.
Chính thức sử dụng hóa đơn điện tử từ 1/7/2022
Theo Luật Quản lý thuế chính thức có hiệu lực từ 1/7/2020, cơ quan, tổ chức, cá nhân bắt buộc phải sự dụng hóa đơn điện tử từ ngày 1/7/2022.
Theo báo VOV, Luật Quản ly thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020, tuy nhiên quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử có hiệu lực từ 1/7/2022. Luật cũng quy định việc khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử trước thời hạn hiệu lực.
Cụ thể, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử theo định dạng chuẩn dữ liệu cơ quan thuế quy định và phải có đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật về thuế, kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, dịch vụ.
Tổng cục Thuế cho biết trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng thì được cơ quan thế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Theo đại diện Tổng cục thuế, việc quy định cụ thể về áp dụng hóa đơn điện tử trong Luật Quản lý thuế góp phần giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian và hạn chế sai sót, đồng thời tăng tính minh bạch, giảm rủi ro các giao dịch không chính thức.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-chieu-cuu-ceo-google-to-huawei-lam-gian-diep-chinh-thuc-su-dung-hoa-don-dien-tu-tu-1-7.html

Điểm tin trong nước tối 22/6: Lập chốt cách ly

 hàng trăm người ngăn dịch; ‘Suýt xỉu’ khi hóa đơn

tiền điện 700.000 nghàn bỗng lên hơn 58 triệu đồng

Hiểu Minh
Mục điểm tin trong nước tối thứ Hai (22/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Cách ly hàng trăm người ngăn dịch bạch hầu lây lan
Liên quan đến một bé gái tử vong do bệnh bạch hầu, ngày 22/6, bác sĩ Hà Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế Đăk Nông cho VnExpress biết, đang cách ly 355 người (71 hộ) thuộc cụm 2, thôn 6, xã Quảng Hòa, huyện Đăk Glong. Chính quyền xã Quảng Hòa cũng lập hai đội chốt chặn, cách ly toàn bộ hộ gia đình tại khu vực ổ dịch.
“550 người gồm dân ở trong khu cách ly và những người tiếp xúc với các ca nghi nhiễm uống vaccine phòng bệnh thêm 4 ngày nữa để đảm bảo dập dịch”, ông Hùng nói.
Trước đó ngày 19/6, bé gái 9 tuổi ở xã Quảng Hòa, cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông trong tình trạng ho, đau họng, khó thở… Một ngày sau, bệnh nhân tử vong, xác định bị bệnh bạch hầu biến chứng tim.
Cùng lúc này, bé Ma Văn Thành, 9 tuổi, hàng xóm, tiếp xúc thường xuyên với bé gái, được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng tương tự, tiên lượng xấu.

