Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 13/06/2020

Saturday, June 13, 2020 // ,
Đọc báo Pháp – 13/06/2020

Nước Mỹ hỗn loạn, Tổng thống Trump vẫn sẽ chiến thắng? – Thụy My

Trong bài « Donald Trump, tổng thống hạnh phúc với sự hỗn loạn », L’Express đặt câu hỏi, trong đất nước đầy loạn lạc hiện nay, ông Trump đã bị mất kiểm soát chăng ? Tuần san cảnh báo, đừng quên rằng tổng thống đương nhiệm rất thích xung đột.
Các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc tại Mỹ chiếm trang nhất và là hồ sơ chính của nhiều tuần báo kỳ này. Trang bìa của The Economist chạy hàng tựa lớn « Sức mạnh của phản kháng » trên nền đen, với hình vẽ một người da màu mang khẩu trang, trong tư thế quỳ gối. Cũng trên nền màu đen, Courrier International đăng ảnh một người biểu tình, chạy tựa « Nước Mỹ nổi dậy ». L’Obs đưa ảnh chân dung nghệ sĩ da đen Pháp Omar Sy, người đã đưa ra lời kêu gọi chống bạo lực cảnh sát tuần trước. L’Express dự báo « Và rốt cuộc người thắng là Trump ». Riêng Le Point kỳ này là số chuyên đề « Địa ốc : Nên sống ở đâu ».
Hoa Kỳ, đất nước đang trên thùng thuốc súng
Hồ sơ của Courrier International  trích dịch các bài viết của nhiều tờ báo Mỹ và Anh. The New York Times nói về « Một đất nước đang trên thùng thuốc súng ». Thất nghiệp hàng loạt, bất bình đẳng tăng lên do đại dịch, cực hữu không bị ngăn trở và tổng thống thì sẵn sàng đổ dầu vào lửa : tất cả khiến cho nước Mỹ có thể bốc lửa.
Financial Times cho rằng « Bị ám ảnh với việc tái đắc cử, ông Trump thu hút ngọn lửa » : với một tổng thống gây chia rẽ, mùa hè này tại nước Mỹ có thể hỗn loạn. The Atlantic nhận định, phong trào phản
kháng sẽ không dừng lại, và có thể tác động đến cuộc bầu cử tổng thống ngày 03/11. Tờ Star Tribune tả lại đám tang hoành tráng của George Floyd, với sự tham dự của nhiều nhân vật nổi tiếng, trong bài viết mang tựa đề « Vinh danh một người khổng lồ ». Los Angeles Times kêu gọi một sự thay đổi triệt để trong xã hội Mỹ với bài « Chúng ta sẽ không đi thụt lùi ».
Đọc thêmVụ George Floyd và lá bài lập lại trật tự của Donald Trump trong bầu cử
Wall Street Journal đặt câu hỏi, hàng ngàn tỉ đô la đổ ra cho phúc lợi xã hội đã thay đổi được gì ? Hầu như không có chuyển biến nào từ năm thập niên qua : nghèo khổ, tội phạm…vẫn phổ biến tại các khu phố đã nổ ra các vụ nổi dậy hồi năm 1968, nơi vẫn do phe Dân Chủ lãnh đạo. Thất bại của mô hình cánh tả khiến họ quay sang tố cáo sự thiếu vắng « công lý ». Chiến lược này đã thành công, với những người biểu tình ở Paris và Berlin giảng bài học đạo lý về phân biệt chủng tộc cho Hoa Kỳ. Người Mỹ dù bất kỳ màu da nào nghĩ gì về các sự kiện mới đây ? Không đơn giản là việc chọn lựa giữa Joe Biden và Donald Trump, mà tầm vóc vấn đề đã vượt quá hai nhân vật này.
Donald Trump lỗi hẹn với lịch sử ?
L’ Express cho rằng « Donald Trump đã lỡ hẹn với lịch sử ». Sau cái chết của công dân da đen George Floyd vì bị một cảnh sát đè nghẹt thở, tổng thống Hoa Kỳ lẽ ra đã phải đóng vai người tập hợp toàn dân, nhưng ông lại thổi bùng ngọn lửa phản kháng.
Hình ảnh các quân nhân canh gác quanh Nhà Trắng đã gây sốc cho không ít người Mỹ. Ngay cả Franklin Roosevelt sau vụ tấn công bất ngờ của Nhật ở Trân Châu Cảng tháng 12/1941 cũng đã từ chối cho xe tăng trấn giữ Tòa Bạch Ốc, vì không muốn mang lại ấn tượng một nền dân chủ bị bao vây. Nhưng tổng thống đương nhiệm không ngại điều này, vì ông thích hình ảnh một « tổng thống thời chiến ».
Lần này kẻ thù không còn là người tiến hành thủ tục truất phế ông Trump ở Quốc Hội hay Tập Cận Bình, mà là một phong trào không tên nhưng trải rộng trên toàn quốc. Còn 5 tháng nữa đến kỳ bầu cử tổng thống, ông Trump có thể nhìn nhận « mạng sống của người da đen cũng quan trọng », và cải cách ngành cảnh sát. Nhưng ông lại hướng về những người ủng hộ trung thành của mình, da trắng và bảo thủ, nhấn mạnh đến « luật pháp và trật tự », chỉ trích sự yếu kém của các thống đốc Dân Chủ.
Trong lịch sử Mỹ, cử tri không bao giờ thay đổi tổng thống khi đất nước đang trong tình trạng chiến tranh. Ông Lincoln tái đắc cử trong cuộc Nội Hoa Kỳ, Roosevelt khi khởi đầu Đệ nhị Thế chiến và George W.Bush đã đánh bại John Kerry trong cuộc xung đột Irak. Ông Trump hiểu điều này, và hôm 05/05 khẳng định người Mỹ « phải tự coi là những chiến binh », làm cho những người ủng hộ của ông rất hài lòng.
Tổng thống của sự hỗn loạn luôn sẵn sàng thượng đài
Trong bài « Donald Trump, tổng thống hạnh phúc với sự hỗn loạn », L’Express đặt câu hỏi, trong đất nước đầy loạn lạc hiện nay, ông Trump đã bị mất kiểm soát chăng ? Tuần san cảnh báo, đừng quên rằng tổng thống đương nhiệm rất thích xung đột.
Đọc thêm: Virus corona, đối thủ nguy hiểm nhất từ trước đến nay của Donald Trump
Đối với nhà sử học Nicole Bacharan, « Donald Trump đưa chúng ta ra khỏi lãnh vực chính trị để bước vào tâm lý học », bởi vì ông sống với sự đối đầu thường trực. Sau vài từ hòa dịu về George Floyd, Trump liền đả kích người biểu tình là nổi dậy, tội phạm, vô chính phủ, chống phát-xít, khủng bố.
Giáo sư tâm lý Dan P.McAdams của trường đại học Northwertern giải thích, vị tổng thống này chỉ sống ở thì hiện tại, mỗi ngày đối với ông là một cuộc chiến mà ông phải chiến thắng bằng mọi phương tiện, kể cả dối trá. Trump thích sự hỗn loạn. Môi trường bất ổn tạo nên sức mạnh của ông : Trump chỉ ngủ có 5 tiếng đồng hồ mỗi ngày, và lao vào cuộc chiến trước các đối thủ, mở các mặt trận mới trên Twitter…trước khi địch thủ có thì giờ phân tích tình hình và tìm cách trả đũa. Sống bản năng và hời hợt, nên ông rất khó đoán, gây bối rối cho kẻ thù.
Tuy những tuyên bố gây chia rẽ đã làm một số người ủng hộ phân vân, nhưng giáo sư Steven Levitsky, trường đại học Havard ghi nhận : « Chỉ có những quân nhân về hưu mới dám phản đối tổng thống Trump ». Những ai chưa gì đã đặt dấu chấm hết cho ông là thiếu thận trọng, vì số những người ủng hộ Donald Trump nhiệt thành, chiếm đến 43% cử tri, không hề suy suyển. Ngược với những người tiền nhiệm, Donald Trump chưa bao giờ có tỉ lệ tín nhiệm cao hơn, nhưng cũng chưa xuống thấp hơn.
Theo Levitsky, số này vẫn sẽ bầu cho ông Trump dù từ đây cho đến tháng 11, số nạn nhân Covid-19 có vượt quá 200.000 người và kinh tế vẫn chưa vực dậy nổi. Nhà chính trị học Roger Smith, đại học Pennsylvania cho rằng Donald Trump thất bại trong ba lãnh vực : y tế, kinh tế và trật tự xã hội. Nhưng vị tổng thống không hề biết đến mệt mỏi sẵn sàng thượng đài trở lại, và cuộc tỉ thí còn lâu mới kết thúc.
Cảnh sát Pháp không phải là Mỹ
Phong trào chống kỳ thị sắc tộc còn lan sang nhiều nước, đặc biệt là tại Pháp. Le Point trong bài xã luận tỏ ra bất bình khi những người thích gieo rắc hận thù đã thành công trong việc làm người ta tin rằng những trường hợp như George Floyd ở Minneapolis cũng phổ biến như ở Pháp. Họ bất chấp thực tế là tại Pháp, những vụ bạo lực cảnh sát khá hiếm hoi.
Tờ báo phê phán, nếu xu hướng coi chủng tộc là nhân tố quyết định trong các cuộc xung đột trở nên phổ biến, thì tất cả mọi người chỉ còn được đánh giá theo màu da, lịch sử sẽ bị viết lại. Nếu người biểu tình bên Mỹ tấn công vào bức tượng các vị tướng miền Nam trong cuộc Nội chiến, thì tại Martinique (lãnh thổ hải ngoại Pháp), hai bức tượng của Victor Schoelcher, nhà đấu tranh chống chế độ nô lệ năm 1848 đã bị lật nhào. Sai lầm lớn nhất của ông : là người da trắng !
Tuần báo L’Obs khi nhắc đến những vụ câu lưu tùy tiện vẫn nhấn mạnh, không phải tất cả cảnh sát Pháp đều như thế, không có sự « phân biệt chủng tộc cấp nhà nước »  như một số phong trào cực đoan muốn đổ dầu vào lửa. Không, những người cảnh sát được vỗ tay hoan hô sau các vụ khủng bố, giờ đây không phải trở nên « đáng ghét » như những người biểu tình ở Paris đã hô hôm 02/06.
Le Point cho rằng sự so sánh là nguy hiểm. Đành rằng một số hành động quá trớn của cảnh sát phải bị trừng phạt, nhưng Pháp không phải là Mỹ – với chế độ nô lệ bắt rễ suốt mấy thế kỷ. Nhà văn James Baldwin, tác giả cuốn « Lần tới sẽ là ngọn lửa »,  khi tố cáo sự cực đoan của người da trắng lẫn da đen, đã nhấn mạnh « Nếu không nhanh chóng giải quyết, vấn đề sẽ trầm trọng thêm ». Nhưng từ đó đến nay, gần 60 năm đã trôi qua.
Adama Traoré có phải là nạn nhân bạo lực cảnh sát ?
Trường hợp Adama Traoré, người thanh niên da đen chết khi bị câu lưu cách đây bốn năm, được nâng lên thành biểu tượng cho bạo lực cảnh sát tại Pháp, Le Point trong bài điều tra khẳng định thực tế phức tạp hơn nhiều.
Ngày 19/07/2016 hiến binh kiểm tra giấy tờ Bagui Traoré, người anh của Adama, một tội phạm nhiều tiền sự đang bị truy tìm vì tội trấn lột, Adama đang ở cạnh liền bỏ chạy. Bị đuổi theo bắt được, rồi được một đồng bọn giải cứu, Adama trốn vào nhà một người dân nhưng cuối cùng cũng bị phát hiện, còng tay đưa lên xe. Trên đường đến trụ sở hiến binh, anh ta bất tỉnh, y tế cấp cứu đến trễ vì đi lạc, Adama đã chết. Pháp y kết luận không có dấu hiệu bạo lực.
Thanh niên này có tiếng là nghiện rượu và ma túy, đã bị kiện vì cưỡng hiếp một bạn tù. Gia đình Adama Traoré không chấp nhận kết quả pháp y, đòi kiểm nghiệm lại nhiều lần. Cô chị Assa Traoré liên tục xuất hiện trên nhiều kênh truyền hình tố cáo cảnh sát, nói rằng Adama chạy trốn chỉ vì quên đem giấy tờ. Thực tế hiến binh tìm được trên người anh ta một gói cần sa và 1.330 euro tiền mặt, số tiền này đã giao lại cho gia đình.
Tuần trước 20.000 người đã biểu tình ở Paris đòi « công lý » cho Adama Traoré, và hôm nay 13/06/2020 một cuộc biểu tình khác cũng được dự kiến. Trong khi đó chủ nhà nơi Adama ẩn nấp phải dọn nhà đi nơi khác trốn biệt vì sợ gia đình anh ta trả thù, còn nạn nhân vụ cưỡng hiếp bị Bagui Traoré đánh đập tơi tả.
Lật đổ thị trưởng thân Trung Quốc : Cái tát của cử tri Đài Loan
Về châu Á, Hồng Kông và Đài Loan được các báo tuần này chú ý. The Economist trong bài « Một chính khách thân Trung Quốc bị lăng nhục ở Đài Loan » nhận định người dân Cao Hùng đã tự viết nên lịch sử của mình, khi gần một triệu dân, tương đương với 97% cử tri đã bỏ phiếu bãi chức thị trưởng Hàn Quốc Du (Han Kuoyu).
Sự lật đổ này phản ánh một sự thay đổi hẳn trong chính trị Đài Loan hai năm qua. Hàn Quốc Du trở thành thị trưởng với lời hứa làm giàu nhờ quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Trung Quốc, chiêu dụ được những cử tri thất vọng với cách quản lý kinh tế của bà Thái Anh Văn, và được Quốc Dân Đảng đề cử tranh chức tổng thống.
Nhưng cuộc tranh cử khởi đầu cùng với các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, trung tâm chiến dịch của bà Thái được đổi từ kinh tế sang chủ đề bảo vệ Đài Loan trước mối đe dọa Trung Quốc. Trong khi đó ông Hàn Quốc Du lại tổ chức các cuộc họp riêng tại văn phòng của chính quyền Trung Quốc ở Hồng Kông và Macao. Ông mô tả Đài Loan và Trung Quốc là một cuộc hôn nhân sắp đặt nhưng rốt cuộc lại yêu nhau say đắm.
Giáo sư Phạm Thế Bình (Fan Shihping), trường đại học sư phạm Đài Loan cho rằng việc Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông là nguyên nhân cái tát của cử tri dành cho Hàn Quốc Du. Chủ tịch Quốc Dân Đảng, ông Giang Khải Thần (Johnny Chiang) nay cố gắng làm giảm nhẹ hình ảnh thân Trung Quốc, khẳng định Quốc Dân Đảng luôn chống cộng.
Theo The Economist, bên cạnh đó còn một số lý do khác : cử tri tức giận vì Hàn Quốc Du hứa sẽ không ra tranh cử tổng thống nhưng không giữ lời, không làm tròn nhiệm vụ thị trưởng, không đưa được công viên Disney về địa phương như cam kết. Còn ba tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử thị trưởng mới. Quốc Dân Đảng vẫn chưa chọn được ứng cử viên, nhưng chắc chắn sẽ thận trọng hơn với nhân tố Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200613-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BB%B9-h%E1%BB%97n-lo%E1%BA%A1n-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-v%E1%BA%ABn-s%E1%BA%BD-chi%E1%BA%BFn-th%E1%BA%AFng

