Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 13/06/2020

Saturday, June 13, 2020 7:09:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 13/06/2020

Tổng Thống Trump sẽ không để thành phố Seattle bị những người vô chính phủ chiếm đóng

Hôm thứ năm (11/6), trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Fox News, tổng thống Trump cho biết rằng, chính quyền của ông sẽ không để thành phố Seattle bị những người vô chính phủ chiếm đóng. Nếu tình hình hiện tại không được giải quyết ổn thỏa, chính quyền ông sẽ can thiệp.
Cuộc phỏng vấn đầy đủ này đã được phát sóng trên chương trình “Outnumbered Overtime” vào lúc 1 giờ chiều thứ sáu (12/6) theo giờ miền Đông.
Fox News đưa tin, hôm thứ hai (8/6), sau nhiều ngày biểu tình diễn ra do cái chết của anh George Floyd, tổng thống Trump cho rằng cách bà Jenny Durkan, thị trưởng thành phố Seattle, giải quyết tình trạng biểu tình khá thảm hại. Tổng thống cũng kêu gọi ông Jay Inslee, thống đốc Washington bố trí lực lượng Vệ binh Quốc gia để lập lại trật tự tại đây. Bên cạnh đó, tổng thống miêu tả ông là một tổng thống của luật pháp và trật tự.
Mặc dù còn nhiều điều quan trọng cần làm, nhưng lực lượng cảnh sát và cơ quan thực thi pháp luật của Hoa Kỳ phải cứng rắn, họ phải được đào tạo một cách đúng đắn. Họ vẫn làm nhiều điều tốt đẹp nhưng mọi người có thể không biết đến.
Sau khi xem xong đoạn video về cái chết của anh Floyd, tổng thống Trump thấu hiểu được sự giận dữ, bất bình và sợ hãi của cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu. Do vậy, tổng thống mong muốn cải thiện nền kinh tế để đem mọi người đến gần nhau hơn, đồng thời khôi phục lại sự thịnh vượng và phát triển của cộng đồng người da màu. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-se-khong-de-thanh-pho-seattle-bi-nhung-nguoi-vo-chinh-phu-chiem-dong/

Vụ George Floyd: Trump ‘nói chung’

ủng hộ cấm cảnh sát thực hiện ‘khóa cổ’

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay phương pháp ‘khóa cổ’ gây tranh cãi nhằm trấn áp một số nghi phạm “nói chung” là cần phải chấm dứt.
Một số lực lượng cảnh sát Hoa Kỳ đã cấm phương pháp này kể từ khi các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc bùng phát sau cái chết của George Floyd, một người Mỹ gốc Phi.
Vì sao các cuộc biểu tình tại Mỹ lần này mạnh mẽ như vậy?
Biểu tình Mỹ, Hong Kong, Thiên An Môn và bài học chung với VN?
Cái chết của George Floyd: Trung Quốc xuất hiện ‘vẻ vang’ nhờ các cuộc biểu tình ở Mỹ
Ông Floyd chết sau khi một cảnh sát da trắng quỳ đầu gốc trên cổ ông trong chín phút.
Ông Trump nói rằng cấm ‘khóa cổ’ sẽ là một “điều rất tốt” nhưng chúng vẫn có thể cần thiết trong một số tình huống.
Bình luận của tổng thống được đưa ra khi đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội Hoa Kỳ đang cố gắng hoàn thiện các chi tiết của dự luật cải cách cảnh sát – Đạo luật Công lý trong Lực lượng Cảnh sát năm 2020.
Ông Trump nói với Fox News rằng khái niệm ngăn chặn lực lượng cảnh sát sử dụng phương pháp ‘khóa cổ’ nghe có vẻ “rất ngây thơ, quá hoàn hảo”.
“Nhưng tôi cho rằng việc này nói chung nên chấm dứt,” và rằng ông có thể đưa ra “khuyến nghị rất mạnh mẽ” cho chính quyền địa phương.
Viên cảnh sát quỳ trên cổ ông Floyd đã bị cách chức và bị buộc tội giết người cấp độ hai.
Áp lực cải cách cảnh sát Mỹ
Ông Trump – người vấp phải các chỉ trích mạnh mẽ vì phản ứng của ông trước scác cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát đang nổ ra khắp nước Mỹ – cho biết ông muốn “nhìn thấy pháp luật được thực thi một cách mạnh mẽ nhưng nhân từ”, và rằng “sự cứng rắn đôi khi là nhân từ nhất”.
Được người phỏng vấn Harris Faulkner đề nghị giải thích về việc ông tweet tháng trước rằng “khi cướp bóc bắt đầu, bắn giết bắt đầu” – đã bị Twitter kiểm duyệt vì ủng hộ bạo lực – tổng thống nói: “Khi việc cướp bóc bắt đầu, điều đó có nghĩa là… chắc chắn, sẽ có cái chết, sẽ có sự giết chóc. Và, đó là một điều tồi tệ.”
Đạo luật Công lý trong Lực lượng Cảnh sát do đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện trình ra, nhưng để được thông qua, nó cần phải giành được ủng hộ của thành viên đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện.
Có khả năng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận về việc cấm ‘khóa cổ’ và cấm ‘khám nhà không gõ cửa’ – giống như trong vụ cảnh sát ập vào nhà riêng và nổ súng giết chết cô Breonna Taylor hôm 13/3/2020.
Trong khi đó, hội đồng thành phố Minneapolis, nơi ông Floyd thiệt mạng, đã thông qua nghị quyết vào thứ Sáu để thay thế sở cảnh sát bằng hệ thống an toàn công cộng do cộng đồng lãnh đạo.
Việc này được thực hiện sau khi hội đồng bỏ phiếu để giải tán sở cảnh sát.
Theo nghị quyết, hội đồng thành phố sẽ bắt đầu một quá trình kéo dài một năm gắn kết “với mọi thành viên cộng đồng ở Minneapolis” để đưa ra một mô hình an toàn công cộng mới.
Tại New York, Thống đốc Andrew Cuomo đã ra lệnh cho các sở cảnh sát thực hiện các cải cách chính nhằm hồi đáp các cuộc biểu tình.
Ông Cuomo cho biết ông sẽ ngừng tài trợ cho chính quyền địa phương, những người đã không áp dụng các cải cách nhằm giải quyết việc sử dụng vũ lực quá mức và thiên vị trong các sở cảnh sát của họ vào tháng Tư tới.
Ông nói rằng ông sẽ ký một lệnh hành pháp cho các đô thị để “tái tạo và hiện đại hóa” các sở cảnh sát của họ để chống lại nạn phân biệt chủng tộc. Hồ sơ kỷ luật của cảnh sát sẽ được công bố công khai và ‘khóa cổ’ sẽ trở thành một trọng tội bị phạt lên đến 15 năm tù.
“Điều đó nên được thực hiện ở mọi cơ quan cảnh sát ở đất nước này”, ông Cuomo được hãng thông tấn Reuters dẫn lời.
Ngồi bên cạnh thống đốc tại cuộc họp báo là Gwen Carr và Valerie Bell, hai bà mẹ của Eric Garner và Sean Bell – hai người đàn ông da đen không vũ trang thiệt mạng trong các vụ bắt giữ của cảnh sát.
Ông Garner chết khi một cảnh sát da trắng ‘khóa cổ’ khi bắt giữ ông vào năm 2014.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53032314

Lý do khiến Mỹ chìm trong vòng xoáy

biểu tình bạo lực lớn nhất lịch sử

Biểu tình đã lan rộng khắp các thành phố và nông thôn của Mỹ. Phản ứng của người dân cũng dữ dội và quyết liệt hơn.
Hàng nghìn người Mỹ đã xuống đường biểu tình để phản đối phân biệt chủng tộc và kêu gọi chống các hành vi bạo lực của cảnh sát sau cái chết của công dân da màu George Floyd.
Washington Post dẫn nhận định của các chuyên gia cho biết, đây là cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, lan rộng hơn 650 thành phố và trải khắp 50 tiểu bang.
Tại sao cái chết của George Floyd lại tạo ra làn sóng biểu tình dữ dội như vậy?
George Floyd không phải là người Mỹ gốc Phi đầu tiên là nạn nhân của hành vi bạo lực của cảnh sát. Trước đó đã có những cuộc biểu tình và lời kêu gọi thay đổi sau khi Tamir Rice, Michael Brown và Eric Garner tử vong trong các vụ bạo lực của cảnh sát. Nhưng lần này có vẻ khác, phản ứng của người dân kéo dài và lan rộng hơn. Biểu tình đã lan rộng khắp các thành phố và cộng đồng nông thôn của Mỹ với thành phần tham gia chủ yếu là người da trắng. Theo các nhà phân tích, nhiều yếu tố khác nhau đã kết hợp lại tạo thành “cơn bão biểu tình” bao trùm toàn nước Mỹ.
Cái chết của George Floyd quá rõ ràng và không thể biện minh
Nhân viên cảnh sát Derek Chauvin đã quỳ gối ghì lên cổ Floyd trong gần 9 phút, ngay cả khi anh liên tục nói rằng “Tôi không thể thở được”. Cuối cùng Floyd trở nên bất động. Vụ việc được camera giám sát ghi lại rõ ràng.
“Trong những trường hợp trước, các vụ việc thường không rõ ràng, chúng ta chỉ chứng kiến được 1 phần của những gì xảy ra, hoặc cảnh sát nói rằng họ quyết định tấn công bởi lo ngại mạng sống của họ bị đe dọa. Trong trường hợp này, hành động bất công được thể hiện rõ, ai cũng thấy người đàn ông này (Floyd) hoàn toàn không có vũ trang và không có khả năng chống cự”, nhà hoạt động xã hội Frank Leon Roberts nói với BBC.
Một số người lần đầu tiên tham gia biểu tình chia sẻ, việc chứng kiến toàn bộ vụ việc xảy ra với George Floyd khiến họ cảm thấy không thể ở trong nhà thêm nữa. “Có hàng trăm cái chết không được ghi lại trên video. Nhưng tôi nghĩ tính chất bạo lực trong video này đã thức tỉnh mọi người”, cô Sarina LeCroy – một người biểu tình từ Maryland cho biết.
Tương tự, Wengfay Ho – một người biểu tình khác cho biết cô luôn ủng hộ phong trào Black Lives Matter (tạm dịch là “Sinh mạng người da màu cũng quan trọng”), nhưng cái chết của George Floyd giống như một chất xúc tác đặc biệt khiến cô phải tham gia cuộc biểu tình lần đầu tiên.
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tỷ lệ thất nghiệp cao
“Lịch sử thay đổi khi có sự hội tụ bất ngờ của các lực lượng”, ông Roberts nhận xét. Cái chết của George Floyd diễn ra trong lúc đại dịch Covid-19 đang hoành hành nghiêm trọng tại Mỹ, khiến người dân phải sống dưới sắc lệnh phải ở trong nhà, kèm theo đó là tỷ lệ thất nghiệp cao nhất kể từ cuộc đại suy thoái diễn ra vào những năm 1930.
“Tình huống ở đây là toàn bộ đất nước bị phong tỏa, có nhiều người ở trong nhà xem TV hơn, nhiều người bị buộc phải chú ý, họ khó có thể nhìn đi chỗ khác, họ ít bị phân tâm hơn khi tập trung vào 1 vấn đề”.
Đại dịch đã thay đổi cách thức chúng ta sống và làm việc và khiến nhiều người Mỹ tự hỏi chính họ rằng “những hoạt động bình thường nào không thể chấp nhận được”. Xét ở mức độ thực tế, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 13% tại Mỹ đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người dân có thể xuống đường biểu tình bởi họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với công việc.
Giọt nước cuối cùng làm tràn ly
Cái chết của Floyd xảy ra không lâu sau cái chết của 2 người da màu khác là Ahmaud Arbery và Breonna Taylor.
Arbery, 25 tuổi, bị bắn vào ngày 23/2 khi đang chạy bộ ở Georgia, sau khi một số người dân nói rằng anh ta giống như một nghi phạm trộm cắp. Tiếp đến ngày 13/3,  nữ y tá Breonna Taylor, 26 tuổi, bị bắn khi đang ngủ, sau khi  ba nhân viên cảnh sát xông vào căn hộ của cô ở Kentucky điều tra ma túy, dù cô không liên quan. Tên của các nạn nhân này đều xuất hiện trên các tấm áp phích trong các cuộc biểu tình Black Lives Matters mới nhất.
Theo nhà hoạt động Roberts, cái chết của Floyd là “cọng rơm cuối cùng làm bùng phát ngọn lửa giận dữ”. Thêm vào đó, vụ việc xảy tra trong năm bầu cử cũng sẽ khiến các chính trị gia chú ý và đưa ra các phản hồi nhiều hơn.
Cuộc biểu tình đa dạng chủng tộc hơn
Mặc dù chưa có số liệu về chủng tộc nhưng nhiều cuộc biểu tình có những người không phải là người Mỹ gốc Phi tham gia.
Chẳng hạn tại Washington D.C, hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình vào cuối tuần qua. Khoảng 1 nửa đám đông không phải là người da màu. Nhiều cuộc biểu tình đưa ra những biểu ngữ đặc biệt, khẳng định mong muốn trở thành đồng minh của phong trào ủng hộ quyền lợi của người da màu.
Một cuộc thăm dò do ABC thực hiện cho thấy, 74% người Mỹ cảm thấy rằng vụ sát hại Floyd là một phần của vấn đề lớn hơn cho thấy sự phân biệt đối xử của cảnh sát đối với người người Mỹ gốc Phi. Tỷ lệ này gia tăng đáng kết so với kết quả cuộc thăm dò dư luận năm 2014, sau cái chết của hai công dân da màu Michael Brown và Eric Garner khi 43% người Mỹ đưa ra ý kiến tương tự.
Ngoài những cuộc biểu tình ở các thành phố lớn còn có những cuộc biểu tình ở những thành phố hoặc thị trấn nhỏ, những nơi được cho là có “tình trạng phân biệt chủng tộc rõ rệt nhất” trong đó có thị trấn Anna, ở bang Illinois và Vidor, thuộc bang Texas.
Hành động của cảnh sát có ảnh hưởng như thế nào?
Phần lớn các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ đều diễn ra trong hòa bình và trong một số trường hợp, các nhân viên cảnh sát địa phương cũng bày tỏ sự ủng hộ của họ. Tuy nhiên, ở một số nơi đã xảy ra đụng độ và xô xát giữa người biểu tình với cảnh sát.
Tuần trước, nhà chức trách đã sử dụng vũ lực giải tán những người biểu tình ôn hòa ở một quảng trường bên ngoài Nhà Trắng để mở đường cho Tổng thống Trump đến thăm một nhà thờ ở gần đó. Hàng chục nhà báo đưa tin về cuộc biểu tình cũng cho biết họ phải hứng chịu đạn cao su và bình xịt hơi cay của lực lượng an ninh. Một số người biểu tình đã xuống đường sau khi họ cảm thấy cảnh sát sử dụng vũ lực thái quá.
Theo kết quả thăm dò dư luận của CNN, 84% người Mỹ đánh giá các cuộc biểu tình ôn hòa nhằm chống lại hành vi bạo lực của cảnh sát đối với người Mỹ gốc Phi là hợp lý, trong khi đó 27% thể hiện sự ủng hộ đối với biểu tình bạo lực, mặc dù sự ủng hộ bị chi phối sâu sắc bởi đường lối chính trị.
Biểu tình sẽ đi đến đâu?
Người biểu tình kêu gọi cải cách lực lượng cảnh sát, trong đó có yêu cầu bắt buộc các nhân viên cảnh sát phải mang camera trên người, cắt giảm ngân sách cho lực lượng này hoặc khuyến khích mọi người đi bỏ phiếu.
Tuy nhiên, nhà hoạt động Roberts cho rằng, còn quá sớm để biết được liệu những cuộc biểu tình hiện tại có dẫn đến thay đổi lâu dài hay không. Nhiều người biểu tình ở Washington D.C cuối tuần qua cho biết, họ cảm thấy đang ở một thời khắc lịch sử và hy vọng mọi thứ sẽ thực sự thay đổi.
Hồi đầu tuần này, Hội đồng thành phố Minneapolis đã quyết định giải thể và xây dựng lại sở cảnh sát của thành phố sau cái chết của Floyd. Mới nhất vào hôm 9/6, Hội đồng thành phố Washington D.C đã thông qua một loạt thay đổi lớn, cấm tuyển dụng những cảnh sát có tiền sử sai phạm nghiêm trọng ở những nơi khác, yêu cầu công bố nhanh chóng danh tính và video chứng minh cảnh sát sử dụng vũ lực với dân thường.
Theo Washington Post, cái chết của George Floyd đã có ảnh hưởng đối với xã hội Mỹ theo những cách thức chưa từng thấy so với các vụ việc trước đây. Tiếng nói chỉ trích đến từ mọi phía, yêu cầu nhà cầm quyền không chỉ giải quyết vấn đề chính sách đối với cộng đồng thiểu số mà xa hơn là xóa bỏ bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc. Lời kêu gọi thay đổi không chỉ đến từ các đảng phái mà còn từ lãnh đạo các tổ chức tôn giáo, các tổ chức học thuật, quan chức thực thi pháp luật và những người khác.
Cuộc bầu cử tháng 11 tới sẽ quyết định ai là người lãnh đạo nước Mỹ trong 4 năm tới, nhưng nó không giải quyết câu hỏi liệu phản ứng hiện tại có biến thành hành động cụ thể trong tương lai hay không. Người đứng đầu Nhà Trắng sẽ phải rất nỗ lực để tạo ra sự thay đổi, như những gì nước Mỹ đã chứng kiến vào những năm 1960 khi Tổng thống Lyndon B. Johnson thúc đẩy Đạo luật Dân quyền năm 1964 và Đạo luật Quyền bỏ phiếu năm 1965
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35233-ly-do-khien-my-chim-trong-vong-xoay-bieu-tinh-bao-luc-lon-nhat-lich-su.html

‘Mạng người da đen quý giá’:

