Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 13/06/2020

Saturday, June 13, 2020 7:12:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 13/06/2020

3 tàu sân bay Hoa Kỳ đang tuần tra Biển Đông – Minh Hòa

Hãng tin AP hôm 12/6 cho biết, Hải quân Hoa Kỳ đang triển khai cùng lúc 3 chiếc tàu sân bay ở Biển Đông, trong bối cảnh tình hình khu vực đang xáo trộn trước những căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Tờ báo này cho biết đây là lần đầu tiên 3 chiếc tàu sân bay cùng tuần tra trong khu vực sau gần 3 năm, và đó cũng là một dấu hiệu cho thấy Hải quân Hoa Kỳ đã vượt qua những ngày tồi tệ nhất của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán COVID-19.
Bài báo của AP viết: “Được hộ tống bởi các tàu tuần dương, các tàu khu trục, các máy bay chiến đấu và các máy bay khác của Hải quân, sự xuất hiện đồng thời đầy bất thường của ba chiếc tàu chiến diễn ra khi Hoa Kỳ đang leo thang những lời chỉ trích về cách phản ứng của Bắc Kinh đối với sự bùng phát của virus corona, các động thái của họ nhằm kiểm soát Hồng Kông và chiến dịch quân sự hóa của họ đối với các đảo nhân tạo ở Biển Đông”.
Chuẩn đô đốc Stephen Koehler, giám đốc điều hành của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nói với AP: “Các tàu sân bay và các nhóm tác chiến tàu sân bay rõ ràng là các biểu tượng phi thường của sức mạnh hải quân Mỹ. Tôi thực sự rất phấn khích vì lúc này chúng tôi đang có 3 nhóm như vậy”.
Phát biểu với AP từ văn phòng ở Hawaii, ông Koehler cho biết Trung Quốc đang xây dựng các tiền đồn quân sự ở Biển Đông một cách từ từ và có phương pháp, đồng thời Bắc Kinh cũng cho lắp đặt các hệ thống tác chiến tên lửa và điện tử lên những tiền đồn này.
Ông Koehler nói rằng gần đây Trung Quốc đã triển khai các máy bay tới Bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa và hiện đang vận hành chúng ở đó.