Tin tổng  hợp
(AFP) – Hàn Quốc thông báo thêm 49 ca nhiễm virus corona. 
Phần lớn những ca nhiễm mới đều tập trung ở thủ đô Seoul. Tính đến ngày 12/06/2020 trên toàn quốc có 12.051 bệnh nhân dương tính với virus corona chủng mới, 277 người tử vong. Lãnh đạo cơ quan phòng chống dịch tại Hàn Quốc kêu gọi dân cư tại thủ đô Seoul hạn chế đi ra ngoài trong hai ngày nghỉ cuối tuần.
 (Reuters) – Lãnh đạo ngoại giao Mỹ và Trung Quốc họp tại Hawaii xoa dịu căng thẳng. 
Báo Politico của Hoa Kỳ ngày 12/06/2020 tiết lộ ngoại trưởng Pompeo đang xúc tiến kế hoạch họp với đồng nhiệm Trung Quốc tại Hawaii. Đôi bên sẽ thảo luận về hai hồ sơ nhậy cảm : nguồn gốc virus corona và luật an ninh Hồng Kông. Trước mắt tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington chưa bình luận về tin trên.
(AFP) – Cháy tàu ngầm hạt nhân của Pháp. 
Chiếc tàu ngầm hạt nhân Perle đang được trùng tu tại cảng Toulon, miền nam nước Pháp bị hỏa hoạn vào lúc 10 g 35 phút tối 12/06/2020. Sự cố “có vẻ nghiêm trọng” theo đánh giá của Hải Quân Pháp, nhưng đám cháy đã được dập tắt. Không có nguy cơ rỏ rỉ chất phóng xạ. Tàu ngầm Perle đã bắt đầu hoạt động từ năm 1993 và đang được trùng tu cho tới cuối năm 2020 tại hải cảng Toulon.
(AFP) – Nạn bóc lột lao động trẻ em gia tăng vì Covid-19. 
Tổ chức bảo vệ nhi đồng của Liên Hiệp Quốc UNICEF và Lao Động Quốc Tế ngày 12/06/2020 báo động đại dịch làm tiêu tan những nỗ lực giảm nạn bóc lột sức lao động trẻ em. Tính từ năm 2000 tới nay, số trẻ em bị cưỡng bức lao động giảm 94 triệu. Nhưng Covid-19 đang đẩy từ 40 đến 60 triệu người trên hành tinh vào cảnh bần cùng. Trẻ em không có chọn lựa nào khác là phải bán sức lao động tìm kế sinh nhai. Theo thẩm định của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, trong giai đoạn 2012-2016, có 152 triệu trẻ em trên toàn cầu phải bán sức lao động, gần một nửa trong số này phải làm những công việc nặng nhọc và nguy hiểm.
(AFP) – Tổng thống Macron sang Luân Đôn kỷ niệm 80 năm ngày tướng de Gaulle kêu gọi kháng chiến chống Đức Quốc Xã. 
Ngày 18/06 tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ được thái tử Charles tiếp đón tại lâu đài Clarence House. Chuyến viếng thăm đánh dấu quan hệ mật thiết giữa Paris và Luân Đôn diễn ra trong khuôn khổ cách nay đúng 80 năm trên đài phát thanh BBC từ thủ đô Luân Đôn tướng Charles de Gaulle đã kêu toàn dân kháng chiến chống Đức Quốc Xã. Đây sẽ là chuyến xuất ngoại đầu tiên của tổng thống Macron kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại châu Âu, 27/02/2020.
(AFP) – Pháp-Covid-19 : Trung tâm giải trí Futuroscope ở Poitier, Pháp, hoạt động trở lại từ 13/06/2020.
Giám đốc trung tâm cho biết, 95 % sinh hoạt của khu giải trí này sẽ được bảo đảm. Ngoại trừ trung tâm giải trí Disney ở vùng Val de Marnes, ngoại ô Paris, còn thuộc diện vùng có tỷ lệ lây nhiễm đáng lo ngại, hầu hết các địa điểm giải trí trên toàn quốc đã mở cửa lại và áp dụng các tiêu chuẩn an toàn giãn cách xã hội.
(Reuters) – Nga thông báo có thêm trên 8.700 người nhiễm Covid-19 trong một ngày. 
Tính đến 13/06/2020 trên toàn quốc có 520.129 trường hợp dương tính với virus corona, thêm 114 nạn nhân tử vong trong 24 giờ qua, nâng thiệt hại nhân mạng lên hơn 6.800 người.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200613-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

Điểm tin thế giới sáng 13/6

–Ông Trump: Tôi sẽ ra đi trong hòa bình

nếu không trở thành Tổng thống lần nữa

Băng Thanh
Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Bảy (13/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Ông Trump: Tôi sẽ ra đi trong hòa bình nếu không trở thành Tổng thống lần nữa
Chia sẻ với nhà báo Faulker của Fox News hôm 12/6, Tổng thống Trump nói rằng nếu ông không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ hai vào tháng 11 thì ông sẽ rời đi trong hòa bình.
Tổng thống Trump cũng nói với nhà báo Faulker rằng, nếu trong trường hợp ông thua ứng viên của đảng Dân chủ thì sẽ là một điều tồi tệ đối với nước Mỹ.
Chia sẻ của Tổng thống Trump xuất hiện trong bối cảnh Đảng Dân chủ được cho là đang lợi dụng cuộc biểu tình sau cái chết của Floyd, một tội phạm ma túy bị ngộ sát, để tấn công nhằm hạ uy tín của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.
Triều Tiên đe dọa Hàn Quốc
Triều Tiên hôm 12/6 nói rằng họ đã mất hết niềm tin vào chính phủ Hàn Quốc và cảnh báo về thời gian “đáng tiếc và đau đớn” phía trước, theo Yonhap.
Ông Jang Gum-chol, người đứng đầu Cục Mặt trận Thống nhất của Bắc Hàn, đã đưa ra thông điệp này thông qua hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA.
“Thời gian phía trước sẽ thực sự đáng tiếc và đau đớn cho chính quyền Hàn Quốc”, ông Jang đe dọa. “Niềm tin mà chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để có được từ chính quyền Hàn Quốc đã bị đổ vỡ”.
3 tàu sân bay Hoa Kỳ đang tuần tra Biển Đông
Hãng tin AP hôm 12/6 cho biết, Hải quân Hoa Kỳ đang triển khai cùng lúc 3 chiếc tàu sân bay ở Biển Đông, trong bối cảnh tình hình khu vực đang xáo trộn trước những căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Tờ báo này cho biết đây là lần đầu tiên 3 chiếc tàu sân bay cùng tuần tra trong khu vực sau gần 3 năm, và đó cũng là một dấu hiệu cho thấy Hải quân Hoa Kỳ đã vượt qua những ngày tồi tệ nhất của dịch viêm phổi Vũ Hán. (Chi tiết)
Mỹ: Thành phố Minneapolis nhất trí bãi bỏ sở cảnh sát
Theo Reuters, Hội đồng thành phố Minneapolis thuộc tiểu bang Minnesota của Mỹ hôm 12/6 đã nhất trí bãi bỏ sở cảnh sát và tìm kiếm một phương án thay thế gọi là “hệ thống an ninh công cộng do cộng đồng lãnh đạo”.
Hãng tin Reuters trích thông báo của 5 thành viên trong Hội đồng, tuyên bố: “Vụ sát hại ông George Floyd vào ngày 25/5/2020 của các sĩ quan cảnh sát thành phố Minneapolis là một thảm kịch cho thấy rằng không có cải cách nào sẽ ngăn chặn được tình trạng bạo lực và lạm dụng gây chết người của một số thành viên của Sở Cảnh sát chống lại các thành viên của cộng đồng chúng ta, đặc biệt là người da đen và người da màu”. (Chi tiết)
Vợ Tổng thống Ukraine nhiễm Covid-19
Hãng tin Reuters cho biết, bà Olena, vợ Tổng thống Ukraine, hôm 12/6 cho biết kết quả xét nghiệm cho thấy bà dương tính với virus Vũ Hán, song cả chồng và hai con đều âm tính với virus.
“Hôm nay tôi đã nhận kết quả xét nghiệm dương tính nCoV. Một tin tức không mong đợi. Đặc biệt là khi tôi và gia đình vẫn tuân thủ các quy tắc đeo khẩu trang, găng tay và tiếp xúc ít nhất có thể”, Olena Zelenska, vợ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, đăng trên Facebook.
Olena cho biết bà vẫn cảm thấy ổn, không phải nhập viện, song tự cách ly với chồng con.
Dẫn độ nghi phạm cầm đầu vụ 39 người Việt chết trong container
Theo AFP, tòa Ireland phê chuẩn dẫn độ sang Anh Ronan Hughes, người bị nghi cầm đầu đường dây buôn người khiến 39 người Việt chết trong xe container năm ngoái.
“Phiên tòa sẽ ra lệnh… giao bị đơn (Ronan Hughes) cho Anh”, thẩm phán Paul Burns tuyên bố trong phiên xử ngày 12/6 tại tòa hình sự Dublin, Ireland.
Hughes, 40 tuổi, bị giam theo lệnh bắt ở châu Âu với cáo buộc 39 tội ngộ sát và một tội âm mưu thực hiện nhập cư bất hợp pháp. Các công tố viên Ireland từng nói trước tòa rằng Hughes “tổ chức và kiểm soát các tài xế”.
Thi thể 39 người Việt được phát hiện trong xe container đông lạnh tại khu công nghiệp Waterglade, hạt Essex, Anh, sáng 23/10/2019. Container trước đó được chuyển bằng phà từ cảng Zeebrugge ở Bỉ tới cảng Purfleet, Anh. Giới chức Anh đã buộc tội nhiều tài xế xe tải sau cuộc điều tra quy mô lớn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-13-6-ong-trump-toi-se-ra-di-trong-hoa-binh-neu-khong-tro-thanh-tong-thong-lan-nua.html

Điểm tin tối 13/6:

Covid-19 bùng phát ở Bắc Kinh,

chính quyền áp lệnh phong tỏa

Quý Khải
Mục Điểm tin thế giới tối thứ Bảy (13/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Covid-19 bùng phát ở Bắc Kinh, chính quyền áp lệnh phong tỏa
Một quận ở trung tâm Bắc Kinh đã áp dụng “biện pháp thời chiến”, sau khi phát hiện ra một loạt các ca nhiễm Covid-19 xung quanh chợ thịt và rau lớn nhất thành phố này, làm tăng khả năng xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ hai ở thủ đô, một khu vực nhạy cảm nơi đặt trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo Washington Post.
Việc phát hiện ra hàng chục ca lây nhiễm, cả có triệu chứng và không triệu chứng, làm nổi bật thêm tính nguy hiểm của virus và xu hướng lây lan của nó bất chấp đã có các biện pháp kiểm soát xã hội chặt chẽ.
Mối quan hệ Mỹ-Triều trở xấu, Triều Tiên kỷ niệm 2 năm họp thượng đỉnh bằng cách cam kết tăng cường thực lực quân sự
Triều Tiên đang kỷ niệm hai năm ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Kim Jong Un và Tổng thống Donald Trump bằng cách cam kết tăng cường lực lượng vũ trang nhằm “đối phó với các mối đe dọa quân sự lâu dài từ Hoa Kỳ”, theo Fox News.
Các bình luận ​​từ Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Son Gwon, được công bố trên phương tiện truyền thông nhà nước hôm thứ Sáu, đến sau khi ông này tuyên bố Triều Tiên sẽ không bao giờ tặng ông Trump một cuộc họp cấp cao và sự nhượng bộ mà ông có thể tự hào như những thành tựu chính sách đối ngoại của mình trừ khi Triều Tiên nhận lại được một cái gì đó tương xứng.
“Câu hỏi đặt ra là liệu có cần phải tiếp tục duy trì việc bắt tay như ở Singapore hay không, vì chúng tôi thấy rằng không có gì cải thiện trên thực tế trong mối quan hệ Mỹ-Triều chỉ đơn giản thông qua việc duy trì mối quan hệ cá nhân giữa nhà lãnh đạo tối cao của chúng tôi và tổng thống Mỹ”, ông Ri nói.
Ông Pompeo dự định gặp các quan chức Trung Quốc tại Hawaii
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang âm thầm lên kế hoạch đến Hawaii gặp gỡ các quan chức chính phủ Trung Quốc. Nếu điều này xảy ra, cuộc gặp sẽ đến vào một thời điểm căng thẳng cao độ giữa hai nước, theo Politico.
Trong nhiều động thái đa dạng, các quan chức chính quyền tổng thống Trump đã chỉ trích Trung Quốc vì sự bưng bít và lừa dối liên quan đến sự lây lan Covid-19 tại thời điểm ban đầu, khiến nó bùng phát thành đại dịch toàn cầu, tính đến nay đã cướp đi hơn 413.000 sinh mạng trên toàn thế giới.
Hồi cuối tháng 5, trong một cuộc họp báo, tổng thống Trump cũng đã đưa ra một loạt quyết sách chưa từng có nhằm trừng phạt Trung Quốc xoay quanh dịch Covid-19 cũng như việc nước này gần đây thông qua luật an ninh mới cho Hồng Kông.
Thủ tướng Anh nói người dân nên ‘tránh xa’ các cuộc biểu tình
Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, đề nghị người dân nước này “tránh xa” khỏi các cuộc biểu tình đang diễn ra gần đây ở Anh, lấy cảm hứng từ các cuộc biểu tình ở Mỹ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd.
Trong một bài tweet dài tám phần được đăng hôm thứ Sáu (12/6), ông Johnson cho rằng các cuộc biểu tình, mặc dù được thúc đẩy bởi “làn sóng phẫn nộ hợp pháp”, nhưng đã bị “lợi dụng bởi những kẻ cực đoan nhằm mục đích kích động bạo lực”. Ông cũng đề nghị người dân tránh xa khỏi các cuộc biểu tình vì đây là “hành động có trách nhiệm duy nhất”.
Gọi bức tượng của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đặt tại Quảng trường Nghị viện Luân Đôn là “một lời nhắc nhở trường kỳ về thành tích của vị cố thủ tướng trong việc cứu vớt đất nước này – và toàn bộ châu Âu – khởi bàn tay của một kẻ chuyên chế phát xít và phân biệt chủng tộc [Hitler]”, ông Johnson đã chỉ trích các hành vi phá hoại vào tuần trước là “vô lý và đáng xấu hổ”, theo trang Daily Caller.
Trung Quốc kết án tử hình một người Úc vì tội buôn lậu ma túy
Một người đàn ông Úc đã bị kết án tử hình ở Trung Quốc sau khi bị cáo buộc tuồn ma túy vào nước này hơn sáu năm trước, theo news.com.au.
“Sáng ngày 10/6, Tòa án Nhân dân Trung cấp Quảng Châu đã đưa ra phán quyết sơ thẩm về việc buôn lậu ma túy của bị cáo Úc và kết án tử hình vì tội danh này”, theo trang tin Ifeng News.
Sự việc xảy ra khi mối quan hệ Trung-Úc đang leo thang căng thẳng sau khi Úc khởi xướng và kiên quyết theo đuổi một cuộc điều tra độc lập và toàn diện về nguồn gốc Covid-19 và phản ứng của các nước trong đại dịch. Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thịt bò và áp thuế 80% lúa mạch Úc nhập khẩu vào nước này, đồng thời đe dọa tẩy chay các hàng hóa và dịch vụ khác của Úc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-toi-13-6-covid-19-bung-phat-o-bac-kinh-chinh-quyen-ap-lenh-phong-toa.html

