Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Điểm Tin Chủ Nhật 20.11.2016

Sunday, November 20, 2016 // , ,
Theo Tin Tức Hằng Ngày
  • Mỹ: Donald Trump chỉ định lãnh đạo Tư Pháp, An Ninh và CIA (RFI) - Thượng nghị sĩ Jeff Sessions đứng đầu bộ Tư Pháp, Mike Pompeo lãnh đạo cơ quan tình báo CIA và Michael Flynn được mời làm cố vấn cho tổng thống về an ninh quốc gia. Cả ba nhân vật này đều nổi tiếng là có đường lối cứng rắn, bảo thủ và thuộc cánh diều hâu.
  • Bắc Kinh dùng ngư dân Hải Nam để xác quyết đòi hỏi lãnh thổ ở Biển Đông(BoxitVN) - Minh Anh - Một tàu đánh cá tại cảng Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc. RFI/Heike Schmidt. Trung Quốc có đội tàu thuyền đánh cá lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nhiệm vụ của đội tàu này không chỉ giới hạn trong các hoạt động đánh bắt hải sản. Vốn nuôi tham vọng trở thành cường quốc biển, Bắc Kinh cho rằng các ngư dân đóng vai trò quan trọng. Trong bối cảnh đó, ngư dân Hải Nam (Hainan) được khuyến khích chiếm giữ các vị trí tiền đồn và cho phép ...
  • Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngừng xây dựng ở Biển Đông (RFI) - Ngay sau khi có thông tin về việc Việt Nam nâng cấp phi đạo trên đảo Trường Sa, ở Biển Đông, ngày 18/11/2016, Bắc Kinh đã yêu cầu Hà Nội ngưng chiếm đóng và không tiến hành các “hoạt động bất hợp pháp trên lãnh thổ của Trung Quốc”.
  • Việt Nam nối dài đường băng ở Trường Sa (RFA) - Việt Nam đang xây dài thêm đường băng trên một đảo ở Trường Sa mà Hà Nội công bố chủ quyền. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington cho biết như vừa nêu vào sáng 17/11. Hành động này của Việt Nam được mô tả như để đáp trả việc Trung Quốc xây dựng các cơ sở quân sự trên những đảo nhân tạo mà họ bồi đắp ở biển Đông.
  • TRÒ CHUYỆN CÙNG CỤ LÊ HỒNG HÀ VỀ QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA ĐẤT NƯỚC(BoxitVN) - Nguyễn Thượng Long - “…Có lẽ là nhờ có nhân duyên mà từ những ngày tết 2014 đến gần đây, tôi đã có nhiều lần được trò chuyện cùng cụ Lê Hồng Hà, lại được cụ tin cẩn trao gửi tôi lưu giữ nhiều bản thảo đã công bố và cả chưa công bố của cụ. Bài phỏng vấn này là một tóm tắt không đầy đủ sau những đối thoại có ghi chép gần đây giữa tôi và cụ. Buồn thay hai năm trước, tại thành phố biển Đà Nẵng -“Nơi ...
  • Quyền lực của Đảng phải được kiểm soát (BoxitVN) - Giáo sư Nguyễn Đình Cống trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành
    Mới đây Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết 4 của Đảng cộng sản Việt Nam về chỉnh đốn, xây dựng Đảng. Dư luận xã hội có nhiều cách đánh giá khác nhau. Có người cho là nghị quyết thể hiên nhiều nội dung mới để ngăn đà suy thoái của đảng. Nhưng cũng có dư luận chỉ ra về mặt lý luận nghị quyết vẫn theo con đường mòn sáo rỗng, ...
  • Suy nghĩ về đổi mới toàn diện triệt để giáo dục và đào tạo (BoxitVN) - Trần Đình Sử - Giáo sư tiến sĩ Lý luận văn học, khoa Ngữ Văn, Đại học sư phạm Hà Nội. Đã đúng ba năm chẵn tính từ ngày có nghị quyết TW kì họp thứ 8 khoá 11 (4/11/2013) về giáo dục đào tạo. Đây có thể coi là nghị quyết nêu vấn đề sâu sắc nhất, “kiên quyết” nhất,  “bức thiết” nhất, “dứt khoát” nhất, “quyết liệt” nhất của Đảng cộng sản VN về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Tuy nhiên cũng giống như nhiều nghị quyết khác của ...
  • Quốc hội thông qua Luật Tín ngưỡng-Tôn giáo (RFA) - Mặc dù lùi việc xem xét thông qua một số Dự luật như Lập hội, Biểu tình và Sửa đổi Bổ sung Luật Hình sự sang kỳ họp thứ ba. Tuy nhiên thông tin ngày 18/11 của báo chí Việt Nam cho biết Quốc hội đồng thuận thông qua Dự luật Tín ngưỡng, tôn giáo với tỷ lệ tán thành hơn 84%.
  • Quốc hội chưa thông qua luật lập hội, biểu tình (RFA) - Quốc hội Việt Nam quyết định chưa xem xét thông qua các dự luật nhạy cảm như Lập hội, Biểu tình cũng như Dự luật sửa đổi bổ sung Bộ Luật Hình sự. Báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin này sáng nay 18/11, cho biết thêm là trên 90% đại biểu đã bỏ phiếu chưa xem xét các dự luật vừa nêu trong kỳ họp thứ hai hiện nay.