Chính khách có thể quỳ, nước Mỹ không thể quỳ

Phụng Minh
“Nếu muốn tôi chọn, tôi chắc chắn sẽ chọn người đứng để thu hút phiếu bầu…”
Một chia sẻ của nhân sĩ người Hoa đang sống ở Hoa Kỳ sau khi đích thân trải nghiệm những gì đang xảy ra tại đất nước này. Vị nhân sĩ người Hoa, với tên dùng trên mạng là Nhị Đại Gia, đã nêu quan điểm của mình về việc đánh giá sự đáng tin cậy của những chính trị gia sẵn sàng quỳ vì lá phiếu. Sau đây là nguyên văn bài viết:
Do văn hóa phương Đông và phương Tây có sự khác biệt, nên việc quỳ gối cũng có hàm nghĩa khác nhau. Khi phong trào “Mạng sống người da đen quý giá” đã lan rộng khắp toàn cầu, chúng ta tận mắt thấy nhiều người quỳ gối, đây là động tác biểu đạt bắt nguồn từ tôn giáo, không phải là khuất phục, mà là tôn sùng, cầu nguyện để được phù hộ tâm ý. Dưới góc độ là để biểu đạt sự hòa giải, khẩn cầu khoan dung thậm chí là một kiểu yêu cầu, tố cáo chính trị đặc biệt, thì vẫn là có để khiến người ta tiếp nhận được. Nhưng đây chỉ là một hành động xuất phát từ hiểu biết cá nhân về đạo đức, không nên và cũng không thể trở thành một tiêu chuẩn cưỡng chế.
Trong rối loạn, xuất hiện lượng lớn người da đen bạo loạn trên đường phố chặn đường những người da trắng không có chút quan hệ gì, ép buộc đối phương quỳ xuống tạ lỗi. Trên Twitter có clip về một thành viên của tổ chức “Mạng sống người da đen quý giá” (Black Lives Matter) công nhiên chặn đường một cô gái người da trắng đang chạy bộ tập thể dục trên đường, bắt cô quỳ xuống và dùng thân phận người da trắng để nhận tội. Cô gái đang ở thế yếu nên chỉ có thể làm theo. Lại có một ông chủ người da đen bắt nữ nhân viên người da trắng phải quỳ xuống tạ lỗi, người phụ nữ đáng thương này còn phải đối diện với ống kính để cảm tạ ông chủ đã cho mình cơ hội này, cơ hội cho “người đặc quyền da trắng” như mình được xin lỗi…
Đây chẳng phải là “mạng sống người da đen quý giá” mà là “mạng sống người da đen khiến người khác phải quỳ gối”.
Ở thị trấn Cary, bang Bắc Carolina, cảnh sát vì để đổi lấy cái gọi là sự tha thứ của người da đen đã đặc biệt tổ chức một sự kiện quỳ xuống rửa chân cho người da đen. Những người thuộc phe cực tả vì để biểu đạt tâm ý muốn chuộc tội thậm chí còn dùng dây xích sắt trói mình lại, dùng gông gỗ để khóa cổ, dùng phương thức gần như tự hành hạ mình để cầu hòa.
Màn biểu diễn lấy cờ hiệu chống phân biệt chủng tộc này, đang nhanh chóng trượt xuống vực sâu khiến người ta thấy buồn nôn. Điều khiến người ta cảm thấy vô cùng khó hiểu là sau khi phong trào này lan sang các nước khác, ở đó cũng diễn lại cùng một vở kịch giống nhau. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng quỳ gối, người dân nước Anh thì lật đổ nhiều tượng nhân vật lịch sử bằng đồng, người da đen ở Pháp yêu cầu người da trắng biến khỏi nước Pháp…
Toàn bộ phương Tây văn minh, trong phong trào “Quỳ vì người da đen” đang tranh nhau chen lấn hướng về sự kiện quỳ gối một cách vô lý, cầu hòa với những kẻ côn đồ lưu manh. Thành phố Minneapolis (bang Minnesota) thậm chí còn thông qua biện pháp cực đoan, yêu cầu giải tán tiêu cục cảnh sát, thành phố New York rộng lớn như vậy cũng bắt chước theo, đòi cắt giảm dự toán ngân sách cho cảnh sát… Lãnh tụ Đảng Dân chủ Nancy Patricia Pelosi dẫn đầu lượng lớn nghị viên đảng Dân chủ quỳ xuống làm trò. Người đang ra tranh cử chức Tổng thống – Biden, thậm chí còn tuyên bố nếu trúng cử sẽ bồi thường cho người da đen 1,4 tỷ USD – tính ra thì mỗi người da đen nhận được bình quân 350.000 USD… Do bị chỉ trích, “lơ là với sự khủng bố của chế độ nô lệ”, bộ phim kinh điển “Cuốn theo chiều gió” đã phát sóng 80 năm qua cũng bị HBO gỡ xuống!
Do tình hình dịch bệnh, số người Mỹ tử vong đã lên đến hơn 100.000 người (tính đến 13/6 là 116.000 người – PV), cũng chưa từng thấy có chính khách hoặc đoàn thể nào có phản ứng vô cùng đau đớn như cha mẹ mình chết, như họ đang làm đối với cái chết của George Floyd thế này. Thật khó tưởng tượng, nơi có thể nói là khuôn mẫu văn minh của địa cầu, trong màn biểu diễn hài hước sau trận dịch bệnh này, trong một đêm giống như đều đã trở thành “hiện trường trao Giải Oscar” rồi…
Nhưng vẫn may là, trong niềm hân hoan của các diễn viên quần chúng này, vẫn còn rất nhiều người tỉnh táo. Ngày 2/6, bà Lily Mei – Thị trưởng thành phố Fremont (bang California) đã bị yêu cầu phải quỳ xuống trong một cuộc đối thoại với đám người bạo loạn, nhưng vị thị trưởng gốc Hoa này kiên quyết từ chối, bà nói: “Tôi ủng hộ các bạn biểu tình ôn hòa, nhưng tôi chỉ quỳ trước Thượng Đế”.
Nhà hoạt động chính trị nổi tiếng người da đen, Candace Owens cũng nói thẳng trên Twitter của mình rằng: “Tôi và kẻ đã từng cầm súng chĩa vào bụng một người phụ nữ mang thai (Floyd) không có điểm chung. Những người da đen được giáo dục không hy vọng có bất cứ mối quan hệ nào với anh ta, chúng tôi vĩnh viễn không bao giờ quỳ gối”. Đồng thời bà cũng khiển trách những giọt nước mắt của Đảng Dân chủ, mà “phiếu bầu của người da đen quan trọng hơn”.
Khi bạo loạn tại Washington lên đến đỉnh điểm, Tổng thống Trump từng có hành động khiến người ta kinh ngạc, ông đi bộ xuyên qua Nhà Trắng đến Nhà thờ St. John đối diện với nơi từng bị đốt cháy trong bạo loạn, ông giơ cao Kinh thánh và đứng sừng sững không nói lời nào. Ông viết trên Twitter rằng: “Pháp luật và trật tự!” “Không quỳ gối!”.
Trong ngày đầu tiên tôi lên lớp học sáng tác ở Mỹ, thầy giáo từng bảo mỗi người hãy viết lên bảng lý do bản thân đến Mỹ, các bạn đều viết rất nhiều kế hoạch nghề nghiệp, tôi thì viết mấy chữ: Vì tự do.
Thầy giáo nói vậy có thể viết một câu hay không? Tôi nghĩ một chút, rồi thêm vào đó mấy từ: “Vì sự tự do vĩnh viễn không quỳ gối”.
Tại quốc gia mà sự ác ôn có mặt ở khắp mọi nơi, tôi chưa từng quỳ, tại vùng đất này (nước Mỹ tự do – PV) tôi tin rằng sẽ càng không (bao giờ quỳ xuống). Bạn có thể tự do quỳ, tôi cũng có tự do không quỳ. Trong thể chế dân chủ, chính khách có rất nhiều thủ đoạn để lôi kéo phiếu bầu và đây cũng không phải là điều kỳ lạ. Nhưng nếu muốn tôi chọn, tôi chắc chắn sẽ chọn người đứng để thu hút phiếu bầu. Không có gì khác hơn, tôn nghiêm chính là điểm mấu chốt để đánh giá một người có đáng tin cậy hay không. Chính khách có thể quỳ, còn nước Mỹ không thể quỳ.
Xem bài gốc tại đây
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/mang-nguoi-da-den-quy-gia-chinh-khach-co-the-quy-nuoc-my-khong-the-quy.html

Mỹ : Làn sóng chống bạo lực cảnh sát tiếp diễn

Thanh Hà
Phong trào phản kháng tại Mỹ chống kỳ thị và bạo lực cảnh sát dấy lên từ sau cái chết của người Mỹ da đen George Floyd giảm cường độ nhưng vẫn chưa tới hồi kết. Tại thủ đô Washington rào cản bao quanh công viên Lafayette đối diện với Nhà Trắng đã được dỡ bỏ. Nhưng tại thành phố Seattle, miền tây bắc Hoa Kỳ, tình hình vẫn còn căng thẳng.
Sau loạt bạo động tuần qua, đặc biệt là nhắm vào một số cơ sở của cảnh sát, một khu phố tại Seattle tự nhận là “khu tự quản”. Tình trạng này khiến tổng thống Trump, ngày 12/06/2020, cứng giọng với những người phản kháng. Thông tín viên Anne Corpet từ thủ đô Washington:
 Một tấm biểu ngữ dẫn vào khu vực Capitol Hill của thành phố ghi: “Nơi đây giờ thuộc về nhân dân”. Khu này trải rộng trên 5 tòa nhà, và người biểu tình tìm cách tuyên bố tự quản không cần có sự hiện diện của cảnh sát.
Nhiều bức tranh, biểu ngữ được vẽ trên vỉa hè. Người biểu tình biểu diễn văn nghệ, tổ chức các cuộc thảo luận … Không khí có vẻ hòa dịu. Nhưng tổng thống Trump xem đây là những hành vi làm tối loạn trật tư không thể chấp nhận được. Trên mạng xã hội Twitter ông ra lệnh cho chính quyền địa phương làm chủ lại tình hình tại thành phố này và đe dọa can thiệp.
Trên đài truyền hình Fox News nguyên thủ Mỹ tuyên bố “Tôi nói cho quý vị biết, nếu họ không giải quyết tình hình, chúng tôi sẽ can thiệp. Tôi muốn nói đơn giản một điều : sẽ không để cho những thành phần vô chính phủ chiếm đóng Seattle. Nếu cần chúng tôi sẽ làm, bằng cách này hay cách khác. Người ta không thể chiếm đóng một phần của một thành phố đẹp” như Seattle.
Trước đe dọa của chính quyền liên bang, thị trưởng Seattle một người thuộc đảng Dân Chủ, Jenny Durkain, trên Twitter trực tiếp nhắm vào tổng thống Trump khi viết “Hãy để chúng tôi sống trong an toàn. Hãy trở lại hầm trú ẩn của ông đi”. Nguyên thủ Mỹ xem thông điệp này là một điều “thê thảm”.
Cũng do dư âm từ vụ người Mỹ da đen George Floyd làm dấy lên phong trào đấu tranh vì bình đảng màu da, tổng thống Trump hôm 12/06/2020  thông báo hoãn lại một ngày cuộc vận động tranh cử tại thành phố Tulsa, bang Oklahoma.
Ban đầu tổng thống Trump dự kiến khởi động lại chiến dịch vận động tranh cử ngày 19/06/2020. Nhưng đó là ngày nước Mỹ kỷ niệm chấm dứt chế độ nô lệ 19/06/1865. Hơn nữa, Tulsa là nơi năm 1921 trong 2 ngày liên tiếp, cộng đồng người Mỹ da đen ở khu phố Greenhood đã bị người da trắng tàn sát. Đến Tulsa đúng ngày 19/06 không khác nào đổ thêm dầu vào lửa nên ông đã hoãn lại cuộc vận động tại này 1 ngày.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200613-m%E1%BB%B9-l%C3%A0n-s%C3%B3ng-ch%E1%BB%91ng-b%E1%BA%A1o-l%E1%BB%B1c-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-ti%E1%BA%BFp-di%E1%BB%85n

Cựu nghị sĩ Mỹ: Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm

pháp luật và bồi thường thiệt hại

vì để Covid-19 bùng phát

Lục Du
Ông Newt Gingrich, cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, gần đây, trong một bài viết đăng trên Fox News, đã chia sẻ quan điểm của mình về việc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm đối với Covid-19. Sau đây là phần lược dịch bài viết của ông.
Tới thời điểm này nhìn lại, rõ ràng, chính quyền Trung Quốc đã có lỗi khi để đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát và nói dối thế giới về những gì diễn ra trong đại dịch.
Nhưng chế độ cầm quyền ở Trung Quốc phải chịu trách nhiệm tới đâu khi để virus chết người tàn phá thế giới? liệu nó có phải chịu trách nhiệm pháp lý không?
Tôi, Newt Gingrich, đã có cuộc trao đổi với ông Eric Schmitt, Giám đốc Sở tư pháp của bang Missouri, một bang đang thực hiện các hành động pháp lý để kiện chính quyền Trung Quốc vì lừa dối thế giới và khiến virus Vũ Hán lây lan ra toàn cầu.
Vào ngày 21/4, ông Schmitt đã đệ đơn lên Tòa án quận Đông Missouri của Mỹ kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức khác ở Trung Quốc che giấu sự thật về virus Vũ Hán.
Đơn kiện dài 47 trang Tố cáo chính quyền Trung Quốc trong những tuần quan trọng đầu tiên của đợt bùng phát dịch đã “lừa dối người dân, che đậy những thông tin quan trọng, bắt giữ người cảnh báo về virus, phủ nhận loại virus nguy hiểm có khả năng lây lan từ người sang người mặc dù có bằng chứng, phá dẹp những nghiên cứu y học quan trọng [có thể phòng chống Covid], để hàng triệu người có thể đã nhiễm virus đi lại khắp nơi và thu gom đồ bảo hộ cá nhân, vì những việc này mà gây ra đại dịch toàn cầu đáng ra không xuất hiện và có thể phòng ngừa được”.
Vụ kiện đã làm sáng tỏ những cáo buộc đối với chính quyền Trung Quốc một cách chi tiết đến khó tin, cho thấy mức độ sai phạm nghiêm trọng của Bắc Kinh. Vụ kiện cũng nêu chi tiết về việc đại dịch đã gây ra khó khăn cho Missouri và trên toàn cầu như thế nào, đó là sự chết chóc, cách ly xã hội, thất nghiệp lớn, hoạt động kinh tế bị đảo lộn, tạo ra tương lai u ám và gây thiệt hại kinh tế hàng tỷ đô la.
Ông Schmitt ước tính, chính quyền Trung Quốc sẽ phải bồi thường 44 tỷ USD cho người dân Missouri nếu chính quyền của bang này thắng kiện.
Các bằng chứng đã chỉ ra rằng chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Tôi nghĩ rằng vụ kiện của chính quyền bang Missouri cho thấy một cơ hội nhắm thẳng vào việc trừng phạt Đảng Cộng sản Trung Quốc, lực lượng đang chiếm quyền kiểm soát Trung Quốc, và ông Tập Cận Bình, lãnh đạo đương nhiệm của tổ chức này, cũng nên là một mục tiêu cụ thể của vụ kiện.
Nếu chế độ độc tài ở Trung Quốc có thể gây ra cái chết cho hàng trăm ngàn người và khiến thế giới thiệt hại hàng nghìn tỷ đô la mà vẫn không phải chịu bất cứ sự trừng phạt nào, thì sẽ khiến giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ có thể phủi tay với tất cả các tội lỗi.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-nghi-si-my-bac-kinh-phai-chiu-trach-nhiem-phap-luat-va-boi-thuong-thiet-hai-vi-de-covid-19-bung-phat.html

Tình trạng chống khẩu trang làm tăng nguy cơ

lây nhiễm coronavirus tại California

Tin Santa Ana, California – Trong bối cảnh California đang tái mở cửa nền kinh tế, các viên chức y tế đã nhắc nhở rằng, cách duy nhất để tránh đợt lây nhiễm Covid-19 thứ hai là phải tiếp tục tuân thủ các quy định an toàn, bao gồm giữ khoảng cách xã hội, giới hạn số người bên trong các cơ sở kinh doanh, và đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Tuy nhiên, tại một số vùng của tiểu bang, nhiều người dân đang phản đối lệnh đeo khẩu trang, cho dù số lượng ca nhiễm coronavirus vẫn tiếp tục tăng.
Xung đột về lệnh đeo khẩu trang đã xuất hiện rõ trong tuần này tại quận Cam, khi giám đốc y tế phải từ chức sau nhiều tuần bị chỉ trích và bị dọa giết, vì đã ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang. Người kế nhiệm bà vào thứ Năm, 11 tháng 6, đã hủy bỏ mệnh lệnh do áp lực từ Hội đồng giám sát. Tuy vậy, giám đốc y tế mới của quận Cam, Tiến Sĩ Clayton Châu, vẫn khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi công cộng, tin rằng việc đeo khẩu trang sẽ làm chậm đà lây lan coronavirus trong cộng đồng.
Nhiều quận hạt khác tại California cũng bị phản đối dữ dội khi ra lệnh đeo khẩu trang. Các quận hạt Fresno, Riverside và San Bernardino đã phải hủy lệnh đeo khẩu trang sau khi bị chỉ trích. Các chuyên gia y tế khá lo ngại trước tình trạng chống khẩu trang, nói rằng việc này sẽ gây khó khăn cho nỗ lực ngăn cản các đợt lây nhiễm mới.
Một nghiên cứu công bố hôm thứ Năm trên tạp chí của Học viện khoa học quốc gia NAS cho biết, việc đeo khẩu trang nơi công cộng là một trong các phương pháp hiệu quả nhất để ngăn virus lây truyền giữa người và người. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/tinh-trang-chong-khau-trang-lam-tang-nguy-co-lay-nhiem-coronavirus-tai-california/

Lo ngại COVID tái phát làm tăng nguy cơ tái phong toả

Những lo ngại về một đợt lây nhiễm COVID-19 thứ nhì đã đóng cửa sáu chợ thực phẩm lớn tại Bắc Kinh hôm 12/6. Ấn Độ, nước mở cửa lại tuần này, báo cáo số lây nhiễm hằng ngày tăng kỷ lục. Khoảng nửa chục tiểu bang Mỹ loan báo các giường bệnh đang được lấp đầy nhanh chóng.
Các giới chức y tế toàn cầu đã bày tỏ những lo ngại là một số nước bị ảnh hưởng tai hại về lệnh đóng cửa có thể dỡ bỏ những hạn chế quá nhanh, và virus corona có thể lây lan trong những cuộc biểu tình rầm rộ chống kỳ thị chủng tộc.
“Chúng ta phải sẵn sàng trở lại các biện pháp hạn chế nếu cần,” Ủy viên Y tế Liên hiệp Châu Âu Stella Kyriakides nói sau khi thúc đẩy 27 nước thành viên tiến hành trước những xét nghiệm trong dân chúng trong khi các nước này mở cửa trở lại trường học và công việc kinh doanh.
Tại Trung Quốc, nơi phát xuất của virus corona chủng mới, thêm hai ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tại thủ đô. Sáu ngôi chợ bán sĩ thực phẩm lớn bị đóng cửa một phần hay toàn phần vì hai bệnh nhân này có ghé tới gần đây, nhưng chưa biết những người này bị lây nhiễm như thế nào.
Ấn Độ mở cửa hầu hết các phương tiện chuyên chở công cộng, văn phòng và thương xá trong tuần này sau gần 70 ngày đóng cửa dù các giới chức y tế nói còn nhiều tuần nữa mới bình ổn đường cong lây nhiễm.
Thống kê chính thức số tử vong là 8.498 người, tương đối nhỏ, nhưng theo Bộ Y tế, số lây nhiễm tăng thêm 10.956 ca hôm 12/6 là một con số kỷ lục, với nhiều ca ở Delhi, Mumbai và Chennai.
Ông Syed Ahmed Bukhari, người đứng đầu ngôi đền Jama Masjid ở Delhi, một trong những ngôi đền lớn nhất Ấn Độ, ra lệnh ngưng tập họp thờ phượng cho đến cuối tháng này.
Chưa qua đợt đầu
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, một hiệp hội y khoa hàng đầu nói nới lỏng các hạn chế vào ngày 1/6 là quá sớm, dù con số người chết hàng ngày đã giảm sút trong những tuần lễ gần đây khoảng 20 người.
“Có thảo luận về việc khi nào đợt hai sẽ đến, nhưng chúng ta chưa có thể qua được đợt một,” ông Cavit Isik Yavuz, thuộc toán nghiên cứu virus corona tại Hiệp hội Y khoa Thổ Nhĩ Kỳ nói
Trong khi những ca lây nhiễm mới chậm lại tại hầu hết các nước Châu Âu, các chuyên gia y tế thấy có một nguy cơ, từ vừa đến cao, các ca lây nhiễm sau khi mở cửa và vì vậy có thể có những biện pháp hạn chế mới.
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) tiên đoán có sự gia tăng vừa phải tại Châu Âu trong những tuần tới, có thể làm cho căng thẳng hệ thống y tế nếu không nhanh chóng kiểm tra lại. Các biện pháp kiểm soát của chính phủ có thể kiểm tra và đảo ngược khuynh hướng tăng trong vòng hai hay ba tuần, trung tâm nói.
Các giới chức tỏ ý lo ngại virus có thể lây lan trong số hàng chục ngàn người biểu tình tại các thành phố lớn ở Châu Âu để chống kỳ thị chủng tộc sau cái chết của người Mỹ gốc Phi tên George Floyd tại Mỹ.
Kêu gọi đoàn kết
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Abhanom Ghebreyesus tuyên bố rằng nguy cơ virus xuất hiện trở lại vẫn còn rất thực.
“Chúng ta cũng phải nhớ rằng, dù tình hình được cải thiện tại Châu Âu, nhưng trên thế giới tình hình trở nên tệ hại hơn…Chúng ta sẽ tiếp tục cần đoàn kết toàn cầu để hoàn toàn đánh bại đại dịch,” ông nói.
Trong số 5.347 ca tử vong mới trên toàn thế giới, có 3.681 ca tại Châu Mỹ, WHO cho biết hôm 11/6.
Trong khoảng gần nửa chục tiểu bang Mỹ, kể cả Texas và Arizona, số bệnh nhân virus corona tại các bệnh viện gia tăng, gây nên những lo ngại là việc tái mở cửa kinh tế Mỹ có thể khơi mào đợt lây nhiễm thứ hai. Alabama, Florida, North Carolina, South Carolina, Oregon và Nebraska đều có số ca mới kỷ lục ngày 11/6.
Mỹ hiện có hơn 113.000 người chết vì virus corona, đứng đầu thế giới. Con số này có thể vượt quá 200.000 người vào tháng 9, ông Ashish Jha, người đứng đầu Viện Y tế Toàn cầu của Harvard, nói với CNN.
https://www.voatiengviet.com/a/lo-ng%E1%BA%A1i-covid-t%C3%A1i-ph%C3%A1t-l%C3%A0m-t%C4%83ng-nguy-c%C6%A1-t%C3%A1i-phong-to%E1%BA%A3/5461187.html