Tạp chí đặc biệt

Đăng ngày: 13/06/2020 – 16:48

Trọng Thành
Thủ tướng Việt Nam có phát biểu gây xôn xao trong công luận, báo chí nhà nước đồng loạt cắt bỏ; công an Hà Nội thông báo kết luận điều tra về vụ án Đồng Tâm; tổng thư ký LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp thu bài học của Thiên nhiên qua đại dịch Covid-19, để thay đổi định hướng phát triển; một hiệp hội Đài Loan khởi động thủ tục trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp, hướng đến độc lập. Trên đây là chủ đề chính của Tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.
Trong những ngày gần đây công luận trong và ngoài nước xôn xao với một phát biểu của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Trong một phiên « thảo luận tổ » về tình hình kinh tế xã hội ngày 08/06/2020, tại Quốc Hội, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dùng một diễn đạt hiếm có để ca ngợi thành tích của chính quyền Việt Nam, trong đại dịch Covid-19 vừa qua. Ông Phúc so sánh tình hình hiện nay, khi « hàng vạn người từ nước ngoài đăng ký về Việt Nam » để tìm nơi an toàn, trong bối cảnh bệnh dịch, với thực tế Việt Nam sau năm 1975, khi người ta thường nói « nếu cái cột điện biết đi thì chạy sang Mỹ hết ». Giờ đây, theo ông, tình hình là ngược lại,  « nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt Nam ».
Theo nhiều nhà quan sát, phát ngôn mới nhất nói trên cho thấy thủ tướng Phúc chưa rút ra được bài học đắt giá về những lời nói gây ấn tượng, nhưng nông cạn, nhất là khi đề cập đến những vấn đề hết sức « nhạy cảm » như thảm kịch cả triệu người Việt phải vượt biên sau 1975, hàng trăm nghìn người thiệt mạng trên đường tìm nơi tị nạn. Một nhận xét về phát biểu của ông thủ tướng, được nhiều người chia sẻ, là với tư cách một chính trị gia hàng đầu, người đứng đầu chính phủ, phát ngôn như vậy là không chấp nhận được. Phát biểu nói trên cũng cho thấy dường như ông thủ tướng đã không ý thức được xã hội Việt Nam giờ đây không còn là thời kỳ mà báo chí chính thức trong nước ngoan ngoãn chịu sự chỉ bảo của chính quyền, thuần túy là cái loa cho giới lãnh đạo. Hình ảnh « cột điện có chân » cũng trở thành đề tài châm biếm khắp nơi trên mạng Internet.
Trả lời RFI Tiếng Việt, giáo sư ngôn ngữ học Hoàng Dũng, một nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam, cho biết nhận định chung của ông:
« Ông Phúc ông ấy nói trong bối cảnh là ông muốn ca ngợi chính phủ của ông, đặc biệt sự ca ngợi ấy đối với ông là rất cần. Vì đây là giai đoạn tiền Đại hội XIII, ông ấy cần phải khoe cái thành tựu của chính phủ ông, trong bối cảnh Việt Nam chống Covid thành công. Người ta chỉ phê phán nặng câu nói ấy là kỳ dị, bởi vì giả định là Mỹ như một địa ngục, Việt Nam như một thiên đường. Đảo lộn hoàn toàn vị thế Việt Nam trước đây và bây giờ.
Tôi nghĩ là dẫu là lỡ lời đi nữa (câu nói này) cho thấy một não trạng là cho đến bây giờ, ông ấy nhìn tình hình Việt Nam bằng con mắt quá lạc quan. Khi lòng tự hào lên cao quá, thì không còn động lực để cho người ta quyết tâm để thay đổi đất nước. Đầu thế kỉ XX, hàng loạt nhà cách mạng Việt Nam đều nói rất nặng lời về Việt Nam. Họ đau đớn vì Việt Nam quá lạc hậu, và cái đau đớn ấy thúc đẩy họ tìm cách cứu nước, tìm mọi cách cho đất nước thịnh vượng. Cho nên chúng ta đọc các bài văn thời đó, chúng ta có một cái hùng tâm để thay đổi đất nước. Tất cả những cái đó không còn nữa trong cái phát biểu có vẻ là lỡ lời của ông Nguyễn Xuân Phúc ».
Tự mãn về hiện tại, nhưng lo không thấy đường lên « chủ nghĩa xã hội »
Vào thời điểm này, dư luận tại Việt Nam cũng chú ý đến phát biểu của một lãnh đạo Việt Nam khác: ông Phùng Hữu Phú, phó chủ tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương, tức cơ quan phụ trách soạn thảo văn kiện cho Đại hội Đảng. Ông Phùng Hữu Phú hôm 10/06 dẫn lại câu nói của lãnh đạo Đảng, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo đó, cả trăm năm nữa tại Việt Nam, chưa chắc đã có chủ nghĩa xã hội. Ông phó chủ tịch Hội Đồng Lý Luận cũng đồng thời đặt mục tiêu  xác định rõ « thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội » kéo dài bao lâu và « qua những giai đoạn nào ». Giáo sư Hoàng Dũng phân tích về điểm chung trong hai phát biểu của ông thủ tướng và của ông phó chủ tịch Hội Đồng Lý Luận, tuy có vẻ rất trái ngược, một tỏ ra tự mãn về hiện tại, một tỏ ra rất lo lắng vì không hề có chiến lược rõ ràng cho tương lai:
« Đặt trong bối cảnh trước Đại hội Đảng XIII, họ có nhu cầu khẳng định hiện tại là họ thành công tốt đẹp, như ông Phúc nói, nhưng một mặt khác họ cần vẽ ra một tương lai khó khăn, như ông Phùng Hữu Phú, phó chủ tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương nói, để họ biện minh cho những chỗ nào làm không được. Mà họ lúng túng thực sự. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, như là ông Phú nhắc đi nhắc lại, tôi thấy chuyện này ngày trước đưa ra người ta còn mất công ngồi phê phán. Bây giờ tôi thấy họ cười là chính. Tiếng cười báo hiệu là nó chết rồi, về mặt lý luận. (Thực ra) họ thực dụng lắm: họ thỏa mãn với hiện tại, vì họ có nhu cầu như thế, họ cần khẳng định hiện tại, là để khẳng định công lao của họ, vị trí của họ, nhất là trong lúc tranh đua vào vị trí cao. Đồng thời họ phải nói là con đường tương lai khó lắm, để biện minh cho những việc họ làm không được. Hai cái có vẻ mâu thuẫn, mà thực ra chẳng mâu thuẫn gì cả ».
Vụ Đồng Tâm: Công an công bố kết luận, giới nhân quyền tố cáo điều tra bị thao túng
Vẫn tại Việt Nam, hôm qua 12/06/2020, Cơ quan Cảnh sát Điều tra thành phố Hà Nội công bố kết luận điều tra về vụ án Đồng Tâm. Công an Hà Nội yêu cầu truy tố 29 bị can trong vụ án « giết người, chống người thi hành công vụ » tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, khiến 3 công an thiệt mạng. Cơ quan Công an khẳng định « nguyên nhân trực tiếp làm chết 3 cán bộ, chiến sĩ công an » là do bị « đổ xăng xuống hố và châm lửa đốt ».
Trả lời RFI, Tiến sĩ Nguyễn Quang A ghi nhận, theo đánh giá của nhiều luật sư, bên công an đã làm rất nhanh điều tra về vụ án phức tạp này, chỉ trong vòng 6 tháng, so với ước tính sẽ phải mất cả năm trời. Tuy nhiên, theo ông, điều đó không có gì lạ, vì cơ quan điều tra công an chỉ làm công việc củng cố các kết luận, mà họ đã đưa ra ngay từ đầu, khi vụ án xảy ra ngày 09/01/2020.
Nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng tác giả Báo Cáo Về Vụ Tấn Công Đồng Tâm, nhận định : « Tôi nghĩ rằng bà con Đồng Tâm đang ở trong một thời điểm rất đen đủi. Vụ tấn công Đồng Tâm diễn ra ngay sát Tết Nguyên đán. Chúng ta đều biết là chỉ mùng một Tết âm lịch thôi là thông tin về đại dịch Covid bắt đầu đến Việt Nam. Từ đó đến hết tháng Tư, công chúng, phong trào dân chủ đều tập trung vào vấn đề chống dịch. Trong thời gian đó, phía công an vẫn lẳng lặng tiến hành các việc của họ. Ví dụ bắt thêm người, quản lý chặt hiện trường, theo dõi sát những người đến Đồng Tâm, gây khó khăn cho các luật sư, các luật sư không thể dễ dàng tiếp cận người bị bắt ngay. Rất khó tiến hành điều tra độc lập tại hiện trường. Vừa là dịch  bệnh, vừa là không đủ nguồn lực, kể cả dân sự lẫn tài chính. Cho nên, tôi nghĩ trong vụ Đồng Tâm, công an rất có thời gian, rất có điều kiện để xử lý, nhào nặn theo ý họ muốn. Bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế có quá nhiều vấn đề, những nước mà ủng hộ nhân quyền cho Việt Nam, họ quá bận vì những việc khác. Đầu tiên là dịch bệnh, rồi Hồng Kông, bầu cử ở Mỹ… Nói chung là rất khó để đưa vấn đề Đồng Tâm vào chương trình nghị sự của bất kể quốc gia nào lúc này. Tôi nghĩ đây là thời điểm rất khó khăn cho cả phong trào dân chủ ở Việt Nam nói chung ».
Đọc thêm : Biến cố thảm khốc ở Đồng Tâm: Từ bàng hoàng, phẫn nộ đến tỉnh thức
Báo Cáo Về Vụ Tấn Công Đồng Tâm được soạn bằng tiếng Anh để gửi đến các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, và chính giới tại các quốc gia quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam, ngày 16/01/2020, tức ít ngày sau khi vụ án xảy ra.
Về diễn biến mới của vụ án Đồng Tâm, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhấn mạnh: « Vụ Đồng Tâm là một vụ hết sức nghiêm trọng. Một cái vụ mà anh Nguyên Ngọc (nhà văn) nói là ‘‘Trời không dung, đất không tha’’. Sau vụ đó thì có dịch Covid, rồi tình hình quốc tế đủ thứ…, bầu cử Mỹ…, tất cả những điều đó lấn vụ Đồng Tâm đi. Nhưng với kết luận điều tra này, vụ Đồng Tâm lại bùng trở lại. Tôi nghĩ là đến lúc họ xử án thì lại là một đợt nữa. Và phải đợi ý kiến của công chúng, ý kiến của các chuyên gia, của các luật sư. Tôi nghĩ là vụ Đồng Tâm không thể chìm xuồng được, dầu họ rất muốn như vậy. Và sau vụ xử án, mà tôi cũng lại tin là họ quyết tâm xử rất nặng 29 người này, như bản kết luận điều tra của họ, nhưng mà tôi nghĩ vụ Đồng Tâm sẽ chỉ chấm dứt khi có một Tòa án thực sự kết án những kẻ phạm tội. Thực ra, cái Tòa án đấy phải chờ đến sau chế độ cộng sản chưa biết chừng. Bởi vì một vụ mà dùng hàng ngàn cảnh sát vào ban đêm, tấn công vào người dân, rồi giết người một cách man rợ, rồi phanh thây một cụ già gần 90 tuổi, gần 60 tuổi Đảng, chính Đảng Cộng Sản Việt Nam, thì là một chuyện mà từ trước đến nay chưa bao giờ có ở nước Việt Nam.  Chuyện Trời không dung đất không tha này sẽ không thể chìm xuồng được ».
Liên Hiệp Quốc: Đại dịch Covid, « thông điệp rõ ràng » từ Thiên nhiên
Nhân quyền liên quan đến mọi mặt của đời sống. Với đại dịch Covid-19 đang diễn ra, vấn đề quyền của con người được sống trong một môi trường an toàn nổi lên số một. Mà quyền được sống trong môi trường an toàn, quyền sức khỏe được đảm bảo lại liên hệ mật thiết với môi trường thiên nhiên, hiện đang bị nền kinh tế, dựa trên việc khai thác thiên nhiên triệt để tàn phá,  ngày một nghiêm trọng.
Tại Ngày Quốc tế về Môi trường ngày 05/06 vừa qua, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc David Boyd nhấn mạnh: « Đại dịch toàn cầu Covid-19 cho thấy các hậu quả trực tiếp và nghiêm trọng của tình trạng môi trường tự nhiên bị suy thoái, đối với khả năng bảo đảm trên diện rộng các quyền con người, đặc biệt là quyền sống, quyền có sức khỏe… Ít nhất 70% bệnh truyền nhiễm hiện nay, như bệnh Covid-19, là truyền từ các động vật hoang dã sang người ».
Đọc thêm : Cội rễ của đại dịch Covid-19: Phá huỷ rừng già, tận diệt thú hoang
Theo AFP, Ngày Quốc tế Môi trường năm nay, do Colombia (quốc gia được coi là có hệ đa dạng sinh thái thứ hai hành tinh, sau Brazil) đăng cai, diễn ra qua cầu truyền hình. Cũng tại hội nghị này, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế thay đổi hướng đi trong giai đoạn chấn hưng hậu Covid, rút ra bài học từ đại dịch, đặt Thiên nhiên ở vị trí hàng đầu trong mọi quyết định. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lưu ý : sự xuất hiện của virus corona là « một thông điệp rõ ràng » từ phía Thiên nhiên. Để hóa giải những nguy cơ do lối phát triển mù quáng hiện nay gây ra, xã hội con người cần « xem xét lại » việc tiêu thụ của mình, thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm, tổ chức hoạt động kinh doanh hướng đến bảo vệ thiên nhiên.
Phải hành động khẩn cấp, bởi thiên nhiên đang bị tàn phá với tốc độ ghê gớm. Theo tổ chức phi chính phủ Global Forest Watch, trong năm ngoái, đã có 11,9 triệu hecta rừng bị mất, trong đó một phần ba là rừng nguyên sinh. Đa số rừng bị phá để có đất thâm canh cây công nghiệp như đậu nành, cọ hay cacao.
Độc lập cho Đài Loan: Vận động trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp
Cùng với việc tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn chính thức nhậm chức lần thứ hai hồi cuối tháng 5, các vận động thúc đẩy cải cách Hiến pháp nhằm khẳng định nền độc lập cho Đài Loan đang bắt đầu chuyển sang một bước mới.
Bà Lâm Nghi Chính (Lin Yi-cheng), giám đốc điều hành của Quỹ vì Hiến pháp mới (Taiwan New Constitution Foundation – TNC) cho Đài Loan cho biết, hai sáng kiến yêu cầu thay đổi Hiến pháp, đã nhận được hơn 3.000 chữ ký ủng hộ, vượt ngưỡng 1.931 chữ ký (tương đương 0,01% số lượng cử tri của cuộc bầu cử tổng thống mới nhất, mà luật về Trưng cầu dân ý  đòi hỏi). Một thăm dò dư luận, do TNC thực hiện, công bố hôm 20/05/2020, cho thấy khoảng 80% cử tri ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp để phản ánh « thực trạng » chủ quyền hiện nay của Đài Loan.
Quỹ Taiwan New Constitution Foundation do chính trị gia kỳ cựu Cô Khoan Mẫn (Koo Kwang-ming), sinh năm 1926, sáng lập. Chính trị gia Cô Khoan Mẫn, từng là một đối thủ chính trị của bà Thái Anh Văn trong Đảng Dân Tiến, trước khi trở thành cố vấn của tổng thống.
Theo hãng tin CNA Đài Loan, tổng thống Thái Anh Văn đang đứng trước áp lực của nhóm cứng rắn trong Đảng Dân Tiến, đòi hỏi thực thi việc sửa đối Hiến pháp, chính thức khằng định độc lập cho Đài Loan, như lời hứa tranh cử của bà hồi năm 2015, là « xét lại Hiến pháp để thể hiện đúng thực tế chính trị mới ».
Cho đến nay, Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc (tên chính thức của Đài Loan) ra đời năm 1947, trước khi chính quyền Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài Loan, đã tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Hoa lục, có nghĩa là về cơ bản trùng với lãnh thổ của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa hiện nay. Để được phép sửa đổi Hiến pháp, các đề xuất trưng cầu dân ý phải nhận được sự ủng hộ của đa số, với ít nhất 5 triệu phiếu bầu, tức một phần tư tổng số cử tri. Nếu mọi việc suôn sẻ, trưng cầu dân ý sẽ diễn ra vào tháng 8/2021. Giới quan sát lo ngại nếu Đài Bắc chính thức khẳng định độc lập, Bắc Kinh sẽ tấn công Đài Loan.
Theo Taiwan News, mục tiêu sửa Hiến pháp không chỉ là để độc lập với Trung Quốc, mà còn là thúc đẩy nền dân chủ ở Đài Loan. Trong một thông cáo báo chí hôm 20/05, TNC hoan nghênh quyết định của tổng thống, đưa cải cách Hiến pháp vào kế hoạch, nhưng cũng kêu gọi chính quyền cải tổ Hiến pháp để khắc phục nhiều khiếm khuyết hiện nay trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền, cũng như cần xác định rõ hệ thống chính trị tại Đài Loan.
Chủ tịch Quỹ Taiwan New Constitution Foundation Cô Khoan Mẫn, trong cuộc họp báo hôm 11/06, khẳng định để bảo đảm dân chủ bền vững, đất nước phát triển, Đài Loan cần ít nhất hai đảng lớn, như Đảng Dân Tiến và Quốc Dân Đảng hiện nay . Ông kiên quyết chống lại việc một đảng kiểm soát toàn bộ đất nước, cho dù đó là Đảng Dân Tiến. Tuyên bố được đưa ra sau thất bại lịch sử của Quốc Dân Đảng. Thị trưởng thành phố Cao Hùng, lãnh đạo Quốc Dân Đảng Hàn Quốc Du (Han Kuo-yu), thân Bắc Kinh, chỉ nhận được sự ủng hộ của 9,2% cử tri, mức thấp chưa từng có.
RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà báo Phạm Đoan Trang, Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Giáo sư Hoàng Dũng.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200613-vi%E1%BB%87t-nam-b%C3%A1o-nh%C3%A0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-c%E1%BA%AFt-b%E1%BB%8F-m%E1%BB%99t-ph%C3%A1t-bi%E1%BB%83u-g%C3%A2y-x%C3%B4n-xao-c%E1%BB%A7a-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-ph%C3%BAc