Tiền điện phải trả hàng tháng 460.000-700.000 đồng, bỗng lên hơn 58 triệu.
Theo bản tin trên báo Tuổi Trẻ, ngày 22/6, ông Thái Hồng Quân, giám đốc Công ty Điện lực tỉnh Quảng Bình cho biết, đang yêu cầu Điện lực TP. Đồng Hới đến xin lỗi khách hàng Trần Việt Dũng vì việc ghi nhầm chỉ số điện dẫn đến việc tiền điện của hộ gia đình này tăng hơn 33 lần trong tháng, lên tới hơn 58 triệu đồng.
Trước đó, ông Dũng cho biết hóa đơn tiền điện gia đình ông nhận được từ Điện lực Đồng Hới (Quảng Bình) trong tháng 6 lên đến hơn 58 triệu đồng. Ông Dũng thấy bất thường vì mức tiêu thụ điện bình quân của gia đình trong nhiều tháng qua chỉ rơi vào khoảng vài trăm nghàn đồng cho khoảng 200-300kWh. Nhưng đến tháng 6, Điện lực Đồng Hới tính tổng mức lượng tiêu thụ điện của gia đình ông nhảy lên mức 18.274 kWh, tức tăng hơn 33 lần.
Ông Dũng đã có đơn kiến nghị lên Tổng công ty Điện lực miền Trung đề nghị kiểm tra. Đơn vị này sau đó đã yêu cầu Công ty Điện lực Quảng Bình kiểm tra, xác minh lại.
Kết quả kiểm tra 12 tháng gần nhất cho thấy nhà ông Dũng thường xài điện ở mức 210-300 kWh/tháng, số tiền điện phải trả hằng tháng khoảng 460.000-700.000 đồng. Sau khi tính toán lại, hộ ông Dũng chỉ phải trả khoảng 500.000 đồng cho tiền điện tháng này.
Theo Công ty điện lực Quảng Bình, nguyên nhân ban đầu dẫn đến sai sót trên là do vào cuối tháng 5-2020, khách hàng đến thời gian định kỳ thay côngtơ. Sau khi thay xong, nhân viên điện lực đã ghi lại và bị nhầm chỉ số sử dụng điện.
Hai cụ ông chịu án oan gần 40 năm yêu cầu bồi thường gần 38 tỷ đồng
Ngày 22/6, chia sẻ với Thanh Niên, ông Trần Ngọc Chinh (79 tuổi) cho biết, ông và gia đình em trai Trần Trung Thám (sinh năm 1942, cùng trú tại xã Đồng Thịnh, H. Sông Lô, Vĩnh Phúc; đã mất trong thời gian tạm giam) đã có đơn yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Vĩnh Phúc bồi thường tổn thất tinh thần, sức khỏe, kinh tế khi phải chịu án oan giết người suốt gần 40 năm.
Trong đơn, ông Chinh trình bày lại những tủi nhục trong khoảng thời gian gần 40 năm chịu án oan, sự ghẻ lạnh của hàng xóm, xã hội; và những tháng ngày đằng đẵng kêu oan khắp nơi, kinh tế cạn kiệt cũng chỉ mong sớm được minh oan, giải quyết thỏa đáng việc bắt, giam giữ người vô tội.
Đổi lại những tủi nhục, tổn hại kinh tế, tinh thần, sức khỏe,… ông Chinh yêu cầu Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc bồi thường 12,87 tỷ đồng cho gần 40 năm ông Chinh phải mang án oan giết người.
Bà Trần Thị Thắm (77 tuổi, vợ ông Trần Trung Thám) cho hay, sau 82 ngày ông Thám bị bắt tạm giam thì gia đình nhận được hung tin ông Thám tử vong tại bệnh viện vì bệnh kiết lỵ.
“Chồng mất, một mình tôi nuôi các con khôn lớn trong sự ghẻ lạnh của hàng xóm, đi đâu cũng bị dân làng xỉ “chồng mày là kẻ giết người”, các con thất học, không ai thèm chơi cùng. Tháng 10.2019, Nhà nước xin lỗi công khai, minh oan cho chồng tôi nhưng tôi vẫn đau đáu về cái chết không rõ nguyên nhân của chồng suốt mấy chục năm qua”, bà Thắm nói.
Theo bà Thắm, gia đình bà yêu cầu Nhà nước bồi thường 25 tỷ đồng về những tổn thất về kinh tế, tinh thần,… mà bà và các con phải gánh chịu gần 40 năm qua.
Học sinh lớp 6 dọn rác chắn cống được khen thưởng
Sáng 22/6, nhà trường và UBND huyện Long Thành (Đồng Nai) cùng nhiều đơn vị của huyện đã khen thưởng em Phạm Trọng Đạt, học sinh lớp 6/1 Trường THCS Long An vì hành động đẹp dọn rác chắn cống thoát nước trên đường sau cơn mưa chiều 16/6 .
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền – phó bí thư Huyện đoàn Long Thành – chia sẻ: “Đạt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hành động của em đáng được tuyên dương, nhân rộng gương người tốt việc tốt. Đạt còn nhỏ tuổi nhưng đã có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Do đó, Hội đồng Đội huyện sẽ phối hợp với nhà trường tuyên dương, cũng như động viên Đạt trong việc học tập. Qua đó, nhân rộng gương này trong cộng đồng cũng như học đường”.
Đạt là học sinh dọn rác chắn cống thoát nước trên đường sau cơn mưa chiều 16/6, và được camera an ninh của người dân ghi lại. Đoạn clip này sau đó được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được “mưa” like và hàng chục nghàn lượt yêu thích, chia sẻ, bình luận tán thưởng của cộng đồng mạng.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-22-6-lap-chot-cach-ly-gap-hang-tram-nguoi-de-ngan-dich-suyt-xiu-dang-700-000-nghan-bong-len-hon-58-trieu-dong-tien-dien.html