Covid tăng kỷ lục tại hai bang

đông dân thứ nhì, thứ ba của Mỹ

Hai bang đông dân thứ nhì và thứ ba của Mỹ, Texas và Florida, trong tuần này báo cáo tổng số ca nhiễm virus corona hàng ngày cao nhất từ trước tới nay, một dấu hiệu đáng lo ngại trong khi cả 50 bang đang từng bước giảm bớt các hạn chế về giãn cách xã hội và cho phép nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại.
Bang đông dân nhất của Mỹ, California, ghi nhận mức cao mới về số ca nhiễm Covid hàng ngày hồi tuần trước, với 3.593 trường hợp, một kỷ lục suýt lặp lại trong tuần này.
Với đà tăng này, Mỹ tiếp tục báo cáo hơn 20.000 trường hợp mới mỗi ngày, ngay cả khi một số điểm nóng ban đầu, bao gồm New York, chứng kiến sự sụt giảm mạnh, theo báo The New York Times.
Texas báo cáo hơn 2.000 trường hợp mới trong thứ Tư và trong thứ Năm tuần này, đây là thống kê thường nhật cao nhất từ trước tới giờ. Bang này đã tránh được đợt bùng phát virus trầm trọng nhất vào đầu mùa xuân và là một trong những bang đầu tiên đưa ra những bước nhằm mở lại nền kinh tế.
Các quận bao gồm hai đô thị lớn là Houston và Dallas đang báo cáo mức tăng cao nhất trong một ngày so với toàn quốc. Các ca nhiễm cũng đang có xu hướng đi lên quanh các thành phố Fort Worth, San Antonio, Austin, Lubbock, McAllen và Midland.
“Nói thật, tôi thấy lo về những gì tôi đang chứng kiến. Số người đeo khẩu trang vẫn chưa ở mức đủ cao,” Thị trưởng Dallas, Eric Johnson nói, theo tờ Times.
Quận Harris, nơi bao gồm thành phố Houston, đã tạo ra một hệ thống mã màu mới trong tuần này để đánh giá mức độ đe dọa của dịch bệnh và nói rằng mức độ hiện tại là màu da cam, nghiêm trọng ở cấp hai. Màu này có nghĩa là Covid-19 hiện đang ở mức “đáng kể và không kiểm soát.”
Tại Florida, trong các ngày thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm tuần này, mỗi ngày có trên 1.000 trường hợp mới được ghi nhận. Số ca nhiễm hôm thứ Năm là 1.698, là số cao nhất hàng ngày của bang này. Đến thứ Sáu 12/6, Florida báo cáo có thêm 1.902 ca nhiễm Covid.
Báo The Miami Herald cho biết hơn một nửa số trường hợp nhiễm Covid-19 được biết đến ở Florida thuộc bốn quận Miami-Dade, Broward, Palm Beach và Monroe – tất cả đều nằm ở rìa phía nam với dân cư đông đúc. Miami-Dade tiếp tục dẫn đầu toàn bang về số trường hợp được xác nhận và tử vong nhiều nhất, với 20.872 trường hợp được biết đến, và 809 trường hợp tử vong.
Bác sĩ Đỗ Văn Hội, một cư dân ở thành phố Orlando ở miền trung Florida, nhận định việc gia tăng xét nghiệm có thể là một trong những lí do giải thích tại sao chúng ta thấy số ca nhiễm virus corona đang tăng lên ở bang này.
“Ở dưới này bây giờ xét nghiệm thì dễ thôi, ai cần thì có thể yêu cầu xét nghiệm chứ không cần thiết phải đợi đến khi có triệu chứng. Họ chỉ gọi điện thoại cho bác sĩ thì bác sĩ sẽ đặt mua, cũng dễ thôi,” bác sĩ Hội nói.
“Nhà chức trách quận hạt cũng bảo rằng nếu muốn xét nghiệm thì có thể đến những địa điểm được dựng lên trong các bãi đậu xe. Vào đó thì sẽ được xét nghiệm thôi.”
Florida bắt đầu dần dần mở cửa lại vào tháng 5. Giờ qua tháng 6, hầu hết các doanh nghiệp ở khắp bang đã mở cửa lại nhưng phải giới hạn số lượng khách hàng để tuân thủ các quy định giãn cách xã hội hiện còn được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
“Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới, mọi người rồi cũng sẽ sống với bệnh này giống như từng sống với bệnh AIDS,” bác sĩ Hội cảnh báo “[Covid-19] đã trở thành một cái gì đó giống như bình thường rồi, người ta chấp nhận nó. Tuy nhiên, mình phải biết ngăn ngừa đừng để lây cho người khác.
Thống đốc Florida, Ron DeSantis, người theo Đảng Cộng hòa, ngày 12/6 tuyên bố ông hài lòng khi thấy các trường hợp nhập viện sụt giảm ở một số vùng của bang, đồng thời cho rằng sự gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh một phần là do xét nghiệm rộng rãi hơn, và một phần là do bùng phát ở một số cộng đồng ở vùng nông nghiệp, bao gồm một nông trại dưa hấu.
Nhưng Florida vẫn tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch mở cửa trở lại. Tối thứ Năm, Ủy ban Đảng Cộng hòa Toàn quốc tuyên bố Tổng thống Trump sẽ có bài diễn văn tại đại hội đảng vào ngày 27 tháng 8 tại thành phố Jacksonville ở Florida trong một hội trường với sức chứa người 15.000.
Sự kiện này trước đó được lên kế hoạch diễn ra tại bang North Carolina, nhưng ông Trump yêu cầu tiến hành mà không tuân theo các quy định giãn cách xã hội của bang, đưa tới bất đồng với thống đốc theo Đảng Dân chủ.
https://www.voatiengviet.com/a/covid-tang-ki-luc-o-bang-dong-dan-thu-nhi-thu-ba-cua-my/5460882.html

Sĩ quan quân đội Trung Cộng bị bắt giữ và buộc tội

gian lận Visa khi đang cố gắng rời khỏi Hoa Kỳ

Hôm thứ năm (11/6), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, một sĩ quan quân đội Trung Cộng đã bị bắt giữ vào hôm chủ nhật (7/6), trong khi cố gắng rời khỏi Hoa Kỳ cùng với một nghiên cứu do chính phủ tài trợ của Đại học California. Bên cạnh đó, người này bị buộc tội gian lận visa.
Theo đơn khiếu nại hình sự của FBI, ông Xin Wang giữ một vị trí trong quân đội nhân dân Trung Cộng và hiện đang tiếp tục được quân đội nước này trả lương. Tuy nhiên, vị trí công việc trên khác với những gì ông Wang đề cập đến trong đơn xin visa vào năm 2018. Ngoài ra, tại thời điểm đó, ông cho biết mục đích đến Hoa Kỳ của ông là để tiến hành nghiên cứu khoa học tại Đại học California, San Francisco. Ông còn cố ý đưa ra thông tin sai lệch về chức vụ quân sự của ông trong đơn xin visa để tăng khả năng nhận được visa.
Theo tờ South Morning China đưa tin, trước khi chuẩn bị khởi hành từ phi trường quốc tế Los Angeles tới Thiên Tân, ông nói với các nhân viên hải quan Hoa Kỳ rằng ông đã được giám sát viên, giám đốc phòng thí nghiệm đại học quân sự hướng dẫn để quan sát phòng thí nghiệm của trường đại học California, sau đó về xây dựng lại tại Trung Cộng.
Hiện khiếu nại của FBI không buộc tội ông Wang với bất kỳ tội danh nào liên quan đến nghiên cứu mà ông sở hữu hoặc đã gửi cho Trung Cộng. Khiếu nại này ban đầu được giữ kín vì việc công khai sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho cuộc điều tra. Ông Wang sẽ phải đối mặt với án tù lên tới 10 năm và khoản tiền phạt 250,000 Mỹ kim nếu bị kết tội. (BBT)
https://www.sbtn.tv/si-quan-quan-doi-trung-cong-bi-bat-giu-va-buoc-toi-gian-lan-visa-khi-dang-co-gang-roi-khoi-hoa-ky/

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu

Zoom làm rõ việc đình chỉ tài khoản

cũng như mối quan hệ với Trung Quốc

Bình luậnDu Miên
Các nhà lập pháp của Hoa Kỳ đã yêu cầu công ty Zoom Video Communications Inc làm rõ các hoạt động thu thập dữ liệu và mối quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau khi công ty này cho biết họ đã khóa một số tài khoản người dùng theo yêu cầu từ Bắc Kinh.
Công ty Zoom có trụ sở tại California đã bị kiểm tra nghiêm ngặt sau khi 3 nhà hoạt động nhân quyền ở Hoa Kỳ và Hong Kong nói rằng tài khoản của họ đã bị khóa và các cuộc họp bị gián đoạn sau khi họ cố gắng tổ chức các sự kiện liên quan đến lễ kỷ niệm vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc vào năm 1989.
Hôm thứ Sáu (12/6), Zoom cho biết vào hồi tháng Năm và đầu tháng Sáu, công ty này đã được ĐCSTQ thông báo về các sự kiện và được yêu cầu phải có hành động. Họ cho biết họ đã khóa 1 tài khoản ở Hong Kong và 2 tài khoản ở Hoa Kỳ, nhưng hiện đã khôi phục các tài khoản này và sẽ không cho phép các yêu cầu tiếp theo từ ĐCSTQ ảnh hưởng đến người dùng bên ngoài Trung Quốc.
Đại diện của Zoom nói trong một tuyên bố: “Chúng tôi không cung cấp bất kỳ thông tin người dùng hay nội dung cuộc họp nào cho chính phủ Trung Quốc. Chúng tôi không có ‘cửa hậu’ cho phép ai đó tham gia một cuộc họp mà không hiển thị [danh tính]”.
Zoom là một nền tảng số cho các cuộc họp trực tuyến, đã trở nên phổ biến khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát khiến hàng triệu người trên thế giới phải ở trong nhà. Trong thời gian này, số lượt tải xuống của Zoom tăng vọt ở Trung Quốc.
Không giống như nhiều nền tảng phương Tây như Facebook và Twitter vốn đã từ bỏ nỗ lực thâm nhập vào thị trường Trung Quốc từ nhiều năm trước (do yêu cầu của ĐCSTQ về kiểm duyệt và giám sát nội dung), dịch vụ Zoom không bị chặn ở Trung Quốc. Twitter hôm thứ Năm (11/5) cho biết họ đã xóa các tài khoản gắn liền với các hoạt động ảnh hưởng do Bắc Kinh hậu thuẫn.
Dân biểu Greg Walden, là Đảng viên Đảng Cộng hòa hàng đầu của Ủy ban Quốc hội về Năng lượng và Thương mại, và Dân biểu Cathy McMorris Rodgers, thành viên xếp hạng của một tiểu ban tiêu dùng, đã gửi thư cho Giám đốc điều hành của Zoom là ông Eric Yuan vào hôm Thứ năm, yêu cầu ông ấy làm rõ cách thức công ty này sử dụng dữ liệu, liệu có bất kỳ thông tin nào được chia sẻ với chính quyền Bắc Kinh hay không và liệu Zoom có mã hóa thông tin liên lạc của người dùng hay không.
Thượng nghị sĩ Josh Hawley cũng đã viết thư cho giám đốc Yuan, yêu cầu ông này “chọn một bên” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ba chính trị gia này trước đó đã bày tỏ quan ngại về chủ sở hữu của TikTok là công ty Trung Quốc ByteDance. Công ty này đang bị các nhà quản lý Hoa Kỳ xem xét kỹ lưỡng về cách thức mà ứng dụng này xử lý các dữ liệu cá nhân.
“Chúng tôi đánh giá cao sự tiếp cận mà chúng tôi đã nhận được từ các quan chức và luôn sẵn sàng được hợp tác cùng họ”, người phát ngôn của Zoom cho biết.
Cơ quan giám sát hệ thống Internet của Trung Quốc, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc, đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu nhận xét từ Reuters. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là bà Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên hôm thứ Sáu rằng bà không biết về các chi tiết.
Người sáng lập Zoom Eric Yuan chụp ảnh với các thành viên trong công ty của mình trước tòa nhà Nasdaq khi màn hình hiển thị logo của công ty phần mềm hội nghị truyền hình Zom sau lễ khai trương vào ngày 18/4/2019 tại thành phố New York. (Ảnh của Kena Betancur / Getty Images)
Người sáng lập Zoom Eric Yuan chụp ảnh với các thành viên trong công ty của mình trước tòa nhà Nasdaq khi màn hình hiển thị logo của công ty phần mềm hội nghị truyền hình Zom sau lễ khai trương vào ngày 18/4/2019 tại thành phố New York. (Ảnh của Kena Betancur / Getty Images)
Tách rời Trung Quốc khỏi thế giới
Wang Dan – một nhà bất đồng chính kiến ​​và nhà lãnh đạo sinh viên lưu vong ở Hoa Kỳ trong cuộc biểu tình của sinh viên bị thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989, đã bị khóa tài khoản trên Zoom. Ông nói rằng ông đã bị sốc khi nghe Zoom thừa nhận rằng họ đã làm gián đoạn các cuộc họp mà ông đang tham gia. Ông Wang cho biết, sự kiện ngày 3/6 của ông với khoảng 200 người tham gia đã bị vô hiệu hóa giữa chừng.
Trong một email gửi tới Reuters, ông Wang nói: “Zoom đã tuân theo yêu cầu của Trung Quốc, ngăn cản chúng tôi sinh hoạt cuộc sống như bình thường. Việc này không thể bỏ qua chỉ với một tuyên bố. Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng các phương tiện pháp lý và dư luận để yêu cầu Zoom chịu trách nhiệm về sai lầm của mình”.
Zoom cho biết họ hiện đang phát triển công nghệ để cho phép việc loại bỏ hoặc chặn người tham gia dựa trên địa lý, cho phép công ty tuân thủ các yêu cầu từ chính quyền địa phương. Công ty này cho biết sẽ công bố một chính sách cập nhật toàn cầu vào ngày 30/6.
Nhà sáng lập tổ chức Trung Quốc Nhân đạo có trụ sở tại Hoa Kỳ Zhou Fengsuo cho biết ông hoan nghênh việc Zoom thừa nhận đã khóa tài khoản nhưng nói với Reuters rằng ông không thể chấp nhận được việc công ty này “tách người dùng Trung Quốc khỏi phần còn lại của thế giới”.
Các liên kết của công ty Zoom với ĐCSTQ đã được đặt nghi vấn từ trước đây.
Cơ quan giám sát Internet Citizen Lab có trụ sở tại Toronto cho biết vào tháng Tư, họ đã tìm thấy bằng chứng một số cuộc gọi được thực hiện ở Bắc Mỹ, cũng như các khóa mã hóa được sử dụng để bảo mật các cuộc gọi đó, đã được chuyển qua Trung Quốc. Zoom cho biết họ đã cho phép các trung tâm dữ liệu Trung Quốc chấp nhận các cuộc gọi.
Zoom cho biết họ có nhiều nhân viên nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc. Người sáng lập Zoom là Yuan, ông đã lớn lên và theo học đại học ở Trung Quốc trước khi di cư sang Hoa Kỳ vào giữa những năm 1990. Bây giờ ông ấy là một công dân Mỹ.
Bill Bishop, biên tập viên của trang báo China-focused Sinocism, đã viết vào ngày 12/6 rằng, “Zoom sẽ không còn nhận được lợi ích vì sự nghi ngờ đối với mối liên hệ của công ty này với [ĐCSTQ] và với bất kỳ người dùng, tổ chức, cơ quan chính phủ và các chiến dịch chính trị hiện đang sử dụng dịch vụ của Zoom, công ty này đã thất bại về mặt minh bạch”.
Du Miên
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/yeu-cau-zoom-lam-ro-viec-dinh-chi-tai-khoan-cung-nhu-moi-quan-he-voi-trung-quoc-45225.html

Cần tăng cường giám sát liên bang bắt buộc

đối với các công ty viễn thông Trung Quốc tại Hoa Kỳ

Bình luậnDu Miên
Quốc hội cần nhanh chóng giúp chính phủ liên bang tăng cường khả năng giám sát các hoạt động của các công ty viễn thông lớn Trung Quốc hoạt động tại Hoa Kỳ, theo một báo cáo của tiểu ban Thượng viện lưỡng đảng ban hành ngày 9/6.
“3 nhà mạng thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc đã hoạt động tại Hoa Kỳ từ đầu những năm 2000, nhưng chỉ trong những năm gần đây, FCC [Ủy ban Truyền thông Liên bang], Bộ Tư pháp (DOJ) và Bộ An ninh Nội địa (DHS) mới tập trung vào những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến các hãng viễn thông này”, theo báo cáo do Tiểu ban điều tra thường trực của Ủy ban Chính phủ và An ninh Nội địa Thượng viện chuẩn bị.
Các chính trị gia đóng góp cho báo cáo gồm Thượng nghị sĩ Rob Portman là chủ tịch của tiểu ban, và  Thượng nghị sĩ Tom Carper là thành viên thiểu số xếp hạng.
Trong tuyên bố phát hành kèm bản báo cáo, Thượng nghị sĩ Portman nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang sử dụng các doanh nghiệp nhà nước của mình để thúc đẩy các nỗ lực gián điệp kinh tế và không gian mạng để chống lại Hoa Kỳ, và họ đã khai thác các mạng viễn thông của chúng ta trong gần 2 thập kỷ qua, trong khi từ trước đến nay chính phủ liên bang đã nỗ lực rất ít để ngăn chặn điều đó”.
Bản báo cáo mô tả cách thức Hoa Kỳ đã “cho phép các công ty thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc giành được chỗ đứng trong ngành viễn thông của [Hoa Kỳ], trong khi các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ của họ phải đối mặt với những rào cản đáng kể để vào Trung Quốc. Rõ ràng rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ an ninh quốc gia của [Hoa Kỳ] chống lại các hoạt động gián điệp và tin tặc nước ngoài”, trích lời Thượng nghị sĩ Carper trong bản báo cáo.
“Sự thiếu giám sát này làm suy yếu sự an toàn của thông tin liên lạc tại Mỹ và gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của chúng ta”, báo cáo đã nêu.
“Kể từ khi tiểu ban mở cuộc điều tra, các cơ quan đã tăng cường việc giám sát đối với các công ty mạng viễn thông của nhà nước Trung Quốc… Chính quyền gần đây cũng ban hành lệnh thành lập [Ủy ban viễn thông EO] để xem xét các rủi ro hành pháp và an ninh quốc gia do hoạt động của các nhà mạng nước ngoài tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chính quyền của ủy ban mới vẫn còn hạn chế và do đó, đất nước, quyền riêng tư và thông tin của chúng ta vẫn đang đối mặt với nguy cơ”.
Báo cáo của 2 Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào 3 công ty viễn thông nhà nước Trung Quốc có hoạt động tại Hoa Kỳ là: China Mobile, China Telecom và China Unicom.
Ba hãng viễn thông này và các công ty con của họ đã hoạt động tại Hoa Kỳ ít nhất là từ năm 1999 mà hầu như không phải chịu sự giám sát nào, bất chấp những cảnh báo lặp đi lặp lại trong nhiều năm rằng các công ty này thuộc sở hữu nhà nước và do ĐCSTQ kiểm soát, trích bản báo cáo.
Báo cáo này cũng cho biết các quan chức Hoa Kỳ đã tham gia vào các thỏa thuận bảo mật với 2 trong số các công ty nêu trên vào năm 2007 và 2009, nhưng sau đó chỉ thực hiện 2 lần truy cập vào trang web của mỗi công ty để giám sát tính tuân thủ. Ba trong số bốn lần truy cập được thực hiện kể từ năm 2017.
Trong số các khuyến nghị trong báo cáo có nêu:
Quốc hội nên chính thức trao cho Ủy ban Viễn thông EO thẩm quyền triệu tập theo lệnh điều hành năm 2019 để cấp, xem xét và thu hồi các thỏa thuận an ninh với các công ty Trung Quốc.
Quốc hội cần yêu cầu ủy ban xem xét các hoạt động của viễn thông Trung Quốc theo lịch trình thường xuyên và báo cáo kết quả cho cơ quan lập pháp. Các đánh giá như vậy hiện đang được thực hiện không thường xuyên, không theo quy luật và không nhất quán, theo báo cáo.
Quốc hội cần bảo đảm vai trò của các cơ quan liên bang khác trong quá trình giám sát của Ủy ban Viễn thông EO.
“Trong lịch sử, FCC đã tìm kiếm dữ liệu về đăng ký của hãng viễn thông nước ngoài từ các cơ quan chi nhánh điều hành khác, bao gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ”, trích lời bản báo cáo.
“Các lệnh điều hành gần đây làm cho các cơ quan này, và các cơ quan khác, trở thành cố vấn cho Ủy ban Viễn thông EO. Các cơ quan này cung cấp những dữ liệu đầu vào vô giá và vai trò của họ trong quá trình xem xét phải được tính đến trong bất kỳ luật pháp chính thức nào”.
Quốc hội nên thiết lập thời hạn cụ thể để hoàn thành tất cả các đánh giá của Ủy ban Viễn thông EO.
“Lệnh điều hành gần đây áp đặt các mốc thời gian nhất định, nhưng nó cho phép Ủy ban Viễn thông EO tìm kiếm các phần mở rộng, có thể rút ra quá trình xem xét, đặc biệt là nếu nguồn lực vẫn còn hạn chế”, báo cáo đã nêu.
Quốc hội cần đảm bảo Ủy ban Viễn thông EO có “các nguồn lực cần thiết để duy trì… nhằm đánh giá hiệu quả các đăng ký ứng dụng của các nhà mạng nước ngoài và giám sát các hoạt động của nhà mạng nước ngoài tại Hoa Kỳ”.
Quốc hội nên chuyển sang yêu cầu Trung Quốc cấp quyền truy cập tự do và đối ứng vào thị trường nội địa của mình cho các công ty viễn thông của Hoa Kỳ.
Bản báo cáo cho biết: “Trong các khía cạnh của viễn thông mà Trung Quốc chính thức cho phép nước ngoài tham gia, [ĐCSTQ] yêu cầu bắt buộc phải chuyển giao công nghệ, áp đặt các quy trình quản lý phân biệt đối xử cùng các yêu cầu cấp phép và hoạt động nặng nề”.
“Điều này dẫn đến một sân chơi quá mất cân bằng, trong đó các công ty Hoa Kỳ phải đối mặt với các chính sách hạn chế vô cùng lớn ở Trung Quốc, trong khi các công ty Trung Quốc không bị hạn chế tương tự [khi hoạt động] ở Hoa Kỳ”, báo cáo nêu rõ.
Du Miên
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/can-tang-cuong-giam-sat-lien-bang-bat-buoc-doi-voi-cac-cong-ty-vien-thong-trung-quoc-tai-hoa-ky-45190.html