  • LHQ kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn (RFA) - Nhóm Làm việc của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ Tùy tiện vừa lên tiếng kêu gọi Việt Nam phóng thích vô điều kiện nhà báo nhiếp ảnh, nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn hiện đang phải thụ án tù tại Trại số 5 Yên Định, Thanh Hóa.
  • Cách chống tham nhũng và cách chống người lên tiếng (RFA) - Trong thời gian gần đây, hàng loạt những vụ việc liên quan đến hình thức xử lý sai phạm đối với các cán bộ cấp cao của nhà nước liên tục được cho là ‘khó khăn’ và ‘chưa có tiền lệ’. Lý do là những người đó đã không còn tại chức hoặc đã xuất cảnh sang nước ngoài với lý do chữa bệnh.
  • Trao đổi Thư tín ngày 19.11.2016 (RFA) - Các buổi chất vấn trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội Việt Nam khóa XIV, diễn ra trong tuần qua tại Hà Nội, thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố Việt Nam sẵn sàng tham gia Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng ngay cả khi không có Hiệp định TPP thì Việt Nam cũng cam kết mở cửa kinh tế với thế giới.
  • Quốc hội một Đảng thực tập chất vấn trực diện (RFA) - Sau 7 tháng làm việc Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lãnh đạo đã thử lửa với cuộc chất vấn đầu tiên của Quốc hội kéo dài 2 ngày rưỡi từ 15 đến 17/11/2016. Toàn bộ phiên chất vấn đã được truyền hình trực tiếp và có đến 200 câu hỏi về nhiều vấn đề và lĩnh vực mà cử tri quan tâm, trong đó có 20 đại biểu đặt câu hỏi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
  • Vì sao xuất khẩu sang ASEAN giảm mạnh? (RFA) - Năm 2016 hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ, EU và các thị trường phương tây tăng đều nhưng lại sụt giảm khá mạnh sang ASEAN sau khi cả khu vực này trở thành Cộng Đồng Kinh Tế AEC từ cuối 2015.
  • Kế mưu sinh của phụ nữ biên giới phía bắc (RFA) - Với người dân vùng biên giới ít học, buôn bán là một trong những cách hiếm hoi để mưu sinh. Tạp chí phụ nữ tuần này hỏi chuyện một vài phụ nữ đi buôn ở vùng biên phía bắc giáp với Trung Quốc, để hiểu được những khó khăn, mệt nhọc trong cuộc sống của họ.
  • Ước vọng từ nhà giam Ba Lan (RFA) - Liên quan đến vấn nạn buôn người, Ba Lan có thể được xem là một nơi quá cảnh của các đường dây đưa người nhập cư bất hợp pháp đến các quốc gia Tây Âu. Trong thời gian gần đây, số vụ nạn nhân buôn người bị bắt giữ ở biên giới nước này hầu hết là những người đến từ Việt Nam.
  • Thử tìm hiểu quan điểm, tư tưởng của Văn Trinh Chu Văn An (BoxitVN) - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2016. Nguyễn Thanh Giang. Chu Văn An sinh ngày 25/8 (có tài liệu nói 15/8) năm Nhâm Thìn, niên hiệu Trùng Hưng thứ 8 (1282), tại thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội và mất ngày 26 tháng 11 năm Canh Tuất (1370), hưởng thọ 78 tuổi, đã từng đỗ Thái học sinh (tương đương tiến sỹ ngày nay) nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch. Tâm huyết với nghề ...
  • Học bổng Trần Văn Khê vì bảo tồn nhạc cổ truyền Việt Nam (BoxitVN) - Thu Hằng - Nhà làm phim Hồ Thủy Tiên trả lời ban tiếng Việt đài RFI tại trung tâm văn hóa Mandapa, Paris. RFI / Tiếng Việt. Gần 20 năm theo bước giáo sư Trần Văn Khê để ghi được những khoảnh khắc riêng tư, đời thường mà người ngoài không có được, ngày 30/10/2016, đạo diễn Hồ Thủy Tiên đã cho ra mắt bộ phim tài liệu Trần Văn Khê, passeur de musique (tạm dịch: Trần Văn Khê, người đưa đò âm nhạc cổ truyền).
    Phòng chiếu phim khoảng 100 chỗ của trung ...
  • TÚ TÀI IBM (BoxitVN) - Nguyễn Việt - Kỳ thi tú tài (TT) niên khóa 1973-1974 có nhiều điều đáng nói. Đây là kỳ thi TT cuối cùng của “chế độ Sài Gòn” và là lần đầu tiên Bộ Giáo dục (BGD), dĩ nhiên cũng của “Sài Gòn”, dùng máy điện toán IBM (International Business Machines) chấm bài. BGD (lúc bấy giờ và bây giờ), thường kèm theo cái “đuôi” những chức năng khác nữa, như BGD + nầy, + kia, nhưng thôi, gọi BGD cho tiện. Mặc dù máy điện toán đã có khá lâu, khoảng 1924, ...