Tin Biển Đông – 22/06/2020

Tin Biển Đông – 22/06/2020

Mỹ đưa ba tàu sân bay tới cửa ngõ Biển Đông, Trung Quốc lo ngại

Lần đầu tiên kể từ năm 2017, Mỹ điều động ba tàu sân bay tới cửa ngỏ Biển Đông, bước đi có vẻ nhằm mục đích gửi thông điệp tới Trung Quốc, là sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực.
Hải quân Mỹ cho biết hai nhóm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã bắt đầu thực hiện chiến dịch huấn luyện tác chiến tại Biển Philippines vào hôm Chủ nhật.
Theo đó, hai nhóm tàu sẽ phối hợp huấn luyện năng lực phòng không, trinh sát biển, tiếp vận, oanh kích tầm xa, phòng thủ trên không và các bài tập khác. Mục tiêu của hoạt động này là nhằm phô trương “năng lực độc nhất vô nhị của Hoa Kỳ trong việc triển khai đồng thời nhiều nhóm tác chiến tàu sân bay” trong thời gian gấp rút.
“Đây là một cơ hội tuyệt vời để chúng tôi cùng nhau tập luyện trong một kịch bản phức tạp”, Chuẩn đô đốc Doug Verissimo, Chỉ huy của Nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt (Group 9), nói. “Khi làm việc cùng nhau trong môi trường này, chúng tôi sẽ cải thiện các kỹ năng chiến thuật của mình và sẵn sàng đối mặt với một khu vực ngày càng nhiều áp lực và trong bối cảnh đại dịch Covid-19″.
Chuẩn đô đốc James Kirk, tư lệnh Nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz (Group 11), nói rằng các chiến dịch phối hợp này “thể hiện sự kiên cường và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hải quân và là một thông điệp mạnh mẽ thể hiện cam kết đối với an ninh và ổn định khu vực, nhằm bảo vệ các quyền quan trọng, gồm quyền tự do và sử dụng biển một cách hợp pháp vì lợi ích của tất cả các quốc gia”.
Trong một sự kiện riêng rẽ nhưng xảy ra cùng thời gian, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan vốn có căn cứ tại Nhật Bản cũng thực hiện nhiệm vụ tại Biển Philippines, theo trang tin quốc phòng Task & Purpose.
Giới chức Mỹ không cho biết chính xác các nhóm tàu này đang hoạt động ở đâu trên Biển Philippines vào hôm Chủ nhật cũng như hành trình tiếp theo sau đó. Tuy nhiên, eo biển Luzon giữa Đài Loan và Philippines được coi là cửa ngỏ vào Biển Đông, khu vực đang có nhiều căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia….
Giới quan sát đánh giá việc Mỹ bố trí ba tàu sân bay cùng lúc ở cửa ngỏ Biển Đông có thể khiến Trung Quốc lo ngại. Trước đó, phía Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích khi Mỹ điều ba nhóm tàu sân bay này tới hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương.
“Bằng cách tập trung các tàu sân bay này, Mỹ đang cố gắng chứng minh cho cả khu vực và thậm chí cả thế giới rằng họ vẫn là lực lượng hải quân hùng mạnh nhất, khi họ có thể tiến vào Biển Đông và đe dọa quân đội Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa cũng như đưa tàu thuyền đi qua vùng biển gần đó, Mỹ có thể thực hiện chính trị bá quyền của mình”, Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh đánh giá.
Tây Sa và Nam Sa là cách mà Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đối tượng tranh chấp giữa nước này với một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Chuyên gia Li Jie cũng nói rằng Trung Quốc có thể đáp trả bằng việc triển khai các cuộc diễn tập hải quân trong vùng biển này cùng lúc với Mỹ.
Gần đây, Trung Quốc không ngừng phô trương sức mạnh hải quân với các thông điệp mạnh nhằm vào Đài Loan và Mỹ cũng như các quốc gia có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông. Về phía mình, dù đang đối phó với đại dịch Covid-19, Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện thường xuyên tại khu vực này.
Đây là đợt triển khai tàu hải quân hùng hậu nhất của Mỹ tại Thái Bình Dương kể từ năm 2017, thời điểm Mỹ cũng huy động ba đội tàu sân bay tới đây giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên dâng cao.

Chuyên gia: Biển Đông lọt vào tay Trung Quốc

dưới thời Obama như thế nào?

Minh Hòa
Giáo sư Steve Tsang, giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc của trường SOAS (SOAS China Institute) thuộc Đại học London, cho rằng tình hình Biển Đông đang căng thẳng nhưng vùng biển này thực chất đã bị Trung Quốc chiếm giữ do sự yếu kém của tổng thống Mỹ trước đây, ông Barrack Obama.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Express của Anh Quốc, ông Tsang nói rằng chính quyền Obama đã thất bại trong việc ngăn chặn Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các hòn đảo ở Biển Đông.
Vị chuyên gia về Trung Quốc cho biết: “Điều này thật sự là do ông Obama chứ không phải ông Trump, vì tất cả những điều này đã diễn ra khi ông Obama là tổng thống”.
Ông Tsang giải thích: “Khi họ bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo, đó là lúc phải ngăn chặn họ”, nhưng chính quyền Obama đã không ngăn chặn Trung Quốc.
Giáo sư Tsang cho rằng hiện giờ chính quyền Tổng thống Trump khó có thể làm gì nhiều để giải quyết vấn đề này. “Khi những hòn đảo đó đã bị biến thành các căn cứ quân sự, còn làm gì được chúng nữa?”, ông nói. “Vì vậy, không có nhiều điều mà người Mỹ hiện giờ có thể làm đối với các căn cứ quân sự đó”.
Vị giáo sư sinh ra tại Hồng Kông cho biết: “Việc xây dựng các hòn đảo rất đáng ngờ và đáng lẽ phải được kiến nghị lên Liên Hợp Quốc ngay từ đầu”.
Chính quyền Obama đã không cho phép Hải quân Mỹ thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông từ năm 2012 đến năm 2015, điều này được cho là tác động của Phó Tổng thống đương thời Joe Biden, hiện là ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ trong mùa bầu cử sắp tới.
Năm 2015, Tổng thống Obama tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng, khi đó ông Tập cam kết Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Thực tế cho thấy cam kết này là một lời nói dối, ở cả thời điểm đó lẫn hiện nay, bởi vì tạp chí Hải quân (Navy Times) của Mỹ cho biết, trong thời gian chính quyền Obama-Biden ngăn cản các cuộc tuần tra tự do hàng hải, Trung Quốc đã ra sức xây dựng các đảo nhân tạo và lắp đặt các thiết bị quân sự lên những hòn đảo đó.
Tổng thống Trump từng nhiều lần phê phán chính sách mềm mỏng với Trung Quốc của người tiền nhiệm ông Obama. Ông Trump nói với Reuters hôm 23/2/2017, không lâu sau khi ông Trump tiếp quản Nhà Trắng: “Điều này không xảy ra dưới chính quyền Trump, điều này đã xảy ra dưới chính quyền Obama. Nhiều thứ đã diễn ra mà đáng lẽ chúng không được phép. Một trong số đó là việc xây dựng một tổ hợp quân sự khổng lồ ở giữa Biển Đông”.
Chính quyền Trump hiện cho phép Hải quân Hoa Kỳ triển khai đồng thời 3 nhóm tác chiến tàu sân bay tại vùng biển Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, Biển Hoa Đông, Biển Philippines. Đây được cho là một “thông điệp mạnh mẽ” răn đe yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển chiến lược này.