Cựu đô đốc Mỹ và học giả quốc tế nói gì

về Biển Đông gần đây

Thời gian qua, tình hình Biển Đông tiếp tục nóng lên với nhiều hoạt động của các nước, trong đó sự cạnh tranh Trung – Mỹ thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới với nhiều đánh giá, nhận định.
Cựu Đô đốc Hải quân Mỹ, cựu Tư lệnh tối cao Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) James Stavridis có bài viết “Một cuộc Chiến tranh Lạnh đang nóng lên ở Biển Đông”, phân tích về diễn biến tình hình Biển Đông, nhất là sự đối đầu giữa lực lượng quân sự Mỹ và Trung Quốc trong quá khứ, cũng như gần đây.
Ông Stavridischo rằng, trong những năm qua, Biển Đông luôn “nổi sóng” mà nguyên nhân chủ yếu là do phía Trung Quốc đòi hỏi“chủ quyền” sai trái trên phần lớn diện tích Biển Đông, thực hiện các hoạt động phi pháp xâm phạm chủ quyền lãnh hải của nhiều quốc gia trong khu vực trong khi nước này không có cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông và coi vùng biển này như “ao nhà” của họ.
Trong những năm qua, để chống lại tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, đồng thời khẳng định Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là của riêng Trung Quốc, Hải quân Mỹ đã thực hiện các cuộc tuần tra trong khuôn khổ “chiến dịch tự do hàng hải” theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng, hoạt động đó của Mỹ là không hợp pháp, vì thế các cuộc tuần tra này nhiều lúc gây ra căng thẳnggiữa hai nước khi Trung Quốc đưa lực lượng ra ngăn cản.
Cựu Đô đốc James Stavridischobiết, trongnhững cuộc tuần tra gần đây, tàu USS Barry và tàu khu trục Bunker Hill đã đối đầu với các tàu của Trung Quốc, nhưng họ đã tránh để leo thang căng thẳng. Những động thái như vậy khiến quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục âm ỉ “nóng” và chắc chắn sẽ lặp lại thường xuyên hơn trong những năm tới ở Biển Đông.
Theo ông James Stavridis, khihoạtđộngtạivùngVịnh, cáctàu chiến của Mỹ đã tìm ra cách để tránh xảy ra xung đột khi bị các tàu chiến của Iran đối đầu và quấy nhiễu. Kinh nghiệm đó đã và đang được Mỹ áp dụng vào Biển Đông – nơi Mỹ cho là có lợi ích còn cao hơn, khi phải đối đầu với tàu Trung Quốc.
Đô đốc James Stavridischorằng,điều mấu chốt là Mỹ cần phải buộc Trung Quốc thay đổi dần cách hành xử ở Biển Đông để không phá vỡ cục diện quan hệ quốc tế theo cách dẫn tới một cuộc Chiến tranh Lạnh mới hay một cuộc xung đột vũ trang.Và cách tốt nhất để làm được điều đó là đưa thêm các đồng minh quốc tế tham gia vào các chiến dịch “tự do hàng hải” (bao gồm cả các đối tác trong NATO, cùng với Australia và Nhật Bản); tăng cường sự can dự của Mỹ với Đài Loan, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác quân sự; kiên quyết thực hiện một cuộc điều tra quốc tế tổng thể về đại dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán; xây dựng các quan hệ mạnh mẽ hơn với các quốc gia khác ven Biển Đông.Những biện pháp này cần đi kèm với những đề nghị hợp tác với phía Trung Quốc, như các thỏa thuận thương mại và thuế quan tiếp theo để giúp Trung Quốc có thể tiếp cận các thị trường của Mỹ sau thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được hai nước đàm phán ngay trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra; hợp tác về các tuyến đường thương mại ở Bắc Cực và các tiêu chuẩn về môi trường tại khu vực này – vốn là điều Bắc Kinh rất mong muốn; thực hiện các chiến dịch nhân đạo chung; xây dựng “các chuẩn mực hành vi” giữa lực lượng hải quân của hai nước (giống như điều mà Nga và Mỹ đang tiến hành); tìm hiểu khả năng ký kết các thỏa thuận kiểm soát vũ khí chiến lược và chiến thuật…
Theo ông Stavridis, Mỹ cần nhìn ra biển cả nhiều hơn để đánh giá mối quan hệ Mỹ – Trung xem nó sẽ trở nên căng thẳng tới mức nào, đồng thời ông cũng cảnh báo, “một cuộc Chiến tranh Lạnh đang nóng lên ở Biển Đông”.
Đồng quan điểm với nhận định, đánh giá của cựu Đô đốc James Stavridis, kết hợp với việc nghiên cứu các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua, dưới góc nhìn của một nhà khoa học, ông M.Taylor Fravel – Giáo sư khoa học chính trị, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu an ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts/Mỹ nhận xét rằng, đúng là đại dịch Covid-19 đang tạo ra cơ hội mới cho Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Biển Đông, nhưng đó không phải là “đột biến” mà thực chất nước này đang tiếp tục thực hiện chiến lược lâu nay của mình ở khu vực này. Giáo sư M.Taylor Fravel nêu ra bốn lý do chính thúc đẩy Bắc Kinh hành động nhiều hơn ở Biển Đông:
Thứ nhất, chiến lược “độc chiếm” Biển Đông của Trung Quốc đã có từ lâu và không thay đổi. Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, những động thái của Trung Quốc đã có và diễn ra nhiều lần nhằm tìm cách khẳng định các “quyền lịch sử” sai trái của nước này tại khu vực. Sau khi Tòa Trọng tài thường trực quốc tế (PCA) ra phán quyết bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông (2016), Bắc Kinh đã công khai và cứng rắn tuyên bố với thế giới rằng, “Trung Quốc có các quyền lịch sử ở Biển Đông”. Mặc dù họkhông định nghĩa được nội hàm của những quyền này, song theo một nhà phân tích đáng tin cậy của Trung Quốc, có thể chúng bao gồm quyền đánh bắt cá, quyền đi lại hàng hải và các quyền được ưu tiên khai thác tài nguyên. Để khẳng định cái gọi là “quyền lịch sử”đó, trong những năm qua, Trung Quốc sử dụng ba căn cứ tác chiến tiền phương lớn mà nước này đã tạo ra thông qua các hoạt động cải tạo, bồi đắp bất hợp pháp trên quy mô lớn tại các bãi đá ngầm ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong năm 2014- 2015.
Thứ hai, những hoạt động “gây hấn”của Trung Quốc ở Biển Đông đã có từ trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra và nó được đẩy mạnh khi đại dịch này bùng phátra khắp thế giới. Tháng 12/2019, Bắc Kinh và Jakarta đã trực tiếp “đối đầu” nhau khi một đội tàu cá của Trung Quốc hoạt động gần quần đảo Natuna của Indonesia ở Tây Nam Biển Đông. Tình thế trên kéo dài tới cuối tháng 01/2020, với việc các tàu hải cảnh của Trung Quốc hộ tống các tàu cá của nước này và các lực lượng vũ trang của Indonesia cũng thể hiện quyết tâm cao nhất trong việc bảo vệ chủ quyền của mình. Cuộc “đối đầu” giữa Trung Quốc và Indonesia chỉ là ví dụ mới đây nhất cho thấy cạnh tranh kéo dài liên quan tới việc đánh bắt cá ở vùng biển này, vốn bắt đầu gia tăng từ năm 2016. Trung Quốc coi khu vực đó là “ngư trường truyền thống” của họ, trong khi Indonesia coi vùng biển Natuna nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình.