Giám đốc mới của Twitter làm tăng mối quan ngại

về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Hoa Kỳ

Bình luậnDu Miên
Một bản kiến ​​nghị gần đây đã được đệ trình tới Nhà Trắng, kêu gọi điều tra về việc Twitter giấu giếm những chỉ trích về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sau khi công ty truyền thông xã hội Hoa Kỳ này vừa bổ nhiệm một giám đốc mới có “mối quan hệ thân cận với các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ”.
Bản kiến ​​nghị có tiêu đề “Kêu gọi một cuộc điều tra kỹ lưỡng về việc vi phạm quyền tự do ngôn luận của Twitter”, đã được đệ trình vào ngày 20/5. Bản kiến nghị nêu rõ, “Twitter đã đàn áp các chỉ trích đối với ĐCSTQ và đình chỉ các tài khoản bất đồng chính kiến [với Trung Quốc] trong khi các tài khoản ủng hộ Bắc Kinh vẫn hoạt động tốt”.
Cho đến nay, bản kiến ​​nghị trực tuyến này đã nhận được hơn 27.000 chữ ký ủng hộ.
Trang mạng xã hội nổi tiếng có trụ sở tại San Francisco đã thông báo vào ngày 11/5 về việc bổ nhiệm Tiến sĩ Li Fei-Fei vào Hội đồng quản trị của Công ty làm giám đốc độc lập mới. Tiến sĩ Li là cựu Phó chủ tịch và Giám đốc khoa học AI tại Google Cloud, bà đã lãnh đạo nền tảng tìm kiếm hàng đầu này khi Google nỗ lực xây dựng các hoạt động AI của mình tại Trung Quốc.
Các nhà phê bình bị khóa tài khoản, trong khi tuyên truyền của ĐCSTQ vẫn tiếp diễn
Theo đơn khởi kiện, “ngày 18/5/2020, không có gì đáng ngạc nhiên, rất nhiều người dùng Twitter chống ĐCSTQ thấy [tài khoản của] mình bị khóa, một số [bị khóa] vĩnh viễn”.
Một tuần sau khi tiến sĩ Li gia nhập ban giám đốc Twitter, một tài khoản Twitter Trung Quốc tên là Caijinglenyan đã bị gỡ xuống vì vi phạm quy tắc chống đăng nội dung giống hệt nhau trên các tài khoản trùng lặp. Người dùng tài khoản nhận thấy 4 tài khoản của mình đã bị xóa.
Người này tin rằng các tài khoản của anh ấy đã bị xóa vì anh đã vạch trần “nền tảng đỏ” (ý nói có mối liên hệ với ĐCSTQ) của tiến sĩ Li và cáo buộc vị giám đốc mới của Twitter là một thành viên của hiệp hội sinh viên có liên kết với Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ.
Người viết nói rằng anh chỉ đăng nội dung trên một trong các tài khoản và đăng lại bài đăng gốc trên các tài khoản khác của mình. Anh lập luận rằng Twitter không có chính sách ngăn người dùng có nhiều tài khoản.
Anh này cũng nói rằng một trong những người theo dõi Twitter của anh ấy đã tuyên bố rằng tài khoản của người theo dõi này đã bị hủy chỉ vì anh ấy đã tweet: “Li Fei-Fei đang đến, tôi phải chạy”.
Twitter đã bị cấm sử dụng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, lệnh cấm không ngăn cản tất cả các cấp quan chức và phương tiện truyền thông của ĐCSTQ có tài khoản Twitter bên ngoài Trung Quốc. Sử dụng trang
mạng xã hội của Hoa Kỳ làm nền tảng, chính quyền Bắc Kinh đã và đang truyền bá hiệu quả những tuyên truyền của mình đến thế giới phương Tây.
Chẳng hạn, bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã tweet ra nhiều tuyên bố tuyên truyền thông qua tài khoản của mình là @SpokespersonCHN.
Vào ngày 5/5, bà Hoa đã tweet một bài báo được xuất bản bởi Tân Hoa Xã phủ nhận rằng Vũ Hán là nơi khởi phát của COVID-19. Tân Hoa Xã là cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ, đây cũng là tờ báo bị người dân Trung Quốc chỉ trích là không công bố gì ngoài những lời nói dối, ngoại trừ ngày phát hành [là đúng].
Tân Hoa Xã đã có tài khoản Twitter chính thức là @XHNews kể từ tháng 2/2012. Vào ngày 8/6, Tân Hoa Xã đã tweet lại bài báo của mình: “Các nhà quan sát ở nước ngoài nói rất nhiều về sách trắng của Trung Quốc trên #COVID19, nói rằng nó mang lại nguồn cảm hứng lớn cho cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch xhnew.ws/YcWnh”.
Bài báo trích dẫn những tuyên bố của giới truyền thông hoặc các quan chức từ Namibia, Ai Cập, Kazakhstan và Ecuador ca ngợi cách thức ĐCSTQ đối phó với đại dịch.
Một người phát ngôn khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là ông Triệu Lập Kiến, đã đăng 1 bài tweet vào đầu tháng 3 nói rằng “có thể là quân đội Hoa Kỳ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán”.
Các tài khoản twitter của bà Hoa, ông Triệu và báo Tân Hoa Xã hiện đang hoạt động bình thường.
Mối liên hệ của Li Fei-Fei với ĐCSTQ
Tiến sĩ Li, giám đốc mới được bổ nhiệm của Twitter, vốn được biết đến vì mối quan hệ sâu sắc của bà với ĐCSTQ. Bà Li đã lãnh đạo Google Cloud để thiết lập hoạt động hợp tác AI của Google với viện AI hàng đầu của Trung Quốc tại Đại học Thanh Hoa.
Theo báo cáo, hoạt động nghiên cứu AI của Đại học Thanh Hoa đã nhận được hơn 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 328,5 tỷ VNĐ) từ Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc, một cơ quan của ĐCSTQ có nhiệm vụ giám sát quân đội, để làm việc trong một dự án phát triển AI cho quân đội.
Tại sự kiện ra mắt Trung tâm AI của Google tại Trung Quốc vào tháng 12/2017, cổng thông tin truyền thông Trung Quốc Sina cho biết bà Li nói với khán giả rằng bà bắt đầu thúc đẩy ý tưởng thành lập một trung tâm AI ở Trung Quốc với các CEO của Google và Google Cloud ngay sau khi bà tham gia công ty vào tháng 1/2017.
Bà Li Fei Fei tham dự Hội nghị thượng đỉnh WIRED25: WIRED kỷ niệm 25 năm thành lập với các biểu tượng công nghệ của quá khứ và tương lai vào ngày 15/10/2018 tại San Francisco, California. (Ảnh của Phillip Faraone / Getty Images cho WIRED25).
Bà Li Fei Fei tham dự Hội nghị thượng đỉnh WIRED25: WIRED kỷ niệm 25 năm thành lập với các biểu tượng công nghệ của quá khứ và tương lai vào ngày 15/10/2018 tại San Francisco, California. (Ảnh của Phillip Faraone / Getty Images cho WIRED25).
Lời của bà Li cũng được trích dẫn trong một báo cáo hồi tháng 12/2017 bởi cổng thông tin Trung Quốc sohu.com: “Trung Quốc giống như một người khổng lồ đang ngủ. Khi ‘cô ấy’ thức dậy, ‘cô ấy’ sẽ làm rung chuyển cả thế giới”.
Bà còn nói thêm rằng Trung Quốc đã “thức tỉnh” trong thế giới AI.
Theo báo cáo của CNN, bà Li là một công dân Hoa Kỳ, vốn là người nhập cư từ Trung Quốc cùng cha mẹ vào năm 1992 khi bà 16 tuổi.
Tiến sĩ Li tốt nghiệp Đại học Princeton năm 1999 với bằng cử nhân vật lý, và hoàn thành bằng tiến sĩ tại Viện Công nghệ California năm 2005. Bà từng là giám đốc phòng thí nghiệm nghiên cứu AI của Stanford từ năm 2013 đến 2018.
Nhiều cơ quan truyền thông và các quan chức của ĐCSTQ đã dành nhiều lời khen ngợi cho tiến sĩ Li, ca tụng bà như là một tài năng xuất chúng trong lĩnh vực AI.
Bà là một trong những người chiến thắng Giải thưởng “Bạn mang sự quyến rũ đến thế giới” năm 2017-2018, một giải thưởng được tài trợ bởi một số hãng truyền thông Trung Quốc và trao cho các cá nhân Trung Quốc gây ảnh hưởng đến quan điểm của thế giới về đất nước này.
Vào tháng 12/2017, Trung tâm Ý tưởng Trung Quốc và toàn cầu hóa đã đưa tên của giám đốc Li vào danh sách 50 người Trung Quốc thành công nhất đã đi du học. Sự công nhận này đã được thông báo tại một hội nghị được triệu tập bởi một số cơ quan chính phủ.
Chính quyền Trung Quốc đã tìm cách sử dụng các chuyên gia Trung Quốc được đào tạo ở nước ngoài để mở rộng tầm ảnh hưởng ra nước ngoài.
Vào năm 2015, Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, một cơ quan được giao nhiệm vụ điều hành các hoạt động để nâng tầm ảnh hưởng của ĐCSTQ ở nước ngoài, đặc biệt chỉ định một trọng tâm mới là làm việc với các cá nhân Trung Quốc đã được giáo dục ở nước ngoài, theo China Daily đưa tin.
Lịch sử từng làm việc với các tổ chức Trung Quốc do ĐCSTQ kiểm soát trong quá khứ của bà Li rõ ràng là lý do chính khiến bản kiến ​​nghị ra đời và được đệ trình lên Nhà Trắng.
Quan ngại về tầm ảnh hưởng của ĐCSTQ
Nhân sự cao cấp của Twitter Yoel Roth và dòng tweet chống Trump.
Nhân sự cao cấp của Twitter Yoel Roth và dòng tweet chống Tổng thống Trump.
Hai nhà lập pháp Hoa Kỳ là Thượng nghị sĩ Ben Sasse và Dân biểu Mike Gallagher đã gửi thư tới ông Jack Dorsey – CEO của Twitter vào ngày 20/3, kêu gọi công ty mạng xã hội này chặn quyền truy cập Twitter đối với bất kỳ quan chức nước ngoài nào cấm sử dụng Twitter ở nước họ, đặc biệt là các quan chức Trung Quốc.
Trong thư, các nhà lập pháp lập luận rằng, ĐCSTQ “chặn quyền truy cập công khai vào Twitter [tại Trung Quốc] nhưng vẫn sử dụng dịch vụ của các bạn để quảng bá tuyên truyền của mình… Bằng cách cấm Twitter ở Trung Quốc, ĐCSTQ đang giam hãm các công dân của mình trong bóng tối. Bằng cách đưa tuyên truyền lên Twitter, ĐCSTQ đang nói dối với phần còn lại của thế giới”.
“Trong khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây ảnh hưởng đến các gia đình, chính phủ và thị trường toàn cầu, ĐCSTQ đang tiến hành một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ để viết lại lịch sử của COVID-19 và minh oan cho lời nói dối của Đảng này với người dân Trung Quốc và toàn thế giới”, trích nội dung lá thư.
ĐCSTQ từ lâu đã tìm cách gây ảnh hưởng đến các phương tiện truyền thông toàn cầu, và để đàn áp mọi báo cáo quan trọng về chế độ độc tài này. Trong một báo cáo hồi tháng 3/2019, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RWB) tuyên bố rằng ĐCSTQ đã tiến hành một cuộc chiến chống lại các phương tiện truyền thông toàn cầu dưới vỏ bọc “chiến đấu chống lại các lực lượng ‘thù địch’ của phương Tây”. Tại Trung Quốc, các kênh truyền hình nhà nước đã phát sóng ít nhất 29 lời thú tội cưỡng chế liên quan đến các nhà báo hoặc blogger kể từ năm 2013.
Vào tháng 11/2018, Viện Hoover trực thuộc Đại học Stanford đã phát hành một bản báo cáo ghi lại mức độ hoạt động của Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Bản báo cáo dài 200 trang, có tiêu đề “Ảnh hưởng của Trung Quốc & Lợi ích của Hoa Kỳ”, tóm tắt lại sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Quốc hội Hoa Kỳ, chính quyền tiểu bang và địa phương ở Hoa Kỳ, các trường đại học Hoa Kỳ, các viện ý tưởng, công ty, công nghệ và nghiên cứu.
Bản kiến ​​nghị hiện tại của Nhà Trắng kêu gọi “một cuộc điều tra kỹ lưỡng về vi phạm quyền tự do ngôn luận của Twitter, và về sự hợp tác của Tiến sĩ Li Fei Fei với ĐCSTQ, như một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia”.
The Epoch Times đã liên lạc với Twitter để lắng nghe ý kiến của họ về bản kiến ​​nghị đang được thực hiện, nhưng không nhận được phản hồi nào khi bài báo này được đăng.
Du Miên
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/giam-doc-moi-cua-twitter-lam-tang-moi-quan-ngai-ve-tam-anh-huong-cua-trung-quoc-tai-hoa-ky-44940.html

Mỹ lại vội vàng khi bị TQ doạ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định sẽ hỗ trợ Anh xây dựng hạ tầng mạng 5G an toàn và cả xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Mỹ cam kết hỗ trợ Anh xây dựng mạng 5G an toàn ở nước này, thậm chí là cả xây dựng nhà máy điện hạt nhân sau khi phía Bắc Kinh mang dự án nhà máy Hinkley Point C để làm “con tin” trong vụ Anh xem xét lại hợp đồng 5G Huawei.
Trong tuyên bố mới nhất, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết sẵn sàng hỗ trợ London xây dựng các nhà máy điện hạt nhân và cơ sở hạ tầng 5G an toàn ở Anh, chống lại “chiến thuật bắt nạt và cưỡng chế của Trung Quốc”.
“Mỹ sẵn sàng hỗ trợ những người bạn ở Anh với bất kỳ vấn đề nào, từ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân an toàn và đáng tin cậy đến phát triển các giải pháp 5G đáng tin cậy để bảo vệ quyền riêng tư của công dân họ” – Ngoại trưởng Mỹ nêu rõ.
Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục đổ lỗi cho Bắc Kinh vì sử dụng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại Trung Quốc như đòn bẩy chính trị chống lại London. Đồng thời, Ngoại trưởng Mỹ thúc giục các nước tránh sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của họ khỏi ảnh hưởng Bắc Kinh.
Washington trước đó cũng nhiều lần cảnh báo quyết định của London khi cho phép Huawei tham gia trong việc xây dựng mạng 5G, vì có khả năng làm tổn hại đến an ninh của đất nước và cản trở việc chia sẻ thông tin tình báo giữa Mỹ và Anh.
Đầu tuần này, phía Bắc Kinh đã gửi đi cảnh báo đe dọa với Ngân hàng HSBC của Anh và phá vỡ các cam kết xây dựng nhà máy điện hạt nhân nói trên trừ khi London cho phép Huawei xây dựng dự án hạ tầng mạng 5G quốc gia.
Chủ tịch HSBC Mark Tucker được cho là đã gặp các cố vấn của Thủ tướng Anh Vladimir Johnson và gửi đi tín hiệu không ủng hộ lệnh cấm Huawei xây dựng hạ tầng mạng 5G.
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc “cam kết hơn bao giờ hết” trong việc cung cấp “thiết bị tốt nhất” cho các nhà cung cấp băng thông rộng và di động 5G tại Anh.
Phó Chủ tịch Tập đoàn Huawei, Victor Zhang bày tỏ hy vọng Anh sẽ có “cách tiếp cận dựa trên cơ sở thực tế”, đồng thời cảnh báo về hậu quả kinh tế sâu rộng nếu loại Huawei ra khỏi kế hoạch xây dựng mạng 5G tại Anh.
“Chúng tôi tin rằng, Anh chắc chắn sẽ xem xét điều này dựa trên thực tế và các cơ sở cần thiết, bởi vì Anh sẽ rất coi trọng lợi ích của mình” – Phó Chủ tịch Huawei cho hay.
Tháng 5, Chính phủ Anh chi biết Trung tâm an ninh mạng của nước này đưa ra đánh giá về sự liên quan của Huawei trong kế hoạch xây dựng mạng 5G của Anh. Quyết định xem xét lại được đưa ra sau khi phía Mỹ gửi đi tuyên bố mới nhất cho thấy họ sẽ công bố lệnh cấm với các công ty cung cấp công nghệ Mỹ cho Huawei. Lệnh cấm này có thể khiến Huawei không thể đủ thiết bị 5G để thực hiện chương trình quốc gia nào.
Trong một động thái bảo vệ doanh nghiệp Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh đã đưa những dự án kinh tế chung giữa Anh và Trung Quốc để … làm con tin.
“Việc tìm kiếm giải pháp thay thế Huawei trong các dự án mạng 5G của Thủ tướng Boris Johnson có thể phá hỏng kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân và mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc ở Anh” – ông Lưu tuyên bố.
Theo ông Lưu, Bắc Kinh đang xem xét việc triển khai các dự án 5G do công ty Huawei đảm nhiệm như “một bài kiểm tra xem liệu Anh có phải là một đối tác trung thực và tôn trọng Trung Quốc hay không”.
Trước các đe dọa này, Mỹ đã “tiếp thêm sức mạnh cho các đồng minh Anh” bằng cách đảm bảo hỗ trợ hạ tầng 5G an toàn cũng như việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Trong bối cảnh hiện nay, Mỹ vẫn là quốc gia hàng đầu nếu xét về tổng thể tiềm lực khoa học – công nghệ và có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ sinh thái công nghệ của thế giới. Do đó, Anh hoàn toàn có thể tin tưởng vào các sản phẩm của Mỹ như lời ông Mike Pompeo. Nhưng câu chuyện lúc này không nằm ở tình đồng minh, bởi nếu vậy, London đã chọn lựa các nhà sản xuất Mỹ ngay từ đầu (?!).
Mỹ có thể tạo được hạ tầng 5G nhanh hơn, rẻ hơn Huawei?
Mỹ có một số kết nối Internet đắt nhất và chậm hơn so với nhiều nước. Việc thúc đẩy các công ty Mỹ phát triển mạng lưới 5G ở Mỹ dường như khó mà đạt được, chưa tính đến việc “xuất khẩu” thiết bị với cái giá rẻ hơn.
Trong khi đó, Huawei có tiềm năng rất lớn để phát triển 5G tại châu Âu do sản xuất hạ tầng mạng lưới cần thiết với giá cả phải chăng. Huawei cũng phát triển công nghệ này nhanh hơn các công ty Mỹ và đã có cơ sở hạ tầng viễn thông sẵn có tại nhiều nơi trên thế giới.
Bên cạnh đó, Huawei cũng đang mở một nhà máy sản xuất ở Pháp, cho phép tạo được niềm tin ở quốc gia châu Âu này, vừa đáp ứng nhu cầu thiết bị 5G sản xuất tại châu Âu như một cách “lách các trừng phạt” của Mỹ.
Hồi tháng 4/2019, Mỹ đứng thứ 33 về tốc độ tải di động toàn cầu và đứng thứ 9 về tốc độ băng thông rộng cố định.
Brendan Carr, một thành viên của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) tin rằng việc thiếu nhân tài cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển 5G của Mỹ. Ông Jonathan Adelstein, Chủ tịch Hiệp hội Cơ sở hạ tầng truyền thông không dây Mỹ tin rằng Trung Quốc có thể huy động đội ngũ kỹ thuật 5G để xây dựng cơ sở hạ tầng 5G nhanh hơn và với chi phí thấp hơn.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35239-my-lai-voi-vang-khi-bi-tq-doa.html