Đường 9 đoạn và yêu sách Tứ Sa của TQ

Yêu sách Tứ Sa là mới hay đã thay thế yêu sách đường 9 đoạn đã bị phán quyết Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông năm 2016 bác bỏ? Câu hỏi này cần được làm rõ.
Đường 9 đoạn lần đầu được đưa lên diễn đàn Liên hợp quốc trong công hàm ngày 7/5/2009 của Trung Quốc để phản đối hồ sơ chung ranh giới ngoài thềm lục địa của Malaysia và Việt Nam trình Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS).
Yêu sách không có phạm vi rõ ràng
Yêu sách Tứ Sa được nhắc đến rộng rãi trong các công hàm của Trung Quốc từ tháng 12/2019 đến nay liên quan đến cuộc chiến công hàm về đệ trình một phần ranh giới thềm lục địa phía Bắc của Malaysia lên CLCS ngày 12/12/2019. Yêu sách Tứ Sa là mới hay đã thay thế yêu sách đường chín đoạn đã bị phán quyết Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông năm 2016  bác bỏ? Câu hỏi này cần được làm rõ.
Trước hết, Trung Quốc vẫn nhất quán yêu sách không có phạm vi rõ ràng về “chủ quyền không thể tranh cãi trên tất cả các đảo trong Biển Đông.và các vùng nước kế cận và được hưởng các quyền chủ quyền và tài phán trên các vùng nước thích ứng cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của chúng”.
Trong năm 2009, Trung Quốc đưa ra bản đồ 9 đoạn để minh chứng cho yêu sách của mình mà không có sự giải thích nào. Đã có nhiều cách giải thích từ các học giả. Con đường này có thể được coi là biên giới quốc gia, yêu sách toàn bộ các đảo và đặt tất cả vùng nước trong phạm vi của nó dưới chế độ nội thủy. Đây có thể chỉ là yêu sách các đảo trong phạm vi của đường và vùng nước kế cận chỉ các vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà các đảo đá được hưởng theo Công ước.
Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông cho rằng không có đủ bằng chứng cho thấy Trung Quốc có các quyền lịch sử đối với tài nguyên trong các vùng nước thuộc phạm vi đường chín đoạn và nếu có thì các quyền lịch sử này cũng đã bị thay thế bới các quy định về các vùng biển của Công ước luật biển 1982. Tòa bác bỏ yêu sách vùng nước trong phạm vi đường 9 đoạn và không đề cập tới yêu sách đảo trong đó.
Ba công thức trong cuộc chiến công hàm
Trong cuộc chiến công hàm 2019-2020, Trung Quốc không đề cập đến đường 9  đoạn, đối tượng phân tích và bác bỏ của phán quyết mà sử dụng 3 công thức phát biểu.
Thứ nhất là công thức “Trung Quốc có chủ quyền trên Nam hải chư đảo, bao gồm Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa; Trung Quốc có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải trên cơ sở Nam hải chư đảo; Trung Quốc có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên cơ sở Nam hải chư đảo; Trung Quốc có các quyền lịch sử tại Biển Đông”. Đây là công thức được nêu trong công hàm ngày 12/12/2019 gửi Malaysia.
Yêu sách này nêu khái niệm Nam hải chư đảo, bao gồm cả quần đảo Macclefield đang chìm dưới nước. Khái niệm này đã được nêu trong Tài liệu lập trường của Trung Quốc năm 2014, Tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc năm 2016 và trước đó trong luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1992. Nó được gọi bằng tên Tứ Sa (Four Sha) trong trao đổi với quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2017 nên được một số học giả cho là quan điểm mới nhằm hợp pháp hóa yêu sách của Trung Quốc sau phán quyết Biển Đông 2016 bằng cách sử dụng ngôn ngữ gần giống với các thuật ngữ UNCLOS.