Thứ ba, đợt đánh bắt cá bắt đầu từ mùa xuân hàng năm thường là thời điểm châm ngòicho những căng thẳng mới. Ngày 02/4/2020, một tàu cá của Việt Nam đang hoạt động gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa thì bị một tàu hải cảnh của Trung Quốc đâm chìm. Trong khi Hoàng Sa là khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền, nhưng đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974. Những diễn biến như vậy thường xảy ra ở khu vực xung quanh quần đảo này, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm của mùa đánh bắt cá mỗi khi vào xuân. Trước đó (tháng 3/2019), một tàu cá khác của Việt Nam đã bị tàu chấp pháp của Trung Quốc đâm chìm gần Đá Lồi. Vụ đụng độ mới nhất diễn ra hồi tháng 4/2020 là sự phản ánh những biến động có tính chu kỳ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực này và quyết tâm “đáp trả” của Bắc Kinh.
Thứ tư, Trung Quốc cũng thường xuyên can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí của các nước, coi đây là hoạt động nhằm khẳng định “chủ quyền” của mình ở Biển Đông. Tháng 4/2020, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong EEZ của Malaysia với sự bảo vệ của các tàu hải cảnh. Đây không phải là nỗ lực mới của Bắc Kinh có liên quan đến nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt tại Biển Đông. Năm 2017 và 2018, Trung Quốc từng gây sức ép liên quan đến các hoạt động khai thác dầu khí gần bãi Tư Chính. Năm 2019, Bắc Kinh đã điều các tàu hải cảnh “lượn lờ” và quấy rối các hoạt động khoan thăm dò trong EEZ của Việt Nam và Malaysia. Trên thực tế, chính tàu Hải Dương 8 này đã từng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam khi hoạt động tại bãi Tư Chính từ đầu tháng 7 tới cuối tháng 10/2019.
Theo giáo sư M.Taylor Fravel, từ mục tiêu nhất quán của Trung Quốc là giành quyền kiểm soát và làm chủ “cuộc chơi” ở Biển Đông, nên Bắc Kinh có thể coi việc gia tăng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông quan trọng hơn việc tạm dừng lại một thời gian để tập trung vào đối phó với đại dịch Covid-19 hay cải thiện quan hệ với các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, vì cân nhắc sự tương quan giữa sự bất ổn định ở trong nước với các thách thức ở bên ngoài, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể không chấp nhận tạm dừng hành động trên Biển Đôngvì lo ngại đây sẽ là dấu hiệu biểu hiện về sự yếu đuối hay thay đổi chiến lược của Bắc Kinh trong hồ sơ tranh chấp tại Biển Đông.
Đồng quan điểm với ông James Stavridisvàgiáo sư M.Taylor Fravel, mới đây, tại hội thảo trực tuyến về vấn đề Biển Đông với chủ đề “Đi qua những vùng biển tranh chấp” diễn ra ngày 15/5/2020, bà Sumathy Permal – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hàng hải eo biển Malacca/Malaysia nhận định: Từ đầu năm 2020đến nay, Biển Đông đã “nóng” dần lên khi chứng kiến những hành vi khiêu khích và gây hấn của Trung Quốc nhằm vào các quốc gia trong khu vực. Bắc Kinh đã lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại các nước để tiếp tục có những hành động leo thang căng thẳng khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại, điển hình là vụ tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS của Việt Nam với 8 ngư dân trên tàu ngày 02/4/2020.
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có hành vi nguy hiểm và đáng lên án như trên. Gần một năm trước đó, hồi tháng 6/2019, tàu cá mang số hiệu F/B GIMVER1 của Philippines với 22 ngư dân trên tàu cũng đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông.Bà Sumathy Permal nhấn mạnh: “Những hành vi gây hấn nói trên cùng với việc Trung Quốc từ nhiều năm qua liên tục cải tạo phi pháp các bãi đá ở Biển Đông và xây dựng các công trình trái phép trên đó, đồng thời ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là quận Nam Sa và Tây Sa trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, được cho là những bước đi đầy toan tính của Trung Quốc nhằm hiện thực hoá tham vọng độc chiếm Biển Đông thông qua chiến lược Biển xanh 2020”.Chuyên gia này nêu rõ, một trong những chiến thuật chính mà Trung Quốc thường xuyên sử dụng trong suốt hơn 10 năm qua là triển khai các nhóm tàu hỗn hợp gồm tàu cá, tàu hải cảnh và hải giám tới vùng biển của các quốc gia trong khu vực để thực hiện hành vi khai thác trái phép, quấy rối, thậm chí gây hấn và tấn công tàu các nước khác.Đáng lo ngại hơn, hành vi này không những duy trì liên tục trong suốt nhiều năm qua, mà còn tăng cường cả về tần suất, mức độ và số lượng tàu tham gia và đã đạt ngưỡng “chưa từng có tiền lệ” trong những tháng đầu năm 2020 và dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi Trung Quốc đã “rảnh tay” hơn trong việc đối phó với dịch Covid-19.
Trước những diễn biến phức tạp và khó lường trên Biển Đông gần đây, bà Sumathy Permal cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia – vốn chịu nhiều tác động nhất từ các hành vi sai trái của Trung Quốc, cần tiếp tục duy trì các biện pháp pháp lý và ngoại giao cứng rắn hơn nữa nhằm đối phó với Trung Quốc.Hiện nay, các cơ chế và khuôn khổ pháp lý, ngoại giao khác nhau có sự tham gia của các nước có tranh chấp như Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam và cả các nước không có tranh chấp như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… để giải quyết tình hình căng thẳng ở Biển Đông đã hình thành và đang được thực hiện. Tuy nhiên, các khuôn khổ pháp lý và ngoại giao nói trên dù khá đầy đủ và đồng bộ nhưng vẫn chưa đủ sức buộc Trung Quốc từ bỏ tham vọng sai trái của mình. Trên thực tế, dù nhiều lần tuyên bố tôn trọng các thoả thuận hợp tác, đối thoại và tránh có các hành động làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn liên tục có các hành vi gây hấn, khiến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại. DOC được coi là một văn kiện quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, nhưng vẫn không thể phát huy hết tác dụng vì nó không mang tính ràng buộc.Trong khi đó, tiến trình đàm phán thông qua COC – có tính ràng buộc pháp lý, được kỳ vọng sẽ ngăn ngừa căng thẳng tại những khu vực tranh chấp ở Biển Đông lại đang gặp phải rào cản lớn do đại dịch Covid-19,nên không thể diễn ra theo lộ trình đã được các bên nhất trí thông qua.COC đến hẹn nhưng lại phải “chờ”. Tuy nhiên, theo bà Sumathy Permal, việc tiếp tục thúc đẩy tiến trình đàm phán COC trong thời gian tới, khi dịch Covid-19 qua đilà rất quan trọng, các nước nên nỗ lực thúc đẩy với quyết tâm chính trị to lớn hơn để sớm có được một COC thực chất, hiệu quả, đúng luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 thì mới mong tình hình Biển Đông ổn định.