Tin nói Mỹ, TQ chuẩn bị hội họp tại Hawaii

tìm cách giảm căng thẳng

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo sẽ hội kiến nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì ở Hawaii để cố gắng giảm bớt căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về những vấn đề khác nhau, theo các bản tin đăng tải trên truyền thông.
Ông Pompeo đang “lặng lẽ” hoạch định chuyến đi này và công tác thu xếp vẫn chưa hoàn tất, Politico đưa tin.
Ông Pompeo thường hay lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về một loạt các vấn đề từ nguồn gốc của đại dịch virus corona đến chính sách Hong Kong cho tới cách thức nước này đối xử với các sắc dân và tôn giáo thiểu số.
Bộ Ngoại giao Mỹ và Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không phản hồi ngay lập tức các yêu cầu bình luận, Reuters cho hay.
Báo South China Morning Post ở Hong Kong dẫn một nguồn không xác định danh tính cho biết ông Dương, Ủy viên Quốc vụ viện và là thành viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản, sẽ đại diện phía Trung Quốc đến dự cuộc họp.
Quan hệ giữa hai nước đã xấu đi trong những tháng gần đây và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói ông thậm chí có thể cắt đứt luôn quan hệ.
Ông Pompeo hồi tháng trước nói rằng Trung Quốc có thể ngăn được cái chết của hàng trăm ngàn người trên thế giới bằng cách minh bạch hơn về virus corona và cáo buộc Trung Quốc từ chối chia sẻ thông tin.
Ông cũng nói việc Trung Quốc định áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hong Kong sẽ là “tiếng chuông báo tử” cho quyền tự trị của cựu thuộc địa này của Anh.
https://www.voatiengviet.com/a/tin-noi-my-trung-quoc-chuan-bihoi-hop-tai-hawaii-tim-cach-giam-cang-thang/5461517.html

Covid-19: Brazil vượt qua Anh Quốc

thành ổ dịch lớn thứ hai thế giới

Trọng Nghĩa
Từ hôm 12/06/2020, Brazil đã trở thành nước đứng thứ nhì thế giới cả về ca nhiễm lẫn ca tử vong vì dịch Covid-19, chỉ thua duy nhất Hoa Kỳ, nơi mà nhiều tiểu bang đang ghi nhận đà tăng trở lại của số bệnh nhân bị nhiễm virus corona, làm dấy lên lo ngại một đợt sóng lây nhiễm thứ hai.
Tính đến hết ngày hôm qua (12/06), với gần 42 ngàn ca tử vong (chính xác là  41.828 ca) được ghi nhận từ đầu mùa dịch, Brazil đã vượt qua Anh Quốc (41.566 ca) về số người chết vì virus corona chủng mới.
Quốc gia Nam Mỹ với 212 triệu dân này cũng là nước đứng hàng thứ hai sau Hoa Kỳ về số ca lây nhiễm được xác nhận: 828.810 trường hợp so với con số cao ngất ngưởng là 2.048.936 tại Mỹ.
Ông Mike Ryan, giám đốc về tình trạng khẩn cấp y tế tại Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO/OMS, đánh giá tình hình Brazil rất “đáng ngại” vì toàn bộ các bang tại nước này đều bị nhiễm dịch. Tuy hệ thống y tế Brazil chưa bị bão hòa, nhưng một số vùng đang chịu “sức ép rất nặng nề về thiết bị và giường chăm sóc tích cực”.
Tổng thống Brazil, Bolsonaro, người luôn luôn giảm nhẹ tình hình từ đầu mùa dịch, đã làm dấy lên phản ứng dữ dội tối 11/06 khi kêu gọi dân chúng quay cảnh ở các bệnh viện để kiểm tra tình trạng thiếu hay đủ giường bệnh, thiếu máy trợ thở và giường chăm sóc tích cực mà giới nhân viên y tế tố cáo.
Tử vong cao ở Mêhicô và Chilê
Tại Châu Mỹ Latinh nơi đã ghi nhận tổng cộng gần 75.000 người chết vì Covid-19, Mêhicô và Chilê là hai quốc gia tiếp nối theo Brazil về số tử vong. Vào hôm qua hai quốc gia này ghi nhận người chết hàng ngày cao kỷ lục, nâng tổng số tử vong lên thành 5.222 ca tại Mêhicô và 2.870 tại Chilê.
Bộ trưởng Tài Chính Mỹ: “Không thể đóng cửa kinh tế một lần nữa”
Ngược lên miền bắc Châu Mỹ, tại Hoa Kỳ, nơi đã ghi nhận hơn 114.000 ca tử vong tính đến hôm qua, 12/06, đà lây lan của dịch Covid-19 có dấu hiệu chựng lại. Tuy nhiên, tại nhiều bang đã khởi động lại hoạt động kinh tế từ tháng Tư, số người chết lại tăng lên, gây e ngại về một làn sóng lây nhiễm và tử vong thứ hai.
Thế nhưng vào hôm qua, bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin đã tuyên bố: “Không thể đóng cửa kinh tế một lần nữa”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200613-covid-19-brazil-v%C6%B0%C6%A1%CC%A3t-qua-anh-qu%C3%B4%CC%81c-tha%CC%80nh-%E1%BB%95-d%E1%BB%8Bch-l%C6%A1%CC%81n-th%E1%BB%A9-hai-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi

EU lần đầu chỉ đích danh Trung Quốc

gây làn sóng tin giả khổng lồ về Covid-19

Quý Khải
Ủy ban Châu Âu đã lên án Trung Quốc điều hành các chiến dịch phát tán tin giả tại khu vực, khi khối này giới thiệu kế hoạch đối phó với một làn sóng tin giả rất lớn xoay quanh đại dịch Covid-19.
Ủy ban Châu Âu cho biết Nga và Trung Quốc đang điều hành “các chiến dịch gây ảnh hưởng và phát tán tin giả nhắm vào các quốc gia trong khối EU, khu vực lân cận và trên toàn cầu”. Tuy rằng cáo buộc chống lại Nga đã được đưa ra nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên tổ chức đứng đầu EU chỉ đích danh Trung Quốc là nguồn gốc phát tán các thông tin sai lệch về đại dịch, theo The Guardian.
Các chính trị gia ở Pháp đã rất phẫn nộ khi một trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố hồi giữa tháng 4 rằng, tại thời gian đỉnh điểm của đại dịch tại Châu Âu, các nhân viên chăm sóc y tế nước này đã rời bỏ công việc khiến nhiều người dân thiệt mạng. Một nhà ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố sai lệch rằng 80 nhà lập pháp người Pháp đã có lời lẽ kỳ thị chủng tộc đối với người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Hôm 12/3, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã nói trên trang Twitter cá nhân rằng có thể chính quân đội Mỹ đã mang virus đến Vũ Hán.
Một ngày sau, cũng trên Twitter ông đã chia sẻ một bài báo của trang web Global Research với tiêu đề “Bằng chứng nữa cho thấy virus có nguồn gốc từ Mỹ” và kêu gọi người đọc và chia sẻ nó. Bài báo này sau đó đã bị xóa.
“Tôi tin rằng nếu có bằng chứng, chúng ta không cần phải ngại việc chỉ mặt đặt tên”, thì bà Vĕra Jourová, phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, trao đổi với các phóng viên.
“Tôi rất tin tưởng rằng một EU chỉ thật sự mạnh mẽ trên phương diện địa chính trị khi chúng ta có sự quyết đoán”, bà Jourová nói, ám chỉ mục tiêu đề ra của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen, là làm sao để tổ chức quốc tế này có thêm sức ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu bà Vĕra Jourová hôm 10/6 đề ra các biện pháp nhằm chống lại nạn tin giả trong một buổi họp báo tại Ủy ban Châu Âu (ảnh chụp màn hình Twitter).
Lập trường quyết đoán hơn của EU đánh dấu một sự thay đổi giọng điệu so với một báo cáo hồi tháng 3, khi chỉ đơn thuần nhận định rằng các thông tin của Trung Quốc về Covid-19 là chưa đúng sự thật. Động thái này cũng xuất hiện sau khi một số nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu cáo buộc Ủy ban Châu Âu tinh giảm một báo cáo trước đó của Ủy ban về vấn đề phát tán tin giả dưới áp lực từ chính quyền Trung Quốc – một cáo buộc đã bị các quan chức EU phủ nhận.
Các quốc gia thành viên EU đang vật lộn với cách thức đối phó với Trung Quốc trên một loạt các mặt trận, từ chính sách đối ngoại, an ninh cho đến kinh tế. Ủy ban đã mô tả Trung Quốc là một “đối thủ toàn diện” trong một báo cáo năm 2019, vốn đã được nhiều quốc gia thành viên nhìn nhận là một bước ngoặt trong cách thức EU đối phó với một chính phủ Bắc Kinh ngày càng hung hăng.
Ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương, giới chức Mỹ cũng đang leo thang chỉ trích Bắc Kinh xoay quanh sự tắc trách trong đại dịch Covid-19, song song với vấn đề luật an ninh mới ở Hồng Kông trong thời gian gần.
Tại cuộc họp báo cuối tháng 5, ông Trump đã lên án Trung Quốc đã chủ mưu gây ra “đại dịch toàn cầu” COVID-19 bằng việc cho phép virus corona lây lan khắp thế giới. Ông Trump nói rằng đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã gây ra “gánh nặng kinh tế” và cướp đi “vô số sinh mạng”. Trong cuộc họp báo, ông đã ra một loạt quyết sách chưa từng có với Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump gần đây cũng đưa ra một bản chiến lược khác dài 16 trang trực tiếp nhắm vào các mối đe dọa từ ĐCSTQ, trong đó chỉ đề cập đến ông Tập Cận Bình với tư cách là Tổng Bí thư ĐCSTQ, mà không hề nhắc đến chức vụ Chủ tịch nước của ông này. Đây được coi là một thông điệp mạnh mẽ, ngầm ám chỉ rằng Washington coi ĐCSTQ là một thế lực thù địch và không còn thừa nhận vị trí lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.
https://www.dkn.tv/the-gioi/eu-lan-dau-chi-dich-danh-trung-quoc-gay-lan-song-tin-gia-khong-lo-ve-covid-19.html

Chính phủ Anh tuyên bố Trung Quốc

 ‘vẫn còn thời gian để lùi bước khỏi bờ vực’

Triệu Hằng
Chính phủ Anh hôm 11/6 công bố một báo cáo định kỳ 6 tháng một lần về việc thực thi Tuyên bố chung Trung – Anh. Báo cáo tuyên bố Trung Quốc “vẫn còn thời gian để lùi bước khỏi bờ vực” và tôn trọng quyền tự trị của Hồng Kông cũng như tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của chính mình.
Báo cáo đánh giá giai đoạn từ ngày 1/7- 31/12/2019 nói rằng, chính phủ Anh vẫn hoàn toàn cam kết mức độ tự chủ và quyền tự do cao của Hồng Kông theo Tuyên bố chung và khung “Một quốc gia, hai chế độ”, đồng thời nhấn mạnh sự thịnh vượng của Hồng Kông là dựa trên tự do ngôn luận, tự do hội họp, hưởng một nền tư pháp độc lập và pháp trị.
Báo cáo cho biết, Hồng Kông đang trải qua thời kỳ hỗn loạn lớn nhất kể từ khi được bàn giao về Trung Quốc đại lục. Theo Tuyên bố chung Trung Anh, giải pháp cho tình trạng bất ổn này và các nguyên nhân cơ bản của nó phải được xử lý bởi người dân Hồng Kông, và không thể bị áp đặt từ Trung Quốc đại lục.
Chính phủ Anh lo ngại sâu sắc về kế hoạch áp luật an ninh quốc gia của chính quyền Trung Quốc lên Hồng Kông. Theo đó, luật an ninh quốc gia sẽ làm suy yếu khuôn khổ “Một quốc gia, Hai chế độ”, vốn đảm bảo cho Hồng Kông quyền tự chủ cao với các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Đối với Chính phủ Trung Quốc, với mục đích là làm chủ thể chế của Hồng Kông, việc nó trực tiếp áp luật an ninh quốc gia sẽ mâu thuẫn với Điều 23 của Luật Cơ bản Hồng Kông, và với các nghĩa vụ của Trung Quốc theo Tuyên bố chung Trung – Anh.
Theo báo cáo, chính phủ Anh chưa nhìn thấy bản dự thảo luật an ninh mà Trung Quốc định áp cho Hồng Kông. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, luật này làm tăng nguy cơ truy tố đối với các nhà hoạt động chính trị ở Hồng Kông, làm xói mòn các cam kết hiện có nhằm bảo vệ quyền và tự do của người dân Hồng Kông. Một luật như vậy là vi phạm rõ ràng với các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc, bao gồm cả những nghĩa vụ được đưa ra theo Tuyên bố chung Trung – Anh.
Chính phủ Anh tuyên bố, “Trung Quốc vẫn còn thời gian để xem xét lại, lùi bước khỏi bờ vực và tôn trọng quyền tự trị của Hồng Kông và tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của chính mình”.
Báo cáo nêu rõ, nếu Trung Quốc ban hành luật an ninh đối với Hồng Kông, Anh sẽ cho phép người có hộ chiếu “người dân Anh ở hải ngoại” (British National Overseas – BNO) ở Hồng Kông được đến Anh mà không bị giới hạn trong kỳ 6 tháng, cho phép họ sống và nộp đơn học tập và làm việc trong thời hạn kéo dài 12 tháng, cấp cho họ một con đường trở thành công dân Anh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-phu-anh-tuyen-bo-trung-quoc-van-con-thoi-gian-de-lui-buoc-khoi-bo-vuc.html

Pháp: Khắp nơi tiếp tục biểu tình

chống bạo lực cảnh sát và kỳ thị chủng tộc

Trọng Nghĩa
Biểu tình chống bạo lực cảnh sát và kỳ thị chủng tộc tiếp tục diễn ra vào hôm nay, 13/06/2020, ở Paris và nhiều thành phố lớn trên đất Pháp, trong lúc cảnh sát lại đang rất bất bình trước các tuyên bố của bộ trưởng Nội Vụ gần đây, đòi tổng thống Pháp can thiệp.
Cuộc biểu tình, do Ủy ban Adama Traoré, tên của thanh niên da đen chết tháng 7/2016, sau khi bị cảnh sát vùng Paris câu lưu, được chờ đợi là rất rầm rộ ở Paris, bắt đầu từ lúc 14g30, đi từ quảng trường Cộng Hòa đến Nhà Hát Opéra. Cảnh sát Paris đã yêu cầu các cửa hàng, quán nước, nhà hàng dọc theo lộ trình đoàn biểu tình là nên đóng cửa, tránh sự cố quá khích.
Biểu tình cũng được tổ chức ở các thành phố lớn như Marseille, Lyon, Montpellier, Nantes, Saint-Nazaire, Bordeaux.
Hôm 02/06 đã có 20.000 người tập trung trước tòa án Paris. Và kể từ hôm đó, hàng ngàn người tiếp tục xuống đường chống bạo lực cảnh sát và kỳ thị chủng tộc.
Trước việc phong trào biểu tình lan rộng từ Paris qua các thành phố khác, chính phủ Pháp từ đầu tuần đã ra sức làm dịu tình hình. Trong cuộc họp hội đồng bộ trưởng thứ Tư vừa qua, tổng thống Macron đã cho rằng “kỳ thị chủng tộc là một căn bệnh đang lan ra toàn xã hội”, nhưng ông vẫn bảo vệ lực lượng an ninh mà “đa số áp đảo không thể bị bôi nhọ”. Tổng thống Pháp rất được chờ đợi trên chủ đề này trong phát biểu với dân chúng vào ngày mai, Chủ Nhật.
Theo yêu cầu của tổng thống, bộ trưởng Nội Vụ Christophe Castaner vào thứ Hai đầu tuần này, đã thông báo các biện pháp nhằm cải thiện hoạt động của lực lượng an ninh và nhất là chấm dứt phương thức câu lưu gọi là “chẹn cổ”, cũng như đình chỉ ngay công tác trong trường hợp cư xử hay có lời lẽ kỳ thị.
Những thông báo kể trên đã gây bất bình trong giới nhân viên công lực, và các công đoàn trong ngành an ninh đã phản ứng mạnh mẽ. Tối Thứ Năm, cảnh sát đã tập hợp trước tất cả các đồn cảnh sát, đặt còng tay xuống đất để tỏ thái độ bất bình.
Hàng chục cảnh sát cũng đã biểu tình sáng thứ Sáu trên đại lộ Champs-Elysées, theo lời yêu cầu của các công đoàn Alliance, Synergie, SICP et UNSA. Giới cảnh sát cũng đang yêu cầu tổng thống phải bảo vệ ngành.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200613-ph%C3%A1p-kh%E1%BA%AFp-n%C6%A1i-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-ch%E1%BB%91ng-b%E1%BA%A1o-l%E1%BB%B1c-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-v%C3%A0-k%E1%BB%B3-th%E1%BB%8B-chu%CC%89ng-t%C3%B4%CC%A3c

Cộng hòa Séc biểu tình quy mô lớn,

phản đối chính phủ quá thân mật với Bắc Kinh

Quỳnh Chi
Ngày 9/6, hàng ngàn người dân ở thủ đô Prague của Cộng hòa Séc đã xuống đường biểu tình phản đối chính phủ tham nhũng, vi phạm quyền dân chủ và quá thân mật với Bắc Kinh trong bối cảnh dịch bệnh. Người biểu tình đã yêu cầu thủ tướng Andrej Babiš từ chức, theo NTDTV.
Tối ngày 9/6 có 1500 đến 3000 người đã tập trung tại quảng trường Old Town Square ở thủ đô Prague, bày tỏ sự bất mãn sâu sắc với thủ tướng Andrej Babiš và liên minh cầm quyền mà họ cho là tham nhũng, hủ bại. Họ cũng lên án biện pháp chống dịch Covid-19 yếu kém của chính phủ cũng như duy trì mối quan hệ thân mật quá mức với Bắc Kinh.
Một số người biểu tình bày tỏ sự bất mãn với hành động của chính quyền Thủ tướng Andrej Babiš trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh lần này. “Tôi đang may khẩu trang từ quần áo [để ủng hộ], nhưng chính phủ lại không biết cảm ơn, ngược lại họ còn mua khẩu trang từ Trung Quốc với giá ngất ngưởng, điều này quả thật không cần thiết”, Cheikova, một sinh viên 22 tuổi cho biết.
Một trong những lập luận phản đối chính phủ được người biểu tình đưa ra là vào thời điểm đầu đại dịch, chính phủ đã làm một việc vô nghĩa: mua khẩu trang từ Trung Quốc với giá cao. Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro hồi tháng 4 cũng cho biết chính quyền Trung Quốc cũng đã thu gom ồ ạt vật tư y tế toàn cầu để bán lại với giá cao nhằm trục lợi.
Những người biểu tình đã đeo khẩu trang và mang quốc kỳ Séc, yêu cầu thủ tướng Andrej Babiš từ chức.
Những người biểu tình cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với thượng nghị sĩ Miloš Vystrčil khi ông tuyên bố sắp có chuyến thăm Đài Loan nhằm cảm ơn Đài Loan vì đã viện trợ vật tư y tế chống dịch cho Séc.
Ông Miloš Vystrčil cho biết, Trung Quốc đã nhiều lần có động thái ngăn cản ông và cựu thượng nghị sĩ Jaroslav Kubera đến thăm Đài Loan, điều này càng củng cố ý muốn ghé thăm Đài Loan của ông. Ông nhấn mạnh, trước khi kết thúc nhiệm kỳ, ông sẽ dẫn đầu phái đoàn Séc chính thức viếng thăm Đài Loan trong cương vị thượng nghị sĩ.
Ông Miloš Vystrčil cũng thẳng thắn bày tỏ, lần viếng thăm này có thể sẽ gây tổn hại kinh tế cho các công ty Séc đang hoạt động tại Trung Quốc, nhưng đồng thời ông cũng nhấn mạnh, Cộng hòa Séc cũng có những giá trị vô hình nhưng rất trân quý như tự do và dân chủ, do đó ông dự định sẽ tận dụng chuyến thăm này để học hỏi thêm từ Đài Loan về vấn đề này.
Theo một cuộc thăm dò do Czech Radio công bố vào tháng 2, có tới 2/3 người dân Séc nói rằng ngay cả khi Trung Quốc phản đối, họ vẫn ủng hộ việc tăng cường mối quan hệ sâu sắc với Đài Loan. Thượng viện Séc cũng đã thông qua một nghị quyết với tỷ lệ bỏ phiếu áp đảo 50: 1 vào tháng trước để ủng hộ chuyến thăm của ông Miloš Vystrčil tới Đài Loan.
Nếu chuyến viếng thăm thành công, ông Miloš Vystrčil sẽ trở thành quan chức cấp cao nhất của Séc đến thăm Đài Loan trong lịch sử, và chuyến thăm này sẽ mang một ý nghĩa biểu tượng nhất định cho mối quan hệ giữa Đài Loan và Séc.
Filip Jirouš, một nhà nghiên cứu của Sinopsis và cũng là một nhà tư tưởng người Séc, đã phân tích trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn trung ương rằng Đài Loan đã chiến đấu thành công với dịch virus corona và quyên tặng vật tư y tế cho Séc, và các quốc gia khác cũng có ấn tượng rất tích cực với Đài Loan.
Vào thời điểm này, Trung Quốc đã gây áp lực buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không cho Đài Loan tham gia cuộc họp của Hội Đồng Y Tế Thế Giới để chia sẻ kinh nghiệm chống dịch thành công, điều này ngược lại đã khiến cộng đồng quốc tế nhận thấy tác động tiêu cực của Trung Quốc đối với các tổ chức quốc tế, và nhấn mạnh vai trò tích cực của Đài Loan.
Ông Filip Jirouš chỉ ra rằng do sự chậm trễ trong việc thực hiện các cam kết đầu tư của Trung Quốc và sự thù địch của các nhà ngoại giao Trung Quốc đối với Séc, những năm gần đây, chính sách của Séc đối với Trung Quốc đã thay đổi. Ngược lại, quan hệ giữa Séc và Đài Loan tiếp tục được cải thiện, và chuyến thăm của Miloš Vystrčil đến Đài Loan cũng sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Cộng hòa Séc và Đài Loan lên một tầm cao mới.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cong-hoa-sec-bieu-tinh-quy-mo-lon-phan-doi-chinh-phu-qua-than-mat-voi-bac-kinh.html