Khái niệm này cũng không kém phần không rõ ràng như đường 9 đoạn. Bằng cách sử dụng số ít thay cho số nhiều trong câu “Trung Quốc có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên cơ sở Nam hải chư đảo”, hoàn toàn có thể giải thích Trung Quốc có thể vẽ đường cơ sở quần đảo cho cả Nam hải chư đảo chứ không phải chỉ cho từng quần đảo như đã làm với Hoàng Sa.
Công thức thứ hai đề cập riêng từng quần đảo như trong công hàm ngày 23/3/2020 đáp lại Philippines, Trung Quốc lại chỉ nêu yêu sách Nam Sa cùng bãi cạn Hoàng Nham (Hyangyan Dao) và vùng nước kế cận.
Công thức thứ ba sử dụng cả tên Nam Hải chư đảo và tên quần đảo riêng biệt như Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) như trong công hàm ngày 17/4/2020 đáp lại Việt Nam: “Trung Quốc có chủ quyền trên Tây Sa, Nam Sa và các vùng nước kế cận… Chủ quyền Trung Quốc trên Nam Hải chư đảo và các quyền và lợi ích biển của chúng đã được thiết lập trong quá trình  thực tiễn lịch sử lâu dài và nhất quán với luật quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982” hay như Nam hải chư đảo bao gồm Nam Sa (Trường Sa) trong công hàm gửi Indonesia ngày 2/6/2020 và ngày 18/6/2020: “Trung Quốc có chủ quyền đối với Nam Hải chư đảo (bao gồm Nam Sa quần đảo – Trường Sa của Việt Nam) và các vùng nước kế cận.
Trên cơ sở Nam Hải chư đảo, Trung Quốc có vùng nước nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trung Quốc có các quyền lịch sử tại Biển Đông. Chủ quyền Trung Quốc trên Nam Hải chư đảo và các quyền và lợi ích biển của chúng đã được thiết lập trong quá trình thực tiễn lịch sử lâu dài và nhất quán với luật quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước luật biển 1982”… Các công thức này ngụ ý khả năng vẽ đường cơ sở quần đảo cho riêng từng quần đảo hay mỗi thực thể có những vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
Biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp
Dù theo công thức nào thì Nam Hải chư đảo thực chất là yêu sách đường 9 đoạn song thay vì yêu sách vùng nước dựa trên cơ sở quyền lịch sử trong đường 9 đoạn, Trung Quốc đã kết hợp cách giải thích sai trái Công ước Luật biển để đòi cho các đá, thậm chí các bãi nửa nổi nửa chìm, các thực thể luôn chìm có quyền có các vùng biển 200 hải lý và thềm lục địa, tạo chồng lấn với các nước khác và nhằm mục tiêu bác bỏ phán quyết.
Yêu sách Tứ Sa thực chất chỉ là bổn cũ soạn lại. Nó cũng mù mờ không kém gì đường 9 đoạn. Song cách giải thích cực đoan về các vùng biển từ đường cơ sở quần đảo vẽ cho Tứ Sa cho phép Trung Quốc mở rộng quyền lực ra cả các vùng nước bên ngoài đường 9 đoạn.
Chính vì vậy Trung Quốc không nói có tranh chấp với Indonesia ở vùng biển ngoài Natura nơi đường chín đoạn có thể chạm nhẹ vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia xác định phù hợp với Công ước luật biển mà sử dụng từ “chồng lấn tại một số phần biển với Indonesia”.
Trung Quốc đang tiếp tục chiến thuật biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp và cố tình tạo quan điểm mù mờ, không giải thích nhằm kích động đối phương, tạo vấn đề mới, tạo cơ sở pháp lý cho việc hiện thực hóa sự hiện diện và thiết lập hai khu vực hành chính mới ở Biển Đông. Các hành động này đều trái với Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước luật biển 1982.
Đường 9 đoạn hay Tứ Sa thì vẫn là một và các nước xung quanh Biển Đông cần hết sức cảnh giác với các bước đi mới của Trung Quốc.