Biển Đông: Tàu Trung Quốc

lại tấn công tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa

Trọng Nghĩa
Theo báo chí Việt Nam, ngày 12/06/2020, một ngư dân ở Quảng Ngãi đã trình báo với chính quyền việc tàu đánh cá của ông bị một tàu công vụ Trung Quốc truy đuổi, đâm hỏng và cướp bóc tại vùng biển Hoàng Sa. Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận có biết tin và đã yêu cầu phía Trung Quốc điều tra.
Theo lời kể của ngư dân Nguyễn Lộc, được báo Tuổi Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trích dẫn, chiếc tàu QNg 96416 của ông, với một thủy thủ đoàn gồm 15 người, đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa hôm 10/06 thì bị một chiếc “tàu sắt” Trung Quốc mang số hiệu 4006 cùng một xuồng máy truy đuổi, liên tiếp đâm vào làm cho hư hỏng và lật nghiêng, khiến các ngư dân phải nhảy xuống biển thoát thân.
Phía Trung Quốc sau đó đã vớt một số ngư dân Việt Nam đưa trở về tàu cá, tra xét, lấy nhiều ngư cụ và hải sản trên tàu, đánh đập thuyền trưởng vì không chịu ký vào giấy tờ do phía Trung Quốc đưa ra, trước khi cho tàu cá rời đi.
Theo ông Nguyễn Lộc, vụ việc xẩy ra ở vùng biển cách đảo Linh Côn, thuộc Hoàng Sa, khoảng 8 hải lý về hướng tây nam. Thông tin do ngư dân cung cấp không nói rõ là chiếc tàu Trung Quốc thuộc đơn vị nào, nhưng xác nhận là trên chiếc tàu có trang bị hai ổ súng.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận
Theo báo Tuổi Trẻ trên mạng, sáng hôm nay 13/06, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã xác nhận sự cố, cho biết là “ngay trong ngày 10/06” tức là khi xẩy ra vụ việc, bộ Ngoại Giao và đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã “trao đổi với phía Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin vụ việc và thông báo kết quả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để tiếp tục phối hợp giải quyết”.
Đây là lần thứ hai trong hai tháng tàu Trung Quốc bị tố cáo tấn công tàu đánh cá của Việt Nam tại vùng Hoàng Sa.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.