  • THƯ CỦA NHÀ GIÁO DỤC PHẠM TOÀN VỀ NHÓM CÁNH BUỒM VÀ “HÀNH TRÌNH TRÍ TUỆ” CỦA TRẺ EM VIỆT NAM (BoxitVN) - Sáng thứ Ba, 15 tháng 11 năm 2016. Thưa các anh chị, thưa các bạn. Tôi là Toàn đây, hôm nay trong lúc chờ thùng sách giáo khoa cuối cùng từ nhà in vận chuyển về “trụ sở” nhóm, chuẩn bị cho buổi Hội thảo ra mắt sách vào 18 giờ ngày 19 tháng 11 năm 2016 mang tên HÀNH TRÌNH TRÍ TUỆ, lại được thay mặt nhóm Cánh Buồm gửi thư này tới tất cả các anh chị và các bạn. Nhóm Cánh Buồm buổi ra đời chỉ có “một con gà ...
  • Đã có 46 người nhiễm virus Zika tại TPHCM (RFA) - Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện có 46 người mắc bệnh do virus Zika tính đến ngày 17/11/2016. Đây là một loại bệnh nguy hiểm đối với thai phụ vì gây chứng đầu nhỏ còn gọi là teo sọ cho thai nhi.
  • COP 22 : Thỏa thuận Khí hậu Paris sẽ có hiệu lực từ 2018 (RFI) - Thượng đỉnh Khí hậu toàn cầu COP 22 tại Maroc bế mạc hôm nay, 18/11/2016. Tối hôm qua, 17/11, COP 22 ra tuyên bố chung Marrakech, kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng nỗ lực nhằm giữ nhiệt độ Trái đất tăng không quá 2°C. Điểm mới của bản tuyên bố là cộng đồng quốc tế nhất trí đẩy sớm thời điểm Thỏa thuận Paris có hiệu lực.
  • Nga: Ngân sách quốc phòng 2017 vẫn tăng (RFI) - Hôm qua, 18/11/2016, Hạ viện Nga, nơi mà đảng Nước Nga Thống Nhất của tổng thống Vladimir Putin chiếm đa số, đã thảo luận và thông qua dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017. Hầu như tất cả các lĩnh vực đều bị cắt giảm, ngoại trừ quốc phòng. Dự toán ngân sách sẽ còn được xem xét và bỏ phiếu thêm hai vòng nữa tại Hạ viện, trước khi được chuyển lên Thượng viện.
  • Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, APEC lo ngại bị tan rã (RFI) - Chính sách bảo hộ của Donald Trump trong nhiệm kỳ bốn năm tổng thống Mỹ sắp tới, nguy cơ hiệp định TPP bị khai tử, hoài nghi ngày càng lớn vào tự do mậu dịch và chính sách toàn cầu hóa, tham vọng của Trung Quốc áp đặt luật chơi trên bàn cờ thương mại là những mối đe dọa bao phủ lên hội nghị Diễn Đàn APEC lần thứ 24 mở ra tại Peru trong hai ngày 19 và 20/11/2016.
  • Li-fi 100 lần nhanh hơn Wi-Fi (VietEpochTimes) - Từ các nhà hàng tới nhà ga, những mạng không dây Wi-Fi được lắp đặt khắp nơi trong thành phố. Với sự phổ biến ngày càng tăng của các trang...
  • Nghệ thuật : Lê-nin “bảo vệ” Sa hoàng Nga (RFI) - Cuối tháng 11/2016 bảo tàng thành phố Saint-Pétersbourg cho triển lãm một bức chân dung của vị Sa hoàng Nga cuối cùng Nikolai II, ngủ vùi trong 90 năm dưới bức tranh xưng tụng Lê-nin, cha đẻ cuộc Cách mạng tháng 10 Nga.
  • Đập tan chuyện hoang đường về tiến hóa (VietEpochTimes) - “Nhiệm vụ của chúng ta ngày nay là đập tan chuyện hoang đường về tiến hóa ─ một học thuyết được xem như một sự kiện đơn giản, đã được hiểu và đã được giải thích,…Các nhà sinh học phải được khuyến khích để suy nghĩ về những yếu điểm và những phép ngoại suy mà các nhà lý thuyết (về tiến hóa) nêu lên và đặt ra như những sự thật đã được xác minh. Sự lừa dối đôi khi là vô thức, nhưng không phải lúc nào cũng vậy, bởi vì một số người mang tính bè phái đã bất chấp thực tế một cách có chủ ý và không chịu thừa nhận những điểm bất hợp lý và sai lầm trong niềm tin của họ”
  • Bắc Triều Tiên đề nghị Mỹ "rút quân để bang giao" (RFI) - Nếu lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc triệt thoái thì Bình Nhuỡng sẽ bình thường hóa quan hệ với chính quyền Donald Trump. Trên đây là tuyên bố của đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc với Reuters.
  • Mỹ trục xuất một con nuôi Hàn Quốc về nước (VOA) - Một người Hàn Quốc được gia đình Mỹ nhận làm con nuôi gần 40 năm trước vừa bị trục xuất về nơi sinh quán, theo nguồn tin từ luật sư và một giới chức chính phủ cho biết