‘Cuộc chiến’ công thư: Cơ sở pháp lý kiểu… TQ

trên Biển Đông đang lung lay

Sau những diễn biến gần đây, Biển Đông một lần nữa trở thành tâm điểm thảo luận không chỉ ở Đông Nam Á, bắt đầu từ việc Malaysia đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng của nước này ra ngoài khu vực 200 hải lý lên Liên hợp quốc (LHQ) năm 2019 và kể từ đó, các công thư khác của các bên liên quan cũng được đưa ra.
Trên thực tế, phần lớn công thư đó vẫn nhắc lại các quan điểm trước đây, song trở nên “hợp thời” không chỉ bởi chúng được đệ trình sau công thư của Malaysia, mà đặc biệt sau phán quyết của Tòa trọng tài ở La Haye năm 2016 về tranh chấp Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
Điều thú vị là các lập luận không được đưa ra trong các cuộc họp báo hay tuyên bố chính thức như trước, mà giờ đây nó được chính thức đệ trình lên LHQ và được cơ quan này ghi nhận.
Tòa trọng tài, được thành lập dựa trên Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, đã đưa ra phán quyết rõ ràng về tuyên bố “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc, theo đó một quốc gia không thể tuyên bố chủ quyền lãnh hải vượt ra ngoài các điều khoản của UNCLOS. Như vậy, cái gọi là “đường 9 đoạn” là trái với luật pháp. Về quy chế hàng hải, tất cả các thực thể chưa được xác định rõ không thể hưởng quy chế Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý, mà chỉ được hưởng tối đa 12 hải lý.
Sự phản đối bền bỉ
Phản ứng trước công thư của Malaysia, Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh lại quan điểm về cái gọi là “quyền lịch sử” của họ trên Biển Đông. Trung Quốc cũng coi phán quyết của Tòa là không công bằng
và bất hợp pháp. Trung Quốc không chấp nhận cũng như không tham gia vào vụ phân xử của Tòa và như vậy, sẽ không chấp nhận hay công nhận phán quyết đó.
Trong khi đó, Indonesia một lần nữa thể hiện sự phản đối bền bỉ của nước này. Các lập luận của họ không chỉ được đưa ra dựa trên và phù hợp với các công thư trước đó đệ trình lên LHQ (năm 2010), mà còn đề cập phán quyết của Tòa trọng tài.
Họ lặp lại quan điểm từ lâu của Jakarta rằng Indonesia không phải là một bên trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và quan điểm của Indonesia về các quy chế hàng hải của các thực thể trên Biển Đông đã được phán quyết của Tòa xác nhận.
Hơn nữa, Indonesia cũng lập luận rằng cái gọi là “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và đã được xác nhận trong phán quyết của Tòa. Ngoài Indonesia, một số nước khác cũng đưa ra phản đối pháp lý chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc lên LHQ.
Trung Quốc đã bày tỏ phản đối mạnh mẽ quan điểm của Indonesia, ngoại trừ luận điểm rằng không có tranh chấp lãnh thổ nào trên Biển Đông giữa Indonesia và Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định hai bên có các tuyên bố chồng lấn về “quyền và lợi ích hàng hải” ở một số khu vực trên Biển Đông.
Đề xuất đàm phán song phương
Một lập luận “thú vị” được Trung Quốc nêu ra và truyền đạt tới Indonesia, đó là đề xuất đàm phán về “các quyền và lợi ích hàng hải chồng lấn”. Như vậy, nếu xét về các điều khoản pháp lý, có phải Trung Quốc đang thực thi Điều 283 của UNCLOS về “nghĩa vụ trao đổi ý kiến” hay không?
Điều 283 (1) của UNCLOS quy định rõ rằng “khi bất đồng nảy sinh giữa các quốc gia về việc diễn giải hoặc áp dụng Công ước này, các bên tranh chấp nên nhanh chóng tiến tới trao đổi ý kiến liên quan đến việc giải quyết thông qua đàm phán hoặc các công cụ hòa bình khác”.
Nếu như đây là ý định của Trung Quốc, và sau đó các bên phải xem xét thêm nhiều vấn đề pháp lý đặc biệt nếu tiến trình đàm phán thất bại, thì liệu nó có trực tiếp kích hoạt Điều 297 về “Lựa chọn các quy trình pháp lý”, như khởi kiện lên Tòa Trọng tài, hay không?
Tuy nhiên, Indonesia đã thẳng thừng phủ nhận khả năng tổ chức đàm phán song phương với Trung Quốc. Indonesia không có lý do gì (về mặt pháp lý) để tiến hành các cuộc đàm phán như vậy. Họ không có tuyên bố hàng hải chồng lấn với Trung Quốc, do vậy việc tổ chức đàm phán về phân định ranh giới trên biển là không có cơ sở.
Đề xuất về việc tổ chức đàm phán song phương là không hề mới và sẽ luôn bị Indonesia bác bỏ. Trong tương lai, Trung Quốc nên giải thích rõ ràng về cơ sở pháp lý để tiến hành cuộc đàm phán như vậy, liệu nó dựa trên Điều 76 và Điều 83 về thềm lục địa, hay Điều 56 liên quan đến khai thác EEZ hay cơ sở pháp lý nào khác?
Sự ngoan cố của Trung Quốc
Sự phản đối của các quốc gia khác nhau đối với tuyên bố chủ quyền hàng hải của Trung Quốc, đặc biệt khi nhắc tới phán quyết của Tòa trọng tài này có thể làm suy yếu yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm cả trong các điều khoản pháp lý.
Mặc dù các quốc gia này phản đối yêu sách của Trung Quốc dựa trên phán quyết được đưa ra theo Điều 297 của UNCLOS, nhưng mặt khác Bắc Kinh vẫn duy trì lập trường dựa trên tuyên bố chủ quyền đơn phương dựa theo lịch sử, vốn đã bị Tòa trọng tài bác bỏ.
Trung Quốc giờ đây phải chứng minh rằng các tuyên bố của mình dựa trên luật quốc tế, hoặc phải tiến tới tìm ra các lập luận pháp lý mới để phù hợp với các cấu trúc pháp lý quốc tế hiện hành liên quan đến tranh chấp Biển Đông, bao gồm phán quyết của Tòa Trọng tài.