Tin Việt Nam – 13/06/2020

Tin Việt Nam – 13/06/2020

Công ty nhiều công nhân nhất Sài Gòn bắt đầu cho hàng ngàn công nhân nghỉ việc

Tin Saigon.- Trang Zing ngày 12 tháng 6 năm 2020 loan tin, ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch nghiệp đoàn của công ty trách nhiệm hữu hạn PouYuen tại khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, Sài Gòn cho biết, công ty đang chuẩn bị cho hàng ngàn công nhân nghỉ việc vì không có đơn hàng mới. Số lượng cắt giảm như thế nào sẽ được công ty quyết định vào tuần sau, nhưng dự trù sẽ là khoảng dưới 6,000 công nhân.
Việc cắt giảm sẽ được phía PouYuen thực hiện theo lộ trình từ tháng 6 đến tháng 8, nhằm bảo đảm hoạt động sản xuất của công ty. Ông Nghiệp giải thích, lượng đơn hàng của công ty PouYuen đã bị sụt giảm liên tục trong tam cá nguyệt 2 và tam cá nguyệt 3, riêng tam cá nguyệt 4 thì công ty chưa có bất kỳ đơn đặt hàng nào.
Được biết, hiện công ty PouYuen là đơn vị có số lượng công nhân lớn nhất Sài Gòn lên đến 62,135 người. Với số lượng công nhân đông như vậy mà tình trạng thiếu đơn hàng kéo dài sẽ gây hệ luỵ không nhỏ đối với đời sống của các công nhân và gia đình. Được biết, trước đây, số lượng công nhân ở công ty này có lúc lên đến gần 100,000 người.
Đây cũng là công ty từng xảy ra những cuộc đình công, biểu tình lớn nhất và kéo dài nhất ở Việt Nam vào năm 2015 để đòi quyền lợi. Cuộc biểu tình dài ngày, các công nhân tràn xuống quốc lộ 1A nhiều ngày đã khiến lãnh đạo của nhà cầm quyền phải xuống nước, nhượng bộ công nhân.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/cong-ty-nhieu-cong-nhan-nhat-sai-gon-bat-dau-cho-hang-ngan-cong-nhan-nghi-viec/

Toà không cho bị cáo hỏi “công lý ở đâu?”

Tin Vietnam.- Báo Tiền phong loan tin, trong 2 ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2020, Toà án huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Tâm, 29 tuổi, 6 tháng tù giam về tội “cố ý gây thương tích”.
Theo báo Tiền Phong, vào ngày 26 tháng 8 năm 2019, Nguyễn Thị Kim Anh, 37 tuổi, ở Hà Nội đến nhà anh Tâm gặp bố anh nhưng chỉ có anh Tâm và đứa con trai 5 tuổi ở nhà. Tại đây, 2 bên đã xảy ra mâu thuẫn. Kim Anh khai rằng, anh Tâm đã lấy cốc ném Kim Anh, và tay trái thì cầm 2 con dao, tay phải cầm 1 con dao lao vào chém cô. Nhưng khi toà cho nhận diện 3 con dao thu nhà anh Tâm thì người phụ nữ này không nhận diện được.
Về phía anh Tâm, anh này khẳng định không hề cầm dao chém Kim Anh như cáo trạng. Kim Anh cùng 3 người đàn ông đi vào nhà anh Tâm đe doạ, sau đó cầm cốc nước hất vào mặt anh, và ném cốc nước vào mặt con trai anh Tâm khiến cháu bé bị thương. Gia đình anh Tâm nhiều lần xin công an đưa cháu đi giám định nhưng bị từ chối, mãi đến 3 tháng sau, khi vết thương của cháu bé đã hồi phục thì công an mới cho đi giám định với kết quả tổn hại sức khoẻ 1%.
Còn Kim Anh, 3 ngày sau, công an đưa đi giám định và tổn hại 3% sức khoẻ. Luật sư bào chữa cho anh Tâm nói, cơ quan điều tra đã không lấy vân tay tại hiện trường để xác định những người tham gia sự việc, kiểm sát viên không có mặt khi khám nghiệm hiện trường nhưng lại có chữ ký trong biên bản khám nghiệm, và các lời khai giữa các nhân chứng ở giai đoạn điều tra mâu thuẫn với nhau.
Khi nói lời sau cùng, anh Tâm hỏi toà: công lý ở đâu khi Kim Anh cùng người lạ đánh cha con anh, cháu bé bị thương và giờ anh phải đi tù? Trả lời bị cáo, chủ toạ khẳng định anh công có quyền hỏi.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/toa-khong-cho-bi-cao-hoi-cong-ly-o-dau/

Cán bộ, công chức lạc vào ‘hộ cận nghèo’

còn hộ nghèo thật thì lại bị ‘quên’

Vũ Giang
Ngôi nhà 2 tầng khang trang của gia đình nữ công chức văn phòng thống kê xã Đồng Tiến – người vẫn được cho vào danh sách hộ cận nghèo từ năm 2016/ảnh chụp màn hình trên báo VTC.
Một số gia đình là cán bộ, công chức ở xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vẫn được xếp vào hộ cận nghèo trong khi nhiều gia đình hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn thì lại bị ‘lãng quên’.
Xã Đồng Tiến là địa phương vùng cao khó khăn của huyện. Trong quá trình rà soát, thống kê hộ nghèo, cận nghèo năm 2019, một số gia đình là cán bộ, công chức xã có điều kiện tốt nhưng vẫn được xếp vào hộ cận nghèo.
Gia đình bà Phan Thị Liễu, công chức Văn phòng – Thống kê của xã Đồng Tiến, có căn nhà 2 tầng với diện tích khoảng 100m2 nằm ngay mặt đường, cách UBND xã Đồng Tiến khoảng vài trăm mét. Tuy có điều kiện về kinh tế nhưng gia đình bà lại được xếp vào hộ cận nghèo từ năm 2016.
Tương tự, gia đình anh Trần Văn Vi, Bí thư Đoàn xã Đồng Tiến, cũng nằm trong danh sách hộ cận nghèo của xã. Nguyên nhân là khi chấm điểm để bình xét hộ nghèo, cận nghèo thì cán bộ bản đã “quên” rằng anh Vi có bằng đại học và đang là công chức xã.
Gia đình chị Hà Thị Lịch (bản Khe Ngọn, xã Đồng Tiến), là hộ nghèo từ năm 2016 chỉ nhận được số tiền không đúng với chính sách hỗ trợ (ảnh chụp màn hình TTXVN).
Tờ TTXVN dẫn lời của Anh Vi: “Tôi có bằng đại học và làm công chức xã từ năm 2017, tuy nhiên khi bình xét hộ nghèo, cận nghèo năm 2019 thì trưởng bản đã “quên”, không xét hai tiêu chí này (chiếm khoảng 60 điểm); số điểm của gia đình tôi lúc ấy vẫn dưới 150 điểm nên được xếp vào hộ cận nghèo của xã”. Do vậy anh vẫn nhận được ưu đãi.
Mặt khác, một số hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo thực sự trong xã lại không được nhận tiền theo đúng số nhân khẩu của gia đình. Gia đình chị Hà Thị Lịch (bản Khe Ngọn, xã Đồng Tiến) là hộ nghèo từ năm 2016, có 4 nhân khẩu (gồm hai vợ chồng và hai con sinh năm 2014 và 2018). Khi nhận tiền hỗ trợ vào
tháng 5/2020, đáng lẽ gia đình được nhận 3 triệu đồng nhưng lại chỉ được nhận 2,25 triệu đồng dành cho 3 nhân khẩu, còn cháu thứ 2 sinh năm 2018 thì bị “quên”.
Lý giải về nguyên nhân này, cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xã Đồng Tiến cho biết, trong danh sách hộ nghèo năm 2019 gia đình chị Lịch chỉ có 3 khẩu nên xã đã dựa vào danh sách đó, dẫn đến thiếu sót.
Nhiều gia đình thuộc hộ cận nghèo khác cũng không nhận được tiền hỗ theo đúng số nhân khẩu như vậy.
Câu chuyện cán bộ, công chức hay các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả lại ‘lọt’ danh sách hộ nghèo đã không phải là điều gì đó quá xa lạ ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh thành. Đơn cử gần đây nhất tại tỉnh Thanh Hoá cũng vừa xảy ra câu chuyện tương tự khi 3 cán bộ chủ chốt của xã Thiệu Thành của tỉnh này để vợ, con “lạc” vào hộ cận nghèo nhằm hưởng trợ cấp, ưu đãi.
https://www.dkn.tv/thoi-su/can-bo-cong-chuc-lac-vao-ho-can-ngheo-con-ho-ngheo-that-thi-lai-bi-quen.html

Kiểm duyệt truyền thông và đàn áp trực tuyến

của CSVN trong lúc đối phó với COVID-19

Theo tổ chức nhân quyền Project88, hành động đối phó đại dịch coronavirus của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bị lu mờ bởi sự kiểm duyệt truyền thông hà khắc và đàn áp trực tuyến nhằm kiểm soát thông tin liên quan đến đại dịch này.
Khác với các quốc gia khác, cộng sản Việt Nam tuyên truyền rằng đã khống chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, với số người bị nhiễm chỉ vào khoảng 300 và không có người nào bị chết.
Ngay sau khi dịch bệnh bùng nổ, nhà cầm quyền  cộng sản Việt Nam đã hạn chế đưa thông tin về dịch bệnh đồng thời áp dụng nhiều biện pháp để khống chế truyền thông, đặc biệt mạng xã hội như Facebook. Theo truyền thông nhà nước, cho tới cuối tháng 3, đã có hơn 700 Facebooker bị triệu tập lên đồn công an để tra khảo về bài viết của họ trong đó họ thể hiện sự lo ngại về dịch bệnh hoặc đưa thông tin về tình hình dịch bệnh tại địa phương. Họ bị yêu cầu xoá các bài viết này, và đa phần trong số họ bị phạt hành chính với mức phạt khá lớn so với mức thu nhập trung bình.
Bên cạnh đó, cộng sản Việt Nam còn bỏ tù một số Facebooker như Mã Phùng Ngọc Phú ở Cần Thơ, Phạm Văn Hải ở Thái Nguyên hay Đinh Thị Thu Thuỷ với cáo buộc như “lợi dụng quyền tự do dân chủ” hay “tuyên truyền chống nhà nước.”
Một số quốc gia khác như Đài Loan hay Nam Hàn thành công trong khống chế đại dịch Covid-19 với số người nhiễm và tử vong thấp, nhưng chính phủ của họ minh bạch thông tin và không đàn áp dân chúng để đạt được thành tích trên.
Còn ở Việt Nam, tăng cường kiểm duyệt thông tin và đàn áp trực tuyến cho thấy chế độ cộng sản Ba Đình đã sử dụng đại dịch để bình thường hoá các hoạt động của một nhà nước cảnh sát, và có thể che dấu con số thật liên quan đến coronavirus.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/kiem-duyet-truyen-thong-va-dan-ap-truc-tuyen-cua-csvn-trong-luc-doi-pho-voi-covid-19/

Địa phương xử lý báo chí:

thêm một bước gia tăng kiểm soát truyền thông!

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa đề xuất quy định cơ quan quản lý nhà nước địa phương, có thể xử phạt vi phạm của tất cả các tờ báo, kể cả báo chí do trung ương quản lý, nếu các tờ báo này đăng tải thông tin, bị cho là sai sự thật về các vấn đề trên địa bàn.
Đề xuất vừa nói được Bộ TT&TT đưa ra trong phần sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159 của chính phủ năm 2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Cơ quan quản lý nhà nước địa phương trong đề xuất này là Sở TT&TT ở các tỉnh, thành phố.
Việc sửa đổi này theo Bộ TT&TT, thể hiện sự phân cấp, phân quyền rất mạnh, khác hẳn với các quy định trước đây.
Liệu đây có phải là bước gia tăng kiểm soát của đảng và chính phủ Việt Nam đối với truyền thông?
Trước đây, chưa phân quyền như vậy thì chỉ có một bộ phận ở trung ương lo việc này. Và nếu bây giờ đưa về các sở, các địa phương thì thêm năm mươi mấy tỉnh thành nữa, thì việc xử lý của họ sẽ nhanh nhẹn hơn, sát sao hơn.
-Nhà báo Nguyễn Vũ Bình
Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 12 tháng 6 năm 2020, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, nhận định:
“Trước đây, chưa phân quyền như vậy thì chỉ có một bộ phận ở trung ương lo việc này. Và nếu bây giờ đưa về các sở, các địa phương thì thêm năm mươi mấy tỉnh thành nữa, thì việc xử lý của họ sẽ nhanh nhẹn hơn, sát sao hơn. Chứ trước đây thì chỉ có Hà Nội với Sài Gòn thì sẽ hạn chế hơn, số lương người tham gia không bao quát hết được. Như vậy người ta nhận xét siết báo chí hơn là đúng.”
Tình hình báo chí ở Việt Nam theo Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, là càng ngày chính quyền càng siết chặt kiểm soát, kể cả những báo thuộc nhà nước, đặc biệt khi bị cho có biểu hiện đi chệch quan điểm của đảng. Như trường hợp Báo Phụ Nữ TPHCM online bị phạt, và rất nhiều báo khác từng bị phạt… bị đình bản…
Ngoài ra, quy định về việc cấp thẻ nhà báo cũng làm dư luận lo ngại, khi Bộ TT&TT quy định việc cấp, đổi thẻ nhà báo phải tham vấn Sở TT&TT địa phương. Trong khi các vị lãnh đạo nhà nước luôn nói đến việc đơn giản hóa thủ tục, một cửa một dấu… thì quy định của Bộ TT&TT lại tạo thêm cửa gây khó khăn cho nhà báo.
Nhà báo Ngô Nhật Đăng khi trả lời Đài Á Châu Tự Do cho biết ý kiến của mình:
“Chúng ta cũng biết là họ muốn định hướng được thông tin, không bao giờ họ buông rơi tiêu chí đó. Như thế việc cấm không cho báo chí tư nhân, tất cả các báo phục vụ định hướng dư luận, thì theo tôi nghĩ là để kiểm soát dễ dàng hơn…”
Theo Nhà báo Ngô Nhật Đăng, hiện dân trí đã cao hơn, trình độ nhận thức của người dân cũng cao hơn, chính quyền khó mà nhốt một xã hội rộng lớn trong một ngục tù tập thể. Ông nói tiếp:
“Chúng ta cũng thấy, nhiều bài báo bị Ban Tuyên giáo yêu cầu gỡ, nhưng nhiều quá cũng không kiểm soát được. Vì báo chí họ cũng cần phải sinh sống, cần có nhiều bạn đọc, phải có những tin khác… Vì thế họ muốn kiểm soát dễ hơn. Nhưng đó cũng là mâu thuẫn, anh đã kiểm soát toàn bộ thông tin trên xã hội mà anh còn không định hướng được, thì mục tiêu kia cũng khó đạt được.”
Theo số liệu Bộ Thông tin và Truyền thông công bố năm 2019, Việt Nam có khoảng 838 cơ quan báo chí, 67 đài phát thanh truyền hình với đội ngũ nhà báo lên tới khoảng hơn 40.000 người. Trong quy hoạch báo chí giai đoạn 2020 -2025, số lượng các tờ báo từ trung ương cũng có giảm bớt. Tuy nhiên, tất cả các cơ quan báo chí này đều phải chịu sự kiểm soát thông tin của nhà nước mà cụ thể là theo đường hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Không chỉ bị kiểm soát trực tiếp từ Ban Tuyên giáo Trung ương đến Ban Tuyên giáo địa phương và các Sở Thông tin – Truyền thông ở các tỉnh thành. Các tờ báo còn bị kiểm duyệt thông qua việc bố trí nhân sự trong các cơ quan báo chí như bí thư chi bộ, đảng bộ của các nơi này. Tuy nhiên việc xử phạt, gỡ bài trước đây đều phải trình cơ quan quản lý trung ương hoặc văn phòng đại diện trung ương tại địa phương.
Để tìm hiểu thêm, Đài Á Châu Tự Do hôm 12 tháng 6 năm 2020, liên lạc Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, nguyên Phó trưởng ban Kế hoạch – Dự án và Phó trưởng ban Tư Liệu của Đài truyền hình TPHCM – HTV, và được ông cho biết:
“Mô hình tổ chức của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực báo chí cũng như trong các lĩnh vực khác, là một mô hình quái dị, bởi vì nó vừa là mô hình búp bê Nga, tức cấp dưới phục tùng cấp trên, cấp trên đẻ ra cấp dưới… mà song song mô hình đó là mô hình vừa ngang vừa dọc, như một chiếc mành thưa… Đó là sự kết hợp không giống ai, tôi đơn cử ví dụ như Thủ tướng không có quyền bổ nhiệm Bộ trưởng TT&TT, mà chỉ đề nghị, rồi quốc hội phê chuẩn, nhưng thực chất ai cũng hiểu là do Bộ chính trị quyết định hết. Còn sở TT & TT địa phương thì do UBND bổ nhiệm… Song song với Bộ và Sở TT&TT thì có Ban Tuyên giáo trung ương và địa phương. Như vậy bộ máy của đảng và nhà nước là một bộ máy song trùng, dẫn đến một hậu quả bát nháo, dẫm đạp lên nhau.”
Họ ra nghị định này trong bối cảnh của Đại hội đảng, họ làm ra vẻ cởi mở phóng khoáng, nhưng để có căn cứ (lý do) đánh phá lẫn nhau.
-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già
Bây giờ, Bộ TT&TT đưa ra quy định, địa phương được quyền xử phạt, gỡ bài các báo trung ương, thì theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, nó phô bày việc vô hiệu hóa bộ luật dân sự và hình sự. Ông nói tiếp:
“Tôi tin rằng sở dĩ họ đẻ ra quy định này, là do vừa qua báo Phụ Nữ đụng tập đoàn Sun Group, bị xử phạt 55 triệu và đình bản một tháng. Đây không phải là lần đầu tiên, trước đó báo Tuổi Trẻ cũng bị như vậy, và hầu như các báo địa phương đều mang tâm trạng uất ức… và đã có động thái buộc trung ương phải công bằng với báo địa phương, nên mới nảy nòi ra cái quy định này. Tuy nhiên nó sẽ sinh ra cảnh hoang dã báo chi, vì nó chỉ phục vụ cho chuyện đánh phá, trả đũa lẫn nhau.”
Vì vậy, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, quyết định vừa rồi có thể là do chính quyền dự định làm cho ra vẻ có sự cởi mở giữa địa phương và trung ương, nhưng lại vô tình lộ ra chuyện trả đũa hăm he lẫn nhau. Tóm lại theo ông, luật pháp và những văn bản dưới luật như nghị định, thông tư, đều vô giá trị. Vì sao? Ông giải thích:
“Vì sau khi họ ra nghị định này trong bối cảnh của Đại hội đảng, họ làm ra vẻ cởi mở phóng khoáng, nhưng để có căn cứ (lý do) đánh phá lẫn nhau. Tuy nhiên, nghị định này có một điểm rất quan trọng là các cơ quan có quyền không trả lời báo chí nếu không đúng mục đích, tôn chỉ của tờ báo. Vậy là gì khi vừa đưa ra nghị định như vậy, nhưng lại vừa kẹp lại như vậy? Nó trong tầm tay của họ, đây là hình thức cho vui vậy thôi, chứ không có giá trị gì cả.”
Thời gian gần đây, chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp báo chí, bắt giam nhiều nhà báo độc lập tại Việt Nam. Mới nhất là trường hợp anh Lê Hữu Minh Tuấn, một thành viên trẻ của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, vào ngày 12 tháng 6 bị cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh triệu tập làm việc và bắt đưa về Trại giam Chí Hòa.
Trước đó, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc Lập Phạm Chí Dũng cũng đã bị bắt vào ngày 21 tháng 11 năm 2019 và vào ngày 23 tháng 5 vừa qua, phó chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam Nguyễn Tường Thụy cũng bị bắt đưa từ Hà Nội vào giam tại Chí Hòa.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/local-authority-to-handle-press-one-more-step-to-increase-control-of-information-06122020134643.html