Chính quyền Hong Kong bị cáo buộc

thực hiện chiến dịch ‘tẩy não’ giáo viên

Chính quyền Hong Kong đang bị cáo buộc thúc đẩy một chiến dịch tẩy não nhắm vào các nhà giáo dục của thành phố thông qua các chương trình đào tạo bắt buộc bao gồm ‘phát triển quốc gia’.
Theo Taiwanews, Văn phòng Giáo dục Hong Kong gần đây đã đưa ra một thông báo cho các giáo viên mới yêu cầu họ phải tham gia 90 giờ đào tạo do văn phòng này tổ chức.
Ba mươi giờ sẽ được dành riêng cho việc giảng dạy về vai trò, giá trị và đạo đức của giáo viên, cũng như sự phát triển giáo dục trong nước và quốc tế, theo báo cáo của CNA.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ dự diễn đàn dân chủ cùng Thái Anh Văn và Joshua Wong
Hong Kong: ‘Cần quốc tế ủng hộ nhưng ông Trump không quá quan trọng’
Trung Quốc: ‘Bạo lực leo thang ở Hong Kong’
Ip Kin-yuen, một thành viên của Hội đồng Lập pháp Hong Kong, thuộc phe dân chủ, đã chỉ trích động thái này, gọi đó là cách “kiểm soát tư tưởng” để tuyên truyền hệ tư tưởng của chính phủ.
Phòng Giáo dục đã phản bác các chỉ trích bằng cách nói rằng chương trình này đã bị ‘mô tả sai lệch’.
Trong một động thái riêng biệt, một giáo viên tên là Lee, người từng làm việc tại trường trung học Heung To ở Cửu Long trong 12 năm đã buộc tội quản lý trường học đã sa thải bà vì niềm tin chính trị của bà.
Bà nói trong một bức thư ngỏ gửi cho các sinh viên và nhân viên của trường vào ngày 7/6 rằng hiệu trưởng đã thông báo cho bà qua WhatsApp vào tháng Năm rằng hợp đồng của bà sẽ không được gia hạn vào năm tới, mà không nêu rõ lý do đằng sau quyết định này.
Trích dẫn những tuyên bố trước đây của hiệu trưởng, bà Lee tin rằng việc chấm dứt hợp đồng của bà là kết quả của việc bà cho phép học sinh chơi bản “Vinh quang cho Hong Kong” (Glory to Hong Kong) trong các kỳ thi âm nhạc.
Bài hát được mệnh danh là quốc ca của các cuộc biểu tình ở Hong Kong và được ban quản lý nhà trường coi là “không phù hợp”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53032315

Ông trùm truyền thông Hương Cảng: Hy vọng

các quốc gia yêu tự do nhận người tị nạn Hồng Kông

Băng Thanh
Jimmy Lai, ông trùm truyền thông Hồng Kông nói với đài Á Châu Tự Do (RFA) trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 10/6 rằng, việc Bắc Kinh áp luật an ninh quốc gia cho Hương Cảng sẽ khiến người dân Hồng Kông rời bỏ thành phố để đi tìm tự do.
Ông Lai, 72 tuổi, người sáng lập Next Digital, tập đoàn sở hữu tờ tuần san Next và tờ Apple Daily – tờ báo nổi tiếng ở Hồng Kông với lập trường chống Bắc Kinh, là người công khai ủng hộ những cuộc biểu tình yêu cầu dân chủ ở Hồng Kông. Từ đầu năm đến nay, ông đã bị bắt hai lần vì tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa tại Hồng Kông.
Sinh ra tại Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ông Lai lên thuyền vượt biên tới Hồng Kông khi còn nhỏ. Và cho đến trước khi cuộc Thảm sát Thiên An Môn diễn ra, ông là một hình mẫu thành công điển hình ở thành phố do Anh cai trị. Ông tránh xa chính trị và làm việc chăm chỉ để tiến thân từ những công việc cấp thấp như người đan len hay thư ký cho tới khi trở thành chủ sở hữu chính của Giordano, một chuỗi cửa hàng thời trang nổi tiếng.
Sau vụ thảm sát đẫm máu trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, như ông kể, đã khiến ông bắt đầu nghĩ về chính trị và thôi thúc ông thành lập tuần san Next vào năm sau đó. Bước đi này nhanh chóng giáng đòn mạnh vào chuỗi cửa hàng thời trang ngay khi ông bắt đầu viết các bài chỉ trích lãnh đạo tại Bắc Kinh, đặc biệt là thủ tướng Trung Quốc khi đó – Lý Bằng, người được biết đến với cái tên “Đồ tể Bắc Kinh”.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 10/6, ông Lai nói với RFA rằng ngoài việc rời bỏ Trung Quốc Đại lục để đến Hồng Kông khi còn nhỏ, giờ đây ông sẽ không đi tìm nơi ẩn náu ở nơi nào khác nữa.
“Tất cả mọi thứ đã trao cho tôi bởi Hồng Kông. Tôi sẽ không rời đi. Tôi sẽ tiến lên hoặc rút lui cùng với người dân Hồng Kông”, ông nói với RFA. “Có rất nhiều người Hồng Kông sẽ ở lại đây. Họ sẽ chiến đấu đến cùng”.
Tuy nhiên, ông Lai cho biết, khi chính quyền Trung Quốc áp luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông, luật cho phép Bắc Kinh bỏ tù bất cứ ai mà họ coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, các nhà đầu tư nước ngoài và nhiều người dân Hồng Kông có thể sẽ rời khỏi thành phố, từ đó khiến cho nền kinh tế Hồng Kông sụp đổ.
“Hồng Kông đang mất các doanh nhân của mình; những người có khả năng nhất, trụ cột của xã hội, các chuyên gia; những người kinh doanh đều rời đi. Nhưng tại sao Thượng Hải không thể hoàn thành vai trò của mình? Bởi vì ở đó không có luật lệ”, ông nói với RFA. “Trung Quốc luôn muốn thúc đẩy Thượng Hải để nó có thể thay thế Hồng Kông, nhưng họ cho đến ngày nay vẫn không thể thực hiện được vì không có luật pháp ở Thượng Hải, vì vậy nó không thể đạt được vị thế của trung tâm tài chính. Nó không thể thu hút nhân tài mà không cần cảm giác tin tưởng lẫn nhau”.
“Các vị không thể làm kinh doanh ở đó mà không cần hối lộ người khác. Tại sao tôi phải làm điều đó? (hối lộ) Tại sao những người tài muốn làm việc ở một nơi như vậy?”, ông Lai nói.
“Một khi luật an ninh quốc gia được thực thi, đó sẽ là khởi đầu cho sự kết thúc của Hồng Kông. Thành phố sẽ không còn như trước đây, sẽ không còn luật pháp và không còn tự do nữa. Mọi người sẽ cảm thấy họ phải rời đi”, ông cho biết. “Cho dù họ yêu nơi này đến mức nào, họ sẽ không thể làm gì về tình huống này”.
“Tôi không trách cứ mọi người vì đã rời đi. Tôi không trách cứ nhân viên của tôi. Đó là đi tìm tự do. Nhưng tôi sẽ ở lại đây và chiến đấu đến tận cùng”, ông nói và cho biết ông hy vọng các quốc gia yêu tự do sẽ nhận người tị nạn Hồng Kông.
Trước đó, vào cuối tháng 5, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hồng Kông. Luật cho phép cảnh sát và đặc vụ Trung Quốc giam giữ và truy tố bất cứ ai có mặt ở Hồng Kông có các hành vi như “cố gắng chia cắt đất nước, lật đổ quyền lực nhà nước, tổ chức và duy trì các hoạt động khủng bố và các hành vi khác gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia”.
Theo tờ Breitbart, ngay sau khi tin tức về việc Quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hồng Kông được công bố, thị trường chứng khoán Hồng Kông đã sụp đổ và một số doanh nghiệp lớn nhất thế giới bắt đầu lên kế hoạch rút khỏi xứ Cảng Thơm.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trum-truyen-thong-huong-cang-hy-vong-cac-quoc-gia-yeu-tu-do-nhan-nguoi-ti-nan-hong-kong.html

Virus corona: Phát hiện ổ dịch mới

ở một chợ bán buôn tại Bắc Kinh

Một ổ dịch virus corona mới tại Bắc Kinh, liên quan tới một khu chợ bán buôn, vừa được phát hiện, làm dấy lên lo ngại có làn sóng dịch Covid-19 thứ hai.
Tại chợ bán buôn nông sản Tân Phát Địa (Xinfadi) ở quận Phong Đài (Fengtai) nằm phía Tây Nam Bắc Kinh, 45 trong số 517 người được xét nghiệm đã có kết quả dương tính với virus corona, một quan chức cấp quận cho biết tại một cuộc họp báo.
Không ai trong số họ có triệu chứng, ông Sơ Quân Uy cho biết, nhưng ông nói thêm 11 khu dân cư xung quanh chợ đã bị phong tỏa với lính gác 24/24 giờ.
“Theo nguyên tắc đặt an toàn và sức khỏe của người dân trên hết, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp phong tỏa cho chợ Tân Phát Địa và các khu dân cư lân cận,” ông Sơ nói.
Quận Phong Đài đang trong “tình trạng khẩn cấp thời chiến,” ông cho biết thêm.
EVFTA: ‘VN chưa thể qua mặt được TQ’
Chính quyền Hong Kong bị cáo buộc thực hiện chiến dịch ‘tẩy não’ giáo viên
Stephen McDonell, Phóng viên thường trú của BBC tại Trung Quốc, mô tả các hình ảnh trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy hàng trăm cảnh sát quân đội tiến vào trong chợ Tân Phát Địa
Theo giới chức, dấu vết của virus corona được tìm thấy trên một miếng gỗ lớn dùng để chặt cá hồi nhập khẩu.
Các dịch vụ giao thông và trường học gần chợ đã đóng cửa, và một số địa điểm công cộng được nhiều người lui tới ở Bắc Kinh, như Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia và Đền Lama cũng đóng cửa.
Toàn bộ khu chợ Tân Phát Địa bị đóng cửa từ 3 giờ sáng thứ Bảy (giờ địa phương), sau khi hai người đàn ông làm việc ở trung tâm nghiên cứu thịt, những người đã từng tới khu chợ này, có kết quả dương tính với virus corona. Hiện chưa rõ hai người này nhiễm virus như thế nào.
Hôm thứ bảy, các cổng vào chợ bị chặn và cảnh sát đứng gác bên ngoài. Giới chức Bắc Kinh trước đó đã dừng hoạt động mua bán thịt bò và thịt cừu tại chợ Tân Phát Địa và đóng cửa các chợ bán buôn khác trong thành phố.
Họ dự kiến sẽ làm xét nghiệm acid nucleic cho hơn 10.000 người ở chợ này để phát hiện các ca lây nhiễm.
Theo trang web của chợ Tân Phát Địa, hơn 1500 tấn hải sản, 18.000 tấn rau và 20.000 tấn hoa quả được buôn bán ở chợ này hàng ngày.
Việc khu chợ này bị đóng và các biện pháp phong tỏa mởi diễn ra trong bối cảnh lo ngại về một làn sóng đại dịch thứ hai đang gia tăng.
Đại dịch Covid-19 đã làm hơn 7,6 triệu người lây nhiễm và hơn 420 ngàn người tử vong trên thế giới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53035381

TQ phản ứng mạnh sau khi máy bay quân sự Mỹ

vào không phận Đài Loan

Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc ngày 11.6 lên án việc máy bay C-40A của Mỹ bay vào không phận Đài Loan là “hành động phi pháp và “vụ khiêu khích nghiêm trọng”, còn Đài Bắc trước đó cho phép máy bay Mỹ hoạt động.
Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc còn nói rằng máy bay C-40A, phiên bản quân sự của máy bay vận tải Boeing 737, gây “tổn hại các quyền chủ quyền của Trung Quốc và đi ngược lại luật pháp quốc tế cũng như các tiêu chuẩn cơ bản của quan hệ quốc tế”, theo Reuters. Không quân Mỹ chưa có phản ứng về phát biểu trên.
Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho hay chiếc C-40A vào không phận Đài Loan hôm 9.6 với sự cho phép của Đài Bắc, nhưng không đáp xuống bất kỳ sân bay nào của Đài Loan. C-40A cất cánh từ đảo Okinawa của Nhật Bản và bay ở phía bắc và phía tây của Đài Loan trong lúc bay đến Đông Nam Á.
Trong ngày C-40A bay trong không phận Đài Loan, lực lượng trên không Đài Loan đã triển khai chiến đấu cơ xua đuổi Su-30 của Trung Quốc khi chiến đấu cơ Trung Quốc vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan.
Trong thời gian qua, Trung Quốc gia tăng hoạt động tập trận và tuần tra xung quanh Đài Loan. Mỹ cũng gia tăng hoạt động quân sự gần vùng lãnh thổ lãnh này, với chiến hạm Mỹ đã nhiều lần đi qua eo biển Đài Loan từ đầu năm đến nay.
http://biendong.net/bi-n-nong/35228-tq-phan-ung-manh-sau-khi-may-bay-quan-su-my-vao-khong-phan-dai-loan.html

Trung Cộng loại bỏ tê tê

ra khỏi danh sách thuốc y học cổ truyền

Vào hôm thứ ba (9/6), truyền thông nhà nước đưa tin rằng Trung Cộng loại bỏ các bộ phận của tê tê khỏi danh sách các loại thuốc truyền thống chính thức, vài ngày sau khi tăng cường bảo vệ pháp lý đối với loài động vật đang bị đe dọa này.
Tờ Health Times của nhà nước cho biết tê tê được loại khỏi Dược điển Trung Cộng chính thức trong năm nay, cùng với các chất bao gồm một viên thuốc được pha chế từ phân dơi. Tê tê, loài động vật có vú bị buôn lậu nhiều nhất thế giới, được một số nhà khoa học cho là vật chủ khả thi của coronavirus mới xuất hiện tại một khu chợ ở thành phố Vũ Hán của Trung Cộng hồi năm ngoái.
Các bộ phận cơ thể của tê tê có giá cao trên thị trường chợ đen vì chúng thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Cộng, mặc dù các nhà khoa học tuyên bố rằng chúng không có giá trị trị liệu. Vào hôm thứ Sáu (12/6), chính quyền lâm nghiệp của Trung Cộng đưa ra mức bảo vệ cao nhất cho tê tê do tình trạng bị đe dọa của loài động vật này.
Trong những tháng gần đây, Trung Cộng cấm bán động vật hoang dã làm thực phẩm, trích dẫn nguy cơ dịch bệnh lây sang người, nhưng giao dịch này vẫn hợp pháp cho các mục đích khác – bao gồm nghiên cứu và y học cổ truyền.
Vào hôm thứ Bảy (6/6), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên cho biết họ “hoan nghênh” hành động của Trung Cộng nhằm nâng cấp các biện pháp bảo vệ tê tê, đồng thời gọi đây là “thời điểm ngưng quan trọng” từ việc buôn bán tê tê bất hợp pháp. (BBT)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-loai-bo-te-te-ra-khoi-danh-sach-thuoc-y-hoc-co-truyen/

Trung Quốc: Rạp chiếu phim chưa được phép

hoạt động, các công ty điện ảnh tìm đường tự cứu

Quỳnh Chi
Từ sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Trung Quốc đến nay, các rạp chiếu phim vẫn chưa được phép mở cửa trở lại, khiến ngành điện ảnh nước này phải chịu áp lực vô cùng lớn. Các công ty điện ảnh lần lượt triển khai các biện pháp tự cứu mình như bán tháo bất động sản, chào bán cổ phần thậm chí là đổi chủ.
Do ảnh hưởng của bệnh dịch, các rạp chiếu phim tại Trung Quốc bị chính quyền đóng cửa từ cuối tháng 1 đến nay vẫn chưa được phép hoạt động trở lại. Một số người trong giới điện ảnh gần đây cho biết: “Có công ty điện ảnh lỗ 1 triệu tệ mỗi ngày (tương đương 3,38 tỷ VNĐ), 1 triệu người hoạt động trong ngành điện ảnh đối diện nguy cơ thất nghiệp”, đồng thời kêu gọi “đã đến lúc nghĩ đến việc phục hồi sản xuất, khôi phục nền điện ảnh”.
Đối mặt với lỗ vốn nghiêm trọng, các công ty điện ảnh lần lượt bắt đầu tìm đường tự cứu. Huayi Brothers, từng là công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình của Trung Quốc đã chịu lỗ trong hai năm liên tiếp, năm 2018 thiệt hại 1,093 tỷ nhân dân tệ, giảm 231,97% so với cùng kỳ năm trước; năm 2019 lỗ 3,96 tỷ nhân dân tệ, lợi nhuận ròng giảm 262,32%. Báo cáo quý 1 năm nay cho thấy, Huayi Brothers tiếp tục mất 143 triệu nhân dân tệ trong quý 1, kết quả này khiến tình trạng của Huayi Brothers càng trở nên tồi tệ hơn.
Theo các quy định liên quan, nếu công ty chịu lỗ trong 3 năm liên tục, sẽ bị trực tiếp gạch tên khỏi GEM-công ty quản lý quỹ đầu tư có trụ sở tại New York và Paris. Điều này có nghĩa là nếu năm nay Huayi Brothers không thể biến thua lỗ thành lợi nhuận thì sẽ bị xóa sổ khỏi thị trường.
Để chữa cháy tình hình nguy cấp trước mắt, ngày 5/6, ông chủ Huayi Brothers, Vương Trung Quân, đã rao bán biệt thự ở Hồng Kông với giá 220 triệu đô la Hồng Kông. Tuy Vương Trung Quân và Huayi Brothers đều không lên tiếng về việc bán nhà cũng như mục đích sử dụng số tiền thu được, nhưng theo các chuyên gia trong ngành phân tích, khoản tiền này là để bổ sung vào ngân sách thâm hụt và nguồn vốn lưu động thiếu hụt.
Ngoài việc bán nhà để bổ sung vốn, Huayi Brothers còn tăng vốn bằng cách thu hút vốn đầu tư từ các công ty lớn. Trước đó, Huayi Brothers đã thực hiện dự án cổ phiếu A không công khai, với 2,78 tệ/cổ phiếu, tổng số lượng không quá 824 triệu cổ phiếu, tổng số tiền vốn huy động không quá 2,29 tỷ tệ, trừ đi các chi phí, số còn lại để bổ sung vào nguồn vốn lưu động và bồi hoàn khoản nợ. Các nhà đầu tư mạo hiểm được giới thiệu gồm 9 công ty lớn như Alibaba Pictures, Tencent và Sun Life…
Ngoài ra, các công ty điện ảnh và truyền hình như Wanda Films, Beijing Jetsen Technology và Datong Cement Co. Ltd cũng lần lượt ban hành kế hoạch tái cấp vốn, với mục đích trả nợ vay ngân hàng và bổ sung vốn lưu động. Riêng Zhejiang Talent đã lựa chọn bán lại cho đài phát thanh và truyền hình Chiết Giang.
Từ 24/1 đến nay, các rạp chiếu phim Trung Quốc đã đóng cửa hơn 100 ngày, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất, phân phối và công chiếu của chuỗi ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình.
Báo cáo quý 1 năm nay cho thấy, Wanda Films đã mất 600 triệu tệ, giảm 249,75% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều công ty niêm yết trên thị trường như Guangzhou Jinyi Media, Huayi Brothers, Omnijoi Media Corporation Co., Ltd đều chịu thiệt hại đáng kể trong quý 1 năm nay.
Theo báo cáo khảo sát về sự sống còn của rạp chiếu phim do Hiệp hội các nhà làm phim Trung Quốc công bố vào ngày 27/5, tổng doanh thu phòng vé của nước này trong quý đầu tiên của năm nay là 2,238 tỷ nhân dân tệ, giảm 88% so với năm ngoái. Trong số 187 rạp được phỏng vấn, có tới 42% số rạp tự nhận có nguy cơ “đóng cửa” rất cao.
Ông Ngụy Bằng Cử, trưởng khoa viện nghiên cứu kinh tế văn hóa đại học tài chính trung ương Trung Quốc nói rằng, áp lực trực tiếp nhất chính là bản thân các rạp chiếu phim, còn các nhà sản xuất thượng nguồn cũng phải chịu áp lực rất lớn, họ luôn trong trạng thái dừng sản xuất, trong đó có những dự án phải bỏ ra chi phí rất lớn để được duyệt, huống hồ còn chưa biết khi nào có thể công chiếu. Bộ phận phát hành ở giữa lại càng không có cửa. Từ trên xuống dưới đều đang chịu ảnh hưởng nặng nề.
Theo epochtimes.com
Quỳnh Chi biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-rap-chieu-phim-chua-duoc-phep-hoat-dong-cac-cong-ty-dien-anh-tim-duong-tu-cuu.html