Indonesia từ chối đàm phán với TQ về Biển Đông

Idonesia nói không có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc ở Biển Đông nên “không có lý do để đàm phán”.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi hôm 18.6 tuyên bố lập trường của nước này là dựa theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) năm 1982, không có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc ở Biển Đông nên “không có lý do để đàm phán”, theo trang tin BenarNews.
Bà Retno đưa ra tuyên bố này sau khi Trung Quốc ngày 2.6 gửi công hàm lên LHQ, mời Indonesia đàm phán về cái gọi là “những tuyên bố chồng lấn về các quyền và lợi ích” ở Biển Đông.
Đáp lại, trong công hàm gửi Tổng thư ký LHQ António Guterres ngày 12.6, Indonesia lập luận các thực thể trong quần đảo Trường Sa không được hưởng quy chế Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hay thềm lục địa nên không thể có sự chồng lấn với EEZ hay thềm lục địa của Indonesia.

Vùng nhận dạng phòng không

của Trung Quốc trên Biển Đông: Lợi không bằng hại

Mai Vân
Theo thông báo của Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, hai nhóm tác chiến của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và USS Nimitz (CVN 68) đã bắt đầu các bài tập huấn chung trên Biển Philippines kể từ hôm qua, 21/06/2020. Cùng ngày, trang web thông tin DVIDS của bộ Quốc Phòng Mỹ cũng công bố hình ảnh về hoạt động, cũng trên Biển Philippines, của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN 76) cùng nhóm tác chiến đi theo.
Đối với giới quan sát, phải lần ngược về năm 2017 mới thấy sự hiện diện đồng thời của ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ trên cùng một vùng biển ở châu Á, cũng với ba chiếc Ronald Reagan, Theodore Roosevelt và Nimitz.
Việc huy động đồng thời ba nhóm tác chiến tàu sân bay là một động thái phô trương uy lực rõ nét, vì mỗi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đều bao gồm một tuần dương hạm và hai khu trục hạm hộ tống, tất cả đều có trang bị tên lửa dẫn đường. Mỗi hàng không mẫu hạm đều chở theo hơn sáu chục chiến đấu cơ hiện đại cùng một số loại phi cơ khác, một lực lượng máy bay hùng hậu hơn toàn bộ không lực của phần đông các nước châu Á.
Nếu vào năm 2017, ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đã được phái đến châu Á để phô trương uy lực răn đe Bắc Triều Tiên, thì lần này đối tượng bị nhắm chính là Trung Quốc, đang ngày càng có thêm nhiều hành vi dùng sức mạnh để độc chiếm Biển Đông, mà bước tới đây có thể là việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không bên trên vùng biển Đông Nam Á.
Có lẽ chính là để Bắc Kinh hiểu rõ thông điệp răn đe mà lần này, các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ đã nhanh chóng đến tập trận ngay tại Biển Philippines, nơi được coi là cửa ngõ vào Biển Đông. Giới bình luận Trung Quốc đã không một chút nghi ngờ: Washington đã muốn cho Bắc Kinh thấy rõ là cho dù bị dịch Covid-19, Mỹ vẫn còn đủ “cơ bắp”.
Trong một bài phân tích ngày 18/06 vừa qua về tình hình Biển Đông, tuần báo Anh The Economist đã ghi nhận là dù các quan chức Mỹ không nêu đích danh Trung Quốc là đối tượng của hành động thị uy, nhưng rõ ràng họ không yên tâm về các hành vi gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Vào ngày 03/04, một chiếc tàu Hải Cảnh Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam gần Hoàng Sa. Đến ngày 10/06, một tàu Việt Nam khác bị một tàu Trung Quốc đâm vào cũng ở khu vực này. Trong hai tháng Tư và Năm, Hải Cảnh Trung Quốc sách nhiễu tàu khoan dầu West Capella của Malaysia gần đảo Borneo, khiến Mỹ và Úc phải gởi tàu chiến đến nơi. Ở vùng Trường Sa, tàu dân quân biển Trung Quốc đội lốt tàu cá đã tràn ngập khu vực gần đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc lợi dụng lúc dịch Covid -19 hoành hành để có những “hành vi khiêu khích”.
Theo nhận định của The Economist, tranh chấp ở Biển Đông không phải là điều mới mẻ. Từ hàng chục năm nay, Trung Quốc và các nước láng giềng vẫn tranh chấp về các đảo, đá ở Biển Đông, và Bắc Kinh luôn thắng thế. Cho dù đã cam kết với Mỹ vào năm 2015 là sẽ không quân sự hóa khu vực, nhưng Trung Quốc vẫn xây dựng hải cảng, phi đạo, bunker ở Trường Sa và bố trí tên lửa trên các thực thể mà họ kiểm soát.
Gần đây, Trung Quốc còn có một quyết định mang tính biểu tượng mạnh hơn để nắm chặt thêm kiểm soát của họ: Thành lập hai đơn vị hành chánh bao trùm Trường Sa và Hoàng Sa, đặt dưới quyền kiểm soát của Tam Sa, cái gọi là “thành phố” mà Bắc Kinh thiết lập năm 2012 để quản lý vùng biển.