Sửa luật thu phí rác sinh hoạt theo kilogram

có giúp giảm thiểu ô nhiễm?

Sẽ thu phí rác thải sinh hoạt theo kg
Trong thảo luận tổ tại phiên họp Quốc hội vào sáng ngày 11/6, Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường cho biết Việt Nam hiện có đến 40% rác sinh hoạt là thành phần thực phẩm, hữu cơ và vật liệu có thể tái chế. Do đó, chất thải rắn sinh hoạt không phải là bỏ đi mà là một dạng tài nguyên. Ông Trần Hồng Hà nhấn mạnh rằng để sử dụng loại tài nguyên này, phải đồng bộ từ phân loại rác từ đầu nguồn (hộ dân) và công nghệ xử lý rác không chôn lấp.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà nói thêm rằng tại Việt Nam, người dân chỉ phải chịu một phần kinh phí thu gom, nhà nước sẽ chi trả phần chính. Tuy nhiên, khi đời sống người dân tăng lên, sẽ trả cả chi phí này.
Theo Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) quy định, Việt Nam sẽ thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng, chứ không tính theo bình quân đầu người hay hộ gia đình như lâu nay. Kinh phí thu gom và xử lý rác sinh hoạt, sẽ được thu thông qua việc bán bao bì chứa chất thải, và phải bảo đảm ít nhất 20% chi phí cho công tác này.
Đài RFA ghi nhận qua các trang fanpage của báo giới chính thống, rất điều độc giả bày tỏ sự hoang mang lẫn thắc mắc về quy định mới thu phí rác thải sinh hoạt theo kg trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Không ít người lên tiếng rằng “Cái gì cũng thu mà môi trường ngày càng ô nhiễm!”.
Năm rồi đã thấy thông báo là năm nay sẽ thu tiền rác 60 ngàn đồng/tháng. Từ 30 ngàn lên 45 ngàn rồi lên 60 ngàn thì mình cũng chuẩn bị sẵn tinh thần là điện, nước, gas…những mặt hàng thiết yếu sẽ tăng. Bây giờ họ đưa vô tiền rác nữa. Trong thuế môi trường, nước cũng vậy: hồi xưa có 10% và sau này cộng thêm 5% phí bảo vệ môi trường nữa, thành ra tổng cộng là 15%. Bây giờ có rất nhiều hình thức họ muốn tận dụng để thu tiền
-Chị Thuận
Ngay sau khi nhe được thông tin vừa nêu, chị Thuận ở Long An lên tiếng với RFA rằng chị và người dân trong xóm nơi chi cư ngụ sẽ không ngạc nhiên khi các loại thuế phí tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, thông tin phí rác thải sinh hoạt thu theo kg phần nào đó khiến cho chị và bà con xung quanh suy luận đó là một cách tận thu. Chị Thuận chia sẻ:
“Năm rồi đã thấy thông báo là năm nay sẽ thu tiền rác 60 ngàn đồng/tháng. Từ 30 ngàn lên 45 ngàn rồi lên 60 ngàn thì mình cũng chuẩn bị sẵn tinh thần là điện, nước, gas…những mặt hàng thiết yếu sẽ tăng. Bây giờ họ đưa vô tiền rác nữa. Trong thuế môi trường, nước cũng vậy: hồi xưa có 10% và sau này cộng thêm 5% phí bảo vệ môi trường nữa, thành ra tổng cộng là 15%. Bây giờ có rất nhiều hình thức họ muốn tận dụng để thu tiền.”
Học theo mô hình của Nhật Bản?
Báo mạng Vietnamnet.vn, vào ngày 12/6, đăng tải một bài viết của bạn đọc Nguyễn Quốc Vương. Bài viết có nhan đề “Thu phí rác sinh hoạt theo kilogram, Nhật cũng làm sao ở ta lại phản đối?”. Tác giả Nguyễn Quốc Vương trong bài viết cho biết rằng đã rất ngạc nhiên khi thấy thành phố rất sạch sẽ, ít rác trong thời gian sống ở Nhật. Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy để hạn chế rác thải ở xứ Mặt Trời Mọc, các cơ quan chức năng của Nhật cần đến nhiều biện pháp đồng bộ như hệ thống xử lý, thói quen sinh hoạt sạch sẽ, lành mạnh, tiết kiệm, chính sách thuế môi trường hợp lý…Nguyễn Quốc Vương cho biết thêm hiện một số địa phương ở Nhật đã thực hiện tính phí đổ rác theo kg, chẳng hạn như Kyoto. Và, việc tính phí có tác dụng làm cho người dân có lối sống thân thiện với môi trường, hạn chế rác thải.
Đài RFA liên lạc với chị Hương, hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Nói về vấn đề rác thải sinh hoạt ở Nhật, chị Hương cho biết:
“Bên này muốn vứt rác thì mỗi thành phố có một loại túi rác riêng. Mình phải mua loại túi rác đó, phải nhét rác vào đó rồi mới được đi vứt. Mình không được để vào túi rác bình thường. Rác đốt được và rác không đốt được. Còn những rác nào mà tái chế được thì mình phải mang thẳng đến khu phân loại. Khu đấy để tái chế rác thì mình phải rửa sạch sẽ và mình mang đến để đấy.”
Chị Hương cho biết trong một tuần vứt rác 2 lần và trung bình một tháng chị tốn khoảng 150 Yên Nhật, (tương đương khỏang 30 ngàn VND) để mua 10 túi rác sử dụng. Ngoài số tiền mua túi rác thì tại thành phố nơi chị cư ngụ không phải đóng phí rác thải sinh hoạt. Bởi vì chi phí rác thải đã bao gồm trong tiền đóng thuế thị dân của thành phố cho phúc lợi xã hội, đường xá, cầu cống, môi trường…
Qua chia sẻ của chị Thuận ở Long An mỗi tháng trả phí rác thải là 60 ngàn đồng. Và chị Hương ở Nhật, tiêu tốn 30 ngàn đồng cho việc vứt rác. Trong khi thu nhập bình quân theo đầu người tại Việt Nam trong năm 2018 vào khoảng 58,5 triệu đồng (tương đương hơn 2.500 USD) và ở Nhật là khoảng xấp xỉ 4,4 triệu yên (tương đương hơn 40.500 USD), theo số liệu công bố của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Nếu một phép tính so sánh đơn giản được đưa ra thì có vẻ như người dân Nhật thu nhập cao gấp 16 lần thu nhập của người Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi hộ gia đình ở Nhật chi cho rác thải hàng tháng bằng một nửa ở Việt Nam.
Hiệu quả hay không?
Tác giả Nguyễn Quốc Vương của bài báo đăng trên Vietnamnet, hôm 12/6, lại cho rằng ở Việt Nam không thể thực hiện thu phí rác thải theo kg giống Nhật với lập luận tại Việt Nam, ai sẽ giám sát chuyện cân đo, ai sẽ giám sát phân loại, cũng như có tính đến phương án vì dân không muốn mất tiền nên sẽ vứt rác lung tung thay vì đổ tử tế không?
Tác giả Nguyễn Quốc Vương còn đưa ra hai nguyên nhân để xác định rằng việc thu phí rác thải theo kg nhằm mục đích nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người dân tại Việt Nam là không được hiệu quả. Nguyên nhân thứ nhất, nếu không nghiên cứu kỹ thì chỉ làm phần bề ngoài mà phần kỹ thuật phía sau không hề học được. Thứ hai nữa là dùng tiểu xảo du nhập kỹ thuật nước ngoài nhưng lái đi để trục lợi (chẳng hạn như tham nhũng chính sách), tạo điều kiện hoặc kẽ hở cho người thực thi trục lợi, móc túi dân.
Cô Cao Vĩnh Thịnh, thuộc nhóm Green Tree, một tổ chức xã hội dân sự độc lập hoạt động bảo vệ môi trường và cây xanh, vào tối ngày 12/6 cho RFA biết cô đồng quan điểm việc thu phí rác thải theo kg có thể sẽ dẫn đến những hậu quả như tạo điều kiện cho cán bộ và cơ quan quản lý trục lợi, tham nhũng. Cao Vĩnh Thịnh khẳng định:
“Việt Nam không phải nhìn các nước xa xôi mà chỉ cần nhìn ngay sang nước bạn láng giềng Trung Quốc. Trung Quốc đã có phần mềm công nghệ để phân loại rác thải tại nguồn. Và khi có một hệ thống phân loại rác thải tại nguồn và họ sử dụng các công nghệ AI để có thể phân biệt đâu là rác thải nguy hại, rác thải rắn, rác thải phân hủy, tái sử dụng…Các cá nhân người dân sống trong cộng đồng đấy bị ràng buộc với một chế tài cụ thể, ví dụ như vất rác sai quy cách, sai vị trí thì họ sẽ bị phạt. Đó mới là chế tài được người dân công nhận và hưởng ứng.”
Đại diện của nhóm Green Tree lưu ý rằng bao nhiêu năm qua Việt Nam vẫn mãi lay hoay mà vẫn chưa làm được tốt việc phân loại rác thải và xử lý rác thải một cách hiệu quả. Và điều trớ trêu là trách nhiệm đó thuộc các cơ quan quản lý nhà nước thì lại đổ thừa cho nhận thức của người dân trong vấn đề rác thải sinh hoạt.
Thực tiễn thế nào?
Bà Thanh Nguyễn, giám đốc một doanh nghiệp tư nhân chuyên ề xử lý rác thải, cho RFA biết chương trình thực hiện phân loại rác thải đã được Nhà nước thực hiện hơn 1 năm qua. Công ty của bà Thanh Nguyễn cùng hỗ trợ cho chương trình ở một số địa phương và người dân hưởng ứng rất tích cực. Thế nhưng, bà Thanh Nguyễn nhận định chương trình này không đạt kết quả, bởi do mỗi khi xe thu gom rác xuất hiện thì nhân viên vệ sinh lại đổ dồn vào chung với nhau nên người dân rất nản lòng. Bà Thanh Nguyễn nhìn nhận tình trạng thực tế về xử lý rác thải ở Việt Nam vẫn gặp trở ngại nghiêm trọng:
“Trở ngại lớn nhất trong việc xử lý rác là Việt Nam chưa có những bãi xử lý rác thực sự đúng như bãi xử lý rác đúng nghĩa. Tức là ví dụ như các bãi rác ở khắp tỉnh/thành có những bãi chôn lấp rác nhưng lại không có bãi để xử lý rác triệt để. Xử lý rác triệt để để rác không còn tồn đọng trong môi trường nữa. Tại Việt Nam chưa có bãi xử lý rác cuối cùng nào triệt để và hiệu quả, cho nên lượng rác tồn đọng còn rất là nhiều.”
Tôi nghĩ rằng chính Bộ Tài nguyên-Môi trường đã tiếp tay cho việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. Nói một cách đơn giản là vấn đề ô nhiễm Formosa là một vấn đề rất lớn tại Việt Nam thì mười mươi người dân biết Formosa đang có những hành vi xả thải rất nguy hại, nhất là chất xỉ thải mà vừa rồi đã có tổ chức những hội thảo, bảo rằng xỉ thải rất nguy hiểm, không được san lấp. Thế mà, Bộ tài nguyên-Môi trường trả lời rằng chất xỉ thải của nhiệt điện hay từ nhà máy Formosa sẽ không gây nguy hại môi trường. Rõ ràng là họ rất trắng trợn
-Phạm Minh Vũ
Cả cô Cao Vĩnh Thịnh và bà giám đốc Thanh Nguyễn có cùng kết luận rằng nếu như Việt Nam không có cơ chế và hệ thống thay đổi để giải quyết vấn đề phân loại rác trong xã hội và xử lý rác thải hiệu quả triệt để thì mọi biện pháp chế tài đưa ra cũng không thể đạt được kết quả tốt như mong muốn.
Facebooker Phạm Minh Vũ còn lên tiếng với RFA rằng không những bất khả thi mà người dân ta thán về sự quản lý vô trách nhiệm của giới quan chức lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.
Anh Phạm Minh Vũ dẫn chứng rằng người dân bị đùn đẩy trách nhiệm không nhận thức về bảo vệ môi trường trong khi anh tận mắt nhìn thấy một số cán bộ trong ngành môi trường xả rác nơi công cộng, hay thậm chí là công khai bảo vệ cho những tác nhân làm ô nhiễm môi trường.
Tôi nghĩ rằng chính Bộ Tài nguyên-Môi trường đã tiếp tay cho việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. Nói một cách đơn giản là vấn đề ô nhiễm Formosa là một vấn đề rất lớn tại Việt Nam thì mười mươi người dân biết Formosa đang có những hành vi xả thải rất nguy hại, nhất là chất xỉ thải mà vừa rồi đã có tổ chức những hội thảo, bảo rằng xỉ thải rất nguy hiểm, không được san lấp. Thế mà, Bộ tài nguyên-Môi trường trả lời rằng chất xỉ thải của nhiệt điện hay từ nhà máy Formosa sẽ không gây nguy hại môi trường. Rõ ràng là họ rất trắng trợn.”
Tại phiên họp Quốc hội vào sáng ngày 11/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố rằng bộ máy đông nhưng không ai chịu trách nhiệm về vấn đề ô nhiễm môi trường. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định cần sửa luật để có người bị kỷ luật, bị xử lý hành chính cao hơn về trách nhiệm trong vấn đề này.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-plans-to-collect-waste-fees-in-kilogram-what-public-concerns-06122020145349.html

Thu phí người đọc báo điện tử:

báo đảng có còn đất sống?