  • Trump thắng cử: Liệu Trung Quốc kéo được ASEAN ra khỏi quỹ đạo Mỹ? (RFI) - Tương lai kế hoạch hình thành một nền hòa bình liên Mỹ (Pax Americana) có thể được quyết định tại chính châu Á, nơi được coi là trung tâm kinh tế của thế kỷ XXI. Trên đây là nhận định của nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Oliver Stuenkel, thuộc Quỹ Fundação Getúlio Varga (Brazil), được đăng trên website The Conversation (15/11/2016).
  • APEC : Trung Quốc « rình chờ » Mỹ thoái lui tại châu Á – Thái Bình Dương (RFI) - Đây là tựa bài nhận định trên Le Figaro số ra ngày 18/11/2016. Tại thượng đỉnh châu Á – Thái Bình Dương APEC đang diễn ra tại Lima, thủ đô Peru, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tận dụng cơ hội ông Trump bỏ rơi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP, vốn dĩ gạt Bắc Kinh ra khỏi cuộc chơi.
  • Bên lề APEC : Barack Obama và Tập Cận Bình trao đổi về Bắc Triều Tiên (RFI) - Lãnh đạo 21 nước thành viên Diễn Đàn Hợp Tác kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC họp tại Peru. Tổng thống Obama tìm cách trấn an các đồng minh về chính sách thương mại của người kế nhiệm Donald Trump. Hạt nhân Bắc Triều Tiên là trọng tâm cuộc đối thoại Mỹ- Trung cuối cùng giữa Barack Obama và Tập Cận Bình.
  • Sắp có một tuần trăng mật Mỹ-Trung ? (RFI) - Chiến thắng ngoạn mục của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tiếp tục được các tạp chí ra tuần này bình luận rộng rãi và dành cho những hồ sơ đặc biệt. Đáng chú ý nhất là bài phân tích về khả năng rất hiện thực của « Một chuyện tình Mỹ-Trung » - trái hẳn với dự đoán của nhiều người – trên tuần báo Anh The Economist đề ngày 19/11/2016.
  • Bầu cử địa phương : Trung Quốc sách nhiễu ứng viên độc lập (RFI) - Từ đầu tuần, gần 900 triệu cử tri Trung Quốc bắt đầu bỏ phiếu bầu ra hai triệu rưỡi lãnh đạo cấp địa phương. Dù chỉ là một cuộc bầu cử ở cấp địa phương, một số ứng cử viên độc lập đã bị sách nhiễu và bị loại ngay từ đầu, bởi vì 2.300 đại biểu trong số đó sẽ trực tiếp tham gia Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào năm 2017.
  • Đình chiến 48 giờ ở Yemen (VOA) - Một cuộc ngưng bắn kéo dài 48 giờ đã bắt đầu từ 12 giờ trưa giờ địa phương, tức 9 giờ sáng giờ quốc tế, ở Yemen hôm nay, thứ Bảy 19/11
  • Ông Trump sắp gặp ông Mitt Romney (BBC) - Tổng thống đắc cử của Mỹ sắp gặp ông Romney với chủ đề có thể thảo luận về chiếc ghế 'Ngoại trưởng', theo giới truyền thông.
  • Lithuania lại nêu lo ngại về Nga (BBC) - Lithuania cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể thách thức Nato trong những tuần trước khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ.
  • Merkel không muốn đơn độc "giữ gìn" giá trị tự do dân chủ (RFI) - Chuyến công du châu Âu cuối cùng của tổng thống Mỹ mãn nhiệm Barack Obama chiếm trọng tâm trên các trang báo chí Pháp ngày 18/11/2016. Việc chọn Athens và nhất là Berlin để « nói từ biệt châu Âu », được giới quan sát cho rằng ông Obama muốn thủ tướng Đức tiếp tục « gìn giữ » các giá trị dân chủ phương Tây trước đà đi lên của chủ nghĩa dân túy. Câu hỏi đặt ra: Liệu rằng bà Angela Merkel có muốn đảm nhận trọng trách này hay không?
  • Quân đội Syria oanh kích dữ dội phía đông Aleppo (RFI) - Ít nhất 25 thường dân thiệt mạng tại các khu phố phía đông Aleppo do phe nổi dậy kiểm soát, trong các cuộc tấn công dữ dội bằng không quân và pháo binh của Damas vào ngày 17/11/2016, với sự hỗ trợ của Nga. Theo Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria, 65 thường dân bị giết hại kể từ khi oanh kích tiếp tục sau một tháng tạm ngưng.
  • Nga : Mạng xã hội LinkedIn bị chính quyền ngăn chặn (RFI) - Ngày 17/11/2016, cơ quan phụ trách truyền thông Nga Roskomnadzor quyết định chặn mạng LinkedIn, một mạng xã hội nổi tiếng của giới chuyên gia. Quyết định nói trên dựa theo một luật cấm lưu trữ dữ liệu cá nhân của các công dân Nga bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Luật bị phản đối dữ dội do cách định nghĩa mơ hồ. LinkdedIn là nạn nhân đầu tiên của luật này.