Về việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, The Economist nhắc lại rằng đây ý đồ của giới lãnh đạo Trung Quốc từ một thập niên nay.
Trung Quốc đã thiết lập vùng nhận dạng phòng không đầu tiên vào năm 2013 ở Biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà họ tranh chấp với Nhật Bản. Mỹ đã cấp tốc cho hai oanh tạc cơ bay ngang vùng này mà không hề xin phép, để chứng tỏ là Mỹ không quan tâm gì đến quyết định của Trung Quốc. Thế nhưng phần lớn các nước – kể cả Mỹ – đều thận trọng khuyên các hãng máy bay dân sự tuân theo các quy tắc mới để bảo đảm an toàn.
Mới đây, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post tiết lộ rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đang chờ đợi “thời cơ thích hợp” để tuyên bố kế hoạch lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Những động thái vừa qua của Trung Quốc ở Biển Đông càng làm gia tăng mối lo ngại theo đó có lẽ Trung Quốc đã thấy rằng thời cơ đã đến.
Zack Cooper, chuyên gia viện nghiên cứu American Enterprise Institute giải thích là đối với Trung Quốc, vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông dễ kiểm soát hơn vùng trên Biển Hoa Đông.
Bắc Kinh có thể vừa sử dụng radar trên đảo Hải Nam hay dọc bờ biển Hoa Lục, vừa dùng những radar mới đặt ở Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời trám được mọi lỗ hổng trong màng lưới dò tìm bằng cách dùng đến máy bay giám sát hay chiến đấu cơ đã được triển khai trên các đảo, hoặc sử dụng các khu trục hạm trang bị radar.
Tóm lại, theo ông Cooper, Trung Quốc có thể theo dõi “phần lớn máy bay nước ngoài” tiến vào vùng nhận dạng phòng không.
Theo The Economist, máy bay quân sự Mỹ dĩ nhiên sẽ không chú ý đến những quy tắc mới của Trung Quốc như đã từng làm ở Biển Hoa Đông, thể nhưng vì sao lại phải bận tâm?
Đối với tuần báo Anh, lý do có lẽ là cho dù chỉ thành công một phần thì vùng nhận dạng phòng không vẫn rất có lợi cho Trung Quốc. Cho dù vùng này không cho Bắc Kinh chủ quyền trên không phận, nhưng Trung Quốc có thể sử dụng vùng này để chứng tỏ quyền lực.
Cho đến giờ chưa có bằng chứng về việc Trung Quốc đã sử dụng vùng nhận dạng phòng không họ hiện có để gây xáo trộn cho các đường bay dân sự, nhưng đó có thể là một công cụ dùng khi có khủng hoảng. Trung Quốc có thể viện lý do có vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông để tăng cường các chuyến bay tuần tra trong khu vực.
Tuy nhiên, đối với The Economist, việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông không phải là không có khó khăn.
Đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông vừa quá rộng lớn, vừa mơ hồ. Tấm bản đồ Đường 9 đoạn bao quanh cả Biển Đông, nhưng Bắc Kinh lại không đưa ra tọa độ cũng như nói rõ ý nghĩa của đường này.
Ở biển Hoa Đông, vùng nhận dạng của Trung Quốc phần lớn đi theo vùng thềm lục địa đang có tranh chấp của Trung Quốc, còn ở Biển Đông, theo chuyên gia Alessio Patalano trường đại học King’s College ở Luân Đôn, nếu vùng này chỉ được vẽ ra xung quanh các thực thể rải rác mà Trung Quốc nắm giữ, thì điều đó có thể đánh một đòn “chí tử” vào bất kỳ yêu sách nào của Trung Quốc đối với các khu vực nằm bên trong đường 9 đoạn.
Nhưng nếu ranh giới vùng nhận dạng phòng không đi theo đường lưỡi bò, điều đó sẽ gây chấn động. Từ nhiều năm nay, 10 thành viên ASEAN đã bị chia rẽ về cách đối phó với Trung Quốc. Nhiều thành viên muốn hòa dịu với Trung Quốc, trong khi một số ít lại muốn có thái độ cứng rắn. Một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của ASEAN sẽ mở ra vào cuối tháng này. Theo chuyên gia Collin Koh thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam ở Singapore, việc Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không có thể làm thay đổi tương quan lực lượng, và các nỗ lực của khối để đàm phán một Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông với Trung Quốc có thể là nạn nhân.
Việc Mỹ quyết định cử chiến hạm, drones và oanh tạc cơ đi tuần tra gần khu vực mà tàu khoan West Capella của Malaysia bị bao vây (cho đến khi con tàu rời khỏi khu vực vào tháng 5) và việc triển khai ba tàu sân bay hiện nay là tín hiệu hỗ trợ cho các đối thủ của Trung Quốc.
Trong một lá thư gửi đến Liên Hiệp Quốc ngày 01/06, Mỹ đã chỉ trích các “yêu sách hàng hải quá đáng” của Trung Quốc. Mỹ cũng càng lúc càng triển khai thêm tàu chiến để thách thức những yêu sách đó bằng cách đi qua các vùng biển mà Trung Quốc cho là của họ. Chuyến tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải gần đây nhất diễn ra ngày 28/05, lần thứ năm trong năm nay. Đối với The Economist, rõ ràng là ngay cả khi không có ADIZ, cuộc đối đầu Mỹ-Trung vẫn sẽ gia tăng.

Powered by Blogger.