Diễm Thi, RFA
Khó khăn của báo chí
Diễn đàn Tổng Biên tập với chủ đề “Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu” diễn ra hôm 11 tháng 6 do báo Nhà báo và Công luận tổ chức.
Tại diễn đàn, nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí kiến nghị việc thu phí từ các nhà mạng và thu phí người đọc báo trên mạng để đa dạng hóa nguồn thu. Lý do được đưa ra là nhiều nơi không có tiền để trả nhuận bút cho phóng viên, từ đó nảy sinh các vấn đề tiêu cực làm suy giảm uy tín của báo chí với xã hội.
Hiện ở Việt Nam không có báo chí tư nhân. Tất cả các tòa báo đều chịu sự kiểm soát của Nhà nước. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí; Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách
nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí; các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương.
Bên cạnh đó còn có Hội Nhà báo Việt Nam. Hội này có một số nhiệm vụ, quyền hạn như ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí…
Không ai đọc thì mục đích tuyên truyền của nhà nước sẽ không đạt được. Tôi nghĩ chuyện thu phí bạn đọc sẽ không thành. – Nhà báo Minh Hải
Liên quan tới kiến nghị thu tiền nhà mạng và thu tiền đối với người đọc báo online, ông Trần Hồng Quân, Trưởng phòng Hành chính – Quản trị Hội Nhà báo Việt Nam nói với RFA tối 12 tháng 6:
“Tôi không thể trả lời được thông tin đấy vì tôi là phòng hành chính, tôi chưa đọc cái đấy. Mà việc đó cũng không phải là chuyên môn của hội. Hội Nhà báo không có chính sách đó mà do Cục phát thanh truyền hình, Cục báo chí quản lý. Cơ quan chủ quản của nó là Bộ Thông tin Truyền thông. Bên đấy quyết định việc thu tiền hay không. Họ là cơ quan nhà nước.
Nói chung là bây giờ tôi đang bận nên để lúc khác trả lời. Văn phòng  hội chỉ phụ trách về hành chính nên không quan tâm lắm về việc đó.”
Ngoài một số cơ quan báo chí như Thông Tấn xã Việt Nam, báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam hay Đài truyền hình… thì được bao cấp toàn diện, còn lại đều phải tự cân đối tài chính để hoạt động. Điều nan giải là phải tự chủ về tài chánh nhưng các tòa báo này không được tự chủ về bài vở. Họ có thể bị phạt bất cứ lúc nào như trường hợp báo Phụ Nữ TP.HCM vừa qua.
Thu sao cho hợp lý?
Nhà báo Minh Hải, báo Quảng Nam cho hay, nhiều tòa soạn đang gặp khó khăn trong việc trả nhuận bút cho phóng viên vì nguồn thu từ quảng cáo giảm sút trong mùa dịch vừa qua. Nhà báo này không đồng ý việc thu tiền người đọc báo mạng mà chỉ đồng ý với việc thu tiền từ nhà mạng. Ông phân tích:
“Lấy căn cứ đâu mà thu phí? Chuyện đó là chuyện vô lý. Ví dụ anh thấy thông tin này hay anh share cho nhiều người đọc, không lẽ anh phải trả phí? Cái thứ hai nữa là ai sẽ quản lý việc thu đó và tiền đó sẽ về đâu? Cái thứ ba, làm như thế không khác chi là bóp chết báo chí Việt Nam. Bởi khi bạn đọc phải trả phí thì họ sẽ không muốn đọc nữa.
Không ai đọc thì mục đích tuyên truyền của nhà nước sẽ không đạt được. Tôi nghĩ chuyện thu phí bạn đọc sẽ không thành. Còn thông tin trên báo điện tử càng nhiều người đọc, càng nhiều share thì nhà mạng trả tiền cho tòa báo là điều hợp lý. Thực sự khi mình đọc báo online là đã trả phí rồi. Trả phí mạng.”
Nhà báo này nói thêm rằng, khi độc giả đã trả tiền mạng mà còn phải trả phí đọc báo online nữa thì đương nhiên lượng bạn đọc sẽ mất đi và cuộc sống phóng viên sẽ giảm dần, thu nhập không có.
Cũng tại Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu”, một số tổng biên tập cho rằng nên có chính sách bắt buộc các nhà mạng chia sẻ cho các báo một phần lợi nhuận từ dịch vụ cung cấp internet, bởi độc giả phải sử dụng dịch vụ của nhà mạng mới đọc báo online được.
Ông Đinh Kim Phúc, với tư cách một độc giả trong nước, nêu quan điểm của mình về việc các cơ quan báo chí có thể sẽ thu phí từ các nhà mạng và thu phí người đọc báo:
“Tôi hoàn toàn đồng ý với đề xuất này với điều kiện tất cả các báo đều phải bình đẳng, phải được đối xử như nhau. Đã thu phí thì phải thu tất cả các tờ báo online. Tôi nghĩ tờ báo sẽ phá sản đầu tiên là tờ Nhân Dân và báo Quân đội Nhân dân vì không ai đọc.
Còn nếu mà thu phí đối với nhà mạng thì tôi không rành chuyện kinh doanh của các nhà mạng. Nhưng trong tình hình của Việt Nam hiện nay, khi đảng và Nhà nước muốn phổ biến kiến thức, muốn phổ biến đường lối, chính sách, chủ trương của đảng đến từng người dân. Muốn chống lại các ‘luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch’… mà người đọc báo online phải trả tiền thì tôi e rằng kế hoạch này sẽ bị phá sản.”
Theo ông Phúc, độc giả không thể trả tiền cho những bản tin thuộc dạng “xe cắn chó chó cắn xe” linh tinh phục vụ cho thị hiếu của một nhóm người được đăng tràn lan trên hàng chục tờ báo mỗi ngày như hiện nay.
Tôi hoàn toàn đồng ý với đề xuất này với điều kiện tất cả các báo đều phải bình đẳng, phải được đối xử như nhau. – Ông Đinh Kim Phúc
Theo thống kê của Bộ Thông tin & Truyền thông, năm 2019, mức thu của cả ba lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình chỉ đạt gần 16.000 tỷ đồng, tương đương với doanh thu quảng cáo trực tuyến của Facebook, Google ở thị trường Việt Nam. Điều này khiến các cơ quan báo chí phải xoay sở bằng nhiều cách, dẫn đến không ít cơ quan báo chí câu view với việc triệt để khai thác, tăng tần suất các thông tin tầm phào, rẻ tiền như một giải pháp kinh tế.
Chiều 12 tháng 6 năm 2020, tại hội nghị “Gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu”, bà Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thi Kim Ngân đề nghị đội ngũ người làm báo nỗ lực để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam, phấn đấu xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam trong sạch, vững mạnh, giàu tính chiến đấu. Hội nghị có mặt ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương và 187 đại biểu, đại diện cho hơn 42.000 người làm báo cả nước.
Trong thời đại hiện nay, hạ tầng truyền thông phát triển nhanh chóng và người đọc tin có thể cập nhật tin tức nhanh chóng. Trong cuộc đua thông tin bấy lâu nay, chính các lãnh đạo ngành Thông tin – Truyền thông Nhà nước thừa nhận sự thua sút của báo chí Nhà Nước. Chỉ đạo các báo phải ‘giàu tính chiến đấu’ mà lại còn đòi thu phí thì hẳn khó duy trì nền báo chí cách mạng.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/collecting-readers-of-electronic-newspapers-is-reasonable-dt-06122020131545.html

EVFTA: ‘VN không muốn và không thể thay thế TQ’

Học giả Trung Quốc nói Hà Nội chưa thể thay thế được Bắc Kinh kể cả khi thông qua EVFTA.
Bài đăng trên Hoàn cầu Thời báo ngày 11/06 đặt câu hỏi liệu Trung Quốc sẽ ‘chịu thiệt’ sau thỏa thuận mậu dịch tự do giữa EU và Việt Nam hay không.
Tác giả Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, mở đầu bài viết bàn về việc truyền thông quốc tế đưa tin rằng đại dịch COVID-19 đang tạo điều kiện cho xu hướng đầu tư nước ngoài rời khỏi Trung Quốc.
“Việt Nam, như truyền thông đưa tin, dường như đang đảm nhận vai trò thay Trung Quốc và EU cũng có thể nắm lấy cơ hội để giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc”.
Giáo sư Hứa mô tả thực trạng rùm beng về hai kịch bản “qua mặt” [VN thay thế TQ] và “xa rời” [EU bớt phụ thuộc TQ] trong những năm gần đây chỉ là ý nghĩ viển vông.
“Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong số các thành viên ASEAN vào năm 2019. Việt Nam đang ở giai đoạn công nghiệp hóa khác với Trung Quốc và Việt Nam cần phải dựa vào thị trường Trung Quốc do chuỗi cung ứng và công nghiệp bị thiếu hụt.
“Việt Nam đạt mức xuất khẩu 260 tỉ đô la trong 2019 trong khi Trung Quốc có mức xuất khẩu 2,5 nghìn tỷ đô la cùng năm, khiến người ta khó tưởng tượng Việt Nam lĩnh hội vai trò của Trung Quốc,” Giáo sư Hứa viết.
Tác giả ghi nhận về tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang EU khi có EVFTA nhưng lưu ý rằng xuất khẩu của Việt Nam vẫn có thể phải đối mặt với các rào cản phi thuế quan như quy tắc xuất xứ và nguyên tắc phát triển bền vững.
“Đó là những hạn chế mà Việt Nam không thể giải quyết về ngắn hạn để đáp ứng yêu cầu của EU,” Giáo sư Hứa viết.
Vào ngày 08/6/2020 Quốc hội Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 đã biểu quyết thông qua với đa số tuyệt đối cho cả hai hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA).
Theo Giáo sư Hứa, chính Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc – ASEAN đã đóng góp rất lớn cho Việt Nam và đà tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại Trung Quốc – ASEAN (tăng gấp 10 lần từ 54,8 tỷ đô la năm 2002 lên 587,9 tỷ đô la trong năm 2018), dẫn đến thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đã đạt mức cao kỷ lục.
EVFTA – EVIPA: Doanh nghiệp VN có nâng mình lên để thắng ở sân nhà?
EVFTA-EVIPA giúp Việt Nam giảm lệ thuộc Trung Quốc thế nào?
Trong khi Giáo sư Hứa thừa nhận theo đuổi đa phương hóa và đa dạng hóa thương mại nước ngoài luôn là mục tiêu của Việt Nam đối với hợp tác nước ngoài thì ông mô tả việc “tiếp quản” vai trò của Trung Quốc “không phải là điều mà Việt Nam muốn cũng như là việc không thể thực hiện được”.
Bàn về kịch bản EU “xa rời” Trung Quốc, tác giả nói đây là quan niệm “không có cơ sở”.
“Ngày càng có nhiều quốc gia châu Âu tham gia vào các dự án của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) do Trung Quốc đề xuất, với một số nước đã ký bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc cùng nhau thúc đẩy BRI.
“Ngoài ra, các chuyến tàu chở hàng Trung Quốc-Châu Âu đã tăng tần suất và khối lượng hàng hóa trong bối cảnh đại dịch. Bên cạnh hàng hóa có thể ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, các đoàn tàu cũng đã chuyển các vật liệu phòng chống đại dịch quan trọng đến châu Âu.
“Thay vì xa rời, Trung Quốc và EU sẽ phát triển thành một liên minh chặt chẽ hơn với các lợi ích chung,” tác giả Hứa Lợi Bình nhận định.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-53034162

Việt Nam – EU

tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh biển

Việt Nam và EU sắp tới sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng trên nhiều lĩnh vực bao gồm đào tạo, gìn giữ hòa bình và an ninh biển.
Báo trong nước trích loan tin ngày 12 tháng 6 dẫn nội dung cuộc hội đàm trực tuyến giữa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đại tướng Claudio Graziano, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Liên minh châu Âu.
Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng cho biết tại cuộc hội đàm, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: Việt Nam sẽ cử đoàn tham gia Hội nghị Tư lệnh Quốc phòng 2020 trên cơ sở lời mời của phía EU. Đồng thời Thượng tướng Vịnh cũng nhấn mạnh rằng Bộ Quốc phòng Việt Nam luôn coi trọng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng với EU, đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân y phòng, chống dịch COVID-19 và rộng hơn là cùng hợp tác đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh đến việc tích cực chuẩn bị để xúc tiến việc thực thi các thỏa thuận hợp tác trên cơ sở Hiệp định FPA ngay khi tình hình dịch COVID-19 lắng dịu.
Hiệp định FPA là hiệp định thiết lập khuôn khổ về sự tham gia của Việt Nam trong các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU.
Trên cơ sở Hiệp định FPA, EU đã chọn Việt Nam làm quốc gia thử nghiệm trong Chiến lược Tăng cường hợp tác an ninh phòng thủ của EU tại châu Á và với châu Á.
Ngược lại, Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng với EU trở thành trụ cột trong khuôn khổ Hiệp định khung Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU.
Hoạt động trao đổi trực tuyến lần này được nói có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Việt Nam và EU kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (28/11/1990 – 28/11/2020); các Hiệp định EVFTA và EVIPA giữa Việt Nam – EU vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua và EU đang có tiếng nói ngày càng quan trọng và độc lập hơn tại các diễn đàn quốc tế, khu vực và trong quan hệ với nhiều nước lớn trên thế giới.
Báo trong nước cho biết Việt Nam – EU sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động trao đổi trực tuyến ở các cấp để triển khai các nội dung đã được thống nhất tại buổi hội đàm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-eu-strengthen-cooperation-on-national-defense-and-security-06122020140006.html

Tàu Trung Quốc truy đuổi, đâm hỏng tàu,

đánh ngư dân Việt ở Hoàng Sa

Ông Nguyễn Lộc, 42 tuổi, thuyền trưởng kiêm chủ tàu cá QNg 96416 cùng 15 lao động hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa vào ngày 12/6 đã đến Trạm kiểm soát biên phòng Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi trình báo việc bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, tông va, khống chế, đánh và lấy hải sản, ngư cụ…
Báo trong nước loan tin cùng ngày, cho biết thêm 16 người vừa nêu đã đến thẳng cơ quan chức năng khai báo khi vừa về đến đất liền.
Theo lời thuyền trưởng Lộc được báo trong trong nước dẫn lại, khoảng 10h sáng 10/6, tàu cá của ông bị tàu sắt Trung Quốc số hiệu 4006 cùng một xuồng máy truy đuổi khi đang đánh bắt hải sản ở khu vực biển cách đảo Linh Côn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, khoảng 8 hải lý về hướng tây nam.
Sau nhiều lần bị tàu 4006 tông, tàu cá QNg 96416 hư hỏng, lật nghiêng. Tàu Trung Quốc số hiệu 4006 còn đè ở phía sau buộc15 thuyền viên nhảy xuống biển thoát thân. Thuyền trưởng Lộc sau đó cũng nhảy xuống biển.
Vẫn theo lời ông Nguyễn Lộc, 13 ngư dân bám được vào thúng, còn 3 ngư dân được xuồng máy Trung Quốc đến vớt đưa về lại tàu cá. Sau đó, những người Trung Quốc cùng 3 ngư dân Việt Nam đã nổ máy bơm nước ra khỏi tàu cá. 13 ngư dân chèo thúng thấy vậy trở lại tàu.
Phía Trung Quốc tra xét, lấy nhiều ngư cụ và hải sản trên tàu gồm 2 máy định vị và máy dò cá, 1 thuyền thúng, 5 bành dây hơi, 1 tấn hải sản và làm hư hỏng nhiều bộ phận trên thân tàu QNg 96416. Tổng thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 500 triệu đồng.
Ngoài ra, những người Trung Quốc còn hành hung thuyền trưởng Nguyễn Lộc khi ông không đồng ý ký vào giấy tờ do bên tàu Trung Quốc đưa ra. Theo lời ông Lộc, ông bị đạp khoảng ba bốn chục cái và bị đánh khoảng 20 cái.
Sau khi đánh người và lấy đồ, phía Trung Quốc nới với ông Lộc họ không liên can gì đến việc đưa 16 ngư dân trên tàu cá QNg 96416 vào khu vực nước cạn, kêu ngư dân Việt tự nhờ những tàu cá Việt khác dắt về bờ.
16 ngư dân trên tàu QNg 96416 khi về đến đất liền đã được các cơ quan chức năng tổ chức cách ly toàn bộ để phòng ngừa dịch COVID-19 do có tiếp xúc với những người Trung Quốc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chinese-ships-chased-crashed-and-beat-vietnamese-fishermen-in-hoang-sa-06122020135439.html