Việt – Mỹ tất cả có thể phải làm lại từ đầu?

Việt – Mỹ tất cả có thể phải làm lại từ đầu?
20-11-2016
Đảng Cộng hòa kiểm soát cả 2 viện, nhóm Vietnam Caucus và nhân quyền VNĐến giờ này, một số trong giới lãnh đạo Việt Nam mới nhận ra rằng họ đã bỏ phí thời gian và thời cơ để giành được nhiều thứ hơn trong cuộc chơi với Đảng Dân chủ của Obama. Họ đã hoài phí đến 8 năm trời để trả treo từng chút về nhân quyền, để thực thi chính sách “đổi nhân quyền lấy kinh tế”

Quốc hội Hoa Kỳ.
Quốc hội Hoa Kỳ.
Đã đến thời ‘đối tác toàn diện’
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 đã khép lại với chiến thắng đảo lộn của Donald Trump, nhưng lại mở ra một trang sử mới đầy khó khăn hơn hẳn trong quan hệ Mỹ – Việt. Sau nhiều năm, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thỏa nguyện về yêu cầu “quan hệ với cả kênh đảng” khi họ không còn được chơi với một Đảng Dân chủ Mỹ bị xem là mềm mỏng thái quá đối với vấn đề nhân quyền Việt Nam, mà sẽ phải “đối tác toàn diện” với một Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát cả hai viện trong Quốc hội Mỹ.
Về truyền thống, Cộng hòa là đảng có tiếng cứng rắn không chỉ với những hoạt động đối ngoại “bảo vệ lợi ích Mỹ ngoài biên giới Mỹ”, mà về cả nhân quyền. Trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama từ năm 2008 đến năm 2016, không phải giới nghị sĩ Đảng Dân chủ mà chủ yếu là những người của Đảng Cộng hòa mới là nhân tố gây áp lực liên tục về yêu sách nhân quyền đối với các quốc gia còn độc tôn ý thức hệ và chế độ một đảng như Cuba, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, kể cả với những quốc gia dù đa đảng nhưng mang màu sắc độc tài như Nga và Syria. Vào năm 2015, vài chục nhân vật cao cấp của Nga và vài trăm nhân vật cao cấp của Syria đã bị Mỹ cấm nhập cảnh vào Mỹ và phong tỏa tài khoản ngân hàng ở nước ngoài là một dẫn chứng xác thực về chủ trương cứng rắn của giới lập pháp thuộc Đảng Cộng hòa.
Trong khi đó, một hiện tượng kỳ lạ là vào cuối thời kỳ cầm quyền của Đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ, “quan hệ với cả kênh đảng” lại trở thành một nhu cầu tối thiết thân của giới quan chức Đảng Cộng sản Việt Nam, được khởi nguồn từ chuyến đi lặng lẽ đến Washington vào tháng 7/2014 của Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị – nhân vật đã đặt dấu mốc chẳng mấy ấn tượng khi tiếp xúc với Đảng Cộng sản Mỹ và hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Một năm sau đó, “quan hệ kênh đảng” đã trở nên chính thức không cần tuyên bố qua cuộc đón tiếp tại Phòng Bầu Dục của Tổng thống Obama dành cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng. Đến lúc này – và hiểu theo cách nào đó – Tổng Bí thư Trọng đã trở thành “nguyên thủ quốc gia”, cho dù ở Việt Nam khi ấy vẫn còn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và một thủ tướng chưa biết sẽ “ở” hay “về” là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Ngay trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11/2016, “quan hệ với cả kênh đảng” một lần nữa được nhắc lại bởi chuyến công du Washington của ông Đinh Thế Huynh – người được đồn đoán sẽ trở thành “truyền nhân” của Tổng Bí thư Trọng. Trong chuyến đi này, ông Huynh đã hành xử gần khớp với trường hợp ông Phạm Quang Nghị trước đó, nghĩa là tìm cách tiếp xúc với cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa theo tỷ lệ dàn đều – một tỷ lệ truyền thống mà giới lãnh đạo Việt Nam rất sính dùng trong phương pháp đu dây tay ba Việt – Trung – Mỹ.
Tuy thế, có một thứ “điềm” gì đó không mấy suôn sẻ đã ứng vào chuyến công du của ông Đinh Thế Huynh: một trong vài nội dung then chốt mà ông Huynh muốn Mỹ tái xác nhận như thể “sẽ cho Việt Nam vào TPP” đã chịu cảnh thất vọng ghê gớm ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Tương lai TPP gần như sụp đổ sau gần một chục năm ròng rã đàm phán. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong chuyến đi Mỹ của ông Huynh cũng bởi thế đã tan thành mây khói.
An ủi còn lại với ông Đinh Thế Huynh cùng những người bên đảng ở Việt Nam chỉ còn là họ đã được chính phủ của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ xác nhận mối quan hệ chính thức một cách không cần tuyên bố.
Thế nhưng nỗi thất vọng thầm kín thứ hai, sau cú sốc TPP, là Đảng Dân chủ đã bị rơi vào cảnh thoái trào có vẻ đột ngột sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, để từ đầu năm 2017 Đảng Cộng hòa mới là ông chủ thực sự của cả Thượng viện lẫn Hạ viện Hoa Kỳ.
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải khởi động lại “quan hệ kênh đảng”?
Vẫn còn quá sớm để dự đoán, và vẫn chưa có gì chắc chắn để chính phủ mới của tổng thống “không biết đâu mà lường” – Trump – cùng các nhân vật cốt cán của Đảng Cộng hòa có chịu “quan hệ với cả kênh đảng” với Việt Nam, hay là không.
Làm lại từ đầu!
Một khả năng gần như rõ ràng sẽ diễn ra là cùng với vai trò gia tăng mạnh mẽ của Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ, vai trò của những nghị sĩ Mỹ quan tâm đặc biệt đến chủ đề đối ngoại và nhân quyền cũng sẽ nổi lên và có thể sẽ nổi bật. Một trong những mối quan tâm ấy đã được thể hiện bởi ảnh hưởng của Vietnam Caucus, còn gọi là “Nhóm làm việc về Việt Nam” của Hạ viện Hoa Kỳ, bao gồm những nghị sĩ có tên tuổi và quen thuộc như Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Chris Smith, Frank Wolf, Alan Lowenthal, Ed Royce…, cùng vài chục nghị sĩ khác của cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ.
Trong nhiều năm qua, đã nhiều lần Nhóm Vietnam Caucus không giấu giếm mối quan tâm và hành động cụ thể đối với việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam như tự do tôn giáo, tự do báo chí, xã hội dân sự, thả tù nhân lương tâm. Nhưng đáng ngại hơn cả đối với giới lãnh đạo Việt Nam có lẽ là những dự luật liên quan đến nhân quyền mà các nhà lập pháp của Vietnam Caucus đã soạn thảo và vẫn tiếp tục thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua: Dự luật nhân quyền Việt Nam, Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam, và gần đây nhất là một văn bản yêu cầu đưa Việt Nam trở lại Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC List).
Nếu vai trò của Vietnam Caucus gia tăng đáng kể trong trào lưu “chiếm Quốc hội” của Đảng Cộng hòa Mỹ, hẳn nhiên những dự luật trên có khả năng được thông qua. Đặc biệt, nếu Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam được thông qua, sẽ tương tự tình trạng chế tài nhân quyền đối với Nga và Syria khi hàng loạt nhân vật cao cấp và kể cả trung cấp của giới lãnh đạo Việt Nam bị đưa tên vào “sổ đen nhân quyền” của Mỹ và Liên minh châu Âu, để từ đó những người này sẽ không được nhập cảnh vào Mỹ, cùng lúc tài khoản, tài sản của họ, kể cả của người thân của họ, sẽ bị Mỹ và Liên minh châu Âu phong tỏa tại bất kỳ ngân hàng hoặc địa điểm quốc tế nào mà nước Mỹ có thể với tay tới.
Nếu bị đưa trở lại Danh sách CPC, đó sẽ là cú chìm lịch sử của chính thể Việt Nam sau 10 năm. Có thể hiểu ra sao nếu 10 năm trước, Tổng thống Bush của Đảng Cộng hòa đã đưa Việt Nam ra khỏi CPC, thì nay cũng có thể là một tổng thống khác của Đảng Cộng hòa sẽ đặt lại Việt Nam vào vị trí cũ? Để khi đó, tất cả những hiệp định thương mại song phương (FTA) mà Việt Nam ký với nhiều nước, đặc biệt với những nước là đồng minh kinh tế và quân sự của Mỹ, sẽ mang số phận thế nào?
Mời xem Video: Tướng Tô Lâm chỉ trích Nguyễn Phú Trọng dung túng các dâm quan chơi đĩ là nhiệm vụ chính trị 