Hoa Xuân Oánh phản đối ‘báo cáo 6 tháng’

của Anh về Hồng Kông

Triệu Hằng
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm thứ Sáu (12/6) đã phản pháo về một báo cáo của chính phủ Anh lên án việc Bắc Kinh dự tính áp luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông.
Trong một cuộc họp báo hàng ngày, bà Hoa tuyên bố Trung Quốc bác bỏ “báo cáo 6 tháng” của chính phủ Anh về Hồng Kông, xem đó là can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc và vấn đề của Hồng Kông.
Bà Hoa Xuân Oánh bác bỏ báo cáo với lập luận, Vương quốc Anh nên đối mặt thực tế rằng Hồng Kông đã trở về Trung Quốc vào năm 1997, và bà ta nói thêm rằng: “Càng nhiều can thiệp trong các vấn đề của Hồng Kông, chính phủ trung ương càng quyết tâm hơn trong việc thúc đẩy luật an ninh quốc gia”.
Trước đó, vào ngày 11/6, chính phủ Anh đã công bố báo cáo định kỳ 6 tháng một lần về việc thực thi Tuyên bố chung Trung – Anh. Báo cáo được Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đệ trình tới Nghị viện Anh.
Trong báo cáo, Ngoại trưởng Raab cảnh báo các kế hoạch của Trung Quốc về việc áp luật an ninh mới lên Hồng Kông mà không cần thông qua cơ quan luật pháp của Hồng Kông là vi phạm luật pháp quốc tế, làm xói mòn nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ” mà theo đó người Hồng Kông được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, hưởng một nền tư pháp độc lập và pháp trị.
Báo cáo tuyên bố Trung Quốc “vẫn còn thời gian để lùi bước khỏi bờ vực” và tôn trọng quyền tự trị của Hồng Kông cũng như tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của chính mình.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hoa-xuan-oanh-phan-doi-bao-cao-6-thang-cua-anh-ve-hong-kong.html

Dư luận viên Trung Quốc bị giảm nửa lương,

‘ngũ mao’ giờ thành ‘nhị mao’

Phụng Minh
Nhiều người cho rằng điều này có thể phản ánh thực trạng kinh tế Trung Quốc hoặc vì vai trò của dư luận viên đã không còn cần thiết như trước.
Chính quyền Trung Quốc trong nhiều năm đã tuyển mộ một số lượng lớn nhân sự cho các “cuộc chiến dư luận” trên mạng Internet, được biết tới như những “dư luận viên” làm công ăn lương theo mỗi lần tương tác trên không gian ảo. Họ đăng tải các tin nhắn bảo vệ chính quyền, theo ý chí chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và định hướng thông tin, mỗi bình luận sẽ được trả 5 hào. Vì vậy họ được gọi chung là lực lượng “ngũ mao” (5 hào hay 50 xu).
Chuyên gia về khoa học chính trị Gary King thuộc Đại học Harvard từng công bố trên Bloomberg thông tin nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về các nhân viên tuyên truyền trên mạng của Trung Quốc, còn gọi là dư luận viên này. Theo đó, họ tạo ra khoảng 488 triệu bình luận trên mạng xã hội mỗi năm, gần bằng số lượng tin đăng lên trong một ngày trên toàn cầu của Twitter.
Tuy nhiên, một thông báo tuyển dụng cho vị trí “bình luận viên mạng” đã xuất hiện trên Internet vài ngày trước, cho thấy mức thù lao đã giảm xuống còn 2 hoặc 3 hào cho mỗi bình luận. Điều này thu hút không ít lời chế nhạo trong cộng đồng nói tiếng Hoa trên mạng xã hội.
Gần đây, người dùng mạng Đài Loan đã chia sẻ thông tin rằng một chuyên trang trên nền tảng Weibo đang tuyển dụng “bình luận viên bán thời gian”, có nội dung công việc là “để bình luận trên các bài đăng mạng xã hội”.
Theo mô tả của thông báo tuyển dụng, ứng viên được yêu cầu “phải có kỹ năng bình luận tốt với nhiều góc độ và nhiều phong cách, cũng như nhiều tính cách khác nhau”, và trước tiên cần viết ra 10 bình luận để nhà tuyển dụng làm cơ sở đánh giá.
Thù lao cho công việc này được trả ở các mức khác nhau: mỗi bình luận “trung bình 20 ký tự” có thể nhận được 0,2 nhân dân tệ (2 hào), một bình luận “có chiều sâu 40 ký tự” có thể nhận được 0,3 nhân dân tệ (3 hào), nếu có thêm một hình ảnh liên quan tới bình luận có thể nhận thêm 0,1 nhân dân tệ (1 hào).
Người dùng mạng Trung Quốc tin rằng những nhân viên được gọi là “bình luận viên bán thời gian” được nhắc tới trong thông báo tuyển dụng này là đội quân mạng “ngũ mao” nghiệp dư do ĐCSTQ tuyển dụng, nhưng tiền công của họ đã giảm một nửa so với trước đây. “Xem ra kinh tế Trung Quốc bây giờ thật sự trong cảnh ngộ thê lương rồi, tổ chức tuyên truyền của ĐCSTQ, vốn luôn giàu giờ cũng không đủ tiền để tuyển mộ binh lính tôm tép nữa”, một người để lại bình luận.
Nhiều người dùng mạng vốn phản cảm với ĐCSTQ đã đăng các bài đăng hoặc để lại tin nhắn một cách mỉa mai: “Thực sự bắt đầu có một cuộc sống khó khăn rồi?”; “Có vẻ như dịch bệnh đã thực sự ảnh hưởng rồi”; “Giá cả phản ánh thị trường”; “Giấc mộng của ngũ mao Trung Quốc đã vỡ tan!”.
Người khác bình luận rằng: “Khó trách vì sao dạo gần đây ngũ mao không còn lớn tiếng nữa, chỉ ‘sủa’ vài câu rồi thôi”. “Giảm lương của ngũ mao chỉ là hành động giết lừa. Nhiệm vụ của họ đã hoàn thành. Dư luận trong nước đã hoàn toàn bị họ dẫn dắt, và công nghệ xóa bài trực tuyến đã được cải thiện hơn nữa, vì vậy giá trị của ngũ mao cũng không còn nữa”.
Theo Vân Đào, Secretchina
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/du-luan-vien-trung-quoc-bi-giam-nua-luong-ngu-mao-gio-thanh-nhi-mao.html

Bắc Kinh phong tỏa 11 khu vực,

thiết lập ‘cơ chế thời chiến’

Bình luậnNguyễn Sơn
Nhiều khu vực ở thủ đô Trung Quốc bị phong tỏa sau khi xuất hiện 6 nhiễm virus corona, giới chức lo ngại dịch tái bùng phát.
Ngày 13/6, chính quyền thủ đô Bắc Kinh quyết định áp lệnh phong tỏa một số khu vực của thành phố sau khi có tình trạng tái bùng phát virus corona Vũ Hán (Covid-19).
Người dân tại 11 khu dân cư ở quận Phong Đài, phía nam Bắc Kinh được yêu cầu không rời khỏi nhà sau khi phần lớn ca nhiễm mới liên quan đến một chợ bán thịt gần đó, theo tờ China Daily.
Quan chức Phong Đài tuyên bố quận đã thiết lập “cơ chế thời chiến” và “trung tâm chỉ huy thực địa” để đối phó làn sóng lây nhiễm mới.
Giới chức Phong Đài đã tiến hành xét nghiệm lấy dịch cổ họng của 571 người tại khu chợ Tân Phát Địa, trong đó có đến 45 mẫu xét nghiệm dương tính với virus corona. Nhiều bệnh nhân làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu lương thực thực phẩm Trung Quốc có trụ sở tại quận Phong Đài.
Theo tờ Beijing Youth Daily, virus corona được phát hiện trên các tấm thớt làm cá hồi tại khu chợ, buộc ban quản lý phải hủy bỏ toàn bộ số cá hồi tại đây. Hai chuỗi siêu thị lớn trong thành phố cũng loại bỏ số cá hồi ngay trong đêm 12/6.
Nhà chức trách hiện có kế hoạch xét nghiệm axit nucleic với hơn 10.000 người tại chợ Tân Phát Địa. Từ sáng 13/6, các tình nguyện viên cộng đồng ở nhiều quận của Bắc Kinh đã đến gõ cửa nhà người dân để hỏi liệu họ gần đây có tới chợ này hay không.
Theo trang web của chợ Tân Phát Địa, hơn 1.500 tấn hải sản, 18.000 tấn rau củ và 20.000 tấn trái cây được bán tại đây mỗi ngày.
Hơn nửa triệu học sinh phải ngừng đến trường
Trước diễn biến trên, một quan chức cho biết Bắc Kinh sẽ dừng mọi sự kiện thể thao, du lịch liên tỉnh, đóng cửa 6 khu chợ bán buôn thực phẩm chính của thành phố và các quyết định này sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
Bên cạnh đó, giới chức cũng đã quyết định lùi thời điểm cho phép các học sinh tiểu học đi học trở lại do vừa phát hiện thêm 3 ca mắc bệnh COVID-19 ở thành phố này.
Hai phụ nữ mặc trang phục bảo hộ tại gần chợ Tân Phát Địa tại Bắc Kinh, ngày 13/6/2020. (Ảnh: Getty Images)
Hai phụ nữ mặc trang phục bảo hộ tại gần chợ Tân Phát Địa tại Bắc Kinh, ngày 13/6/2020. (Ảnh: Getty Images)
9 trường học và nhà trẻ gần đó bị đóng cửa. Quan chức Bắc Kinh hôm qua cũng trì hoãn việc cho học sinh tiểu học trở lại trường trên toàn thành phố và đình chỉ tất cả sự kiện thể thao, ăn uống theo nhóm. Các tour du lịch xuyên tỉnh cũng bị dừng từ hôm nay.
Trong thông báo ngày 12/6, Sở Giáo dục thành phố Bắc Kinh cho biết đã hủy kế hoạch cho phép hơn 520.000 học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3 trở lại trường học từ ngày 15/6 tới. Học sinh các lớp lớn hơn đã đi học trở lại trước đó sẽ tiếp tục đến trường, nhưng phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn.
Bắc Kinh thông báo phát hiện 3 ca nhiễm mới trong ngày 11-12/6, trong đó có 2 trường hợp làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu thịt của Trung Quốc và trường hợp còn lại từng tới thành phố Thanh Đảo (Qingdao) ở miền Đông Trung Quốc trong hai tuần qua.
Hàng trăm cảnh sát và hàng chục quân cảnh được triển khai đến hai chợ. Các công nhân cũng được nhìn thấy lôi một số thùng hải sản ra khỏi chợ hải sản Jingshen.
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/bac-kinh-phong-toa-11-khu-vuc-thiet-lap-co-che-thoi-chien-45192.html

Mưa lớn liên tiếp 4 ngày ở Trùng Khánh,

khởi động phòng lũ cấp 3, đập Tam Hiệp tăng áp

Bình luậnMinh Thanh
Đến ngày 12/6, Trùng Khánh đã xảy ra mưa lớn kéo dài 4 ngày liên tiếp, khiến mực nước của tất cả các con sông ở Trùng Khánh dâng lên nhanh chóng, một số vượt quá mức cảnh báo. Thành phố đã đưa ra biện pháp ứng phó khẩn phòng chống lũ lụt cấp 3 và đưa ra cảnh báo lũ xanh. Đập Tam Hiệp đối diện với áp lực ngày càng tăng.
Vào ngày 12/6, Trùng Khánh bước vào ngày thứ 4 mưa liên tiếp. Nhiều khu vực tiếp tục phát tín hiệu cảnh báo màu đỏ hoặc màu vàng đối với mưa bão. Lượng mưa tối đa hàng ngày vượt quá 200 mm. Do mưa lớn liên tục, mực nước của 47 con sông ở thành phố Trùng Khánh và tất cả các con sông xung quanh đã tăng vọt từ 1 đến 8 mét, và một số con sông đã vượt quá mức cảnh báo.
Nhiều thị trấn bị ngập lụt, ở một số khu vực, lượng nước tích lũy vượt quá 2 mét, làm ngập nhiều phương tiện và nhiều ngôi nhà. Một số khu vực xảy ra thảm họa sụt lở đất đá. Theo thông tin chính thức, tính đến nay có một người bị thiệt mạng, bốn người mất tích và sáu người bị thương.
Vào ngày 11/6, Trạm giám sát thủy văn thành phố Trùng Khánh đã đưa ra cảnh báo lũ lụt màu xanh, Trụ sở phòng chống lũ lụt thành phố Trùng Khánh và Cục Bảo vệ Nước thành phố Trùng Khánh đã khởi xướng ứng phó phòng chống lũ lụt cấp 3.
Dưới đây là video được cư dân mạng đăng tải vào ngày 11/6. Đoạn video cho thấy mưa bão xảy ra ở Khai Châu, Trùng Khánh, con đường biến thành sông và xe cộ bị ngập nước. “Cây cầu đầy lỗ hổng, nước tràn ra đường và ngập nhà”. Nước mưa cuốn theo bùn và cát trên mặt đường.
Đập Tam Hiệp nằm ở hạ lưu Trùng Khánh, tất cả các con sông ở Trùng Khánh cuối cùng sẽ chảy ra sông Dương Tử. Do đó, lũ lụt do trận mưa lớn kéo dài ở Trùng Khánh gây ra sẽ làm tăng đáng kể áp lực đối với Đập Tam Hiệp .
Theo thông tin truyền thông nhà nước Trung Quốc, cho đến nay, cả nước có 148 con sông đã vượt quá mức lũ cảnh bảo, lưu vực sông Châu Giang chảy qua Tây Giang và Bắc Giang đều đã xảy ra lũ lụt trong năm nay, một số khu vực có nạn úng.
Hiện tại có hơn 98.000 hồ chứa ở Trung Quốc, trong đó hơn 94.000 là các hồ chứa nhỏ. Theo thông tin chính thức, nhiều hồ chứa đang ở các mức độ “nguy hiểm” khác nhau do thiếu bảo trì hiệu quả trong thời gian dài và đây là “một lỗ hổng và thiếu sót nổi bật trong công tác kiểm soát lũ”. Một khi đập hồ chứa bị vỡ, nó sẽ gây ra hiệu ứng domino. Nó có thể kéo theo nhiều đập ở hạ lưu vỡ từ cái này sang cái khác và gây ra một thảm họa lớn.
Liên quan đến tin tức về đập Tam Hiệp , gần đây nhất là ngày 8/6, đập Tam Hiệp đã mở cửa xả lũ trước thời hạn, tổng mực nước giảm khoảng 30 mét, xuống còn 144,99 mét (mực nước đập cao tối đa 175 mét trên mực nước biển). Sau đó, không có thêm bất kỳ thông tin cập nhật nào từ phía chính phủ về đập Tam Hiệp .
Minh Thanh
Theo SOH
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/mua-lon-lien-tiep-4-ngay-o-trung-khanh-khoi-dong-phong-lu-cap-3-dap-tam-hiep-tang-ap-45216.html

Trung Quốc tuyên án tử hình công dân Úc,

quan hệ hai nước thêm sa sút

Nhà chức trách Trung Quốc ngày thứ Bảy cho biết một người đàn ông Úc đã bị tuyên án tử hình ở nước này, một diễn biến mà có thể làm leo thang căng thẳng hơn nữa giữa hai nước.
Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc cho biết họ đang cung cấp sự hỗ trợ lãnh sự cho người đàn ông mà không xác định danh tính.
Truyền thông Úc và Trung Quốc xác định ông này tên là Cam Gillespie, bị bắt bảy năm trước về tội buôn bán ma túy ở miền nam Trung Quốc.
Reuters cho biết Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận vào ngày thứ Bảy. Những nỗ lực liên lạc với gia đình ông Gillespie đều không thành công.
“Chúng tôi vô cùng đau buồn khi hay biết về phán quyết được đưa ra trong vụ án của ông ấy,” bộ ngoại giao Úc nói trong một phát biểu gửi qua email cho Reuters.
Quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa Trung Quốc và Úc đã trở nên trầm trọng hơn khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc đại dịch virus corona vốn khởi phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
Trước khi đưa ra lời kêu gọi điều tra, Úc và Trung Quốc đã nhiều lần lời qua tiếng lại. Canberra cáo buộc Bắc Kinh “can thiệp” vào nội tình nước này và do đó thông qua luật chống sự can thiệp của nước ngoài vào năm 2018, cùng năm họ cấm cửa công ty công nghệ Huawei giúp xây dựng mạng 5G ở Úc.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-tuyen-an-tu-hinh-cong-dan-uc-quan-he-hai-nuoc-them-sa-sut/5461522.html