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc

điều tra vụ đâm tàu cá ở Hoàng Sa

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 13/6 cho biết bộ này và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin vụ việc một tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa hôm 10/6 vừa qua.
Báo Tuổi Trẻ trích trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Ngay trong ngày 10-6, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã trao đổi với phía Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin vụ việc và thông báo kết quả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để tiếp tục phối hợp giải quyết”
Hôm 12/6, thuyền trưởng kiêm chủ tàu cá QNg96416 thuộc tỉnh Quảng Ngãi là ông Nguyễn Lộc, 42 tuổi, đã đến Trạm kiểm soát biên phòng Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi, trình báo vụ việc tàu cá của ông với 15 ngư dân đã bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, đâm tàu, và bị tịch thu ngư cụ, tài sản.
Ông Lộc cho biết vào khoảng 10 giờ sáng ngày 10/6 tàu cá của ông bị tàu sắt Trung Quốc số hiệu 4006 cùng một xuồng máy truy đuổi khi đang đánh bắt hải sản ở khu vực biển cách đảo Linh Côn, thuộc quần đảo Hoàng Sa, khoảng 8 hải lý về hướng tây nam.
Sau nhiều lần bị tàu 4006 tông, tàu cá QNg 96416 hư hỏng, lật nghiêng. Tàu Trung Quốc số hiệu 4006 còn đè ở phía sau, buộc 15 thuyền viên nhảy xuống biển thoát thân. Thuyền trưởng Lộc sau đó cũng nhảy xuống biển.
Phía Trung Quốc sau đó đã tịch thu các ngư cụ và 1 tấn hải sản của tàu cá Việt Nam. Tổng thiệt hại ước tính lên đến 500 triệu đồng.
Cả 16 ngư dân trên tàu cá QNg 96416 sau đó đã về đến cảng ở Việt Nam an toàn.
Đây là lần đầu tiên tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam kể từ sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong năm 2020 ở Biển Đông từ ngày 1/5 vừa qua.
Đây cũng là vụ tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam thứ hai kể từ tháng 4 vừa qua ở Biển Đông. Vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam hồi tháng 4 vừa qua đã khiến một tàu cá Việt Nam bị chìm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-demands-china-investigate-fishing-boat-ramming-near-paracels-06132020091628.html

Điểm tin trong nước sáng 13/6:

Tàu Trung Quốc truy đuổi, tấn công, cướp ngư cụ…

của ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa

Tâm Minh – Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng ngày 13/6 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1, tên quốc tế là Nuri
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết tối 12/6, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão. Đây là cơn bão số 1 năm 2020 và có tên quốc tế là Nuri.
Dự báo đến 19h ngày 13/6, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 370km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 12; sóng biển cao từ 3 đến 5,5m; biển động rất mạnh.
Tàu Trung Quốc truy đuổi, tấn công, cướp ngư cụ… của ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa
Theo VTC và Tuổi Trẻ, ngày 12/6, chủ tàu kiêm thuyền trưởng Nguyễn Lộc (42 tuổi, trú huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) cùng 15 thuyền viên hành nghề trên tàu cá QNg 96416 về đến cảng Sa Kỳ và trình báo việc bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa.
Thuyền trưởng Lộc kể, khoảng 10h ngày 10/6, khi đang khai thác hải sản ở khu vực cách đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) khoảng 8 hải lý, tàu của ông bị tàu sắt mang số hiệu 4006 của Trung Quốc truy đuổi.
Trong quá trình bị rượt đuổi, tàu cá QNg 96416 bị tàu Trung Quốc húc mạnh, dẫn tới hư hỏng, lật nghiêng.
Khi đã khống chế được tàu cá Việt Nam, những người trên con tàu của Trung Quốc tiếp tục tra xét, cướp bóc ngư cụ và hải sản.
Được biết, tàu cá QNg 96416 cùng 16 ngư dân xuất bến ngày 6/6, đến ngày 10/6 thì bị nạn và buộc phải trở về bờ để khắc phục. Sau khi về đến bờ, các cơ quan chức năng đã tổ chức cách ly toàn bộ ngư dân đi trên tàu để phòng ngừa dịch viêm phổi Vũ Hán.
Một thuyền viên về từ Malaysia nhiễm virus Vũ Hán
18h ngày 12/6, Bộ Y tế Việt Nam ghi nhận thêm một ca dương tính với virus Vũ Hán, là bệnh nhân số 333, thuyền viên trên tàu thủy Pacific Vũng Tàu hoạt động tại Malaysia, được cách ly từ khi nhập cảnh ngày 30/5.
Kết quả xét nghiệm lần một ngày 31/5 âm tính với nCoV. Ngày 11/6, khi chuẩn bị rời khu cách ly tập trung, kết quả xét nghiệm lần hai dương tính. Hiện, bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa.
Lãnh đạo Vietnam Airlines nói tháng 8 có thể sẽ hết tiền
Theo VnExpress, chiều 12/6, ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính kế toán Vietnam Airlines nói Tổng Công ty dự kiến sẽ lỗ 15.000-16.000 tỷ đồng trong năm nay, nếu không được Chính phủ – cổ đông lớn nhất hỗ trợ, đến tháng 8, hãng có thể cạn tiền và rơi vào trạng thái rất xấu sau đó.
Theo ông Hiền, trước khi xin trợ giúp, Vietnam Airlines đã làm tất cả những gì có thể như cắt giảm chi phí, lương phi công, tiếp viên… Đây là những “giải pháp bắt buộc” nhưng cũng chỉ giảm chi phí được 4.300-4.500 tỷ đồng.
“Xin Chính phủ hỗ trợ” được Vietnam Airlines giải thích là được vay chứ không phải xin tiền. Cụ thể, hãng này đề nghị được vay tối thiểu 4.000 tỷ đồng và nhiều nhất là 12.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, hãng bay này cũng đề xuất phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn nhưng cũng phải mất đến 5-6 tháng. Do vậy, ông Hiền cho rằng phải kết hợp cả hai phương án này.
Cháy lớn trong đêm ở Hà Nội
Zing thông tin, khuya 12/6, hỏa hoạn xảy ra tại nhà xưởng thuộc một công ty kinh doanh vận tải tại xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Theo nhân chứng, ngọn lửa bốc lên từ kho chứa phụ tùng ôtô, sau đó lan nhanh. Khói đen từ vụ cháy bốc cao hàng chục mét. Nhiều tiếng nổ lớn phát ra từ hiện trường.
Đến 1h ngày 13/6, đám cháy nhỏ dần. Tại hiện trường, khoảng 100 m2 mái tôn nhà xưởng bị đổ sập, ngọn lửa cháy lan trên diện tích 200 m2, nhiều vật dụng bị thiêu rụi.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-13-6-tau-trung-quoc-truy-duoi-tan-cong-va-cuop-ngu-cu-cua-ngu-dan-viet-o-hoang-sa.html

Điểm tin trong nước tối 13/6:

Xe mất lái lao thẳng vào chợ, 10 người thương vong

Tâm Minh – Hiểu Minh
Mục điểm tin trong nước tối 13/6 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Yêu cầu Trung Quốc điều tra tàu nước này cướp, đánh ngư dân Việt ở Hoàng Sa
Liên quan đến tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm, cướp ngư cụ, đánh thuyền viên ở Hoàng Sa hôm 10/6.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng sáng 13/6 trả lời báo chí cho biết: “Về việc này, ngay trong ngày 10/6, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã trao đổi với phía Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin vụ việc và thông báo kết quả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để tiếp tục phối hợp giải quyết”.
Hiện phía Trung Quốc chưa phản hồi về vụ việc.
Trước đó, ngày 12/6, chủ tàu kiêm thuyền trưởng Nguyễn Lộc (42 tuổi, trú huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) cùng 15 thuyền viên trên tàu cá QNg 96416 về đến cảng Sa Kỳ và trình báo việc bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa.
Báo chí trong nước dẫn lời ông Lộc kể rằng, khoảng 10h ngày 10/6, khi đang khai thác hải sản ở khu vực cách đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) khoảng 8 hải lý, tàu của ông bị tàu sắt mang số hiệu 4006 của Trung Quốc truy đuổi.
Trong quá trình bị rượt đuổi, tàu cá QNg 96416 bị tàu Trung Quốc húc mạnh, dẫn tới hư hỏng, lật nghiêng.
Khi đã khống chế được tàu cá Việt Nam, những người trên con tàu của Trung Quốc tiếp tục tra xét, đánh đập, cướp bóc ngư cụ và hải sản. Ước thiệt hại khoảng 500 triệu đồng.
Theo ghi nhận, từ 14h ngày 13/6, thời tiết tại TP.HCM bắt đầu chuyển xấu, nhiều mây đen. Sau đó nhiều quận huyện có mưa như Thủ Đức, quận 2, quận Bình Thạnh… Trong khi đó trên đường Lê Duẩn, quận 1, một nhánh cây lớn bị gãy đổ trong mưa gió.
Mưa rải rác từng đợt nhỏ rồi ngắt quãng, trời vẫn đang nhiều mây đen. Các khu vực phía bắc, phía tây thành phố trời đang chuyển mưa mạnh.
Sóng cao đến 5 m, cảnh báo tàu thuyền tránh xa vùng nguy hiểm bão số 1
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 13 giờ hôm nay, 13.6, tâm bão số 1 (có tên quốc tế là cơn bão Nuri) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450 km về phía đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, tức là từ 60 – 75 km/giờ, giật cấp 11. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100 km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 1 di chuyển theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 20 – 25 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 1 giờ ngày 14.6, tâm bão cách đất liền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) khoảng 120 km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 – cấp 9, tức là từ 60 – 90 km/giờ, giật cấp 12.
Do ảnh hưởng của bão, ở khu vực bắc Biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa có mưa bão, gió mạnh cấp 6 – cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 – cấp 9, giật cấp 12. Sóng biển cao 3 – 5,5 m khiến biển động rất mạnh.
Trong 24 giờ tới, vùng biển nguy hiểm trên Biển Đông với gió mạnh cấp 6 giật cấp 8 trở lên là phía đông kinh tuyến 110,0 độ kinh đông và phía bắc vĩ tuyến 18,0 độ vĩ bắc.
Kiểm đếm tàu thuyền trong vùng ảnh hưởng bão số 1
Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai đã có công điện khẩn gửi các bộ, ngành T.Ư và các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tổ chức kiểm đếm và duy trì liên lạc thường xuyên với tàu, thuyền đang hoạt đông trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão.
Xe mất lái lao thẳng vào chợ, 10 người thương vong
Một vụ tai nạn thảm khốc diễn ra vào sáng (13/6) ở quốc lộ 14, thuộc địa phận tỉnh Đắk Nông khiến 5 người chết và 5 người bị thương.
Theo tường thuật của Zing vụ tai nạn xảy ra lúc 6h sáng, xe tải mang BKS: 69C-05159 lưu thông hướng Đắk Nông đi Đắk Lắk. Khi đến khu vực chợ 312, xe tải mất lái va chạm vào chiếc xe container lưu thông cùng chiều. Chưa dừng lại, chiếc xe này còn tông vào 2 chiếc xe tải, lưu thông cùng chiều.
Vụ va chạm khiến 2 xe tải lao vào chợ, cán nhiều người và hàng loạt xe máy. Riêng chiếc xe tải gây tai nạn đã chạy thêm gần 1km rồi lao xuống vực, lật nghiêng.
Tại hiện trường hàng trăm người dân tập trung theo dõi vụ việc. Nhiều người thắp nhang, quyên góp cho các nạn nhân xấu số.
Vụ tai nạn khiến 3 người chết tại chỗ, 7 người bị thương, 2 người sau đó được xác nhận chết trên đường đi cấp cứu.
Hiện nguyên nhân vụ tai nạn đang được lực lượng chức năng điều tra.
Phi công người Anh đã ‘chính thức’ ngưng thở máy, không cần ghép phổi
Bộ Y tế chiều nay 13/6 thông báo tình trạng mới nhất của bệnh nhân 91, phi công người Anh đã ngưng được thở máy, tự thở hoàn toàn.
Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, chức năng thận, tim, gan tốt, được dùng thêm sữa ngoài xúp xay. Bệnh nhân chỉ còn phải dùng 1 loại kháng sinh.
Phi công người Anh cũng đang được tập vật lý trị liệu 2 lần/ngày để tập trung nâng sức cơ 2 chân, sau này sẽ đi lại được.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-13-6-ba-tau-san-bay-my-cung-xuat-hien-tai-an-do-tbd-mot-dong-thai-nhac-nho-trung-quoc.html

Tin Biển Đông – 13/06/2020

Tin Biển Đông – 13/06/2020

3 tàu sân bay Hoa Kỳ đang tuần tra Biển Đông – Minh Hòa

Hãng tin AP hôm 12/6 cho biết, Hải quân Hoa Kỳ đang triển khai cùng lúc 3 chiếc tàu sân bay ở Biển Đông, trong bối cảnh tình hình khu vực đang xáo trộn trước những căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Tờ báo này cho biết đây là lần đầu tiên 3 chiếc tàu sân bay cùng tuần tra trong khu vực sau gần 3 năm, và đó cũng là một dấu hiệu cho thấy Hải quân Hoa Kỳ đã vượt qua những ngày tồi tệ nhất của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán COVID-19.
Bài báo của AP viết: “Được hộ tống bởi các tàu tuần dương, các tàu khu trục, các máy bay chiến đấu và các máy bay khác của Hải quân, sự xuất hiện đồng thời đầy bất thường của ba chiếc tàu chiến diễn ra khi Hoa Kỳ đang leo thang những lời chỉ trích về cách phản ứng của Bắc Kinh đối với sự bùng phát của virus corona, các động thái của họ nhằm kiểm soát Hồng Kông và chiến dịch quân sự hóa của họ đối với các đảo nhân tạo ở Biển Đông”.
Chuẩn đô đốc Stephen Koehler, giám đốc điều hành của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nói với AP: “Các tàu sân bay và các nhóm tác chiến tàu sân bay rõ ràng là các biểu tượng phi thường của sức mạnh hải quân Mỹ. Tôi thực sự rất phấn khích vì lúc này chúng tôi đang có 3 nhóm như vậy”.
Phát biểu với AP từ văn phòng ở Hawaii, ông Koehler cho biết Trung Quốc đang xây dựng các tiền đồn quân sự ở Biển Đông một cách từ từ và có phương pháp, đồng thời Bắc Kinh cũng cho lắp đặt các hệ thống tác chiến tên lửa và điện tử lên những tiền đồn này.
Ông Koehler nói rằng gần đây Trung Quốc đã triển khai các máy bay tới Bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa và hiện đang vận hành chúng ở đó.