Có lẽ cho đến giờ này, một số trong giới lãnh đạo Việt Nam mới nhận ra rằng họ đã bỏ phí thời gian và thời cơ để giành được nhiều thứ hơn trong cuộc chơi với Đảng Dân chủ của Obama. Họ đã hoài phí đến 8 năm trời để trả treo từng chút về nhân quyền, để thực thi chính sách “đổi nhân quyền lấy kinh tế”, nhưng lại kém thành tâm đến mức chính những người bị coi là cởi mở lẫn nhẹ dạ thái quá như Obama cũng bị khựng lại. Cuối cùng, mọi cơ hội đã vuột trôi.
Khác rất nhiều với thời “hoàng kim” năm 2008, chính thể Việt Nam giờ đây đang phải đối phó với đủ thứ: một đất nước với tài nguyên cạn kiện, một nền kinh tế hoang tàn kề miệng hố, phản kháng xã hội của dân chúng chỉ chờ bùng nổ, nội bộ đảng chưa bao giờ gần với “nguy cơ tồn vong” như thế, và “đồng chí tốt” Bắc Kinh có thể ra tay thôn tính Việt Nam bất cứ lúc nào.
Còn Việt – Mỹ? Giờ đây, tất cả có thể phải làm lại từ đầu!
 Phạm Chí Dũng 
(Blog VOA)

Tin Tức và Bình luận

Theo Dân Làm Báo

Duterte và con chó sói Đại Hán 

Danlambao, Sunday, November 20, 2016
Bùi Quang Vơm  Theo DLB  Sự ấu trĩ hay sự phản bội Từ ngày trúng cử tổng thống Philippines, Duterte không che giấu một thái độ xoay chuyển lập trường, từ phía đồng minh với Mỹ, và tất nhiên, sau Mỹ có thế giới dân chủ thuộc phần…

Hehe… Nhìn thế giới rồi nhìn ‘Đảng ta chống quan tham’… buồn cười nôn cả ruột 

 ,

Đông Đô Phạm  Theo DLB  Không buồn cười sao được? So sánh với quốc tế, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội Nguyễn Đình Quyền tuyên bố với báo chí rằng: “cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất…

Nhân quyền chỉ là món hàng để CSVN mặc cả trên bàn đàm phán 

//Danlambao,  , 
Le Nguyen  Theo DLB  Bất cứ ai hễ là người Việt Nam kể cả con người mới xã hội chủ nghĩa hay là kẻ mê cuồng cộng sản chắc hẳn ít nhiều cũng biết bản chất côn đồ của nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo của đảng…

Bộ Giáo Dục! Nhục đến thế là cùng 

David Thiên Ngọc  Theo DLB  Nền Giáo Dục ở cái xứ thiên đường mù xã nghĩa VN chưa lúc nào “rực rỡ” như lúc này đồng thời nó đã phơi bày một cách công khai trắng trợn ra hết những “điểm son” của tập đoàn chế độ csVN…