Tổng thống Philippines quay về phía Mỹ

để cưỡng lại Trung Quốc

Ralph Jennings
Việc Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, đồng ý dành cho hiệp ước quân sự Mỹ cơ hội thứ nhì dù ông ta không có thiện cảm với Washington cho thấy mối quan hệ của ông với Trung Quốc đang có những bất đồng sau 4 năm, các nhà phân tích tin như vậy.
Bộ trưởng Ngoại giao của ông Duterte ngày 3/6 loan báo Philippines sẽ kéo dài ít nhất tới cuối năm nay Thỏa thuận về việc cho các lực lượng thăm viếng qua lại. Hồi tháng 2, chính phủ Philippines tuyên bố sẽ chấm dứt hiệp ước có từ 21 năm nay mà qua đó quân đội Mỹ được tự do đến Philippines để tập trận chung.
Washington xem Philippines như một vị trí chiến lược trong bất kỳ cuộc xung đột nào ở Đông Á.
Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Locsin nói tại một cuộc họp báo tuần trước rằng “những căng thẳng lên cao giữa các cường quốc” tại Châu Á đã thúc đẩy chính phủ ông giữ lại hiệp ước.
Vai trò của Biển Đông
Trung Quốc, nước có quân đội lớn nhất Châu Á và đang tranh chấp chủ quyền trên biển với Philippines, trở thành một mối đe dọa trong nửa năm nay, các học giả trong vùng nói.
Bắc Kinh để cho một đội tàu đánh cá đến gần những hòn đảo nhỏ tại Biển Đông do Philippimes chiếm đóng, gởi một tàu thăm dò đến một phần của vùng biển này mà Malaysa tuyên bố có chủ quyền đã khiến Mỹ phải thực hiện bốn “cuộc hành quân tự do hàng hải.”
Tất cả góp phần vào ý niệm là đây không phải là thời điểm thuận lợi để mất cảnh giác,” Jay Batongbacal, giáo sư các vấn đề hàng hải quốc tế tại Trường đại học Philippines, nói.
Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền khoảng 90% Biển Đông, trùng lắp với một phần vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Philippines từng là thuộc địa của Mỹ. Chính phủ Mỹ nói Biển Đông phải được mở rộng quốc tế.
Manila và Washington cũng bị ràng buộc vì một hiệp ước phòng vệ hỗ tương. Hơn 100 tàu của Trung Quốc đã bao vây những đảo nhỏ do Philippines chiếm đóng hồi năm ngoái. Vào năm 2013, chiến hạm hai nước đối đầu tại Bãi cạn Scarboroug giàu tài nguyên cá.
Ông Duterte làm các nhà lãnh đạo thế giới và chính người dân của ông ngạc nhiên vào năm 2016 bằng cách bỏ qua một bên những tranh chấp chủ quyền trên biển để theo đuổi một chính sách thân thiện mới với Bắc Kinh. Trung Quốc đáp lại với lời hứa viện trợ nhiều tỉ đô la và đầu tư, bao gồm 150.000 bộ xét nghiệm COVID-19 và 70.000 khẩu trang N95 được đề nghị trong tháng trước.
Tổng thống Philipinnes chống lại ảnh hưởng của Mỹ tại nước ông. Ông bác bỏ những chỉ trích của Mỹ về chiến dịch bài trừ ma túy của Philippines và phản đối việc Mỹ thu hồi, vào tháng 1, visa cấp cho cựu tư lệnh cảnh sát Philippines Ronald dela Rosa, hiện là một thượng nghị sĩ, nhân vật chính trong chiến dịch bài trừ ma túy được đánh dấu bằng những vụ sát hại không mang ra tòa xét xử tại Philippines.
Tuy nhiên, ông Duterte tin vào quân đội Mỹ hơn là lực lượng vũ trang Trung Quốc, ông Alexander Huang, giáo sư về nghiên cứu chiến lược tại Trường đại học Tamkang ở Đài Loan, nói. Người dân bình thường Philippines cũng như các nhân viên quân sự cao cấp thích Hoa Kỳ là đồng minh hơn là Trung Quốc.
COVID-19 là một yếu tố
Trong trường hợp có xung đột, quân đội Philippines cần được yểm trợ, đặc biệt là hiện nay khi quân đội đang giúp cảnh sát quốc gia đối phó với COVID-19, ông Batongbacal nói. Nếu Thỏa thuận về lực lượng thăm viếng chấm dứt, quân đội Mỹ chỉ có thể vào Philippines khi có phép đặc biệt.
Philippines có thể gia hạn thỏa thuận như một công cụ thương thuyết, ông Stephen Nagy, phó giáo sư về chính trị và nghiên cứu quốc tế tại Trường Đại học Cơ Đốc Quốc tế ở Tokyo, nói.
Ông Duterte có thể yêu cầu quân đội Mỹ huấn luyện thêm hay mang theo một số khí tài khi ghé thăm, ông nói. Trung Quốc, cựu đối thủ Chiến tranh Lạnh của Mỹ, có thể bước vào với nhiều trợ giúp như là một đối trọng, ông nói.
“Có thể việc đảo ngược này chỉ là một phương thức để làm cho Hoa Kỳ nhượng bộ thêm, hay là có thể họ thực sự lo ngại về Trung Quốc,” ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng kỳ cựu của viện nghiên cứu RAND Corp tại Mỹ, nói.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-philippines-quay-v%E1%BB%81-ph%C3%ADa-m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BB%83-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-l%E1%BA%A1i-trung-qu%E1%BB%91c/5460901.html

Nước hồ thiên thạch 50.000 năm tuổi ở Ấn Độ

bỗng chuyển sang màu hồng sáng

Quỳnh Chi
Nước hồ Lonar, một khu du lịch ở bang Maharashtra, miền Tây Ấn Độ, đột nhiên biến thành màu hồng sáng thơ mộng chỉ sau một đêm. Các chuyên gia vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác của sự đổi màu này.
Hồ Lonar nằm ở Lonar, bang Maharashtra của Ấn Độ và được phát hiện vào năm 1823. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đây là hồ thiên thạch được hình thành do tác động của thiên thạch rơi cách đây 50.000 năm. Nó có đường kính trung bình 1,2 km và sâu 150 mét. Đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Ấn Độ. Rất nhiều nhà khoa học đã tới đây để nghiên cứu địa chất.
Theo thông tin truyền thông, nước hồ Lonar đột nhiên đổi màu từ màu xanh ngọc sang màu hồng sáng chỉ sau một đêm. Thông tin này gây sự chú ý của người dân địa phương và các nhà địa chất. Nhà địa chất học Ấn Độ, Gajanan Kharat nói rằng, trước đây nước hồ Lonar cũng đã từng chuyển sang màu hồng, nhưng nó chưa bao giờ sáng như lần này. Ông cho rằng, vì năm nay mực nước hồ giảm nên dẫn đến sự gia tăng độ mặn và một số thay đổi khác. Nhưng cho tới nay, người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác ở đây là gì.
Một số chuyên gia suy đoán rằng, do dịch bệnh hoành hành khiến các nhà máy, công ty phải tạm dừng hoạt động dẫn đến mức ô nhiễm tại các thành phố của Ấn Độ giảm và hoạt động của con người giảm đi do lệnh giãn cách xã hội có thể là nguyên nhân dẫn tới việc nước hồ đổi màu.
Trên thực tế, ngoài hồ Lonar, hồ Hillier nằm trên một hòn đảo nhỏ ở miền nam nước Úc cũng nổi tiếng thế giới vì nước hồ có màu hồng. Khi độ mặn của hồ tăng lên, tảo trong hồ sẽ phát triển mạnh và tạo ra lượng carotene khổng lồ làm cho nước hồ có màu hồng độc đáo. Màu của nước hồ Hillier, không phải lúc nào cũng là màu hồng, nó sẽ thay đổi theo sự thay đổi của độ mặn, thể hiện các sắc thái khác nhau từ xanh nhạt đến đỏ đậm.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nuoc-ho-thien-thach-50-000-nam-tuoi-o-an-do-bong-chuyen-sang-mau-hong-sang.html

Công ty IT Ấn Độ xâm nhập hơn 10.000

tài khoản email của giới đầu tư và chính trị toàn cầu

Quỳnh Chi
Reuters đưa tin, một công ty công nghệ thông tin tên BellTroX ở Ấn Độ đã cung cấp dịch vụ hack tài khoản khách hàng, trong vòng 7 năm, công ty này đã xâm nhập vào hơn 10.000 email trên toàn thế giới.
Theo thông tin được tiết lộ bởi ba nhân viên từng làm việc trong công ty này và tìm hiểu của những người liên quan, đây là một công ty dịch vụ công nghệ thông tin có trụ sở tại New Delhi. Công ty này nhắm đến các quan chức chính phủ châu Âu, ông trùm sòng bạc Bahamian, đại gia KKR của Mỹ và những tổ chức đầu tư nổi tiếng như Muddy Waters.
Reuters đã nghiên cứu sâu hoạt động này và kết quả cho thấy, từ năm 2013 đến 2020, “BellTroX” đã gửi hàng ngàn thư được thiết kế để lừa nạn nhân tiết lộ mật khẩu. Reuters so sánh email mà các nạn nhân nhận được để xác minh tính xác thực của dữ liệu. Danh sách này bao gồm các thẩm phán ở Nam Phi, các chính trị gia ở Mexico, luật sư ở Pháp và tổ chức môi trường ở Hoa Kỳ.
Một số nạn nhân nói rằng, ban đầu trông chúng không giống như những email độc hại, chỉ là nội dung giống với thuật chiêm tinh hay khiêu dâm. Sau đó, sẽ tiến đến là gửi những tin nhắn có vẻ đáng tin cậy, và thậm chí còn giả mạo là đồng nghiệp, người thân hoặc những tổ chức đầu tư khác.
Carson Block, người sáng lập ra tổ chức đầu tư Muddy Waters cho biết: “Thật đáng thất vọng khi biết rằng chúng tôi có khả năng sẽ là mục tiêu nhắm tới của BellTroX, nhưng tôi không lấy làm ngạc nhiên”. KKR từ chối bình luận.
Hãng Reuters đã điện thoại phỏng vấn Sumit Gupta, người đứng đầu BellTroX, anh ta từ chối tiết lộ ai là khách hàng và phủ nhận mọi hành vi sai trái.
Các cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ đang điều tra các hoạt động hack tài khoản của BellTroX. Hiện tại không rõ khách hàng của họ là ai.
Mặc dù không rõ ai đã thuê BellTroX, nhưng hai nhân viên cũ nói rằng, công ty thường ký hợp đồng với các thám tử tư, mà ông chủ của những thám tử tư này thực ra là đối thủ cạnh tranh thương mại hoặc đối thủ chính trị của những người bị hại. Tuy nhiên, các đơn vị liên quan hiện đang từ chối bình luận.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cong-ty-it-an-do-xam-nhap-hon-10-000-tai-khoan-email-cua-gioi-dau-tu-va-chinh-tri-toan-cau.html

Covid-19 : Ấn Độ, thảm họa y tế đang ở trước mắt

Thanh Hà
Với hơn 10.000 ca nhiễm virus corona trong một ngày, Ấn Độ là một trong bốn quốc gia có số ca lây nhiễm cao nhất thế giới. Theo thống kê chính thức của New Delhi tính đến hôm 12/06/2020 trên toàn quốc có gần 230.000 bệnh nhân.
Về mặt chính thức quốc gia đông dân thứ nhì trên thế giới 8.498 trường hợp tử vong, tương đối thấp so với tổng số 1,3 tỷ dân. Trên thực tế, giới quan sát báo động đà lây nhiễn đang tăng nhanh, đặc biệt là tại các thành phố lớn như ở thủ đô New Delhi.
Tại đây, bệnh viện bị quá tải như tường thuật của thông tín viên Sébastian Farcis :
Năm giờ rưỡi chiều, khi Kamal Gupta, một người đàn ông 41 tuổi bước vào bệnh viện tư BL Kapooor ở phía tây thành phố New Delhi. Ông bị bệnh tiểu đường và có triệu chứng của bệnh cúm, đi cùng ông là người em trai Bhupesh.
Bhupesh cho biết : “quãng 8 giờ tối Kamal mới được chụp X quang, và được bác sĩ kê đơn thuốc. Nhưng đến nửa đêm, thì bệnh viện cho ra về vì không có chỗ để giữ bệnh nhân lại điều trị. Chúng tôi đã đi tất cả 4 bệnh viện, công có, tư có, nhưng không còn một chỗ nào. Khi chúng tôi đến bệnh viện thứ 6, thì lượng đường của anh tôi đã xuống còn có 57, tức là ở mức rất thấp. Anh ấy thở không được, vậy mà vẫn bị bệnh viên từ chối. Có nhà thương nào đang tâm làm như vậy hay không ?”.
Ứng dụng chống Covid-19 của thành phố New Delhi thì vẫn hướng dẫn là các bệnh viện còn chỗ điều trị và có khả năng tiếp nhận bệnh nhân, nhưng những thông tin đó đôi khi sai lệch. Có khi bệnh viện còn giường nhưng không đủ nhân viên để chăm sóc bệnh nhân. Hai ngày sau anh trai của Bhupesh qua đời.
 Ông phân trần : “Chẳng có xét nghiệm xem anh tôi có chết vì Covid-19 hay không. Chúng tôi cũng không biết anh ấy chết vì bệnh gì, nhưng tôi tin rằng nếu được điều trị, anh ấy vẫn còn sống”.
Các giới chức y tế Ấn Độ thẩm định, số người nhiễm có thể sẽ được nhân lên gấp năm lần trong trong vòng một tháng tại thủ đô New Delhi. Chính quyền đang chuẩn bị mở bệnh viện dã chiến tại các sân vận động và khu vực  vẫn được dùng để tổ chức các cuộc triển lãm.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200613-covid-19-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-th%E1%BA%A3m-h%E1%BB%8Da-y-t%E1%BA%BF-%C4%91ang-%E1%BB%9F-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BA%AFt

Úc muốn thoát Trung: Không dễ?

Bộ Giáo dục Trung Quốc đe dọa ngành giáo dục quốc tế hàng tỉ AUD của Úc, sau đó Thủ tướng Scott Morrison nói muốn thoát phụ thuộc.
Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 11/6 tuyên bố Úc sẽ không đánh mất các giá trị của mình hay khuất phục trước “sự chèn ép” từ Trung Quốc sau khi Bắc Kinh có dấu hiệu sẽ trả đũa ở lĩnh vực giáo dục.
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Sydney 2GB, Thủ tướng Morrison lần đầu tiên dùng từ “sự chèn ép” kể từ khi căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc leo thang. Ông Morrison nhấn mạnh sinh viên Trung Quốc có quyền quyết định đến Úc hay không.
“Úc cung cấp các sản phẩm du lịch và giáo dục tốt nhất trên thế giới và tôi biết điều đó rất hấp dẫn. Chúng tôi là một quốc gia thương mại, mở cửa nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ đánh đổi các giá trị của mình hay khuất phục trước sự chèn ép từ bất kỳ nước nào” – Thủ tướng Morrison nói.
“Một điều quan trọng là Úc luôn hành động vì lợi ích quốc gia và không dễ dàng bị đe dọa” – ông Morrison nhấn mạnh.
Tuyên bố của Thủ tướng Úc đưa ra sau khi Bộ Giáo dục Trung Quốc hôm 9/6 khuyến cáo sinh viên không nên đến Úc học tập vì tình trạng phân biệt chủng tộc gia tăng xuất phát từ đại dịch COVID-19.
Bộ Ngoại giao Úc ngày 11/6 cũng đã gửi công hàm phản đối đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra, bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh cho rằng Úc là điểm đến không an toàn cho sinh viên quốc tế.
Bà Vicki Thomson, Giám đốc điều hành của tổ chức Nhóm 8 Đại học Danh tiếng Úc, cảnh báo ngành giáo dục quốc tế “không thể được sử dụng làm con cờ chính trị”.
Các dữ liệu kinh tế cho thấy Úc khó mà “dứt tình” với Trung Quốc bởi sự phụ thuộc của ngành giáo dục quốc tế với nền kinh tế tỷ dân đứng thứ 2 thế giới.
Du học sinh Trung Quốc cầm trên tay văn bản do chính phủ Úc quy định về việc ngưng nhập cảnh.
Từ tháng 5/2019, khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế lên hàng nhập khẩu Trung Quốc, số lượng sinh viên Trung Quốc muốn du học Mỹ đã giảm do lo ngại họ không được cấp thị thực. Thay vào đó, người Trung Quốc muốn chuyển sang du học ở các quốc gia khác như Anh, Canada và Úc.
Úc là điểm đến nằm trong top 3 quốc gia hàng đầu thu hút sinh viên nước ngoài, sau Mỹ và Anh. Khoảng hơn 212.000 sinh viên Trung Quốc theo học ở đây, chiếm khoảng 28% tổng sinh viên quốc tế ở Úc.
Công ty Easy Transfer – chuyên chuyển tiền thanh toán học phí cho du học sinh Trung Quốc ghi nhận, ​​tổng lượng giao dịch đạt 776 triệu USD trong năm 2018. Tuy nhiên, lượng tiền chuyển thanh toán học phí từ Trung Quốc sang Mỹ, chiếm 95% trong năm 2015, đã giảm xuống 50% trong quý I/2019.
Ông Tony Gao, Giám đốc điều hành của Easy Transfer, cho biết: “Xuất hiện xu hướng các sinh viên chọn trường đại học ngoài Mỹ… như Anh, Canada và Úc. Đây cũng là những nơi mà sinh viên Trung Quốc đang quan tâm. Ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc cân nhắc các thị trường nước ngoài mới để phát triển”.
Các công ty tư vấn du học cũng chuyển hướng sang các nước có sử dụng tiếng Anh với hệ thống các trường cao đẳng, đại học có chất lượng nổi tiếng. Trong đó, trường cao đẳng King’s Own tại Thủ đô Sydney có quy mô đào tạo hơn 2.400 sinh viên, luôn đi đầu trong số các trường đại học khắp thế giới trong việc thu hút sinh viên Trung Quốc, thay cho lựa chọn du học tại Mỹ.
Là điểm đến của các sinh viên Trung Quốc, Úc không thể tránh khỏi kịch bản phụ thuộc. Du học nước ngoài là một nguồn thu quan trọng cho các trường đại học ở Úc và là một trong những tăng trưởng theo cấp số nhân trong những năm gần đây. Đối với riêng sinh viên Trung Quốc đã đóng góp hơn 8 tỉ USD cho nền kinh tế Úc trong năm 2019.
Đến tháng 2 năm nay, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poors (S&P) ước tính sơ bộ, các trường đại học hàng đầu của Úc có thể bị thiệt hại khoảng 2 tỷ USD vì du học sinh người Trung Quốc không thể trở lại học tập vì virus Corona.
“Theo dự tính, những thiệt hại nêu trên mới chỉ tính riêng những khoản phí giáo dục đại học. Hậu quả còn hơn thế. Những ngành du lịch, nơi cung cấp chỗ ở, tiêu dùng hàng hóa và các dịch vụ trong nước khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề” – phân tích của S&P cho biết.
Giáo sư Christopher Ziguras ở Đại học RMIT và giáo sư Ly Tran ở Trung tâm Nghiên cứu ảnh hưởng giáo dục thuộc Đại học Deakin (Úc) nhận định dịch virus corona có lẽ là khủng hoảng lớn nhất đối với giáo dục quốc tế của Úc.
Úc là thị trường du học đem lại lượng ngoại hối lớn thứ tư thế giới, trị giá 38 tỷ USD hằng năm, bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu chủ lực khác của nước này như thịt bò, hiện đang bị chính quyền Trung Quốc cấm nhập khẩu hoặc áp thuế nặng trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước tăng cao xung quanh việc điều tra sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19.
Đây cũng là một trong số các quốc gia đầu tiên lên tiếng yêu cầu điều tra Trung Quốc và sự bùng phát dịch bệnh ở quốc gia tỷ dân. Động thái đầy toan tính chính trị này được cho là được hậu thuẫn rất lớn từ Mỹ, quốc gia hiện đang coi Trung Quốc là đối thủ số 1 trong hàng loạt lĩnh vực.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35240-uc-muon-thoat-trung-khong-de.html

Úc: Biểu tình lên án bạo lực kỳ thị nhằm vào thổ dân

Phong trào Black Lives Matter từ Mỹ đã lan sang đến Úc, nơi mà hiện tượng bạo lực cảnh sát thường diễn ra trong cộng đồng thổ dân. Một cuộc biểu tình, dù bị cấm vì lý do dịch bệnh, vẫn diễn ra tối hôm qua, 12/06/2020, tại thành phố Sydney để lên án tình trạng phân biệt đối xử và bạo lực nhắm vào cộng đồng thổ dân.
Thông tín viên RFI, Grégory Plesse, tại Sydney :
Mặc dù bị cấm, hàng trăm người tối thứ Sáu (12/06) vẫn tuần hành tại công viên Hyde Park, giữa thành phố Sydney để một lần nữa lên án bạo lực cảnh sát. Đặc biệt những người thổ dân, hơn cả những cộng đồng dân cư khác, là đối tượng của vấn nạn này.
Aïcha, một nữ thẩm phán có mặt trong đoàn biểu tình nói : «  Một người thổ dân có nguy cơ bị cảnh sát bắt lớn gấp 20 lần so với sắc dân khác ». Hơn nữa, họ cũng thường phải ngồi tù nhiều hơn.
Thổ dân chiếm 3% dân số Úc, nhưng lại chiếm tới 30% tù nhân. Tỷ lệ bị bỏ tù này cao hơn cả cộng đồng người Mỹ gốc Phi ở Hoa Kỳ. Thổ dân Úc có nguy cơ bị bỏ tù lớn gấp 15 so với các sắc dân khác.  
Thực tế mà nói thì điều này còn tồi tệ hơn đối với trẻ em : 60% trẻ vị thành niên bị giam giữ là thổ dân. Tại Úc, trẻ đến 10 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự. Luôn bị gạt ra bên lề xã hội Úc, tuổi thọ trung bình của thổ dân thấp hơn phần còn lại của dân Úc tới 8 năm.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200613-%C3%BAc-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-l%C3%AAn-%C3%A1n-b%E1%BA%A1o-l%E1%BB%B1c-k%E1%BB%B3-th%E1%BB%8B-nh%E1%BA%B1m-v%C3%A0o-th%E1%BB%95-d%C3%A2n

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.