Cựu đô đốc Mỹ và học giả quốc tế nói gì

về Biển Đông gần đây

Thời gian qua, tình hình Biển Đông tiếp tục nóng lên với nhiều hoạt động của các nước, trong đó sự cạnh tranh Trung – Mỹ thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới với nhiều đánh giá, nhận định.
Cựu Đô đốc Hải quân Mỹ, cựu Tư lệnh tối cao Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) James Stavridis có bài viết “Một cuộc Chiến tranh Lạnh đang nóng lên ở Biển Đông”, phân tích về diễn biến tình hình Biển Đông, nhất là sự đối đầu giữa lực lượng quân sự Mỹ và Trung Quốc trong quá khứ, cũng như gần đây.
Ông Stavridischo rằng, trong những năm qua, Biển Đông luôn “nổi sóng” mà nguyên nhân chủ yếu là do phía Trung Quốc đòi hỏi“chủ quyền” sai trái trên phần lớn diện tích Biển Đông, thực hiện các hoạt động phi pháp xâm phạm chủ quyền lãnh hải của nhiều quốc gia trong khu vực trong khi nước này không có cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông và coi vùng biển này như “ao nhà” của họ.
Trong những năm qua, để chống lại tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, đồng thời khẳng định Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là của riêng Trung Quốc, Hải quân Mỹ đã thực hiện các cuộc tuần tra trong khuôn khổ “chiến dịch tự do hàng hải” theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng, hoạt động đó của Mỹ là không hợp pháp, vì thế các cuộc tuần tra này nhiều lúc gây ra căng thẳnggiữa hai nước khi Trung Quốc đưa lực lượng ra ngăn cản.
Cựu Đô đốc James Stavridischobiết, trongnhững cuộc tuần tra gần đây, tàu USS Barry và tàu khu trục Bunker Hill đã đối đầu với các tàu của Trung Quốc, nhưng họ đã tránh để leo thang căng thẳng. Những động thái như vậy khiến quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục âm ỉ “nóng” và chắc chắn sẽ lặp lại thường xuyên hơn trong những năm tới ở Biển Đông.
Theo ông James Stavridis, khihoạtđộngtạivùngVịnh, cáctàu chiến của Mỹ đã tìm ra cách để tránh xảy ra xung đột khi bị các tàu chiến của Iran đối đầu và quấy nhiễu. Kinh nghiệm đó đã và đang được Mỹ áp dụng vào Biển Đông – nơi Mỹ cho là có lợi ích còn cao hơn, khi phải đối đầu với tàu Trung Quốc.
Đô đốc James Stavridischorằng,điều mấu chốt là Mỹ cần phải buộc Trung Quốc thay đổi dần cách hành xử ở Biển Đông để không phá vỡ cục diện quan hệ quốc tế theo cách dẫn tới một cuộc Chiến tranh Lạnh mới hay một cuộc xung đột vũ trang.Và cách tốt nhất để làm được điều đó là đưa thêm các đồng minh quốc tế tham gia vào các chiến dịch “tự do hàng hải” (bao gồm cả các đối tác trong NATO, cùng với Australia và Nhật Bản); tăng cường sự can dự của Mỹ với Đài Loan, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác quân sự; kiên quyết thực hiện một cuộc điều tra quốc tế tổng thể về đại dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán; xây dựng các quan hệ mạnh mẽ hơn với các quốc gia khác ven Biển Đông.Những biện pháp này cần đi kèm với những đề nghị hợp tác với phía Trung Quốc, như các thỏa thuận thương mại và thuế quan tiếp theo để giúp Trung Quốc có thể tiếp cận các thị trường của Mỹ sau thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được hai nước đàm phán ngay trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra; hợp tác về các tuyến đường thương mại ở Bắc Cực và các tiêu chuẩn về môi trường tại khu vực này – vốn là điều Bắc Kinh rất mong muốn; thực hiện các chiến dịch nhân đạo chung; xây dựng “các chuẩn mực hành vi” giữa lực lượng hải quân của hai nước (giống như điều mà Nga và Mỹ đang tiến hành); tìm hiểu khả năng ký kết các thỏa thuận kiểm soát vũ khí chiến lược và chiến thuật…
Theo ông Stavridis, Mỹ cần nhìn ra biển cả nhiều hơn để đánh giá mối quan hệ Mỹ – Trung xem nó sẽ trở nên căng thẳng tới mức nào, đồng thời ông cũng cảnh báo, “một cuộc Chiến tranh Lạnh đang nóng lên ở Biển Đông”.
Đồng quan điểm với nhận định, đánh giá của cựu Đô đốc James Stavridis, kết hợp với việc nghiên cứu các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua, dưới góc nhìn của một nhà khoa học, ông M.Taylor Fravel – Giáo sư khoa học chính trị, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu an ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts/Mỹ nhận xét rằng, đúng là đại dịch Covid-19 đang tạo ra cơ hội mới cho Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Biển Đông, nhưng đó không phải là “đột biến” mà thực chất nước này đang tiếp tục thực hiện chiến lược lâu nay của mình ở khu vực này. Giáo sư M.Taylor Fravel nêu ra bốn lý do chính thúc đẩy Bắc Kinh hành động nhiều hơn ở Biển Đông:
Thứ nhất, chiến lược “độc chiếm” Biển Đông của Trung Quốc đã có từ lâu và không thay đổi. Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, những động thái của Trung Quốc đã có và diễn ra nhiều lần nhằm tìm cách khẳng định các “quyền lịch sử” sai trái của nước này tại khu vực. Sau khi Tòa Trọng tài thường trực quốc tế (PCA) ra phán quyết bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông (2016), Bắc Kinh đã công khai và cứng rắn tuyên bố với thế giới rằng, “Trung Quốc có các quyền lịch sử ở Biển Đông”. Mặc dù họkhông định nghĩa được nội hàm của những quyền này, song theo một nhà phân tích đáng tin cậy của Trung Quốc, có thể chúng bao gồm quyền đánh bắt cá, quyền đi lại hàng hải và các quyền được ưu tiên khai thác tài nguyên. Để khẳng định cái gọi là “quyền lịch sử”đó, trong những năm qua, Trung Quốc sử dụng ba căn cứ tác chiến tiền phương lớn mà nước này đã tạo ra thông qua các hoạt động cải tạo, bồi đắp bất hợp pháp trên quy mô lớn tại các bãi đá ngầm ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong năm 2014- 2015.
Thứ hai, những hoạt động “gây hấn”của Trung Quốc ở Biển Đông đã có từ trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra và nó được đẩy mạnh khi đại dịch này bùng phátra khắp thế giới. Tháng 12/2019, Bắc Kinh và Jakarta đã trực tiếp “đối đầu” nhau khi một đội tàu cá của Trung Quốc hoạt động gần quần đảo Natuna của Indonesia ở Tây Nam Biển Đông. Tình thế trên kéo dài tới cuối tháng 01/2020, với việc các tàu hải cảnh của Trung Quốc hộ tống các tàu cá của nước này và các lực lượng vũ trang của Indonesia cũng thể hiện quyết tâm cao nhất trong việc bảo vệ chủ quyền của mình. Cuộc “đối đầu” giữa Trung Quốc và Indonesia chỉ là ví dụ mới đây nhất cho thấy cạnh tranh kéo dài liên quan tới việc đánh bắt cá ở vùng biển này, vốn bắt đầu gia tăng từ năm 2016. Trung Quốc coi khu vực đó là “ngư trường truyền thống” của họ, trong khi Indonesia coi vùng biển Natuna nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình.
Thứ ba, đợt đánh bắt cá bắt đầu từ mùa xuân hàng năm thường là thời điểm châm ngòicho những căng thẳng mới. Ngày 02/4/2020, một tàu cá của Việt Nam đang hoạt động gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa thì bị một tàu hải cảnh của Trung Quốc đâm chìm. Trong khi Hoàng Sa là khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền, nhưng đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974. Những diễn biến như vậy thường xảy ra ở khu vực xung quanh quần đảo này, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm của mùa đánh bắt cá mỗi khi vào xuân. Trước đó (tháng 3/2019), một tàu cá khác của Việt Nam đã bị tàu chấp pháp của Trung Quốc đâm chìm gần Đá Lồi. Vụ đụng độ mới nhất diễn ra hồi tháng 4/2020 là sự phản ánh những biến động có tính chu kỳ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực này và quyết tâm “đáp trả” của Bắc Kinh.
Thứ tư, Trung Quốc cũng thường xuyên can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí của các nước, coi đây là hoạt động nhằm khẳng định “chủ quyền” của mình ở Biển Đông. Tháng 4/2020, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong EEZ của Malaysia với sự bảo vệ của các tàu hải cảnh. Đây không phải là nỗ lực mới của Bắc Kinh có liên quan đến nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt tại Biển Đông. Năm 2017 và 2018, Trung Quốc từng gây sức ép liên quan đến các hoạt động khai thác dầu khí gần bãi Tư Chính. Năm 2019, Bắc Kinh đã điều các tàu hải cảnh “lượn lờ” và quấy rối các hoạt động khoan thăm dò trong EEZ của Việt Nam và Malaysia. Trên thực tế, chính tàu Hải Dương 8 này đã từng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam khi hoạt động tại bãi Tư Chính từ đầu tháng 7 tới cuối tháng 10/2019.
Theo giáo sư M.Taylor Fravel, từ mục tiêu nhất quán của Trung Quốc là giành quyền kiểm soát và làm chủ “cuộc chơi” ở Biển Đông, nên Bắc Kinh có thể coi việc gia tăng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông quan trọng hơn việc tạm dừng lại một thời gian để tập trung vào đối phó với đại dịch Covid-19 hay cải thiện quan hệ với các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, vì cân nhắc sự tương quan giữa sự bất ổn định ở trong nước với các thách thức ở bên ngoài, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể không chấp nhận tạm dừng hành động trên Biển Đôngvì lo ngại đây sẽ là dấu hiệu biểu hiện về sự yếu đuối hay thay đổi chiến lược của Bắc Kinh trong hồ sơ tranh chấp tại Biển Đông.
Đồng quan điểm với ông James Stavridisvàgiáo sư M.Taylor Fravel, mới đây, tại hội thảo trực tuyến về vấn đề Biển Đông với chủ đề “Đi qua những vùng biển tranh chấp” diễn ra ngày 15/5/2020, bà Sumathy Permal – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hàng hải eo biển Malacca/Malaysia nhận định: Từ đầu năm 2020đến nay, Biển Đông đã “nóng” dần lên khi chứng kiến những hành vi khiêu khích và gây hấn của Trung Quốc nhằm vào các quốc gia trong khu vực. Bắc Kinh đã lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại các nước để tiếp tục có những hành động leo thang căng thẳng khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại, điển hình là vụ tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS của Việt Nam với 8 ngư dân trên tàu ngày 02/4/2020.
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có hành vi nguy hiểm và đáng lên án như trên. Gần một năm trước đó, hồi tháng 6/2019, tàu cá mang số hiệu F/B GIMVER1 của Philippines với 22 ngư dân trên tàu cũng đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông.Bà Sumathy Permal nhấn mạnh: “Những hành vi gây hấn nói trên cùng với việc Trung Quốc từ nhiều năm qua liên tục cải tạo phi pháp các bãi đá ở Biển Đông và xây dựng các công trình trái phép trên đó, đồng thời ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là quận Nam Sa và Tây Sa trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, được cho là những bước đi đầy toan tính của Trung Quốc nhằm hiện thực hoá tham vọng độc chiếm Biển Đông thông qua chiến lược Biển xanh 2020”.Chuyên gia này nêu rõ, một trong những chiến thuật chính mà Trung Quốc thường xuyên sử dụng trong suốt hơn 10 năm qua là triển khai các nhóm tàu hỗn hợp gồm tàu cá, tàu hải cảnh và hải giám tới vùng biển của các quốc gia trong khu vực để thực hiện hành vi khai thác trái phép, quấy rối, thậm chí gây hấn và tấn công tàu các nước khác.Đáng lo ngại hơn, hành vi này không những duy trì liên tục trong suốt nhiều năm qua, mà còn tăng cường cả về tần suất, mức độ và số lượng tàu tham gia và đã đạt ngưỡng “chưa từng có tiền lệ” trong những tháng đầu năm 2020 và dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi Trung Quốc đã “rảnh tay” hơn trong việc đối phó với dịch Covid-19.
Trước những diễn biến phức tạp và khó lường trên Biển Đông gần đây, bà Sumathy Permal cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia – vốn chịu nhiều tác động nhất từ các hành vi sai trái của Trung Quốc, cần tiếp tục duy trì các biện pháp pháp lý và ngoại giao cứng rắn hơn nữa nhằm đối phó với Trung Quốc.Hiện nay, các cơ chế và khuôn khổ pháp lý, ngoại giao khác nhau có sự tham gia của các nước có tranh chấp như Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam và cả các nước không có tranh chấp như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… để giải quyết tình hình căng thẳng ở Biển Đông đã hình thành và đang được thực hiện. Tuy nhiên, các khuôn khổ pháp lý và ngoại giao nói trên dù khá đầy đủ và đồng bộ nhưng vẫn chưa đủ sức buộc Trung Quốc từ bỏ tham vọng sai trái của mình. Trên thực tế, dù nhiều lần tuyên bố tôn trọng các thoả thuận hợp tác, đối thoại và tránh có các hành động làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn liên tục có các hành vi gây hấn, khiến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại. DOC được coi là một văn kiện quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, nhưng vẫn không thể phát huy hết tác dụng vì nó không mang tính ràng buộc.Trong khi đó, tiến trình đàm phán thông qua COC – có tính ràng buộc pháp lý, được kỳ vọng sẽ ngăn ngừa căng thẳng tại những khu vực tranh chấp ở Biển Đông lại đang gặp phải rào cản lớn do đại dịch Covid-19,nên không thể diễn ra theo lộ trình đã được các bên nhất trí thông qua.COC đến hẹn nhưng lại phải “chờ”. Tuy nhiên, theo bà Sumathy Permal, việc tiếp tục thúc đẩy tiến trình đàm phán COC trong thời gian tới, khi dịch Covid-19 qua đilà rất quan trọng, các nước nên nỗ lực thúc đẩy với quyết tâm chính trị to lớn hơn để sớm có được một COC thực chất, hiệu quả, đúng luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 thì mới mong tình hình Biển Đông ổn định.

Biển Đông: Tàu Trung Quốc

lại tấn công tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa

Trọng Nghĩa
Theo báo chí Việt Nam, ngày 12/06/2020, một ngư dân ở Quảng Ngãi đã trình báo với chính quyền việc tàu đánh cá của ông bị một tàu công vụ Trung Quốc truy đuổi, đâm hỏng và cướp bóc tại vùng biển Hoàng Sa. Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận có biết tin và đã yêu cầu phía Trung Quốc điều tra.
Theo lời kể của ngư dân Nguyễn Lộc, được báo Tuổi Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trích dẫn, chiếc tàu QNg 96416 của ông, với một thủy thủ đoàn gồm 15 người, đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa hôm 10/06 thì bị một chiếc “tàu sắt” Trung Quốc mang số hiệu 4006 cùng một xuồng máy truy đuổi, liên tiếp đâm vào làm cho hư hỏng và lật nghiêng, khiến các ngư dân phải nhảy xuống biển thoát thân.
Phía Trung Quốc sau đó đã vớt một số ngư dân Việt Nam đưa trở về tàu cá, tra xét, lấy nhiều ngư cụ và hải sản trên tàu, đánh đập thuyền trưởng vì không chịu ký vào giấy tờ do phía Trung Quốc đưa ra, trước khi cho tàu cá rời đi.
Theo ông Nguyễn Lộc, vụ việc xẩy ra ở vùng biển cách đảo Linh Côn, thuộc Hoàng Sa, khoảng 8 hải lý về hướng tây nam. Thông tin do ngư dân cung cấp không nói rõ là chiếc tàu Trung Quốc thuộc đơn vị nào, nhưng xác nhận là trên chiếc tàu có trang bị hai ổ súng.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận
Theo báo Tuổi Trẻ trên mạng, sáng hôm nay 13/06, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã xác nhận sự cố, cho biết là “ngay trong ngày 10/06” tức là khi xẩy ra vụ việc, bộ Ngoại Giao và đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã “trao đổi với phía Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin vụ việc và thông báo kết quả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để tiếp tục phối hợp giải quyết”.
Đây là lần thứ hai trong hai tháng tàu Trung Quốc bị tố cáo tấn công tàu đánh cá của Việt Nam tại vùng Hoàng Sa.

Powered by Blogger.