Đọc báo Pháp – 20/11/2016

Đọc báo Pháp – 20/11/2016

Tin đọc nhanh

(The Jakarta Post) – Indonesia đề nghị cùng Việt Nam định mức lương chuẩn cho người lao động
Bên lề thượng đỉnh APEC, ngày 18/11/2016, phái đoàn hai nước đã thảo luận chủ đề này, do trong năm 2016, rất nhiều nhà đầu tư quốc tế đã rời Indonesia để sang Việt Nam đầu tư. Hai nước có thể sẽ thảo luận chi tiết hơn đề xuất của Indonesia sau khi thượng đỉnh APEC kết thúc.
(AP) – Va chạm tầu hàng Việt Nam và tầu chở khách Indonesia
15 người mất tích. Vụ tai nạn xảy ra vào rạng sáng ngày 19/11 tại tỉnh Đông Java của Indonesia. Các nạn nhân hầu hết ở trên tầu Indonesia. 12 người sống sót đã nhanh chóng được cứu hộ và đưa đến bệnh viện. Lực lượng hải quân Indonesia triển khai hai tầu chiến để tham gia tìm kiếm 15 người bị mất tích.
(Libération) – Liên minh trung-hữu Pháp tổ chức bầu cử sơ bộ để chọn ứng viên tranh cử tổng thống 2017. Khoảng 10.000 phòng phiếu mở cửa từ 8 giờ sáng đến 19 giờ ngày 20/11. Kết quả kiểm phiếu đầu tiên được dự tính công bố từ 20 giờ 30. Theo các cuộc thăm dò, nổi trội hơn cả trong số bảy ứng viên là cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và hai cựu thủ tướng Alain Juppé, François Fillon, với kết quả được thẩm định khá sít sao.
(AP) – Hơn 10.000 người Indonesia tuần hành tại thủ đô Jakarta
Rất nhiều lãnh đạo tôn giáo, các nhà lập pháp và thành viên của các nhóm nhân quyền cũng tham gia cuộc tuần hành ngày 20/11 nhằm kêu gọi lòng khoan dung và thống nhất, sau khi cảnh sát mở điều tra đô trưởng Jakarta, theo Công giáo, vì xúc phạm đạo Hồi. Báng bổ là một hành vi phạm tội hình sự ở Indonesia. Tổ chức Ân xá quốc tế ghi nhận 106 bản án từ năm 2004 đến năm 2014, trong đó một số cá nhân bị kết án tù đến năm năm.
(Reuters) Cựu thủ tướng Malaysia kêu gọi lật đổ thủ tướng đương nhiệm
Ngày 19/11/2016, cùng với hơn 20.000 dân Malaysia, cựu thủ tướng Mahathir Mohamad xuống đường chống thủ tướng Najib Rajak, người đang bị quốc tế điều tra tội biển thủ ngân hangf 1MDB. Ông Mahathir đã không ngần ngại gọi người kế nhiệm là « tên ăn trộm » và kêu gọi dân chúng đoàn kết lật đổ ông Najib Rajak.
(Reuters) Nổ súng ở sát biên giới Miến Điện và Trung Quốc
Hai thường dân tử thương khi một cuộc nổ súng xảy ra tại thị trấn Muse, sát biên giới với Trung Quốc. Đại diện của hai phong trào võ trang, quân đội Arakan và Ta’ang xác nhận có trận đánh này. Họ đụng độ với « Liên minh dân tộc dân chủ Miến Điện » tổ chức không tham gia tiến trình hoà giải với chính quyền trung ương.
(AFP) – Liên Hiệp Quốc « quan ngại sâu sắc » về một dự thảo luật của Thổ Nhĩ Kỳ
Theo đó, trong một số trường hợp, thủ phạm tấn công tình dục đối với trẻ vị thành niên có thể được miễn truy tố nếu người này kết hôn với nạn nhân. Ngày 17/11, dự luật gây nhiều tranh cãi này đã được quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận lần thứ nhất trên sẽ được bỏ phiếu trong vài ngày sắp tới. Nếu được thông qua, 3.000 người liên quan sẽ được tha bổng nhờ dự luật này.

Tạp chí thể thao: Cuộc đua đăng cai Olympic 2024 bắt đầu,

Paris chiếm ưu thế

Ngày 15/11/2016, cuộc chạy đua giành quyền đăng cai Thế vận hội mùa hè 2024 đã chính thức bắt đầu giữa 3 thành phố Paris-Budapest- Los Angeles với màn giới thiệu đầu tiên dự án tại Doha, Qatar. Đối đầu trực tiếp với Budapest thủ đô của Hungary và Los Angeles, Hoa Kỳ, lần đăng cai thứ 4 trong 20 năm qua của thành phố Paris có vẻ như đang gặp thuận lợi, nhất là trong bối cảnh Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
Đại diện của các thành phố xin đăng cai có 20 phút để giới thiệu dự án của mình, trước Đại hội đồng các Ủy ban Olympic Quốc gia ( CNO) gồm 206 đại diện và các Liên đoàn thể thao quốc tế cùng các thành viên của Ủy ban Olympic Quốc tế (CIO).
Tại diễn đàn lớn ở Doha, đoàn Paris dẫn đầu là đô trưởng Paris Anne Hidalgo, chủ tịch Ủy ban vận động ứng cử cho Paris, cùng các thành viên Dennis Masseglia, chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc gia Pháp, Tony Estanguet , Bernard Lapasset, đồng chủ tịch ủy ban vận động tranh cử cùng Teddy Riner, nhà vô địch Olympic Judo, đã giới thiệu những nét chính của dự án Paris 2024.
Dự án Paris 2024 tập trung chủ yếu ở thủ đô và các vùng phụ cận. Các địa điểm thi đấu được tổ chức ngay tại những điểm danh thắng nổi tiếng ngay giữa thủ đô như Tháp Eiffel, Đại Cung (Grand Palais), khu bảo tàng Invalide và lâu đài Versailles.
Bên cạnh đó là các công trình thể thao sẵn có vốn đã nổi tiếng với các cuộc thi đấu quốc tế như sân vận động Stade de France, khu thi đấu quần vợt Roland-Garros, nhà thi đấu xe đạp có mái che ở Saint-Quentin.
Bà thị trưởng Paris hứa sẽ cho tổ chức các cuộc thi đấu môn bơi đường dài ngay trên sông Seine chảy qua thành phố.
Khoảng 85% các địa điểm thi đấu nằm cách làng Olympic không quá 10 km để các vận động viên có thể di chuyển nhanh và thuận tiện nhất đến địa điểm thi đấu.
Những ưu thế có thể giúp Paris 2024 thắng cử đó là 95% các cơ sở hạ tầng thể thao đều đã sẵn có. Hệ thống giao thông công cộng hoàn thiện hàng đầu thế giới và hiện đang tiếp tục được mở rộng và nâng cấp.
Dự án của Budapest không đi sâu vào các chi tiết, chỉ nhấn mạnh mạnh mong muốn có sự thay đổi để không chỉ những nước lớn, những nước giàu có nhất mới có quyền đón tiếp Thế vận hội, theo phát biểu của chủ tịch Ủy ban ứng cử của Budapest, Balasz Furjes. Thủ đô của Hungary muốn là thành phố trung Âu đầu tiên tổ chức ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh.

Donald Trump đắc cử tổng thống, bất lợi cho Los Angeles

Về phần Los Angeles, đô thị lớn nhất California này đã từng 2 lần đón tiếp Thế vận hội mùa hè vào năm 1934 và 1984, hứa hẹn tổ chức Thế vận hoành tráng bao gồm 4 đến 5 khu tổ hợp Olympic khác nhau để sử dụng những cơ sở đã có sẵn. Điểm nổi bật của dự án là Los Angeles sẽ biến khu đại học nổi tiếng UCLA thành làng Olympic. Sau hai thập kỷ lạnh nhạt thậm chí có thể gọi là bất hòa giữa Hoa Kỳ và phong trào Olympic, Los Angeles muốn kết nối thế hệ trẻ trở lại với phong trào Olympic.
Tuy nhiên, cuộc đua giành quyền đăng cai Thế vận hội 2024 của Los Angeles rơi vào thời điểm không thuận cho lắm : ông Donald Trump vừa đắc cử tổng thống Mỹ.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với kết quả bất ngờ vừa rồi có thể sẽ gây tác động bất lợi. Việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống sẽ là một quảng cáo rất tồi cho thành phố Los Angeles ra ứng cử đăng cai Thế vận hội 2024.
Với một số phát biểu mang tính chất kỳ thị chủng tộc, giới tính, Donald Trump, người đã từng tham gia rước đuốc Olympic 2004, giờ đầy mang một hình ảnh tiêu cực đi ngược lại những giá trị của phong trào Olympic. So với Hillary Clinton, nhà tỷ phú Mỹ không thể có được uy tín trên trường quốc tế cũng như là trong thành viên của Ủy ban Olympic Quốc tế.
Theo nhật báo Mỹ USA Today, một số quan chức trong Ủy ban xin đăng cai Thế vận hội 2024 của Mỹ đã tỏ lo ngại ông Trump làm tổng thống sẽ khiến họ mất một số phiếu bầu ở CIO, đặc biệt của những đại diện là phụ nữ, những nước Ả Rập hay Mỹ La Tinh.
Như vậy vô tình đây lại là tín hiệu tốt cho Paris. Thách thức lớn cho Los Angeles giờ trông chờ vào California, tiểu bang này phải làm sao giữu khoảng cách với vị tổng thống phiền toái cho cuộc đua.
Như đã nhiều lần diễn ra trong quá khứ ở phiên bỏ phiếu quyết định này, ngoài sự vận động hành lang, sự hiện diện và uy tín của các nguyên thủ quốc gia có thể mang tính quyết định để thuyết phục các phiếu còn lưỡng lự.
Ba thành phố ứng cử sẽ còn một lần gặp nhau bảo vệ hồ sơ tại Lausanne Thụy Sĩ vào tháng 7 trước khi CIO bỏ phiếu vào ngày 12/9/2017 tại Lima Peru.

Vô địch ở AFF Cup,

bóng đá Việt Nam có thoát khỏi « vùng trũng » ?

Chúng ta đến với sân cỏ khu vực Đông Nam Á. Hôm 19/11/2016, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á dưới tên gọi AFF Cúp đã khi cuộc tại Miến Điện. AFF Cúp là một giải đấu nhỏ chỉ có 8 đội tuyển quốc gia của khu vực vẫn được gọi là « vùng trũng bóng đá » của thế giới. Tuy vậy với bóng đá Việt Nam đây là giải đấu quan trọng nhất. AFF Cúp năm nay đặc biệt được người hâm mộ cũng như các nhà quản lý bóng đá Việt Nam đặc biệt quan tâm và đặt không ít kỳ vọng. Báo chí, người hâm mộ từ nhiều tháng nay theo dõi từng bước đi của đội tuyển suốt hành trình tập huấn.
Chuyên gia bóng đá Trần Văn Mui sẽ giải thích vì sao đây là giải đấu quan trọng đối với bóng đá Việt Nam và một chiến thắng ở AFF Cup lần này có phải bóng đá Việt Nam đã thoát khỏi « ao làng » khu vực ?
Powered by Blogger.